du lich vung tau
thich ca phat dai
Ngôi chùa nằm trên mạn sườn phía Bắc của Núi Lớn, nổi bật với bức tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tọa thiền. Cổng chùa quay về hướng đường Trần Phú. Toàn thể khuôn viên chùa rộng chừng 5 ha, bao gồm một quần thể các chùa và các tượng Đức Phật.
[sửa] Lịch sử
Vào khoảng năm 1957, nơi đây còn hoang sơ với ngôi chùa Thiền Lâm khiêm tốn. Đến năm 1961, Giáo hội Phật giáo Nguyên thủy hệ phái Nam tông Phật pháp đã tổ chức trùng tu ngôi chùa bên dưới và xây cất Thích-ca Phật đài trên núi . Sau hơn một năm xây dựng, tháng 3 năm 1963, Thích Ca Phật Đài được khánh thành. Từ năm 1975, ban đầu, khu di tích có thu vé tham quan. Nhưng từ năm 2001, du khách có thể đến thăm khu di tích tự do.
@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
Năm 1926, trên sườn Núi Lớn có khu đất bằng khoảng 10 mẫu mang tên Vũng Mây, do ông Lê Hữu Lương, một giáo dân giáo xứ Vũng Tàu, đăng ký sở hữu với chính quyền vào ngày 9 tháng 4. Sau đó, ngày 14 tháng 4, ông Lương lại sang nhượng cho ông bà Nguyễn Hồng Ân quen gọi là Vệ Ân (quốc tịch Pháp. Cũng trong năm này, ông bà Vệ Ân xây một nhà nguyện nhỏ bằng đá, bên cạnh "kim tĩnh", mong sau này được chôn cất tại đó (sau này hai ông bà chuyển đến Bà Rịa và qua đời ở đây).
Ngày 1 tháng 12 năm 1927, ông bà Vệ Ân lại dâng nhà nguyện và đất đai cho Hội Thừa Sai Paris. Vũng Mây vốn là rừng rậm, ít người lui tới, nên các linh mục thừa sai cho phá rừng, trồng dâu nuôi tằm, tạo việc làm cho giáo dân, nên vùng này có tên là Bãi Dâu từ đó. Năm 1962, năm khai mạc Công đồng Vatican II, tháng 10 năm 1962, tại Bãi Dâu, linh mục chính xứ kiêm quản hạt Phaolô Nguyễn Minh Tri cho xây dựng tượng đài Đức Mẹ Ban Ơn cao 7 mét trên sườn núi. Năm 1963, Giám mục Sài Gòn Phaolô Nguyễn Văn Bình làm phép khánh thành tượng đài.
Ngày 4 tháng 10 năm 1965, Giáo phận Xuân Lộc được thành lập. Gíam mục Giuse Lê Văn Ấn chính thức công bố Bãi Dâu là trung tâm Thánh Mẫu của Giáo phận Xuân Lộc. Các vị giám mục kế nhiệm tiếp tục làm cho Bãi Dâu càng ngày càng thu hút nhiều người về hành hương kính Đức Mẹ.
Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu do Giám mục Giuse Lê Văn Ấn thành lập ngày 15 tháng 5 năm 1969, tọa lạc trên sườn Núi Lớn, độ cao khoảng 28 mét so với mực nước biển. Đền thánh được xây dựng lại vào năm 1994, có chiều dài 49 mét, rộng 38 mét, với hình dáng của một con thuyền buồm đang căng gió, mà ngọn tháp chuông cao 27,5 mét.
Tượng Đức Mẹ Bãi Dâu được xây dựng năm 1992, màu trắng, cao 25 mét, trọng lượng gần 500 tấn, được đặt trên sườn Núi Lớn, ở độ cao 60 mét so với mực nước biển. Tượng Đức Mẹ hướng ra biển, bế Chúa Giêsu.
@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
Tượng Chúa Ki-tô hay Tượng Đức Chúa dang tay là một bức tượng Chúa Giê-su đứng trên đỉnh Núi Nhỏ của thành phố Vũng Tàu, được xây từ năm 1974. Bức tượng này cao 32 m, sải tay dài 18,3 m đứng trên độ cao 170 m nhìn ra biển, bên trong có cầu thang 133 bậc lên tận 2 tay của tượng. Bức tượng có thể xem như một phiên bản tương tự tại thành phố Rio de Janeiro của Brasil. So với tượng Chúa dang tay của Brasil, thì tượng này ở Vũng Tàu cao hơn 2 m. Tuy nhiên, tượng Chúa ở Brasil đứng trên núi cao hơn 700 m, còn tượng Chúa ở Vũng Tàu đứng trên độ cao hơn 100 m của núi Nhỏ; ngoài ra, bệ tượng ở Brasil cao tới 7 m, trong khi bệ tượng ở Vũng Tàu cao khoảng 4 m.
Sau khi cuốn Tự vị Annam-latinh (tức là cuốn sách đầu tiên có ghi địa danh Vũng Tàu) của Bá Đa Lộc xuất bản được hai năm, năm 1775, nhà hàng hải Manneviclette cho ấn hành sách địa lý á Đông Neptune Oriental. Theo sách này thì Vũng Tàu được các nhà hàng hải người Bồ Đào Nha gọi là "Cinco Chagas". Cần lưu ý rằng; trong quá trình chinh phục thế giới, người Bồ Đào Nha hay dùng cụm từ Cinco Chagas để đặt tên cho tàu bè vượt biển hoặc tên núi đồi. Oporeto CIN CHAGAS VERDAREIRAS có nghĩa là "năm dấu thánh của Đức Giêsu" hay "năm vết thương của chúa cứu thế" (4 dấu vết thương bị đóng đinh chân tay vào thập giá và 1 dấu bị giáo đâm bên sườn có trái tim). Chính người Bồ đã dùng cụm từ này để đặt tên cho Vũng Tàu một vùng đất có thể nhìn thấy từ khơi xa qua 5 ngọn núi ở Vũng Tàu và Bà Rịa (Sở dĩ gọi như vậy bởi vì Vũng Tàu, nhìn từ ngoài khơi vào, người đi biển thấy có năm ngọn núi, biểu tượng của niềm vui, của sự cứu giúp đối với họ. Đó là năm ngọn núi có tên là Kỳ Vân, Núi Dinh, Núi Nứa, Núi Lớn, Núi Nhỏ.
@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
Bạch Dinh
Năm 1898, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã cho xây Bạch Dinh (Villa Blanche) trên nền pháo đài Phước Thắng từng khai hỏa bắn vào tàu chiến Pháp gần 50 năm trước. Bạch Dinh là một công trình kiến trúc La Mã 3 tầng, cao 19 m, lưng tựa vào Núi Lớn. Tại đây hiện còn lưu giữ 19 khẩu thần công.
Vị trí: Bạch Dinh tọa lạc tại số 10 đường Trần Phú, thành phố Vũng Tàu. Bạch Dinh được gọi là Villa Blanche theo tên con gái yêu của Paul Doumer. Nghĩa tiếng Việt của từ này lại trùng với dáng sắc bên ngoài của nó nên dân địa phương quen gọi là Bạch Dinh, tức là Biệt thự trắng. Sau đó nhiều đời toàn quyền Đông Dương vẫn thích dùng Bạch Dinh làm nơi giải trí nên được gọi là Dinh toàn quyền. Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, Bạch Dinh cũng là nơi an nghỉ và hội họp của tổng thống và các tướng lĩnh Sài Gòn. đây cũng chính là nơi giam lỏng vua Thành Thái (từ 1909-1910), một vị vua có tư tưởng yêu nước, chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp.
@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
Đặc điểm: Nằm ở độ cao 170m so với mực nước biển để báo hiệu, chỉ dẫn cho tàu thuyền qua lại cửa Cần Giờ, hải đăng Vũng Tàu là ngọn hải đăng được xây dựng sớm nhất ở Việt Nam.
Thả bộ theo con đường nhỏ ven triền núi để lên cao hưởng không khí trong lành, mát mẻ là thú vui của cả người dân địa phương lẫn du khách khi đến với Vũng Tàu. Thú vị hơn nữa là khi leo lên đỉnh núi, du khách còn được thưởng ngoạn một công trình kiến trúc đặc sắc tại đây. Đó là ngọn hải đăng Vũng Tàu.
Được xây dựng lần đầu tiên và khánh thành vào ngày 15/8/1862, sau đó được người Pháp xây lại vào năm 1913, hải đăng Vũng Tàu vẫn giữ nguyên được kiểu dáng, kiến trúc cổ điển.
Kiến trúc ngọn đèn biển này là một tháp hình trụ, sơn trắng, cao 18m, đường kính 3m, bên trong có cầu thang xoắn ốc lên gần tới đỉnh và có lối dẫn ra ban công bên ngoài để quan sát toàn cảnh non nước Vũng Tàu.
Trước đây khi chưa có điện, ngọn hải đăng hoạt động nhờ hệ thống dây thiều, cứ ba giờ phải lên dây cót một lần. Hiện nay, nó được thắp sáng bởi bóng đèn có công suất 500W, chiếu xa được gần 55km nhờ hệ thống lăng kính đồ sộ gồm những tấm kính ba cạnh hình tam giác bao quanh. Tán đèn có hai lỗ thủng lớn gần nhau. Hệ thống quay nhờ môtơ với tốc độ 5 vòng/phút. Do đó, đêm đêm đứng ở Bãi Trước, du khách sẽ thấy hai luồng ánh sáng như hai đường thẳng quét tròn kế tiếp nhau trên nền trời tối sẫm.
Ngọn hải đăng được nối liền với khu nhà ở của nhân viên bằng một đường hầm kiên cố. Xung quanh là khuôn viên với những cây sứ cổ thụ hàng chục năm tuổi tỏa bóng mát rượi, thơm ngát. @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro