Untitled Part 4
BAN CHI HUY QUÂN SỰ QUẬN LONG BIÊN
BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ PHƯỜNG THẠCH BÀN
BÀI GIẢNG
Bài: Dân quân tự vệ làm công tác vận động quần chúng tham gia
xây dựng cơ sở chính trị ở địa phương.
NGƯỜI BIÊN SOẠN
CHÍNH TRỊ VIÊN
Nguyễn Văn Cảnh
THẠCH BÀN, THÁNG 04/2013
Long Biên, ngày tháng năm 2012
PHÊ DUYỆT
Của chính trị viên Ban CHQS quận Long Biên
1.Phê duyệt bài giảng:
Bài: Dân quân tự vệ làm công tác vận động quần chúng tham gia xây dựng cơ sở chính trị ở địa phương
Của đồng chí: Nguyễn Văn Cảnh- CTV Ban CHQS phường Thạch Bàn
2.Nội dung phê duyệt:
a.Bố cục, nội dung:
b.Liên hệ thực tiễn, định hướng tư tưởng hướng dẫn hành động:
3.Kết luận:
CHÍNH TRỊ VIÊN
Thượng tá Phùng Văn Thành
Phần 1: Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
- Làm cho dân quân tự vệ nắm vững vị trí, vai trò, nguyên tắc, nội dung công tác quần chúng ở cơ sở, nhất là việc tham gia giải quyết các vụ việc phức tạp trên địa bàn, góp phần ổn định chính trị ở địa phương.
- Đề cao trách nhiệm của lực lượng dân quân tự vệ, vận dụng linh hoạt, sáng tạo nguyên tắc, nội dung công tác vận động quần chúng trong quá trình tham gia giải quyết các vụ việc phức tạp xảy ra trên địa bàn.
2. Yêu cầu:
- Dân quân tự vệ nắm chắc các nội dung, nhiệm vụ của mình trong qúa trình tiến hành công tác vận động quàn chúng, giải quyết các vụ việc phức tạp trên địa bàn; từ đó xác định rõ tinh thần trách nhiệm trong học tập và thực hiện nhiệm vụ, chức trách đ¬ược phân công; thư¬ờng xuyên nêu cao cảnh giác cách mạng, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đ¬ược giao.
- Chấp hành nghiêm quy định lớp học. Vận dụng tốt nội dung kiến thức đã học vào thực tiễn thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị.
II. NỘI DUNG.
Bài gồm 2 phần lớn:
1. Nội dung công tác vận động quần chúng của dân quân tự vệ.
2. Trách nhiệm của dân quân tự vệ trong giải quyết các vụ việc phức tạp ở địa phương.
Trọng tâm: Phần II
Trọng điểm: điểm 2 phần I và điểm 4 phần II.
III. ĐỐI T¬ƯỢNG: Dân quân tự vệ năm thứ 2 đến năm thứ 4, dân quân tự vệ binh chủng.
IV. THỜI GIAN: Tổng thời gian 04 giờ.
- Lên lớp: 03 giờ.
- Ôn luyện và kiểm tra đánh giá kết quả: 01 giờ.
V. PHƯ¬ƠNG PHÁP: Thuyết trình.
VI. TÀI LIỆU:
Tài liệu giáo dục chính trị cho Dân quân tự vệ (từ năm 2012 đến năm 2016), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2012.
Phần 2: NỘI DUNG BÀI GIẢNG
I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ
- Dân quân tự vệ là một bộ phận của lực lượng vũ trang, không thoát lý sản xuất, công tác, trực tiếp gắn bó với quần chúng nhân dân; là công cụ chủ yếu để bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, góp phần quan trọng xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh; là lực lượng tại chỗ trực tiếp tiến hành công tác vận động quần chúng nhân dân, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, giải quyết các mâu thuẫn của nhân dân.
- Công tác dân vận của dân quân tự vệ có vai trò quan trọng trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân an ninh nhân dân vững mạnh; góp phần trực tiếp bảo vệ vững mạnh chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hóa, duy trì trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội, giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch, không đẻ bị động bất ngờ.
- Tình hình cơ sở chính trị ở địa phương vững mạnh không chỉ là điều kiện để phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội, củng cố quốc phòng- an ninh, mà còn là cơ sở quan trọng đẩy lùi âm mưu lợi dụng kích động, lôi kéo quần chúng thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân, chia rẽ nhân dân với Đảng và Nhà nước, quân đội. Chính vì vậy, dân quân tự vệ tiến hành công tác vận động quần chúng xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh trực tiếp góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển toàn diên ở địa phương, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng; xứng đáng là lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương.
II. NỘI DUNG CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ
1. Tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh toàn diện
Hệ thống chính trị ở cơ sở địa phương là cầu nối giữa đảng với quần chúng, là nơi quán triệt, tổ chức, thực hiện đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào cuộc sống, là nơi trực tiếp giải quyết những vấn đề có liên quan đến cuộc sống, là nơi trực tiếp giải quyết những vấn đề có liên quan đến cuộc sống, sinh hoạt, tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy, dân quân tự vệ phải trực tiếp, tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh toàn diện; trước hết tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân quán triệt, chấp hành nghiêm mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo sự đồng thuận quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói, giảm nghèo, tăng cường quốc phòng- an ninh ở địa phương cơ sở. Chủ động phát hiện, báo cáo với cấp ủy, chính quyền địa phương các dấu hiệu và vụ việc mâu thuẫn phức tạp trong nội bộ nhân dân để có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn phát sinh tình hình phức tạp tại địa bàn, góp phần đẩy lùi âm mưu của các thế lực thù địch thực hiện “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ.
Tiến hành công tác vận động quần chúng tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở cần chú trọng làm tốt một số nội dung, biện pháp sau:
- Tham mưu đề xuất chủ trương, biện pháp và tham gia xây dựng, củng cố, kiện toàn, phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động thực tiễn của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa phương; làm cho các tổ chức cơ sở thực hiện đúng chức năng, đổi mới phong cách làm việc, đi sát dân, hiểu tâm tư, nguyện vọng của dân, gương mẫu thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện tốt phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
- Dân quân tự vệ là lực lượng nòng cốt trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và quy chế dân chủ ở địa phương; kịp thời phát hiện đề xuất cách giải quyết, điều chỉnh, sửa đổi những sai sót, thiếu công bằng; không thống nhất trên, dưới; nhất là việc áp dụng các chính sách về thuế, nhà đất về đền bù thu hồi giải phóng mặt bằng, các khoản thu quỹ đóng góp, giải quyết lao động việc làm, chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo, giải quyết đơn thư khiếu nại và chính sách xã hội khác ở địa phương.
- Phát huy dân chủ trong dân quân tự vệ và quần chúng nhân dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, tăng cường quốc phòng- an ninh của địa phương; các đợt sinh hoạt chính trị tham gia ý kiến xây dựng tổ chức đảng, các tổ chức chính trị, xã hội…tạo sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể quần chúng và tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
- Tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu biết, thông suốt và chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; những chủ trương, quy định của địa phương, đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan trong nhân dân, cảnh giác trước mọi âm mưu chia rẽ đoàn kết trong cấp ủy, chính quyền; gây chia rẽ nhân dân với cấp ủy, chính quyền đoàn thể.
2. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đồng thời làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch, lợi dụng vấn đề dân chủ, tôn giáo, dân tộc… chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu, nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt định hướng, chính sách chung và chính sách đối với các giai cấp, tầng lớp xã hội trên địa bàn; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, góp phần khắc phục mọi biểu hiện vi phạm dân chủ, coi nhẹ dân chủ hoặc dân chủ hình thức. Phát huy dân chủ đi đôi với đề cao pháp luật, kỷ luật, kỷ cương trong toàn xã hội.
- Tham gia xây dựng tổ chức đảng ở địa phương trong sạch, vững mạnh và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng phong cách làm việc: “Thường xuyên đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhân dân; tin dân, tôn trọng những người có ý kiến khác; làm tốt công tác dân vận, có cơ chế, pháp luật để nhân dân bày tỏ chính kiến, nguyện vọng và thực hiện quyền làm chủ của mình”;
- Quán triệt và thực hiện tốt quan điểm các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển… Luôn nhận thức đúng nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, từ đó nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật của nhân dân; phối hợp với các cấp ủy, chính quyền địa phương, tuyên truyền hướng dẫn các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.
- Gương mẫu và vận động quần chúng nhân dân tích cực thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa gắn với xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư.
3. Chủ động, kịp thời cùng chính quyền địa phương tham gia giải quyết khi có các vụ việc mâu thuẫn phức tạp xảy ra, góp phần nhanh chóng ổn định tình hình.
- Phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức quần chúng của địa phương nắm tình hình, phân tích thực chất nguyên nhân mâu thuẫn, tính chất, mức độ phức tạp, chiều hướng phát triển của vụ việc… qua đó làm tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương về chủ trương, biện pháp giải quyết phù hợp để nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân.
- Thông qua sinh hoạt với các tổ chức quần chúng, các cụm dân cư, các bên mâu thuẫn và tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng quần chúng để tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân; góp phần giữ vững ổn định tình hình, xây dựng phát triển địa phương, tăng cường đoàn kết tình làng nghĩa xóm, giữ nghiêm kỷ cương, pháp luật ở địa phương.
- Kịp thời nắm và phát hiện phân loại đối tượng, từ đó có biện pháp thuyết phục cảm hóa những đối tượng quần chúng quá khích, ngăn chặn hành động gây rối trật tự trị an ở địa phương. Tranh thủ những người có uy tín trong thôn, bản, dòng họ, các chức sắc tôn giáo… làm nòng cốt tuyên truyền, vận động, thuyết phục gia đình, dòng họ, người thân và cảm hóa những phần tử quá khích.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC PHỨC TẠP Ở ĐỊA PHƯƠNG.
1. Dấu hiệu và nguyên nhân cơ bản gây ra vụ việc phức tạp ở địa phương cơ sở.
a) Các mâu thuẫn do tranh chấp đất đai, địa giới hành chính.
- Vụ việc này thường phát sinh nhiều ở địa bàn dân cư... Các loại đất tranh chấp thường mập mờ về quyền sở hữu như: bãi bồi, ao hồ, chợ, đất xâm canh, xâm cư; các khu vực do tập thể quản lý nhưng không chặt chẽ (doanh trại, kho tàng, bến bãi, nhà máy, xí nghiệp và đất “tôn giáo” đã từng hiến tặng cho Nhà nước…).
- Các đối tượng tham gia tranh chấp thường là: dân với dân, dân với cơ quan, nhà máy, xí nghiệp; dân với chính quyền địa phương; dân tại chỗ với dân nơi khác đến.
- Các vụ việc tranh chấp có thể dẫn đến phạm pháp hình sự, gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt. Cấp ủy, chính quyền phải đứng ra chỉ đạo, giải quyết, có sự tham gia tích cực của các lực lượng, trong đó có lực lượng dân quân tự vệ.
b) Do quần chúng phát hiện, đấu tranh với những vi phạm quyền dân chủ, công bằng xã hội và chống tiêu cực, tham nhũng…
- Các dấu hiệu bắt nguồn từ việc: Không công khai, dân chủ trong quản lý sử dụng đất, thu, chi các loại quỹ, lệ phí, các khoản đóng góp của nhân dân địa phương; chất lượng các công trình không bảo đảm kỹ thuật; giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình công cộng, giao thông thủy lợi… việc đền bù đất thu hồi, di chuyển nhà cửa chưa được cơ quan thẩm quyền thực hiện đúng với chủ trương, chính sách của Nhà nước. Ngoài ra có thể có các biểu hiện như vi phạm công tác quản lý kinh tế- xã hội; vi phạm nguyên tắc chế độ quản lý tài chính, để thất thoát tài sản, công quỹ của địa phương; sử dụng quyền lực, quyền hạn một cách tùy tiện, ức hiếp, xâm phạm dân chủ của nhân dân.
- Nội dung tranh chấp chủ yếu là quyền lợi, lợi ích thiết thân. Song có thể lợi dụng sự bất bình của quần chúng, các đối tượng bất mãn, cơ hội, cực đoan, quá khích sẽ có hành vi quá khích, manh động, vi phạm pháp luật, gây hoang mang trong nhân dân, làm mất ổn định tình hình trật tự trị an ở địa phương.
- Các vụ việc nêu trên có thể do nhiều nguyên nhân, song đáng quan tâm là: nếu chính quyền và cơ quan chức năng các cấp chưa làm tốt việc kiểm tra, thanh tra; không sâu sát lắng nghe ý kiến của quần chúng, giải quyết đơn thư khiếu tố của dân. Chậm, kết luận sự việc chưa đúng đắn, rõ ràng; xử lý thiếu nghiêm minh với những sai phạm của cán bộ, thâm chí bao che… không được quần chúng đồng tình sẽ dẫn đến căng thẳng, dễ dẫn đến nảy sinh vụ việc phức tạp khó lường…
c) Do liên quan đến các vấn đề dân tộc, tôn giáo.
- Có thể nhiều vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai, cơ sở thờ tự (chủ yếu là xây mới, cơ nới, phục hồi, đòi lại đất đai đã hiến cho Nhà nước); tổ chức các lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng, tuyên truyền mê tín dị đoan, “tà đạo” và phát triển đạo trái phép, không đúng quy định.
- Do kẻ xấu lợi dụng các quy định về quyền tự do tín ngưỡng, trình độ dân trí thấp và địa phương đang gặp khó khăn (đặc biệt ở vùng dân tộc) để lừa bịp, lôI kéo, kích động quần chúng tập trung đòi hỏi yêu sách không đúng pháp luật; gây rối, làm mất trật tự trị an xã hội, gây tâm lý hoang mang trong quần chúng, sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
- Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cơ sở còn non kém chưa đủ năng lực để giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh; sự đoàn kết cộng đồng, tình làng, nghĩa xóm, khối đại đoàn kết toàn dân sứt mẻ; hoặc ở đó có những cán bộ, đảng viên giảm sát về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống sẽ là kẽ hở để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, chia rẽ, gây rối chống đối Đảng và chính quyền.
2. Nguyên tắc tham gia giải quyết vụ việc phức tạp
- Mọi hoạt động tham gia giải quyết các vụ việc mâu thuẫn phức tạp ở địa phương phải tuân thủ các chỉ thị, mệnh lệnh cấp trên và sự chỉ đạo tập trung thống nhất của cấp ủy, chính quyền địa phương, thực hiện chức năng chủ yếu là tuyên truyền, vận động thuyết phục, cảm hóa nhân dân, tham gia giữ vững trật tự trị an địa phương.
- Các nội dung thông tin, tuyên truyền giải thích cho nhân dân phải đúng quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ, chủ trương của địa phương và nhằm vào mục đích xây dựng củng cố đoàn kết các tầng lớp nhân dân, đoàn kết quân dân; phát huy vai trò các tổ chức đoàn thể quần chúng ở địa phương.
- Kiên trì, bền bỉ, vận động giải thích thuyết phục để quần chúng nhận rõ đúng, sai. Nếu là nguyện vọng chính đáng của nhân dân thì đề đạt với địa phương xem xét. Những vấn đề quần chúng nhận thức chưa đúng, phải bình tĩnh, kiên trì thuyết phục.
- Giữ đúng tư thế tác phong công tác, chấp hành nghiêm kỷ luật.
- Trong mọi trường hợp khi chưa có chỉ đạo của cấp có thẩm quyền đầu không được sử dụng vũ khí trang bị, phương tiện quân dụng vào việc trấn áp các đối tượng cản trở, gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
3. Phương châm, tư tưởng chỉ đạo
- Việc phòng ngừa và giải quyết các vụ việc mâu thuẫn phức tạp ở địa phương phải theo hướng nâng cao dân trí, giác ngộ tư tưởng, phát huy tính tích cực, tự giác, tự nguyện của nhân dân, đồng thời phải đặt trong mối quan hệ khăng khít với đẩy mạnh phát triển sản xuất, cải thiện đời sống của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở cơ sở, thực hiện đúng các quan điểm, chính sách về kinh tế - xã hội , quốc phòng, an ninh ở địa phương.
- Chủ động phòng ngừa, phát hiện đề xuất giải quyết kịp thời các vụ việc từ khi mới nảy sinh mầm mống mâu thuẫn, không để diễn biến phức tạp. Khi vụ việc phát triển phức tạp, cần tập trung sự chỉ đạo làm giảm bớt căng thẳng, giải quyết gọn, không để lây lan kéo dài.
- Phối hợp các lực lượng; phát huy vai trò các tổ chức trong hệ thống chính trị; kết hợp chặt chẽ giữa các biện pháp, lấy vận động, giáo dục, thuyết phục là chính, bình tĩnh, kiên trì, mềm dẻo và giữ vững nguyên tắc.
4. Trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ
- Tích cực học tập nắm vững mọi chủ trương, quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương; gương mẫu chấp hành và hướng dẫn, vận động quần chúng nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; đưa các nghị quyết, chỉ thị của Đảng vào cuộc sống.
- Tích cực thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương; xây dựng tổ dân phố an toàn, trong sạch vững mạnh; vận động gia đình và người thân tự giác thực hiện các chủ trương, quy định của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương.
- Nắm vững nguyên tắc, nội dung tiến hành công tác dân vận của dân quân tự vệ tham gia giải quyết các vụ việc phức tạp ở địa phương; vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong xử lý các vụ việc xảy ra trên địa bàn.
- Chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn hoạt động “diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ, các hành động chống phá của các lực lượng thù địch gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, các hành động kích động, lôi kéo quần chúng nhân dân tham gia các hoạt động chống đối chính quyền, gây bạo loạn.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Vai trò, vị trí công tác vận động quần chúng của lực lượng dân quân tự vệ?
2. Nội dung, biện pháp công tác dân vận của lực lượng dân quân tự vệ?
3. Trách nhiệm của lực lượng dân quân tự vệ trong tham gia giảI quyết các vụ việc mâu thuẫn phức tạp ở địa phương?
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro