duoc thu quoc gia( cac chuyen luan chuyen rieng (thieu))
A
DTQGVN Mục lục tra cứu 1057
1
A - Gram - xem Amoxicilin,
A - Hydrocort - xem Hydrocortison,
A - Methapred - xem Methyl prednisolon,
A.P.L, xem Chorionic gonadotropin - Các gonadotropin,
A.T.P - xem Adenosin,
Abacin - xem Trimethoprim,
Abalgin - xem Dextroproxyphen,
Abapressin - xem Guanethidin,
Abbodop - xem Dopamin,
Abbokinase Ukidan - xem Urokinase,
Abboticin - xem Erythromycin,
Abelcet - xem Amphotericin B,
Aberela - xem Tretinoin (thuốc bôi),
Abetol - xem Labetalol hydroclorid,
Abitrate - xem Clofibrat,
ABO - 10 - xem Acid boric,
Abodine - xem Povidon iod,
Abomacetin - xem Erythromycin,
Adsorbed Tetanus Vaccine - xem Giải độc tố uốn ván hấp phụ (vaccin uốn ván),
Ac - De - xem Dactinomycin,
AC Vax - xem Vaccin não mô cầu,
Acarbose,
Acarilbial - xem Benzyl benzoat,
Acarosan - xem Benzyl benzoat,
ACC 200 - xem Acetylcystein,
Accupaque - xem Iohexol,
Acecpen - xem Paracetamol,
Acecromol - xem Cromolyn,
Acemol - xem Paracetamol,
Acemol E - xem Paracetamol,
Acemuc - xem Acetylcystein,
Acemycin - xem Amikacin,
Aceon - xem Perindopril,
Acepen - xem Paracetamol,
Acephen - xem Paracetamol,
Acepolcort - xem Hydrocortison,
Aceta - xem Paracetamol,
Acetazolam - xem Acetazolamid,
Acetazolamid,
Acetazolamide - xem Acetazolamid,
Aceten 25 - xem Captopril,
Aceto - sterandryl - xem Testosteron,
Acetylcystein,
Acetylcysteine - xem Acetylcystein,
Acetylcystein 200 Stada - xem Acetylcystein,
Acetylcystein 600 Stada - xem Acetylcystein,
Acetyst - xem Acetylcystein,
Acetylsalicylic acid - xem Acid acetylsalicylic,
Achromycin - xem Tetracyclin,
Aciclovir,
Acid acetylsalicylic,
Acid ascorbic,
Acid boric,
Acid chenodeoxycholic,
Acid controller - xem Famotidin,
Acid ethacrynic,
Acid folic,
Acid iopanoic,
Acid nalidixic,
Acid pantothenic,
Acid para - xem aminobenzoic,
Acid salicylic,
Acid tranexamic,
Acid valproic,
Acifur - xem Aciclovir,
Aciloc - xem Ranitidin,
Aciloc 300 - xem Ranitidin,
Acimethin - xem Methionin,
Acipen - V - xem Phenoxymethyl penicilin,
Acnol 10 - xem Benzoyl peroxyd,
Acordin - xem Isosorbid dinitrat,
Acro - Mosol - xem Manitol,
Acrobarit - xem Bari sulfat,
Actadol - xem Paracetamol,
Actapulgite - xem Atapulgit,
ActHIB - xem Vaccin liên hợp Haemophilus typ B,
Acti - Coli B - xem Colistin,
Acticarbine - xem Papaverin,
Acticort - xem Hydrocortison,
Actidose - Aqua - xem Than hoạt,
Actifral D3 - xem Vitamin D,
Actilax - xem Lactulose,
Actilyse - xem Alteplase,
Actinomycin D - xem Dactinomycin,
Actiplas - xem Alteplase,
Actisorb - xem Than hoạt,
Activacin - xem Alteplase,
Activase - xem Alteplase,
Activase rt - PA - xem Alteplase,
Activated charcoal - xem Than hoạt,
Actosolv Urokinase - xem Urokinase,
Actrapid Beef - xem Insulin,
Actrapid (H) - xem Insulin,
Actrapid HM - xem Insulin,
Acular - xem Ketorolac,
Acyclovir - xem Aciclovir,
Acyclovir 200 Stada - xem Aciclovir,
Acyclovir 400 Stada - xem Aciclovir,
Acyclovir 800 Stada - xem Aciclovir,
Acyclovir Denk - xem Aciclovir,
Adalat - xem Nifedipin,
Adalat LA - xem Nifedipin,
Adalat La 60 - xem Nifedipin,
Adalken - xem Penicilamin,
Adanycin - xem Erythromycin,
Adapin - xem Doxepin,
Adaquin - xem Quinin,
Adenocard - xem Adenosin,
Adenocor - xem Adenosin,
Adenoscan - xem Adenosin,
Adenosin,
Adenosine - xem Adenosin,
Adepril - xem Amitriptylin,
Adesipress - xem Clonidin,
Adesipress - TTS - xem Clonidin,
Adexone - xem Dexamethason,
Adianor - xem Gliclazid,
Adiatin - xem Cimetidin,
Adicanil - xem Lisinopril,
Adisolone - xem Prednisolon,
Adiuretin SD - xem Desmopressin,
Adizem - xem Diltiazem,
Adlone - xem Methyl prednisolon,
Admon - xem Nimodipin,
Adomal - xem Diflunisal,
Adrenalin - xem Epinephrin,
Adrenor - xem Noradrenalin,
Adriamycin - xem Doxorubicin,
Adriblastina - xem Doxorubicin,
Adrigyl - xem Vitamin D,
Adronat - xem Alendronat natri,
Adrucil - xem Fluorouracil,
Adsorbonac Ophthalmic - xem Natri clorid,
Advil - xem Ibuprofen,
Aeropaxyn - xem Cromolyn,
Aeroseb - HC - xem Hydrocortison,
Aerosporin - xem Polymyxin B,
Aerrane - xem Isofluran,
Aether ad narcosin - xem Ether mê,
Aether anaestheticus - xem Ether mê,
Aether pro narcosi - xem Ether mê,
Afebrinb - xem Paracetamol,
Aflogos - xem Diflunisal,
Afrin - xem Oxymetazolin hydroclorid,
Afrin Saline - Mist - xem Natri clorid,
AG Cefotaxime - xem Cefotaxim,
Agelan - xem Indapamid,
Ageroplas - xem Ifosfamid,
Agit - xem Dihydroergotamin,
Aglycid - xem Tolbutamid,
Agolutin - xem Progesteron,
Agredamol - xem Dipyridamol,
Aguettant - xem Calci clorid,
Ainscrid - xem Indomethacin,
AK - Chlor - xem Cloramphenicol,
AK - Homatropine - xem Homatropin hydrobromid,
Ak - Sulf - xem Sulfacetamid natri,
AK - tracin - xem Bacitracin,
Akarpine - xem Pilocarpin,
Akindex - xem Dextromethorphan,
Akineton - xem Biperiden,
Akineton Retard - xem Biperiden,
Akrolutin - xem Progesteron,
Al - 400 - xem Albendazol,
Alat - xem Nifedipin,
Alaxan - xem Ibuprofen,
Alben - xem Albendazol,
Albendazol,
Albendazole - xem Albendazol,
Albendol - xem Albendazol,
Albenza - xem Albendazol,
Albistat - xem Miconazol,
Albuman - xem Albumin,
Albumin,
Albuminar - xem Albumin,
Albutein - xem Albumin,
Alcipro - xem Ciprofloxacin,
Alcobon - xem Flucytosin,
Alcomicin - xem Gentamicin,
Alcuronium clorid,
Alcuronium chloride - xem Alcuronium clorid,
Alda - xem Albendazol,
Aldactone - xem Spironolacton,
Aldazol - xem Albendazol,
Aldecine - xem Beclometason,
Aldesleukin,
Aldezol - xem Metronidazol,
Aldinamide - xem Pyrazinamid,
Aldocumar - xem Warfarin,
Aldomet - xem Methyldopa,
Aldomet M - xem Methyldopa,
Aldometil - xem Methyldopa,
Alendronat natri,
Alendros - xem Alendronat natri,
Alerid - xem Cetirizin hydroclorid,
Alerion - xem Cromolyn,
Aleudrine - xem Isoprenalin,
Alex - xem Dextromethorphan,
Alexan - xem Cytarabin,
Alf - Fluorone - xem Fludrocortison,
Alfa - Chimo - xem Chymotrypsin,
Alfacef - xem Ceftazidim,
Alfacol - xem Vitamin E,
Alfadil - xem Doxazosin,
Alfapsin - xem Chymotrypsin,
Alfarol - xem Vitamin D,
Alfatil - xem Cefaclor,
Alferon A (interferon alfa-n3) - xem Interferonalfa,
Alfimid - xem Glutethimid,
Alflorone - xem Fludrocortison,
Alflucoz - xem Fluconazol,
Alfogel - xem Nhôm phosphat,
Alganex - xem Tenoxicam,
Algifene - xem Ibuprofen,
Alimemazin,
Alimemazine - xem Alimemazin,
Alivoran - xem Diclofenac,
Alkeran - xem Melphalan,
Aller - Chlor - xem Clorpheniramin maleat,
Allercet - xem Cetirizin hydroclorid,
Allerdryl - xem Diphenhydramin,
Allerfar - xem Clorpheniramin maleat,
Allergex - xem Clorpheniramin maleat,
Allergy - xem Clorpheniramin maleat,
Allerlene - xem Alimemazin,
Allermine - xem Clorpheniramin maleat,
Allersol - xem Cromolyn,
Allertec - xem Cetirizin hydroclorid,
Alloferin - xem Alcuronium clorid,
Alloferine - xem Alcuronium clorid,
Allutec - xem Cetirizin hydroclorid,
Almarytm - xem Flecainid,
Aloferin - xem Alcuronium clorid,
Alpha - Chymotrypsine - xem Chymotrypsin,
Alpha Chymar - xem Chymotrypsin,
Alpha Chymolean - xem Chymotrypsin,
Alphachymotrypsine - xem Chymotrypsin,
Alphacutanée - xem Chymotrypsin,
Alphaferon - xem Interferon alpha,
Alphanse - xem Prazosin,
Alphapress - xem Hydralazin,
Alphatocopherol,
Alphatrex - xem Betamethason,
Alplax - xem Alprazolam,
Alpralid - xem Alprazolam,
Alprax - xem Alprazolam,
Alpraz - xem Alprazolam,
Alprazolam,
Alprim - xem Trimethoprim,
Altanvic - xem Dextroproxyphen,
Altasthmin - xem Isoprenalin,
Alten - xem Tretinoin (thuốc bôi),
Alteplase,
Alterna Gel - xem Nhôm hydroxyd,
Altiazem - xem Diltiazem,
Altocel - xem Loperamid,
Altodor - xem Etamsylat,
Altramet - xem Cimetidin,
Alu - Cap - xem Nhôm hydroxyd,
Alu - Tab - xem Nhôm hydroxyd,
Aludrox - xem Nhôm hydroxyd,
Alugelibys - xem Nhôm hydroxyd,
Aluminium hydroxide - xem Nhôm hydroxyd,
Aluminium phosphate - xem Nhôm phosphat,
Aluphos - xem Nhôm phosphat,
Aluphosgel - xem Nhôm phosphat,
Amantadin,
Amantadine - xem Amantadin,
Amantan - xem Amantadin,
Amarin - xem Lansoprazol,
Amazin - xem Clorpromazin hydroclorid,
Amben - xem Cefadroxil,
Ambisome - xem Amphotericin B,
Ambril - xem Ambroxol,
Ambro - xem Ambroxol,
Ambrohexal - xem Ambroxol,
Ambron - xem Ambroxol,
Ambroxol,
Amcacid - xem Acid tranexamic,
Amchafibrin - xem Acid tranexamic,
Amcort - xem Triamcinolon,
Amdepin - xem Amlodipin,
Amdol - xem Paracetamol,
Amemodium - xem Loperamid,
Amen - xem Medroxyprogesteron acetat,
Amethopterin - xem Methotrexat,
Amfostat - xem Amphotericin B,
Amicel - xem Econazol,
Amicen - xem Amitriptylin,
Amiclaran - xem Amilorid hydroclorid,
Amicrobin - xem Norfloxacin,
Amikacin,
Amikacin Injection Meiji - xem Amikacin,
Amikal - xem Amilorid hydroclorid,
Amikalin - xem Amikacin,
Amikaye - xem Amikacin,
Amikin - xem Amikacin,
Amiklin - xem Amikacin,
Amilorid hydroclorid,
Amiloride hydrochloride - xem Amilorid hydroclorid,
Amilospare - xem Amilorid hydroclorid,
Aminazin - xem Clorpromazin hydroclorid,
Aminazin Copha - xem Clorpromazin hydroclorid,
Aminazine - xem Clorpromazin hydroclorid,
Aminoplasmal 5% - xem Glycin,
Amiodaron,
Amiodarone - xem Amiodazon,
Amiprin - xem Amitriptylin,
Amitriptylin,
Amitriptyline - xem Amitriptylin,
Amlocard 5 - xem Amlodipin,
Amlocor - 5 - xem Amlodipin,
Amlodac - 5 - xem Amlodipin,
Amlodac - 10 - xem Amlodipin,
Amlodipin,
Amlodipine - xem Amlodipin,
Amlong - xem Amlodipin,
Amlopin - xem Amlodipin,
Amlopres - 5 - xem Amlodipin,
Amlopres - 10 - xem Amlodipin,
Amlor - xem Amlodipin,
Amlovas - xem Amlodipin,
Amoclavic - xem Amoxicilin và clavulanat,
Amoclavic Forte - xem Amoxicilin và clavulanat,
Amocoxol - xem Ambroxol,
Amodex - xem Amoxicilin,
Amoksiklav - xem Amoxicilin và clavulanat,
Amolin - xem Amoxicilin,
Amox 250 - xem Amoxicilin,
Amox 500 - xem Amoxicilin,
Amoxicilin,
Amoxicilin và clavulanat,
Amoxicillin - xem Amoxicilin,
Amoxicillin E - xem Amoxicilin,
Amoxicillin Panpharma - xem Amoxicilin,
Amoxil - xem Amoxicilin,
Amoxin - 500 - xem Amoxicilin,
Amoxol - xem Ambroxol,
Ampho - moronal - xem Amphotericin B,
Amphocil - xem Amphotericin B,
Amphocydine - xem Amphotericin B,
Amphojel - xem Nhôm hydroxyd,
Amphotabs - xem Nhôm hydroxyd,
Amphotericin B,
Ampica - xem Ampicilin,
Ampicilin,
Ampicilin và sulbactam,
Ampicillin - xem Ampicilin,
Ampicillin 500 - xem Ampicilin,
Ampicillin Panpharma - xem Ampicilin,
Ampicillin sodium - xem Ampicilin,
Ampicilline - xem Ampicilin,
Ampicilline Sedapharm - xem Ampicilin,
Ampicin - xem Ampicilin,
Ampidol - xem Ampicilin,
Ampilag - xem Ampicilin,
Amplomicina - xem Gentamicin,
Amsupros - xem Estramustin phosphat,
Amtas - 5 - xem Amlodipin,
Amtas - 10 - xem Amlodipin,
Amtim - xem Amlodipin,
Amucap - xem Ambroxol,
Amucin - xem Amikacin,
Amukin - xem Amikacin,
Amyline - xem Amitriptylin,
Anaesthetic ether - xem Ether mê,
Anafranil - xem Clomipramin hydroclorid,
Anahelp - xem Epinephrin,
Anakit - xem Epinephrin,
Anatensol - xem Fluphenazin,
Anaxeryl - xem Dithranol,
Ancef - xem Cefazolin,
Ancobon - xem Flucytosin,
Ancotil - xem Flucytosin,
Andapsin - xem Sucralfat,
Andergin - xem Miconazol,
Andriol - xem Testosteron,
Androfort - xem Testosteron,
Android HCG, xem Chorionic - Các gonadotropin,
Androtardyl - xem Testosteron,
Anectine - xem Suxamethonium,
Anergan - xem Promethazin hydroclorid,
Anestaco - xem Lidocain,
Anestan - xem Halothan,
Aneurin - xem Thiamin,
Anexate - xem Flumazenil,
Anexate Roche - xem Flumazenil,
AnF - Tyfocol - xem Cetirizin hydroclorid,
Anfenax - xem Diclofenac,
Anginal - xem Dipyridamol,
Angiografin - xem Diatrizoat,
Angiomiron - xem Iodamid meglumin,
Angiozem - xem Diltiazem,
Angipec - xem Dipyridamol,
Angizem - xem Diltiazem,
Ảnh hưởng của bệnh đối với liều dùng và nguyên tắc điều chỉnh liều của thuốc,
Anquin - xem Norfloxacin,
Anspor - xem Cefradin,
Antabuse - xem Disulfiram,
Antacal - xem Amlodipin,
Antadar - xem Diflunisal,
Antalvic - xem Dextropropoxyphen,
Antanazol - xem Ketoconazol,
Antepar - xem Piperazin,
Antepsin - xem Sucralfat,
Anthralin - xem Dithranol,
Anthranol - xem Dithranol,
Anti - spas - xem Trihexyphenidyl,
Antidep - xem Imipramin,
Antidol - xem Ibuprofen,
Antidose - xem Than hoạt,
Antifungal - xem Miconazol,
Antiminth - xem Pyrantel,
Antipark - xem Bromocriptin,
Antiphosphat - xem Nhôm hydroxyd,
Antipres - M - xem Guanethidin,
Antiscabiosum - xem Benzyl benzoat,
Antoxol - xem Dimercaprol,
Antrataph - xem Cloxacilin,
Anxanil - xem Hydroxyzin (hydroclorid và pamoat),
Anxiolyl - xem Diazepam,
Anzatax - xem Paclitaxel,
Apacet - xem Paracetamol,
Aparkan - xem Trihexyphenidyl,
Aparoxal - xem Phenobarbital,
Apharmidin - xem Metoclopramid,
Aphlozyme - xem Chymotrypsin,
Aplaked - xem Ticlopidin,
Apo - Acetazolamide - xem Acetazolamid,
Apo - Alpraz - xem Alprazolam,
Apo - Amitriptyline - xem Amitriptylin,
Apo - Atenol - xem Atenolol,
Apo - Atenolol - xem Atenolol,
Apo - Bisacodyl - xem Bisacodyl,
Apo - C - xem Acid ascorbic,
Apo - Capto - xem Captopril,
Apo - Carbamazepin - xem Carbamazepin,
Apo - Carbamazepine - xem Carbamazepin,
Apo - Chlorpropamide - xem Clorpropamid,
Apo - Cimetidine - xem Cimetidin,
Apo - Cloxi - xem Cloxacilin,
Apo - Diclo - xem Diclofenac,
Apo - Diltiazim - xem Diltiazem,
Apo - Enalapril - xem Enalapril,
Apo - Erythro - Base - xem Erythromycin,
Apo - Famotidine - xem Famotidin,
Apo - Flurazepam - xem Flurazepam,
Apo - Folic - xem Acid boric,
Apo - Gemfibrozil - xem Gemfibrozil,
Apo - Haloperidol - xem Haloperidol,
Apo - Hydro - xem Hydroclorothiazid,
Apo - Hydroxyzine - xem Hydroxyzin,
Apo - Indomethacin - xem Indomethacin,
Apo - ISDN - xem Isosorbid dinitrat,
Apo - K - xem Kali clorid,
Apo - Keto - xem Ketoprofen,
Apo - Lorazepam - xem Lorazepam,
Apo - Metaclop - xem Metoclopramid,
Apo - Methyldopa - xem Methyldopa,
Apo - Metoclop - xem Metoclopramid,
Apo - Metoprolol - xem Metoprolol,
Apo - Nadol - xem Nadolol,
Apo - Nitrofurantoin - xem Nitrofurantoin,
Apo - Propranolol - xem Propranolol,
Apo - Tamox - xem Tamoxifen,
Apo - Tolbutamide - xem Tolbutamid,
Apo - Trihex - xem Trihexyphenidyl,
Apocard - xem Flecainid,
Apogen - xem Gentamicin,
Aponal - xem Doxepin,
Apresolin - xem Hydralazin,
Apresoline - xem Hydralazin,
Apulein - xem Budesonid,
Aquacare - xem Urê,
Aquachloral supperettes - xem Cloral hydrat,
Aquadon - xem Clortalidon,
Aquadrate - xem Urê,
Aquamephyton - xem Phytomenadion,
Aquarius - xem Ketoconazol,
Aquest - xem Estron,
Ara - C - xem Cytarabin,
Arabin - xem Cytarabin,
Aracytidin - xem Cytarabin,
Aracytine - xem Cytarabin,
Aralen - xem Cloroquin,
Arduan - xem Pipecuronium bromid,
Aredia - xem Pamidronat,
Arendal - xem Alendronat natri,
Arestalb - xem Loperamid,
Argininevasopressin, xem Argipressin - Vasopressin,
Argipressin - xem Vasopressin,
Arilvax - xem Vaccin sốt vàng,
Aristocor - xem Flecainid,
Aristocort A - xem Triamcinolon,
Aristocort Forte - xem Triamcinolon,
Aristocort Intralesional - xem Triamcinolon,
Aristodox - xem Doxycyclin,
Aristospan - xem Triamcinolon,
Aristospan Intralesional - xem Triamcinolon,
Arm - a - Med - xem Isoprenalin,
Armophylline - xem Theophylin,
Arodin - xem Povidon iod,
Arovit - xem Retinol,
Arpilon - xem Pipecuronium bromid,
Artamin - xem Penicilamin,
Artane - xem Trihexyphenidyl,
Artemether,
Artemisinin,
Artenam - xem Artemether,
Arthrinal - xem Tenoxicam,
Artosin - xem Tolbutamid,
Artrodol - xem Diflunisal,
Arythmol - xem Propafenon,
5 - ASA - xem Mesalazin,
Asacol - xem Mesalazin,
Asalit - xem Mesalazin,
Asamid - xem Ethosuximid,
Ascalix - xem Piperazin,
Ascar - xem Mebendazol,
Ascorbic - xem Acid ascorbic,
Ascorbic acid - xem Acid ascorbic,
Aspan pH8 - xem Aspirin,
Asparaginase,
Aspegic - xem Acid acetylsalicylic,
Aspergum - xem Acid acetylsalicylic,
Aspifar - xem Acid acetylsalicylic,
Aspirin,
Aspirin - OPC - xem Acid acetylsalicylic,
Aspirin pH8 - xem Acid acetylsalicylic,
Aspirine pH 8 - xem Acid acetylsalicylic,
Aspro - xem Acid acetylsalicylic,
Aspro - 500 pH8 - xem Acid acetylsalicylic,
Assoral - xem Roxithromycin,
Asthalin Inhanler - xem Salbutamol (sử dụng trong nội khoa hô hấp),
Asthmalgine - xem Ephedrin,
Astoinin - xem Fludrocortison,
Astonin - xem Fludrocortison,
Atamet - Carbidopa - xem Levodopa,
Atamir - xem Penicilamin,
Atapryl - xem Selegilin,
Atapulgit,
Atarax - xem Hydroxyzin (hydroclorid và pamoat),
Ateloc - xem Atenolol,
Atenolol,
Atenolol 50 Stada - xem Atenolol,
Atenolol 100 Stada - xem Atenolol,
Atenova - xem Atenolol,
Atherolipin - xem Clofibrat,
Athrombine - xem Warfarin,
Ativan - xem Lorazepam,
Atock - xem Formoterol,
Atolone - xem Triamcinolon,
Atomase - xem Beclometason,
Atorvastatin - xem Các chất ức chế HMG - CoA reductase,
Atozine - xem Hydroxyzin (hydroclorid và pamoat),
Atretol - xem Carbamazepin,
Atromid - xem Clofibrat,
Atromidin - xem Clofibrat,
Atropin,
Atropine - xem Atropin,
Atropinol (Winser) - xem Atropin,
Atropisol (Smith) - xem Atropin,
Atrovent - xem Ipratropium bromid,
Attapulgite - xem Atapulgit,
Attenuvax - xem Vaccin sởi,
Augmentin - xem Amoxicilin và clavulanat,
Augmentin - Duo - xem Amoxicilin và clavulanat,
Aurox - 150 - xem Roxithromycin,
Aurox - 300 - xem Roxithromycin,
Ausobronc - xem Mesna,
Avazyme - xem Chymotrypsin,
Avirax - xem Aciclovir,
Avircrem - xem Aciclovir,
Avirtab - xem Aciclovir,
Avita - xem Tretinoin (thuốc bôi),
Avlocardyl - xem Propranolol,
Avlocardyl LP - xem Propranolol,
Avloclor - xem Cloroquin,
Avlosulfol - xem Dapson,
Avlosulphon - xem Dapson,
Avocin - xem Piperacilin,
Avonex (interferon beta - 1a) - xem Interferon beta,
Axacef - xem Cefuroxim,
Axamin - xem Clortalidon,
Axepim - xem Cefepim,
Axetine - xem Cefuroxim,
Axo - trihex - xem Trihexyphenidyl,
Axon - xem Ceftriaxon,
Axonyl - xem Piracetam,
Aygestin - xem Norethisteron acetat,
Ayr Saline - xem Natri clorid,
Azactam - xem Aztreonam,
Azaiprin - xem Azathioprin,
Azanin - xem Azathioprin,
Azantac - xem Ranitidin,
Azaprin - xem Azathioprin,
Azathioprin,
Azathioprine - xem Azathioprin,
Azein - xem Acetylcystein,
Azeptil - xem Acid tranexamic,
Azide - xem Clorothiazid,
Azidothymidine - xem Zidovudin,
Azilide - xem Azithromycin,
Azimax 250 - xem Azithromycin,
Azimax 500 - xem Azithromycin,
Azithral - xem Azithromycin,
Azithral 200 Liquid - xem Azithromycin,
Azithral 500 - xem Azithromycin,
Azithrin - 250 - xem Azithromycin,
Azithromycin,
Aziwok - xem Azithromycin,
Aziwokv - xem Azithromycin,
Azmacort (TM) - xem Triamcinolon,
Azmasol - xem Salbutamol (sử dụng trong nội khoa hô hấp),
Azmun - xem Azathioprin,
Azolide - xem Azithromycin,
Azonam - xem Aztreonam,
Azothioprine - xem Azathioprin,
AZT - xem Zidovudin,
Aztreonam,
Azulfidin - xem Sulfasalazin,
Azulfidine - xem Sulfasalazin,
ACETAZOLAMID
Tên chung quốc tế: Acetazolamide.
Mã ATC: S01E C01.
Loại thuốc: Thuốc chống glôcôm.
Dạng thuốc và hàm lượng
Thuốc tiêm 500 mg/5 ml; Viên nén 125 mg, 250 mg.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Acetazolamid là chất ức chế carbonic anhydrase. Ức chế enzym này làm giảm tạo thành ion hydrogen và bicarbonat từ carbon dioxyd và nước, làm giảm khả năng sẵn có những ion này dùng cho quá trình vận chuyển tích cực. Acetazolamid làm hạ nhãn áp bằng cách làm giảm sản xuất thủy dịch tới 50 - 60%. Cơ chế chưa được hoàn toàn biết rõ nhưng có lẽ liên quan đến giảm nồng độ ion bicarbonat trong các dịch ở mắt. Tác dụng toan chuyển hóa được áp dụng để điều trị động kinh. Trước đây acetazolamid được dùng làm thuốc lợi niệu, nhưng hiệu lực giảm dần khi tiếp tục sử dụng nên phần lớn đã được thay thế bằng các thuốc khác như thiazid hoặc furosemid.
Dược động học
Acetazolamid được hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa, đạt nồng độ cao trong máu sau khi uống 2 giờ. Nửa đời trong huyết tương khoảng 3 - 6 giờ. Thuốc liên kết mạnh với enzym carbonic anhydrase và đạt nồng độ cao ở mô có chứa enzym này, đặc biệt trong hồng cầu, vỏ thận. Liên kết với protein huyết tương cao. Thuốc đào thải qua thận dưới dạng không đổi.
Chỉ định
Glôcôm góc mở (không sung huyết, đơn thuần mạn tính) điều trị ngắn ngày cùng các thuốc co đồng tử trước khi phẫu thuật; glôcôm góc đóng cấp (góc hẹp, tắc); glôcôm trẻ em hoặc glôcôm thứ phát do đục thủy tinh thể hoặc tiêu thể thủy tinh.
Kết hợp với các thuốc khác để điều trị động kinh cơn nhỏ chủ yếu với trẻ em và người trẻ tuổi.
Chống chỉ định
Nhiễm acid do thận, tăng clor máu vô căn.
Bệnh Addison.
Suy gan, suy thận nặng.
Giảm kali huyết, giảm natri huyết, mất cân bằng điện giải khác.
Quá mẫn với các sulfonamid.
Ðiều trị dài ngày glôcôm góc đóng mạn tính hoặc sung huyết (vì acetazolamid có thể che lấp hiện tượng dính góc do giảm nhãn áp).
Thận trọng
Bệnh tắc nghẽn phổi, tràn khí phổi. Người bệnh dễ bị nhiễm acid, hoặc đái tháo đường.
Thời kỳ mang thai
Thuốc lợi tiểu thiazid và dẫn chất có thể đi qua hàng rào nhau thai, gây rối loạn điện giải đối với thai nhi. Một vài trường hợp gây giảm tiểu cầu sơ sinh. Vì vậy, acetazolamid không được sử dụng cho người mang thai.
Thời kỳ cho con bú
Acetazolamid bài tiết vào sữa mẹ và gây ra các phản ứng có hại nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy không nên sử dụng acetazolamid đối với người cho con bú.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Thường gặp, ADR>1/100
Toàn thân: Mệt mỏi, hoa mắt, chán ăn.
Tiêu hóa: Thay đổi vị giác.
Chuyển hóa: Nhiễm acid chuyển hóa.
Ít gặp, 1/100 >ADR >1/1000
Toàn thân: Sốt, ngứa.
Thần kinh: Dị cảm, trầm cảm.
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn.
Chuyển hóa: Bài tiết acid uric giảm trong nước tiểu, bệnh gút có thể nặng lên; giảm kali máu tạm thời.
Tiết niệu - sinh dục: Ðái ra tinh thể, sỏi thận, giảm tình dục.
Hiếm gặp, ADR<1/1000
Máu: Thiếu máu không tái tạo, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, loạn tạo máu.
Da: Ngoại ban, hoại tử biểu bì, hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens - Johnson, rậm lông.
Mắt: Cận thị.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Hầu hết các phản ứng có hại đều liên quan đến liều dùng và có thể giảm bằng cách giảm liều. Tác dụng không mong muốn hiếm gặp nhưng nguy hiểm, có thể gây chết do loạn tạo máu, đặc biệt là suy tủy thiếu máu không tái tạo. Khi điều trị dài ngày cần kiểm tra công thức máu.
Nhiễm acid chuyển hóa nặng thường gặp ở người già hoặc suy thận. Cần kiểm tra cân bằng điện giải trước và trong điều trị. Ðiều trị nhiễm acid chuyển hóa bằng natri bicarbonat.
Liều lượng và cách dùng
Thuốc uống:
Người lớn:
Chống glôcôm:
Glôcôm góc mở: Lần đầu tiên uống 250 mg/1 lần, ngày uống từ 1 đến 4 lần. Liều duy trì tùy theo đáp ứng của người bệnh, thường liều thấp hơn là đủ.
Glôcôm thứ phát và trước khi phẫu thuật: Uống 250 mg cách nhau 4 giờ/1 lần.
Chống co giật (động kinh):
Uống 4 - 30 mg (thường lúc đầu 10 mg)/kg/ngày chia liều nhỏ có thể tới 4 lần/ngày, thông thường 375 mg đến 1000 mg/ngày.
Khi acetazolamid dùng đồng thời với các thuốc chống động kinh khác, liều ban đầu 250 mg/ngày, sau đó tăng dần.
Trẻ em:
Glôcôm: Uống 8 - 30 mg/kg, thường 10 - 15 mg/kg hoặc 300 - 900 mg/m2 diện tích da/ngày, chia thành liều nhỏ.
Ðộng kinh: Giống liều người lớn. Tổng liều không vượt quá 750 mg.
Thuốc tiêm (khi không uống được, liều tiêm tương đương với liều uống được khuyến cáo)
Người lớn:
Glôcôm: Ðể làm giảm nhanh nhãn áp: Tiêm tĩnh mạch 500 mg tương đương với acetazolamid tùy theo đáp ứng của người bệnh, liệu pháp có thể tiếp tục bằng đường uống.
Lợi tiểu (để kiềm hóa nước tiểu): Tiêm tĩnh mạch 5 mg/kg hoặc cần thiết để đạt được và duy trì tăng bài niệu kiềm.
Trẻ em:
Glôcôm cấp: Tiêm tĩnh mạch: 5 - 10 mg/kg cách 6 giờ/1 lần.
Lợi tiểu (để kiềm hóa nước tiểu): Tiêm tĩnh mạch 5 mg/kg hoặc 150 mg/m2 diện tích da cơ thể, tiêm
1 lần/1 ngày vào buổi sáng, tiêm cách 1 hoặc 2 ngày/1 lần.
Tương tác thuốc
Sử dụng đồng thời acetazolamid với corticosteroid, (glucocorticoid, mineralocorticoid) có thể gây hạ kali huyết nặng. Tác dụng điều trị và/hoặc tác dụng không mong muốn của amphetamin, chất kháng tiết acetyl- cholin, mecamylamin, quinidin có thể tăng lên hoặc kéo dài khi sử dụng đồng thời với acetazolamid. Ðáp ứng hạ đường huyết có thể bị giảm khi sử dụng đồng thời acetazolamid với các thuốc chống đái tháo đường. Các barbiturat, carbamazepin, phenytoin, pirimidon dùng đồng thời với acetazolamid có thể gây loãng xương.
Dùng đồng thời glycosid digitalis với acetazolamid có thể làm tăng độc tính của digitalis và hạ kali huyết. Nguy cơ ngộ độc salicylat tăng lên khi dùng đồng thời acetazolamid với salicylat liều cao.
Ðộ ổn định và bảo quản
Sau khi pha thành dung dịch, dung dịch thuốc tiêm vẫn có tác dụng trong một tuần nếu bảo quản lạnh. Tuy nhiên, vì thuốc không có chất bảo quản, nên phải sử dụng trong vòng 24 giờ.
Thông tin qui chế
Acetazolamid có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ tư năm 1999.
Thuốc dạng tiêm phải kê đơn và bán theo đơn.
ACARBOSE
Tên chung quốc tế: Acarbose.
Mã ATC: A10B F01.
Loại thuốc: Thuốc chống đái tháo đường (ức chế alpha - glucosidase).
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên 50 mg, 100 mg.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Acarbose là một tetrasacharid chống đái tháo đường, ức chế men alpha - glucosidase ruột đặc biệt là sucrase, làm chậm tiêu hóa và hấp thu carbohydrat. Kết quả là glucose máu tăng chậm hơn sau khi ăn, giảm nguy cơ tăng glucose máu, và nồng độ glucose máu ban ngày dao động ít hơn. Khi dùng liệu pháp một thuốc, acarbose làm giảm nồng độ trung bình của hemoglobin glycosylat (vào khoảng 0,6 đến 1%). Giảm hemoglobin glycosylat tương quan với giảm nguy cơ biến chứng vi mạch ở người đái tháo đường. Acarbose không ức chế men lactase và không gây mất dung nạp lactose.
Trái với các thuốc chống đái tháo đường sulfonylurê, acarbose không làm tăng tiết insulin. Acarbose cũng không gây giảm glucose máu lúc đói khi dùng đơn trị liệu ở người. Vì cơ chế tác dụng của acarbose và của thuốc chống đái tháo đường sulfonylurê khác nhau, chúng có tác dụng cộng hợp khi dùng phối hợp; acarbose cũng làm giảm tác dụng tăng cân và giảm tác dụng hướng đến insulin của sulfonylurê. Tuy nhiên, vì acarbose chủ yếu làm chậm hơn là ngăn cản hấp thu glucose, thuốc không làm mất nhiều calo trong lâm sàng và không gây sụt cân ở cả người bình thường và người đái tháo đường. Acarbose có thể thêm vào để giúp cải thiện kiểm soát glucose máu ở người bệnh điều trị ít kết quả bằng các liệu pháp thông thường.
Dược động học
Thông thường, thuốc hấp thu kém ở đường tiêu hóa; khả dụng sinh học < 1 - 2%. Thuốc giáng vị ở ruột do vi khuẩn đường ruột và đào thải qua phân.
Chỉ định
Ðơn trị liệu: Như một thuốc phụ trợ chế độ ăn và tập luyện để điều trị đái tháo đường typ 2 (không phụ thuộc insulin) ở người tăng glucose máu (đặc biệt tăng glucose máu sau khi ăn) không kiểm soát được chỉ bằng chế độ ăn và tập luyện.
Phối hợp với sulfonylurê như 1 thuốc phụ trợ chế độ ăn và tập luyện để điều trị đái tháo đường typ 2 ở người bệnh tăng glucose máu không kiểm soát được bằng acarbose hoặc sulfonylurê dùng đơn độc.
Chống chỉ định
Quá mẫn với acarbose.
Viêm nhiễm đường ruột, đặc biệt kết hợp với loét.
Do thuốc có khả năng tạo hơi trong ruột, không nên dùng cho những người dễ bị bệnh lý do tăng áp lực ổ bụng (thoát vị).
Những trường hợp suy gan, tăng enzym gan.
Người mang thai hoặc đang cho con bú.
Hạ đường máu.
Ðái tháo đường nhiễm toan thể ceton.
Thận trọng
Vì có những trường hợp tăng enzym gan nên cần theo dõi transaminase gan trong quá trình điều trị bằng acarbose.
Có thể xảy ra hạ glucose máu khi dùng acarbose đồng thời với một thuốc chống đái tháo đường sulfonylurê và/hoặc insulin. Khi điều trị hạ glucose máu, phải dùng glucose uống (dextrose) mà không dùng sucrose vì hấp thu glucose không bị ức chế bởi acarbose.
Acarbose không có tác dụng khi dùng đơn độc ở những người bệnh đái tháo đường có biến chứng nhiễm toan, tăng ceton hoặc hôn mê; ở những trường hợp này, phải dùng insulin.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Ða số các tác dụng không mong muốn là về tiêu hóa:
Thường gặp, ADR > 1/100
Tiêu hóa: Ðầy bụng, phân nát, ỉa chảy, buồn nôn, bụng trướng và đau.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Gan: Test chức năng gan bất thường.
Da: Ngứa, ngoại ban.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Gan: Vàng da, viêm gan
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Tác dụng không mong muốn về tiêu hóa có thể giảm khi vẫn tiếp tục điều trị và chỉ cần giảm lượng đường ăn (đường mía). Ðể giảm thiểu các tác dụng phụ về tiêu hóa, nên bắt đầu điều trị bằng liều thấp nhất và tăng dần cho tới khi đạt được kết quả mong muốn.
Không dùng thuốc chống acid để điều trị các tác dụng phụ về tiêu hóa này.
Liều lượng và cách dùng
Uống acarbose vào đầu bữa ăn để giảm nồng độ glucose máu sau ăn. Liều phải do thầy thuốc điều chỉnh cho phù hợp từng trường hợp, vì hiệu quả và dung nạp thay đổi tùy từng người bệnh. Viên thuốc phải nhai cùng với miếng ăn đầu tiên hoặc nuốt cả viên cùng với ít nước ngay trước khi ăn.
Mục tiêu điều trị là giảm glucose máu sau khi ăn và hemoglobin glycosylat về mức bình thường hoặc gần bình thường với liều acarbose thấp nhất, hoặc dùng một mình hoặc phối hợp với thuốc chống đái tháo đường sulfonylurê. Trong quá trình điều trị ban đầu và điều chỉnh liều phải định lượng glucose một giờ sau khi ăn để xác định sự đáp ứng điều trị và liều tối thiểu có tác dụng của acarbose. Sau đó, theo dõi hemoglobin glycosylat, khoảng 3 tháng một lần (thời gian sống của hồng cầu) để đánh giá kiểm soát glucose máu dài hạn.
Liều lượng:
Liều ban đầu thường dùng cho người lớn: 25 mg. Cứ sau 4 - 8 tuần lại tăng liều cho đến khi đạt được nồng độ glucose sau khi ăn 1 giờ như mong muốn (dưới 180 mg/decilit) hoặc đạt liều tối đa 50 mg, 3 lần mỗi ngày (cho người bệnh nặng 60 kg hoặc nhẹ hơn) hoặc 100 mg, 3 lần mỗi ngày (cho người bệnh nặng trên 60 kg).
Liều duy trì thường dùng: 50 - 100 mg, 3 lần trong ngày. Dùng liều 50 mg, 3 lần mỗi ngày có thể có ít tác dụng phụ hơn mà vẫn có hiệu quả như khi dùng liều 100 mg, 3 lần mỗi ngày.
Tuy nồng độ glucose máu có thể được kiểm soát một cách thỏa đáng sau vài ba ngày điều chỉnh liều lượng nhưng tác dụng đầy đủ của thuốc phải chậm tới sau 2 tuần.
Tương tác thuốc
Trong khi điều trị bằng acarbose, thức ăn chứa đường ăn sacharose (đường mía) thường gây khó chịu ở bụng hoặc có khi ỉa chảy, vì carbohydrat tăng lên men ở đại tràng.
Acarbose có thể cản trở hấp thu hoặc chuyển hóa sắt.
Vì cơ chế tác dụng của acarbose và của các thuốc chống đái tháo đường sulfonylurê hoặc biguanid khác nhau, nên tác dụng của chúng đối với kiểm soát glucose máu có tính chất cộng khi dùng phối hợp.
Vì có thể làm giảm tác dụng của acarbose, cần tránh dùng đồng thời với các thuốc chống acid, cholestyramin, các chất hấp phụ ở ruột và các enzym tiêu hóa.
Ðộ ổn định và bảo quản
Bảo quản thuốc dưới 300C.
Thông tin qui chế
Thuốc độc bảng B.
Thành phẩm giảm độc: Thuốc viên có hàm lượng tối đa là 100 mg.
ACETYLCYSTEIN
Tên chung quốc tế: Acetylcysteine.
Mã ATC: R05C B01, S01X A08, V03A B23.
Loại thuốc: Thuốc tiêu chất nhầy; thuốc giải độc (quá liều paracetamol).
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén 200 mg.
Gói 200 mg.
Thuốc hít qua miệng, thuốc nhỏ vào khí quản và thuốc uống: Dung dịch 10% (100 mg acetylcystein/ml), 20% (200 mg acetylcystein/ml).
Thuốc tiêm acetylcystein: Dung dịch 20%.
Thuốc nhỏ mắt: Acetylcystein 5%, hypromellose 0,35% (Tên thương mại: Ilube).
Dược lý và cơ chế tác dụng
Acetylcystein (N - acetylcystein) là dẫn chất N - acetyl của L - cystein, một amino - acid tự nhiên. Acetylcystein được dùng làm thuốc tiêu chất nhầy và thuốc giải độc khi quá liều paracetamol. Thuốc làm giảm độ quánh của đờm ở phổi có mủ hoặc không bằng cách tách đôi cầu nối disulfua trong mucoprotein và tạo thuận lợi để tống đờm ra ngoài bằng ho, dẫn lưu tư thế hoặc bằng phương pháp cơ học.
Acetylcystein cũng được dùng tại chỗ để điều trị không có nước mắt. Acetylcystein dùng để bảo vệ chống gây độc cho gan do quá liều paracetamol, bằng cách duy trì hoặc khôi phục nồng độ glutathion của gan là chất cần thiết để làm bất hoạt chất chuyển hóa trung gian của paracetamol gây độc cho gan. Trong quá liều paracetamol, một lượng lớn chất chuyển hóa này được tạo ra vì đường chuyển hóa chính (liên hợp glucuronid và sulfat) trở thành bão hòa. Acetylcystein chuyển hóa thành cystein kích thích gan tổng hợp glutathion và do đó, acetylcystein có thể bảo vệ được gan nếu bắt đầu điều trị trong vòng 12 giờ sau quá liều paracetamol. Bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt.
Dược động học
Sau khi hít qua miệng hoặc nhỏ thuốc vào khí quản, phần lớn thuốc tham gia vào phản ứng sulfhydryl - disulfid, số còn lại được biểu mô phổi hấp thu. Sau khi uống, acetylcystein được hấp thu nhanh ở đường tiêu hóa và bị gan khử acetyl thành cystein và sau đó được chuyển hóa. Ðạt nồng độ đỉnh huyết tương trong khoảng 0,5 đến 1 giờ sau khi uống liều 200 đến 600 mg. Khả dụng sinh học khi uống thấp và có thể do chuyển hóa trong thành ruột và chuyển hóa bước đầu trong gan. Ðộ thanh thải thận có thể chiếm 30% độ thanh thải toàn thân.
Sau khi tiêm tĩnh mạch, nửa đời cuối trung bình là 1,95 và 5,58 giờ tương ứng với acetylcystein khử và acetylcystein toàn phần; sau khi uống, nửa đời cuối của acetylcystein toàn phần là 6,25 giờ.
Chỉ định
Ðược dùng làm thuốc tiêu chất nhầy trong bệnh nhầy nhớt (mucoviscidosis) (xơ nang tuyến tụy), bệnh lý hô hấp có đờm nhầy quánh như trong viêm phế quản cấp và mạn, và làm sạch thường quy trong mở khí quản.
Ðược dùng làm thuốc giải độc trong quá liều paracetamol.
Ðược dùng tại chỗ trong điều trị hội chứng khô mắt (viêm kết giác mạc khô, hội chứng Sjogren) kết hợp với tiết bất thường chất nhầy.
Chống chỉ định
Tiền sử hen (nguy cơ phản ứng co thắt phế quản với tất cả các dạng thuốc chứa acetylcystein).
Quá mẫn với acetylcystein.
Thận trọng
Phải giám sát chặt chẽ người bệnh có nguy cơ phát hen, nếu dùng acetylcystein cho người có tiền sử dị ứng; nếu có co thắt phế quản, phải dùng thuốc phun mù giãn phế quản như salbutamol (thuốc beta - 2 adrenergic chọn lọc, tác dụng ngắn) hoặc ipratropium (thuốc kháng muscarin ) và phải ngừng acetylcystein ngay.
Khi điều trị với acetylcystein, có thể xuất hiện nhiều đờm loãng ở phế quản, cần phải hút để lấy ra nếu người bệnh giảm khả năng ho.
Thời kỳ mang thai
Ðiều trị quá liều paracetamol bằng acetylcystein ở người mang thai có hiệu quả và an toàn, và có khả năng ngăn chặn được độc tính cho gan ở thai nhi cũng như ở người mẹ.
Thời kỳ cho con bú
Thuốc dùng an toàn cho người cho con bú.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Acetylcystein có giới hạn an toàn rộng. Tuy hiếm gặp co thắt phế quản rõ ràng trong lâm sàng do acetylcys-tein, nhưng vẫn có thể xảy ra với tất cả các dạng thuốc chứa acetylcystein.
Thường gặp, ADR > 1/100
Buồn nôn, nôn.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Buồn ngủ, nhức đầu, ù tai.
Viêm miệng, chảy nước mũi nhiều.
Phát ban, mày đay.
Hiếm, ADR < 1/1000
Co thắt phế quản kèm phản ứng dạng phản vệ toàn thân.
Sốt, rét run.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Dùng dung dịch acetylcystein pha loãng có thể giảm khả năng gây nôn nhiều do thuốc.
Phải điều trị ngay phản ứng phản vệ bằng tiêm dưới da adrenalin (0,3 - 0,5 ml dung dịch 1/1000 ) thở oxy 100%, đặt nội khí quản nếu cần, truyền dịch tĩnh mạch để tăng thể tích huyết tương, hít thuốc chủ vận beta - adrenergic nếu co thắt phế quản, tiêm tĩnh mạch 500 mg hydrocortison hoặc 125 mg methylprednisolon.
Có thể ức chế phản ứng quá mẫn với acetylcystein bao gồm phát hồng ban toàn thân, ngứa, buồn nôn, nôn, chóng mặt, bằng dùng kháng histamin trước. Có ý kiến cho rằng quá mẫn là do cơ chế giả dị ứng trên cơ sở giải phóng histamin hơn là do nguyên nhân miễn dịch. Vì phản ứng quá mẫn đã xảy ra tới 3% số người tiêm tĩnh mạch acetylcystein để điều trị quá liều paracetamol, nên các thầy thuốc cần chú ý dùng kháng histamin để phòng phản ứng đó.
Liều lượng và cách dùng
Cách dùng:
Nếu dùng làm thuốc tiêu chất nhầy, có thể phun mù, cho trực tiếp hoặc nhỏ vào khí quản dung dịch acetylcystein 10 - 20%. Thuốc tác dụng tốt nhất ở pH từ 7 đến 9, và pH của các chế phẩm bán trên thị trường có thể đã được điều chỉnh bằng natri hydroxyd. Nếu dùng làm thuốc giải độc trong quá liều paracetamol, có thể cho uống dung dịch acetylcystein 5%. Cũng có thể dùng đường tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch để điều trị quá liều paracetamol nhưng nên chọn cách uống.
Thuốc nhỏ mắt acetylcystein 5% dùng tại chỗ để làm giảm nhẹ các triệu chứng do thiếu màng mỏng nước mắt.
Liều lượng:
Làm thuốc tiêu chất nhầy, acetylcystein có thể được dùng:
Hoặc phun mù 3 - 5 ml dung dịch 20% hoặc 6 - 10 ml dung dịch 10% qua một mặt nạ hoặc đầu vòi phun, từ 3 đến 4 lần mỗi ngày. Nếu cần, có thể phun mù 1 đến 10 ml dung dịch 20% hoặc 2 đến 20 ml dung dịch 10%, cách 2 đến 6 giờ 1 lần.
Hoặc nhỏ trực tiếp vào khí quản từ 1 đến 2 ml dung dịch 10 đến 20% mỗi giờ 1 lần. Có thể phải hút đờm loãng bằng máy hút.
Hoặc uống với liều 200 mg, ba lần mỗi ngày, dưới dạng hạt hòa tan trong nước. Trẻ em dưới 2 tuổi uống 200 mg/ngày chia 2 lần và trẻ em từ 2 đến 6 tuổi uống 200 mg, hai lần mỗi ngày.
Ðiều trị khô mắt có tiết chất nhầy bất thường: Thường dùng acetylcystein tại chỗ, dưới dạng dung dịch 5% cùng với hypromellose, nhỏ 1 đến 2 giọt, 3 đến 4 lần mỗi ngày.
Dùng làm thuốc giải độc quá liều paracetamol bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch hoặc uống:
Tiêm truyền tĩnh mạch: Liều đầu tiên 150 mg /kg thể trọng, dưới dạng dung dịch 20% trong 200 ml glucose 5%, tiêm tĩnh mạch trong 15 phút, tiếp theo, truyền nhỏ giọt tĩnh mạch 50 mg/kg trong 500 ml glucose 5%, trong 4 giờ tiếp theo và sau đó 100 mg/kg trong 1 lít glucose 5% truyền trong 16 giờ tiếp theo. Ðối với trẻ em thể tích dịch truyền tĩnh mạch phải thay đổi.
Hoặc uống: Liều đầu tiên 140 mg/kg, dùng dung dịch 5%; tiếp theo cách 4 giờ uống 1 lần, liều 70 mg/kg thể trọng và uống tổng cộng thêm 17 lần.
Acetylcystein được thông báo là rất hiệu quả khi dùng trong vòng 8 giờ sau khi bị quá liều paracetamol, hiệu quả bảo vệ giảm đi sau thời gian đó. Nếu bắt đầu điều trị chậm hơn 15 giờ thì không hiệu quả, nhưng các công trình nghiên cứu gần đây cho rằng vẫn còn có ích.
Tương tác thuốc
Acetylcystein là một chất khử nên không phù hợp với các chất oxy - hóa.
Không được dùng đồng thời các thuốc ho khác hoặc bất cứ thuốc nào làm giảm bài tiết phế quản trong thời gian điều trị bằng acetylcystein.
Ðộ ổn định và bảo quản
Phải bảo quản lọ dung dịch natri acetylcystein chưa mở ở 15 - 300C.
Sau khi tiếp xúc với không khí, dung dịch phải bảo quản ở 2 - 80C để làm chậm oxy - hóa và phải dùng trong vòng 96 giờ.
Phải pha dung dịch loãng ngay trước khi dùng và dung dịch này chỉ ổn định trong vòng một giờ.
Tương kỵ
Acetylcystein phản ứng với 1 số kim loại, đặc biệt sắt, niken, đồng và với cao su. Cần tránh thuốc tiếp xúc với các chất đó. Không được dùng các máy phun mù có các thành phần bằng kim loại hoặc cao su.
Dung dịch natri acetylcystein tương kỵ về lý và/hoặc hóa học với các dung dịch chứa penicilin, oxacilin, oleandomycin, amphotericin B, tetracyclin, erythromycin lactobionat, hoặc natri ampicilin. Khi định dùng một trong các kháng sinh đó ở dạng khí dung, thuốc đó phải được phun mù riêng.
Dung dịch acetylcystein cũng tương kỵ về lý học với dầu iod, trypsin và hydrogen peroxyd.
Quá liều và xử trí
Quá liều acetylcystein có triệu chứng tương tự như triệu chứng của phản vệ, nhưng nặng hơn nhiều: Ðặc biệt là giảm huyết áp. Các triệu chứng khác bao gồm suy hô hấp, tan máu, đông máu rải rác nội mạch và suy thận. Tử vong đã xảy ra ở người bệnh bị quá liều acetylcystein trong khi đang điều trị nhiễm độc paracetamol. Quá liều acetylcystein xảy ra khi tiêm truyền quá nhanh và với liều quá cao. Ðiều trị quá liều theo triệu chứng.
Thông tin qui chế
Acetylcystein có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ 4 năm 1999.
Thuốc dạng tiêm phải kê đơn và bán theo đơn.
ACICLOVIR
Tên chung quốc tế: Aciclovir.
Mã ATC: D06B B03, J05A B01, S01A D03.
Loại thuốc: Thuốc chống virus.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén 200 mg, 400 mg, 800 mg.
Nang 200 mg.
Lọ bột pha tiêm 1 g, 500 mg, 250 mg dưới dạng muối natri.
Hỗn dịch uống: Lọ 5 g/125 ml, 4 g/50 ml.
Tuýp 3 g, 15 g mỡ dùng ngoài 5%.
Tuýp 4,5 g mỡ tra mắt 3%.
Tuýp 2 g, 10 g kem dùng ngoài 5%.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Aciclovir là một chất tương tự nucleosid (acycloguanosin), có tác dụng chọn lọc trên tế bào nhiễm virus Herpes. Ðể có tác dụng aciclovir phải được phosphoryl hóa thành dạng có hoạt tính là aciclovir triphosphat. Ở chặng đầu, aciclovir được chuyển thành aciclovir monophosphat nhờ enzym của virus là thymidinkinase, sau đó chuyển tiếp thành aciclovir diphosphat và triphosphat bởi một số enzym khác của tế bào. Aciclovir triphosphat ức chế tổng hợp DNA của virus và sự nhân lên của virus mà không ảnh hưởng gì đến chuyển hóa của tế bào bình thường.
Tác dụng của aciclovir mạnh nhất trên virus Herpes simplex typ 1 (HSV - 1) và kém hơn ở virus Herpes simplex typ 2 (HSV - 2), virus Varicella zoster (VZV), tác dụng yếu nhất trên cytomegalovirus (CMV). Trên lâm sàng không thấy acilovir có hiệu quả trên người bệnh nhiễm CMV. Tác dụng chống virus Epstein Barr vẫn còn chưa rõ. Trong quá trình điều trị đã xuất hiện một số chủng kháng thuốc và virus Herpes simplex tiềm ẩn trong các hạch không bị tiêu diệt.
Aciclovir có tác dụng tốt trong điều trị viêm não thể nặng do virus HSV - 1, tỷ lệ tử vong có thể giảm từ 70% xuống 20%. Trong một số người bệnh được chữa khỏi, các biến chứng nghiêm trọng cũng giảm đi. Aciclovir dùng liều cao tới 10 mg/kg thể trọng, cứ 8 giờ một lần, dùng trong 10 đến 14 ngày. Thể viêm não - màng não nhẹ hơn do HSV - 2 cũng có thể điều trị tốt với aciclovir.
Ở người bệnh nặng, cần tiêm truyền aciclovir tĩnh mạch, như nhiễm HSV lan tỏa ở người suy giảm miễn dịch, người ghép tạng, bệnh máu ác tính, bệnh AIDS, nhiễm herpes tiên phát ở miệng hoặc sinh dục, herpes ở trẻ sơ sinh, viêm giác mạc nặng do Herpes, trường hợp này có thể dùng kèm thuốc nhỏ mắt aciclovir 3% để điều trị tại chỗ.
Dược động học
Khả dụng sinh học theo đường uống của aciclovir khoảng 20% (15 - 30%). Thức ăn không làm ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc. Aciclovir phân bố rộng trong dịch cơ thể và các cơ quan như: Não, thận, phổi, ruột, gan, lách, cơ, tử cung, niêm mạc và dịch âm đạo, nước mắt, thủy dịch, tinh dịch, dịch não tủy. Liên kết với protein thấp (9 - 33%). Thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương: Nồng độ đỉnh trong huyết thanh: Uống từ 1,5 - 2 giờ, tiêm tĩnh mạch: 1giờ. Nửa đời sinh học của thuốc ở người lớn khoảng 3 giờ, ở trẻ em từ 2 - 3 giờ, ở trẻ sơ sinh 4 giờ. Một lượng nhỏ thuốc được chuyển hóa ở gan, còn phần lớn (30 - 90% liều) được đào thải qua thận dưới dạng không biến đổi.
Chỉ định
Ðiều trị khởi đầu và dự phòng tái nhiễm virus Herpes simplex typ 1 và 2 ở da và niêm mạc, viêm não Herpes simplex.
Ðiều trị nhiễm Herpes zoster (bệnh zona) cấp tính. Zona mắt, viêm phổi do Herpes zoster ở người lớn.
Ðiều trị nhiễm khởi đầu và tái phát nhiễm Herpes sinh dục.
Thủy đậu xuất huyết, thủy đậu ở người suy giảm miễn dịch, thủy đậu ở trẻ sơ sinh.
Chống chỉ định
Chống chỉ định dùng aciclovir cho người bệnh mẫn cảm với thuốc.
Thận trọng
Thận trọng với người suy thận, liều dùng phải điều chỉnh theo độ thanh thải creatinin. Tiêm truyền tĩnh mạch chậm, với thời gian trên 1 giờ để tránh kết tủa aciclovir trong thận. Tránh tiêm nhanh hoặc tiêm với một lượng lớn. Cần cho đủ nước. Nguy cơ suy thận tăng lên, nếu dùng đồng thời với các thuốc độc với thận.
Ðiều trị tiêm truyền tĩnh mạch liều cao có thể gây tăng creatinin huyết thanh có hồi phục, đặc biệt với người bệnh mất nước, dễ làm tăng kết tủa aciclovir trong ống thận.
Thời kỳ mang thai
Chỉ nên dùng aciclovir cho người mang thai khi lợi ích điều trị hơn hẳn rủi ro có thể xảy ra với bào thai.
Thời kỳ cho con bú
Thuốc được bài tiết qua sữa mẹ khi dùng đường uống. Nên thận trọng khi dùng thuốc đối với người cho con bú.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Ðường uống: Dùng ngắn hạn, có thể gặp buồn nôn, nôn. Dùng dài hạn (1 năm) có thể gặp buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng, ban, nhức đầu (< 5% người bệnh).
Ðường tiêm truyền tĩnh mạch:
Thường gặp nhất là viêm, viêm tĩnh mạch ở vị trí tiêm. Ít gặp là các phản ứng thần kinh hoặc tâm thần (ngủ lịm, run, lẫn, ảo giác, cơn động kinh), kết tủa thuốc ở ống thận dẫn đến suy thận cấp, tăng nhất thời urê và creatinin, enzym gan trong huyết thanh, ban da, buồn nôn.
Kem bôi: Có khi gặp cảm giác nhất thời nóng bỏng hoặc nhói ở vị trí bôi kèm theo ban đỏ nhẹ khi khô.
Thuốc mỡ bôi mắt: Một số ít người bệnh thấy nhói nhẹ ngay khi bôi. Viêm giác mạc chấm, viêm mi mắt, viêm kết mạc. Tuy nhiên không cần ngừng thuốc, sẽ khỏi không để lại di chứng.
Liều lượng và cách dùng
Ðiều trị bằng aciclovir phải được bắt đầu càng sớm càng tốt khi có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh.
Uống:
Ðiều trị do nhiễm Herpes simplex.
Người lớn: Mỗi lần 200 mg (400 mg ở người suy giảm miễn dịch), ngày 5 lần, cách nhau 4 giờ, dùng trong 5 - 10 ngày.
Trẻ em dưới 2 tuổi: Nửa liều người lớn. Trẻ em trên 2 tuổi: Bằng liều người lớn.
Phòng tái phát herpes simplex cho người bệnh suy giảm miễn dịch, người ghép cơ quan dùng thuốc giảm miễn dịch, người nhiễm HIV, người dùng hóa liệu pháp: Mỗi lần 200 - 400 mg, ngày 4 lần.
Trẻ em dưới 2 tuổi: Dùng nửa liều người lớn. Trẻ em trên 2 tuổi: Bằng liều người lớn.
Ðiều trị thủy đậu và zona.
Người lớn: Mỗi lần 800 mg, ngày 5 lần, trong 7 ngày.
Trẻ em: Bệnh varicella, mỗi lần 20 mg/kg thể trọng (tối đa 800 mg) ngày 4 lần trong 5 ngày hoặc trẻ em dưới 2 tuổi mỗi lần 200 mg, ngày 4 lần; 2 - 5 tuổi mỗi lần 400 mg ngày 4 lần; trẻ em trên 6 tuổi mỗi lần 800 mg, ngày 4 lần.
Tiêm truyền tĩnh mạch:
Ðiều trị herpes simplex ở người suy giảm miễn dịch, herpes sinh dục khởi đầu nặng, Varicella zoster:
5 mg/kg thể trọng, cứ 8 giờ mỗi lần trong 5 - 7 ngày. Liều tăng lên gấp đôi thành 10 mg/kg thể trọng, cứ 8 giờ một lần ở người suy giảm miễn dịch nhiễm Varicella zoster và ở người bệnh viêm não do Herpes simplex (thường dùng 10 ngày ở bệnh viêm não).
Trẻ sơ sinh tới 3 tháng nhiễm Herpes simplex: Mỗi lần 10 mg/kg thể trọng, cứ 8 giờ một lần trong 10 ngày. Trẻ từ 3 tháng - 12 năm nhiễm Herpes simplex hoặc Varicella zoster 250 mg/m2 da, cứ 8 giờ một lần, trong 5 ngày. Liều tăng lên gấp đôi thành 500 mg/m2 da, cứ 8 giờ 1 lần cho người suy giảm miễn dịch bị nhiễm Varicella zoster và trong trường hợp viêm não do herpes simplex (thường dùng 10 ngày ở bệnh viêm não).
Thuốc mỡ aciclovir:
Ðiều trị nhiễm Herpes simplex môi và sinh dục khởi phát và tái phát. Cần điều trị càng sớm càng tốt. Nhiễm ở miệng hoặc âm đạo, cần thiết phải dùng điều trị toàn thân (uống). Với herpes zoster cũng cần phải điều trị toàn thân.
Cách dùng thuốc mỡ: Bôi lên vị trí tổn thương cách 4 giờ một lần (5 đến 6 lần mỗi ngày) trong 5 đến 7 ngày, bắt đầu ngay từ khi xuất hiện triệu chứng.
Thuốc mỡ tra mắt: Ngày bôi 5 lần (tiếp tục ít nhất 3 ngày sau khi đã dùng liều điều trị).
Với người bệnh suy thận:
Uống: Bệnh nhiễm HSV hoặc Varicella zoster, liều như đối với người bình thường, song cần lưu ý:
Ðộ thanh thải creatinin 10 - 25 ml/phút: Cách 8 giờ uống 1 lần.
Ðộ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút: Cách 12giờ uống 1 lần.
Tiêm truyền tĩnh mạch:
Thẩm tách máu: Liều 2,5 - 5 mg/kg thể trọng, 24 giờ một lần, sau khi thẩm tách.
Siêu lọc máu động - tĩnh mạch hoặc tĩnh - tĩnh mạch liên tục: Liều như đối với trường hợp độ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút.
Tiêm truyền: Phải tiêm chậm trong vòng 1 giờ, tránh kết tủa aciclovir trong thận.
Pha dung dịch tiêm truyền:
Aciclovir tiêm truyền tĩnh mạch được hòa tan trong nước cất pha tiêm hoặc dung dịch tiêm truyền natri clorid 0,9% để được dung dịch chứa 25 mg aciclovir/ml.
Theo liều cần dùng, chọn số lượng và lọ thuốc có hàm lượng thích hợp.
Pha thuốc trong thể tích dịch truyền cần thiết, lắc nhẹ để hòa tan hoàn toàn. Pha loãng thêm để có nồng độ aciclovir không lớn hơn 5 mg/ml để truyền.
Trong quá trình chuẩn bị và hòa tan dung dịch, cần phải tiến hành trong điều kiện hoàn toàn vô khuẩn, và chỉ pha trước khi sử dụng và không sử dụng phần dung dịch đã pha không dùng hết.
Nếu thấy có vẩn hoặc tủa trong dung dịch trước hoặc trong khi tiêm truyền thì phải hủy bỏ.
Tương tác thuốc
Dùng đồng thời zidovudin và aciclovir có thể gây trạng thái ngủ lịm và lơ mơ.
Probenecid ức chế cạnh tranh đào thải aciclovir qua ống thận, nên tăng tới 40% và giảm thải trừ qua nước tiểu và độ thanh thải của aciclovir.
Amphotericin B và ketoconazol làm tăng hiệu lực chống virus của aciclovir.
Interferon làm tăng tác dụng chống virus in vitro của aciclovir. Thận trọng khi dùng thuốc tiêm aciclovir cho người bệnh trước đây đã có phản ứng về thần kinh với interferon.
Dùng aciclovir tiêm phải thận trọng với người bệnh đã có phản ứng về thần kinh khi dùng methotrexat.
Ðộ ổn định và bảo quản
Bảo quản ở 15 - 25oC, tránh ẩm và ánh sáng.
Tương kỵ
Tương kỵ với các chế phẩm của máu và dung dịch chứa protein.
Quá liều và xử trí
Triệu chứng: Có kết tủa trong ống thận khi nồng độ trong ống thận vượt quá độ hòa tan 2,5 mg/ml, hoặc khi creatinin huyết thanh cao, suy thận, trạng thái kích thích, bồn chồn, run, co giật, đánh trống ngực, cao huyết áp, khó tiểu tiện.
Ðiều trị: Thẩm tách máu người bệnh cho đến khi chức năng thận phục hồi, ngừng thuốc, cho truyền nước và điện giải.
Thông tin qui chế
Aciclovir có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ tư năm 1999.
Thuốc độc bảng B.
Thành phẩm giảm độc: Thuốc mắt có nồng độ tối đa là 3%.
ACID ASCORBIC (VITAMIN C)
Tên chung quốc tế: Ascorbic acid.
Mã ATC: A11G A01.
Loại thuốc: Vitamin tan trong nước.
Dạng thuốc và hàm lượng
Nang giải phóng kéo dài: 500 mg; viên hình thoi:
60 mg; viên nén: 50 mg; 100 mg; 250 mg; 500 mg; 1g; viên nén, có thể nhai: 100 mg; 250 mg; 500 mg, 1 g; viên nén giải phóng kéo dài: 500 mg; 1 g; 1,5 g; viên sủi bọt 1g; ống tiêm: 100 mg/ml, 250 mg/ml, 500 mg/ml.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Vitamin C cần cho sự tạo thành colagen, tu sửa mô trong cơ thể và tham gia trong một số phản ứng oxy hóa - khử. Vitamin C tham gia trong chuyển hóa phenylalanin, tyrosin, acid folic, norepinephrin, histamin, sắt, và một số hệ thống enzym chuyển hóa thuốc, trong sử dụng carbohydrat, trong tổng hợp lipid và protein, trong chức năng miễn dịch, trong đề kháng với nhiễm khuẩn, trong giữ gìn sự toàn vẹn của mạch máu và trong hô hấp tế bào.
Thiếu hụt vitamin C dẫn đến bệnh scorbut, trong đó có sự sai sót tổng hợp colagen với biểu hiện là không lành vết thương, khiếm khuyết về cấu tạo răng, vỡ mao mạch gây nhiều đốm xuất huyết, đám bầm máu, chảy máu dưới da và niêm mạc (thường là chảy máu lợi). Dùng vitamin C làm mất hoàn toàn các triệu chứng thiếu hụt vitamin C.
Dược động học
Hấp thụ: Vitamin C được hấp thu dễ dàng sau khi uống; tuy vậy, hấp thu là một quá trình tích cực và có thể bị hạn chế sau những liều rất lớn. Trong nghiên cứu trên người bình thường, chỉ có 50% của một liều uống 1,5 g vitamin C được hấp thu. Hấp thu vitamin C ở dạ dày - ruột có thể giảm ở người ỉa chảy hoặc có bệnh về dạ dày - ruột.
Nồng độ vitamin C bình thường trong huyết tương ở khoảng 10 - 20 microgam/ml. Dự trữ toàn bộ vitamin C trong cơ thể ước tính khoảng 1,5 g với khoảng 30 - 45 mg được luân chuyển hàng ngày. Dấu hiệu lâm sàng của bệnh scorbut thường trở nên rõ ràng sau 3 - 5 tháng thiếu hụt vitamin C.
Phân bố: Vitamin C phân bố rộng rãi trong các mô cơ thể. Khoảng 25% vitamin C trong huyết tương kết hợp với protein.
Thải trừ: Vitamin C oxy - hóa thuận nghịch thành acid dehydroascorbic. Một ít vitamin C chuyển hóa thành những hợp chất không có hoạt tính gồm ascorbic acid - 2 - sulfat và acid oxalic được bài tiết trong nước tiểu. Lượng vitamin C vượt quá nhu cầu của cơ thể cũng được nhanh chóng đào thải ra nước tiểu dưới dạng không biến đổi. Ðiều này thường xảy ra khi lượng vitamin C nhập hàng ngày vượt quá 200 mg.
Chỉ định
Phòng và điều trị bệnh do thiếu vitamin C.
Phối hợp với desferrioxamin để làm tăng thêm đào thải sắt trong điều trị bệnh thalassemia.
Methemoglobin huyết vô căn khi không có sẵn xanh methylen.
Các chỉ định khác như phòng cúm, chóng liền vết thương, phòng ung thư chưa được chứng minh.
Chống chỉ định
Chống chỉ định dùng vitamin C liều cao cho người bị thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase (G6PD) (nguy cơ thiếu máu huyết tán) người có tiền sử sỏi thận, tăng oxalat niệu và loạn chuyển hóa oxalat (tăng nguy cơ sỏi thận), bị bệnh thalassemia (tăng nguy cơ hấp thu sắt).
Thận trọng
Dùng vitamin C liều cao kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, do đó khi giảm liều sẽ dẫn đến thiếu hụt vitamin C. Uống liều lớn vitamin C trong khi mang thai đã dẫn đến bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh.
Tăng oxalat niệu có thể xảy ra sau khi dùng liều cao vitamin C. Vitamin C có thể gây acid - hóa nước tiểu, đôi khi dẫn đến kết tủa urat hoặc cystin, hoặc sỏi oxalat, hoặc thuốc trong đường tiết niệu.
Tiêm tĩnh mạch nhanh vitamin C (sử dụng không hợp lý và không an toàn) có thể dẫn đến xỉu nhất thời hoặc chóng mặt, và có thể gây ngừng tim.
Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase dùng liều cao vitamin C tiêm tĩnh mạch hoặc uống có thể bị chứng tan máu. Huyết khối tĩnh mạch sâu cũng đã xảy ra sau khi dùng liều cao vitamin C.
Thời kỳ mang thai
Vitamin C đi qua nhau thai. Chưa có các nghiên cứu cả trên súc vật và trên người mang thai, và nếu dùng vitamin C theo nhu cầu bình thường hàng ngày thì chưa thấy xảy ra vấn đề gì trên người. Tuy nhiên, uống những lượng lớn vitamin C trong khi mang thai có thể làm tăng nhu cầu về vitamin C và dẫn đến bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh.
Thời kỳ cho con bú
Vitamin C phân bố trong sữa mẹ. Người cho con bú dùng vitamin C theo nhu cầu bình thường, chưa thấy có vấn đề gì xảy ra đối với trẻ sơ sinh.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Tăng oxalat - niệu, buồn nôn, nôn, ợ nóng, co cứng cơ bụng, mệt mỏi, đỏ bừng, nhức đầu, mất ngủ, và tình trạng buồn ngủ đã xảy ra. Sau khi uống liều 1g hàng ngày hoặc lớn hơn, có thể xảy ra ỉa chảy. Vitamin C liều cao tiêm tĩnh mạch đã gây tử vong, do đó dùng thuốc tiêm tĩnh mạch là cách dùng không hợp lý và không an toàn.
Thường gặp, ADR > 1/100
Thận: Tăng oxalat niệu.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Máu: Thiếu máu tan máu.
Tim mạch: Bừng đỏ, suy tim.
Thần kinh trung ương: Xỉu, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi.
Dạ dày - ruột: Buồn nôn, nôn, ợ nóng, ỉa chảy.
Thần kinh - cơ và xương: Ðau cạnh sườn.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Không nên ngừng đột ngột sau khi sử dụng vitamin C liều cao trong thời gian dài để phòng ngừa bệnh scorbut hồi ứng do có sự cảm ứng quá trình chuyển hóa vitamin C; vì đó là một đáp ứng sinh lý và là hậu quả của dùng liều cao vitamin C trước đó.
Liều lượng và cách dùng
Cách dùng:
Thường uống vitamin C. Khi không thể uống được hoặc khi nghi kém hấp thu, và chỉ trong những trường hợp rất đặc biệt, mới dùng đường tiêm. Khi dùng đường tiêm, tốt nhất là nên tiêm bắp mặc dù thuốc có gây đau tại nơi tiêm.
Liều lượng:
Bệnh thiếu vitamin C (scorbut):
Dự phòng: 25 - 75 mg mỗi ngày (người lớn và trẻ em).
Ðiều trị: Người lớn: Liều 250 - 500 mg/ngày chia thành nhiều liều nhỏ, uống ít nhất trong 2 tuần.
Trẻ em: 100 - 300 mg/ngày chia thành nhiều liều nhỏ, uống ít nhất trong 2 tuần.
Phối hợp với desferrioxamin để tăng thêm đào thải sắt (do tăng tác dụng chelat - hóa của desferrioxamin) liều vitamin C: 100 - 200 mg/ngày.
Methemoglobin - huyết khi không có sẵn xanh methylen: 300 - 600 mg/ngày chia thành liều nhỏ.
Tương tác thuốc
Dùng đồng thời theo tỷ lệ trên 200 mg vitamin C với 30 mg sắt nguyên tố làm tăng hấp thu sắt qua đường dạ dày - ruột; tuy vậy, đa số người bệnh đều có khả năng hấp thu sắt uống vào một cách đầy đủ mà không phải dùng đồng thời vitamin C.
Dùng đồng thời vitamin C với aspirin làm tăng bài tiết vitamin C và giảm bài tiết aspirin trong nước tiểu.
Dùng đồng thời vitamin C và fluphenazin dẫn đến giảm nồng độ fluphenazin huyết tương. Sự acid - hóa nước tiểu sau khi dùng vitamin C có thể làm thay đổi sự bài tiết của các thuốc khác.
Vitamin C liều cao có thể phá hủy vitamin B12; cần khuyên người bệnh tránh uống vitamin C liều cao trong vòng một giờ trước hoặc sau khi uống vitamin B12.
Vì vitamin C là một chất khử mạnh, nên ảnh hưởng đến nhiều xét nghiệm dựa trên phản ứng oxy hóa - khử. Sự có mặt vitamin C trong nước tiểu làm tăng giả tạo lượng glucose nếu định lượng bằng thuốc thử đồng (II) sulfat và giảm giả tạo lượng glucose nếu định lượng bằng phương pháp glucose oxydase Với các xét nghiệm khác, cần phải tham khảo tài liệu chuyên biệt về ảnh hưởng của vitamin C.
Ðộ ổn định và bảo quản
Vitamin C sẫm màu dần khi tiếp xúc với ánh sáng; tuy vậy, sự hơi ngả màu không làm giảm hiệu lực điều trị của thuốc tiêm vitamin C.
Dung dịch vitamin C nhanh chóng bị oxy hóa trong không khí và trong môi trường kiềm; phải bảo vệ thuốc tránh không khí và ánh sáng. Ở nồng độ lớn hơn
100 mg/ml, vitamin C có thể bị phân hủy kèm sinh carbon dioxyd. Vì áp suất có thể tăng lên sau khi bảo quản kéo dài, mở ống tiêm vitamin C phải cẩn thận.
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 40oC, tốt nhất là từ 15 - 30oC. Tránh để đông lạnh.
Tương kỵ
Thuốc tiêm vitamin C tương kỵ về mặt vật lý với thuốc tiêm penicilin G kali.
Quá liều và xử trí
Những triệu chứng quá liều gồm sỏi thận, buồn nôn, viêm dạ dày và ỉa chảy. Gây lợi tiểu bằng truyền dịch có thể có tác dụng sau khi uống liều lớn.
Thông tin qui chế
Vitamin C có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ tư năm 1999.
ACID ACETYLSALICYLIC (ASPIRIN)
Tên chung quốc tế: Acetylsalicylic acid.
Mã ATC: A01A D05, B01A C06, N02B A01.
Loại thuốc: Thuốc giảm đau salicylat; thuốc hạ sốt; thuốc chống viêm không steroid; thuốc ức chế kết tập tiểu cầu.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén: 325 mg, 500 mg, 650 mg. Viên nén nhai được: 75 mg, 81 mg. Viên nén giải phóng chậm (viên bao tan trong ruột): 81 mg, 162 mg, 165 mg, 325 mg, 500 mg, 650 mg, 975 mg. Viên nén bao phim: 325 mg, 500 mg.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Acid acetylsalicylic (aspirin) có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt và chống viêm. Aspirin được hấp thu nhanh với mức độ cao. Ở người lớn, nồng độ điều trị của acid salicylic 30 - 60 mg/lít huyết tương cho tác dụng giảm đau và hạ sốt, và 40 - 100 mg/lít huyết tương cho tác dụng chống viêm. Do đó liều aspirin thường dùng cho người lớn là 500 mg để giảm đau nhẹ và vừa hoặc để giảm sốt và cho nồng độ salicylat 30 - 60 mg/lít huyết tương trong vòng nửa giờ, tồn tại trong 3 - 4 giờ. Ðối với bệnh thấp khớp, nồng độ này không đủ, thường phải tăng liều hàng ngày tối đa tới 6 g. Liều trên 1 g không làm tăng thêm tác dụng giảm đau.
Trong khi được hấp thu qua thành ruột, cũng như khi ở gan và máu, aspirin được thủy phân thành acid salicylic, có cùng tác dụng dược lý như aspirin. Với liều 500 mg aspirin, nửa đời huyết tương là 20 - 30 phút với aspirin, và 2,5 - 3 giờ với acid salicylic. Khi dùng liều cao hơn, nửa đời acid salicylic dài hơn. Aspirin chỉ thải trừ qua thận dưới dạng salicylat tự do hoặc liên hợp.
Aspirin ức chế không thuận nghịch cyclooxygenase, do đó ức chế tổng hợp prostaglandin. Các tế bào có khả năng tổng hợp cyclooxygenase mới sẽ có thể tiếp tục tổng hợp prostaglandin, sau khi nồng độ acid salicylic giảm. Tiểu cầu là tế bào không có nhân, không có khả năng tổng hợp cyclooxygenase mới, do đó cyclooxygenase bị ức chế không thuận nghịch, cho tới khi tiểu cầu mới được tạo thành. Như vậy aspirin ức chế không thuận nghịch kết tập tiểu cầu, cho tới khi tiểu cầu mới được tạo thành.
Aspirin còn ức chế sản sinh prostaglandin ở thận. Sự sản sinh prostaglandin ở thận ít quan trọng về mặt sinh lý với người bệnh có thận bình thường, nhưng có vai trò rất quan trọng trong duy trì lưu thông máu qua thận ở người suy thận mạn tính, suy tim, suy gan, hoặc có rối loạn về thể tích huyết tương. Ở những người bệnh này, tác dụng ức chế tổng hợp prostaglandin ở thận của aspirin có thể dẫn đến suy thận cấp tính, giữ nước và suy tim cấp tính.
Dược động học
Khả dụng sinh học uống (%): 68 ± 3.
Gắn với protein huyết tương (%): 49. Tăng urê máu làm giảm gắn với protein huyết tương. Ðộ thanh thải (ml/phút/kg): 9,3 ±1,1. Ðộ thanh thải thay đổi ở người cao tuổi, người xơ gan.
Thể tích phân bố (lít/kg): 0,15 ± 0,03.
Nửa đời (giờ): 0,25 ± 0,03. Nửa đời thay đổi ở người viêm gan.
Ðào thải qua thận chủ yếu dưới dạng acid salicylic tự do và các chất chuyển hóa liên hợp.
Chỉ định
Aspirin được chỉ định để giảm các cơn đau nhẹ và vừa, đồng thời giảm sốt. Vì có tỷ lệ cao về tác dụng phụ đến đường tiêu hóa, nên aspirin hay được thay thế bằng paracetamol, dung nạp tốt hơn. Aspirin cũng được sử dụng trong chứng viêm cấp và mạn như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên, viêm (thoái hóa) xương khớp và viêm đốt sống dạng thấp.
Nhờ tác dụng chống kết tập tiểu cầu, aspirin được sử dụng trong dự phòng thứ phát nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở những người bệnh có tiền sử về những bệnh này.
Aspirin cũng được chỉ định trong điều trị hội chứng Kawasaki vì có tác dụng chống viêm, hạ sốt và chống huyết khối.
Chống chỉ định
Do nguy cơ dị ứng chéo, không dùng aspirin cho người đã có triệu chứng hen, viêm mũi hoặc mày đay khi dùng aspirin hoặc những thuốc chống viêm không steroid khác trước đây. Người có tiền sử bệnh hen không được dùng aspirin, do nguy cơ gây hen thông qua tương tác với cân bằng prostaglandin và thromboxan. Những người không được dùng aspirin còn gồm người có bệnh ưa chảy máu, giảm tiểu cầu, loét dạ dày hoặc tá tràng đang hoạt động, suy tim vừa và nặng, suy gan, suy thận, đặc biệt người có tốc độ lọc cầu thận dưới 30 ml/phút và xơ gan.
Thận trọng
Cần thận trọng khi điều trị đồng thời với thuốc chống đông máu hoặc khi có nguy cơ chảy máu khác. Không kết hợp aspirin với các thuốc kháng viêm không steroid và các glucocorticoid. Khi điều trị cho người bị suy tim nhẹ, bệnh thận hoặc bệnh gan, đặc biệt khi dùng đồng thời với thuốc lợi tiểu, cần quan tâm xem xét cẩn thận nguy cơ giữ nước và nguy cơ giảm chức năng thận.Ở trẻ em khi dùng aspirin đã gây ra một số trường hợp hội chứng Reye, vì vậy đã hạn chế nhiều chỉ định dùng aspirin cho trẻ em. Người cao tuổi có thể dễ bị nhiễm độc aspirin, có khả năng do giảm chức năng thận. Cần phải dùng liều thấp hơn liều thông thường dùng cho người lớn.
Thời kỳ mang thai
Aspirin ức chế cyclooxygenase và sự sản sinh prostaglandin; điều này quan trọng với sự đóng ống động mạch. Aspirin còn ức chế co bóp tử cung, do đó gây trì hoãn chuyển dạ. Tác dụng ức chế sản sinh prostaglandin có thể dẫn đến đóng sớm ống động mạch trong tử cung, với nguy cơ nghiêm trọng tăng huyết áp động mạch phổi và suy hô hấp sơ sinh. Nguy cơ chảy máu tăng lên ở cả mẹ và thai nhi, vì aspirin ức chế kết tập tiểu cầu ở mẹ và thai nhi. Do đó, không được dùng aspirin trong 3 tháng cuối cùng của thời kỳ mang thai.
Thời kỳ cho con bú
Aspirin vào trong sữa mẹ, nhưng với liều điều trị bình thường có rất ít nguy cơ xảy ra tác dụng có hại ở trẻ bú sữa mẹ.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
ADR phổ biến nhất liên quan đến hệ tiêu hóa, thần kinh và cầm máu.
Tần số ADR phụ thuộc vào liều. Có tới 5% tổng số người được điều trị có ADR. Thường gặp nhất là triệu chứng tiêu hóa (4%) và ở liều cao (trên 3 g một ngày), tỷ lệ người có ADR là trên 50% tổng số người được điều trị.
Thường gặp, ADR >1/100
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, khó tiêu, khó chịu ở thượng vị, ợ nóng, đau dạ dày, loét dạ dày - ruột.
Hệ thần kinh trung ương: Mệt mỏi.
Da: Ban, mày đay.
Huyết học: Thiếu máu tan máu.
Thần kinh - cơ và xương: Yếu cơ.
Hô hấp: Khó thở.
Khác: Sốc phản vệ.
Ít gặp, 1/1000 < ADR <1/100
Hệ thần kinh trung ương: Mất ngủ, bồn chồn, cáu gắt.
Nội tiết và chuyển hóa: Thiếu sắt.
Huyết học: Chảy máu ẩn, thời gian chảy máu kéo dài, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu.
Gan: Ðộc hại gan.
Thận: Suy giảm chức năng thận.
Hô hấp: Co thắt phế quản.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
ADR trên hệ thần kinh trung ương có thể hồi phục hoàn toàn trong vòng 2 - 3 ngày sau khi ngừng thuốc. Nếu có các triệu chứng chóng mặt, ù tai, giảm thính lực hoặc thương tổn gan, phải ngừng thuốc. ở người cao tuổi, nên điều trị với liều aspirin thấp nhất có hiệu lực và trong thời gian ngắn nhất có thể được. Ðiều trị sốc phản vệ do aspirin với liệu pháp giống như khi điều trị các phản ứng phản vệ cấp tính. Adrenalin là thuốc chọn lọc và thường kiểm soát dễ dàng chứng phù mạch và mày đay.
Liều lượng và cách dùng
Người lớn (liều dùng cho người cân nặng 70 kg).
Giảm đau/giảm sốt: Uống 325 đến 650 mg, cách 4 giờ 1 lần, nếu cần, khi vẫn còn triệu chứng.
Chống viêm (viêm khớp dạng thấp): Uống 3 - 5 g/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ.
Ða số người bị viêm khớp dạng thấp có thể được kiểm soát bằng aspirin đơn độc hoặc bằng các thuốc chống viêm không steroid khác. Một số người có bệnh tiến triển hoặc kháng thuốc cần các thuốc độc hơn (đôi khi gọi là thuốc hàng thứ hai) như muối vàng, hydroxy-cloroquin, penicilamin, adrenocorticosteroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch, đặc biệt methotrexat.
ức chế kết tập tiểu cầu: Uống 100 - 150 mg/ngày.
Trẻ em:
Giảm đau/hạ nhiệt: Uống 50 - 75 mg/kg/ngày, chia làm 4 - 6 lần, không vượt quá tổng liều 3,6 g/ngày. Nhưng chỉ định rất hạn chế vì nguy cơ hội chứng Reye.
Chống viêm khớp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên: Uống 80 - 100 mg/kg/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ (5 - 6 lần), tối đa 130 mg/kg/ngày khi bệnh nặng lên, nếu cần.
Bệnh Kawasaki:
Trong giai đoạn đầu có sốt: Uống trung bình 100 mg/kg/ngày (80 - 120 mg/kg/ngày), chia làm 4 lần, trong 14 ngày hoặc cho tới khi hết viêm. Cần điều chỉnh liều để đạt và duy trì nồng độ salicylat từ 20 đến 30 mg/100 ml huyết tương.
Trong giai đoạn dưỡng bệnh: Uống 3 - 5 mg/kg/ngày (uống 1 lần). Nếu không có bất thường ở động mạch vành thì thường phải tiếp tục điều trị tối thiểu 8 tuần. Nếu có bất thường tại động mạch vành, phải tiếp tục điều trị ít nhất 1 năm, kể cả khi bất thường đó đã thoái lui. Trái lại nếu bất thường tồn tại dai dẳng, thì phải điều trị lâu hơn nữa.
Tương tác thuốc
Nói chung nồng độ salicylat trong huyết tương ít bị ảnh hưởng bởi các thuốc khác, nhưng việc dùng đồng thời với aspirin làm giảm nồng độ của indomethacin, naproxen, và fenoprofen. Tương tác của aspirin với warfarin làm tăng nguy cơ chảy máu, và với methotrexat, thuốc hạ glucose máu sulphonylurea, phenytoin, acid valproic làm tăng nồng độ thuốc này trong huyết thanh và tăng độc tính. Tương tác khác của aspirin gồm sự đối kháng với natri niệu do spironolacton và sự phong bế vận chuyển tích cực của penicilin từ dịch não - tủy vào máu. Aspirin làm giảm tác dụng các thuốc acid uric niệu như probenecid và sulphinpyrazol.
Ðộ ổn định và bảo quản
Cần bảo quản aspirin ở nơi khô và mát. Trong không khí ẩm, thuốc thủy phân dần dần thành acid salicylic và acetic và có mùi giống như giấm; nhiệt làm tăng tốc độ thủy phân. Bảo quản thuốc đạn trong tủ lạnh, không để đóng băng. Không dùng nếu thuốc có mùi giống như giấm mạnh.
Tương kỵ
Trong dung dịch nước hoặc nước ethanol, aspirin thủy phân thành acid salicylic và acetic, tốc độ thủy phân tăng lên ở nhiệt độ cao và phụ thuộc vào pH.
Quá liều và xử trí
Ðiều trị quá liều salicylat gồm:
Làm sạch dạ dày bằng cách gây nôn (chú ý cẩn thận để không hít vào) hoặc rửa dạ dày, cho uống than hoạt. Theo dõi và nâng đỡ các chức năng cần thiết cho sự sống. Ðiều trị sốt cao; truyền dịch, chất điện giải, hiệu chỉnh mất cân bằng acid - bazơ; điều trị chứng tích ceton; giữ nồng độ glucose huyết tương thích hợp.
Theo dõi nồng độ salicylat huyết thanh cho tới khi thấy rõ nồng độ đang giảm tới mức không độc. Khi đã uống một liều lớn dạng thuốc giải phóng nhanh, nồng độ salicylat 500 microgam/ml (50 mg trong 100 ml)
2 giờ sau khi uống cho thấy ngộ độc nghiêm trọng, nồng độ salicylat trên 800 microgam/ml (80 mg trong 100 ml) 2 giờ sau khi uống cho thấy có thể gây chết. Ngoài ra, cần theo dõi trong thời gian dài nếu uống quá liều mức độ lớn, vì sự hấp thu có thể kéo dài; nếu xét nghiệm thực hiện trước khi uống 6 giờ không cho thấy nồng độ độc salicylat, cần làm xét nghiệm nhắc lại.
Gây bài niệu bằng kiềm hóa nước tiểu để tăng thải trừ salicylat. Tuy vậy, không nên dùng bicarbonat uống, vì có thể làm tăng hấp thu salicylat. Nếu dùng acetazolamid, cần xem xét kỹ tăng nguy cơ nhiễm acid chuyển hóa nghiêm trọng và ngộ độc salicylat (gây nên do tăng thâm nhập salicylat vào não vì nhiễm acid chuyển hóa).
Thực hiện truyền thay máu, thẩm tách máu, thẩm tách phúc mạc, nếu cần khi quá liều nghiêm trọng.
Theo dõi phù phổi và co giật và thực hiện liệu pháp thích hợp nếu cần.
Truyền máu hoặc dùng vitamin K nếu cần để điều trị chảy máu.
Thông tin qui chế
Acid acetylsalicylic (aspirin) có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ 4 năm 1999.
ACID CHENODEOXYCHOLIC
(CHENODIOL)
Tên chung quốc tế: Chenodeoxycholic acid.
Mã ATC: A05A A01.
Loại thuốc: Thuốc chống sỏi mật.
Dạng thuốc và hàm lượng
Nang 250 mg.
Viên nén bao phim 250 mg.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Acid chenodeoxycholic là acid mật chủ yếu có trong mật người và phần lớn động vật có xương sống. Khi uống, thuốc làm giảm tổng hợp cholesterol ở gan và cung cấp thêm muối mật cho kho dự trữ chung của cơ thể để hòa tan cholesterol và lipid. Thuốc được dùng để làm tan các sỏi giầu cholesterol ở người bệnh có túi mật vẫn còn hoạt động.
Dược động học
Chenodiol hấp thu tốt qua ruột non, được gan giữ lại, liên hợp rồi bài tiết vào mật. Vì độ thanh thải khi qua gan lần đầu chiếm khoảng 60 đến 80% lượng thuốc, nên chenodiol chung của cơ thể chủ yếu khu trú trong tuần hoàn ruột - gan; hàm lượng acid mật trong huyết thanh và nước tiểu không bị ảnh hưởng đáng kể. Bình thường một phần thuốc đến đại tràng, chuyển thành acid lithocholic nhờ tác dụng của vi khuẩn. Khoảng 80% acid lithocholic bài xuất vào phân, phần còn lại tái hấp thu và liên hợp ở gan.
Chỉ định
Chenodiol được chỉ định để làm tan sỏi cholesterol ở những người bệnh sỏi mật không cản quang không biến chứng và túi mật vẫn còn hoạt động. Liệu pháp chenodiol có hiệu quả hơn nếu sỏi nhỏ và sỏi thuộc loại nổi trong nước.
Chống chỉ định
Rối loạn chức năng gan hoặc bất thường đường dẫn mật.
Túi mật không hiện hình được khi chụp đường mật, có uống thuốc cản quang.
Sỏi cản tia X (chứa calci).
Sỏi mật có biến chứng hoặc có chỉ định phải phẫu thuật.
Bệnh viêm ruột hoặc loét dạ dày - tá tràng đang hoạt động.
Thời kỳ mang thai.
Thận trọng
Người bệnh mẫn cảm với các chế phẩm acid mật khác cũng có thể mẫn cảm với chenodiol.
Chenodiol độc với gan trên súc vật thực nghiệm bao gồm cả linh trưởng gần với người. Phải ngừng dùng chenodiol nếu aminotransferase vượt quá 3 lần giới hạn trên của mức bình thường.
Thời kỳ mang thai
Các nghiên cứu trên súc vật cho thấy chenodiol, khi dùng với liều gấp nhiều lần liều tối đa cho người, gây tổn thương gan, thận và thượng thận của thai nhi. Không nên dùng chenodiol trong thời kỳ mang thai.
Thời kỳ cho con bú
ở người chưa thấy có tư liệu nào nói đến chenodiol có bài tiết vào sữa hay không.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Thường gặp, ADR > 1/100
Tiêu hoá: Ỉa chảy (nhẹ), đau vùng túi mật.
Khác: Tăng aminotransferase.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Nội tiết và chuyển hóa: Tăng cholesterol và cholesterol trong lipoprotein tỷ trọng thấp.
Tiêu hóa: Khó tiêu.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Tiêu hoá: Ỉa chảy (nặng), co cứng cơ, buồn nôn, nôn, đầy hơi, táo bón.
Huyết học: Giảm bạch cầu.
Gan: Ứ mật trong gan.
Liều lượng và cách dùng
Liều thường dùng của người lớn:
Uống: 13 - 16 mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 2 lần, cùng với thức ăn hoặc sữa vào buổi sáng và tối.
Nên uống liều ban đầu 250 mg mỗi ngày trong 2 tuần đầu điều trị, sau đó mỗi tuần tăng thêm 250 mg/ngày cho tới liều khuyến cáo hoặc đạt tới liều tối đa cho phép.
Người bệnh quá cân (thể trọng quá lớn) có thể cần tới liều 20 mg/kg thể trọng/ngày.
Liều thường dùng cho trẻ em chưa được xác định.
Chú ý:
Tùy theo kích cỡ và thành phần của sỏi mật có cholesterol, có thể phải điều trị kéo dài 3 tháng đến 2 năm. Cứ cách từ 3 đến 9 tháng lại chụp X quang túi mật hoặc siêu âm để theo dõi đáp ứng với thuốc. Có thể ngừng điều trị khi sỏi mật đã tan hết được khẳng định lại lần thứ hai bằng chụp X quang túi mật sau lần trước 1 - 3 tháng.
Liệu pháp chenodiol tỏ ra không hiệu quả nếu sau 9 - 12 tháng mà không thấy dấu hiệu tan sỏi mật. Nếu sau 18 tháng điều trị vẫn không thấy dấu hiệu đáp ứng thì ngừng liệu pháp chenodiol.
Tương tác thuốc
Các antacid chứa nhôm, cholestyramin hay colestipol dùng cùng với chenodiol, có thể liên kết với chenodiol, do đó làm giảm hấp thu thuốc này.
Các thuốc chống tăng lipid máu, đặc biệt là clofibrat, hoặc các estrogen, neomycin, các progestin dùng cùng với chenodiol có thể làm giảm tác dụng của chenodiol, vì làm tăng bão hòa cholesterol ở mật.
Ðộ ổn định và bảo quản
Bảo quản dưới 40oC, tốt nhất từ 15 - 30oC, trong lọ kín.
Quá liều và xử trí
Các triệu chứng quá liều gồm ỉa chảy và rối loạn chức năng gan. Không có thuốc giải độc đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ bằng rửa dạ dày với ít nhất một lít hỗn dịch cholestyramin hoặc than hoạt (nồng độ 2 g trong 100 ml nước) và uống 50 ml hỗn dịch nhôm hydroxyd.
ACID BORIC
Tên chung quốc tế: Boric acid.
Mã ATC: S02A A03.
Loại thuốc: Sát khuẩn tại chỗ.
Dạng thuốc và hàm lượng
Thuốc mỡ tra mắt 5%, 10%.
Thuốc mỡ dùng ngoài da: 5%, 10%.
Dung dịch nhỏ tai: 2,75% trong cồn isopropyl.
Dung dịch trong nước để rửa mắt, súc miệng: 2%, 4%
Dược lý và cơ chế tác dụng
Acid boric là thuốc sát khuẩn tại chỗ có tác dụng kìm khuẩn và kìm nấm yếu. Thường đã được thay thế bằng những thuốc khử khuẩn có hiệu lực và ít độc hơn.
Dược động học
Acid boric được hấp thu qua đường tiêu hóa, qua da bị tổn thương, vết thương và niêm mạc. Thuốc không thấm dễ dàng qua da nguyên vẹn. Khoảng 50% lượng thuốc hấp thu được bài tiết qua nước tiểu trong vòng 12 giờ, phần còn lại có thể bài tiết trong vòng 5 đến 7 ngày.
Chỉ định
Mắt: Sát khuẩn nhẹ trong viêm mi mắt.
Dung dịch acid boric trong nước được dùng để rửa cho sạch, làm dễ chịu và dịu mắt bị kích ứng, và cũng dùng để loại bỏ dị vật trong mắt.
Tai: Phòng viêm tai (ở người đi bơi).
Tại chỗ: Dùng làm chất bảo vệ da để giảm đau, giảm khó chịu trong trường hợp da bị nứt nẻ, nổi ban, da khô, những chỗ da bị cọ sát, cháy nắng, rát do gió, côn trùng đốt hoặc các kích ứng da khác. Thuốc cũng được dùng tại chỗ để điều trị nhiễm nấm trên bề mặt, tuy nhiên hiệu quả tác dụng chưa được rõ lắm.
Có thể dùng để vệ sinh trong sản phụ khoa.
Ngày nay ít dùng trong điều trị tại chỗ bệnh da.
Acid boric và natri borat dùng làm chất đệm trong các thuốc nhỏ mắt và thuốc dùng ngoài da.
Chống chỉ định
Mẫn cảm với acid boric.
Không bôi lên chỗ da bị viêm.
Thận trọng
Không bôi nhiều lần trên một diện tích da rộng. Không bôi lượng lớn thuốc lên các vết thương, vết bỏng, da bị mài mòn, da bị lột. Ðã có trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong sau khi dùng tại chỗ một lượng lớn acid boric (dạng bột, thuốc mỡ, dung dịch).
Nguy cơ nhiễm độc toàn thân do bôi tại chỗ tùy thuộc nồng độ, thời gian dùng thuốc và tuổi người bệnh. Thận trọng với trẻ em, vì dễ nhạy cảm hơn người lớn. Không nên dùng mỡ acid boric cho trẻ dưới 2 tuổi.
Chế phẩm để dùng ngoài da thì không được bôi lên mắt.
Thời kỳ mang thai
Tránh dùng cho người mang thai. Chưa có thông tin nào nói về khả năng gây độc cho bào thai và người mang thai.
Thời kỳ cho con bú
Không có thông tin nào nói về độc tính của thuốc khi dùng trong thời kỳ cho con bú. Không nên bôi thuốc vùng quanh vú khi cho con bú.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Tác dụng có hại không đáng kể khi bôi thuốc có nồng độ 5% hoặc ít hơn lên các vùng da nguyên vẹn.
Có thể thấy các tác dụng không mong muốn liên quan đến nhiễm độc acid boric cấp hay mạn, như:
Tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, ỉa chảy.
Da: Ban đỏ, ngứa, kích ứng, rụng lông tóc.
Thần kinh trung ương: Kích thích sau đó bị ức chế, sốt.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Ngừng bôi thuốc mỡ acid boric lên da khi có kích ứng tại chỗ bôi. Ngừng thuốc khi có các tác dụng không mong muốn (ADR).
Liều lượng và cách dùng
Dùng cho mắt: Bôi vào mi mắt dưới 1 - 2 lần/ngày.
Có dung dịch acid boric dùng để rửa mắt: Dùng một cốc rửa mắt để đưa dung dịch vào mắt. Chú ý tránh để nhiễm bẩn vành và mặt trong của cốc. Ðể rửa mắt bị kích ứng và để loại bỏ vật lạ trong mắt, đổ dung dịch đầy thể tích cốc, rồi áp chặt vào mắt. Ngửa đầu về phía sau, mắt mở rộng, đảo nhãn cầu để đảm bảo cho mắt được ngâm kỹ với dung dịch rửa. Cốc rửa mắt phải tráng với nước sạch ngay trước và sau khi sử dụng. Nếu dung dịch acid boric rửa mắt bị biến màu hoặc vẩn đục, phải loại bỏ. Cần nhắc nhở người bệnh để dung dịch acid boric rửa mắt xa tầm với của trẻ em.
Tai: Nhỏ 2 - 4 giọt vào tai.
Dùng ngoài da: Bôi lên da, 3 - 4 lần/ngày.
Không nên tự dùng thuốc mỡ acid boric để điều trị bệnh nấm da chân hoặc nấm da lâu quá 4 tuần hoặc ngứa quá 2 tuần.
Ðộ ổn định và bảo quản
Acid boric bền ngoài không khí. Dung dịch acid boric cần để trong đồ đựng kín, ở nhiệt độ phòng.
Ðể xa tầm với của trẻ em.
Tương kỵ
Acid boric là một acid yếu, tương kỵ với các carbonat và hydroxyd kiềm. Ở nồng độ gần bão hoà, dung dịch acid boric tương kỵ với benzalkonium clorid. Khi phối hợp acid boric với acid salicylic, dung dịch acid boric tạo tủa borosalicylat.
Quá liều và xử trí
Triệu chứng: Khởi đầu buồn nôn, nôn, đau thượng vị, ỉa chảy rồi nổi ban da và tróc vảy sau 1 - 2 ngày. Sau đó là triệu chứng thần kinh trung ương như đau đầu, lú lẫn tiếp theo là co giật. Hoại tử ống thận cấp có thể xảy ra với triệu chứng vô niệu hoặc thiểu niệu, tăng natri máu, tăng clor và kali máu. Cuối cùng là sốt cao, giảm huyết áp, nhịp tim nhanh và sốc.
Ðiều trị: Chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ tăng cường. Nếu ngộ độc do uống và nếu người bệnh tỉnh, cần rửa dạ dày ngay bằng nước ấm. Dùng than hoạt và thuốc tẩy xổ cũng có ích. Rửa sạch thuốc nếu có ở niêm mạc hoặc trên da.
Dùng các dịch điện giải thích hợp.
Có thể điều trị cơn co giật bằng benzodiazepin hoặc một barbiturat tác dụng ngắn.
Có thể tăng thải trừ borat bằng thẩm tách máu, thẩm tách màng bụng và truyền máu thay thế.
ACID ETHACRYNIC
Tên chung quốc tế: Etacrynic acid.
Mã ATC: C03C C01.
Loại thuốc: Lợi tiểu, chống tăng huyết áp, chống tăng calci huyết.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén 25 mg, 50 mg acid ethacrynic.
Lọ 50 mg acid ethacrynic (dạng bột natri ethacrynat), chỉ dùng tiêm tĩnh mạch.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Acid ethacrynic là thuốc lợi tiểu quai có tác dụng dược lý giống như furosemid. Acid ethacrynic dùng để điều trị các trường hợp phù như phù phổi, phù do suy tim, do thận (bao gồm hội chứng thận hư), xơ gan (trừ các trường hợp phù do ứ trệ tĩnh mạch ngoại vi hoặc do các thuốc chẹn calci gây ra).Tuy acid ethacrynic không phải là thuốc được lựa chọn đầu tiên trong điều trị tăng huyết áp vô căn, nhưng có thể chỉ định phối hợp để điều trị tăng huyết áp ở người suy thận. Trong tiếp cận chăm sóc từng bước điều trị tăng huyết áp, acid ethacrynic có thể thay thế cho thuốc lợi tiểu thiazid ở người bệnh suy thận. Acid ethacrynic cũng được dùng trong điều trị tăng calci huyết.
Cơ chế: Acid ethacrynic ức chế vận chuyển tích cực clorid trong ống thận ở nhánh lên của quai Henle, làm giảm tái hấp thu ion Na+ và Cl - . Thuốc cũng làm tăng thải trừ ion K+ ở ống lượn xa, và có tác dụng trực tiếp trên sự chuyển vận các chất điện giải ở ống lượn gần . Kết quả làm tăng thải trừ nước và các ion Na+, Cl - , K+, H+, Mg++ và Ca++. Ban đầu lượng Cl - thải tương đương với tổng lượng Na+, K+ nhưng khi dùng kéo dài thì thải trừ Na+ và Cl - giảm dần còn thải trừ K+, H+ tăng lên. Thuốc cũng làm giảm nồng độ amoni nước tiểu và làm giảm pH nước tiểu nhưng không ảnh hưởng tới thải trừ bicarbonat.
Acid ethacrynic ít hoặc không tác dụng trực tiếp tới tốc độ lọc ở cầu thận và lượng máu qua thận, nhưng nếu bài niệu xảy ra nhanh, hoặc quá nhiều sẽ làm giảm rõ rệt tốc độ lọc ở cầu thận, làm giảm thể tích huyết tương. Cũng như với các thuốc lợi tiểu khác tác dụng hạ huyết áp có thể do giảm thể tích huyết tương ở người bệnh dùng acid ethacrynic.
Liều thấp acid ethacrynic giữ lại acid uric, nhưng liều cao hoặc tiêm tĩnh mạch có thể gây tăng acid uric niệu tạm thời. Giống như các thuốc lợi tiểu thiazid, hiệu lực của acid ethacrynic không phụ thuộc cân bằng toan - kiềm của người bệnh.
Acid ethacrynic cũng có ảnh hưởng tới chuyển hóa hydrat cacbon và nồng độ glucose trong máu nhưng yếu hơn các thuốc lợi tiểu thiazid; tuy nhiên thuốc làm giảm nồng độ insulin khi đói, giảm tăng nồng độ insulin sau khi uống glucose và gây tăng glucose máu và glucose niệu nếu liều dùng hàng ngày vượt quá 200 mg. Những tác dụng này là do giảm kali máu, với liều quá cao có thể có nguy cơ loạn nhịp tim, đặc biệt ở người bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Dược động học
Sau khi uống, acid ethacrynic hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, sau khoảng 30 phút thì có tác dụng lợi tiểu và đạt nồng độ tối đa trong máu sau khoảng 2 giờ. Thời gian tác dụng kéo dài trung bình 6 - 8 giờ, nhưng có thể tiếp tục tới 12 giờ.
Sau khi tiêm tĩnh mạch bài niệu thường xảy ra trong vòng 5 phút và đạt nồng độ tối đa trong máu sau 15 đến 30 phút và kéo dài khoảng 2 giờ.
Thuốc được tích lũy chủ yếu ở gan, không vào dịch não tủy. Acid ethacrynic chuyển hóa ở gan tạo thành dạng liên hợp với cystein (ethacrynat cystein) là dạng có hoạt tính nhất của thuốc và tạo ra một dạng không bền chưa xác định được. Xấp xỉ 30 - 65% liều thuốc tiêm tĩnh mạch thải qua nước tiểu và 35 - 40 % thải qua mật, một phần dưới dạng liên hợp cystein.
Tốc độ thải trừ qua nước tiểu của acid ethacrynic tăng lên khi pH nước tiểu tăng và giảm khi dùng cùng với probenecid.
Chỉ định
Ðiều trị phù: Phù phổi, phù do xơ gan, do suy tim sung huyết, hoặc do bệnh thận.
Tăng huyết áp: Do nguy cơ độc cho tai gia tăng, nên dành acid ethacrynic cho người dị ứng với sulfonamid bao gồm cả các thuốc lợi tiểu quai khác và thiazid, hoặc cho người bộc lộ rõ viêm thận kẽ khi dùng các thuốc thay thế.
Các chỉ định khác: Tăng calci huyết; ngộ độc ethylenglycol, bromid. Thuốc cũng được dùng điều trị đái tháo nhạt do thận mà không đáp ứng với vasopressin và clorpropamid.
Chống chỉ định
Quá mẫn với thuốc hoặc bất kỳ thành phần nào của dạng bào chế.
Bệnh thận mạn tính hoặc tiến triển, vô niệu hoặc suy thận kèm vô niệu, hạ huyết áp, mất nước, nồng độ natri huyết thanh thấp hoặc ỉa chảy nặng, kiềm chuyển hóa kèm hạ kali huyết, suy gan, hôn mê gan, tiền hôn mê gan kèm xơ gan, tăng nitơ huyết và thiểu niệu, mất cân bằng điện giải.
Thận trọng
Acid ethacrynic chỉ được dùng rất thận trọng ở người bệnh xơ gan, đặc biệt những người có tiền sử mất cân bằng điện giải hoặc bệnh não do gan. Acid ethacrynic cũng gây các tác dụng bất lợi nặng đối với gan và máu, vì vậy trong quá trình điều trị phải theo dõi chức năng gan.
Thời kỳ mang thai
Acid ethacrynic qua được nhau thai và gây mất cân bằng nặng các chất điện giải. Có những ca giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh, vì vậy không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai.
Thời kỳ cho con bú
Chưa biết thuốc có vào sữa mẹ hay không. Acid ethacrynic chống chỉ định dùng cho người cho con bú.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Các tác dụng không mong muốn không liên quan tới tác dụng lợi tiểu rất hiếm gặp , mà chủ yếu do mất cân bằng điện giải và dịch của cơ thể.
Thường gặp, ADR > 1/100
Toàn thân: Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt.
Thần kinh trung ương: Lú lẫn.
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, chán ăn.
Chuyển hóa: Hạ kali huyết, hạ natri huyết, kiềm chuyển hóa do hạ clor huyết, tăng acid uric máu.
Tai: Ù tai, điếc.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Chuyển hóa: Bệnh gút, tăng glucose huyết, giảm magnesi huyết.
Mắt: Nhìn mờ.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Toàn thân: Phát ban da, sốt, rét run.
Máu: Mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết.
Tiêu hóa: Khó nuốt, chảy máu đường tiêu hóa.
Gan: Tăng nồng độ enzym gan, viêm tụy.
Thần kinh: Dị cảm.
Tiết niệu: Tiểu ra máu.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Nguy cơ hạ kali huyết xảy ra khi dùng acid ethacrynic liều cao, đặc biệt khi người bệnh lại bị xơ gan, đang điều trị kết hợp với glucocorticoid hoặc ACTH . Hậu quả hạ kali huyết có thể làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim (nhất là ở người bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim), và tăng nhạy cảm và tác dụng không mong muốn của digitalis.
Có thể hạn chế tác dụng không mong muốn do mất quá mức dịch và chất điện giải của cơ thể bằng cách khởi đầu điều trị với liều nhỏ, rồi điều chỉnh liều một cách thận trọng nếu có thể bằng cách dùng chế độ điều trị cách quãng và theo dõi cân nặng của người bệnh. Ðể ngăn ngừa hạ natri huyết và clor huyết có thể cho ăn nhạt vừa (tuy nhiên đối với người bệnh xơ gan thì lại phải hạn chế ăn muối trong khi dùng thuốc lợi tiểu).
Trường hợp xảy ra mất cân bằng điện giải và/hoặc lợi tiểu quá mức , nên ngừng thuốc hoặc giảm liều cho tới khi cân bằng nội môi được thiết lập trở lại.
Liều lượng và cách dùng
Vì thuốc gây nguy cơ mất nước và điện giải cao, nên liều dùng phải điều chỉnh cẩn thận đối với từng người bệnh. Ðiều chỉnh liều lượng phải dựa vào cân nặng của người bệnh trước, trong và sau khi dùng thuốc.
Người lớn:
Liều uống: Khởi đầu 50 mg/ngày rồi tăng dần từng bước 25 mg/ngày. Liều thường từ 50 - 150 mg/ngày. Với người bệnh phù phổi cần phải khởi đầu với liều cao hơn. Liều tối đa 200 mg, 2 lần trong ngày. Ðể điều trị tăng huyết áp mạn tính, chỉ dùng 25 mg/ngày, và không được dùng trên 50 mg/ngày.
Liều tiêm tĩnh mạch: 0,5 - 1 mg/kg thể trọng hoặc 50 mg tới tối đa là 100 mg, thường chỉ nên tiêm 1 liều, nếu tiêm liều thứ 2 thì cần phải tiêm vào vị trí khác để tránh viêm tĩnh mạch huyết khối.
Tránh dùng cho người bệnh suy thận có độ thanh thải creatinin < 10 ml/phút.
Trẻ em:
Liều uống:
Trẻ nhỏ: Chưa xác định dùng acid ethacrynic cho trẻ nhỏ.
Trẻ lớn: Khởi đầu 25 mg hoặc 1 mg/kg thể trọng, tăng dần cho tới khi đạt hiệu quả, mỗi lần tăng 25 mg.
Liều tiêm tĩnh mạch: Không có liều xác định cho trẻ em.
Cách pha dung dịch tiêm tĩnh mạch:
Pha ống bột natri ethacrynat với 50 ml dung dịch glucose 5 % hoặc dung dịch natri clorid tiêm 0,9 % cuối cùng được dung dịch có hàm lượng 1 mg acid ethacrynic trong 1 ml.
Chú ý: Chỉ dùng natri ethacrynat bằng đường tiêm tĩnh mạch khi cần lợi tiểu khẩn cấp hoặc khi người bệnh không thể uống được. Thuốc không được dùng tiêm dưới da hoặc tiêm bắp vì gây đau và kích ứng nơi tiêm.
Tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng đồng thời acid ethacrynic với một số thuốc sau:
Thuốc aminosid: Dùng đồng thời 2 thuốc với nhau có thể hiệp đồng làm tăng độc tính với tai.
Thuốc chống đông: Làm tăng tác dụng chống đông.
Digitalis: Làm tăng loạn nhịp tim do digital.
Lithi: Làm tăng nồng độ lithi trong huyết tương.
Propranolol: Làm tăng nồng độ của propranolol trong huyết tương.
Thuốc sulfonylurê: Làm tăng glucose máu.
Cisplatin: Làm tăng độc tính với tai của acid ethacrynic.
Probenecid và thuốc chống viêm không steroid: Làm giảm tác dụng lợi tiểu của acid ethacrynic.
Thuốc lợi tiểu thiazid: Hiệp đồng làm tăng tác dụng lợi tiểu của cả 2 thuốc dẫn tới lợi tiểu quá mức.
Ðộ ổn định và bảo quản
Bảo quản dạng viên nén và dạng bột pha tiêm ở nhiệt độ dưới 400C, tốt nhất là trong khoảng từ 15 - 300C. Dạng viên nén phải để trong lọ nút chặt, dạng tiêm thì bảo quản tránh ánh sáng. Dung dịch tiêm natri ethacrynat chỉ bền vững trong thời gian ngắn ở khoảng pH 7 và ở nhiệt độ phòng, và phải dùng trong vòng 24 giờ sau khi pha. Dung dịch kém bền hơn khi nhiệt độ và pH tăng lên.
Tương kỵ
Natri ethacrynat tương kỵ với các dung dịch hoặc các thuốc có pH cuối cùng dưới 5, với máu toàn phần và các chế phẩm của máu, với normosol M.
Natri ethacrynat tương hợp với các dung dịch truyền: Dung dịch 6% dextran 75 trong nước muối sinh lý, glucose 5% trong nước muối sinh lý hoặc trong nước, normosol - R (pH 7,4), dung dịch tiêm Ringer, dung dịch tiêm Ringer lactat, nước muối sinh lý, nước cất pha tiêm.
Thông tin qui chế
Thuốc dạng tiêm phải được kê đơn và bán theo đơn.
ACID FOLIC
Tên chung quốc tế: Folic acid.
Mã ATC: B03B B01.
Loại thuốc: Vitamin.
Dạng thuốc và hàm lượng
Nang, dung dịch, viên nén 0,4 mg; 0,8 mg; 1 mg; 5 mg.
Chế phẩm phối hợp đa vitamin khác nhau với hàm lượng khác nhau để uống, chế phẩm phối hợp với sắt. Chế phẩm tiêm bắp, tĩnh mạch hoặc dưới da, dưới dạng muối của acid folic 5 mg/ml.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Acid folic là vitamin thuộc nhóm B. Trong cơ thể, nó được khử thành tetrahydrofolat là coenzym của nhiều quá trình chuyển hóa trong đó có tổng hợp các nucleotid có nhân purin hoặc pyrimidin; do vậy ảnh hưởng lên tổng hợp DNA. Khi có vitamin C, acid folic được chuyển thành leucovorin là chất cần thiết cho sự tổng hợp DNA và RNA. Acid folic là yếu tố không thể thiếu được cho tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường; thiếu acid folic gây ra thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ giống như thiếu máu do thiếu vitamin B12. Acid folic cũng tham gia vào một số biến đổi acid amin, vào sự tạo thành và sử dụng format.
Thuốc giải phóng nhanh ở dạ dày và hấp thu chủ yếu ở đoạn đầu ruột non. Acid folic trong chế độ ăn bình thường được hấp thu rất nhanh và phân bố ở các mô trong cơ thể. Thuốc được tích trữ chủ yếu ở gan và được tập trung tích cực trong dịch não tủy. Mỗi ngày khoảng 4 - 5 microgam đào thải qua nước tiểu. Uống acid folic liều cao làm lượng vitamin đào thải qua nước tiểu tăng lên theo tỷ lệ thuận. Acid folic đi qua nhau thai và có ở trong sữa mẹ.
Chỉ định
Ðiều trị và phòng tình trạng thiếu acid folic (không do chất ức chế, dihydrofolat reductase).
Thiếu acid folic trong chế độ ăn, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic (kém hấp thu, ỉa chảy kéo dài), bổ sung acid folic cho người mang thai (đặc biệt nếu đang được điều trị sốt rét hay lao).
Bổ sung acid folic cho người bệnh đang điều trị bằng các thuốc kháng acid folic như methotrexat.
Bổ sung cho người bệnh đang điều trị động kinh bằng các thuốc như hydantoin hay đang điều trị thiếu máu tan máu khi nhu cầu acid folic tăng lên.
Chống chỉ định và thận trọng
Không được dùng acid folic riêng biệt hay dùng phối hợp với vitamin B12 với liều không đủ để điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ chưa chẩn đoán được chắc chắn. Các chế phẩm đa vitamin có chứa acid folic có thể nguy hiểm vì che lấp mức độ thiếu thực sự vitamin B12 trong bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu vitamin B12.
Mặc dù acid folic có thể gây ra đáp ứng tạo máu ở người bệnh bị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu vitamin B12 nhưng vẫn không được dùng nó một cách đơn độc trong trường hợp thiếu vitamin B12 vì nó có thể thúc đẩy thoái hóa tủy sống bán cấp.
Cần thận trọng ở người bệnh có thể bị khối u phụ thuộc folat.
Thời kỳ mang thai
Nên bổ sung acid folic cho người mang thai, nhất là những người đang được điều trị động kinh hay sốt rét, vì các thuốc điều trị các bệnh này có thể gây thiếu hụt acid folic.
Thời kỳ cho con bú
Acid folic bài tiết nhiều vào sữa mẹ. Mẹ cho con bú dùng được acid folic.
Folat ưu tiên tích lũy trong sữa trên cả nhu cầu về folat của người mẹ. Nồng độ acid folic trong sữa non tương đối thấp nhưng sẽ tăng dần trong quá trình cho con bú. Nồng độ folat ở trẻ sơ sinh và trẻ đang bú bao giờ cũng cao hơn nồng độ ở người mẹ hay người lớn bình thường. Nếu người mẹ dinh dưỡng tốt thì không cần thiết phải uống thêm acid folic; thiếu acid folic và thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ không xảy ra ở phụ nữ không uống thêm thuốc ngay cả khi cho con bú hơn 1 năm. Ở phụ nữ dinh dưỡng kém cho con bú có thể dẫn đến thiếu acid folic nặng và thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ ở người mẹ. Ðối với những người bệnh này cho thấy tình trạng thiếu acid folic liên quan đến thời gian cho con bú. Bảo quản sữa trong tủ lạnh trong thời gian 24 giờ không ảnh hưởng đến lượng folat trong sữa, nhưng bảo quản trong tủ đông lạnh quá 3 tháng sẽ không bảo đảm cung cấp đủ lượng folat cần thiết cho trẻ.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Nói chung acid folic dung nạp tốt.
Hiếm gặp, ADR<1/1000
Ngứa, nổi ban, mày đay. Có thể có rối loạn tiêu hóa.
Liều lượng và cách dùng
Ðiều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ:
Khởi đầu: Uống 5 mg mỗi ngày, trong 4 tháng; trường hợp kém hấp thu, có thể cần tới 15 mg mỗi ngày.
Duy trì: 5 mg, cứ 1 - 7 ngày một lần tùy theo tình trạng bệnh.
Trẻ em đưới 1 tuổi: 500 microgam/kg mỗi ngày;
Trẻ em trên 1 tuổi, như liều người lớn.
Ðể đảm bảo sức khỏe của người mẹ và thai, tất cả phụ nữ mang thai nên được ăn uống đầy đủ hay uống thêm acid folic nhằm duy trì nồng độ bình thường trong thai. Liều trung bình là 200 - 400 microgam mỗi ngày.
Những phụ nữ đã có tiền sử mang thai lần trước mà thai nhi bị bất thường ống tủy sống, thì có nguy cơ cao mắc lại tương tự ở lần mang thai sau. Những phụ nữ này nên dùng 4 - 5 mg acid folic mỗi ngày bắt đầu trước khi mang thai và tiếp tục suốt 3 tháng đầu thai kỳ.
Tương tác thuốc
Folat và sulphasalazin: Hấp thu folat có thể bị giảm.
Folat và thuốc tránh thai uống: Các thuốc tránh thai uống làm giảm chuyển hóa của folat và gây giảm folat và vitamin B12 ở một mức độ nhất định.
Acid folic và các thuốc chống co giật: Nếu dùng acid folic để nhằm bổ sung thiếu folat có thể do thuốc chống co giật gây ra thì nồng độ thuốc chống co giật trong huyết thanh có thể bị giảm.
Acid folic và cotrimoxazol: Cotrimoxazol làm giảm tác dụng điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ của acid folic.
Thông tin qui chế
Acid folic có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ tư năm 1999.
Thuốc dạng tiêm phải kê đơn và bán theo đơn.
ACID NALIDIXIC
Tên chung quốc tế: Nalidixic acid.
Mã ATC: G04A B01.
Loại thuốc: Quinolon kháng khuẩn.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén 0,25 g, 0,5 g, 1,0 g acid nalidixic.
Hỗn dịch uống 5 ml có chứa 0,25 g acid nalidixic.
Dược lý học và cơ chế tác dụng
Acid nalidixic là thuốc kháng khuẩn phổ rộng, tác dụng với hầu hết các vi khuẩn ưa khí Gram âm E. coli, Proteus, Klebsiella. Enterobacter thường nhạy cảm với thuốc. Tuy nhiên, đã xảy ra kháng thuốc. Pseudomonas aeruginosa, vi khuẩn Gram dương (Enterococcus và Staphylococcus), vi khuẩn kỵ khí thường kháng acid nalidixic. Phần lớn các nhiễm khuẩn đường tiết niệu cấp và mạn tính do vi khuẩn đường ruột Gram âm. Vì vậy, acid nalidixic hay được dùng để trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Các cầu khuẩn đường ruột (Enterococcus) và Staphylococcus saprophyticus, nguyên nhân chủ yếu gây viêm đường tiết niệu, kháng lại acid nalidixic.
Acid nalidixic không ảnh hưởng đến vi khuẩn kỵ khí đường ruột, đây là điều quan trọng để giữ cân bằng sinh thái vi khuẩn đường ruột.
Acid nalidixic cản trở quá trình sao chép của DNA vi khuẩn bằng cách ức chế hoạt tính DNA gyrase (topoisomerase).
Kháng thuốc: Vi khuẩn kháng thuốc xảy ra nhanh, đôi khi trong vòng một vài ngày đầu điều trị, nhưng không lan truyền hay qua trung gian R - plasmid. Kháng chéo xảy ra với acid oxolinic và cinoxacin. Trực khuẩn lỵ và thương hàn kháng cloramphenicol/sulfamethoxazol/ampicilin vẫn nhạy cảm với acid nalidixic.
Dược động học
Acid nalidixic hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn từ đường tiêu hóa và đạt nồng độ đỉnh 20 - 50 micro-gam/ml, 2 giờ sau khi uống liều 1 g. Nửa đời huyết tương khoảng 1 - 2,5 giờ.
Acid nalidixic chuyển hóa một phần thành acid hydroxy nalidixic, có tác dụng kháng khuẩn giống acid nalidixic và ứng với khoảng 30% tác dụng của thuốc ở trong máu. Khoảng 93% acid nalidixic và 63% acid hydroxy nalidixic liên kết với protein huyết tương. Cả hai acid nalidixic và acid hydroxy nalidixic chuyển hóa nhanh thành dẫn chất glucuronid và dicarboxylic không có hoạt tính. Thường chỉ phát hiện được chất chuyển hóa không hoạt tính chính là acid carboxynalidixic ở trong nước tiểu.
Acid nalidixic và các chất chuyển hóa được đào thải nhanh qua nước tiểu trong vòng 24 giờ. Khoảng 80 - 90% thuốc đào thải qua nước tiểu là những chất chuyển hóa không có tác dụng, nhưng nồng độ trong nước tiểu của thuốc không biến đổi và của chất chuyển hóa có tác dụng ở khoảng từ 25 - 250 microgam/ml, sau khi uống liều 1 g (hầu hết các vi khuẩn nhạy cảm bị ức chế ở nồng độ 16 microgam/ml).
Acid hydroxy nalidixic chiếm 80 - 85% tác dụng trong nước tiểu. Probenecid làm giảm bài tiết thuốc qua nước tiểu.
Acid nalidixic qua nhau thai và vào sữa mẹ rất ít. Khoảng 4% liều đào thải qua phân.
Chỉ định
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới chưa có biến chứng do vi khuẩn Gram âm, trừ Pseudomonas.
Acid nalidixic trước đây đã được dùng trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do các chủng nhạy cảm Shigella sonnei, nhưng hiện nay có những thuốc kháng khuẩn khác (như các fluoroquinolon, co - trimoxazol, ampicilin, ceftriaxon) được ưa dùng hơn để điều trị nhiễm khuẩn do Shigella.
Chống chỉ định
Suy thận, loạn tạo máu (thiếu máu), động kinh, tăng áp lực nội sọ, trẻ em dưới 3 tháng tuổi, mẫn cảm với acid nalidixic hoặc các quinolon khác.
Thận trọng
Nguy cơ tích lũy thuốc đặc biệt gặp ở trường hợp giảm chức năng thận, chức năng gan và thiếu enzym G6PD. Tránh dùng thuốc cho trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi vì acid nalidixic và các thuốc liên quan gây thoái hóa các khớp mang trọng lượng cơ thể ở động vật chưa trưởng thành. Tránh ánh nắng trực tiếp trong khi điều trị.
Thời kỳ mang thai
Acid nalidixic đi qua hàng rào nhau thai. Chưa có những nghiên cứu đầy đủ và được kiểm tra chặt chẽ trên người. Tuy nhiên, acid nalidixic và các hợp chất liên quan đã gây bệnh khớp ở động vật còn non, vì vậy không nên dùng acid nalidixic trong thời kỳ mang thai.
Thời kỳ cho con bú
Acid nalidixic bài tiết vào sữa mẹ với nồng độ thấp. Có trẻ nhỏ thiếu enzym G6PD đã bị thiếu máu tan máu. Tuy vậy, hầu hết không có vấn đề gì xảy ra. Acid nalidixic có thể dùng cho phụ nữ đang thời kỳ cho con bú.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Không có tỷ lệ chính xác về các phản ứng có hại của thuốc dựa trên những thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, acid nalidixic thường dung nạp tốt và phản ứng có hại thường nhẹ.
Thường gặp, ADR >1/100
Toàn thân: Nhức đầu.
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy.
Mắt: Nhìn mờ, nhìn đôi, nhìn màu không chuẩn.
Da: Phản ứng ngộ độc ánh sáng với các mụn nước trong trường hợp phơi nắng khi điều trị hoặc sau điều trị.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Thần kinh trung ương: Tăng áp lực nội sọ đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Da: Mày đay, ngứa, cản quang.
Hiếm gặp, ADR< 1/1000
Thần kinh trung ương: Lú lẫn, ảo giác, ác mộng.
Toàn thân: Phản ứng phản vệ
Máu: Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, thiếu máu tan máu nhất là ở người thiếu hụt glucose 6 phosphat dehydrogenase.
Khác: Phù mạch, đau khớp.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Ngừng dùng thuốc nếu người bệnh có biểu hiện dị ứng, lo lắng, ảo giác, co giật. Dùng adrenalin, glucocorticoid, oxy khi người bệnh mẫn cảm với thuốc.
Liều lượng và cách dùng
Người lớn: 4 g/ngày, chia 4 lần, dùng ít nhất 7 ngày, nếu tiếp tục điều trị kéo dài trên 2 tuần, phải giảm liều xuống một nửa.
Trẻ em từ 3 tháng đến 12 tuổi: 50 - 55 mg/kg/ngày, chia làm 4 lần. Nếu điều trị kéo dài, nên dùng liều 30 - 33 mg/kg/ngày.
Nếu độ thanh thải creatinin trên 20 ml/phút, có thể dùng liều bình thường.
Nếu độ thanh thải creatinin dưới 20 ml/phút (creatinin huyết thanh trên 360 micromol/lit), liều trong 24 giờ phải cân nhắc giảm xuống còn 2 g.
Mặc dù tác dụng kháng khuẩn của acid nalidixic không bị ảnh hưởng bởi pH nước tiểu, sử dụng đồng thời với natri bicarbonat hoặc natri citrat có thể làm tăng nồng độ acid nalidixic trong nước tiểu. Khi phối hợp acid nalidixic và natri citrat, liều dùng cho người lớn là 660 mg/lần, 3 lần/ngày, trong 3 ngày.
Vì kháng thuốc xảy ra nhanh, cần thay acid nalidixic nếu không có tác dụng sau nuôi cấy vi khuẩn ở nước tiểu 48 giờ.
Tương tác thuốc
Nồng độ theophylin trong huyết tương tăng lên khi dùng đồng thời với acid nalidixic. Acid nalidixic có thể làm tăng nồng độ cafein do ảnh hưởng đến chuyển hóa của cafein. Acid nalidixic làm tăng tác dụng của warfarin và các dẫn chất; acid nalidixic cũng làm tăng nồng độ cyclosporin trong huyết tương. Các thuốc kháng acid dạ dày có chứa magnesi, nhôm, calci, sucralfat và các cation hóa trị 2 hoặc 3 như kẽm, sắt có thể làm giảm hấp thu acid nalidixic, dẫn đến làm giảm nồng độ acid nalidixic trong nước tiểu rất nhiều. Nitrofurantoin làm giảm tác dụng điều trị của acid nalidixic.
Ðộ ổn định và bảo quản
Bảo quản viên nén và nhũ dịch acid nalidixic uống trong bình kín ở nhiệt độ 15 - 300C. Không được để đóng băng nhũ dịch acid nalidixic.
Quá liều và xử trí
Triệu chứng: Loạn tâm thần nhiễm độc, co giật, tăng áp lực nội sọ, toan chuyển hóa buồn nôn, nôn, và ngủ lịm có thể xảy ra.
Ðiều trị: Rửa dạ dày khi mới dùng thuốc. Nếu thuốc đã được hấp thu, nên truyền dịch và dùng biện pháp hỗ trợ như thở oxy và hô hấp nhân tạo. Liệu pháp chống co giật có thể được chỉ định trong trường hợp rất nặng.
Thông tin qui chế
Acid nalidixic có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ tư năm 1999.
ACID PANTOTHENIC
Tên chung quốc tế: Pantothenic acid.
Mã ATC: Dexpanthenol: A11H A30; D03A X03, S01X A12.
Calci pantothenat: A11H A31; D03A X04.
Loại thuốc: Vitamin tan trong nước, vitamin nhóm B.
Dạng thuốc và hàm lượng
Acid pantothenic
Viên nén: 50 mg; 100 mg; 200 mg; 250 mg; 500 mg.
Viên nén, giải phóng chậm: 500 mg, 1000 mg.
Calci pantothenat
Viên nén: 10 mg; 25 mg; 50 mg; 100 mg; 218 mg; 500 mg; 545 mg.
Dexpanthenol (dẫn chất alcol của acid D - pantothenic):
Viên nén: 100 mg.
Thuốc tiêm: 250 mg/ml (ống tiêm 2 ml).
Kem bôi tại chỗ: 2%, thuốc phun bọt.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Người cần một nguồn acid pantothenic ngoại sinh cho chuyển hóa trung gian của carbohydrat, protein và lipid. Acid pantothenic là tiền chất của coezym A cần cho phản ứng acetyl - hóa (hoạt hóa nhóm acyl) trong tân tạo glucose, giải phóng năng lượng từ carbohydrat, tổng hợp và thoái biến acid béo, tổng hợp sterol và nội tiết tố steroid, porphyrin, acetylcholin và những hợp chất khác. Acid pantothenic cũng cần thiết cho chức năng bình thường của biểu mô.
Ở người, chưa thấy biểu hiện lâm sàng của việc thiếu hụt acid pantothenic do chế độ ăn uống, trừ trường hợp thấy đồng thời với việc xuất hiện bệnh pellagra hoặc đồng thời việc thiếu hụt các vitamin B khác. Khi gây thiếu hụt acid pantothenic thực nghiệm (bằng cách dùng acid omega methylpantothenic, một chất đối kháng chuyển hóa, hoặc bằng chế độ ăn không có acid pantothenic), ta thấy các triệu chứng như ngủ gà, mỏi mệt, nhức đầu, dị cảm ở chân và tay kèm theo tăng phản xạ và yếu cơ chi dưới, rối loạn tiêu hóa, thay đổi tính khí, và tăng nhạy cảm với nhiễm khuẩn.
Dược động học
Sau khi uống, acid pantothenic dễ được hấp thu qua đường tiêu hóa. Nồng độ pantothenat bình thường trong huyết thanh là 100 microgam/ml hoặc hơn.
Dexpanthenol dễ dàng chuyển hóa thành acid pantothenic, chất này phân bố rộng rãi trong mô cơ thể, chủ yếu dưới dạng coenzym A. Nồng độ cao nhất thấy trong gan, tuyến thượng thận, tim, và thận. Sữa người mẹ cho con bú, ăn chế độ bình thường, chứa khoảng 2 microgam acid pantothenic trong 1 ml.
Khoảng 70% liều acid pantothenic uống thải trừ ở dạng không đổi trong nước tiểu và khoảng 30% trong phân.
Chỉ định
Viêm da do thiếu acid pantothenic, kết hợp với thiếu các vitamin nhóm B khác, do chế độ ăn nghèo dinh dưỡng.
Một số trường hợp viêm dây thần kinh ngoại biên, chuột rút cơ chân ở người mang thai và nghiện rượu, hội chứng nóng rát ở chân, và viêm lưỡi không khỏi khi điều trị bằng những vitamin khác.
Sử dụng tại chỗ để chữa ngứa và những bệnh da nhẹ khác. Thuốc phun bọt dexpanthenol còn được chỉ định chữa bỏng da.
Chống chỉ định
Không có chống chỉ định.
Thận trọng
Dexpanthenol có thể kéo dài thời gian chảy máu nên phải sử dụng rất thận trọng ở người có bệnh ưa chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu khác.
Thời kỳ mang thai
Không có tư liệu về tác dụng có hại với thai khi dùng acid pantothenic với liều bình thường cần thiết hàng ngày trong thời kỳ mang thai.
Thời kỳ cho con bú
Không có tư liệu về tác dụng có hại với trẻ bú sữa, khi mẹ dùng acid pantothenic với liều bình thường cần thiết hàng ngày trong thời kỳ cho con bú.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Dexpanthenol cũng có gây phản ứng dị ứng nhưng hiếm gặp.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Phải ngừng dùng dexpanthenol nếu có phản ứng dị ứng.
Liều lượng và cách dùng
Cách dùng: Acid pantothenic và calci pantothenat được dùng đường uống. Dexpanthenol được dùng đường uống hoặc tiêm bắp, và cũng được dùng tại chỗ dưới dạng kem bôi, dạng phun bọt.
Liều lượng: 10 mg calci pantothenat tương đương với 9,2 mg acid pantothenic. Liều uống hàng ngày 5 - 10 mg acid pantothenic thường được coi là đủ để bổ sung cho chế độ ăn ở người có hấp thu bình thường qua đường tiêu hóa. Nhu cầu về acid pantothenic có thể tăng lên trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Liều uống tối đa là 100 mg một ngày và được điều chỉnh tùy theo nhu cầu của người bệnh.
Khi sử dụng tại chỗ để chữa ngứa và bệnh da, bôi thuốc kem chứa 2% dexpanthenol vào vùng bị tổn thương, ngày 1 hoặc 2 lần, hoặc nhiều hơn nếu cần.
Tương tác thuốc
Không dùng dexpanthenol cùng với hoặc trong vòng 12 giờ sau khi dùng neostigmin hoặc những thuốc tác dụng giống thần kinh đối giao cảm khác. Tuy không quan trọng về lâm sàng, nhưng tác dụng co đồng tử của các chế phẩm kháng cholinesterase dùng cho mắt (ví dụ: ecothiophat iodid, isoflurophat) có thể tăng lên do acid pantothenic.
Không dùng dexpanthenol trong vòng 1 giờ sau khi dùng sucinylcholin, vì dexpanthenol có thể kéo dài tác dụng gây giãn cơ của sucinylcholin.
Một số hiếm trường hợp dị ứng, không rõ nguyên nhân đã xảy ra khi sử dụng đồng thời thuốc tiêm dexpanthenol với thuốc kháng sinh, thuốc opiat và barbiturat.
Ðộ ổn định và bảo quản
Bảo quản viên nén, bột acid pantothenic và calci pantothenat trong lọ kín, và ở dưới 40oC, tốt hơn là trong khoảng từ 15 đến 30oC.
Bảo quản thuốc tiêm dexpanthenol ở nhiệt độ dưới 40oC, tốt hơn là trong khoảng từ 15 đến 30oC, tránh để đông băng.
Tương kỵ
Dexpanthenol tương kỵ với các chất kiềm và acid mạnh.
Thông tin qui chế
Thuốc dạng tiêm phải được kê đơn và bán theo đơn.
ACID IOPANOIC
Tên chung quốc tế: Iopanoic acid.
Mã ATC: V08A C06.
Loại thuốc: Thuốc chụp X - quang đường mật.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén 500 mg có chứa 66,7% iod.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Acid iopanoic là chất cản quang chứa iod hữu cơ, dùng để chụp X - quang kiểm tra túi mật và đường dẫn mật. Thuốc gây tăng hấp thụ tia X khi chiếu qua cơ thể, do đó hiện rõ cấu trúc của cơ quan cần xem. Mức độ cản quang tỷ lệ thuận với nồng độ iod. Acid iopanoic tập trung trong túi mật và khi túi mật co bóp có thể nhìn thấy cả những đường dẫn mật ngoài gan.
Dược động học
Acid iopanoic hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Sự hấp thu này bị giảm ở ruột khi không có muối mật. Tỷ lệ kết hợp protein huyết tương cao (ít nhất 97%). ở gan, thuốc được liên hợp với glucuronid và giải phóng iod vô cơ trong quá trình chuyển hóa. 65% được bài tiết theo đường mật, số còn lại qua nước tiểu. Acid iopanoic xuất hiện trong túi mật khoảng 4 giờ sau khi uống và đạt nồng độ đỉnh sau 10 - 14 giờ. Khoảng 50% liều dùng bài xuất trong vòng 24 giờ và bài xuất hoàn toàn sau 5 ngày. Tuy nhiên, nồng độ iod gắn protein vẫn có thể tồn tại trong vài tháng.
Chỉ định
Dùng acid iopanoic theo đường uống để chụp X - quang đường mật. Song phương pháp này không còn là xét nghiệm chủ yếu để đánh giá bệnh về túi mật nữa. Hiện nay, chụp siêu âm là phương pháp được lựa chọn cho phần lớn người bị nghi ngờ mắc bệnh túi mật. Phương pháp uống chất cản quang để chụp X - quang đường mật chỉ được chỉ định trong những trường hợp chẩn đoán không chắc chắn sau khi đã siêu âm, đặc biệt là trong viêm đường mật mạn tính hoặc khi cần đếm số lượng hoặc đo kích thước của sỏi mật để tiến hành kỹ thuật nghiền sỏi bằng sóng sốc ngoài cơ thể (ESWL: extracorporeal shock wave lithotripsy) hay để dùng thuốc làm tan sỏi.
Cũng chỉ định uống acid iopanoic để chụp X - quang đường mật nhằm quan sát các ống dẫn mật. Tuy nhiên, chụp lấp lánh đường mật sau khi tiêm tĩnh mạch các chất ghi dấu phóng xạ có khả năng bài tiết nhanh theo đường mật vẫn là cách được ưa chuộng hơn, nhất là ở những người bị nghi ngờ viêm túi mật cấp.
Có thể dùng acid iopanoic là thuốc thay thế để điều trị bệnh cường giáp Graves khi có chống chỉ định với các thuốc điều trị thông thường hoặc khi cần xử trí nhanh hiện tượng nhiễm độc tuyến giáp. Về hiệu quả điều trị đối với các thể cường giáp khác như bướu đa nhân độc (toxic multi - nodular goiter) vẫn chưa được nghiên cứu.
Chống chỉ định
Với người có bệnh gan thận tiến triển hay suy thận nặng, người mẫn cảm với các hợp chất chứa iod.
Không nên dùng cho người bị rối loạn tiêu hóa, vì thuốc hấp thu kém, do đó hình ảnh chụp X - quang sẽ không rõ.
Thận trọng
Nên dùng thận trọng acid iopanoic đối với người bị viêm đường mật, cường giáp trạng rõ rệt, tăng acid uric máu.
Thuốc có tác dụng tăng thải trừ acid uric qua thận gần tương đương với probenecid. Tuy tác dụng này không được xác định là có liên quan đến nhiễm độc thận, nhưng cho người bệnh uống đủ nước vẫn là biện pháp nhằm giảm bớt nguy cơ gây biến chứng thận. Nếu dùng nhiều liều chất cản quang, thì cần phải theo dõi chức năng thận.
Không nên dùng gấp đôi liều chất cản quang cho người có tiền sử bệnh thận vì sự kích ứng thận ở những người mẫn cảm có thể gây phản xạ co thắt mạch dẫn đến tắc nghẽn mạch từng phần hay hoàn toàn. Vì vậy, đối với người bị bệnh thận cần phải thăm dò đánh giá chức năng thận trước khi dùng thuốc và vài ngày sau khi dùng thuốc.
Ở người vừa mới có biểu hiện bệnh động mạch vành, biện pháp dự phòng hợp lý là dùng atropin để tránh bị kích thích do tác dụng tiết acetylcholin của chất chụp X - quang đường mật.
Sử dụng chất cản quang chứa iod có thể ảnh hưởng đến các xét nghiệm chức năng tuyến giáp và cả một số xét nghiệm máu và nước tiểu.
Thời kỳ mang thai
Cần tránh chụp X - quang vùng bụng trong thời gian mang thai. Chất cản quang có thể truyền qua nhau thai và người ta chưa biết acid iopanoic có thể gây hại cho bào thai hay không khi dùng cho người mang thai.
Thời kỳ cho con bú
Acid iopanoic bài tiết vào sữa, nhưng chưa có tài liệu nào ghi nhận những tai biến xảy ra ở người. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc giữa lợi - hại khi dùng thuốc cho người mẹ đang cho con bú.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Thường gặp, ADR > 1/100
Tiêu hóa: Tiêu chảy nhẹ, buồn nôn và nôn (từ nhẹ đến trung bình).
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Tiêu hóa: Co thắt hay co cứng bụng hay dạ dày, tiêu chảy nặng, buồn nôn và nôn (nặng hay liên tục).
Tiết niệu: Ði tiểu khó hoặc đau, mót tiểu thường xuyên.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Phản ứng quá mẫn: Ngứa, nổi mẩn hoặc phát ban và phù nề ở da.
Tiết niệu: Suy thận cấp.
Huyết học: Giảm tiểu cầu tạm thời kèm với chấm xuất huyết, chảy máu hoặc thâm tím ở da.
Phản ứng khác: Ðau đầu, ợ nóng.
Liều lượng và cách dùng
Chụp X - quang đường mật:
Acid iopanoic được dùng đường uống. Liều thường dùng là 3 g uống với nước khoảng 14 giờ trước khi chụp. Kết quả của một nghiên cứu lớn cho thấy, uống mỗi giờ 500 mg acid iopanoic tổng cộng 6 liều bắt đầu từ 18 giờ trước khi chụp cho kết quả cản quang của túi mật tốt hơn. Không được dùng quá 6 g acid iopanoic trong vòng 24 giờ. Các thủ thuật cho uống thuốc với nhiều liều nhắc lại trong nhiều ngày không được tiến hành trên người cao tuổi.
Ðể chụp X - quang đường mật ở trẻ em, các liều acid iopanoic từ 50 - 150 mg/kg cho kết quả tốt. Nhìn thấy hình túi mật ở trẻ em sớm hơn ở người lớn; cản quang tối đa 4 - 9 giờ sau khi uống acid iopanoic. Một hay nhiều ngày trước khi chụp, người bệnh cần ăn một chế độ có mỡ để kích thích túi mật trở nên rỗng không. Từ khi uống thuốc đến khi chụp, không được ăn uống gì khác ngoài nước.
Nếu chụp X - quang túi mật không thành công, có thể uống một liều thứ hai 3 g vào buổi tối hôm chụp lần đầu, rồi chụp tiếp vào lúc 14 giờ sau. Một cách khác là uống 6 g sau lần chụp thứ nhất ít nhất 5 - 7 ngày, rồi lại chụp lại.
Chống cường tuyến giáp (bệnh Graves): Uống 500 - 1000 mg một lần mỗi ngày.
Tương tác thuốc
Dùng kết hợp với cholestyramin có thể có ảnh hưởng đến tác dụng của acid iopanoic, vì vậy nếu cần thiết nên tiến hành chụp X - quang với acid iopanoic ít nhất một tuần sau khi ngừng cholestyramin.
Dùng liều cao các hợp chất iod thơm như các chất dùng để chụp đường tiết niệu và hệ mạch máu đồng thời hoặc sau một thời gian ngắn dùng chất cản quang đường mật, rất có thể làm tăng thêm các phản ứng độc.
Ðộ ổn định và bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 40oC. Tốt nhất nên bảo quản trong khoảng 15 - 30oC, trừ khi có quy định đặc biệt của nơi sản xuất. Ðể trong lọ kín, tránh ánh sáng.
Quá liều và xử trí
Triệu chứng: Tiêu chảy nặng, buồn nôn và nôn nhiều, rối loạn tiểu tiện.
Xử trí: Vì không có thuốc giải độc đặc hiệu đối với các thuốc chụp X - quang đường mật nên có thể điều trị triệu chứng bằng cách:
Rửa dạ dày.
Thụt tháo.
Uống nhiều nước để tránh bị cô đặc và có thể bị tủa hay kết tinh thuốc, hoặc acid uric ở thận.
Kiềm hóa nước tiểu để hòa tan phức glucuronid được hình thành và acid uric.
Dùng cholestyramin để làm giảm hấp thu thuốc chụp X - quang đường mật.
Theo dõi huyết áp.
ACID PARA - AMINOBENZOIC
Tên chung quốc tế: Aminobenzoic acid.
Mã ATC: D02B A01.
Loại thuốc: Thuốc chống nắng.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén 500 mg; dung dịch 5% trong ethanol.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Acid para - aminobenzoic dùng dưới dạng bôi làm thuốc chống nắng. Thuốc hấp thụ tốt các bức xạ suốt dải cực tím UVB (280 - 310 nm) nhưng không hấp thụ hoặc hấp thụ rất ít bức xạ cực tím UVA (310 - 400 nm). Các bức xạ bước sóng trung bình UVB gây cháy nắng và góp phần vào những biến đổi lâu dài gây ung thư và lão hóa da. Các bức xạ bước sóng dài UVA không gây cháy nắng nhưng gây phản ứng cảm quang và bệnh da do ánh sáng; UVA hình như cũng góp phần vào những tổn hại dài hạn và vào sinh bệnh học của ung thư da và tổn hại do ánh sáng. Như vậy các thuốc chống nắng chứa aminobenzoat có thể dùng để ngăn ngừa cháy nắng nhưng có lẽ không ngăn ngừa được các phản ứng cản quang liên quan đến bức xạ UVA; tuy nhiên nếu phối hợp với một benzophenon cũng có thể phần nào bảo vệ chống những phản ứng cảm quang này.
Acid para - aminobenzoic đôi khi đã được liệt vào nhóm vitamin B, nhưng thiếu hụt acid aminobenzoic không được chứng minh trên người.
Kali aminobenzoat đã từng được sử dụng trong điều trị một số rối loạn có xơ hóa quá mức, thí dụ bệnh cứng bì, nhưng giá trị điều trị còn nghi ngờ.
Khi dùng qua đường uống, acid para - aminobenzoic được hấp thu ở ống tiêu hóa. Thuốc chuyển hóa ở gan và đào thải ra nước tiểu dưới dạng không biến đổi và dạng chuyển hóa.
Chỉ định
Ngăn ngừa cháy nắng.
Ðiều trị bệnh Peyronie và cứng bì.
Thăm dò chức năng tụy bằng nghiệm pháp acid para - aminobenzoic (đo nồng độ acid aminobenzoic và các chất chuyển hóa trong nước tiểu sau khi uống 1 dẫn chất peptid tổng hợp của acid aminobenzoic là bentiromid. Ðể làm nghiệm pháp này, cũng có thể cho người bệnh uống acid aminobenzoic rồi định lượng chất này trong nước tiểu nhằm cung cấp giá trị đối chiếu tin cậy).
Chống chỉ định
Ðối với người bệnh quá mẫn với acid para - aminobenzoic.
Người bệnh đã từng mẫn cảm với ánh sáng.
Người bệnh có tiền sử mẫn cảm với các thuốc tương tự về mặt hóa học như: Sulphonamid, các thuốc lợi niệu thiazid, một số thuốc gây tê nhất là benzocain, các chất bảo quản và các thuốc nhuộm.
Thận trọng
Acid para - aminobenzoic không có tác dụng phòng ngừa các phản ứng liên quan đến thuốc hoặc các phản ứng cảm quang khác do ánh sáng UVA gây ra.
Acid para - aminobenzoic có thể gây vết ố trên vải.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Bôi thuốc tại chỗ có thể gây viêm da do tiếp xúc hay viêm da do ánh sáng.
Uống thuốc có thể gây ra các phản ứng ở da (bạch biến).
Toàn thân: Buồn nôn, chán ăn, sốt và phát ban.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Ngừng bôi/uống thuốc.
Liều lượng và cách dùng
Bôi dung dịch thuốc 5% trong ethanol, ngày một lần, trong 30 ngày, không gây các triệu chứng độc ở da hay toàn thân.
Bệnh Peyronie và cứng bì: 12 g mỗi ngày chia làm nhiều lần uống sau bữa ăn.
Tương tác thuốc
Dùng phối hợp với benzophenon có thể làm tăng tác dụng bảo vệ của thuốc đối với các phản ứng cảm quang.
Acid para - aminobenzoic có thể đẩy methothrexat ra khỏi vị trí gắn trên protein huyết thanh. Không được uống các chế phẩm có acid para - aminobenzoic trong thời gian dùng methotrexat.
Acid para - aminobenzoic dùng theo đường uống sẽ cạnh tranh và làm giảm tác dụng kháng khuẩn của các sulfonamid.
Bảo quản
Ðựng trong lọ kín, tránh ánh sáng.
Ðộ ổn định và bảo quản
Tác dụng của acid para - aminobenzoic trong dung dịch ethanol mạnh hơn so với tác dụng của nhiều thuốc chống nắng khác, và có tác dụng bảo vệ ngay cả khi có mồ hôi; nhưng nếu ngâm nước thì tác dụng bảo vệ bị giảm đi rất nhiều. Ethanol 50% hay 60% có tác dụng hơn so với các dung dịch kiềm.
Acid para - aminobenzoic tan trong ethanol theo tỷ lệ 1: 8.
ACID SALICYLIC
Tên chung quốc tế: Salicylic acid.
Mã ATC: D01A E12, S01B C08.
Loại thuốc: Thuốc tróc lớp sừng da, chống tiết bã nhờn, trị vảy nến; chất ăn da.
Dạng thuốc và hàm lượng
Thuốc mỡ 1%, 2%, 5%, 25%, 40%, 60%.
Kem 2%, 3%, 10%, 25%, 60%.
Gel 0,5%, 5%, 6%, 12%, 17%, 26%.
Thuốc dán 15%, 21%, 40%, 50%.
Thuốc xức 1%, 2%.
Nước gội đầu hoặc xà phòng 2%, 4%.
Các chế phẩm phối hợp với các chất khác (lưu huỳnh, hắc ín...).
Dược lý và cơ chế tác dụng
Acid salicylic có tác dụng làm tróc mạnh lớp sừng da và sát khuẩn nhẹ khi bôi trên da. ở nồng độ thấp, thuốc có tác dụng tạo hình lớp sừng (điều chỉnh những bất thường của quá trình sừng hóa); ở nồng độ cao (>1%), thuốc có tác dụng làm tróc lớp sừng. Acid salicylic làm mềm và phá hủy lớp sừng bằng cách hydrat hóa nội sinh, có thể do làm giảm pH, làm cho lớp biểu mô bị sừng hóa phồng lên, sau đó bong tróc ra. Khi bôi quá nhiều, thuốc có thể gây hoại tử da bình thường. ở nồng độ cao (ví dụ 20%), acid salicylic có tác dụng ăn mòn da. Môi trường ẩm là cần thiết để acid salicylic có tác dụng làm lợt và làm bong tróc mô biểu bì. Thuốc có tác dụng chống nấm yếu, nhờ làm bong lớp sừng ngăn chặn nấm phát triển và giúp cho các thuốc chống nấm thấm vào da. Khi phối hợp, acid salicylic và lưu huỳnh có tác dụng hợp lực làm tróc lớp sừng.
Không dùng acid salicylic đường toàn thân, vì tác dụng kích ứng rất mạnh trên niêm mạc tiêu hóa và các mô khác.
Dược động học
Acid salicylic được hấp thu dễ dàng qua da và bài tiết chậm qua nước tiểu, do vậy đã có trường hợp bị ngộ độc cấp salicylat sau khi dùng quá nhiều acid salicylic trên diện rộng của cơ thể.
Chỉ định
Acid salicylic được dùng tại chỗ dưới dạng đơn chất hoặc phối hợp với thuốc khác (resorcinol, lưu huỳnh) để điều trị triệu chứng các trường hợp:
Viêm da tiết bã nhờn, vảy nến ở mình hoặc da đầu; vảy da đầu và các trường hợp bệnh da tróc vảy khác.
Loại bỏ các hạt mụn cơm thông thường và ở bàn chân.
Chứng tăng sừng khu trú ở gan bàn tay và gan bàn chân.
Trứng cá thường.
Chống chỉ định
Mẫn cảm với thuốc hay bất kỳ thành phần nào trong chế phẩm.
Người dễ bị mẫn cảm với salicylat.
Không dùng trên diện da rộng, da bị nứt nẻ, dễ nhạy cảm hoặc trên niêm mạc.
Thận trọng
Các chế phẩm của acid salicylic chỉ được dùng ngoài.
Tránh bôi vào miệng, mắt, niêm mạc. Bảo vệ vùng da xung quanh, tránh vùng da nứt nẻ; không nên bôi thuốc lên mặt, vùng hậu môn sinh dục, hoặc trên diện rộng. Có thể gây tác dụng toàn thân khi dùng quá nhiều.
Mặc dù salicylat dùng tại chỗ ít được hấp thu hơn nhiều so với uống nhưng vẫn có thể xảy ra phản ứng phụ. Ðể hạn chế sự hấp thu acid salicylic, không nên dùng thời gian dài, nồng độ cao, bôi trên diện rộng hay bôi trên vùng da bị viêm hoặc nứt nẻ.
Cũng cần thận trọng khi bôi trên các đầu chi người bệnh suy giảm tuần hoàn ngoại vi và người đái tháo đường.
Thời kỳ mang thai
Acid salicylic có thể được hấp thu toàn thân, nhưng rất ít. Không hạn chế dùng thuốc này cho người mang thai.
Thời kỳ cho con bú
Không hạn chế dùng thuốc này cho người cho con bú. Tuy nhiên, không bôi thuốc vào vùng quanh vú để tránh trẻ nuốt phải thuốc.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Dùng dài ngày acid salicylic trên diện rộng có thể bị ngộ độc salicylat (với các triệu chứng: Lú lẫn, chóng mặt, đau đầu nặng hoặc liên tục, thở nhanh, tiếng rung hoặc tiếng vo vo trong tai liên tục). Ðiều trị các mụn cơm với thuốc nồng độ cao có thể gây ăn da, và do đó làm các mụn cơm dễ lan rộng.
Thường gặp, ADR > 1/100
Kích ứng da nhẹ, cảm giác bị châm đốt.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Kích ứng da, trung bình đến nặng. Loét hoặc ăn mòn da, đặc biệt khi dùng chế phẩm có acid salicylic nồng độ cao.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Nếu bị dính thuốc ở mắt, niêm mạc, phải rửa ngay với nước sạch 15 phút. Rửa tay ngay sau khi bôi thuốc, trừ khi phải bôi thuốc ở tay.
Liều lượng và cách dùng
Bôi acid salicylic tại chỗ trên da, 1 - 3 lần/ngày.
Dạng thuốc mỡ, thuốc nước hoặc kem bôi: Bôi lượng vừa đủ lên vùng da cần điều trị, xoa nhẹ.
Dạng thuốc gel: Trước khi bôi dạng gel, làm ẩm vùng da cần điều trị trong ít nhất 5 phút để tăng tác dụng của thuốc.
Dạng thuốc dán: Rửa sạch và lau khô vùng da. Ngâm tẩm các mụn cơm trong nước ấm 5 phút, lau khô. Cắt miếng thuốc dán vừa với mụn cơm, vết chai hoặc sẹo.
Các vết chai hoặc sẹo: Cần thay miếng thuốc dán cách 48 giờ một lần, và điều trị trong 14 ngày cho đến khi hết các vết chai hoặc sẹo. Có thể ngâm tẩm các vết chai hoặc sẹo trong nước ấm ít nhất 5 phút để giúp các vết chai dễ tróc ra.
Các hạt mụn cơm: Tùy thuộc vào chế phẩm, dán thuốc 2 ngày một lần hoặc dán khi đi ngủ, để ít nhất 8 giờ, bỏ thuốc dán ra vào buổi sáng và dán thuốc mới sau 24 giờ. Trong cả hai trường hợp, cần tiếp tục dùng thuốc có thể tới 12 tuần, cho đến khi tẩy được hạt cơm.
Dạng nước gội hoặc xà phòng tắm: Làm ướt tóc và da đầu bằng nước ấm, xoa đủ lượng nước gội hoặc xà phòng tắm để làm sủi bọt và cọ kỹ trong 2 - 3 phút, xối rửa, xoa và bôi lại, sau đó xối nước sạch.
Không dùng các chế phẩm có nồng độ acid salicylic trên 10% cho các mụn cơm vùng da bị nhiễm khuẩn, viêm, kích ứng, ở mặt, bộ phận sinh dục, mũi, miệng, các mụn cơm có lông mọc, nốt ruồi hoặc vết chàm. Cũng không dùng các chế phẩm này cho những người bệnh bị đái tháo đường hoặc suy tuần hoàn.
Ðộ ổn định và bảo quản
Bảo quản dưới 25oC.
Quá liều và xử trí
Khi uống phải acid salicylic, triệu chứng ngộ độc thường biểu hiện khác nhau tùy từng người như thở sâu, nhanh, ù tai, điếc, giãn mạch, ra mồ hôi. Phải rửa dạ dày và theo dõi pH huyết tương, nồng độ salicylat trong huyết tương và các chất điện giải. Có thể phải kiềm hóa nước tiểu bắt buộc để tăng bài niệu, nếu nồng độ salicylat trong huyết tương trên 500 mg/lít ở người lớn hoặc 300 mg/lít ở trẻ em.
Thông tin qui chế
Acid salicylic có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ 4 năm 1999.
ACID TRANEXAMIC
Tên chung quốc tế: Tranexamic acid (trans - p - ami-nomethyl - cyclohexane carboxylic acid: AMCA).
Mã ATC: B02A A02.
Loại thuốc: Thuốc cầm máu.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén 500 và 1000 mg, ống tiêm 5 ml (100 mg/ml).
Dược lý và cơ chế tác dụng
Acid tranexamic có tác dụng ức chế hệ phân hủy fibrin bằng cách ức chế hoạt hóa plasminogen thành plasmin, do đó plasmin không được tạo ra.
Do đó có thể dùng acid tranexamic để điều trị những bệnh chảy máu do phân hủy fibrin có thể xảy ra trong nhiều tình huống lâm sàng bao gồm đa chấn thương và đông máu trong mạch.
Dược động học
Khả dụng sinh học của thuốc uống xấp xỉ 35% và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Sau khi uống liều 1,5 g nồng độ đỉnh trong huyết tương của acid tranexamic là xấp xỉ 15 microgam/ml và đạt được sau 3 giờ. Sau khi uống liều 2 gam, nồng độ có hiệu quả của thuốc trong huyết tương duy trì 6 giờ. Ðộ thanh thải trong huyết tương của thuốc xấp xỉ 7 lít/giờ. Sau khi tiêm tĩnh mạch một liều, nửa đời trung bình trong huyết tương của thuốc là 2 giờ. Thải trừ của thuốc chậm hơn khi điều trị nhắc lại theo đường uống. Hơn 95% liều thuốc tiêm tĩnh mạch bài tiết dưới dạng không đổi theo nước tiểu. Chức năng thận giảm dễ gây tích tụ acid tranexamic. Acid tranexamic có tác dụng chống phân huỷ fibrin mạnh hơn 10 lần acid aminocaproic, (tính theo gam), đối với sự phân hủy fibrin gây ra bởi urokinase hoặc chất hoạt hóa plasminogen của mô (TPA).
Chỉ định
Acid tranexamic dùng để điều trị và phòng ngừa chảy máu kết hợp với tăng phân hủy fibrin:
Phân hủy tại chỗ: Dùng thời gian ngắn để phòng và điều trị ở người bệnh có nguy cơ cao chảy máu trong và sau khi phẫu thuật (cắt bỏ tuyến tiền liệt, cắt bỏ phần cổ tử cung, nhổ răng ở người hemophili, đái ra máu, rong kinh, chống máu cam...).
Phân hủy fibrin toàn thân: Biến chứng chảy máu do liệu pháp tiêu huyết khối.
Phù mạch di truyền.
Chống chỉ định
Quá mẫn với acid tranexamic.
Có tiền sử mắc bệnh huyết khối.
Trường hợp phẫu thuật hệ thần kinh trung ương, chảy máu hệ thần kinh trung ương và chảy máu dưới màng nhện hoặc những trường hợp chảy máu não khác.
Thận trọng
Người suy thận: Do có nguy cơ tích lũy acid tranexamic.
Người bị huyết niệu từ đường tiết niệu trên, có nguy cơ bị tắc trong thận.
Người có tiền sử huyết khối không nên dùng acid tranexamic trừ khi cùng được điều trị bằng thuốc chống đông. Chảy máu do đông máu rải rác nội mạch không được điều trị bằng thuốc chống phân hủy fibrin trừ khi bệnh chủ yếu do rối loạn cơ chế phân hủy fibrin. Trong trường hợp phân hủy fibrin có liên quan tới sự tăng đông máu trong mạch (hội chứng tiêu hoặc phân hủy fibrin), cần phải thêm chất chống đông như heparin với liều lượng đã được cân nhắc cẩn thận. Xem xét sự cần thiết phải dùng chất kháng thrombin III cho những người bệnh có tiêu thụ những yếu tố đông máu, nếu không, sự thiếu hụt chất kháng thrombin III có thể cản trở tác dụng của heparin.
Thời kỳ mang thai
Không nên dùng acid tranexamic trong những tháng đầu thai kỳ, vì đã có thông báo về tác dụng gây quái thai trên động vật thí nghiệm. Kinh nghiệm lâm sàng về điều trị bằng acid tranexamic cho người mang thai còn rất hạn chế, cho đến nay dữ liệu thực nghiệm hoặc lâm sàng cho thấy không tăng nguy cơ khi dùng thuốc. Tài liệu về dùng acid tranexamic cho người mang thai có rất ít, do đó chỉ dùng thuốc trong thời kỳ mang thai khi được chỉ định chặt chẽ và khi không thể dùng cách điều trị khác.
Thời kỳ cho con bú
Acid tranexamic tiết vào sữa mẹ nhưng nguy cơ về tác dụng phụ đối với trẻ em không chắc có thể xảy ra khi dùng liều bình thường, vì vậy có thể dùng acid tranexamic với liều thông thường, khi cần cho người cho con bú.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Thường gặp, ADR > 1/100
Rối loạn tiêu hóa có liên quan đến liều dùng: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy.
Toàn thân: Chóng mặt.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Tuần hoàn: Hạ huyết áp sau khi tiêm tĩnh mạch.
Hiếm gặp, ADR <1/1000
Mắt: Thay đổi nhận thức màu.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Rối loạn tiêu hóa xảy ra trên 30% người bệnh, sau khi uống với liều 6 g/ngày. Các ADR đó hết nếu giảm liều. Buồn nôn, chóng mặt và giảm huyết áp xảy ra sau khi tiêm tĩnh mạch nhanh.
Liều lượng và cách dùng
Liều thông thường:
Tiêm tĩnh mạch: 5 - 10 ml (100 mg/ml) hoặc 0,5 - 1 g (10 - 15 - mg/kg) 2 - 3 lần/24 giờ. Tiêm tĩnh mạch chậm, không được nhanh hơn 1 ml/phút.
Hoặc: Uống: 2 - 3 viên (1 g/viên) hoặc 1 - 1,5 g (15 - 25 mg/kg) 2 - 4 lần/24 giờ.
Phân hủy fibrin toàn thân: 10 ml (100 mg/ml), tiêm tĩnh mạch 3 - 4 lần/24 giờ.
Thủ thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt: 5 - 10 ml (100 mg/ml), tiêm tĩnh mạch 2 - 3 lần/24 giờ, liều đầu tiên dùng trong thời gian phẫu thuật, những liều tiếp theo dùng trong 3 ngày đầu sau phẫu thuật. Sau đó uống 2 - 3 viên nén (1 g/viên), 2 - 3 lần/24 giờ, cho đến khi không còn đái máu đại thể.
Ðái máu: 2 - 3 viên nén (1 g/viên), uống 2 - 3 lần/24 giờ, cho đến khi không còn đái máu.
Chảy máu mũi nặng: 3 viên nén (1 g/viên), uống 3 lần/24 giờ, trong 4 - 10 ngày.
Rong kinh: 2 - 3 viên nén (1 g/viên) uống 3 - 4 lần/24 giờ, trong 3 - 4 ngày. Trong trường hợp ra nhiều máu, có thể tăng liều tới 2 - 3 viên nén, uống 6 lần/24 giờ. Dùng acid tranexamic ngay khi bắt đầu ra máu rất nhiều.
Thủ thuật cắt bỏ phần cổ tử cung: 3 viên nén, uống 3 lần/24 giờ trong 12 - 14 ngày, sau khi phẫu thuật.
Phẫu thuật răng cho những người bệnh có tạng chảy máu: Dùng acid tranexamic ngay trước khi phẫu thuật với liều tiêm tĩnh mạch 10 mg/kg thể trọng. Sau phẫu thuật dùng liều 25 mg/kg thể trọng, dưới dạng viên nén, cứ 24 giờ uống một lần, trong 6 - 8 ngày. Có thể vẫn cần phải dùng các yếu tố đông máu.
Phù mạch thần kinh di truyền: Một số người bệnh cảm thấy cơn bệnh đang đến, khi đó dùng acid tranexamic gián đoạn với liều 2 - 3 viên nén, 2 - 3 lần/24 giờ, trong 5 - 10 ngày. Một số người bệnh lại cần phải điều trị liên tục với liều như vậy.
Những người suy thận nặng, cần phải điều chỉnh liều dùng của acid tranexamic như sau:
Các dung dịch acid tranexamic còn được dùng tại chỗ để rửa bàng quang hoặc súc miệng.
Tương tác thuốc
Không nên dùng đồng thời acid tranexamic với estrogen vì có thể gây huyết khối nhiều hơn.
Thận trọng khi dùng đồng thời acid tranexamic với các thuốc cầm máu khác.
Ðộ ổn định và bảo quản
Bảo quản acid tranexamic trong đồ đựng kín, để nơi khô ráo, mát và tránh ánh sáng mạnh.
Tương kỵ
Không nên trộn lẫn dung dịch acid tranexamic tiêm với dung dịch có chứa penicilin, hoặc với máu để truyền vào máu.
Ðể truyền tĩnh mạch, có thể trộn dung dịch tiêm acid tranexamic với các dung dịch dùng để tiêm như: Natri clorid (0,9%), glucose, dextran 40, dextran 70 hoặc dung dịch điện giải Ringer. Có thể cho acid tranexamic và heparin vào cùng một dung dịch tiêm truyền.
Quá liều và xử trí
Chưa có thông báo về trường hợp quá liều acid tranexamic. Những triệu chứng quá liều có thể là: Buồn nôn, nôn, các triệu chứng và/hoặc hạ huyết áp tư thế đứng. Không có biện pháp đặc biệt để điều trị nhiễm độc acid tranexamic. Nếu nhiễm độc do uống quá liều, gây nôn, rửa dạ dày và dùng than hoạt. Trong cả 2 trường hợp nhiễm độc do uống và do tiêm truyền, nên duy trì bổ sung dịch để thúc đẩy bài tiết thuốc qua thận và dùng các biện pháp điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.
Thông tin qui chế
Acid tranexamic có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ 4 năm 1999.
Thuốc độc bảng B.
Thành phẩm giảm độc: Thuốc viên có hàm lượng tối đa là 250 mg.
ALBENDAZOL
Tên chung quốc tế: Albendazole.
Mã ATC: P02C A03.
Loại thuốc: Thuốc chống giun sán phổ rộng.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén 200 mg, 400 mg.
Lọ 10 ml hỗn dịch 20 mg/ml (2%) và 40 mg/ml (4%).
Dược lý và cơ chế tác dụng
Albendazol là một dẫn chất benzimidazol carbamat, về cấu trúc có liên quan với mebendazol. Thuốc có phổ hoạt tính rộng trên các giun đường ruột như giun móc (Ancylostoma duodenale), giun mỏ (Necator americanus), giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun kim (Enterobius vermicularis), giun lươn (Strongyloides stercoralis), giun tóc (Trichuris trichiura), giun Capillaria (Capillaria philippinensis); giun xoắn (Trichinella spiralis) và thể ấu trùng di trú ở cơ và da; các loại sán dây và ấu trùng sán ở mô (như Echinococcus granulosus, E. multilocularis và E. neurocysticercosis).
Albendazol có hoạt tính trên cả giai đoạn trưởng thành và giai đoạn ấu trùng của các giun đường ruột và diệt được trứng của giun đũa và giun tóc. Dạng chuyển hóa chủ yếu của albendazol là albendazol sulfoxid vẫn còn tác dụng và giữ vị trí quan trọng về tác dụng dược lý của thuốc.
Cơ chế tác dụng của albendazol cũng tương tự như các benzimidazol khác. Thuốc liên kết với các tiểu quản của ký sinh trùng, qua đó ức chế sự trùng hợp hóa các tiểu quản thành các vi tiểu quản của bào tương là những bào quan cần thiết cho hoạt động bình thường của tế bào ký sinh trùng.
Dược động học
Ở người, sau khi uống, albendazol được hấp thu rất kém (5%). Hầu hết tác dụng chống giun sán xảy ra ở ruột. Ðể có tác dụng xảy ra ở mô, phải dùng liều cao và lâu dài.
Do chuyển hóa bước một rất mạnh, nên không thấy albendazol hoặc chỉ thấy ở dạng vết trong huyết tương. Sau khi uống một liều duy nhất 400 mg albendazol, nồng độ đỉnh của chất chuyển hóa sulfoxid đạt được trong huyết tương khoảng 0,04 - 0,55 microgam/ml sau 1 đến 4 giờ. Khi dùng thuốc với thức ăn nhiều chất mỡ, nồng độ trong huyết tương tăng lên 2 - 4 lần. Có sự khác nhau lớn giữa các cá thể về nồng độ albendazol sulfoxid trong huyết tương. Ðó có thể là do sự hấp thu thất thường và do sự khác nhau về tốc độ chuyển hóa thuốc.
Albendazol sulfoxid liên kết với protein trong huyết tương tới 70%. Khi dùng lâu dài trong điều trị bệnh nang sán, nồng độ albendazol sulfoxid trong dịch nang sán có thể đạt mức khoảng 20% nồng độ trong huyết tương. Albendazol sulfoxid qua được hàng rào máu não và nồng độ trong dịch não - tủy bằng khoảng 1/3 nồng độ trong huyết tương.
Albendazol bị oxy hóa nhanh và hoàn toàn, thành chất chuyển hóa vẫn còn có tác dụng là albendazol sulfoxid, sau đó lại bị chuyển hóa tiếp thành hợp chất không còn tác dụng là albendazol sulfon.
Albendazol có nửa đời thải trừ khỏi huyết tương khoảng 9 giờ. Chất chuyển hóa sulfoxid được thải trừ qua thận cùng với chất chuyển hóa sulfon và các chất chuyển hóa khác. Một lượng không đáng kể chất chuyển hóa sulfoxid được thải trừ qua mật.
Chỉ định
Nhiễm một loại hoặc nhiều loại ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun kim, giun móc, giun mỏ, giun tóc, giun lươn, sán hạt dưa (Hymenolepis nana), sán lợn (Toenia solium), sán bò (T. saginata), sán lá gan loại Opisthorchis viverrini và O. sinensis.
Albendazol cũng có hiệu quả trên ấu trùng di trú ở da. Thuốc còn có tác dụng với bệnh ấu trùng sán lợn có tổn thương não (neurocysticercosis). Albendazol là thuốc được lựa chọn để điều trị các trường hợp bệnh nang sán không phẫu thuật được, nhưng lợi ích lâu dài của việc điều trị này còn phải đánh giá thêm.
Chống chỉ định
Có tiền sử quá mẫn cảm với các hợp chất loại benzimidazol hoặc các thành phần nào đó của thuốc.
Người bệnh có tiền sử nhiễm độc tủy xương.
Người mang thai.
Thận trọng
Người bệnh có chức năng gan bất thường trước khi bắt đầu điều trị bằng albendazol cần phải cân nhắc cẩn thận vì thuốc bị chuyển hóa ở gan và đã thấy một số ít người bệnh bị nhiễm độc gan. Cũng cần thận trọng với các người bị bệnh về máu.
Thời kỳ mang thai
Không nên dùng albendazol cho người mang thai trừ những trường hợp bắt buộc phải dùng mà không có cách nào khác. Người bệnh không được mang thai trong thời gian ít nhất một tháng sau khi dùng albendazol. Nếu người bệnh đang dùng thuốc mà lỡ mang thai thì phải ngừng thuốc ngay và phải hiểu rõ là thuốc có thể gây nguy hại rất nặng cho thai.
Thời kỳ cho con bú
Còn chưa biết thuốc tiết vào sữa ở mức nào. Do đó cần hết sức thận trọng khi dùng albendazol cho phụ nữ cho con bú.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Còn thiếu các thử nghiệm lâm sàng có kiểm tra trên phạm vi rộng để đánh giá rõ hơn độ an toàn của thuốc.
Khi điều trị thời gian ngắn (không quá 3 ngày) có thể thấy vài trường hợp bị khó chịu ở đường tiêu hóa (đau vùng thượng vị, ỉa chảy) và nhức đầu.
Trong điều trị bệnh nang sán hoặc bệnh ấu trùng sán lợn có tổn thương não (neurocysticercosis) là những trường hợp phải dùng liều cao và dài ngày, tác dụng có hại thường gặp nhiều hơn và nặng hơn.
Thông thường các tác dụng không mong muốn không nặng và hồi phục được mà không cần điều trị. Chỉ phải ngừng điều trị khi bị giảm bạch cầu (0,7%) hoặc có sự bất thường về gan (3,8% trong bệnh nang sán).
Thường gặp, ADR > 1/100
Toàn thân: Sốt.
Thần kinh trung ương: Nhức đầu, chóng mặt, biểu hiện ở não, tăng áp suất trong não.
Gan: Chức năng gan bất thường.
Dạ dày - ruột: Ðau bụng, buồn nôn, nôn.
Da: Rụng tóc (phục hồi được).
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Toàn thân: Phản ứng dị ứng.
Máu: Giảm bạch cầu.
Da: Ban da, mày đay.
Thận: Suy thận cấp.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Máu: Giảm bạch cầu hạt, giảm huyết cầu nói chung, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Albendazol có thể gây giảm bạch cầu nói chung (dưới 1% người bệnh điều trị) và phục hồi lại được. Hiếm gặp các phản ứng nặng hơn, kể cả giảm bạch cầu hạt, mất bạch cầu hạt, hoặc giảm các loại huyết cầu. Phải xét nghiệm công thức máu khi bắt đầu chu kỳ điều trị 28 ngày và 2 tuần một lần trong khi điều trị. Vẫn tiếp tục điều trị được bằng albendazol nếu lượng bạch cầu giảm ít và không giảm nặng thêm.
Albendazol có thể làm tăng enzym gan từ nhẹ đến mức vừa phải ở 16% người bệnh, nhưng lại trở về bình thường khi ngừng điều trị. Thử nghiệm chức năng gan (các transaminase) phải được tiến hành trước khi bắt đầu mỗi chu kỳ điều trị và ít nhất 2 tuần một lần trong khi điều trị. Nếu enzym gan tăng nhiều, nên ngừng dùng albendazol. Sau đó lại có thể điều trị bằng albendazol khi enzym gan trở về mức trước điều trị, nhưng cần xét nghiệm nhiều lần hơn khi tái điều trị.
Người bệnh được điều trị bệnh ấu trùng sán lợn có tổn thương não, nên dùng thêm corticosteroid và thuốc chống co giật. Uống hoặc tiêm tĩnh mạch corticosteroid sẽ ngăn cản được những cơn tăng áp suất nội sọ trong tuần đầu tiên khi điều trị bệnh ấu trùng sán này.
Bệnh ấu trùng sán lợn có tổn thương não (neurocysticercosis), có thể có ảnh hưởng đến võng mạc tuy rất hiếm. Vì vậy, trước khi điều trị, nên xét nghiệm những tổn thương võng mạc của người bệnh. Nếu thấy đã có tổn thương võng mạc rồi thì cân nhắc giữa lợi ích của việc điều trị so với tác hại làm hư hỏng võng mạc do albendazol gây nên.
Liều lượng và cách dùng
Cách dùng: Viên có thể nhai, nuốt hoặc nghiền và trộn với thức ăn. Không cần phải nhịn đói hoặc tẩy.
Liều lượng:
Giun đũa, giun kim, giun móc hoặc giun tóc.
Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi: Liều giống nhau:
400 mg uống 1 liều duy nhất trong 1 ngày. Có thể điều trị lại sau 3 tuần. Trẻ em cho tới 2 tuổi: 200 mg 1 liều duy nhất uống trong 1 ngày. Có thể điều trị lại sau 3 tuần.
Ấu trùng di trú ở da:
Người lớn: Uống 400 mg, ngày uống 1 lần, uống 3 ngày.
Trẻ em: Uống 5 mg/kg/ngày, uống 3 ngày.
Bệnh nang sán:
Người lớn: Uống 800 mg mỗi ngày, trong 28 ngày. Ðiều trị có thể lặp lại nếu cần. Có khi cho tới 2 hoặc 3 đợt điều trị. Nếu nang sán không mổ được, có thể cho tới 5 đợt.
Trẻ em cho tới 6 tuổi. Liều lượng chưa được xác định.
Trẻ em từ 6 tuổi trở lên: Uống 10 - 15 mg/kg/ngày, trong 28 ngày. Ðiều trị có thể lặp lại nếu cần.
Ấu trùng sán lợn ở não:
Người lớn: 15 mg/kg/ngày trong 30 ngày. Ðiều trị có thể lặp lại sau 3 tuần.
Trẻ em: Xem liều người lớn.
Sán dây, Strongyloides (giun lươn).
Người lớn: Uống 400 mg/ngày/lần trong 3 ngày. Ðiều trị có thể lặp lại sau 3 tuần.
Trẻ em cho tới 2 tuổi: Uống 200 mg/ngày/lần trong 3 ngày liên tiếp. Ðiều trị có thể lặp lại sau 3 tuần.
Trẻ em 2 tuổi trở lên: Liều giống liều người lớn.
Tương tác thuốc
Dexamethason: Nồng độ ổn định lúc thấp nhất trong huyết tương của albendazol sulfoxid cao hơn khoảng 50% khi dùng phối hợp thêm 8 mg dexamethason với mỗi liều albendazol (15 mg/kg/ngày).
Praziquantel: Praziquantel (40 mg/kg) làm tăng nồng độ trung bình trong huyết tương và diện tích dưới đường cong của albendazol sulfoxid khoảng 50% so với dùng albendazol đơn độc (400 mg).
Cimetidin: Nồng độ albendazol sulfoxid trong mật và trong dịch nang sán tăng lên khoảng 2 lần ở người bị bệnh nang sán khi dùng phối hợp với cimetidin (10 mg/kg/ngày) so với dùng albendazol đơn độc (20 mg/kg/ngày).
Theophylin: Dược động học của theophylin (truyền trong 20 phút theophylin 5,8 mg/mg) không thay đổi sau khi uống 1 lần albendazol (400 mg).
Ðộ ổn định và bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ 20 - 300C. Tránh ánh sáng trực tiếp.
Quá liều và xử trí
Khi bị quá liều cần điều trị triệu chứng (rửa dạ dày, dùng than hoạt) và các biện pháp cấp cứu hồi sức chung.
Thông tin qui chế
Albendazol có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ tư năm 1999.
ALCURONIUM CLORID
Tên chung quốc tế: Alcuronium chloride.
Mã ATC: M03A A01.
Loại thuốc: Phong bế thần kinh cơ.
Dạng thuốc và hàm lượng: Dung dịch tiêm alcuronium clorid 5 mg/ml.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Tác dụng của alcuronium tương tự như d - tubocurarin, gây giãn cơ cạnh tranh (không khử cực), được dùng trong phẫu thuật. Thuốc cạnh tranh với acetylcholin ở các thụ thể tại cuối bản vận động và gây phong bế thần kinh cơ. Ðầu tiên là cơ mặt, sau đó đến cơ chân, tay và cuối cùng là cơ thân. Sự liệt cơ được hồi phục dần theo thứ tự ngược lại. Chức năng thần kinh cơ trở lại bình thường nếu dùng chất kháng cholinesterase như neostigmin. Với liều thường dùng, sự giãn cơ bắt đầu sau 2 phút và kéo dài 20 - 30 phút. Khi dùng đường tĩnh mạch, alcuronium phân bố rộng rãi khắp các mô. Thuốc không bị chuyển hóa và được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu (khoảng 80 - 85%), phần còn lại (15 - 20%) bài xuất vào mật rồi thải qua phân. Nửa đời thải trừ của alcuronium khoảng 3 giờ.
Chỉ định
Giãn cơ trong phẫu thuật bụng, sản khoa và chỉnh hình, dùng khi gây mê và khi cần hô hấp hỗ trợ.
Chống chỉ định
Suy thận nặng.
Nhược cơ nặng.
Thận trọng
Người bệnh bị suy hô hấp, hoặc mắc các bệnh về phổi hoặc suy yếu và mất nước.
Người bệnh có tiền sử hen hoặc quá mẫn với các thuốc phong bế thần kinh - cơ khác.
Sự kháng thuốc có thể xảy ra ở người suy gan.
Người bệnh suy thận, do thuốc chủ yếu thải qua nước tiểu.
Tác dụng của thuốc tăng lên khi có nhiễm acid hô hấp, kali huyết giảm, thân nhiệt cao và tác dụng giảm khi hạ thân nhiệt.
Thời kỳ mang thai
Người bệnh phẫu thuật mổ cắt tử cung đã dùng alcuronium với liều 15 - 30 mg, tiêm tĩnh mạch trước chuyển dạ 5 - 10 phút không thấy ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.
Như các thuốc khác, người mang thai chỉ nên dùng nếu thật cần thiết.
Thời kỳ cho con bú
Chỉ dùng nếu thật cần thiết.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Thường gặp, ADR > 1/100
Alcuronium giải phóng histamin và gây phản ứng dạng phản vệ, gây ban đỏ, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh và co thắt phế quản.
Giảm nhu động và trương lực của dạ dày - ruột.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Sốt cao ác tính.
Ngừng thở kéo dài do liệt cơ liên sườn.
Giãn đồng tử nếu truyền thuốc lượng lớn. Trong vòng 6 - 24 giờ sau khi ngừng truyền, đồng tử trở lại bình thường. Ðiều này rất quan trọng vì rất dễ nhầm với hiện tượng chết não ở người bệnh hôn mê nếu không thăm khám kỹ thần kinh.
Liều lượng và cách dùng
Ban đầu dùng liều 200 - 250 microgam/kg, tiêm tĩnh mạch. Liều bổ sung: 1/6 đến 1/4 liều ban đầu để đảm bảo tác dụng giãn cơ kéo dài thêm tương tự như lần đầu (khoảng 20 - 30 phút).
Trẻ em: 125 - 200 microgam/kg thể trọng.
Trẻ em và trẻ mới đẻ cần giảm liều vì có sự tăng nhạy cảm với thuốc.
Người bệnh bị 2 phẫu thuật trong vòng 24 giờ cần dùng liều thấp hơn.
Người bệnh bị bỏng, liều tương ứng với độ rộng của vết bỏng và thời gian sau tổn thương. Nếu bỏng trên 40% diện tích cơ thể, liều cần tăng lên 5 lần so với người bình thường.
Người bệnh có phẫu thuật với tuần hoàn ngoài cơ thể, nồng độ thuốc ở huyết tương tăng đáng kể, xấp xỉ 4 lần bình thường, cần giảm liều các trường hợp này.
Với người bệnh suy thận: Phải giảm liều vì thuốc thải trừ qua thận là chủ yếu. Tuy nhiên, đã dùng liều 160 microgam/kg thể trọng cho người ghép thận mà không thấy sự cố. Thời gian tác dụng trung bình của liều này kéo dài 37 phút. Cuối cùng có thể hồi phục chức năng thần kinh cơ bằng atropin và neostigmin.
Tương tác thuốc
Dùng phối hợp với kháng sinh: Tác dụng của alcuronium được kéo dài bởi clindamycin, colistin, kanamycin, neomycin, polymyxin, streptomycin, tetracyclin, tobramycin, framycetin, lincomycin, amikacin, gentamycin và những kháng sinh aminoglycosid khác.
Dùng phối hợp với thuốc mê: Ether, cyclopropan, halothan, ketamin, metoxyfluran, enfluran, isofluran, thiopental, etomidat kéo dài tác dụng của alcuronium.
Ðộ ổn định và bảo quản
Dung dịch 1% trong nước có pH từ 4,0 - 6,0.
Bảo quản trong lọ kín.
Tương kỵ
Tương kỵ với các dung dịch kiềm thí dụ các dung dịch bacbiturat như thiopental natri. Không dùng chung bơm tiêm hoặc chung kim tiêm với các thuốc trên.
Quá liều và xử trí
Ngừng thở kéo dài do liệt cơ liên sườn, cơ hoành gây trụy tim mạch, và những tác động do giải phóng histamin, nếu dùng quá liều.
Cần hỗ trợ hô hấp cho đến khi tự thở được, mặt khác, dùng neostigmin metylsulfat 2 - 3 mg hoặc edrophonium clorid 10 mg tiêm tĩnh mạch phối hợp với atropin sulfat 0,6 - 1,2 mg.
Nếu huyết áp giảm mạnh nên truyền dịch thay thế và dùng thận trọng thuốc gây tăng huyết áp.
Nên dùng thuốc kháng histamin trước khi phong bế thần kinh cơ để ngăn chặn tác dụng phụ do histamin gây ra ở người bệnh hen hay dễ bị co thắt phế quản.
Thông tin qui chế
Thuốc độc bảng B.
ALBUMIN
Tên chung quốc tế: Albumin.
Mã ATC: B05A A01.
Loại thuốc: Thuốc tăng thể tích máu, thuốc chống tăng bilirubin huyết.
Dạng thuốc và hàm lượng
Dung dịch albumin được điều chế từ huyết tương: Dung dịch đậm đặc, chứa 15 - 20% protein toàn phần.
Dung dịch đẳng trương chứa 4 - 5% protein toàn phần (albumin chiếm không dưới 95% lượng protein).
Hàm lượng (Na+) không vượt quá 160 mmol/lít. Dung dịch được tiệt khuẩn bằng lọc.
Albumin lấy từ máu của người tình nguyện khỏe mạnh chứa 4, 5, 20 hay 25% albumin huyết thanh. Hàm lượng Na+ có từ 130 - 160 mmol/lít. Chế phẩm không chứa các yếu tố đông máu hay kháng thể nhóm máu.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Albumin là protein quan trọng nhất của huyết thanh tham gia vào 2 chức năng chính là (a) duy trì 70 - 80% áp lực thẩm thấu keo trong huyết tương, (b) liên kết và vận chuyển các chất có phân tử nhỏ như bilirubin, hormon steroid, acid béo và các thuốc có trong máu.
Tác dụng điều trị của albumin có liên quan đến tác dụng trên áp lực thẩm thấu keo của huyết tương; nó có thể đảm nhiệm tới 60 - 80% áp lực thẩm thấu keo đó, trong trường hợp nồng độ albumin huyết thanh bình thường (40 - 50 g/lít). Truyền 1g albumin vào máu có thể làm tăng thể tích huyết tương tuần hoàn lên khoảng 18 ml. Lượng dịch thêm này làm giảm hematocrit và độ nhớt của máu. Các chế phẩm albumin không chứa các yếu tố đông máu và không gây ảnh hưởng đến cơ chế đông máu bình thường hay làm tăng hiện tượng đông vón máu.
Albumin được phân bố trong dịch ngoài tế bào, trên 60% nằm ở khoang ngoài lòng mạch.
Thời gian tác dụng: Chỉ 15 phút sau khi tiêm albumin 25% đã làm tăng thể tích máu cho người bệnh. Thời gian tác dụng của albumin phụ thuộc vào thể tích máu ban đầu của người bệnh. Nếu lượng máu giảm thì thời gian làm tăng thể tích máu sẽ kéo dài trong nhiều giờ, nếu lượng máu bình thường thì thời gian tác dụng sẽ ngắn hơn.
Thời gian thải trừ khoảng 15 - 20 ngày.
Chỉ định
Ðiều trị cấp cứu trường hợp choáng do giảm thể tích máu mà những phương pháp khác không đủ hiệu quả.
Trong bỏng nặng, để đề phòng hiện tượng cô đặc máu, chống mất nước và điện giải.
Trong trường hợp giảm protein huyết, đặc biệt là liên quan đến mất quá nhiều albumin.
Kết hợp với truyền thay máu để điều trị tăng bilirubin huyết trong bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh.
Kết hợp để pha loãng máu trong các phẫu thuật nối tắt tuần hoàn tim - phổi và trong hội chứng suy hô hấp người lớn (nếu tính thấm mao mạch phổi không tăng nhiều).
Chế phẩm albumin người không có vai trò trong điều trị thận hư có suy thận, xơ gan mạn, thiếu dinh dưỡng, mặc dù có giảm albumin huyết.
Chống chỉ định
Có tiền sử mẫn cảm với albumin người, người bệnh thiếu máu nặng, người bệnh suy tim, người bệnh tăng thể tích máu, phù phổi.
Thận trọng
Khi dùng các chế phẩm albumin 25% có độ thẩm thấu cao vì có thể gây tăng thể tích máu, nếu không được pha loãng một cách thích hợp.
Khi dùng 1 lượng lớn các dung dịch albumin đối với người bệnh có lưu lượng tim thấp, vì tăng thể tích huyết tương nhanh sẽ gây rối loạn tuần hoàn (quá tải, loãng máu) hoặc phù phổi.
Phải theo dõi cẩn thận người bệnh bị thương hoặc sau mổ có dùng chế phẩm albumin vì tăng huyết áp có thể gây chảy máu ở những nơi chưa được phát hiện từ trước.
Trường hợp bị mất nước, người bệnh cần được đồng thời truyền thêm dịch và chất điện giải.
Cần chú ý trong trường hợp phải ăn hạn chế muối vì các chế phẩm albumin có chứa 130 - 160 mEq/lít Na+.
Dùng 1 lượng lớn albumin cho người bệnh bị rối loạn chức năng thận sẽ dẫn đến mất cân bằng điện giải gây nhiễm kiềm chuyển hóa. Ngoài ra khi dùng lượng lớn albumin, có thể phải bổ sung hồng cầu để đề phòng thiếu máu.
Không được dùng khi dung dịch đã đục hay có tủa.
Thời kỳ mang thai
Albumin an toàn cho phụ nữ có thai.
Thời kỳ cho con bú
Chưa thấy có nguy cơ gây hại do truyền albumin.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Ít xẩy ra những phản ứng phụ khi dùng albumin như: Dị ứng, nổi mày đay, phản vệ, buồn nôn và nôn.
Một số phản ứng phản vệ có thể do các phân tử bị đông vón trong các chế phẩm protein hoặc sự có mặt của các kháng thể kháng protein di truyền của albumin người.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Trường hợp xuất hiện phản ứng phản vệ, phải ngừng truyền albumin và xử lý bằng các biện pháp thích hợp (dùng kháng histamin hay điều trị hỗ trợ đặc hiệu).
Liều lượng và cách dùng
Liều dùng albumin phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng và đáp ứng của người bệnh và được xác định bằng cách theo dõi huyết áp động mạch phổi, huyết áp tĩnh mạch trung tâm trong khi dùng để tránh tăng quá mức thể tích máu.
Tốc độ truyền albumin là 1 - 2 ml/phút (dung dịch 5%) hoặc 1 ml/phút (dung dịch 25%), có thể tăng tốc độ truyền trong điều trị choáng. Không nên truyền quá 250 g/48 giờ. Nếu cần dùng quá liều này, phải thay thế bằng huyết tương.
Khi choáng do giảm thể tích máu cấp: Liều ban đầu cho người lớn là 25 g albumin (500 ml dung dịch 5% hoặc 100 ml dung dịch 25%) và cho trẻ em khoảng 1 g/kg. Nếu cần thiết, nhắc lại một liều sau 15 - 30 phút. Khi có xuất huyết, có thể phải truyền máu toàn phần.
Khi giảm protein huyết: Liều tối đa trong 1 ngày là 2 g/kg thể trọng.
Khi bị bỏng: Liều dùng và thời gian tùy thuộc vào diện tích bỏng, liều dùng cần đủ để hồi phục thể tích huyết tương và giảm hiện tượng cô đặc máu: Truyền 500 ml dung dịch 5% hay 100ml dung dịch 25% cùng với các dung dịch điện giải. Ðể điều trị bỏng không khẩn cấp ở trẻ em, dùng 6,25 - 12,5 g.
Khi tăng bilirubin huyết ở trẻ sơ sinh: Dùng 1 g/kg thể trọng trước khi truyền thay máu (albumin với liều 1,5 - 2,5 g/100ml máu cũng có thể được thêm vào dịch thay máu được truyền).
Tương tác thuốc
Yếu tố hoạt hóa đông máu (prekallikrein) có trong một số lô chế phẩm có thể kích thích biến đổi kininogen trong máu người thành kinin gây hạ huyết áp.
Dung dịch albumin nhiễm nhôm có thể gây độc cho những người suy thận đã được truyền lượng lớn albumin, dẫn đến loạn dưỡng xương và bệnh lý về não.
Ðộ ổn định và bảo quản
Các chế phẩm albumin người chưa mở có thể bảo quản được tới 3 năm ở nhiệt độ không quá 37oC và tới 5 năm ở 2 - 8oC. Tránh để đông lạnh vì lọ có thể nứt gây nhiễm tạp. Khi đã mở chỉ dùng trong vòng 4 giờ và vứt bỏ phần còn lại.
Tránh ánh sáng. Chế phẩm chưa có nguy cơ gây nhiễm virus viêm gan hay HIV như máu và huyết tương.
Tương kỵ
Khi truyền insulin, thường có vấn đề insulin hấp phụ vào thành bình thủy tinh và dây truyền. Nếu cho thêm albumin 5% vào dung dịch natri clorid có chứa insulin để truyền sẽ tránh được tình trạng này và đỡ mất insulin.
Có thể trộn lẫn albumin với các dung dịch natri clorid đẳng trương, Ringer, glucose đẳng trương, đường invertose 10%; nhưng không được trộn lẫn với các dung dịch thủy phân protein, hỗn hợp acid amin hay dung dịch chứa alcol.
Quá liều và xử trí
Khi dùng 1 lượng lớn albumin cần phải bổ sung hồng cầu hoặc thay thế bằng máu toàn phần để chống hiện tượng thiếu máu xảy ra sau khi dùng. Nếu có rối loạn tuần hoàn hay phù phổi phải ngừng truyền ngay và có biện pháp xử trí đặc hiệu.
Thông tin qui chế
Albumin có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ tư năm 1999.
Thuốc phải được kê đơn và bán theo đơn.
ALDESLEUKIN
(INTERLEUKIN - 2 TÁI TỔ HỢP)
Tên chung quốc tế: Aldesleukin.
Mã ATC: L03A C01.
Loại thuốc: Chất điều biến đáp ứng sinh học, thuốc chống ung thư.
Dạng thuốc và hàm lượng
Aldesleukin là một bột màu trắng, vô khuẩn, dùng để tiêm, có chứa 18 x 106 đvqt/mg aldesleukin, một interleukin - 2 của người tái tổ hợp (rIL - 2), đóng trong các lọ thủy tinh (5 ml).
Khi pha với 1,2 ml nước cất tiêm, mỗi ml dung dịch có chứa 18 x 106 đvqt (1mg) aldesleukin, 50 mg manitol, 0,2 mg dodecylsulphat natri và đệm natri phosphat để có pH 7,5 (trong khoảng 7,2 - 7,8).
Dược lý và cơ chế tác dụng
Interleukin - 2 (IL - 2) là một cytokin được sản xuất bởi các lympho bào T hoạt hóa. Nó gắn vào các thụ thể tế bào T để gây một sự đáp ứng tăng sinh và biệt hóa thành các tế bào diệt, hoạt hóa bởi lymphokin (LAK ) trong máu và các lympho bào thâm nhiễm vào khối u (tế bào TIL) tại các u đặc hiệu.
Dược phẩm aldesleukin (interleukin - 2 tái tổ hợp; rIL - 2) là một phân tử không glycosyl hóa, được tạo ra bằng các kỹ thuật tái tổ hợp DNA ở vi khuẩn Escherichia coli. Loại IL - 2 người tái tổ hợp này khác với IL - 2 tự nhiên ở các đặc điểm sau:
Phân tử không bị glycosyl hóa, vì do E. coli tạo ra.
Phân tử không có alanin N tận cùng.
Trong phân tử có sự thay thế serin cho cystein tại vị trí acid amin 125.
Sự thay đổi của 2 acid amin này đã tạo ra một sản phẩm IL - 2 đồng nhất hơn. Các hoạt tính sinh học của aldesleukin và IL - 2 tự nhiên của người (một lymphokin tạo ra một cách tự nhiên) tương tự nhau; cả 2 đều điều hòa đáp ứng miễn dịch. Sử dụng aldesleukin cho thấy làm giảm sự phát triển và lan rộng của khối u. Cơ chế chính xác của sự kích thích miễn dịch thông qua aldesleukin để có hoạt tính chống khối u hiện vẫn còn chưa được biết rõ.
Dược động học
Hấp thu: Thuốc không được hấp thu khi uống.
Phân bố: Hoạt tính sau khi tiêm tĩnh mạch: có thể đo được interleukin - 2 trong dịch não tủy của người bệnh.
Chuyển dạng sinh học: Hơn 80 % tổng số aldesleukin phân bố vào huyết tương, thanh thải ra khỏi tuần hoàn và hiện diện ở thận được chuyển hóa thành acid amin ở các tế bào của ống lượn gần.
Nửa đời: Phân bố là 13 phút.
Thải trừ là 85 phút.
Thời gian tác dụng: Sự thoái triển khối u có thể còn tiếp tục cho đến tận 12 tháng sau khi bắt đầu điều trị.
Thải trừ: Thuốc được thanh thải ra khỏi tuần hoàn bằng cách lọc qua tiểu cầu thận và bài tiết qua ngoại vi tiểu quản ở trong thận. Tốc độ thanh thải trung bình ở người bệnh ung thư là 268 ml/phút.
Chỉ định
Chỉ định chính: Thuốc được sử dụng để điều trị carcinom tế bào thận di căn, nhưng loại trừ những người bệnh có biểu hiện cả 3 yếu tố tiên lượng sau:
Thể trạng chung theo ECOG (Eastern Cooperative Oncology Group) bằng 1 hoặc lớn hơn.
Di căn đã lan tới từ 2 cơ quan trở lên.
Thời gian từ khi chẩn đoán lần đầu có u nguyên phát đến khi điều trị bằng aldesleukin là dưới 24 tháng.
Chú ý:
ECOG qui định các mức thể trạng chung của người bệnh u bướu như sau:
Chống chỉ định
Người bệnh có tiền sử quá mẫn với interleukin - 2 hoặc bất cứ thành phần nào trong chế phẩm aldesleukin.
Người bệnh có xét nghiệm stress với thali (thallium) bất thường hoặc các xét nghiệm chức năng phổi bất thường không được điều trị bằng aldesleukin. Người bệnh có cơ quan dị ghép cũng phải chống chỉ định. Thêm nữa, không được điều trị lại bằng aldesleukin ở các người bệnh có biểu hiện nhiễm độc trong đợt điều trị trước:
Bị nhịp nhanh thất ( 5 nhát bóp).
Rối loạn nhịp tim không kiểm soát được hoặc không đáp ứng với điều trị.
Ðau ngực tái phát với những thay đổi điện tâm đồ, đau thắt ngực tồn tại hoặc nhồi máu cơ tim.
Ðặt nội khí quản trên 72 giờ.
Chèn ép màng ngoài tim.
Rối loạn chức năng thận đang phải lọc thận trên 72 giờ.
Hôn mê hoặc loạn thần do độc kéo dài trên 48 giờ.
Ðộng kinh tái phát hoặc khó kiểm soát.
Thiếu máu cục bộ/ruột hoặc thủng.
Chảy máu đường tiêu hóa đòi hỏi phải phẫu thuật.
Thận trọng
Người bệnh cần có chức năng tim, phổi, gan và thần kinh trung ương bình thường khi bắt đầu điều trị. Người bệnh đã cắt thận vẫn có thể được chọn để điều trị nếu nồng độ creatinin huyết thanh 1,5 mg/decilít.
Tác dụng không mong muốn hay gặp và thường nặng, đôi khi gây tử vong.
Hội chứng rò rỉ mao mạch xuất hiện ngay sau khi bắt đầu dùng aldesleukin, do tăng sự thoát mạch của protein và dịch, giảm trương lực mạch máu. ở đa số người bệnh, điều này dẫn đến giảm đồng thời huyết áp động mạch trung bình trong vòng 2 đến 12 giờ sau khi bắt đầu điều trị. Nếu tiếp tục dùng thuốc thì sẽ xảy ra huyết áp hạ một cách đáng kể trên lâm sàng (được xác định khi huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg hoặc giảm 20 mmHg so với huyết áp tâm thu cơ bản của người bệnh) và hiện tượng giảm tưới máu sẽ xảy ra. Thêm vào đó, sự thoát mạch của protein và dịch vào khoảng ngoài mạch sẽ dẫn đến phù và tràn dịch.
Thời kỳ mang thai
Chưa có nghiên cứu trên người mang thai.
Sự nguy hiểm cho thai bao gồm cả các phản ứng không mong muốn thấy ở người lớn dùng thuốc. Ðược khuyến cáo nên sử dụng thuốc ngừa thai trong thời kỳ điều trị chống khối u nói chung.
Thời kỳ cho con bú
Chưa biết aldesleukin có được phân bố vào sữa hay không, vì đa số thuốc được bài tiết qua sữa mẹ và vì aldesleukin có tiềm năng gây ADR cho trẻ bú sữa mẹ dùng thuốc, nên cần cân nhắc phải ngừng thuốc hay ngừng cho trẻ bú, có tính đến mức độ quan trọng của dùng thuốc đối với người mẹ.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Thường gặp, ADR >1/100
Tim mạch: Loạn nhịp, nhịp nhanh xoang, phù bao gồm cả phù ngoại vi có triệu chứng chèn ép dây thần kinh hoặc mạch máu, hạ huyết áp, hội chứng rò rỉ mao mạch.
Thần kinh trung ương: Chóng mặt, đau, sốt, ớn lạnh, khó chịu, yếu ớt.
Da: Khô da, ban đỏ dạng dát, ngứa.
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tăng cân, ỉa chảy, viêm miệng, ăn kém ngon miệng.
Huyết học: Thiếu máu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu lympho, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ưa acid.
Hô hấp: Phù phổi, sung huyết phổi, tràn dịch màng phổi, khó thở.
Thận: Thiểu niệu, vô niệu.
Gan: Vàng da.
Nội tiết và chuyển hóa: Thiểu năng giáp trạng.
Khác: Nhiễm khuẩn, thay đổi trạng thái tâm thần.
ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Tim mạch: Thiếu máu cục bộ cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim.
Thần kinh trung ương: Ðau đầu.
Da: Rụng tóc, viêm da tróc vẩy.
Tiêu hóa: Cổ trướng, chảy máu đường tiêu hóa, viêm lưỡi, hoại tử ruột hoặc thủng ruột do thiếu máu cục bộ, táo bón.
Hô hấp: Suy hô hấp, thở nhanh, thở khò khè.
Cơ xương: Ðau khớp hoặc đau cơ.
Thị giác: Nhìn mờ hoặc nhìn đôi.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Tim mạch: Suy tim sung huyết, viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim, bệnh lý cơ tim, tràn dịch màng tim.
Huyết học: Huyết khối.
Thần kinh: Hôn mê, động kinh, đột quỵ
Khác: Hoại tử, đau hoặc tấy đỏ nơi tiêm.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Ðiều trị hội chứng rò rỉ mao mạch trước hết phải theo dõi lượng dịch của người bệnh và tình trạng tưới máu cơ quan. Ðiều này được thực hiện bằng cách thường xuyên đo huyết áp, mạch và theo dõi chức năng các cơ quan bao gồm đánh giá trạng thái thần kinh và lượng nước tiểu. Ðặt catête và theo dõi áp lực trung tâm để đánh giá sự giảm thể tích máu.
Cần phải linh hoạt trong việc sử dụng dịch và thuốc tăng áp để duy trì sự tưới máu cơ quan và huyết áp. Do vậy, phải thật thận trọng trong việc điều trị người bệnh có yêu cầu bắt buộc phải sử dụng một lượng dịch lớn (ví dụ người có tăng calci máu).
Người bệnh bị giảm thể tích máu được điều trị bằng cách truyền tĩnh mạch dịch dưới dạng dung dịch hoặc dịch keo. Thường truyền dịch tĩnh mạch khi áp suất tĩnh mạch trung tâm dưới 3 - 4 mm H20. Ðể hiệu chỉnh giảm thể tích máu phải truyền nhiều dịch theo đường tĩnh mạch, nhưng cần thận trọng vì nếu dùng nhiều dịch mà không kiểm soát có thể dẫn đến phù nề và tràn dịch.
Ðiều trị phù, cổ trướng hoặc tràn dịch màng phổi phụ thuộc vào việc cân bằng thận trọng hiệu quả của việc chuyển dời các dịch, để hoặc không gây ra giảm thể tích máu (ví dụ tưới máu cơ quan bị thiếu) hoặc không gây ứ dịch (ví dụ phù phổi).
Khi theo dõi chức năng phổi nếu thấy áp suất oxygen động mạch (PaO2) giảm phải cho người bệnh thở oxy.
Dùng aldesleukin có thể gây thiếu máu và/hoặc giảm tiểu cầu. Cần truyền hồng cầu để giảm bớt thiếu máu, đồng thời đảm bảo khả năng vận chuyển tối đa oxy. Truyền tiểu cầu để giải quyết việc giảm số lượng tiểu cầu tuyệt đối và giảm được nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa.
Hội chứng giả cúm: Ðiều trị bằng paracetamol hoặc một thuốc chống viêm không steroid (như ibuprofen, indomethacin), dùng ngay trước khi bắt đầu liệu pháp aldesleukin và tiếp tục cho đến 12 giờ sau liều thuốc cuối cùng. Nhờ đó có thể giảm thiểu nguy cơ gây ra sốt và/hoặc mức độ nặng của sốt, cũng như một số các triệu chứng giả cúm hoặc các tác động phụ khác. Trong các thử nghiệm lâm sàng, người ta còn dùng meperidin để kiểm soát triệu chứng rét run liên quan tới sốt.
ảnh hưởng đối với gan: Những tác dụng không mong muốn đối với gan nói chung có thể giảm trong vòng 5 - 7 ngày sau khi ngừng sử dụng aldesleukin.
Có thể dùng các thuốc chống nôn và chống ỉa chảy để điều trị các tác dụng phụ đối với hệ tiêu hóa. Các tác dụng này cũng có thể hết 12 giờ sau khi dùng liều aldesleukin cuối cùng.
Những điều đặc biệt quan trọng khi theo dõi người bệnh:
Trọng lượng cơ thể;
Ðiện giải đồ huyết thanh;
Các dấu hiệu sống: nhiệt độ, mạch, huyết áp và tần số thở;
Chức năng tim, kể cả test với thali;
Hematocrit hoặc hemoglobin, số lượng bạch cầu (tổng số và công thức bạch cầu); số lượng tiểu cầu;
Chức năng gan;
Chức năng thận;
Chức năng phổi bao gồm khí máu động mạch;
Chức năng tuyến giáp.
Liều lượng và cách dùng
Carcinom tế bào thận di căn ở người lớn:
Mỗi đợt điều trị gồm có 2 chu kỳ 5 ngày cách nhau bởi một khoảng nghỉ 9 ngày. Cứ 8 giờ truyền tĩnh mạch trong 15 phút, liều 600.000 đơn vị/kg (0,037 mg/kg) với tổng cộng là 14 liều. Sau đợt nghỉ 9 ngày, nhắc lại phác đồ với 14 liều khác. Một đợt điều trị tối đa là 28 liều.
Thay đổi liều: Muốn điều trị liều cao cần xem hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc hoặc tham khảo các phác đồ đặc hiệu.
Ðiều trị lại: Cần đánh giá sự đáp ứng của người bệnh khoảng 4 tuần sau khi hoàn thành một đợt điều trị và ngay trước khi có kế hoạch bắt đầu đợt điều trị tiếp theo. Ðợt điều trị bổ sung chỉ có thể thực hiện nếu khối u có nhỏ đi sau đợt điều trị vừa xong và việc tái điều trị không bị chống chỉ định. Mỗi đợt điều trị nên cách nhau ít nhất 7 tuần, kể từ ngày ra viện. Khối u vẫn tiếp tục thoái triển cho đến 12 tháng sau khi khởi đầu liệu pháp.
Tương tác thuốc
Giảm độc tính: Corticosteroid làm giảm độc tính của aldesleukin nhưng không nên dùng vì có thể giảm hiệu lực của lymphokin.
Tăng độc tính: Aldesleukin có thể ảnh hưởng đến thần kinh trung ương; bởi vậy, tương tác thuốc có thể xảy ra nếu sử dụng đồng thời với các thuốc hướng thần (ví dụ thuốc ngủ, thuốc giảm đau, chống nôn, thuốc an thần).
Các thuốc chẹn beta và các thuốc chống tăng huyết áp có thể làm hạ huyết áp trầm trọng thêm khi dùng cùng với aldesleukin.
Tương tác muộn với thuốc cản quang có iod: Các phản ứng cấp: sốt, rét run, buồn nôn, nôn, ngứa, nổi ban, ỉa chảy, hạ huyết áp, phù, thiểu niệu có thể gặp trong vòng 1 - 4 giờ sau khi dùng thuốc cản quang có iod, nhưng đa số những phản ứng này được thông báo xảy ra khi dùng thuốc cản quang có iod trong vòng 4 tuần hoặc nhiều tháng sau liều dùng aldesleukin cuối cùng.
Ðộ ổn định và bảo quản
Bảo quản: Giữ ở nhiệt độ 2 - 80C, trừ khi có hướng dẫn đặc biệt khác của nhà sản xuất. Tránh để đông lạnh.
Cách pha thuốc tiêm:
Aldesleukin tiêm được pha để dùng theo đường tĩnh mạch hoặc dưới da bằng cách thêm 1,2 ml nước cất vô khuẩn tiêm vào lọ (bơm trực tiếp dịch pha thuốc vào thành lọ và xoay nhẹ để tránh làm nổi nhiều bọt) nhằm tạo ra được một dung dịch trong, không màu có chứa 18 triệu đơn vị cho mỗi ml. Không được lắc lọ thuốc.
Ðể truyền tĩnh mạch nhanh, cần phải pha loãng thêm dung dịch đã pha này vào 50 ml dung dịch tiêm dextrose 5%.
Ðộ ổn định: Dung dịch đã pha và hòa loãng phải để tủ lạnh vì thuốc không chứa chất bảo quản. Dung dịch đã pha cần được sử dụng trong vòng 48 giờ. Thuốc dùng còn thừa phải loại bỏ.
Tương kỵ
Không sử dụng nước cất tiêm có chất kìm khuẩn hoặc dung dịch natri clorid 0,9% để pha thuốc vì sẽ làm tăng kết tủa thuốc.
Quá liều và xử lý
Các tác dụng phụ xảy ra khi dùng aldesleukin thường liên quan với liều. Sử dụng nhiều hơn liều khuyến cáo thường làm xuất hiện các độc tính nhanh hơn. Các tác dụng phụ nói chung sẽ hết khi ngừng thuốc vì nửa đời của thuốc ngắn.
Cần điều trị hỗ trợ đối với bất cứ triệu chứng nào vẫn còn kéo dài. Các độc tính đe dọa tính mạng được cải thiện bằng cách tiêm tĩnh mạch dexamethason, tuy nhiên thuốc này có thể làm giảm hiệu quả điều trị của aldesleukin.
Thông tin qui chế
Thuốc độc bảng A.
ADENOSIN
Tên chung quốc tế: Adenosine.
Mã ATC: C01E B10.
Loại thuốc: Thuốc chống loạn nhịp tim.
Dạng thuốc và hàm lượng
Lọ 6 mg/2 ml, 12 mg/4 ml để tiêm tĩnh mạch.
Lọ 30 mg/ml để truyền tĩnh mạch.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Adenosin là chất chủ vận purin, tác động trên các thụ thể P1 và P2 (mặc dù thụ thể P1 nhạy với adenosin hơn). Tiêm tĩnh mạch nhanh adenosin làm chậm sự dẫn truyền qua nút nhĩ thất và làm mất nhịp nhanh kịch phát trên thất do mạch vào lại ở nút nhĩ thất (một khi mạch vào lại đã mất, nhịp nhanh ngừng và nhịp xoang bình thường sẽ phục hồi). Tác dụng dược lý của thuốc gồm giãn mạch vành, giãn mạch ngoại biên, giảm lực co cơ tim, ức chế nút xoang và dẫn truyền nút nhĩ thất. Trong nhịp nhanh trên thất, nhịp xoang phục hồi ở 85 - 95% người bệnh. Thuốc cũng có ích trong nghiên cứu điện sinh lý học để xác định vị trí của blốc nhĩ thất. Do tác dụng đặc hiệu trên nút nhĩ - thất, adenosin cũng có ích trong xác định nguyên nhân nhịp nhanh có phức bộ QRS giãn rộng.
Dược động học
Adenosin khi tiêm tĩnh mạch bị mất nhanh khỏi tuần hoàn do thuốc xâm nhập vào tế bào, chủ yếu vào hồng cầu và tế bào nội mô mạch máu. Adenosin trong tế bào chuyển hóa nhanh do phosphoryl hóa thành adenosin monophosphat nhờ adenosinkinase hoặc do khử amin thành inosin nhờ adenosin desaminase trong bào tương. Adenosin ngoài tế bào bị mất nhanh do xâm nhập vào tế bào với nửa đời dưới 10 giây trong máu toàn phần. Vì adenosin không cần có sự tham gia của chức năng gan hoặc thận để hoạt hóa hoặc bất hoạt, cho nên suy gan hoặc suy thận không có ảnh hưởng đến tính hiệu quả hoặc tính dung nạp của thuốc.
Chỉ định
Nhịp nhanh kịch phát trên thất, bao gồm cả hội chứng Wolff - Parkinson - White để chuyển nhanh về nhịp xoang.
Thuốc hỗ trợ trong kỹ thuật hiện hình tưới máu cơ tim: Adenosin dùng để làm giãn động mạch vành cùng với chụp hiện hình tưới máu cơ tim hoặc siêu âm 2 chiều để phát hiện các khiếm khuyết trong tưới máu hoặc co bóp bất thường cục bộ do bệnh động mạch vành.
Chống chỉ định
Người đã có từ trước hội chứng suy nút xoang hay blốc nhĩ thất độ hai hoặc ba mà không cấy máy tạo nhịp, do nguy cơ ngừng xoang kéo dài hoặc blốc nhĩ thất hoàn toàn.
Bệnh hen và bệnh phế quản phổi tắc nghẽn, vì có thể gây thêm co thắt phế quản.
Mẫn cảm với adenosin.
Thận trọng
Trong quá trình cắt rung nhĩ có đường dẫn truyền nhĩ thất phụ, vì có thể xung động dẫn truyền qua đó làm tim đập nhanh hơn.
Do có khả năng làm tăng nhất thời rối loạn dẫn truyền hoặc loạn nhịp tim trong cơn tim nhanh kịch phát trên thất, nên khi dùng adenosin cần có bác sĩ theo dõi điện tim và có phương tiện hồi sức tim và hô hấp.
Truyền nhỏ giọt tĩnh mạch adenosin phải thận trọng đối với người dễ bị hạ huyết áp như có rối loạn thần kinh thực vật, viêm màng ngoài tim hoặc hẹp van tim.
Thời kỳ mang thai
Adenosin là chất có sẵn ở một dạng nào đó trong tất cả các tế bào của cơ thể, do đó không có tác hại trên thai; dù sao, chỉ nên dùng khi có thai nếu thật cần thiết.
Thời kỳ cho con bú
Adenosin chỉ được dùng tiêm tĩnh mạch trong tình huống cấp tính, và nửa đời trong huyết thanh rất ngắn, vì vậy có thể không có phần thuốc nào vào sữa.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Khi tiêm adenosin vào, trước khi về hẳn nhịp xoang bình thường ổn định, loạn nhịp tim cũng có thể lại xảy ra nhưng nhất thời, như ngoại tâm thu thất, nhịp chậm xoang, blốc nhĩ thất, rung nhĩ và nhịp nhanh trên thất trở lại nhanh, thậm chí có cả đợt ngừng tim ngắn.
Các tai biến khác chỉ nhẹ và ngắn (dưới 1 phút), vì nửa đời của adenosin rất ngắn (dưới 10 giây).
Thường gặp, ADR > 1/100
Toàn thân: Nhức đầu (2%).
Tim mạch: Nóng bừng mặt (18%).
Hô hấp: Khó thở (12%), cảm giác ngực bị ép (7%).
Tiêu hóa: Buồn nôn (3%).
Thần kinh trung ương: Hơi choáng váng (2%), hoa mắt chóng mặt (1%), tê cóng (1%).
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Toàn thân: Khó chịu, ra mồ hôi, lo âu, cảm giác rát bỏng, có vị kim loại.
Tim mạch: Ðánh trống ngực, nhịp tim chậm, hạ huyết áp.
Hô hấp: Thở sâu nhanh, đau ngực.
Mắt: Nhìn mờ.
Xương - cơ: Ðau tay, đau chân, đau cổ và đau lưng.
Liều lượng và cách dùng
Dùng adenosin phải có bác sĩ theo dõi và có sẵn phương tiện hồi sức tim và hô hấp.
Với nhịp nhanh trên thất hoặc để chẩn đoán: Tiêm nhanh thẳng vào tĩnh mạch trong 1 - 2 giây hoặc vào dây truyền tĩnh mạch, sau đó truyền nhanh nước muối sinh lý. Liều khởi đầu là 6 mg (3 mg nếu tiêm vào tĩnh mạch trung tâm). Nếu không có hiệu quả, sau 2 phút, lại tiêm 12 mg và lặp lại nếu cần. Liều tối đa 20mg đã được dùng nhưng liều cao hơn không được khuyến cáo. Liều trung bình có hiệu quả là 1 mg khi người bệnh dùng phối hợp với dipyridamol.
Liều trẻ em: 0,05 mg/kg tiêm tĩnh mạch, cứ sau 2 phút lại tăng 0,05 mg/kg nếu cần cho đến liều tối đa 0,25 mg/kg.
Tương tác thuốc
Dipyridamol phong bế adenosin vào tế bào, nên làm tăng tác dụng của adenosin. Nếu cần phối hợp phải giảm liều adenosin.
Theophylin và các xanthin khác là những chất ức chế mạnh adenosin. Khi cần phối hợp, phải tăng liều adenosin.
Nicotin có thể tăng tác dụng tuần hoàn của adenosin.
Ðộ ổn định và bảo quản
Ðể thuốc nơi mát 15 - 300C. Tránh ánh sáng. Không để đông lạnh. Cần kiểm tra thuốc bằng mắt xem có vẩn đục hoặc biến màu trước khi dùng.
Quá liều và xử trí
Chưa thấy xảy ra trường hợp nào quá liều. Vì nửa đời của adenosin trong máu rất ngắn, nên thời gian tai biến nếu có do quá liều cũng hạn chế. Nếu tai biến kéo dài, nên dùng methylxanthin như cafein hoặc theophylin là những chất đối kháng cạnh tranh với adenosin.
Thông tin qui chế
Thuốc phải được kê đơn và bán theo đơn.
ALENDRONAT NATRI
(Muối natri của acid alendronic)
Tên chung quốc tế: Alendronic acid.
Mã ATC: M05B A04.
Loại thuốc: Chất ức chế tiêu xương.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén 5 mg, 10 mg, 40 mg (dưới dạng alendronat natri).
Dược lý và cơ chế tác dụng
Alendronat là một aminobisphosphonat có tác dụng ức chế tiêu xương đặc hiệu. Các nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy alendronat tích tụ chọn lọc ở các vị trí tiêu xương đang hoạt động, nơi mà alendronat ức chế sự hoạt động của các hủy cốt bào.
Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy điều trị bằng alendronat có thể làm tăng đáng kể khối lượng xương ở xương cột sống, cổ xương đùi và mấu chuyển. Trong các nghiên cứu lâm sàng ở phụ nữ mãn kinh từ 40 đến 85 tuổi bị loãng xương (được xác định là có khối lượng xương thấp, ít nhất là 2 độ lệch chuẩn dưới trung bình của thời kỳ trước mãn kinh), điều trị bằng alendronat làm giảm đáng kể số lần gãy đốt sống sau 3 năm dùng thuốc. Mật độ chất khoáng ở xương tăng rõ sau 3 tháng điều trị bằng alendronat và còn tiếp tục trong suốt quá trình dùng thuốc. Tuy nhiên sau 1 - 2 năm điều trị, nếu ngừng liệu pháp alendronat thì không duy trì được sự tăng khối lượng xương. Ðiều đó chứng tỏ phải liên tục điều trị hàng ngày mới duy trì được hiệu quả chữa bệnh.
Dược động học
So với một liều chuẩn tiêm tĩnh mạch, khả dụng sinh học đường uống trung bình ở phụ nữ là 0,7% với những liều trong phạm vi từ 5 - 40 mg, uống sau 1 đêm nhịn ăn và 2 giờ trước một bữa ăn sáng chuẩn.
Các nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy sau khi tiêm tĩnh mạch liều 1 mg/kg, alendronat phân bố nhất thời ở các mô mềm nhưng sau đó phân bố lại vào xương hoặc bài xuất qua nước tiểu. Liên kết với protein trong huyết tương người xấp xỉ 78%.
Không có bằng chứng là alendronat được chuyển hóa ở người.
Sau khi tiêm tĩnh mạch một liều duy nhất 10 mg, độ thanh thải ở thận của alendronat là 71 ml/phút. Nồng độ thuốc trong huyết tương giảm hơn 95% trong vòng sáu giờ sau khi tiêm tĩnh mạch. ở người, nửa đời kết thúc của thuốc ước tính vượt trên 10 năm, có lẽ phản ánh sự giải phóng của alendronat từ bộ xương.
Chỉ định
Alendronat được chỉ định để điều trị và dự phòng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh. Trong điều trị loãng xương, alendronat làm tăng khối lượng xương và ngăn ngừa gãy xương, kể cả khớp háng, cổ tay và đốt sống (gãy do nén đốt sống).
Ðể dự phòng loãng xương; có thể dùng alendronat cho phụ nữ có nguy cơ mắc loãng xương hoặc cho người mong muốn duy trì khối lượng xương và giảm nguy cơ gãy xương sau này.
Ðể dự phòng và điều trị loãng xương do dùng corticosteroid.
Alendronat được chỉ định để điều trị bệnh xương Paget: Ðiều trị được chỉ định cho người bị bệnh xương Paget có phosphatase kiềm cao hơn ít nhất hai lần giới hạn trên của bình thường, hoặc người có triệu chứng bệnh, hoặc người có nguy cơ mắc biến chứng sau này về bệnh đó.
Chống chỉ định
Dị dạng thực quản làm chậm tháo sạch thực quản thí dụ hẹp hoặc không giãn tâm vị thực quản.
Không có khả năng đứng hoặc ngồi thẳng trong ít nhất 30 phút.
Quá mẫn với bisphosphonat hoặc với bất kỳ thành phần nào trong chế phẩm.
Giảm calci máu.
Thận trọng
Ðã có báo cáo về các biến cố ở thực quản, viêm thực quản, loét thực quản, trợt thực quản, đôi khi kèm với chảy máu, ở người bệnh đang điều trị bằng alendronat. Trong một số trường hợp, những biến cố này bị nặng, phải nằm viện. Vì vậy, các thầy thuốc phải cảnh giác trước mọi dấu hiệu hoặc triệu chứng báo hiệu phản ứng của thực quản và người bệnh phải được chỉ dẫn là ngừng alendronat và gặp thầy thuốc nếu thấy khó nuốt, nuốt đau hoặc đau sau xương ức. Nguy cơ mắc biến cố nặng về thực quản gặp nhiều hơn ở những người bệnh nằm ngay sau khi uống alendronat và/hoặc không nuốt viên thuốc với một cốc nước đầy (180 - 240 ml) và/hoặc vẫn tiếp tục uống alendronat sau khi đã thấy những triệu chứng của kích ứng thực quản. Vì vậy việc cung cấp những chỉ dẫn đầy đủ về dùng thuốc cho người bệnh hiểu được là rất quan trọng.
Vì có thể alendronat kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa trên và khả năng làm cho bệnh xấu đi, cần thận trọng khi dùng alendronat ở người bệnh có bệnh lý đang hoạt động về đường tiêu hóa trên (thí dụ khó nuốt, các bệnh thực quản, viêm dạ dày, viêm tá tràng hoặc loét).
Phải điều trị chứng giảm calci máu trước khi bắt đầu điều trị bằng alendronat. Cũng phải điều trị một cách hiệu quả các rối loạn khác về chuyển hóa vô cơ (thí dụ thiếu hụt vitamin D).
Phải chỉ dẫn người bệnh bổ sung calci và vitamin D, nếu lượng hàng ngày trong khẩu phần ăn không đủ.
Thời kỳ mang thai
Thông qua tác dụng trên cân bằng calci nội môi và chuyển hóa xương, alendronat có thể gây tổn hại cho bào thai hoặc cho trẻ mới sinh. Ðã thấy những trường hợp đẻ khó và tạo xương không hoàn chỉnh trong những nghiên cứu trên động vật. Không loại trừ điều đó cũng có thể liên quan đến người, nên không được dùng alendronat trong thời kỳ mang thai.
Thời kỳ cho con bú
Không biết alendronat có bài xuất vào sữa mẹ hay không. Vì nhiều thuốc bài xuất vào sữa mẹ, cần thận trọng khi dùng alendronat cho phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Trong các nghiên cứu lâm sàng, các phản ứng có hại do dùng alendronat thường nhẹ và nói chung không cần phải ngừng thuốc. Tỷ lệ tác dụng không mong muốn tăng đáng kể ở người điều trị bệnh xương Paget với liều 40 mg/ngày, chủ yếu là tác dụng không mong muốn ở đường tiêu hóa.
Thường gặp, ADR > 1/100
Hệ thần kinh trung ương: Nhức đầu (2,6%); đau (4,1%).
Tiêu hóa: Ðầy hơi (2,6%); trào ngược acid (2%); viêm loét thực quản (1,5%); nuốt khó chướng bụng (1%).
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Da: Ban, ban đỏ (hiếm).
Tiêu hóa: Viêm dạ dày (0,5%).
Liều lượng và cách dùng
Alendronat dùng uống. Ðể dễ hấp thu alendronat, phải uống thuốc với một lượng nước khoảng 180 - 240ml (không dùng nước khoáng) ít nhất 30 phút trước khi ăn, uống hoặc dùng thuốc khác trong ngày. Uống thuốc xong phải đợi 30 phút rồi mới ăn, uống, hoặc dùng một thuốc khác, như thế sẽ làm alendronat được hấp thu tốt hơn. Ngay cả khi uống thuốc với nước cam hoặc cà phê thì sự hấp thu của alendronat cũng đã giảm rõ rệt. Phải hướng dẫn người bệnh không mút hoặc nhai viên nén alendronat. Phải hướng dẫn người bệnh tránh nằm trong ít nhất 30 phút sau khi uống alendronat để thuốc vào dạ dày dễ dàng và giảm tiềm năng kích ứng thực quản. Ngoài ra, phải hướng dẫn người bệnh không uống alendronat vào lúc đi ngủ hoặc trước khi dậy trong ngày.
Ðiều trị loãng xương cho phụ nữ mãn kinh, liều khuyến cáo là 10 mg một lần mỗi ngày.
Tính an toàn và hiệu quả của alendronat ở nam giới loãng xương hoặc ở trẻ em chưa được xác định.
Ðể dự phòng loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh, liều khuyến cáo là 5 mg một lần mỗi ngày.
Tính an toàn của điều trị hoặc dự phòng loãng xương bằng alendronat dùng kéo dài trên 4 năm chưa được nghiên cứu; các nghiên cứu kéo dài đang được tiến hành.
Ðể dự phòng và điều trị loãng xương do dùng corticosteroid: Liều khuyến cáo là 5 mg mỗi ngày (với phụ nữ sau mãn kinh không dùng liệu pháp thay thế hormon, thì dùng liều 10 mg mỗi ngày).
Ðể điều trị bệnh xương Paget, liều alendronat thường dùng cho người lớn là 40 mg một lần mỗi ngày trong 6 tháng.
Có thể điều trị lại bệnh xương Paget bằng alendronat cho những người bệnh bị tái phát qua đánh giá sau điều trị 6 tháng, dựa vào sự tăng phosphatase kiềm trong huyết thanh (một chỉ số cần định kỳ xét nghiệm).
Chú ý: Không cần thiết phải điều chỉnh liều cho người cao tuổi hoặc cho những người bị suy thận từ nhẹ đến vừa (độ thanh thải creatinin từ 35 tới 60 ml/phút).
Không khuyến cáo dùng alendronat cho người bị suy thận nặng hơn (độ thanh thải creatinin < 35 ml/phút) do còn thiếu kinh nghiệm.
Vì đã có bằng chứng là alendronat không chuyển hóa hoặc bài xuất vào mật, nên không có nghiên cứu nào được tiến hành ở người bệnh suy gan. Ðiều chỉnh liều dùng là không cần thiết trong trường hợp này.
Tương tác thuốc
Estrogen: An toàn và hiệu quả của việc sử dụng đồng thời liệu pháp thay thế hormon và alendronat cho phụ nữ sau mãn kinh chưa được xác định, vì vậy không khuyến cáo cách dùng đồng thời này.
Các chất bổ sung calci và các thuốc chống acid: có thể làm giảm hấp thu alendronat . Vì vậy người bệnh phải chờ ít nhất nửa giờ sau khi uống alendronat mới dùng bất kỳ thuốc nào khác.
Aspirin: Trong các nghiên cứu lâm sàng, tỷ lệ các phản ứng không mong muốn ở đường tiêu hóa trên, tăng ở người bệnh dùng đồng thời alendronat, liều lớn hơn 10 mg/ngày, với các hợp chất chứa aspirin.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Có thể dùng alendronat ở người bệnh đang uống thuốc NSAID. Tuy nhiên thuốc NSAID thường gây kích ứng đường tiêu hóa, nên phải thận trọng khi dùng cùng với alendronat.
Ðộ ổn định và bảo quản
Bảo quản trong đồ đựng kín ở nhiệt độ phòng (15 - 30oC).
Quá liều và xử trí
Không có thông tin riêng biệt về điều trị quá liều alendronat. Giảm calci máu, giảm phosphat máu, và các phản ứng không mong muốn ở đường tiêu hóa trên như rối loạn tiêu hóa ở dạ dày, ợ nóng, viêm thực quản, viêm hoặc loét dạ dày có thể do uống quá liều alendronat. Nên cho dùng sữa và các chất kháng acid để liên kết alendronat. Do nguy cơ kích ứng thực quản, không được gây nôn và người bệnh vẫn phải ngồi thẳng đứng. Thẩm tách không có hiệu quả.
ACID VALPROIC
Tên chung quốc tế: Valproic acid.
Mã ATC: N03A G01.
Loại thuốc: Thuốc chống động kinh (dẫn chất của acid béo).
Dạng thuốc và hàm lượng
Có thể dùng acid valproic, natri valproat hoặc natri valproat phối hợp với acid valproic (semisodium valproat, divalproex sodium).
Nang mềm 250 mg acid valproic.
Viên bao tan trong ruột 150 mg, 200 mg, 300 mg, 500 mg natri valproat.
Siro 250 mg acid valproic/ 5 ml, dưới dạng muối natri, lọ 50 ml.
Nang cứng chứa các hạt bao semisodium valproat ứng với 125 mg acid valproic.
Viên giải phóng chậm semisodium valproat ứng với 125 mg, 250 mg hoặc 500 mg acid valproic.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Acid valproic hoặc natri valproat là thuốc chống động kinh, bị phân ly thành ion valproat ở đường tiêu hóa. Tác dụng chống động kinh của valproat có lẽ thông qua chất ức chế dẫn truyền thần kinh là acid gama - aminobutyric (GABA). Valproat có thể làm tăng nồng độ GABA do ức chế chuyển hóa GABA hoặc tăng hoạt tính của GABA ở sau sináp. Do vậy, valproat có thể dùng trong nhiều loại cơn động kinh (xem phần chỉ định).
Dược động học
Acid valproic (hoặc natri valproat) hấp thu nhanh sau khi uống. Nồng độ đỉnh ion valproat trong huyết tương đạt vào 1 - 4 giờ sau khi uống liều duy nhất acid valproic. Khi dùng cùng với thức ăn, thuốc được hấp thu chậm hơn, nhưng không ảnh hưởng đến tổng lượng hấp thu.
Nửa đời của valproat trong huyết tương nằm trong phạm vi 6 - 16 giờ. Thuốc thường có nửa đời nằm trong phạm vi thấp ở người bệnh dùng thêm thuốc chống động kinh khác có khả năng gây cảm ứng enzym.
Valproat liên kết nhiều (90%) với protein huyết tương ở liều điều trị, tuy nhiên sự liên kết phụ thuộc vào nồng độ và giảm khi nồng độ valproat cao. Sự liên kết này thay đổi tùy theo người bệnh và có thể bị ảnh hưởng bởi các acid béo hoặc các thuốc liên kết mạnh như salicylat. Một số thầy thuốc ưa theo dõi nồng độ valproat tự do vì là yếu tố có thể phản ánh đúng hơn sự thâm nhập valproat vào hệ thần kinh trung ương.
Valproat chuyển hóa chủ yếu ở gan. Các đường chuyển hóa chính là glucuronid hóa, beta oxy hóa ở ty lạp thể và oxy hóa ở microsom. Các chất chuyển hóa chính được tạo thành là chất liên hợp glucuronid, acid 2 - propyl - 3 - ceto - pentanoic và các acid 2 - propyl - hydroxypentanoic. Ðường thải trừ chính của các chất chuyển hóa này qua nước tiểu.
Với cùng một liều, nếu người bệnh dùng valproat đơn độc, nói chung thuốc có nửa đời dài hơn và nồng độ cao hơn so với người bệnh dùng đa liệu pháp. Ðó chủ yếu là do thuốc chống động kinh khác gây cảm ứng enzym làm tăng thanh thải valproat bằng cách glucuronid hóa và oxy hóa ở microsom. Vì những thay đổi trong thanh thải valproat này, cần tăng cường theo dõi nồng độ thuốc chống động kinh, khi dùng thêm hoặc rút bớt thuốc chống động kinh nào đó.
Chưa xác định được mối tương quan rõ rệt giữa liều dùng hàng ngày, nồng độ thuốc trong huyết thanh và tác dụng điều trị. Tuy nhiên thường coi phạm vi điều trị ở khoảng nồng độ 50 - 100 mg/lít valproat toàn phần trong huyết tương, mặc dù một số người bệnh thấy có tác dụng ở nồng độ trong huyết tương thấp hơn hoặc cao hơn.
Chỉ định
Ðộng kinh. Dùng đơn độc hoặc phụ trợ trong một số loại cơn sau: Cơn vắng ý thức, cơn động kinh giật cơ, cơn động kinh toàn thể (động kinh lớn), cơn mất trương lực và cơn phức hợp.
Ðiều trị phụ trợ cho người bệnh có nhiều loại cơn, toàn thân.
Valproat và ethosuximid có hiệu quả ngang nhau để điều trị cơn vắng ý thức, mặc dù ethosuximid đôi khi được chọn là thuốc hàng đầu vì có độc tính thấp hơn. Valproat được ưa dùng hơn đối với người bệnh vừa có cơn vắng ý thức vừa có cơn co giật toàn thân.
Nhiều thầy thuốc dùng valproat là thuốc hàng hai (sau phenytoin hoặc carbamazepin) để điều trị cơn cục bộ. Valproat cũng có hiệu lực như phenytoin và carbamazepin để điều trị cơn co giật (động kinh lớn) và là thuốc được chọn ưu tiên trị các cơn mất trương lực và các cơn động kinh giật cơ.
Chú ý: Semisodium valproat còn được dùng để điều trị cơn hưng cảm (cơn thao cuồng) và để điều trị dự phòng cơn đau nhức nửa đầu.
Chống chỉ định
Viêm gan cấp, viêm gan mạn, có tiền sử bản thân hoặc gia đình bị viêm gan nặng, loạn chuyển hóa porphyrin, quá mẫn với valproat.
Thận trọng
Người bệnh có tiền sử mắc bệnh gan. Người bệnh dùng nhiều thuốc chống co giật, trẻ em bị rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, bị các cơn động kinh nặng kèm chậm phát triển trí tuệ, và bị bệnh não thực thể, thường có thể có nguy cơ cao.
Cần ngừng thuốc ngay khi có thay đổi chức năng gan dù nghi ngờ hoặc có biểu hiện rõ. Trong một số trường hợp, rối loạn chức năng gan vẫn tiến triển mặc dù đã ngừng thuốc.
Valproat thải trừ một phần trong nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa cetonic, nên khi xét nghiệm chất ceton trong nước tiểu, có thể nhận định sai.
Valproat có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương, đặc biệt khi phối hợp với các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương khác (như rượu), vì vậy người bệnh không nên tham gia các hoạt động nguy hiểm như lái xe hoặc vận hành máy.
Thời kỳ mang thai
Thuốc có thể gây quái thai. Nguy cơ cho trẻ bị tật nứt đốt sống xấp xỉ 1 - 2%, những dị dạng bẩm sinh khác là khuyết tật sọ mặt, dị tật tim mạch, hoặc bất thường về đông máu như fibrinogen thấp ở mẹ, giảm fibrinogen huyết ở trẻ nhỏ. Ðã có thông báo về suy gan dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi người mẹ dùng valproat trong lúc mang thai.
Thời kỳ cho con bú
Valproat có tiết vào sữa. Nồng độ ở sữa bằng 1% đến 10% nồng độ trong huyết thanh. Người ta chưa biết có tác hại gì xảy ra cho trẻ bú. Tuy nhiên nên ngừng cho bú khi mẹ dùng valproat.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Suy gan dẫn đến tử vong đã xảy ra ở người bệnh dùng acid valproic. Sự cố này thường xảy ra trong 6 tháng điều trị đầu tiên (0,05 - 0,1%).
Thường gặp, ADR > 1/100
Toàn thân: Chóng mặt, suy nhược, chán ăn kèm sút cân hoặc ăn ngon kèm tăng cân.
Máu: Giảm tiểu cầu, ức chế kết tập tiểu cầu, chảy máu kéo dài, thông số đông máu bất thường.
Tiêu hóa: Khó tiêu, đau bụng, buồn nôn, nôn, ỉa chảy.
Gan: thay đổi chức năng gan như tăng transaminase (4 - 44%) và phosphatase.
Thần kinh: Run, ngủ gà hoặc mất ngủ.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Toàn thân: Ban đỏ rải rác.
Nội tiết: Mất kinh, kinh nguyệt không đều.
Gan: Ðộc tính nặng với gan (hoại tử gan gây tử vong) đối với trẻ dưới 3 tuổi.
Chuyển hóa: Tăng amoni huyết, giảm natri huyết.
Tâm thần: ảo giác.
Tiết niệu: Ðái dầm, tăng số lần đái.
Khác: Rụng tóc.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Toàn thân: Nhức đầu.
Máu: Giảm tiểu cầu nặng, giảm bạch cầu nặng, chảy máu, thiếu máu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm fibrinogen.
Tiêu hóa: Viêm tụy, táo bón.
Da: Tràn dịch dưới da.
Gan: Ðộc tính nặng đối với gan ở trẻ trên 3 tuổi.
Thần kinh: Dị cảm, mất điều hòa.
Tâm thần: Loạn tâm thần, lú lẫn.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Ðộc tính gan nặng hoặc gây tử vong có thể có trước các triệu chứng không đặc hiệu, như không khống chế được cơn co giật, người khó chịu, yếu cơ, ngủ lịm, phù mặt, chán ăn và nôn. Cần theo dõi chặt chẽ người bệnh khi thấy xuất hiện các triệu chứng này. Cần xét nghiệm chức năng gan trước khi điều trị, và định kỳ sau đó, đặc biệt trong 6 tháng đầu.
Cần tiến hành các xét nghiệm: Chức năng gan, thời gian đông máu, kết tập tiểu cầu và hàm lượng fibrinogen trước khi điều trị, sau đó 2 tháng một lần và trước khi tăng liều.
Không được bắt đầu dùng hoặc phải ngừng valproat nếu xảy ra các bất thường sau: Giảm fibrinogen huyết, rối loạn đông máu, trị số transaminase tăng gấp 3 lần, tăng phosphatase kiềm và bilirubin trong huyết thanh kèm theo các triệu chứng lâm sàng về nhiễm độc gan. Nếu chỉ thấy transaminase tăng ít, cần giảm liều và theo dõi chức năng gan và xét nghiệm đông máu. Nếu xảy ra đau bụng nặng và nôn, cần xác định amylase trong huyết thanh, nếu thấy kết quả bệnh lý, cần ngừng thuốc.
Liều lượng và cách dùng
Cách dùng:
Acid valproic uống, viên nang acid valproic phải nuốt, không nhai, để tránh kích ứng tại chỗ ở miệng, họng. Nếu kích ứng đường tiêu hóa, thuốc có thể uống cùng thức ăn.
Liều lượng:
Ðộng kinh (co giật): Phạm vi điều trị (định lượng huyết thanh): 50 - 100 microgam/ml. Ðộng kinh cục bộ phức hợp, liều ban đầu thông thường trong đơn trị liệu hoặc trong đa trị liệu như thuốc phụ trợ trong phác đồ điều trị hiện có, đối với người lớn và trẻ em 10 tuổi, 10 - 15 mg/kg/ngày.
Cơn vắng ý thức đơn giản hoặc phức hợp: Liều ban đầu thông thường 15 mg/kg/ngày. Liều lượng có thể tăng 5 - 10 mg/kg/ngày cách nhau 1 tuần cho tới khi kiểm soát được cơn giật hoặc các tác dụng phụ ngăn cản tăng liều thêm.
Liều tối đa khuyến cáo: 60 mg/kg/ngày.
Thuốc phải uống làm 2 lần hoặc hơn khi liều vượt quá 250 mg hàng ngày. Ðiều trị trạng thái động kinh trơ với điều trị bằng diazepam tĩnh mạch: 400 - 600 mg acid valproic thụt hậu môn hoặc thuốc đạn, cách 6 giờ/1 lần.
Liều thông thường ở trẻ em:
Chống co giật: Trẻ từ 1 đến 12 tuổi.
Ðơn trị liệu: Ban đầu uống: 15 - 45 mg/kg/ngày, liều tăng cách nhau 1 tuần từ 5 - 10 mg/kg một ngày khi cần và dung nạp được thuốc.
Ða trị liệu: Uống 30 - 100 mg/kg/ngày.
Ðiều chỉnh liều dựa theo đáp ứng lâm sàng và nồng độ chống co giật trong huyết thanh.
Chú ý:
Ðể điều trị cơn hưng cảm: Uống semisodium valproat, ngày đầu 750 mg/ngày, chia làm 2 lần, rồi nhanh chóng nếu có thể, tăng liều dần đến liều thấp nhất có hiệu quả, tới mức tối đa là 60 mg/kg/ngày.
Ðể dự phòng cơn đau nhức nửa đầu: Uống semisodium valproat mỗi lần 250 mg, ngày uống 2 lần, mức tối đa là 1 g/ngày.
Liều thông thường ở người cao tuổi: Cần dùng liều thấp hơn so với liều người lớn. Người đang dùng các thuốc gây cảm ứng enzym ở gan có thể phải dùng liều cao hơn phụ thuộc vào nồng độ huyết thanh của liều thuốc trước.
Tương tác thuốc
Valproat có thể tăng cường tác dụng của các chất ức chế hệ thần kinh trung ương (như rượu, benzodiazepin, các thuốc chống động kinh khác). Trong đợt đầu điều trị, cần xác định nồng độ trong huyết tương của các thuốc chống động kinh dùng đồng thời.
Dùng đồng thời valproat với các thuốc liên kết mạnh với protein (như aspirin, carbamazepin, dicoumarol, phenytoin...) có thể làm thay đổi nồng độ valproat trong huyết thanh. Các salicylat ức chế chuyển hóa, nên không được dùng cho người bệnh đang dùng valproat.
Valproat có thể làm tăng nồng độ phenobarbital trong huyết thanh. Primidon bị chuyển hóa thành barbiturat, do đó cũng gây ra tương tác như vậy. Valproat có thể làm thay đổi nồng độ phenytoin trong huyết thanh: Làm giảm nồng độ phenytoin toàn phần trong huyết thanh và làm tăng nồng độ phenytoin tự do so với phenytoin liên kết với protein.
Dùng đồng thời valproat và clonazepam có thể gây trạng thái vắng ý thức liên tục ở người bệnh có tiền sử động kinh kiểu cơn vắng ý thức. Valproat có thể ảnh hưởng đến nồng độ ethosuximid trong huyết thanh. Người bệnh dùng valproat và ethosuximid, đặc biệt khi dùng cùng với thuốc chống co giật khác, cần theo dõi sự thay đổi nồng độ của cả hai thuốc trong huyết thanh.
Khi dùng valproat với các thuốc có ảnh hưởng đến sự đông máu (như aspirin, warfarin...) các triệu chứng chảy máu có thể xảy ra.
Valproat (và cả một số thuốc chống động kinh) làm mất tác dụng của thuốc uống tránh thai.
Ðộ ổn định và bảo quản
Bảo quản nang và viên nén ở 15 - 250C, nơi khô ráo. Bảo quản siro ở nhiệt độ dưới 300C.
Hướng dẫn cách xử trí
Quá liều valproat có thể gây ngủ gà, blốc tim và hôn mê sâu. Ðã có trường hợp tử vong. Vì valproat được hấp thu rất nhanh, nên lợi ích của rửa dạ dày hoặc gây nôn phụ thuộc vào thời gian kể từ khi uống thuốc. Cần áp dụng các biện pháp hỗ trợ chung, đặc biệt cần duy trì lượng nước tiểu bài xuất.
Naloxon làm mất tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của valproat dùng quá liều. Nhưng naloxon cũng có thể làm mất tác dụng chống động kinh của valproat, vì thế cần thận trọng khi dùng naloxon.
Thông tin qui chế
Acid valproic có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ 4 năm 1999.
Thuốc độc bảng B.
ALIMEMAZIN
Tên chung quốc tế: Alimemazine.
Mã ATC: R06A D01.
Loại thuốc: Ðối kháng thụ thể histamin H1, thuốc an thần.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén: 5 mg, 10 mg; siro: 7,5 mg/5 ml; siro mạnh: 30 mg/5 ml. Thuốc tiêm (IV, IM): 25 mg/5 ml.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Alimemazin là dẫn chất phenothiazin, có tác dụng kháng histamin và kháng serotonin mạnh, thuốc còn có tác dụng an thần, giảm ho, chống nôn.
Alimemazin cạnh tranh với histamin tại các thụ thể histamin H1, do đó có tác dụng kháng histamin H1. Thuốc đối kháng với phần lớn các tác dụng dược lý của histamin, bao gồm các chứng mày đay, ngứa. Tác dụng kháng cholinergic ngoại vi của thuốc tương đối yếu, tuy nhiên đã thấy biểu hiện ở một số người bệnh đã dùng alimemazin (thí dụ: khô mồm, nhìn mờ, bí tiểu tiện, táo bón).
Alimemazin có tác dụng an thần do ức chế enzym histamin N - methyltransferase và do chẹn các thụ thể trung tâm tiết histamin đồng thời với tác dụng trên các thụ thể khác, đặc biệt thụ thể serotoninergic. Tác dụng này cũng là cơ sở để dùng alimemazin làm thuốc tiền mê.
Alimemazin có tác dụng chống nôn. Các cơ chế của tác dụng này chưa được biết rõ hoàn toàn. Tác dụng chống nôn có thể do ảnh hưởng của thuốc trực tiếp trên vùng trung khu nhạy cảm hóa học của tủy sống, hình như do việc chẹn các thụ thể dopaminergic ở vùng này.
Dược động học
Alimemazin hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Sau khi uống 15 - 20 phút, thuốc có tác dụng và kéo dài 6 - 8 giờ. Nửa đời huyết tương là 3,5 - 4 giờ; liên kết với protein huyết tương là 20 - 30%. Alimemazin thải trừ qua thận dưới dạng các chất chuyển hóa sulfoxyd (70 - 80%, sau 48 giờ).
Chỉ định
Trạng thái sảng rượu cấp (do cai rượu).
Tiền mê trước phẫu thuật.
Dị ứng hô hấp (viêm mũi, hắt hơi, sổ mũi) và ngoài da (mày đay, ngứa).
Nôn thường xuyên ở trẻ em.
Mất ngủ của trẻ em và người lớn.
Chống chỉ định
Không dùng cho người rối loạn chức năng gan hoặc thận, động kinh, bệnh Parkinson, thiểu năng tuyến giáp, u tế bào ưa crôm, bệnh nhược cơ, phì đại tuyến tiền liệt.
Không dùng cho người mẫn cảm với phenothiazin hoặc có tiền sử mắc bệnh glôcôm góc hẹp.
Không dùng cho các trường hợp quá liều do barbituric, opiat và rượu.
Không dùng khi giảm bạch cầu, khi có đợt trước đây mất bạch cầu hạt.
Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
Thận trọng
Thận trọng khi dùng cho người cao tuổi, đặc biệt khi thời tiết rất nóng hoặc rất lạnh (gây nguy cơ tăng hoặc hạ nhiệt). Cần báo cho người bệnh biết hiện tượng buồn ngủ trong những ngày đầu điều trị và khuyên họ không nên điều khiển xe và máy móc trong những ngày dùng thuốc. Người cao tuổi rất dễ bị giảm huyết áp thế đứng.
Alimemazin có thể ảnh hưởng đến các test da thử với các dị nguyên, tránh dùng rượu hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác.
Thời kỳ mang thai
Có thông báo alimemazin gây vàng da, và các triệu chứng ngoại tháp ở trẻ nhỏ mà người mẹ đã dùng thuốc này khi mang thai. Phải tránh dùng alimemazin cho người mang thai, trừ khi thầy thuốc xét thấy cần thiết.
Thời kỳ cho con bú
Alimemazin có thể bài tiết vào sữa mẹ, vì vậy không nên dùng thuốc cho người mẹ cho con bú hoặc phải ngừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Tần suất xảy ra tác dụng không mong muốn phụ thuộc vào liều và thời gian sử dụng, vào chỉ định điều trị.
Thường gặp, ADR > 1/100
Mệt mỏi, uể oải, đau đầu, chóng mặt nhẹ.
Khô miệng, đờm đặc.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Táo bón.
Bí tiểu.
Rối loạn điều tiết mắt.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Máu: Mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu.
Tuần hoàn: Giảm huyết áp, tăng nhịp tim.
Gan: Viêm gan vàng da do ứ mật.
Thần kinh: Triệu chứng ngoại tháp, giật run Parkinson, bồn chồn, rối loạn trương lực cơ cấp, rối loạn vận động muộn; khô miệng có thể gây hại răng và men răng; các phenothiazin có thể làm giảm ngưỡng co giật trong bệnh động kinh.
Hô hấp: Nguy cơ ngừng hô hấp, thậm chí gây tử vong đột ngột đã gặp ở trẻ nhỏ.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Phản ứng ngoại tháp
Các phản ứng ngoại tháp do các phenothiazin gây ra thường chia 3 loại chính: các phản ứng tăng trương lực cơ, cảm giác luôn luôn vận động không nghỉ (nghĩa là chứng nằm, ngồi không yên) và các dấu hiệu, triệu chứng Parkinson.
Hầu hết người bệnh bị rối loạn trương lực cơ đáp ứng nhanh với điều trị bằng thuốc chống Parkinson kháng cholinergic (ví dụ benzotropin, trihexyphenidyl) hoặc với diphehydramin.
Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng ngồi không yên thường tự động thuyên giảm. Tuy nhiên nếu chứng này gây khó chịu, thường có thể kiểm soát chứng này bằng giảm liều thuốc hoặc dùng đồng thời một thuốc chống Parkinson kháng cholinergic, một benzodiazepam hoặc propranolol.
Triệu chứng Parkinson thường được kiểm soát bằng cách sử dụng phối hợp thuốc chống Parkinson kháng cholinergic. Tuy nhiên, các thuốc chống Parkinson chỉ được dùng khi thật cần thiết.
Hội chứng ác tính do thuốc an thần có thể xảy ra ở người bệnh sử dụng các dẫn chất phenothiazin hoặc các thuốc tâm thần khác. Hội chứng này được đặc trưng bởi tăng thân nhiệt, rối loạn ngoại tháp nặng (gồm cả tăng trương lực cơ xương), mất nhận thức ở mức độ khác nhau (gồm trạng thái lờ đờ và hôn mê) trạng thái tâm thần thay đổi (bao gồm các phản ứng giảm trương lực) và thần kinh tự động không ổn định (gồm các tác dụng trên tim mạch).
Ðiều trị hội chứng an thần ác tính là cần ngừng ngay phenothiazin, điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ, điều chỉnh cân bằng nước và điện giải, giữ mát cho người bệnh và duy trì chức năng thận, điều chỉnh những rối loạn tim mạch (ổn định huyết áp), ngăn chặn biến chứng hô hấp. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị hội chứng này, mặc dù có sử dụng các loại thuốc sau đây: dantrolen, bromocriptin, amantadin, levodopa, carbidopa, các tác nhân chẹn dẫn truyền thần kinh cơ không khử cực (ví dụ pancuronium) ở một số người bệnh.
Các tác dụng huyết học:
Mất bạch cầu hạt là tác dụng có hại hay gặp nhất khi dùng các dẫn chất phenothiazin. Mất bạch cầu hạt thường xảy ra ở người bệnh nữ, giữa tuần thứ 4 và thứ 10 của đợt điều trị.
Mặc dù tỉ lệ tác dụng không mong muốn xảy ra ở hệ máu thấp, nhưng tỉ lệ tử vong lại cao, do vậy, cần đánh giá định kỳ về huyết học cho những người bệnh dùng phenothiazin dài ngày. Nếu có dấu hiệu hoặc triệu chứng loạn tạo máu như đau họng, sốt, mệt mỏi, nên ngừng dùng thuốc ngay.
Liều lượng và cách dùng
Không dùng cho trẻ em dưới hai tuổi.
Chữa mày đay, sẩn ngứa:
Người lớn 10 mg, 2 hoặc 3 lần một ngày; thậm chí tới 100 mg một ngày trong những trường hợp dai dẳng khó chữa.
Người cao tuổi nên giảm liều 10 mg, ngày dùng 1 - 2 lần.
Trẻ em trên 2 tuổi: 2,5 - 5 mg, ngày 3 - 4 lần.
Dùng trước khi gây mê:
Người lớn tiêm 25 - 50 mg (1 - 2 ống tiêm), 1 - 2 giờ trước khi phẫu thuật.
Trẻ em 2 - 7 tuổi: Uống liều cao nhất là 2 mg/kg thể trọng, trước khi gây mê 1 - 2 giờ.
Dùng với tác dụng chống histamin, chống ho:
Người lớn uống 5 - 40 mg/ngày, chia nhiều lần.
Trẻ em uống 0,5 - 1 mg/kg thể trọng/ngày, chia nhiều lần.
Dùng để gây ngủ:
Người lớn 5 - 20 mg, uống trước khi đi ngủ.
Trẻ em 0,25 - 0,5 mg/kg thể trọng/ngày, uống trước khi đi ngủ.
Dùng để điều trị trạng thái sảng rượu cấp (kích động).
Người lớn uống hoặc tiêm (tĩnh mạch hay tiêm bắp) 50 - 200 mg/ngày.
Tương tác thuốc
Tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc này sẽ mạnh lên bởi: rượu, thuốc ngủ barbituric và các thuốc an thần khác. ỨC chế hô hấp cũng đã xảy ra khi dùng phối hợp các thuốc này. Tác dụng hạ huyết áp của các thuốc chống tăng huyết áp, đặc biệt là các thuốc chẹn thụ thể alpha - adrenergic tăng lên khi dùng phối hợp với các dẫn chất phenothiazin.
Tác dụng kháng cholinergic của các phenothiazin tăng lên khi phối hợp với các thuốc kháng cholinergic khác, dẫn tới táo bón, say nóng...
Các thuốc kháng cholinergic có thể làm giảm tác dụng chống loạn tâm thần của các phenothiazin.
Các phenothiazin đối kháng với tác dụng trị liệu của amphetamin, levodopa, clonidin, guanethidin, adrenalin.
Một số thuốc ngăn cản sự hấp thu của phenothiazin là các antacid, các thuốc chữa Parkinson, lithi.
Liều cao alimemazin làm giảm đáp ứng với các tác nhân hạ đường huyết. Không được dùng adrenalin cho trường hợp dùng quá liều alimemazin.
Hầu hết các tương tác thuốc ở trên là lý thuyết và thường không gây nguy hiểm.
Mặc dù hầu hết người bệnh dùng lithi phối hợp với phenothiazin không thấy tác dụng có hại, nhưng có một trường hợp hội chứng não cấp đã xảy ra, đặc biệt khi dùng liều cao lithi. Những người bệnh dùng thuốc phối hợp như vậy cần được theo dõi các tác dụng có hại về thần kinh. Phải ngừng điều trị ngay nếu xuất hiện các triệu chứng như trên.
Khi dùng các phenothiazin phối hợp với levodopa, tác dụng chống Parkinson của levodopa có thể bị ức chế do chẹn thụ thể dopamin ở não. Levodopa không có hiệu quả trong các hội chứng Parkinson do phenothiazin.
Ðộ ổn định và bảo quản
Bảo quản dưới 400C, tốt nhất là giữa 15 đến 300C, trừ khi có chỉ dẫn đặc biệt của nhà sản xuất. Bảo quản trong bình đậy kín, tránh ánh sáng. Không để các siro ở chỗ đông lạnh.
Quá liều và xử trí
Triệu chứng quá liều các dẫn chất phenothiazin là: buồn ngủ hoặc mất ý thức, hạ huyết áp, tăng nhịp tim, biến đổi điện tâm đồ, loạn nhịp thất và hạ thân nhiệt. Các phản ứng ngoại tháp trầm trọng có thể xảy ra.
Nếu phát hiện được sớm (trước 6 giờ, sau khi uống quá liều), tốt nhất nên rửa dạ dày. Phương pháp gây nôn hầu như không được sử dụng. Có thể cho dùng than hoạt. Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Cần điều trị hỗ trợ. Giãn mạch toàn thể có thể dẫn đến trụy tim mạch; nâng cao chân người bệnh có thể có hiệu quả, trong trường hợp nặng, làm tăng thể tích tuần hoàn bằng tiêm tĩnh mạch dịch truyền là cần thiết các dịch truyền cần được làm ấm trước khi dùng để tránh chứng hạ thân nhiệt trầm trọng thêm.
Các tác nhân gây tăng co cơ như dopamin có thể dùng trong trường hợp không giải quyết được trụy tim mạch bằng dịch truyền. Thường không dùng các thuốc gây co mạch ngoại vi, tránh dùng adrenalin.
Loạn nhịp nhanh thất hoặc trên thất thường đáp ứng khi thân nhiệt trở lại bình thường và rối loạn tuần hoàn hoặc chuyển hóa được điều chỉnh. Nếu vẫn tiếp diễn hoặc đe dọa tính mạng, có thể dùng thuốc chống loạn nhịp. Tránh dùng lignocain hoặc thuốc chống loạn nhịp có tác dụng kéo dài.
Khi bị ức chế thần kinh trung ương nặng, cần phải hỗ trợ hô hấp. Các phản ứng loạn trương lực cơ nặng thường đáp ứng với procyclidin (5 - 10 mg) hoặc orphenadrin (20 - 40 mg) tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Tình trạng co giật cần điều trị bằng tiêm tĩnh mạch diazepam.
Hội chứng ác tính do thuốc an thần cần được điều trị bằng giữ mát cho người bệnh và có thể dùng dantrolen natri.
Thông tin qui chế
Alimemazin có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ 4 năm 1999.
Thuốc dạng tiêm phải được kê đơn và bán theo đơn.
ALPHATOCOPHEROL (VITAMIN E)
Tên chung quốc tế: Alphatocopherol.
Mã ATC: A11H A03.
Loại thuốc: Vitamin.
Dạng thuốc và hàm lượng
Alphatocopherol gồm có đồng phân d và hỗn hợp đồng phân d và l. Thuốc được dùng dưới dạng alphatocophe-
ryl acetat hoặc alphatocopheryl succinat. Một đơn vị quốc tế (đv) tương đương với hoạt tính của 1 mg dl - alphatocopheryl acetat; d - alphatocopheryl acetat có hiệu lực là 1,36 đv/mg; dl - alphatocopheryl sucinat là 0,89 đv/mg; d - alphatocopheryl succinat là 1,21 đv/mg; dl - alphatocopherol là 1,1 đv/mg; d - alpha-
tocopherol là 1,49 đv/mg.
Viên nén hoặc viên bao đường 10, 50, 100 và 200 mg dl - alphatocopheryl acetat.
Nang 200 mg, 400 mg, 600 mg.
Thuốc mỡ 5 mg/1 g.
ỐNG TIÊM DUNG dịch dầu 30, 50, 100 hoặc 300 mg/1 ml; tiêm bắp.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Vitamin E là thuật ngữ chỉ một số các hợp chất thiên nhiên và tổng hợp, chất quan trọng nhất là các tocopherol, trong đó alphatocopherol có hoạt tính nhất và được phân bố rộng rãi trong tự nhiên; các chất khác của nhóm tocopherol gồm beta, gamma và delta tocopherol, nhưng những chất này không dùng trong điều trị, mặc dù chúng có trong thực phẩm. Nhóm hợp chất khác có hoạt tính vitamin E là các tocotrienol.
Mặc dù các tocopherol có trong thực phẩm, nhưng cũng đã được tổng hợp. Tuy nhiên, alphatocopherol tổng hợp (dl - alphatocopherol) có hoạt tính sinh học kém hơn các chất trong tự nhiên, chiết từ nguồn dược liệu (d - alphatocopherol).
Ngoài việc làm mất các triệu chứng thiếu vitamin E, vitamin E còn được sử dụng làm chất chống oxy hóa mà về mặt lý thuyết có thể do một trong các cơ chế tác dụng sau:
Ngăn cản oxy hóa các thành phần thiết yếu trong tế bào; ngăn cản tạo thành các sản phẩm oxy hóa độc hại, ví dụ các sản phẩm peroxy hóa do chuyển hóa các acid béo chưa bão hòa; phản ứng với các gốc tự do (nguyên nhân gây tổn hại màng tế bào do oxy hóa), mà không tạo ra các gốc tự do khác trong quá trình đó.
Có mối tương quan giữa vitamin A và vitamin E: Tăng hấp thu vitamin A qua ruột khi có vitamin E; vitamin E bảo vệ vitamin A khỏi bị thoái hóa do oxy hóa làm cho nồng độ vitamin A trong tế bào tăng lên; vitamin E cũng bảo vệ chống lại tác dụng của chứng thừa vitamin A.
Nhu cầu hàng ngày về vitamin E là 10 mg d - alphato-
copherol cho nam và 8 mg cho nữ. Sữa người có đủ lượng vitamin E đáp ứng yêu cầu của trẻ bú.
Vitamin E phân bố rộng rãi trong thức ăn. Nguồn vitamin E giàu nhất là dầu thực vật, đặc biệt là dầu mầm lúa mì, dầu hướng dương, dầu hạt bông; ngũ cốc và trứng cũng là nguồn giàu vitamin E. Vitamin E không bị phân hủy khi nấu nướng.
Dược động học
Ðể vitamin E hấp thu qua đường tiêu hóa, mật và tuyến tụy phải hoạt động bình thường. Lượng vitamin E hấp thu giảm khi liều dùng tăng lên. Thuốc vào máu qua vi thể dưỡng chấp trong bạch huyết, rồi được phân bố rộng rãi vào tất cả các mô và tích lại ở mô mỡ.
Một ít vitamin E chuyển hóa ở gan thành các glucuro-
nid của acid tocopheronic và gamma - lacton của acid này, rồi thải qua nước tiểu, còn hầu hết liều dùng thải trừ chậm vào mật. Vitamin E vào sữa, nhưng rất ít qua nhau thai.
Chỉ định
Dùng để điều trị và phòng thiếu vitamin E (chế độ ăn thiếu vitamin E, trẻ em bị xơ nang tuyến tụy hoặc kém hấp thu mỡ do teo đường dẫn mật hoặc thiếu betalipoprotein huyết, trẻ sơ sinh thiếu tháng rất nhẹ cân khi đẻ). Các dấu hiệu chính thiếu vitamin E là các biểu hiện về bệnh cơ và thần kinh như giảm phản xạ, dáng đi bất thường, giảm nhạy cảm với rung động và cảm thụ bản thân, liệt cơ mắt, bệnh võng mạc nhiễm sắc tố, thoái hóa sợi trục thần kinh.
Vitamin E cũng được dùng làm thuốc chống oxy hóa kết hợp với vitamin C, vitamin A và selenium.
Còn có các chỉ định khác như sẩy thai tái diễn, vô sinh, nhiễm độc thai nghén, vữa xơ động mạch, bệnh mạch vành... Nhưng các nghiên cứu lâm sàng có kiểm tra kỹ chưa chứng minh được lợi ích của thuốc.
Thời kỳ mang thai
Trong thời kỳ mang thai, thiếu hoặc thừa vitamin E đều không gây biến chứng cho mẹ HOẶC THAI NHI. Ở NGƯỜI MẸ ÐƯỢC dinh dưỡng tốt, lượng vitamin E có trong thức ăn là đủ và không cần bổ sung. Nếu chế độ ăn kém, nên bổ sung cho đủ nhu cầu hàng ngày khi có thai.
Thời kỳ cho con bú
Vitamin E vào sữa. Sữa người có lượng vitamin E gấp 5 lần sữa bò và có hiệu quả hơn trong việc duy trì đủ lượng vitamin E trong huyết thanh cho trẻ đến 1 năm tuổi.
Nhu cầu vitamin E hàng ngày trong khi cho con bú là 12 mg. Chỉ cần bổ sung cho mẹ khi thực đơn không cung cấp đủ lượng vitamin E cần cho nhu cầu hàng ngày.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Vitamin E thường được dung nạp tốt. Liều cao có thể gây ỉa chảy, đau bụng, và các rối loạn tiêu hóa khác và cũng có thể gây mệt mỏi, yếu. Viêm da tiếp xúc đã xảy ra sau khi bôi thuốc.
Tiêm tĩnh mạch tocopherol đã có trường hợp gây tử vong hoặc gây độc cho gan, thận và hệ tạo máu, nhưng có thể là do thuốc bị nhiễm tạp chất.
Liều lượng và cách dùng
Cách dùng: Vitamin E thường dùng qua đường uống. Nếu không uống được, có thể tiêm bắp.
Liều lượng: Liều khuyến cáo thay đổi, 1 phần do hoạt tính khác nhau của các chế phẩm. Tuy vậy, liều khuyến cáo hàng ngày gấp 4 đến 5 lần khẩu phần khuyến cáo hàng ngày (RDA), hoặc từ 40 đến 50 mg d - alphatocopherol trong hội chứng thiếu hụt vitamin E.
Xơ nang tuyến tụy: 100 - 200 mg dl - alphatocopheryl acetat hoặc khoảng 67 đến 135 mg d - alphatoco-
pherol.
Bệnh thiếu betalipoprotein - máu: 50 - 100 mg dl - alphatocopheryl acetat/kg hoặc 33 đến 67 mg d - alphatocopherol/kg.
Dự phòng bệnh võng mạc do đẻ thiếu tháng: 15 - 30 đơn vị/kg (10 - 20 mg alphatocopherol tương đương/kg) mỗi ngày để duy trì nồng độ tocopherol huyết tương giữa 1,5 - 2 microgam/ml.
Dự phòng: 10 - 20 mg hàng ngày.
Tương tác thuốc
Vitamin E đối kháng với tác dụng của vitamin K, nên làm tăng thời gian đông máu.
Nồng độ vitamin E thấp ở người bị kém hấp thu do thuốc (như kém hấp thu khi dùng cholestyramin).
Ðộ ổn định và bảo quản
Ðể trong chai lọ nút kín, tránh ánh sáng.
Dạng acetat và succinat không ổn định với kiềm.
ALPRAZOLAM
Tên chung quốc tế: Alprazolam.
Mã ATC: N05B A12.
Loại thuốc: Chống lo âu, chống hoảng sợ.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén: 0,25 mg, 0,5 mg, 1 mg, 2 mg.
Dung dịch uống: 0,1 mg/ml, 1 mg/ml.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Alprazolam là một triazolobenzodiazepin có tác dụng ngắn chống lo âu, chống trầm cảm và được kê đơn rộng rãi trong điều trị các tình trạng lo âu, hoảng sợ. Alprazolam tan trong lipid do đó thấm được vào hệ thần kinh trung ương (TKTW).
Alprazolam làm tăng dẫn truyền acid gama aminobuty-ric (GABA) là chất dẫn truyền thần kinh ức chế trong não do gắn vào các thụ thể benzodiazepin đặc hiệu.
Trong cơ thể, GABA cũng ức chế đáng kể sự dẫn truyền của nhiều chất quan trọng như noradrenalin, serotonin, dopamin và acetylcholin.
Các benzodiazepin chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng không chữa được nguyên nhân gây bệnh. Dùng thuốc kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ phụ thuộc thuốc, do đó thuốc này chỉ được dùng điều trị trong thời gian ngắn.
Dược động học
Sau khi uống thuốc hấp thu tốt ở đường tiêu hóa với nồng độ đỉnh huyết tương đạt được trong vòng từ 1 đến 2 giờ, sau 1 liều. Nửa đời trung bình huyết tương 11 đến 15 giờ.
Alprazolam chuyển hóa chủ yếu qua quá trình oxy hóa ở gan để tạo ra các chất chuyển hóa ban đầu là alpha - hydroxy - và 4 - hydroxy alprazolam. Cả 2 chất này đều có ái lực với thụ thể benzodiazepin thấp hơn alprazolam và nồng độ trong huyết tương cũng thấp hơn alprazolam 10%. Trong huyết tương, nồng độ của chất chuyển hóa 4 - hydroxy lớn hơn nồng độ của alpha - hydroxy - , nhưng trong nước tiểu thì dẫn chất alpha - hydroxy lại có nồng độ cao hơn nhiều so với 4 - hydroxy - alprazolam. Ðiều này có thể là do tính chất không ổn định in vitro của dẫn chất 4 - hydroxy - alprazolam.
Khả dụng sinh học đường uống của thuốc là 88 ± 16%. Thải trừ qua thận bình thường là 20% liều dùng. Ðộ thanh thải trung bình là 0,74 ± 0,14 ml/phút/kg. Sự thanh thải chủ yếu là qua quá trình chuyển hóa được xúc tác bởi cytochrom P450 3A4 và P450 2D6. Do vậy độ thanh thải chuyển hóa giảm ở người bị béo phì, xơ gan hoặc người cao tuổi. Thể tích phân bố trung bình là 0,72 ± 0,12 lít/kg thể trọng. Nửa đời thải trừ tăng ở người bệnh béo phì, xơ gan hoặc cao tuổi. Nồng độ hiệu dụng trong ở khoảng từ 20 đến 40 nanogam/ml. Ðể cắt ngay các cơn hoảng sợ, có thể cần đạt nồng độ trong huyết tương cao hơn.
Chỉ định
Các hội chứng hoảng sợ, có hoặc không kèm theo chứng sợ khoảng rộng; các trạng thái lo âu liên quan đến chứng trầm cảm, có hoặc không có các yếu tố tâm thể.
Chống chỉ định
Người bị ngừng thở khi ngủ, hoặc quá mẫn với các benzodiazepin, hoặc glôcôm góc hẹp cấp tính.
Dùng đồng thời alprazolam với ketoconazol, itracona-zol và các thuốc chống nấm khác thuộc nhóm azol, vì các thuốc này làm giảm đáng kể sự chuyển hóa qua quá trình oxy hóa nhờ cytochrom P450 3A ở gan.
Thận trọng
Phải giảm liều đối với những người cao tuổi, người suy gan và thận, nhược cơ, suy hô hấp (như hen, viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn hoặc giảm thông khí). Việc điều trị kết hợp với các thuốc khác có tác dụng ở thần kinh trung ương sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ, không được uống rượu trong thời gian điều trị. Giống các benzodiazepin khác, dùng thường xuyên alprazolam có thể gây phụ thuộc thuốc.
Thời kỳ mang thai
Alprazolam qua được nhau thai, nếu điều trị kéo dài có thể gây hạ huyết áp, hạ calci máu, giảm chức năng hô hấp và hạ thân nhiệt ở trẻ mới sinh.
Thời kỳ cho con bú
Vì chuyển hóa của các benzodiazepin ở trẻ sơ sinh chậm hơn ở người lớn nên có thể gây tích lũy các thuốc benzodiazepin và các chất chuyển hóa của chúng, do đó những người mẹ đang cho con bú mà sử dụng các thuốc nhóm này có thể gây tình trạng an thần, bỏ bú và sút cân ở trẻ.
Theo nguyên tắc chung, những người mẹ đang điều trị với alprazolam không nên cho con bú.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Các tác dụng không mong muốn liên quan đến alprazolam (buồn ngủ, an thần...) là phù hợp với tác dụng chủ vận chủ yếu của benzodiazepin và thường gia tăng khi nồng độ thuốc ở trạng thái cân bằng cao.
Buồn ngủ và giảm khả năng phản ứng trước những bất trắc xảy ra khi đi đường hoặc trong công việc là những triệu chứng đã gặp ở ít nhất 30 - 40% người bệnh dùng thuốc, nhưng thường sẽ giảm sau ít ngày điều trị.
Thường gặp, ADR > 1/100
TKTW: Ngủ gà.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
TKTW: Chóng mặt, rối loạn đồng vận.
Tiêu hóa: Ðau dạ dày - ruột.
Mắt: Nhìn mờ.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
TKTW: Phản ứng nghịch lý (thí dụ dễ kích động), gây gổ, ảo giác, mất trí nhớ, hoặc lú lẫn (ở người già).
Tiêu hóa: Khô miệng.
Liều lượng và cách dùng
Ðiều trị các trạng thái lo âu: Uống 0,25 - 0,50 mg/lần; 3 lần/ngày; khi cần thiết cứ cách 3 - 4 ngày có thể tăng tới liều tối đa 3 hoặc 4 mg/ngày. Người cao tuổi hoặc người bệnh thể trạng yếu nên bắt đầu với liều 0,25 mg/lần; 2 - 3 lần /ngày. Có thể tăng dần liều này, nếu xét cần thiết và nếu dung nạp được thuốc.
Ðiều trị các trạng thái hoảng sợ nên dùng liều bắt đầu là 0,5 mg/lần, uống 3 lần/ngày; nhiều người bệnh cần tới 5 - 6 mg/ngày và đôi khi tới 10 mg/ngày mới đủ để đáp ứng. Tăng liều khi cần thiết, cách 3 hoặc 4 ngày có thể tăng nhưng lượng gia tăng không được quá 1 mg/ngày. Thời gian điều trị tối ưu chưa rõ, nhưng sau 1 thời gian dài hết cơn hoảng sợ, có thể giảm liều dần có theo dõi cẩn thận.
Khi ngừng điều trị phải giảm liều từ từ trước khi ngừng hẳn, mỗi lần giảm 0,5 mg, cứ cách 3 ngày lại giảm một lần, cho tới lúc còn 2 mg/ngày thì mỗi lần lại giảm 0,25 mg, cách 3 ngày giảm 1 lần cho đến hết.
Liều dùng cho trẻ em cho tới 18 tuổi, độ an toàn và hiệu quả chưa được xác định đối với điều trị chống lo âu.
Tương tác thuốc
Tác dụng ức chế hệ TKTW sẽ tăng lên khi dùng các benzodiazepin (kể cả alprazolam) đồng thời với các thuốc hướng thần, các thuốc chống co giật, các thuốc kháng histamin, rượu và các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương khác.
Với các thuốc ức chế chuyển hóa alprazolam qua cytochrom P450 3A có thể có tác dụng mạnh đến sự thanh thải của alprazolam. Do đó không dùng alprazolam cho người bệnh đang điều trị với những thuốc có khả năng ức chế rất mạnh cytochrom P450 3A (thí dụ các thuốc chống nấm nhóm azol).
Những thuốc nêu dưới đây đã được chứng minh trong các nghiên cứu lâm sàng là những chất ức chế cytochrom P450 3A có thể có ý nghĩa lâm sàng, nên khi dùng phối hợp với alprazolam cần phải thận trọng: Cimetidin, fluoxetin, fluvoxamin, nefazodon, propoxyphen, các thuốc tránh thai uống.
Một trong những thuốc sau có khả năng tác động đến chuyển hóa của alprazolam nếu dùng đồng thời với alprazolam cũng cần thận trọng: diltiazem, isoniazid, các kháng sinh macrolid (erythromycin, clarithromycin), sertralin, paroxetin, ergotamin, cyclosporin, amiodaron, nicardipin và nifedipin.
Cách bảo quản
Ðựng trong bao bì kín, tránh ánh sáng và giữ ở nhiệt độ trong khoảng từ 15 đến 300C.
Quá liều và xử trí
Các biểu hiện quá liều alprazolam gồm ngủ gà, lú lẫn, rối loạn phối hợp động tác, giảm phản xạ và hôn mê. Tử vong do quá liều alprazolam cũng đã xảy ra. Những trường hợp tử vong vì quá liều do dùng phối hợp một benzodiazepin (kể cả alprazolam) và rượu cũng đã được thông báo.
Xử trí chung: theo dõi hô hấp, mạch và huyết áp cho người bệnh. Cùng với những chỉ định điều trị hỗ trợ chung phải tiến hành rửa dạ dày ngay. Phải bảo đảm thông khí đường thở, truyền dịch. Nếu huyết áp hạ có thể dùng các thuốc làm tăng huyết áp. Việc thẩm phân chỉ có giá trị hạn chế. Khi xử trí dùng thuốc quá liều cố ý, phải nhớ là người bệnh có thể đã uống nhiều thuốc khác nhau.
Flumazenil chất đối kháng đặc hiệu thụ thể benzodiazepin, được chỉ định để xử trí một phần hoặc toàn bộ các tác dụng an thần của các benzodiazepin và có thể dùng trong các trường hợp đã biết hoặc nghi ngờ quá liều của một benzodiazepin. Flumazenil chỉ được dùng như một thuốc phụ trợ trong điều trị quá liều các benzodiazepin. Sau khi điều trị với flumazenil người bệnh phải được tiếp tục theo dõi thêm về các tác dụng an thần trở lại, suy giảm hô hấp và các tác dụng tồn dư khác của benzodiazepin trong một thời gian thích hợp. Thầy thuốc phải chú ý đến nguy cơ xảy ra co giật khi điều trị bằng flumazenil, đặc biệt ở những người sử dụng benzodiazepin dài hạn.
Thông tin qui chế
Thuốc hướng tâm thần.
ALPRAZOLAM
Tên chung quốc tế: Alprazolam.
Mã ATC: N05B A12.
Loại thuốc: Chống lo âu, chống hoảng sợ.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén: 0,25 mg, 0,5 mg, 1 mg, 2 mg.
Dung dịch uống: 0,1 mg/ml, 1 mg/ml.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Alprazolam là một triazolobenzodiazepin có tác dụng ngắn chống lo âu, chống trầm cảm và được kê đơn rộng rãi trong điều trị các tình trạng lo âu, hoảng sợ. Alprazolam tan trong lipid do đó thấm được vào hệ thần kinh trung ương (TKTW).
Alprazolam làm tăng dẫn truyền acid gama aminobuty-ric (GABA) là chất dẫn truyền thần kinh ức chế trong não do gắn vào các thụ thể benzodiazepin đặc hiệu.
Trong cơ thể, GABA cũng ức chế đáng kể sự dẫn truyền của nhiều chất quan trọng như noradrenalin, serotonin, dopamin và acetylcholin.
Các benzodiazepin chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng không chữa được nguyên nhân gây bệnh. Dùng thuốc kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ phụ thuộc thuốc, do đó thuốc này chỉ được dùng điều trị trong thời gian ngắn.
Dược động học
Sau khi uống thuốc hấp thu tốt ở đường tiêu hóa với nồng độ đỉnh huyết tương đạt được trong vòng từ 1 đến 2 giờ, sau 1 liều. Nửa đời trung bình huyết tương 11 đến 15 giờ.
Alprazolam chuyển hóa chủ yếu qua quá trình oxy hóa ở gan để tạo ra các chất chuyển hóa ban đầu là alpha - hydroxy - và 4 - hydroxy alprazolam. Cả 2 chất này đều có ái lực với thụ thể benzodiazepin thấp hơn alprazolam và nồng độ trong huyết tương cũng thấp hơn alprazolam 10%. Trong huyết tương, nồng độ của chất chuyển hóa 4 - hydroxy lớn hơn nồng độ của alpha - hydroxy - , nhưng trong nước tiểu thì dẫn chất alpha - hydroxy lại có nồng độ cao hơn nhiều so với 4 - hydroxy - alprazolam. Ðiều này có thể là do tính chất không ổn định in vitro của dẫn chất 4 - hydroxy - alprazolam.
Khả dụng sinh học đường uống của thuốc là 88 ± 16%. Thải trừ qua thận bình thường là 20% liều dùng. Ðộ thanh thải trung bình là 0,74 ± 0,14 ml/phút/kg. Sự thanh thải chủ yếu là qua quá trình chuyển hóa được xúc tác bởi cytochrom P450 3A4 và P450 2D6. Do vậy độ thanh thải chuyển hóa giảm ở người bị béo phì, xơ gan hoặc người cao tuổi. Thể tích phân bố trung bình là 0,72 ± 0,12 lít/kg thể trọng. Nửa đời thải trừ tăng ở người bệnh béo phì, xơ gan hoặc cao tuổi. Nồng độ hiệu dụng trong ở khoảng từ 20 đến 40 nanogam/ml. Ðể cắt ngay các cơn hoảng sợ, có thể cần đạt nồng độ trong huyết tương cao hơn.
Chỉ định
Các hội chứng hoảng sợ, có hoặc không kèm theo chứng sợ khoảng rộng; các trạng thái lo âu liên quan đến chứng trầm cảm, có hoặc không có các yếu tố tâm thể.
Chống chỉ định
Người bị ngừng thở khi ngủ, hoặc quá mẫn với các benzodiazepin, hoặc glôcôm góc hẹp cấp tính.
Dùng đồng thời alprazolam với ketoconazol, itracona-zol và các thuốc chống nấm khác thuộc nhóm azol, vì các thuốc này làm giảm đáng kể sự chuyển hóa qua quá trình oxy hóa nhờ cytochrom P450 3A ở gan.
Thận trọng
Phải giảm liều đối với những người cao tuổi, người suy gan và thận, nhược cơ, suy hô hấp (như hen, viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn hoặc giảm thông khí). Việc điều trị kết hợp với các thuốc khác có tác dụng ở thần kinh trung ương sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ, không được uống rượu trong thời gian điều trị. Giống các benzodiazepin khác, dùng thường xuyên alprazolam có thể gây phụ thuộc thuốc.
Thời kỳ mang thai
Alprazolam qua được nhau thai, nếu điều trị kéo dài có thể gây hạ huyết áp, hạ calci máu, giảm chức năng hô hấp và hạ thân nhiệt ở trẻ mới sinh.
Thời kỳ cho con bú
Vì chuyển hóa của các benzodiazepin ở trẻ sơ sinh chậm hơn ở người lớn nên có thể gây tích lũy các thuốc benzodiazepin và các chất chuyển hóa của chúng, do đó những người mẹ đang cho con bú mà sử dụng các thuốc nhóm này có thể gây tình trạng an thần, bỏ bú và sút cân ở trẻ.
Theo nguyên tắc chung, những người mẹ đang điều trị với alprazolam không nên cho con bú.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Các tác dụng không mong muốn liên quan đến alprazolam (buồn ngủ, an thần...) là phù hợp với tác dụng chủ vận chủ yếu của benzodiazepin và thường gia tăng khi nồng độ thuốc ở trạng thái cân bằng cao.
Buồn ngủ và giảm khả năng phản ứng trước những bất trắc xảy ra khi đi đường hoặc trong công việc là những triệu chứng đã gặp ở ít nhất 30 - 40% người bệnh dùng thuốc, nhưng thường sẽ giảm sau ít ngày điều trị.
Thường gặp, ADR > 1/100
TKTW: Ngủ gà.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
TKTW: Chóng mặt, rối loạn đồng vận.
Tiêu hóa: Ðau dạ dày - ruột.
Mắt: Nhìn mờ.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
TKTW: Phản ứng nghịch lý (thí dụ dễ kích động), gây gổ, ảo giác, mất trí nhớ, hoặc lú lẫn (ở người già).
Tiêu hóa: Khô miệng.
Liều lượng và cách dùng
Ðiều trị các trạng thái lo âu: Uống 0,25 - 0,50 mg/lần; 3 lần/ngày; khi cần thiết cứ cách 3 - 4 ngày có thể tăng tới liều tối đa 3 hoặc 4 mg/ngày. Người cao tuổi hoặc người bệnh thể trạng yếu nên bắt đầu với liều 0,25 mg/lần; 2 - 3 lần /ngày. Có thể tăng dần liều này, nếu xét cần thiết và nếu dung nạp được thuốc.
Ðiều trị các trạng thái hoảng sợ nên dùng liều bắt đầu là 0,5 mg/lần, uống 3 lần/ngày; nhiều người bệnh cần tới 5 - 6 mg/ngày và đôi khi tới 10 mg/ngày mới đủ để đáp ứng. Tăng liều khi cần thiết, cách 3 hoặc 4 ngày có thể tăng nhưng lượng gia tăng không được quá 1 mg/ngày. Thời gian điều trị tối ưu chưa rõ, nhưng sau 1 thời gian dài hết cơn hoảng sợ, có thể giảm liều dần có theo dõi cẩn thận.
Khi ngừng điều trị phải giảm liều từ từ trước khi ngừng hẳn, mỗi lần giảm 0,5 mg, cứ cách 3 ngày lại giảm một lần, cho tới lúc còn 2 mg/ngày thì mỗi lần lại giảm 0,25 mg, cách 3 ngày giảm 1 lần cho đến hết.
Liều dùng cho trẻ em cho tới 18 tuổi, độ an toàn và hiệu quả chưa được xác định đối với điều trị chống lo âu.
Tương tác thuốc
Tác dụng ức chế hệ TKTW sẽ tăng lên khi dùng các benzodiazepin (kể cả alprazolam) đồng thời với các thuốc hướng thần, các thuốc chống co giật, các thuốc kháng histamin, rượu và các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương khác.
Với các thuốc ức chế chuyển hóa alprazolam qua cytochrom P450 3A có thể có tác dụng mạnh đến sự thanh thải của alprazolam. Do đó không dùng alprazolam cho người bệnh đang điều trị với những thuốc có khả năng ức chế rất mạnh cytochrom P450 3A (thí dụ các thuốc chống nấm nhóm azol).
Những thuốc nêu dưới đây đã được chứng minh trong các nghiên cứu lâm sàng là những chất ức chế cytochrom P450 3A có thể có ý nghĩa lâm sàng, nên khi dùng phối hợp với alprazolam cần phải thận trọng: Cimetidin, fluoxetin, fluvoxamin, nefazodon, propoxyphen, các thuốc tránh thai uống.
Một trong những thuốc sau có khả năng tác động đến chuyển hóa của alprazolam nếu dùng đồng thời với alprazolam cũng cần thận trọng: diltiazem, isoniazid, các kháng sinh macrolid (erythromycin, clarithromycin), sertralin, paroxetin, ergotamin, cyclosporin, amiodaron, nicardipin và nifedipin.
Cách bảo quản
Ðựng trong bao bì kín, tránh ánh sáng và giữ ở nhiệt độ trong khoảng từ 15 đến 300C.
Quá liều và xử trí
Các biểu hiện quá liều alprazolam gồm ngủ gà, lú lẫn, rối loạn phối hợp động tác, giảm phản xạ và hôn mê. Tử vong do quá liều alprazolam cũng đã xảy ra. Những trường hợp tử vong vì quá liều do dùng phối hợp một benzodiazepin (kể cả alprazolam) và rượu cũng đã được thông báo.
Xử trí chung: theo dõi hô hấp, mạch và huyết áp cho người bệnh. Cùng với những chỉ định điều trị hỗ trợ chung phải tiến hành rửa dạ dày ngay. Phải bảo đảm thông khí đường thở, truyền dịch. Nếu huyết áp hạ có thể dùng các thuốc làm tăng huyết áp. Việc thẩm phân chỉ có giá trị hạn chế. Khi xử trí dùng thuốc quá liều cố ý, phải nhớ là người bệnh có thể đã uống nhiều thuốc khác nhau.
Flumazenil chất đối kháng đặc hiệu thụ thể benzodiazepin, được chỉ định để xử trí một phần hoặc toàn bộ các tác dụng an thần của các benzodiazepin và có thể dùng trong các trường hợp đã biết hoặc nghi ngờ quá liều của một benzodiazepin. Flumazenil chỉ được dùng như một thuốc phụ trợ trong điều trị quá liều các benzodiazepin. Sau khi điều trị với flumazenil người bệnh phải được tiếp tục theo dõi thêm về các tác dụng an thần trở lại, suy giảm hô hấp và các tác dụng tồn dư khác của benzodiazepin trong một thời gian thích hợp. Thầy thuốc phải chú ý đến nguy cơ xảy ra co giật khi điều trị bằng flumazenil, đặc biệt ở những người sử dụng benzodiazepin dài hạn.
Thông tin qui chế
Thuốc hướng tâm thần.
ALTEPLASE
Tên chung quốc tế: Alteplase.
Mã ATC: B01A D02, S01X A12.
Loại thuốc: Thuốc tan huyết khối.
Dạng thuốc và hàm lượng
Lọ bột pha tiêm alteplase 10 mg, 20 mg, 50 mg, 100 mg (kèm nước vô khuẩn để pha tiêm).
Dược lý và cơ chế tác dụng
Alteplase, một chất hoạt hóa plasminogen typ mô của người (t - PA) sản xuất bằng công nghệ DNA tái tổ hợp, là thuốc tan huyết khối. Alteplase làm tan cục huyết khối bằng cách gắn vào fibrin và khởi đầu sự chuyển plasminogen thành plasmin. Plasmin là một serin protease tương đối không đặc hiệu có khả năng thoái biến fibrin, fibrinogen, và các protein trợ đông máu khác, ví dụ các yếu tố V, VIII và XII. Alteplase có ái lực cao với fibrin, nhưng rất ít tác dụng đến các khâu khác trong hệ đông máu. Thuốc không có tính chất kháng nguyên.
Trong nhồi máu cơ tim cấp, điều trị bằng chất hoạt hóa plasminogen mô nhằm tăng tưới máu của động mạch vành, giảm được kích cỡ nhồi máu, giảm được nguy cơ suy tim sau nhồi máu và giảm tử vong. Cần phải bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt trong vòng 6 giờ, chậm nhất là 12 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng.
Chất hoạt hóa plasminogen mô cũng được dùng trong điều trị tắc động mạch phổi. Trước khi điều trị, phải xác minh chẩn đoán bằng chụp X - quang mạch và/hoặc bằng các kỹ thuật không xâm phạm hoặc xâm hại, thí dụ chụp cắt lớp phổi.
Dược động học
Alteplase dùng tiêm tĩnh mạch. Thuốc đào thải nhanh ra khỏi máu chủ yếu qua gan với độ thanh thải khoảng 550 - 680 ml/phút. Sau khi tiêm truyền tĩnh mạch, nồng độ thuốc trong huyết tương giảm theo 2 pha. ở người nhồi máu cơ tim, nửa đời của alteplase trong pha phân bố ban đầu (t1/2 alpha) khoảng 3,6 - 4,6 phút, và trong pha thải trừ cuối (t1/2 beta) khoảng 39 - 53 phút. Hai mươi phút sau khi ngừng tiêm truyền, chỉ còn lại dưới 10% lượng thuốc ban đầu trong huyết tương. Vì vậy có thể tiến hành sớm các phẫu thuật cần thiết sau khi đã ngừng tiêm truyền.
Chỉ định
Nhồi máu cơ tim cấp.
Nhồi máu phổi nặng.
Chống chỉ định
Cơ địa chảy máu, nguy cơ chảy máu và đang điều trị chống đông uống. Có tiền sử đột quỵ chảy máu, chảy máu nội tạng (đường tiêu hóa hoặc tiết niệu - sinh dục), mới qua phẫu thuật trong não hoặc trong cột sống trong vòng 2 tháng trở lại, phình động mạch, dị tật động mạch hoặc tĩnh mạch, u ác tính trong sọ.
Mới bị chấn thương hoặc mổ trong vòng 10 ngày, ép tim ngoài lồng ngực, tăng huyết áp nặng không kiểm soát có huyết áp tâm trương trên 110 mmHg và/hoặc tâm thu trên 180 mmHg. Viêm màng trong tim nhiễm khuẩn, bệnh võng mạc tăng sinh do đái tháo đường đang chảy máu từ những mạch máu mới tạo thành, viêm màng ngoài tim cấp, giãn tĩnh mạch thực quản, loét đường tiêu hóa trong vòng 3 tháng trở lại, suy gan nặng, viêm tụy cấp, xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, viêm gan cấp và các bệnh gan nặng khác.
Thận trọng
Xử trí nhồi máu cơ tim hoặc tắc động mạch phổi phải được thực hiện đồng thời với điều trị alteplase. Phải tránh chọc động mạch không ép được và cũng phải tránh chọc tĩnh mạch cảnh trong và dưới đòn để giảm thiểu chảy máu ở những vị trí không ép được. Phải giảm thiểu chọc động mạch và tĩnh mạch. Khi có sự cố chảy máu nghiêm trọng, phải ngừng ngay alteplase và heparin. Có thể hủy tác dụng của heparin bằng protamin sulfat.
Ở người bệnh trên 70 tuổi, cũng có tăng nguy cơ đột quỵ khi sử dụng alteplase.
Thời kỳ mang thai
Chất hoạt hóa plasminogen mô làm tăng nguy cơ chảy máu, vì vậy chỉ được phép dùng thuốc này cho những chỉ định khẩn cấp, và trong điều kiện và cơ sở có sẵn thiết bị và cán bộ có khả năng xử trí được chảy máu.
Thời kỳ cho con bú
Không có dữ liệu về tích tụ alteplase trong sữa mẹ, nhưng không chắc là glucopeptid này có thể hấp thu nguyên vẹn qua đường tiêu hóa của đứa trẻ.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Tác dụng không mong muốn phổ biến nhất của alteplase trong tất cả các ca đã được chỉ định là chảy máu.
Thường gặp, ADR > 1/100
Chảy máu nơi tiêm, hạ huyết áp, nhịp tim chậm, sốt.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Thần kinh trung ương: Chảy máu trong sọ.
Tiêu hóa: Chảy máu đường tiêu hóa.
Khác: Chảy máu đường tiết niệu - sinh dục, chảy máu mũi, chảy máu lợi. Sự tiêu nhanh các cục huyết khối có thể gây loạn nhịp nhĩ và/hoặc thất do tái tưới máu.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Chung: Phản ứng phản vệ, bao gồm mày đay, co thắt phế quản.
Tuần hoàn: Nghẽn mạch do tinh thể cholesterol sau huyết khối ngoại vi.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Chảy máu nhỏ: áp dụng các biện pháp tại chỗ, thí dụ băng ép nơi chảy máu. Bôi thuốc chống tiêu fibrin, thí dụ acid aminocaproic có thể giúp làm ngừng chảy máu nhỏ dai dẳng. Không cần thiết phải ngừng liệu pháp tiêu huyết khối trừ khi những biện pháp nói trên không có kết quả và đã xác định là nguy cơ đối với người bệnh vượt trội so với lợi ích khi tiếp tục điều trị.
Chảy máu không kiểm soát được hoặc chảy máu nội tạng: Ngừng liệu pháp tiêu huyết khối. Nếu cần, thay thế máu đã mất, và có thể đảo ngược xu hướng chảy máu bằng cách dùng máu tươi toàn phần, hồng cầu khối, chất kết tủa lạnh hoặc huyết tương đông lạnh tươi, tiểu cầu và/hoặc desmopressin. Có thể dùng các dung dịch làm tăng thể tích huyết tương, nhưng không được dùng dextran vì chất này có tác dụng ức chế kết tụ tiểu cầu. Nếu đang dùng heparin phải ngừng và xem xét dùng protamin là chất đối kháng heparin.
Nhịp tim chậm: Nếu cần, dùng atropin.
Loạn nhịp do tái tưới máu: Dùng thuốc chống loạn nhịp thích hợp, thí dụ lidocain hoặc procainamid. Sốc điện trong trường hợp có nhịp nhanh thất hoặc rung thất.
Phản ứng quá mẫn nhẹ: Dùng thuốc kháng histamin và nếu cần glucocorticoid.
Phản ứng quá mẫn nặng hoặc phản vệ: Ngừng liệu pháp tiêu huyết khối và dùng adrenalin, glucocorticoid liều cao theo yêu cầu.
Hạ huyết áp đột ngột: Nếu hạ huyết áp đột ngột xảy ra trong khi đang tiêm truyền liều cao, nhanh, phải giảm tốc độ truyền. Nếu hạ huyết áp đột ngột xảy ra trong những hoàn cảnh khác hoặc không đáp ứng với sự giảm tốc độ truyền, thì đặt người bệnh ở tư thế Trendelenburg và/hoặc tiêm các dung dịch làm tăng thể tích huyết tương (ngoài dextran), atropin, và/hoặc dùng thuốc tăng huyết áp, thí dụ dopamin, tùy theo diễn biến lâm sàng.
Sốt trên 39oC: Dùng paracetamol. Không nên hạ sốt bằng aspirin nếu đã có biến chứng chảy máu do alteplase.
Liều lượng và cách dùng
Alteplase chỉ dùng để tiêm tĩnh mạch. Thoát mạch khi tiêm truyền alteplase có thể gây bầm máu và/hoặc viêm.
Nhồi máu cơ tim cấp: Alteplase tiêm tĩnh mạch càng sớm càng tốt sau khi có triệu chứng đầu tiên với tổng liều là 100mg; tổng liều 1,5mg/kg được đưa ra cho người bệnh cân nặng dưới 65kg. Tổng liều 100mg có thể cho trong 1 giờ 30 phút (phác đồ nhanh) hoặc trong 3 giờ. Nên dùng phác đồ nhanh khi điều trị nhồi máu cơ tim trong vòng 6 giờ; còn phác đồ 3 giờ nên dùng khi nhồi máu cơ tim quá 6 giờ.
Tiêm trong 1 giờ 30 phút: Tiêm ngay cả liều 15 mg vào tĩnh mạch, sau đó truyền tĩnh mạch trong 30 phút 0,75mg/kg, tối đa tới 50 mg, số còn lại truyền tiếp trong 60 phút sau.
Tiêm trong 3 giờ: Tiêm ngay cả liều 10 mg, sau đó tiêm truyền tĩnh mạch 50 mg trong 1 giờ, tiếp theo truyền thêm 40 mg trong 2 giờ sau.
Dùng kết hợp heparin tiêm tĩnh mạch với điều trị thuốc hoạt hóa plasminogen mô. ở người bệnh nhồi máu cơ tim cấp, phải bắt đầu điều trị heparin trong giờ đầu và tiếp tục trong 24 - 48 giờ. Liều thích hợp là 5000 đvqt tiêm cả liều một lúc, sau đó mỗi giờ 1000 đvqt. Cần điều chỉnh liều sao cho APPT (thời gian hoạt hóa prothrombin từng phần) (thời gian cephalin - kaolin) ở trong khoảng 1,5 - 2,5 lần mức bình thường.
Nhồi máu phổi: Liều thông thường 100 mg. Khởi đầu tiêm tĩnh mạch 10 mg trong 1 - 2 phút. Lượng thuốc còn lại tiêm truyền tĩnh mạch trong 1 - 2 giờ. ở người bệnh có thể trọng dưới 65 kg, tổng liều không được trên 1,5 mg/kg. Dùng kết hợp heparin tiêm tĩnh mạch với điều trị thuốc hoạt hóa plasminogen mô. Phải bắt đầu điều trị heparin trong giờ đầu và tiếp tục trong 24 - 48 giờ. Liều thích hợp là 5000 đvqt tiêm cả liều một lúc, sau đó mỗi giờ 1000 đvqt. Cần điều chỉnh liều sao cho APPT ở trong khoảng 1,5 - 2,5 lần mức bình thường.
Tương tác thuốc
Aspirin và heparin đã được dùng cùng và sau khi tiêm truyền alteplase trong xử trí nhồi máu cơ tim cấp và nhồi máu phổi. Vì heparin, aspirin hoặc alteplase có thể gây biến chứng chảy máu, nên cần theo dõi cẩn thận về chảy máu, đặc biệt ở vị trí chọc động mạch.
Cefamandol, cefoperazon, cefotetan, acid valproic: Những thuốc này có thể gây hạ prothrombin huyết, ngoài ra acid valproic có thể ức chế kết tụ tiểu cầu. Dùng đồng thời với thuốc tiêu huyết khối có thể làm tăng nguy cơ chảy máu nặng, vì vậy không nên dùng.
Corticosteroid, acid ethacrynic hoặc salicylat: Có thể xảy ra loét hoặc chảy máu dạ dày trong khi điều trị bằng những thuốc này và gây tăng nguy cơ chảy máu nặng ở những người bệnh dùng liệu pháp tiêu huyết khối.
Ðộ ổn định và bảo quản
Cần phải bảo quản bột alteplase pha tiêm tránh ánh sáng nhiều và để ở nhiệt độ từ 15 - 300C hoặc để tủ lạnh ở 2 - 80C. Bột alteplase pha tiêm không chứa chất bảo quản, khi pha với nước vô khuẩn để tiêm, phải bảo quản dung dịch này ở 2 - 300C và sử dụng trong vòng 8 giờ. Dung dịch tiêm có thể hòa tan trong dung dịch natri clorid 0,9% để có nồng độ 0,5 mg/ml. Tránh lắc quá nhiều trong khi pha loãng; khi trộn phải xoay nhẹ nhàng và/hoặc lắc chậm. Không dùng các dung dịch tiêm truyền khác để pha loãng thêm.
Tương kỵ
Không trộn bất kỳ thuốc khác trong lọ chứa dung dịch alteplase hoặc không dùng các thuốc khác trong cùng dây truyền tĩnh mạch.
Quá liều và xử trí
Thông tin về ngộ độc cấp alteplase còn giới hạn. Nhìn chung, alteplase ở người với liều quy định vẫn có thể gây tăng quá mức các tác dụng dược lý và ngoại ý, chủ yếu là tác dụng trên cầm máu. Vì vậy phải thận trọng khi sử dụng thuốc này.
Thông tin qui chế
Thuốc độc bảng B.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro