Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

5 - Tình Sầu

Bất kể là ngày hay là đêm, dù cho có nắng hay là mưa thì ở Sài Gòn luôn sở hữu cho riêng mình một sự bật rộn, mà trong đó nhịp sống qua lại của con người lại là một điểm không thể thiếu. 

Đình Hựu không sinh ra nhưng lại cùng Sài Gòn lớn lên từ năm cậu năm tuổi đến nay đã mười lăm năm. Đối với Đình Hựu mà nói, nơi này giống như một chân trời mới, nơi mà cậu thỏa thích lấy nguồn cảm hứng, nơi phiêu du, tuy là cậu vẫn chưa khám phá cũng như tìm được cho mình một cảm xúc gì đặt biệt cơ mà cậu lại thấy Sài Gòn đáng để cậu có thể đến khi không còn nơi nào để đi.

Đình Hựu đã từng nghe rất nhiều người nói về cảm nhận của bản thân họ về Sài Gòn xuống đêm, có người nói cùng bạn bè hoặc người yêu đi dạo ở vỉa hè hay tụ tập ăn uống ở các chợ là vui nhất, có người thì nói đêm đến mang đến cho con người ta sự riêng tư khiến họ chỉ muốn ở yên ở nơi vắng vẻ đều tâm sự cùng đối tượng họ lựa chọn, có người ưa thích sự trải nghiệp cùng với cá tính hư hỏng của bản thân thì chọn đến hộp đêm xập xình để tận hưởng. Riêng Đình Hựu thì hoàn toàn khác với họ, cậu cũng thích đi dạo ngắm nhìn đường phố cùng người yêu như họ nói dưng căn bản hai mươi năm qua cậu vẫn chưa có cho mình một mối tình nào. Đình Hựu cũng thích cùng bạn bè tụ tập trò chuyện ở mọi ngách song bạn bè của cậu hầu như không có ai là thân thiết. Cậu cũng thích sự yên tĩnh và riêng tư nên mỗi khi đêm đến cậu lại ngồi lại cùng những cuốn sách lôi cuốn của mình. Còn việc chọn hộp đêm là nơi lui tới thì có nghĩ, cậu cũng chẳng dám, nghe đến nơi đó thôi là cậu đã sợ run mình mẩy, đừng nói đến là đi, cậu không thích những nơi như thế vốn từ nhỏ cậu đã được biết những nơi như thế không mấy tốt lành.

Đêm đến thì cũng thích đó, không khí mát mẻ dễ chịu hơn nhiều, vậy thì cái nắng ấp ám của mỗi sáng thì sao?

Thì Đình Hựu cực kỳ thích chứ sao nữa.

Mỗi đêm đọc sách khiến mắt cậu nhanh mỏi, thế nên đọc được ba bốn trang là cậu đã nghiêng người ngủ quên từ lúc nào, vậy nên cậu ngủ rất sớm, sáng ra dậy cũng sớm. Thường thì cậu sẽ rời khỏi giường lúc sáu giờ ba mươi và rời khỏi nhà lúc bảy giờ dưng hôm nay thì không cần phải vội vàng ra ngoài cho đúng giờ làm chi. Mỗi bữa sáng của cậu đều được vú nuôi nấu, thực đơn mỗi ngày của cậu là mỗi món khác nhau luân phiên trong suốt mười ngày để cậu không thấy ngán mà chán bữa. Thực đơn ban đầu của cậu chỉ có mấy món đơn giản quen thuộc, dần dần cậu muốn thay đổi một chút mà cũng không quên hỏi ý kiến vú nuôi và bữa sáng hôm nay của cậu là bánh mì và trứng ốp la. Không phải cậu thích ăn uống theo kiểu phương Tây, chỉ là cậu thích sự đơn giản cũng như đỡ mất thời gian chuẩn bị.

Đình Hựu mặc một chiếc áo thun cổ tròn cùng chiếc quần jean xanh, vai còn mang ba lô vải dù hai lớp. Dùng xong bữa sáng, cậu thưa dạ cuối chào vú nuôi rồi tận hưởng buổi sáng mà cậu hằng yêu thích.

Nhà cậu tọa lạc trên tuyến đường Pasteur, vì thế không mấy khó khăn để đón một chiếc xích lô đến Sở Dây thép Sài Gòn (*).

(*) Sở Dây thép Sài Gòn: cách gọi Bưu Điện Sài Gòn vào những năm tám mươi của thế kỷ mười tám.

Chẳng phải vì chuyện thư từ mà Đình Hựu phải đến Sở Dây thép làm gì, chỉ là cậu thích đi dạo từ đấy ra chợ Bến Thành, tìm kiếm cho mình một buổi sáng đẹp đẻ cùng chiếc máy ảnh cầm tay mà cậu vừa mượn được. Với cả ở sau lưng chợ Bến Thành có một hiệu sách cũ, ở đó bán sách rất rẻ mà hầu hết các cô cậu sinh viên hay đến đây tìm sách về để đọc. Mỗi lần nghe đến những gì liên quan đến sách là Đình Hựu mừng lắm, cậu là người ưa đọc sách ham hiểu rộng, có nói cậu là mọt sách cậu cũng chịu. Thế nên Đình Hựu đã lên kế hoạch cho ngày hôm nay từ tuần trước.

Ngoài đường tấp nập xe hơi, xe gắn máy, tất nhiên là không thiếu xe xích lô, Đình Hựu giơ máy ảnh lên tầm nhắm của mắt rồi lại nhanh thả xuống, cậu cứ lập đi lập lại việc đó vì căn bản cậu không phải là thợ chụp ảnh chuyên nghiệp, cậu chỉ mới học được qua loa, muốn tự mình tìm được góc ảnh ưng ý, dưng cũng chẳng dễ.

Đình Hựu đứng bên đường Hồ Tùng Mậu đợi sang, dưới tán phượng và nắng, mái tóc mượt mà của cậu chấm xuống hàng mi một đến hai nhịp, trong lúc đó cậu liền mở máy ảnh ra kiểm tra vài bức hình mình vừa chụp được. Trông cậu lúc bấy giờ cũng xinh đẹp như một bức tranh khiến những người đứng đối diện cậu bên kia đường cũng khó rời mắt, vậy mà không ai trong số họ có máy ảnh để chụp cho cậu một nháy, lấy thật làm tiếc.

Dưới nơi gọi là thành thị, được khen là chốn phồn hoa, thoạt thì thế thôi chứ một trong những điều không thể thiếu ngay ở cả Sài Gòn này chính là gánh hàng rong nghiêng cả đôi bờ vai của người phụ nữ. Đi cách vài bước là thấy các cô các mẹ gánh giỏ bán bánh, không thì bán xôi bán nếp, có người gánh cả nồi chè đậu chỉ mong mau mau bán hết cho sớm.

Cái mùi thơm của tàu hủ non bay ngào ngạt kèm với nước gừng ngòn ngọt bay trước mũi khi Đình Hựu đi ngang gánh của một chị gái, làm Đình Hựu nhớ đến cái ngày khi nhỏ chẳng chịu món này, xua tay chê chán, ấy vậy mà giờ thấy nó ngon cực kỳ. Gánh chị đông khách quá nên cậu không dám ghé, mà có khách đến trông vừa mừng vừa tội cho chị, bỡi khách càng nhiều thì bán càng mau, càng được về sớm. Dưng người đến mua toàn là trai tráng lớn hơn tuổi chị, có người thiệt tình,thật thà, ngại ngùng mến chị thấy mà thương, còn có người phiền phức thích trêu chọc gái nhà lành thấy mà tức.

Chợ Bến Thành hổm rày nay đông đúc dữ lắm, nghe nói có khách Tây khách Tàu sang du lịch nên đi đâu cũng nghe tiếng Tây tiếng Tàu, Đình Hựu trông tiệm sách từ xa, đi nhanh bước dỏng dạc đến trước mặt bác Lâu chủ tiệm.

- Ô, bây lại đến coi sách hả?

Bác chủ tiệm sách ngồi trước cửa với chiếc ghế nhựa đỏ, kế bên còn có ly cà phê đen đá dở dang, mắt có cặp kính lão nheo nheo đọc mấy trang báo bán ở sạp của bà Tư đối diện. Bác vừa lật tờ báo sang trang mới liền trông thấy Đình Hựu từ xa, già cả nên mắt bác mờ, nhìn cậu đi đến gần một chút mới yên tâm là mình còn nhìn đúng người.

- Dạ con thưa bác Lâu.

Cứ mỗi tuần là Đình Hựu lại đến tiệm sách của bác Lâu một lần bất kể ngày nào cậu rảnh, dần rồi bác Lâu không nhớ tên nhưng lại nhớ mặt cậu rõ mồn một.

- Ờ, nay bây tới mua sách hay vô chỉ xem sách sao đây?

- Dạ thưa mua.

- Vậy bây vô trong mà coi, bác đi bật cho bây cái đèn.

- Dạ con cảm ơn bác nhiều.

Hai bác cháu cười tươi, nói chuyện với nhau cứ như người thân trong gia đình. Đình Hựu tháo giày ra, để ba lô trên bàn gỗ của bác rồi đi sâu vào trong một chút để tìm sách. Nhà bác có cái sân rộng, lát gạch sạch sẻ, từng nghe bác kể hồi trước thằng con trai bác xây cho cái nhà, sân trước này để nó đậu xe hơi, mà giờ nó đi ở rể rồi, xe nó cũng mang đi, còn cái sân bác kêu con bác đóng gạch che nắng đặng bác mượn chỗ buôn bán chút ít ở tuổi già. Tiệm của bác Lâu thì sách mới hay sách cũ gì đều có đủ, lại được bác Lâu để ở hai bên dẫy tủ khác nhau cho dễ lựa. Vậy nên ở chỗ bác đều nhận bán và mua lại dù sách mới hay cũ, giá bác để lại cũng rất phải chăng, nên Đình Hựu thấy vừa ý dữ lắm. Mà bác Lâu còn vui tính nữa. Lắm lâu Đình Hựu hay nói đùa với bác rằng mai sớm cậu chuyển nhà ở gần bác để ngày nào cũng được ra tiệm sách của bác ngồi.

Lựa cũng lâu lắm, cậu đi dọc hết kệ sách cũ rồi đến tủ sách mới, cái cậu cần tìm chính là những cuốn sách về Y Học mà cậu chưa bao giờ đọc qua.

Nhắc đến Y học mới hay việc Đình Hựu đậu Đại học Y Khoa đã được hai năm trời dưng lại còn đang dang dở.

Đình Hựu từ khi mười lăm đã thấy hứng thú với Y Học, rồi có hôm cậu nằm mơ thấy mình trở thành một bác sĩ tài giỏi trong tương lai, từ đó mà cậu nuôi hoài bảo to lớn trong lòng mình là sẽ cố gắng thành công với ước mơ. Năm cậu lên phổ thông, thấy có bạn cùng lớp xem sách Y Học, cậu vừa tò mò vừa thích thú đến hỏi mượn nhưng người bạn ấy lại nói không thể vì vốn dĩ cuốn sách ấy mượn ở thư viện.

Trở về sau, mỗi thứ ba hằng tuần, Đình Hựu cũng tranh thủ tan lớp thật sớm vào giờ giải lao để có thể chạy thật nhanh đến thư viện để mượn sách. Sách thì mỗi lần mượn tối đa là hai cuốn, thời hạn trả trong vòng một tuần, đọc sách giờ nào ngày nào cũng được nên có khi chưa đến một tuần là cậu đã đọc xong sách, còn rất háo hức chờ đợi đến ngày thứ ba tuần sau lại đến thư viện.

Dẫu sao thì nó cũng là sách Y Học nên cậu mới có hứng thú nhiều đến thế.

- Bác ơi cho con gửi tiền mấy cuốn sách.

Đình Hựu đem ra bàn gỗ mà bác hay ngồi đâu chừng ba bốn cuốn sách gì đó có đủ kích cỡ dày - mỏng, to - nhỏ làm bác Lâu kéo kính lão xuống nhìn chằm chằm.

- Bây lựa nhiều dữ vậy, đọc có hết không?

- Dạ thưa hết chớ bác, sách này không chỉ để đọc mà con còn học nữa bác.

Nghe Đình Hựu nói xong bác Lâu cũng lấy một cuốn ra nhìn thử xem cậu đọc sách gì.

- Bây học Đốc-tờ? Sao giỏi quá bây!

Đình Hựu gãi đầu khiêm tốn trả lời bác rằng cậu có giỏi chi đâu. Cậu học Y là vì sở thích, mà cũng vì cái sỡ thích đó đã khiến cậu trở thành một cậu con trai tài giỏi khiến người ta ngưỡng mộ ở tuổi hai mươi.

- Thôi cầm sách về nhà mà học, nay bác không có lấy tiền của bây đâu.

Bác Lâu vỗ vỗ mấy cuốn sách khiến Đình Hựu vui như có được mùa lúa chín, bác sợ cậu nghĩ rằng bác đang giỡn nên bác cứ xua tay, miệng nhấn mạnh từ "cho".Hồi lâu ngập ngừng thì Đình Hựu cũng chịu cầm mấy cuốn sách trên bàn rồi cảm ơn bác Lâu ríu rít, cậu lấy làm mừng rõ, bác Lâu thấy cậu vui thì bác cũng vui theo.

Bác Lâu nhìn chiếc đồng hồ kêu tích tắc treo tường, giật mình hối thúc Đình Hựu tới lớp cho kịp giờ. Vì mọi lần cậu đến tiệm của bác thì đều vội vội vàng vàng ôm sách kêu xe xích lô cho kịp giờ đến trường, bác sợ cậu trễ học làm Đốc-tờ. Đình Hựu đưa bàn tay mình nắm chặt tay bác Lâu đang chỉ ngón trỏ ra đường, cảm nhận rất rõ bàn tay hao gầy nổi đầy mạch máu xanh, cậu khẽ cười hì hì nói với bác là bản thân không đi học nữa.

- Sao bây lại nghỉ học làm Đốc-tờ?

Thật ra Đình Hựu không hẳn là từ bỏ luôn niềm đam mê học Y Khoa của mình. Thành tích học tập ba năm phổ thông đối với cậu mà nó chỉ là phương tiện đưa cậu đến với môi trường đại học mà thôi. Đình Hựu đọc thì nhiều sách, biết về y học cũng không ít, cậu học xong năm nhất phải nói là thuận lợi. Dưng Y Khoa vốn dĩ không hề đơn giản, trong khi các ngành khác học ba năm, bốn năm là có thể tốt nghiệp, thì người học Y như Đình Hựu có học thêm năm thứ năm hay thứ sáu đi nữa, muốn trở thành bác sĩ không phải chuyện mai đây là có liền.

Sang năm hai, cậu chuẩn bị cho mình mọi thứ cần thiết để sẵn sàng học thêm một chút kiến thức mới cơ mà mọi thứ cứ như mới mẻ hoàn toàn, cứ như cậu mới nhập học ngày đầu tiên. Không còn sự chậm rãi, tỉ mỉ trong cách giảng dạy, không còn những kiến thức kỹ càng tiếp thu, mọi thứ đều bắt cậu phải tư duy cao độ. Đình Hựu mỗi ngày đến trường chỉ ngồi trên ghế ba mươi phút rồi lại đứng dậy đi đến phòng khác học đứng nghe bài giảng gần cả tiếng. Dồn dập đến nửa năm mệt mỏi đầu óc, cậu mới quyết định xin tạm ngưng việc học cho dang dở.

Đình Hựu cúi chào bác Lâu rồi rời khỏi tiệm sách, cậu hạ vai kéo ba lô ra trước, cúi cúi cho mấy cuốn sách vào trong cho gọn, nghĩ đến việc tối nay về nhà có thể ngồi vào bàn hoặc nằm tựa lưng lên giường đọc sách thôi cũng khiến cậu cảm thấy vui đi biết nhường nào.

- Đình Hựu.

Nghe có người gọi tên mình, Đình Hựu ngơ ngác nhìn dòng xe tấp nập trước mắt, tiếng mô tô nổ ga nối tiếp nhau, nghe tiếng gọi thoảng mường tượng được là nam nhân, mà trông ra bên kia đường không rõ bóng. Cậu đứng đợi bên đây, gắng nhìn cho được.

Dường như người nọ cũng khó khăn với dòng xe lui tới ở chốn Sài Thành, thấy chân thì chống xuống mặt đường, hai tay nắm chặt tay lái nghiêng sang trái, mặt cứ hướng ra sau nhìn xe xem đã thưa thớt chưa rồi xin sang đường.

Đình Hựu cứ ngỡ là chúng bạn trên lớp Đại Học đi ngang thấy mặt quen nên gọi tên, ai chừng đâu lại là người quen lâu rồi cậu mới gặp. Người nọ mặc đồ lịch sự, bên ngoài khoác một chiếc áo sơ mi xanh da trời sọc dọc không gài hai nút trước ngực để lộ lớp áo trắng bên trong, sơ vin (*), đi kèm với quần tây.

(*) Sơ vin có nghĩa là đóng thùng (chỉ động tác bỏ phần thừa của áo vào trong)

Nam nhân nọ giơ tay xin sang đường, dừng hẳn xe sát vào lề đường. 

- Em đi đâu đây?

Đình Hựu tay còn ôm ba lô, tay còn lại vỗ nhẹ vào ba lô vài cái làm hiệu ý.

- Em đi mua sách. Thiếu tá Minh hôm nay không đến đồn làm việc sao?

- Nay cha em cho anh nghỉ phép, mai lại đến đồn làm việc bình thường.

Người nọ là Thiếu Tá Minh, là một trong những đồng chí cảnh sát được ông Đình tin tưởng, còn được mọi người gọi là cánh tay phải của Thanh Tra Đình tại Trụ Sở Cảnh Sát Sài Gòn (*). Thiếu Tá Minh lớn hơn Đình Hựu bốn con giáp, không ít lần Đình Hựu có đến sở thăm ông Đình thì đều gặp anh nên hai người sớm quen biết và kết thân với nhau. Tuy là thân nhau vậy thôi chứ giữa không có loại tình cảm nào khác.

(*) Sở Cảnh Sát Sài Gòn: Địa chỉ phục vụ mục đích tạo nội dung, hoàn toàn không có thật.

Còn ông Đình sau khi về Vĩnh Long chờ ngày bà Thy hạ sanh Đình Hựu mới quay lại Sài Gòn. Sài Gòn còn trong kháng chiến, cha ông và ngay cả ông đều là một trong những người lính góp công cho công cuộc giành lại thống nhất ở miền Nam. Thế nên sau khi Sài Gòn bước vào thế vững, nhà nước gởi thơ kêu gọi những người lính năm ấy về lại mảnh đất quen thuộc với mong muốn họ vẫn mãi là người bảo vệ đất nước, vẫn là màu áo xanh tượng trưng cho cây cỏ, vừa thân thuộc vừa mới mẻ.

Đứng dưới cái nắng trời chuyển chưa, dừng lại bên đường để nói chuyện với nhau như này không phải là việc dễ chịu gì, ở Sài Gòn dạo này thoáng lắm. Có khi trên con xe nổ cành cạnh chở cho bằng được đôi vợ chồng với bốn đứa con chạy ngoài đường cũng chẳng ai nói gì. Thế nên Thiếu Tá Minh cũng đảm bảo với Đình Hựu rằng cứ ngồi sau xe anh, nghe anh nói sắp tới là hết năm, biên giới có chút loạn nên hầu hết lực lượng cảnh sát đều dồn đến biên giới, chẳng còn ai ở trong thị trấn để bắt người vi phạm pháp luật, dưng chuyện này cũng chẳng kéo dài lâu.

Đường Lê Thánh Tôn chưa trải nhựa, có chỗ thấp chỗ cao, nhưng được ở việc hai bên đường đều tấp nập cây xanh che bóng mát, ngồi sau xe của Thiếu Tá Minh cũng chẳng yên, Đình Hựu lấy cái chiếc máy ảnh ra, chụp lại những khoảnh khắc mà trong mắt cậu là đẹp nhất. Thỉnh thoảng Thiếu Tá lại chỉ cho cậu những cái đẹp của Sài Gòn, nếu như có lỡ chạy vút qua những nơi xinh đẹp khác thì anh rất nhiệt tình quay đầu xe lại cho Đình Hựu chụp, cứ thế cả buổi trưa đi vòng những con đường ở quận Nhất quên cả việc ăn trưa, họ dừng bên đường mua nước mía uống giải khát cho cái trời tuy nắng nhưng chẳng mấy là bức.

Thiếu Tá Minh có sức, hút một hơi hết nửa ly nước mía, hà một hơi thật đã thật to rồi anh nhìn sang Đình Hựu. Cậu cứ chăm chăm vào máy ảnh, bấm đi bấm về mấy bức ảnh, bức nào xem ưng thì cậu để, bức nào bị nhòe, bị mờ, cậu không ưng thì cậu xóa. Đầu gối cậu khép hờ vào nhau kẹp chặt ly nước mía ở giữa, đôi môi ngậm lấy chiếc ống hút không buông vì đang chăm chú, dù đã đôi mươi nhưng nhìn chẳng khác chi đứa con nít ham chơi.

Thiếu Tá Minh trông mà bật cười, anh lấy ly nước ra khỏi hai chiếc đầu gối cậu đặt lên bàn, có hay việc nhưng Đình Hựu không bận tâm, cậu vẫn nhìn vào chiếc máy ảnh với cái bức hình mà cậu đã chụp. Thấy Đình Hựu mang ba lô mà lại không mặc áo trắng Y Học quen thuộc, anh tò mò hỏi.

- Hôm nay em không đi học à?

Đình Hựu lắc đầu, rời mắt khỏi máy ảnh mà trả lời.

- Em nghỉ học rồi.

Nghe cậu nói mà Thiếu Tá Minh mở tròn con mắt, vì trước đây anh đã từng nghe cậu nói rất nhiều lần về việc bản thân cậu thích học Y nhiều như thế nào, có lẽ vì thế mà anh mới phản ứng bất ngờ khi nghe cậu nói cậu thôi học.

- Trời đất! Sao lại nghỉ học? Chú Đình có hay chuyện chưa?

- Cha em chưa hay chuyện, mà em nghỉ học cha em càng vui chớ sao!

- Sao chú Đình lại vui, học Y có gì không tốt đâu.

Đình Hựu lắc đầu vờ như mình không biết lí do nhưng trong đôi mắt cậu sớm đã có chút tủi về chuyện học hành giữa cha cậu và cậu. Như Thiếu Tá Minh vừa nói, học Y không có gì là không tốt, ngược lại còn phải khiến bao gia đình ganh tị nếu họ có một đứa con như Đình Hựu. Mà trong ý của ông Đình thì lại muốn cậu học hành rồi thi đỗ vào trường Cảnh Sát, bỡi ông thấy từ đời ông nội của cậu, đến đời của ông đều cống hiến mình bảo vệ cho đất nước, nên ông muốn đứa con trai duy nhất của mình cũng phải khoác lên mình sự uy nghiêm của chiến sĩ.

Song, nghe tin Đình Hựu đỗ Y Dược, không giống như bao người cha sẽ vui mừng khôn siết vì thành thích đỗ đạt của con mình, ngược lại ông còn không thèm nhìn cậu dù là một chút, còn nói với cậu những lời khó nghe. Dẫu ông có là cha của cậu, mà có nói khó nghe đến mấy cậu cũng biết tủi. Vậy nên cậu mới cố gắng học Y cho trọn đặng đỡ tủi với lại cậu muốn cho cha mình thấy cậu xứng đáng với Y Dược.

Ông Đình mà biết chuyện cậu nghỉ học chắc sẽ rầy đến rầy lui nữa cho mà coi.

Nhìn đồng hồ đã đến giờ xế, Đình Hựu lại ngồi lên yên sau xe Thiếu Tá Minh, lần này họ không còn chút thì giờ để dạo quanh Sài Gòn nữa mà họ quay lại đường Pasteur về nhà Đình Hựu. Xế chiều trời còn nắng, bồ câu bên đường chân bước chân sáo rồi lại bay lên vừa tầm nhánh cây như thể chúng làm việc cho hết nhàn rỗi đợi có người đến cho chúng ăn. Đình Hựu quay sang trái rồi lại quay sang phải nhìn cho hết con đường đã đi qua.

Đình Hựu không đưa máy ảnh lên để nháy nữa, cậu sợ hết phim, mà cái máy cậu đang cầm đâu phải là của cậu mà là của Thiếu Tá Minh, nghe nói mua phim tốn tiền lắm, cậu đã mượn đồ của người ta dù người ta có thân thiết đến đâu thì cậu cũng không dám sài quá lần. Bằng không thì cậu mua phim mới đền lại cho anh, khó nỗi cậu không biết chỗ nào bán, nên mua như thế nào.

Đường Pasteur chiều nay vẫn cứ đông, người đi đâu chả rõ chỉ thấy người về càng lúc càng nhiều, dạo giờ này là giờ tan học, mấy đứa nhỏ cứ chạy ùa ra cổng tìm vòng tay cha mẹ, ngồi ở yên sau xe mô tô hoặc xe đạp hai tay ôm cứng ngắc về nhà mà khăn quàng đỏ đi theo phấp phới, hay tà áo dài trắng cũng ngã theo chiều gió cùng mái tóc lướt nhẹ ánh nắng chiều nói lời tạm biệt mái trường rồi cũng sẽ gặp lại vào ngày mai. Đình Hựu nhớ giấc này cậu hay tan lớp, khi trước còn học phổ thông mới có nhiều chuyện để nói. Mỗi lần tan lớp chứ chả chịu về ngay, lo chạy xuống sân với mấy đứa trong lớp, đứa nào nhiều tiền thì mua cái cầu lông vịt vô đá, chơi hăng say đến mức quên giờ về, có đứa có cha mẹ đón muộn thì ở lại chơi đến khi nào cha mẹ rước thì thôi, có đứa thì nán lại chơi tí lát về nấu cơm cũng chưa muộn. Có khi chơi ham đến mức ông thầy giám thị cầm cây ra đuổi mới chịu vác cặp đi về.

Rồi đến những ngày học hành thi cử thì chẳng còn ham chơi nữa, ai có việc nấy về trước riêng Đình Hựu là đứa chăm học, thấy lớp còn nhiều đứa ở lại ôn bài thì cậu cũng ở chung cho có tụ, còn ít đứa quá thì ôm sách vở chạy xuống phòng giám thị năn nỉ ông thầy cho ngồi học khi nào xong thì về, mà mỗi lần như vậy đều không về trễ quá sáu giờ.

Đến giờ cậu đã bước vào Đại Học, bạn bè không có như trước, tan lớp rồi thì về nhà chứ không rong chơi thường xuyên, ai về nhà nấy, ở cùng trọ thì cứ đứng đợi nhau về chung hay ở cùng ký túc xá cũng thế. Lâu lâu lại quen với vài đứa chung lớp, tụi nó hay rủ đi ăn chè hay há cảo thì gật đầu lịa lịa cùng đi. Nhìn mấy đứa nhỏ kém mình có hai ba lớp tuổi rong chơi cười đùa, Đình Hựu sao mà nhớ lại bản thân mình khi trước quá.

Thiếu Tá Minh dừng xe trước cổng nhà Đình Hựu, hàng rào ôm hoa Quỳnh Anh rực vàng vốn là điều mà anh không thể quên mỗi lần đến. Ngôi nhà không quá lớn để có thể gọi là biệt thự, nhưng đứng ngoài cổng nhìn vào có thể thấy một khoảng sân, Thiếu Tá Minh chưa một lần được vào nhà cậu nên cũng tò mò làm sao, dưng anh nhớ lại ông Đình từng nói, sẽ không có bất cứ người ngoài nào được vào nhà ông trừ khi ông cho phép, có nghĩa là dù Đình Hựu có ở nhà một mình thì cậu cũng không có quyền tiếp đón bất cứ vị khách nào sang chơi.

Nên thôi nuôi ý được mời vào nhà dùng nước, Thiếu Tá Minh chào Đình Hựu rồi về ngay.

Đình Hựu về nhà với bàn chân tê đủ mười ngón, mang giày cả ngày khiến hai đầu ngón chân cái và ngón chân út cậu nhức mỏi, cậu vội cỡi giày rơi bừa bộn rồi ngã người ra ghế Sô-pha. Mặt cậu hớn hở vui vẻ như thể mình vừa nhận được chiến công lớn khi nhìn vô mấy cuốn sách mà cậu đã được bác Lâu tặng khi sáng. Cậu không vội lấy sách ra khỏi ba lô, duỗi lưng rồi lấy tay che miệng ngáp một hơi thật dài.

Duỗi người cứ nghĩ nên đánh một giấc đến bữa cơm chiều hẳn dậy dưng rồi tiếng gọi của vú nuôi khiến cậu nhướm mắt ngước nhìn. Bà vú đi từ trong gian bếp ra, tay cầm khăn lau tay.

- Cậu Hựu mới về sao, khi nãy bà chủ có gọi lên cho cậu đấy.

Nghe đến việc mẹ cậu gọi điện đến cậu mới nhớ, bà có gọi lên nói sẽ lên đây thăm cậu mà mãi đến giờ về nhà cũng chẳng thấy bà Thy đâu, bỡi mỗi tuần bà đều có việc trên này, vậy nên bà sẽ ghé nhà chốc lát thăm cậu, hỏi thăm tình hình, nếu việc lâu thì bà sẽ ở lại một hay hai đêm rồi xong việc bà về lại Vĩnh Long. Chả biết hôm nay có việc gì mà bà lại không ghé nhà mà lại gọi lên báo việc.

- Mẹ con gọi có chi không hả vú?

- Bà dặn tôi nói lại với cậu là cậu phải thu xếp hành lí về Vĩnh Long vào sáng mai.

- Sáng mai?

- Bà dặn là nhà có khách chi đấy.

Về Vĩnh Long. Đã lâu rồi không về, thật sự cậu rất nhớ nhà, nhớ tất cả mọi thứ yên bình ở đó. Đình Hựu đã nghĩ đến việc về Vĩnh Long không ít lần kể từ khi cậu nghỉ học, cứ nghĩ đến việc về đó yên tĩnh đọc sách thôi là cậu đã thấy vui trong lòng.

Từ hồi Đình Hựu cầm trên tay tờ đơn xin nghỉ học, cậu đã có ý định chuyển về nhà ở Vĩnh Long sống một thời gian, khi nào cậu chuẩn bị cho việc trở lại trường lớp thì sẽ trở lên Sài Gòn sau. Hay việc bà Thy gọi về như vậy, chi bằng cậu sắp xếp rồi về dưới nhà luôn mà cậu có ngờ đâu là phải đi sớm trong sáng mai.

Đình Hựu mang ba lô kéo sang một bên vai, cậu bỏ bữa cơm chiều chỉ ở yên trong phòng dọn dẹp vài thứ, thấy lo cho cậu nên vú nuôi cứ hay gõ cửa hỏi cậu suốt, bao lần thì cậu vẫn trả lời là không đói. Đình Hựu cứ như đứa trẻ ham chơi, ngồi một góc gọn thật gọn trên giường, bày nào là sách nào quần áo, vẻ căng thẳng lựa chọn những món cần mang theo.

Cậu ướm vài chiếc áo cái quần vào người thử, lựa những món cũ ra hay loại, một là mang theo hay là cất ngược lại vào tủ. Quần áo mới thì lựa cái nào bà Thy mua cho thì mang theo, nhỡ bà có hỏi thì đưa ra cho bà vui, không phải là Đình Hựu không mặc, mà cậu để dành để trong tủ, có dịp mới lấy ra. Rồi cậu xếp gọn mọi thứ vào một chiếc túi to.

Còn cái đóng sách trên giường, mắt cậu còn đảo nhanh lên kệ sách phía trên, nghĩ bụng chả nhẽ lại mang hết sách về theo mình thì chỗ đâu mà để cho hết. Đình Hựu hết cách, cậu kiểm tra từng cuốn sách một, nhìn sơ qua về nội dung bên trong để lựa chọn quả là một việc cũng khá khó khăn.

Bên ngoài có tiếng gõ cửa, lần này không để cho cậu trả lời nữa, vú nuôi đã mở của đi vào, trên tay còn cầm mâm đựng ít bánh mì và nước ép. Đình Hựu chăm chú vào mấy cuốn sách, xếp theo loại cho cẩn thận, cuốn nào không dùng thì để lại lên kệ, cuốn nào cần xem kỹ thì để đầy ra đất.

Vú nuôi bước vào trong cẩn thận để không phải dẫm đạp lên mấy cuốn sách của Đình Hựu hoặc không phải vấp phải cuốn nào rồi ngã ra đất. Bà để măm đồ ăn lên bàn, nhìn Đình Hựu say xưa quá cũng không dám gọi, thấy sách nằm lộn xộn cũng không dám chạm tay vào. Nhìn qua đã thấy chiếc túi to nằm dưới chân giường, nghĩ cậu cũng đã soạn xong quần áo nên bà sẽ không giúp thêm gì nữa.

- Nhà mình có thùng giấy không vú, con muốn bỏ sách vào để mang đi cho dễ.

Đinh Hựu lấy ra được vài cuốn sách ưng ý, lom khom nhặt từng cuốn sách trên sàn, cuốn nào không cần thì xếp theo màu bìa lên kệ cho dễ phân biệt.

- Thùng giấy thì nhà mình không có, cậu mang đi nhiều vậy hay tôi lấy dây buộc lại cho cậu.

Vú nuôi đi xuống dưới kho, tìm mấy sợi dây vải bà xin ở ngoài chợ. Ở mấy chỗ bán vải người ta hay buộc từng khúc vải nặng dài ngàn mét nặng cả kí bằng những sợi dây làm từ những miếng vải dư có chiều rộng nhỏ và độ co giãn nhất định, như thế mấy mét vải cũng ít khi bị nhăn so với buột bằng dây thừng hay ni lông, lại có độ bền tốt. Mỗi lần đi ngang hàng vải, thấy người ta tháo dây vứt lung tung làm đồ bỏ, nhìn dây sài tốt nên bà xin về để dành có buộc gì thì lấy ra.

Đình Hựu xếp đâu thành hai chồng sách, mỗi chồng tầm mười ba mười bốn cuốn, tất cả đều được buộn dây hình chỉ thập để cân bằng mỗi cạnh của sách, trách rơi rớt, trên cùng còn dây dư thì không vội bỏ, chừng một khoản vừa đủ năm ngón tay cho vào rồi thắt rút ở hai đầu dây làm tay cầm.

Đình Hựu nhìn hành lí mang theo của mình mà thấy hứng khởi cứ như sắp tới cậu sẽ được trải nghiệm một chuyến đi thật dài ở một nơi xa lạ. Có chút trông chờ pha lẫn vớt chút nuối tiếc, biết rằng cậu sẽ chẳng ở lại Vĩnh Long quá lâu, lâu lắm cũng khoảng một năm, cậu sẽ còn quay lại Sài Gòn để tiếp tục học Y, dưng cái cảm giác trong lòng cứ như cậu sẽ chẳng bao giờ còn có thể quay trở lại đây một lần nào nữa.

Thoáng cho rằng chỉ là đi xa nơi này một thời gian nên cậu mới có cảm giác lưu luyến như thế, cậu ở đất Sài Gòn quen còn hơn đất nhà mình, nói đi về Vĩnh Long là đi, như thể muốn nói tạm biệt trước khi đi cũng chẳng có. Đã lâu rồi cậu không nhìn thấy được mọi người ở nhà, dẫu ra vào đâu đâu cũng có người ăn kẻ ở, nhưng ít nhất họ cũng là người lúc nào cũng vui vẻ chào đón khi cậu về nhà. Mà cậu cũng tò mò, khách đến thăm có phải là người cậu từng gặp hay quen biết không cớ chi mẹ cậu lại kêu về gấp gáp, làm cậu cũng trông cũng chờ đến sáng mà khó ngủ.

Đường Pasteur yên ắng quá, hẳn cũng phải hơn chín giờ, giờ đấy ít ai ra phố, nếu có cũng tụ tập đâu đó xa đoạn đường nhà cậu, Đình Hựu kéo kính cửa sổ, nhìn trời đầy mây ngoài kia chắc tối nay sẽ có mưa lớn. Cậu nằm xuống giường, cuộn tròn trông chiếc mềm bông mắc tiền, xoay qua xoay lại liên tục, cố gắng suy nghĩ đến những ngày yên bình, cậu mới chợp mắt được giấc, không dài cậu bị sấm chớp ngoài kia làm cho giật mình mấy hồi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro