Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

1 - Tình Sầu

Trời trưa mang cái nắng gắt đến với nhân gian, đổ xuống hàng cây phượng chỉ còn là nhành và lá để rồi in dưới nền sân mọc đầy hoa cỏ dại dài một bóng mát rộng lớn. Đâu đó trong không gian tưởng chừng tĩnh lặng, cứ cách nhau vài phút lại bị phá vỡ bởi tiếng máy ghe máy đò trên sông. Vậy mà vị trí bắt nguồn cho những tiếng ồn ào ấy chính là nơi thổi vào làn gió cái mùi hơi nước của mảnh đất miền đồng bằng sông Cửu Long, khi đứng dưới bóng cây, mới cảm nhận được một sự mát mẻ dễ chịu giữa cái trời oi bức đến nhíu chân mày.

Đông Doanh cầm chiếc cặp da bước ra khỏi lớp, bộ quần áo trên mình cũng được anh chú ý chỉnh tề cho tươm tất. Anh nhìn đám học trò nhỏ ùa nhau chạy ra khỏi lớp, trên khuôn mặt bọn trẻ đâu đâu cũng có niềm vui. Bọn trẻ nghịch ngợm, có đứa đeo túi lên vai vừa xong liền cong chân lên chạy ra sân thật nhanh, có đứa thì lễ phép đi từng bước thật chậm để đợi Đông Doanh, trước khi về còn khoanh tay cúi đầu dạ thưa chào anh một cái. Còn có những đứa vừa ngây thơ vừa ngỗ nghịch, chúng chạy lên phía trước rồi bỗng dừng khựng lại, quay đầu nhìn Đông Doanh như thể chúng nhận ra rằng mình đã quên điều gì đó, nhưng trẻ con mà, chúng chỉ nhớ tới việc mau chóng về nhà ăn cơm với mẹ hay ra đồng với ba, hay theo chân lũ bạn trong xóm đi phá phách mọi chỗ, rồi chạy vụt đi mất.

Đông Doanh đứng ở phía sau nhìn đám học trò nhỏ của mình chạy dần dần ra xa khuất khỏi hàng phượng, mà mỉm cười mà tự hỏi bản rằng cho đến khi nào bọn trẻ mới trưởng thành, khi nào bọn trẻ mới biết đâu là việc nước đâu là việc nhà, đến khi chúng biết rõ những việc đó là gì thì Đông Doanh cũng đã đến tuổi lẩm cẩm chóng gậy. Dù có là vậy đi nữa, đã là một người thầy tận tình với nghề đã gần bốn năm, anh chỉ ước sao bọn trẻ ngày nào đến lớp cũng ngoan, biết nghe lời và chăm học hỏi để mai đây dù anh có khòm lưng đi chóng gậy, anh cũng vui ở tuổi già.

Anh nhìn ra cái nắng sắp rơi vào trời chiều, nhìn hàng cây đun đưa theo gió rồi lại chuyển mắt xuống chiếc đồng hồ đã có vết cũ kỹ. Định bụng tan lớp buổi sáng thì anh sẽ về nhà nghỉ ngơi một chút để chiều còn lên lớp mới dạy cho bọn trẻ, chỉ tại Đông Doanh đã quen với việc trưa nào anh cũng ngồi lại ở thư việc đọc thêm mấy cuốn sách, giờ có mà về nhà thì cũng chỉ có một mình trong gian nhà nhỏ.

- Các trò hôm nay học có ngoan không thầy?

Đông Doanh chỉ mới vừa đặt gót chân mình về phía trước một bước, bên tai vang đến giọng nói của một người phụ nữ trung niên, giọng nói nhẹ nhàng nghe rõ là nhận ra ngay chất người miền Nam, đã thế lại mang nét phát âm tròn trịa từng con chữ của người sống ở Sài Gòn lâu năm, làm Đông Doanh chắc chắn rằng người này đã rất quen thuộc với anh.

- Rất ngoan, thưa cô.

Đông Doanh lễ phép cúi đầu đáp lời trước vẻ mặt toát lên nụ cười hài lòng của người đối diện. Tà áo dài với hoa văn được thêu thùa kỹ lưỡng cùng chất vải xưa cũ, thoạt nhìn là thế thôi, dưng đối với quý bà đang đứng trước mặt Đông Doanh đây mang trên mình hai tiếng "hiệu trưởng" và là cổ đông chính trong việc xây dựng cái trường dạy chữ lớn nhất ở xã này mà nói thì nó quả là một bộ trang phục đắc tiền và quý giá.

- Vất vả cho thầy Doanh quá rồi.

- Tôi có vất vả đến mấy mà mấy em nó ngoan, chịu học chịu hành, thì tôi cũng vui thưa cô.

Đông Doanh mỉm cười rồi nhìn vào giang phòng không quá rộng lớn nhưng tràn ngập sự ấm áp của nắng, nhìn bàn ghế gỗ sắp cũ kỹ mục nát, bảng đen mòn đi những đường kẻ, cũng sắp đến lúc phải thay đổi và sửa sang lại mọi thứ, mà tất cả vấn đề trên, Đông Doanh không cần phải lo làm chi.

Đông Doanh nhớ hồi nào anh còn ở Sài Gòn với mẹ, tuổi mười tám mười chín chỉ biết nhìn vào bức ảnh của cha trên bàn thờ tỏa khói nhang ấm mà thầm cầu ước nguyện.

Anh đã từng ước rằng có thể trở thành cậu con trai trưởng thành như cha anh mong muốn, ước rằng có thể nghe theo lời nguyện vọng của cha vào học ngành sư phạm để tiếp bước ông đi trên con đường giảng dạy vốn đất nước còn quá ít người biết chữ. Dĩ rằng Đông Doanh không có dự định vào trường sư phạm, anh thích y học hoặc những thứ liên quan đến kinh tế hơn. Anh biết khi lúc cha còn sống, ông chưa bao giờ cấm cản anh ước mơ hay chọn cho mình một ngành học khác khi bước vào đại học. Chỉ là anh nhớ đến người mẹ sắp bước vào tuổi trung niên của mình, ở cạnh mẹ từ nhỏ đến lúc cha mất, Đông Doanh chưa bao giờ thấy những cảm xúc trên mặt mẹ anh đi xuống đến thế. Tuy là bà không mong mỏi vào ngành sư phạm gì mấy, bà lo cho tương lai của anh hơn.

Bởi nên sau khi dành thời gian quyết định dài suốt năm học cuối cùng phổ thông và đậu tốt nghiệp đại học sư phạm, mẹ anh lại ngồi lại bên ấm trà dậy mùi thơm quen thuộc, kể cho anh nghe câu chuyện khi bà gặp cha của anh, đến năm cha anh trở thành một người thầy giáo giỏi, rồi đến những khoảnh khắc mãi cho đến khi sau này có anh ra đời.

Kể từ sau đêm đó, mọi thứ bỗng trở nên thay đổi. Nó giống như một cánh cửa lớn xuất hiện trong từng giai đoạn cuộc đời Đông Doanh, một khi anh bước qua ngưỡng cửa đó cho đến khi anh bước đến cánh cửa tiếp theo, mẹ anh đảm bảo với anh rằng bà sẽ là người xây dựng con đường cho anh đi thật bằng phẳng nhất.

Bởi vậy nên khi Đông Doanh nhìn lại những gì anh đang có trong lòng bàn tay mình, mọi thứ, sự nghiệp và cuộc sống hiện tại, trong suốt gần như bốn năm qua, đều do mẹ anh hai tay đưa đến cho anh.

Thế thì đã có làm sao?

Anh chẳng phải là thằng con bất hiếu hay chỉ là thằng đàn ông bước qua tuổi hai mươi còn ăn bám mẹ, chả có việc gì khiến anh bận tâm cả, anh chỉ đang thực hiện mọi nguyện vọng theo ý của cha của mẹ mà thôi.

Thế là mùa hạ năm đầu tiên sau khi Đông Doanh tốt nghiệp, tay không mang túi hay cặp xách, quần anh chỉ đựng đủ giấy tờ tùy thân với vài ngàn đồng lẻ, thời bấy giờ muốn bắt xe về hướng miền Tây Nam Bộ thật nhanh thì chỉ có mà bỏ ra số tiền không nhỏ. Đông Doanh muốn tiết kiệm chút đỉnh, nào là tiền ăn và chỗ ở, anh đành bắt đại một chuyến đò, tuy là cũng phải mất hai ngày trời mới đến nơi, song anh chịu được.

Ban đầu, anh sống ở Cần Thơ, nghề nhà giáo cũng bắt đầu từ đó. Hồi ở Cần Thơ, cuộc sống của anh thỏa mái hơn rất nhiều, tuy rằng ngôi trường xưa ấy trả lương cho anh có thấp hơn so với các đồng nghiệp, dưng chỉ vì anh mới vào nghề chưa được bao lâu, trình độ kinh nghiệm còn ở mức thấy so với người khác, nên chừng ấy khoản lương đối với anh cũng ở mức không đáng để than vang với cuộc sống. Trong khoảng thời gian đó Đông Doanh học hỏi được rất nhiều thứ, xem đó là ngày tháng thực tập để trở thành một người thầy giỏi. Vậy mà có lẽ, mãnh đất Cần Thơ không cho phép anh ở lại lâu, ba năm là quá đủ.

Một ngày, mẹ anh gọi về từ Sài Gòn, ngõ rằng muốn anh đến Vĩnh Long làm việc vì ở đó có mối làm việc với người quen, cùng lúc đó, ngôi trường mà anh đang theo làm lại buộc cho anh nghỉ việc chỉ vì lí do ngớ ngẩng rằng anh không đủ năm kinh nghiệp để dạy lớp cho một ngôi trường sắp sửa phải thay đổi bước đi theo phát triển của thành phố.

Chẳng biết là ông trời hay là mẹ anh xui khiến để hai sự kiện đó lại diễn ra vào cùng một ngày, lật ngược cuộc sống của anh hoàn toàn vào thế giới khác.

Đông Doanh dắt chiếc xe đạp Mạc-tin mới mua hồi tháng trước đã được dựng gọn dưới góc phượng, từ lúc anh mới về Vĩnh Long, mỗi ngày đến lớp đều phải đi bộ từ nhà đến trường mất gần ba cây số, gắng lên lớp dạy rồi để dành cũng được chút đỉnh, anh mới dám mua đại một chiếc xe đạp trông cũng phải ra gì mà đi. Đỡ phải vất vả nhiều.

Cũng từ lúc anh bắt đầu công việc thầy giáo cho đến nay, anh chưa bao giờ xin xỏ hay sài tiền từ mẹ anh một đồng một cắc nào. Dẫu sao làm nghề này cũng có lương, nếu không đủ tiêu sài, thì anh cũng có thể vay mượn một vài người bạn chút đỉnh rồi trả sau.

Đáng quan ngại hơn là, số tiền anh mượn nhiều hơn số tiền lương anh nhận được.

Thời bấy giờ mà có tiền mua được chiếc xe đạp Mạc-tin là quý lắm, bởi nên khi Đông Doanh chạy dọc qua con hẻm nọ đông đúc tiếng cười đùa của lũ trẻ con, chúng liền đứng lại sang hai bên đường, yên lặng, có đứa còn há hốc miệng nhìn, rồi khi Đông Doanh để hình dáng nhỏ bé của lũ trẻ ở phía sau, bên tai anh chỉ còn là những lời nói ao ước, khen ngợi chiếc xe đạp. Bóng anh nhẹ nhàng lướt qua bao tấm biển cửa hàng xám vàng cũ kỹ, chiếc thắng xe cứ kêu ken két mỗi khi anh quẹo vào hẻm nhỏ, Đông Doanh cũng chẳng thể đếm được rằng anh đã chạy qua bao nhiêu con hẻm, anh chỉ nhớ là chúng nối tiếp nhau thành một con đường dài năm cây số và rồi anh chỉ nhớ đến con hẻm cuối cùng dẫn vào nhà anh.

Gọi là nhà nhưng thật ra là thuê.

Đông Doanh dẫn chiếc xe vào cho gọn dưới mái tôn trước hiên nhà, quay sang thì giật mình. Một bóng người cao ráo cỡ tuổi anh đứng đánh sang một bên, chẳng biết người này đến đây, đứng đây và xuất hiện bên sau cánh tay anh từ lúc nào, nhìn qua tổng thể thì anh thấy người này đội nón và đeo kính răm, có mà như vậy đi nữa thì Đông Doanh cũng nhận ra người đó là ai.

Anh đẩy cửa sổ ra ngoài đón nhận ánh nắng ban trưa nóng rang cả tay chiếu vào gian nhà nhỏ bé, từ đó mà có thể thấy rõ mọi thứ trong nhà được trang hoàn chủ yếu từ gỗ, đã vậy còn rất đơn sơ, sắp mục nát.

- Bạn Phong đến chơi, sao không báo cho tao một tiếng.

Đông Doanh rót cho Quang Phong một ly nước mát ở cạnh bàn, mời hắn uống một cách tử tế song hắn cũng chẳng để tâm. Hắn ngẩng cổ, cởi nón và kính ra với điệu bộ hống hách. Thoạt nhìn thì mặt hắn cũng rất sáng sủa, tóc thì phai màu nâu, đi cùng với bộ đồ tây trên người, hắn quả rất có nét đẹp khiến con người ta điêu đứng. Tuy vậy, hắn luôn bị dân chúng đánh giá thấp kém bởi lẽ tính tình của hắn thì chẳng mấy gì là tốt.

Đông Doanh nhìn ra khoảng không vắng lặng ở trước nhà, khói thuốc trên miệng Quang Phong bay mờ trước mắt anh, dù rất khó chịu và không hài lòng, anh cũng nể mặt mà không dám ngõ lời than trách.

Quang Phong hít phì phào mấy phát hết điếu thuốc, rồi hống hách ra vẻ rõ nét khinh bỉ nhìn về phía của Đông Doanh.

- Tới đòi nợ, cũng phải báo cho mày? À, đưa tiền đi.

Đông Doanh phì cười trong tâm. Ngoài việc cho hắn một cái cười giấu đi trong tâm ra thì Đông Doanh còn không thể làm gì khác. Anh cũng rót cho mình một ly nước mát, uống lấy một ngụm rồi mới nói.

- Hiện tại tao-

Đông Doanh chưa nói dứt câu, Quang Phong trợn tròn mắt, hắn đập hẳn xuống bàn một cái thật mạnh mà tay hắn có đập đến chục cái đi nữa cũng chẳng là hề hứng gì, vì hắn hay có thói quen, hễ mà hắn nói chuyện với người khác, chẳng biết là trong cuộc trò đang nói về nội dung gì, chẳng biết mọi người phản ứng ra sao, thì hắn đã tỏ vẻ ra ngoài như thế. Hắn quay sang nhìn Đông Doanh, ngón tay trỏ duỗi thẳng chỉ vào mặt anh.

- Lúc mày mượn tiền, tao đã nói rất rõ rồi. Trả sớm thì nhẹ thân mà trả lâu quá...

Hắn búng tay ba cái, rặn giọng nhíu mày.

- Thì mày xuống dưới uống trà với cha mày sớm.

Cái thằng khốn nạn và mất dạy. Chắc mẹ hắn chưa bao giờ dậy hắn cách nói chuyện tử tế bao giờ, hắn xem người chết là mối đe dọa cho người sống, đã vậy cha của Đông Doanh đã từng vỗ vai khích lệ, xem hắn như con trai mình thế nào, chả nhẽ hắn đã quên? Hắn không chỉ dùng những lời lẽ thô tục để đe dọa anh mà còn không ngừng sỉ nhục đến người cha đã khuất bao năm của anh.

Đông Doanh tức đến rung người, khó chịu hơn là anh phải nén cơn tức giận của mình vào cái nắm tay đang siết chặt giấu dưới mặt bàn. Anh thề với danh dự của bản thân, nếu giết người mà không bị bỏ tù mọt gông thì chắc anh đã giết chết cái thằng bạn khốn nạn này rồi.

Bạn? Là cái giống gì chứ?

Thâm tâm anh bỗng cười phá lên một tiếng đầy sự mỉa mai, anh đang mỉa mai bản thân, mỉa mai mình sao quá ngu ngốc và tin người.

Về tới Vĩnh Long khó khăn làm sao, ở Cần Thơ cũng ba năm quen rành đây đó, nên đi đâu anh cũng biết đường xá như thế nào. Còn Vĩnh Long vốn là nơi xa lạ, chân còn chưa chạm đến đất thì đã biết cái gì đâu, bởi vậy nên anh mới bị người ta lừa gần cạn tiền xe. Bần cùng quá khốn gần nửa đêm anh mới nhớ đến Quang Phong từng học chung lớp với mình hồi sinh viên, anh nhớ số, gọi đến xin nhờ giúp đỡ.

Quang Phong đã từng coi Đông Doanh là bạn thân, lúc đó rất sẵn lòng giúp đỡ anh, còn rất nhiệt tình nữa là khác. Nhưng thời gian sau khi tốt nghiệp trôi qua bốn năm, Quang Phong từ khi nắm chặt sợi dây tình bạn đó, hắn đã dùng hết sức để giữ lấy, chỉ khi hắn gặp lại Đông Doanh, hắn đã lỡ tay thả đi sợi dây dài như từng giây phút ở thời sinh viên tưởng chừng có thể dài hơn.

Hắn ganh tị sinh ra ghét Đông Doanh. Chỉ vì cả hai học cùng lớp, tốt nghiệp cùng trường, kết ra chỉ có mỗi Đông Doanh là đã bước đi trên ngành sư phạm thành công. Còn hắn bao năm chạy đôn chạy đáo ở Vĩnh Long, cầm trên tay bằng tốt nghiệp trường đại học ở Sài Gòn mà mang nhục nhã. Hắn uất đến điên não, cuối cùng lại chọn cái nghề đi đòi mướn hộ người ta.

Đúng là con người, nghĩ cho uất cùng rồi cũng chọn con đường héo úa mà đi. Sao hắn không cho bản thân một cơ hội, nếu xin làm thầy ở Vĩnh Long không được thì chẳng phải đi xứ khác còn may ra thì sao. Lỗi do hắn, chả trách ai quá đáng được.

Rõ là hắn vô lí.

Quang Phong phì phà điếu thuốc trong tay hắn, hút lấy một hơi thật dài như muốn cạn, để rồi nhả ra làn khói xám xịt độc hại thẳng vào mặt Đông Doanh. Thứ khói thuốc độc hai ngột ngạt tràn vào phổi, quá nhiều, Đông Doanh khom lưng, vuốt ngực vài cái, tiếng ho nghe rõ đau đớn như muốn đưa hết nội tạng ở phần ngực của mình ra ngoài.

Quang Phong cười khằn khặc tỏ vẻ khoái chí, hành hạ người khác vốn là thú vui của hắn, nhưng đối với hắn mà nói việc phà thuốc vào mặt người khác là điều chả mấy thú vị, hắn cho rằng nó nhàm chán như bài toán một cộng một bằng hai, với lại, Đông Doanh cũng từng là bạn hắn, hắn nể một từ bạn coi như cho qua là cảnh cáo.

- Tao cho mày mười bữa nữa, tao nói ít, mày tự mà hiểu.

Đông Doanh hé mắt nhìn hắn, dù có nhìn đời bằng một con mắt, cả đời này Đông Doanh vẫn câm hận. Từ khi thấy hắn thành ra thế này thì anh đã căm hận hắn rồi.

- Tiền lãi, tao sẽ không tăng trong mười ngày đó. Mày liệu hồn. Còn không thì bây giờ mày lo cho cái tang của bà già mày ở Sài Gòn luôn đi.

Nói rồi hắn cười thật to, hắn quăn điếu thuốc còn tàn khói đỏ dang dở xuống sàn, dù hình bóng hắn đã khuất dần ra đến đầu hẻm dưng chỉ nghe giọng cười của hắn thôi đã khiến Đông Doanh muốn đi tìm lấy con dao sắc nhọn để dưới bếp thật nhanh, rồi chạy ra đâm cho hắn vài nhát mới yên lòng hả dạ.

Mà lương tâm anh không cho phép. Anh sợ bản thân là chuyện dại dột, nhỡ đâu gián tiếp hại đến mẹ anh thì còn gì năm tháng dài dẵn cực khổ của gia đình coi như cho bỏ.

Đông Doanh đứng dậy, đạp nát cái tàn thuốc dưới sàn. Giá như cái tên khốn nạn đó mà là tàn thuốc kia, vô tri vô giác, để anh có thể dẫm đạp đến nát xương nát thịt, để hắn mau chóng tan biến khỏi thế giới này.

Buổi trưa yên tĩnh của anh thoáng chốc đã biến thành thứ hổn độn vô bổ, Đông Doanh không muốn quan tâm đến việc hắn ghé thăm nhưng cũng phải lo việc làm sao để nhanh chóng có tiền trả cho hắn nếu không phải mẹ anh, thì anh cũng là người nằm dưới bia mộ xanh cỏ.

Đông Doanh ngồi bên bàn trà, tâm trạng không mấy tốt gì mấy. Anh cứ suy nghĩ việc này đến việc kia, sinh ra những việc nhớ đến ở quá khứ. Nếu anh không học sư phạm thì anh đã không gặp Quang Phong, nếu anh vô tâm bỏ mặt hắn vào năm đó thì chắc bây giờ hắn với anh cũng chưa từng là bạn, nếu...

Giờ có nói đến trăm chữ nếu, thì thực tại cũng chẳng thể thay đổi.

Đông Doanh nhìn nắng trưa trời đang dời bóng mát dưới tán hiên mờ nhạt, nhớ đến việc sẽ tới lớp chiều nay cũng khiến anh thấy chán nản.

Đông Doanh nhìn vào chiếc đồng hồ Pháp cũ ở cỗ tay, bỗng chốc nhớ tháng trước anh có về thăm mẹ, dự sẽ ở lại ba bốn hôm mới về lại Vĩnh Long, ở nhà có người ra ra vào vào cho mẹ vui, nào đâu hay chỉ mới sau một đêm anh đã đùng đùng bỏ đi.

Chuyện chẳng có gì phải để đôi bên lớn tiếng nếu như mẹ anh không nhận được cuộc gọi từ họ hàng bên nội. Cũng không dài dòng gì ở đầu mạng, ở bển dặn mẹ anh phải khuyên bảo Đông Doanh làm sao thật kéo đặng anh còn tranh thủ sắp xếp công việc rồi lập gia đình cho giống với người ta. Họ chấp nhận việc anh kết hôn với bất kì ai, miễn là nhanh tay trong năm nay để họ còn tổ chức linh đình cho, rồi còn có cái đem đi khoe khoang, còn có cái vỗ ngực tự hào về người cháu trai quý tử của gia đình.

Tất nhiên là Đông Doanh không đồng ý với lời đề nghị đó. Mà lạ, trước giờ mẹ anh không bao giờ nghe người nhà bên nội nói năn đến gia đình anh, từ sau khi cha anh mất lại càng không muốn quan tâm, vậy mà sao hôm đấy mẹ anh thay đổi theo ý họ mà chịu cho anh cưới ngay, anh không đồng ý.

Một người bảo, một người nghe.

Một người khuyên nhủ, một người quyết từ chối.

Yêu đương là một chuyện, kết hôn cũng là chuyện hệ trọng của một đời người, không thể đem chuyện kết hôn ở đời người ra để nói trống không như thế được. Cả vạn lời Đông Doanh đều có thể nghe theo mẹ, nhưng sống tới chừng này tuổi rồi, ngoài việc yêu đương và cưới hỏi, anh chỉ xin mẹ đừng ép anh.

Đông Doanh sống một mình ở cái nơi xa nhà, đất bùn, cây cỏ thì um tùm này cũng đã lâu, đã quen được những thứ từng là mới mẻ. Dù bây giờ có ép anh về lại Sài Gòn thì anh cũng chả thiệt thòi bất cứ thứ gì, chỉ là công việc của anh, khó mà tìm lại. Dù sao thì đó cũng là công việc mà mẹ anh phải hỏi thăm, nài nỉ người ta cho anh xin vào dạy học, đâu phải nói bỏ là bỏ, bỏ rồi thì còn gì mặt mũi nhìn người ta.

- Anh Doanh ơi, anh Doanh...

Đông Doanh mãi ôm đầu suy nghĩ chuyện, ấm nước trà cũng đã nguội mà không để ý ở trước hiên đã có bóng người đứng đợi, gọi tên anh đã mấy tiếng không phản hồi.

Người con trai ấy dáng nhỏ nhắn, tóc đen mượt tỏa ánh dưới nắng xế chiều khiến bao người con gái nhìn vô phải ganh tị. Cậu mặc trên người một chiếc áo sơ mi và cái thắc lưng bằng da chắc chắn, tay cầm chặt chiếc cặp da, thoáng nhìn phong thái chẳng khác gì người thầy dạy chữ như Đông Doanh.

- Anh có ở nhà không anh Doanh ơi?

Giọng gọi vang lớn dần bên khung cửa sổ, Đông Doanh bỏ bên tai cái cảm giác mệt mỏi, trông anh chả khác gì vừa tỉnh khỏi ác mộng, đến việc đứng dậy cũng vấp vào ghế, anh ngó nghiêng đi tìm theo giọng nói vừa đâu đó bên tai.

Bóng người bước đến ngưỡng cửa, ống quần rộng phủ đến mắt cá chân tung tăng đi đến bên bàn tỏ giọng.

- Anh...mèn ơi em tưởng anh đi đâu mà quên khóa cửa nhà, em đứng kêu quài mà không nghe anh trả lời, làm em lo muốn chết.

Đông Doanh nhe hàm răng ra cười, góc hàm còn lấm tấm mấy giọt mồ hôi, Đông Doanh đưa tay lên lau rồi anh lơ ngơ đứng trước mặt con nhà người ta, lúng túng cả tay chân, không ngập ngừng thì cũng đưa tay lên gãi đầu.

- Ờ ừ, nãy anh ở sau nhà rửa mặt nên không có nghe em kêu tên. À Minh Khanh ngồi chơi, anh vô pha nước ấm.

Thì ra nam nhân nọ tên là Minh Khanh.

Thấy Đông Doanh sắp chạm tay vào quai ấm trà bên bàn, Minh Khanh nhanh tay có ý nắm nhẹ lấy đầu ngón tay Đông Doanh, to tròn ngước mắt nhìn thật rõ, thấy thân hơi e ngại nên rụt tay lại giấu dưới bàn.

- Nước nôi chi cho cực, em đây ghé hỏi thăm lát rồi lại đi à.

- Ghé hỏi thăm thì cũng đã là ngồi chơi xơi nước, không trà cũng phải nước sao cho tử tế.

- Thôi, em chớ ai xa lạ đâu, uống nước nhà anh khi nào chẳng được.

Minh Khanh kéo gọn khay trà sang một bên, tủm tỉm ngồi gọn thân, chân đun đưa dưới ghế như con nít bốn tuổi.

Tưởng dè ai, chứ Minh Khanh thật là không xa lạ gì. Cậu kém Đông Doanh bốn con giáp, tức tuổi Thìn. Nhà Minh Khanh thì ở bên xóm trên, vậy mà cứ cách nhau ba bốn hôm là chịu cực đi bộ ra đầu ngõ đường chính có đông xe kéo qua lại, xin quá giang xe chở hàng của người ta chạy về dưới xóm này, dần rồi coi như mối làm quen, cậu cũng trả tiền cho người ta hẳn hoi xem như vật cảm tạ. Chủ yếu Minh Khanh qua đây là để qua chơi, qua thăm Đông Doanh tiện dòm ngó nhà cửa nhà anh cho gọn mắt.

Đông Doanh cũng không có ghi nhớ chính xác được từ khi nào mà Minh Khanh đã luôn lẽo đẽo theo sau anh. Chỉ thấy cậu hay ghé chơi, hay trò chuyện hỏi thăm anh mấy câu, khiến cuộc sống mỗi ngày của anh bớt đi phần nào trống trải.

Để cho anh nhớ lại thời gian gặp Minh Khanh cho đến nay đã chừng bao lâu, thì anh cũng chỉ xác định được đó là một khoảng rất ngắn.

Chắc là từ lúc anh bắt đầu dạy học ở Vĩnh Long.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro