Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

dong luc cmts

Đặt văn bản tại đây...Động lực cách mạng và những giai cấp làm cách mạng bao gồm giai cấp lãnh đạo cách mạng và quần chúng nhân dân tham gia. Động lực của cuộc cách mạng tư sản bao gồm : giai cấp tư sản lãnh đạo, và quần chúng nhân dân nhằm thực hiện các mục tiêu lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho phương thức sản xuất TBCN phát triển. Giai cấp lãnh đạo cách mạng tư sản thông thường là giai cấp tư sản, nhưng do hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước khác nhau mà lãnh đạo cách mạng ngoài giai cấp tư sản còn có các bộ phận khác : quý tộc mới, chủ nô, võ sĩ tư sản hoá... Quần chúng nhân dân tham gia cách mạng tư sản bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp trong xã hội : nông dân, thợ thủ công, nô lệ, bình dân thành thị... nhưng trong đó giai cấp nông dân là lực lượng tham gia chủ yếu bởi vì họ là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, có mâu thuẫn sâu sắc với chế độ phong kiến. Trên thực tế, các cuộc cách mạng tư sản thì động lực cách mạng cũng hoàn toàn không giống nhau. Điều đó tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi nước. - Ở Anh : động lực cách mạng bao gồm : tư sản, quý tộc mới, nông dân và bình dân thành thị. Trong đó, tư sản và quý tộc mới giữ vai trò lãnh đạo. Quần chúng nhân dân đã ủng hộ tích cực trong thời kì nội chiến, lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế và thiết lập nền cộng hoà. Nhưng sau đó tư sản và quý tộc mới đã gạt quần chúng nhân dân ra ngoài cuộc cách mạng. Giai cấp tư sản thoả hiệp với quý tộc để bảo vệ quyền lợi và thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. - Ở Mỹ : động lực là tư sản , chủ nô, trại chủ, thợ thủ công, công nhân, nô lệ và cả người da đỏ. Quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định thắng lợi trong cuộc cách mạng tư sản lần thứ nhất. Đến cuộc nội chiến 1861 - 1865, động lực cách mạng gồm tư sản, trại chủ, công nhân, thợ thủ công, dân nghèo thành thị và nô lệ. - Ở Pháp : cuộc cách mạng 1789, động lực cách mạng gồm tư sản, nông dân, bình dân thành thị, giai cấp tư sản giữ vai trò lãnh đạo. Quần chúng nhân dân đóng vai trò to lớn trong quá trình cách mạng. - Ở Đức : do quý tộc quân phiệt Phổ, dựa vào đại tư sản phản động tiến hành cuộc đấu tranh thống nhất Đức "từ trên xuống". Quần chúng nhân dân bị gạt ra ngoài không phát huy được sức mạnh. Vì vậy, cuộc cách mạng tư sản ở Đức không triệt để. Giai cấp lãnh đạo cách mạng tư sản nếu là tư sản hay tiểu tư sản thì bao giờ cũng đưa cách mạng đi đến triệt để hơn, ví như cách mạng tư sản Pháp (1789) hoặc nội chiến ở Mỹ (1861-1865). Giai cấp lãnh đạo mà có sự liên minh với bộ phận phân hoá từ giai cấp phong kiến (quý tộc tư sản hoá) hoặc bộ phận gắn liền với nền kinh tế TBCN (chủ nô) thì những cuộc cách mạng đó không triệt để và còn nhiều hạn chế như ở Anh, Đức, Italia, Nga... Mối liên minh giữa giai cấp lãnh đạo cách mạng và quần chúng nhân dân là một liên minh tạm thời, chỉ diễn ra trong một giai đoạn nhất định. Giai cấp lãnh đạo, sử dụng bạo lực quần chúng để đạt mục đích của mình : lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản. Sau khi đạt được mục đích đó, họ không còn quan tâm tới lợi ích của quần chúng nhân dân mà quay lại đàn áp phong trào quần chúng. Tình hình này diễn ra ở hầu hết các cuộc cách mạng tư sản : - Trong cách mạng tư sản Anh 1640, sau khi giai cấp tư sản và quý tộc mới đã đạt được mục đích, họ quay lại đàn áp phái San bằng và phái Đào đất. Khiến cho giai đoạn hai của cách mạng không còn có sự tham gia của quần chúng nhân dân nữa. - Trong cuộc cách mạng Pháp 1789, qua bốn giai đoạn cách mạng khi nào bộ phận tư sản lên cầm quyền đạt được mục đích là họ quay lại đối phó với phong trào quần chúng. - Trong cách mạng Tân Hợi (1911) sau khi phái tư sản lập hiến lên nắm chính quyền họ liền thoả hiệp với Viên Thế Khải, ngăn chặn phong trào cách mạng của nông dân. Vì vậy, thành quả cách mạng đã rơi vào tay Viên Thế Khải. Như vậy, quần chúng nhân dân đi với giai cấp tư sản trong các cuộc cách mạng tư sản dài hay ngắn, chặt chẽ hay lỏng lẻo là tuỳ theo thái độ của giai cấp tư sản đối với quần chúng. Nếu giai cấp tư sản đáp ứng được quyền lợi nhiều cho quần chúng nhân dân thì nhân dân đi với tư sản lâu hơn và bền hơn, ví như cách mạng tư sản Pháp (1789) nông dân đi cùng giai cấp tư sản trong cách mạng và quan hệ đó còn ở cả thời gian sau đó. Trong cuộc cách mạng tư sản nào, trong giai đoạn nào của cuộc cách mạng tư sản thì quần chúng nhân dân đều giữ vai trò quan trọng đối với thắng lợi của cuộc cách mạng. Khi quần chúng nhân dân tham gia đông đảo thì sức mạnh càng lớn, thắng lợi cách mạng càng triệt để. Còn những cuộc cách mạng tư sản nào mà không có sự tham gia của quần chúng nhân dân hoặc có tham gia nhưng sau đó bị gạt ra khỏi tiến trình cách mạng thì cuộc cách mạng đó sẽ không triệt để và còn nhiều hạn chế hoặc đi vào giai đoạn thoái trào.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: