Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

dolllllllllllllllllllll

[In trang]

Không thể coi thường tình trạng ''đôla hoá''

Cập nhật lúc 05:52, Thứ Tư, 14/12/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Chẳng quốc gia nào lại muốn có đồng tiền thứ hai cũng được dùng như đồng tiền của mình. Tình trạng ''đôla hoá'' ở VN không thể coi thường. Những ý kiến này của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) VN, ông Lê Đức Thuý.

Ngày 13/12, Thống đốc Lê Đức Thuý đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.

Chẳng quốc gia nào muốn có đồng tiền thứ hai

- Ở VN có thể sử dụng ngoại tệ ở bất cứ nơi nào, trong khi nước ngoài không hẳn vậy?

Soạn: AM 649417 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Việc người dân giữ ngoại tệ mặt trong túi ít hơn thể hiện lòng tin đối với ngân hàng.

- Theo tôi, nói cho cùng vẫn là lợi ích của người dân - người nhận lẫn người tiêu tiền. Nếu họ thấy giữ ngoại tệ tiện và lợi hơn nội tệ thì ai cũng giữ. Do đó, phải có nhiều chính sách điều tiết vĩ mô, trên cơ sở đó, dần dần có những biện pháp hành chính đủ mạnh.

Ở các nước, nếu phát hiện ra việc thu nhận ngoại tệ, họ phạt rất nặng. Các khách sạn dù có nhận ngoại tệ nhưng họ sẽ không chấp nhận mà đề nghị đổi ra nội tệ. Hoặc quy đổi để thanh toán và khi quy đổi, họ sẽ lấy phí dịch vụ cao hơn rất nhiều so với ở ta đang đổi tiền hiện nay. Họ đạt được vì đã có dịch vụ tiền tệ hoàn chỉnh và năng lực quản lý tốt!

- Việc sử dụng ngoại tệ một cách phổ biến là có lợi hay hại, thưa ông?

- Chẳng quốc gia nào lại muốn có đồng tiền thứ hai cũng được dùng như đồng tiền của mình, thậm chí có khi còn lấn lướt. Có nghĩa là anh không đủ hiệu lực trong thực thi chính sách tiền tệ. Vì thế, phải tìm cách kiểm soát và loại trừ dần. Tuy nhiên, phải có chính sách, biện pháp một cách khôn ngoan, không thể dùng sự nhiệt tình được!

- Vừa qua một số ngân hàng thương mại như Ngân hàng NN&PTNT kinh doanh ngoại tệ và đã thua lỗ hàng chục triệu USD. Tình trạng này nói lên điều gì?

- Tôi không nói một vụ việc cụ thể! Nhưng kinh doanh bao giờ cũng có rủi ro, kinh doanh ngoại tệ càng dễ rủi ro bởi đánh giá được biến động của tỷ giá các đồng tiền trên thị trường quốc tế tính bằng phút. Chỉ cần tín toán sai là lỗ.

Đối với từng tổ chức, anh quản lý thể nào để hạn chế những rủi ro đó, chia sẻ bớt rủi ro, đừng có thấy đồng tiền có vẻ lên giá mạnh là đổ xô, ném cả số trứng vào một rổ. Vấn đề là phải biết điểm dừng. Nếu anh không kiểm soát tốt, để người thi hành vi phạm, anh sẽ phải trả giá đắt!

Giao dịch vãng lai: Cấm lắm thì chạy ngoài ngân hàng

- Một số tổ chức quốc tế đánh giá tình trạng ''đô la hoá'' ở Việt Nam rất nặng nề?

Soạn: AM 649377 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Ông Lê Đức Thuý trao đổi với báo chí.

- Tổ chức quốc tế đánh giá, tình trạng "đô la hóa" ở VN vào mức trung bình trong số các nước đang phát triển. Thứ hai, nếu so với lịch sử, việc giảm "đô la hóa" ở VN biến chuyển khá nhanh.

Ngoại tệ được thu hút vào ngân hàng chính là một biểu hiện của việc giảm "đôla hóa" trong nền kinh tế. Năm 1995 chỉ có khoảng 1,5 tỷ USD tiền gửi từ khu vực dân cư và tổ chức kinh tế, hiện nay con số này khoảng 8 tỷ USD.

Việc người dân giữ ngoại tệ mặt trong túi ít hơn thể hiện lòng tin đối với ngân hàng.

- Điều đó có nghĩa chúng ta chưa phải lo lắng tìm cách giải quyết tình trạng này?

- Không hẳn vậy, tình trạng ''đôla hoá'' vẫn còn nặng nề và không thể coi thường! Chính phủ đã giao cho Ngân hàng Nhà nước (HNNN) xây dự đề án chống "đô la hóa". Ở đây không ít người nói đến biện pháp kiểm soát hành chính, cấm đoán chỗ này, chỗ kia.

Theo tôi biện pháp này hiệu quả thấp! Chống "đô la hóa" phải là những biện pháp mang tính kinh tế. Một là, tỷ giá hối đoái tương đối ổn định - người dân sẽ ít lo sự mất giá của đồng tiền mà giữ đồng tiền nào có giá hơn. Ngoài ra, lãi suất phải hợp lý để tránh sự chuyển dịch từ đồng tiền này sang tiền kia.

Thêm vào đó, có những điều cấm đoán không đúng thì cho là ''đôla hoá''. Ví dụ như tự do hoá các giao dịch vãng lai (hiện nay đã cho phép - PV). Người dân có quyền dùng ngoại tệ khi cần thiết cho đời sống! Anh cấm lắm thì nó chạy ngoài ngân hàng!

Mua ngoại tệ của dân: Ngân hàng muốn mà không được!

- Hiện nay, mua bán đôla tự do rất công khai, thậm chí một hiệu vàng ở Hà Nội có thể huy động được hàng triệu đôla?

''Thanh toán và chuyển tiền đối với những giao dịch vãng lai bao gồm: Các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ; các khoản vay tín dụng thương mại và ngân hàng ngắn hạn; các khoản thu nhập từ đầu tư trực tiếp và gián tiếp, các khoản chuyển tiền khi được phép giảm vốn đầu tư trực tiếp; các khoản thanh toán tiền lãi và trả dần nợ gốc của khoản vay nước ngoài; các khoản chuyển tiền một chiều cho mục đích tiêu dùng và các giao dịch tương tự khác.''

( Pháp lệnh ngoại hối)

- Các quầy thu đổi chính thức không kiếm chác được bao nhiêu, vì vậy ngoài làm theo nghĩa vụ, họ làm theo kiểu thỏa thuận với nhau. Họ đổi ngoại tệ cho cả những người lý ra không được đổi, bán cho những người lẽ ra không được bán.

Cho nên tổ chức tín dụng phải huy động được ngoại tệ mặt vào nhiều hơn, cạnh tranh với đổi đôla tự do. Phải thực hiện đầy đủ hơn sự tự do hóa các dịch vụ vãng lai để người dân có nhu cầu chính đáng có thể tiếp cận ngoại tệ một cách hợp pháp, để giảm bớt hoạt động của thị trường không chính thức.

Nhưng hiện nay, vấn đề khó ở chính sách tỷ giá hối đoái. Chúng ta vẫn còn khống chế tỷ giá chính thức, kiểm soát khá chặt cho nên ngân hàng muốn mua ngoại tệ của dân cũng không mua được!

Đứng về mặt quản lý ngoại hối, vẫn luôn có sự chênh lệch giữa tỷ giá chính thức với tỷ giá thực tế. Vấn đề là ít nhất tìm ra được khoảng rộng đủ linh hoạt để người mua, người bán tìm đến nhau dễ dàng.

NHNN sẽ nới lỏng khống chế tỷ giá

- Vậy tại sao NHNN không nới lỏng tỷ giá chính thức?

- Nếu nới lỏng hơn nữa những kiểm soát về tỷ giá chính thức thì còn phải quan tâm đến những biến động khác trong khi nền kinh tế chưa thực sự ổn định vững chắc, nhất là lạm phát. Do đó, vừa qua, NHNN mới chỉ dám nới biên độ giao dịch trong phạm vi 0,25% so với tỷ giá giao dịch ngày hôm trước.

Ở các nước, họ không khống chế điều này, biến động có thể tới 1-2% nhưng không gây lên xáo động trong tâm tư người dân. Nhưng nếu chúng ta tùy tiện nới lỏng, chỉ mới biến động 50 đồng (so với 15.000-16.000 đồng/đôla) chưa là gì cả nhưng sẽ lập tức có xáo trộn!

Vì vậy, hiện giờ biến động hàng ngày ở thị trường chính thức chỉ có 5-7 đồng, còn ở bên ngoài thị trường tự do lại khác. Chính vì thế, người dân tìm đến những dịch vụ đổi tiền không chính thức để có thể được lợi hơn. Làm sao phá được ranh giới giữa hai thị trường mới là mục tiêu của sự kiểm soát. Trên cơ sở đó mới phát triển được dịch vụ thu đổi ngoại tệ.

- Đến bao giờ chúng ta mới nới lỏng tỷ giá chính thức để phá ranh giới này?

- Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng biên độ thực hiện 0,25% của ta hiện nay vẫn là quá chặt, nên nới lỏng ra. Nhưng trước mắt chưa đặt vấn đề này ra vì nới lỏng sẽ có những tác động tâm lý bất lợi. Còn trong tương lai, NHNN sẽ nới lỏng!

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy:

Giá vàng tăng không ảnh hưởng tới lãi suất tiền gửi

- Giá vàng thời điểm gần đây liên tục biến động theo hướng tăng giá. Ông có thể đánh giá tác động của sự biến động này đối với thị trường trong nước?

- Sự biến động của loại hàng hóa đặc biệt này nhất định có tác động tới thị trường. Ví dụ, thị trường bất động sản, tác động tới xu hướng của người dân trong việc nắm giữ tài sản dự trữ của mình. Do đó sẽ ảnh hưởng tới luồng tiền vốn huy động bằng VND, USD hay vàng, có sự thay đổi. Tuy nhiên, theo tôi tác động của giá vàng hiện không lớn như những năm trước-khi vàng còn được coi là giá trị của đồng tiền. Cho nên, đa số người dân bình thường không bị ảnh hưởng bởi giá vàng; giá cả các mặt hàng tiêu cùng bình thường cũng không bị ảnh hưởng.

- Vậy giá vàng biến động có ảnh hưởng tới việc tăng lãi suất tiền gửi hiện nay?

- Theo tôi là không! Bởi ngay ở mức cao hiện nay, giá vàng trong nước vẫn thấp hơn thị trường quốc tế. Không phải VND đang mất giá mà các ngân hàng phải nâng lãi suất, thậm chí VND thậm chí còn hơi cao giá. Vấn đề huy động vốn vào các tổ chức tín dụng nếu gặp khó khăn và không đáp ứng được nhu cầu lại là chuyện khác, và phải tính đến lãi suất hợp lý hơn để huy động được vốn.

* Văn Tiến ghi

,

[In trang]

Bài báo trên VietNamNet: http://vietnamnet.vn/chinhtri/doinoi/2005/12/522218/

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #hgfhgfh