Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Write - 18: @selinawither

Bài write của bạn selinawither

Bạn được cộng một điểm :3

Đề 2:

*bài dự thi có 3 chương*

*Mô tả:

Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin đem lại nghiệp xưa họ hùng

Ba kẻo oan ức lòng chồng

Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này.

************************************

1.

" Phanh " " Phanh " tiếng vũ khí va chạm vang lên liên hồi, văng vẳng dư âm không tan trong núi rừng bình lặng. Hai thiếu nữ cầm giáo sắt không ngừng đọ sức, hai nàng giống nhau đến nỗi không phải mười phần thì cũng là tám phần.

" Muội phải đánh dứt khoát ! Dù chúng ta là chị em cũng không thể nương tay! " Lời này nói ra, thiếu nữ mặc thường y màu vàng nhạt lại tăng thêm mấy phần lực đạo. Nàng ra tay càng lúc càng khí thế.

Thiếu nữ còn lại trông có vẻ nhu mì hơn, y phục cũng là thuộc hồng sắc nữ tính nhưng mái tóc đen mềm mại lại được vấn lên làm già đi không ít. Nàng cầm giáo cố gắng chống đỡ từng hồi quang ảnh mạnh mẽ: " Tỷ muội... chị em đồng lòng... muội vẫn là không thể xuống tay..."

" Phanh " " Rầm " cây giáo trong tay hồng y nữ tử bị đánh sang một bên, cả người nàng ta cũng theo đó đập vào gốc cây gần đó. Hoàng y nữ tử cầm vũ khí tiến lại gần rồi nâng muội muội của mình lên, nói: " Không ra tay được là nhu nhược, muội đêm nay suy nghĩ kĩ lời này đi. Giờ thì về phủ. " Vừa dứt lời Lạc Trắc* không nhìn em gái nữa mà rảo bước đi.

Lạc Nhị nhìn theo bóng lưng của chị gái mình, trong lòng không ngừng nổi lên phong ba. Nàng cúi xuống nhặt lấy cây giáo sắt, tóc mái rủ xuống che đi sắc mặt của nàng...

Đêm nay có lẽ sẽ là một đêm không ngủ đây...

Hôm sau, hai chị em lại lần nữa so tài. Khuôn mặt Lạc Nhị có chút hốc hác, đôi mắt quầng thâm chứng tỏ nàng ta đã thức tới sáng nhưng ngược lại có vẻ tinh thần lại rất tốt.

" Muội nghĩ thông sao? " Lạc Trắc cười cười nhìn Lạc Nhị, xem ra đúng là phải khắc nghiệt mới khiến đứa em ngây thơ này ngộ ra chân lí a!

Lạc Nhị không đáp, Lạc Trắc cũng không hỏi tiếp. Hai nàng không nói hai lời cầm giáo sắt tấn công đối phương. Khác hẳn mọi hôm e dè, hôm nay tuy vẫn nhưng chiêu thức mềm mại ấy lại đem lại cảm giác khác hẳn. Lạc Trắc hiểu... muội muội nàng trưởng thành rồi...

Hai chị em như tạo thành hai khí thế đối lập: tỷ tỷ mạnh mẽ, không câu nệ. Muội muội hoa lệ, nhẹ nhàng mây trôi. Tạo thành cớ sự lưỡng bại câu thương.

Bỗng, trong tình thế quyết định thì từng hồi huyên náo la hét ầm ĩ vang lên ngoài trang. Thanh âm lớn đến mức hai nàng đều nghe thấy. Lạc Nhị khua tay ý bảo dừng, nàng nhanh chóng chạy ra ngoài xem. Hóa ra Tô Định sai thuộc hạ Ngụy Húc bắt dân cống nạp ngà voi, sừng tê giác, đồi mồi và các loại sản vật quý hiếm khác. Vì mất mùa đói kém, dân không săn được để nộp. Gã liền sai lính đánh đập dã man.

Lạc Nhị thấy vậy lòng đau xót, vội chạy về báo lại cho chị. Lạc Trắc bảo em: "Trong cảnh nước mất nhà tan, giặc Hán gây bao nỗi đau thương, tang tóc cho dân ta. Tỷ chỉ muốn đập tan ngay mọi nỗi bất bằng, diệt hết loài giặc Hán để cứu lấy muôn dân ra khỏi cảnh lầm than chứ không thể ngồi yên chốn phòng the được".

Lạc Nhị đáp, trong lòng đang cháy bừng bừng ngọn lửa nhiệt huyết: " Tỷ muội ta đồng lòng, quyết sao giải phòng dân tộc khỏi cái ách cai trị của Hán triều, đem cho nhân dân cuộc sống an lành ".

Nói xong, hai nàng cùng đến chỗ Ngụy Húc. Gã thấy bỗng có mỹ nhân xuất hiện cũng liền tạm dừng lại màn tra tấn dân chúng lại, buông lời giễu cợt: " Hai tiểu mỹ nhân đây là muốn làm gì a? Muốn cứu đám dân đen này hả? Ôi! Nếu làm thiếp của bản đại nhân thì bản đại nhân còn xem xét chút ". Những tên binh lính kia cũng phụ họa cười theo.

Lạc Nhị căm tức, đây là lần đầu tiên nàng bị trêu chọc thế này. Nàng không nghĩ được gì hơn liền rút mũi tiêu đeo bên mình lao về phía gã. Ngụy Húc sợ tái xanh mặt, vội cầu xin tha mạng. Lạc Trắc trong thâm tâm trách muội muội tính cách quá xốc nổi nhưng cũng chỉ nhẹ nhàng vỗ vai nàng, nói: " Hãy tha tội chết cho gã vì gã chỉ là một tên tiểu tốt vô danh. Cho gã về nói lại với Tô Định phải ngừng tay gây tội ác, nếu tên thái thú ấy vẫn giữ lòng lang sói thì tội chúng sẽ bị trừng trị cũng không muộn ".

Nghe lời can của chị, Lạc Nhị ngừng tay nhưng lòng căm giận vẫn bừng lên nét mặt và khoé mắt. Nguỵ Húc thì cúi đầu kéo quân chạy về Luy Lâu để tâu báo với Tô Định.

Những người dân vừa bị tra tấn dã man nay còn ngơ ngẩn không biết phản ứng thế nào thì một hài tử nhỏ bé đã lên tiếng cảm ơn: "Chị... em... cảm ơn chị... nếu mà không có chị thì... cha em sẽ... ". Nó nhỏ nhẹ nói như sợ làm phật ý Lạc Trắc và Lạc Nhị.

Lời này khiến mọi người bừng tỉnh, ai nấy lũ lượt cảm ơn hai nàng rối rít, thậm chia có người còn quỳ lạy tạ ơn. Lạc Nhị đỡ những người đang quỳ rạp kia dậy, hơi bất đắc dĩ khuyên " Chúng ta đều là con chúa vua Hùng, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn có gì đâu. Mọi người đừng đa lễ ".

Lạc Trắc cũng nhẹ nhàng khuyên nhủ những người định dâng đồ ăn thức uống thay lời cảm ơn " Nhà con không thiếu cái gì, cô chú giữ lại dùng ạ ".

Cứ ngỡ sau chuyện này Tô Định sẽ bớt tàn bạo, thế nhưng gã lại ra lệnh chém đầu Ngụy Húc để hả cơn giận rồi sai Tích Lâm mang quân đến Phong Châu bắt hai chị em về Luy Lây xử phạt và bắt dân nộp đủ lễ vật cống nạp.

Tích Lâm vâng lệnh đem quân ra đi nhưng lòng rất e sợ bởi những lời kể lại của Nguỵ Húc về hai người con gái vùng Phong Châu. Đến nơi gã giương oai bắt một số dân đến đánh đập hỏi việc cống nạp lễ vật, nhân dân vẫn kêu khất xin nộp dần, gã nổi giận ra lệnh chém đầu một số người để thị uy.

Vì suốt ngày ở sơn trang luyện võ nên đối với sự việc ấy hai nàng chẳng hay biết gì. Mãi đến khi đang bàn mưu sao cho dân đỡ khổ, có một số người đầy máu tới tìm thì hai nàng mới rõ.

Nghe tin, Lạc Trắc và Lạc Nhị bừng bừng lửa giận muốn đền tội cho dân chúng. Lạc Trắc trước dặn dò gia nhân tìm y sư cho những người đến báo tin rồi cùng Lạc Nhị và tùy tùng ngày đêm không nghỉ đến thẳng chỗ Tích Lâm

" Muội không ngờ gã lại không biết điều như vậy! " Lạc Nhị vừa phi ngựa vừa tức giận nói.

" Tức giận không làm được gì, tập chung. " Tuy cũng vô cùng căm phẫn nhưng Lạc Trắc vẫn cố giữ bình tĩnh. Nàng gắt gao đáp lời em gái.

Sau ba ngày, hai chị em cũng tới chỗ Tích Lâm. Ba ngày này tuy ngắn nhưng hai nàng lại thấy dài như ba thu, vừa xuống ngựa đã vội vã đánh một trận ác liệt với Tích Lâm.

Vì sĩ khí bên hai chị em quá lớn lại thêm đồng lòng mà chẳng bao lâu đã chiến thắng, bắt được Tích Lâm chém đầu. Lạc Nhị tuy lương thiện, sót thương đến cả địch thủ lúc này cũng chẳng ngăn cản mà ủng hộ chém thị chúng gã.

Làm việc ác phải trả giá!

Lời hai nàng lúc trước cũng không phải nói xuông!

Mọi người kính chào, biết ơn và vui mừng vô hạn trước hành động anh dũng của hai chị em họ Lạc. Tiếng tăm hai người bay xa đến huyện Chu Diên.

Bấy giờ huyện Chu Diên, Thi Sách, con trai lạc tướng cai quản vùng ấy cũng là một người yêu nước và có ý chí quật cường. Thấy nhân dân sống trong cảnh lầm than cơ cực, Thi Sách đi chu du khắp các vùng của đất nước Âu Lạc cũ tìm bạn hào kiệt để mưu sự cứu nước.

Đến trang Cổ Lai thuộc huyện Mê Linh, được nghe kể về sự tàn ác của Tô Định và tài ba cùng lòng dũng cảm của hai người con gái của quan Lạc tướng Mê Linh, Thi Sách rất khâm phục. Hai chị em Lạc Trắc vốn đã biết ít nhiều về Thi Sách đón tiếp chàng niềm nở long trọng và mời chàng dự một cuộc đi săn để diệt trừ một con hổ dữ trong rừng Thanh lâm đã từng bắt mất nhiều súc vật và ăn thịt nhiều người trong vùng.

Mọi người cùng đi đến sào huyệt của con thú dữ. Lúc đi đường, Lạc Nhị bí mật nói nhỏ với Lạc Trắc: " Tỷ, em xem thấy Thi Sách này đúng là một bậc hào kiệt, cùng chung chí hướng giống chúng ta. Nếu có dịp... cũng nên chiêu mộ một chút? "

Lạc Trắc cười ra tiếng, nhẹ nhàng đáp lời em gái: " Tỷ muội ta đúng là thần giao cách cảm. Tỷ cũng muốn chiêu mộ nhân tài này, nhân dịp giết hổ là đây cũng nên thử hắn một chút? " Nàng vừa nhìn đã vừa mắt con trai lạc tướng Chu Diên này, tính tình khẳng khái, lòng lại tận trung báo quốc, tiếng thơm giúp dân lan xa. Nếu bỏ lỡ đúng thật uổng phí.

Thêm khoảng 2 khắc đi đường, cả đoàn cũng đến hang ổ của hổ dữ. Thi Sách anh dũng dẫn đầu đánh nhau ác liệt với nó, các thành viên khác cũng mỗi người một việc; chỉ riêng có Lạc Trắc rảnh rỗi đánh giá Thi Sách khi chàng đánh nhau với chúa sơn lâm mà thôi.

Ngay lúc hổ mải vờn Thi Sách đang mệt lử. Lạc Trưng nhanh tay bắn một mũi tên xuyên nát một bên mắt cọp. Chúa rừng vừa khựng lại giữa đà nhảy dữ dội của nó thì Thi Sách bồi tiếp luôn cho hai mũi lao hiểm. Hổ đã rất yếu nhưng Thi Sách cũng vậy, Lạc Trắc bèn tới bên thú dữ trước tiên và kín đáo nhổ biến ngay mũi tên lợi hại của mình giữa lúc con vật khổng lồ còn đang vật vã giãy giụa...

Thi thể con hổ đổ ầm xuống như một tảng đá lớn đập vào nền đá khiến những người khác giật mình nhìn lại. Lạc Trưng thấy thế cười cười, giơ tay chúc mừng Thi Sách: " Cảm tạ chàng đã giúp nhân dân diệt trừ con thú dữ này! " Thi Sách ngỡ ngàng, chàng biết rõ nếu không có Lạc Trắc thì chàng sẽ không thể chiến thắng... hơn nữa lúc cuối cùng là nàng giết chết con hổ ấy...

Mọi người nhờ đó mà nghĩ Thi Sách đã giết chết hổ, tin chàng anh dũng diệt trừ thú ác rừng Thanh Lâm được truyền đi xa làm cho uy tín chàng thêm lừng lẫy.

Trước đêm rời khỏi trang Cổ Lai, Thi Sách hẹn gặp Lạc Trắc nói chuyện...

...

*Lạc Trắc, Lạc Nhị: Hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị tương truyền rằng vốn họ Lạc, khi lên ngôi mới đổi thành họ Trưng

...

************************************

2.

Bên hồ sen Cổ Lai trang, nước hồ trong vắt như gương, hoa nổi từng mảng hồng phấn mang sắc thái thơ mộng. Hai nam nữ tử đứng soi bóng bên bờ hồ. Nữ tử mặc một bộ hoàng y nhẹ nhàng tựa quỳnh hoa nở rộ trong đêm tối, đẹp đến mức bách bàn nan miêu*. Nam tử một phong thái phóng khoáng bức người, dung nhan tuấn mĩ, bạch y phiêu bồng khiến bao nhân say đắm.

" Cảm tạ Lạc cô nương khi ấy đã giúp tại hạ ". Thi Sách nói, giọng chàng dịu dàng khiến Lạc Trắc có chút u mê.

" Không có gì, chàng mới là kẻ có công, ta chỉ là bồi sau thêm một chiêu thôi ". Thi Sách vừa dứt lời Lạc Trắc mới kịp phản ứng lại, nàng cố giữ bình tĩnh đáp.

Sau câu ấy, không ai hỏi cũng chẳng ai trả lời. Không gian yên tĩnh đến nỗi có thể nghe rõ tiếng lá cây xào xạc cùng tiếng nước lay động. Lạc Trắc một lần nữa cất lời phá tan tình cảnh xấu hổ ấy: " Ta giúp chàng vì biết chàng cũng là người yêu nước, căm ghép Hán giặc. Ta là muốn chiêu mộ chàng ".

" Ta hiểu, ta sẽ suy xét lời nói của nàng ". Giọng Thi Sách có chút ảm đạm lại. Vì trời quá tối nên Lạc Trắc cũng không thấy rõ nét mặt của chàng.

" Hữu duyên ắt tái ngộ ". Những chuyện nên nói cũng đã nói, nên hỏi cũng đã hỏi. Tuy có chút luyến tiếc, Lạc Trắc vẫn đành phải nói lời tạm biệt.

Thi Sách không đáp lời. Chàng nhìn chăm chú gương mặt mĩ lệ của Lạc Trắc đến mức nàng có chút lúng túng. Nàng khẽ ho rồi quay mặt đi chuẩn bị ra về.

" Đợi ". Thi Sách thấy Lạc Trắc rời đi bèn đứng bật dậy muốn kéo nàng lại.

Nhưng Lạc Trắc lại còn đi nhanh hơn, nàng lặp lại lời từ biệt khi trước. Thi Sách đứng đó nhìn bóng lưng nàng cho đến khi khuất bóng sau tán cây, chàng khẽ cười ra tiếng. Tiếc là Lạc Trắc đã đi rồi, nếu nàng còn tại có lẽ sẽ trực tiếp khen ngợi rằng hay như tiếng hoàng anh hót.

Những chuỗi ngày tiếp theo trôi qua bình lặng yên ả. Hai người con gái của Lạc tướng Mê Linh vẫn ngày đêm luyện tướng giỏi, hai nàng từ sau vụ việc Ngụy Húc và Tích Lâm đã thực nuôi chí giành lại độc lập cho nước nhà.

Cho dù mấy năm nay chiêu mộ được rất nhiều người tài nhưng trong thâm tâm Lạc Trắc vẫn luôn muốn cùng chiến tuyến với Thi Sách... biết chị gái không buông bỏ được chàng con trai Lạc tướng Chu Diên, Lạc Nhị chủ động vết thư hỏi thăm và đề nghị gửi tới cho chàng.

Lạc Trắc thấy em gái tự chủ trương có chút tức giận mà quở mắng em. Lạc Nhị bây giờ cũng hai mươi tư tuổi mà vẫn còn trẻ con nũng nịu với Lạc Trắc: " Sao tỷ trách muội, là muội thấy tỷ thích Thi Sách nha ".

Lạc Trắc có chút cứng đờ nhưng ngay lập tức bình tĩnh trở lại: " Thích gì mà thích! Không có quy củ, ta chỉ thưởng thức tài năng của chàng ". Lạc Nhị cười bí hiểm vâng vâng dạ, nịnh nọt chị gái. Thực chất Lạc Trắc không trách em lắm, ngược lại có chút chờ mong...

Không phụ kỳ vọng của Lạc Trắc, vài tháng sau có tin truyền lại hẹn ngày gặp mặt. Lạc Nhị lần này được phen đắc thắng, chống nạnh lên án chị gái: " Nhờ công em đó "! Lạc Trắc nhìn em lắc đầu cảm thán: " Ôi! Ngày xưa em có lươn lẹo thế này đâu nhỉ "!

Nơi hẹn gặp là ở hồ sen Cổ Lai trang khi trước, cho mời cả Man Thiện* và Lạc Nhị đi cùng. Tới là Thi Sách cùng cha là Dương Thái Bình*. Dương Thái Bình ngũ quan tương đối cùng Thi Sách nhiều phần giống nhau, nhìn ra là một Lạc tướng tài giỏi, khẳng khái. Ông nhìn hai chị em mà cười: "Ngày trước hai con còn bé tí mà giờ đã lớn chừng này rồi ".

Hai nàng biết đây là bằng hữu tốt của cha, ngày bé tuy mơ hồ nhưng vẫn nhớ được vị thúc thúc này.

" Chào Dương thúc ạ".

Hàn huyên trò chuyện một lúc rồi mới nói đến chuyện chính. Hôm nay Dương Thái Bình đến là để nói về việc giành lại độc lập cho nước nhà và bàn kế sách cụ thể, chuyện bàn bạc này hai chị em vốn đã đoán trước được nên chuẩn bị tương đối kĩ càng.

" Chúng ta nếu có cơ hội sẽ khởi nghĩa ngay, đêm dài lắm mộng ". Dương Thái Bình quấn lại quận giấy đã được sửa chữa nói.

Biết mọi việc đã xong, hai nàng từ biệt Dương Thái Bình chuẩn bị cùng mẹ hồi phủ. Nhưng dường như vẫn chưa xong chuyện, đi được nửa đường ông lại gọi hai chị em cùng bà Man Thiện lại.

" Ta đến đây không chỉ vì hàn huyên, bàn việc. Mà còn vì mối quan hệ thông gia... "

Lạc Trắc và Lạc Nhị cùng ngỡ ngàng nhưng Man Thiện lại có vẻ giống như đã biết trước. Bà điềm tĩnh ngồi xuống ghế đá trong đình viện, hỏi một câu mà chính là sự khẳng định: " Lời ước hẹn với lão gia khi trước "?

Dương Thái Bình nghe xong như lâm vào hồi ức, ông không nói mà nhìn về xa xăm. Không ai tỏ ra mất kiên nhẫn mà chỉ im lặng đợi chờ. Được nửa khắc, bỗng ông cất lời: " Ta cảm thấy con trai ta và Lạc Trắc như có duyên tiền định... khi ấy là ông ấy giao phó nó cho ta... Bây giờ vừa hay con ta muốn hỏi, lại vì kết thông gia vững mạnh... "

Tất cả đều hiểu đối tượng ở đây chính là Lạc Trắc nhưng có lẽ vì quá bất ngờ nên nàng vẫn chưa thể hồi thần. Man Thiện thấy con cứ thẫn thờ liền huých nhẹ: "Kìa, con Dương thúc muốn hỏi cưới con kìa ".

Lạc Trắc khẽ giật mình nhưng không tỏ ra chút thất lễ nào cả, nàng chỉ yên lặng đợi bậc trưởng bối nghị hôn. Tuy tính tình không kiêng nể nhưng nàng vẫn chỉ là phận con, không thể phạm bất hiếu cha mẹ. Hôn sự hai bên cũng không phải do con cái quyết định, nếu không đồng ý thì chỉ có nước bỏ nhà ra đi. Mà từ những lời của Dương thúc có thể hiểu hôn ước này chính là một cái tảo hôn*...

Đôi bên nói chuyện thêm một lúc rồi mới chính thức ra về. Trước khi ly biệt Dương Thái Bình còn hứa sẽ sớm đem cặp nhạn* đến.

" Tỷ có sao không "? Lạc Nhị nhìn chị gái suy tư mà có chút lo lắng hỏi.

" Không sao... "

" Không phải là muốn đào hôn* đấy chứ "? Lạc Nhị vẫn không yên tâm hỏi tiếp.

" Không sao, không sao, không sao ". Lạc Trắc liên tục nhắc lại ba lần. Chuyện quan trọng phải đề cập ba lần.

Lạc Nhị không hỏi tiếp, chăm chăm nhìn Lạc Trắc. Nàng cứ ngỡ nàng (Lạc Trắc) sẽ thích con người họ Dương tên Thi Sách ấy chứ? Sao mà đính hôn nàng lại thất thần thế này? Hay vì kết thúc cuộc đời tự do sớm quá mà đả kích...

Thực chất Lạc Nhị có chút lo thái quá, Lạc Trắc rất ổn hơn nữa cũng rất vui. Nàng như vậy là do cảm thấy chuyện tốt tới quả bất ngờ, vui mừng quên phản ứng. Xem ra Thi Sách cũng có ý với nàng, hai người tuy không yêu nhau sâu đậm nhưng cũng có chút tình cảm để tương kính như tân*. Cuộc hôn nhân này đúng là một điềm lành, vừa lợi chính trị vừa lợi tình cảm.

Dương Thái Bình quả nhiên tuân thủ lời hứa, tháng Giêng năm 38 đôi nhạn đã tới, kết hợp với đó là lễ vấn danh*.

Đến khi nạp cát* kết thúc, hai bên càng tin Lạc Trắc và Thi Sách chính là tiền duyên trời định! Cư nhiên bát tự vô cùng hợp! Bên Chu Diên lập tức đem sính lễ tới nguy nga tráng lệ, Lạc Nhị nhìn mà hâm mộ mình cũng muốn có đồ sính lễ thế này! Trái ngược với em gái, Lạc Trắc thật bình tĩnh, nàng chỉ mong nhanh chóng đến thỉnh kỳ* để gặp chính mình hôn phu tương lai.

Cách cuối năm vài tháng, thông gia hai bên hẹn gặp chọn ngày lành tháng tốt rước dâu. Nhìn chồng sắp cưới của mình mà Lạc Trắc xuân tâm nhộn nhịp như thiếu nữ đôi mươi. Nàng hẹn gặp chàng lần nữa ở hồ sen khi trước...

Chàng vẫn vậy, vẫn oai phong, tiêu sái như lần đầu gặp mặt. Môi bạc khẽ mở: " Nàng là muốn nói gì "?

Lạc Trắc cố ổn định tâm tình mình, đáp: " Sao lại muốn lấy ta "?

" Vì thích và hợp ".

Chưa để Lạc Trắc cất lời, chàng lại nói tiếp: " Nàng phong thái bất phàm khác xa nữ tử phàm tục lại môn đăng hộ đối cùng trí chống giặc... vậy tại sao không lấy "?

" Chàng không có người thật sự yêu sao "?

Thi Sách không trả lời ngược lại hỏi vặn: " Có thì sao mà không thì sao? "

Lạc Trắc không biết đáp như thế nào. Nàng chào một tiếng rồi chạy đi. Nhìn bóng lưng ấy, Thi Sách lại nhớ đến đêm hôm đó. Cũng thế này... nàng cũng chạy đi như vậy...

Lễ thân nghinh* mau chóng đến gần, mọi việc vô cùng tất bật. Cổ Lai trang một màu đỏ rực lửa, khắp nơi treo chữ " Hỷ " mĩ lệ. Lồng đèn sáng cùng đủ loại trang trí khiến trang nhỏ như bừng sáng lên. Man Thiện mệt mỏi ngày đêm may thành hỷ phục cho Lạc Trắc, Lạc Nhị cũng bận rộn học tết tóc giúp chị. Mà tân nương Lạc Trắc cũng không rảnh hơn là bao, bị kéo đi đây đó.

" Tỷ thấy sắp lại tân nương thế nào? " Lạc Nhị vừa vấn tóc cho Lạc Trắc vừa hỏi.

" Khó nói... rộn ràng... khi nào muội làm sẽ hiểu ".

Cuối cùng ngày đại hỷ cũng đến, Lạc Trắc với mái tóc đen dài mềm mại như suối nước được tết gọn tỉ mỉ nửa thả nửa búi. Khuôn mặt tràn đầy hạnh phúc tô điểm lên vẻ đẹp thướt tha kiều mĩ má hồng, môi đỏ của nàng. Nàng mặc bộ hỷ phục đỏ rực thêu chim loan bay lượn làm nổi bật khí chất kinh hồn, đôi hài kiều diễm đính đá quỷ đỏ ngọc. Lạc Trắc xinh đẹp át đi mọi ánh nhìn.

Nàng sánh vai cùng tân lang Thi Sách, chàng cũng một bộ hỷ phục hồng sắc khác xa thường ngày. Nhưng nó không làm chàng trở nên xấu xí, ngược lại lại mang sắc thái khác hẳn.

" Nhất bái thiên địa ".

Hai người quỳ lạy hướng trời đất.

" Nhị bái cao đường ".

Hai người quỳ trước Man Thiện, Dương Thái Bình và Hồ Thị Nhữ*.

" Phu thê giao bái ".

Hai người hướng nhau cúi đầu.

" Đưa vào động phòng ".

Lạc Trắc được nha hoàn đưa vào phòng còn Thi Sách ở lại kính rượu quan khách, mọi người...

...

* bách bàn nan miêu: vẻ đẹp khó miêu tả.

* Man Thiện: Mẹ của hai bà Trưng, tên đặt trên thần phả sau này là Trần Thị Đoan.

* Dương Thái Bình: Theo thần tích là cha của Dương Thi Sách

* Hồ Thị Nhữ: Theo thần tích là mẹ của Dươnb Thi Sách.

* tảo hôn: đính ước hôn nhân khi con cái còn trẻ dại.

* cặp nhạn: cặp nhạn dùng trong lễ nạp tài.

* đào hôn: trốn hôn lễ, bỏ hôn lễ.

* tương kính như tân: hai vợ chồng tương kính nhau, tôn trọng nhau.

* Các lễ:

Lễ nạp tài: sau khi nghị hôn, nhà trai mang sang nhà gái một cặp "nhạn" để tỏ ý đã kén chọn ở nơi ấy.

Lễ vấn danh: là lễ do nhà trai sai người làm mối đến hỏi tên tuổi và ngày sinh tháng đẻ của người con gái.

Lễ nạp cát: lễ báo cho nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, nếu tuổi xung khắc thì thôi.

Lễ nạp tệ (hay nạp trưng): là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, tang chứng cho sự hứa hôn chắc chắn.

Lễ thỉnh kỳ: là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu tức lễ cưới. Và sau cùng là...

Lễ thân nghinh (tức lễ rước dâu hay lễ cưới): đúng ngày giờ đã định, họ nhà trai mang lễ đến để rước dâu về.

...

************************************

3.

Mùa xuân năm 39, tin tức con Lạc tướng huyện Chu Diên và Mê Linh kết thông gia đã truyền đi khắp chốn, theo đó là uy tín hai người tăng cao, thanh thế cũng lớn mạnh hơn. Nghĩa quân rất nhiều người gia nhập càng trở nên vững vàng.
    
  Sau khi kết hôn được một tháng, hôn lễ vẫn theo như lệ cũ của người Việt: vợ chồng tuy đã thành thân, nhưng người nào vẫn ở lại đất của người ấy. Bất quá cuộc hôn nhân giữa con cái hai miền đất lớn này đã liên kết được và nhân lên gấp bội sức mạnh chống ách đô hộ hà khắc của ngoại bang, bão táp sẽ từ đây bùng ra...

  Giữa lúc hai gia đình Lạc tướng với sự ủng hộ của nhân dân đang cùng nhau mưu toan nghiệp lớn thì Tô Định mời Thi Sách đến toà Thái thú dự yến tiệc. Hai chị em họ Lạc và các bậc trưởng bối đều cảm thấy đây thực là một hồng môn yến thật sự nhưng Thi Sách lại không hề lo lắng chút nào.

  " Cha mẹ không cần lo, con cũng không phải chỉ là công tử đèn sách suốt ngày ".

  Trước khi đi chàng bảo đảm với mọi người vô cùng chắc chắn khiến tất cả bớt lo. Nhưng chẳng hiểu sao Lạc Trắc vẫn cứ đứng ngồi không yên, nàng linh cảm rằng sẽ có điềm xấu...

   Hai tháng trôi qua như nước chảy mây trôi, Lạc Trắc cũng không có tâm tình luyện binh khiển tướng, mọi việc giao hết cho Lạc Nhị còn chính mình cầu phúc nơi từ đường.
 
   " Rầm "

   Cửa gỗ từ đường bị đập thật mạnh. Lạc Trắc khẽ quay đầu thì thấy em gái cả người đầy mồ hôi vội vã chạy tới.

   " Tỷ! Muội nói cái này tỷ đừng quá đau buồn... " Lạc Nhị kéo lê một thanh binh khí đầy máu tới.

    Nghe em gái nói vậy Lạc Trắc càng cảm thấy không ổn. Đầu nàng nhức nhối như có vạn kim đâm vào. Lời tiếp theo của Lạc Nhị như sét đánh giữa trời quang: "... anh rể... anh rể mất rồi... ".

   Lạc Trắc cảm thấy trong cơ thể như có cái gì đó sụp đổ, nàng không khóc ngược lại ngây người nhìn thanh binh khí rướm máu kia. Nhìn qua sẽ tưởng rằng nàng ổn... nhưng không... nàng đang rơi vào sự đau đớn khôn cùng.

   " Đây là di vật anh Thi Sách để lại... anh muốn chúng ta tiếp tục thực hiện di nguyện trả nợ cho nước nhà ". Nói xong Lạc Nhị đưa thanh binh khí kia cho Lạc Trắc rồi rời đi. Nàng hiểu nàng ấy hiện tại chỉ muốn ở một mình.

   Lúc bước ra khỏi từ đường Lạc Nhị vẫn nghe loáng thoáng tiếng chị gái lập lại tên anh rể...
 
   Sáng hôm sau Lạc Nhị lần nữa đến thăm Lạc Trắc. Nàng cứ nghĩ nàng ấy sẽ vô cùng suy sụp, nhưng không... Lạc Trắc cười dến quỷ dị. Lần đầu Lạc Nhị thấy nàng (Lạc Trắc) cười như vậy.

  " Muội muội, tỷ phải tiếp nối di nguyện của Thi Sách... vì nợ nước trả thù nhà "!

   Chưa để Lạc Nhị phản ứng, Lạc Trắc đã nói tiếp: " Cho dù chàng là chồng của tỷ nhưng tỷ là con cháu vua Hùng, tỷ vẫn phải đánh tan kẻ địch, quét sạch ngoại xâm ".

  Hành vi bạo ngược hèn nhát của Tô Định không làm hai chị em sờn lòng, trái lại chí căm thù của hai nàng càng bốc cao như lửa và quyết tâm đền nợ nước trả thù nhà cũng càng thêm sắt đá.

  Lạc Trắc đặt nợ nước lên trước thù nhà. Trước giờ khởi nghĩa, trong đám cừ suý có người xin nữ chủ tướng cử tang Thi Sách và mặc tang phục. Trưng Trắc nói:

  " Việc chiến trận phải quyền biến. Nếu ta tự làm tiều tụy thì nhuệ khí ắt tan theo. Ta sẽ mặc giáp phục đẹp đẽ uy nghi để dân trông thấy thì phấn khích mà giặc trông thấy thì kinh hoàng ". (Đại Việt Sử Ký toàn thư, ngoại kỷ quyển 3.)

  Đúng như lời Trưng Trắc nói, dân Mê Linh thấy Lạc Trắc Lạc Nhị xuất hiện nhanh nhẹn, lộng lẫy, đầy khí thế hùng dũng bước lên mình voi chiến thì tất cả mọi người reo hò rung trời chuyển đất.

Đó là vào một ngày đẹp trời tháng 3, mùa xuân năm 40, Lạc Trắc lúc ấy mới 26 tuổi, hạ lệnh phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát. Hịch khởi nghĩa được thảo ra kể tội ác giặc Hán, nổi thống khổ của dân tộc và hô hào nhân dân, nghĩa sĩ các nơi mau mau đứng dậy cùng hai nàng đuổi giặc cứu nước. Lời hiệu triệu đưa ra chỉ trong thời gian ngắn nhưng những người yêu nước ở khắp nơi đã rầm rập kéo về tụ nghĩa.

Đó là các nữ tướng : Thánh Thiên, Lê Chân, Thục Nương, Lê Thị Hoa, Xuân Nương, Thiều Hoa, Phương Dung, Nàng Quốc. . .Có một số nam tướng cũng theo về dưới cờ, có nhiều người giả nữ để dễ được nhận vào đội ngũ. Đặc biệt, kéo về tụ nghĩa dưới cờ còn có bà Man Thiện, mẹ đẻ của hai nàng, nay đã đứng tuổi. Bà Man Thiện chỉ huy 7 vạn quân bản bộ (theo Thần tích) là một lực lượng lớn đóng góp vào đội quân của hai nàng. Đây là một trường hợp đặc biệt, duy nhất trong lịch sử cổ kim: Bà mẹ đứng dưới cờ của hai con, làm một viên tướng dưới quyền sai phái của hai con.

    Từ Hát Môn, quân hai chị em vượt Hồng giang, tiến về Luy Lâu thủ phủ của Tô Định. Quân đi đến đâu, giặc chạy tan tác đến đấy. Tô Định hốt hoảng cắt râu, cạo tóc, trốn khỏi thành, chạy về Trung Quốc. Giao Chỉ được giải phóng. Nhân dân ở các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Lĩnh Nam, Hợp Phố đều nổi dậy hưởng ứng. Hai nàng làm chủ được 65 thành trì Lĩnh Nam. Lạc Trắc được tôn lên ngôi vua, từ đây hai nàng đổi họ thành Trưng, hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở quê là Mê Linh.
 
  Bà Man Thiện được phong làm Man Hoàng hậu. Lạc Nhị nay là Trưng Nhị được phong làm Bình Khôi công chúa. Các tướng lĩnh đều được phong tước và chia đi đóng giữ các nơi. Tuy trở thành Hoàng hậu nhưng bà Man Thiện không ở lại kinh đô Mê Linh mà đem quân bản bộ trở về Nam Nguyễn quê hương lập đồn bốt , làm chỗ dựa cho hai con.

   Trưng Vương xá thuế cho nhân dân hai năm liền và chia các tướng đi giữ các vùng hiểm yếu. Bà Thánh Thiên đóng quân ở Hợp Phố phòng mạn bắc, tướng Đô Dương giữ Cửu Chân, phòng mặt nam, bà Lê Chân phụ trách " chưởng quản binh quyền nội bộ ", còn Trưng Nhị-Bình Khôi công chúa thì trấn giữ thành Dền, một vị trí quân sự xung yếu được xây dựng từ những ngày chuẩn bị khởi nghĩa của hai nàng, phối hợp với thành Mê Linh, nơi Trưng Vương đóng đô, thành một hệ thống phòng ngự rất kiên cố.
 
   Nhưng an ổn chưa được bao lâu thì nền độc lập đất nước lần nữa bị đe dọa. Nhà Hán thấy Trưng Trắc xưng vương dấy quân đánh lấy các thành ấp, nên hạ lệnh cho các quận Giao Châu, Trường Sa và Hợp Phố sắp sẵn xe thuyền, sửa sang cầu đường, thông các núi khe, chứa thóc lương, cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó tướng sang xâm lược.

   Chúng điều động hàng vạn binh sĩ, xe phu, dân thường qua hai đường thủy và bộ tràn vào Giao Chỉ. Cánh quân bộ tiến vào vùng Đông Bắc còn Mã Viện tiến theo đường ven biển, san núi làm đường hơn nghìn dặm, đến Lãng Bạc.

   Trên đường từ biên giới vào, Mã Viện đã vấp phải sự đánh trả quyết liệt của các nữ tướng của hai bà Trưng. Đến đất Lãng Bạc,  gặp Trưng Vương cùng các tướng lĩnh của hai nàng phát quân từ Mê Linh xuống, Mã Viện phải đánh nhau dai dẳng nhiều trận và hao tổn rất nhiều quân, phải xin thêm viện binh : Hán Quang Vũ cấp tốc gửi thêm cho Mã hai vạn quân thiện chiến.

   Lãng Bạc vốn địa hình hiểm trở núi cao đầm sâu dễ thủ dễ công. Hai chị em bà Trưng biết tin giặc được chi viện lại lần nữa cùng các tướng lĩnh thảo luận kế sách chống địch.

   " Tuy địa hình dễ công nhưng khi công... quân ta cũng có thể bị đẩy rơi xuống... ". Một tướng lĩnh cho hay.

   Đây chính là chuyện khó cũng như lỗ hổng lớn trong kế sách Lãng Bạc khiến Trưng Trắc cùng em đau đầu không thôi. Hai nàng không muốn mạo hiểm tính mạng quân sĩ...

   Rốt cuộc cũng không còn cách nào khác, đa số tướng của hai nàng đều đồng ý kế sách này mà cũng chỉ còn con đường ấy. Không ngoài dự đoán, sau khi trận đại chiến Lãng Bạc kết thúc quân hai nàng hao tổn rất nhiều. Nhưng đổi lại diệt được khá nhiều địch và còn giết chết một tên tướng bên ấy.

  Quân Trưng Vương chiến đấu rất dũng cảm nhưng vì lực lượng chênh lệch nên sau trận đánh lớn ở Lãng Bạc đã rút về Cấm Khê, vùng Suối Vàng và núi Vua Bà. Sau một thời gian anh dũng chống địch ở Cấm Khê, Trưng Vương và quân sĩ rút lui về giữ thành Mê Linh, Trưng Nhị về giữ thành Dền. Mã Viện đem quân đuổi nhưng đã vấp phải sự chống cự quyết liệt của các tướng lĩnh trong nhiều trận đánh ác liệt, còn để lại âm vang trong nhiều tên đất của vùng Mê Linh.

  Quân Mã Viện vây thành Mê Linh bị quân Trưng Vương từ trong thành và các đạo quân chung quanh xông ra đánh rất dữ, làm cho giặc Hán chết nhiều phải lui quân ra xa. Nhưng ít lâu sau, giặc lại kéo vào vây thành kéo dài hàng mấy tháng giằng co dai dẳng, hai bên đều thiệt hại mà không phân thắng bại. Nơi đó sau này, nhân dân địa phương gọi lên là cánh đồng Dai.

Có một trận đánh, quân hai nàng đào hố sâu giữa cánh đồng và lợi dụng đêm tối, rút từ trong thành ra nấp kín dưới hố rồi một số quân nhỏ đến gần nơi đóng quân của giặc khiêu chiến. Thấy quân bên Việt cổ  ít, giặc liền cho số quân đông gấp bội đuổi theo định bắt sống. Quân sĩ giả vờ thua chạy về phía cánh đồng bố trí sẵn, giặc bị rơi vào đúng vòng vây, từ dưới hầm kín quân ta xông lên đánh bất ngờ, giặc hoảng hốt chạy đổ xô nhau rồi đều bị chém chết, xác chất cao thành đống. Nơi diễn ra trận đánh đó sau này được đặt tên là cánh đồng Đống.

Lại một trận khác. Mã Viện dùng mưu lừa quân Trưng Vương ra khỏi thành để đánh, chúng cũng cho đào hố và dùng các bụi cây cho quân nấp kín nguỵ trang đánh lừa. Trưng Trắc biết trước mưu giặc liền mật báo cho các đạo quân bên ngoài bố trí đánh theo kế " dùng mưu giặc quật lại giặc ". Đạo quân của nữ tướng Hùng Lự Nương bí mật đến sau lưng địch, mặt trước trận địa quân từ trong thành Mê Linh cũng ra ứng chiến vờ như không biết gì, giặc tưởng trúng kế liền cho quân toả ra vây bắt. Lập tức quân của Hùng Lự Nương đánh tập hậu rất hăng một cách bất ngờ, giặc bị đánh mạnh cả hai mặt, lúng túng, bỏ chạy tán loạn, hàng ngũ chúng bị tan vỡ, rất nhiều tên phải đền tội ác. Nơi xảy ra trận đánh, sau này được đặt tên là cánh đồng Vỡ.

Sau trận này, Trưng Nhị được tin Mã Viện tiếp tục vây hãm thành Mê Linh, liền ra lệnh cho các tướng Lũ Luỹ và Hùng Thiên Bảo đưa quân về đánh giải vây. Trưng Nhị cũng chia đường tiến quân theo các đạo và hẹn nơi hội quân. Quân từ ba phía thẳng tiến về thành Mê Linh ; đạo quân của tướng Lũ Luỹ từ đồn Văn Lôi tiến về, đạo quân của Trưng Nhị từ thành Dền kéo đến theo đường chính lộ. Cả ba đạo quân dưới quyền chỉ huy của Trưng Nhị kéo đến gần thành Mê Linh thì được tin giặc Hán đã bị quân của Trưng Vương từ trong thành đánh ra và quân của nữ tướng Hùng Lự Nương đánh từ sau lưng, giặc thua to và đã chạy xa. Bà Trưng Nhị liền hội quân ngay giữa cánh đồng để cho quân nghỉ ngơi rồi cùng hai tướng Lũ Luỹ và Hùng Thiên Bảo và một số tướng lĩnh khác vào thành Mê Linh bái yết Trưng Vương. Trưng Vương mở đại tiệc mừng khoản đãi em và các tướng rồi ra lệnh cho họ rút quân trở về trấn giữ đồn trại cũ. Thế là ba đạo quân nói trên không đánh mà giặc đã tan. Nơi đóng quân nghỉ lại đó sau này được đặt tên là cánh đồng Đỗi.

  Nhưng rốt cuộc một không thể địch trăm, quân Trưng Vương ít lại có những kẻ không đồng lòng vì vua là nữ nhân nên cuối cùng tháng 5 năm 43 hai bà Trưng bị dồn ép đường cùng tới Hát Môn.

  " Thà chết vinh còn hơn sống nhục "!  Trưng Trắc nhìn hàng vạn người vây quanh không chút sợ hãi nói.

   " Chị em ta không thể rơi vào tay giặc "! Trưng Nhị cất lời.

   Rồi cả hai nhìn nhau mà cười tuẫn tiết giữa sông Hát...

   Cuộc đời hai vị nữ anh hùng cứ như vậy kết thúc, để lại dư âm trong tâm trí thế hệ sau. Cũng là mở đầu cho truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc.

  ...

************************************  

Ngày nộp: 20-1-2019

Link bài: https://my.w.tt/E3cVihAGET

Cảm ơn mọi người ghé qua. Nhớ bình chọn cho bạn í bằng cách vote phần dự thi tại đây hoặc vote bài thi của bạn ấy ở link bài phía trên nha!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro