Dược 6
VI. Thuốc kháng sinh, thuốc điều trị kí sinh trùng và ngộ độc.
Câu 100: Phân tích cơ chế tác dụng chung của kháng sinh nhóm beta lactam và kể tên các nhóm kháng sinh thuộc họ đó ?
A. Cơ chế tác dụng
1.Đặc điểm cấu tạo TBVK:
- Vách VK là bộ phận rất quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chúng. Thành phần đảm bảo cho tính cơ học bền vững của vách là mạng lưới peptidoglycan, gồm những chuỗi glycan nối chéo nhau bằng chuỗi peptid.
+) Vách VK G(+) có mạng lưới peptidoglycan dầy từ 50-100 phân tử, ở ngay bề mặt TB, do đó dễ bị tấn công bởi kháng sinh.
+) Vách VK G(-) lớp peptidoglycan chỉ dày 1-2 phân tử, nhưng lại được che phủ ngoài cùng bởi 1 lớp vỏ lipopolysaccharid như 1 hàng rào không thấm KS.
- Khoảng 30 enzym của VK tham gia tổng hợp peptidoglycan, trong đó có transpeptidase.
2. Đặc điểm tác dụng của thuốc:
- Các beta lactam và KS loại glycopeptid tạo phức bền vững với transpeptidase, ức chế sự tổng hợp vách VK, làm ly giải hoặc biến dạng TBVK.
- VK G(+) dễ bị phân giải.
- VK G(-), muốn có tác dụng thì KS phải khuếch tán được qua ống dẫn của màng ngoài (VD: amoxiclin, cephalosporin…)
B. Kể tên: họ beta lactam chia thành 4 nhóm chính:
- Penicilin và các chất ức chế ßlactammase.
- Cephalosporin.
- Carbapenem.
- Beta lactam khác: imipenem, meropenem…
Câu 101: Trình bày cơ chế tác dụng và các đặc tính chung của nhóm aminoglycosid ? Nêu tên và các chỉ định chính của 1 số KS trong nhóm ?
1. Cơ chế tác dụng:
- Sau khi xâm nhập vào TBVK, thuốc sẽ gắn vào tiểu phần 30S của riboxom, làm đọc sai mã thông tin trên mARN, khiến quá trình tổng hợp protein bị gián đoạn.
- Tác dụng diệt khuẩn tối ưu hơn trên VK phân chia nhanh ở ngoài TB.
- pH tối ưu = 7.8 nên cần base hoá nước tiểu nếu điều trị nhiễm khuẩn tiết biệu.
2. Đặc tính chung:
- Hầu như không hấp thu qua đường tiêu hoá vì có PM cao.
- Cùng 1 cơ chế tác dụng.
- Phổ kháng khuẩn rộng, dụng chủ yếu diệt VK hiếu khí G(-).
- Độc tính chọn lọc với dây TK số VIII và với thận ( tăng cretinin máu, protein niệu có phục hồi ).
3. Kể tên 1 số thuốc, chỉ định chính:
- Streptomycin: do độc tính nên chỉ giới hạn cho các nhiễm khuẩn:
+) Lao, phối hợp với 1 hoặc 2 kháng sinh.
+) Nhiễm khuẩn tiết niệu, dịch hạch, Brucella: phối hợp tetracycline.
+) Nhiễm khuẩn huyết nặng do liên cầu.
- Gentamycin:
+) Nhiễm khuẩn bệnh viện do Enterococcus và Pseudomonas Aeruginosa.
+) Sốt giảm BC, nhiếm trực khuẩn G(+) như viêm nội tâm mạc, viêm tai ngoài ác tinh, nhiễm khuẩn máu: phối hợp penicillin.
- Amykacin: dung trong nhiễm khuẩn bệnh viện với VK G(-)đã kháng tgenta mycin và tobramycin.
- Neomycin:
+) Dùng bôi trong điểu trị nhiễm khuẩn da, niêm mạc trong bỏng, vết thương, bệnh ngoài da do bội nhiễm.
+) Dùng uống phối hợp với erythromycin “chuẩn bị “ ruột cho phẫu thuật, phụ trợ điều trị hôn mê gan.
Câu 102: Trình bày cơ chế, phổ tác dụng, độc tính và UDLS của nhóm cloramphenicol?
1. Cơ chế tác dụng: có tác dụng kìm khuẩn, gắn vào tiểu phần 50S của riboxom nên ngăn cản mARN gắn vào riboxom, đồng thời ức chế transferase nên acid amin được mã hoá sẽ không gắn được vào polypeptide.
2. Phổ tác dụng: rất rộng, phần lwonsVK G(+), G(-), xoắn khuẩn, tác dụng đặc hiệu trên thương hàn và phó thương hàn.
3. Độc tính:
- Suy tuỷ:
+) Loại phụ thuộc liều: > 25mg sau 5-7 ngày xuất hiện thiếu máu nặng, giảm HC lưới, BC , HC non.
+) Loại không phụ thuộc liều: do đáp ứng đặc biệt, giảm huyết cầu toàn thể, tỉ lệ tử vong cao 50-80%.
- Hội chứng xám: gặp ở nhũ nhi sau khi dung liều cao thuốc đường tiêm: nôn, đau bụng, tím tái, mất nước, truỵ tim mạch, chết (nguyên nhân do không khử độc được bằng con đường liên hợp glucuronic và thận không tahir trừ kịp).
- Ở bệnh nhân thương hàn nặng, dung ngay liều cao cloramphenicol làm VK chết giải phóng quá nhiều nội độc tố gây truỵ tim mạch dẫn đén chết.
4. ƯDLS:
- Chỉ định:
+) Độc tính cao nên chỉ định trong Ricketsia nặng, thương hàn, phó thương hàn, viêm màng não do trực khuẩn G(-) vì dễ thấm vào dịch não tuỷ.
+) Dùng theophenicol ít độc hơn, dễ dung nạp nhưng phải dùng liều tăng gấp đôi.
+) Kháng thuốc thay bằng cephalosporin thế hệ III hoặc quinolon.
- Chống chỉ định: trẻ em mới sinh, ở bệnh nhân thương hàn nặng không được dung liều cao từ đầu.
- Tương tác thuốc: thuốc gây ức chế enxym chuyển hoá thuốc ở gan nên kéo dài T/2 và làm tăng nồng độ huyết tương của phenytoin, tolbutamid…
Câu 103: Trình bày cơ chế tác dụng, phổ tác dụng, độc tính và UDLS của nhóm tetracycline?
1. Cơ chế tác dụng: có tác dụng kìm khuẩn, tác dụng kìm khuẩn do gắn trên tiểu phần 30S của riboxom VK, ngăn cản tARN chuyển acid amin vào chuỗi peptid.
2. Phổ tác dụng: phổ kháng khuẩn rộng nhất trong các KS hiện có:
- Cầu khuẩn G(+), G(-) nhưng kém penicillin.
- Trực khuẩn G(+)ái khí và yếm khí.
- Trực khuẩn G(-), trừ proteus và trực khuẩn mủ xanh.
- Xoắn khuẩni ricketsia, amip, trichomonas…
3. Độc tính:
- Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, tiêu chảy do kích ứng niêm mạc hoặc loạn khuẩn
- Vàng răng trẻ em: tetracycline lắng đọng vào răng trong thời kì đầu của sự vôi hoá ( mang thai từ tháng thứ 5 hoặc trẻ <8 tháng.
- Độc với gan, thận: dung liều cao ở người suy gan, suy thận, phụ nữ có thai gây vàng da , thoái hoá mỡ, ure máu cao dẫn tới tử vong.
- Rối loạn khác: dị uwngs, xuất huyết giảm tiểu cầu, tăng áp lực nội cọ ở trẻ đang bú.
4. ADLS:
- Chỉ định:
+) Điều trị bệnh do Brucella, nhiễm khuẩn đường mật, mũi họng, phổi.
+) Rickketsia
+) Mycoplasma
+) Nhiễm chlamidia : viêm phổi, phế quản, viêm xoang, mắt hột.
+) Nhiễm E.coli, phẩy khuẩn tả.
+) Bệnh lây qua đường TD: lậu, giang mai…
+) Trứng cá: tác dụng treenVK propionibacteria khu tru trong nang tuyến bã chuyển lipid thành acid béo tự do gây kích ứng viêm.
- Thận trọng, tránh dung cho phụ nữ có thai và trẻ dưới 8 tuổi.
Câu 104: Trình bày cơ chế tác dụng, ưu điểm và ADLS của nhóm quinolon ?
1. Cơ chế tác dụng: các quinolon đều ức chế AND- gyrase, là enzyme mở vòng xoắn AND, giúp sao chép và phiên mã, do đó ngăn cản sự tổng hợp AND vi khuẩn. Ngoài ra còn tác dụng trên cả mARN gây ức chế tổng hợp protein VK.
→ Tác dụng diệt khuẩn.
- Quinolon thế hệ I: chỉ ức chế AND gyase nên tác dụng diệt khuẩn G(-) đường tiết niệu và tiêu hoá ( acid nalidixic )
- Quinolon thế hệ II: có tác dụng lên AND gyrase và toiposomerase nên phổ kháng khuẩn và hoạt tính tăng 10-30 lần (VD: pefloxacin, oflocacin…)
+) Trên G(-), kháng gyrase mạnh hơn.
+) Trên G(+), khan toiposomerase mạnh hơn.nolon thế hệ
- Quynolon thế hệ III: có tác dụng cân bằng trên cả 2 enzym, nên VK khó kháng thuốc do phải đột biến 2 lần trên 2 enzym đích.
2. Ưu điểm:
- Phổ kháng khuẩn rộng nên dung rộng rãi.
- Hấp thu qua tiêu hoá tốt, đạt nồng độ huyết tương gần với truyền TM.
- Phân phối rộng, ở cả các mô ngoài mạch.
- T/2 dài, không cần dung nhiều lần
- Dễ dùng nên có thể điều trị ngoại trú.
- Rẻ hơn so với các KS khác.
- Ít tác dụng không mong muốn.
3. UDLS:
- Chỉ định:
+) Nhiễm khuẩn đường tiết niệu và viêm tuyến tiền liệt.
+) Bệnh lây theo đường TD:
. Lậu: uống liều duy nhất ofloxacin hoặc ciprofloxacin.
. Hạ cam: 3 ngày ciprofloxacin.
. Viêm nhiễm vùng chậu hông: ofloxacin kết hợp với KS chống VK kị khí.
+) Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá do E.coli, S.typhi, viêm phúc mạc.
+) Viêm đường hô hấp trên và dưới, viêm phổi mắc phải cộng đồng, viêm xoang (các flouoroquinolon)
+) Nhiễm khuẩn xương khớp và mô mềm: dùng liều cao, kéo dài
- Thận trọng: tránh dùng cho NK thông thường, tránh lạm dụng gây nhờn thuốc.
- Độc tính:
+) Buồn nôn, tiêu chảy, dị uwngs, tăng P nội sọ..
+) Trẻ nhỏ gây acid chuyển hoá, đau khớp, cơ.
Câu 105: Phân tích lợi ích của việc phối hợp giữa sulfamid và trimethoprim và ADLS?
1. Lợi ích phối hợp thuốc:
- Sơ đồ vị trí tác dụng của thuốc trong quá trình tổng hợp acid folic VK
- Tỷ lệ lý tưởng cho hiệp đồng tác dụng cảu nồng đọ thuốc trong máu của sulfamethazon (sulfamid) và trimetroprim là 20:1 ( do trimetroprim hấp thu nhanh hơn sulfamethazon và T/2 xấp xỉ 10h)
- Hai thuốc ức chế tranh chấp với 2 en zym của VK ở 2 khâu trong quá trình tổng hợp acid folic, nên có tác dụng hiệp đồng mạnh hơn 20-200 lần so với sulfamid đơn độc.
- Phổ kháng khuẩn rộng, chủng kháng khuẩn ít hơn so với sulfamid, có tác dụng diệt khuẩn trên 1 số chủng.
- Không tác dụng trên Pseudomonas, S.perfringer, xoắn khuẩn.
- Cả 2 thuốc đều được hấp thu qua đường uống, phân phối tốt vào các mô ( dịch não tuỷ, mật, tiền liệt tuyến.)
- Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu ở nồng độ còn hoạt tính.
2. UDLS:
- Chỉ định: trong nhiễm khuẩn tiết niệu, TMH, đường hô hấp, tiêu hoá ( thương hàn, tả), bệnh hoa liễu.
- Độc tính và chống chỉ định:
+) Thuốc phối hợp có tất cả các độc tính của sulfamid
+) Trên những người thiếu folat, trimetroprim có thể gây thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, tỷ lệ bị ban tăng.
+) Không dung cho phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh.
Câu 106: Nêu nguyên tắc sử dụng, phối hợp và nguyên nhân điều trị thất bại của kháng sinh?
1. Nguyên tắc sử dụng:
- Chỉ dùng kháng sinh cho nhiễm khuẩn, không dung cho nhiễm virus, dùng càng sớm càng tốt.
- Chỉ định theo phổ tác dụng, nếu nhiễm khuẩn đã xác định, chỉ dung kháng sinh phổ hẹp.
- Dùng đủ liều để đạt nồng độ đủ và ổn định, không dung liều tăng dần.
- Dùng đủ thời gian: vì trên cơ thể NK, VK ở nhiều giai đoạn khác nhau. Nếu 2 ngày sau khi dùng kháng sinh, sốt không giảm, cần thay hoặc phối hợp kháng sinh khác. Khi hết sốt, vẫn cho thêm 2-3 ngày nữa.
+) Với nhiễm khuẩn cấp: dùng 5-7 ngày.
+) Nhiễm khuẩn lâu hơn:
. Viêm nội tâm mạc osler, nhiễm khuẩn tiết niệu từ 2-4 tuần.
. Viêm tuyến tiền liệt: 1 tháng
. Lao: 9 tháng (tuỳ theo phác đồ phối hợp thuốc).
- Chọn thuốc theo dược động học, phụ thuộc vào nơi nhiễm khuẩn và tình trạng bệnh nhân.
- Cần phối hợp với biện phấp điều trị khác khi nhiễm khuẩn có ổ mủ, hoại tử mô, vật lạ (sỏi) thì phải cho kháng sinh kèm phẫu thuật, thông mủ.
2. Phối hợp:
- Chỉ định:
+) Nhiễm 2 hay nhiều VK 1 lúc.
+) Nhiễm khuẩn nặng và chưa rõ nguyên nhân.
+) Sử dụng tác dụng hiệp đồng làm tăng hoạt tính.
+) Phòng ngừa xuất hiện VK kháng KS.
- Phối hợp không đúng gây:
+) Kháng thuốc
+) Tăng độc tính KS
+) Hiệp đồng đối kháng
+) Giá thành cao (hạn chế phối hợp vì đã có KS phổ rộng).
3. Nguyên nhân thất bại:
- Chọn KS không đúng phổ tác dụng.
- KS không đạt được tới ngưỡng tác dụng tại ổ nhiễm khuẩn, do liều lượng không hợp lý, do dược động hoạc không thích hợp, do tương tác làm giảm tác dụng kháng KS.
- Do VK đã kháng thuốc.
Câu 107: Phân tích tác dụng, dược động học, tác dụng không mong muốn, chỉ định của isoniazid?
1. Tác dụng:
- Là dẫn xuất của isonicotinic, vừa có tác dụng kìm khuẩn, vừa có tác dụng diệt khuẩn.
- Thuốc có tác dụng trên VK đang nhân lên cả trong và ngoài TB trong MT nuôi cấy.
Cơ chế:
- Ức chế sự kéo dài mạch acid mycolic ( 1 thành phần quan trọng trong cấu trúc màng TK lao), gây giảm số lượng lipid màng làm VK không phát triển được.
- Tạo chelat với Cu, ức chế cạnh tranh với nicotinamid và pyridoxine làm rối loạn chuyển hoá TK lao.
2. Dược động học:
- Thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá. Thức ăn đồ uống chứa nhôm là giảm hấp thu thuốc.
- Khuyếch tán nhanh vào TB, dịch màng phổi, dịch cổ trướng, nước bọt, da, cơ. Nồng độ thuốc trong dịch não tuỷ tương đương máu.
- Được chuyển hoá ở gan nhờ phản ứng acetyl hoá, thuỷ phân và liên hợp với glycin.
- T/2 : 1h ở người có hoạt tính enzyme mạnh.
3h ở người có bhoatj tính enzyme yếu.
- Thải trừ chủ yếu qua thận.
3. Tác dụng không mong muốn:
- Dị ứng.
- Viêm dây TK ngoại biên, hay gặp ở bệnh nhân dung liều cao kéo dài, nghiện rượu, suy dinh dưỡng, ĐTĐ. Dùng Vitamin B6 hạn chế tác dụng này.
- Viêm dây Tk thị giác.
- Vàng da, viêm gan, hoại tử TB gan hay gặp ở người có hoạt tính acetyltranferase yếu.
- Isoniazid ức chế sự oxy hoá của phenytoin, có thể gây ngộ độc phenytoin khi phối hợp thuốc.
4. Chỉ định:
- Phối hợp các thuốc chống lao khác để điều trị tất cả các thể lao.
- Dùng dự phòng cho người có test tuberculin dương tính hoặc ở bệnh nhân sau điều trị tấn công bằng các thuốc chống lao.
Câu 108: Trình bày cơ chế tác dụng, dược động học, tác dụng không mong muốn, chỉ định của rifampicin ?
1. Cơ chế tác dụng: rifampicin gắn vào chuỗi beta của ARN- polymerase phụ thuộc AND của VK làm ngăn tạo thành chuỗi ban đầu trong quá trìng tổng hợp ARN.
2. Dược động học:
- Thuốc hấp thu tốt qua đường tiêu hoá. Sau khi uống 2-4 h đạt nồng độ tối đa trong máu
- Acid aminosalycilic làm chậm hấp thu.
- Trong máu, thuốc gắn protein huyết tương 75-80%.
- Thải trừ chủ yếu qua thận, gan. Ngoài ra, thuốc còn thải trừ qua nước bọt, nước mắt, làm dịch có màu da cam.
- T/2 khoảng 1.5-5 h.
- Do tự gây cảm ứng hệ enzyme gan, sau khoản 14 ngày điều trị thì T/2 của thuốc bị rút ngắn.
- Thuốc có chu kì ở gan, ruột.
- Làm tăng chuyển hoá 1 số thuốc thông qua tác dụng cảm ứng cytochrom P450: thuốc tránh thai, phong toả beta adrenergic, chẹn kênh calci, diazepam, digoxin…
3. Tác dụng không mong muốn:
- Phát ban.
- Rối loạn tiêu hoá.
- Sốt.
- Rối loạn tạo máu.
- Vàng da, viêm gan, hay gặp ở người có tiền sử bệnh gan, nghiện rượu. Tác dụng này tăng khi phối hợp với isoniazid.
4. Chỉ định:
- Phối hợp các thuốc chống lao khác trong điều trị lao, không dùng đơn độc.
- Không dùng ở người suy giảm chức năng gan.
Cây 109: Trình bày tác dụng, cơ chế tác dụng, dược động học, tác dụng không mong muốn và ADLS cuả metronidazol ?
1. Tác dụng:
- Hiệu quả cao trong điều trị nhiễm amip ngoài ruột (áp xe gan, amip não, phổi, lách) và amip thành ruột
- Ít tác dụng lên amip thể kén.
Cơ chế: trong VK kị khí và động vật nguyên sinh, nhóm 5-nitro của thuốc bị khử thành các chất trung gian độc với TB. Các chất này liên kết với cấu trúc xoắn cảu phân tử AND, làm vỡ sợi AND, gây chết TB.
2. Dược động học:
- Hấp thu nhanh, hòan toàn qua đường tiêu hoá.
- Nồng độ tối đa trong máu đạt sau 1-3.
- Gắn rất ít với protein huyết tương (10-20%) và có thể tích phân phối lớn nên thuốc khuyếch tán tốt vào các dịch cơ thể.
- T/2= 7.5h.
- Trên 90% thuốc thải trừ qua thận trong 24h, chủ yếu là các chất chuyển hoá hyddroxy, dạng acid, ngoài ra còn thải ra nguyên vẹn theo nước tiểu và phân.
3. Tác dụng không mong muốn:
- Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, chán ăn, khô miệng, đau thượng vị.
- TK trung ương: đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ.
- Viêm miệng, rộp da, phát ban, ngứa, dị cảm.
- Dùng liều cao kéo dài có thể gây động kinh, rối loạn tâm thần, viêm đa dây TK ngoại biên, viêm tuỵ.
- Nước tiểu sẫm màu.
4. Áp dụng điểu trị:
- Chỉ định:
+) Lỵ amip cấp
+) Trichomonas vaginalis: điều trị cả vợ + chồng.
+) Bệnh do giardia lamblia.
+) Nhiễm khuẩn kị khí, viêm nội tâm mạc, áp xe, viêm màng não mủ, viêm loét lợi cấp, nhiễm khuẩn toàn thân.
- Chống chỉ định:
+) Phụ nữ có thai, cho con bú.
+) Tiền sử quá mẫn
+) Thận trọng với bệnh nhân rối loan thể tạng máu, bệnh TK trung ương, suy gan nặng.
- Tương tác:
+) Làm tăng tác dụng chống đông máu của các thuốc kháng vitamin K.
+) Metronidazol + wafarin gây chảy máu.
+) Metronidazol + phenobarbital và các thuốc gây cảm ứng men gan làm tăng chuyển háo và thải trừ thuốc.
+) Có tác dụng gây độc trên hệ TK: đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, lú lẫn, rối loạn tâm thần.
→ Không dùng rượu trong thời gian uống thuốc.
Câu 110: Trình bày tác dụng, cơ chế tác dụng, tác dụng không mong muốn và áp dụng lâm sang của cloroquin ?
1. Tác dụng: hiệu lựu cao với thể vô tính trong HC của cả 4 loài KST sốt rét. Tác dụng vùa phải với thể giao bào của P.vivax, P.malarie, P.ovale, không tác dụng giao bào của P.falciparum.
Cơ chế:
- Để tồn tại, KST sốt rét nuốt hemoglobin của HC vật chủ vào không bào thức ăn. Ở đó, Hb chuyển thành Hem là sản phẩm trung gian có độc tính gây ly giải màng. Hem được chuyển thành sắc tố hemozoin ít độc hơn nhờ enznzym polymerase. Cloroquin ức chế enzyme này, làm tích luỹ Hem, gây độc KST sốt rét.
- Thuốc tập trung trong không bào thức ăn của KST, lảm tăng pH ở đó, ảnh hưởng đến quá trình giáng hoá Hb, gây thiếu nguồn thức ăn của KST.
- Cloroquin còn gắn vào chuỗi xoắn kép AND, gây ức chế AND và ARN polymerase, cản trở sự tổng hợp nu của KST sốt rét.
2. Tác dụng không mong muốn: khi dùng liều cao và kéo dài, thuốc có thể gây tan máu ở người thiếu G6PD, giảm thính lực, nhầm lẫn, co giật, nhìn mờ, lệch giác mạc, rụng tóc, biến đổi sắc tố tóc, sạm da, cao HA.
3. ADDT:
- Chỉ định:
+) Điều trị và phòng bệnh sốt rét: thường dùng trong sốt rét thể nhẹ và trung bình ( vùng KST còn nhạy cảm với thuốc), không dùng khi sốt rét nặng hoặc biến chứng.
+) Điều trị dự phòng cho những người đi vào vùng sốt rét lưu hành.
+) Diệt amip ở gan, trong đa khớp dạng thấp, lupus ban đỏ.
- Chống chỉ định:
+) Chống chỉ định: bệnh vảy nến, rối loạn chuyển hoá porphyrin, tiền sử động kinh, tâm thần, phụ nữ có thai.
+) Thận trọng: khám mắt trước khi dùng thuốc, chú ý người bệnh gan , thận….
- Liều lượng:
+) Để điều trị sốt rét: uống cloroquin phosphate 3 ngày. Ngày đầu 10mg/kg chia 2 lần, hai ngày sau, mỗi ngày 5mg/kg.
+) Điều trị dự phòng: 5mg/kg/tuần cho người lớn và trẻ em.
Câu 111: Trình bày tác dụng, cơ chế tác dụng, tác dụng không mong muốn và ADLS của fansidar ?
1. Tác dụng:
- Là thuốc phối hợp giữa sulfadoxin và pyrimethamin.
- Sulfadoxin thuộc nhóm sulfamid, thải trừ rất chậm. Thuốc có tác dụng diệt thể vô tính trong HC của P.falciparum, không ảnh hưởng tới giao bào và giai đoạn gan của P.falciparum, không ảnh hưởng tới giao bào và giai đoạn gan của P.falciparum và P.vivax.
- Pyrimethamin có tác dụng chậm với các thể vô tính trong HC của cả 4 loại KST sốt rét, ức chế thể hữu tính phát triển trong cơ thể muỗi, ngăn chặn lan truyền KST trong cộng đồng.
Cơ chế:
- Sulfadoxin và pyrimethamin ức chế 2 en zym của 2 giai đoạn khác nhau trong quá trình tổng hợp acid folic của KST. Khi phối hợp, sẽ có tác dụng hiệp đồng tăng mức, làm ức chế tổng hợp acid folic, khiến KST không tổnhghợp được AND, ARN.
2. Tác dụng không mong muốn:
- Dị ứng với sulfamid( ngứa, mề đay), rối loạn về máu( tan máu, giảm BC hạt ), rối loạn tiêu hoá, rối loạn chức năng thận, TKTW.
-Dùng dài ngày gây phản ứng da ngiêm trọng: hồng ban, hoại tử biểu bì.
3. ADLS:
- Chỉ định:
+) Điều trị SR do P.falciparum kháng cloroquin, thường phối hợp cùng quinin.
+) Dự phòng cho người đi vào vùng sốt rét lưu hành nặng.
- Chống chỉ định: dị ứng thuốc, bệnh máu, bệnh gan, bệnh thận, phụ nữ có thai.
- Thận trọng: trẻ em < 2 tháng, người cơ địa dị ứng, thiếu G6PD.
- Liều lượng:
+) Điều trị: 25mg sulffadoxin + 1,25mg pyrimethamin/ kg.
+) Dự phòng: người lớn 1 viên/ tuần.
Câu 112: Trình bày tác dụng, tác dụng không mong muốn và ADDT, tương tác thuốc của mefloquin ?
1. Tác dụng:
- Tác dụng mạnh với thể vô tính trong HC của P.falciparum và P. vivax, không diệt được giao bào của p.falci hay thể gan của P.vivax.
- Hiệu quả với các KST đa kháng với các thuốc SR khác.
2. Tác dụng không mong muốn:
- Ở liều phòng bệnh, tác dụng có hại thường nhẹ và thoáng qua, bao gồm RLTH, đau đầu, chóng mặt, ngoại tâm thu.
- Dùng liều cao (>1000 mg): buồn nôn, đau đầu, chóng mặt ù tai, rối loạn thị giác, tâm thần…
3. ADDT:
- Chỉ định: điều trị, dự phòng SR do P.falci kháng cloroquin và đa kháng
- Chống chỉ định: không dùng cho bệnh nhân có tiền sử tâm thần, động kinh, loạn nhịp,nhày cảm với thuốc, trẻ em < 3 tháng, người suy gan, suy thận nặng
- Thận trọng: cẩn thận với người lái xe, vận hành máy móc do nguy cơ gây chóng mặt, rối loạn thần kinh, tâm thần. Không dùng lâu quá 1 năm do dễ gây giảm chức năng gan và mắt.
4. Tương tác thuốc:
- Thận trọng khi người bệnh dùng thuốc chẹn beta, chẹn kênh calci, digitalis hoặc thuốc chống trầm cảm.
- Dùng cùng valproic làm giảm nồng độ valproic huyết tương.
- Phối hợp cùng quinin gây tăng độc tính trên thần kinh nên phải dùng cách 12h sau liều cuối tiêm quinin.
Câu 113: Trình bày các nguyên tắc chung khi điều trị ngộ độc thuốc cấp tính ?
- Ngộ độc thuốc có thể do nhầm lẫn (thường không nặng lắm), hoặc do cố ý ( thường rất nặng).
- Chỉ có rất ít thuốc có triệu chứng ngộ độc đặc hiệu và cách điều trị đặc hiệu, do đó cần xử trí ngộ độc theo các nguyên tắc chung dưới đây.
1. Loại trừ chất độc khỏi cơ thể:
- Qua đường tiêu hóa:
+) Gây nôn: dùng ipeca dưới dạng siro, pha loãng cho BN uống, thường dùng cho trẻ trên 1 tuổi. Trong trường hợp không có thuốc mà BN còn tỉnh, có thể ngoáy họng hoặc dùng mùn thớt cho uống.
+) Rửa dạ dày bằng nước ấm hoặc dung dịch thuốc tím 1/1000 cho đến khi nước rửa trở thành trong.
. Đối với các thuốc hấp thu nhanh như aspirin, cloroquin, barbituric,rửa dạ dày và gây nôn chỉ có tác dụng trong 6h đầu.
. Đối với benzodiazepine, thuốc chống rung tim, nhiễm độc hỗn hợp có thể rửa trong vòng 24h.
+) Sau khi rửa dạ dày dùng than hoạt vì có nhiều ưu điểm: không độc, ngăn cản được chu kì gan - ruột đối với các thuốc thải qua đường mật, do đó tăng thải qua phân.
- Qua đường hô hấp:cần làm tăng hô hấp bằng các thuốc kích thích như carrdiazol,lobelin, hoặc hô hấp nhân tạo.
- Qua đường tiết niệu:
+) Dùng các thuốc lợi niệu thẩm thấu: manitol (10%;25%), glucose ưu trương (10%;30%), dung dịch ringer. Không dùng khi suy thận, suy tim, phù phổi cấp, HA cao, truỵ tim mạch nặng.
+) Base hoá nước tiểu: trong trường hợp ngộ độc acid nhẹ ( barbituric, salycilat…), thường dùng:
. Natri bicarbonat dung dịch 14 phần nghìn truyền nhỏ giọt TM 2-3 lít/ ngày. Nhược điểm là thêm Na+ vào cơ thể, nếu chức phận thận không tốt dễ gây tai biến phù não.
. T.H.A.M truyền TM 300-500 ml. Ưu điểm không thêm Na+ và dễ thấm vào TB.
+) Acid hoá nước tiểu: làm tăng thải các base hữu cơ. Thường dùng amoniclorid uống 3-6 g hoặc acid phosphoric 15-100 giọt/ ngày.
2. Trung hoà chất độc:
- Các chất tương kị hoá học tại dạ dày: rửa dạ dày bằng các dung dịch:
+) Tanin 1-2%: có tác dụng làm kết tủa 1 số alkaloid và kim loại như strychnin, cocain, muối kẽm, coban…
+)Sữa, lòng trắng trứng ngăn cản hấp thu các muối thuỷ ngân, phenol.
+) Than hoạt, bột gạo rang cháy….
- Các chất tương kị hoá học dùng đường toàn thân: B.A.L, EDTA…
- Sử dụng thuốc đối kháng dược lí đặc hiệu: VD: truyền TM dung dich glucose khi ngộ đọc insulin.
3. Điều trị triệu chứng và hồi sức cho người bệnh:
- Áp dụng đối kháng sinh lý: dùng thuốc kích thích TK khi ngộ độc thuốc ức chế, thuốc làm mềm cơ khi ngộ độc thuốc co giật…
- Hồi sức:
+) Trợ tim, chống truỵ mạch.
+) Trợ hô hấp.
+) Thẩm phân phúc mạc hoặc thận nhân tạo.
+) Thay máu ( trong TH nhiễm độc phosphor trắng, các chất gây tan máu, hay ngộ độc liều chết).
- Chăm sóc người bệnh:
+) Chế độ ăn uống: thức ăn nhẹ, dễ tiêu, đủ calo.
+) Các kháng sinh đề phòng nhiễm khuẩn thứ phát.
+) Làm tốt công tác hộ lý: hút đờm rãi, chống loét…
Câu 114, 115: đọc lại câu 113.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro