DÒNG HỌ COMMON LAW
Common Law
Common Law - loại luật có nguồn gốc từ hoạt động của các Toà án Hoàng gia Anh, được áp dụng chung cho toàn bộ nước Anh, thay thế cho luật địa phương. Theo nghĩa này, Common Law là một bộ phận của hệ thống pháp luật Anh, bên cạnh Equity Law.
Common Law được hiểu là toàn bộ luật có nguồn gốc án lệ (bao gồm cả Equity Law) có thể gọi là Case Law, phân biệt với luật thành văn (Status Law).
Common Law được hiểu là một dòng họ pháp luật cơ bản trên thế giới - bao gồm các hệ thống pháp luật của các nước có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống pháp luật nước Anh.
I. Sự hình thành và phát triển của họ Common Law
Người ta ước tính có khoảng 1/3 dân số trên thế giới sống ở các nước có hệ thống pháp luật chủ yếu dựa trên pháp luật Anh.
Một trong những đặc điểm nổi bật của pháp luật Anh là tính kết nối bền vững với quá khứ, do tính liên tục không bị ngắt quãng của lịch sử phát triển pháp luật.
Pháp luật Anh không tiếp nhận pháp luật nước ngoài trên diện rộng và cũng không bị pháp điển hoá toàn bộ.
1. Sự hình thành Common Law ở nước Anh
Nước Anh từng là một phần của Đế quốc La Mã trong 4 thế kỷ nhưng không bị ảnh hưởng bởi Luật La Mã.
Sau khi Đế quốc La Mã suy tàn, nước Anh chia ra thành nhiều vương quốc nhỏ với các hệ thống pháp luật mang tính địa phương, chủ yếu ảnh hưởng quan điểm của người germain.
Thời kỳ này được gọi là thời kỳ Anglo-Saxon
a)Thời kỳ 1066 - 1485: Sự ra đời của Common Law
Năm 1066 người Normande (sống ở Pháp) xâm lược nước Anh và đánh bại quân Saxon ở Hasting, William trở thành Vua nước Anh
William tuyên bố duy trì pháp luật tập quán pháp của thời kỳ Anglo-Saxon nhưng bỏ nhiều công sức để xây dựng chế độ quản lý tập trung trên toàn đất nước.
Chế độ phong kiến Anh mang tính tập quyền cao, khác với chế độ phong kiến tập quyền cát cứ ở châu Âu lục địa.
Sau năm 1066, luật địa phương vẫn được áp dụng bởi các pháp quan (thẩm phán), Toà án Hoàng gia chỉ hoạt động trong phạm vi hạn chế.
Tình trạng tổ chức xét xử phân tán dẫn đến việc mỗi toà áp dụng một kiểu luật, ngày càng nhiều vụ việc phức tạp được gửi lên Toà án Hoàng gia. Toà án Hoàng gia đã xét xử những vụ án như vậy và những án lệ này được các pháp quan địa phương lấy làm khuôn mẫu.
Dần dần các nguyên tắc Toà án Hoàng gia áp dụng thay thế luật địa phương và được áp dụng trên toàn bộ nước Anh.
Việc xét xử bởi Toà án Hoàng gia không phải là quyền của bên nguyên mà được xem là đặc ân, cần có sự cho phép đặc biệt.
Nếu một người muốn gửi đơn kiện đến Toà án Hoàng gia, anh ta phải đến Ban thư ký của nhà vua (Chancery) đóng phí và được cấp "trát" (writ).
Trát nhân danh đức vua ra lệnh cho bị đơn hoặc phải tuân thủ theo các yêu cầu của nguyên đơn hoặc bị xét xử và phải tuân thủ phán quyết.
Trát nêu rõ những cơ sở pháp lý mà bên nguyên đưa ra cho vụ việc của mình
Hệ thống trát mang đặc trưng của pháp luật Anh, chứng tỏ vai trò quan trọng của các thủ tục.
Vai trò quan trọng của thủ tục tố tụng là một trong những nguyên nhân khiến các luật sư Anh không tìm hiểu những nội dung thực định phức tạp trong luật tư của pháp luật La Mã.
Người ta quan niệm rằng kiến thức ở trường đại học, dựa trên nền tảng Luật La Mã có thể cho phép tìm ra các giải pháp đúng cho cuộc tranh chấp nhưng chưa chắc đã cho phép thắng kiện.
b) Thời kỳ thế kỷ 15-19: Sự ra đời của Luật công bằng(Equity Law)
Common Law bộc lộ nhiều khiếm khuyết, thể hiện khả năng có hạn của tiền lệ pháp trong việc giải quyết các vấn đề rất đa dạng của cuộc sống.
Luật công bằng có nguồn gốc từ việc coi nhà vua như biểu tượng của công lý.
Ngài Đổng lý văn phòng (Lord Chancellor) tiếp nhận và trình lên các đơn thỉnh cầu nhà vua khi Toà án Hoàng gia không thể đưa ra các phán quyết công bằng.
Ngài Đổng lý văn phòng còn có nhiệm vụ hướng dẫn, định hướng nhận thức cho nhà vua về các vụ việc.
Dần dần nhà vua trao cho Lord Chancellor quyền giải quyết.
Cuối thế kỷ 16, Chancery Court (Toà Công bằng) ra đời
Đến năm 1616, người ta bắt đầu chấp nhận ưu tiên áp dụng Luật Công bằng
Toà Công bằng đưa ra lệnh cấm bên khởi kiện (dù có đầy đủ cơ sở pháp lý) tiếp tục tranh tụng hay tìm cách cưỡng chế phán quyết.
Đặc trưng của Luật Công bằng là nó vận hành thông qua các biện pháp cấm hoặc bằng mệnh lệnh trực tiếp tới các bên (bù đắp công bằng) và việc xét xử được tiến hành trước các đại pháp quan chứ không phải trước các thẩm phán.
Những năm 1832 đến cuối thế kỷ 19: Thời kỳ cải cách và phát triển của pháp luật Anh
Việc cải cách pháp luật tố tụng diễn ra vào những năm 1832-1833 và 1852.
Tổ chức toà án được cải cách năm 1873-1875 trên cơ sở Luật về cải cách tổ chức toà án
Sau Judicature Acts, tất cả các toà án đều có thẩm quyền áp dụng Common Law và Equity Law.
Về pháp luật nội dung, cải cách tư pháp đã loại bỏ khỏi pháp luật Anh các giải pháp pháp lý cổ điển và trình bày nó thành các quy phạm một cách có hệ thống.
c) Thời kỳ từ thế kỷ 19 đến nay: Thời kỳ xuất hiện luật thành văn
Sau Chiến tranh Thế giới I, Luật Hành chính phát triển mạnh ở Anh cũng với việc xuất hiện của hàng loạt các luật, các văn bản hành chính và Toà án hành chính.
Thời kỳ này cũng diễn ra các cải cách trong một số lĩnh vực mang tính truyền thống như: gia đình, tài sản, hợp đồng, trách nhiệm dân sự...
Việc Anh gia nhập EEC năm 1972 cũng tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi của pháp luật Anh.
Câu hỏi trắc nghiệm
Nhận định: Ở Anh không có khái niệm Nhà nước và pháp nhân công pháp là đúng hay sai? Tại sao?
Trả lời
Ở Anh không có khái niệm Nhà nước như thể chế dựa trên sự phân chia lãnh thổ với quyền lực truyền thống và tư cách pháp nhân công pháp như trong hệ thống luật La Mã.
Hoàng gia cùng các thành viên tạo thành nhóm chủ thể có quy chế đặc biệt, được áp dụng một số quy tắc ngoại lệ. Chính phủ và các Bộ được coi là thành viên của Hoàng Gia.
Các cơ quan còn lại được điều chỉnh bằng pháp luật chung - không có sự khác nhau giữa cơ quan chính quyền địa phương và công ty.
2.Sự mở rộng Common Law sang các nước khác trên thế giới
Common Law lan truyền khắp thế giới chủ yếu do công cuộc mở rộng thuộc địa của Đế quốc Anh
Rõ ràng Common Law khó có thể tiếp tục có mặt ở nhưng nơi đó nếu nó không có tính mềm dẻo và tính thực tiễn đặc biệt.
Một điểm đặc trưng của pháp luật Anh là không một nước nào tình nguyện chọn hệ thống luật này nhưng khi đã áp dụng rồi thì không một nước nào muốn từ bỏ nó.
a) Common Law ở Australia
Năm 1770, triều đình Anh thiết lập quyền sở hữu của mình trên vùng đất Australia.
Năm 1828, Luật về Nghị viện (Act of Parliament) quy định: luật áp dụng ở thuộc địa Australia là Common Law và luật thành văn (Status Law) có hiệu lực ở nước Anh.
Luật về Hiến pháp Liên bang Australia năm 1900 gồm 9 điều, 8 điều đầu quy định về văn bản, Vương quốc và Liên bang, nội dung chính của Hiến pháp chứa đựng trong Điều 9
Australia có 6 bang và hai vùng lãnh thổ, mỗi bang có Hiến pháp và hệ thống pháp luật riêng
Nội dung pháp luật của các bang tương tự nhau vì đều theo khuôn mẫu của pháp luật Anh.
Án lệ của Australia có giá trị tham khảo đối với toà án Anh.
Australia có hệ thống tư pháp tương tự như của Anh. Toà án Tối cao của Australia là cơ quan xét xử cao nhất của đất nước.
b) Common Law ở Canada
Nhà nước tự trị Canada (Dominion of Canada) thành lập năm 1867 trên cơ sở Luật về vấn đề Bắc Mỹ thuộc Anh (British North America Act).
Canada có 10 tỉnh (province).
Hiến pháp Canada là một loạt các đạo luật ban hành từ năm 1867 đến 1882, trong đó có Luật Hiến pháp năm 1882, cho phép Canada có quyền tự sửa đổi Hiến pháp.
Canada sử dụng Common Law, theo đó bản án của các toà cấp trên và toà án Anh có hiệu lực án lệ bắt buộc.
Về tổ chức tư pháp mỗi tỉnh có một hệ thống tư pháp riêng. Toà án tối cao Canada là toà án cấp phúc thẩm, bao gồm 9 thẩm phán, trong đó 3 thẩm phán đến từ Quebec.
Ở Canada không có hệ thống toà hành chính. Khiếu nại các quyết định hành chính được xem xét ở các Toà án chung (Toà án tỉnh và toà án liên bang) theo các đạo luật riêng.
Ở Canada việc đăng ký kết hôn được điều chỉnh bằng pháp luật các tỉnh nhưng việc ly hôn được điều chỉnh bằng luật liên bang.
c) Common Law ở Hong Kong
Năm 1842, Hong Kong trở thành thuộc địa và ở đây hoàn toàn áp dụng pháp luật của Anh có kết hợp với những tập quán địa phương.
Từ 5/4/1843 Hong Kong có cơ quan lập pháp riêng, các đạo luật Anh được thông qua trước ngày này được tiếp nhận một cách đương nhiên ở Hong Kong với điều kiện đạo luật đó mang tính chất chung và phù hợp với điều kiện của Hong Kong.
Các đạo luật thông qua ở Anh sau 5/4/1843 sẽ không được áp dụng ở Hong Kong trừ khi có những quy định riêng hoặc được Chính quyền Hong Kong tiếp nhận.
Năm 1997 Hong Kong trở lại dưới chủ quyền của Trung Quốc như một đặc khu.
Theo Hiệp định giữa Trung Quốc và Anh, Hong Kong có quyền tự trị đặc biệt với hệ thống lập pháp, hành pháp và tư pháp riêng với chính sách thuế và chính sách nhập cư độc lập. Chỉ có các vấn đề đối ngoại và phòng thủ là thuộc thẩm quyền của Trung Quốc.
Đến năm 2047 Hong Kong vẫn được giữ nguyên hệ thống kinh tế xã hội và quy chế khu vực kinh tế mở.
Trung Quốc đã công nhận hiệu lực của 140 luật của Anh để áp dụng ở Hong Kong.
Hệ thống toà án ở Hong Kong vẫn là theo kiểu Anh, độc lập và tách rời với hệ thống toà án Trung Quốc
II. Pháp luật một số nước thuộc dòng họ Common Law
1.a)Pháp luật Anh và pháp luật Scotland
Sau các cuộc chiến tranh vì độc lập với nước Anh (1298-1326), Scotland định hướng pháp luật theo mô hình Pháp với sự áp dụng Luật La Mã.
Trước thế kỷ 15, Scotlend không có trường đại học tổng hợp, sinh viên được gửi đến học luật ở các trường ở Đức, Pháp, Hà Lan.
Sự hợp nhất của Scotland vào Anh đầu thế kỷ 17 đã tạo điều kiện cho việc củng cố các truyền thống Common Law. Các toà án Scotland hoàn toàn tiếp nhận hệ thống Common Law của Anh. Tuy nhiên cách giải thích quy phạm pháp luật ở Scotland giống ở dòng họ Civil Law nhiều hơn.
b)Nguồn luật:
Nguồn luật quan trọng nhất của hệ thống pháp luật Anh là án lệ (Case Law) tiếp đó mới đến luật thành văn (Status Law).
Trước đây, ở Anh, luật thành văn chỉ ở vị trí thứ yếu, được sử dụng để điều chỉnh hoặc bổ sung cho án lệ.
Án lệ ở Anh
Việc áp dụng án lệ phải thoả mãn những điều kiện về nguyên tắc hoặc đòi hỏi của thực tiễn.
Án lệ phải tồn tại từ lâu và phù hợp với nội dung vụ việc đang xem xét. Thẩm phán phải tìm ra án lệ phù hợp và mang tính bắt buộc.
Thực tiễn đòi hỏi việc áp dụng án lệ phải bảo đảm được tính chắc chắn và sự ổn định của một hệ thống pháp luật.
Nguyên tắc Stare decisis: các tranh chấp tương tự cần đạt đến các kết quả pháp lý tương tự.
Chỉ có những bản án được coi là có tính bắt buộc mới tạo thành án lệ và có giá trị pháp lý. Còn những bản án khác chỉ có giá trị tham khảo.
Chỉ phần lập luận của bản án được coi là án lệ vì trong phần này, thẩm phán trình bày lý do và đưa ra ý kiến.
Trong phần lập luận, cần phân biệt ratio decidendi (lý do để quyết định) và obiter dicta (lời nhận xét, bình luận của thẩm phán).
Quy tắc điều chỉnh việc áp dụng án lệ ở Anh được gọi là Rule of precendent còn quy tắc điều chỉnh việc áp dụng án lệ ở Mỹ được gọi là Rule of stare decisis.
Ở Anh, các án lệ mang tính bắt buộc được ghi chép trong Law Reports, All England Law Reports, Weekly Law Reports.
Câu hỏi trắc nghiệm
Nhận định: Common Law và Equity Law vẫn được coi là nguồn chủ yếu của pháp luật Anh là đúng hay sai? Tại sao?
Trả lời
Common Law và Equity Law vẫn được coi là nguồn chủ yếu của pháp luật Anh vì chúng cung cấp các quy phạm cơ bản và các nguyên tắc pháp luật chung trong hệ thống pháp luật Anh
Quy phạm pháp luật ở Anh
Về cơ bản, quy phạm pháp luật Anh được rút ra từ ratio decidendi của các bản án của Toà án cấp trên.
Quy phạm pháp luật Anh được sử dụng để điều chỉnh xử sự của các chủ thể pháp luật, mang tính khái quát cho mọi trường hợp và được sử dụng trực tiếp để đưa ra giải pháp cho tranh chấp.
Trong Common Law không có sự phân biệt giữa quy phạm mệnh lệnh và quy phạm tuỳ nghi.
Dòng họ Civil Law coi trọng quy phạm nội dung còn dòng họ Common Law coi trọng quy phạm thủ tục.
Luật thành văn ở Anh
Ở Anh, Luật thành văn bao gồm hai loại: do Nghị viện ban hành và do những cơ quan được Nghị viện uỷ quyền ban hành.
Ở Anh không có Hiến pháp thành văn do ở Anh có quan niệm các chế định có tính chất hiến định là do ân huệ của Nhà vua, sự tồn tại của Hiến pháp thành văn sẽ làm pháp luật trở nên cứng nhắc.
Cái mà người Anh gọi là Hiến pháp là tổng thể các quy phạm có nguồn gốc luật thành văn hoặc nguồn gốc án lệ, có nội dung liên quan đến việc bảo đảm quyền tự do cơ bản của công dân và hạn chế sự chuyên quyền.
Trong pháp luật nước Anh không có trật tự đẳng cấp giữa hiến pháp và luật. Hệ quả của nó là:
- Nếu có xung đột giữa hiến pháp và luật thì áp dụng quy tăc văn bản ban hành sau sẽ có giá trị áp dụng.
- Không có cơ chế kiểm soát tính hợp hiến.
Nếu có xung đột giữa các văn bản pháp luật và án lệ, người ta sẽ áp dụng văn bản pháp luật.
Các thẩm phán Anh luôn cố gắng giải thích các văn bản pháp luật theo hướng hạn chế tối đa việc áp dụng chúng.
Tập quán ở Anh
Tập quán thường được thể hiện trong án lệ và luật thành văn.
Có những trường hợp tập quán không bị sáp nhập vào các nguồn luật khác:
- Tập quán được áp dụng trong lĩnh vực riêng biệt, thường là tập quán địa phương (Local Customs)
- Tập quán trong lĩnh vực thương mại (Mercantile Customs)
Lẽ phải và học thuyết pháp lý
Trong trường hợp không có luật thành văn, không có án lệ, không có tập quán điều chỉnh các vấn đề đang phải giải quyết, thẩm phán sẽ phải thực hiện quyền sáng tạo ra pháp luật - sử dụng lẽ phải với tư cách là một nguồn luật.
Đây là nguồn luật thể hiện nét đặc thù của Common Law.
Lẽ phải có thể thể hiện bằng cách:
- Viện dẫn tập quán không có giá trị bắt buộc hoặc viện dẫn bản án không phải là án lệ, hoặc viện dẫn obiter dicta
- Viện dẫn án lệ nước ngoài (Scotland, Mỹ...) thậm chí án lệ của các nước thuộc hệ thống Civil Law.
Câu hỏi trắc nghiệm
Nhận định: Toà án Anh giải thích luật thành văn sao cho chỉ làm xáo trộn ít nhất hệ thống các tiền lệ là đúng hay sai? Tại sao?
Trả lời
Toà án Anh giải thích luật thành văn sao cho chỉ làm xáo trộn ít nhất hệ thống các tiền lệ vì Toà án coi luật như chỉ thị của cơ quan cấp trên nên phải tuân theo nhưng do truyền thống chỉ coi luật như văn bản có tác dụng bổ sung, hoàn thiện hệ thống tiền lệ đã hình thành
c)Hệ thống toà án
Ở Anh có toà án cấp trên và toà án cấp dưới.
Chỉ có toà án cấp trên mới có thẩm quyền tạo ra án lệ.
Toà án cấp dưới
Các toà án cấp dưới chỉ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, bao gồm các loại:
Toà án dân sự (Country Court) có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dưới 5000 bảng và ly hôn thuận tình.
Toà án hình sự (Magistrate's Cout) có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự ít nghiêm trọng.
Toà hành chính
Các toà án cấp trên
Cấp sơ thẩm:
• Toà án công lý cấp cao (High Court of Justice) bao gồm:
o Toà án Nữ hoàng (Queen's Bench) bao gồm Toà án hàng hải, Toà án thương mại.
o Chancery Court bao gồm Toà án về công ty, Toà án về phá sản
o Toà án gia đình
• Toà án triều đình (Crown Courts) xét xử sơ thẩm đối với các tội phạm hình sự nghiêm trọng
Cấp phúc thẩm: Toà án phúc thẩm (Court of Appead) bao gồm hai toà: Toà dân sự và Toà hình sự. Bản án của Toà án phúc thẩm là án lệ bắt buộc đối với toà án cấp dưới và chính Toà án phúc thẩm.
Toà án tối cao
Toà án tối cao (Supreme Court of Judicature) chịu sự kiểm soát của Uỷ ban phúc thẩm Thượng nghị viện (Appellate Committee of the House of Lords) và Hội đồng cơ mật Hoàng gia (Privy Council).
House of Lords chỉ thực hiện thẩm quyền xét xử phúc thẩm - giữ nguyên hoặc huỷ bỏ quyết định phúc thẩm mà không phán quyết. Từ năm 1966 House of Lords không phải tuân theo án lệ của chính mình.
Privy Council là cơ quan tư vấn chính thức của Hoàng gia, bao gồm những luật gia đáng kính nhất của Anh và Khối thịnh vượng chung (Commomwealth). Các quyết định của Privy Council không có tính ràng buộc.
Ở Anh không có Viện Công tố, không có Bộ Tư pháp
Theo quan điểm của Anh, sự có mặt của Viện Công tố thể hiện sự bất bình đẳng giữa bên buộc tội và bên bị buộc tội trong vụ án hình sự. Bộ Tư pháp không phù hợp với tính độc lập của quyền tư pháp.
Cục buộc tội của Nữ Hoàng
Khởi tố vụ án hình sự nhân danh Vương miện vì quyền lợi của xã hội
Từ thế kỷ 12, việc buộc tội do dân chúng tiến hành thông qua Grand Jury
Năm 1933 việc buộc tội được giao cho cơ quan cảnh sát thông qua các luật sư biện hộ hoặc luật sư tư vấn
Năm 1985 thành lập Cục buộc tội của Nữ Hoàng với 30 Phòng, 1500 nhân viên buộc tội của vương quốc
Tố tụng dân sự ở Anh
Tố tụng bằng lời và có tính tranh tụng
Các nguyên tắc và thủ tục tố tụng được pháp điển hoá trong Luật năm 1995 về chứng cứ, Luật năm 1997 về tố tụng dân sự
Thủ tục tố tụng dân sự
Quyết định triệu tập ra toà: thời hạn 14 ngày
Đa số vụ án dân sự kết thúc khi bị đơn bị xét xử vắng mặt (không trình diện hoặc không nộp bản tự bào chữa)
Trao đổi các bản kết luận
Chuẩn bị phiên toà: có thể ban hành các quyết định klhẩn cấp tạm thời
Quyết định của Trợ lý thẩm phán (Master) hay Lục sự (Registrar)
Phiên xét xử: Thẩm phán không được đặt câu hỏi với người làm chứng
Phán quyết của Thẩm phán: Oder - ngay tại chỗ
Thẩm vấn nhân chứng
Thẩm vấn lần đầu:
• Không đặt ra những câu hỏi mang tính gợi ý
• Không đặt ra nhiều lần cùng một câu hỏi
Thẩm vấn phản biện:
• Đặt câu hỏi gợi ý
• Đặt câu hỏi để kiểm tra sự tin cậy của nhân chứng
• Đặt câu hỏi làm mất uy tín của nhân chứng
• Thẩm vấn lại
d)Đào tạo luật và nghề luật
Các luật gia Anh được đào tạo từ thực tiễn - thiên về thủ tục tố tụng và chứng cứ.
Việc đào tạo nghề luật ở Anh không chú trọng tính bài bản mà thiên về thực tiễn.
Thẩm phán Anh
Luật gia trẻ không thể trở thành thẩm phán ngay sau khi học luật xong mà chỉ những luật sư thực hành có kinh nghiệm (ít nhất 10 năm) và được kính trọng mới được bổ nhiệm làm thẩm phán.
Thẩm phán Anh xuất thân từ nhà thực hành luật chứ không phải từ giáo sư luật, được giữ chức vụ suốt đời.
Theo pháp luật Anh, về nguyên tắc, việc tiến hành tố tụng là trách nhiệm của các bên (thông qua luật sư của mình), vai trò của thẩm phán là đảm bảo sự tuân thủ các thủ tục tố tụng
Thẩm phán ở Anh có tính độc lập rất cao, chỉ bị bãi nhiệm khi cả Thượng viện và Hạ nghị viện Anh yêu cầu lên Nữ hoàng (Quy chế năm 1700)
Số lượng thẩm phán Anh khoảng 1000 người - do cơ chế xét xử một thẩm phán, do tiến hành tố tụng tốn kém khiến 90% trường hợp bị đơn không tham gia tố tụng hoặc chấm dứt vụ kiện ngay ở giai đoạn điều tra (5% vụ việc)
Ngoài ra có 1000 Thẩm phán làm việc nửa ngày (Recorder) và 30.000 Thẩm phán làm việc không có thù lao
Nghề luật sư ở Anh
Ở Anh, để trở thành luật sư cần có bằng đại học nhưng không nhất thiết phải là bằng đại học luật.
Nghề luật sư ở Anh được xây dựng trên mô hình tổ chức tư pháp và tố tụng của Anh được hình thành từ thế kỷ 12-13.
Luật sư Anh gồm hai loại: luật sư bào chữa (barristors) và luật sư tư vấn (solicitors)
Luật sư biện hộ
Người muốn trở thành luật sư biện hộ phải là một khoá sinh của Inn of Court để được đào tạo và phải thi đỗ trong kỳ thi công nhận luật sư biện hộ. Việc công nhận luật sư biện hộ do hội đồng của Inn of Court thực hiện.
Hoạt động của các luật sư biện hộ là bào chữa, bảo vệ quyền lợi của khách hàng trước các toà án.
Hiện nay trên toàn nước Anh có 10.000 luật sư biện hộ trong đó khoảng 1000 người được phong danh hiệu Cố vấn của Nữ hoàng.
Luật sư biện hộ không trực tiếp gặp khách hàng. Mọi giao dịch với khách hàng do luật sư tư vấn đảm nhiệm. Luật sư biện hộ nhận yêu cầu từ luật sư tư vấn và nhận thù lao thông qua luật sư tư vấn.
Luật sư biện hộ không phải chịu trách nhiệm về những sai lầm trước toà và không được kiện nếu khách hàng không trả thù lao bởi nghề luật sư bào chữa được coi là nghề phục vụ công lý.
Luật sư biện hộ không được phép thành lập công ty mà hành nghề tại các văn phòng được đặt ở một khu vực nhất định.
Luật sư tư vấn
Để trở thành luật sư tư vấn chỉ cần thi đỗ kỳ thi chuyên môn do Hội luật sư tổ chức và trải qua hai năm tập sự.
Năm 1990, Đạo luật về dịch vụ pháp lý và toà án được thông qua, theo đó luật sư bào chữa không còn độc quyền tranh tụng mà phải chia sẻ quyền này với luật sư tư vấn (nhưng chỉ ở các toà án cấp dưới).
Trước toà luật sư tư vấn mặc áo dài đen nhưng không bao giờ đội tóc giả
Hiện nay trên toàn nước Anh có 80.000 luật sư tư vấn
II.2.a) Sự khác biệt cơ bản giữa pháp luật Mỹ và pháp luật Anh
Hiến pháp có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật Mỹ. Chức năng bảo hiến thuộc Toà án tối cao.
Hệ thống pháp luật Mỹ vừa có tính ổn định tương đối, vừa có tính điều chỉnh linh hoạt.
Hệ thống pháp luật Mỹ là hệ thống pháp luật Liên bang
Lý do sự khác biệt:
• Anh là một quốc đảo, Mỹ ở lục địa rộng lớn
• Anh có bề dày truyền thống; Mỹ tự hào vì đã chống ách thuộc địa, quay lưng với truyền thống cũ kỹ
• Anh là nước quân chủ nghị viện, Mỹ là nước cộng hoà tổng thống
• Anh luôn là quốc gia đơn nhất, tập quyền trong quản lý; Mỹ là quốc gia liên bang có sự dung hoà về lợi ích giữa các bang
• Anh và Mỹ khác nhau về cơ cấu kinh tế, cơ cấu chủng tộc, tôn giáo, mức sống, tư tưởng, giáo dục...
Luật thành văn: Hiến pháp Mỹ
Hiến pháp Mỹ là hiến pháp thành văn đầu tiên trong lịch sử lập hiến thế giới và là hiến pháp lâu đời nhất vẫn còn hiệu lực.
Hiến pháp Mỹ ra đời năm 1787 gồm 7 điều lớn cộng với 27 sửa đổi (đặc biệt là 10 sửa đổi đầu tiên năm 1791 được dẫn chiếu dưới tiêu đề Đạo luật về các quyền - The Bill of Rights)
Hiến pháp Mỹ không chỉ có giá trị nghi thức mà trên thực tế là cốt lõi của hệ thống pháp luật Mỹ
Hiến pháp Mỹ không phải là những tuyên ngôn về hình thức mà có giá trị thực tiễn cao, thường xuyên được các toà án áp dụng do nó được giải thích theo nguyên tắc đảm bảo sự mềm dẻo và thích nghi với mọi hoàn cảnh.
Tất cả các luật sư Mỹ luôn ghi nhớ và nắm vững các quy định của Hiến pháp.
Mỗi Tiểu bang lại có Hiên pháp riêng, được soạn thảo và ban hành dựa trên Hiến pháp Liên bang.
Các Bộ luật và Đạo luật (Luật) của Mỹ: Phần lớn các Bộ luật của Mỹ là kết quả của kỹ thuật tập hợp hoá Về bản chất, những công trình tập hợp hoá này không phải là Bộ luật theo cách hiểu của dòng họ Civil Law.
Ngoài các Bộ luật theo kiểu nói trên, trong hệ thống pháp luật Mỹ còn có các "Bộ luật mẫu" được đa số các Tiểu bang chấp nhận (ví dụ như Bộ luật thương mại thống nhất (Unified Commerce Code) và các văn bản pháp luật do Nghị viện ban hành - Act (Đạo luật (Luật)
Luật Tiểu bang và Luật Liên bang
Theo Hiến pháp Mỹ, về nguyên tắc, quyền lập pháp chủ yếu thuộc thẩm quyền của các bang, việc Chính quyền Liên bang ban hành luật chỉ là ngoại lệ.
Tuy nhiên, theo Điều 6 Hiến pháp Mỹ "điều khoản tối cao", cần khẳng định Luật Liên bang và điều ước quốc tế có hiệu lực cao hơn luật Tiểu bang.
Ở Mỹ có 50 Tiểu bang với 50 hệ thống pháp luật nhưng chúng cùng tồn tại trong một thể thống nhất của pháp luật Liên bang Mỹ.
II.2. c) Hệ thống toà án Mỹ
Hệ thống toà án của bang và hệ thống toà án Liên bang: Không giống như ở các Nhà nước Liên bang khác, theo đó toà án cấp Liên bang là toà án cấp cao nhất; mô hình hệ thống toà án Mỹ lại khác hẳn: trong nhiều trường hợp, Toà án Liên bang Mỹ xét xử ở trình độ sơ thẩm.
Toà án cấp Tiểu bang
Mỗi Tiểu bang có hệ thống toà án riêng của mình.
Thông thường, toà án Tiểu bang bao gồm ba cấp: Toà án tối cao, Toà phúc thẩm, Toà sơ thẩm.
Trong khoảng hơn 1/3 Tiểu bang không có Toà phúc thẩm mà chỉ có 2 cấp toà án.
Toà án tối cao của bang có nhiều tên gọi: Supreme Court, Court of Errors.
Toà án cấp Liên bang
Toà án thông thường bao gồm:
+ Các Toà án cấp khu vực (District Court): Ở toà án cấp này, phiên toà thường chỉ do 1 thẩm phán xét xử, trong trường hợp đặc biệt có 3 thẩm phán.
+ Các Toà phúc thẩm: Việc kháng nghị các bản án của Toà án cấp khu vực được thực hiện trước Toà phúc thẩm (Circuit Court). Trên toàn nước Mỹ có 13 Toà phúc thẩm với hơn 170 thẩm phán.
+ Toà án tối cao Liên bang Mỹ: Toà án tối cao Liên bang Mỹ có một Chánh án (Chief Justice) và 8 thẩm phán (Associate Justice).
Các toà án chuyên ngành (toà án đặc biệt):
+ Toà khiếu tố (Claims Court)
+ Toà án về thuế (U.S. Tax Court
+ Toà án thương mại quốc tế (U.S. Court of International Trade)
Nguyên đơn có thể khởi kiện cùng một vụ việc trước nhiều toà án.
Kháng nghị với bản án của Toà khiếu tố và Toà án thương mại quốc tế được xem xét ở 1 trong 13 Toà phúc thẩm.
Mối quan hệ giữa hệ thống toà án của bang và hệ thống toà án Liên bang
Toà án cấp Liên bang chỉ có thẩm quyền trong những trường hợp được Hiến pháp quy định như các trường hợp sau:
- Khi vụ việc liên quan đến việc giải thích Hiến pháp Liên bang và luật của Liên bang;
- Khi thân nhân của nguyên đơn có liên quan đến lợi ích của nước Mỹ hoặc đó là tranh chấp giữa hai công dân đến từ các Tiểu bang khác nhau của nước Mỹ.
Toà án cấp Tiểu bang giải quyết 95% vụ việc và nếu vụ việc thuộc thẩm quyền của Toà án cấp Tiểu bang thì quyết định của toà này là chung thẩm và không thể bị kháng cáo.
Câu hỏi trắc nghiệm
Nhận định: trong trường hợp hai hệ thống toà án Liên bang và bang có cùng thẩm quyền đối với một vụ việc thì các bên có quyền lựa chọn toà án là đúng hay sai?
Nhận định: Phương pháp giải thích pháp luật của Toà án Mỹ khác với phương pháp giải thích pháp luật của Toà án Anh là đúng hay sai?
Thủ tục tố tụng dân sự trong pháp luật Mỹ
Khởi kiện: Đơn khởi kiện phải được tống đạt cho bị đơn cùng Giấy triệu tập ra toà
Xem xét sơ bộ vụ án: Hội nghị trù bị (Pretrial conference)
Phiên xét xử (Trial) có thể có sự tham gia của bồi thẩm đoàn gồm 12 hoặc 6 người
Phán quyết của Toà án (Judgment): do Thẩm phán soạn dựa trên Trả lời của Bồi thẩm đoàn về vấn đề liên quan đến tình tiết của vụ việc mà Thẩm phán đã đặt ra
II.2.d) Đào tạo và nghề luật ở Mỹ
Sau khi học xong chương trình phổ thông, học sinh phải theo học 3-4 năm cao đẳng để có văn hoá cơ bản sau đó sẽ vào các trường luật để học một chương trình chủ yếu thiên về thực hành.
Phương pháp dạy - học ở trường luật của Mỹ
Sinh viên phải đọc tài liệu trước khi đến lớp, bao gồm: các bản án (case method) , các văn bản pháp luật, học thuyết pháp lý liên quan, một số bài viết về kinh tế và xã hội học (modified case method).
Trong hầu hết các giờ học, người ta sử dụng phương pháp Socrate, theo đó sinh viên làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo sư, trình bày về những gì họ đã học.
Đối với sinh viên từ năm thứ ba trong trường luật có thể áp dụng phương pháp thực hành trực tiếp (clinical method)
Các thẩm phán Mỹ
Các thẩm phán Mỹ bao gồm thẩm phán Tiểu bang và thẩm phán Liên bang.
Thẩm phán liên bang được chỉ định chức vụ suốt đời từ số các luật sư thực hành nổi tiếng hoặc từ số giáo sư luật của các trường đại học lớn.
Thẩm phán Liên bang do Tổng thống Mỹ lựa chọn với sự phê chuẩn của Nghị viện.
Nghề luật sư ở Mỹ
Điều kiện để trở thành luật sư (Lawyer) ở các Tiểu bang ở Mỹ không giống nhau, thường được quy định trong luật về thẩm phán. Toà án bang là cơ quan có thẩm quyền công nhận luật sư và cho phép hành nghề
Người muốn trở thành luật sư phải qua một kỳ thi công nhận là luật sư (Bar examnination) được tổ chức dưới dạng thi viết với nội dung cả về lý thuyết và thực hành (hai lần một năm).
Việc tham gia các khoá bồi dưỡng kiến thức đối với luật sư là bắt buộc, nếu không tham gia các chương trình đào tạo tiếp tục luật sư có thể bị Uỷ ban về khiếu nại và kỷ luật luật sư đình chỉ tư cách.
Nước Mỹ với thể chế liên bang, tính da dạng của các bang thành viên và sắc tộc đòi hỏi phải có mô hình tư pháp riêng và mô hình nghề luật thống nhất.
Mô hình này ra đời trong bối cảnh môi trường pháp lý và xã hội đặc thù, ở đó nhà nước giảm thiểu sự can thiệp vào đời sống xã hội, trong tố tụng áp dụng nguyên tắc đối kháng: tại phiên toà thẩm phán và bồi thẩm đoàn chỉ căn cứ vào những gì họ nghe thấy tại phiên toà để đưa ra phán quyết của mình.
Trong phòng xử án luật sư không bảo vệ công lý mà bảo vệ cho lý lẽ của mình. Người Mỹ có ý thức rằng chỉ cần luật sư giỏi là họ có cơ may thắng kiện
Câu hỏi trắc nghiệm
Những nhận định sau là đúng hay sai? Giải thích tại sao?
Một số nước từng là thuộc địa của Anh nhưng không tiếp nhận Common Law mà có hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law
Án lệ trong pháp luật Anh luôn là nguồn luật quan trọng hơn luật thành văn
Xung đột giữa Common Law và Equity Law ở Anh đã được giải quyết vào cuối thế kỷ 19
Trước đây Common Law ở Anh chú trọng vào các thủ tục tố tụng
Hệ thống trát là một trong những biểu hiện về tính phức tạp và cứng nhắc của Common Law
Hệ thống pháp luật Anh tiếp tục bị chi phối bởi tư duy về trát ngay khi hệ thống trát đã hoàn toàn bị xoá bỏ vào năm 1875
Việc thừa nhận một loại trát sử dụng chung cho tất cả các loại vụ việc dân sự của Anh sau cải cách thủ tục tố tụng dân sự cuối thế kỷ 19 đã thống nhất hoá thủ tục xét xử đối với từng loại vụ việc dân sự
Common Law và Equity Law vẫn được coi là nguồn chủ yếu của pháp luật Anh
Ngày nay, Thượng nghị viện Anh luôn bị ràng buộc bởi phần lý do để ra quyết định (ratio decidendi) trong phán quyết của mình khi giải quyết các vụ việc
Trong quá trình xét xử, Hội đồng Cơ mật của Anh không áp dụng pháp luật Anh
Xét ở khía cạnh nguồn luật, Luật thành văn ở Anh có vai trò không giống với Luật thành văn ở Mỹ
Mối quan hệ thứ bậc giữa luật thành văn và án lệ trong hệ thống pháp luật Mỹ tương tự như trong hệ thống pháp luật Anh
Nguyên tắc án lệ (Rule of Precedent) trong hệ thống pháp luật Anh tương tự nguyên tắc án lệ (Stare Decisis) trong hệ thống pháp luật Mỹ
So với ở Anh thì quyền lực tư pháp ở Mỹ kém tập trung hơn
Trong hệ thống pháp luật Mỹ, án lệ của Toà án Tối cao của bang không có giá trị bắt buộc đối với Toà án Tối cao liên bang khi xét xử các vụ việc cụ thể thuộc thẩm quyền của toà án bang
Trong nhiều trường hợp, Toà án Liên bang Mỹ xét xử ở cấp sơ thẩm
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro