ducnak dnb
1. Khái quát chung:
-Gồm 5 tỉnh và TP.HCM, diện tích nhỏ, dân số thuộc loại trung bình
-Là vùng kinh tế dẫn đầu cả nước về GDP (42%), giá trị sản xuất công nghiệp và hàng hóa xuất khẩu
-Sớm phát triển nền kinh tế hàng hóa
-Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề kinh tế nổi bật của vùng.
2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu của vùng:
A,Thế mạnh
*Vị trí địa lí: Giáp với đồng sông Cửu Long, Tây Nguyên là những vùng nguyên liệu dồi dào để phát triển công nghiệp chế biến
*Điều kiện tự nhiên và TNTN:
- Đất đai: đất badan chiếm 40% diện tích của vùng , đất xám bạc bạc màu trên phù sa cổ, thoát nước tốt
- Khí hậu : cận xích đạo à hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả cận nhiệt đới qui mô lớn
- Thủy sản: gần các ngư trường lớn, nguồn hải sản phong phú à phát triển ngư nghiệp
- Rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản nước lợ. Có vườn quốc gia Cát Tiên, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
- Khoáng sản: dầu khí với trữ lượng lớn, sét, cao lanh à thúc đẩy ngành công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng.
Sông: hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thủy điện lớn.
* Kinh tế - xã hội:
- Nguồn lao động: có chuyên môn cao
- Cơ sở vật chất kĩ thuật: có sự tích tụ lớn, có nhiều trung tâm công nghiệp lớn.
Cơ sơ hạ tầng: thông tin liên lạc và mạng lưới GT phát triển, là đầu mối của các tuyến đường bộ, sắt, biển, hàng không.
B,Hạn chế
- Mùa khô kéo dài, thiếu nước ngọt.
- Diện tích rừng tự nhiên ít.
- Ít chủng loại khoáng sản.
3. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu:
a. Công nghiệp:
*Biện pháp:
-Tăng cường cơ sơ hạ tầng
-Cải thiện cơ sở năng lượng
-Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng
-Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài
*Kết quả
- Phát triển nhiều ngành công nghiệp đầu tư cho các ngành công nghệ cao
- Hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất,…
Giải quyết tốt vấn đề năng lượng
b. Dịch vụ
*BP:
-Hoàn thiện cơ sở hạ tầng dịch vụ.
-Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ
-Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài
*KQ:
Vùng ĐNB dẫn đầu cả nước về tăng nhanh và phát triển hiệu quả các ngành dịch vụ
c.Nông – lâm nghiệp:
*BP:
-Xây dựng các công trình thủy lợi -Thay đổi cơ cấu cây trồng
-Bảo vệ vốn rừng trên vùng thượng lưu sông. Bảo vệ các vùng rừng ngập mặn, các vườn quốc gia
*KQ:
- Công trình thủy lợi dầu Tiếng là công trình thủy lợi lớn nhất nước
- Dự án Phước hào cung cấp nước sạch cho các ngành dịch vụ.
d.Kinh tế biển:
*BP:Phát triển tổng hợp: khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa, khai thác và nuôi trồng hải sản, phát triển du lịch biển và GTVT
*KQ:
-Sản lượng khai thác dầu tăng khá nhanh, phát triển các ngành công nghiệp lọc dầu, dịch vụ khai thác dầu khí, …
- Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản phát triển
- Cảng Sài Gòn lớn nhất nước ta, cảng Vũng Tàu
- Vũng Tàu là nơi nghỉ mát nổi tiếng
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro