Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

đtượng ncứu và ptích k/n tlí

câu 5. Đối tượng nghiên cứu của tâm lí học.

Trả lời:

a, Đối tượng nghiên cứu của Tâm lí học :

- Là các quy luật nẩy sinh, fát triển và diễn biến của các quá trình, các trạng thái, các thuộc tính tâm lí của cá nhân, nhóm và cộng đồng con người trong xã hội.

+ Quá trình tâm lí là sự fản ánh thực tại khách quan ở trong não con ng, giúp con ng định hướng đc trong những điều kiện xung quanh và thik nghi đc vs những đkiện đó, thông qua các hành động của mình để thay đổi, cải tạo những điều kiện đó cho fù hợp vs nhiệm vụ đã đề ra trc con người.

+ Trạng thái tâm lí là đặc trưng của hoạt động tâm lí trong một khoảng thời gian nhất định tạo thành cơ sở cho quá trình tâm lí và thuộc tính tâm lí diễn biến hoặc biểu hiện ra 1 cách nhất định, khi đã xuất hiện lại ảnh hưởng trở lại đến sức mạnh và nhịp độ của hoạt động fản ánh, có thể nâng cao hay hạ thấp các hoạt động tâm lí khác. Đồng thời trạng thái tâm lí luôn luôn chịu ảnh hưởng của các hoạt động tâm lí khác

+ Những quá trình và trạng thái tâm lí thường xuyên lặp lại trong những điều kiện sống và hoạt động nhất định của con người thì trở thành đặc điểm tâm lí bền vững của nhân cách, gọi là thuộc tính tâm lí của nhân cách.

 Tâm lí học nghiêm cứu bản chất hoạt động của tâm lí, các quy luật nẩy sinh và fát triển tâm lí, cơ chế, diễn biến và thể hiện tâm lí, quy luật về mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lí.

b/ Phân tích khái niệm tâm lí:

Tâm lí: Là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con ngừơi

- Tâm lí học : Là khoa học về các hiện tượng tâm lí. Nó nghiên cứu các quy luật nảy sinh vận hành và phát triển của các hiện tượng tâm lí trong hoạt động đa dạng diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con người

- Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn nghe nhắc nhiều đến từ tâm lý. Với cách hiểu thông thường và dừng lại ở mức phổ thông, ta có thể hiểu: tâm lý là một từ chung để nói về những người có sự hiểu biết về lòng người, về tâm tư tình cảm của người khác. Thế giới tâm lý của con người vô cùng kỳ diệu và phức tạp, nó bao hàm nhiều hiện tượng đa dạng, phong phú từ cảm giác, tư duy tưởng tượng cho đến tình cảm ý chí của con người...

Quá trình nghiên cứu các vấn đề trên đã dần hình thành nên một ngành khoa học mới đó là ngành Tâm lý học. Vẩy, trên cơ sở là một môn khoa học, ta cần hiểu tâm lý là gì?

Vào thời xa xưa, trong tiếng Latinh "Psyche" là linh hồn" "tinh thần" và "logos" là học thuyết khoa học. Vì thế, tâm lý học_ Psychologie là khoa học về tâm hồn. Trong lịch sử ngành tâm lý học có rất nhiều trường phái nghiên cứu về tâm lý và vì vậy cũng có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tâm lý. Mỗi một định nghĩa mang một bản sắc riêng, bởi trong định nghĩa nào cũng cũng đã bao hàm một quan niệm, một lý lẽ riêng mà trên lập trường của mỗi trường phái đều có cái lý của nó. Dưới đây xin đưa ra một định nghĩa của quan điểm tâm lý học hiện đại bàn về "Tâm lý là gì?"

"Tâm lý là toàn bộ những hiện tượng tinh thần nảy sinh và diễn biến ở trong não tạo nên cái mà ta gọi là nội tâm của mỗi người và có thể biểu lộ ra thành hành vi".

Định nghĩa này đã bao hàm được hai đối tượng, đó là "tinh thần" và "hành vi", trong khi một số trường phái khác lại giới hạn định nghĩa chỉ có một đối tượng là hành vi hoặc chỉ có linh hồn. Cả hai quan niệm này đều không bao quát và đầy đủ bằng định nghĩa bên trên. Bởi, tâm lý người không tự sinh ra, nó cũng không phải là một vật thể ở bên ngoài tác động vào con người, mà tâm lý là do não sinh ra (chủ yếu là phần vỏ não).

- Ca dao Việt Nam có câu:

- Bề ngoài thơn thớt nói cười

Mà trong nham hiểm giết người không dao

-

Qua câu ca dao này ta có thể giải thích được mặt tâm lý của con người là cái mà ta không thấy được, không sờ được chỉ có thể biết nó qua quan sát hành vi của người mang tâm lý đó. Một người có vẻ ngoài luôn thân thiện với mọi người, đó là hành vi có ý thức của người này trong việc giao tiếp, tiếp xúc với mọi người. Việc "thơn thớt nói cười" là hành động mà người khác có thể biết được vì nó đã được thể hiện thành hành vi là cười_nói. Từ đây, đối tượng tiếp xúc có thể tạm rút ra nhận xét mang tính chủ quan của mình: đây là một người thân thiện luôn vui vẻ cởi mở. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những gì chủ thể ý thức để lộ ra ngoài cho chúng ta quan sát và đánh giá. Điều đó không thực sự khách quan và chính xác. Vì ngoài phần hành động nói trên còn có một phần không được thể hiện ra ngoài, đó là cái mà chúng ta gọi là nội tâm. Có thể đối với đối tượng này,chủ thể vẫn nói_cười nhưng không mưumô tính toán,nhưng với đối tượng khác vì ngoài hành động nói_cười được biểu hiện rõ,nhưng bên trong lại là những ý nghĩmiễn cưỡng, khó chịu khi tiếp xúc vì có ác cảm hoặc những mưu đồ vì lợi ích,thù hận... Những suy nghĩ ý tưởng đó chúng takhông thê nào biết được, thậmchí không cam nhận được nếu chính chủ thể không để nó biểu hiện ra ngoài mà chỉ để nó ở trong nội tâm.

Đơn giản hơn, chúng ta cứ hình dung bộ não chúng ta chính là CPU máy vi tính,nóđiều hành mọi hoạt động của máy. Hành động chính là những gì chúng ta thấy ở trên màn hình, được CPU điều khiển để hiện thị,nhưng mặt khác chúng ta không thấy được cách làm việc củamáy vi tính, chúng hoạt độngvới những dữ liệu ra sao, và đó được ví như nội tâm của chúng ta. Chính vì thế mà tâm lý con người là bao gồm cả hành vi và hiện tượng tinh thần (linh hồn), chúng ta vừa có thể nhận biết (qua hành vi) lại vừa không thể biết được toàn bộ những hiện tượng tinh thần.

Qua quá trình phân tích, chúng ta nhận thấy rằng tâm lý con người là do não sinh ra do chịu sự tác động của hiện thực khách quan là thế giới vật chất. Con người có bộ não, có các giác quan, có sự tác động của môi trường thì sẽ sinh ra tâm lý. Và tâm lý là sản phẩm của chính con người chúng ta chứ không phải tự nhiên hay do đấng thần linh tạo ra.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro