Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Đội quân tóc dài

"Đội quân tóc dài" ra đời trong phong trào Đồng khởi của tỉnh Bừn Tre năm 1960 sau khi có Nghị quyết Trung ương số 15 mở ra con đường đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ tranh của cách mạng miền Nam, phát động hàng chục triệu lượt quần chúng yêu nước nổi dậy thành cao trào Đồng khởi.

Phong trào bắt đầu bùng nổ ngày 17/1/1960 tại 3 xã: Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh của huyện Mỏ Cày tỉnh Bến Tre. Sau đó phong trào đã lan rộng ra 47 xã thuộc 6 huyện của tỉnh Bến Tre. Dưới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ Bến Tre chị em đã cùng đồng bào nổi trống gõ mõ, gây tiếng nổ, kéo lực lượng vây đồn, đốt bốt, hù doạ địch, gọi hàng binh sĩ, tước súng để trang bị cho lực lượng quần chúng diệt tề, phá kìm kẹp, giải phóng cho 22 xã, phá khu dồn dân, giành quyền làm chủ cho 22 xã khác. Trong cuộc nổi dậy này, đã xuất hiện người nữ lãnh đạo tài tình Nguyễn Thị Định.

Cuộc nổi dậy tấn công địch của quần chúng đã liên tục giành thắng lợi và phong trào Đồng khởi ngày càng lan rộng. Chị em đã đấu tranh trực diện đòi địch chấm dứt càn quét, bắn giết nhân dân với những khẩu hiệu đấu tranh sắc bén, đã tranh thủ được sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân, làm cho địch phải lùi bước trước sức đấu tranh của quần chúng.

Trung ương cục miền Nam đã đánh giá thắng lợi to lớn của phong trào Đồng khởi của tỉnh Bến Tre và coi đó là hình thức khởi nghĩa tiêu biểu ở vùng nông thôn, đồng bằng với 2 phương châm (chính trị, vũ trang), tấn công địch bằng 3 mũi giáp công (chính trị, binh vận kết hợp với vũ trang), đặc biệt là sự xuất hiện của "Đội quân tóc dài" tấn công trực diện vào cơ quan đầu não của địch.

Từ thắng lợi này, khắp đồng bằng Nam Bộ và các tỉnh miền Trung đến Tây Nguyên, quần chúng nhân dân đã nhất tề nổi dậy thành phong trào Đồng khởi của toàn Miền Nam với khí thế to lớn chưa từng có.

Tổng kết phong trào Đồng khởi năm 1960, đã có 9 triệu lượt quần chúng nổi dậy, gần 1 triệu lượt phụ nữ đấu tranh trực diện kết hợp với lực lượng vũ trang góp phần làm tan rã trên 2 vạn binh lính và dân vệ, phá kìm kẹp 895 xã trên tổng số 1.193 xã ở miền Nam.

Trong khí thế sôi nổi của phong trào Đồng khởi , ngày 20/12/1960. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Ngày 8/3/1961, Hội Liên hiệp giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập là ngọn cờ hiệu triệu, tập hợp, đoàn kết các tầng lớp phụ nữmiền Nam tham gia cùng nhân dân miền Nam trong cuộc dấu tranh chống Mỹ cứu nước. Cũng từ đó: "Đội quân tóc dài" -lực lượng đấu tranh 3 mũi kiên cường của phụ nữ miền Nam vững bước tiến lên.

Suốt các giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, chị em đã cùng quân và dân miền Nam đánh trả "cuộc chiến tranh đặc biệt", "chiến tranh cục bộ " và "Việt Nam hoá chiến tranh" của bọn Mỹ Ngụy. Chị em chẳng những đấu tranh trực diện với bọn Mỹ Ngụy mà còn đấu tranh đối mặt với bọn Mỹ và bọn chư hầu. "Đội quân tóc dài " đã kiên cường và liên tục đấu tranh phá ấp chiến lược, chống bình định nông thôn, chống hành quân càn quét, chống phi pháo huỷ diệt và dồn quân bắt lính của Mỹ Ngụy.

"Đội quân tóc dài" đã ngày càng vận dụng nhuần nhuyễn phương châm 3 mũi giáp công. Lực lượng phụ nữ có khả năng tiến hành được cả 3 mũi: chính trị, binh vận và vũ trang. Một phụ nữ cũng có thể đấu tranh được 3 mũi: vừa trực diện đấu lí với địch, vùa khéo léo tranh thủ binh sỹ và tự mình thừa thời cơ diệt ác, trừ gian. Lúc đấu tranh tại chỗ thì các mẹ và các chị kiên cường bám trụ"một tấc không đi, một li không rời", khi đấu tranh tập trung liên tục tấn công vào sơ hở của kẻ địch để giành thắng lợi, lúc kết hợp vũ trang thì mưu trí sáng tạo và cơ động; hình thức đấu tranh thì vô cùng quyết liệt và phong phú. Tổ chức lực lượng đấu tranh của "Đội quân tóc dài" ngày càng quy củ và linh hoạt: có lực lượng xung kích và chủ công; có hợp đồng lực lượng nhiều địa phương, có tiếp tế, có hậu cần tải thương, khi bị khủng bố có thay quân và bổ sung cần thiết, kiên trì đấu tranh giành cho được thắng lợi.

Với những họat động tài tình nêu trên, "Đội quân tóc dài" được đánh giá: Có sức níu cánh máy bay, bịt nòng đại bác, chặn đứng chiến xa và bẻ gẫy hành quân càn quét của địch.

Tại các đô thị, lực lượng đấu tranh của "Đội quân tóc dài" bao gồm các tầng lớp phụ nữ như công nhân, tiểu thương, nữ tu, phật tủ, giáo chức, trí thức... Lực lượng phụ nữ đô thị đã phối hợp nhịp nhành với lực lượng phụ nữ vùng nông thôn, vùng ven, các tỉnh Tây Nguyên và phối hợp chặt chẽ với chiến trường làm cho địch vô cùng hoảng sợ.

Đảng ta đã đánh giá: Phụ nữmiền Nam không những có thành tích lớn trong đấu tranh binh vận mà còn tỏ ra có năng lực lớn trong đấu tranh vũ trang.

Hàng chục vạn phụ nữ từ miền núi đến đồng bằng và đô thị đã tham gia du kích bám đất giữ làng, tham gia tự vệ làm nhiệm vụ diệt ác phá kìm, giáng cho Mỹ Ngụy những đòn sấm sét ngay tại sào huyệt của chúng.

Từ phong trào Đồng khởi đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, "Đội quân tóc dài" -lực lượng đấu tranh của phụ nữ- đã tham gia trực tiếp đánh giặc, góp phần làm tan rã ngụy quân, ngụy quyền ở cơ sở, giành chính quyền về tay nhân dân.

"Đội quân tóc dài" đã góp phần to lớn vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

"Đội quân tóc dài" xứng đáng là niềm tự hào của phụ nữ và dân tộc Việt Nam .

Nữ tướng Nguyễn Thị Định sinh ngày 15-3-1920 tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Bà là út của 10 anh em trong gia đình nông dân giàu lòng yêu nước và cách mạng. Thuở nhỏ, bà phải sống trong xã hội thực dân và phong kiến, gia đình đông con nên khó có điều kiện cắp sách đến trường như bao người khác. Bổn phận là anh, hơn nữa thương em nhiều nên anh Ba (Ba Chẩn) đã dạy bà học cho biết cái chữ tại nhà. Tuy không học được nhiều nhưng bà rất thông minh, nhạy cảm và hiểu biết đủ điều, thích đọc nhiều truyện, đặc biệt là truyện Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu. Những nhân vật, những hình ảnh, những cuộc đời trong truyện gợi cho bà có một ước mơ vươn đến cuộc sống cao đẹp, gieo trong lòng bà tình thương sâu sắc đối với tầng lớp nghèo trong xã hội và căm ghét những cảnh bất công. Cứ mỗi ngày đem cơm, nước cho anh Ba trong tù, tận mắt chứng kiến cảnh lính Pháp tra tấn, đánh đập dã man, thân hình bầm tím, máu chảy loang trên nền xi măng thì lòng bà lại quặn đau như thắt. Lúc này bà mới hiểu các anh bị bắt, bị đánh đập là vì làm việc cứu nước, cứu dân, chống lại Pháp, chống lại chủ điền. Từ đó bà hiểu nhiều về nỗi nhục mất nước, người giàu ức hiếp người nghèo và cần phải chống lại chúng.

Năm 1936, vừa tròn 16 tuổi, bà bắt đầu tham gia cách mạng. Hai năm sau (1938) bà được đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng Sản Đông Dương. Cũng trong thời gian này, bà xây dựng gia đình với ông Nguyễn Văn Bích - Tỉnh ủy viên tỉnh Bến Tre, được không bao lâu thì chồng bị Pháp bắt đày đi Côn Đảo và hy sinh tại đó. Nhận được tin chồng hy sinh, lòng căm thù của bà lại nhân gấp bội. Bất chấp con còn nhỏ, gởi lại mẹ chăm sóc, bà thoát ly tham gia họat động cách mạng tại tỉnh nhà.

Năm 1940, bà lại bị Pháp bắt và biệt giam tại nhà tù Bà Rá, tỉnh Sông Bé (nay thuộc tỉnh Bình Phước). Ba năm tù cũng là ba năm họat động kiên cường, bất khuất của bà trong nhà tù. Năm 1943, ra tù trở về Bến Tre, bà liên lạc với tổ chức Đảng, chính quyền cách mạng của tỉnh và tham gia giành chính quyền vào tháng 8-1945. Tuy còn ít tuổi nhưng nhờ có ý chí kiên cường, lòng yêu nước mãnh liệt, lại nhiều mưu trí nên bà được Tỉnh ủy chọn làm thuyền trưởng chuyến đầu tiên vượt biển ra Bắc báo cáo với Đảng và Bác Hồ về tình hình chiến trường Nam bộ và xin vũ khí chi viện. Từ đó tên tuổi của bà đỏ thắm "đường Hồ Chí Minh trên biển".

Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ-Diệm ác liệt, với luật 10/59 của Ngô Đình Diệm, địch cứ truy tìm quyết liệt, chúng còn treo giải thưởng cho ai bắt được bà. Nhưng chúng đã không làm gì được bà vì bà luôn thay hình đổi dạng, có lúc giả làm thầy tu, thương buôn, lúc làm nông dân... và luôn được sự đùm bọc của những gia đình cơ sở cách mạng, của những người mẹ, người chị để qua mắt kẻ địch. Sự thắng lợi của phong trào Đồng Khởi Bến Tre (17-1-1960) đã trở thành biểu tượng kháng chiến kiên cường bất khuất, tiêu biểu cho phong trào cách mạng miền Nam, chuyển từ thế phòng ngự, bảo toàn lực lượng, sang thế tấn công, dẫn đến thắng lợi hoàn toàn. Đồng Khởi Bến Tre còn thể hiện rõ phương châm đánh địch bằng ba mũi giáp công, đặc biệt là phong trào đấu tranh chính trị, binh vận của đội quân tóc dài.

Sinh thời, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã từng nói: "Một người phụ nữ đã chỉ huy thắng lợi cuộc Đồng Khởi ở Bến Tre thì người đó rất xứng đáng được làm tướng và ở trong Bộ Tư lệnh đánh Mỹ". Thế là, giữa năm 1961, bà được điều động về làm việc ở Bộ Tư lệnh miền Nam cho đến cuối năm 1964 với chức danh Bí thư Đảng-Đoàn, Chủ tịch Hội Phụ nữ. Năm 1965, bà được phong hàm thiếu tướng, và được giao giữ chức Phó Tổng Tư lệnh quân giải phóng miền Nam đến năm 1975. Bà đã được Bác Hồ xem như một vị tướng. Bác nói: "Phó Tổng tư lệnh quân giải phóng miềm Nam là cô Ngyễn Thị Định, cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật vẻ vang cho cả miền Nam, cho cả dân tộc ta".

Năm 1974, Bà được phong quân hàm Thiếu tướng, mặc dù là tướng, Phó Tổng tư lệnh quân giải phóng miền Nam nhưng bà rất nhân ái, rộng lượng, bao dung, sống chan hòa với mọi người, luôn thể hiện đậm nét là một người đồng đội, người chị, người mẹ hiền, tận tụy chăm sóc từ cơm ăn, áo mặc cho các chiến sĩ nhất là nam giới; những nỗi đau, mất mát và sự hy sinh cao cả của nhân dân được bà cảm nhận và chia sẽ một cách tinh tế và kịp thời. Đó là đức tính cách mạng của nữ tướng Nguyễn Thị Định đã được soi sáng nhân cách làm người cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Từ sau ngày miền Nam được giải phóng, thống nhất đất nước, Bà Định đã giữ nhiều chức vụ trọng trách mới cùng Đảng và Nhà nước ta lãnh đạo thành công việc thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhất là sự nghiệp đổi mới đất nước bà quan hệ và làm việc với nhiều nước trên thế giới. Bà nhận được nhiều phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước ta cũng như thế giới đã trao tặng.

Trung với Đảng, hiếu với dân suốt đời hy sinh cho sự nghiệp cách mạng cao cả, trước lúc mất (2 ngày), bà còn đến thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhưng do tuổi cao, sức yếu, lại thêm căn bệnh đau tim nên lúc 22 giờ 50 phút ngày 26 tháng 8 (tức 28/7 al ) năm 1992, bà đã vĩnh biệt chúng ta và yên nghỉ tại Nghĩa trang Thành phố HCM.

Với 72 tuổi đời, 56 năm họat động cách mạng trung kiên, mẫu mực, suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ với đức tính khiêm tốn, vị tha, nhân hậu, giản dị, dịu hiền và luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, bà Ba Định đã là người phụ nữ tiêu biểu nhất, xứng đáng với tám chữ vàng mà Bác Hồ kính yêu đã tặng cho phụ nữ Việt Nam "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang".

Để tri ân công lao đóng góp của nữ tướng Nguyễn Thị Định. Ngày 30-8-1995, bà được Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. GS Trần Văn Giàu nói "Những người như chị sống làm tướng, chết thành thần". Đúng vậy, đền thờ bà đã được xây dựng và khánh thành vào ngày 20-12-2003 để nhân dân đến viếng và thắp hương tưởng niệm. Tiếp đến, ngày 8-4-2007, Bộ Quốc phòng đã tặng tượng đồng chân dung nữ tướng trong trang phục áo bà ba, khăn rằn quấn cổ đặt tại đền thờ (tượng cao 1m75, nặng 1.025 kg, tác giả là trung tá Nguyễn Phước Tùng - Bảo tàng Lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam).

Ngô Đình Diệm (sinh ngày 3 tháng 1 năm 1901 - 2 tháng 11 năm 1963) là Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hoà.

Ngô Đình Diệm sinh ngày 3 tháng 1 năm 1901 tại Huế trong một gia đình quyền quý theo Công giáo ở Việt Nam, tên thánh của ông là Jean Baptiste (Gioan Baotixita).

Gia đình

Cha của ông là Ngô Đình Khả, quê quán ở làng Đại Phong xã Phong Thủy huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình làm Thượng thư triều đình Huế kiêm Phụ Đạo Đại Thần và cũng là cố vấn của vua Thành Thái và mẹ là bà Phạm Thị Thân. Ông là con thứ ba trong gia đình với hai người anh đầu là Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Thục. Ngô Đình Khôi là cựu Tổng đốc Quảng Nam, bị tiếng tham nhũng, chết năm 1945. Trong Cách mạng tháng Tám, Ngô Đình Khôi bị Việt Minh bắt giữ và xử tử. Cùng bị bắt giữ đợt này là Phạm Quỳnh và Ngô Đình Huân, con trai Ngô Đình Khôi và là cựu Thanh tra Lao động trong chính phủ bảo hộ của Pháp. Sau khi bị xử tử, xác của Ngô Đình Khôi và Phạm Quỳnh được chôn chung trong một hố. [1] Ông còn năm người em là Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Luyện, Ngô Thị Hiệp và Ngô Thị Giáo - mẹ của Hồng y Nguyễn Văn Thuận.

Trong cuộc đời chính khách của mình, ông là người không lập gia đình, không cưới vợ và sinh con

Thời trẻ

Từ lúc còn nhỏ, ông được Nguyễn Hữu Bài - quan phụ chính trong triều dạy dỗ và coi như con đẻ, từ năm 15 tuổi ông vào học trường dòng với dự định sau này làm tu sĩ, nhưng không chịu nỗi kỷ luật khắt khe trong trường dòng, ông đã bỏ trường dòng ra xin học vào trường quốc học Huế

Từ năm 1919 ông ra Hà Nội học trường Hậu Bổ (trường hành chính) và tốt nghiệp 2 năm sau đó năm 1921[2].

Giai đoạn làm quan triều Nguyễn

Năm 1923, ông được bổ nhiệm làm Tri huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, rồi Tri phủ Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

Năm 1929, ông được bổ nhiệm làm Tuần vũ tỉnh Bình Thuận.

Năm 1932, ông được bổ nhiệm Thượng thư Bộ Lại trong triều đình vua Bảo Đại. Trong thời gian này ông được bầu làm Tổng thư ký uỷ ban cải cách, ông đề xướng hai điều với chính quyền bảo bộ Pháp: một là thống nhất Trung và Bắc Kỳ theo Hòa ước Giáp Thân 1884 và hai là cho Viện Nhân dân Đại biểu Trung Kỳ được quyền tự do thảo luận các vấn đề. Việc thống nhất cốt sẽ buộc chính quyền Bảo hộ Pháp bãi bỏ khâm sứ Trung Kỳ và thống sứ Bắc Kỳ và thu về thành một viên tổng trú sứ (résident général) ở Huế mà thôi. Việc thứ hai là để canh tân lối cai trị cũ. Vì không thấy được chấp nhận, ông từ chức ngày 12.07.1933[3].

Hoạt động chính trị chống Pháp

Năm 1933, ông vào Sài Gòn cùng với Nguyễn Phan Long, Lê Văn Kim,...tổ chức phong trào của trí thức Nam và Trung Kỳ vận động chính giới Pháp tại Paris để đòi truất phế quan Toàn Quyền Đông Dương Pierre Pasquier. Việc không thành, ông bị Pasquier trục xuất khỏi Huế và chỉ định cư trú tại Quảng Bình. Tuy nhiên, sau cái chết của Pasquier năm 1934, viên toàn quyền mới Eugene René Robin đã phục hồi tước vị hàm cho ông và ông về dạy tại trường Thiên Hựu (Providence) do anh ông là Ngô Đình Thục làm Giám học[4]

Thời kỳ 1934-1944, Ngô Đình Diệm tham gia thành lập và lãnh đạo đảng Đại Việt Phục Hưng chống Pháp với thành phần đảng viên nòng cốt là quan lại, linh mục, cảnh sát, và lính khố xanh bản xứ tại Trung Kỳ. Tháng 7 năm 1944, mật thám Pháp phá vỡ tổ chức này, Ngô Đình Diệm trốn vào Sài Gòn với sự giúp đỡ của hiến binh Nhật.[5] Ông cũng được Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội do hoàng thân Cường Để ủy nhiệm công việc vận động nhân sự ở Trung Kỳ để chống Pháp.[6]

Tại Sài Gòn, ông đã tham gia thành lập Uỷ Ban Kiến Quốc với mục tiêu phò tá hoàng thân Cường Để, tuy nhiên Nhật không cho Cường Để về nước để lập làm vua mà vẫn tiếp tục sử dụng Bảo Đại để lập nên một chính quyền thân Nhật với quốc hiệu mới là đế quốc Việt Nam. Bảo Đại đã từng mời ông làm thủ tướng trong chính quyền mới nhưng không thành mà thay vào đó là Trần Trọng Kim[7]

Trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương

Sau khi Bảo Đại thoái vị, Việt Minh giành chính quyền, ông cùng với một số người thân trong gia đình bị Việt Minh bắt ở Tuy Hoà - Phú Yên, chỉ có hai người em Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn chạy thoát. Người anh Ngô Đình Khôi bị chính quyền Việt Minh bắt và xử tử, còn ông bị bắt đem ra Bắc và giam giữ tại tỉnh miền núi Tuyên Quang nhưng được trả tự do vào năm 1946[8].

Năm 1948, khi cựu hoàng Bảo Đại đang sống lưu vong ở Hồng Kông đang điều đình với Pháp để ký hiệp định Pháp-Việt, ông đã sang Hồng Kông thuyết phục Bảo Đại kiên định trong vấn đề độc lập dân tộc nhưng sau đó thấy Bảo Đại ký hiệp định với Pháp ở Hạ Long cho Việt Nam một sự độc lập giả hiệu ông đã thất vọng và quay về Huế sống với người em Ngô Đình Cẩn

Năm 1950, ông theo anh là giám mục Ngô Đình Thục đi Vatican, rồi sau đó sang Nhật gặp hoàng thân Cường Để đang sống ở đây. Thời gian hai năm kế tiếp ông sang Mỹ phần lớn lưu trú tại các trường dòng Lakewood ở New Jersey và trường dòng Ossining ở New York. Đây cũng là thời kỳ ông gặp hồng y Spellman, người đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên sự nghiệp chính trị của ông sau này.

Thủ tướng dưới quyền Bảo Đại

Sau hiệp định Genève, Việt Nam tạm thời phân chia làm hai vùng tập trung quân sự để chờ ngày tổng tuyển cử toàn quốc và thống nhất Việt Nam, tại miền Nam do lực lượng Quốc gia Việt Nam và Liên hiệp Pháp kiểm soát, ông chính thức được quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm làm thủ tướng vào ngày 16 tháng 6 năm 1954.

Trong thời kỳ đầu làm thủ tướng quốc gia Việt Nam, thực tế ông không có quyền lực đối với các lực lượng quân đội, cảnh sát với những người đứng đầu là Nguyễn Văn Hinh và Lê Văn Viễn. Hai lực lượng này liên minh với nhau nhằm chống lại ông, ông cũng không kiểm soát được bộ máy quan chức dân sự vì các viên chức Pháp đang còn nhiều, nắm giữ các vị trí then chốt. Nền tài chính vẫn do ngân hàng Đông Dương mà phía sau là chính phủ Pháp quản lý. Thực tế trong gia đoạn đầu cầm quyền thủ tướng ông không có quyền hành.

Sự kiện quan trọng trong giai đoạn này là việc tổng thống Hoa Kỳ - Eisenhower gửi công hàm chính thức cho thủ tướng Ngô Đình Diệm cho biết từ đây chính phủ Việt Nam nhận viện trợ trực tiếp của chính phủ Hoa Kỳ chứ không qua nhà đương cục Pháp như trước.

Ngô Đình Diệm cho rằng cơ hội duy nhất cho quốc gia Việt Nam đứng vững được là phải giành được độc lập thực sự, và ông nhất định thực hiện mục tiêu đó một cách dũng cảm và kiên trì hiếm có. Chỉ sau vài tháng nắm quyền thủ tướng, tháng 12 năm 1954 ông bãi bỏ quyền phát hành giấy bạc của ngân hàng Đông Dương, từ nay giấy bạc lưu hành trên lãnh thổ miền Nam sẽ do ngân hàng Việt Nam mới thành lập phát hành và cục hối đoái giao cho chính phủ Việt Nam quản lý, tiếp đó ông yêu cầu chính phủ Pháp giao lại cho Việt Nam trong thời hạn năm tháng việc kiểm soát quân đội quốc gia lâu nay vẫn thuộc bộ chỉ huy Pháp.

Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà

Tại miền Nam, từ 1954-1955, với cương vị thủ tướng, ông đã dẹp yên và thu phục các lực lượng Bình Xuyên, Hoà Hảo, Cao Đài vốn là các tổ chức do Pháp đứng sau hỗ trợ nhằm chống lại ông, tiếp đó là cuộc trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam, 1955 đã chấm dứt chính thể quốc gia Việt Nam - quốc trưởng Bảo Đại bị phế truất. Chính thể mới Việt Nam Cộng Hoà được thành lập vào ngày 26 tháng 10 năm 1955 và ông được bầu làm Tổng thống vào ngày 23 tháng 10 năm 1955. Hai năm sau, 1957 ông có chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ lần đầu tiên với cương vị tổng thống của Việt Nam Cộng Hoà.

Tổng thống Ngô Đình Diệm bắt tay TT Mỹ Eisenhower tại Phi Trường Hoa Thịnh Đốn, 8 tháng 5, 1957

Sau khi lên làm tổng thống, ông giữ mọi quyền cai quản đất nước với người em Ngô Đình Nhu làm cố vấn và cả hai người đều phỏng theo các phương pháp cộng sản để chống lại chính quyền cộng sản ở miền Bắc. Trong khi chế độ cộng sản miền Bắc được xây dựng trên học thuyết cộng sản thì hai anh em xây dựng chủ nghĩa nhân vị như là một học thuyết nhà nước ở nam Việt Nam với chính đảng Cần lao Nhân vị, loại trừ triệt để sự đối lập chính trị ở miền Nam bằng những chiến dịch tố cáo cộng sản nằm vùng. Hoa Kỳ không phản đối việc này với lý do trong một xã hội chia rẽ Nam Việt Nam đứng trước nguy cơ lật đổ của cộng sản nên Diệm phải có chính đảng riêng của mình, có chính phủ mạnh để đối phó với tình hình và Hoa Kỳ đã ủng hộ Ngô Đình Diệm thiết lập một chế độ cực quyền.

Chính sách ủng hộ này của Hoa Kỳ tạo mầm mống cho hậu quả nghiêm trọng trong nền chính trị miền Nam. Tướng Edward Lansdale - phụ trách chiến tranh tâm lý ở miền Nam lúc này đã nhìn thấy nguy cơ trong chính sách của Ngô Đình Diệm, ông tìm cách thuyết phục đại sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting ngăn cản Diệm - Nhu và không nên xây dựng một nhà nước cực quyền ở Nam Việt Nam vì chính sách của Diệm sẽ đưa đến tình trạng chia rẽ những người có tinh thần dân tộc. Với việc loại trừ các đối thủ chính trị đã tạo nên một khoảng trống chính trị ở Nam Việt Nam khiến Hoa Kỳ không có sự lựa chọn nào khác ngoài chính quyền hiện hữu.

Sự kiện Phật Đản, 1963 xảy ra là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới chính phủ Kennedy bỏ rơi Ngô Đình Diệm và khuyến khích đảo chính để lật đổ chế độ độc tài đã đưa miền Nam đến tình trạng hỗn loạn. Cuộc đảo chính diễn ra vào lúc 11h30 ngày 01 tháng 11 năm 1963, lực lượng đảo chính đã chiếm dinh tổng thống, ông và Ngô Đình Nhu trốn ra khỏi dinh và về lánh nạn tại nhà thờ Cha Tam - Chợ Lớn.

Cái chết và mai táng

Sau khi bị lật đổ bởi các tướng lĩnh dưới quyền ngày 1 tháng 11 năm 1963, ông cùng em trai - cố vấn Ngô Đình Nhu lánh nạn tại nhà thờ Cha Tam, sáng ngày hôm sau ông cùng với ông Nhu gọi điện và ra hàng lượng đảo chính. Trên đường bị chở về Bộ Tổng tham mưu, ông và Ngô Đình Nhu bị một sĩ quan trong lực lượng đảo chính (Có nhiều tài liệu cho rằng Đại úy Nguyễn Văn Nhung theo lệnh của Tướng Dương Văn Minh) sát hại và đến nay nguyên nhân vụ ám sát này vẫn chưa rõ là do tư thù hay do lệnh của Hoa Kỳ).

Hai ông được chôn ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi (vị trí ở đường Điện Biên Phủ cắt với đường Hai Bà Trưng, ngày nay là Công viên Lê Văn Tám). Áo quan của Ngô Đình Diệm hình hộp, áo quan của Ngô Đình Nhu có nắp tròn. Một nhân chứng thời kỳ này giải thích vì người thân của hai ông đi mua vội quan tài nên chỉ mua được một chiếc hạng tốt dành cho ông Diệm, còn chiếc hạng vừa dành cho ông Nhu. Trong khoảng thập niên 1980, do nhu cầu phát triển đô thị trong nội đô Sài Gòn, nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi được di dời về nghĩa trang Lái Thiêu (nghĩa trang nhân dân số 6B) ngày nay. Mộ hai ông nằm hai bên mộ thân mẫu, bà Phạm Thị Thân, ngoài ra, mộ ông Ngô Đình Cẩn cũng được dời về gần đó. Mộ hai ông ban đầu không có tên mà chỉ ghi tên thánh và "Huynh" (chỉ ông Diệm) hoặc "Đệ" (ông Nhu), sau đó, theo đề nghị của một số người, mộ đã được đề đích danh[9].

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: