duc,italia,nb,nga
1) Sự thắng lợi của CNTB ở châu Âu và Bắc Mỹ trong những năm 60 và 70 của thế kỷ XIX Từ những năm 60, 70 ở Âu-Mỹ lại bùng lên một phong trào cách mạng tư sản mới, khi những nhiệm vụ của cách mạng tư sản ở những nơi này chưa hoàn thành trọn vẹn. a) Công cuộc thống nhất Đức, Italia * Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức (1864-1871) Việc thống nhất nước Đức là một yêu cầu lịch sử được đặt ra trong cuộc cách mạng tư sản 1848-1849, nhưng chưa được giải quyết. đến những năm 50 của thế kỷ XIX thì việc thống nhất nước Đức lại càng trở nên cấp thiết, do nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển mạnh ở Đức. Công cuộc thống nhất nước Đức có thể tiến hành bằng hai con đường hoàn toàn khác nhau: tiến hành từ trên xuống thông qua các cuộc chiến tranh vương triều, hoặc bằng con đường từ dưới lên để thành lập nước cộng hoà. Con đường từ dưới lên không có khả năng thực hiện được, vì không có lực lượng cách mạng nào có khả năng đứng ra để lãnh đạo thực hiện cách mạng, chống lại thế lực phản động của quý tộc Phổ. Giai cấp tư sản hèn nhát, phản bội. Giai cấp công nhân thì chưa trưởng thành, nông dân thì bị áp bức nặng nề. Vì vậy, con đường thống nhất ở Đức chỉ có thể thực hiện được bằng con đường từ trên xuống, con đường "sắt và máu" của Bixmác, đại diện cho lực lượng quân phiệt Phổ. Việc thống nhất nước Đức là một sự kiện tiến bộ, vì nó mở đường cho sự phát triển của CNTB Đức, đưa nước Đức phát triển nhanh chóng ngang hàng với các nước tiên tiến trên thế giới. Nhưng do thống nhất bằng con đường phản dân chủ nên những tàn dư của chế độ phong kiến vẫn còn tồn tại trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá. . . Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. * Cuộc đấu tranh thống nhất Italia (1859-1870) Sau cách mạng tư sản 1848-1849, kinh tế tư bản ở Italia có phát triển hơn, nhưng tình trạng sự phân tán về chính trị và sự thống trị của phong kiến Áo cùng với phong kiến trong nước đã cản trở sự phát triển của CNTB, làm cho Italia trở nên lạc hậu và trì trệ. Vì vậy, việc thống nhất trở nên cấp thiết hơn. Quá trình thống nhất Italia diễn ra từ 1859-1870, nó được kết hợp bằng hai con đường: "từ trên xuống" do giai cấp tư sản tự do mà đại diện là Cavua thủ tướng Piêmôngtê, chủ trương tiến hành bằng những cuộc chiến tranh vương triều để lập ra một nhà nước quân chủ tư sản dưới quyền của Piêmôngtê. Con đường thứ hai, là khuynh hướng dân chủ tư sản mà đại diện là Matđini, chủ trương thống nhất bằng con đường đấu tranh vũ trang dựa trên sự ủng hộ của quần chúng nhân dân. Trong qúa trình thống nhất, con đường cách mạng của quần chúng do Garibanđi lãnh đạo giữ vai trò rất quan trọng. Nhưng do những người dân chủ tư sản không kiên quyết giữ quyền lãnh đạo cách mạng, nên mọi thành quả cách mạng rơi vào tay phái tự do. Vì vậy, triều đại Xavoa và liên minh đại tư sản với quý tộc tư sản hoá đã sớm chấm dứt cách mạng, duy trì nhiều tàn tích phong kiến trong kinh tế và chính trị. Cuộc đấu tranh thống nhất Italia là sự nghiệp cách mạng, vừa mang tính chất giải phóng dân tộc, vừa mang tính chất cách mạng tư sản. Nó đã đánh đuổi được phong kiến Áo thống trị, lật đổ chế độ phong kiến phản động trong nước. Xây dựng một nước Italia độc lập, thống nhất, mở đường cho CNTB phát triển. b) Cải cách nông nô ở Nga (1861) Do nhu cầu về kinh tế và trước sự nổi dậy của quần chúng nhân dân. Nga hoàng Alêchxan II buộc phải thực hiện cải cách để duy trì quyền lợi của mình. Ngày 19-2-1861, Nga hoàng ký bản tuyên ngôn thủ tiêu chế độ nông nô, tiếp theo đó là một số cải cách khác về toà án, quân sự , hành chính . . . Với những đạo luật đó, đã tạo điều kiện cho sự phát triển của CNTB ở Nga, làm tăng nguồn cung cấp lao động cho công nghiệp, nâng cao địa vị chính trị của giai cấp tư sản. Với cuộc cái cách này, người ta xem như CNTB đã tấn công vào tên hiến binh ở châu Âu phong kiến truớc kia.. Nhưng cuộc cái cách này không triệt để và nửa chừng, những tàn dư của chế độ phong kiến, chế độ nông nô còn thể hiện trên các mặt của chế độ chính trị, kinh tế, xã hội. Những cản trở của sự phát triển của kinh tế TBCN chưa được giải quyết triệt để. Vì vậy, việc tiến hành một cuộc cách mạng tư sản dân chủ vẫn là một yêu cầu của xã hội và nhân dân Nga. c) Nội chiến ở Mỹ (1861-1865) Đến giữa thế kỷ XĨ, nước Mỹ đã có 30 bang. Cùng với việc mở rộng lãnh thổ, nền kinh tế Mỹ đã phát triển rất nhanh chóng. Nhưng sự tồn tại của chế độ nô lệ ở miền Nam làm cho nền kinh tế Mỹ không thoát khỏi sự lệ thuộc vào nước Anh và gây nên tình trạng thiếu lao động. Các chủ nô lại đóng của thị trường miền Bắc nhung lại mở cửa cho hàng hoá của Anh tràn vào. Trong khi đó cuộc đấu tranh chống chế độ nô lệ đồn điền đã nổ ra mạnh mẽ. Thàng 11.1860, A. Lincôn, người của đảng Cộng hoà trúng cử thống thống. Mất ưu thế trong chính quyền, các chủ nô tuyên bố ly khai các bang miền Nam ra khỏi chính phủ Liên bang và lập chính phủ riêng. Ngày 12.4.1861, nội chiến bùng nổ giữa miền Nam với miền Bắc. đây là cuộc cách mạng tư sản lần thứ hai nhằm giải quyết những nhiệm vụ mà cuộc cách mạng tư sản lần thứ nhất chưa hoàn thành, xoá bỏ những trở ngại cho sự phát triển của CNTB. Ngày 9.4.1865, nội chiến kết thúc với thắng lợi của miền Bắc. Sau cách mạng thắng lợi, tạo điều kiện cho CNTB Mỹ phát triển từ một nước nông nghiệp nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp, củng cố địa vị của giai cấp tư sản. Tuy nhiên,cuộc cách mạng này chưa triệt để: giải phóng nô lệ không cấp đất cho họ, làm cho họ sau khi giải phóng lại lệ thuộc vào chủ mới, đất của chủ đồn điền không bị tịch thu, nô lệ bị phân biệt đối xử. Đây chính là nguyên nhân dấn đến chế độ phân biệt chúng tộc ở Mỹ sau này. d) Minh trị duy tân ở Nhật Bản (1868) Thế kỷ XVIII, những yếu tố của CNTB đã xuất hiện ở Nhật: công trường thủ công, quan hệ hàng hoá, tiền tệ đã làm rạn nứt nền tảng của chế độ phong kiến, giai cấp tư sản hình thành. Trong lĩnh vực tư tưởng, cũng xuất hiện một số trào lưu mới đối địch với chế độ phong kiến mà nổi bật là phong trào Hà Lan học. Họ tuyên truyền cho sự thay đổi xã hội theo kiểu phương Tây thông qua việc nghiên cứu sách vở đưa vào Nhật Bản. đây là vũ khí tư tưởng cho những người thực hiện cách mạng sau này, đặc biệt là tầng lớp Xamurai. Trong khi đó, chính quyền Mạc phủ ban hành những chính sách hạn chế sự phát triển của các nhân tố tư bản chủ nghĩa, trói buộc nông dân vào ruộng đất. . . làm cho mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với chính phủ Mạc phủ phát triển gay gắt. Mặt khác chính phủ lại ký hiệp ước mở cửa cho người nước ngoài vào buôn bán, thái độ nhu nhược trước thế lực tư bản phương Tây làm cho các tầng lớp nhân dân hết sức căm phẫn.Do vậy, Mạc phủ trở thành chướng ngại chủ yếu của việc đấu tranh để thoát khỏi nô dịch của thực dân, đưa Nhật trở thành một nước tư bản độc lập. Các cuộc đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng nhân dân đòi lật đổ chế độ Mạc phủ. Vì thế, chính quyền Mạc phủ ngày càng suy yếu. Tháng 11.1867, Mạc phủ tuyên bố trả chính quyền cho thiên hoàng mong rằng qua đó vẫn giữ được thế lực và địa vị thống trị của mình. Ngày 3.1.1868, chính phủ mới được thành lập gồm đại diện của tầng lớp tư sản hoá và giai cấp tư sản. Minh trị thiên hoàng đã thi hành một loạt cải cách nhằm dọn đường cho việc phát triển của CNTB trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, quân sự. . . Cuộc đấu tranh lật đổ chế độ Mạc phủ và những cái cách mở đường cho CNTB phát triển ở Nhật là một cuộc cách mạng tư sản, xoa sbỏ chế độ phong kiến, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa, đưa Nhật thoát khỏi sự nô dịch của thực dân phương Tây. . . Tuy nhiên, đây là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để, quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn được duy trì, nông dân chưa được giải quyết vấn đề ruộng đất, tàn dư của chế độ phong kiến vẫn còn tồn tại trên nhiều lĩnh vực. . . Sở dĩ cuộc cách mạng Nhật có những hạn chế đó là do có nhiều nguyên nhân, trong đó do giai cấp tư sản còn rất nhỏ bé, chưa nắm được quyền lãnh đạo cách mạng, cuộc cách mạng lại được tiến hành từ trên xuống. . . 3) Các cuộc cách mạng tư sản đầu thế kỷ XX a) Cách mạng dân chủ tư sản Nga (1905-1907) Đến cuối thế kỷ XIX, CNTB đã phát triển cao ở Nga nhưng những tàn dư của chế độ phong kiến vấn được duy trì nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Trên lĩnh vực chính trị, nược Nga vẫn tồn tại nguyên vẹn bộ máy cai trị của chính quyền nông nô cũ. Do vậy, yêu cầu phát triển của nước Nga đòi hỏi phải giải quyết mâu thuẫn giữa sức sản xuất TBCN với tàn dư của chế độ nông nô lạc hậu. Giai cấp tư sản Nga, do sợ quần chúng nhân dân hơn là chế độ nga hoàng, không dám phát động phong trào cách mạng mà chỉ chủ trương cái cách để nâng cao địa vị. Trong khi đó, giai cấp vô sản Nga đã trưởng thành nên đã đảm đương trách nhiệm lãnh đạo cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Cuộc cách mạng tuy thất bại, nhưng đã giáng một đòn nặng nề vào nền thống trị của địa chủ và tư sản, báo hiệu một cuộc cách mạng XHCN nhất định sẽ nổ ra. Mặt khác cuộc cách mạng Nga còn ảnh hưởng đến phong trào cách mạng ở các nước châu Âu, và châu Á. đồng thời để lại nhiều bài học quý giá cho giai cấp vô sản các nước trên thế giới. Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. b) Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911) Cuộc cách mạng Tân hợi nổ ra ở một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến do giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo. Một giai cấp ra đời muộn, có tính chất hai mặt. Một mặt, do bị tư sản phương Tây và phong kiến chèn ép, cản trở kinh doanh TBCN nên có tinh thần chống đế quốc và phong kiến. Nhưng mặt khác, do có nhiều mối quan hệ ràng buộc với đế quốc và phong kiến nên yếu ớt và dễ dàng thoả hiệp. Cách mạng nổ ra ngày 10.10.1911 ở Vũ Xương rồi nhanh chóng lan ra các tỉnh và giành được thắng lợi ở hầu hết các tỉnh Trung và Nam Trung Quốc. Chính phủ lâm thời của nước cộng hoà tư sản đầu tiên ra đời do Tôn Trung Sơn làm tổng thống. nhưng do sự thoả hiệp của những người lãnh đạo nên cuối cùng thành quả cách mạng đã rơi vào tay Viên Thế Khải. Như vậy, cách mạng đã thành công nhưng sau đó lại bị thất bại, nền cộng hoà mới chỉ là hình thức, vấn đề cơ bản của cách mạng là vấn đề ruộng đất vẫn chưa được giải quyết. Tuy nhiên cách mạng Tân Hợi có ý nghĩa rất lớn: lật đổ nền thống trị hàng ngàn năm của chế độ phong kiến trong lịch sử Tung Quốc, làm cho tư tưởng cộng hoà thấm sâu vào trong quần chúng, tạo điều kiện cho tư tưởng dân chủ cách mạng khác xâm nhập, nảy sinh và phát triển ở Trung Quốc. Nó đánh dấu một giai đoạn mới bắt đầu ở Trung Quốc, giai đoạn giai cấp vô sản giữ vai trò lãnh đạo cuộc cách mạng dân chủ. Ngoài ra, cách mạng còn nổ ra ở hàng loạt ở các nước châu Á như: cách mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ (1908); phong trào cách mạng (1905-1908) ở Ấn Độ. . . Như vậy, cách mạng tư sản đã lan rộng toàn thế giới, chủ nghĩa tư bản đã bao trùm các lục địa Âu- Á- Mỹ và trở thành hệ thống thế giới
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro