Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

DU AN DT

a. Khái niệm

Dự án đầu tư là tổng thể các giải pháp sử dụng các nguồn tài nguyên hữu hạn hiện có để tạo ra những lợi ích thiết thực cho nhà đầu tư và cho xã hội

+ Các giải pháp: không rời rạc mà có mổi liên hệ với nhau trong một tổng thể nhất định. Khi nhà đầu tư bỏ vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, họ cần quan tâm đến những vấn đề sau: Có đầu ra hay không (giải pháp thị trường), máy móc thiết bị sử dụng như thế nào (giải pháp kỹ thuật), tài chính có đủ không (giải pháp tài chính), nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, lao động được sử dụng như thế nào (giải pháp đầu vào) v.v...

+ Nguồn tài nguyên hữu hạn hiện có: Do sự hạn chế của các nguồn lực nên người ta mới phải lập dự án đầu tư để sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực đó. Còn những nguồn lực vô hạn thì không cần thiết phải lập dự án đầu tư.

+ Thời gian: tùy thuộc vào quy định của pháp luật và điều kiện cụ thể của từng dự án

Pháp luật Việt Nam quy định thời gian hoạt động tối đa của dự án là 50 năm (trường hợp đặc biệt được kéo dài tới 70 năm) và trong một số lĩnh vực cụ thể như khai thác và thăm dò dầu khí thì chỉ được 20 năm.Dự án thường có thời gian hoạt động cụ thể, trong thời kỳ nhất định.

b. Đặc điểm:

- Tính cụ thể và mục tiêu xác định: nghĩa là chủ đầu tư phải biết mình thành lập dự án làm gì, mục đích gì, vì mục tiêu lợi nhuận hay lợi ích kinh tế xã hội hay cả hai. Nhà đầu tư cũng phải biết cách làm thế nào để đạt được các mục đích đó, đạt được các mục đích đó trong không gian nào, thời gian nào, bằng phương tiện gì..., điều này xác định rõ trong dự án đầu tư

- Tạo nên một thực thể mới: Thể hiện ở 2 mặt:

. Chất: Hình thành 1 dự án đầu tư mới đồng nghĩa với việc xuất hiện 1 thực thể mới, hình thành năng lực sản xuất mới.

. Lượng: Đầu tư làm tăng năng lực sản xuất. Ví dụ: 1 doanh nghiệp lập dự án đầu tư dây chuyền sản xuất lớn.

- Có sự tác động tích cực của con người: dự án đầu tư đưa ra các hoạt động dự kiến làm trong tương lai và kết quả ở tương lai. Do đó trong quá trình đầu tư, có nhiều yếu tố tác động đến nội dung của dự án làm người ta không thể theo đúng hướng nếu không có sự theo sát của con người, do đó phải có sự tác động tích cực của con người để dự án phục vụ cho sự phát triển, theo đúng yêu cầu của nhà đầu tư.

- Có độ bất định và rủi ro: do thời gian đầu tư dài

- Có giới hạn về thời gian và các nguồn lực

+ Nguồn lực: như đã nói trên

+ Thời gian: dự án chỉ có hiệu quả khi nó đặt trong 1 khoảng thời gian và không gian nhất định, nếu vượt ra ngoài phạm vi thời gian và không gian đó thì dự án đầu tư không còn hiệu quả nữa.

- Liên quan đến nhiều chức năng/kỹ năng: lập kế hoạch, lãnh đạo, giao tiếp/quan hệ với mọi người, theo dõi/kiểm soát, giải quyết vấn đề

Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

Là dự án đầu tư nhưng có những đặc điểm khác biệt so với dự án đầu tư trong nước:

- Có nguồn vốn từ các nước khác nhau (vốn chủ sở hữu) và chủ đầu tư nước ngoài phải chiếm một tỉ lệ nhất định trong tổng vốn đầu tư của dự án và phải có yếu tố công nghệ của nước ngoài (quản lý điều hành, công nghệ phần cứng)

- Có thể chịu sự điều chỉnh của một nguồn luật riêng

- Có sự hiện diện của chủ thể đầu tư là bên nước ngoài, họ có quyền kiểm soát dự án FDI, công nghệ quản lý khác nhau bởi hình thành từ nhiều nguồn khác nhau

c. Phân loại dự án đầu tư

- Căn cứ vào người khởi xướng: Dự án cá nhân, dự án tập thể, dự án quốc gia, dự án quốc tế

- Căn cứ vào nguồn vốn: Dự án sử dụng vốn trong nước, nước ngoài hoặc cả 2

- Căn cứ vào tính chất hoạt động: dự án sản xuất, thương mại, dự án cơ sở hạ tầng, dự án dịch vụ xã hội

- Căn cứ vào địa chỉ khách hàng: Dự án xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội địa hoặc cả hai

- Căn cứ vào thời gian hoạt động của dự án:...

- Căn cứ vào quy mô dự án: lớn, vừa, nhỏ (quy mô dự án đo bằng vốn đầu tư, số lao động, doanh thu của dự án)

- Căn cứ vào phân cấp quản lý nhà nước: dự án thuộc diện đăng kí đầu tư, dự án thuộc diện thẩm tra đầu tư.

- Căn cứ vào mức độ chi tiết của dự án: dự án tiền khả thi, dự án khả thi

d. Yêu cầu đối với dự án đầu tư

- Tính khoa học và tính hệ thống:

+ Tính khoa học: Dự án đầu tư phải dựa trên những căn cứ khoa học nhất định

+ Tính hệ thống: 1 dự án bao gồm nhiều khía cạnh, công đoạn khác nhau, nằm trong một thể thống nhất đồng bộ. Nếu đưa ra giải pháp cho từng vấn đề phải xem xét nó trong mối quan hệ với các công đoạn khác ra sao cho tổng thể là một giải pháp tối ưu nhất

- Tính pháp lý: Làm dự án ở đâu phải tuân thủ luật pháp ở đó nếu không sẽ không được phép đầu tư hay đang đầu tư sẽ bị dừng lại.

- Tính thực tiễn

- Tính chuẩn mực: Một dự án đầu tư phải được lập theo tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là dự án đầu tư nước ngoài để người đọc hiểu đúng về nội dung của dự án

- Tính phỏng định: Dự án chỉ là một văn bản có tính chất dự trù, dự báo về quy mô sản xuất, khối lượng sản phẩm, nhu cầu thị trường, giá cả, doanh thu, chi phí, lợi nhuận... Dự án không thể lường trước hết những yếu tố sẽ chi phối hoạt động đầu tư trong tương lai

e. Chu trình của một dự án đầu tư:

Chu trình dự án là trình tự các bước nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho trước theo trật tự thời gian xác định. Các bước này bao gồm:

+ Ý tưởng:

Ý tưởng là sự hình dung, mong muốn của chủ đầu tư. Số lượng các ý tưởng có thể rất nhiều, trong đó có những ý tưởng phù hợp và những ý tưởng viển vông. Để xem xét, chọn lọc được những ý tưởng tốt, cần dựa vào các căn cứ cụ thể như: Quy định của Pháp luật, Nguồn lực có sẵn hoặc có thể huy động được, Tình hình thị trường, Quyền lợi của các bên tham gia và Nhà nước. Nếu không đáp ứng được các yêu cầu, cần dừng ngay việc nghiên cứu và lựa chọn ý tưởng khác. Nếu đáp ứng được, sẽ chuyển sang bước sau.

+ Lập DA khả thi:

Các chủ đầu tư có thể tự lập hay thuê bên tư vấn lập DA. (Như đã nói ở trên, tùy thuộc vào quy mô và tính chất của DA mà chủ đầu tư quyết định xem có cần lập DA tiền khả thi trước khi lập DA khả thi hay không.) Nếu tự lập, cần cân đối các nguồn lực cho phù hợp (ai, làm việc gì). Nếu thuê tư vấn, cần xem xét mặt giá cả để phù hợp với tình hình cụ thể của dự án. Nếu mọi công việc diễn ra đạt hiệu quả tốt và đúng tiến độ, có thể chuyển sang bước sau.

+ Thẩm định:

Cả 3 đối tượng liên quan tơi DA đầu tư (chủ đầu tư, chủ nợ và CQ QLý NN) đều cần phải thẩm định kỹ càng trước khi DA được tiến hành:

- Chủ đầu tư: xem xét tỷ suất sinh lợi có hấp dẫn không (thông qua chỉ tiêu gì?)

- Chủ nợ: xem xét khả năng dự án có thể trả nợ (thông qua dòng tiền của DA, cụ thể là tiền mặt thu về hàng năm. VD: mỗi năm DA phải trả số tiền là 100 triệu, nhưng cashflow chỉ là 20 thì DA làm sao trả được nợ.

- CQ quản lý NN: quan tâm đến 2 khía cạnh:

Tính hợp pháp của DA

Lợi ích kinh tế xã hội mà DA mang lại và so sánh với chi phí mà xã hội phải bảo ra.

Nếu tất cả các bên chấp nhận, DA được tiến hành triển khai.

Nếu sau khi DA đã được chỉnh sửa mà 1 trong 3 bên vẫn không đồng ý thì DA chấm dứt.

+ Triển khai và thực hiện DA:

- Triển khai: được tính từ khi DA được các bên chấp thuận đến khi hoàn thành việc chuẩn bị tất cả các hoạt động sẵn sàng (dấu, mua sắm các trang thiết bị cần thiết...)

- Thực hiện: được tính từ sau khi kết thúc triển khai đến khi hết thời gian hoạt động của DA.

+ Đánh giá DA đầu tư:

Bước đánh giá cần được thực hiện song song (2 chiều) trong quá trình thực hiện các bước trên, để từ đó, chủ đầu tư có thể có các biện pháp điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình. Trong trường hợp, kết quả đánh giá vượt quá so với dự kiến (theo chiều hướng xấu) thì cần chấm dứt DA.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #crazy