Di nguyện trong nồi súp
Bạn đã bao giờ nhận ra rằng cuộc sống càng bận rộn thì ta càng trở nên trống rỗng không? Tôi nhớ cứ vào sáng thứ hai là lại nhìn trân trối vào quyển sổ tay ghi những cuộc hẹn - hàng chục cuộc họp, những công việc thời hạn chót, những dự án trừng trừng nhìn tôi, cái nào cũng cố ngoi lén đòi chiếm lĩnh sự chú ý của tôi. Tôi nhớ hàng ngàn lần mình đã suy ngẫm: Vấn đề của tất cả những thứ này là gì?
Dạo gần đây, sau mọi cố gắng tĩnh tâm, tôi bỗng nhớ về người bà yêu dấu của mình. Ngoại mới chỉ học hết lớp 6, là một thiên tài về nấu ăn và có óc khôi hài tuyệt vời. Mọi người biết bà đều cảm thấy thật là quá trùng hợp khi bà sinh vào ngày Cá tháng Tư - ngày của những trò đùa tinh quái, những tiếng cười sảng khoái và tinh thần hài hước - và quả đúng vậy, suốt đời mình bà chỉ chuyên lo nâng đỡ tinh thần cho mọi người.
Bà chẳng phải là một bộ não uyên bác nhưng với một đứa trẻ thì bà là cả thế giới Disney World. Mỗi hoạt động đối với Ngoại đều biến thành một sự kiện, một cơ hội để ăn mừng, một lí do để cười. Nhìn lại, tôi cứ ngỡ đó là một khoảng thời gian rất khác, ở một quả địa cầu khác - khi gia đình, niềm vui và thức ăn đóng một vai trò quan trọng.
Mỗi bữa ăn do chính tay Ngoại làm đều là một cơ hội để lên kế hoạch, thưởng thức và phấn chấn. Luôn nóng sốt và ngồi xuống ăn sáng là điều bắt buộc. Bữa trưa luôn được chuẩn bị từ 10:30 sáng bằng nồi súp âm ỉ sôi và bữa tối khởi đi từ lúc 3:30 chiều bằng một cú điện thoại đặt hàng tới cửa hàng bán thịt quen thuộc. Tất cả thời gian của Ngoại là để lo cho gia đình.
Sẵn đà bữa tối, tâm trí tôi trôi trở lại nhà bếp cũ kĩ của bà. Chiếc bàn bằng gỗ sồi, cái kệ bếp... Liên tục trên bếp lò bao giờ cũng có một nồi súp, một nồi hầm hay một xoong chưng nước sốt đang sôi lục bục. Tấm khăn trải bàn thân quen vấy đồ ăn của bữa ăn trước đó. Ôi trời ơi! Bất giác tôi nhún vai, ngoài 40 tuổi rồi mà chưa lần nào mình nấu một nồi súp hay một món hầm ngay từ đầu cả!
Đột nhiên, tôi cảm thấy mình đã được ban phúc cho một di sản tuyệt vời nhưng vì một lí do nào đó tôi lại không mở nó ra.
Ngày hôm sau, tôi lục lọi khắp gác mái để tìm một cái thùng các- tông đã cất ở đó từ 25 năm trước - đó là cái thùng của bà chuyển giao cho tôi khi bà quyết định về quê. Hôi mười mấy tuổi tôi nhớ mang máng là mình đã nhận được một "tài sản thừa kế". Mỗi cháu gái nhận được một món bỏ túi, phần của tôi là một chiếc giỏ xách da bò nạm pha lê, kiểu của năm 1920 và một chai dầu thơm đàn hương đã sử dụng được một ít. Tôi đã xức nó và mang cái giỏ xách trong lễ tốt nghiệp. Tuy nhiên, là một cô bé cứng đầu, lúc nhận phần "thừa kế", tôi chẳng để ý gì đến những vật khác. Chúng hình như bị khóa vào một cái thùng và bị vứt đâu đó trên gác xép.
Cũng chẳng khó gì để tìm ra nó. Dây buộc đã sờn, dễ dàng bứt ra. Ở trwen cùng, tôi thấy Ngoại gói mấy món gì đó trong những miếng vải nỉ - một đĩa đựng bơ, bình nước và ở đáy thùng là cái nồi hầm súp của bà, nắp được cột dính vào. Tôi gỡ dây và mở nắp ra. Ở đáy nồi có một lá thư, nét viết mực do chính tay Ngoại viết.
"Cháu Barbara yêu dấu của bà,
Bà biết một ngày nào đó cháu sẽ
tìm thấy lá thư này. Trong khi đọc
thư này, cháu hãy nhớ rằng bà yêu
cháu biết chừng nào bởi vì lúc ấy
bà đã ở bên các thiên thần rồi nên
bà không thể nói với cháu điều đó.
Cháu luôn quá cứng đầu, quá
nhanh nhảu và quá vội vàng để
trưởng thành. Bà thường ước cháu
mãi là một đứa trẻ. Khi cháu ngừng
chạy sẽ là lúc cháu chậm lại, bà
muốn cháu giữ mãi cái nồi súp cũ
của bà để xây tổ ấm cho cháu. Bà
gởi kèm theo đây công thức chế
biến món súp cháu yêu thích, thứ
mà bà thường làm cho cháu khi
cháu còn nhỏ.
Nhớ rằng bà yêu cháu và tình yêu
sẽ là mãi mãi.
Bà của cháu"
Tôi ngồi đọc đi đọc lại mảnh giấy đó suốt buổi sáng, khóc nức nở vì tôi đã không đền ơn được cho bà khi tôi có bà. Bà là báu vật của cháu, tôi thầm than vãn, tại sao cháu không để ý nhìn vào cái nồi này khi bà còn sống nhỉ?
Tôi hôm đó, cặp tài liệu của tôi được khóa lại, máy trả lời hoạt động và những hoạt động của thế giới bên ngoài bị dẹp qua một bên. Tôi có một nồi súp để nấu.
Barbara Davey.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro