Prussian blue
Mấy mẹ học vẽ chắc nghe qua hoặc dùng qua cái màu này rồi, cơ mà tôi hôm nay sẽ nói sơ sơ về lịch sử và cách điều chế cái màu này ha.
Xanh Phổ hay xanh Berlin có thể được điều chế lần đầu tiên vào năm 1706 tại Berlin bởi một thợ làm sơn tên là Diesebach. Tuy vậy đến năm 1709 thì loại màu này mới được đặt tên là xanh Berlin hay xanh Phổ do đó là những nơi buôn bán loại màu này đầu tiên. Năm 1752, nhà hoá học người Pháp Pierre J. Macquer đã có một phát hiện quan trọng rằng màu xanh Phổ, công thức hoá học Fe4(Fe(CN)6)3, có thể phân huỷ thành một muối của sắt và axit mới. Axit này, CTHH là HCN, vào năm 1782 đã được tách ra khỏi màu xanh Phổ bởi một nhà hoá học người Thuỵ Điển tên là Carl Wilhelm Scheele, và được ông này đặt một cái tên khá mỹ miều Blausaure hay axit xanh. Kể từ khi màu xanh Phổ được điều chế và sử dụng rộng rãi, nó đã được làm màu đồng phục của những trung đoàn bộ binh và pháo binh của quân đội Phổ (chắc do cái màu nhìn sang :)), và nó đã tiếp tục được sử dụng làm màu cho đồng phục của quân đôi Đức khi làm mấy cái lễ quan trọng cho đến khi kết thúc WW1. Nói về công dụng thì khá nhiều, cái đơn giản nhất là làm màu vẽ cho mấy thím học hội hoạ. Ngoài ra nó còn được dùng để tạo ra mấy cái bản vẽ thiết kế và đó là lý do tại sao mấy cái bản vẽ hay thiết kế nó có màu xanh. Và cái màu này nó có một công dụng khác khá là vi diệu đó là giải độc các kim loại nặng như là Cesi hay Thallium.
Sang phần điều chế ha. Thì cái cách đơn giản nhất người ta hay dùng là đổ dung dịch sắt(III)clorua FeCl3 vào dung dịch kali ferrocyanide K4(Fe(CN)6), được sản phẩm là màu xanh Phổ và KCl (tan trong nước) the PTHH sau đây
3K4(Fe(CN)6) + 4FeCl3 --> Fe4(Fe(CN)6)3 + 12KCl
Và cái màu này các bác có thể làm tại nhà nha. Sau đây là hướng dẫn cho ai muốn thử ha:
- Đầu tiên các bác đổ từ từ 225 ml HCl đặc (31,45%) vào 225 ml nước, sau đó từ từ cho vào từng đợt nhỏ giẻ sắt (nhớ check là nó làm từ sắt và không có bất kỳ phụ gia tan trong nước nha kẻo ko thành côn lại chửi toi). 2HCl + Fe --> FeCl2 + H2. Lưu ý là sản phẩm của phản ứng này có cả H2 nên nhớ làm mọi thứ từ từ cấm vội để tránh sủi bọt khí vượt mức kiểm soát và gây cháy nha
- Tiếp các bác lọc toàn bộ mấy cái chất phụ gia không tan trong nước đi, rồi đổ từ từ tầm 550 ml H2O2 3% vào dung dịch FeCl2 để nó oxi hoá thành FeCl3. Rồi lấy ra 50ml dung dịch ra nhá, đừng dùng hết, ai thích dùng hết thì tốn thêm tầm 650 ml dung dịch kali ferrocyanide nhá.
- Sau đó các bác điều chế dung dịch kali ferrocyanide bằng cách cho 13.9g K4(Fe(CN)6) rồi đổ nước cho đến khi đạt mức 50ml, nếu chất tan chưa tan thì cho thêm nước vào
- Cuối cùng đổ từ từ dung dịch FeCl3 vào dung dịch K4(Fe(CN)6), khuấy đều, lọc và rửa sạch là các bác đã có màu xanh Phổ rồi. Chúc các bác thành công :)))
Mà tôi muốn giới thiệu 1 kênh youtube khá hay về hoá học là Nilered, ổng cho ra khá nhiều content hài và chất lượng về hoá như là điều chế Bromine, Urea, làm sạch thuỷ ngân, kali, natri, cơ mà ổng làm bằng tiếng Anh nên không phải ai cũng xem được đâu ha. Và cái cách điều chế màu xanh Phổ tôi cũng tham khảo từ video của ổng nha.
Thôi bye bye các bác <3
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro