Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

dodoanloc

Nhập môn kinh tế nông nghiệp

I. Vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp.

Nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học - kỹ

thuật, bởi vì một mặt cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm năng

sinh học - cây trồng, vật nuôi. Chúng phát triển theo qui luật sinh học nhất định

con người không thể ngăn cản các quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong

của chúng, mà phải trên cơ sở nhận thức đúng đắn các qui luật để có những

giải pháp tác động thích hợp với chúng. Mặt khác quan trọng hơn là phải làm

cho người sản xuất có sự quan tâm thoả đáng, gắn lợi ích của họ với sử dụng

quá trình sinh học đó nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cuối cùng hơn.

Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành

chăn nuôi và ngành dịch vụ trong nông nghiệp. Còn nông nghiệp hiểu theo

nghĩa rộng nó còn bao gồm cả ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản nữa.

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong

việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển. ở

những nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên,

ngay cả những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP

nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn

và không ngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống con người những

sản phẩm tối cần thiết đó là lương thực, thực phẩm. Những sản phẩm này cho

dù trình độ khoa học - công nghệ phát triển như hiện nay, vẫn chưa có ngành

nào có thể thay thế được. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính

chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội

của đất nước.

Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao

thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về

số lượng, chất lượng và chủng loại. Điều đó do tác động của các nhân tố đó là:

Sự gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con người.

Các nhà kinh tế học đều thống nhất rằng điều kiện tiên quyết cho sự phát

triển là tăng cung lương thực cho nền kinh tế quốc dân bằng sản xuất - hoặc

nhập khẩu lương thực. Có thể chọn con đường nhập khẩu lương thực để giành

nguồn lực làm việc khác có lợi hơn. Nhưng điều đó chỉ phù hợp với các nước

như: Singapore, Arậpsaudi hay Brunay mà không dễ gì đối với các nước như:

Trung Quốc, Indonexia, ấn Độ hay Việt Nam - là những nước đông dân. Các

nước đông dân này muốn nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân được

ổnđịnh thì phần lớn lương thực tiêu dùng phải được sản xuất trong nước.

Indonexia là một thí dụ tiêu biểu, một triệu tấn gạo mà Indonexia tự sản xuất

được thay vì phải mua thường xuyên trên thị trường thế giới đã làm cho giá

gạo thấp xuống 50 USD/tấn. Giữa những năm của thập kỷ 70-80 Indonexia

liên tục phải nhập hàng năm từ 2,5-3,0 triệu tấn lương thực. Nhưng nhờ sự

thành công của chương trình lương thực đã giúp cho Indonexia tự giải quyết

được vấn đề lương thực vào giữa những năm 80 và góp phần làm giảm giá gạo

trên thị trường thế giới. Các nước ở Châu á đang tìm mọi biện pháp để tăng

khả năng an ninh lương thực, khi mà tự sản xuất và cung cấp được 95% nhu

cầu lương thực trong nước. Thực tiễn lịch sử của các nước trên thế giới đã

chứng minh chỉ có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, chừng nào

quốc gia đó đã có an ninh lương thực. Nếu không đảm bảo an ninh lương thực

thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho

sự phát triển, từ đó sẽ làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm bỏ vốn vào

đầu tư dài hạn.

Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu

vào cho công nghiệp và khu vực thành thị. Điều đó được thể hiện chủ yếu ở

các mặt sau đây:

- Nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp của các nước đang phát triển là

khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị.

Trong giaiđoạnđầu của công nghiệp hoá, phần lớn dân cư sống bằng nông

nghiệp và tập trung sống ở khu vực nông thôn. Vì thế khu vực nông nghiệp,

nông thôn thực sự là nguồn dự trữ nhân lực dồi dào cho sự phát triển công

nghiệp và đô thị. Quá trình nông nghiệp hoá và đô thị hoá, một mặt tạo ra nhu

cầu lớn về lao động, mặt khác đó mà năng suất lao động nông nghiệp không

ngừng tăng lên, lực lượng lao động từ nông nghiệp được giải phóng ngày càng

nhiều. Số lao động này dịch chuyển, bổ sung cho phát triển công nghiệp và đô

thị.Đó là xu hướng có tính qui luật của mọi quốc gia trong quá trình công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn và quí

cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế

biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng

cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường ...

- Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển

kinh tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hoá,

bởi vì đây là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân.

Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều cách, như tiết kiện

của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp,

ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản v.v... trong đó thuế có vị trí rất quan

trọng "Kuznets cho rằng gánh nặng của thuế mà nông nghiệp phải chịu là cao

hơn nhiều so với dịch vụ Nhà nước cung cấp cho công nghiệp". Việc huy động

vốn từ nông nghiệp để đầu tư phát triển công nghiệp là cần thiết và đúng đắn

trên cơ sở việc thực hiện bằng cơ chế thị trường, chứ không phải bằng sự áp

đặt của Chính phủ. Những điển hình về sự thành công của sự phát triển ở nhiều

nước đều đã sử dụng tích luỹ từ nông nghiệp để đầu tư cho nông nghiệp. Tuy

nhiên vốn tích luỹ từ nông nghiệp chỉ là một trong những nguồn cần thiết phát

huy, phải coi trọng các nguồn vốn khác nữa để khai thác hợp lý, đừng quá

cường điệu vai trò tích luỹ vốn từ nông nghiệp.

Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp. ở

hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tư liệu tiêu

dùng và tư liệu sản xuất được tiêu thụ chủ yếu dựa vào thị trường trong nước

mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn. Sự thay đổi về cầu trong

khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu

vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho

dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về

sản phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bước nâng

cao chất lượng có thể cạnh tranh với thị trường thế giới.

Nông nghiệpđược coi là ngànhđem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn.

Các loại nông, lâm thuỷ sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các

hàng hoá công nghiệp. Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để

có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm thuỷ sản. Xu hướng chung ở

các nước trong quá trình công nghiệp hoá, ở giai đoạnđầu giá trị xuất khẩu

nông lâm, thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tỷ

trọng đó sẽ giảm dần cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế. ở Thái Lan

năm 1970 tỷ trọng giá trị nông, lâm, thuỷ sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu

chiếm 76,71% giảm xuống 59,36% năm 1980; 38,11% năm 1990; 35,40% năm

1991; 34,57% năm 1992; 29,80% năm 1993 và 29,60% năm 1994. Tuy nhiên

xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản thường bất lợi do giá cả trên thị trường thế giới

có xu hướng giảm xuống, trong lúc đó giá cả sản phẩm công nghiệp tăng lên,

tỷ giá cánh kéo giữa hàng nông sản và hàng công nghệ ngày càng mở rộng,

làm cho nông nghiệp, nông thôn bị thua thiệt.

ở một số nước chỉ dựa vào một vài loại nông sản xuất khẩu chủ yếu, như

Coca ở Ghana, đường mía ở Cuba, cà phê ở Braxin v.v... đã phải chịu nhiều rủi

ro và sự bất lợi trong xuất khẩu. Vì vậy gần đây nhiều nước đã thực hiện đa

dạng hoá sản xuất và xuất khẩu nhiều loại nông lâm thuỷ sản, nhằm đem lại

nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước.

Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển

bền vững của môi trường. Nông nghiệp sử dụng nhiều hoá chất như phân bón

hoá học, thuốc trừ sâu bệnh v.v... làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Trong quá

trình canh tác dễ gây ra xói mòn ở các triền dốc thuộc vùng đồi núi và khai

hoang mở rộng diện tích đất rừng v.v... Vì thế, trong quá trình phát triển sản

xuất nông nghiệp, cần tìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự

phát triển bền vững của môi trường.

Tóm lại, nền kinh tế thị trường, vai trò của nông nghiệp trong sự phát

triển bao gồm hai loại đóng góp: thứ nhất là đóng góp về thị trường - cung cấp

sản phẩm cho thị trường trong và ngoài nước, sản phẩm tiêu dùng cho các khu

vực khác, thứ hai là sự đóng góp về nhân tố diễn ra khi có sự chuyển dịch các

nguồn lực (lao động, vốn v.v...) từ nông nghiệp sang khu vực khác.

II- Những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã

hội. Sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng mà các ngành sản xuất

khác không thể có đó là:

1- Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp,

phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Đặc biệt trên

cho thấy ở đâu có đất và lao động thì có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp.

Thế nhưng ở mỗi vùng mỗi quốc gia có điều kiện đất đai và thời tiết - khí hậu

rất khác nhau. Lịch sử hình thành các loại đất, quá trình khai phá và sử dụng

các loại đất ở các địa bàn có địa hình khác nhau, ở đó diễn ra các hoạt động

nông nghiệp cũng không giống nhau. Điều kiện thời tiết khí hậu với lượng

mưa, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng v.v... trên từng địa bàn gắn rất chặt chẽ với

điều kiện hình thành và sử dụng đất. Do điều kiện đất đai khí hậu không giống

nhau giữa các vùng đã làm cho nông nghiệp mang tính khu vực rất rõ nét. Đặc

điểm này đòi hỏi quá trình tổ chức chỉ đạo sản xuất nông nghiệp cần phải chú ý

các vấn đề kinh tế - kỹ thuật sau đây:

- Tiến hành điều tra các nguồn tài nguyên về nông - lâm - thuỷ sản trên

phạm vi cả nước cũng như tính vùngđể qui hoạch bố trí sản xuất các cây

trồng, vật nuôi cho phù hợp.

- Việc xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ

thuật phải phù hợp với đặc điểm và yêu cầu sản xuất nông nghiệp ở từng vùng.

- Hệ thống các chính sách kinh tế phù hợp với điều kiện từng vùng, từng

khu vực nhất định.

2- Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể

thay thế được. Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất,

nhưng nội dung kinh tế của nó lại rất khác nhau. Trong công nghiệp, giao

thông v.v... đất đai là cơ sở làm nền móng, trên đó xây dựng các nhà máy,

công xưởng, hệ thống đường giao thông v.v... để con người điều khiến các máy

móc, các phương tiện vận tải hoạt động.

Trong nông nghiệp, đất đai có nội dung kinh tế khác, nó là tư liệu sản

xuất chủ yếu không thể thay thế được. Ruộng đất bị giới hạn về mặt diện tích,

con người không thể tăng thê, theo ý muốn chủ quan, nhưng sức sản xuất

ruống đất là chưa có giới hạn, nghĩa là con người có thể khai thác chiều sâu

của ruộngđất nhằm thoả mãn nhu cầu tăng lên của loài người về nông sản

phẩm. Chính vì thế trong quá trình sử dụng phải biết quí trọng ruộng đất, sử

dụng tiết kiệm, hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng cơ bản,

tìm mọi biện pháp để cải tạo và bồi dưỡng đất làm cho ruộng đất ngày càng

màu mỡ hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm trên mỗi đơn vị diện tích với chi phí

thấp nhất trên đơn vị sản phẩm.

3- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống - cây trồng và vật

nuôi. Các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo qui luật sinh học nhất định

(sinh trưởng, phát triển và diệt vong). Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại

cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến

phát triển và diệt vọng. Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay

đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến sự phát triển của

cây trồng, vật nuôi, đến kết quả thu hoạch sản phẩm cuối cùng. Cây trồng và

vật nuôi với tư cách là tư liệu sản xuất đặc biệt được sản xuất trong bản thân

nông nghiệp bằng cách sử dụng trực tiếp sản phẩm thu được ở chu trình sản

xuất trước làm tư liệu sản xuất cho chu trình sản xuất sau. Để chất lượng giống

cây trồng và vật nuôi tốt hơn, đòi hỏi phải thường xuyên chọn lọc, bồi dục các

giống hiện có, nhập nội những giống tốt, tiến hành lai tạođể tạo ra những

giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp với điều kiện từng vùng

và từng địa phương.

4- Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao. Đó là nét đặc thù điển

hình nhất của sản xuất nông nghiệp, bởi vì một mặt tiqt sản xuất nông nghiệp

là quá trình tái sản xuất kinh tế xoắn xuýt với quá trình tái sản xuất tự nhiên,

thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ vào nhau, song lại không hoàn

toàn trùng hợp nhau, sinh ra tính thời vụ cao trong nông nghiệp. Tính thời vụ

trong nông nghiệp là vĩnh cửu không thể xoá bỏ được, trong quá trình sản xuất

chỉ tìm cách hạn chế nó. Mặt khác do sự biến thiên về điều kiện thời tiết - khí

hậu, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng nhất định với điều kiện đó, dẫn đến

những mùa vụ khác nhau. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng -

loại cây xanh có vai trò cực kỳ to lớn là sinh vật có khả năng hấp thu và tàng

trữ nguồn năng lượng mặt trời để biến từ chất vô cơ thành chất hữu cơ, tạo

nguồn thức ăn cơ bản cho con người và vật nuôi. Như vậy, tính thời vụ có tác

động rất quan trọng đối với nông dân. Tạo hoá đã cung cấp nhiều yếu tố đầu

vào thiết yếu cho nông nghiệp, như: ánh sáng, ôn độ, độ ẩm, lượng mưa, không

khí. Lợi thế tự nhiên đã ưu ái rất lớn cho con người, nếu biết lợi dụng hợp lý có

thể sản xuất ra những nông sản với chi phí thấp chất lượng. Để khai thác và lợi

dụng nhiều nhất tặng vật của thiên nhiên đối với nông nghiệp đòi hỏi phải thực

hiện nghiêm khắc những khâu công việc ở thời vụ tốt nhất như thời vụ gieo

trồng, bón phân, làm cỏ, tưới tiêu v.v... Việc thực hiện kịp thời vụ cũng dẫn

đến tình trạng căng thẳng về lao động đòi hỏi phải có giải pháp tổ chức lao

động hợp lý, cungứng vật tư - kỹ thuật kịp thời, trang bị công cụ, máy móc

thích hợp, đồng thời phải coi trọng việc bố trí cây trồng hợp lý, phát triển

ngành nghề dịch vụ, tạo thêm việc làm ở những thời kỳ nồng nhàn.

Ngoài những đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp nêu trên, nông

nghiệp nước ta còn có những đặc điểm riêng cần chú ý đó là:

a- Nông nghiệp nước ta đang từ tình trạng lạc hậu, tiến lên xây dựng nền

nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo định hướng XHCN không qua giai đoạn

phát triển tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm này cho thấy xuất phát điểm của nền

nông nghiệp nước ta khi chuyển lên xây dựng, phát triển nền nông nghiệp sản

xuất hàng hoá là rất thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Đến nay

nhiều nước có nền kinh tế phát triển, nông nghiệp đã đạt trình độ sản xuất hàng

hoá cao, nhiều khâu công việc được thực hiện bằng máy móc, một số loại cây

con chủ yếu được thực hiện cơ giới hoá tổng hợp hoặc tự động hoá. Năng suất

ruộng đất và năng suất lao động đạt trình độ cao, tạo ra sự phân công lao động

sâu sắc trong nông nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tỷ lệ dân số và lao

động nông nghiệp giảm xuống cả tương đối và tuyệt đối. Đời sống người dân

nông nghiệp và nông thôn được nâng cao ngày càng xích gần với thành thị.

Trong khi đó, nông nghiệp nước ta với điểm xuất phát còn rất thấp, cơ

sở vật chất còn nghèo nàn, kết cấu hạ tầng nông thôn còn yếu kém, lao động

thuần nông còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động xã hội, năng suất ruộng

đất và năng suất lao động còn thấp v.v... Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị

trường, khẳng định phát triển nền nông nghiệp nhiều thành phần và hộ nông

dân được xác định là đơn vị tự chủ, nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển

và đạt được những thành tựu to lớn, nhất là về sản lượng lương thực. Sản xuất

lương thực chẳng những trang trải được nhu cầu trong nước, có dự trữ mà còn

dư thừa để xuất khẩu. Bên cạnh đó một số sản phẩm khác cngx phát triển khá,

như cà phê, cao su, chè, hạt điều v.v... đã và đang là nguồn xuất khẩu quan

trọng. Nông nghiệp nước ta đang chuyển từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng

hoá. Nhiều vùng của đất nước đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và

nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp tăng sản phẩm phi

nông nghiệp.

Đểđưa nền kinh tế nông nghiệp nước ta phát triển trìnhđộ sản xuất

hàng hoá cao, cần thiết phải bổ sung và hoàn thiện chiến lược phát triển nông

nghiệp và nông thôn. Khẩn trương xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nông

nghiệp và hệ thống kết cấu hạ tầng ở nông thôn phù hợp. Bổ sung, hoàn thiện

và đổi mới hệ thống chính sách kinh tế nông nghiệp, nhằm tiếp tục giải phóng

sức sản xuất, tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển hàng hoá. Tăng cường

đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản

lý kinh tế và quản trị kinh doanh cho nông nghiệp và nông thôn.

b- Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, có pha trộn

tính chất ôn đới, nhất là ở miền Bắc và được trải rộng trên 4 vùng rộng lớn,

phức tạp: trung du, miền núi, đồng bằng và ven biển.

Đặc điểm này đem lại cho nông nghiệp nhiều thuận lợi cơ bản, đồng thời

cũng có những khó khăn rất lớn trong quá trình phát triển sản xuất nông

nghiệp.

Thời tiết, khí hậu của nước ta có những thuận lợi rất cơ bản. Đó là hàng

năm có lượng mưa bình quân tươngđối lớn, đảm bảo nguồn nước ngọt rất

phong phú cho sản xuất và đời sống, có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào

(cường độ, ánh sáng, nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C v.v...), tập đoàn cây

trồng và vật nuôi phong phú, đa dạng. Nhờ những thuận lợi cơ bản đó mà ta có

thể gieo trồng và thu hoạch quanh năm, với nhiều cây trồng và vật nuôi phong

phú, có giá trị kinh tế cao, như cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp ngắn

ngày, cây ăn quả.

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, điều kiện thời tiết - khí hậu nước ta

cũng có nhiều khó khăn lớn, như: mưa nhiều và lượng mưa thường tập trung

vào ba tháng trong năm gây lũ lụt, ngập úng. Nắn nhiều thường gây nền khô

hạn, có nhiều vùng thiếu cả nước cho người, vật nuôi sử dụng. Khí hạy ẩm ướt,

sâu bệnh, dịch bệnh dễ phát sinh và lây lan gây ra những tổn thất lớn đối với

mùa màng.

Trong quá trình đưa nông nghiệp nước ta lên sản xuất hàng hoá, chúng

ta tìm kiếm mọi cách để phát huy những thuận lợi cơ bản nêu trên và hạn chế

những khó khăn do điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên gây ra, đảm bảo cho

nông nghiệp phát triển nhanh chóng và vững chắc.

III- Nông nghiệp Việt Nam trong đổi mới.

TừĐại hộiĐảng lần thứ VI (1986) đã khởi xướng công cuộc đổi mới

kinh tếở Việt Nam, trong quá trình thực hiện sự nghiệpđổi mới, nền nông

nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó nổi bật là những

vấn đề sau đây:

1- Thành tựu nổi bật nhất là nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng cao, liên

tục, đặc biệt là căn bản giải quyết được vấn đề lương thực cho đất nước. Tăng

trưởng bình quân hàng năm về nông lâm và ngư nghiệp thời kỳ 1991-2000 đạt

4,3% trongđó nông nghiệpđạt 5,4% (riêng lương thựcđạt 4,2%, cây công

nghiệp đạt 10%, chăn nuôi -5,4%) thuỷ sản tăng 9,1% lâm nghiệp tăng 2,1%.

Sản xuất lương thực nước ta đã đạt được kết quả to lớn từ 13,478 triệu tấn

lương thực năm 1976 đã tăng lên 14,309 triệu tấn năm 1980 lên 18,20 triệu tấn

1985 lên 21,488 triệu tấn năm 1990, lên 27,570 triệu tấn năm 1995 và lên

34,254 triệu tấn năm 1999, đáng chú ý là năm 1999 so với năm 1994 sản lượng

lương thực tăng 8,055 triệu tấn, hàng năm tăng bình quân, 1,611 triệu tấn. Nếu

so với năm 1976 sản lượng lương thực năm 1999 tăng 154,41% trong đó lúa

gạo tăng 133,75%. Tính bình quân lương thựcđầu người từ 274,4 kg năm

1976 giảm xuống 268,2 kg năm 1980, tăng lên 304 kg, năm 1985 324,4 kg,

năm 1990 lên 372,5 kg, năm 1995 lên 407,9 kg, năm 1998 và lên 443,9 kg năm

2000.

Trong hơn bốn thập kỷ, lương thực đối với nước ta luôn là vấn đề nóng

bỏng, tình trạng thiếu lương thực diễn ra triền miên. Tính riêng 13 năm (1976-

1988) Việt Nam đã nhập 8,5 triệu tấn qui gạo... hàng năm nhập 0,654 triệu tấn

qui gạo, trong đó thời kỳ 1976-1980 bình quân nhập hàng năm 1,12 triệu tấn,

thời kỳ 1981-1988 bình quân hàng năm nhập 0,3625 triệu tấn. Song từ năm

1989 lại đây, sản xuất lương thực, sản xuất lương thực nước ta chẳng những đã

trang trải nhu cầu lương thực cho tiêu dùng, có dự trữ lương thực cần thiết mà

còn dư thừa để xuất khẩu, hàng năm xuất khẩu từ 1,5 - 2,0 triệu tấn gạo thời kỳ

1989-1995 và tăng lên 3-4,6 triệu tấn gạo thời kỳ 1996-2000.

2- Giải quyết tốt vấn đề lương thực là điều kiện quyết định để đa dạng

hoá cây trồng, vật nuôi.

Trong một thời kỳ dài, nông nghiệp nước ta là nông nghiệp độc canh lúa

nước, từ khi giải quyết được vấnđề lương thực, mới có điều kiện để đa dạng

hoá theo hướng giảm tỷ trọng cây lương thực, tăng tỷ trọng cây công nghiệp,

cây ăn quả v.v... Diện tích cây lương thực năm 1976 chiếm 88,0%, trong đó

lúa chiếm 75,2% tổng diện tích gieo trồng, các loại cây trồng khác chiếm tỷ

trọng thấp, tỷ trọng cây công nghiệp chiếm 6,0%, cây ăn quả chiếm 25. Đến

năm 2000 tỷ trọng diện tích cây lương thực giảm xuống 67,11% trong đó lúa

chiếm 61,38%, tỷ trọng cây công nghiệp tăng lên 6,33% riêng cây công nghiệp

lâu năm chiếm 11,21% tỷ trọng cây ăn quả tăng lên 4,34%.

Lương thực dồi dào, nguồn thức ăn phong phú đã tạo điều kiện để phát

triển chăn nuôi. Đàn trâu tăng từ 2,2565 triệu con năm 1976 tăng lên 2,5902

triệu con năm 1985 và lên 2,9773 triệu con năm 1994, từ năm 1995 trở đi đàn

trâu giảm xuống, năm 2000 còn 2,8972 triệu con. Đàn bò năm 1976 số lượng

đàn bò chỉ bằng 71,6% so với năm 1960. Song từ năm 1981 lại đây con bò

được xác định không chỉ cày kéo mà là nguồn cung cấp thịt, sữa cho nhân dân,

đàn bò nước ta đã tăng lên nhanh chóng, năm 2000 đàn bò cả nước đã tăng lên

4,1279 triệu con tăng 152,21% so với năm 1976, trongđó đàn bò miền Bắc

gấp 3,12 lần. Hiện nay lợn là gia súc cung cấp nguồn thịt chủ yếu cho nhân

dân, số lượng đàn lợn từ 8,9581 triệu con năm 1976 tăng lên 12,2605, tăng

36,86%, đó là thời kỳ lương thực đang gặp khó khăn đàn lợn tăng chậm. Từ

năm 1991 trở đi lương thực được giải quyết vững chắc, đàn lợn đã tăng nhanh

từ 12,1404 triệu con tăng lên 17,6359 triệu con, chỉ trong vòng 7 năm số lượng

đàn lợn tăng thêm nhiều hơn 2,29 lần của 15 năm trước đó. Điều đáng chú ý là

số lượng đàn lợn năm 2000 tăng 125,42% so với năm 1976, trong khi đó sản

lượng thịt lợn hơi tăng 326,85%. Đạt được kết quả đó là do chất lượng đàn lợn

tăng lên; biểu hiện ở tỷ lệ đàn lợn lai kinh tế chiếm tỷ trọng cao 70-80% tổng

đàn lợn, trọng lượng xuất chuồng bình quân cả nước đạt 69,0kg/con. Ngoài

lợn, trâu bò chăn nuôi gia cầm đang phát triển mạnh về số lượng và chủng loại,

cùng với phương thức chăn nuôi truyền thống, nông dân đã tiếp thu phát triển

chăn nuôi kiểu công nghiệp. Sản lượng thịt hơi gia cầm từ 167,9 ngàn tấn năm

1990 tăng lên 226,1 ngàn tấn năm 1997.

Những năm gần đây thuỷ sản đã có bước phát triển đáng kể, công tác

nuôi trồng thủy sản được coi trọng, nhất là cùng ven biển. Những cơ sở sản

xuất giống và nuôi tôm xuất khẩu được triển khai ở ven biển miền Trung. việc

đáng bắt hải sản đang được khôi phục và phát triển ở nhiều địa phương, tàu

thuyền và các phương tiện đánh bắt được tăng cường, nhất là hiện nay các tỉnh

đang triển khai dự ánđáng bắt cá xa bờ, tiềm lực của thuỷ sảnđược tăng

nhanh, nhờ vậy mà sản lượng thuỷ sản tăng nhanh, sản phẩm xuất khẩu ngày

càng lớn.

3- Từng bước hình thành những vùng sản xuất chuyên môn hoá với qui

mô lớn.

Từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp chuyển sang sản xuất nông sản hàng

hoá, nông nghiệp nước ta đã và đang từng bước hình thành các vùng sản xuất

chuyên môn hoá với qui mô lớn. Thành công nhất trong việc xây dựng chuyên

môn hoá phải kể đến là cây cà phê, cây cao su v.v...

Hai vùng trọng điểm lúa của nước ta là đồng bằng sông Cửu Long và

đồng bằng Sông Hồng đó là hai vùng sản xuất lúa hàng hoá lớn nhất của đất

nước. ởđồng bằng sông Cửu Long, năm 2000 diện tích gieo trồng lúađạt

3,936 triệu ha, hàng năm diện tích trồng lúa cần được mở rộng, trong đó có

những tỉnh có qui mô diện tích tương đối lớn, như tỉnh Kiên Giang có gần 540

ngàn ha, An Giang có 464 ngàn ha, Cần Thơ có 413 ngàn ha v.v... Sản lượng

lúa đạt gần 16,69 triệu tấn, chiếm hơn 51,28% sản lượng lúa cả nước và đạt

trên 80% sản lượng lúa hàng hoá và hàng hoá xuất khẩu. Năng suất bình quân

toàn vùng đạt trên 42 tạ/ha, trong đó An Giang đạt 46,9 tạ/ha, Tiền Giang -

46,1 tạ/ha v.v... Đồng bằng sông Hồng diện tích gieo trồng lúa năm 2000 đạt

hơn 1,212 triệu ha, diện tích lúa được ổn định trong nhiều năm lại đây, năng

suất lúa của đồng bằng sông Hồng đạt cao hơn so với đồng bằng sông Cửu

Long, năm 2000 đạt 53,3 tạ/ha và có xu hướng tăng. Sản lượng lúa đạt 6,5948

triệu tấn, chiếm 20,26% tổng sản lượng lúa cả nước. Trong nhiều năm lương

thực vùngđồng bằng sông Hồng khôngđủ trang trải nhu cầu trong vùng.

Những năm gần đây đã có dư thừa, những năm gần đây thóc hàng hoá hàng

năm đã đạt trên 1 triệu tấn.

Cà phê là sản phẩm hàng hoá xuất khẩu quan trọng sau lúa gạo, năm 200

diện tích cà phê cả nước đạt 516,7 ngàn ha với sản lượng hơn 698,2 ngàn tấn

cà phê nhân. Sản lượng cà phê xuất khẩu tăng nhanh từ 9000 tấn năm 1985

tăng lên 89.6000 tấn năm 1990, lên 212,0 ngàn tấn năm 1995 và trên 694,0

ngàn tấn năm 2000. Cà phê được phân bố tập trung nhất ở vùng Tây Nguyên

chiếm 80,25% diện tích và 85,88 sản lượng, riêng tỉnh Đaklak chiếm 48,93%

diện tích và 64,73% sản lượng cà phê nhân cả nước... Ngoài vùng cà phê Tây

Nguyên, cà phê cũng phát triển mạnh ở vùng Đông Nam Bộ, chiếm 13,27%

diện tích và 11,85% sản lượng cà phê của cả nước, trong đó tập trung nhất là

tỉnh Bình Phước.

Cao su là cây công nghiệp lâu năm được phát triển mạnh ở nước ta, đến

năm 2000 Việt Nam đã có 406,9 ngàn ha, với sản lượng mủ khô 291,9 ngàn

tấn và lượng cao su mủ khô đã xuất khẩu năm 2000 là 280,0 ngàn tấn. Sản xuất

cao su được phân bổ chủ yếu vùng Đông Nam Bộ, chiếm 71,14% diện tích và

78,64% sản lượng cao su mủ khô cả nước, trong đó tập trung ở hai tỉnh Bình

Phước chiếm 44,39% diện tích và 42,44% sản lượng cao su cả nước. Cao su

còn được phát triển mạnh ở Tây Nguyên, chiếm 21,44% diện tích và 17,20 sản

lượng mủ cao su.

Hạt điều là sản phẩm có giá trị kinh tế cao, là một trong những cây xuất

khẩu quan trọng. Cây điều được trồng ở nước ta từ lâu, phân bổ từ Quảng nam

trở vào, đến năm 2000, cả nước có 195,3 ngàn ha diện tích với 70,1 ngàn tấn

sản lượng, trong đó vùng Đông Nam Bộ chiếm 69,4% về diện tích và 78,89%

về sản lượng hạt điều cả nước, tập trung nhiều nhất là tỉn Bình Phước và Đồng

Nai. Cây điều gần đây được phát triển mạnh ở các tỉnh Tây Nguyên.

Về chăn nuôi được phân bố đồng đều ở các vùng trong cả nước, tính tập

trung chưa cao, song bước đầu đã thể hiện sự hình thành vùng sản xuất hàng

hoá tương đối rõ. Lợn là vật nuôi quan trọng, cung cấp nguồn thực phẩm chủ

yếu cho nhân dân nước ta, sản lượng thịt hơi chiếm 76,80% tổng sản lượng thịt

hơi. Tính bình quân cả nước trên 1 ha đất canh tác hàng năm có 3,18 con lợn

và sản xuất được 207,8 kg thịt hơi, trong lúc đó vùng đồng bằng sông Hồng là

nơi chăn nuôi lợn khá tập trung, chiếm 22,19% tổng đàn lợn và 26,41% tổng

sản lượng thịt hơi sản xuất ra của cả nước tính trên ha đất canh tác hàng năm

có 6,2 con lợn, cao gấp hai lần bình quân chung cả nước và 503,9 kg thịt hơi,

cao gấp 2,5 lần so với bình quân chung cả nước. Đàn bò cả nước có gần 4,0

triệu con năm 1997, tính bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp có 0,51 con và

sản xuất được 9,4 kg thịt hơi, trong đó vùng Duyên hải miền Trung đạt mức

cao nhất - 1,83 con/ha và 33,63 kg thịt hơi/ha cao gấp ba lần bình quân chung

cả nước. Tiếp đó là vùng khu 4 đạt mức 1,29 con/ha và 13,48 kg thịt hơi/ha.

Nhờ quá trình chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá theo hướng

đa dạng đã tạo điều kiện để từng bước hình thành những vùng sản xuất chuyên

môn hoá, có qui mô sản phẩm hàng hoá lớn.

4- Nông nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc tăng nguồn hàng xuất

khẩu, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước. Với quanđiểm xuất khẩuđể tăng

trưởng kinh tế, nông nghiệp nước ta đã có những tiến bộ và chuyển biến tích

cực. Năm 1986, giá trị xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản đạt 513 triệu đô la tăng

lên 3168,3 triệu đô la năm 1996. Sau 10 năm kim ngạch xuất khẩu đã cao gấp

hơn 6 lần. Đáng chú ý là thời kỳ 1991-1995 trong 10 năm hàng xuất khẩu có

kim ngạch lớn của cả nước thì nông lâm thuỷ sản có 6 mặt hàng, đó là gạo, cà

phê, cao su, hạt điều, lạc nhân và thuỷ sản. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu

nông lâm thuỷ sản đã tăng lên 4,308 tỷ USD.

5- Công nghiệp dịch vụ nông thôn đã bắt đầu khởi sắc, những ngành

nghề và làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển. Hệ thống dịch vụ

được mở rộng, thông qua các chợ, cửa hàng, các tụ điểm dân cư, các thị tứ, thị

trấn đang trở thành những nơi giao lưu kinh tế văn hoá của các làng, xã để tiếp

cận với thị trường. Bộ mặt nông thôn nhiều nơi đã đổi mới, đời sống vật chất

và tinh thần được cải thiện rõ rệt.

Bên cạnh những thành tựu đạt được nêu trên, nông nghiệp nước ta cũng

còn nhiều tồn tại và hạn chế: Nông nghiệp nước ta chưa thoát khỏi tình trạng

tự cấp tự túc, đang ở trình độ sản xuất hàng hoá nhỏ là chủ yếu. Các ngành

nông, lâm, ngư nghiệp chưa gắn bó với nhau trong cơ cấu kinh tế thống nhất,

thậm chí còn mâu thuẫn gay gắt làm trở ngại đến quá trình phát triển. Nông

nghiệp chưa gắn với nông thôn, tỷ lệ hộ thuần nông còn cao, số hộ kiêm và

chuyên ngành nghề - dịch vụ chưa nhiều. Tác động của công nghiệp vào nông

nghiệp còn ít, phần lớn công cụ lao động trong nông nghiệp vẫn là thủ công.

Kinh tế hộ tự chủ đã có bước phát triển khá, song năng lực nội sinh của kinh tế

hộ còn yếu chưa đủ sức tự vươn lên để phát triển kinh tế hàng hoá và chuyển

dịch kinh tế nông nghiệp và nông thôn, thị trường nông sản còn hạn hẹp chưa

được khai thông, sức mua của nông dân còn thấp v.v...

IV- chiến lược phát triển nông nghiệp ở Việt Nam.

1- Chiến lược chung.

a- Căn cứ xây dựng chiến lược.

Để có một chiến lược phát triển nông nghiệp đúng đắn phải dựa trên các

căn cứ có cơ sở khoa học sau:

- Phải đánh giá một cách khách quan và sâu sắc chiến lược phát triển

nông nghiệp trong giai đoạn trước chỉ ra những thành tựuđã đạt được cũng

như các hạn chế và tồn tại. Phải nói rằng lầnđầu tiên kinh tếđất nước nói

chung, nông nghiệp đã xây dựng chiến lược phát triển. Nhờ có chiến lược phát

triển mà nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn như đã trình

bày ở trên.

- Phải căn cứ vào nguồn tài nguyên của đất nước, bao gồm tài nguyên về

đất đai, thời tiết, khí hậu. Đất nước ta với nguồn tài nguyên phục vụ cho nông

nghiệp có nhiều lợi thế, song cũng có những khó khăn lớn. Cần đánh giá đúng

các lợi thế và những khó khăn trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến

lược phát triển nông nghiệp.

- Căn cứ vào cơ sở vật chất - kỹ thuật nông nghiệp bao gồm hệ thống

công cụ máy móc, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Với

hệ thống đó đạt ở mức nào, cần thiết phải điều chỉnh bổ sung và nâng cấp xây

dựng thêm nhằm hướng vào phục vụ chiến lược phát triển nông nghiệp trong

giai đoạn hiện tại và tương lai.

- Căn cứ vào nguồn lao động và trình độ của người lao động: Số lượng

và chất lượng của nguồn lao động, ở nước ta nguồn lao động nông nghiệp dồi

dào, song chất lượng còn thấp, ít được đào tạo về kỹ thuật và quản lý, trình độ

dân trí chưa cao.

- Căn cứ vào nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế về sản phẩm

nông nghiệpở từng giai đoạn yêu cầu về số lượng, chất lượng và chủng loại

các nông sản rất khác nhau ở trong nước cũng như trên thị trường quốc tế. Cần

được phân tích, đánh giá và dự báo về nhu cầu của thị trường một cách có căn

cứ khoa học.

- Căn cứ vào trình độ khoa học và công nghệ của thế giới, của nước ta

và khả ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa học và công nghệ của thế giới

vào điều kiện Việt Nam hiện nay và sắp tới.

b- Chiến lược phát triển nông nghiệp.

Dựa vào những căn cứ và điều kiện trình bày ở trên, nền nông nghiệp

Việt Nam trong giai đoạn tới có thể lựa chọn chiến lược phát triển sau:

Phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng có sức cạnh tranh cao

trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh của cả nước và từng vùng sinh thái,

đồng thời nhanh chóng áp dụng các thành tựu mới về khoa học và công nghệ,

khoa học quản lý nhằm tạo nhiều sản phẩm với chất lượng cao, tạo việc làm,

tăng nhanh thu nhập cho nông dân, làm cơ sở ổn định kinh tế, chính trị xã hội

và làm cơ sở để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Báo cáo của BCH TW Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ IX đã nhấn mạnh

"Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiệnđại hoá nông nghiệp và nông thôn theo

hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị

trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề,

cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn..."1

c- Mục tiêu phát triển.

Để thực hiện chiến lược phát triển trên, nông nghiệp cần phát triển để

đạt các mục tiêu sau:

- Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài.

- Tăng nhanh sản xuất nông sản hàng hoá và hàng hoá xuất khẩu.

- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư nông nghiệp và

nông thôn.

- Bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền vững.

2- Cơ sở sản xuất nông nghiệp.

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp của ta hiện nay còn lạc hậu, trồng trọt

chiếm tỷ trọng lớn, chăn nuôi chậm phát triển và chiếm tỷ trọng thấp. Trong

nội bộ trồng trọt còn bất hợp lý, đang tập trung vào sản xuất lúa gạo. Để đạt

được mục tiêu nêu trên, cần nhanh chóng đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

1 - Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội 2001, trang 168

Hướng đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới là: đổi mới cơ

cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi, đổi mới cơ cấu trong nội bộ từng ngành.

Trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành sản xuất chính của nông nghiệp,

trong nhiều năm qua giữa hai ngành mất cân đối nghiêm trọng. Đến năm 2000

tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt chiếm 76,8% và tỷ trọng ngành

chăn nuôi chiếm 19,7% và dịch vụ chiếm 2,5% tổng giá trị sản xuất ngành

nông nghiệp tính theo giá trị hiện hành. Hướng tới phải đẩy mạnh phát triển

chăn nuôi, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, có vị trí tương xứng

với ngành trồng trọt, trong 5-10 năm tới, nâng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành

chăn nuôi lên trên 30,0%. Cần thiết phải đa dạng hoá ngành chăn nuôi, coi

trọng phát triển đàn gia súc nhằm cung cấp sức kéo, cung cấp thịt và sữa cho

nền kinh tế quốc dân.Đến năm 2000 sản lượng thịt hơi trâu bò mới chiếm

8,16% trong tổng sản lượng thịt hơi của cả nước, trong khi đó tỷ trọng thịt hơi

chiếm chủ yếu 76,8% và tỷ trọng thịt hơi gia cầm chiếm 15,04%. Như vậy bản

thân ngành chăn nuôi cũng mất cân đối nghiêm trọng. Cần thiết phải đổi mới

cơ cấu chăn nuôi hợp lý, tăng nhanh tỷ trọng thịt trâu bò và gia cầm bằng cách

phát triển mạnhđàn bò thịt. Phát triển mạnh đàn gia cầm bao gồm gà, vịt,

ngan, ngỗng, trong đó coi trọng đàn gà, vịt. Hiện nay và một thời gian nữa, thịt

lợn còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thịt cả nước ta. Phải ngay từ bây giờ

và những năm tới phải phát triển mạnh đàn lợn hướng nạc, nâng tỷ lệ nạc trong

thịt lợn lên 40-50% vừa đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước vừa đáp ứng

yêu cầu xuất khẩu.

Ngành trồng trọtđang chiếm tỷ trọng cao, song cơ cấu sản xuất của

ngành trồng trọt cũng mất cân đối nghiêm trọng. Hiện nay tỷ trọng giá trị sản

xuất cây lương thực chiếm 63,92%, cây công nghiệp chiếm 18,92% cây ăn quả

chiếm 9,14% và cây rau đậu chiếm 9,02%. Là nước đất chật người đông, quĩ

đất nông nghiệp không lớn, nhưng đến năm 2000, cây lương thực còn chiếm

67,11% tổng diện tích gieo trồng cả nước, trong đó lúa chiếm 61,38%, tỷ trọng

diện tích các loại cây trồng khác còn thấp. Hướng tới phải phát triển đa dạng

hoá sản xuất ngành trồng trọt và giảm tỷ trọng giá trị sản xuất lương thực,

nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước. Duy trì và bảo vệ để giữ

vững 4,2 triệu ha đất canh tác lúa hiện có bằng nhiều biện pháp đầu tư thâm

canh tăng sản lượng lúa, đồng thời khai hoang và tăng vụ ở một số vùng cần

thiết cho phép chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hoá cây trồng,

nhất là những cây có giá trị cao, như cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, hoa

cây cảnh.

Phát triển nhanh ngành thuỷ sản bao gồm cả nuôi trồng, khai thác và chế

biến đề nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản vì đó là thế mạnh của

nước ta.

Đẩy mạnh phát triển nhanh ngành lâm nghiệp bao gồm cả trồng rừng,

khai thác và chế biến. Đặc biệt phục vụ nhu cầu sản xuất giấy và chế biến gỗ

và góp phần giữ vững cân bằng sinh thái và phát triển nông nghiệp bền vững.

V- Phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Nông nghiệp bền vững là vấn đề thời sự được nhiều nhà khoa học thuộc

nhiều lĩnh vực khác nhau quan tâm, như: nông học, sinh thái học, xã hội học...

Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau, trong đó đáng quan tâm là định nghĩa của

tổ chức sinh thái và môi trường thế giới (WORD) bởi tính tổng hợp và khái

quát cao: nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thoả mãn được các yêu

cầu của thế hệ hiện nay, mà không giảm khả năng ấy đối với các thế hệ mai

sau. Điều đó có nghĩa là nền nông nghiệp không những cho phép các thế hệ

hiện nay khai thác tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của họ mà còn duy trì được

khả năng ấy cho các thế hệ mai sau, cũng có ý kiến cho rằng sự bền vững của

hệ thống nông nghiệp là khả năng duy trì hay tăng thêm năng suất và sản lượng

nông sản trong một thời gian dài mà không ảnh hưởng xấu đến điều kiện sinh

thái. Như vậy, nền nông nghiệp bền vững phải đáp ứng được hai yêu cầu cơ

bản là: đảm bảo nhu cầu nông sản của loài người hiện nay và duy trì được tài

nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau, bao gồm gìn giữ được quĩ đất, quĩ

nước, quĩ rừng, không khí và khí quyền, tính đa dạng sinh học v.v... Xây dựng

nền nông nghiệp bền vững là việc làm cấp thiết và là xu hướng tất yếu của tiến

trình phát triển.

- Tài nguyên nông nghiệp chủ yếu là đất đai. Nó vừa là sản phẩm của tự

nhiên vừa là sản phẩm của lao động. Nhiệm vụ cơ bản của nông nghiệp bền

vững là quản lý tốt đất đai: sử dụng hợp lý, bảo vệ và không ngừng bồi dưỡng

đất đai, làm cho đất đai ngày càng màu mỡ.

Xét về nguồn gốc có hai nhóm đất: nhóm đất phù sa được bồi tụ ở các

châu thổ và nhóm đất hình thành tại chỗ - các loại đất được ohong hoá trên các

loại đá mẹ khác nhau.

Các loại đất sa bồi châu thổ nước ta tương đối dễ sử dụng, chủ yếu là hệ

thống lúa nước. Hệ thống lúa Việt Nam phát triển khá bền vững, lịch sử ghi

chép lại cho biết đồng ruộng ở khu vực đền hùng - Phong Châu, Phú Thọ đã

tồn tại hơn bốn ngàn năm, đồng bằng sông Hồng cũng trên ba ngàn năm với

năng suất từ 4 tạ/ha (theo ghi chép của Lê Quý Đôn trong sách "cổ kim chi",

đến nay vẫn là vựa lúa thứ hai của cả nước với năng suất hơn 50 tạ/một ha một

vụ.

Các loạiđất hình thành tại chỗ có địa hình cao, thấp khác nhau, nói

chung khó sử dụng, dễ bị thoái hoá, hiện nay diện tích đất trống đồi núi trọc

lên tới 11 triệu ha. Việc sử dụng các loạiđất này cần coi trọng vấnđề phát

triển nông nghiệp bền vững. Trước hết phải chống tình trạng suy thoái đất do

xuống cấp, sa mạc hoá, kết von hoá, mặn hoá. Thế giới có hơn 3 tỷ ha đất canh

tác đang có nguy cơ suy thoái làm giảm mất 20-30% (FAO, 1992). ở vùng Tây

Bắc nước ta chỉ sau một vụ mưa xói mòn đã cuốn đi 150-200 tấn đất mầu trên

1 ha (Viện Khoa học nông nghiệp, 1970). Mất đất là tổn thất lớn, mất khả năng

sản xuất của đất là tổn thất lớn hơn nhiều.

Thứ đến, thực hiện tốt nông nghiệp sinh thái học nhằm đảm bảo việc sử

dụng đất bền vững, ở vùng khí hậu nhiệt đới với lượng mưa lớn, cường độ mưa

cao, nắng nhiều, cường độ ánh sáng lớn, phải lựa chọn những mô hình nông

nghiệp sinh thái thích hợp, nhất là vùng trung dụ, bán sơn địa. Các vườn cây,

đồi cây nên sử dụng các tầng sinh thái, bao gồm cây cao ưa ánh sáng trực xạ ở

tầng trên, tầng dưới là những cây caoưa ánh sáng tán xã và tầng thấp dưới

cùng là cây ưa bóng râm. Có rất nhiều mô hình nông nghiệp sinh thái nhiều

tầng này, như: mô hình cao su, quế ở tầng cao, ca cao, cà phê ở tầng giữa và

rừng cây bụi ở sát đất. Trong vườn có mít ở tầng cao, tiêu ở tầng giữa, dưa ở

tầng thấp v.v... Như vậy nông nghiệp bền vững là phạm trù tổng hợp, vừa đảm

bảo các yêu cầu về sinh thái, kỹ thuật vừa thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Ngoài việc bảo vệ và sử dụng tốt quĩ đất, cần coi trọng việc duy trì và

bảo vệ quĩ rừng, nhất là rừng nhiệtđới.ở nước tình trạng chặt phá rừng rất

nghiêm trọng, cần chặn đứng và coi trọng việc bảo vệ rừng, đẩy mạnh chương

trình trồng 5 triệu ha rừng. Bảo vệ và khai thác hợp lý quĩ nước, giữ ginf tính

đa dạng sinh học, bảo vệ không khí và khí quyền.

VI- Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu

môn kinh tế nông nghiệp.

1- Đối tượng môn kinh tế nông nghiệp.

Trong khi xã hội loài người đang phát triển ở trình độ thấp, nền kinh tế

xã hội mới bắt đầu phát triểnở một vài ngành sản xuất chủ yếu, thì các môn

khoa học cơ bản đóng vai trò mở đường, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.

Thế nhưng, khi xã hội loài người đã phát triển ở trình độ cao, phân công lao

động đã đi vào tỷ mỷ, có rất nhiều ngành kinh tế mới được hình thành và phát

triển. Sự phát triển mạnh mẽ và sâu rộng ấy của nền kinh tế - xã hội đã làm cho

các môn khoa học cơ bản không thể đảm đương nổi vị trí trước đây nữa. Từ

thực tiễnđóđòi hỏi sự cấp thiết phải ra đời các môn kinh tế ngành. Kinh tế

nông nghiệp - môn học kinh tế ngành ra đời là tất yếu khách quan của quá trình

ấy.

Kinh tế nông nghiệp là môn khoa học xã hội. Nó nghiên cứu khía cạnh

kinh tế xã hội của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nếu như kinh tế chính trị

nghiên cứu các quan hệ kinh tế giữa người và người trong quá trình sản xuất

của xã hội; thì kinh tế nông nghiệp chỉ nghiên cứu các mối quan hệ đó trong

phạm vi nông nghiệp mà thôi, đồng thời, kinh tế nông nghiệp cũng nghiên cứu

những nét đặc thù của hoạtđộng sản xuất nông nghiệp do sự tác động của

nhữngđiều kiện tự nhirn, kinh tế và xã hội mang lại. Kinh tế nông nghiệp

nghiên cứu các quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất trong sự tác động qua lại của

lực lượng sản xuất và sự phát triển của kỹ thuật, nhất là kỹ thuật nông nghiệp.

Chính đây là tiền đề vật chất của sự đổi mới các quan hệ kinh tế, sự hoàn thiện

của hệ sản xuất nhằm nâng cao không ngừng năng suất, chất lượng và hiệu quả

của sản xuất nông nghiệp, biến đổi tận gốc bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn

theo định hướng XHCN.

Điềuđó có nghĩa là kinh tế nông nghiệp phải lấy kinh tế chính trị và

kinh tế học vĩ mô làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu. Đồng thời kinh tế

nông nghiệp có quan hệ mật thiết với các môn khoa học kinh tế khác, nhất là

các môn quản trị kinh doanh các cơ sở sản xuất nông nghiệp và kỹ thuật nông

nghiệp.

2- Nhiệm vụ của môn kinh tế nông nghiệp.

Để giải quyết được mục đích nghiên cứuđã phân tích ở trên, kinh tế

nông nghiệp Việt Nam giải quyết tốt các nhiệm vụ sau:

- Phải nghiên cứu một cách có hr và sâu sắc các học thuyết kinh tế kinh

tế học vĩ mô và đặc biệt là hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác Lê nin có liên

quan đến nông nghiệp. Trên cơ đó vận động một cách sáng tạo vào điều kiện

cụ thể của Việt Nam để phát triển có hiệu quả nền nông nghiệp hàng hoá theo

hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Nghiên cứu một cách nghiêm túc có chọn lọc kinh nghiệm các nước

trong khu vực và trên thế giới về việc xây dựng và phát triển nông nghiệp, từ

đó tìm ra những bài học bổ ích cho nền nông nghiệp của nước ta.

- Nghiên cứu tổng kết thực tiễn xây dựng và opt nền nông nghiệp nước

ta, từ những thành công cũng như thất bại trong thực tế, đúc kết thành bài học

kinh nghiệm giúp cho việc tổ chức, chỉ đạo củaĐảng và Nhà nước đối với

nông nghiệp ngày càng tốt hơn.

- Xác định cho được phương hướng, bước đi và các biện pháp thích hợp

nhất cho sự phát triển có hiệu quả nền nông nghiệp của đất nước, từng bước, từ

đó làm căn cứ để Đảng và Nhà nước định ra đường lối, chủ trương, chính sách

đối với nông nghiệp nông thôn và nông dân có cơ sở khoa học.

3- Phương pháp nghiên cứu môn kinh tế nông nghiệp.

Là môn khoa học xã hội, kinh tế nông nghiệp lấy duy vật biện chứng và

duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận của mình. Kinh tế nông nghiệp sử

dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp thống kê (thu nhập và sử dụng

số liệu, phân bổ, so sánh v.v...). phương pháp phân tích và tổng hợp, phương

pháp chuyển khảo, phương pháp chuyên gia, phương pháp RRA (điều tra

nhanh nông thôn, PRA xây dựng và dự án có người dân tham gia phương pháp

toán có sự tham gia xử lý bằng máy vi tính v.v...

Tóm tắt chương

1- Nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, trước

hết nông nghiệp sản xuất và cung cấp sản phẩm tối cần thiết cho xã hội loài

người tồn tại và phát triển, cung cấp các yếu tốđầu vào cho công nghiệp và

khu vực thành thị, cung cấp các yếu tố đầu vào cho khu vực thành thị, cung

cấp ngoại tệ để công nghiệp thông qua xuất khẩu, là thị trường tiêu thụ về tư

liệu sản xuất và hàng tiêu dùng. Nông nghiệp còn có vai trò to lớn và là cơ sở

trong sự phát triển bền vững của môi trường.

2- Khái quát công nghiệp, nông nghiệp có những đặc điểm nói chung

trước hết là hệ thống không gian rộng lớn, phức tạp còn lệ thuộc vào điều kiện

tự nhiên mang tính khu vực rõ rệt. Ruộngđất là tư liệu sản xuất chủ yếu,

không thể thay thế trong nông nghiệp, hoạt động của sản xuất nông nghiệp gắn

với cơ thể sống - cây trồng và vật nuôi, sản xuất mang tính thời vụ cao. Ngoài

những đặc điểm trên, còn có những đặc điểm của nông nghiệp Việt Nam, đáng

chú ý kà điểm xuất để đi lên nông nghiệp thấp, sản xuất nông nghiệp tiến hành

trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, nhiệt đới ẩm thuộc khu vực gió mùa Đông

Nam á có pha trộng tính chất ôn đới có nhiều thuận lợi rất cơ bản, đồng thời có

những khó khăn lớn.

3- Trong đổi mới nông nghiệp Việt Nam đạt nhiều thành tựu lớn, đáng

chú ý là nông nghiệp tăng trưởng cao, liên tục đặc biệt là sản xuất lương thực,

nông nghiệp chuyển mạnh sang đa dạng hoá sản xuất trồng trọt và chăn nuôi,

hình thành những vùng sản xuất chuyên môn hoá qui mô lớn, tạo nguồn hàng

xuất khẩu quan trọng tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước v.v... Bên cạnhđó

nông nghiệp Việt Nam cũng còn nhiều tồn tại và hạn chế, đáng chú ý là nông

nghiệp Việt Nam chưa thoát khỏi tình trạng tự cung tự cấp, nông, lâm, ngư

nghiệp chưa gắn bó với nhau trong cơ cấu kinh tế thống nhất, nông nghiệp

chưa gắn với nông thôn, tỷ lệ thuần nông còn cao v.v...

4- Trên cơ sở các căn cứ nêu ra chiến lược phát triển hướng tới một nền

nông nghiệp hàng hoá đa dạng có sức cạnh tranh cao nhằm phát huy lợi thế so

sánh của cả nước và từng vùng sinh thái, áp dụng các thành tựu tiến bộ khoa

học - công nghệ, khoa học quản lý nhằm tạo nhiều sản phẩm với chất lượng

cao, tạo việc làm tăng thu nhập cho nông dân v.v... Nhanh chóng đổi mới cơ

cấu sản xuất trong nội bộ từng ngành trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực,

thực phẩm, khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh, thay thế nhập khẩu một số

nông sản.

5- Nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thoả mãn được các yêu

cầu của thế hệ hiện nay mà không làm giảm khả năng ấy đối với các thế hệ mai

sau. nông nghiệp bền vững đáp ứng được 2 yêu cầu cơ bản là: đảm bảo nhu

cầu nông sản của loài người hiện nay và duy trì được tài nguyên thiên nhiên

cho thế hệ mai sau, gìn giữ được quĩ đất, quĩ nước, quĩ rừng, không khí và khí

quyền, tính đa dạng sinh học v.v...

6- Kinh tế nông nghiệp là môn khoa học xã hội, nghiên cứu các quan hệ

giữa người với người trong quá trình sản xuất thuộc phạm vi nông nghiệp,

nghiên cứu những nét đặc thù của hoạt động sản xuất nông nghiệp do sự tác

động của những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội mang lại v.v... Từ đối

tượng trên mà xác định nhiệm vụ của môn học, ngoài các phương pháp nghiên

cứu kinh tế thường sử dụng, nghiên cứu kinh tế nông nghiệp còn sử dụng thêm

phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA), phương pháp xây dựng dự án

có người dân tham gia (PRA) v.v...

dân.

Câu hỏi ôn tập

1- Phân tích vị trí của sản xuất nông nghiệpđối với nền kinh tế quốc

2- Phân tích những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nói chung và đặc

điểm của nông nghiệp Việt Nam, từ những đặc điểm đặt ra những vấn đề kinh

tế gì đáng chú ý?

3- Trongđổi mới nông nghiệp Việt Namđãđược những kết quả gì?

Những hạn chế và tồn tại gì cần được nghiên cứu và giải quyết?

4- Cần dựa trên những căn cứ gì để xây dựng chiến lược phát triển nông

nghiệp? chiến lược và mục tiêu phát triển nông nghiệp Việt Nam đến năm

2010 được đặt ra như thế nào?

5- Thế nào là nền nông nghiệp bền vững, nội dung và giải pháp để phát

triển nền nông nghiệp bền vững là gì?

6- Trình bày và làm rõ đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu

môn kinh tế nông nghiệp.

Chương 2

Hệ thống kinh tế nông nghiệp việt nam

I. Khái niệm và đặc trưng của hệ thống kinh tế nông

nghiệp việt nam

1. Khái niệm

Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất, là một bộ phận cấu thaành

của nền kinh tế quốc dân.Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, con người

không chỉ tạo ra sản phẩm vật chất cho nhu cầu xã hội mà còn thực hiện sản

xuất và tái sản xuất ra những quan hệ xã hội của chính con người, những quan

hệ sản xuất. Những quan hệ này tạo thành cơ sở kinh tế cho toàn bộ các quan

hệ tư tưởng, tinh thần trong nông nghiệp nông thôn. Nói cách khác, quan hệ

sản xuất là các quan hệ kinh tế tạo nên cơ sở kinh tế cho sự phát triển nông

nghiệp trong mối quan hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản

xuất và với các quan hệ xã hội khác.

Trong kinh tế thị trường, các quan hệ sản xuất của nông nghiệp không

thuần nhất và rất đa dạng do quan hệ sở hữu là đa dạng. Tất cả mọi loại hình sở

hữu, mọi kiểu sở hữu đa dạng trong nông nghiệp làm cơ sở cho các hình thức

tổ chức sản xuất kinh doanh theo pháp luật đều được coi là một bộ phận cấu

thành của nền nông nghiệp vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa ở nước ta. Trong quá trình phát triển các loại hình sở hữu vừa có vai

trò độc lập tương đối, vừa có sự tác động qua lại với nhau, nương tựa vào nhau

và liên kết với nhau, tạo thành nền tảng kinh tế - một hệ thống kinh tế thống

nhất biện chứng của nông nghiệp. Tính thống nhất biện chứng của toàn bộ hệ

thống kinh tế nông nghiệp phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản

xuất, là điều kiện cho sự phát triển với tốc độ cao của nông nghiệp trong từng

giai đoạn lịch sử khác nhau.

Như vậy, hệ thống kinh tế nông nghiệp là tổng thể quan hệ sản xuất

trong nông nghiệp, biểu hiện bằng những hình thức sở hữu tư liệu sản xuất,

những hình thức tiêu dùng các sản phẩm sản xuất ra với những hình thức tổ

chức sản xuất, trao đổi, phân phối và cơ chế quản lý tương ứng của Nhà nước

đối với toàn bộ nền nông nghiệp. Nói cách khác, hệ thống kinh tế nông nghiệp

là tổng thể các quan hệ kinh tế trong nông nghiệp.

Trong nhiều thập kỷ trước thời kỳđổi mới, quan điểm cơ bản về việc

hình thành và phát triển hệ thống kinh tế nông nghiệp ở nước ta là quá ddề cao

vai trò của sở hữu Nhà nước, dẫn tới thiết lập hàng loạt các xí nghiệp quốc

doanh trong mọi lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, với sự tài trợ rất lớn

của ngân sách Nhà nước. Khu vực sản xuất thuộc các thành phần kinh tế không

phải sở hữu Nhà nước kể cả sở hữu hợp tác xã cũng chỉ được coi là hình thức

sở hữu quá độ. Các hình thức sở hữu tư nhân chưa được thừa nhận sự tồn tại và

phát triển về mặt pháp lý. Cùng với việc áp dụng cơ chế quản lý kế hoạch hoá,

tập trung bao cấp, sự vậnđộng phát triển của hệ thống kinh tế nông nghiệp

nước ta theo mô hình nêu trên tỏ ra kém hiệu quả; các tiềm năng đất đai và lao

động không được khai thác triệt để; vật tư, tiền vốn bị sử dụng lãng phí và thất

thoát nhiều; đời sống nông dân và bộ mặt của nông thôn chậm được cải thiện.

Từ Đại hội lần thứ VI (12/1986), Đảng ta đã xác định nền kinh tế nước

ta phải chuyển hẳn từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị

trường có sự quản lý của Nhà nước theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa. Sự

chuyển đổi có ý nghĩa rất lớn về lý luận và thực tiễn nói trên của Đảng ta đòi

hỏi hệ thống kinh tế nông nghiệp phải phát triển theo định hướng mới với đặc

trưng mới phù hợp với các quy luật kinh tế thị trường và xu thế chung của thời

đại.

2. Đặc trưng của hệ thống kinh tế nông nghiệp Việt Nam.

Đặc trưng cơ bản của hệ thống kinh tế nông nghiệp theo định hướng xã

hội chủ nghĩa mà chúng ta nhằm xây dựng ở Việt nam là một hệ thống kinh tế

mang tính chất hỗn hợp, đa dạng và đan xen của nhiều hình thức sở hữu, nhiều

khu vực sản xuất và dịch vụ, nhiều thành phần kinh tế cùng bình đẳng, tồn tại

và phát triển trong mối quan hệ hiệp tác, liên kết và cạnh tranh phù hợp với

pháp luật Nhà nước và được pháp luật bảo vệ, trongđó sở hữu Nhà nước,

thành phần kinh tế Nhà nước là lực lượng định hướng xã hội chủ nghĩa chủ

yếu của hệ thống. Dưới sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, hệ thống kinh tế nông

nghiệp nhiều thành phần phát triển trong sự chi phối ngày càng hoàn hảo cuả

cơ chế thị trường. Thị trường và các quan hệ thị trường ngày càng đóng vai trò

quyết định trong việc phân phối các tài nguyên quốc gia vào sản xuất nông,

lâm, ngư nghiệp nhằm thúc đẩy sự hài hoà giữa sản xuất và nhu cầu các mặt

hàng nông, lâm, thủy sản.

Từ đặc trưng tổng quát nêu trên của hệ thống kinh tế nông nghiệp Việt

nam mà ta nhằm hướng tới, có thể xác định những đặc trưng cụ thể sau:

2.1. Là hệ thống kinh tế nông nghiệp mang tính hỗn hợp với nhiều

hình thức sở hữu rất đa dạng: sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu cá

thể tư nhân và sở hữu hỗn hợp.

- Sở hữu Nhà nước : Đây là loại hình sở hữu tạo nòng cốt cho toàn bộ hệ

thống kinh tế nông nghiệp, có vai trò dẫn dắt và định hướng sự phát triển của

toàn bộ ngành nông nghiệp. Vai trò nòng cốt và chỉ đạo của kinh tế Nhà nước

không phải thể hiện ở số lượng hay tỷ trọng cao của các doanh nghiệp Nhà

nước, mà ở hiệu quả hoạt động, vai trò đầu tầu lôi kéo, liên kết các bộ phận

kinh tế khác phát triển đạt hiệu quả cao.

Trong nông nghiệp nước ta hiện nay, nếu không kể ruộng đất thuộc sở

hữu toàn dân mà Nhà nước là người đại diện thì sở hữu Nhà nước biểu hiện

dưới hai hình thức chủ yếu: Một là, các doanh nghiệp nông nghiệp 100% vốn

Nhà nước, trong đó kể cả các doanh nghiệp quốc phòng - kinh tế. Hiện nay số

doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước hiện có mặt ở tất cả các lĩnh vực sản

xuất, chế biến và dịch vụ, một số thuộc Trung ương và số còn lại thuộc các địa

phương quản lý. Trong quá trình sắp xếp lại vàđổi mới, số lượng doanh

nghiệp nông nghiệp Nhà nước sẽ giảm xuống, số còn lại chủ yếu nằm ở các

vùng trọng yếu, vùng sâu, vùng xa để giữ vai trò là hạt nhân phát triển của

vùng trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế vùng từ tự cấp, tự túc sang sản

xuất hàng hoá. Hai là, cổ phần Nhà nước trong các doanh nghiệp cổ phần hoá.

Tuỳ theo tính chất doanh nghiệp trong từng ngành hàng nông sản, thực phẩm,

chủ yếu là những ngành sản xuất xuất khẩu, cổ phần Nhà nước sẽ có tỷ lệ cao,

thấp khác nhau.

- Sở hữu tập thể: Là bộ phận hợp thành chế độ sở hữu, có quan hệ mật

thiết với các loại hình sở hữu khác. Kinh tế tập thể tồn tại và phát triển lâu dài

trong nông nghiệp là tất yếu khách quan ở mọi nước nhằm hỗ trợ, giúp đỡ cho

kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển và hợp tác, liên kết với kinh tế Nhà nước

để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong nông nghiệp, hình thức biểu hiện của sở hữu tập thể rất đa dạng.

Về giá trị, vốn thuộc sở hữu tập thể của hợp tác xã hay của các hình thức hợp

tác gồm vốn cổ phần sáng lập, cổ phần vốn góp, phần lợi nhuận kinh doanh

trích lập quỹ phát triển sản xuất (nếu có). Về hiện vật, tài sản thuộc sở hữu tập

thể cũng đa dạng gồm công trình tưới tiêu của tập thể, các trang thiết bị và trụ

sở làm việc, các máy móc hay tài sản cố định mua sắm...

- Sở hữu cá thể tư nhân: Là loại hình sở hữu không thể thiếu được trong

hệ thống kinh tế nông nghiệp nhiều thành phần. Trong nền nông nghiệp nước

ta, sở hữu cá thể tư nhân đã tồn tại và phát triểnở những mứcđộ khác nhau

qua các thời kỳ lịch sử. Dưới thời phong kiến, sở hữu tư nhân bao gồm sở hữu

của địa chủ, phú nông và một bộ phận sở hữu nhỏ và rất nhỏ của nông dân. Sau

cải cách ruộng đất, sở hữu lớn của địa chủ bị xoá bỏ và hình thành phổ biến sở

hữu của hộ nông dân dưới hình thức kinh tế tiểu nông. Trong thời kỳ tồn tại cơ

chế kế hoạch hoá tập trung, sở hữu cá thể tư nhân bị thu hẹp tối đa. Sở hữu cá

thể tư nhân trong nông nghiệp còn lại không đáng kể, tồn tại dưới hình thức

chủ yếu là kinh tế phụ 5% của gia đình xã viên các hợp tác xã nông nghiệp và

bộ phận nhỏ gia đình nông dân cá thể chưa vào hợp tác xã.

Trong thời kỳ đổi mới, sở hữu cá thể tư nhân trong nông nghiệp được

khuyến khích phát triển. Hiện nay cả nước có 9,3 triệu hađất nông nghiệp,

trong đó chỉ có 5% do doanh nghiệp Nhà nước đảm nhận kinh doanh, số còn

lại do dân làm dưới hình thức kinh tế hộ và kinh tế trang trại. Ngoài đất đai

thuộc sở hữu Nhà nước, được Nhà nước giao sử dụng lâu dài, các hộ và các

trang trại tự mua sắm máy móc, thiết bị, các công cụ cần thiết phục vụ sản xuất

kinh doanh. Các tư liệu sản xuất nói trên thuộc sở hữu của bản thân kinh tế hộ

và kinh tế trang trại.

- Sở hữu liên kết: là loại hình sở hữu phổ biến và phát triển rất đa dạng

cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hoá nông nghiệp, dựa trên trình độ

phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất. Hình thức biểu hiện của sở

hữu liên kết là rất phong phú, có thể dưới các dạng chủ yếu sau đây :

+ Liên kết đồng sở hữu, ví dụ, các hộ kinh tế tự chủ cùng đấu thầu diện

tích mặt nước, diện tích đất trống đồi trọc và cùng góp vốn kinh doanh.

+ Liên kết dựa trên nền tảng sở hữu Nhà nước, ví dụ Nhà nước bỏ vốn

đầu tư cải tạo, khai hoang phục hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng rồi khoán hoặc

cho hộ gia đình, trang trại thuê để kinh doanh. Hình thức này thường phát triển

ở những vùng chuyên canh lớn còn khả năng đất đai để mở rộng quy mô sản

xuất.

+ Sở hữu của công ty cổ phần nông nghiệp

+ Sở hữu của công ty theo mô hình công ty mẹ, công ty con. Ví dụ nông

trường Sông Hậu (huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thôư) có 10 phân xưởng chế biến

gạo trên địa bàn nông trường và ngoài nông trường; 6 phân xưởng đồ hộp, sấy,

chế biến các loại nông sản trênđịa bàn Cần Thơ, Đồng Nai, Đắk Lắk, một

phân xưởng đông lạnh chế biến thuỷ súc sản và một phân xưởng chế biến gỗ.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả và mở rộng hoạt động chế biến, kinh doanh

xuất, nhập khẩu, nông trường có thể tổ chức một số phân xưởng dưới dạng

công ty cổ phần (cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp). Khi đó sở hữu liên

kết của nông trường sẽ theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

+ Sở hữu liên kết theo mô hình tập đoàn kinh tế. Hiện nay, nông trường

Sông Hậu đã tổ chức được sự liên kết sở hữu với nhiều chủ thể kinh doanh và

các đơn vị khác trong vùng thuộc Cần Thơ và các tỉnh khác. Ví dụ như ngoài

các hộ công nhân nhận khoán trong nông trường, các hộ nông dân ngoài nông

trường cũng nhận hợp đồng sản xuất nông sản nguyên liệu cho các phân xưởng

chế biếnđược bố trí trên các địa bàn khác nhau; nông trường Sông Hậu liên

kết với Viện lúaĐồng bằng sông Cửu Long, Viện câyăn quả miền Nam,

Trường đại học Cần Thơ... để thực hiện nghiên cứu, khảo nghiệm, chọn lọc các

giống tốt cho sản xuất hoặc trợ giúo giải quyết những vấn đề kinh tế - kỹ thuật

khác. Trong thời gian tới, nếu tiến hành cổ phần hoá một số phân xưởng để xây

dựng mô hình công ty mẹ - công ty con, sẽ thu hút thêm nhiều loại cổ đông

mới, kể cả cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Khi đó sở hữu liên kết sẽ được

hình thành theo mô hình tập đoàn kinh tế, kinh doanh tổng hợp, đa dạng ở cả

thị trường nội địa và các hoạt động xuất khẩu với thị trường quốc tế.

31

2.2. Tương ứng với các hình thức sở hữu nói trên sẽ hình thành và

phát triển nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng và năng

động.

Các doanh nghiệp nông nghiệp 100% vốn Nhà nước; các công ty cổ

phần có tỷ lệ cổ phần Nhà nước cao thấp khác nhau; các hợp tác xã và các hình

thức kinh tế hợp tác đa dạng của nông dân như tổ đoàn kết sản xuất, câu lạc bộ

sản xuất;các hội nghề như hội nuôi ong, hội nuôi cá; các doanh nghiệp tư nhân

gồm kinh tế hộ, kinh tế trang trại. Các hình thức liên kết, liên doanh tự nguyện

giữa các tổ chức kinh tế sẽ được thực hiện tuỳ thuộc trình độ đạt được của lực

lượng sản xuất nông nghiệpở từng thời kỳ và từngđịa phương nhấtđịnh.

Trong các hình thức tổ chức sản xuất phát triển đa dạng đó thì các nông hộ và

các trang trại nông, lâm, thuỷ sảnđược xác định là những đơn vị kinh tế tự

chủ, đơn vị cơ sở của hệ thống kinh tế nông nghiệp nhiều thành phần.

2.3. Tất cả các chủ thể kinh tế trong hệ thống đều tự do kinh doanh

theo pháp luật, có quyền bìnhđẳng về nghĩa vụ và quyền lợi trước pháp

luật.

Hệ thống pháp luật của Nhà nước gồm các bộ luật chủ yếu như Luật

doanh nghiệp tư nhân, Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật công ty, Luật hợp

tác xã v.v... sẽ dần hoàn thiện theo hướng không phân biệt đối xử với các chủ

thể kinh tế thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạtđộng trong nông

nghiệp. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác nhau vừa cạnh tranh

vừa liên kết hợp tác và phát triển đạt trình độ xã hội hoá ngày càng cao.

2.4. Về chế độ quản lý hệ thống kinh tế nông nghiệp.

Việcđiều hành các hoạtđộng kinh tế nông nghiệp sẽ hạn chế tốiđa

những mệnh lệnh hành chính, đảm bảo vận hành nền nông nghiệp chủ yếu theo

nguyên tắc thị trường, tức là vận hành chủ yếu theo sự hướng dẫn của các quy

luật giá trị, quy luật cung, cầu, quy luật cạnh tranh, v.v... kết hợp với các kế

hoạch định hướng và các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

Mọi yếu tố đầu vào của sản xuất và đầu ra của sản phẩm nông nghiệp

đều phải đi vào thị trường. Như vậy trong tương lai, nông nghiệp và nông thôn

nước ta sẽ dần hình thành ngày càng đầy đủ một hệ thống thị trường thông suốt

và thống nhất, không chỉ có thị trường hàng hoá và dịch vụ mà còn có cả thị

trường vốn, kỹ thuật, lao động, chứng khoán (mức phát triển cao của thị trường

32

vốn trong nông thôn),... Với sự tự do hoá giá cả thị trường, có sự điều tiết vĩ

mô của Nhà nước, sẽ làm cho thị trường phát huy đầy đủ vai trò thúc đẩy toàn

bộ nền nông nghiệp nước ta phát triển với tốc độ nhanh và có hiệu quả cao.

II. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống kinh tế nông

nghiệp việt nam.

1. Thời kỳ trước cách mạng 1945

Trong thời kỳ phong kiến, từ thế kỷ Xđến giữa thế kỷ XIX các hình

thức kinh tế chủ yếu trong nông nghiệp là các điền trang, thái ấp, đồn điền với

quy mô tương đối lớn. Đố là những trang ấp của giai cấp quý tộc, các vương

hầu, các công thần thời Lý - Trần - Lê - Nguyễn được vua ban. Trên đó hầu hết

là sản xuất lúa và lương thức theo phương thức nô dịch, hoặc lĩnh canh. Từ

giữa thế kỷ XIX sau khi bị thực dân Pháp xâm chiếm, nước ta trở thành một

nước phong kiến nửa thuộc địa. Trong nông nghiệp các hình thức điền trang,

thái ấp tan rã dần và hình thành các hình thức kinh tế mới sau :

- Kinh tế địa chủ: hộ địa chủ chiếm hữu nhiều ruộng đất, phát canh thu

tô với tỷ lệ rẽ đôi hoặc rẽ ba.

- Kinh tế phú nông: có xu hướng sản xuất hàng hoá, một phần sản phẩm

làm ra đem bán trên thị trường. Trong sản xuất nông nghiệp có thuê mướn lao

động.

- Kinh tế trung nông: Những hộ có ruộng, có lao động, tự cày cấy và đủ

ăn, sản phẩm dư dôi rất nhỏ bé.

-Kinh tế bần nông: Những nông hộ nghèo, thiếu ruộng làm khôngđủ

ăn.

Cả phú nông, trung nông và bần nông đều ít nhiều lĩnh canh thuê đất của

địa chủ. Ngoài ra còn có cố nông, những người không có ruộng đi làm thuê để

kiếm sống.

- Kinh tế đồn điền của các địa chủ - tư sản Pháp ở Việt Nam. Đặc trưng

chủ yếu của loại hình kinh tế này là kinh doanh kiểu tư bản chủ nghĩa nhưng

vẫn duy trì phương thức sử dụng lao động theo kiểu nông nô và quản lý gần

33

giống với trại lính. Theo số liệu thống kê của Pháp tính đến ngày 31 tháng 12

năm 1943, người Phápđã chiếm trên 1 triệu hađất trồng và tổ chức thành

3.928 đồn điền trong đó một số là đồn điền liên doanh, một số là đồn điền của

công ty tư bản.

2. Thời kỳ 1945 - 1954

Sau Cách mạng Tháng Tám chưa được bao lâu, dân tộc ta phải tiến hành

cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện đã hình thế cài răng lược giữa các vùng

tạm chiếm và các vùng tự do hoặc mới giải phóng. ở các vùng tạm chiếm các

loại hình kinh tế nông nghiệp trước cách mạng vẫn tồn tại cho đến khi được

giải phóng.

Trong các vùng tự do và giải phóng, cùng với việc thực hiện các chính

sách của Chính phủ kháng chiến về giảm tô, giảm tức, chia đất công và đất tịch

thu được của địa chủ người Pháp cho bần cố nông, đẩy mạnh sản xuất và thực

hành tiết kiệm v.v... các hình thức kinh tế trong nông nghiệp có sự chuyển dịch

về cơ cấu: Kinh tế địa chủ bị suy yếu; kinh tế phú nông chững lại; kinh tế trung

nông lớn lên cả về số hộ và tiềm lực kinh tế của mỗi hộ; đời sống của bần nông

và cố nông được cải thiện.

3. Thời kỳ 1955 - 1975

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, theo Hiệp định Giơnevơ nước ta tạm

thời chia làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Năm 1975 miền

Nam mới hoàn toàn được giải phóng, cả nước mới được thống nhất. Trong

suốt 20 năm đó trên hai miền kinh tế phát triển theo hai hướng khác nhau.

3.1. ở miền Bắc

Trong thời kỳ này ở miền Bắc có nhiều biến đổi mạnh, sâu sắc và được

chia là 3 giai đoạn :

34

- Giai đoạn 1955-1957: Hoàn thành kế hoạch 3 năm, khôi phục kinh tế

và thực hiện cải cách ruộng đất, hoàn thành nốt nhiệm vụ cách mạng dân chủ.

ở nông thôn cơ cấu các loại hình kinh tế biếnđổi sâu sắc: Kinh tếđịa chủ

không còn, kinh tế phú nông bị hạn chế, hầu hết cố nông đều được chia ruộng

và trở thành các hộ sản xuất nông nghiệp, kinh tế hộ nông dân phần lớn là tiểu

nông đã trở thành trung tâm trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do bình

quân ruộng đất một đầu người thấp, trình độ canh tác còn lạc hậu và manh mún

nên kinh tế hộ nông dân vẫn còn là sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc.

- Giai đoạn 1958 - 1960: Trong kế hoạch 3 năm cải tạo xã hội chủ nghĩa

và phát triển kinh tế, nông nghiệp về cơ bản đã hoàn thành hợp tác hoá với các

hình thức hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc thấp, quy mô xóm, thôn và một

số hợp tác xã tín dụng, hợp tác xã mua bán, hợp tác xã cung tiêu v.v... Đồng

thời bắt đầu xây dựng thêm các nông trường quốc doanh ở trung du miền núi

và ven biển. Như vậy, từ cuối 1960, trong nông nghiệp nước ta chủ yếu là hai

loại hình kinh tế hợp tác quy mô nhỏ và các nông trường quốc doanh, song

trang bị kỹ thuật còn lạc hậu, cách thức sản xuất còn quảng canh, tái sản xuất

giản đơn. Lực lượng kinh tế nhỏ cá thể còn lại không nhiều, đa số là trung

nông, một số là phú nông đang chịu sức ép lôi kéo vào hợp tác xã.

- Giai đoạn từ 1961 - 1975: Miền Bắc đã tiến hành thắng lợi 3 kế hoạch

5 năm, củng cố và nâng cao chế độ hợp tác xã, xây dựng và phát triển nông

trường quốc doanh, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, phát triển

mạnh sản xuất nông nghiệp đồng thời đã chiến thắng cuộc chiến tranh phá hoại

của Mỹ ra miền Bắc, chi viện toàn diện nhân, tài, vật lực cho chiến trường

miền Nam. Trong giai đoạn này, biến động của các hình thức kinh tế trong

nông nghiệp có một số điểm như sau:

+ Qua các cuộc vận động cải tiến kỹ thuật thi đua phát triển sản xuất,

đưa hợp tác xã lên bậc cao, trong những năm 1961 - 1965, rồi các cuộc vận

động dân chủ và cải tiến quản lý hợp tác xã trong những năm sau đó, kinh tế

hợp tác xã lớn mạnh cả về số lượng và quy mô. Đến năm 1975 đã có 97% số

hộ vào hợpt ác xã, và cơ bản đưa các hợp tác xã lên bậc cao với quy mô thôn,

trong đó có 88% hợp tác xã bậc cao và khoảng 18% hợp tác xã liên thôn và

hợp tác xã toàn xã.

35

+ Cùng với quá trình củng cố và phát triển hợp tác xã là việc xây dựng

thíđiểm một số nông, lâm, ngư trường các trạm, trại kỹ thuật nông nghiệp.

Trong những năm 1958 - 1960, loại hình kinh tế quốc doanh được phát triển

nhanh chóng, trong thời gian 1961 - 1968 và sau đó được tiếp tục củng cố, mở

rộng qua các cuộc vận động tăng cường xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật,

thực hiện thâm canh, cải tiến kỹ thuật và cải tiến quản lý. Tính đến năm 1975

miền Bắc đã có 365 nông, lâm trường, trạm trại nghiên cứu thực nghiệm được

phân bố chủ yếu ở trung du, miền núi và ven biển.

+ Như vậy, trong giai đoạn 1961 - 1975 trong nông thôn miền Bắc đã

tồn tại hai loại hình kinh tế chủ yếu: "kinh tế hợp tác xã với mô hình tập thể

hoá triệtđể và toàn diện" và "kinh tế quốc doanh với các nông, lâm, ngư

trường và các trạm trại kỹ thuật, quy mô lớn và được quản lý tập trung bao

cấp"; Còn kinh tế nông hộ lúc này đã được chuyển vào kinh tế các hợp tác xã

và kinh tế các xí nghiệp quốc doanh. Các gia đình chỉ còn có kinh tế phụ dựa

vào lao động ngoài giờ trên 2 - 5% đất để lại mà thôi. Hai mô hình kinh tế "tập

thể triệt để toàn diện" và "kinh tế quốc doanh quy mô lớn, quản lý tập trung

bao cấp" nói trên do phù hợp với mục tiêu và lợi ích tối cao của dân tộc là tất

cả cho giải phóng miền Nam.

3.2. ở miền Nam

Trong những năm 1955 - 1963, chính sách cải cách điền địa của Ngô

Đình Diệm thông qua các dụ số 5, số 7, và số 57 lập lại khế ước tá điền, định

mức tô nông dân phải nạp, mức hạnđiền, thực chất là lấy lại ruộng đất của

người dân được cách mạng tạm cấp, tạm giao trong kháng chiến chống Pháp.

Đầu năm 1970 Nguyễn Văn Thiệu ban hành "Luật người cày có ruộng" bề

ngoài là để xoa dịu nhân dân nhưng thực chất là để phát triển tầng lớp tư sản

nông dân.

Đồng thời cũng trong thời gian đó, chính quyền Sài Gòn cho phép các

quan chức, tướng lĩnh, các nhà tư sản Việt Nam và tư bản nước ngoài lập các

đồn điền và đinh điền ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên và một số ở Tây Nam bộ

nhằm phát triển các loại hình kinh tế hàng hoá lớn tư bản chủ nghĩa trong nông

nghiệp và xây dựng các pháo đài, các khu đồn trú về mặt quốc phòng. Ngay từ

36

cuối năm 1962 theo số liệu của Bộ Lao động Ngụy quyền Sài Gòn miền Nam

đã có 755 đồn điền trong đó: 335 đồn điền cao su, 198 đồn điền cà phê, 45 đồn

điền chè, 177 đồn điền hỗn hợp. Các đồn điền nói trên có diện tích 93.000 ha

trồng trọt và 62.000 công nhân. Đến cuối năm 1963 thành lập thêm được 198

đinh điền với 50931 hộ gia đình và 118.000 ha đất nông nghiệp (chưa kể 8

nông trường của tư bản Mỹ).

Như vậy, các loại hình kinh tế nông nghiệp miền Nam hình thành và

phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa với các hình thức chủ yếu là kinh tế

trang trại hàng hoá gắn với thị trường tư bản chủ nghĩa, kinh tế đồn điền và

đinh điền của các nhà tư bản người Việt Nam và người nước ngoài.

4. Thời kỳ 1976 - đến nay

Thời kỳ cả nước thống nhất và hoà bình xây dựng. Trong thời kỳ này

cũng được chia làm hai giai đoạn, trước và sau đổi mới.

4.1. Giai đoạn từ 1976 - 1986

- ở miền Bắc: Tiến hành cuộc vận động tổ chức lại sản xuất trong nông

nghiệp, cải tiến một bước quản lý từ cơ sở theo hướng tiến lên sản xuất lớn xã

hội chủ nghĩa theo tinh thần Chỉ thị 208 CT/TW ngày 16/9/1974 của Ban Bí

thư và Nghị quyết 61/CP ngày 5/4/1976 của Hội đồng Bộ trưởng. Tính đến

tháng 5/1978 toàn miền Bắc đã có 3927 hợp tác xã chiếm 30% tổng số hợp tác

xã tiến hành cuộc vận động. Số hợp tác xã toàn xã đã lên tới 59,8%, quy mô

hình quân mỗi hợp tác xã ở đồng bằng là 300 - 400 ha canh tác, ở miền Nam

có từ 1000 đến 2000 ha đất nông, lâm nghiệp. Trong nông, lâm trường quốc

doanh tiến hành quy hoạch lại sản xuất, tổ chức các phân trường, các đội, tăng

cường sự quản lý chặt chẽ theo cơ chế tập trung bao cấp. Đặc biệt ở hai huyện

Quỳnh Lưu (Nghệ An) và Nam Ninh (NamĐịnh) được tiến hành thí điểm

cuộc vận động tổ chức lại trên địa bàn huyện. Cuộc vận động đã đem lại kết

quả không mong muốn, biểu hiện trên những khía cạnh chủ yếu sau đây:

37

+ Người lao động nông dân và công nhân nông nghiệp mất quyền người

chủ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, không quan tâm đến mọi hoạt động sản

xuất của hợp tác xã và nông, lâm, trường mà chỉ để tâm đến kinh tế phụ gia

đình trên đất 5% và trong các hoạt động lao động khác.

+ Quy mô hợp tác xã và nông trường ngày càng lớn thì bộ máy cồng

kềnh, quản lý càng tập trung quan liêu, dẫn đến lãng phí lớn, tham ô phổ biến,

tài sản thất thoát, ruộng đồng bỏ hoang.

+ Năng suất và sản lượng nông nghiệp giảm sút liên tục và nghiêm

trọng, thu nhập của xã viên từ kinh tế tập thể hợp tác xã giảm xuống chỉ còn 30

- 40% tổng thu nhập của hộ xã viên. Trong nông trường tình trạng nợ lương

công nhân trở thành phổ biến và kéo dài liên miên.

+ Vẫn loay hoay trong sản xuất lương thực tự cấp, tự túc mà hàng năm

mức sản lượng lương thực bình quân đầu người liên tục giảm xuống, lượng

gạo nhập khẩu mỗi năm tăng dần lên và tới trên 1 triệu tấn.

-ở miền Nam: Với ý muốn nhanh chóng đưa kinh tế miền Namđồng

nhất với kinh tế xã hội chủ nghĩa miền Bắc nên công cuộc hợp tác hoá trong

nông nghiệp ở miền Nam được xúc tiến sớm và đẩy nhanh theo mô hình hợp

tác hoá ở miền Bắc song không phù hợp với điều kiện kinh tế hàng hoá đã phát

triển tương đối cao và tâm lý, thói quen với thị trường của nông dân Nam bộ.

Đến năm 1980, phần lớn hợp tác xã và tập đoàn sản xuất tan rã, sự tranh chấp

đất đai trở nên gay cấn. Cũng trong thời gian này, các đồn điền, dinh điền lớn

dưới chế độ cũ được tiếp quản và chuyển thành các nông, lâm trường quốc

doanh, đồng thời xây dựng thêm một loạt lâm, nông trường mới. Do tốc độ

phát triển nhanh, quy mô quá lớn, cơ chế quản lý tập trung bao cấp làm thui

chột tính năng động, tính hiệu quả của sản xuất kinh doanh hàng hoá vốn đã

có, nên sự trì trệ kinh doanh của loại hình doanh nghiệp này cũng tương tự như

ở miền Bắc.

Trước tình hình nông nghiệp trì trệ, kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp

tác xã suy giảm, hiện tượng khoán chui ngày càng phổ biến, Đảng đã thận

trọng, nghiêm túc xem xét, phân tích và ra chỉ thị 100/CT về khoán sản phẩm

cuối cùng đến nhóm và người lao động ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung

ương Đảng khoá VI. Chỉ thị 100/CT đã bước đầu giải phóng lao động nông

dân, gắn trách nhiệm và lợi ích của họ với sản phẩm cuối cùng trên ruộng

38

khoán, khuyến khích đầu tư thêm lao động, phân bón, vật tư để thu thêm nhiều

sản phẩm vượt khoán. Kết quả đem lại 6 - 7 vụ được mùa liên tiếp, sản lượng

lương thực tăng gần 1 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, động lực khoán sản phẩm đến

nhóm và người lao động đến cuối 1983 đầu 1984 thì chững lại và dần dần giảm

xuống. Bởi lẽ khoán sản phẩm mới chỉ điều chỉnh cơ chế phân phối và cơ chế

quản lý lao động giữa người lao động và hợp tác xã, giữa công nhân lao động

và nông trường, chưa thiết lập được quyền làm chủ đầy đủ các hộ nông dân.

Mặt khác việc kéo dài cơ chế kế hoạch hoá tập trung làm cho nền kinh tế nói

chung và nông nghiệp nói riêng chưa thoát ra khỏi tình trạng trì trệ. Tình hình

đòi hỏi cần có những giải pháp đổi mới mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn và sâu sắc

hơn.

4.2. Giai đoạn từ 1987 đến nay

Trong giai đoạn này liên tục trong các Nghị quyết đại hội VI, VII, VIII,

IX, Đảng ta thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hoá

nhiều thành phần, kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định

hướng xã hội chủ nghĩa. Chính sách đó trong nông nghiệp được cụ thể và hoàn

thiện trong các văn bản quan trọng mang tính lịch sử như: Nghị quyết 10 của

Bộ Chính trị khoá VI (5/4/1988), Nghị quyết 6 Trung ương khoá VI (3/1989),

Luật đất đai (1993), Nghị quyết V của khoá VII (6/1993), Luật hợp tác xã

(4/1996) v.v... Những nội dung cơ bản về đổi mới nông nghiệp theo tinh thần

các văn bản trên được thể hiện như sau:

a. Xác định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, giao đất, cấp sổ đỏ,

quy định 5 quyền sử dụng đất lâu dài cho nông hộ.

Phát triển mạnh kinh tế nông hộ và kinh tế trang trại gia đình theo hướng

hàng hoá gắn với thị trường, khuyến khích phát triển các hình thức trang trại tư

nhân. Sau 15 năm đổi mới, hơn 10 triệu nông hộ được khôi phục và phát triển

khẳng định là những đơn vị kinh tế tự chủ đang dần chuyển sang sản xuất hàng

hoá. Hơn nữa trong quá trình vận động phát triển của kinh tế hộ trên các miền

đất nước không ít nông dân làm ăn giỏi đã trở thành các chủ trang trại giàu có.

39

Tính đến đầu năm 2000 cả nước có 115 ngàn trang trại(1). Qua số liệu khảo sát

3044 trang trại ở 15 tỉnh thuộc 7 vùng kinh tế, trong đó có 2.619 trang trại

nông nghiệp, 121 trang trại lâm nghiệp và 280 trang trại kinh doanh thủy sản.

Riêng về nông nghiệp kinh doanh cây ngắn ngày có 421 trang trại, cây công

nghiệp lâu năm 1.588 trang trại, cây ăn quả 344 ttang trại và chăn nuôi 266

trang trại. Nhìn chung quy mô kinh doanh và mức thu nhập của hộ trang trại

cao hơn gấp nhiều lần so với các hộ nông nghiệp nhỏ tự cấp, tự túc. Quy mô

bình quân chuyên một trang trại vềđất nông nghiệp là 6,63 ha; về vốn là

291,43 triệu; về doanh thu hàng năm 105,426 triệu đồng với tỷ suất hàng hoá

gần 87% và thu nhập đạt 43,723 triệu chiếm gần 41,5% doanh thu. Như vậy,

sự phát triển của kinh tế hộ và kinh tế trang trại trong thời gian qua nói lên tính

đúng đắn về đường lối đổi mới nông nghiệp của Đảng và Nhà nước ta, đồng

thời khẳng định kinh tế nông hộ, từng bước chuyển lên kinh tế trang trại sản

xuất hàng hoá, chuyên canh, thâm canh là hình thức tổ chức sản xuất thích hợp

với đặc điểm sinh vật, sinh thái của nông nghiệp, với tính tư hữu và thực tế

truyền thống của nông dân.

b. Từng bước đổi mới mô hình hợp tác xã kiểu cũ.

Chuyển đổi các hợp tác xã nông nghiệp theo mô hình tập thể hoá sang

làm dịch vụ đầu vào, đầu ra cho kinh tế hộ tự chủ và đăng lý hoạt động theo

Luật hợp tác xã 1996, khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác đa dạng

về nội dung kinh doanh, về quy mô và trình độ liên kết xuất phát từ yêu cầu

của sản xuất và sự tự nguyện của các hộ nông dân trong điều kiện cụ thể của

từng vùng. Việc chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ sang mô hình mới

theo luật hợp tác xã đã và đang được tiến hành trên mọi miền đất nước. Tính

đến đầu năm 2000 đã chuyển đổi được 5.346 hợp tác xã chiếm 59% tổng số

hợp tác xã. Số hợp tác xã chưa chuyển đổi vẫn còn hơn 4000 hợp tác xã phần

lớn là ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du, miền núi phía Bắc. Trong

số hợp tác xã được chuyển đổi không ít vẫn là "bình mới rượu cũ" mới chỉ thay

đổi về bộ máy tổ chức và con người quản lý mà chưa có sự đổi mới về nội

dung và phưoưng thức hoạt động kinh doanh. Trong những hợp tác xã làm

đúng những quy định của luật hợp tác xã thì hoạt động tương đối tốt, đã tiếp

(1) Số liệu về trang trại trong phần này lấy từ bài báo: "Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam"

Báo Nhân dân: 13/4/2000.

40

nhận, quản lý sử dụng hệ thống các công trình thủy lợi, điện, nước, đường giao

thông, vốn, quỹ để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả. Nhiều hợp tác xã đã

giảm được giá dịch vụ so với trước và với bên ngoài từ 10% trở lên. Một số

hợp tác đã biết thuyết phục, động viên, hướng dẫn các xã viên dồnđiền, đổi

thửa, quy vùng sản xuất, tập trung chuyển cơ cấu cây trồng, mùa vụ, con nuôi

theo hướng chuyên canh, thâm canh những cây trồng và con nuôi có giá trị

hàng hoá cao và thu nhập lớn. Không ít hợp tác xãđã khôi phục lại những

ngành nghề truyền thống như mây, tre đan, vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, dệt

chiếu v.v... thông qua cơ chế liên kết cùng có lợi với các hộ xã viên, bảo đảm

cung ứng đầu vào và bao tiêu cho họ. Hơn nữa nhiều hợp tác xã đã biết tranh

thủ các dự án trong các chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, xoá

đói giảm nghèo, trồng rừng v.v... vừa thúc đẩy phát triển kinh tế nông hộ và

kinh tế trang trại vừa mở rộng thêm quy mô và nội dung kinh doanh thiết thực,

tăng năng lực tài chính và thu nhập của hợp tác xã.

Ngược lại trong những hợp tác xã chưa chuyểnđổi, hoặc chuyểnđổi

hình thức thì nông hộ phải tự lo hầu như mọi khâu, mọi việc, loay hoay trên

những ruộng manh mún trồng lương thực, còn hợp tác xã chỉ làm nhiệm vụ

dịch vụ ở khâu thủy nông, điện, bảo vệ thực vật với cung cách cửa quyền trước

đây... Hợp tác xã chỉ sống dựa vào thu thuế, phí dịch vụ đặc biệt là lệ phí quản

lý theo đầu sào.

Bên cạnh việc chuyển đổi sang hợp tác xã kiểu mới thì ở các hợp tác xã

kiểu cũ quá yếu kém tự tan rã và giải thể. Trước đòi hỏi của việc phát triển sản

xuất nông sản hàng hoá, các nông hộ, nông trại lại tự nguyện liên kết với nhau

để hình thành và xây dựng những hình thức hợp tác thích hợp với nhu cầu thực

tế của họ. Đến đầu năm 2000 cả nước đã thành lập mới được 1037 hợp tác xã

nông nghiệp và hơn 50.000 tổ kinh tế hợp tác, trong đó các tỉnh đồng bằng

sông Cửu Long chiếm hơn 80% tổng số hợp tác xã và tổ kinh tế hợp tác nói

trên. Các hợp tác xã mới không chỉ dừng lại ở việc làm tốt 3 khâu, mà họ năng

nổ tìm cách liên kết với các cơ quan nghiên cứu để có giống tốt năng suất cao,

với các công ty kinh doanh bán buôn, chế biến nhằm bảo đảm việc tiêu thụ sản

phẩm ổn định, giá cả phải chăng và với các công ty vật tư kỹ thuật nông nghiệp

để được cung ứng kịp thời phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng, thức

ăn và thuốc chữa bệnh cho gia súc, gia cầm v.v... Một số hợp tác xã chú ý mở

41

rộng kinh doanh những ngành nghề dễ bán, dễ tiêu thụ và cho thu nhập cao.

Vai trò của các tổ kinh tế hợp tác cũng ngày càng to lớn và thiết thực trong

phát triển kinh tế hàng hoá trong hoạt động kinh tế thị trường. Chúng không

còn là đổi công và vần công như trước, mà giúp nhau, cùng nhau trao đổi các

thông tin thị trường, công nghệ mới, kỹ thuật thâm canh, kinh nghiệm mua

bán, cạnh tranh và nhất là việc tín chấp vay vốn ngân hàng v.v...

Tóm lại, quá trình chuyển đổi hợp tác xã và phát triển các hình thức kinh

tế hợp tác mới trong nông nghiệp đang đi dần vào theo luật và phù hợp với yêu

cầu cụ thể trong việc phát triển kinh tế hộ và kinh tế trang trại trong từng địa

phương. Tuy nhiên, cũng nảy sinh không ít những vấn đề mới trong phát triển

kinh tế hợp tác cần tiếp tục nghiên cứu và giải quyết thoả đáng như điều kiện

và thời cơ ra đời, cơ cấu kinh doanh, hình thức, quy mô và cơ chế hoạt động

kinh doanh của hợp tác xã v.v...

c. Đổi mới hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp.

Trong nông, lâm, ngư trường, các trạm trại kỹ thuật và các doanh nghiệp

khác trong ngành đã và đang thực hiện các nội dung chủ yếu sau đây:

Các nông, lâ,, ngư trường đã giao đất, giao vườn cây, mặt nước, thực

hiện khoán sản phẩm đến hộ gia đình công nhân viên và một số nông dân trong

vùng, coi hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, bảo đảm dịch vụ giống, vật tư kỹ thuật,

công nghệ và bao tiêu sản phẩm cho các hộ.

Đến nay hầu hết các nông, lâm trườngđã chuyển thành các doanh

nghiệp nông nghiệp với hình thức công ty, tổng công ty. Đó là những đơn vị

kinh doanh hạch toán theo cơ chế thị trường tự chịu trách nhiệm về kết quả

kinh doanh và hiệu quả tài chính, Nhà nước chỉ hướng dẫn, không can thiệp

trực tiếp vào kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng vậy, các doanh nghiệp Nhà

nước không can thiệp vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp trực tiếp trên

đồng ruộng của các hộ công nhân viên mà thông qua việc quản lý đất đai, vườn

cây, thu thuế sử dụng đất đặc biệt là thông qua việc liên kết kế hoạch về sản

phẩm kinh doanh và sử dụng đất với các hộ nông dân, cùng họ ký kết các hợp

đồng kinh tế dịch vụ bình đẳng, cùng có lợi.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng đề án tổng thể sắp

xếp doanh nghiệp Nhà nước trong ngành theo tinh thần Chỉ thị 20-1998/CT-

TTG ngày 21/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đề án dự kiến.

42

Nhóm 1: Những doanh nghiệp cần duy trì 100% vốn Nhà nước là 132

đơn vị trong 32 doanh nghiệp công ích và 100 doanh nghiệp kinh doanh những

ngành hàng xuất khẩu lớn tạm thời chưa cổ phần hoá.

Nhóm 2: Gồm những doanh nghiệp cần cổ phần hoá chuyển đổi cơ cấu

sở hữu với 131 đơn vị trong đó có 37 doanh nghiệpđược Nhà nước giữ cổ

phần chi phối, cổ phần đặc biệt.

Nhóm 3: Nhóm các doanh nghiệp yếu kém thua lỗ cần thực hiện bán,

khoán, cho thuê và giải thể là 29 đơn vị trongđó có 7 doanh nghiệp cần giải

thể. Thế nhưng việc cổ phần hoá nhằm đa dạng hoá sở hữu, nâng cao tính năng

động tự chủ trong kinh doanh cũng mới tiến hành được ở một số rất ít doanh

nghiệp, phần lớn là doanh nghiệp vừa và làm ăn khá. Từ thực tế cổ phần hoá

chậm chạp đó, nên đi sâu xem xét và giải quyết những vướng mắc về nội dung,

mức độ và phương thức cổ phần hoá.

Trong 32 đơn vị doanh nghiệp Nhà nước công ích gồm có các doanh

nghiệp sản xuất giống cây con, trồng rừng phòng hộ, quản lý và khai thác các

công trình thủy lợi lớn, sản xuất muối ăn v.v... Nhìn chung, loại hình doanh

nghiệp Nhà nước này chưa tiến bộ nhiều về mặt kinh doanh theo tính đặc thù

của mình. Hoặc chỉ nặng vào kinh doanh giống thương phẩm, chưa quan tâm

đúng mức giống nguyên chủng và siêu nguyên chủng, chưa lập ngân hàng dự

trữ và kinh doanh quỹ gen như trong hệ thống sản xuất giống; hoặc chưa biết

tổ chức kinh doanh như thế nào đối với những sản phẩm và dịch vụ mang tính

công ích cao như trồng rừng phòng hộ, quản lý và khai thác các công trình

thuỷ lợi lơn v.v...

III. xu hướng vận động và những giải pháp phát triển

kinh tế trang trại.

1. Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại

Trang trại ban đầu là hình thức tổ chức sản xuất mông, lâm, ngư cơ sở,

do các chủ trại gia đình và chủ trại tư nhân trực tiếp tiến hành tổ chức sản xuất

43

trên một khu đất tập trung, liền khoảnh đủ lớn để chuyên canh, thâm canh, ứng

dụng những công nghệ mới nhằm cung cấp hàng hoá thường xuyên cho thị

trường và quản lý sản xuất chặt chẽ để tiết kiệm các chi phí sản xuất. Song khi

đi vào kinh tế thị trường thì hoạt động của trang trại không chỉ dừng lại ở sản

xuất và tổ chức sản xuất mà được mở rộng sang kinh doanh với mục đích thu

lợi nhuận tối đa và từ đấy trang trại phải xử lý nhiều vấn đề kinh tế, phải đưa ra

các chiến lược kinh doanh thích ứng với thị trường, phải quản lý theo phương

thức marketing, theo chế độ kế hoạch và hạch toán gắn với phân tích tài chính

với hiệu quả kinh doanh, với doanh lợi. Như vậy ngày nay trang trại phải hiểu

đầy đủ là kinh tế trang trại, hoặc kinh tế của chủ trang trại - đơn vị kinh doanh

cơ sở trực tiếp sản xuất trồng trọt trên đồng ruộng và chăn nuôi trong chuồng

trại. Đó là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm và thủy sản

với mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, có quy mô ruộng đất và các yếu tố

sản xuất đủ lơn, có trình độ kỹ thuật cao, tổ chức và quản lý tiến bộ.

Có nhiều tiêu chí để xác định kinh tế trang trại. Theo thông tư số 69

(tháng 6/2000) của liên bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng

cục Thống kê đưa ra hai tiêu chí: Một là, giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ

bình quân một năm của trang trại (Đối với miền Bắc có quy mô 40 triệu đồng

và miền Nam - 50 triệu đồng trở lên). Hai là, quy mô sản xuất của trang trại

phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế hộ nông dân tương ứng với từng

ngành sản xuất và vùng kinh tế (quy mô diện tích và số lượng đầu vật

nuôi). Hai tiêu chí nêu trên cần làm rõ vị trí của từng tiêu chí, trong đó tiêu chí

quy mô giá trị sản lượng hàng hoá hàng năm của trang trại là cơ bản, tiêu chí

thứ 2 - quy mô sản xuất của trang trại là bổ sung, là cơ sở để nhận dạng ban

đầu để trên cơ sở đó điều tra, tính toán quy mô giá trị sản lượng hàng hoá và

xác định kinh tế trang trại.

2. Những đặc trưng của kinh tế trang trại

Từ định nghĩa nói trên, kinh tế trang trại có những đặc trưng cơ bản sau

đây :

44

- Kinh doanh sản xuất nông sản phẩm hàng hoá cho thị trường. Tỷ suất

hàng hoá thường đạt 70 - 80% trở lên. Tỷ suất hàng hoá càng cao càng thể hiện

bản chất và trình độ phát triển của kinh tế trangtrại.

- Chủ trang trại là chủ kinh tế cá thể (bao gồm kinh tế gia đình và kinh tế

tiểu chủ) nắm một phần quyền sở hữu và toàn bộ quyền sử dụng đối với ruộng

đất. Tư liệu sản xuất, vốn và sản phẩm làm ra.

- Quy mô sản xuất của trang trại trước hết là quy mô đất đai được tập

trungđến mứcđủ lớn theo yêu cầu của sản xuất hàng hoá, chuyên canh và

thâm canh, song không nên vượt quá tầm kiểm soát quá trình sản xuất - sinh

học trên đồng ruộng hoặc trong chuồng trại của chủ trang trại.

- Cách thức tổ chức và quản lý đi dần vào phương thức kinh doanh song

trực tiếp, đơn giản và gọn nhẹ vừa mang tính giađình vừa mang tính doanh

nghiệp.

- Chủ trang trại là người có ý chí, có năng lực tổ chức quản lý, có kiến

thức và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp đồng thời có hiểu biết nhất định về

kinh doanh, về thị trường.

3. Nguồn gốc hình thành và phát triển kinh tế trang trại

Trong nông nghiệp nước ta từ sau đổi mới kinh tế trang trại được hình

thành và phát triển từ ba nguồn gốc:

+ Từ kinh tế nông hộ sản xuất tự cấp, tự túc đi dần vào kinh doanh sản

xuất hàng hoá và trở thành hộ sản xuất giỏi rồi chuyển lên kinh tế trang trại gia

đình. Loại hình trang trại này chiếm số đông, thông thường khoảng 60 - 80%

tổng số trang trại tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể ở từng vùng, từng địa phương.

+ Một số người trong các bộ phận dân cư khác có khả năng kinh tế bỏ

vốn ra thuê đất hoặc mua đất lập trang trại. Loại này gọi là trang trại tiểu chủ,

ngày càng tăng thêm song cũng chỉ vào khoảng 10%.

+ Những hộ nhận khoán trở thành đơn vị kinh tế tự chủ trong các nông,

lâm trường quốc doanh. Loại trang trại này chủ yếu kinh doanh sản xuất các

loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

45

4. Những giải pháp phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại

Hiện nay trong nông nghiệp nước ta có trên 10 triệu nông hộ, trong đó

các hộ trang trại chiếm tỷ trọng còn rất ít, mới khoảng 15 ngàn hộ đang trong

giaiđoạn phát triển banđầu. Do vậy việc phát triển kinh tế hộ, từng bước

chuyển kinh tế hộ lên kinh tế trang trại theo định hướng xã hội chủ nghĩa là

vấn đề chiến lược cơ bản lâu dài được khẳng định trong nhiều văn kiện quan

trọng của Đảng và Nhà nước ta.

4.1. Những giải pháp trước mắt

Hiện nay kinh tế nông hộ kinh tế nông hộ và nông trại đang đi vào sản

xuất hàng hoá, chịu sự chi phối của cơ chế thị trường, song chưa nắm bắt được

thị trường, chưa biết và chưa đủ điều kiện để tổ chức sản xuất thích hợp với thị

trường. Vì vậy, trước mắt Nhà nước cần thực hiện thông tin thị trường cụ thể

hơn và trở thành chế độ thường xuyên hàng năm nhất là trước khi bắt đầu các

mùa vụ gieo trồng và thu hoạch, cần tiếp tục hoàn thiện và cải tiến các chính

sách về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài, về chuyển giao công

nghệ thiết thực, trung thực, có chất lượng và có bảo đảm; về đầu tư và cho vay

vốn gắn với các dự án kinh doanh của các nông hộ, các trang trại hoặc dự án

phát triển nông nghiệp hàng hoá của cộng đồng thôn xã và được ngân hàng

kiểm chứng. Còn nông hộ nông trại với tư cách đơn vị kinh tế cơ sở tự chủ, cần

chủ động lựa chọn lấy ngành sản xuất hàng hoá thiết thực có thị trường tiêu thụ

trong tầm tay và đưa lại lợi nhuận cao hơn, trên cơ sở đó mạnh dạn tổ chức lại

đồng ruộng của mình, thực hiện thâm canh theo đúng quy trình kỹ thuật thông

qua việc chủ động thực hiện các hợp đồng về đầu vào với các doanh nghiệp

dịch vụ vật tư kỹ thuật và công nghệ về tiêu thụ sản phẩm, với doanh nghiệp

kinh doanh chế biến hay kinh doanh thương nghiệp loại sản phẩm của mình.

4.2. Những giải pháp cơ bản và lâu dài

Con đường đưa kinh tế nông hộ lên kinh tế trang trại nông, công, thương

theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn liền với sự nghiệp công nghiệp hoá đất

46

nước là một nội dung quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp

và hiện đại hoá nông thôn, do vậy cần phải tiến hành những giải pháp lớn, cơ

bản mang tầm chiến lược.

Một là, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn,

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn lên công - nông - dịch vụ. Trong quá

trình chuyển dịch này sự phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ nông

thôn sẽ thu hút ngày càng nhiều lao động nông nghiệp và hộ nông dân sang

làm chuyên hoặc làm kiêm các ngành nghề nào đó ngay trên hương trấn của

mình. Kết quả của sự phân công lao động xã hội "ly nông bất ly hương" một

mắt nâng dần tỷ trọng các hộ chuyên và kiêm làm công nghiệp, dịch vụ trong

cơ cấu kinh tế nông thôn, mặt khác gắn với sự giảm dần tỷ trọng về lao động

và hộ làm nông nghiệp, thì mức ruộng đất bình quân đầu người và mỗi hộ tăng

lên, thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại.

Hai là, phát triển mạnh thị trường nông thôn, đưa kinh tế nông hộ và

kinh tế trang trại dần dần trở thành tế bào của kinh tế thị trường. Điều này đòi

hỏi phải làm cho được những việc sau:

+ Thực hiện đồng bộ thị trường, không dừng lại ở thị trường hàng hoá

sản phảm và hàng hoá dịch vụ, mà phải công khai và pháp lý hoá thị trường

các yếu tố sản xuất hoạt động đúng với quy luật khách quan và được Nhà nước

kiểm soát, vừa cho phép hạch toán đầy đủ và tương đối chính xác giá thành sản

phẩm trong cạnh tranh và tránh không bị thiệt thòi trong hội nhập.

+ Mạng lưới thị trường nông thôn cần được mở rộng. Ngoài việc tổ chức

và mở rộng các chế độ nông thôn truyền thống, chú ý xây dựng các trung tâm

thương mại ở các thị tứ, thị trấn tổ chức và hướng dẫn các quan hệ giao dịch

giữa trang trại với các doanh nghiệp dịch vụ đầu vào và đầu ra.

Ba là, thúc đẩy quá trình liên doanh liên kết hợp quy luật và thực sự tôn

trọng sự tự nguyện của các chủ hộ và chủ trang trại. Kinh tế nông hộ và kinh tế

trang trại không chỉ là những đơn vị kinh tế tự chủ trong liên kết mà còn có

tính độc lập cao trong kinh doanh cùng một lúc có thể tham gia vào một số liên

doanh, liên kết cần thiết cho mình, hơn nữa sự tồn tại và phát triển của kinh tế

hộ và kinh tế trang trại còn là cơ sở, là nền tảng sống còn của các liên doanh,

liên kết. Do vậy cần coi liên kết, liên doanh là hình thức phát triển kinh tế trang

47

trại ở mức cao hơn, phức tạp hơn với những hình thức phù hợp được nông hộ

và trang trại chấp nhận.

Bốn là, kết hợp với các chương trình trồng 5 triệu ha rừng trên đất trống

đồi núi trọc, chương trình nuôi trồng thủy sản trên diện tích mặt nước ở các

vùng ven biển và vùng đồng bằng để xây dựng các vùng kinh tế trang trại sản

xuất hàng hoá cao.

+ Đối với các vùng đã có dân cư được Nhà nước xác định hướng kinh

doanh quy hoạch tổng thể, giúp đỡ xây dựng kết cấu hạ tầng và hướng dẫn

cộng đồng đi vào sản xuất theo mô hình trang trại.

+ ở những vùng kinh tế mới, Nhà nước nên tiến hành quy hoạch cụ thể,

xây dựng trước một bước kết cấu hạ tầng rồi mới chuyển dầnđến. Dân tiến

hành sản xuất trên đất được giao theo hướng kinh doanh và quy trình kỹ thuật

đã được quy hoạch và liên kết với các công ty Nhà nước hoặc công ty tư nhân

để được dịch vụ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm.

+ Trên cả hai vùng nói trên, vai trò của các công ty cực kỳ quan trọng.

Ngoài những công ty Nhà nước cần có, nên có chính sách đầu tư thông thoáng

hơn các khu công nghiệp để khuyến khích các công ty tư nhân bỏ vốn vào các

vùng phát triển các cụm chế xuất nông lâm sản hoặc các cụm dịch vụ chế biến

- bao tiêu.

Năm là, hoàn thiện hệ thống chính sách đối với phát triển kinh tế trang

trại như các chính sách: đất đai, đầu tư và tín dụng, công nghệ và chuyển giao

công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, việc làm và

thị trường nông sản.

IV. kinh tế tập thể và tiếp tục đổi mới hợp tác xã trong

nông nghiệp

1. Những kiến thức cơ bản về kinh tế tập thể trong nông nghiệp

1.1. Bản chất của kinh tế tập thể

48

Hoạt động sản xuất là đặc trưng riêng có của con người và xã hội loài

người. Để có hoạt động sản xuất được, thì như Các Mác đã chỉ rõ: "Người ta

không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để

hoạtđộng chung vàđể traođổi hoạtđộng với nhau. Muốn sản xuấtđược,

người ta phải có những mối liên hệ và quan hệ chặt chẽ với nhau, và chỉ có

trong phạm vi những mối liên hệ và quan hệ đó thì mới có sự tác động của họ

vào giới tự nhiên, tức là sản xuất."(1)

Tính xã hội, tính tập thể về hoạt động sản xuất của con người được hình

thành và phát triển dựa trên nền tảng là các quan hệ sở hữu đối với các tư liệu

sản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lý và trao đổi hoạt động với nhau và quan

hệ phân phối lợi ích, trong đó quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất giữ vai trò

quyết định các quan hệ khác. Bởi vì, địa vị kinh tế của cá nhân và nhóm người

trong sản xuất và phân phối đều do chế độ sở hữu qui định. Bởi vì, địa vị kinh

tế của cá nhân và nhóm người trong sản xuất và phân phối đều do chế độ sở

hữu qui định. Đối với một tập thể với tính cách là chủ thể kinh tế, sự tốn tại và

phát triển cũng dựa trên nền tảng các mối quan hệ nêu trên, trong đó quan hệ

sở hữu tư liệu sản xuất là quan trọng nhất.

Xét riêng về quan hệ sở hữu, đối với tư liệu sản xuất hay tài sản bất kỳ,

người ta thường phân biệt sự khác nhau trong sở hữu về giá trị và sở hữu về

hiện vật đối với tài sản đó; Bởi vì trên thực tế, quan hệ sở hữu tập thể đối với

hai mặt hiện vật và giá trị của tài sản có thể tách rời nhau. Có những tài sản về

mặt hiện vật là thuộc sở hữu tập thể, nhưng về mặt giá trị lại thuộc sở hữu cá

nhân hay nhóm người trong tập thể. Ví dụ, một máy kéo được mua sắm bằng

vốn góp cổ phân của các thành viên khi tham gia tổ chức kinh tế tập thể. Về

mặt hiện vật thì máy kéo thuộc sở hữu tập thể, nhưng về giá trị lại thuộc sở

hữu của những cá nhân dưới hình thức cổ phần. Người có sở hữu cổ phần được

hướng cổ tức và các lợi ích kinh tế khác do tập thể qui định và được rút cổ

phần khi không tham gia vào tổ chức kinh tế tập thể đó. Trong trường hợp

khác, nếu máy cày được mua sắm bằng nguồn vốn tích luỹ của tập thể (lãi kinh

doanh tích tụ lại qua nhiều năm) hay từ nguồn vốn tập thể phải đi vay, thì máy

cày thuộc sở hữu của tập thể cả về hiện vật và giá trị. Đối với nước ta hiện nay,

sự trùng khớp trong sở hữu về hiện vật và giá trị biểu hiện rõ nhất là đối với

1 C.Mác và Ph.Ăngghe - Toàn tập - NXB Chính trị quốc gia, H, 1993, trang 6

49

những tài sản của hợp tác xã kiểu cũ chuyển đổi thành hợp tác xã kiểu mới

theo luật Hợp tác xã 1996.

Nền tảng kinh tế của tập thể là sở hữu tập thể. Do vậyđể củng cố và

phát triển kinh tế tập thể phải quan tâm tới sở hữu tập thể. Tuy nhiên cần phải

thấy tính hai mặt và sự tách rời về mặt sở hữu đối với hai mặt hiện vật và giá

trị của sở hữu tập thể, chúng ta mới có thể thiết lập được các hình thức kinh tế

tập thể đa dạng, với trình độ phát triển đa dạng đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn

phát triển kinh tế thị trường trong mọi ngành và mọi lĩnh vực của nền kinh tế

quốc dân, trong đó có cả nông nghiệp.

Các hình thức tổ chức kinh tế tập thể là rất đa dạng, trong đó nòng cốt là

các hợp tác xã và các hình thức kinh tế hợp tác đa dạng khác của nông dân như

tổ đoàn kết sản xuất, câu lạc bộ sản xuất, các hội nghề như hội nuôi ong, hội

nuôi cá v.v... Các hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã năm 1996, còn các

hình thức kinh tế hợp tác khác lại hoạt động trong khuôn khổ Luật dân sự.

Trong quá trình phát triển, một bộ phận các tổ chức kinh tế hợp tác có thể phát

triển lên thành các hợp tác xã, nhưng các hình thức kinh tế hợp tác đa dạng

khác vẫn tồn tại và phát triển lâu dài.

1.2. Khái niệm và đặc trưng của hợp tác xã

Theo liên minh hợp tác xã quốc tế thì "hợp tác xã là một tổ chức tự trị

của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và nguyện

vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hoá thông qua một xí nghiệp cùng

sở hữu và quản lý dân chủ". Định nghĩađược bổ sung trong tuyên bố năm

1995: "Hợp tác xã dựa trên ý nghĩa tự cứu giúp mình, tự chịu trách nhiệm,

công bằng và đoàn kết. Theo truyền thống của những người sáng lập ra hợp tác

xã, các xã viên hợp tác xã tin tưởng vào ý nghĩa đạo đức và tính trung thực, cởi

mở, trách nhiệm xã hội và quan tâm chăm sóc người khác".

Điều 1 trong Luật Hợp tác xã Việt Nam năm 1996 ghi: "Hợp tác xã là tổ

chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự

nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Pháp luật để phát huy

sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu

quả hơn các loại hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống

góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

50

Từ hai khái niệm trên đây có thể rút ra những đặc trưng sau đây của hợp

tác xã trong nông nghiệp:

Một là, hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức liên kết kinh tế tự nguyện của

những nông hộ, nông trại có chung yêu cầu về những dịch vụ cho sản xuất

kinh doanh và đời sống của mình mà bản thân từng nông hộ không làm được

hoặc làm nhưng kém hiệu quả.

Hai là, cơ sở thành lập của hợp tác xã là dựa vào việc cùng góp vốn của

các thành viên và quyền chủ hoàn toàn bình đẳng giữa các xã viên theo nguyên

tắc mỗi xã viên một phiếu biểu quyết không phân biệt lượng vốn góp ít hay

nhiều.

Ba là, mục đích kinh doanh của hợp tác xã là nhằm trước hết dịch vụ

cho xã viên, đáp ứng đủ và kịp thời số lượng, chất lượng của dịch vụ,đồng

thời cũng phải tuân theo nguyên tắc bảo toàn và tái sản xuất mở rộng vốn bằng

cách thực hiện mức giá và lãi suất nội bộ thấp hơn giá thị trường.

Bốn là, hợp tác xã thành lập và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện,

dân chủ và cùng có lợi.

Năm là, hợp tác xã là một tổ chức liên kết kinh tế chỉ liên kết những xã

viên thực sự có nhu cầu, có mong muốn không lệ thuộc vào nơi ở và cũng chỉ

liên kết ở những dịch vụ cần thiết và đủ khả năng quản lý kinh doanh. Như vậy

trong mỗi thôn, mỗi xã có thể cùng tồn tại nhiều loại hình hợp tác xã có nội

dung kinh doanh khác nhau, có số lượng xã viên không như nhau, trongđó

một số nông hộ, trang trại đồng thời là xã viên của một số hợp tác xã.

Sáu là, nông hộ trang trại xã viên vừa là đơn vị kinh tế tự chủ trong hợp

tác xã vừa là đơn vị kinh tế cơ sở hoạt động kinh doanh và hạch toán độc lập.

Do vậy, quan hệ giữa hợp tác xã và xã viên vừa là quan hệ liên kết, giúp đỡ nội

bộ vừa là quan hệ giữa hai đơn vị kinh doanh có tư cách pháp nhân độc lập. Cơ

chế liên kết của hợp tác xã cần phản ánh được mối quan hệ phức tạp đó.

Bảy là, từ những đặc trưng trên có thể rút ra đặc trưng bản chất của hợp

tác xã là: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế liên kết cơ sở của các nông hộ và nông

trại, mang tính chất vừa tương trợ giúp đỡ, vừa kinh doanh.

51

2. Tiếp tục đổi mới hợp tác xã theo luật hợp tác xã Việt Nam (1996)

và phát triển các hình thức kinh tế hợp tác

Nghị quyết đại hội IX của Đảng có ghi: "trong nông nghiệp trên cơ ở

phát huy tính tự chủ, của kinh tế hộ gia đình, chú trọng các hình thức hợp tác

và hợp tác xã cung cấp dịch vụ, vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho kinh tế hộ gia

đình và trang trại. Mở rộng các hình thức kinh tế hỗn hợp liên kết, liên doanh

giữa các hợp tác xã với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế..."(1).

Để quán triệt tinh thần nghị quyết nói trên cần làm tốt những việc sau:

2.1. Tiếp tục đổi mới các hợp tác xã nông nghiệp theo luật

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, với

việc thừa nhận vai trò tự chủ độc lập của kinh tế hộ nông dân thì mô hình hợp

tác nông nghiệp kiểu cũ không còn phù hợp nữa, cần đổi mới một cách căn bản

theo luật hợp tác xã sang mô hình hợp tác xã liên kết. Việc đổi mới này diễn ra

theo các hướng sau:

Một là, đổi mới nội dung và mục đích kinh doanh của hợp tác xã là kinh

doanh dịch vụđầu vào và đầu ra cho các hộ xã viên. Nội dung kinh doanh

được xác định phù hợp với hướng kinh doanh cây trồng vật nuôi và nhu cầu

đòi hỏi của kinh tế hộ trên từng vùng.

- Đối với các hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bằng và trung du thì

chuyển hẳn sang tổ chức hoạt động dịch vụ trước, trong và sau quá trình sản

xuất cho hộ nông dân với phương thức hạch toán kinh doanh. ở những hợp tác

xã khá nên sớm khôi phục và phát triển mạnh kinh doanh ngành nghề để khai

thác thế mạnh của từng địa phương thông qua mô hình liên kết hợp tác xã - hộ

hoặc mô hình hợp tác xã tiến hành khoán hộ (khoán sản phẩm hoặc khoán

công đoạn cho hộ). Trong mô hình trên hộ là đơn vị kinh tế tự chủ và hợp tác

xã làm nhiệm vụ dịch vụ gần giống trong trồng trọt, chăn nuôi. Còn mô hình

dưới dạng hợp tác xã là đơn vị kinh doanh hạch toán thống nhất, thực hiện cơ

chế khoán sản phẩm đối với hộ.

-Đối với các hợp tác xã dịch vụ nông, lâm kết hợp hoặc chuyên lâm

nghiệp ở vùng núi ; hộ được giao đất, giao rừng gắn với phương án cụ thể về

trồng, quản lý và bảo vệ rừng cần đẩy mạnh việc kinh doanh vườn, đồi, rừng

1 Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX - NXB Chính trị Quốc gia, 2001, trang 191.

52

trong các nông hộ và trang trại còn hợp tác xã đảm nhận các khâu dịch vụ có

hiệu quả: như giống, phòng trừ sâu bệnh và giám sát các vườn đồi rừng.

- Đối với nông thôn Nam bộ: hiện nay trên thực tế, các nông hộ đều sản

xuất hàng hoá mang tính trang trại. Vì vậy nên phát triển hình thức hợp tác của

các chủ trang trại thông qua góp vốn cổ phần, tổ chức hoạt động một số khâu

dịch vụ cần thiết mà bản thân từng trang trại làm hiệu quả nhằm thúc đẩy sản

xuất nông sản hàng hoá làm hướng chính, theo nguyên tắc tự nguyện cùng có

lợi. Thành viên tham gia các hình thức này là các hộ cổ đông, có cổ phần tuỳ

theo khả năng vốn và nhu cầu hoạt động sản xuất - kinh doanh của mỗi gia

đình.

Hai là, đổi mới phương thức hoạtđộng của hợp tác xã nông nghiệp,

chuyển từ cơ chế chỉ huy sản xuất và trả công lao động trực tiếp cho lao động

xã viên sang cơ chế hợp đồng với các hộ xã viên tự chủ. Hợp đồng phải cụ thể

về khối lượng, địa bàn, chất lượng, giá cả từng loại hàng hoá dịch vụ, trách

nhiệm vật chất của đôi bên thể hiện quan hệ kinh tế bình đẳng giữa hợp tác xã

và xã viên, giữa 2 chủ thể kinh tế trong liên kết.

Ba là, để đảm bảo đạt hiệu quả trong hoạt động dịch vụ vừa dịch vụ tốt

cho các hộ và vừa có lãi thì các hợp tác xã nên tiến lên tổ chức kinh doanh dịch

vụ đầu ra, qua tiếp thị, nắm bắt lượng hàng và chất lượng hay theo yêu cầu của

thị trường mà mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng dịch vụ đầu vào... Song

phải ký hợp đồng cụ thể với từng hộ xã viên, thực hiện khoán chặt chẽ từng

dịch vụ và từng sản phẩm kinh doanh, tiến hành hạch toán nghiêm túc. Có như

vậy các hợp tác xã mới có thể trở thành đơn vị kinh doanh, bảo toàn và phát

triển được vốn và làm ăn có lãi.

Bốn là, đổi mới tổ chức bộ máy hợp tác theo hướng gọn nhẹ, có cơ chế

hoạt động mềm dẻo, chặt chẽ, nhanh nhạy phù hợp với nội dung và quy mô

kinh doanh, với tính liên kết và tính kinh doanh của nó.

Năm là, gắn liền với đổi mới các mặt nói trên là phải đào tạo lại và đào

tạo mới đội ngũ cán bộ cho hợp tác xã, trước hết là chủ nhiệm hợp tác xã,

trưởng ban kinh doanh, marketing và kế toán trưởng.

53

2.2. Khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế hợp tác mớiđa

dạng trong nông thôn trên nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi, xuất phát từ

nhu cầu của các hộ nông dân

Cùng với việc đổi mới hợp tác xã cũ theo luật hợp tác xã, ở những nơi

không còn hợp tác xã hoặc sắp giải thể những hợp tác xã yếu kém thì khuyến

khích phát triển các hình thức tổ chức hợp tác mới theo nguyện vọng của nông

dân. Các hình thức kinh tế hợp tác xã mới rấtđa dạng và rất linh hoạt, xuất

hiện và biến đổi tuỳ vào yêu cầu cụ thể và thiết thực của từng nhóm nông hộ.

Các hình thức kinh tế hợp tác mới có thể thành lập dưới các loại hình chủ yếu

sau:

- Gắn với sự phát triển các quan hệ thị trường, của các hộ nông dân với

nhau hoặc giữa hộ nông dân với các tổ chức kinh tế khác về mua vật tư, bán

sản phẩm, thì các hình thức hợp tác thương nghiệp như tổ hợp tác mua bán,

cung ứng, tiêu thụ trong nông nghiệp, nông thôn xuất hiện và phát triển. Hình

thức hợp tác này mang tính kinh doanh cao, luôn nhạy cảm với biến độ của thị

trường nên cần đặc biệt quan tâm củng cố, hoàn thiện và phát triển...

- Các hộ nông dân tự nguyện cùng nhau thành lập các tổ chức kinh tế

hợp tác như tổ hợp tác vần công, đổi công, tổ hợp tác dịch vụ từng khâu, vài

khâu, nhóm hợp tác góp vốn. Loại hình hợp tác đơn giản này mang tính giúp

đỡ, tính tương trợ, tính xã hội phù hợp với giai đoạn kinh tế hộ còn tự cấp tự

túc. Cần kịp thời chuyển ngay lên các hình thức hợp tác cao hơn, khi các nông

hộ đi vào sản xuất hàng hoá và nhu cầu thực tế đòi hỏi.

- Hình thành các hình thức hợp tác dưới dạng hội, hiệp hội ngành nghề

để giúp nhau về vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm trong sản xuất tiêu thụ sản

phẩm. Hình thức này tuy rộng rãi trong thu nạp hội viên, nhưng sự gắn kết

mang tính hội chỉ giúp nhau bên ngoài chứ không như hợp tác trong kinh

doanh.

V. kinh tế nhà nước trong nông nghiệp

Hình thức biểu hiện của kinh tế Nhà nước trong nông nghiệp rấtđa

dạng: Các doanh nghiệp nông nghiệp 100% vốn Nhà nước, sở hữu cổ phần của

54

Nhà nước trong các công ty cổ phần với những tỷ lệ cổ phần khác nhau thuộc

sở hữu nhà nước.

1. Phân loại doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước

Các doanh nghiệp Nhà nước thường được xây dựng và phát triển trong

các lĩnh vực: Công ích, công nghệ cao, và những ngành hàng mới mang tính

động lực của nền kinh tế, cần đầu tư lớn và trang bị cao mà việc thu hồi vốn

chậm hoặc không thu hồiđược. Trong nông nghiệp có những loại doanh

nghiệp Nhà nước sau đây:

- Loại doanh nghiệp Nhà nước công ích: Đó là những doanh nghiệp sản

xuất, cungứng những sản phẩm và dịch vụ cho lợi chung của xã hội và cho

nhiều người cùng hưởng. Hoạt động của loại doanh nghiệp này được Nhà nước

cung cấp 100% vốn và thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh không đầyđủ

tức là hạch toán theo mức giá sản xuất khoán của Nhà nước (giá thành + % lợi

nhuận cần thiết). Do thiếu tính cạnh tranh nên hiệu quả kinh tế trong loại hình

doanh nghiệp này thường thấp, nhiều trường hợp đội chi phí lên và yêu cầu

Nhà nước điều chỉnh lại giá khoán.

Trong nông nghiệp nước ta loại hình doanh nghiệp công ích gồm các

công ty và trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ như các công ty thủy

nông đầu mối trung tâm và công ty giống; công ty khoanh nuôi và bảo vệ rừng,

v.v...

- Loại doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh. Những doanh nghiệp này

hoạt động gắn với thị trường, có đủ các điều kiện và yếu tố kinh doanh theo cơ

chế thị trường, cạnh tranh bìnhđẳng với các loại hình doanh nghiệp nông

nghiệp khác. Ưu thế của kinh tế doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh rất lớn:

Thường là kinh doanh trong những ngành lớn, xuất khẩu, có giá trị kinh tế cao,

lại có tiềm lực kinh tế - kỹ thuật mạnh và quy mô kinh doanh lớn, đủ thế và lực

để dẫnđầu các ngành hàng. Song trong thực tiễn kinh doanhở hầu hết các

nước trên thế giới loại hình này làm ăn cũng kém hiệu quả, thua lỗ phổ biến và

kéo dài. Nguyên nhân chính ở đây không phải là ở chỗ trình độ kinh doanh

kém mà là do sở hữu và lợi ích Nhà nước chưa tạođượcđộng cơ và sức ép

trực tiếp mạnh mẽ đối với chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc cùng đội ngũ

cán bộ điều hành như trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp liên

55

kết.Đó là chưa nóiđến những hiện tượng quan liêu, lãng phí, tham ô của

không ít giám đốc và những nhân viên cán bộ cấp dưới trong khung cảnh làm

chủ chung chung.

Từ thực tế cơ chế và hoạtđộng kém hiệu quả nói trênđã dẫn tới xu

hướng chuyển dịch của các loại hình doanh nghiệp Nhà nước trong các nước

theo hai hướng: Một mặt tăng thêm những doanh nghiệp công nghệ cao, những

doanh nghiệpđầuđàn vàở những vùng kinh tế mới cần phát triển những

doanh nghiệp công ích cần thiết. Mặt khác, lại cổ phần hoá hoặc nhượng bán

những doanh nghiệp kinh doanh bình thường hoặc yếu kémđể tạo sức sống

mới cho chúng.

2. Những nội dung chủ yếu tiếp tục sắp xếp và đổi mới các doanh

nghiệp nông nghiệp Nhà nước

Quá trình đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước trong nông nghiệp vừa

qua phù hợp với quy luật về sự chuyển dịch khách quan nói trên, song vẫn còn

phải đổi mới mạnh mẽ và sâu sắc hơn.

Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ những nội dung then chốt về

sắp xếp và đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước trong nông nghiệp để nâng cao

hiệu quả kinh doanh, phát huy vai trò chủ đạo của chúng trên dịa bàn sản xuất

và trong ngành hàng của mình, biểu hiện như sau:

Một là, hoàn thành cổ phần hoá các doanh nghiệp mà Nhà nước không

cần giữ 100% vốn, dứt điểm việc bán, khoán, cho thuê các doanh nghiệp Nhà

nước loại nhỏ mà Nhà nước không cần nắm giữ, sáp nhập, giải thể, phá sản các

doanh nghiệp Nhà nước không hiệu quả, thua lỗ nhiều năm, Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn đang triển khai đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp

Nhà nước trong ngành. Trong vấn đề này cần nhận thức rằng: Việc bảo đảm

vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền nông nghiệp theo

định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là bằng cách tăng số lượng doanh

nghiệp Nhà nước, tăng tỷ trọng kinh tế quốc doanh mà phải nâng cao chất

lượng kinh doanh của chúng, làm cho chúng trở thành những đơn vị đầuđàn

đủ sức liên kết các loại hình doanh nghiệp khác và là những trung tâm chuyển

giao công nghệ và phương pháp kinh doanh cho các doanh nghiệp: Trang trại,

hợp tác xã và tư nhân. Do đó, nên đẩy nhanh việc cổ phần hoá những doanh

56

nghiệp trung bình mà ngay cả những doanh nghiệp kinh doanh khá, có lãi. Đối

với loại doanh nghiệp này cổ phần hoá bằng cách phát hành cổ phiếu để tăng

thêm nguồn vốn mở rộng kinh doanh. Đồng thời cũng nên mạnh dạn mở rộng

diện các doanh nghiepẹ loại III, loại thuộc diện bán, khoán, cho thuê, giải thể

hoặc phá sản.

Hai là, chuyển các doanh nghiệp kinh doanh sang hoạt động theo cơ chế

công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Phân biệt quyền chủ sở

hữu và quyền kinh doanh của doanh nghiệp: bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu

trách nhiệm đầy đủ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đổi mới căn

bản phương thức đầu tư cho doanh nghiệp Nhà nước thông qua công ty đầu tư

tài chính của Nhà nước và thị trường vốn.

Ba là, xây dựng các Tổng công ty Nhà nước đủ mạnh, làm nòng cốt cho

các tậpđoàn, các hiệp hội kinh tế lớn trong các ngành hàng nông sản xuất

khẩu, có vị trí đáng kể trên thị trường thế giới.

Bốn là, cần nghiên cứu và xây dựng các mô hình tổ chức và cơ chế hoạt

động năng động và có hiệu quả trong các doanh nghiệp công ích. Vấn đề cốt

lõi ở đây là làm sao tính toán và đo đếm được sản lượng và giá trị sản lượng

đích thực của doanh nghiệp, hạch toán được chi phí và giá thành sản phẩm trên

cơ sở đó xác định đúng mức giá khoán cho doanh nghiệp (giá thành + tỷ suất

lợi nhuận trung bình của ngành nông nghiệp). Trên cơ sở đó Nhà nước thực

hiện cơ chế hai giá: giá khoán cho doanh nghiệp và giá dịch vụ đối với nông

dân và bù khoản chênh lệch giữa hai mức giá đó cho doanh nghiệp, tạo điều

kiện cho doanh nghiệp tiến hành kinh doanh và hạch toán bình thường.

VI. Thúc đẩy quá trình liên doanh liên kết trong nông

nghiệp

Trong nông nghiệp cũng như trong nền kinh tế quốc dân, quá trình liên

doanh liên kết là một xu thế khách quan và ngày càng xuất hiện nhiều hình

thứcđa dạng.Để cho quá trìnhđó diễn ra hợp quy luật và lựa chọnđược

những hình thức liên doanh liên kết thích hợp cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, kết hợp quy hoạch vùng nông nghiệp chuyên môn hoá với quy

hoạch phát triển ngành hàng trên vùng nhằm tập trung nguồn lực và chính sách

đúng vào những sản phẩm thế mạnh của vùng để sớm hình thành vùng kinh tế

57

nông nghiệp phát triển và ngành hàng nông sản mạnh. Trong quá trình phát

triển đó luôn đòi hỏi sự phối hợp và hiệp tác thiết thực giữa các doanh nghiệp.

Thứ hai, nghiên cứu và lựa chọn các mô hình liên kết thích hợp với quy

mô và trình độ phát triển của ngành hàng với cơ cấu các loại doanh nghiệp sở

hữu khác nhau tham gia và với trình độ năng lực quản lý của doanh nghiệp.

Thứ ba, quy mô và trình độ phát triển ngành hàng đòi hỏi quy mô liên

kết phải đảm bảo hiệu quả trong việc trang bị và sử dụng công nghệ, trong việc

tổ chức sản xuất kinh doanh. Như vậy là phải tính đến khung quy mô hiệu quả

trong liên kết, không thể tuỳ tiện mở rộng hay thu hẹp theo ý muốn.

Thứ tư, cơ cấu các loại doanh nghiệp sở hữu khác nhau quy định tính

chất liên kết, chặt hay mềm. Nếu là doanh nghiệp Nhà nước liên kết với nhau

thì thường là sử dụng hình thức công ty, tổng công ty, hoặc liên hiệp, còn giữa

các loại hình doanh nghiệp sở hữu khác nhau thì thường là liên doanh công ty

cổ phần, hiệp hội, tập đoàn v.v...

Thứ năm, nghiên cứu xây dựng các mô hình hợp đồng cụ thể giữa doanh

nghiệp liên kết với các doanh nghiệp thành viên vừa bảo đảm kế hoạch hoạt

động kinh doanh chung vừa tôn trọng tính pháp nhân và lợi ích của các thành

viên. Mọi quan hệ kinh tế với nhau vừa thể hiện tính hiệp tác, liên hiệp nội bộ,

vừa bảo đảm đúng mức quan hệ hàng hoá tiền tệ và cơ chế vận động của thị

trường.

Thứ sáu, liên kết thường được diễn ra theo hai hướng: Theo lãnh thổ

chuyên môn hoá và theo ngành hàng. Liên kết theo lãnh thổ chuyên môn hoá là

hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng một hướng chuyên môn hoá

để phối hợp giải quyết vốn, công nghệ và tiêu thụ sản phẩm. Còn liên kết theo

ngành là liên kết giữa các doanh nghiệp thực hiện các công đoạn sản xuất, kinh

doanh khác nhau trong một dây chuyền khép kín từ người sản xuất đến người

tiêu dùng cuối cùng bắt đầu từ sản xuất nông nghiệp - thu gom - chế biến. Hình

thức liên kết này gắn kếtđược sản xuất với thị trường và xuất phát từ thị

trường, được hình thành và phát triển nhiều trong nền kinh tế thị trường, không

bị giới hạn bởi ranh giới hành chính.

Thứ bảy, cần tổng kết các mô hình liên kết tương đối thành công như

SOHAFARM (nông trường Sông Hậu). Hiệp hội mía đường Lam Sơn và Tổng

58

công ty cao su Việt Nam v.v... để rút kinh nghiệm cho việc tìm kiếm, lựa chọn

các mô hình liên kết thích hợp cho từng ngành hàng và từng địa phương.

Tóm tắt chương

1. Nông nghiệp là một ngành của nền kinh tế quốc dân vận động phát

triển trong mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản

xuất của ngành, tạo nên sự thống nhất mang tính hệ thống. Việc nghiên cứu

nông nghiệp dưới góc độ kinh tế đưa chúng ta tiếp cận khái niệm hệ thống kinh

tế nông nghiệp là tổng thể quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, biểu hiện bằng

những hình thức sở hữu tư liệusản xuất trong nông nghiệp; những hìn thức tiêu

dùng các sản phảm sản xuất ra với những hình thức tổ chức sản xuất, trao đổi,

phân phối và cơ chế quản lý tương ứng của Nhà nước đối với toàn bộ nền nông

nghiệp. Đặc trưng tổng quát của hệ thống kinh tế nông nghiệp Việt Nambiểu

59

hiện ở bốn đặc trưng cụ thể là: Đa dạng về sở hữu, về hình thức tổ chức sản

xuất, các chủ thể kinh tế hoạt dộng trong nông nghiệp có quyền bìnhđẳng

trong kinh doanh và vận hành trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà

nước.

2. Hệ thống kinh tế nông nghiệp Việt Nam đã hình thành và phát triển

qua nhiều giai đoạn khác nhau, với những đặc trưng rất khác nhau qua mỗi giai

đoạn. Trong giai đoạn hiện nay, hệ thống kinh tế nông nghiệp Việt Nam đang

trong quá trình đổi mới toàn diện để hội nhập và phát triển.

3. Kể từ sau Nghị quyết 10 (4/1988), kinh tế hộ nông dân ở nước ta được

thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ. Từ sau Nghị định 03/2000 của chính phủ,

kinh tế trang trại được khuyến khích phát triển. Đây là những sự kiện quan

trọng đánh dấu quá trình đổi mới hệ thống kinh tế nông nghiệp nước ta.

4. Kể từ sau Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá IX) Đảng ta khẳng định

mạnh mẽ vai trò to lớn của kinh tế tập thể trong nông nghiệp nước ta. Kinh tế

tập thể trong nông nghiệp là rất đa dạng gồm các hợp tác xã và các hình thức

kinh tế hợp tác đa dạng khác, trong đó hợp tác xã có vai trò đặc biệt hỗ trợ

kinh tế hộ và kinh tế trang trại phát triển. Đổi mới các hợp tác xã theo kiểu cũ,

xây dựng các hợp tác xã kiểu mới theo luật hợp tác xã 1996và khuyến khích

các hình thức kinh tế hợp tác đa dạng là yêu cầu bắt buộc của việc tiếp tục phát

triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp.

5. Kinh tế Nhà nước trong nông nghiệp có hình thức biểu hiện đa dạng.

Doanh nghiệp nông nghiệp 100% vốn Nhà nước; cổ phần nhà nước trong các

công ty cổ phần nông nghiệp; các doanh nghiệp công ích của Nhà nước trong

nông nghiệp. Tiếp tục đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước là đòi hỏi

khách quan để củng cố nâng cao vị thế chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong

ngành nông nghiệp.

60

câu hỏi ôn tập

1. Từ lịch sử phát triển của hệ thống kinh tế nông nghiệp Việt Nam

chúng ta rút ra được những bài học gì?

2. Vì sao phải đổi mới hệ thống kinh tế nông nghiệp ở nước ta và những

đặc trưng của nó sau 15 năm đổi mới?

3. Thế nào là kinh tế trang trại? Xu hướng vận động và những giải pháp

đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại?

4. Hãy phân tích sự khác nhau giữa hợp tác xã theo mô hình tập thể hoá

triệt để và mô hình hợp tác xã kiểu mới? Những giải pháp tiếp tục đổi mới theo

luật?

61

5. Xu hướng vận động của loại hình doanh nghiệp Nhà nước? Những

nội dung tiếp tục đổi mới chúng?

6. Các hình thức liên kết vậnđộngđi lên giữa các loại hình doanh

nghiệp trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp Nhà nước? Bản chất và nội dung

của quá trình đó?

Chương 3

Những cơ sở lý thuyết về kinh tế học nông

nghiệp

I. Một số lý thuyết phát triển về nông nghiệp.

1. Một số lý thuyết chung về phát triển kinh tế.

Trong buổi đầu phôi thai của khoa học kinh tế, chúng ta có thể coi việc

62

xuất bản sách: "Của cải của các dân tộc" của Adam Smith (1723 - 1790)3, xuất

bản năm 1776 là cái mốc đánh dấu sự khai sinh của khoa học kinh tế. Các nhà

kinh tế học trước A. Smith, do họ còn ít hiểu biết cách thức hoạt động của một

nền kinh tế thị trường, nên đã hăng hái can thiệp vào thị trường. Cống hiến lớn

nhất của A. Smith là ông đã nhìn thấy trong thế giới xã hội của kinh tế học cái

mà I. Newton đã nhận ra trật tự tự nhiên có tính chất tựđiều chỉnh trong thế

giới vật chất và vũ trụ. A. Smith là người đầu tiên phân tích về chủ nghĩa tư

bản thị trường, Ông cho rằng hiệu quả cao và cân đối trong hệ thống kinh tế có

thể thực hiệnđược nếuđể cho thị trường tự do cạnh tranh không có sự can

thiệp của Chính phủ. Quan điểm cơ bản của A. Smith là nếu để các cá nhân

được tự do theo đuổi các lợi ích cá nhân của mình, thì bàn tay vô hình của thị

trường cạnh tranh có thể làm cho họ có trách nhiệm về mặt xã hội, sản phẩm

mong muốn của người tiêu dùng sẽ được sản xuất phù hợp về chủng loại và

khối lượng, cân bằng giữa người tiêu dùng và người sản xuất có thể được hình

thành tự động trên thị trường cạnh tranh. Nếu có sự mất cân bằng giữa người

sản xuất và tiêu dùng thì giá cả trên thị trường sẽđiều chỉnh để đưa ra hai

nhóm tác nhân kinh tế này tới điểm cân bằng. Lý thuyết về bàn tay vô hình là

cốt lõi chân lý trong học thuyết của A. Smith, là nền tảng lý thuyết của trường

phái kinh tế tự do thế kỷ 19.

T. R. Malthus4 (1776 - 1834) trong cuốn sách: Tiểu phẩm về nguyên tắc

dân số (1798)của mình, ông tán thành nhận xét B. Franklin rằng trong các

thuộcđịa của Mỹ giàu tài nguyên, dân số có xu hướng tăng gấpđôi trong

khoảng 25 năm. Từ đó T. R. Malthus đã đưa ra định đề về xu hướng phổ biến

của dân số là tăng theo cấp số nhân và đưa ra quy luật thu nhập giảm dần. Ông

ta lập luận rằng vì đất đai là cố định, trong khi lực lao động cứ tăng mãi cho

nên lương thực chỉ có thể tăng theo cấp số cộng chứ không theo cấp số nhân.

Ông đưa ra lý thuyết nói rằng việc tăng dân số nhất định sẽ giảm bớt tiền công

3 PGS. TS Mai Ngọc Cường - Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 1996

4 PGS. TS Mai Ngọc Cường - Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 1996.

63

của lao động xuống chỉ đủ sống. May thay lời tiên tri của T.R. Malthus đã sai,

bởi lẽ trong khi bàn về vấn đề thu nhập giảm dần, ông đã không lúc nào dự

kiến được đầy đủ các hiện tượng thần kỳ về kỹ thuật trong cuộc cách mạng

công nghiệp. Tiến bộ kỹ thuật đãđẩy lùi giới hạn sản xuất ở nhiều nướcở

Châu Âu và Bắc Mỹ. Sự thayđổi của công nghệ nhanh chóngđã làm sản

lượng vượt xa dân số, với kết quả là tiền lương thực tế tăng lên.

D. Ricardo5 (1772 - 1823) nhân vật chủ chốt của thời kỳ này và cuốn

sách: Nguyên lý kinh tế chính trị và thuế khóa (1817) đã làm cho Ông trở nên

nổi tiếng. Ông đã đưa ra một sự phân tích kỹ lưỡng về lý thuyết giá trị lao

động. Phân tích của D. Ricardo về gánh nặng nợ công cộng là lời cảnh báo tốt

cho những năm cuối của thế kỷ XX. Thành tựu chính của Ông là đã phân tích

các quy luật phân phối thu nhập trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Ông đứng

vững trên cơ sở lý thuyết giá trị lao động để giải thích các vấnđề lý thuyết

kinh tế. Nếu A. Smith đã có công lao trong việc đưa tất cả các quan điểm kinh

tế có từ trước đó, cấu kết lại thành một hệ thống, thì D. Ricardo xây dựng hệ

thống đó trên một nguyên tắc thống nhất, là thời gian lao động quyết định giá

trị hàng hóa. Tuy nhiên, cũng như T.R. Malthus, D. Ricardo đã theo thuyết sai

lầm về thu nhập giảm dần đúng vào lúc các tiến bộ kỹ thuật của cuộc cách

mạng công nghiệp đang thắng quy luật thu nhập giảm dần.

Tiếp theo là trường phái tân cổ điển, trong đó nhánh tiêu biểu là trường

phái của C. Mác với Bộ Tư bản được xuất bản vào các năm 1867 - 1885 và

1894 trình bày về giá trị sức lao động và bản chất của giá trị thặng dư. Dựa

trên kết quả nghiên cứu của mình, C. Mác đã kết luận về tính tất yếu của sự

quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản.

Vào năm 1936 tác phẩm "Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền

tệ" của J. M. Keynes6 (1883 -1946) đã tạo cơ sở nền móng cho trường phái

kinh tế học vĩ mô hiện đại. Theo J. M. Keynes để đảm bảo sự cân bằng kinh tế,

5 PGS. TS Mai Ngọc Cường - Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 1996.

6 PGS. TS Mai Ngọc Cường - Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 1996

64

khắc phục thất nghiệp và khủng hoảng thì không thể dựa vào cơ chế thị trường

tự điều tiết, mà cần phải có sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế để tăng cầu

có hiệu quả, kích thích tiêu dùng, sản xuất, kích thích đầu tư để đảm bảo việc

làm và tăng thu nhập. Ông còn sử dụng công cụ tài chính, tín dụng và lưu

thông tiền tệ để kích thích lòng tin, tính lạc quan và tích cựcđầu tư của nhà

kinh doanh.Để bùđắp những thiếu hụt của ngân sách, Nhà nước có thể in

thêm tiền giấy. Ông còn chủ trương sử dụng công cụ thuế để điều tiết kinh tế

v.v... J.M. Keynes tiêu biểu cho một nhánh khác chạy suốt từ kinh tế học tân

cổ điển cho đến kỷ nguyên hiện nay của kinh tế học - trường phái chính hiện

đại.

Những năm cuối của thế kỷ 19 người ta đã đưa kiến thức toán vào kinh tế

học, tiêu biểu là Jevons, Valras, V. Pareto nhằm phát triển những kỹ thuật đặc

biệt thích hợp với một lĩnh vực nghiên cứu không có thí nghiệm, như kinh tế

học, để đo lường sản lượng và thu nhập quốc dân. Kinh tế học thuộc trường

phái chính hiện đại đã đưa đến sự hoạt động tốt hơn của nền kinh tế hỗn hợp.

Mặc dù có sự trả lời khác nhau của lịch sử về những lời tiên đoán trong các

học thuyết kinh tế, sự thật là nền kinh tế các nước đã chuyển từ nền kinh tế thị

trường tự do sang nền kinh tế hỗn hợp và gần đây một số nước đang chuyển từ

nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế hỗn hợp.

2. Một số lý thuyết về kinh tế nông nghiệp.

Nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất có những nét đặc thù, là ngành sản xuất

gắn với sinh vật (cây trồng, vật nuôi), bị chi phối bởi quy luật sinh học, các

điều kiện ngoại cảnh (đất đai, thời tiết - khí hậu) và là ngành sản xuất ra sản

phẩm tất yếu để xã hội tồn tại và phát triển, vì thế từ lâu rất được các nhà kinh tế

quan tâm và được đề cập nhiều trong các lý thuyết kinh tế, nhất là trong các mô

hình phát triển kinh tế của các nước chậm phát triển hiện đang tiến hành công

nghiệp hoá.

D. Ricardo, nhà kinh tế học cổ điển lỗi lạc cho rằng lợi nhuận là số còn lại

65

ngoài tiền lương mà nhà tư bản trả cho công nhân. Xu hướng giảm sút tỷ suất

lợi nhuận được ông giải thích bởi nguyên nhân nằm trong sự vận động, biến

đổi thu nhập của ba giai cấp: địa chủ, công nhân và nhà tư bản. D. Ricardo cho

rằng do quy luật màu mỡ đất đai ngày càng giảm, giá cả nông sản tăng lên làm

cho tiền lương công nhân tăng vàđịa tô tăng lên, còn lợi nhuận không

tăng. Như vậy, địa chủ là người có lợi, công nhân không được lợi và cũng

không bị hại còn nhà tư bản bị thiệt do tỷ suất lợi nhuận giảm. Kết luận

này rõ ràng không còn phù hợp trong thời đại tiến bộ khoa học công nghệ

ngày nay.

Công lao to lớn của D.Ricardo là phân tích địa tô.Điểm nổi bật của lý

thuyếtđịa tôđược Ông phân tích dựa trên cơ sở lý thuyết về laođộng.

D.Ricardo lập luận rằng, do đất đai canh tác bị hạn chế, độ màu mỡ đất đai

giảm đi, năng suất đầu tư đem lại không tương xứng, trong khi đó dân số tăng

nhanh làm cho nông sản trở nên khan hiếm, trở nên hiện tượng phổ biến trong

mọi xã hội. Điều này đã buộc con người phải canh tác cả trên đất xấu. Vì phải

canh tác trên đất xấu nên giá trị nông sản do hao phí lao động trên đất xấu

quyết định. Vì vậy khoản chênh lệch về lượng nông sản do cùng một lượng

đầu tư như nhau trên một đơn vị diện tích ruộng đất tốt hoặc trung bình so với

một đơn vị diện tích ruộng đất xấu được gọi là địa tô và khoản chênh lệch này

được trả cho địa chủ. Tuy nhiên, hạn chế quan trọng nhất trong lý thuyết địa tô

của D. Ricardo là ông không thừa nhận địa tô tuyệt đối.

C.Mác đã dành sự quan tâm đáng kể cho việc nghiên cứu về vấn đề địa tô.

Sau khi nghiên cứu lý luận địa tô của các học giả trước C. Mác, như Andiexơn,

A.Smith, D.Ricardo v.v. C.Mac đã bình luận, phê phán sâu sắc những quan

điểm, nội dung về lý luận địa tô của các học giả này. Những nghiên cứu này

được trình bày khá kỹ trong cuốn sách: "Các học thuyết về giá trị thặng dư"

phần II (từ chương IX đến chương XIV - quyển IV của Bộ tư bản). Trên cơ sở

đó C.Mác đã trình bày quan điểm của mình về địa tô trong quyển III của Bộ tư

bản, phần II.ởphần này C.Mác đã trình bày khá cụ thể về các loại địa tô,

66

trongđó Ôngđã dành sự quan tâm thíchđáng đếnđịa tô chênh lệch. Theo

C.Mac khi hai lượng tư bản và lao động ngang nhau thì lợi nhuận siêu ngạch

ấy chuyển thành địa tô. Địa tô chênh lệch bao gồm hai loại: địa tô chênh lệch I

và địa tô chênh lệch II.

Địa tô chênh lệch I được tạo thành là do sự khác biệt về độ phì nhiêu tự

nhiên của ruộng đất và vị trí địa lý của các thửa đất đem lại. ảnh hưởng đến độ

phì nhiêu tự nhiên của đất, theo C.Mác là do cấu thành lý học (cấu tượng đất,

chất đất, v.v...) hóa học đất (các thành phần dinh dưỡng trong đất và khả năng

cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng), điều kiện thời tiết - khí hậu (ôn

độ, ánh sáng, lượng mưa v.v...).

Địa tô chênh lệch II được tạo thành do đầu tư tư bản khác nhau trên cùng

một thửa đất. C.Mác nhấn mạnh địa tô chênh lệch I là tiền đề, là điểm xuất phát

để tạo thành địa tô chênh lệch II. Ông đã phân tích khá sâu về địa tô chênh lệch

II, xem xét địa tô chênh lệch II được tạo thành trong ba trường hợp giả định: giá

cả sản xuất không thay đổi, giá cả sản xuất giảm xuống và giá cả sản xuất tăng

lên.

Lý thuyết phát triển cân đối của R. Nurkse, là người đi tiên phong trong lý

thuyết phát triển, cho rằng cần đầu tư vốn đồng bộ để phát triển rộng rãi các

ngành khác nhau, bởi đây là cách duy nhất để tránh khỏi vòng tròn luẩn quẩn

của nghèo đói. R. Nurkse quan tâm đến vấn đề tăng thu nhập quốc dân bình

quânđầu người bằng cách tạo ra những chuyển biếnđể thoát khỏi nông

nghiệp, là khu vực thu hút quá nhiều nhân công. Ông cho rằng lao động dư

thừa cần phải được chuyển khỏi nông nghiệp, đáp ứng sự hình thành tư bản

cho các công trình xây dựng, công xưởng, máy móc. Tình hình đó sẽ tăng năng

lực sản xuất và nhu cầu chung cần thiết cho sản phẩm có thu nhập cao lâu dài,

từ đó đạt được sự cân đối tốt hơn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, với lý thuyết

phát triển cân đối làm phân tán các nguồn lực rất có hạn của quốc gia. Chính vì

vậy, chỉ sau một thời kỳ tăng trưởng, các nền kinh tế theo đuổi mô hình cơ cấu

cân đối đã nhanh chóng rơi vào tình trạng thiểu năng.

67

Lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối, tiêu biểu cho trường

phái này là A. Hirschman, F.Perrons và G.Bernis. Lý thuyết không cân đối cho

rằng các nước chậm phát triển không thể và không nhất thiết phải đảm bảo

tăng trưởng bền vững bằng cách duy trình cơ cấu cân đối liên ngành, mà cần

tập trung tài nguyên, vốn, năng lực quản lý vào những ngành chủ yếu. Việc

phát triển cơ cấu ngành không cân đối sẽ gây nên áp lực, tạo ra sự kích thích

đầu tư. Trong mối tương quan giữa các ngành, một mặt nếu cung bằng cầu thì

sẽ triệt tiêu động lực khuyến khích đầu tư để nâng cao năng lực sản xuất, mặt

khác, trong mỗi giai đoạn phát triển của thời kỳ công nghiệp hoá, vai trò "cực

tăng trưởng" của các ngành trong nền kinh tế là không giống nhau. Vì thế, cần

tập trung các nguồn lực khan hiếm cho một số lĩnh vực trong những thời điểm

nhất định với ý nghĩa là những ngành, lĩnh vực đầu tàu lôi kéo toàn bộ nền

kinh tế phát triển. Việc vận dụng lý thuyết này để chọn ngành chủ đạo được

bàn luận khá nhiều. A. Hirschman (1959) đã xác định những ngành chủ yếu là

những ngành có mối liên kết to lớn nhất theo ý nghĩa đầu vào - đầu ra với các

ngành công nghiệp khác và những ngành sản xuất không phải nông nghiệp hay

công nghiệp nhẹ thuộc nhánh dưới mà là những ngành công nghiệp thuộc

nhánh giữa và nhánh trên sử dụng nhiều vốn, đặc biệt là ngành công nghiệp

nặng. Thực tế phát triển kinh tế ở các nước Mỹ La Tinh, ấn Độ cho thấy các

ngành công nghiệp này, với kết quả không những bản thân các ngành công

nghiệp này hoạt động kém hiệu quả mà còn trút hậu quả xuống các ngành

công nghiệp nhánh dưới.

Mô hình hai khu vực của A. Lewis7, mô hình này ra đời vào những năm

1950, sau đó được John Fei và G. Ranis mở rộng. Mô hình hai khu vực của

Lewis trở thành lý thuyết "khái quát" về quá trình phát triển trong các nước

thuộc thế giới thứ ba thừa lao động. Mô hình này được thừa nhận trong gần

suốt những năm 1960 và đầu những năm 1970. Trong mô hình Lewis, nền kinh

7 Todaro P.M. Kinh tế học cho Thế giới thứ ba, NXB Giáo dục Hà Nội, 1998

68

tế kém phát triển có hai khu vực, đó là khu vực nông thôn mang tính truyền

thống, dân số đông đúc, nền kinh tế kém phát triển, lao động dư thừa so với

các yếu tố sản xuất khác, năng suất lao động bằng không, do đó có thể cung

cấp vô hạn lao động sang khu vực công nghiệp mà không hề làm giảm sản

lượng. Thứ hai là khu vực công nghiệp thành thị hiện đại, năng suất cao mà lao

động từ khu vực truyền thống chuyển sang đó. Trọng tâm của mô hình này là

quá trình chuyển dịch lao động từ khu vực sinh tồn - nông nghiệp sang khu vực

hiện đại - công nghiệp và sự tăng sản lượng, việc làm trong khu vực hiện đại.

Sự chuyển dịch đó là kết quả của sự mở rộng quy mô sản xuất trong khu vực

công nghiệp. Tốcđộ chuyển dịch phụ thuộc vào tỷ lệ đầu tư công nghiệp và

tích lũy tư bản trong khu vực hiệnđại. Mức tiền công trong khu vực công

nghiệp được giả định là không thay đổi và bị quy định như là một mức nhất

định cao hơn mức tiền công trung bình trong khu vực sinh tồn (theo Lewis giả

định cao hơn 30% để thúc đẩy nông dân di cư ra khỏi vùng quê của họ). Mô

hình của Lewis - Fei - Ranis đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự biến đổi cơ

cấu trong những nước chậm phát triển, có giá trị phân tích nhất định ở chỗ, nó

nhấn mạnh hai yếu tố chủ yếu của vấn đề công ăn việc làm, đó là những sự

khác biệt về kinh tế và cơ cấu giữa hai khu vực nông thôn, thành thị và cơ chế

của quá trình chuyển giao lao động giữa hai khu vực.

Tuy nhiên thực tế phát triển ở Trung Quốc, Philippin, Indonexia v.v... với

những cuộc di dân ồ ạt từ nông thôn ra thành thị đã gây ra tình trạng giảm sút

nghiêm trọng sản xuất nông nghiệp, thiếu hụt lương thực trong các nước này.

Vì vậy theo Oshima8 hình mẫu phát triển có lẽ phải bắt đầu từ hiệu suất nông

nghiệp, nhất là trường hợp ở các nước Châu á gió mùa, nơi thu nhập hàng năm

và năng suất lao động theo đầu người quá thấp. Những ý đồ nhằm duy trì năng

suất do biến đổi cơ cấu sẽ không thành công, nếu trước tiên không tăng hiệu

suất nông nghiệp, trừ phi việc tăng thu thập do xuất khẩu sản lượng công

8 Oshima. H.T tăng trưởng kinh tế ở Châu á gió mùa - Viện Châu á và Thái Bình Dương, Hà Nội 1989

69

nghiệp và nhập khẩu lương thực. Tuy nhiên điều này rất khó thực hiện trong

giai đoạn đầu của tăng trưởng khi quản lý công nghiệp, kỹ năng, vốn, quy mô

và kinh tế đối ngoại chưa phát triển tốt. Đặc biệt với các nước đang phát triển,

nhu cầu về nguồn lực có trình độ cao trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá là

một đòi hỏi quá lớn.

Lý thuyết các giai đoạn phát triển kinh tế của W.Rostow, còn được gọi là

mô hình suy diễn lịch sử, đã chia tiến trình kinh tế thành năm gian đoạn: Giai

đoạn xã hội truyền thống (nông nghiệp là nền tảng của nền kinh tế), giai đoạn

chuẩn bị cất cánh (đã xuất hiện các khu vực kinh tế có tác dụng lôi kéo, thúc

đẩy sự phát triển), giai đoạn cất cánh (tỷ lệ đầu tư tăng từ 5 đến 10% tổng sản

phẩm quốc dân), giai đoạn hướng tới sự chín muồi kinh tế (tỷ lệ đầu tư cao,

xuất hiện nhiều cực tăng trưởng, làm thay đổi cơ cấu kinh tế), và giai đoạn kỷ

nguyên tiêu dùng cao. Với cách phân chia này các nước đang phát triển hiện

nay ở vào giai đoạn 1 đến 3. Xã hội có trình độ phát triển còn thấp thì khu vực

nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn về cơ cấu giá trị sản phẩm và cơ cấu lao

động.

Như vậy, có thể nói rằng hầu hết các lý thuyết của các nhà Kinh tế học

trước đây đều không thuần túy tập trung nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp,

mà đều đặt nông nghiệp trong mối quan hệ với các ngành, các lĩnh vực khác,

trước hết là với công nghiệp. Ngày nay, hơn bao giờ hết, phát triển nông

nghiệp càng phải đặt trong mối quan hệ tổng thể với các lĩnh vực, các ngành

khác như: xuất khẩu, du lịch, công nghiệp, môi trường... Do vậy khi nghiên

cứu về kinh tế nông nghiệp cũng phải nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể.

II. Những quan hệ có tính vật chất

Cũng như các ngành kinh tế khác, kinh tế nông nghiệp cũng quan tâm đến

việc phân phối nguồn tài nguyên ít ỏi cho nhiều phương hướng sản xuất, trong

đó tìm mọi cách để lựa chọn sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu và sản xuất

như thế nào? Vai trò quyết định thuộc về các chủ hộ nông dân, chủ trang trại,

70

doanh nghiệp nông nghiệp được coi như là một tác nhân cụ thể làm nhiệm vụ

chuyển đổi các yếu tố đầu vào thành các loại nông sản hàng hóa mong muốn,

đó là các yếu tố đầu ra.

Để tạo ra nông sản phẩm, cần có sự phối hợp giữa các yếu tố đầu vào và

hiệu quả của nó tùy thuộc vào trình độ phối hợp hợp lý giữa các yếu tố đầu vào

của quá trình sản xuất. Chúng ta có thể biểu thị mối quan hệđó theo hàm sản

xuất có dạng sau:

Q = f(x1, x2, x3.. xn)

Trong đó:

Q: Số lượng một loại sản phẩm được sản xuất ra.

x1, x2, x3... xn: lượng một số yếu tố đầu vào được sử dụng trong quá trình

sản xuất ra nông sản phẩm. Chẳng hạn: x1 là lượng phân bón, x2là lượng hạt

giống v.v...

Hàm sản lượng này cho chúng ta một khái niệm có tính chất thuần túy vật

chất, nhằm mô tả lượng đầu ra tối đa về vật chất quan hệ với việc sử dụng một

hoặc một số yếu tố đầu vào nhất định về vật chất.ở đây sẽ xem xét mối quan

hệ giữa các yếu tố sản xuất với lượng nông sản phẩm sản xuất ra và quan hệ

giữa các yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.

1. Mối quan hệ giữa yếu tố sản xuất và lượng nông sản phẩm.

Để tạo ra một loại nông sản nhất định, cần thiết phải sử dụng nhiều yếu tố

đầu vào khác nhau, như phân bón, hạt giống, nước, thuốc trừ sâu bệnh v.v...ở

đây, giả định yếu tố phân bón thay đổi theo hướng tăng lên, còn các yếu tố

khác không đổi, chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa sản phẩm đầu ra

và yếu tố đầu vào (phân bón) biến đổi duy nhất đó, được biểu thị ở hình 3.1 về

đường cong sản phẩm.ở đây (trong điều kiện sử dụng các yếu tố khác không

đổi ở mức nhất định với trình độ công nghệ nhất định), nếu tăng lượng phân

bón được sử dụng thì lượng nông sản phẩm tăng lên. Sự tăng lượng phân bón

đến mức nhất định sẽ đạt sản lượng sản phẩm đầu ra cực đại và nếu tăng lượng

71

phân bón tiếp tục, sản lượng nông sản sẽ giảm xuống. Hình 3.1 cho ta thấy mối

quan hệ đó. Để tiếp tục làm rõ mối quan hệ giữa yếu tố sản xuất và lượng sản

phẩm, cần coi trọng hai khía cạnh sau đây:

Tổng sản phẩm

Q

Mức độ

I

0

x1

II

1

x1

III

x 2

1

IV

(x1/x2... xn)

TP

Sản phẩm cận biên MP

Sản phẩm bình quân AP

Hình 3.1. Đường cong sản phẩm

AP

0

1

x1

x1

x

(x1/x2... xn)

MP

Hình 3.2. Đường cong sản phẩm cận biên, sản phẩm bình quân

a. Sản lượng cận biên (ký hiệu MP)

Người nông dân luôn băn khoăn với câu hỏi: liệu chi phí đầu tư tăng thêm

có đem lại sản lượng nông sản bổ sung tương ứng không? Cứ mỗi lần tăng

72

thêm một lượng phân bón nhất định, có thể thu được một lượng nông sản tăng

bổ sung, phần sản lượng tăng thêm đó gọi là sản lượng cận biên. Nếu x1 biến

đổi một lượng∆ x1 thì Q cũng biếnđổi một lượng∆ Q tương ứng. Sản lượng

cận biên của yếu tố x1 biến đổi được biểu thị với dạng sau:

∆Q

MPx1 =

∆X1

Nếu x1 biến đổi vô cùng nhỏ thì

MPx1

chính là đạo hàm bậc nhất của Q, đó

chính là độ nghiêng đường cong của đạo hàm Q tại điểm quan sát. Theo tính

chất của đạo hàm bậc nhất,

MPx1

sẽ đạt cực đại (độ dốc của TP lớn nhất) tại

điểm uốn của đường cong tổng sản phẩm TP (đầu vào ở mức x ), và

MPx1

= 0

tạiđiểm cựcđại củađường cong tổng sản phẩm (đầu vàoở mức x ), và

<0 khi đầu vào lớn hơn x .2

MPx1

b. Sản lượng bình quân (ký hiệu AP).

Tại mỗi điểm x1 có sản lượng Q tương ứng. Sản lượng bình quân của yếu

tố đầu vào biến đổi biểu thị bằng phương trình sau:

APx1 =

Q

X1

Trong đó: AP là sản lượng bình quân, x1 là trị số của yếu tố đầu vào, Q là

sản lượng tương ứng với mỗi mức của x1. Trên hình 3.1, sản lượng bình quân ở

mức sử dụng đầu vào nhất định được xác định bằng độ dốc của đường thẳng từ

điểm gốc (0) lên đường cong tại điểm tương ứng.

Các phương trình trên giải thích tại sao APx1 = MPx1 tại điểm x 11ở hình

3.1 (độ dốc của đường cong sản phẩm TP bằng độ dốc của đường thẳng xuất

phát từ điểm gốc (0) gặp đường cong TP tại điểm tương ứng với x1) và tại sao

APx1đạt cực đại ở điểm đó (đường thẳng xuất phát từ điểm gốc gặp đường

cong tại đó có độ dốc lớn nhất).

c. Quy luật sản lượng giảm dần.

Khi một yếu tố đầu vào được sử dụng tăng dần mà các yếu tốđầu vào

73

khác không thay đổi thì sản lượng nông sản tăng lên, nhưng mức tăng tổng sản

lượng sẽ ngày càng giảm đi. Điều đó có nghĩa là sau khi tăng mức phân bón

qua một số điểm, sản lượng cận biên của yếu tố đầu vào sẽ giảm đi. Đó là quy

luật sản lượng giảm dần.ở hình 3.2 mối quan hệ giữa yếu tố và sản phẩm là

một trong những nhân tố làm tăng lợi nhuận cho tới khi tại mức sử dụng phân

bón

x10 , nhưng lại làm giảm lợi nhuận cận biên khi sử dụng nhiều hơn x10.

Trên hình 3.1 và 3.2 các đường cong TP, và MP và AP được chia thành

bốn mức độ khác nhau, ở mức độ I, sản phẩm bình quân của x1 là APx1 và sản

phẩm biên đều tăng lên, ở mức độ II sản phẩm cận biên (MPx1) bắt đầu giảm

nhưng sản phẩm bình quân vẫn còn tăng, ở mức độ III cả APx1 lẫn MPx1đều

giảm nhưng còn là một số dương, ở mức độ IV sản phẩm cận biên đã thành số

âm (hình 3.2).

Một hàm số đơn giản về mối quan hệ giữa yếu tố và sản phẩm có thể thấy

rõ ở biểu 3.1 với 3 yếu tốđầu vào là phân bón, đất đai và lao độngđể trồng

lúa. Nếu 3 loại đầu vào đều sử dụng một đơn vị, tổng sản lượng sẽ đạt 6 tạ lúa.

Sau đó, các yếu tố đất đai và lao động không thay đổi, yếu tố phân bón tăng lên

thì sản lượng lúa tăng lên.

Tại điểm x1 = 3 đơn vị, trị số sản phẩm cận biên MPx1 = 14,25 (đạt cao

nhất). Sauđó nếu tiếp tục tăng x1, trị số sản phẩm cận biên sẽ có tốc độ tăng

chậm dần. Tại điểm x1= 4 đơn vị, trị số sản phẩm cận biên bằng trị số sản

phẩm bình quân. Nếu biểu diễn trên đồ thị, tại x1 = 4 đơn vị, đường cong biểu

diễn MPx1 sẽ cắt đường cong biểu diễn APx1.

74

Biểu 3.1. Mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và sản lượng lúa

Số đơn vị

phân bón

(x1)

1 1 1 6,0

2 1 1

3 1 1

4 1 1

5 1 1

6 1 1

7 1 1

8 1 1

9 1 1

Số đơn

vị đất

đai (x2)

Số đơn vị

lao động

(x3)

Sản

lượng

lúa Q

(tạ)

15,0

29,25

39,0

44,0

48,5

52,0

54,6

56,5

Sản

lượng lúa

cận biên

MP (tạ)

6,0

9,0

14,25

9,75

5,0

4,5

3,5

2,6

1,9

Sản lượng

lúa bình

quân AP

(tạ)

6,0

7,5

9,75

9,75

8,8

8,1

6,8

6,8

6,3

10 1 1 50,5

2. Mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất.

-6,0 5,1

Trong sản xuất nông nghiệp, để tạo ra sản phẩm cần phải phối hợp nhiều

yếu tố đầu vào, thông thường có thể có nhiều yếu tố biến đổi. Giả định có hai

yếu tố đầu vào biến đổi (x1 và x2), còn các yếu tố khác không thay đổi, hàm

sản xuất được biểu diễn như sau:

Q =f

x

( x1,2

, x ...xn)

Ta có thể minh họa mối quan hệ trên bằng hình 3.3

75

Khối lượng đầu vào

0

x2

1

A

B

Q = 30

Q = 20

x2

0

x1

1

x1

Q = 10

Khối lượng đầu vào x1

Hình 3.3. Đường đồng sản lượng

Chủ nông trại có thể sản xuất ra 10 đơn vị sản phẩm là kết quả kết hợp hai

yếu tố đầu vào tại điểm A hoặc tại điểm B (hình 3.3). Khi di chuyển từ điểm A

đến B, khối lượng yếu tố đầu vào x1 tăng từx10 lênx11 và khối lượng x2giảm từ

x20 xuống x 12, nghĩa là x1 thay thế cho x2. Như vậy, một đường đồng sản lượng

là Quỹ tích của nhiều tổ hợp khác nhau của hai yếu tố đầu vào cùng tạo nên

một mức sản phẩm đầu ra.

Tỷ số thay thế cận biên (MRS) là tỷ số mà một lượng yếu tố đầu vào thay

thế cho một lượng yếu tố vào khác tại bất kỳ điểm nào trên đường đồng sản

lượng và có thể tính bằng độ dốc của đường đồng sản lượng đó. Có thể tính tỷ

lệ một yếu tố đầu vào này được thay thế bằng một yếu tố đầu vào khác trong

điều kiện sản lượng đầu ra không thay đổi, biểu thị bằng phương trình:

76

MRS của x1 thay thế cho x2 =

∆X

2=

∂X

2

∆X1

∂X1

Nếu∆ x1 vô cùng nhỏ, thì MRS của x1 thay thế cho x2 chính là đạo hàm

bậc nhất củađường congđồng sản lượng. MRS thường là số âm, vì mức sử

dụng tăng một yếu tốđầu vào này thường kéo theo mức sử dụng giảm yếu tố

kia.

Tuy nhiên, sử dụng làm thước đo khả năng thay thế các yếu tố đầu vào thì

MRS có nhược điểm rất lớn, vì nó phụ thuộc vào cácđơn vị đo của yếu tố

này. Vì vậy, độ co giãn của sự thay thế ( σ ) trở thành thước đo ưu việt hơn và

được xác định như sau:

X

σ =

Sự biến đổi %

1

X2

Sự biến đổi % của MRS

σ không phụ thuộc vào đơn vị đo lường, σ càng lớn thì việc thay thế các

yếu tố càng dễ dàng, đó là ưu điểm của độ co giãn thay thế. Sự thay thế giữa

các yếu tố sản xuất tùy thuộc vào thời gian và điều kiện trình độ kinh doanh.

Thường trong thời gian ngắn, người ta chỉ thay đổi một số yếu tố và vẫn còn

một số yếu tố không thay đổi, nhưng về lâu dài người ta thay đổi tất cả các yếu

tố để đi đến sự phối hợp hợp lý giữa chúng. Các phương án thay thế, phối hợp

gắn liền với việc tăng quy mô sản xuất.

3. Mối quan hệ giữa các sản phẩm

Nông nghiệp là ngành sản xuất có nhiều loại sản phẩm đa dạng và phong

phú, gắn rất mật thiết với điều kiện tự nhiên. Mỗi trang trại, doanh nghiệp nông

nghiệp có thể lựa chọn sản xuất từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm với quy

mô và cơ cấu hợp lý nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực hạn chế thông qua

các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Thông thường, trên mỗi thửa đất, có

thể sản xuất một số loại sản phẩm khác nhau. Việc quyết định sản xuất sản

77

phẩm gì với số lượng bao nhiêu là phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Sự cân nhắc

để sản xuất sản phẩm này hay sản phẩm kia hoặc cơ cấu sản phẩm mỗi loại

phải dựa vào những căn cứ khác nhau. Nghiên cứu sau đây về mối quan hệ

giữa sản phẩm với sản phẩm là một trong những căn cứ đó.

Để tiện trình bày, giảđịnh một hộ nông dân có thể trồng hai loại sản

phẩm là rau và hoa. Đầu ra của mỗi loại do một số n yếu tố đầu vào tạo nên.

Mối quan hệ giữa n yếu tố đầu vào và hai sản phẩm đầu ra rau và hoa được thể

hiện qua các hàm sản xuất tương ứng của rau và hoa như sau:

Qr = f1 (x1,... xn)

Qh = f2(x1,... xn)

Những mối quan hệ trên là nguồn lực sản xuất hiện có của hộ nông dân.

Chúng sẽ quyết định khả năng lựa chọn của hộ nông dân mà ông ta phải đương

đầu về các mặt giới hạn công nghệ, tỷ số chuyển đổi cận biên, chi phí cơ hội.

a. Giới hạn công nghệ.

Hộ nông dân chỉ có thể lựa chọn lượng sản phẩm sản xuất theo khả năng

sản xuất (hay giới hạn công nghệ) của mình. Theo giả định trên, với cách kết

hợp "đầu vào" khác nhau, hộ nông dân sản xuất ra một lượng Qr và Qhkhác

nhau (hình 3.4).

78

Sản lượng rau

R0

a

c

H0

Sản lượng hoa

Hình 3.4. Đường cong năng lực sản xuất

Đường cong năng lực sản xuất của các tổ hợp rau và hoa mà hộ nông dân

có thể sản xuất với một số yếu tố đầu vào nhất định và với những điều kiện kỹ

thuật canh tác nàođó. Nếuđem toàn bộ vật tư, tiền vốnđể trồng rau sẽ thu

được một khoản thu nhập R0, nhưng nếuđem toàn bộ đầu tư đó cho sản xuất

hoa thì có thể thu được khoản thu nhập là H0. Các tổ hợp khác của hai loại sản

phẩm được vẽ thành từng điểm nằm trên đường cong R0H0.

b. Tỷ số chuyển đổi cận biên (ký hiệu MRT)

Hộ nông dân có thể lựa chọn nhiều cách khác nhau để có một số lượng

sản phẩm H và R khác nhau. Độ dốc của đường cong năng lực sản xuất cho ta

tỷ số chuyển biến cận biên (MRT) của rau (R)sang hoa (H).

∆Qh

MRT =

∆Qr

Phương trình này là thước đo chi phí cơ hội trong trồng hoa thay vì trồng rau,

nghĩa là nếu muốn thêm một đơn vị hoa thì phải bớt đi bao nhiêu đơn vị sản lượng

rau.

79

c. Chi phí cơ hội.

Chi phí cơ hội là một khái niệm cơ bản của kinh tế học, phản ánh sự tìm

kiếm và lựa chọn phương hướng phân phối nguồn lực ít ỏi. Bản chất chi phí cơ

hội của một quyết định là giá trị của việc lựa chọn phương hướng tốt nhất, là

kết quả của việc quyết định đó được dự báo. Chẳng hạn quyết định của một hộ

nông dân trồng nhiều hoa hơn có liên quan đến việc rút bớt vốn sản xuất rau và

do đó sản lượng rau ít đi. Giá trị của phần sản lượng rau đáng lẽ được sản xuất

bằng nguồn lực đã chuyển sang trồng hoa là chi phí cơ hội của sản xuất hoa.

Chỉ khi giá trị thu nhập của hoa tăng thêm lớn hơn chi phí cơ hội tính bằng giá

trị thu nhập của rau được trồng bớt đi thì sự chuyển hướng đó mới có ý nghĩa

kinh tế.

III. Mối quan hệ kinh tế

Các doanh nghiệp có sự quan tâm khác nhau đến mục tiêu của sản xuất,

nhưng họđều hướng tới mục tiêu chung là tối đa hóa lợi nhuận. Khi có một

yếu tố "đầu vào" biến đổi làm ảnh hưởng đến sản lượng, người ta tính đến sự

tối ưu hóa trong mối quan hệ giữa yếu tố sản xuất đó với sản phẩm sản xuất ra.

Khi có nhiều yếu tố sản xuất thay đổi, người ta phải tính đến sự tối ưu trong

mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất để sản xuất ra một sản phẩm. Khi sản

xuất ra nhiều sản phẩm, người ta phải tính đế sự tối ưu trong mối quan hệ giữa

các sản phẩm. Đó là những yêu cầu đặt ra đối với những người sản xuất trong

thị trường cạnh tranh và dưới đây sẽ xem xét lần lượt các mối quan hệ đó.

1. Tối ưu hóa hiệu quả kinh tế trong mối quan hệ giữa yếu tố sản xuất

và sản phẩm.

Khi có một yếu tốđầu vào (x1) biếnđổi,đểđạtđược hiệu quả tốiưu,

người sản xuất cần có loại thông tin:

- Sản phẩm cận biên của yếu tố đầu vào (MPx1)

- Đơn giá của sản phẩm đầu ra

- Đơn giá của yếu tố đầu vào x1.

80

Giá trị của một đơn vị yếu tố đầu vào tăng thêm đối với người sản xuất là

thu nhập bổ sung mà họ nhận được do kết quả của việc sử dụng nhiều vật tư,

tiền vốn hơn. Khái niệm giá trị sản phẩm cận biên (VMP) dùng làm thước đo

để chỉ rằng khi tăng một đơn vị chi phí, giá trị sản phẩm cận biên tăng thêm

một lượng

MPx1

x P tức là V

MPx1

. Nghĩa là khi chi phí tăng thêm một lượng

Px1, giá trị sản phẩm tăng một lượng bổ sung VMPx1. Khi giá trị sản phẩm cận

biên của yếu tố đầu vào biến đổi bằng giá của nó thì ta đạt hiệu quả tối ưu, tạo

ra lợi nhuận tối đa. Ta có phương trình:

VMPx1 =Px1. Lúc này người sản xuất ở vào trạng thái cân bằng.

2. Tối ưu hóa hiệu quả kinh tế trong mối quan hệ giữa yếu tố và yếu tố.

a. Xác định điểm tối ưu.

Khi có 2 yếu tố đầu vào (x1và x2) thay đổi, muốn sử dụng chúng một cách

tối ưu, cần thiết phải biết các thông tin: đơn giá (hoặc tỷ giá) của hai yếu tố đầu

vào trên thị trường và tỷ số thay thế cận biên giữa chúng. Với số tiền nhất định,

chủ nông trại có thể mua các yếu tố đầu vào (x1 và x2) theo tỷ lệ khác nhau. Sự

kết hợp chi phí của hai yếu tố đó nằm trên đường thẳng gọi là đường thẳng

đồng chi phí (hình 3.5).

Hình 3.5: Đường thẳng đồng chi phí

Khối lượng đầu vào x2

C0

Px2

Khối lượng đầu vào x1

81

c0Khối lượng đầu vào x1

Px1

Trong đó: C0: lượng tiền vốn của chủ nông trại

Px1: đơn giá của yếu tố x1

Px2: đơn giá của yếu tố x2

Tìm hiểu phối hợp tối ưu giữa hai yếu tố x1và x2 sao cho đạt sản lượng

cao nhất bằng cáchđem chồngđường congđồng sản lượng (Q) lênđường

thẳng đồng chi phí C0. Điểm tiếp xúc giữa chúng là A - điểm tối ưu (hình 3.6),

tại đóđộ dốc củađường cong đồng sản lượng bằngđộ dốc củađường thẳng

đồng chi phí. Mà độ dốc của đường đồng sản lượng là tỷ số thay thế cận biên

cho nên điều kiện tối ưu sẽ là:

Px

MRS của x1 thay thế x2 =

1

Px2

Hình 3.6: Phối hợp đầu vào với chi phí ít hơn

Px

MRS của x1 thay thế x2 =

Khối lượng đầu

vào x2

1

Px2

82

Hình 3.6: Phối hợp đầu vào với chi phí ít hơn

b. Chi phí sản xuất.

Chi phí sản xuất là khoản chi phí được dùng để sản xuất ra một lượng

nông sản phẩm nào đó trong một khoảng thời gian nhất định.

Tổng chi phí sản xuất (ký hiệu TC) bao gồm:

- Chi phí cố định (FC): là những khoản chi phí không thay đổi và không

phụ thuộc vào khối lượng công việc hoàn thành nhằm sản xuất ra nông sản

phẩm. Bao gồm khoản thuê nhà kho, khấu hao tài sản cốđịnh, tiền thuê đất,

chi phí bảo hiểm tài sản, kinh doanh v.v...

- Chi phí biến đổi (VC): là những khoản chi phí sẽ thay đổi phụ thuộc vào

quy mô, khối lượng công việc được hoàn thành trong quá trình sản xuất. Bao

gồm các khoản chi phí về hạt giống, phân bón, thức ăn gia súc v.v...

Việc phân ra chi phí cố định và chi phí biến đổi để có giải pháp sử dụng

có hiệu quả, bởi vì các khoản chi phí cố định, nếu không sử dụng các nguồn

lực này theo đúng thời gian thì sẽ bị lãng phí. Tài sản cố định mặc dù không

được sử dụng vẫn phải chịu khấu hao, (Nhà kho bỏ không sẽ vẫn bị hư hỏng).

Còn nguồn lực biến đổi có thể cất trữ cho vụ sau, nếu chưa sử dụng hết trong

vụ này.

83

Chi phí cố định (FC) không thay đổi với mọi Q, được biểu diễn ở hình

3.7a. Khi Q tăng, cần nhiều chi phí biến đổi (VC) và ngược lại, biểu diễnở

hình 3.7b. Tổng chi phí (TC) được hợp thành bởi chi phí cố định và chi phí

biến đổi, biểu diễn ở hình 3.7c.

Đồng

Q

FC

a)

Đồng

Q

VC

Đồng

TC

c)

Q

Hình 3.7: Đường cong chi phí cố định, biến đổi và tổng chi phí

c. Chi phí cận biên và chi phí bình quân.

Chi phí cận biên (ký hiệu MC) là chi phí tăng thêm để tạo ra sản phẩm bổ

sung, MC =

TC

=

+ ∆

∆FCVC

mà∆ FC = 0 cho nên MC =

∆VC làđộ dốc của

∆Q

∆Q

∆Q

đường cong VC. Như vậy sự biến đổi của tổng chi phí (TC) hoàn toàn do sự

thay đổi chi phí biến đổi quyết định.

Chi phí biến đổi bình quân (AVC) là chi phí biến đổi tính bình quân cho

mỗi đơn vị sản phẩm, nghĩa là AVC =VC. Có thể tính trị số này bằng độ dốc

Q

của đường thẳng từ gốc tọa độ đến điểm tương ứng trên đường cong VC.

Tổng chi phí bình quân (AC) là tổng chi phí tính cho mỗi đơn vị sản

phẩm, nghĩa là AC =TC là độ dốc của đường thẳng từ gốc tọa độ đến điểm

Q

tương ứng trên đường cong TC.

84

Hình 3.8 minh họa các đường cong MC. AC và AVC có liên quan đến các

đường cong ở hình 3.7a, b và c. Các loại chi phí có thể tính ở biểu 3.2.

Đồng

MC

AC

AVC

Khối lượng Q

Hình 3.8: Các đường cong MC,AC và AVC

Biểu 3.2. Các loại chi phí sản xuất một loại nông sản

Số đơn

vị sản

phẩm

đầu ra

Tổng

chi phí

biến đổi

(VC)

Tổng

chi phí

cố định

(FC)

Tổng

chi phí

(TC)

Chi phí

cận

biên(MC

Chi phí

biến đổi

bình

quân

(AVC)

Chi phí

cố định

bình

quân

(AFC)

Tổng chi

phí bình

quân (AC)

0 - 20

1 25 20 45 25 25 20,0 45,0

2 45 20 65 20 22,5

3 62 20 82 17 20,7

4 75 20 95 13 18,8

5 90 20 110 18

6 110 20 130 20 18,3 3,3 21,6

7 135 20 155 25 19,3 2,8 22,1

8 175 20 195 40 21,9 8,5 24,4

20 - - - -

18,0

10,0 32,5

6,7 27,4

5,0 23,8

4,0 22,0

d. Tổng thu nhập của nông trại (ký hiệu TR)

Tổng thu nhập của nông trại tăng lên khi lượng hàng hóa bán ra tăng và TR =

85

Q.P. Vậy đường biểu diễn TR sẽ là đường thẳng chạy qua các gốc tọa độ (hình 3.9a).

Thu nhập cận biên (ký hiệu MR) là phần thu thập tăng thêm với mỗi đơn

vị sản lượng bán ra tăng thêm.

MR = ∆TR=∆QP=P

∆Q∆Q

Như vậy khi MR không đổi và bằng P, Nông trại sẽ đạt đạt được trạng

thái cân bằng khi hiệu TR - TC đạt ở mức tối đa. ở hình 3.9a, khi sản lượng

thấp hơn Q1 và cao hơn Q2 thì nông trại thua lỗ, vì đường cong tổng chi phí

(TC) nằm ở phía trên đường cong tổng thu (TR). Mức sản lượng tối ưu là ở Q*

do TR - TC đạt giá trị lớn nhất.

Đồng

A

B

C

D

TC

TR

Đồng

A

B

C

MC

DE

AC

MR = P = AR

Q0 Q1Q*

Q2

Khối lượng

Q0

Q1

Q*Q2

Khối lượng

hình a

hình b

Hình 3.9: Hiệu quả kinh tế tối ưu trong ngắn hạn

ở hình 3.9b đường thẳng nằm ngang biểu thị giá cả sản phẩm bán một giá

cho nên MR = P = AR. Muốn sản xuất có lãi thì giá cả hoặc thu nhập bình

quân phải lớn hơn chi phí bình quân. Nói cách khác, sản lượng phải nằm ở

khu vực từ Q1đến Q2. Lợi nhuận vẫn tăng khi sản lượng tăng thêm một đơn vị

mà thu nhập gia tăng lớn hơn chi phí gia tăng, nghĩa là MR > MC và ngược lại

86

khi chi phí lớn hơn thu nhập gia tăng, tức là MC > MR.

3. Tối ưu hóa hiệu quả kinh tế trong mối quan hệ giữa các sản phẩm.

Để đạt được lợi nhuận tối đa trong điều kiện sản xuất nhiều sản phẩm, các

doanh nghiệp cần biết thông tin về tỷ số chuyểnđổi cận biên giữa các sản

phẩm và giá cả sản phẩm.

Khi đã biết khối lượng và giá cả các yếu tố đầu vào, để đạt lợi nhuận tối

đa cần thiết phải đạt tổng thu nhập tối đa.ở đây ta gặp khái niệm đường thẳng

đồng thu nhập, đó là quỹ tích các điểm của các nhóm sản phẩm khác nhau

nhưng tạo ra cho doanh nghiệp cùng một lượng nhập. Hình 3.10 là đường đồng

thu nhập trong trường hợp có hai sản phẩm (R và H). Độ dốc của đường thẳng

P

là tỷ giá của sản phẩm −

Khối lượng rau

R

PR

R

pH

. Đường đồng thu nhập R = PR QR + PHQH

R = PRQR + PHQH

R

PH

Hình 3.10: Đường thẳng đồng thu thập

Khối lượng hoa

Với tổng thu nhập từ hơn 3 sản phẩm trở lên thì đường thẳng đồng thu

nhập là đường thẳng song song cách xa gốc tọa độ hơn. ở hình 3.11 người ta

đặt một loạt đường đồng thu nhập lên cùng với đường biên năng lực sản xuất

và ta có điểm nhập tối đa tại tiếp điểm giữa đường biên năng lực sản xuất và

đường đồng thu nhập cao nhất. Trong trường hợp này tiếpđiểm ứng với các

đầu ra Q*R và Q*H. Vì vậy, điều kiện cân bằng là tỷ số chuyển biến cận biên

87

MRT của rau sang hoa (QR/QH) trị số âm của giá hoa và rau:

MRT của rau và hoa hay

∆Q

R

= (−)

P

H

Khối lượng rau

Q*R

∆QH

Q*H

PR

Khối lượng hoa

Hình 3.11: Sự cân bằng sản phẩm với sản phẩm

88

Tóm tắt chương

1. Lý thuyết chung về phát triển kinh tế và lý thuyết phát triển nông

nghiệpđãđược nhiều nhà kinh tế họcđưa ra thông qua việc phân tích, giải

thích các hiện tượng kinh tế và dự báo về phát triển kinh tế và kinh tế nông

nghiệp.

Nếu A.Smith có công lao trong việc đưa tất cả các quan điểm kinh tế có

từ trước đó, cấu kết lại thành một hệ thống, thì D. Ricardo xây dựng hệ thống

đó trên một nguyên tắc thống nhất, là thời gian lao động quyết định giá trị hàng

hóa.

Tiếp đó là trường phái tân cổ điển, mà tiêu biểu là C.Mác với Bộ tư bản

trình bày về giá trị sức lao động và bản chất của giá trị thặng dư và C.Mác kết

luận về tất yếu của sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản.

J.M.Keynes tiêu biểu cho nhánh khác cho rằng cần phải có sự can thiệp của

Nhà nước vào kinh tế để tăng cầu có hiệu quả, kích thích tiêu dùng, sản xuất,

kích thích đầu tư để tạo thêm việc làm và tăng thu nhập v.v...

Trong lĩnh vực nông nghiệp có những nét đặc thù, vì thế nhiều nhà kinh tế

học quan tâm và đề cập nhiều trong các lý thuyết kinh tế, nhất là trong các mô

hình phát triển kinh tế của các nước chậm phát triểnđang tiến hành công

nghiệp hóa. D.Ricardo cho rằng do quy luật giảm độ màu mỡ của đất đai, giá

nông sản tăng lên làm cho tiền lương công nhân tăng và địa tô tăng lên, còn lợi

nhuận không tăng. Công lao to lớn của D.Ricardo là phân tích địa tô. R.Nurkse

là người đi tiên phong trong lý thuyết phát triển. Ông quan tâm đến vấn đề tăng

thu nhập quốc dân bình quân đầu người bằng cách tạo ra những chuyển biến để

thoát khỏi nông nghiệp, là khu vực thu hút quá nhiều nhân công. Lý thuyết

phát triển cơ cấu ngành không cân đối, tiêu biểu là A.Hirschaman, cho rằng

việc phát triển cơ cấu ngành không cân đối sẽ gây áp lực, tạo ra sự kích thích

đầu tư. Mô hình hai khu vực của A.Lewis với lý thuyết khái quát về quá trình

phát triển trong các nước thuộc thế giới thứ ba thừa lao động, đó là khu vực

nông thôn mang tính truyền thống, kinh tế kém phát triển, năng suất lao động

89

bằng không, do đó có thể cung cấp lao động vô hạn sang khu vực công nghiệp

thành thị hiện đại. Lý thuyết phát triển kinh tế của W.Rostow đã chia tiến trình

kinh tế ra 5 giai đoạn, với cách phân chia này các nước đang phát triển hiện

nay ở vào giai đoạn 1 đến 3.

2. Để tạo ra nông sản phẩm cần có sự phối hợp giữa các yếu tố đầu vào và

hiệu quả của nó tùy thuộc vào trình độ phối hợp hợp lý giữa các yếu tố đầu vào

của quá trình sản xuất. Những quan hệ có tính vật chất trước hết xem xét mối

quan hệ giữa yếu tố sản xuất và lượng nông sản phẩm, việc tăng lượng yếu tố

đầu vào làm tăng lượng sản phẩm, nhưng đến mức nhất định sản lượng giảm

dần. Mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất với sản phẩm được sản xuất cần

thiết phải phối hợp nhiều yếu tố đầu vào khác nhau, giữa chúng có thể thay thế

cho nhau. Có thể tính tỷ lệ yếu tố đầu vào này được thay thế bằng một yếu tố đầu

vào khác trong điều kiện sản lượng đầu ra không thay đổi. Mỗi trang trại hoặc

doanh nghiệp tùy thuộc vào giới hạn công nghệ, tỷ số chuyển đổi cận biên và chi

phí cơ hội để có thể lựa chọn sản xuất từng loại sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm

với quy mô và cơ cấu hợp lý nhằm sử dụng các nguồn lực hạn chế thông qua các

yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.

3. Có thể có sự quan tâm khác nhau về mục tiêu sản xuất, nhưng họ đều

hướng tới mục tiêu chung là tối đa hóa lợi nhuận. Khi có một yếu tố "đầu vào"

biến đổi làm ảnh hưởng đến sản lượng, người ta tính đến sự tối đa hóa trong

mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất đó với sản phẩm sản xuất ra. Khi có

nhiều yếu tố sản xuất thay đổi, người sản xuất phải tính sự tối ưu trong mối

quan hệ giữa các yếu tố để sản xuất ra một sản phẩm. Khi sản xuất ra nhiều sản

phẩm, người sản xuất phải tính đến sự tối ưu trong quan hệ giữa các loại sản

phẩm đó.

90

Câu hỏi ôn tập

1. Phân tích một số nội dung về lý thuyết địa tô của D.Ricardo và mô hình

hai khu vực của Lewis.

2. Trình bày những mối quan hệ có tính vật chất trong quá trình sản xuất

ra sản phẩm nông nghiệp.

3. Trình bày những mối quan hệ kinh tế trong quá trình sản xuất nông sản

hàng hóa.

91

Chương 4

Kinh tế sử dụng các yếu tố nguồn lực trong

nông nghiệp

I. Vai trò các yếu tố nguồn lực trong tăng trường và phát

triển nông nghiệp

1. Bản chất và đặc điểm của các yếu tố nguồn lực trong nông nghiệp.

Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ cho xã hội, con

người đã sử dụng một lượng nhất định của các yếu tố về sức lao động, tư liệu

lao động và đối tượng lao động được kết hợp với nhau theo một công nghệ nhất

định, với một không gian và thời gian cụ thể. Các yếu tố tham gia vào quá trình

sản xuất không ngừng được tái sản xuất mở rộng nhằm tạo ra ngày càng nhiều

của cải vật chất và dịch vụ. Tất cả những tài nguyên hiện đang được sử dụng

hoặc có thể được sử dụng vào sản xuất của cải vật chất hoặc dịch vụ được gọi là

những yếu tố nguồn lực. Như vậy, về mặt kinh tế các yếu tố nguồn lực của sản

xuất là phạm trù kinh tế dùng để chỉ những nguồn tài nguyên tự nhiên, kinh tế

và xã hội đã, đang và sẽ được sử dụng cho hoạt động kinh tế để tạo ra của cải

vật chất hay dịch vụ đáp ứng yêu cầu xã hội nhất định.

Trong nông nghiệp, các yếu tố nguồn lực có thể tồn tại dưới hình thái vật

chất, bao gồm: đấtđai, máy móc, thiết bị, kho tàng, nguyên nhiên vật liệu,

giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn gia súc, sức lao động với kỹ năng

và kinh nghiệm sản xuất nhất định.v.v Nguồn lực sản xuất của nông nghiệp

cũng có thể tồn tại dưới hình thái giá trị. Người ta sử dụng đồng tiền làm thước

đo để định lượng và quy đổi mọi nguồn lực khác nhau về hình thái vật chất

được sử dụng vào nông nghiệp thành một đơn vị tính toán thống nhất.

Xét về hình thái hiện vật, người ta có thể phân nhóm các yếu tố nguồn lực

trong nông nghiệp như sau:

92

a. Nhóm các yếu tố liên quan đến nguồn nhân lực của nông nghiệp, bao

gồm số lượng và chất lượng sức lao động đang và sẽ được sử dụng vào nông

nghiệp. Nhóm này còn bao gồm cả những yếu tố về tri thức, kỹ năng, kinh

nghiệm, truyền thống, bí quyết công nghệ v.v.

b. Nhóm các yếu tố nguồn lực liên quanđến phương tiện cơ khí, như:

Nguồn năng lượng, bao gồm cả nguồn năng lượng của động lực máy móc và

động lực gia súc. Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, động lực gia súc

chiếm tỷ trọng lớn và giảm dần cùng với sự thay thế của động lực máy móc ở

giai đoạn phát triển cao của công nghiệp hoá.

Máy công tác và những công cụ nói chung.

Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, bao gồm: hệ thống thuỷ lợi, hệ thống

đường giao thông, kho tàng, các cơ sở chế biến nông sản.

c. Nhóm các yếu tố nguồn lực sinh học, bao gồm vườn cây lâu năm, súc

vật làm việc, súc vật sinh sản,v,v.

d. Nhóm các yếu tố nguồn lực liên quan đến các phương tiện hoá học

phục vụ nông nghiệp; phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, các chất

kích thích v.v.

Điều cần nhấn mạnh là các yếu tố nguồn lực trong nông nghiệp là những

tài nguyên quý hiếm và có hạn. Những đặc điểm của các yếu tố nguồn lực sử

dụng vào nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp

và biểu hiện trên các mặt sau:

Dưới tác động của yếu tố đất đai và thời tiết -khí hậu đa dạng phức tạp

dẫn đến việc sử dụng các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp mang

tính khu vực và tính thời vụ rõ rệt.

Nguồn lực đất đai rất có hạn, trong điều kiện nước ta, mức diện tích tự

nhiên theo đầu người thấp hơn thế giới tới 6 lần (0,55ha/3,36h) xếp vào hàng

thứ 135, thuộc nhóm các nước có mức bình quân đất đai thấp nhất thế giới.

Trong đó bình quân đất nông nghiệp nước ta đạt 0,1ha/người, bằng 1/3 mức

bình quân thế giới.

93

Tiềm năng về nguồn lực sinh học đa dạng, phong phú nhưng chưa được

khai thác có hiệu quả, một số cây trồng vật nuôi chưa được coi trọng để chọn

lọc, bồi dục. Một số giống mới được chọn lọc, lai tạo có năng suất cao nhưng

chưa đáp ứng yêu cầu mở rộng diện tích, sản xuất.

Nguồn lực về vốn trong nông nghiệp nước ta đang là yếu tố hạn chế. Vốn

tự có trong nông dân ít ỏi. Nguồn vốn ngân sách còn mỏng, nguồn thu cho

ngân sách thấp và chưa ổn định, hàng năm ngân sách còn bội chi. Vì thế phải

tính toán lựa chọn để sử dụng có hiệu quả yếu tố nguồn lực hạn chế này, từng

bước tăng lực nội sinh và tạo thêm nguồn tích luỹ từ tiết kiệm ở trong nước.

Nguồn nhân lực của nước ta rất phong phú, hiện lao động nông nghiệp

còn chiếm gần 70% tổng lao động xã hội, nhưng chưa được sử dụng hợp lý,

một bộ phận sức lao động đáng kể thiếu việc làm, thu nhập thấp, nhất là những

vùng đất chật người đông.

Trong quá trình chuyển nền kinh tế nước ta sang cơ chế thị trường có sự

quản lý của Nhà nước, cần thiết phải tính toán, tìm kiếm các giải pháp để sử

dụng các yếu tố nguồn lực hạn chế của nước ta hợp lý và có hiệu quả. Một mặt

phải nhanh chóng khắc phục tình trạng lạc hậu về khoa học và công nghệ, mặt

khác phải biết khai thác lợi thế so sánh của nền nông nghiệp nhiệt đới, á nhiệt

đới để sản xuất các loại nông sản đưa ra thị trường quốc tế.

2. Vai trò các yếu tố nguồn lực trong việc tăng trưởng và phát triển

nông nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng và phát triển nông nghiệp trước hết phụ thuộc vào số

lượng và chất lượng các yếu tố nguồn lực được huy động vào sản xuất nông

nghiệp. Khi xem xét từng yếu tố nguồn lực, xu hướng vận động về số lượng và

chất lượng của từng yếu tố nguồn lực theo các chiều hướng khác nhau. Nhưng

khi sử dụng cần kết hợp các yếu tố nguồn lực một cách hài hoà, hợp lý. Tỷ lệ

tham gia của mỗi yếu tố nguồn lực vào quá trình sản xuất từng loại nông sản

tuỳ thuộc vào tính chất của quy trình kỹ thuật và tiến bộ công nghệ. Điều đó có

94

nghĩa là tuỳ thuộc vào tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

trong nông nghiệp mà quyết định những tỷ lệ về số lượng và chất lượng của

mỗi yếu tố nguồn lực được huy động vào sản xuất.

Việc sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các yếu tố nguồn lực của sản xuất

nông nghiệp là tất yếu khách quan đòi hỏi các cơ sở nông nghiệp phải coi trọng

việc bảo vệ và phát triển hợp lý, đảm bảo mối quan hệ hài hoà giữa các yếu tố

nguồn lực. Trong nông nghiệp nước ta kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại

là lực lượng chủ yếu sản xuất và cung cấp nguồn nông sản cho nền kinh tế

quốc dân. Cần thiết phải đào tạo và bồi dưỡng kiến thức kỹ thuật và quản lý

cho các chủ hộ nông dân, chủ trang trại và lực lượng lao động nông nghiệp để

họ thực làm chủ về sản xuất và kết quả tài chính. Đồng thời phải củng cố, nâng

cấp và xây dựng mới hệ thống hạ tầng kỹ thuậtở nông thôn, nhằm nhanh

chóng phát huy có hiệu quả trong quá trình sử dụng các yếu tố nguồn lực của

nông nghiệp.

II. Sử dụng yếu tố nguồn lực ruộng đất

1. Vị trí của yếu tố nguồn lực ruộng đất.

Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề đầu tiên của mọi quá trình sản xuất.

Đấtđai tham gia vào hầu hết các quá trình sản xuất của xã hội, nhưng tuỳ

thuộc vào từng ngành cụ thể mà vai trò của đất đai có sự khác nhau. Nếu trong

công nghiệp, thương mại, giao thông đất đai là cơ sở, nền móng để trên đó xây

dựng nhà xưởng, cửa hàng, mạng lưới đường giao thông, thì ngược lại trong

nông nghiệp ruộng đất tham gia với tư cách yếu tố tích cực của sản xuất là tư

liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được.

Ruộng đất là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, nó xuất hiện và

tồn tại ngoài ý muốn con người, vì thế ruộng đất là tài sản quốc gia. Nhưng từ

khi con người khai phá ruộng đất, đưa ruộng đất vào sử dụng nhằm phục vụ lợi

ích của con người, trong quá trình lịch sử lâu dài lao động của nhiều thế hệ

được kết tinh ở trong đó, thì ngày nay ruộng đất vừa là sản phẩm của tự nhiên

95

vừa là sản phẩm của lao động.

Trong nông nghiệp, ruộng đất vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu

lao động. Ruộng đất là đối tượng lao động khi con người sử dụng công cụ lao

động tác động vào đất làm cho đất thay hình đổi dạng, như cày, bừa, đập đất,

lên luống v.v. Quá trình đó làm tăng chất lượng của ruộng đất, tạo điều kiện

thuận lợi để tăng năng suất cây trồng. Ruộng đất là tư liệu lao động, khi con

người sử dụng công cụ lao động tác động lên đất, thông qua các thuộc tính lý

học, hoá học, sinh vật học và các thuộc tính khác của đất để tác động lên cây

trồng. Sự kết hợp của đối tượng lao động và tư liệu lao động đã làm cho ruộng

đất trở thành tư liệu sản xuất trong nông nghiệp. Không những thế, ruộng đất

còn là tư liệu sản xuất chủ yếu, tư liệu sản xuất đặc biệt, tư liệu sản xuất không

thể thay thế được.

Độ phì nhiêu là thuộc tính quan trọng nhất, là dấu hiệu chất lượng của

ruộng đất. Nó có ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, đến hiệu quả sử dụng

lao động sống và lao động quá khứ được sử dụng. Có nhiều loại độ phì khác

nhau, bao gồm: độ phì nhiêu nguyên thuỷ nhưng trên thực tế không có gì là

nguyên thuỷ, bởi lẽ ruộng đất hiện có đều gắn liền với sự hình thành và phát

triển đất đai trong lịch sử. Độ phì nhiêu tự nhiên được tạo ra do kết quả của

quá trình hình thành và phát triển của đất với các thuộc tính lý học, hoá học,

sinh vật học và gắn chặt chẽ với điều kiện thời tiết khí hậu. Độ phì nhiêu nhân

tạo là kết quả của quá trình lao động sản xuất của con người, một mặt biến

những chất khó tiêu thành những chất dinh dưỡng dễ tiêu và mặt khác bổ sung

chođất về số lượng và chất lượng các chất dinh dưỡng trong đất còn thiếu

bằng một hệ thống các biện pháp có căn cứ khoa học và có hiệu quả. Độ phì

nhiêu kinh tế là sự thống nhất của độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân

tạo, nhằm sử dụng có hiệu quả độ phì nhiêu của đất trồng.

2. Đặc điểm của ruộng đất- tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp.

Khác với các tư liệu sản xuất khác, ruộng đất - tư liệu sản xuất chủ yếu

96

trong nông nghiệp có những đặc điểm sau:

2.1 Ruộng đất vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động.

Đất đai vốn là sản phẩm của tự nhiên, chỉ từ khi con người tiến hành khai

phá đưa đất hoang hoá vào sử dụng để tạo ra sản phẩm cho con người, thì ruộng

đất đã kết tinh lao động con người và đồng thời trở thành sản phẩm của lao động.

Đặc điểm này đặt ra trong quá trình sử dụng, con người phải không ngừng

cải tạo và bồi dưỡng ruộngđất, làm chođất ngày càng màu mỡ hơn.Đồng

thời, khi xác định các chính sách kinh tế có liên quan đếnđất nông nghiệp,

cũng cần lưu ý đến đặc điểm này.

2.2 Ruộng đất bị giới hạn về mặt không gian, nhưng sức sản xuất của

ruộng đất là không có giới hạn.

Số lượng diện tích đất đai đưa vào canh tác bị giới hạn bởi không gian

nhất định, bao gồm: giới hạn tuyệt đối và giới hạn tương đối. Diện tích đất đai

của toàn bộ hành tinh, của từng quốc gia, của từng địa phương là con số hữu

hạn, đó là giới hạn tuyệt đối củađất đai. Không phải tất cả diện tích đất tự

nhiên đều đưa vào canh tác được, tuỳ thuộc điều kiện đất đai, địa hình và trình

độ phát triển kinh tế của từng nước mà diện tích đất nông nghiệp đưa vào canh tác

chỉ chiếm tỷ lệ phần trăm thích hợp. Đó là giới hạn tương đối, giới hạn này nhỏ

hơn nhiều so với tổng quỹ đất tự nhiên. ở nước ta tỷ lệ nông nghiệp năm 2000

chiếm trên 28,38% tổng diện tích tự nhiên, khả năng đối đa đưa lên 35%.

Vì thế cần phải biết quý trọng và sử dụng hợp lý ruộng đất, sử dụng một

cách tiết kiệm, hạn chế việc chuyển dịch ruộng đất sang sử dụng mục đích khác.

Mặc dù bị giới hạn về mặt không gian nhưng sức sản xuất của ruộng đất

là không giới hạn. Nghĩa là mỗi đơn vị diện tích đất đai, nhờ tăng cường đầu tư

vốn, sức lao động, đưa khoa học và công nghệ mới vào sản xuất mà sản phẩm

đem lại trên một đơn vị diện tích ngày càng nhiều hơn. Đây là con đường kinh

doanh chủ yếu của nông nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu tăng lên về nông sản

phẩm cung cấp cho xã hội loài người.

2.3 Ruộng đất có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều.

97

Các tư liệu sản xuất khác có thể di chuyển đến những nơi thiếu và cần

thiết, ngược lại ruộng đất - tư liệu sản xuất chủ yếu này có vị trí cố định gắn

liền với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và điều kiện xã hội của mỗi vùng.

Để kết hợp với ruộng đất, người lao động và các tư liệu sản xuất khác phải tìm

đến với ruộng đất như thế nào là hợp lý và có hiệu quả. Muốn thế, một mặt

phải quy hoạch các khu vực canh tác, bố trí các trung tâm dịch vụ và phân bố

các điểm dân cư hợp lý. Mặt khác phải cải thiện điều kiện tự nhiên, xây dựng

cơ sở vật chất - kỹ thuật và hệ thống cấu hạ tầng nhằm tạođiều kiện để sử

dụng đất có hiệu quả, nâng cao đời sống của nông dân và từng bước thay đổi

bộ mặt nông thôn.

Ruộng đất có chất lượng không đồng đều giữa các khu vực và ngay trên

từng cánh đồng. Đó là kết quả, một mặt do quá trình hình thành đất, mặt khác

quan trọng hơn là do quá trình canh tác của con người. Vì thế trong quá trình

sử dụng cần thiết phải cải tạo và bồi dưỡngđất, không ngừng nâng dầnđộ

đồng đều của ruộng đất ở từng cánh đồng, từng khu vực để đạt năng suất cây

trồng cao.

2.4 Ruộng đất - tư liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn và đào thải

khỏi quá trình sản xuất, nếu sử dụng hợp lý thì ruộngđất có chất lượng

ngày càng tốt hơn.

Các tư liệu sản xuất khác sau một thời gian sử dụng đều bị hao mòn hữu

hình hoặc hao mòn vô hình. Cuối cùng sẽ bị đào thải khỏi quá trình sản xuất và

thay thế bằng tư liệu sản xuất mới,chất lượng cao hơn, giá rẻ hơn, còn ruộng

đất - tư liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn, nếu sử dụng hợp lý, chất

lượng ruộng đất ngày càng tốt hơn, sức sản xuất của ruộng đất lớn hơn, cho

nhiều sản phẩm hơn trên một đơn vị diện tích canh tác. Dĩ nhiên việc sử dụng

ruộng đất có đúng đắn hay không là tuỳ thuộc vào chính sách ruộng đất của

Nhà nước và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, tuỳ thuộc vào trình độ phát

triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học - công nghệ của từng giai

đoạn phát triển nhất định.

98

3. Những vấn đề có tính quy luật về vận động của ruộng đất trong nền

kinh tế thị trường.

Ruộng đất là sản phẩm của tự nhiên đồng thời là yếu tố cần thiết trong

quá trình sản xuất. Sự vậnđộng của ruộngđất vừa chịu sự tác động của quy

luật tự nhiên vừa chịu sự tác động của luật kinh tế, biểu hiện trên các khía cạnh

mang tính quy luật sau:

3.1 Quy luật ruộng đất ngày càng khan hiếm và độ màu mỡ tự nhiên

của ruộng đất có xu hướng giảm sút.

Với tổng quỹ đất có hạn, dân số không ngừng tăng làm cho diện tích đất

đai bình quân đầu người giảm sút, tình trạngđó dẫnđến sự khan hiếm về

ruộng đất ngày càng gay gắt. Cùng với sự khan hiếm về quỹ ruộng đất, độ màu

mỡ tự nhiên của ruộng đất cũng có xu hướng giảm sút do mưa, gió lụt bão làm

xói mòn, rửa trôi lớp đất màu làm trơ sỏi đá, đất bị sụt lỡ và chính sự khai thác

thiếu ý thức của con người cũng làm cho ruộng đất bị kiệt quệ.

Mâu thuẫn gay gắt giữa chủ đất và nhà tư bản kinh doanh trong hợp đồng

thuê đất do tranh giành địa tô chênh lệch dẫn đến kết cục là ruộng đất bị khai

thác kiệt quệ.

Việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ có tác động trên hai mặt:

mặt tích cực là tăng năng suất cây trồng, song mặt khác chính những tiến bộ

khoa học và công nghệ đó ứng dụng vào canh tác lại làm chất đất biến động,

làm mất đi độ mầu mỡ của thiên nhiên ban phú, công năng của đất mang nặng

tính nhân tạo. Nếu do nguyên nhân nào đó, con người không có điều kiện áp

dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, hoặc đưa vào với mức độ

thấp hơn thì năng suất cây trồng sẽ giảm sút. Như vậy, những yếu tố quy định

tính quy luật giảm sút màu mỡ đai đai phụ thuộc vào cả tự nhiên, kinh tế và

kỹ thuật.

3.2 Các yếu tố của sản xuất như vốn, lao động và ruộng đất đều trở

thành hàng hoá trong điều kiện kinh tế thị trường.

Kinh tế hàng hoá phát triển qua hai giai đoạn: Kinh tế hàng hoá giản đơn

99

và kinh tế thị trường. Kinh tế hàng hoá giản đơn là kinh tế hàng hoá của những

người nông dân, thợ thủ công cá thể tiến hành trên cơ sở sức lao động và tư

liệu sản xuất của bản thân người sản xuất. Trong quá trình phát triển, kinh tế

hàng hoá giản đơn tất yếu chuyển thành kinh tế thị trường.

Khác với kinh tế hàng hoá giảnđơn, kinh tế thị trường phát triểnở một

phạm vi và trình độ cao hơn, mọi yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản

xuất đều trở thành hàng hoá, trao đổi trên thị trường, trong đó có đất đai.

3.3 Tập trung ruộng đất có xu hướng tăng lên theo yêu cầu phát triển

của sản xuất hàng hoá.

Tập trung ruộngđất là việc sáp nhập hoặc hợp nhất ruộngđất của

những chủ sở hữu khác nhau vào một chủ sở hữu hoặc hình thành một chủ

sở hữu mới có quy mô ruộng đất lớn hơn. Tập trung ruộng đất diễn ra theo

hai con đường; Một là hợp nhất ruộng đất của các chủ sở hữu cá biệt nhỏ hơn

thành một chủ sở hữu cá biệt khác lớn hơn. Con đường này được thực hiện

thông qua việc xây dựng HTX sản xuất nông nghiệp ở nước ta như trước đây.

Hai là, con đường sáp nhập ruộng đất của các chủ sở hữu nhỏ cá biệt cho

một chủ sở hữu cá biệt để tạo ra quy mô lớn hơn. Con đường này được thực

hiện thông qua biện pháp tước đoạt hoặc chuyển nhượng mua bán ruộng đất.

Con đường này diễn ra mạnh mẽ ở các nước ta bản trong giai đoạn tích luỹ

nguyên thuỷ tư bản mà tiêu biểu là nước Anh.

Việc tập trung ruộng đất vào tay chủ sở hữu mới tạo ra kết quả hai mặt:

một mặt làm cho một bộ phận nông dân trở thành không có ruộng đất, buộc họ

phải đi làm thuê hoặc rời quê hương tìm kế sinh nhai. Mặt khác tạo cho chủ đất

có điều kiện áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư thâm canh tăng nâng suất cây

trồng. Đó là con đường tất yếu để giảm bộ phận lao động tất yếu, chuyển lao

động nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác, trước hết là công nghiệp, nó sẽ

diễn ra khá mạnh trong thời kỳ công nghiệp hoá, đồng thời có tác dụng thúc

đẩy nông nghiệp phát triển.

3.4. Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ đi đối với

100

quá trình chuyển đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng ngày càng tăng.

Một mặt đất nông nghiệp chuyển sang xây dựng kết cấu hạ tầng (đường

sá giao thông), xây dựng nhà máy, xí nghiệp, cửa hàng; mặt khác quá trình đô

thị hoá làm cho dân cư thành phố tăng nhanh dẫn đến nhu cầu xây dựng nhà ở

dân cư, công sở ngày càng lớn.

4. Quỹ đất và những đặc trưng của quỹ ruộng đất.

Tổng quỹ đất tự nhiên của nước ta là 33.104,22 ngàn ha, trong đó quỹ đất

nông nghiệp năm 2000 có 9.394,97 ngàn ha, chiếm 28,38%. Là nước có diện

tích tự nhiên không lớn, xếp thứ 60 trong số 160 nước trên thế giới và xếp

hàng thứ tư trong khối các nước Đông Nam á.

Trong 13 năm lại đây, quỹ đất nông nghiệp có những biến động đáng kể,

nhất là từ năm 1990 lại đây. Quỹ đất nông nghiệp tăng nhanh, chủ yếu là vùng

Tây Nguyên (kể cả Lâm Đồng) tăng 471.14 ngàn ha, bằng 125,31% trong vòng

13 năm, vùng Đông Nam Bộ tăng 526,01 ngàn ha bằng 65,68%.

Quỹ đất nông nghiệp tăng lên, trong đó chủ yếu là đất trồng cây lâu năm,

từ 604,74 ngàn ha năm 1985 tăng lên 1.553,5 ngàn ha năm 1997, tăng 928,76

ngàn ha, bằng 253,28%; trongđó Tây nguyên tăng 304,69 ngàn ha, bằng

420,25% vùng Đông Nam Bộ tăng 345,46 ngàn ha, bằng 152,49%. Điều đáng

lưu ý là quỹ đất trồng lúa giảm, trong vòng 13 năm diện tích đất trồng lúa cả

nước giảm 97,06 ngàn ha, trong đó đồng bằng sông Hồng giảm 51,54 ngàn ha.

Quỹđất lâm nghiệp tăng lên, từ 9.641,66 ngàn ha năm 1985 tăng lên

11.153,3 ngàn ha tăng năm 1997 , trong đó vùng núi và trung du phía Bắc tăng

1.045,18 ngàn ha.

Quỹ diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tăng lên nhanh, từ 249,0 ngàn

ha năm 1987 tăng lên 508,017 ngàn ha năm 1997, trong đó vùngđồng bằng

sông Cửu long tăng 173,95 ngàn ha.

Quỹ đất nông nghiệp nước ta có một số đặc trưng đáng chú ý sau:

- Quỹ đất nông nghiệp của nước ta rất đa dạng, cả nước có 13 nhóm đất

101

chính, trong đó nhóm đất đỏ chiếm gần 54% được phân bổ chủ yếu ở Trung du

và miền núi phía Bắc, Tây nguyên, Bắc Trung bộ và Duyên Hải miền trung.

Nhóm đất xám, đất đen đang bị thoái hoá với 2,48 triệu ha, tập trung chủ yếu ở

Đông Nam bộ, Tây nguyên. Nhóm đất phù sa chủ yếu ở vùng đồng bằng sông

Cửu long và đồng bằng sông Hồng v.v..

- Nước ta có một số nhóm đất có chất lượng tốt, như đất bazan rất thích

để phát triển cà phê, cao su, hồ tiêu và các loại cây ngắn ngày, đất phù sa thích

hợp trồng cây lương thực, nhất là cây lúa, trồng cây công nghiệp ngắn ngày

v.v. Bên cạnh một số loại đất tốt, quỹ đất nước ta cũng có một số loại đất xấu

như đất bị bạc màu, đất chua mặn, đất cát ven biển v.v cần được cải tạo và bồi

dưỡng đất.

- Quỹ đất nông nghiệp của nước ta không lớn, mức bình quân diện tích

đầu người thấp, xếp hàng thứ 135 trên 160 nước và hàng thứ 9 ở Đông Nam á.

ởđồng bằng sông Hồng diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người quá

thấp - trên 500m2/người, có nhiều xã đạt dưới 300m2/người.

5. Những biện pháp chủ yếu để sử dụng đầy đủ và hợp lý đất nông

nghiệp.

Để sử dụng đầy đủ và hợp lý đất nông nghiệp cần thực hiện tốt các biện

pháp sau đây:

5.1 Thực hiện đánh giá đất đai theo số lượng, chất lượng và các điều

kiện gắn vớiđấtđailàm cơ sở khoa học cho việc phân loại, bố trí quy

hoạch sử dụng đất theo hướng khai thác lợi thế so sánh của từng vùng, từng

địa phương.

Điều tra, đánh giá phân loại đất, một mặt nhằm đánh giá chính xác tiềm

năng đất đai có thể sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, mặt khác nhằm xác lập

cơ sở khoa học cho việc bố trí sử dụng đất đai.

Đánh giá số lượng, chất lượngđấtđai là hai mặt củađiều tra cơ bản

nguồn tài nguyên đất. Đó là công việc cần thiết nhưng cũng rất tốn kém công

102

sức tiền của. Vì vậy cần tiến hành từng bước, có sự đầu tư và phối hợp với

nhiều ngành khoa học khác nhau.

5.2 Đẩy mạnh thâm canh nông nghiệp, đồng thời tích cực mở rộng diện

tích bằng khai thác và tăng vụ.

Thâm canh là con đường phát triển chủ yếu của sản xuất nông nghiệp. Do

diện tích bề mặt của ruộng đất có hạn, để tạo ra ngày càng nhiều nông sản, loài

người phải khai thác chiều sâu của ruộng đất. Đó là con đường phát triển nông

nghiệp hàng hoá theo hướng công nghiệp hoá, hiệnđại hoá. Thâm canh phải

được thực hiện từđầu, toàn diện, liên tục và ngày càng cao. Tuy nhiên trong

quá trình thực hiện thâm canh phải coi trọng tính hiệu quả, phải gắn thâm canh

với quá trình cải tạo và bồi dưỡng ruộng đất.

Cùng với quá trình thực hiện thâm canh, coi trọng biện pháp mở rộng

diện tích bằng khai hoang và tăng vụ. ở nước ta quỹđất có khả năng nông

nghiệp vẫn còn ở một số vùng, ở đây có thể khai hoang đưa quỹđất này vào

sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó quỹ đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven biển

còn lớn, cần thiết được khai thác để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi

trồng thuỷ sản. Tuỳđiều kiện từng vùng mà lựa chọn hình thức khai hoang

thích hợp, có thể là khai hoang tại chỗ, có thể là khai hoang gắn với việc xây

dựng vùng kinh tế mới. Việc lựa chọn hình thức nào là phải căn cứ vào điều

kiện cụ thể về quỹ đất đai, vốn của ngân sách nhằm hỗ trợ cho những người đi

khai hoang và vốn của bản thân họ góp phần đầu tư để khai hoang. Việc tăng

vụ, chuyển vụ ở nước ta trong những năm qua đã có nhiều thành công, tuy

nhiên nếu biết khai thác tiềm năng tăng vụ to lớn ở nước ta, thì tăng vụ còn

đem lại hiệu quả lớn hơn.

5.3 Phải sử dụng một cách tiết kiệm quỹ đất nông nghiệp, đặc biệt là

việc chuyển đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác.

Quỹ đất nông nghiệp rất có hạn về mặt diện tích, trong khi đó nhu cầu về

nông sản ngày càng tăng lên. Đồng thời nhu cầu chuyển một phầnđất nông

nghiệp thành đất phi nông nghiệp cũng rất bức xúc trong quá trình công nghiệp

103

hoá và hiện đại hoá. Vì vậy sử dụng tiết kiệm đất nông nghiệp vừa là yêu cầu

vừa là biện pháp để sử dụng đầy đủ và hợp lý đất đai. Hạn chế việc chuyển đất

nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác.

5.4Đẩy mạnh công tác chuyểnđổi ruộngđất nhằm khắc phục tình

trạng phân tán manh mún trong sử dụng đất.

Trong một thời gian khá dài (gần 30 năm) ruộng đất do hợp tác xã nông

nghiệp thống nhất và quản lý sử dụng, hiệu quả sử dụng ruộng đất thấp, tình

trạng khan hiếm lương thực, thực phẩm kéo dài, đời sống của nông dân gặp

khó khăn. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị được ban hành (4/1988) khẳng định

việc giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho bộ xã viên, phần lớn hộ xã viên

ở các địa phương đòi hỏi sự công bằng trong khi giao ruộng với phương thức:

"có gần, có xa", "có xấu, tốt" để đảm bảo nếu thửa này mất mùa, thì thửa khác

có thể gỡ lại nhờ được mùa nhằm đảm bảo cuộc sống của từng hộ nông dân.

Với nhận thức là hướng vào sản xuất tự cấp, tự túc trong điều kiện sản xuất

thấp kém thì phương thức giao ruộng này có thể giúp cho hộ nông dân vượt

qua những khó khăn. Cùng với quá trình đổi mới kinh tế, điều kiện sản xuất đã

thayđổi, nông nghiệp Việt Nam đang chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá,

ứng dụng nhiều hơn những tiến bộ khoa học - công nghệ mới, nhất là về giống,

quy trình canh tác thâm canh thì những mảnh ruộng bị chia cắt phân tán, manh

mún đang là lực cản lớn trên con đường phát triển của nông nghiệp hiện đại.

Đã đến lúc các hộ nông dân tự thấy cần thiết phải chuyển đổi các thửa ruộng

nhỏ thành thửa ruộng có quy mô lớn hơn. Công tác chuyển đổi ruộng đất đã và

đang diễn ra ở một số địa phương bước đầu đem lại kết quả thiết thực, được

nông dânđồng tình và hưởngứng. Ngànhđịa chính và chính quyềnđịa

phương cần tiếp tục tổng kết, đánh giá, lựa chọn và rút ra một số phương án

tốt, thích hợp để chỉ đạo, hướng dẫn các hộ nông dân thực hiện và sớm hoàn

thành công việc chuyển đổi, khắc phục được tình trạng phân tán và manh mún

của ruộng đất. Đồng thời với quá trình chuyển đổi ruộng đất, các địa phương

kết hợp cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các hộ nông dân có thể

104

sử dụng làm thế chấp khi vay vốn tín dụng tại các ngân hàng thương mại.

5.5 Thúc đẩy quá trình tập trung ruộng đất, khuyến khích thực hiện

phương thức "ai giỏi nghề gì làm nghề đó"

Tình hình phân bổ và tập trung ruộngđất trong hộ nông dân từ sau 10

năm đổi mới, nhất là từ khi ban hành luật đất đai năm 1993 lại đây cho thấy xu

thế chuyển đổi từ nông nghiệp manh mún, tự túc sang sản xuất hàng hoá có

quy mô lớn ngày càng rõ, kinh tế trang trại đã ra đời và phát triển ở nhiều vùng

trong cả nước, nhất là các tỉnh trung du, miền núi, Tây nguyên, Đông Nam bộ,

ven biển, v.v.. Đồng thời cũng xuất hiện một bộ phận hộ nông dân không có

đất hoặc quá ít đất mà chưa tìm được việc làm mới thay thế, họ đã và đang trở

thành lao động làm thuê thường xuyên hoặc thời vụ.

Khuyến khích những người có khả năng và nguyện vọng (có vốn, có kiến

thức và kinh nghiệm sản xuất, có ý chí làm giàu) kinh doanh nông nghiệp, phát

triển kinh tế trang trại được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất và được cấp

giấy chứng nhận chuyển quyền sử dụng đất, cho phép hộ gia đình, cá nhân

được nhận chuyển nhượng quyền sử dụngđất, thuê hoặc thuê lại quyền sử

dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác để phát triển trang trại theo

quy định của pháp luật. Như vậy kinh tế trang trại ở Việt Nam đã được pháp

luật thừa nhận và khuyến khích phát triển, Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi

nhất để những người có khả năng đi vào kinh doanh nông nghiệp và phát triển

kinh tế trang trại cũng chính là thực hiện một phần của phương thức nêu trên.

Hiện nay một số lượngđáng kể các trang trại đang nhận thầuđất của công

nhân lâm trường, của các hợp tác xã hoặc chính quyền cấp xã, của các chủ dự

án cần được tháo gỡ về một số chính sách, thời hạn nhận thầu. Cần xem xét

từng trường hợp nhận thầu cụ thể để tìm cách giải quyết cho phù hợp. Đối với

đất các lâm trường nếu chuyển sang mục đích sản xuất nông nghiệp - trồng cây

công nghiệp lâu năm, cây ăn quả thì lâm trường có thể giao lại cho chính

quyền địa phương để giao đất và cấp giấy chứng nhận cho các trang trại. Đối

với đất của các nông trường nếu phần đất nhận thầu không ảnh hưởng đến quy

105

hoạch sản xuất thì nông trường cũng có thể giao lại cho chính quyềnđịa

phương để giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại.

Tiếp tục nghiên cứu các trường hợp nhận thầu còn lạiđể từng bước tháo gỡ

vướng mắc cho các trang trại nhận thầu đất của nông lâm trường. Đối với vùng

đất chật người đông, việc thúc đẩy quá trình tập trung ruộng đất phải đi đôi với

phát triển ngành nghề, làng nghề để thu hút lao động dư thừa từ nông nghiệp.

Từ những năm 1990 lại đây ở đồng bằng sông Hồng các làng nghề phát triển

nhanh, từ chỗ chiếm 1/3 số làng nghề cả nước đến nay vùng đồng bằng sông

Hồng chiếm gần 50% số làng nghề cả nước và đang thu hút một lực lượng lao

động đáng kể vào hoạt động phi nông nghiệp. Đó là xu thế tích cực cần có

chính sách khuyến khích phát triển và mở rộng lĩnh vực hoạt động phi nông

nghiệp này. Đồng thời ở từng vùng cần xem xét từng trường hợp cụ thể để giải

quyết hợp tình, hợp lý và đúng với quy định của pháp luật hiện hành, như cấp

đất (nếu chưa được cấp và nơi còn quỹ đất công), vận động chuộc lại đất cầm

cố, tổ chức đưa dân đi khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới.

5.6 Phải kết hợp chặt chẽ giữa khai thác với bảo vệ, bồi dưỡng và cải

tạo ruộng đất.

Ruộng đất - tư liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn và đào thải khỏi

quá trình sản xuất, nếu sử dụng hợp lý thì đất đai ngày càng tốt hơn. Việc sử

dụng hợp lý ruộng đất hay không là tuỳ thuộc vào quá trình sử dụng có kết hợp

chặt chẽ giữa khai thác, sử dụng ruộng đất với việc bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo

đất đai hay không. Vì thế trong quá trình sử dụng ruộng đất phải tìm mọi biện

pháp để bảo vệ chống xói mòn, rửa trôi ruộng đất. Phải thường xuyên coi trọng

công tác bồi dưỡng và cải tạo đất làm tăng độ phì nhiêu của đất.

5.7 Tăng cường quản lý Nhà nước đối với ruộng đất.

Ruộng đất là tài sản quốc gia, Nhà nước giao quyền sử dụng ổn định và

lâu dài cho nông dân. Việc tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai nói chung

và đất nông nghiệp nói riêng là cần thiết và tất yếu. Nội dung của quản lý Nhà

nước đối với đất nông nghiệp, bao gồm: Quy hoạch sử dụng đất, xây dựng hệ

106

thống các biện pháp sử dụng đất, xác lập hệ thống các chính sách sử dụng đất

.v.v Trong những năm trước mắt cần khắc phục tình trạng quản lý và sử dụng

đất đai kém hiệu quả, trong đó rà soát lại tình hình quản lý và sử dụng quỹ đất

nông nghiệp, khắc phục tình trạng bao chiếm đất và sử dụng đất kém hiệu quả

của các doanh nghiệp Nhà nước. Đất ở các doanh nghiệp này cần được giao lại

cho địa phương để giao cho các chủ sử dụng khác (hộ, trang trại) có hiệu quả

hơn. Xác định đất đang sử dụng không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp làm cơ

sở cho việc xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp tạo

điều kiện và khung pháp lý để hình thành thị trường chuyển nhượng đất đai.

III. Sử dụng yếu tố nguồn nhân lực trong nông nghiệp

1. Khái niệm và đặc điểm của nguồn nhân lực trong nông nghiệp.

Nguồn lực laođộng là lực lượng sản xuất quan trọng nhất của xã hội.

Việc nghiên cứu nguồn nhân lực trong nông nghiệp có ý nghĩa rất to lớn đối

với sự phát triển nông nghiệp cũng như đối với sự phát triển của toàn bộ nền

kinh tế quốc dân. Trước hết cần làm rõ thế nào là nguồn nhân lực trong nông

nghiệp? Nguồn nhân lực trong nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia

vào hoạtđộng sản xuất nông nghiệp, bao gồm số lượng và chất lượng của

người lao động. Về số lượng bao gồm những người trong độ tuổi (nam từ 15

đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 và những người trên và dưới độ tuổi nói trên tham

gia hoạt động sản xuất nông nghiệp). Như vậy về lượng của nguồn nhân lực

trong nông nghiệp khác ở chỗ, nó không phải chỉ bao gồm những người trong

độ tuổi mà bao gồm cả những người trên và dưới độ tuổi có khả năng và thực

tế tham gia lao động. Về chất lượng bao gồm thể lực và trí lực của người lao

động, cụ thể là trình độ sức khoẻ, trình độ nhận thức, trình độ chính trị, trình

độ văn hoá, nghiệp vụ và tay nghề của người lao động.

Nguồn nhân lực trong nông nghiệp có những đặc điểm riêng so với các

ngành sản xuất vật chất khác, trước hết mang tính thời vụ cao là nét đặc trưng

điển hình tuyệt đối không thể xoá bỏ, nó làm phức tạp quá trình sử dụng yếu tố

107

nguồn nhân lực trong nông nghiệp. Là thứ lao động tất yếu, xu hướng có tính quy

luật là không ngừng thu hẹp về số lượng và được chuyển một bộ phận sang các

ngành khác, trước hết là công nghiệp với những lao động trẻ khoẻ có trình độ văn

hoá và kỹ thuật. Vì thế số lao động ở lại trong khu vực công nghiệp thường là

những người có độ tuổi trung bình cao và tỷ lệ này có xu hướng tăng lên.

2. Xu hướng biến đổi nguồn nhân lực trong nông nghiệp

Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, nguồn nhân lực trong

nông nghiệp có số lượng lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng lao động xã hội.

Song, cùng với sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá, nguồn nhân lực

trong nông nghiệp vận động theo xu hướng giảm xuống cả tương đối và tuyệt

đối. Quá trình biến đổi đó diễn ra theo hai giai đoạn.

Giai đoạn đầu diễn ra khi đất nước bắt đầu công nghiệp hoá, nông nghiệp

chuyển sang sản xuất hàng hoá, năng suất lao động nông nghiệp có tăng lên,

một số lao động nông nghiệp được giải phóng trở nên dư thừa và được các

ngành khác thu hút, sử dụng vào hoạt động sản xuất - dịch vụ. Nhưng do tốc

độ tăng tự nhiên của lao động trong khu vực công nghiệp còn lớn hơn tốc độ

thu hút lao động dư thừa từ nông nghiệp, do đó ở thời kỳ này tỷ trọng lao động

nông nghiệp mới giảm tươngđối, số lượng lao động tuyệtđối còn tăng lên.

Giai đoạn này dài hay ngắn là tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của đất

nước quyết định. Đài loan là nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao với thời

gian dài. Trong 40 năm, thu nhập quốc dân bình quân đầu người của Đài loan

tăng trên 70 lần. Từ một nền nông nghiệp lạc hậu, Đài loan trở thành một nền

công nghiệp mới. Năm 1952 nông nghiệp chiếm 35,9%, công nghiệp chiếm

18,0% và dịch vụ chiếm 46,1% trong tổng GDP. Cùng thời gian này dân cư

nông nghiệp có 4.257 ngàn người, chiếm 52,4% dân sốĐài loan. Đến năm

1970 tỷ trọng của nông nghiệp giảm xuống 17,5% và công nghiệp tăng lên

34,7% trong GDP; dân số nông nghiệp tăng lên 5.997 ngàn người và chiếm

40,9%. Đài loan kết thúc giai đoạn I, giai đoạn lao động nông nghiệp mới giảm

108

tương đối, phải mất 20 năm. Nước ta đang ở giai đoạn thứ nhất, tỷ trọng nông

nghiệp trong tổng lao động xã hội đã có xu hướng giảm xuống từ 72% năm 1993

xuống 68,64% năm 1998, nhưng số lao động còn tăng lên, từ 20.482,9 ngàn lao

động tăng lên 25.302 ngàn lao động cùng thời gian tương tự.

Giai đoạn thứ hai, nền kinh tế đã phát triển ở trình độ cao, năng suất lao động

nông nghiệp tăng nhanh và năng suất lao động xã hội đạt trình độ cao. Số lao động

dôi ra do nông nghiệp giải phóng đã được các ngành khác thu hút hết. Vì thế giai

đoạn này số lượng lao động giảm cả tương đối và tuyệt đối.

3. Phân bố và sử dụng nguồn nhân lực trong nông nghiệp nước ta.

Năm 1998 cả nước có 10.981 ngàn hộ nông nghiệp với 52.668 ngàn

nhân khẩu, trong đó có 25.302 ngàn lao động chiếm 68,64% tổng lao động

xã hội. Như vậy dân số và lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn,

nhưng phân bố không đều giữa các vùng, thường tập trungở vùngđồng

bằng và ven biển. Năm 1998 vùng đồng bằng sông Hồng có 4.997 ngàn lao

động nông nghiệp chiếm 19,75% laođộng nông nghiệp cả nước nhưng

diện tíchđất nông nghiệp chỉ chiếm 8,57% diện tíchđất nông nghiệp cả

nước, tính ra cứ 1 ha có 7,43 lao động, bằng 230% mức bình quân chung

cả nước và bằng 49,5% của Tây nguyên và Đông nam bộ. Vùng Bắc Trung

bộ có 3.587 ngàn lao động chiếm 14,18% tổng laođộng nông nghiệp cả

nước nhưng chỉ có 8,68% diện tích đất nông nghiệp và tính ra trên 1 ha có

5,27 lao động. Điều đó có thể thấy ở biểu sau:

Phân bố lao động và đất nông nghiệp giữa các vùng trong cả nước

năm 1998.

Chung cả

Lao động

Số lượng

(1000 người)

Tỷ trọng

(%)

Đất nông nghiệp

Số lượngTỷ trọng

(1000 người)(%)

Số lao động trên

1 ha đất nông

nghiệp

(người/ha)

nước

25.302

100.0007.843,1

109

100.00

3,23

Trong đó:

Đồng bằng

SH

Đông Bắc

Tây Bắc

4.997

4.103

838

19,75

16,21

3,21

672

909,1

316,2

8,57

11,59

4,03

7,43

4,51

2,65

Bắc Trung Bộ3.587

D. hải M

2.110

Trung

14,18

8,34

681,0

437,1

8,68

5,57

5,27

4,83

Tây nguyên

937

3,87

668,3

8,52

1,46

Đông Nam Bộ 2.294

Đồng bằng

6.394

SCL

9,07

25,37

1526,9

2632,2

19,47

33,56

1,50

2,43

Nguồn: Số liệu thống kê - Nông - Lâm nghiệp - thủy sản Việt Nam 1990 -

1998 và dự báo năm 2000. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 1999

Sự phân bố không đồng đều giữa các vùng về lao động và đất đai đã

gây sự lãng phí, làm cho hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong nông

nghiệp còn thấp.

Phân bố nguồn nhân lực trong nội bộ ngành nông nghiệp nhìn chung là

chưa hợp lý.Đại bộ phận lao động nông nghiệp nằm trong khu vực sản xuất

lương thực, bởi lẽ diện tích trồng cây lương thực còn chiếm tỷ trọng lớn, năm

1998 diện tích gieo trồng cây lương thực còn chiếm 72,97% tổng diện tích gieo

trồng cả nước, riêng cây lúa còn chiếm 62,90%. Vùng đồng bằng sông Cửu

long diện tích cây lương thực chiếm 86,7% và riêng lúa chiếm 85,81% tổng

diện tích gieo trồng toàn vùng. Vùng đồng bằng sông Hồng cũng tương tự với

82,7% diện tích cây lương thực và diện tích gieo trồng lúa chiếm 73,10% trong

tổng diện tích gieo trồng toàn vùng. Số lao động giành cho các cây trồng khác

nhất là cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả trên cả nước chưa lớn, song một

số vùng chiếm tỷ trọng đáng kể, như vùng Tây nguyên diện tích cây lâu năm

chiếm gần 50% vàĐông Nam bộ chiếm gần 40% tổng diện tích gieo trồng

110

toàn vùng. ở đây đã hình thành những trang trại trồng cà phê, cao su, điều, v.và

lao động giành cho sản xuất cây công nghiệp hàng hoá với tỷ trọng lớn. Một

sốđịa phương đã phát triển mạnh ngành chăn nuôi, hình thành các hộ, trang

trại chuyên chăn nuôi, nhưở Lâmđồng,Đồng nai, Ninh thuận, Mộc châu

ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, ngoại thành thành phố Hà Nội v.v và một

bộ phận lao động chuyên chăn nuôi đã hình thành, nhưng còn chiếm tỷ trọng

nhỏ. Nhìn chung sự phân công laođộng trong nông nghiệp nước ta còn kém

phát triển, phần lớn lao động tập trung ở ngành trồng trọt, đặc biệt là ở khu vực

sản xuất lương thực, thực phẩm và tập trung ở những vùng đồng bằng châu

thổ, ven các trục đường giao thông. Do sự phân bố lao động nông nghiệp theo

vùng và phân bố theo ngành còn bất hợp lý cho nên việc sử dụng nguồn nhân

lực còn nhiều lãng phí. Với các công cụ máy móc trang bị chưa nhiều, phần

lớn là công cụ thô sơ, giản đơn vì thế năng suất lao động còn thấp, thu nhập và

đời sống cho người lao động chậm được cải thiện.

4. Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nông nghiệp.

Lao động nông nghiệp Việt Nam đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao

động xã hội, trong khi đó quỹ đất nông nghiệp không lớn, mức bình quân đất

nông nghiệp theo dân cư nông nghiệpở nước ta thuộc nhóm các nước thấp

nhất trên thế giới. Mặt khác tốc độ tăng dân số ở Việt Nam còn cao, với tốc độ

tăng 1,8%, hàng năm, số lao động bước vào thị trường lao động khoảng một

triệu người. Theo số liệu của tổng cục thống kê công bố trong niêm giám năm

1998, tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của lao động trong độ tuổi ở khu

vực nông thôn là 71,1%,điềuđó có nghĩa là khu vực nông thônđang còn

28,9% thời gian lao động chưa được sử dụng tương đương với 7,1 triệu lao

động còn dư thừa. Như vậy tình trạng dư thừa lao động và thiếu việc làm đang

tăng, thu nhập của nông dân vẫn còn thấp. Nhờ có sự tăng trưởng nông nghiệp

trong những năm đổi mới khá cao cho nên mức đói nghèo đã giảm xuống đáng

kể. Từ những cuộc điều tra năm 1992 - 1993 đã có đến 51% số dân bị nghèo

111

đói, tỷ lệđóđã giảm xuống 20,4% (năm 1995), xuống 19,2% (năm 1996),

trongđó số dân thành thị là 8%, trong khiđó tỷ lệ này của nông thôn còn

22,5%, năm 1997 là 18,3%. Chênh lệch thu nhập giữa nhóm hộ có thu nhập

cao so với nhóm hộ thu nhập thấp có xu hướng mở rộng ra. Số liệu điều tra

thống kê cho thấy năm 1995 sự khác biệt giữa 20% người có thu nhập cao nhất

và 20% người có thu nhập thấp nhất là 6,8 lần và năm 1997 tăng lên 7,3 lần.

Đó là vấn đề kinh tế xã hội cần được quan tâm giải quyết. Vấn đề đặt ra là phải

tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn. Trên cơ sở đảm bảo

an toàn về lương thực, từng vùng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, hướng

vào những cây có giá trị hàng hoá và hàng hoá xuất khẩu cao để tạo thêm việc

làm và tăng thu nhập cho nông dân. Do lực lượng lao động ở nông thôn tiếp

tục tăng nhanh chóng, để có thể thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa thành thị

và nông thôn bằng cách tạo ra việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn. Một mặt

giảm tỷ hộ thuần nông, tăng hộ nông nghiệp kiêm ngành nghề dịch vụ, hồi

phục và phát triển ngành nghề thủ công, ngành nghề truyền thống ở nông thôn.

Mặt khác tăng cường tiết kiệm trong dân cư nông thôn đẩy mạnh đầu tư phát

triển công nghiệp nông thôn thông qua phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ

ở các thị trấn, các tụ điểm dân cư vừa để thu hút lực lượng lao động trẻ ở nông

thôn vừa tạo ra những sản phẩm tiêu dùng phục vụ dân cư nông thôn- bằng các

chính sách cởi mở khuyến khích dân cư đầu tư phát triển mạnh công nghiệp

nông thôn.

5. Phương hướng và biện pháp sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực

trong nông nghiệp nước ta.

Phương hướng cơ bản sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong nông

nghiệp nước ta là: giải phóng mọi sức sản xuất ở nông thôn, khai thác và sử

dụng có hiệu quả tiềm năng các nguồn lực của đất nước, của các vùng và của

các ngành nông nghiệp, phát triển mạnh nền nông nghiệp hàng hoá nhiều thành

112

phần, đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào nông nghiệp,

phát triển nông thôn tổng hợp, gắn chặt chẽ sử dụng lao động với việc mở rộng

kinh tế đối ngoại, kết hợp giải quyết việc làm của người lao động tại chỗ là chủ

yếu với phân bổ lao động hợp lý theo vùng lãnh thổ; Nhà nước thông qua các

chính sách và cơ chế quản lý để tạo thêm việc làm và khuyến khích mọi người

lao động tự tạo việc làm cho mình, nâng cao năng suất lao động và nâng cao

mức sống của người lao động.

Để thực hiện phương hướng trên đây, cần phải có một hệ thống các giải

pháp sau:

5.1. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý chẳng những có ý nghĩa quyết

định đối với sự phát triển kinh tế của cả nước, mà còn có ý nghĩa đối với sử

dụngđầyđủ và hợp lý nguồn laođộng xã hội, trong đó có laođộng nông

nghiệp. Trong điều kiện nước ta lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ lớn, thì

việc sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lao động nông nghiệp càng phải được

thực hiện trong mối quan hệ hữu cơ với việc phát triển các ngành kinh tế quốc

dân khác để hình thành cơ cấu phân công lao động mới nhằm thực hiện cơ cấu

kinh tế hợp lý. Mở rộng và phát triển mạnh các ngành kinh tế quốc dân: công

nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, giao thông, thương mại và dịch vụ... là để mở

rộng địa bàn sản xuất, thu hút mọi người có khả năng lao động trong nông

nghiệp với những tư liệu sản xuất cần thiết bảo đảm cho lao động nông nghiệp

ngày càng có hiệu quả hơn.

Việc phân phối sức lao động giữa nông nghiệp và các ngành kinh tế quốc

dân khác phải đảm bảo cho nông nghiệp cả về số lượng và chất lượng một cơ

cấu lao động hợp lý đủ để cho nông nghiệp phát triển theo đúng định hướng xã

hội chủ nghĩa. Việc rút bớt lao động nông nghiệp chuyển sang phát triển các

ngành kinh tế khác là tuỳ thuộc vào việc nâng cao năng suất lao động nông

nghiệp.

Cơ cấu kinh tế của đất nước phải gắn liền với phát triển kinh tế đối ngoại.

Trong thờiđại ngày nay cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển

113

nhanh chóng chưa từng thấy. Phát triển kinh tế của mỗi nước gắn liền sự hợp

tác với các nước khác phản ánh tính quy luật. Trong điều kiện nền kinh tế chủ

yếu là nông nghiệp, việc khai thác các tiềm năng lao động, đất đai, rừng, biển,

ngành nghề để tăng nhanh khối lượng nông sản phẩm hàng hoá, đặc biệt những

sản phẩm để xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng đầy đủ và hợp

lý nguồn lao động nước ta.

5.2. Phân bổ lao động hợp lý giữa các vùng là biện pháp quan trọng để sử

dụng đầy đủ và hợp lý nguồn nhân lực trong nông nghiệp nước ta. Thực hiện

việc phân bố lao động đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ lao động với các nguồn tài

nguyên và tư liệu sản xuất sẵn có trong từng vùng khác nhau trên phạm vi cả

nước để khai thác có hiệu quả các tiềm năng đó, tạo ra nhiều ngành mới, nhiều

vùng chuyên môn hoá kết hợp với phát triển tổng hợp, làm cho nền kinh tế cả

nước phát triển một cách đồng đều.

Việc điểu chỉnh sức lao động từ nơi đông đến những vùng thưa dân trong

từng tỉnh, trong mỗi huyện có ý nghĩa thiết thực trong việc sử dụng nguồn

nhân lực trong nội bộ địa phương mình. Đồng thời phải chú ý điều chỉnh sức

lao động giữa các vùng hợp lý hơn.

Để thực hiện nhiệm vụđó yêu cầu trước hếtđối với từng tỉnh, từng

huyện, cũng như từng doanh nghiệp nông nghiệp phải nắm chắc nhân lực và

nhu cầu lao động. Dân số là cơ sở của nguồn nhân lực. Vì vậy, kế hoạch hoá

nguồn nhân lực phải gắn liền với kế hoạch hoá dân số. Trong khi dân số tăng

lên khá nhanh, thu nhập quốc dân bình quân đầu người còn thấp, vì vậy phải

thực hiện kế hoạch hoá dân số và coi đó là cuộc vận động lớn có ý nghĩa chiến

lược về kinh tế xã hội.

5.3. Thực hiện biện pháp kết hợp chặt chẽ giữa thâm canh, khai hoang và

tăng vụ, phát triển chăn nuôi và đẩy mạnh công tác trồng rừng và tu bổ rừng có

ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn nhân lực trong

nông nghiệp nước ta.

Nền nông nghiệp phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa chủ yếu dựa

114

vào việc thực hiện tái sản xuất mở rộng bằng con đường thâm canh. Để thực

hiện con đường thâm canh cần phải đầu tư thêm lao động quá khứ và lao động

sống trên một đơn vị diện tích ruộng đất một cách hợp lý. Điều đó tạo ra điều

kiện thuận lợi để sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn nhân lực trong nông nghiệp.

Thực hiện khai hoang và tăng vụđể mở rộng thêm diện tích trồng trọt,

nâng cao trình độ đảm bảo ruộng đất, mở rộng phạm vi hoạt động tạo điều kiện

sử dụng lao động tốt hơn.

Trong nông nghiệp nước ta, chăn nuôi phát triển chậm so với ngành trồng

trọt. Nhiệm vụ của nền nông nghiệp nước ta là phải phát triển mạnh cả hai

ngành, nhưng tốc độ phát triển ngành chăn nuôi phải nhanh hơn tốcđộ phát

triển ngành trồng trọt. Thực hiện nhiệm vụ đó cho phép thu hút một bộ phận

lao động đáng kể ở nông thôn.

Phân phối sức lao động để phát triển nghề rừng, trồng rừng và tu bổ rừng,

đặc biệt rừng phòng hộ, rừng làm nguyên liệu và cung cấp cho xuất khẩu có ý

nghĩa to lớn đối với phát triển nông lâm nghiệp nước ta.

5.4 Phát triển công nghiệp nông thôn bao gồm cả tiểu thủ công nghiệp,

phát triển dịch vụ nông thôn có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng nguồn

nhân lực, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống người lao động nông thôn.

Phát triển các ngành nghề ở nông thôn là để sản xuất nguyên liệu, công cụ sản

xuất, thực hiện chế biến, dịch vụ đời sống,v.v.. Một bộ phận lao động nông

nghiệp chưa có việc làm có thể làm dịch vụ trong các ngành khác. Trong việc

phát triển ngành nghề nông thôn cần phải tạo ra từng bước những người có

nghề và hình thành các làng nghề.

Đẩy mạnh hơn nữa việc trang bị cho người lao động những tư liệu sản xuất

cần thiết; đảm bảo cả về số lượng, chất lượng và chủng loại công cụ sản xuất.

5.5 Cải tiến tổ chức lao động, thực hiện thù lao lao động đúng đắn, áp

dụng những đòn bẩy kinh tế để kích thích lao động, tổ chức tốt và từng bước

nâng cao đời sống của người lao động là biện pháp thiết thực để sử dụng hợp

lý nguồn lao động trong nông nghiệp.

115

5.6 Phải thực hiện biện pháp nâng cao trình độ văn hoá, trình độ kỹ thuật,

trình độ nghiệp vụ của người lao động. Để thực hiện biện pháp này cần phải

cải cách toàn bộ hệ thống giáo dục và đào tạo quốc dân phù hợp với nền kinh

tế hàng hoá nhiều thành phần, có sự hoạt động của thị trường lao động. Sự

hình thành thị trường sức lao động trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều

thành phần được sự hướng dẫn và bảo vệ của Nhà nước và luật pháp. Sự hình

thành đó mở ra khả năng để người lao động tạo việc làm làm theo luật định.

Cần mở rộng hệ thống các trung tâm đào tạo và hình thành và phát triển các

trung tâm giới thiệu việc làm.

Nhà nước cần phải đổi mới và từng bước hoàn thiện hệ thống cơ chế

chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luậtđểđảm bảo giải phóng thực sự

nguồn nhân lực. Trong đó cần đặc biệt chú ý chính sách và luật về tự do kinh

doanh, tự do lao động và di chuyển lao động, góp vốn và huy động vốn, quyền

sử dụng đất đai, quyền thừa kế tài sản, thực hiện tốt hợp đồng lao động và luật

lao động của nước ta.

IV. sử dụng nguồn lực vốn trong nông nghiệp

1. Vai trò và đặc điểm của vốn sản xuất trong nông nghiệp.

Vốn là nguồn lực hạn chếđối với các ngành kinh tế nói chung, nông

nghiệp nói riêng. Vốn sản xuất vận động không ngừng từ phạm vi sản xuất

sang phạm vi lưu thông và trở về sản xuất. Hình thức của vốn sản xuất cũng

thay đổi từ hình thức tiền tệ sang hình thức tư liệu sản xuất và tiền lương cho

nhân công đến sản phẩm hàng hoá và trở lại hình thức tiền tệ v.v. Như vậy vốn

sản xuất trong nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối

tượng lao động được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.

Do tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp, vốn sản xuất nông nghiệp có

những đặc điểm sau:

a. Trong cấu thành vốn cố định, ngoài những tư liệu lao động có nguồn

gốc kỹ thuật còn bao gồm cả tư liệu lao động có nguồn gốc sinh học, như cây

116

lâu năm, súc vật làm việc, súc vật sinh sản. Trên cơ sở những tính quy luật sinh

học, các tư liệu lao động này thay đổi giá trị sử dụng của mình khác với tư liệu

lao động có nguồn gốc kỹ thuật.

b. Sự tác động của vốn sản xuất vào quá trình sản xuất và hiệu quả kinh

doanh của nó không phải bằng cách trực tiếp mà thông qua đất, cây trồng, vật

nuôi. Cơ cấu và chất lượng của vốn sản xuất phải phù hợp với yêu cầu của

từng loại đất đai, từng đối tượng sản xuất là sinh vật.

c. Chu kỳ sản xuất dài và tính thời vụ trong nông nghiệp một mặt làm cho

sự tuần hoàn và luân chuyển chậm chạp, kéo dài thời gian thu hồi vốn cố định,

tạo ra sự cần thiết phải dự trữ đáng kể trong thời gian tương đối dài của vốn

lưu động và làm cho vốn ứ đọng. Mặt khác sự cần thiết và có khả năng tập

trung hoá cao về phương tiện kỹ thuật trên một lao động nông nghiệp so với

công nghiệp.

d. Sản xuất nông nghiệp còn lệ thuộc vào nhiều điều kiện tự nhiên, nên việc

sử dụng vốn gặp nhiều rủi ro, làm tổn thất hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn.

e. Một bộ phận sản xuất nông nghiệp không qua lĩnh vực lưu thông mà

được chuyển trực tiếp làm tư liệu sản xuất cho bản thân ngành nông nghiệp, do

vậy vòng tuần hoàn vốn sản xuất được chia thành vòng tuần hoàn đầy đủ và

không đầy đủ. Vòng tuần hoàn không đầy đủ là vòng tuần hoàn của một bộ

phận vốn không được thực hiện ở ngoài thị trường và được tiêu dùng trong nội

bộ nông nghiệp khi vốn lưu động được khôi phục trong hình thái hiện vật của

chúng. Vòng tuần hoàn đầy đủ yêu cầu vốn lưu động phải trải qua tất cả các

giai đoạn, trong đó có giai đoạn tiêu thụ sản phẩm.

2. Vốn cố định trong nông nghiệp

* Khái niệm và đặc điểm.

Tư liệu lao động là điều kiện vật chất không thể thiéu được trong hoạt

động sản xuất kinh doanh. Có nhiều loại tư liệu lao động và công dụng của mỗi

loại không giống nhau, nhưng chúng đều có tính chất chung là giữ vai trò môi

117

giới trong quá trình lao động, tạo nên sự kết hợp giữa người lao động và đối

tượng lao động. Để tiến hành kinh doanh sản xuất cần thiết phải ứng trước một

số tiền vốn nhất định để mua sắm tư liệu lao động. Trong quá trình sản xuất, tư

liệu lao động không thay đổi hình thái vật chất ban đầu và tham gia vào nhiều

chu kỳ sản xuất sản phẩm mới theo mức độ hao mòn. Vốn đầu tư ban đầu thu

hồi từng phần sau mỗi chu kỳ sản xuất thông qua quỹ khấu hao. Tài sản cố

định hết thời hạn sử dụng sẽ được thanh lýđào thải. Dođặc điểm trong quá

trình luân chuyển, hình thái vật chất của tư liệu lao động được gọi là tài sản cố

định và phần vốnứng trước được gọi là vốn cố định. Là tài sản cốđịnh phải

có đủ hai điều kiện: đạt giá trị tối thiểu theo quy định và thời hạn sử dụng phải

trên một năm. Giá trị tối thiểu tuỳ thuộc từng thời kỳ Bộ tài chính có quy định

cụ thể.

Như vậy vốn cố định là số vốn ứng trước để mua sắm tư liệu lao động chủ

yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Phương thức luân chuyển và bù đắp

giá trị của nó là chuyển dần từng phần giá trị vào sản phẩm mới đến khi tư

liệu laođộng hết thời hạn sử dụng thì vốn cốđịnh kết thúc quá trình luân

chuyển.

* Phân loại đánh giá vốn cố định.

Vốn cố định được phân loại theo chức năng (sản xuất và phi sản xuất vật

chất). Theo công dụng của từng yếu tố (tư liệu lao động cơ khí, tư liệu lao

động sinh học, điều kiện vật chất của lao động v.v.) hoặc theo cơ cấu các

ngành sản xuất trong nông nghiệp.

Có thể sử dụng 5 phương pháp sau để đánh giá vốn cố định; phương pháp

đánh giá theo giá trị ban đầu hoàn toàn, theo giá khôi phục hoàn toàn, theo giá

trị ban đầu trừ phần đã hao mòn, theo giá trị khôi phục trừ phần đã hao mòn và

theo giá cố định.

Tái sản xuất vốn cố định.

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, tất cả tài sản cố định đều bị hao

mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Sự hao mòn hữu hình là sự hao mòn vật

118

chất dưới dạng hình thức cọ xát, biến dạng, hư hỏng, bị ăn mòn. Những chỉ

tiêu kinh tế kỹ thuật đối với tư liệu cơ khí và khả năng sinh sản của chúng (đối

với tư liệu sinh học) bị thay đổi, đặc tính, hiệu suất, và độ tin cậy của tài sản cố

định chuyển dần vào những sản phẩm đã được sản xuất ra trong quá trình sản

xuất.

Hao mòn vô hình là sự hao mòn làm giảm giá trị của tài sản cố định do

tiến bộ khoa học - công nghệ. Tài sản cố định bị giảm giá là do người ta đã sản

xuất những tư liệu lao động cùng một chức năng nhưng hiện đại hơn về công

nghệ, có năng suất cao hơn hoặc giá thành rẻ hơn. Hao mòn vô hình là tất yếu

khách quan, đặc biệt trong điều kiện ngày nay cuộc cách mạng khoa học - công

nghệ đang phát triển với nhịp độ nhanh chóng và tác động mạnh mẽ vào nông

nghiệp kéo theo sự thay đổi sâu sắc về tư liệu lao động. Vì vậy trong thực tiễn

sản xuất, vấn đề đặt ra là phải giảm thấp sự tổn thất do sự hao mòn vô hình các

tài sản cố định bằng cách mua sắm những tư liệu lao động có trình độ kỹ thuật

cao, đảm bảo sử dụng đem lại hiệu quả lớn và tiến hành khấu hao hết trước khi

thanh lý.

Tái sản xuất tài sản cố định chủ yếu thực hiện bằng hai phương thức:

- Thông qua quỹ khấu hao:

Quỹ khấu hao được hình thành trên cơ sở trích khấu hao hàng năm. Mục

đích chủ yếu là để tái sản xuất giản đơn tư liệu lao động, nhưng trên thực tế nó

thực hiện chức năng tái sản xuất mở rộng, vì rằng đến khi khấu hao hoàn toàn tài

sản cố định, quỹ khấu hao này được sử dụng để xây dựng tài sản cố định mới.

Khi tiến hành khấu hao tài sản cố định phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Bù đắp đủ giá trị tài sản cố định đã hao mòn trong quá trình sử dụng.

Các bộ phận cấu thành của tài sản cố định thường có nhịp độ hao mòn

không giống nhau. Muốn duy trì hoạt động của máy móc lâu dài phải chi thêm

một khoản tiền sửa chữa lớn. Sau khi không còn khả năng sử dụng, tài sản cố

định sẽ được thanh lý, phần giá trị này gọi là giá trị đào thải.

Như vậy, phần giá trị khấu hao thuđược hàng năm gồm có hai phần và

119

chuyển thành các loại quỹ: quỹ khấu hao cơ bản và quỹ khấu hao sữa chữa lớn.

Công thức khấu hao chung như sau:

Gb+ SG

A =

hoặc

T

−t

A =

(Gb+ S − Gt)q

Q

Trong đó:

A: Mức khấu hao hàng năm

Gb: Giá trị ban đầu hoàn toàn của tài sản cố định

S: Chi phí sửa chữa lớn

Gt: Giá trị đào thải tài sản cố định

T: Thời gian sử dụng

Q: Khối lượng sản phẩm có thể sản xuất ra trong thời kỳ tồn tại của tài

sản cố định.

q: Khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong năm tính toán.

Tùy thuộc vào từng loại tài sản cố định mà vận dụng công thức tính khấu

hao theo thời gian sử dụng hoặc theo khối lượng sản phẩm có thể sản xuất ra.

Chẳng hạn đối với cây lâu năm có thể tính khấu hao theo sản lượng, đối với máy

kéo tính theo khối lượng công việc hoàn thành... Để đơn giản trong tính toán, cần

phải xác định tỷ lệ khấu hao hàng năm cho từng loại sản phẩm cố định. Dựa vào

tỷ lệ đó để xác định mức khấu hao và phân bổ vào giá thành sản phẩm.

Tỷ lệ khấu hao hàng năm với giá trị ban đầu hoàn toàn của tài sản cố

định, ta có công thức:

A

t =

Gb

x100

120

t =

Gb+ S − Gt

.

hoặc

=

T Gb

+−

(GbS

.

Q Gb

Gt).q

x100

Tỷ lệ khấu hao cơ bản, tính theo công thức sau:

tc=

Gb− Gtx100

.

T Gb

Tỷ lệ khấu hao sửa chữa lớn, tính theo công thức:

ts=

S

.

T Gb

x

100

121

Hoặc :

S q

=

.

Q Gb

x100

- Thông qua đầu tư xây dựng cơ bản.

Đầu tư xây dựng cơ bản là bỏ vốn để mua sắm và xây dựng tài sản cố

định mới cho nông nghiệp. Việc mua sắm chủ yếu là máy móc, trang thiết

bị, xây dựng cơ bản bao gồm việc trồng mới và chăm sóc vườn cây lâu năm,

đàn súc vật hậu bị, nhà kho, sân phơi, công trình thủy lợi.... Vốn đầu tư còn

để khôi phục, hiện đại tài sản cố định đang hoạt động. Như vậy, vốn đầu tư

xây dựng cơ bản là một trong những nguồn gốc chủ yếu để tái sản xuất vốn

cố định.

2.4 Hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Hiệu quả kinh tế là sự hiểu hiện của mối quan hệ giữa kết quả lượng sản

phẩm thu được với lượng vốn đã bỏ ra. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

biểu hiện ở mỗi đơn vị vốn bỏ ra nhận được lượng kết quả lớn hơn hoặc với

lượng kết quả như thế nhưng cần lượng vốn ít hơn. Vì vậy, hiệu quả sản xuất

nông nghiệp gắn liền với hiệu quả sử dụng ruộng đất - Trên một đơn vị diện

tích sản xuất được nhiều sản phẩm với chi phí thấp hơn trên mỗi đơn vị sản

phẩm. Hiệu quả sử dụng vốn cố định là bộ phận của hiệu quả sản xuất nông

nghiệp được biểu hiện thông qua mối quan hệ của lượng sản phẩm thu được

trên một đồng vốn đã bỏ ra.

Để đánh giá hiệu quả kinh tế của vốn cốđịnh, có thể sử dụng một hệ

thống các chỉ tiêu sau đây:

- Dung lượng vốn cố định: Là lượng vốn cố định cần thiết để sản xuất ra

một đơn vị sản lượng. Ta có công thức:

Dung lượng

vốn cố định

=

Giá trị vốn cố định

Giá trị sản lượng

Việc hạ thấp mức vốn cố định để sản xuất ra một đơn vị giá trị sản lượng

122

là biểu hiện sự tăng lên của hiệu quả sử dụng vốn cố định trong nông nghiệp,

cũng như trong từng ngành trồng trọt và chăn nuôi.

- Năng suất lao động:

Trong nông nghiệp năng suất lao động tính theo công thức:

P

N =

T

Trong đó: N: Là năng suất lao động

P: Là giá trị sản xuất (theo giá cố định)

T: Là số lượng lao động bình quân trong năm

Giữa năng suất lao động và mức vốn trang bị cho lao động (vốn cố định

tính bình quân cho một lao động nông nghiệp) và dung lượng vốn cố định có

mối quan hệ mật thiết với nhau. Hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng lên chừng

nào mức tăng năng suất lao động nhanh hơn mức vốn trang bị cho lao động và

mức tăng giá trị sản xuất tính trên đồng vốn cốđịnh. Mối quan hệđó có thể

được biểu thị bằng công thức:

N =

P

T

x

Vcd

T

x

P

Vcd

Trong đó:

Vcd: Vốn cố định

Năng suất ruộng đất. Là mối quan hệ giữa giá trị sản xuất nông nghiệp

tính cho một đơn vị diện tích ruộng đất, có thể tính theo công thức:

P

Năng suất ruộng đất =

S

Trong đó: S là diện tích ruộng dất.

Năng suất ruộng đất có quan hệ mật thiết với mức bảo đảm vốn cho đơn

vị diện tích (vốn cốđịnh tính bình quân cho một đơn vị diện tích) và dung

lượng vốn cốđịnh. Năng suất ruộngđất tăng lên phụ thuộc vào hai yếu tố:

Tăng mức bảo đảm vốn cho đơn vị diện tích và hạ thấp vốn cố định để sản xuất

123

ra một đơn vị giá trị sản xuất.

- Mức doanh lợi: Là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất nói chung và

cũng là hiệu quả sử dụng vốn sản xuất (bao gồm vốn cố định và vốn lưu động)

mức doanh lợi được tính theo hai cách.

+ Các thứ nhất: Là quan hệ về lượng thu nhập thuần tuý với chi phí sản

xuất, ta có công thức:

M

x100

Mdl

1

=+

CV

Trong đó: M: Thu nhập thuần tuý

C: Chi phí vật chất

V: Chi phí lao động

+ Cách thứ hai: Là quan hệ về lượng thu nhập thuần tuý với tổng số vốn

sản xuất (vốn cố định, vốn lưu động và trừ phần khấu hao) ta có công thức:

M

Mdl=V

x100

2

Vld+

Cd−

k)

Trong đó:

Vcd: Vốn cố định

Vld: Vốn lưu động

k: Giá trị khấu hao tài sản cố định

- Thời hạn thu hồi vốn cố định:

Thời hạn thu hồi vốn cốđịnhđược xácđịnh bởi lượng vốn cốđịnh

trung bình với lượng thu nhập thuần tuý trung bình hàng năm, tính theo

công thức:

V cd

Tth=

Thời hạn thu hồi vốn cốđịnh cầnđược rút ngắn bằng cách nâng cao

năng suất lao động và tăng sự chênh lệch giá thành và giá tiêu thụ sản phẩm

- nghĩa là tăng thu nhập thuần túy. Điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn

124

được nâng cao, vì lượng thu nhập thuần tuý lớn hơnđược sử dụngđể bổ

sung cho vốn cố định mới.

2.5 Vốn đầu tư cơ bản.

- Khái niệm

Vốn đầu tư cơ bản là tổng hợp các chi phí để tái sản xuất tài sản cố định.

Nó nhằm xây dựng những tài sản cốđịnh mới, mở rộng, xây dựng và hoàn

thiện kỹ thuật của tài sản cố định hiện có để hiện đại hoá công cụ sản xuất và

áp dụng những quy trình kỹ thuật mới. Chi phí xây dựng cơ bản trong nông

nghiệp có thể chia thành ba nhóm: chi phí về xây dựng, chi phí về mua sắm

máy móc thiết bị và chí phí xây dựng cơ bản khác.

Vốn đầu tư cơ bản là nguồn gốc chủ yếu để xây dựng vốn cố định. Song

giữa vốnđầu tư cơ bản và vốn cốđịnh có sự khác nhau về số lượng và chất

lượng. Về số lượng, không phải tất cả vốn đầu tư cơ bản được thực hiện đều

phản ánh trong giá trị của vốn cố định. Về mặt chất lượng, vốn cố định là vốn

đầu tư cơ bảnđược sử dụng vào sản xuất. Nghĩa là vốnđầu tưđã được mua

sắm máy móc, thiết bị , xây dựng các công trình, vườn cây lâu năm, đàn gia

súc cơ bản... còn vốn đầu tư cơ bản mới là vốn cố định tiềm tàng.

Thực hiện đầu tư cơ bản là biện pháp chủ yếu để phát triển kinh tế quốc

dân, trongđó có nông nghiệp. Phương hướngđầu tưđúngđắn có tác dụng

quyếtđịnh trong việc nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm,

tăng nhanh khối lượng nông sản, tăng tích luỹ..

Đầu tư vốn cơ bản có thể thực hiện theo hai phương thức: chiều rộng và

chiều sâu. Đầu tư vốn theo chiều rộng là đầu tư gắn liền với việc tăng tài sản cố

định trên cơ sở trình độ kỹ thuật và công nghệ hiện có. Đầu tư theo chiều sâu gắn

với việc tăng tài sản cố định trên cơ sở áp dụng kỹ thuật mới và hiện đại.

- Hiệu quả vốn đầu tư.

Hiệu quả vốnđầu tư cơ bản được xem xét trên hai mặt: Hiệu quả chung

(tuyệt đối) và hiệu quả so sánh. Hiệu quả chung của vốn đầu tư phản ánh quan

125

hệ giữa lượng giá trị sản lượng, tổng thu nhập và thu nhập thuần tuý với vốn

đầu tư cơ bản. Nó cònđược xem xét trong phần tăng thêm của giá trị sản

lượng, tổng thu nhập và thu nhập thuần tuý với phần đầu tư bổ sung. Hiệu quả

so sánh phản ánh hiệu quả của phương án này so với phương án khác. Nó có

thể tính chung hiệu quả cho cả ngành nông nghiệp, cho từng tiểu ngành trên

phạm vi cả nước, từng địa phương, từng xí nghiệp.

Để đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cơ bản trong nông nghiệp có thể sử dụng

hệ thống chỉ tiêu dưới đây:

+ Hệ số hiệu quả vốn đầu tư: là quan hệ giữa tổng thu nhập và vốn đầu tư,

nghĩa là lượng tổng thu nhậpđược tạo ra do mộtđồng vốnđầu tư, tinh theo

công thức:

+

Hhq=

VM

Vdt

Trong đó: Hhq: Hệ số hiệu quả vốn đầu tư.

V+ M : Tổng thu nhập

Vdt

: Vốn đầu tư.

Người ta còn sử dụng chỉ tiêu hệ số hiệu quả vốn đầu tư bổ sung, là quan

hệ giữa lượng tổng thu nhập bổ sung so với lượng vốnđầu tư bổ sung, tính

theo công thức:

+)

(VM

Hhq=

Vdt

Trong đó: Hhp

(V + M)

: Hệ số hiệu quả đầu tư bổ sung

: Tổng thu nhập bổ sung

Vdt: Lượng vốn đầu tư bổ sung.

- Giá trị sản lượng tăng bổ sung trên một đơn vị chi phí sản xuất (bao gồm

chi phí vật chất và lao động) bổ sung, tính theo công thức.

PP

P =

1

0

C

=

V0)

(C1+ V1) − (0

126

Trong đó:

P

P1

P0

C1

C0

V1

V0

: Giá trị sản lượng bổ sung

: Giá trị sản lượng thu được sau khi đầu tư bổ sung

: Giá trị sản lượng thu được trước khi đầu tư bổ sung

: Chi phí vật hoá sau khi đầu tư bổ sung

: Chi phí vật hoá trước khi đầu tư bổ sung

: Chi phí lao động sau khi đầu tư bổ sung

: Chi phí lao động trước khi đầu tư bổ sung

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả đầu tư vốn thông qua việc tiết kiệm lao

động sống và lao động vật hoá trên đơn vị sản phẩm.

+ Lượng chi phí tiết kiệm trên một đồng vốn đầu tư, tính theo công thức:

).

=(1

Z− Zp

Ith

Vdt

0

Trong đó: Ith: Lượng chi phí tiết kiệm trên một đồng vốn đầu tư.

Z1

Z0

P

: Giá thành sản phẩm sau khi đầu tư vốn

: Giá thành sản phẩm trước khi đầu tư vốn

: Giá trị sản lượng

Vdt: Vốn đầu tư

Chỉ tiêu tiết kiệm lượng chi phí trên một đồng vốn đầu tư thường được sử

dụng rộng rãi trong trường hợp xác định hiệu quả vốn đầu tư cho từng mặt,

từng phương hướng cụ thể.

- Thời hạn thu hồi vốn đầu tư, tính theo công thức:

Vdt

Vth=

M

Thời gian thu hồi vốn đầu tư có ý nghĩa to lớn. Thời hạn thu hồi ngắn thì

hiệu quả đầu tư đạt cao. Chỉ tiêu này thường sử dụng khi xác định hiệu quả so

sánh và lựa chọn phương án.

127

3. Vốn lưu động trong nông nghiệp.

3.1 Khái niệm và cơ cấu của vốn lưu động trong nông nghiệp.

Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài vốn cố định, các xí nghiệp

nông nghiệp còn cần có vốn lưu động. Trong quá trình sản xuất, một bộ phận

của đối tượng lao động chuyển vào sản phẩm mới (nguyên liệu) hoặc bị tiêu

phí hoàn toàn và biến mất hình thái vật chất của mình (nhiên liệu). Giá trị của

đối tượng lao động kết hợp với giá trị lao động sống và chuyển vào sản phẩm

mới được sản xuất, sauđó chuyển sang hình thái tiền tệ. Như vậy, vốn lưu

động đã chuyển từ phạm vi sản xuất (dự trữ sản xuất) sang phạm vi lưu thông

(thành phẩm, tiền thu được do tiêu thu sản phẩm) sau đó lại quay về phạm vi

sản xuất (dự trữ mới cho sản xuất). Theo phương thức đó, toàn bộ vốn lưu

động được sử dụng trong mỗi chu kỳ sản xuất cụ thể và thay đổi hình thức vật

chất của mình.

Vậy, vốn lưu động là vốn bằng tiền ứng trước để dự trữ cho sản xuất, để

mua sắm vật rẻ tiền mau hỏng và hình thành vốn lưu thông nhằm đảm bảo cho

quá trình sản xuất và tiêu thu hàng hoá diễn ra một cách bình thường.

Theo tính chất tham gia của các yếu tố vào quá trình sản xuất, vốn lưu

động được chia thành ba bộ phận, bao gồm: Vốn lưu động dữ trữ cho quá trình

sản xuất, vốn lưu động dùng trong quá trình sản xuất và vốn lưu động dùng

trong quá trình lưu thông.

- Vốn lưu động dữ trữ cho quá trình sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn

bộ nguyên nhiên vật liệu, phân bón, thuốc trừ sâu, vật tư cho sản xuất phụ, phu

tùng dự trữ v.v.. Chuẩn bị cho vụ sản xuất sau và những vật tư bảo hiểm nhằm

đảm bảo cho quá trình sản xuất có thể tiến hành một cách liên tục. Vốn lưu

động nằm trong quá trình dữ trữ và bảo hiểm sản xuất được phân thành ba loại:

Loại dự trữ cho bản thân xí nghiệp nông nghiệp tạo ra, bao gồm: giống cây

trồng, vật nuôi, thức ăn gia súc, phân bón hữu cơ... Loại thứ hai là những dự

trữ mua từ ngoài vào, bao gồm: Phân bón, thuốc trừ sâu, phụ tùng thay thế

nhiên liệu, dầu mỡ v.v... Và loại cuối cùng là những dự trữ sản xuất do các xí

128

nghiệp nông nghiệp vay tiền ngân hàng mua vật tư kỹ thuật. Do đặc điểm của

sản xuất nông nghiệp, vốn lưu động dữ trữ và bảo hiểm sản xuất cần đảm bảo

mức dự trữ cần thiết để hoạt động được bình thường. Bản chất của dự trữ cũng

có hai mặt: Một mặt nó đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành thuận

lợi và liên tục. Mặt khác, dự trữ làm giảm bớt tính linh hoạt và tính tích cực

của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Như vậy

cần xác định mức dự trữ tối thiểu nhưng vẫn đảm bảo cho xí nghiệp hoạt động

bình thường.

- Vốn lưu động trong quá trình sản xuất là biểu hiện bằng tiền của những

sản phẩm sản xuất dở dang, bán thành phẩm và những chi phí chờ phân bổ của

ngành trồng trọt, chăn nuôi và ngành nghề. Chi phí sản xuất dở dang là chi phí

sản xuất đã bỏ ra cho các sản phẩm đang sản xuất mà chưa có thu hoạch. Chi

phí chờ phân bổ là khoản chi phí đã bỏ ra cho các ngành sản xuất các sản phẩm

thu hoạch trong năm đó, như chi phí cải tạo và kiến thiết đồng ruộng, chi phí

vật rẻ tiền mau hỏng... Việc tăng vốn lưu động dùng trong quá trình sản xuất

được coi là hợp lý nếu nó thúc đẩy làm tăng khối lượng công việc hoàn thành,

chứ không phải do tăng từng đơn vị khối lượng công việc.

- Vốn lưu động nằm trong quá trình lưu thông gồm có những khoản nông

sản hàng hoá, vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán.

Cơ cấu vốn lưu động phụ thuộc vào chuyên môn hoá sản xuất ở một địa

phương, mỗi vùng của đất nước và nó sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào sự phát triển

của cơ sở vật chất - kỹ thuật trong nông nghiệp.

Vốn lưu động trong xí nghiệp nông nghiệp không ngừng tăng lên, trong

đó phần vốn nằm trong lĩnh vực sản xuất thường tăng vượt so với phần vốn

trong lĩnh vực lưu thông. Với sự phát triển của cơ sở vật chất - kỹ thuật trong

nông nghiệp kèm theo sự tăng lên của vốn lưu động cần cho dự trữ về phụ

tùng thay thế và sửa chữa, phân bón hoá học v.v. Có thể hạ thấp tỷ trọng vốn

lưu động giành cho dự trữ các loại vật tư bằng cách cải thiện công tác cung ứng

vật tư kỹ thuật. Phần vốn lưu động trong lĩnh vực lưu thông hàng năm cũng tăng

129

lên. Số tăng tuyệt đối của vốn lưu động trong giai đoạn lưu thông là kết quả của

nền nông nghiệp thâm canh. ở đây cần lưu ý hình thức tích cực, cơ động của vốn

lưu động trong lưu thông là tiền mặt có ở tài khoản gửi ngân hàng, vì nó chứng

tỏ đã hoàn thành chu kỳ sản xuất và bắt đầu chu kỳ sản xuất mới.

3.2 Hiệu quả kinh tế sử dụng vốn lưu động trong xí nghiệp.

Trong xí nghiệp nông nghiệp, vốn lưu động đảm bảm tính không ngừng

của quá tình tái sản xuất, nó nhằm thực hiện sự tiết kiệm lớn nhất về vốn và chi

phí tối thiểu về tài sản lưu động.

Vốn lưu động khi tham gia trong quá trình sản xuất đã thực hiện vòng

tuần hoàn không ngừng. Nó liên tục trải qua các giai đoạn khác nhau của vòng

tuần hoàn với sự thay đổi về hình thức tiền tệ, hình thức sản xuất và hình thức

hàng hoá. Sau khi kết thúc vòng tuần hoàn thứ nhất, lại bắt đầu vòng tuần hoàn

thứ hai và tiếp theo. Mỗi vòng tuần hoàn là một chu chuyển hoặc một vòng

quay của vốn lưu động là vận động không ngừng.

Biểu hiện cụ thể của chu chuyển vốn lưu động là tốc độ vận động của nó,

một mặt phản ánh số vòng quay của vốn lưu động và mặt khác phản ánh độ dài

thời gian của một vòng quay. Tốc độ chu chuyển của vốn lưu động thể hiện kết

quả sử dụng vốn lưu động, đặc trưng cho việc tổ chức quá trình sản xuất, tổ

chức tiêu thụ sản phẩm và tổ chức cung ứng tư liệu sản xuất. Tốcđộ chu

chuyển của vốn lưuđộng qua các giai đoạn của quá trình sản xuất lưu thông

càng lớn bao nhiêu thì lượng vốn lưu động cần cho quá trình sản xuất và tiêu

thụ sản phẩm ngày càng ít bấy nhiêu và hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng

cao bấy nhiêu.

Từ những quan điểm nêu trên, những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

lưu động thông qua các chỉ tiêu xác định tốc độ chu chuyển vốn lưu động.

- Hệ số luân chuyển, xác định theo công thức sau.

Ptt

Hlch=

Bldbq

130

Trong đó:

H

: Hệ số luân chuỷen

Ptt : Giá trị sản lượng tiêu thụ

Bldbq : Số dư vốn lưu động bình quân

Hệ số luân chuyển phản ánh quan hệ so sánh hai đại lượng; Giá trị sản

lượng tiêu thụ và số dư vốn lưuđộng bình quân. Nó phản ánh số vòng quay

của vốn lưu động trung bình trong năm, số vòng quay càng lớn càng tốt.

- Hệ số đảm bảo là chỉ tiêu nghịch đảo của hệ số luân chuyển, là quan hệ

so sánh giữa số dư vốn lưu động cần thiết để tạo ra một hoặc 1000 đồng giá trị

sản lượng thực hiện. Hệ số này càng nhỏ càng tốt, theo công thức sau:

Vldbq

H=

dbP

- Độ dài vòng quay của vốn lưu động, theo công thức sau:

V

Trong đó:

=

360 ngày

Ptt

Vldbq

=

360. Vldbq

Ptt

Vq

Ptt

: Độ dài vòng quay (tính theo đơn vị ngày)

: Số vòng quay trung bình của vốn lưu động

Vldba: Vốn lưu động bình quân.

Trong quá trình sử dụng vốn lưu động, nếu số vòng quay của vốn tăng

lên,độ dài thời gian của mỗi vòng quay ngắn thì vốn lưuđộngđược giải

phóng nhanh, tức là hiệu quả sử dụng vốn lưu động được tăng lên.

4. Biện pháp tạo vốn và sử dụng có hiệu quả vốn sản xuất trong nông

nghiệp.

4.1 Biện pháp tạo vốn.

Vốn, huyđộng vốn luôn luôn là vấnđề có tính quyết định đến sự phát

triển kinh tế nói chung và hoạt động của các xí nghiệp, trang trại, hộ nông dân

131

nói riêng. Cơ chế bao cấp vốn kéo dài trong nhiều năm đã làm cho doanh

nghiệp nông nghiệp ỷ lại và dựa vào nguồn vốn cấp phát của ngân sách và vốn

vay ngân hàng, chưa huy động các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển sản

xuất. Thiếu vốn đã gây nhiều trở ngại đối với sản xuất nông nghiệp. Quá trình

chuyển từ bao cấp sang hoạch toán kinh tế, mở rộng quyền tự chủ tài chính của

xí nghiệp, vấnđề tạo vốn và huyđộng vốnđápứng yêu cầu sản xuất nông

nghiệp, cần thực hiện các biện pháp chủ yếu sau đây:

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế nhiều thành phần để tạo

vốn cho sản xuất nông nghiệp.

Sử dụng các thành phần kinh tế vào việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp

hàng hoá cho phép khai thác có hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư phát triển

nông nghiệp. Cùng với việc khai thác tiềm năng vốn sẵn có trong các thành

phần kinh tế, đẩy mạnh quá trình liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh

tế nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên về đất đai, khí hậu, lao

động, cây trồng và vật nuôi phong phú ở nước ta.

- Thực hiện chuyên môn hoá sản xuất kết hợp phát triển tổng hợp ở từng

vùng và trong các xí nghiệp, từng trang trại là biện pháp tạo vốn quan trọng

của nông nghiệp.

Do những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, chuyên môn hoá sản xuất

nông nghiệp phải kết hợp với phát triển tổng hợp, vừa để lợi dụng đầy đủ điều

kiện tự nhiên, tư liệu sản xuất và sức lao động, vừa tạo ra các nguồn thu nhập

tương đối đồng đều giữa các tháng trong năm. Đó là biện pháp tạo vốn tại chỗ,

đáp ứng kịp thời cho sản xuất và tăng hiệu quả sử dụng vốn.

- Từng bước thực hiện cổ phần hoá trong nông nghiệp...

Tiến hành cổ phần hoá trong nông nghiệp là nhằm đẩy nhanh quá trình

tích tụ và tập trung vốn để phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá nông sản.

Đồng thời giải quyết tốt cơ chế quản lý vốn, phân định rõ quyền của người sở

hữu tài sản, quyền của người sử dụng tài sản và quyền quản lý của Nhà nước,

nó còn nâng cao trách nhiệm làm chủ của người sở hữu cổ phần, thúc đẩy hoạt

132

động sản xuất của xí nghiệp có hiệu quả.

Cần tiếp tục nghiên cứu và mở rộng cổ phần hoá ở một số doanh nghiệp

nông nghiệp Nhà nước theo hình thức bao gồm: cổ phần hoá Nhà nước, cổ

phần doanh nghiệp và cổ phần cá nhân. Đối với nông thôn cải tiến hoạt động

của tín dụng nông thôn nhằm thu hút nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư vào phát

triển sản xuất theo hướng các hộ góp vốn cùng kinh doanh theo kiểu "Công ty

cổ phần" trên cơ sở tự nguyện và tự quản theo đúng pháp luật về thể lệ quản lý

tiền tệ của Nhà nước.

- Đẩy mạnh hợp tác đầu tư với nước ngoài để thu hút nguồn vốn vào phát

triển nông nghiệp.

Tiềm năng nền nông nghiệp nhiệt đới to lớn và đang là môi trường thuận

lợi để thu hút nguồn vốn nước ngoài vào hợp tác đầu tư phát triển nông nghiệp,

như trồng và chế biến sản phẩm các loại cây đặc sản cà phê, cao su, chè, các

loại cây ăn quả, nuôi tôm, chế biến nông, lâm thuỷ sản.v.v.

4.2 Những biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong

nông nghiệp.

Trong những năm qua Nhà nước đã dành cho nông nghiệp một lượng vốn

lớn, hàng năm vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho nông nghiệp đã chiếm tỷ lệ

đáng kể trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân và ngân hàng thương mại đã cho

các doanh nghiệp nông nghiệp, các hộ nông thôn, các trang trại vay một khối

lượng vốn lớn. Vì thế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện chủ yếu để

nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

cần thực hiện các biện pháp chủ yếu sau:

- Trước hết phải xác định đúng đắn phương hướng đầu tư vốn.

Phải xuất phát từ phương hướng bố trí cơ cấu sản xuất nông nghiệp để

xác định cơ cấu đầu tư cho phù hợp, trên cơ sở đó lựa chọn phương án đầu tư

vốn tối ưu. Nông nghiệp được coi là mặt trận hàng đầu cần tập trung giải quyết

nhằm đảm bảo nhu cầu lương thực và thực phẩm cho xã hội, nguyên liệu cho

133

công nghiệp và là nguồn xuất khẩu quan trọng. Vốn xây dựng cơ bản phải tập

trung giải quyết những nhiệm vụ to lớn đó, trong từng giai đoạn tập trung vào

cây gì, con gì, ở vùng nào là cầnđược tính toán và lựa chọn một cách đúng

đắn.

- Trong đầu tư vốn, phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa khôi phục, cải

tạo và xây dựng mới một cách hài hoà và có hiệu quả. Đầu tư vốn phải tập

trung, thi công dứt điểm sớm đưa vào sản xuất nhằm phát huy tác dụng tốt của

vốn đầu tư.

- Xây dựng cơ cấu vốn cố định hợp lý bao gồm cơ cấu vốn cố định có tính

chất sản xuất và phi sản xuất vật chất, cơ cấu hợp lý các yếu tố trong vốn cố

định để sử dụng đầyđủ và có hiệu quả các tài sản cố định đã được trang bị,

tránh tình trạng mất cân đối trong dây chuyền sản xuất, gây nên lãng phí lớn.

Thực hiện tốt khấu hao tài sản cố định và quỹ khấu hao. Coi trọng việc cải tạo,

trang bị lại máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất và sử dụng có

hiệu quả tài sản cố định trong các doanh nghiệp nông nghiệp.

- Xây dựng định mức đúng đắn và quản lý vốn lưu động theo định mức,

quản lý tốt vật liệu, sản phẩm dự trữ, dụng cụ thông thường, chi phí sản xuất

dở dang, chi phí chờ phân bổ, thành phẩm, tiền mặt v.v..

- Tổ chức tốt việc cung ứng vật tư, đảm bảo vật tư cần thiết và kịp thời, hạn

chế vật tư bị ứ động. Phấn đấu hạ thấp chi phí sản xuất trên đơn vị khối lượng

công việc và trên đơn vị sản phẩm. Tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm và công

tác thanh toán để thu hồi vốn kịp thời. Tăng cường công tác kiểm soát tài sản lưu

động, nêu cao kỷ luật tài chính, tránh tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau.

134

Tóm tắt chương

1. Tất cả các nguồn tài nguyên hiện đang được sử dụng hoặc có thể được

sử dụng vào sản xuất của cải vật chất hoặc dịch vụđược gọi là các yếu tố

nguồn lực. Các yếu tố nguồn lực có thể tồn tại dưới hình thái vật chất hoặc

dưới hình thái giá trị. Trong nông nghiệp xét theo hình thái hiện vật, các yếu tố

nguồn lực bao gồm 5 nhóm yếu tố. Nguồn nhân lực, các phương tiện cơ khí,

nguồn lực sinh học, các phương tiện hoá học, nguồn đất đai. Những đặc điểm

của các yếu tố nguồn lực sử dụng vào nông nghiệp gắn liền với các đặc điểm

của sản xuất nông nghiệp. Các yếu tố nguồn lực có vai trò to lớn trong việc

tăng trưởng và phát triển nông nghiệp. Việc sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả

các yếu tố nguồn lực của sản xuất nông nghiệp là tất yếu khách quan, đòi hỏi

các cơ sở nông nghiệp coi trọng việc bảo vệ và phát triển hợp lý, đảm bảo mối

quan hệ hài hoà giữa các yếu tố nguồn lực.

2. Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, khác với các

tư liệu sản xuất khác ở chỗ: số lượng diện tích ruộng đất có hạn nhưng sức sản

xuất của ruộng đất không bị giới hạn, có vị trí cốđịnh và chất lượng không

đồng đều, không bị hao mòn và đào thải khỏi quá trình sản xuất, nếu sử dụng

hợp lý thì chất lượng ruộng đất được nâng lên. Quỹ ruộng đất của Việt Nam

không lớn, mức bình quân ruộng đất đầu người thấp, bị phân chia manh mún

v.v.. Để nâng cao hiệu quả sử dụng ruộng đất cần thiết phải tiến hành đánh giá

đất đai theo số lượng, chất lượng và các điều kiện gắn với đất đai, khai thác

chiều sâu của ruộng đất và mở rộng thêm diện tích bằng cách khai hang và

tăng vụ, chuyển đổi ruộng đất bằng cách đồn điền đổi thửa, tập trung ruộng đất

vào những hộ sản xuất giỏi v.v...

3. Nguồn nhân lực trong nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia

hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nguồn nhân lực trong nông nghiệp có đặc

điểm riêng, trước hết mang tính thời vụ cao là nét đặc thù điển hình, là thứ lao

động tất yếu, xu hướng có tính quy luật là không ngừng giảm về số lượng lao

động tuyệt đối và tương đối và được chuyển sang các ngành khác. Nguồn nhân

135

lực trong nông nghiệp Việt Nam đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động

xã hội, nhưng phân bố không đều giữa các ngành trong nội bộ nông nghiệp và

các vùng trong cả nước. Việc dư thừa lao động và thiếu việc làm đang là vấn

đề nổi cộm và thu hút sự quan tâm của chính quyền các cấp ở Trung ương và

địa phương cũng như giới nghiên cứu khoa học. Để sử dụng hợp lý và có hiệu

quả nguồn nhân lực trong nông nghiệp cần thiết phải xây dựng cơ cấu kinh tế

hợp lý, phân bố và phân bố lại lao động hợp lý, kết hợp biện pháp thâm canh,

khai hoang và tăng vụ, phát triển công nghiệp nông thôn, cải tiến tổ chức lao

động, v.v..

4. Vốn là nguồn lực hạn chế đối với các ngành kinh tế nói chung, đối với

nông nghiệp nói riêng. Vốn sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm được

phân biệt với các ngành kinh tế khác. Để tiến hành sản xuất kinh doanh cần

thiết phải ứng trước một số tiền nhất định để mua sắm tư liệu lao động,trong

quá trình sử dụng các tư liệu lao động này không thay đổi hình thái vật chất

ban đầu và tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm mới theo mức độ hao

mòn, phần vốn ứng trước đó được gọi là vốn cố định. Vốn cố định được phân

theo chức năng, theo công dụng từng yếu tố v.v... tái sản xuất vốn cố định chủ

yếu thực hiện bằng hai phương thức; thông qua quỹ khấu hao và thông qua đầu

tư xây dựng cơ bản. Hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn đầu tư cơ bản được

đo lượng bằng một hệ thống các chỉ tiêu. Ngoài vốn cố định muốn tiến hành

sản xuất kinh doanh cần có vốn lưu động. Vốn lưu động là vốn bằng tiền ứng

trước để xây dựng dự trữ cho sản xuất, để mua sắm vật rẻ tiền mau hỏng và

hàng hoá diễn ra một cách bình thường. Theo tính chất tham gia của các yếu tố

vào quá trình sản xuất, vốn lưu động gồm ba bộ phận cấu thành và hiệu quả sử

dụng vốn lưu động trong nông nghiệp được đo lường bằng hệ thống các chỉ

tiêu. Có nhiều biện pháp tạo vốn và sử dụng có hiệu quả của vốn sản xuất

trong nông nghiệp

136

Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày vai trò các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng và phát triển

nông nghiệp

2. Phân tích vị trí và đặc điểm của ruộng đất trong nông nghiệp

3. Làm gì để sử dụng đầy đủ và hợp lý ruộng đất trong nông nghiệp?

4. Thế nào là yếu tố nguồn nhân lực trong nông nghiệp? Phân tích xu

hướng nguồn nhân lực trong nông nghiệp.

5. Để sử dụng đầyđủ và hợp lý nguồn nhân lực trong nông nghiệp cần

thực hiện những biện pháp gì?

6. Thế nào là vốn sản xuất trong nông nghiệp? Phân tích những đặc điểm

của vốn sản xuất trong nông nghiệp.

7. Thế nào là vốn cố định trong nông nghiệp? Phân tích phương thức tiến

hành tái sản xuất vốn cố định trong nông nghiệp.

8. Thế nào là vốn lưu động trong nông nghiệp? Phân tích các yếu tố cấu

thành vốn lưu động trong nông nghiệp.

9. Trình bày những biện pháp tạo vốn và sử dụng vốn sản xuất trong nông

nghiệp có hiệu quả.

137

Chương 5

Tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông

nghiệp

I. Khái niệm và đặc điểm

1. Những khái niệm:

- Lịch sử xã hội loài người đã trải qua những giai đoạn phát triển khác

nhau từ thời kỳ mông muội, thời kỳ đồ đá, thời kỳ đồ đồng... cho đến thời kỳ

của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại ngày nay. Để đạt được những

"nấc thang" tiến bộ trong quá trình phát triển như trên, con người từ chỗ lệ

thuộc vào tự nhiên, đến chỗ vươn lên nhận thức qui luật khách quan của tự

nhiên, tiến tới chinh phục tự nhiên đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao

của mình. Như vậy, khoa học theo nghĩa chung nhất là hệ thống những kiến

thức, hiểu biết của con người về qui luật vận động và phát triển khách quan

của tự nhiên, xã hội và tư duy. Công nghệ theo nghĩa chung nhất là tập hợp

những hiểu biết về các phương thức và phương pháp hướng vào cải tạo tự

nhiên, phục vụ các nhu cầu con người. Ngày nay thuật ngữ "công nghệ" được

sử dụng rất phổ biến trong các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Ví dụ: Công nghệ

hoá dầu, công nghệ đóng tàu, công nghệ chăn nuôi, công nghệ gen, công nghệ

sinh học... Như vậy, khái niệm "công nghệ" cũng là tập hợp những hiểu biết

của con người, nhưng không phải là những hiểu biết hay nhận thức sự vật

khách quan nói chung, mà là những hiểu biếtđãđược chuyển hoá thành

phương thức và phương pháp sản xuất, những hiểu biết đã được "vật chất hoá"

trong công cụ lao động, đối tượng lao động, trong qui trình công nghệ hoặc kết

tinh lại thành kỹ năng, kỹ xảo hay cách thức kết hợp các yếu tố đầu vào sao

cho có hiệu quả nhất của người lao động trong hoạt động sản xuất.

Cũng có sự phân biệt giữa hai khái niệm kỹ thuật và công nghệ. Kỹ

thuật thường được hiểu là một tập hợp các máy móc, thiết bị cũng như hệ

thống các phương tiện được dùng để sản xuất hay phục vụ các nhu cầu khác

138

của xã hội. Như vậy khi nói đến kỹ thuật người ta thường nghĩ ngay đến yếu tố

quan trọng nhất là máy móc thiết bị, tức là các công cụ lao động. Tuỳ theo việc

công cụ lao động được sử dụng là thủ công hay cơ khí mà người ta gọi đó là

nền sản xuất có kỹ thuật thủ công hay kỹ thuật cơ giới. Giữa kỹ thuật và công

nghệ có mối liên quan mật thiết với nhau. Sáng tạo ra một công nghệ mới

thường kéo theo sự đổi mới kỹ thuật, đòi hỏi những phương tiện kỹ thuật mới

để thực hiện nó. Ngược lại, sự đổi mới kỹ thuật thường được tạo ra bởi những

công nghệ mới và đến lượt nó kỹ thuật mới thúc đẩy việc hoàn thiện hơn và

khẳng định công nghệ mới.

- Xét từ góc độ nghiên cứu công nghệ nhằm phục vụ việc quản lý hoạt

động chuyển giao công nghệ và thúc đẩy toàn diện các hoạt động công nghệ,

người ta phân biệt hai phần khác nhau là "phần cứng" và "phần mềm" của

công nghệ như sau:

+ Phần cứng của công nghệ hay phần kỹ thuật của công nghệ bao gồm

những máy móc, thiết bị, công cụ, nguyên nhiên vật liệu... Phần này còn gọi là

những yếu tố vật chất hay phương tiện vật chất của công nghệ. Những phương

tiện vật chất này có trình độ kỹ thuật càng hiện đại thì trình độ kỹ thuật của

công nghệ sản xuất càng cao.

+ Phần mềm của công nghệ. Phần này gồm ba bộ phận cấu thành:

Một là, yếu tố con người trong đó có kỹ năng, kinh nghiệm, tính sáng

tạo, truyền thống, đạo đức kinh doanh, năng lực quản lý.... Với trình độ công

nghệ cao thì đòi hỏi phải có những con người có năng lực và trình độ tương

ứng để vận hành và sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện có.

Hai là, các tài liệu công nghệ gồm các thiết kế, các định mức, các chỉ

tiêu kinh tế - kỹ thuật, các hướng dẫn nghiệp vụ hay kỹ thuật vận hành, các bí

quyết... Phần này còn gọi là phần thông tin của công nghệ chứa đựng những

vấn đề đã được tồn trữ và tư liệu hoá.

139

Ba là, yếu tố thể chế hay phần tổ chức của công nghệ bao gồm việc xây

dựng, hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch và tổ chức động viên, thúc

đẩy, kiểm soát hoạt động, xây dựng và thực hiện chính sách khuyến khích...

Sau khi thống nhất cách hiểu khái niệm khoa học và công nghệ như đã

trình bày ở trên, phân tích lịch sử phát triển của khoa học và công nghệ, ta thấy

có một số điểm quan trọng đáng chú ý sau đây:

Thứ nhất, khoa học và công nghệ có mối quan hệ tác động qua lại biện

chứng và trong thời đại ngày nay khoa học kỹ thuật và công nghệ gắn kết chặt

chẽ với nhau.

Thứ hai, các yếu tố hợp thành của công nghệ gồm: Vật chất - kỹ thuật,

con người, thông tin và yếu tố thể chế, như đã trình bày ở trên có mối quan hệ

biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình thực hiện những tiến bộ

khoa học - công nghệ. Đối với một công nghệ bất kỳ thì phần kỹ thuật là phần

cốt lõi. Tuy nhiên, kỹ thuật tự bản thân nó không hoạt động được. Vì vậy cùng

với việc nâng cao trình độ của phần kỹ thuật, cần phải thay đổi tương ứng trình

độ của phần thông tin và phần con người. Nếu đội ngũ nhân lực được cung cấp

đầyđủ thông tin, kỹ thuật cần thiết, tổ chức tốt sẽ làm cho phần kỹ thuật có

khả năng sử dụng cao và có hiệu quả hơn. Phần thể chế là yếu tố điều hoà, phối

hợp các yếu tố còn lại làm cho một tiến bộ khoa học công nghệ có thể được

khẳng định trên thực tế hoạt động sản xuất.

Thứ ba, đối với mỗi tiến bộ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực sản

xuất của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng đều có quá trình phát sinh, phát triển,

lạc hậu và cuối cùng bị thay thế bằng một tiến bộ khoa học - công nghệ mới

hơn. Người ta nói tiến bộ khoa học - công nghệ có vòng đời của nó.

Thứ tư, việc triển khai một tiến bộ khoa học - công nghệ mới trong nền

kinh tế nói chung và trong nông nghiệp nông thôn nói riêng, bao giờ cũng tạo

nên những tác động nhất định lên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Vì vậy

việc hoạch định và thực thi những chính sách hạn chế tác động tiêu cực có ý

nghĩa rất to lớn.

140

2. Đặc điểm tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp.

a. Các tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp phải dựa vào

những tiến bộ về sinh vật học và sinh thái học, lấy công nghệ sinh học và sinh

thái học làm trung tâm. Các tiến bộ khoa học công nghệ khác như thuỷ lợi hoá,

cơ giới hóa, điện khí hoá, hoá học hoá, cải tạo đất v.v... phải đáp ứng yêu cầu

của tiến bộ khoa học - công nghệ sinh học và sinh thái học.

Mối quan hệ sinh vật, sinh thái trong sản xuất nông nghiệp đòi hỏi các

tiến bộ khoa học - công nghệ khác hướng sự phát triển của mình vào việc cải

tiến bản thân sinh vật (các cây trồng vật nuôi) và cải tiến môi trường sống của

sinh vật. Việc nghiên cứuđể tạo ra giống mới trong sản xuất nông nghiệp,

đồng thời lại đòi hỏi việc nghiên cứu để tạo ra một loạt các yếu tố đồng bộ

khác. Cứ như vậy, tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp ngày càng

phát triển theo chiều rộng và chiều sâu.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày nay đang phải đối mặt với tính

khan hiếm của các yếu tố nguồn lực. Như vậy, những công nghệ mới trong

trồng trọt và chăn nuôi không những phải nhằm hướng nâng cao sức sống bên

trong của cây trồng, vật nuôi, sử dụng với hiệu quả cao nhất nguồn tài nguyên

đất đai sinh thái hiện có, mà còn phải góp phần giữ gìn, tái tạo các nguồn tài

nguyên đó để đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai.

b. Việc nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong

nông nghiệp mang tính vùng, tính địa phương cao.

Do có sự khác biệt về loại đất, địa hình, thời tiết khí hậu v.v... Sự khác

biệt giữa các vùng nông nghiệp nông thôn đòi hỏi phải khảo nghiệm, phải địa

phương hoá các tiến bộ khoa học công nghệ trước khi triển khai áp dụng đại

trà.

c. Tính đa dạng của các loại hình công nghệ trong nông nghiệp.

Xét mối quan hệ tiến bộ khoa học - công nghệ với sản phẩm, có hai loại

hình công nghệ. Một loại gọi là công nghệ thâm canh nhằm nâng cao năng suất

sinh vật và năng suất kinh tế trên mỗi đơn vị diện tích. Loại thứ hai gọi là công

141

nghệ cơ giới và tự động hoá, chủ yếu nhằm nâng cao năng suất việc làm, tiết

kiệm thời gian lao động trong mỗi khâu công việc, giảm bớt hao phí lao động

sống. Lựa chọn sự kết hợp hai loại công nghệ nói trên như thế nào là tuỳ thuộc

mỗi giai đoạn phát triển của ngành nông nghiệp ở từng vùng khác nhau để đáp

ứng nhu cầu xã hội; nhu cầu rút bớt laođộng nông nghiệpđể phát triển các

ngành dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn; vấn đề giải quyết việc

làm và thu nhập v.v...

d. Tính đồng bộ cân đối trong phát triển tiến bộ khoa học - công nghệ

nông nghiệp.

Xét trên khía cạnh vật chất - kỹ thuật, một tiến bộ khoa học công nghệ

bất kỳ trong nông nghiệp đều được biểu hiện ra ở sự phát triển về công cụ lao

động, đối tượng lao động và sự phát triển kỹ thuật, kỹ năng của ngay chính bản

thân người lao động. Nói cách khác, sự phát triển từng mặt, từng bộ phận của

lực lượng sản xuất là sự biểu hiện có tính vật chất kỹ thuật của tiến bộ khoa

học - công nghệ nông nghiệp. Nếu như từng tiến bộ khoa học - công nghệ

riêng lẻ chỉ tác động đến sự phát triển từng mặt, từng yếu tố của lực lượng sản

xuất, thì ngược lại sự phát triển của ngành nông nghiệp lại dựa trên sự phát

triển đồng bộ của các yếu tố cấu thành cơ sở vật chất kỹ thuật của bản thân

nông nghiệp. Điều này có nghĩa là cần có sự vận dụng tổng hợp các tiến bộ

khoa học công nghệ riêng lẻ để đảm bảo sự phát triển ổn định và vững chắc

của nông nghiệp.

Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn phát triển, do kết quả tác động khác nhau

của các tiến bộ khoa học - công nghệ riêng lẻ vào sự phát triển từng yếu tố của

lực lượng sản xuất làm cho tổng thể cơ sở vật chất kỹ thuật của nông nghiệp lộ

ra những bộ phận lạc hậu, yếu kém hơn. Khắc phục những bộ phận lạc hậu yếu

kém này chính là nhiệm vụ trọng tâm trong một giai đoạn nhất định của việc

nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ.

II. Nội dung tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông

nghiệp.

142

Tiến bộ khoa học - công nghệ nông nghiệp có nội dung rộng lớn liên

quan tới sự phát triển của tất cả các yếu tố, bộ phận cấu thành lực lượng sản

xuất của ngành này. Sau đây là một số nội dung chủ yếu:

1. Thuỷ lợi hoá nông nghiệp.

1.1. Khái niệm:

- Thủy lợi hoá là quá trình thực hiện tổng hợp thể các biện pháp khai

thác sử dụng và bảo vệ các nguồn nước trên mặt đất và dưới mặt đất cho nhu

cầu sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn, đồng thời hạn chế các tác hại của nước

gây ra cho sản xuất và đời sống.

- Thuỷ lợi hoá là tiến bộ khoa học - công nghệ liên quan đến nước của

sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn. Yếu tố nước thường gắn liền với

đất đai, sông biển, thời tiết khí hậu v.v... Vì vậy thuỷ lợi hoá có nội dung rộng

lớn với những phạm vi khác nhau trên một vùng, một quốc gia, thậm chí có

vấn đề mang tính khu vực và quốc tế.

- Thuỷ lợi hoá là tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm cải tạo và chinh

phục thiên nhiên, trên cơ sở nhận thức các qui luật của tự nhiên, trước hết là

các qui luật về nước, thời tiết khí hậu, dòng chảy của sông, suối v.v... luôn có

diễn biến phức tạp, vì vậy thuỷ lợi hoá là quá trình lâu dài và phức tạp.

1.2. Nội dung:

1.2.1. Trị thuỷ các dòng sông lớn.

Trị thuỷ các dòng sông lớn là nội dung trọng yếu của thuỷ lợi hoá, có ý

nghĩa quyết định tới việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên nước và chinh

phục thuỷ tai. Tuỳ theo đặcđiểm hình thành của các con sông, qui luật hoạt

động dòng chảy mà việc trị thuỷ các dòng sông mang tính chất vùng, quốc gia

hay quốc tế.

Để thực hiện trị thuỷ các dòng sông có hiệu quả,đặc biệt là các dòng

sông lớn ở nước ta như sông Hồng và sông Mê kông, trên cơ sở khảo sát, qui

hoạch, cần chú ý một số vấn đề chủ yếu sau đây:

143

+ Xây dựng các hồ chứa nước, các đập dâng và kênh lái dòng, xây dựng

các hồ chứa nước có tác dụng cơ bản là điều hoà tài nguyên nước và lợi dụng

tổng hợp như nuôi cá, làm thuỷ điện nhỏ. các đập dâng và kênh lái dòng có tác

dụng phân thuỷ vào mùa mưa lũ.

+ Nạo vét các dòng sôngở hạ lưu và khai thông dòng chảyđể giải

phóng lũ.

+ Trồng rừng đầu nguồn. Trồng và bảo vệ rừng ngập mặn ở ven biển.

+ Củng cố và xây dựng thêm hệ thống đê sông, đê biển ở những nơi cần

thiết. ở những khúc đê sông yếu, xét thấy cần thiết phải có kế hoạch phân lũ,

tạo điều kiện sản xuất kinh doanh thích hợp với vùng phân lũ.

+ Tăng cường hiệp tác quốc tế toàn diện trong việc trị thuỷ các dòng

sông.

1.2.2. Công tác thủy nông.

Công tác thuỷ nông có nội dung chủ yếu là tưới và tiêu nước. Trong các

ngành kinh tế quốc dân, nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất bằng

biện pháp tưới. Theo tài liệu của Viện Khoa học và kinh tế thuỷ lợi, tính đến

năm 1992 cả nước có 5,63 tr.ha canh tác, trong đó được tưới tiêu là 2,037 tr.ha.

Bình quân hàng năm đã sử dụng 49,3 tỉ m3 nước, trong đó mùa khô 30 tỉ m3.

Dự kiến đến năm 2010 đưa diện tích canh tác được tưới lên 3,40 tr.ha (tương

ứng diện tích gieo trồng được tưới là 8,0 tr.ha) sẽ nâng tổng lượng nước tưới

tiêu lên 72,0 tỉ m3/năm, trong đó riêng mùa khô 44,0 tỉ m3. Tổng trữ lượng

nước mùa khô các sông ở nước ta là 128 tỉ m3/vụ, như vậy đòi hỏi phải xây

dựng nhiều công trình hồ chứađể tiếp ngưồn nước cho các con sông và bổ

sung nước cho đập dâng như Liễu Sơn, Bái Thượng, Nam Thạch Hãn và các

trạm bơm ở hạ lưu. Các hệ thống tiêu hiện tại không chỉ phục vụ trồng trọt mà

tiêu thoát cho toàn lưu vực phục vụ dân sinh, kinh tế, xã hội, quốc phòng. Đến

năm 1992 diện tích lưu vực vùng hệ thống tiêu là 2,138 tr.ha, trong đó ở Miền

Bắc là dạng tiêu riêng biệt diện tích là 1,003 tr.ha, còn ở Miền Nam là hệ thống

tiêu tự nhiên và tưới kết hợp với diện tích lưu vực là 1,135 tr.d. Dự kiến đến

năm 2010 nâng lưu vực vùng hệ thống tiêu thoát lên 2,9 tr.ha. Như vậy trong

144

tương lai, ngành thuỷ nông đang ở giai đoạn phát triển cả về số lượng và chất

lượng phục vụ.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển như trên, đòi hỏi phải xâydựng hệ thống

công trình hoàn chỉnh, đồng bộ, hợp lý và sử dụng tối đa công suất thiết kế. Hệ

thống công trình tưới tiêu hoàn chỉnh là hệ thống bao gồm công trình lợi lớn,

lợi vừa và loại nhỏ gắn liền hữu cơ với nhau, trong mỗi công trình đều có đầy

đủ các bộ phận cần thiết để có thể đưa nước thông suốt từ đầu nguồn tới chân

ruộng và nhanh chóng tháo nước ra khỏi ruộng khi cần thiết. Công tác thuỷ

nông cần chú ý những vấn đề kinh tế và quản lý chủ yếu sau đây:

Tổa.ức quản lý công trình thuỷ nông:

Hiện nay trong một lưu vực nước hoặc vùng lãnh thổ, các công trình

tưới, tiêu nước loại nhỏ, vừa, lớn thường phát triển riêng biệt theo khả năng

đầu tư của nền kinh tế và nhu cầu của các ngành, vì vậy hình thành các tổ chức

quản lý riêng rẽ, tách biệt gây nên những hiện tượng trùng lặp, mâu thuẫn

trong đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình. Để việc phát triển đầu

tư và khai thác thuỷ lợi có hiệu quả trên thực tế có ba hướng tổ chức quản lý

các hệ thống công trình thuỷ nông như sau:

- Quản lý theo tuyến công trình (quản lý theo ngành). Đây là phương

thức quản lý được áp dụng từ thời bao cấp ở nước ta. Hệ thống các công trình

thuỷ lợi được phân chia thành hệ thống công trình đầu mối, cấp I, cấp II và cấp

III được tổ chức quản lý chặt chẽ với sự bao cấp của nhà nước. Quản lý theo

tuyến đối với các công trình thuỷ lợi tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý

kinh tế và kỹ thuật thuỷ lợi, song có hạn chế cơ bản là không gắn kết được với

quản lý của các cấp chính quyền địa phương.

- Quản lý theo lưu vực nước (quản lý theo lãnh thổ) . Lưu vực nước hay

còn gọi là khu vực thuỷ lợi, là vùng lãnh thổ có quan hệ về nguồn nước, khai

thác sử dụng, tiêu thoát hay thải nước cũng như các biện pháp bảo vệ môi

trường nước. Phương thức này thường được áp dụng trong quản lý sử dụng các

dòng sông, quản lý các công trình lớn như công trình Bắc Hưng Hải, công

trình thoát lũ biển Tây...

- Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. ở mỗi lưu vực nước hay

khu vực thuỷ lợi thường có các hệ thống thuỷ lợi lớn, vừa và nhỏđan xen

145

nhau. Việc xây dựng, tu bổ, quản lý khai thác sử dụng các công trình cần theo

nguyên tắc: Công trình trong phạm vi xã do xã phụ trách; Công trình trong

phạm vi liên xã do huyện phụ trách; Công trình liên huyện do tỉnh phụ trách;

Công trình liên tỉnh do Trung ương phụ trách. Như vậy hình thành các đơn vị

quản lý trực thuộc các cấp, tạo thành mối quan hệ về kinh tế và hành chính

theo từng cấp có mối quan hệ với nhau.

b. Nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình thuỷ nông:

Đầu tư thuỷ nông của Nhà nước :

*Hướng đầu tư thuỷ nông của Nhà nước bao gồm: Đầu tư xây dựng,

phát triển các hệ thống thuỷ nông mới; Đầu tư khôi phục, sửa chữa lớn các hệ

thống thuỷ nông đang vận hành đã hết hạn sử dụng; Đầu tư ứng dụng kỹ thuật,

công nghệ mới; Trợ giá dịch vụ thuỷ nông trong các trường hợp thiên tai, tiêu

thoát nước phi canh tác; Trợ cấp vốnđầu tư phát triển thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi

nội đồng xã và HTX.

*Nguồn vốnđầu tư của Nhà nước vào thuỷ nông bao gồm vốn ngân

sách, vốn nước ngoài, vốn do Nhà nước huy động dưới dạng quỹ, tín phiếu,

trái phiếu, cồ phần theo từng dự án hay công trình cụ thể. Tuỳ điều kiện cụ thể

mà Nhà nước đầu tư vốn cho các công trình thuỷ lợi theo các hình thức chủ

yếu sau đây:

+ Đầu tư và tự tổ chức doanh nghiệpđể làm dịch vụ theo chính sách

kinh tế tài chính hiện hành.

+ Đầu tư ban đầu một phần rồi giao cho doanh nghiệp quản trị đầu tư

làm dịch vụ, tự hạch toán.

+ Cho doanh nghiệp, tư nhân vay vốn với lãi suất ưu dãi, thời gian dài

để đầu tư làm dịch vụ thuỷ nông.

+ Trợ cấp đầu tư ban đầu một phần cho doanh nghiệp, không hoàn lại

vốn.

+ Bảo tín cho các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài để làm thuỷ lợi.

146

- Đầu tư thuỷ nông của xă hay hợp tác xă:

*Hướng đầu tư: Đối với thuỷ lợi nhỏ, nội đồng do xã hoặc HTX nông

nghiệp đảm nhiệm. ở nơi nào chưa có HTX kiểu mới, UBND xã thành lập tổ

thuỷ nông đảm nhiệm việc huy động vốn, nhân lực theo chính sách Nhà nước

và qui chế địa phương để đầu tư vào thuỷ lợi. ở nơi nào có HTX thì sẽ do các

HTX đảm nhiệm.

*Nguồn đầu tư cho thuỷ lợi nội đồng gồm:

+ Trợ cấp đầu tư phát triển thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng từ ngân sách

cấp trên. Ngân sách xã trực tiếp đầu tư phát triển thuỷ lợi nội đồng.

+ Huyđộng ngày công laođộng nghĩa vụ công íchđối với laođộng

trong tuổi tham gia xây dựng, tu bổ hệ thống kênh mương nội đồng.

+ Các đóng góp khác, các khoản trợ giúp khác.

c. Các hình thức tổ chức sử dụng, khai thác hệ thống thuỷ nông.

- Các hình thức tổ chức quản lý sử dụng hệ thống thuỷ nông của Nhà

nước bao gồm: Doanh nghiệp khai thác thuỷ lợi (theo hình thức công ty), xí

nghiệp hoặc Ban quản lý thuỷ nông.

Hoạt động dịch vụ thuỷ lợi của các công ty, doanh nghiệp khai thác thuỷ

nông có thể có các mô hình chủ yếu sau:

+ Hạch toán chưa đầy đủ, theo dạng cân đối thu chi hàng năm, Nhà nước

cấp bù kinh phí chi theo dự toán các hạng mục kinh phí được cấp bù. Mô hình

nàyđược áp dụng cho hầu hết cácđơn vị quản lý khai thác thuỷ lợi vừa và

nhỏ.

+ Sự nghiệp dịch vụ thuỷ lợi có thu nhưng số thu nhỏ chỉ 10-20% số cần

chi. Hàng năm doanh nghiệp lập tổng dự toán chi phí và dự kiến phần thu, cuối

năm quyết toán dựa vào số thực chi và thực thu.

147

Hoạt động của các ban quản lý hoặc một số xí nghiệp thuỷ lợi khác theo

các mô hình:

+ Sự nghiệp dịch vụ có thu nhưng nguồn thu chủ yếu là các sản phẩm

phụ và số thu nhỏ, còn sản phẩm chính thì hàng năm lập dự toán chi phí trình

cấp thẩm quyền duyệt cấp vốn ngân sách.

+ Sự nghiệp dịch vụ thuỷ nông:Đơn vị không có nguồn thu trực tiếp,

mọi chi phí hàng năm đều do ngân sách cấp theo dự toán chi phí và do cấp

thẩm quyền duyệt. Mô hình này áp dụng trong trường hợp thực hiện chính sách

không thu thuỷ lợi phí đối với nông nghiệp hoặc thu nhưng bằng phương thức

gián tiếp qua thuế nông nghiệp, thuế xuất khẩu hoặc hình thức quĩ.

- Các hình thức quản lý sử dụng hệ thống thuỷ nông của tập thể và tư

nhân, thường gắn với mục tiêu kinh doanh, có thể có các dạng chủ yếu sau:

+ Các HTX dịch vụ thuỷ nông hay HTX nông nghiệp làm chức năng

dịch vụ, các tổ hợp tác đường nước v.v...

+ Các công ty cổ phần: Hiện nay nước ta chưa có dạng này nhưng trong

quá trình cổ phần hoá sẽ hình thành nhờ việc cổ phần hoá các hệ thống thuỷ

nông vừa và nhỏ hiện nay Nhà nước vẫn đang quản lý sử dụng.

1.2.3 Bảo vệ nguồn tài nguyên nước.

Tài nguyên nước phân bổ khắp nơi, gồm nước mặt đất và nước ngầm.

Nguồn nước dễ bị hoà tan các hoá chất, rác thải, mầu, mùi vị trở nên ô nhiễm,

nhất là nguồn nước mặt do chịuảnh hưởng của các hoạt động của người và

động vật. Công tác bảo vệ tài nguyên nước bao gồm hai nội dung chính sau

đây:

a. Phòng chống kạn kiệt nguồn nước.

Ngoài các nguyên nhân khách quan do thay đổi môi trường tự nhiên, khí

hậu; các nguyên nhân làm kạn kiệt nguồn nước do con người gây nên chủ yếu

là khai thác rừng bừa bãi, tạo nên đất trống đồi trọc làm giảm lượng nước trữ ở

tầng đất, khi mưa tạo thành dòng chảy lũ lớn, làm giảm nước trong mùa kiệt.

Các biện pháp chủ yếu là:

+ Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, nhất là rừng đầu nguồn, rừng

phòng hộ.

148

+ Định canh định cư đối với đồng bào dân tộc vùng cao.

+ Khai thác cây rừng hợp lý, vừa khai thác vừa trồng rừng tạo lớp phủ

chống xói mòn.

+ Xây dựng các công trình hồ chứađể điều tiết lại nguồn nước, tăng

lượng nước trong mùa khô và chống lũ trong mùa mưa.

b. Phòng chống ô nhiễm nguồn nước.

Các biện pháp chủ yếu để phòng chống ô nhiễm nguồn nước bao gồm:

+ Giữ vệ sinh môi trường, dọn rác thải, làm giảm các yếu tố gây ô nhiễm

nguồn nước.

+ Xây dựng, phát triển các công trình xử lý chất thải và nước thải của

các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu dân cư. Trong phát triển các nhà

máy mới cần coi xử lý chất thải là yêu cầu bắt buốc trong khi duyệt Luận

chứng kinh tế kỹ thuật, đặc biệt là các nhà máy thuộc các ngành như hoá chất,

phân bón v.v...

+ Quản lý và bảo vệ môi trường biển.

+ Xây dựng và thực hiện chương trình quốc gia bảo vệ môi trường,

trong đó có môi trường nước.

+ Tham gia các chương trình hợp tác quốc tế về chinh phục nguồn nước,

cải tạo và bảo vệ môi trường nước.

2. Cơ giới hoá nông nghiệp.

2.1. Khái niệm:

Cơ giới hoá nông nghiệp là quá trình thay thế công cụ thủ công thô sơ

bằng công cụ lao động cơ giới; thay thế động lực sức người và gia súc bằng

động lực của máy móc; Thay thế phương pháp sản xuất thủ công lạc hậu bằng

phương pháp sản xuất với kỹ nghệ cao.

Cơ giới hoá nông nghiệp dựa trên cơ sở nền công nghiệp cơ khí phát

triển, có khả năng nghiên cứu, chế tạo ra các máy động lực và máy công tác để

thực hiện các khâu công việc canh tác phù hợp với yêu cầu sinh trưởng phát

triển của cây trồng, vật nuôi và phù hợp với hình thức tổ chức sản xuất nông

nghiệp.

149

- Nội dung cơ giới hoá nông nghiệp bao gồm cơ giới hoá bộ phận (cơ

giới hoá từng khâu riêng lẻ) tiến lên cơ giới hoá tổng hợp và tự động hoá sản

xuất.

Cơ giới hoá bộ phận trước hết và chủ yếu thườngđược thực hiệnở

những khâu công việc nặng nhọc, tốn nhiều lao động thủ công hay thời vụ

căng thẳng và dễ dàng thực hiện như khâu làm đất, vận chuyển, chế biến thức

ăn gia súc v.v.... Nét đặc trưng của giai đoạn này là việc áp dụng các chiếc máy

riêng lẻ của các nông hộ và trang trại khá giả. Thời kỳ này, sau khi hoàn thành

nhiệm vụ sản xuất cho mình, họ còn đi làm thuê cho các hộ và trang trại khác

trên địa bàn lân cận.

Cơ giới hoá tổng hợp là việc sử dụng liên tiếp các hệ thống máy ở tất cả

các giai đoạn của quá trình sản xuất trồng trọt hay chăn nuôi kể từ lúc bắt đầu

đến lúc ra sản phẩm. Nét đặc trưng của giai đoạn này là sự ra đời của các hệ

thống máy nông nghiệp, có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau để hoàn thành

liên tiếp tất cả các khâu công việc của quá trình sản xuất .

Tự động hoá là giai đoạn phát triển cao hơn của cơ giới hoá tổng hợp,

gắn liền với cách thức khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới, các

phương tiện điều khiển tự động để hoàn thành mọi khâu liên tiếp của quá trình

sản xuất từ khi chuẩn bị đến lúc kết thúc cho sản phẩm. Nét đặc trưng của giai

đoạn này là loại trừ lao động chân tay và một phần lao động trí óc. Sự tham gia

của con người chỉ với vai trò giám đốc, kiểm tra, điều chỉnh để quá trình sản

xuất diễn ra theo một kế hoạch đã định trước.

2.2. Những vấn đề kinh tế - kỹ thuật cần chú ý khi thực hiện cơ giới

hoá nông nghiệp.

a. Những điều kiện khách quan thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp Việt

Nam.

- Điều kiện trước hết để tiến hành cơ giới hoá nông nghiệp là phải có

nền công nghiệp phát triển có khả năng chế tạo máy kéo và máy móc nông

nghiệp, sản xuất các phụ tùng thay thế và công nghiệp sủa chữa phát triển.

Trong điều kiện ngày nay khi hợp tác quốc tế đã phát triển chưa nhất thiết phải

150

có công nghiệp chế tạo máy kéo và máy móc phát triển. Song do môi trường

hoạtđộng của máy móc nông nghiệp xấu,để thực hiện cơ giới hoá nông

nghiệp có hiệu quả nhất thiết phải phát triển công nghiệp sản xuất phụ tùng

thay thế và công nghiệp sửa chữa.

Từ một nền kinh tế có trình độ còn tương đối thấp so với các nước trong

khu vực, chúng ta tiến hành cơ giới hoá trong đIều kiện công nghiệp nặng chưa

phát triển, chúng ta chưa tự nghiên cứu chế tạo được hàng loạt máy móc cho

nông nghiệp. Hiện nay ngành cơ khí mới chỉ sản xuất ra được những chiếc

máy loại nhỏ, nhưng chưa chế tạo được phầnđộng cơ, phần lớn là lắp ráp.

Công nghiệp nước ta chưa đáp ứng nhu cầu sửa chữa và sản xuất phụ tùng

thay thế cho máy móc nông nghiệp loại vừa và loại lớn. Vì vậy, hiệu quả cơ

giới hoá nông nghiệp đem lại chưa cao. Cơ giới hoá nông nghiệp gần đây sử

dụng các loại máy móc nhỏ được sản xuất trong nước và nhập ngoại.

- Điều kiện tiếp nhận cơ giới hoá nông nghiệp. Người tiếp nhận cơ giới

hoá nông nghiệp là các trang trại, các hộ gia đình nông dân tự chủ. Phần lớn

trong số họ hiện nay đang gặp nhiều khó khăn để tiếp nhận cơ giới hoá như:

Năng lực tự tích luỹ về vốn thấp; chưa có tri thức, kỹ năng về máy móc cơ khí

(như sử dụng, bảo dưỡng, vận hành...), sản xuất còn nhỏ và phân tán, nhất là

ruộng đất bị phân chia manh mún. Kích thước các thửa đất không phù hợp với

hoạt đọng của máy móc, nhất là loại máy quá lớn. Những vấn đề trên đều là

những chướng ngại đối với việc tiếp thu và trang bị cơ giới hoá cho các hộ và

trang trại.

Lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng khá cao. Lực lượng lao động

này khi được giải phóng khỏi nông nghiệp nhờ cơ giới hoá có thể gây nên tình

trạng thất nghiệpở nông thôn. Như vậy, sự phân công laođộng chưa phát

triển, việc đưa máy móc vào sản xuất sẽ giải phóng sức lao động, nếu chưa tạo

ra sự phân công lại lao động hợp lý, lao động dư thừa không được các ngành

khác thu hút sẽ gây ra sự lãng phí lớn cho nông nghiệp và nền kinh tế quốc

dân.

- Điều kiện hoạt động của máy móc phải thuận lợi. ở nước ta điều kiện

này không giống nhauở các ngành (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư

nghiệp), giữa các vùng nông thôn, làm cho việc thực hiện cơ giới hoá nông

151

nghiệp có sự khác nhau giữa các ngành sản xuất và giữa các vùng. Những

ngành sản xuất, vùng sản xuất thuận lợi sẽ có khả năng tiếp thu cơ giới hoá

nhanh và hiệu quả hơn và ngược lại.

Xuất phát từ những điều kiện khách quan trong nước như trên, phương

châm và bước đi thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp nước ta là: Phải kết hợp

một cách phổ biến các công cụ thô sơ, công cụ cải tiến với công cụ nửa cơ khí

và công cụ cơ khí hiện đại, lấy công cụ hiện đại làm phương hướng chính để

tiến lên; kết hợp lao động thủ công với lao động nửa cơ khí và cơ khí, lấy lao

động cơ khí làm phương hướng chính. Trong những trường hợp nhất định, có

thể đi thẳng vào cơ khí hiện đại ở những khâu quan trọng và những nơi có điều

kiện như các khâu làm đất, thuỷ lợi, khai hoang, vận chuyển, chế biến ... đặc

biệt ở những vùng chuyên canh lớn hoặc vùng chuyên môn hoá sản xuất xuất

khẩu. Theo phương châm nói trên, các bước đi thực hiện cơ giới hoá sẽ kết hợp

tuần tự với nhảy vọt. Sự tồn tại đan xen các loại trình độ kỹ thuật khác nhau

trong từng khâu công việc, trong các khâu canh tác của quá trình sản xuất,

trong từng ngành kinh tế kỹ thuật và trong từng vùng sinh thái là biểu hiện cụ

thể của phương châm và bước đi thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp ở nước ta.

b. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và những vấn đề kinh tế đặt ra cần

chú ý.

Để thực hiện có hiệu quả phương châm và bước đi của cơ giới hoá nông

nghiệp như trình bày ở trên cần chú ý những vấn đề kinh tế - kỹ thuật chủ yếu

sau đây:

- Ngành cơ khí phải từng bước thực hiện việc sản xuất và trang bị đủ

công cụ thường và công cụ cải tiến cho nông nghiệp. Trong điều kiện lao động

thủ công là chủ yếu thì số lượng và chất lượng của công cụ cầm tay, công cụ

cải tiến có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao năng suất của laođộng nông

nghiệp. Thực hiện nhiệm vụ này cần coi trọng vai trò của ngành thủ công

nghiệp chế tạo và sửa chữa công cụ trong nông thôn.

- Việc trang bị các máy móc, công cụ hiện đại phải đảm bảo tính đồng

bộ và cân đối. Tính đồng bộ và cân đối này thể hiện ở các khía cạnh: Giữa máy

động lực và máy công tác; giữa trang bị với sửa chữa và cung cấp phụ tùng

thay thế; giữa trang bị máy móc và hướng dẫn kỹ thuật vận hành.v..v...

152

- Nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, công cụ. Phương hướng cơ bản

là trang bị và sử dụng máy móc công cụ vạn năng, sử dụng vào nhiều khâu

canh tác; trang bị hệ thống máy công cụ đồng bộ đi kèm máy động lực v.v...

Tăng cường khâu bảo quản, duy tu máy móc thiết bị.

- Đi đôi với quá trình thực hiện cơ giới hoá, cần thực hiện việc chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phân công lại lao động nông thôn theo hướng

tiến bộ.

- Tạo ra những điển hình tiên tiến về cơ giới hoá nông nghiệp ở những

ngành trọng điểm, những vùng trọng điểm. Quá trình thực hiện cần được tổng

kết rút bài học kinh nghiệm để nhân lên diện rộng.

3. Điện khí hoá nông nghiệp nông thôn.

3.1. Khái niệm:

Trong quá trình phát triển, nông nghiệp sử dụng ngày càng nhiều các

nguồn năng lượng khác nhau. Điện khí hoá là một tiến bộ khoa học công nghệ

trong việc sử dụng nguồn điện năng vào các hoạt động sản xuất và phục vụ đời

sống nông thôn. Điều kiện để thực hiện điện khí hoá nông nghiệp nông thôn là

hình thành được mạng lưới điện quốc gia thông suốt từ nơi phát điện đến tận

các cơ sở sử dụng điện là các hộ gia đình, các trang trại trồng trọt, chăn nuôi

v.v... ở mọi vùng nông thôn. Như vậy, thực hiệnđiện khí hoá nông nghiệp

nông thôn là một quá trình rất lâu dài.

Trong nông nghiệp, nông thôn việc sử dụng nguồn năng lượng điện chủ

yếu theo các hướng sau đây:

- Năng lượng điện là cơ sở của việc cơ khí hoá lao động ở một số khâu

sản xuất nông nghiệp như thuỷ lợi, chế biến, chăn nuôi ... Điện năng là nguồn

động lực chủ yếu của các xưởng cơ khí, xưởng chế biến nông, lâm, thuỷ, hải

sản, các trạm bơm tưới tiêu.

- Sử dụng điện dưới dạng khác như nhiệt năng hay quang năng để chiếu

sáng, sấy khô, ấp trứng, sưởi ấm gia súc v.v...; hoặc dưới dạng sóng như tia

hồng ngoại, tia tử ngoại để khử độc trong nước, tiêu diệt các vi sinh vật có hại

cho giống cây trồng vật nuôi, chữa bệnh gia súc .v.v...

- Sử dụng điện phục vụ sinh hoạt nông thôn.

153

3.2. Những vấn đề cần chú ý khi thực hiện điện khí hoá.

- Trong qui hoạch xây dựng mạng lưới điện nông thôn cần chú ý:

+ Bên cạnh các cơ sở điện lực do Trung ương quản lý, cần xây dựng các

trạm thuỷđiện vừa, nhỏ và cực nhỏ nhằm khai thác sức nước của các dòng

sông suối để phục vụ sản xuất và đời sống nông thôn vùng trung du và núi cao.

Kết hợp hợp lý việc xây dựng nhiệt điện với thuỷ điện.

+ Trong xây dựng mạng lưới điện nông thôn, cần kết hợp sức mạnh của

Trung ương với địa phương, kết hợp Nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Trong quản lý vận hành mạng lưới điện và sử dụng điện cần chú ý:

+ Ưu tiên điện cho sản xuất. Nâng cao mức độ sử dụng điện cho sinh

hoạt trên cơ sở khả năng sản xuất điện cho phép.

+ Trước hết đưa điện vào sử dụng ở những khâu công việc tĩnh tại. Điện

khí hoá trước hết trong các khâu công việc của ngành chăn nuôi.

+ Hình thành các bộ phận chuyên trách quản lý, bảo dưỡng vận hành

mạng lưới điện nông thôn. Thực hiện hạch toán kinh tế về dịch vụ điện.

+ Cần có hướng dẫn tối thiểu về kỹ thuật an toàn sử dụng điện cho các

cơ sở dùng điện ở nông thôn, đặc biệt là hộ nông dân.

4. Hoá học hoá nông nghiệp.

4.1. Khái niệm:

Hoá học hoá là quá trình áp dụng những thành tựu của ngành công

nghiệp hoá chất phục vụ nông nghiệp, bao gồm việc sử dụng các phương tiện

hoá học vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống ở nông

thôn.

Hóa học hoá nông nghiệp là quá trình liên tục của những tiến bộ khoa

học công nghệ liên quanđến các phương tiện hoá học của laođộng nông

nghiệp và của các phương tiện phục vụ đời sống nông thôn. Nội dung của hoá

học hoá nông nghiệp bao gồm:

- Bổ sung và tăng cường cung cấp thức ăn cho cây trồng vật nuôi bằng

việc sử dụng các loại phân bón hoá học, thức ăn gia súc có bổ sung các nguyên

tố vi lượng.

154

- Bảo vệ cây trồng vật nuôi thông qua việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ

thực vật, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ dịch bệnh gia súc, gia cầm v.v...

- Sử dụng các vật liệu hoá học trong xây dựng các công trình phục vụ

nông nghiệp như công trình thuỷ lợi, cải tạo đất, xây dựng chuồng trại v.v...

- Sử dụng các vật liệu hoá học trong sản xuất các đồ dùng phục vụ sinh

hoạt nông thôn.

4.2. Những vấn đề cần chú ý.

Để thực hiện hoá học hoá nông nghiệp có hiệu quả, cần chú ý những vấn

đề sau:

- Sử dụng đúng liều lượng các loại hoá chất trong việc cung cấp thức ăn

cho cây trồng vật nuôi, trong bảo vệđộng thực vật. Kết hợp hợp lý việc sử

dụng phân bón hoá học với các loại phân chuồng và phân xanh. Sử dụng hợp

lý các chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi.

- Sử dụng đúng kỹ thuật các loại hoá chất,đặc biệt là trong khâu chế

biến, bảo quản rau quả thực phẩm.

- Tăng cường quản lý Nhà nước đối với việc sản xuất, tiêu thụ sử dụng

các phương tiện hoá học dùng trong sản xuất nông nghiệp và đời sống nông

thôn.

- Phải có hướng dẫn kỹ thuật cho người nông dân, đảm bảo an toàn lao

động, đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình sử dụng các phương tiện hoá

chất vào sản xuất nông nghiệp.

5. Sinh học hoá nông nghiệp.

5.1. Khái niệm:

Sinh học hoá nông nghiệp là quá trình nghiên cứu và áp dụngđược

những thành tựu về khoa học sinh vật và khoa học sinh thái vào nông nghiệp

nhằm nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp và bảo vệ môi

trường sinh thái. Nói cách khác, sinh học hoá nông nghiệp là quá trình tiến bộ

khoa học công nghệ liên quan đến các tư liệu sản xuất sinh vật của nông

155

nghiệp bao gồm tập đoàn các loài động vật, thực vật, vi sinh vật sử dụng trong

nông nghiệp; mối quan hệ tương tác giữa chúng với nhau và với môi trường

sinh thái trên từng vùng và toàn bộ lãnh thổ nông nghiệp cả nước.

Theo khái niệm như trên thì sinh học hoá không chỉ bao hàm nội dung

liên quan đến công tác giống cây trồng vật nuôi, mặc dù đây là nội dung quan

trọng nhất. Sinh học hoá nông nghiệp là một quá trình bao gồm nhữngnội

dung rộng lớn sau đây:

- Điều tra cơ bản một cách toàn diện và có trọng điểm các điều kiện

thiên nhiên và các nguồn tài nguyên phong phú về thực vật, động vật và vi sinh

vật ở nước ta.

- Nghiên cứu, phát hiện và nắm vững hệ thống các qui luật phát sinh và

phát triển của các cá thể và quần thể động thực vật, vi sinh vật trên từng vùng

sinh thái.

- Nghiên cứu, phát hiện và nắm vững các qui luật về mối quan hệ giữa

các quần thể sinh vật với nhau và với điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu ...

trên các tiểu vùng, các vùng và trên cả nước.

- Nghiên cứu và đề ra được phương hướng đúng đắn để khai thác, bảo

vệ và sử dụng ngày càng tốt hơn, bảo đảm tái sinh không ngừng các nguồn tài

nguyên sinh vật của đất nước. Nhập nội một số giống cây con phù hợp từ nước

ngoài để bổ sung vào quĩ gen hiện có hoặc làm phong phú quỹ gen bằng con

đường lai tạo. Xây dựng các tập đoàn cây trồng vật nuôi có năng suất sinh học

cao và cho sản phẩm chất lượng tốt ổn định cùng với qui trình kỹ thuật cần

thiết cho mỗi cây con phù hợp với từng vùng sinh thái nông lâm ngư nghiệp.

- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học một cách hiệu quả.

5.2. Những thành tựu công nghệ sinh học chủ yếu của nước ta.

Ngày nay, công nghệ sinh học là một mũi nhọn của tiến bộ khoa học

công nghệ thế giới. Lịch sử phát triển công nghệ sinh học thế giới đã trải qua

ba giai đoạn phát triển với những đặc trưng riêng. Hai giai đoạn đầu là công

nghệ sinh học truyền thống (lên men thực phẩmđể sản xuất rượu bia, dấm,

nước chấm, sữa chua, sản phẩm muối chua ...) và công nghệ sinh học cận đại

(công nghệ sản xuất thuốc kháng sinh, vitamin, axit hữu cơ, axit amin, dung

môi, enzym, sinh khối giầu prôtein...). Hiện nay, công nghệ sinh họcđang

156

phát triển ở giai đoạn hiện đại. Công nghệ sinh học hiện đại bao gồm một số

lĩnh vực quan trọng như công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ

enzym/prôtein, công nghệ sinh học vi sinh vật, công nghệ sinh học môi trường.

Dựa trên thành tựu của công nghệ di truyền, người ta biết rõ từng loại gen và

giải mã chúng, từ đó chế tạo ra các loại thuốc đặc trị diệt virut gây bệnh cho

động thực vật. Đối với lĩnh vực tạo giống người ta tạo ra các cây trồng vật nuôi

chuyển gen để cho năng suất và những chất lượng mới của sản phẩm. Ví dụ

nhờ chuyển gen có thể tăng lượng chứa prôtein và cải thiện chất lượng prôtêin

trong sản phẩm cây trồng, vật nuôi. Lại cũng có thế chuyển vào cây trồng, vật

nuôi loại gen chống côn trùng, chống nấm, chống virut,để kháng với thuốc

diệt cỏ....Dựa trên thành tựu của công nghệ tế bào, người ta đã tạo giống cây

trồng bằng nuôi cấy mô, tạo giống con nuôi bằng phương pháp cấy phôi ...

Ngành sinh học nước ta đến nay đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng

góp phần phát triển nông nghiệp, đó là:

- Trong trồng trọt, nghiên cứuđặcđiểm quang hợp của cây lúa, quang

hợp và dinh dưỡng ruộng lúa năng suất cao làm cơ sở cho các biện pháp thâm

canh. Đã đưa vào sản xuất công nghệ quang hợp trồng tảo giầu dinh dưỡng để

thu sinh khối làm nguồn dinh dưỡng và dược liệu quí. Nghiên cứu quan hệ

cộng sinh giữa vi khuẩn Azolla - Anabaens azolla cũng như những vi khuẩn

Rhizobium và câyđậu tương, sử dụng các chấtđiều hoà sinh trưởng, các

nguyên tố khoáng vi lượng làm tăng năng suất cây trồng trong nông lâm

nghiệp. Nghiên cứu thành công các kỹ thuật di truyền như lai tạo, đột biến, đa

bội thể tạo ra nhiều giống lúa, ngô, đậu, đỗ, dâu ...được ứng dụng vào sản

xuất.

- Trong chăn nuôi, đã thành công trong việc ghép hợp tử và tạo ra bò

giống con chất lượng cao. Ngoài ra còn một số thành công trong việc tạo ra các

giống lai khác như lợn, gia cầm...

- Trong lĩnh vực vi sinh vật, đã tuyển chọn và xây dựng các sưu tập vi

sinh vật có ích, nghiên cứu và áp dụng có kết quả công nghệ vi sinh phục vụ

sản xuất vàđời sống như thuốc trừ sâu vi sinh vật, phân vi sinh vật cốđịnh

đạm cho cây họ đậu, hóc môn thực vật sản xuất bằng công nghệ vi sinh, kháng

sinh thô, a xít a min v.v...

- Trong công nghệ thực phẩm, nhiều kỹ thuật và qui trình công nghệ

sinh học được nghiên cứu và áp dụng như sản xuất nước chấm, nước giải khát

lên men, rượu vang v.v...

157

Nhờ những thành tựu chủ yếu trên của ngành sinh học đã góp phần đáng

kể vào việc thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, chương trình lương

thực thực phẩm ở nước ta trong những năm qua.

5.3. Những giải pháp kinh tế kỹ thuật cần chú ý:

- Trong công tác nghiên cứu, cần coi trọng các vấn đề sau đây:

+ Trong trồng trọt, không chỉ coi trọng nghiên cứu cây lúa mà cần triển

khai mạnh mẽ hơn việc nghiên cứu các loại cây màu như ngô, khoai, đậuđỗ

các loại. Đối với cây dài ngày, bên cạnh việc nghiên cứu các cây có giá trị xuất

khẩu cần mở rộng nghiên cứu các loại cây khác trong quần thể thực vật chung

sống với các cây công nghiệp.

+ Trong chăn nuôi bên cạnh việc coi trọng nghiên cứu con lợn, cần mở

rộng nghiên cứu các loại con gia súc gia cầm khác.

+ Trong nghiên cứu quần thể động thực vật trong môi trường nước, cần

coi trọng hơn nữa việc nghiên cứu các loại động thực vật nhỏ như nấm, tảo,

rong rêu...

+ Nghiên cứu hậu quả của chiến tranh hoá học của Mỹ đối với quần thể

động thực vật ở nước ta.

- Trong công tác giống cần chú ý:

+ Lựa chọn, thuần dưỡng các loại giống tốt địa phương. Tổng kết kinh

nghiệm nuôi trồng dân gian, mang lại kết quả cao cho mỗi vùng sinh thái nông

nghiệp. Cần coi trọng và bảo vệ các loại giống đặc sản.

+ Nhập nội, lai tạo, nuôi thuần chủng để có những giống mới. Coi trọng

công tác kiểm dịch động thực vật nhập nội.

+ Xây dựng hệ thống quốc gia từ Trung ương đến địa phương bao gồm

các cơ sở nghiên cứu, tuyển chọn, lai tạo, sản xuất, thí nghiệm, sản xuất và

cung cấp giống cho sản xuất đại trà v.v... Có biện pháp quản lý giống chặt chẽ,

chống lẫn giống và thoái hoá giống.

+ Xây dựng, phổ biến thực hiện qui trình kỹ thuật cho từng loại cây

trồng và con nuôi. Qui trình kỹ thuật là một hệ thống biện pháp kỹ thuật với

những tiêu chuẩn đã được qui định gắn liền hữu cơ với nhau theo một trật tự

thời gian nhất định, phù hợp với qui luật phát triển và phát dục của cây trồng

158

vật nuôi, với điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện đất, nưóc, thời tiết khí

hậu ở từng vùng, từng địa phương.

- Thực hiện đổi mới cơ cấu sản xuất trồng trọt và chăn nuôi; cơ cấu mùa

vụ; công thức luân canh, xen canh, gối vụ phù hợp trên mỗi vùng sinh thái để

khai thác có hiệu quả các tiềm năng sinh học, sinh thái và các tiềm năng khác.

III. Phương hướng và những biện pháp chủ yếu thúc đẩy

cách mạng khoa học công nghệ trong nông nghiệp nước

ta.

1. Mục tiêu và phương hướng.

- Nền nông nghiệp nước ta có lịch sử phát triển từ rất lâu đời. Tuy nhiên

vì nhiều lý do về lịch sử, kinh tế - xã hội, đến nay về cơ bản sản xuất nông

nghiệp vẫnđang trong tình trạng kỹ thuật thủ công là chủ yếu.Đặc biệtở

những vùng núi, vùng đồng bào dân tộc, kỹ thuật sản xuất rất lạc hậu. Mục tiêu

phát triển tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp nước ta là từng bước

hoàn thiện và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của nông nghiệp ngày càng

hiệnđại, khai thác có hiệu quả nhất những tiềm năng to lớn của nền nông

nghiệp nhiệt đới phục vụ cho nhu cầu phát triển nền kinh tế,đẩy mạnh xuất

khẩu và cải thiện đời sống nhân dân. Như vây, trong khi nắm vững "khâu trung

tâm là cơ khí hoá", cầnđặc biệt coi trọng "thuỷ lợi là biện pháp quan trọng

hàng đầu", tiến bộ khoa học công nghệ cần tác động tích cực tới con người lao

động ở nông thôn, tới đất đai, tới các tậpđoàn cây trồng con nuôi cùng các

biện pháp sinh học, tới các công cụ lao động và tới các tư liệu sản xuất khác

của nông nghiệp. Nói tóm lại cần coi trọng thúc đẩy các tiến bộ khoa học của

nông nghiệp, các tiến bộ khoa học công nghệ liên quan đến tất cả các bộ phận,

các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay.

- Thúc đẩy sự phát triển cách mạng khoa học công nghệ của một nước

đang phát triển như nước ta, trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ

nông nghiệp thế giới đã và đang đạt được những thành tựu rất lớn trên mọi lĩnh

vực về hoá học, sinh học, năng lượng v.v..., chúng ta phải có phương hướng và

bước đi thích hợp. Một mặt, vừa phải đẩy mạnh các chương trình tiến bộ khoa

học công nghệ trong nước, mặt khác phải tranh thủ được những thành tựu khoa

159

học công nghệ tiên tiến của các nước khác. Với phương châm kết hợp các

bước đi tuần tự với nhảy vọt, phương hướng của cuộc cách mạng khoa học

công nghệ nông nghiệp nước ta là tiến hành một cách tổng hợp, trong đó thực

hiện thuỷ lợi hoá là biện pháp hàng đầu để thực hiện rộng rãi sinh học hoá, hoá

hóc hoá, từng bước cơ giới hoá, điện khí hoá. Cơ giới hoá giữ vai trò trung tâm

trong quá trình hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp nước ta.

2. Những biện pháp chủ yếu:

Đểđạtđược mục tiêu của cách mạng khoa học công nghệ trong nông

nghiệp nước ta với phương hướng và bước đi thích hợp như trên, cần thực hiện

tốt các giải pháp chủ yếu sau đây:

2.1. Xây dựng các chương trình và thực hiện theo chương trình các

tiến bộ khoa học công nghệ nông nghiệp.

Để thực hiện có kết quả cách mạng khoa học công nghệ trong nông

nghiệp cần phải xây dựng được một hệ thống các chương trình tiến bộ khoa

học công nghệ bao gồm các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và

một số ngành khác có liên quan. Các chương trình đó vừa phản ánh những yêu

cầu cơ bản, cấp bách của sản xuất, vừa góp phần tác động vào từng yếu tố cho

đến toàn bộ lực lượng sản xuất nông nghiệp nước ta.

Nói chung, một chương trình tiến bộ khoa học công nghệ nông nghiệp

phải có mục tiêu cuối cùng và mục tiêu từng bước, có một loạt các biện pháp

về khoa học, kỹ thuật, kinh tế - tổ chức ... có liên quan với nhau cần thực hiện

trong một thời gian nhất định, dưới một sự chỉ đạo thống nhất. Trong kế hoạch

thực hiện chương trình, cần xác định mục tiêu cụ thể và thời gian cụ thể, lực

lượng cán bộ và cơ quan có trách nhiệm thực hiện, những biện pháp cụ thể về

khoa học - kỹ thuật - công nghệ, những đảm bảo về vật chất và tài chính, trách

nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia chương trình. Với cách làm trên,

phương thức hoạt động khoa học công nghệ nông nghiệp theo chương trình sẽ

có ý nghĩa lớn vì nó là phương thức vừa đảm bảo tính kế hoạch chặt chẽ, vừa

linh hoạt cho phép tập hợp những khả năng hiện có và sẽ có vào các phương

160

hướng trọng điểm, các mục tiêu trọng điểm trong từng thời kỳ do yêu cầu thực

tiễn đặt ra.

Người ta có thể phân loại các chương trình tiến bộ khoa học công nghệ

nông nghiệp theo các tiêu thức khác nhau:

- Căn cứ vào kết quả tác động tới sự phát triển các yếu tố của lực lượng

sản xuất, hệ thống chưong trình gồm các chương trình về các yếu tố sản xuất

như chương trình cơ giới hoá, chương trình làm thuỷ lợi, chương trình giao

thông nông thôn, chương trình nạc hoá đàn lợn v.v...

- Căn cứ vào mục tiêu của chương trình, có chương trình nghiên cứu cơ

bản, chương trình nghiên cứu ứng dụng.

- Căn cứ vào sự phân cấp quản lý có chương trình trọng điểm quốc gia

và chương trình của các địa phương.

Với bất kỳ một chương trình nào thì trong tổ chức thực hiện cũng phải

căn cứ vào mục tiêu của chương trình để xác định trách nhiệm, quyền hạn cần

thiết, giải quyết các biện pháp và phương tiện cần thiết, chỉ định cơ quan chủ

trì và người chủ trì thích hợp nhất. Bên cạnh việc xác định trách nhiệm rõ ràng,

cần làm tốt sự kết hợp thực hiện chương trình với các cơ quan khoa học khác,

với các cơ quan kinh tế và cơ quan khoa học kỹ thuật ở từng ngành và địa

phương, với các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiêu chuẩn đểđánh giá

cách xây dựng và thực hiện một chương trình tốt nhất là mang lại hiệu lực hoạt

động mới cho khoa học công nghệ trong điều kiện nhất định, hoặc góp phần

vào việc phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả của sản xuất.

Hiện nay có một số lĩnh vực ưu tiên nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa

học công nghệ vào nông nghiệp nước ta là:

+ Chương trình tiêu thoát lũ Đồng bằng Sông Cửu Long, cải tạo khai

thác vùng Đồng Tháp Mười.

161

+ Tạo ra các giống lúa, ngô và các giống cây trồng khác có năng suất

cao, chất lượng tốt phù hợp với nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu trên cơ

sở phát huy ưu thế lai.

+ Tạo giống cây ăn quả có năng suất và chất lượng cao phù hợp với từng

vùng sinh thái, góp phần đổi mới cơ cấu ngành trồng trọt.

+ Cải tạođàn bò của Việt Nam theo hướng chăn nuôi lấy thịt, sữa có

năng suất cao.

+ Nạc hoá đàn lợn trong chăn nuôi xuất khẩu.

+ Nghiên cứu áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp,

giảm bớt việc dùng các chất hoá học để bảo vệ môi sinh.

+ v.v...

2.2. Tăng cường năng lực khoa học công nghệ của ngành nông

nghiệp.

Xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ của ngành nông nghiệp bao gồm

nhiều vấn đề rất rộng lớn như: Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ; Hệ thống

cơ quan nghiên cứu khoa học và các cơ sở thực nghiệm trong nông nghiệp; Bồi

dưỡng kiến thức cho người lao động nông nghiệp.

- Về đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ: Hiện nay với hàng vạn cán bộ

đại học và trên đại học, với một số đông đảo hơn nữa các cán bộ trung cấp,

đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ của

ngành nông nghiệp. Đội ngũ cán bộ đó nói chung có phẩm chất chính trị vững

vàng, có năng lực chuyên môn tốt và một số đã có những đóng góp xứng đáng.

Tuy nhiên so với yêu cầu mới, chúng ta cần tập trung sức làm tốt một số vấn

đề sau:

+ Cùng với việc đào tạo mới, cần coi trọng việc bồi dưỡng đào tạo lại

đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ ngày càng mạnh về số lượng và chất

lượng. Củng cố và xây dựng các trườngĐại học Nông nghiệpđểđào tạo

những kỹ sư nông nghiệp có trìnhđộ lý luận và thực hành. Xây dựng các

trường caođẳng nông nghiệp, tăng cường hệ trung học chuyên nghiệp với

nhiệm vụ đào tạo kỹ sư thực hành và cán bộ trung cấp kỹ thuật để tăng cường

cho cấp huyện và cấp cơ sở.

162

+ Việc đào tạo sau và trên đại học, cần kết hợp cả hai hướng: Trong khi

tiếp tục gửi đi đào tạo ở nước ngoài, cầnđẩy mạnh công tác đào tạoở trong

nước.

+ Gấp rút mở rộng đào tạo các công nhân lành nghề, các kỹ thuật viên

cho các cơ sở sản xuất nông lâm ngư nghiệp.

- Về hệ thống các cơ quan nghiên cứu khoa học và các cơ sở thực

nghiệm: Ngành nông nghiệp nước ta hiện nay có 31 cơ quan nghiên cứu khoa

học, trong đó có 13 viện, 6 trung tâm thuộc các Bộ, nghiên cứu khoa học về

các lĩnh vực phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, thú ý v..v... Gần đây, một số cơ sở

được trang bị khá tốt như Viện Khoa học kỹ thuật Việt Nam, Viện chăn nuôi,

Viện di truyền, Viện nghiên cứu ngô, Viện Khoa học nông nghiệp Miền Nam,

Viện lúa Đồng bằng sông Cửu long, Viện cà phê Eamak. Trung tâm bông Nha

hố, Viện thổ nhưỡng nông hoá v.v... Tuy nhiên, việc đầu tư cho nghiên cứu

khoa học còn thấp. Mức đầu tư bình quân cho một cán bộ nghiên cứu khoa học

của Việt Nam hiện nay khoảng 3000 USD, chỉ bằng 1/10 các nước trong khu

vực.

Hàng năm, ngân sáchđầu tư cho nghiên cứu khoa học chỉđápứng

khoảng 60-70% tổng qũi lương và các chi phí hoạt động khác. Phần thiếu hụt,

các cơ quan nghiên cứu phải tự lo liệu. Vì vậy các nghiên cứu thường thiên về

nghiên cứu ứng dụng hơn là nghiên cứu cơ bản.

- Về bồi dưỡng kiến thức cho người lao động nông nghiệp: Đây là vấn

đề quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học

công nghệ vào sản xuất. Cần coi trọng cả hai hướng bồi dưỡng:

+ Bồi dưỡng kiến thức cho người lao động hiện tại thông qua các hình

thức thích hợp như phổ biến kỹ thuật mới, mô hình trình diễn, tham quan v.v...

+ Bồi dưỡng kiến thức cho người lao động trong tương lai thông qua

việc dạy các kiến thức khoa học kỹthuật nông nghiệp cơ bản cho học sinh

trong các trường phổ thông.

- Mở rộng và tăng cường chất lượng công tác thông tin khoa học công

nghệ bằng cách phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thống kê, thông tin, xuất

163

bản, thư viện, các trường học và các đoàn thể quần chúng... để làm tốt việc

tuyên truyền phổ biến các tin tức khoa học công nghệ nông nghiệp của nước ta

và của thế giới trongđông đảo cán bộ khoa học công nghệ và trong quần

chúng lao động ở nông thôn.

2.3. Lựa chọn hình thức chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ

thích hợp cho các hộ gia đình nông dân và các trang trại.

Từ thực tiễn hoạt động khoa học công nghệ trong ngành nông nghiệp

cho thấy, các công nghệ cải tiến và công nghệ mới đều là kết quả nghiên cứu

từ các nguồn sau đây:

- Từ đúc rút kinh nghiệm thực tế của nông dân.

- Từ những kết quả nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu và các nhà

khoa học nông nghiệp trong nước.

- Nhập nội từ nước ngoài qua hoạt động hiệp tác khoa học công nghệ

hay chuyển giao công nghệ.

Đúc rút kinh nghiệm thực tế của nông dân, cải tiến công nghệ của họ để

phổ biến rộng rãi là việc làm thường xuyên, thường mang lại hiệu quả và dễ áp

dụng với các nông hộ khác. Tuy nhiên số lượng và chất lượng cũng như tốc độ

phát triển các công nghệ mới ngày càng phụ thuộc vào kết quả nghiên cứu của

các cơ quan khoa học và chuyển giao các kết quả đó cho nông dân bằng những

hình thức thích hợp.

Lịch sử phát triển nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học công

nghệ trong nông nghiệp thế giới đã lần lượt xuất hiện 5 mô hình sau đây:

a. Mô hình chuyển giao công nghệ tuyến tính:

Mô hình này coi việc nghiên cứu phát minh và phổ biến các công nghệ

mới là một quá trình tuyến tính từ các Viện nghiên cứu đến các trạm trại khảo

nghiệm, rồi qua các tổ chức khuyến nông chuyển giao cho nông dân. Đây là

mô hình chiếm ưu thế vào những năm 50 và 60. Nhược điểm cơ bản nhất của

mô hình là coi cái hiện đại, cái mới nhất là cái tốt nhất, xem thường tính đặc

thù về sinh thái của từng địa phương; coi nông dân là người thụ động tiếp thu

công nghệ mới. Do vậy kết quả đạt được rất hạn chế.

164

b. Mô hình chuyển giao công nghệ thích ứng.

Mô hình này thịnh hành vào những năm 70 và đầu những năm 80. Đặc

điểm cơ bản của mô hình là đã chú trọng tính thích ứng của kỹ thuật, tính địa

phương của công nghệ nông nghiệp. Tuy nhiên về cơ bản vẫn là mô hình tuyến

tính, chưa thể hiện được các yêu cầu cụ thể của nông dân, chưa phản ánh được

kinh nghiệm và khả năng của họ. Mô hình đã thất bại với nông dân nghèo hay

với những vùng sinh thái bất lợi, không có điều kiện cung ứng vật tư kỹ thuật

cần thiết.

c. Mô hình nghiên cứu hệ thống canh tác.

Mô hình này nổi lên vào giữa những năm 1970 và thịnh hành vào những

năm 80 nhằm giúp những nông dân nghèo về nguồn lực, cùng họ chọn lựa cây

trồng và qui trình canh tác thích hợp với sinh thái trên đồng ruộng của họ, phù

hợp với nguồn lực của họ. Trong mô hình này, những vấnđề và nội dung

nghiên cứu giải quyết được xác định bởi yêu cầu và bối cảnh của nông dân hơn

là ý muốn của các nhà khoa học hay các quyết định có trước của các nhà quản

lý. Hơn nữa, quá trình thực hiện tiến bộ công nghệ diễn ra theo cơ chế phản

ánh qua lại nhiều lần giữa nông dân và các nhà nghiên cứu, qua thử nghiệm

trên đồng ruộng.

d. Mô hình nghiên cứu bắt đầu từ nông dân.

Đây là mô hìnhđược thực hiện từ cuối những năm 1980. Quá trình

nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ nông nghiệp là một quá

trình khép kín, bắt đầu từ nông dân qua các nhà khoa học và viện nghiên cứu

rồi quay trở lại nông dân (Nông dân - Viện Nghiên cứu, Nhà khoa học - Nông

dân). Vòng khép kín này vận dụng liên tục mà điểm chọn xuất phát phải được

bắt đầu từ những thông tin của nông dân, từ thực nghiệm trên đồng ruộng của

nông dân và có sự tham gia giám sát của họ. So với mô hình nghiên cứu hệ

thống canh tác nói trên, mô hình nghiên cứu bắt đầu từ nông dân có điểm khởi

đầu cơ bản hơn và trở thành quan điểm chính thống trong nghiên cứu áp dụng

tiến bộ kỹ thuật cho nông dân ở nhiều nước.

165

e. Mô hình cải tiến đa nguồn.

Mô hình cải tiến đa nguồn bổ sung cho mô hình nghiên cứu bắt đầu từ

nông dânở chỗ nó nhấn mạnh tính phi tuyến của quá trình. Cụ thể là các kỹ

thuật mới của nông nghiệp được đưa ra từ nhiều nguồn khác nhau về không

gian và thời gian; các tiến bộ là đa dạng về vật liệu gen hay các phương pháp

trồng trọt, chăn nuôi ... Mô hình này được đề xuất vào năm 1981 và được coi là

không thể thiếu được từ năm 1990.

Tuy nhấn mạnh tính "đa nguồn", tính phi tuyến của quá trình nghiên cứu

chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, nhưng mô hình này cũng coi trọng

hơn việc chuyển giao cho nhau những vật liệu gen và các ý tưởng mới, chứ

không chỉ khép kín lại để nghiên cứu và thử nghiệm.

Các mô hình trên đã lần lượt xuất hiện theo yêu cầu của thực tiễn sản

xuất và nghiên cứu. Cái sau hoàn thiện hơn và bổ sung cho cái trước. Ngày nay

mô hình nghiên cứu bắt đầu từ nông dân và mô hình cải tiến đa nguồn là hai

mô hình tiến bộ hơn và bổ sung cho nhau. Chúng đang được sử dụng rộng rãi.

2.4. Thường xuyên có những nghiên cứu tổng kết các điển hình tiên

tiến Việt Nam, tổ chức nhân điển hình tiên tiến về tiến bộ khoa học công

nghệ trong sản xuất.

Hiện nay trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp đã xuất hiện nhiều điển

hình tốt về các mặt kinh tế - xã hội, về áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ.

Tuy nhiên việc nhân lên và mở rộng các điển hình ấy là rất quan trọng nhưng

đang gặp khó khăn. Muốn giải quyết tốt vấn đề này cần chú ý:

- Từng ngành từng địa phương cần xác định rõ những tiến bộ khoa học

công nghệ nào về trồng trọt, chăn nuôi, chế biến ... đã được kết luận, những

tiến bộ nào cần tiếp tục khảo nghiệm. Từ đó cần có những chương trình mà

mục tiêu là nhân các điển hình tiến tiếnđã khẳngđịnh, mở rộng phạm vi áp

dụng các tiến bộ khoa học công nghệ đã được kết luận.

- Phối hợp tốt giữa các cấp, các ngành quản lý nông thôn và phát huy

sức mạnh của các tổ chức quần chúng trong nông thôn dấy lên phong trào học

tập và nhân điển hình tiên tiến áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ.

- Dành kinh phí cho tổ chức thực hiện.

166

2.5. Thực hiện có hiệu quả việc phát triển nền nông nghiệp hữu cơ

hiện đại.

Lịch sử phát triển nông nghiệp ở các nước Tây và Bắc âu cho thấy có

hai xu hướng đối lập nhau: Nông nghiệp công nghiệp hóa là nền nông nghiệp

được công nghiệp cải tạo tận gốc, được bắt đầu tư cách đây hơn 200 năm, từ

khi có cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên ở Tây âu. Nền nông nghiệp công

nghiệp hoá sử dụng nhiều máy móc thiết bị, kể cả thiết bị điện tử, tiêu tốn

nhiều năng lượng hoá thạch. Nền nông nghiệp công nghiệp hoá, với qui trình

công nghệ nghiệm ngặt đã biến nông nghiệp thành một công đoạn nối liền nhà

máy (sản xuất đầu vào) đến nhà máy (chế biến nông sản đầu ra). Trong quá

trình đó,ảnh hưởng của hoá học ngày càng sâu rộng với phân hoá học, hoá

chất trừ sâu bệnh cỏ dại, chất kích thích sinh trưởng v.v.... Kết quả lớn nhất mà

nền nông nghiệp công nghiệp hoá tạo ra là năng suất cây trồng, năng suất gia

súc và năng suất laođộng sống rất cao. Hậu quả lớn nhất mà các nền nông

nghiệp công nghiệp hoáđang phải đối mặt là chất lượng sản phẩm và môi

trường sinh thái xuống cấp, đặc biệt là đất và nước.

Xu hướng thứ hai là phát triển nền nông nghiệp hữu cơ. Xu hướng này

đã manh nha từ vài ba thập kỷ, song phát triển còn chậm. Nền nông nghiệp

hữu cơ chủ trương hạn chế dùng quá mức phân hoá học, các hoá chất, các chất

kích thích và coi trọng bản chất tự nhiên của cây trồng vật nuôi, không coi

chúng là những "máy sản xuất" để chuyểnđổi các hoá chất và thức ăn tổng

hợp thành thứcăn cho người. Theo phương châmđó hướng phát triển nông

nghiệp hữu cơ đã phát triển ởĐức, Mỹ, Nhật Bản và một số nước Tây Âu

khác. Ví dụ ở Mỹ đã có 25.000 trang trại nông nghiệp hữu cơ kinh doanh 3%

diện tích canh tác. ở Đức nông sản hữu cơ đã chiếm 1% tổng sản lượng nông

nghiệp. ở Nhật nông nghiệp hữu cơ đã cung cấp lương thực thực phẩm cho 3 -

5% dân số nước này.

ở Việt Nam, chúng ta đang thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp

hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Đây là một chủ trương sáng suốt của

Đảng ta để đẩy mạnh sự phát triển của một nền nông nghiệp còn lạc hậu. Tuy

nhiên, để phát huy lợi thế của một nước đi sau, chúng ta cần rút kinh nghiệm từ

những bài học không thành công mà các nước khác đã trải qua trong quá trình

công nghiệp hoá. Cụ thể là, nông nghiệp nước ta cầnđược phát triển theo

hướng kết hợp hài hoà cả hai xu hướng: Nông nghiệp công nghiệp hoá và nông

167

nghiệp hữu cơ, phát triển nền nông nghiệp hữu cơ hiện đại hoá. Để thực hiện

thành công sự phát triển nền nông nghiệp hữu cơ hiện đại hoá ở Việt Nam, cần

lưu ý một số vấn đề sau:

Tăng cường hơn sử dụng các loại phân bón hoá học một cách hợp lý,

phù hợp với từng loại cây trồng, từng loại chất đất ở mỗi địa phương. Bởi vì

hiện nay ở nước ta, mức sử dụng phân hoá học mới đạt 100-120 kg NPK/ha là

thấp so với mức 400-500kg NPK/haở các nước phát triển hay 600-800kg

NPK/ha ở Bỉ, Hà Lan.

- Sử dụng kết hợp các giải pháp phòng trừ dịch bệnh bằng hoá chất với

việc phòng trừ bằng các phương tiện vi sinh, thảo mộc. Triển khai mạnh mẽ

chương trình IPM không những với cây lúa mà cả với những cây trồng khác.

- Khuyến khích việc khôi phục và phát triển hơn nữa các phong trào của

cuộc: "Cách mạng xanh"đã phát triển khá mạnh trướcđây như: Bón phân

chuồng, phân bắc; làm điền thanh mô, làm bèo hoa dâu và các hình thức làm

phân xanh khác.

- Khuyến khích việc sản xuất và sử dụng ngày càng rộng rãi các loại

phân bón vi sinh và các chế phẩm vi sinh vật khác.

Tóm tắt chương.

1. Theo nghĩa chung nhất, công nghệ sản xuất là tập hợp những hiểu biết

của con người đãđược chuyển hoá thành phương thức và phương pháp sản

xuất, những hiểu biết đã được "vật chất hoá" trong công cụ lao động, đối tượng

lao động, trong qui trình công nghệ hoặc kết tinh lại thành kỹ năng, kỹ xảo hay

cách thức kết hợp các yếu tố đầu vào sao cho có hiệu quả nhất trong hoạt động

sản xuất. Nếu xét từ góc độ nghiên cứu công nghệ nhằm phục vụ việc quản lý

lao động chuyển giao công nghệ, người ta phân biệt hai phần khác nhau là

"phần cứng" và "phần mềm" của công nghệ. Khi phân tích lịch sử phát triển

khoa học công nghệ, ta thấy một số điểm đáng lưu ý là: Trong thời đại ngày

nay khoa học kỹ thuật và công nghệ gắn kết chặt chẽ với nhau; Các yếu tố hợp

thành "phần cứng" và "phần mềm" của công nghệ có mối quan hệ biện chứng

trong quá trình phát triển; mỗi tiến hộ khoa học công nghệ đều có quá trình

phát sinh, phát triển, lạc hậu rồi bị thay thế và việc áp dụng mỗi tiến bộ khoa

học công nghệ bao giờ cũng tạo nên những tác động nhất định tới đời sống

168

kinh tế - xã hội. Hơn nữa, tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp cũng

có những đặc điểm riêng đáng chú ý do đặc điểm của ngành quy định.

2. Tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp có nội dung rất rộng

lớn, có liên quan tới sự phát triển của tất cả các yếu tố, các bộ phận cấu thành

lực lượng sản xuất của ngành. Trong đó, những nội dung chủ yếu nhất, có ý

nghĩa lớn đối với phát triển nông nghiệp là: Thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí

hoá, hoá học hoá và sinh học hoá.

3. Mục tiêu phát triển tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp

nước ta là từng bước hoàn thiện và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của nông

nghiệp ngày càng hiện đại, khai thác có hiệu quả nhất những tiềm năng to lớn

của nền nông nghiệp nhiệt đới phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, đẩy

mạnh xuất khẩu và cải thiện đời sống nhân dân.

Về phương hướng và bước đi, nước ta vừa phải đẩy mạnh các chương

trình tiến bộ khoa học công nghệ trong nước, vừa phải tranh thủ tiếp nhận

những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của các nước khác. Bằng cách

kết hợp tuần tự với nhảy vọt, cuộc cách mạng khoa học công nghệ nông nghiệp

nước ta phải được tiến hành một cách tổng hợp, trong đó thực hiện thuỷ lợi hoá

là biện pháp hàng đầu để thực hiện rộng rãi sinh học hóa, hoá học hoá, từng

bước cơ giới hoá và điện khí hoá. Cơ giới hoá giữ vai trò trung tâm trong quá

trình hiện đại hoá nông nghiệp nước ta.

4. Để đạt được mục tiêu và phương hướng đã nêu, cần thực hiện nhiều

giải pháp đồng bộ, trong đó đặc biệt chú ý là:

- Xây dựng và thực hiện các chương trình tiến bộ khoa học công nghệ

nông nghiệp;

- Tăng cường năng lực khoa học công nghệ của ngành;

- Lựa chọn hình thức chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ thích hợp

cho hộ gia đình nông dân và các trang trại;

- Thường xuyên nghiên cứu tổng kết và nhân điển hình tiên tiến;

- Thực hiện có hiệu quả việc phát triển nền nông nghiệp hữu cơ hiện đại.

169

Câu hỏi ôn tập

1. Phân tích khái niệm và đặc điểm tiến bộ khoa học công nghệ trong

nông nghiệp? Cần chú ý những vấn đề gì từ mỗi đặc điểm đó?

2. Phân tích những nội dung tiến bộ khoa học công nghệ trong nông

nghiệp ? Liên hệ với thực tiễn theo từng nội dung đó ?

3. Trình bày mục tiêu, phương hướng và những biện pháp chủ yếu thúc

đẩy cách mạng khoa học công nghệ nông nghiệp nước ta hiện nay ?

170

Chương 6

Sản xuất hàng hoá và chuyên môn hoá sản

xuất nông nghiệp

I- Bản chất của sản xuất hàng hoá và chuyên môn hoá

sản xuất nông nghiệp.

1- Sản xuất hàng hoá.

Sản xuất hàng hoá là quá trình sản xuất ra sản phẩm để trao đổi, để bán,

không phải để tự tiêu dùng bởi chính người sản xuất ra sản phẩm đó. Để hiểu

được khái niệm này, cần phân biệt hai hình thức sản xuất hàng hoá.

171

Thứ nhất, đó là sản xuất hàng hoá giản đơn. Đây là hình thức sản xuất

hàng hoá ở trình độ thấp. Điều này được thể hiện trước hết ở mục đích của

người sản xuất. Việc tạo ra sản phẩm được gọi là hàng hoá trong hình thức sản

xuất hàng hoá giản đơn chỉ là ngẫu nhiên, không phải mục đích của người sản

xuất, hoặc ít ra, đó không phải mục đích chính của họ. Phần sản phẩm dư thừa

được trở thành hàng hoá chỉ là ngẫu nhiên, thừa ra ngoài nhu cầu tiêu dùng cho

bản thân người sản xuất. Trình độ sản xuất hàng hoá thấp còn được thể hiện ở

trình độ của lực lượng sản xuất xã hội trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.

Nói chung, trong hình thức sản xuất hàng hoá giản đơn, trình độ kỹ thuật của

sản xuất còn lạc hậu, phân công lao động xã hội chưa phát triển. Sản xuất hàng

hoá giản đơn được tiến hành bởi nông dân sản xuất nhỏ, thợ thủ công cá thể,

dựa trên chế độ sở hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và sức lao động của bản thân

nông dân, thợ thủ công là chính. Hình thức sản xuất hàng hoá giản đơn ra đời

vào cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ - thời kỳ tan rã của phương thức sản

xuất này, và bắt đầu ra đời phương thức sản xuất chiễm hữu nô lệ. Đến thời kỳ

phương thức sản xuất phong kiến, sản xuất hàng hoá giản đơn vẫn còn chiếm

vị trí phổ biến.

Thứ hai, đó là sản xuất hàng hoá lớn. Điều khác biệt cơ bản giữa sản

xuất hàng hoá giản đơn và sản xuất hàng hoá lớn trước hết thể hiện ở mục đích

của người sản xuất. Trong sản xuất hàng hoá lớn, ngay từ trước khi tiến hành

sản xuất, mục đích sản xuất ra sản phẩm để bán được đã khẳng định; sản phẩm

trở thành hàng hoá đã được xác định từ trước khi quá trình sản xuất diễn ra, nó

là quá trình tất nhiên, không phải là sự kiện ngẫu nhiên. Sự khác nhau giữa hai

hình thức sản xuất hàng hoá còn được thể hiện ở trình độ kỹ thuật, trình độ

phân công lao động cao trong sản xuất hàng hoá lớn.

2- Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá.

Theo khái niệm sản xuất hàng hoá, đó là quá trình sản xuất ra sản phẩm

để trao đổi, để bán. Như vậy, để có sản xuất hàng hoá không thể có chỉ một

172

người sản xuất, mà phải có nhiều người sản xuất khác nhau, chỉ khi đó mới

hình thành được mục đích sản xuất sản phẩm để trao đổi, để bán. Nhưng nếu

chỉ có nhiều người sản xuất khác nhau thì cũng chưa đủ để có sản xuất hàng

hoá, mà những người sản xuất khác nhau đó phải là những người chủ sở hữu

độc lập về tư liệu sản xuất và sản phẩm làm ra. Khi đó sản phẩm trao đổi giữa

những người sản xuất phải được bồi hoàn chi phí sản xuất cho nhau, tức là

phải mua bán sản phẩm hàng hoá giữa họ với nhau. Đến đây, vẫn chưa thể có

sản xuất hàng hoá, nếu những người chủ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất

và sản phẩm làm ra đó đều cùng làm ra một loại sản phẩm như nhau. Vậy là,

những người sản xuất khác nhau đó còn phải sản xuất ra những sản phẩm hàng

hoá khác nhau, tức là mỗi người sẽ chuyên môn hoá sản xuất một hay một số

sản phẩm nào đó. Để tồn tại và phát triển bình thường, khi đó những người sản

xuất sản phẩm khác nhau sẽ phải trao đổi sản phẩm cho nhau trên cơ sở có sự

bồi hoàn chi phí cho nhau.

Tóm lại, để sản xuất hàng hoá ra đời và phát triển cần có 2 điều kiện cơ

bản là: có sự phân công lao động xã hội, và có nhiều người chủ sở hữu khác

nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm làm ra.

Trên thực tế, biểu hiện của phân công lao động xã hội trong nông nghiệp

thông qua việc hình thành những người laođộng chuyên môn hoá, ngành

chuyên môn hoá, doanh nghiệp chuyên môn hoá, vùng chuyên môn hoá. Khi

đó sẽ xuất hiện mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và quan hệ trao đổi sản phẩm

lẫn nhau giữa những người chuyên môn hoá sản xuất. Phân công lao động xã

hội là quá trình mang tính khách quan, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất xã hội; trình độ của những người

lao động; các quan hệ chính trị - xã hội chủ đạo trong nền kinh tế - xã hội...

Biểu hiện của những người chủ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và

sản phẩm làm ra trong lĩnh vực nông nghiệp của nước ta là: sự tồn tại và phát

triển của nhiều thành phần kinh tế được pháp luật thừa nhận và khuyến khích

phát triển. Trong mỗi thành phần kinh tế, lại có nhiều doanh nghiệp có tư cách

173

pháp nhân riêng, hoặc có nhiều lao động cá thể có tư cách thể nhân. Do có

quyền sở hữu khác nhau đối với tư liệu sản xuất và sản phẩm làm ra, nên khi

trao đổi sản phẩm cho nhau, họ phải bồi hoàn chi phí cho nhau, ngoài ra còn

phải có lãi. Chỉ khi chi phí sản xuất được bồi hoàn và có lãi cho người sản

xuất, khi đó mới tạo ra được động lực thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển.

3- Chỉ tiêu phản ánh trình độ của sản xuất hàng hoá.

Do sản xuất hàng hoá là quá trình sản xuất ra sản phẩm để trao đổi, để

bán, nên chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh trình độ của sản xuất hàng hoá là

chỉ tiêu tỷ suất sản phẩm hàng hoá trong tổng sản phẩm của người sản xuất.

Chỉ tiêu này có thể tính bằng tỷ lệ về mặt hiện vật, nếu trong cơ cấu sản phẩm

là đồng nhất, có thể so sánh được về lượng hiện vật. Ví dụ, trong sản xuất lúa

gạo, nếu sản phẩm của hộ nông dân chỉ là lúa gạo, thì tỷ trọng sản phẩm hàng

hoá có thể được tính bằng cách so sánh giữa lượng lúa gạo hàng hoá với lượng

lúa gạo đã được sản xuất ra. Chỉ tiêu tỷ trọng hàng hoá tính theo lượng hiện vật

cũng có thểđược sử dụng để phân tích trình độ sản xuất hàng hoá, khi sản

phẩm nằm trong cùng một nhóm có tính chất gần như nhau. Ví dụ, sản lượng

lương thực qui thóc, sản lượng ngũ cốc, sản lượng rau xanh...

Bên cạnh tỷ suất sản phẩm hàng hoá tính theo tỷ lệ hiện vật, người ta

còn sử dụng chỉ tiêu tỷ suất giá trị sản phẩm hàng hoá. Đây là chỉ tiêu phổ

biến khi nghiên cứu trình độ sản xuất hàng hoá của một đơn vị kinh doanh,

hoặc một vùng kinh tế. Để tính chỉ tiêu này, có thể so sánh giữa tổng giá trị sản

phẩm hàng hoá nói chung với tổng giá trị sản lượng của doanh nghiệp. Khi

tính tỷ suất sản phẩm hàng hoá bằng giá trị cần lưu ý rằng, nếu muốn so sánh

chỉ tiêu này qua các năm, thì người ta có thể dùng giá cố định, hoặc cũng có

thể dùng giá hiện hành. Nếu để so sánh trình độ sản xuất hàng hoá của các đơn

vị trong cùng năm, người ta thường dùng giá hiện hành để tính toán.

Việc phân tích trình độ sản xuất hàng hoá được dựa chủ yếu vào chỉ tiêu

tỷ suất sản phẩm hàng hoá. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nếu chỉ sử

174

dụng chỉ tiêu đó, sẽ chưa nói lên trình độ của sản xuất hàng hoá là cao hay

thấp. Ví dụ, một người nông dân sản xuất được 5 con gà trong một năm và

đem bán cả 5 con gà đó trên thị trường, thì tỷ trọng sản phẩm hàng hoá sẽ là

100%. Nếu so với người khác, nuôi được 50 con gà, và để tiêu dùng 25 con,

bán ra thị trường 25 con, và đương nhiên tỷ trọng sản phẩm hàng hoá sẽ là

50%, khi đó sẽ khó có thể đánh giá là trình độ sản xuất hàng hoá của người thứ

nhất cao hơn người thứ hai. Hoặc nếu như người thứ nhất nuôi gà theo lối chăn

thả quảng canh, còn người thứ hai chăn thả theo lối thâm canh, thì cũng khó có

thể nói người thứ nhất có trình độ sản xuất cao hơn người thứ hai.

Để khắc phục hạn chế trên, người ta còn dùng chỉ tiêu qui mô giá trị sản

phẩm hàng hoá. Thông thường khi sử dụng chỉ tiêu tỷ suất hàng hoá đều kèm

theo chỉ tiêu qui mô giá trị sản phẩm hàng hoá. Ngoài ra để đánh giá trình độ

sản xuất hàng hoá của từng loại nông sản, người ta còn sử dụng chỉ tiêu cơ cấu

giá trị nông sản hàng hoá.

4- Ưu thế của sản xuất hàng hoá.

Xét về mặt lịch sử, sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức sản xuất có sau sản

xuất tự cấp, tự túc. Do vậy, sản xuất hàng hoá có nhiều ưu thế hơn hẳn so với

sản xuất tự cấp, tự túc. Những ưu thế được thể hiện ở những khía cạnh chủ yếu

sau đây:

Trước hết, do yêu cầu của qui luật cạnh tranh, liên quan đến sự sống còn

của người sản xuất hàng hoá, buộc mỗi người sản xuất hàng hoá phải tìm cách

để hạ thấp chi phí sản xuất, thông qua việc cải tiến kỹ thuật sản xuất, áp dụng

công nghệ mới, cải tiến tổ chức sản xuất... Tất cả những nỗ lực đó của những

người sản xuất hàng hoá một mặt, đem lại vị trí vững vàng của họ trên thị

trường, mặt khác, đã thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội ngày càng phát triển.

Thứ hai, do động lực của lợi nhuận thúc đẩy, những người sản xuất hàng

hoá vô tình hay hữu ý cũng đã thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội ngày càng

phát triển.

175

Thứ ba, sự cạnh tranh để hạ thấp chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng

sản phẩm giữa những người sản xuất hàng hoá không chỉ đem lại lợi nhuận

cho họ, mà còn tạo ra cho xã hội ngày càng nhiều sản phẩm với chất luợng

cao, giá cả hạ.

Tuy nhiên, sản xuất hàng hoá, kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị

trường cũng có những khiếm khuyết nhất định. Kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn

nguy cơ xảy ra khủng hoảng kinh tế thừa hoặc thiếu, theo đó là tình trạng lãng

phí tài nguyên của xã hội; là tình trạng thất nghiệp thường xuyên xảy ra. Kinh

tế thị trường dẫn đến sự phân hoá xã hội, dẫn đến sự phá hoại môi trường... Để

phát huy ưu thế của sản xuất hàng hoá, kinh tế hàng hoá và cao hơn là của kinh

tế thị trường, hạn chế những khuyết tật của nó, rất cần tăng cường vai trò của

Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Vai trò đó có thể được thể hiện thông

qua cơ chế quản lý vĩ mô, thông qua các chính sách và giải pháp định hướng,

hoặc thông qua sựđầu tư trực tiếp của Nhà nước vào một vùng, ngành, sản

phẩm nào đó.

5- Kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường.

Có thể hiểu một cách khái quát kinh tế hàng hoá là nền kinh tế mà ở đó

sản xuất hàng hoá đã trở thành kiểu sản xuất phổ biến. Kiểu sản xuất hàng hoá

là kiểu sản xuất đối lập với sản xuất tự cấp tự túc. Tương tự như vậy, kinh tế

hàng hoá cũng đối lập với nền kinh tế tự nhiên. Trong nền kinh tế tự nhiên, các

mối quan hệ kinh tế phổ biến là quan hệ hiện vật. Trên góc độ lịch sử, kinh tế

hàng hoá là nền kinh tế có sau nền kinh tế tự nhiên, và dĩ nhiên, nó là nền kinh

tế phát triển ở trình độ cao hơn kinh tế tự nhiên.

Liên quan đến kinh tế hàng hoá, còn có một kiểu tổ chức nền kinh tế nữa

- kinh tế thị trường. Nói đến kinh tế thị trường, trước hết đó phải là nền kinh tế

hàng hoá và nền kinh tế hàng hoá đó phải được vận hành chủ yếu theo cơ chế

thị trường, tức là hoạtđộng chủ yếu dưới sựđiều tiết của các qui luật thị

trường.

176

Đối lập với nền kinh tế thị trường là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.

Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, kinh tế hàng hoá có thể chưa trở

thành phổ biến, cũng có thể đã trở thành phổ biến. Tuy vậy, điểm khác căn bản

giữa nền kinh tế thị trường và nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung là ở cơ chế

vận hành. Trong kinh tế thị trường, như đã nói, cơ chế vận hành nền kinh tế

chủ yếu theo cơ chế thị trường, ngược lại, trong kinh tế kế hoạch hoá tập trung,

cơ chế vận hành nền kinh tế chủ yếu theo mệnh lệnh kế hoạch từ trung tâm

phát ra. Dĩ nhiên, cơ chế vận hành khác nhau, thì cấu trúc của nền kinh tế cũng

không giống nhau. Sẽ không thể có kinh tế thị trường, hoặc nếu có thì đó cũng

là kinh tế thị trường không hoàn chỉnh, nếu cấu trúc của nền kinh tế đơn nhất

về thành phần kinh tế và các quan hệ thị trường bị hạn chế phát triển. Ngược

lại, cũng không thể thực hiện được cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nếu có quá

nhiềuđầu mối bên dưới mà không có cơ chế ràng buộc các đầu mối đó với

nhau. Nói ngắn gọn: cơ chế vận hành như thế nào thì cần phải có cấu trúc nền

kinh tế tương ứng, ngược lại, cấu trúc nền kinh tế như thế nào cũng phải có cơ

chế vận hành phù hợp.

6- Chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp.

Chuyên môn hoá sản xuất là quá trình tập trung lực lượng sản xuất của

một đơn vị để sản xuất một hay một số sản phẩm hàng hoá phù hợp với điều

kiện của đơn vị đó cũng như với nhu cầu của thị trường.

Chuyên môn hoá sản xuất, hay chuyên canh trong nông nghiệp có sự

khác nhau căn bản so với độc canh. Điều đó được thể hiện ở mục đích của sự

tập trung lực lượng sản xuất của đơn vị là để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá,

nó khác hẳn với mục đích của độc canh - tạo ra sản phẩm để tự tiêu dùng. Sự

giống nhau về hình thức giữa độc canh và chuyên canh là ở sự tập trung lực

lượng sản xuất để sản xuất một hay một số sản phẩm dễ dẫn đến sự lầm lẫn về

mặt lý luận cũng như cũng như thực tiễn khi nghiên cứu về kinh tế nông

177

nghiệp. Chuyên canh và độc canh được phát triển ở các trình độ khác nhau của

lực lượng sản xuất xã hội.

Để đánh giá trình độ chuyên môn hoá của một vùng, có thể sử dụng hệ

thống chỉ tiêu, trong đó, chỉ tiêu chính là tỷ suất giá trị sản phẩm hàng hoá

trong tổng giá trị sản xuất, các chỉ tiêu bổ sung là qui mô giá trị sản phẩm hàng

hoá, tỷ trọng đầu tư các yếu tố đầu vào cho sản xuất sản phẩm hàng hoá...

Do đặcđiểm của sản xuất nông nghiệp, cũng như xuất phát từ những

yêu cầu về sinh thái, về thị trường, về tài chính của doanh nghiệp, nên các

vùng chuyên canh trong nông nghiệp thường phải kết hợp với phát triểnđa

dạng một cách hợp lý. Sự kết hợp đó phải tuân thủ nguyên tắc là: không được

cản trở sự phát triển của sản phẩm chuyên môn hoá và tốt nhất là tạo điều kiện

cho sản phẩm chuyên môn hoá phát triển.

Trong điều kiện của Việt Nam, chuyên môn hoá kết hợp với phát triển

đa dạng hoá thường được thực hiện dưới một số hình thức chính sau đây:

Thứ nhất, bên cạnh sản xuất sản phẩm chuyên môn hoá, doanh nghiệp

còn có thể phát triển một số sản phẩm khác để tận dụng những yếu tố nguồn

lực mà việc sản xuất sản phẩm chuyên môn hoá chưa sử dụng hết, thường thì

đó là những thửa đất không phù hợp để phát triển cây trồng chính, hoặc là để

tận dụng lao động nhàn rỗi ngoài thời vụ của sản xuất sản phẩm chính... Sản

phẩm sản xuất thêm theo cách này thường không liên quan đến sản xuất sản

phẩm chính, xét về mặt kỹ thuật.

Thứ hai, trong vùng chuyên canh một loại cây trồng nào đó, có thể trồng

xen những loại cây khác. Việc trồng xen này phải tuân thủ nguyên tắc cây

trồng xen không được cản trở, cạnh tranh về dinh dưỡng với cây trồng chính.

Trên thực tế, ở Việt Nam thường thấy các hình thức trồng xen như: khi cây lâu

năm chưa khép tán, người ta trồng xen các loại cây họ đậuđể tận dụng đất

trống; hoặc có một số vùng nông dân trồng xen ngô và đậu; trồng xen đậu, ngô

giữa các luống trồng khoai lang...

178

Thứ ba, có thể thấy hình thức trồng gối vụ ở vùng chuyên môn hoá. Mục

tiêu của trồng gối vụ chủ yếu là để tranh thủ thời vụ, tăng thêm vụ gieo trồng,

tăng năng suất ruộng đất.

Trong quá trình kết hợp chuyên môn hoá với phát triểnđa dạng hoá

trong nông nghiệp cần lưu ý rằng, ngoài những mục đích truyền thống của sự

kết hợp đó, cần hướng tới mục đích phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền

vững, nền nông nghiệp sạch; ít dùng thuốc trừ sâu hoá học, ít dùng thuốc diệt

cỏ hoá học...

II- Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất hàng hoá và

chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp

Về cơ bản, những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất hàng hoá cũng chính

là những nhân tố ảnh hưởng đến chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp. Tuy

vậy, xét về mức độ ảnh hưởng chi phối của các yếu tố đến sản xuất hàng hoá

sẽ khác với ảnh hưởng đến chuyên môn hoá. Nhìn chung, xét về mức độ, các

nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất hàng hoá sẽ chi phối mạnh hơn, sâu sắc hơn

đối với chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp. ở đây, ta có thể hiểu chuyên

môn hoá sản xuất, đặc biệt là chuyên môn hoá theo vùng, là sự phát triển đến

trình độ cao của sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp.

Xét về đại thể, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất hàng hoá và

chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp. Có thể chia những nhân tố đó thành ba

nhóm sau đây:

1- Những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên của sản xuất nông nghiệp.

Trong các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên, thông thường, nhân tố

đầu tiên mà người ta phải kể đến đó là điều kiện đất đai. Các tiêu thức của đất

đai cần được phân tích, đánh giá về mức độ thuận lợi hay khó khăn cho sản

xuất hàng hoá và chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp là: Tổng diện tích đất

tự nhiên, đất nông nghiệp; đặc điểm về chất đất (nguồn gốc đất, hàm lượng các

179

chất dinh dưỡng có trong đất, khả năng mà cây trồng các loại có thể sử dụng

các chất dinh dưỡng đó, độ PH của đất...); đặc điểm về địa hình, về cao độ của

đất đai. Điểm cơ bản cần lưu ý khi đánh giá mức độ thuận lợi hay khó khăn

của đất đai là phải gắn với từng loại cây trồng cụ thể. Rất có thể một đặc điểm

nào đó của đất đai là khó khăn cho phát triển loại cây trồng này, nhưng lại là

thuận lợi cho phát triển loại cây khác. Đồng thời cũng cần xem xét trong từng

thời vụ cụ thể trong năm về ảnh hưởng của đất đai đối với sản xuất một loại

cây trồng cụ thể.

Đối với sản xuất hàng hoá và chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp, đất

đai tuy thường được xem xét trước, nhưng mức độ ảnh hưởng của nó đến sản

xuất hàng hoá và chuyên môn hoá không mang tính quyết định bằng điều kiện

khí hậu. Những thông số cơ bản của khí hậu như: nhiệt độ bình quân hàng

năm, hàng tháng; nhiệt độ cao nhất, thấp nhất hàng năm, hàng tháng; lượng

mưa hàng năm, hàng tháng; lượng mưa bình quân cao nhất, thấp nhất trong

thời kỳ quan trắc; độ ẩm không khí; thời gian chiếu sáng, cường độ chiếu sáng;

chế độ gió; những hiện tượng đặc biệt của khí hậu như sương muối, mưa đá,

tuyết rơi, sương mù... đều phải được phân tích, đánh giá về mức độ ảnh hưởng

đến phát triển của từng loại cây trồng cụ thể.

Ngoài đất đai và khí hậu, nguồn nước cũng cần được xem xét. Nguồn

nước bao gồm cả nước mặt và nước ngầm, hoặc khả năng đưa nước từ nơi

khác đến vùng sản xuất mà chúng ta đang xem xét.

Đối với sản xuất hàng hoá và chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp, các

yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên được xem như cơ sở tự nhiên của phân công

lao động trong nông nghiệp. Đa phần những chuyên môn hoá theo vùng trong

nông nghiệp cho đến thời đại ngày nay, đều xuất phát từ sự khác biệt về điều

kiện tự nhiên, trong đó chủ yếu xuất phát từ sự khác biệt về khí hậu và nguồn

nước. Sự chuyên môn hoá giữa vùng này và vùng khác trong một quốc gia,

hoặc giữa quốc gia này với quốc gia khác trên phạm vi thế giới, cơ bản đều

180

xuất phát từ sự khác biệt của điều kiện khí hậu. Đó là cơ sở tự nhiên cho sự

phân công lao động quốc tế.

2- Những nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế - xã hội.

Đất đai, khi xem xét những đặc tính về cơ, lý, hoá, sinh ảnh hưởng như

thế nào đến sản xuất hàng hoá và chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp, thì đó

được coi là điều kiện tự nhiên. Song nếu xem xét nó về qui mô diện tích bình

quân cho một nhân khẩu, cho một lao động, cách thức phân phối quĩ đất nông

nghiệp ... thì nó lại là điều kiện kinh tế. Nói chung, với các điều kiện khác như

nhau, nếu chỉ tiêu đất đai nông nghiệp, đất canh tác trên một nhân khẩu, một

lao động càng cao, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất hàng hoá và chuyên

môn hoá sản xuất nông nghiệp hình thành và phát triển. Chỉ tiêu này không

hoàn toàn cố định, nó không phải là điều kiện bất biến như các điều kiện tự

nhiên, nó chịu sự tác động mạnh mẽ của các nhân tố kinh tế - kỹ thuật. Trong

quá trình công nghiệp hoá, sự biến đổi của cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại,

sẽ làm tăng chỉ tiêu đất đai bình quân một nhân khẩu, hay một lao động. Đồng

thời, tiến bộ của khoa học và công nghệ cũng sẽ làm cho chỉ tiêu này ngày

càng ít quan trọng hơn đối với sản xuất hàng hoá và chuyên môn hoá sản xuất

nông nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay của Việt Nam thì chỉ tiêu nói

trên vẫn còn quan trọng.

Do sản xuất hàng hoá và chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp có mục

đích chính là sản xuất ra nông sản hàng hoá, nên điều kiện về thị trường, tuy là

nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp, của vùng chuyên môn hoá nông nghiệp

nhưng lại giữ vị trí quyết định đến sự tồn tại và phát triển của người sản xuất

hàng hoá, vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp. Điều kiện về thị trường

bao gồm cả thị trường các yếu tốđầu vào của sản xuất nông nghiệp và thị

trường sản phẩm đầu ra.

Không thể chỉ coi trọng thị trường sản phẩmđầu ra, mà coi nhẹ thị

trường các yếu tố đầu vào của vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp.

181

Thực tiễn cho thấy rằng, nếu sản xuất ra những nông sản không đạt yêu cầu về

chất lượng, sản phẩm có giá thành cao, thì dù công tác tiếp thị được tiến hành

hoàn hảo đến mấy cũng là vô ích. Do vậy, khi đặt vấn đề giải quyết thị trường

cho các vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp, cần đặt nó trong toàn bộ

quá trình kinh doanhđể xem xét và giải quyết. Sự phân tích,đánh giá thị

trường sản phẩm đầu ra của vùng chuyên môn hoá nông nghiệp cũng cần có sự

phân tổ để có thể giải quyết vấn đề mạch lạc. Chẳng hạn, cũng là sản phẩm đầu

ra của vùng chuyên môn hoá, nhưng đó là sản phẩm để tiêu dùng trực tiếp của

dân cư, hay là sản phẩm làm nguyên liệuđầu vào của công nghiệp chế biến.

Hoặc đó là sản phẩm dễ vận chuyển đi xa hay khó vận chuyển đi xa... Những

phân tíchđó giúp cho sựđịnh hướng chuyên môn hoá của mỗi vùng nông

nghiệp đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh, cũng như trong bảo vệ các tài

nguyên nông nghiệp.

Cũng do mục đích của sản xuất là sản xuất ra sản phẩm hàng hoá, hơn

nữa là sản xuất hàng hoá với trình độ cao và qui mô lớn nên điều kiện giao

thông vận tải cũng có tác động quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của vùng

chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp, cũng nhưđối với sản xuất hàng hoá

trong nông nghiệp nói chung. Đây là nhân tố bên ngoài của các vùng chuyên

môn hoá, của người sản xuất hàng hoá nông nghiệp. Nói chung các vùng

chuyên môn hoá phải thích ứng với điều kiện giao thông vận tải. Tuy nhiên, sự

thích ứng ở đây không mang tính bất biến như đối với điều kiện tự nhiên. Vì

rằng, điều kiện giao thông vận tải ngày càng được giải quyết tốt hơn, nhờ khả

năng đầu tư để xây dựng hệ thống giao thông ngày càng tăng.

Ngoài những nhân tố trên, trong nhóm nhân tố thuộc về điều kiện kinh

tế - xã hội còn phải kể đến các nhân tố như sự phát triển của công nghiệp chế

biến; loại sản phẩm chuyên môn hoá; cơ chế quản lý của nền kinh tế... Đối với

các vùng chuyên môn hoá sự phát triển của công nghiệp chế biến một mặt giúp

tiêu thụ dễ dàng các sản phẩm chuyên môn hoá của vùng, mặt khác còn làm

tăng dung lượng tiêu thụ sản phẩm nói chung của vùng chuyên môn hoá. Sự

182

tác động làm tăng dung lượng không chỉ thể hiện ở chỗ, bên cạnh lượng sản

phẩm tiêu dùng trực tiếp, còn có một lượng lớn sản phẩm được tiêu thụ bởi

công nghiệp chế biến, mà sự tăng lên còn thể hiện ở khả năng kéo dài thời vụ

tiêu thụ sản phẩm của vùng chuyên môn hoá nhờ tác động của công nghiệp.

Do đó, vai trò của công nghiệp chế biến ngày càng tăng đối với sự tồn tại và

phát triền của các vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp. Có thể coi các

doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông sản như những hạt nhân tạo vùng

chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý nền kinh

tế cũng có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của vùng chuyên môn hoá

sản xuất nông nghiệp.

3- Các yếu tố thuộc về điều kiện kỹ thuật.

Trong thời đại ngày nay, các nhân tố thuộc về điều kiện kỹ thuật có vai

trò ngày càng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của các vùng

chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp, cũng nhưđối với sản xuất hàng hoá

nông nghiệp nói chung. Nhận định đó được thể hiện trên một số khía cạnh chủ

yếu sau đây:

Thứ nhất, đó là những tiến bộ trong khâu sản xuất và cung ứng giống

cây trồng, vật nuôi mới. Các loại giống cây, con có năng suất cao, chất lượng

sản phẩm tốt cho phép tăng qui mô sản lượng hàng hoá của vùng chuyên môn

hoá mà không cần mở rộng diện tích của vùng chuyên môn hoá. Các loại giống

mới có sức kháng chịu dịch bệnh cao giúp ổn định năng suất cây trồng, vật

nuôi; ổn định sản lượng sản phẩm hàng hoá. Đặc biệt, trong công nghệ ghép

mắt của cây trồng đã trưởng thành vào gốc cây trồng non đã tạo điều kiện hết

sức thuận lợi cho các vùng chuyên canh cây trồng dài ngày mau chóng cho sản

phẩm, rút ngắn thời kỳ kiến thiết cơ bản của vườn cây, ổn định tính năng di

truyền những phẩm chất tốt của cây cung cấp mắt ghép, đồng thời lại có sức

sinh trưởng cao của gốc cây non. Với công nghệ mới đó, các loại cây ăn quả

183

lâu năm, cây công nghiệp dài ngày đang có những bước tăng trưởng cao trong

những năm gần đây.

Bên cạnh những tiến bộ trên về công tác giống, còn phải kểđến xu

hướng lai tạo, bình tuyển các giống cây trồng cho sản phẩm phù hợp với kinh

tế thị trường: chịu được va đập trong quá trình vận chuyển, giữ đượcđộ tươi

ngon dài hơn trong quá trình vận chuyển. Có thể nói xu thế tuyển tạo các loại

giống phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hoá, hiệnđại hoá không thể

không lưu ý đến khả năng chịu được những tác động của sự vận chuyển sản

phẩm đi xa, trong thời gian ngày càng dài hơn.

Thứ hai, bên cạnh tiến bộ công nghệ trong sản xuất cây con mới, hệ

thống qui trình kỹ thuật tiên tiến cũng được hoàn thiện và phổ biến nhanh đến

người sản xuất nông nghiệp. Kết quả đó là nhờ Nhà nước Việt Nam đã và đang

đầu tư cho đào tạo cán bộ kỹ thuật, cho nghiên cứu và thử nghiệm hệ thống qui

trình kỹ thuật mới, cho việc tổng kết kinh nghiệm của các chủ trang trại để đúc

kết thành qui trình kỹ thuật. Ngoài ra, nhờ sự phối hợp ngày càng hiệu quả

giữa các cơ quan khuyến nông với các tổ chức truyền thông, nên đã rút ngắn

được thời gian chuyển tải kỹ thuật mới từ nơi nghiên cứu đến người nông dân.

Thứ ba, đó là sự phát triển của qui trình công nghệ bảo quản và chế biến

sản phẩm đang tạo ra những điều kiện có tính cách mạng để vận chuyển sản

phẩm đi tiêu thụ tại những thị trường xa xôi. Điều đó cũng đã có ý nghĩa to lớn

để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của từng vùng chuyên canh, xét về

không gian. Thay vì nông sản chỉ được tiêu thụ tại chỗ, hoặc ở vùng lân cận

quanh vùng chuyên môn hoá, thì nay sản phẩm được đưa đi tiêu thụ tại những

thị trường cách vùng sản xuất hàng ngàn, hàng vạn ki lô mét nhờ công nghệ

bảo quản và chế biến nông sản tiên tiến. Đồng thời, cuộc cách mạng trong lĩnh

vực này cũng tạo điều kiện để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của vùng

chuyên môn hoá xét về thời gian. Thay vì nông sản chỉ được tiêu dùng trong

một khoảng thời gian ngắn vào thời vụ thu hoạch, thì nay, ngày càng có điều

184

kiện để tiêu thụ nông sản loại nào đó ngày càng dài hơn, thậm chí là quanh

năm.

Công nghệ chế biến cũng mở rộng dung lượng thị trường nông sản vùng

chuyên canh nhờ sự tác động của quá trìnhđóđã đa dạng hoá sản phẩm tiêu

dùng cuối cùng. Ví dụ, thay vì chỉ tiêu thụ dứa quả tươi, ngày nay, công nghiệp

chế biến còn cung cấp cho thị trường dứa khoanh, dứa miếng và đặc biệt là

nước dứa cô đặc. Sự định hướng nhu cầu thị trường bằng các loại nước quả cô

đặc đang mở rộng nhanh chóng dung lượng thị trường sản phẩm các loại cây

ăn quả. Điều này cũng đặt ra cho các nhà khoa học của Việt Nam nhiệm vụ:

trong nghiên cứu công nghệ chế biến nông sản, cần hướng tới những mục tiêu

cụ thể như, đa dạng hoá sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, kéo dài thời gian tiêu

dùng sản phẩm trong năm, tăng dung lượng sản phẩm nông nghiệp được tiêu

thụ..., ngoài mục tiêu truyền thống là tăng giá trị nông sản thông qua quá trình

chế biến.

Các điều kiện khác như: hệ thống tưới, tiêu nước của vùng chuyên môn

hoá; công nghệ phòng trừ dịch bệnh; trìnhđộ của người nông dân... cũng

không thể không phân tích khi nghiên cứu những điều kiện kỹ thuật ảnh hưởng

đến sản xuất hàng hoá và chuyên môn hoá trong nông nghiệp.

III- các vùng sản xuất chuyên môn hoá trong nông nghiệp

của Việt Nam

1- Phân vùng kinh tế nông nghiệp.

Trong công tác quản lý Nhà nước đối với nông nghiệp, cũng như trong

việc định hướng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp của từng vùng, việc

phân vùng kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng. Phân vùng kinh tế là việc phân

chia lãnh thổ tự nhiên thành các vùng kinh tế khác nhau. Sự phân chia lãnh thổ

tự nhiên thành các vùng kinh tế dựa trên nhiều căn cứ, trong đó, thông thường

các điều kiện tự nhiênđược chú ý trước tiên. Tuy nhiên, trong thời đại khoa

185

học và công nghệ tiên tiến, các điều kiện tự nhiên ngày càng có vai trò thứ yếu

trong công tác phân vùng kinh tế.

Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, hơn nữa lại là nông nghiệp của Việt

Nam, thì những điều kiện tự nhiên vẫn cần được xem xét trước tiên. Sau những

điều kiện tự nhiên, phải kểđến cácđiều kiện về thị trường,đặc biệt là thị

trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Điều kiện thị trường ở đây cần được xem xét

cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong việc phát triển các loại cây dài

ngày, bên cạnh việc phân tích hiện trạng thị trường, thì việc dự báo thị trường

tương lai là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, sự phân bố các yếu tố cụ thể của lực

lượng sản xuất của quốc gia cũng cần được phân tích, đánh giá khi phân vùng

kinh tế. Những điều kiện xã hội như tình hình dân số, lao động, phong tục, tập

quán... cũng là những căn cứ cần xem xét trong công tác phân vùng kinh tế.

Vậy vùng kinh tế nông nghiệp là gì? có thể hiểu một cách khái quát,

vùng kinh tế là một bộ phận lãnh thổ tương đối trọn vẹn về mặt địa lý, có qui

mô đủ lớn, có những mối liên hệ kinh tế nội tại tương đối bền vững và không

ngừng liên hệ với các bộ phận lãnh thổ khác, thông qua trao đổi sản phẩm và

dịch vụ.

Sự phân biệt giữa vùng kinh tế này với vùng kinh tế khác chủ yếu dựa

trên cơ sở hướng chuyên môn hoá sản xuất kinh doanh. Ranh giới giữa vùng

này với vùng khác thường dựa vào ranh giới các đơn vị hành chính. Tuy nhiên,

cần chú ý rằng vùng kinh tế không phải là một đơn vị hành chính, và ranh giới

giữa các vùng không sắc nét như ranh giới các đơn vị hành chính.

2- Các vùng kinh tế - vùng chuyên môn hoá nông nghiệp ở Việt Nam.

Đối với Việt Nam, trước kia cả nước được chia thành 7 vùng kinh tế -

sinh thái: vùng miền núi và trung du phía Bắc; vùng đồng bằng Bắc Bộ; vùng

Bắc Trung Bộ; vùng ven biển Nam Trung Bộ; vùng Tây Nguyên; vùng Đông

Nam Bộ; và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

186

Sau khi có sự điều chỉnh lại một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, Thành

phố, và xuất phát từ tình hình thực tiễn, đã có sự phân định lại các vùng kinh tế

sinh thái cơ bản. Thay vì 7 vùng như trước và 8 vùng trong Niên giám thống

kê, hiện nay có phương án đề nghị có 6 vùng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bao

gồm: Hai vùng kinh tế sinh thái trước kia là vùng Bắc Trung Bộ và vùng ven

biển Nam Trung Bộ, nayđược gộp thành vùng khu 4 cũ và ven biển miền

Trung. Ngoài ra, giữa các vùng cũng có một số điều chỉnh. Thí dụ, tỉnh Quảng

Ninh trướcđây thuộc vùng miền núi và trung du bắc bộ, thì nay thuộc vùng

kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hoặc tỉnh Lâm Đồng, trước kia thuộc vùng Tây

Nguyên, nay thuộc vùng Đông Nam Bộ... Về cơ bản, 6 vùng kinh tế sinh thái

hiện nay vẫn kế thừa về định hướng phát triển kinh tế - xã hội đã được định ra

trước đây. Do vậy, trong mục này, việc phân tích các vùng chuyên môn hoá

sản xuất nông nghiệp sẽ căn bản bám theo 7 vùng kinh tế - sinh thái đã được

xây dựng từ trước.

Định hướng hình thành vùng chuyên môn hoá sản xuất trong lĩnh vực

nông nghiệp là một trong những căn cứ quan trọng để hình thành vùng kinh tế

sinh thái. Đồng thời trong quá trình phát triển, chính những vùng chuyên môn

hoá sản xuất nông nghiệpđã góp phần làmđậm nét thêm về phương hướng

phát triển của các vùng kinh tế sinh thái. Do vậy, việc nghiên cứu các vùng

chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp không thể tách rời nghiên cứu các vùng

kinh tế sinh thái của cả nước. Trước khi nghiên cứu từng vùng kinh tế - sinh

thái cụ thể, có thể lướt qua một số chỉ tiêu khái quát về đất đai của 7 vùng kinh

tế - sinh thái ở Việt Nam như sau:

187

188

Vùng

Bi ể u 1: tình hình s

T ổ ng s ố

ửdụ ngđất nă m 1994 chia theo các vùng kinh t

Chia ra

Đất nông nghi ệ pĐất lâm nghi ệ p

ế sinh thái c

M ặ t n ước

ơ bả n

Đơn v ị tính: Ha

Đất khu Đất ch ư a

T ổ ngCâyhàng

n ă m

Tr ồ ng lúa Cây lâu

n ă m

T ổ ng

Trongđ ó

rừ ng TN

nuôi thu ỷ s ả n

dân c ư

sử d ụ ng

T ổ ng

33.531.9469.788.7484.835.0564.015.021938.67111.234.3518.571.294

298.143

648.330

11.562.374

%

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

1- Vùng MM phía Bắ c9.443.778 1.187.162 702.279

427.27857.6052.685.286 1.994.264

35.019

113.311

5.423.000

%

28,16

12,12

14,52

10,64

6,14

23,90

23,27

11,74

17,47

46,90

2- Vùng Bắ c B ộ

2.598.0961.516.775 766.268

726.32924.178

272.472

159.160

63.796

128.874

616.179

%

7,75

15,49

15,85

18,09

2,58

2,43

1,86

21,39

19,87

5,33

3- Vùng Bắ c Trung Bộ4.587.158 917.521

490.386405.777 21.358 1.782.043 1.340.837

13.377

115.595

1.758.622

%

13,68

9,37

10,14

10,11

2,28

15,86

15,64

4,49

17,83

15,21

4- Vùng Ven bi

Nam Trung Bộ

ể n

3.555.887583.110327.213231.81128.0861.778.057 1.412.660

7.160

59.863

1.123.697

%

10,60

5,95

6,77

5,77

2,99

15,83

16,48

2,40

9,23

9,72

5- Tây Nguyên

4.600.182 475.247

186.994149.522 138.731 2.933.170 2.414.554

10.722

41.383

1.139.660

%

13,72

4,86

3,87

3,72

14,78

26,11

28,17

3,59

6,38

9,86

6- Đông Nam Bộ

3.606.5461.263.772 538.997

346.772378.0031.489.732 1.167.881

11.483

80.653

760.906

%

10,76

12,91

11,15

8,64

40,27

13,26

13,63

3,85

12,44

6,58

7- ĐB sông C ử u Long 5.140.299 3.841.161 1.822.919 1.727.532 290.710

293.591

81.938

156.586

108.651

740.310

%

15,33

39,24

37,70

43,03

181

30,97

2,61

0,95

52,52

16,75

6,40

2.1- Vùng miền núi phía Bắc:

Vùng này bao gồm 14 tỉnh Tây Bắc và Đông Bắc: Sơn La, Lai Châu,

Điện Biên, Hoà Bình, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Bắc Giang, Phú

Thọ, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái. Đây là vùng có

vị trí quan trọng về quốc phòng đối với cả nước, về sinh thái đối với vùng

kinh tế trọng điểm phía Bắc. Về kinh tế nông nghiệp và lâm nghiệp, vùng này

có 940.000 ha trồng cây lâu năm, trong đó phải kể đến diện tích trồng chè.

Năm 1990, vùng này có 35.000 ha chè trong số gần 60.000 ha của cả nước

(chiếm trên 58%). Đến năm 2000, diện tích chè của vùng này là 56.594 ha,

chiếm 64,34% tổng diện tích chè của cả nước. Có thể nói, vùng miền núi phía

Bắc đã và đang trở thành vùng chuyên môn hoá trồng chè của cả nước.

Ngoài cây chè, các loại cây khác như mía, cà phê chè, câyăn quả,

quế... cũng đang từng bước phát triển theo các vùng chuyên môn hoá. Năm

1990, diện tích mía của vùng mới đạt khoảng 8.200 ha, chiếm 6,27% tổng

diện tích mía của cả nước, đến năm 2000, diện tích mía đã lên gần 34.000 ha,

chiếm gần 9% diện tích mía của cả nước. ở vùng này, tuy chưa có số liệu

thống kê đầy đủ, nhưng có thể nói là vùng tập trung tương đối cao diện tích

mận, đào. Đây là các loại cây ăn quả đang có nhiều triển vọng phát triển. Cây

cà phê chè đang được khuyến khích phát triển ở Sơn La, Yên Bái.

Về chăn nuôi, vùng này có thể chăn thả các loại đại gia súc. Tuy nhiên,

trong điều kiện kinh doanh nông lâm nghiệp đang đi theo hướng thâm canh,

thì lợi thế chăn thả đại gia súc theo lối quảng canh đang mất dần ưu thế.

Về phát triển lâm nghiệp, vùng này có nhiệm vụ khoanh nuôi, tái sinh

rừng để bảo vệ môi trường cho gần như toàn miền Bắc. Đồng thời, có thể

trồng rừng sản xuất và rừng phòng hộ ở một số khu vực không có điều kiện

khoanh nuôi, tái sinh rừng.

Có thể khái quát tình hình phát triển một số sản phẩm nông nghiệp của

vùng qua biểu 2. Qua đó có thể khẳng định rằng, vùng miền núi phía Bắc đã

và đang là vùng chuyên canh sản xuất chè lớn nhất của Việt Nam. Các điều

kiện về đất đai, khí hậu, truyền thống sản xuất ... đều rất thuận lợi cho phát

triển sản xuất cây chè ở vùng này.

Vùng này có nhiều tiềm năng phát triển các loại cây dài ngày như: chè,

cà phê chè, mận, lê, cam... Tuy nhiên, để khơi dậy được tiềm năng đó, còn

nhiều vấn đề bất cập trong hệ thống qui trình kỹ thuật canh tác trên đất dốc;

hệ thống hạ tầng kỹ thuậtcòn lạc hậu; công nghiệp và công nghệ chế biến,

bảo quản nông sản chưa trở thành hạt nhân kích thích vùng chuyên môn hoá

hình thành và phát triển.

Biểu 2: Một số chỉ tiêu nông nghiệp, lâm nghiệp vùng miền núi phía Bắc.

Số

1990

% so

Số

1995

% so

2000

Số lượng% so với

1- Sản lượng lương thực (triệu tấn)

lượng

1,84

với cả

nước

8,56

lượng

2,27

với cả

nước

8,23

2,94

cả nước

8,52

2- Sản lượng chè búp khô (ngàn

tấn)

85,558,9299,754,97

152,57

55,59

3- Sản lượng mía (ngàn tấn)

249,54,16468,94,091.419,36

7,32

4- Diện tích rừng trồng (ngàn ha)

27,427,2945,621,76

66,36

33,88

Hướng phát triển của vùng miền núi phía Bắc được thể hiện ở một số

loại sản phẩm chủ yếu như: chè, cà phê chè (có thể đưa từ 9000 ha lên 20.000

ha cà phê chè), mía, đào, lê, mận, cam, quýt, bưởi... chú trọngđầu tư khai

thác 5,4 triệu ha đất chưa sử dụng, trong đó có 4,2 triệu ha có khả năng sản

xuất nông, lâm nghiệp.

2.2- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng.

Vùng này bao gồm 12 tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải

Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh

Bình, Thái Bình. Trong đó vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ được xác định là:

Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

So với vùng miền núi phía Bắc, vùng này có nhiều thuận lợi vềđịa

hình, chất đất, hạ tầng kỹ thuật, nguồn nước, trình độ dân trí... nhưng lại có

183

nhiều hạn chế trong phát triển nông nghiệp như: mật độ dân số quá cao; cây

lúa - cây chủ lực của vùng đang giảm dần vị thế trong cơ cấu sản xuất nông

nghiệp, do giá trị thu được trên 1 ha không cao. Năm 2000, diện tích lúa của

vùng khoảng 726.000 ha, bằng 18% của cả nước, sản lượng thóc bằng 27%

của cả nước. Tuy nhiên sản lượng lúa hàng hoá không cao, do sản lượng lúa

bình quân/1 người mới đạt 328 kg. Cho đến năm 2000, vùng này chưa có

nông sản chủ lực nào đóng góp vào cơ cấu nông sản xuất khẩu của Việt Nam.

Có thể tham khảo tình hình phát triển một số nông sản của vùng qua biểu sau:

Biểu 3: Một số chỉ tiêu nông nghiệp và thuỷ sản vùng đồng bằng

sông Hồng.

Số

1990

% so với

Số

1995

% so

Số

2000

% so

lượng

cả nước

lượng

với cả

nước

lượng

với cả

nước

1- Sản lượng lương thực (triệu tấn)

2- Sản lượng thóc (ngàn tấn)

3- Sản lượng mía (ngàn tấn)

4- Sản lượng thuỷ sản (ngàn tấn)

4,61

3,73

181,5

60,9

21,45

19,40

3,36

6,84

5,7921,026,8319,79

5,2120,875,9120,21

207,91,82185,60,96

125,77,93186,710,15

Trong tương lai, các loại rau vụ đông, hoa, cây cảnh, lúa đặc sản có thể

trở thành những sản phẩm có sản lượng và kim ngạch xuất khẩuđáng kểở

vùng này.

Bên cạnh nông nghiệp, là vùng có bờ biển tương đối dài, nên ngành

nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản đã và sẽ trở thành ngành mũi nhọn của vùng.

2.3- Vùng Bắc Trung Bộ.

Vùng bao gồm 7 tỉnh là: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,

Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Đặcđiểm của vùng này về đấtđai có thể xem trong biểu số liệuđất

năm 1994. Về cơ bản,đến năm 2000, cơ cấu sử dụngđất không thay đổi

nhiều so với năm 1994. Về khí hậu, đây vẫn là vùng khí hậu của miền Bắc

Việt Nam (mỗi năm có 4 mùa rõ rệt), khác với khí hậu có 2 mùa trong năm ở

184

khu vực từ đèo Hải Vân trở vào phía Nam..Đây là vùng đất hẹp từ Đông

sang Tây, địa hình đa dạng: có núi rừng, đồi trung du, đồng bằng nhỏ hẹp, và

bờ biển dài. Trình độ phát triển kinh tế của vùng này nói chung còn thấp.

Về kinh tế nông nghiệp, ở vùng này, nổi bật lên ở 3 khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, đây là vùng có tốc độ tăng trưởng về diện tích và sản lượng

míađường tương đối bền vững, tập trung chủ yếuở Thanh Hoá. Đến năm

2002, sản lượng mía đường phục vụ cho 3 nhà máy đường lớn ở tỉnh này (tại

các huyện Thạch Thành, Thọ Xuân, Nông Cống), đã đạt trên 2 triệu tấn mía

cây. Trong những năm tới, diện tích mía đường có thể diễn biến theo chiều

hướng ổn định, nhưng sản lượng mía cây sẽ còn tăng nhanh, do xu thế đầu tư

thâm canh tăng năng suất mía, nhằm hạ giá thành nguyên liệuđầu vào cho

các nhà máy chế biếnđường và dànhđấtđể phát triển các loại cây trồng

khác.

Thứ hai, trong những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, các loại

cây ăn quả đã bắt đầu được mở rộng diện tích tại vùng Bắc Trung Bộ, trong

đó đáng kể nhất là diện tích dứa. Bên cạnh đó, các loại cây có múi như cam,

bưởi vẫn tiếp tục khẳngđịnh được vị trí của chúng trong cơ cấu sản xuất

nông nghiệp của vùng này. Bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh) từ lâu đã nổi tiếng

trên cả nước Việt Nam bởi vị đậm và mát. Loại bưởi này đang có triển vọng

phát triển nhanh nhờ thị trường tiêu thụ còn rộng lớn, và nhờ tiến bộ khoa

học công nghệ trong khâu sản xuất giống tốt. Công nghệ sản xuất giống bưởi

ít nhiễm bệnh đang được thực hiện tại Viện cây ăn quả của Việt Nam và có

thể được triển khai tại ngay vùng bưởi Phúc Trạch - Hà Tĩnh. Khi đó giống

bưởi sạch bệnh sẽ có thể đáp ứng được cho nhu cầu mở rộng diện tích loại

quả quí này.

Thứ ba, đây là vùng có tổng diện tích đất rừng và rừng lớn thứ ba (sau

Tây Nguyên và vùng miền núi phía Bắc), và cũng đứng thứ ba về tỷ lệ đất

rừng trong tổng diện tích đất tự nhiên (sau Tây Nguyên và vùng ven biển

Nam Trung Bộ). Tại vùng này, diện tích rừng tự nhiên còn khá lớn. Tuy

185

nhiên, nguy cơ khai thác gỗ làm cạn kiệt tài nguyên rừng vẫn còn thường trực

trong đời sống xã hội, và tỷ lệ che phủ trên đất rừng vẫn chưa cao (đến năm

2002, tỷ lệ che phủ trên đất rừng của Thanh Hoá mới đạt trên 40%). Vấn đề

trong phát triển rừng của vùng này là: trồng rừng chưa đi đôi với phát triển

chế biến gỗ công nghiệp. Do đó, dù rừng trồng chưa nhiều, song đã xuất hiện

hiện tượng dư thừa sản phẩm từ rừng trồng. Thực tế trồng luồng của Thanh

Hoá là minh chứng điển hình cho vấn đề đó.

Thứ tư, vùng này có gần 600 km bờ biển, với nhiều đầm phá ven bờ,

với tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản rất lớn. Đồng thời, tiềm năng

đánh bắt thuỷ sản xa bờ cũng chưa được đầu tư khai thác hợp lý. Những năm

cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, Nhà nước Việt Nam đã có chương trình

đánh bắt thủy sản xa bờ. Song tiếc rằng, chương trình này chưa đầu tư đồng

bộ, chủ yếu mới đầu tư cho mua sắm tầu thuyền công suất lớn, chưa đầu tư

tương xứng cho phát triển dịch vụ đánh bắt thuỷ sản; cho xây dựng hệ thống

cảng cá; cho đào tạo nhân lực... Do vậy, tiềm năng khai thác thuỷ sản xa bờ ở

vùng này chưa được khai thác hợp lý.

Biểu 4: Một số chỉ tiêu nông nghiệp và thuỷ sản của vùng Bắc Trung Bộ.

1- Sản lượng lương thực

(triệu tấn)

1990

Số lượng % so với cả

nước

1,999,29

1995

Số lượng % so với cả

nước

2,519,09

2000

Số lượng % so với cả

nước

3,058,84

2- Sản lượng mía (ngàn

tấn)

3- Sản lượng thuỷ sản

(ngàn tấn)

268

79,91

4,95

8,97

566

108,7

4,94

6,86

2484

141,5

12,80

7,69

Hướng phát triển nông, lâm, thuỷ sản của vùng này sẽ tập trung vào 3

mũi nhọn là phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng

thuỷ sản. Mục tiêu là phục hồi thảm rừng, đồng thời xây dựng hệ thống hồ

đậpđầu nguồn để phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững. Tăng

186

cường nuôi trồng và đánh bắt, chế biến thuỷ hải sản. Tiếp tục hoàn thiện công

tác qui hoạch vùng chuyên canh sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng: gắn

phát triển rừng với phát triển công nghiệp chế biến gỗ, giấy sợi; gắn phát

triển vùng nguyên liệu mía với các Nhà máy đường, vùng nguyên liệu dứa

với các nhà máy chế biến hoa quả; phát triển các loại cây có múi như cam,

đặc biệt là bưởi Phúc Trạch.

2.4- Vùng ven biển Nam Trung Bộ.

Vùng ven biển Nam Trung Bộ bao gồm 7 tỉnh: thành phố Đà Nẵng,

Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà và tỉnh Ninh

Thuận. Tổng diện tích tự nhiên của vùng là 3.555.887 ha, chiếm 10,60% tổng

diện tích tự nhiên của Việt Nam.

Những đặc điểm tự nhiên cơ bản của vùng này là, địa hình được tạo

bởi dải đồng bằng nhỏ hẹp chạy dọc theo hơn 600 km bờ biển phía Đông và

khu vực miền núi phía Tây; gần như không có địa hình Trung Du giữa đồng

bằng ven biển và miền núi. Hàng năm khí hậu của vùng này có 2 mùa, song

không rõ rệt như Tây Nguyên và Nam Bộ. So với các vùng khác của Việt

Nam, đây là vùng có khí hậu tương đối khắc nghiệt. Điển hình của sự khắc

nghiệt đó là mùa nắng, nóng, hạn và mùa mưa, bão, lũ lụt diễn ra rất gay gắt.

Hệ thống sông của vùng này rất ngắn và dốc, do vậy rất dễ gây ra lũ vào mùa

mưa, khô hạn vào mùa khô. Có thể thấy được hướng chuyên môn hoá sản

xuất nông nghiệp của vùng này qua một số chỉ tiêu chính sau đây:

Biểu 5: Một số chỉ tiêu nông nghiệp và thuỷ sản của vùng ven biển

Nam Trung Bộ.

1- Sản lượng lương thực

(triệu tấn)

1990

Số lượng % so với cả

nước

1,997,83

1995

Số lượng % so với cả

nước

1,796,51

2000

Số lượng % so với cả

nước

1,995,74

2- Sản lượng mía (ngàn

tấn)

871

16,12

187

1756

15,33

3273

16,87

3- Sản lượng điều (tấn)

4- Sản lượng thuỷ sản

nuôi trồng vàđánh bắt

(ngàn tấn)

252*

126,09

1,05

14,16

1678

243,3

3,29

15,36

5195

326,5

8,67

17,75

Ghi chú: * Số liệu năm 1992.

Như vậy, có thể thấy đây là vùng đã và đang có xu hướng phát triển

vùng chuyên canh sản xuất mía đường, điều, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

Trongđó, diện tích và sản lượng míađường đã có dấu hiệu chững lại, sản

phẩm điều và thuỷ sản vẫn đang có tốc độ tăng trưởng nhanh. Sản xuất lương

thực, đặc biệt sản xuất lúa nước, ở vùng này rất khó khăn.

Với các loại đất cát bạc màu bồi tụ dưới chân các dãy núi, đất cát ven

biển, nếu giải quyết được vấn đề nước tưới, sẽ có thể phát triển các loại cây

như: xoài, nho, thanh long, cây bông vải.... Trên thực tế, các loại cây như

xoài, nho, thanh long đã khẳng định được ưu thế và vị trí của chúng trong cơ

cấu sản xuất nông nghiệp của vùng.

Hướng phát triển về nông lâm nghiệp và thuỷ sản ở vùng này là, tiếp

tục đầu tư cho ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản; mở rộng diện tích và

tăng sản lượng các loại sản phẩm từ cây xoài, nho, thanh long, cây bông vải

trên cơ sở tiến bộ khoa học và công nghệ mới; xây dựng hệ thống hồ đập đi

đôi với việc phủ xanh đất trống, đồi trọc ở vùng núi để cải thiện môi trường

sinh thái,đảm bảo phát triển nông lâm nghiệp và thuỷ sản bền vững cả về

kinh tế lẫn môi trường.

2.5- Vùng Tây Nguyên.

Vùng này gồm 4 tỉnh: Đak Lak, Đak Nông, Gia Lai và Kon Tum. Cơ

cấu sử dụng đất như trong biểu hiện trạng sử dụng đất năm 1994. Tuy nhiên,

cần nói thêm là, vùng này có 60 vạn héc ta đất đỏ bagian, chiếm 40% tiềm

năng đất phát triển cây công nghiệp dài ngày của cả nước Việt Nam. Tổng

dân số của toàn vùng (năm 1999) là 3,13 triệu người, mậtđộ dân số 68

người/km2. Đó là chỉ tiêu thấp nhất trong 7 vùng kinh tế - sinh thái của cả

nước. Có thể nhận rõ vị trí của vùng Tây Nguyên đối với phát triển nông

188

nghiệp của cả nước qua số liệu sau:

Biểu 6: Một số chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp của vùng Tây Nguyên.

1990

1995

2000

Số lượng

% so với cảSố lượng

% so với cả

Số lượng

% so với cả

1- Sản lượng lương

thực

2- Sản lượng cà phê

3- Sản lượng cao su

4- Sản lượng mía cây

5- Sản lượng điều

(1000 tấn)

469,7

31,7

3,98

130

0,302*

nước

2,18

34,45

6,87

2,40

1,26

(1000 tấn)

527,9

160,1

10,02

464,2

2,069

nước

1,92

73,41

8,16

4,05

4,07

(1000 tấn)

740

359

27,0

1.346

6,55

nước

2,14

67,16

11,73

6,94

10,96

Ghi chú: * Số liệu năm 1992

Qua số liệu trên, có thể khẳng định ngay rằng, Tây Nguyên là vùng

chuyên canh tập trung có qui mô lớn về sản xuất cà phê của Việt Nam. Trong

những năm cuối của thập niên 90, sản lượng cà phê nhân của vùng Tây

Nguyên luôn chiếm trên dưới 70% sản lượng của cả nước. Diện tích cà phê,

năm 2000 đã lên 233 ngàn héc ta, chiếm trên 54% diện tích cả nước. Như

vậy, rõ ràng năng suất cà phê của vùng này cao hơn nhiều mức năng suất

bình quân của cả nước. Trên thực tế, năng suất cà phê kinh doanh đạt trên 2

tấn/ha, nhiều diện tích của hộ trang trại đạt 4-6 tấn/ha, đó là mức năng suất

cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trong những năm qua, đã có dấu hiệu cho

thấy sự phát triển ồ ạt diện tích cà phê đã ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh

thái của vùng: mực nước ngầm đang ngày càng bị tụt sâu; nhiều diện tích

không thể tìm được nguồn nước tưới. Trong những năm đầu của thế kỷ 21, sẽ

phải điều chỉnh về qui mô, cơ cấu diện tích cà phê ở Tây Nguyên.

Sau cây cà phê, cây cao su cũng được bố trí với diện tích khá tập trung

ở Tây Nguyên. Năm 2000, diện tích cao su của vùng đã đạt 95 ngàn héc ta,

chiếm trên 23,5% diện tích cao su của cả nước. Tuy vậy, sản lượng như số

liệu trên cho thấy, lại chỉ chiếm 11,73%. Điều này không phải do năng suất

mủ cao su ở Tây Nguyên đạt thấp, mà là do trong số 95 ngàn héc ta đó, diện

tích kinh doanh chưađến 30 ngàn héc ta, còn lại là diện tích cao su đang

189

trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Trong tương lai, ở Tây Nguyên sẽ đưa diện

tích cao su lên khoảng 200 ngàn héc ta, do đây là loại cây có khả năng phòng

hộ tốt hơn cây cà phê.

Sau cây cao su, cây điều đang ngày càng có vị trí quan trọng trong cơ

cấu sản xuất nông nghiệp của vùng Tây Nguyên. Đây là loại cây tương đối dễ

trồng, không kén đất, có thể trồng ở vùng đất có độ mùn thấp. Đồng thời phát

triển sản xuất cây điều cũng có tác dụng phòng hộ tương đối tốt.

Cây míađường cũng có triển vọng phát triểnở Tây Nguyên. Tuy

nhiên, có lẽ cây này không phải là thế mạnh của Tây Nguyên.

Tây Nguyên cũng có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi đại gia súc.

Song cần lưu ý rằng, xu thế chăn nuôi thâm canh sẽ làm giảm dần lợi thế tiềm

năng này của Tây Nguyên.

Khó khăn lớn của vùng Tây Nguyên là vấnđề nguồn nước tưới cho

cây trồng vào mùa khô. Để giải quyết vấn đề này một cách lâu dài và bền

vững, việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lý là cực kỳ quan trọng. Đồng thời,

việc bảo vệ và phát triển rừng cũng đã đến lúc trở thành cấp bách không chỉ

đối với Tây Nguyên, mà còn cả đối với toàn vùng ven biển trung bộ.

2.6- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đông Nam Bộ.

Vùng này gồm 8 tỉnh và thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng

Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng,

Bình Thuận, trong đó, vùng trọng điểm kinh tế phía Nam được xác định là:

Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà rịa Vũng Tàu.

Tình hình cơ bản về đất đai của vùng Đông Nam Bộ được thể hiện

trong biểu số liệu đất đai năm 1994. Dân số của toàn vùng là 12,4 triệu người.

Đây là vùng có tỷ lệ đô thị hoá cao nhất: 50,8% dân số sống tại các đô thị.

Mật độ dân số 344 người/km2, gấp 1,5 lần mức bình quân chung của cả nước.

Vùng Đông Nam Bộ có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của

cả nước. Năm 1999 vùng này chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp

của cả nước, 60% kim ngạch xuất nhập khẩu, 60% thu ngân sách và tạo ra

190

1/3 tổng sản phẩm quốc nội. Nhìn chung, đây là vùng phát triển công nghiệp

khá thành công trong những năm qua. Trong công nghiệp của vùng, năm

2000 đã có 17 nhà máy chế biến đường mía, với tổng năng lực ép 17 ngàn tấn

mía cây/ngày. Các nhà máy đường bố trí ở Tây Ninh: 4;Đồng Nai: 2; Bình

Dương: 1; vùng nguyên liệu mía ở vùng này đáp ứng được khoảng 70-80%

tổng năng lực ép. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp sau đường như: rượu,

cồn, phân vi sinh... chưa phát triển tương xứng với công nghiệp đường.

Có thể thấy được vai trò của vùng về phát triển nông nghiệp qua biểu

sau:

Biểu 7: Một số chỉ tiêu nông nghiệp vủa vùng Đông Nam Bộ.

1990

1995

2000

1- Sản lượng lương thực

(triệu tấn)

Số lượng% so với

cả nước

1,285,96

Số

lượng

1,72

% so với

cả nước

6,24

Số

lượng

2,01

% so với

cả nước

5,82

2- Sản lượng thóc (ngàn tấn)

3- Sản lượng cao su (ngàn

tấn)

31,8

50,92

34,56

87,88

54,4

107,97

24,92

87,95

165,98

194,38

31,05

84,46

4- Sản lượng mía (ngàn tấn)1.195,4

22,11

2602,4

22,72

3408,9

17,57

5- Sản lượng điều (tấn)

23.478

97,69

46.702

91,81

45.108

75,31

Như vậy, có thể nói rằng, mặc dù quĩ đất nông nghiệp của vùng này chỉ

chiếm 13% diện tích của cả nước, và tập trung chủ yếu ở 3 tỉnh: Đồng Nai,

Bình Dương và tây Ninh, nhưng lại tập trung sản xuất với qui mô lớn các sản

phẩm: cà phê, cao su, mía đường. Trong đó, cả diện tích lẫn sản lượng cao su

mủ khô đều đứng đầu trong 7 vùng kinh tế - sinh thái của cả nước. Ngoài ra,

cây điều cũng chiếm tới 75% sản lượng và 77% diện tích của cả nước.

Bên cạnh 4 loại cây mũi nhọn nói trên, vùng Đông Nam Bộ đã và đang

191

phát triển các loại rau, chăn nuôi gà công nghiệp kết hợp thả vườn, nuôi bò

thịt và bò sữa.

Hướng phát triển nông nghiệp trong thời gian tới của vùng Đông Nam

Bộ là tập trung thâm canh trên 260 ngàn héc ta cây công nghiệp hiện có, việc

mở rộng diện tích phải thận trọng và phải theo qui hoạch đểđảm bảo môi

trường sinh thái ổn định, đặc biệt là bảo vệ nguồn nước ngầm.

2.7- Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Không gian của vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 13 tỉnh:

Long An,Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên

Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Đặc

điểm cơ bản về đất đai của vùng này được thể hiện trong hiện trạng đất đai

của 6 vùng. Dân số của vùng có 16,4 triệu người; mậtđộ dân số 408

người/km2.

Nét nổi bật của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là đất đai phì nhiêu,

song tình trạng ngập lụt, nhiễm mặn, nhiễm phèn trên diện rộng và dài ngày

là phổ biến. Toàn vùng có 600 ngàn héc ta đất nhiễm phèn, 700 ngàn ha

nhiễm mặn. Công nghiệp và hệ thống đường giao thông bộ khó phát triển.

Đời sống của dân cư còn nhiều khó khăn.

Vị trí của nông nghiệp ĐBSCL so với cả nước được thể hiện một phần

qua biểu sau:

Biểu 8: Một số chỉ tiêu nông nghiệp, thủy sản vùng ĐBSCL.

1990

1995

2000

1- Sản lượng lương thực

(triệu tấn)

Số lượng% so với

cả nước

9,4844,72

Số

lượng

12,83

% so với

cả nước

46,57

Số

lượng

16,94

% so với

cả nước

49,10

2- Sản lượng gạo xuất khẩu

(ngàn tấn)

3- Sản lượng mía (ngàn tấn)

4- Sản lượng điều (tấn)

920

2509

-

-

46,41

-

192

1226

5385

420

-

47,03

0,82

3415*

7282

3042

-

37,54

5,07

5- Sản lượng thuỷ sản (ngàn

tấn)

424

47,61

819

51,69

967

52,56

Như vậy, có thể thấy sản phẩm thế mạnh của vùng ĐBSCL là lúa gạo,

thuỷ sản và mía đường. Riêng diện tích trồng lúa, vùng này có 1,8 triệu héc

ta, chiếm 45% diện tích trồng lúa của cả nước. Đây là đồng bằng lớn nhất của

Việt Nam, có vai trò cực kỳ quan trọng trong chiến lược an ninh lương thực

quốc gia. Riêng sản lượng điều, tuy chỉ chiếm hơn 5% trong sản lượng của cả

nước, song lại được phân bố rất tập trung ở huyện Đảo Phúc Quốc tỉnh Kiên

Giang. Đây là huyện đảo có lợi thế về trồng tiêu và đánh bắt thuỷ sản. Vùng

đồng bằng Sông Cửu Long chiếm tới trên 53% diện tích nuôi trồng thuỷ sản

của cả nước, và đóng góp trên 52% sản lượng thuỷ sản của nước ta (bao gồm

cả nuôi trồng và đánh bắt).

Năm 2000, toàn vùng có 8 nhà máy đường, với tổng năng lực ép là

11.750 tấn mía/ngày. Ngoài ra, các nhà máy chế biến thủy sản cũng đã đóng

vai trò quan trọng thúc đẩy ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản phát triển.

Ngoài các sản phẩm chủ lực trên, các loại cây ăn quả như: dứa, nhãn,

xoài, quýt... cũng đã và đang được bố trí sản xuất ở ĐBSCL. Tuy nhiên, với

các loại cây ăn quả lâu năm, nguy cơ thất mùa do lũ lụt là tương đối lớn,

ngoài những rủi ro về dịch bệnh phá hoại mùa màng như những vùng khác.

IV- Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy các vùng chuyên

môn hoá ở Việt Nam tiếp tục phát triển.

Các vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệpở Việt Nam đã và

đang hình thành rõ nét, đặc biệt từ sau những năm 90 của thế kỷ 20 trở đi.

Nhìn lại hai thời kỳ có cơ chế kinh tế và cơ chế quản lý khác nhau cho thấy, ở

mỗi thời kỳ đều có hạn chế nhất định trong việc hình thành và phát triển của

vùng chuyên môn hoá sản xuất .

ở thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, việc nghiên cứu những điều kiện để

phát triển vùng chuyên môn hoá khá kỹ lưỡng, từ đó đã qui hoạch từng vùng

193

chuyên môn hoá cụ thể, với qui mô sản xuất đã được tính toán khoa học. Tuy

nhiên, rất tiếc là các vùng lại khó hình thành, hoặc nếu có hình thành cũng

phát triển rất khó khăn. Sang thời kỳ kinh tế thị trường, việc qui hoạch các

vùng chuyên môn hoá có phần bị buông lỏng, hoặc trong công tác xây dựng,

hoặc trong công tác quản lý thực hiện. Qui mô của các vùng chuyên môn hoá

bị cơ chế thị trường chi phối quá mạnh. Hậu quả là cả nông dân, cũng như xã

hội đều phải trả giá cho xu hướng mở rộng sản xuất quá mức được coi là hợp

lý. Cả hai thái cực trên đều dẫnđến sự phát triển không bền vững các vùng

chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp. Do vậy, trong thời gian tới, để phát

triển bền vững các vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp, cần khắc

phục những hạn chế của cơ chế thị trường, kế thừa những giá trị hợp lý trong

công tác qui hoạch trong thời kỳ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, phát huy tác

động tích cực của cơ chế thị trường. Những yêu cầu đó có thể được khái quát

ở hai giải pháp chủ yếu như sau:

1- Hoàn chỉnh công tác qui hoạch các vùng chuyên môn hoá sản xuất

nông nghiệp.

Cho đến năm 2000, chúng ta đã nhiều lần qui hoạch qui mô diện tích

một số loại cây ở các vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên,

trong thực tiễn, đã có khoảng cách khá lớn giữa diện tích dự kiến trong qui

hoạch và thực tế. Do vậy, trong thời gian tới, cần rà soát lại các qui hoạch đã

xây dựng, bao gồm cả qui hoạch theo từng chuyên ngành, và qui hoạch của

từng vùng kinh tế - sinh thái. Cần có sự khớp nối giữa qui hoạch chuyên

ngành và qui hoạch ở mỗi vùng.

Khi rà soát lại các qui hoạch chuyên ngành và qui hoạch vùng, cần

quán triệt quan điểm phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng

XHCN. Theo quanđiểm này, việc qui hoạch chỉ mang tínhđịnh hướng,

không mang tính ápđặt hành chính. Tuy nhiên, cần lưu ý thêm rằng, chủ

trương của Đảng ta là phát triển nền kinh tế thị trường, nhưng phải theo định

hướng XHCN. Để đảm bảo được định hướng đó, cần chú trọng trước hết đến

194

vai trò quản lý của Nhà nước, đồng thời cũng phải thấy được vai tròđịnh

hướng của Nhà nước thông qua xây dựng cơ cấu các thành phần kinh tế,

thông qua thực hiện các chính sách kinh tế, thông qua việc đầu tư xây dựng

hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở từng vùng.

2- Quản lý thực hiện qui hoạch.

Có thể nói, việc xây dựng qui hoạch phát triển các vùng chuyên môn

hoá sản xuất nông nghiệp là rất phức tạp, là công việc khó khăn. Song chúng

tađã có khá nhiều kinh nghiệm xây dựng qui hoạch từ thời nền kinh tế kế

hoạch hoá tập trung. Việc quản lý thực hiện qui hoạch trong điều kiện chuyển

nền kinh tế từ vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang vận hành

theo cơ chế thị trường đang gặp nhiều lúng túng trong thực tiễn. Nhiều nơi,

qui hoạch mộtđường, thực tiễnđi một nẻo. Nguyên nhân chủ yếu là do

chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm chỉđạo hình thành và duy trì vùng

chuyên môn hoá phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường. Trong tình hình

mới, để quản lý thực hiện qui hoạch phát triển các vùng chuyên môn hoá sản

xuất nông nghiệp cần thực hiện một cách tổng hợp các giải pháp sau:

2.1- Qui hoạch và tổ chức xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục

vụ sản xuất nông nghiệp, trong đó, trước hết phải ưu tiên phục vụ sự phát

triển của sản phẩm chuyên môn hoá nông nghiệp. Tuỳ đặc điểm thực tế ở

mỗi vùng mà cần tập trung ưu tiên xây dựng yếu tố nào trong hệ thống hạ

tầng kỹ thuật. Có nơi đó là hệ thống kênh mương tưới, tiêu nước; có nơi đó

lại là hệ thống hồđập tạo nguồn nước tưới vào mùa khô; có nơi lại là hệ

thốngđường nộiđồng... Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, việcđầu tư xây

dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật có ý nghĩa dẫn đường cho vùng chuyên môn

hoá hình thành và phát triển. Việc này cần phải có bàn tay của Nhà nước từ

công tác qui hoạch, thiết kế đến tổ chức huy động vốn, tổ chức xây dựng

công trình, tổ chức khai thác và quản lý công trình.

2.2- Tiến hành đồng bộ giữa xây dựng vùng sản xuất chuyên môn

hoá nông nghiệp và xây dựng các doanh nghiệp công nghiệp chế biến. Đối

195

với các vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp, cả về lý luận cũng như

thực tiễn đã chứng minh vai trò hạt nhân tạo cùng của các doanh nghiệp công

nghiệp chế biến.Điều này cũngđồng nghĩa với việc giải quyết vấnđề thị

trường sản phẩm đầu ra cho các vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp.

2.3- Nhà nướcđịnh hướng hình thành vùng thông qua các hoạt

động dịch vụ cung ứng các yếu tốđầu vào cho sản xuất, trong đó các loại

giống cây, con có ý nghĩa rất quan trọng. Sau khiđã xây dựng xong qui

hoạch vùng chuyên canh, sau khi đã khuyến cáo, tuyên truyền, tổ chức các

mô hình trình diễn, và giới thiệu thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra có triển

vọng, thì tự các hộ nông dân sẽ huy động các nguồn lực cho phát triển sản

xuất sản phẩm chuyên môn hoá mà Nhà nước đãđịnh hướng. Khi đó, việc

cung ứng các yếu tố đầu vào sẽ là nhân tố quyết định tốcđộ phát triển của

vùng chuyên môn hoá. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, phải đề phòng xu thế tăng

trưởng quá nóng của quá trình mở rộng qui mô vùng chuyên môn hoá. Tức là

đề phòng xu thế tăng trưởng quá nhanh, dẫn đến mất cân đối trong việc giải

quyết nhiều vấn đề về môi trường, về kinh tế, về xã hội, mà chi phí để giải

quyết những hậu quả đó có khi còn lớn hơn kết quả của tăng trưởng quá nóng

của vùng chuyên môn hoá đem lại.

2.4- Nhà nước thực thi chính sách hỗ trợ khi rủi ro xảy ra đối với

những người sản xuất sản phẩm chuyên môn hoá trong vùng qui hoạch.

Ví dụ, Nhà nước có thể thực hiện chính sách bảo hiểm, hỗ trợ cho những

người sản xuất khi thị trường suy thoái, mà chỉ những người sản xuất theo qui

hoạch mới được hưởng chính sách đó. Điều này giúp cho vùng chuyên môn

hoá có thể phát triển ổn định trong điều kiện kinh tế thị trường, đồng thời

khuyến khích hộ nông dân cũng như các doanh nghiệp bố trí sản xuất phù

hợp với qui hoạch của Nhà nước về vùng chuyên môn hoá.

196

Tóm tắt chương

1- Sản xuất hàng hoá là phương thức sản xuất tiên tiến, nó ra đời và tồn

tại trên cơ sở phân công lao động xã hội và tồn tại nhiều người sở hữu khác

nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm làm ra. Đó là những điều kiện để những

người lao động sản xuất độc lập với nhau nhưng lại liên hệ chặt chẽ với nhau,

dựa vào nhauđể tồn tại và phát triển. Trong nền kinh tế hiệnđại, cần chủ

động tạo ra sự độc lập giữa những người sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi

cho quá trình traođổi sản phẩm hàng hoá giữa những người sản xuất khác

nhau, thì sản xuất hàng hoá mới có thể phát triển tốt.

2- Khi sản xuất hàng hoá phát triển đến mức phổ biến trong nền kinh

tế, lúc đó sẽ có nền kinh tế hàng hoá. Nhân loại đã và đang tồn tại hai mô

hình kinh tế điển hình. Kinh tế thị trường và kinh tế kế hoạch hoá tập trung.

Nếu nền kinh tế hàng hoá được vận hành chủ yếu theo cơ chế thị trường,

người ta gọi đó là kinh tế thị trường. Ngược lại, nếu nó được vận hành chủ

197

yếu theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, người ta gọi đó là nền kinh tế kế

hoạch hoá tập trung. Mỗi mô hìnhđều có nhữngưuđiểm và nhượcđiểm

riêng.Để hoàn thiện các vùng chuyên môn hoáở Việt Nam cần kế thừa

những ưu điểm, hạn chế những nhược điểm của cả hai loại mô hình kinh tế đã

và đang tồn tại ở Việt Nam.

3- Trong nông nghiệp, khi sản xuất hàng hoá phát triểnđến một trình

độ nhất định sẽ xuất hiện các vùng chuyên môn hoá. Đây là hình thức tổ chức

sản xuất phát huy tốt những ưu thế của sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp,

phát huy được những tiềm năng về tự nhiên, kinh tế, xã hội để sản xuất ta sản

phẩm hàng hoá.

4- Đối với Việt Nam, các vùng chuyên môn hoá đã được hình thành

trên cơ sở sự ý thức tự giác của Nhà nước Việt Nam trong những thập kỷ qua.

Những vùng chuyên môn hoáđó gắn liền với việc phân định lãnh thổ Việt

Nam thành 7 vùng kinh tế - sinh thái. Tuy nhiên,để các vùng chuyên môn

hoá phát triển bền vững, đạt hiệu quả cao, cần tiếp tục hoàn thiện giải pháp về

qui hoạch và quản lý thực hiện qui hoạch các vùng sản xuấtđãđược xác

định.

Câu hỏi ôn tập

1- Tại sao cần tiếp tục đẩy mạnh sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp

của Việt Nam.

2- Để đẩy mạnh sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp của Việt Nam,

cần thực hiện những giải pháp nào? Tại sao?

3- Phân tích những nhân tốảnh hưởng đến sản xuất hàng hoá trong

nông nghiệp.

4- Phân tích hiện trạng các vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp

ở Việt Nam.

5- Phân tích những giải pháp chủ yếu để hoàn thiện các vùng chuyên

môn hoá sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.

198

Chương 7

Thâm canh nông nghiệp

I. Bản chất của thâm canh nông nghiệp

Tái sản mở rộng trong nông nghiệp có thểđược thực hiện theo hai

phương thức: quảng canh và thâm canh. Để phân biệt hai phương thức này,

K.Mác đã chỉ rõ: "Tái sản xuất mở rộng được thực hiện "quảng canh" nếu chỉ

mở rộng diện tích ruộng đất và "thâm canh" nếu sử dụng hiệu quả hơn các tư

liệu sản xuất(1).

Như vậy, quảng canh là phương thức sản xuất nhằm tăng sản lượng

nông sản bằng cách mở rộng diện tích đất đai với cơ sở vật chất - kỹ thuật

thấp kém, trìnhđộ kỹ thuật lạc hậu, chủ yếu dựa vào việc sử dụngđộ phì

nhiêu tự nhiên của ruộng đất. Khái niệm này còn được hiểu theo nghĩa tiến bộ

hơn, đó là sự tăng sản lượng nông sản dựa trên cơ sở mở rộng diện tích ruộng

đất hoặc tăng số đầu gia súc với kỹ thuật không đổi.

Ngược lại, thâm canh là phương thức sản xuất tiên tiến nhằm tăng sản

lượng nông sản bằng cách nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất, thông

qua việc đầu tư thêm vốn và kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp.

Lịch sử phát triển của sản xuất nông nghiệp trong nhiều thập kỷ, phương

thức quảng canh tái sản xuất mở rộng đã chiếm ưu thế, thậm chí đến nửa đầu

thế kỷ XX, nông nghiệp trên hành tinh này chủ yếuđược tiến hành bằng

phương thức quảng canh. Sản lượng lương thực có hạt của thế giới từ 510

triệu tấn năm 1901 tăng lên 771 triệu tấn năm 1950, trong đó chủ yếu là do

mở rộng diện tích từ 508 triệu ha lên 723 triệu cùng thời gian tương ứng,

nghĩa là diện tích tăng 41, 76% trong lúc đó năng suất tăng 5,68%. Với sự

(1) Mác và Ang ghen: Toàn tập - tập 24, tr. 1993 (tiếng Nga)

199

phát triển của xã hội, nhu cầuđòi hỏi về lượng nông sản ngày càng lớn,

nhưng khả năng mở rộng diện tích bị hạn chế, con người phải chuyển sang

việc nâng cao chất lượng canh tác, thông qua việc đầu tư thêm tư liệu sản

xuất và sức lao động để thu được nhiều sản phẩm hơn trên đơn vị diện tích.

Theo phương thứcđóđến giai đoạn nhấtđịnh của lịch sử, thâm canh có ý

nghĩa to lớn và đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của nông nghiệp.

Nửa sau của thế kỳ XX sản xuất lương thực không thể dựa vào việc mở rộng

diện tích mà phải dựa vào khai thác chiều sâu củađấtđai, bằng cách đưa

những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, trước hết là giống tốt, tiếp đó đưa phân

bón hóa học và giải quyết vấn đề thuỷ lợi. Nhờ vậy mà mười năm sau - 1960

sản lượng lương thực có hạt của thế giớiđã tăng lên 1.025 triệu tấn (tăng

41,77% so với năm 1950). Năm 1996 sản lượng lương thực tăng lên 2049

triệu tấn, trong lúc đó diện tích sản xuất lương thực không tăng, thậm chí có

giảm xuống. Rõ ràng nửa sau của thế kỷ XX tăng sản lượng nông nghiệp đã

dựa vào conđường tăng năng suất là chủ yếu. Thâm canh sản xuất nông

nghiệp trở thành khuynh hướng chung có tính quy luật, gắn liền hữu cơ với

sự phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Lênin đã

chỉ rõ: "Hiện tượng nông nghiệpđược thâm canh hóa, không là hiện tượng

ngẫu nhiên, có tính chấtđịa phương tạm thời, mà là hiện tượng phổ biến

trong tất cả các nước văn minh.(2).

Tuy nhiên, thâm canh không thể thay thế quảng canh một cách giản đơn,

trên thực tế thâm canh và quảng canh (theo nghĩa tiến bộ) có quan hệ mật

thiết với nhau. Quảng canh sản xuất không phải là đã ngừng hoạt động, mà

tuỳ điều kiện cụ thể ở từng nước, từng giai đoạn phát triển và tuỳ từng loại

cây trồng, con gia súc, chúng ta vẫn tìm thấy trong sự tác động lẫn nhau với

phương thức thâm canh tái sản xuất mở rộng. ở nhiều nước trên thế giới, để

tăng nhanh sản phẩm ngành chăn nuôi đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc

dân phải kết hợp vừa tăng nhanh suất sản phẩm trên mỗi đầu gia súc vừa tăng

(2) V.I.Lênin: Toàn tập, tr 27, Nhà xuất bản Tiến bộ, Maxcowva. 1981; tr214 và 215

200

nhanh số lượng đầu gia súc.

Thâm canh nông nghiệp là quá trình kinh tế rất đa dạng và phức tạp, đặc

biệt trong điều kiện sản xuất hiện đại, khi cuộc cách mạng khoa học - công

nghệ và đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên phạm vi rộng lớn. Vì vậy giải

thích đúng đắn thâm canh nông nghiệp chính có ý nghĩa hết sức to lớn cả về

lý luận cũng như thực tiễn.

Các nhà kinh điển của kinh tế chính trị học tư sản và các nhà kinh tế thời

kỳ trước Mác chưa quan tâm và thực chất họ chưa nghiên cứu vấn đề thâm

canh nông nghiệp. Khi nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong nông nghiệp tư

bản chủ nghĩa, trước hết họ chú ý đến vấn đề địa tô, lợi nhuận... và trong mối

liên hệ của địa tô chênh lệch với thâm canh mà thôi, đáng chú ý là sự phân

tích địa tô của D.Ricardo. Điểm nổi bật về lý thuyết địa tô của D.Ricardo là

dựa trên cơ sở lý thuyết giá trị lao động. Ông cho rằng do "đất đai canh tác bị

hạn chế" độ màu mỡ của đất đai giảm sút, "năng suất đầu tư đem lại không

tương xứng", trong khi dân số tăng nhanh làm cho các tư liệu sinh hoạt ngày

càng khan hiếm. Điều này buộc loài người phải canh tác trên ruộng đất xấu

và vì vậy giá trị nông sản phẩm do hao phí lao động trên ruộng đất xấu nhất

quyết định.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, khi nghiên cứu những

tính quy luật về sự phát triển của nông nghiệp tư bản chủ nghĩa đã xuất phát

từ quan điểm kinh tế rằng, quá trình thâm canh là sự tập trung tư bản trên một

đơn vị diện tích, K.Mác viết: "... Về mặt kinh tế học chúng ta hiểu thâm canh

không có gì khác hơn là tập trung hóa tư bản trên cùng một thửađất chứ

không phải là phân tán trên nhiều thửa đất song song với nhau(3). Trong các

tác phẩm của Lênin dành cho vấn đề nông nghiệp, cùng với việc bảo vệ quan

điểm Mác xít về vấn đề thâm canh nông nghiệp, Lênin đã phát triển thêm lý

luận về vấnđề này, "nền nông nghiệp phát triển chủ yếu bằng thâm canh,

không phải bằng cách tăng diện tích ruộng đất cày cấy, mà bằng cách nâng cao

(3) C.Mác: Tư bản, Q, III, tr 3, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1963, tr 89

201

chất lượng công việc đồng áng, bằng cách tăng mức tư bản đầu tư vào diện tích

đất đai đã có trước đó(4). ở chỗ khác Lênin viết tiếp: "Thâm canh là gì? Là một

sự chi phí thêm về lao động và tư bản(6). Như vậy theo quan điểm của Mác và

Lênin, thâm canh nông nghiệp tư bản chủ nghĩa trước hết là quá trình tập

trung hóa tư bản trên đơn vị diện tích ruộng đất.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng đã nhấn mạnh mối

liên hệ hữu cơ giữa thâm canh nông nghiệp với sự phát triển của lực lượng

sản xuất và áp dụng những thành tựu của tiến bộ khoa học - công nghệ trong

nông nghiệp. Lênin đã chỉ rõ: "Vậy, việc đầu tư tư bản vào ruộng đất có ý

nghĩa là gì?Điềuđó có nghĩa là những thay đổi về kỹ thuật trong nông

nghiệp, là tiến hành thâm canh nông nghiệp, là chuyển sang chế độ canh tác

cao hơn, là tăng cường dùng nhiều phân bón nhân tạo, là cải tiến công cụ và

máy móc, là ngày càng dùng nhiều lao động làm thuê(5). ở chỗ khác Lênin

nhấn mạnh: "Vậy là sự thâm canh trong nông nghiệp, tiến bộ kỹ thuật nông

nghiệp, việc cải tiến cách trồng trọt tiến triển ở đây hết sức nhanh chóng(7).

Như vậy, việc nhấn mạnh mối quan hệ giữa đầu tư và áp dụng tiến bộ khoa

học - công nghệ của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở để

kết luận rằng, không phải mọi đầu tư phụ thêm tư bản luôn luôn là dấu hiệu

chủ yếu của nội dung thâm canh nông nghiệp, mà chỉ khi các điều kiện khác

không đổi (trước hết là điều kiện tự nhiên) đầu tư được thực hiện trên cơ sở

áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ mới.

Về nội dung kinh tế của thâm canh nông nghiệp, Mác và Lênin không

chỉ nhấn mạnh việc tập trung hóa tư bản trên đơn vị diện tích mà còn nhấn

mạnh các mối liên hệ và phụ thuộc giữa đầu tư với kết quả của chúng, được

phản ánh trong việc tăng lên khối lượng sản phẩm trên đơn vị diện tích. Đó là

mối liên hệ nhân quả phức tạp và chế ước lẫn nhau trong quá trình thâm canh

(4) V.I.Lênin Toàn tập, tập 27, Nhà xuất bản Tiến bộ, Matxcowva, 1981; tra 214 và 215

(6) V.I.Lênin: Toàn tập, tập 27, sách đã dẫn, tr 323

(5) V.I.Lênin: Toàn tập, tr 16, Nhà xuất bản Tiến bộ Matxcova, 1970, tr. 361

(7) V.I.Lênin: Toàn tập, t 27, sách đã dẫn, tr 207

202

nông nghiệp. Lênin viết: "Do những đặc điểm kỹ thuật của nông nghiệp, nên

quá trình thâm canh nông nghiệp rất thường hay làm cho quy mô đơn vị kinh

doanh tăng lên, sản xuất và chủ nghĩa tư bản phát triển lên trong khi diện tích

trung bình của ruộng đất trồng trọt trong đơn vị kinh doanh giảm đi(8).

Mặc dù Mác và Lênin không đặt ra mục đích nghiên cứu và đưa ra một

định nghĩađầy đủ về thâm canh nông nghiệp, đặc biệt trongđiều kiện phát

triển nhanh chóng của cách mạng khoa học - công nghệ, song trong các tác

phẩm của mình, Mác và Lênin đã giải thích những yếu tố cấu thành quan

trọng nhất về nội dung kinh tế của thâm canh nông nghiệp. Đó là cơ sở lý

luận khá đầyđủ để có sự nhận thức đúngđắn về nội dung kinh tế của thâm

canh nông nghiệp. Cho đến nay, nhiều nhà lý luận kinh tế nông nghiệp chưa

có sự thống nhất về bản chất thâm canh và trong thời gian khá dài các cuộc

tranh luận vẫn chưa kết thúc. Có thể chia thành hai nhóm chủ yếu: Nhóm các

nhà kinh tế thứ nhất, xem xét bản chất của thâm canh chủ yếu là đầu tư phụ

thêm về tư liệu sản xuất và lao động mà không gắn liền với kết quả sản xuất.

ở nhóm thứ hai, thâm canh được giải thích chủ yếu ở sự tăng thêm sản phẩm

trên đơn vị diện tích mà coi thường hoặc đánh giá thấp những nhân tố ảnh

hưởng đến sự tăng lên đó, trong đó cả đầu tư phụ thêm về tư liệu sản xuất. Cả

hai quan điểm trên đều không đầy đủ, vì bản chất của thâm canh không thể

xem xét một cách phiến diện và cắt xén, chỉ chú ý đầu tư phụ thêm mà không

gắn với kết quả sản xuất đem lại và ngược lại. Cần thiết phải xuất phát từ

toàn bộ tính quy luật của thâm canh và mối liên hệ nhân quả tồn tại giữa hình

thức và nội dung của nó.

Bản chất của thâm canh nông nghiệp là quá trình đầu tư phụ thêm tư

liệu sản xuất và sức lao động trên đơn vị diện tích, hoàn thiện không ngừng

các biện pháp kỹ thuật, tổ chức và những yếu tố khác của sản xuất với mục

đích nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất, nhằm thu được nhiều sản

phẩm trên một đơn vị diện tích, với chi phí thấp trên đơn vị sản phẩm.

(8) V.I.Lênin: Toàn tập, t 27, sách đã dẫn, tr 201

203

Định nghĩa trên nêu bật mấy yếu tố chủ yếu sau:

- Nhấn mạnh mặt nhân tố của quá trình thâm canh - quá trình đầu tư phụ

thêm về tư liệu sản xuất và lao động trên đơn vị diện tích, nó là cơ sở kinh tế

của thâm canh nông nghiệp.

- Các đầu tư thêm về tư liệu sản xuất và lao động phải trên cơ sở hoàn

thiện không ngừng về công nghệ sản xuất. Đó là cơ sở kỹ thuật của thâm

canh sản xuất nông nghiệp. Khi đó những đầu tư thêm mới tạo rađược sự

tăng thêm sản lượng nông sản trên một đơn vị diện tích.

- Phản ánh mối liên hệ nhân quả giữa mặt nhân tố và kết quả của quá

trình thâm canh nông nghiệp. Thực hiện đầu tư phụ thêm là nhằm mục đích

thu được nhiều sản phẩm hơn trên đơn vị diện tích.

- Hình thành mối liên hệ giữa thâm canh và hiệu quả sản xuất. Thực hiện

đầu tư bổ sung không chỉ tăng khối lượng sản phẩm trên đơn vị diện tích, mà

còn nhằm hạ thấp chi phí lao động xã hội trên đơn vị sản phẩm.

Thâm canh sản xuất là khuynh hướng có tính quy luật trong quá trình

sản xuất nông nghiệp. Nó nảy sinh không phải do hình thái kinh tế nhất định

của sản xuất xã hội, mà do sự phát triển của lực lượng sản xuất và những điều

kiện vật chất đặc thù của sản xuất nông nghiệp. Quá trình thâm canh sản xuất

nông nghiệp hoàn toàn không xuất phát từ ý muốn chủ quan của một ai đó,

mà đó là quá trình tất yếu gắn với các điều kiện kinh tế - kỹ thuật và xã hội

nhất định. Thực tiễn đã chứng minh, từ nửa đầu thế kỷ XX trở về trước quá

trình gia tăng sản lượng nông sản chủ yếu dựa vào sự mở rộng diện tích đất

canh tác. Điều kiện xã hội lúc bấy giờ là dân số trên hành tinh của chúng ta

chưa quá đông so với quỹ đất canh tác có thể mở rộng. Bên cạnh đó, trình độ

phát triển về khoa học - công nghệ cũng chưa cho phép nhân loại có thể thâm

canh để gia tăng sản lượng nông sản. Từ những năm 50 của thế kỷ XX trở đi,

với ức ép của sự gia tăng dân số, nhu cầu thực phẩm của xã hội tăng lên nhanh

chóng. Quá trình đó buộc nhân loại phải chuyển nhanh từ quảng canh sang

thâm canh để thoả mãn nhu cầu thực phẩm cho xã hội. Hơn nữa, với sự phát

204

triển của khoa học công nghệ trong thời kỳ từ nửa sau thế kỷ XX trở đi, đã tạo

ra cơ sở kỹ thuật cho phép nhân loại có thể thực hiện thâm canh. Tóm lại,

trong quá trình phát triển của nhân loại, đến một lúc nào đó, để thoả mãn nhu

cầu thực phẩm loài người buộc phải thâm canh và có khả năng thực hiện thâm

canh sản xuất nông nghiệp. Đó là tính tất yếu của quá trình thâm canh.

Cho đến nay, thâm canh sản xuất nông nghiệpđã và đang được thực

hiện trong điều kiện của hai hệ thống, gắn với trình độ phát triển cao của

khoa học và công nghệ: hệ thống Tư bản chủ nghĩa và hệ thống Xã hội chủ

nghĩa. Thâm canh là quá trình đặc trưng cho sự phát triển của các nước Tư

bản chủ nghĩa, cũng như Xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên để phân biệt sự khác

nhau giữa thâm canh nông nghiệp Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa,

người ta tìm thấy ở mục đích tiến hành, phương pháp thực hiện, nhịp độ phát

triển và kết quả đem lại, có nghĩa là phân biệt về mặt kinh tế xã hội của thâm

canh, chứ không phải mặt nội dung vật chất và cơ sở kỹ thuật của nó.

Trongđiều kiện tư bản chủ nghĩa, thâm canh nông nghiệp phục tùng

mục đích cơ bản của sản xuất tư bản chủ nghĩa là lợi nhuận tối đa, và được

coi là tiêu chuẩn duy nhất của hiệu quả sản xuất. Với khát vọng để nhận được

lợi nhuận cao, nhà tư bản tiến hành đầu tư liên tục dưới hình thức tư liệu sản

xuất và lao động làm thuê với kết quả của nó không chỉ bóc lột lao động làm

thuê, mà còn bóc lột cả ruộng đất. Họ chỉ tiến hành thâm canh chừng nào

đem lại lợi nhuận lớn hơn và nếu không đạt được mục đích trên, nhà tư bản

sẵn sàng từ chối con đường thâm canh sản xuất.

Quá trình thực hiện thâm canh nông nghiệp Tư bản chủ nghĩa phải khắc

phục nhiều mâu thuẫn gay gắt, trước hết là sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất,

đặc biệt sở hữu tư nhân về ruộng đất là trở ngại lớn cho nền kinh tế sản xuất

lớn tư bản chủ nghĩa. Trong quá trình sản xuất tồn tại mâu thuẫn gay gắt giữa

chủ ruộng đất và nhà đầu tư kinh doanh, biểu hiện tập trung ở thời hạn hợp

đồng thuê ruộng. Sau khi phân tích những mâu thuẫn trên, Mác đã kết luận:

"Vậy là những người đó (sinh ra để hưởng của đời) - bỏ vào túi họ cái thành

205

quả của sự phát triển xã hội, mà họ đã không hề góp công vào đó. Nhưng

đồng thời cái lối đó cũng là một trong những trở ngại lớn cho việc hợp lý hóa

nông nghiệp, vì người fermier tránh mọi việc cải thiện chất đất và mọi khoản

chi phí mà họ không mong thu về được hết trong thời gian thuê(9).

Một trong những đặc điểm thâm canh nông nghiệp tư bản chủ nghĩa là

sự phát triển không đồng đều giữa các doanh nghiệp với hộ tiểu nông và giữa

các vùng trong nước. ở xí nghiệp lớn tư bản chủ nghĩa áp dụng những thành

tựu kỹ thuật mới vào sản xuất, thâm canh đạt trình độ cao, ngược lại bên cạnh

các xí nghiệp lớn còn tồn tại các trang trại nhỏ, một mặt họ không thể sử

dụng đầy đủ kỹ thuật mới vào sản xuất để thực hiện thâm canh, mặt khác các

trang trại nhỏ bị sản xuất lớn Tư bản chủ nghĩa chèn ép làm cho hàng triệu

trang trại nhỏ bị phá sản và trở thành đội quân thất nghiệp sẵn sàng bán sức

lao động rẻ mạt cho nhà tư bản.

Kết quả xã hội của quá trình thâm canh trong nông nghiệp tư bản chủ

nghĩa là một mặt đó là sự hạn chế phạm vi mở rộng và tập trung hóa sản xuất,

mặt khác gắn liền với sự huỷ hoại trên quy mô lớn và bần cùng hóa các trang

trại nhỏ. Thâm canh nông nghiệpđược phát triển với nhịpđộ nhanh bao

nhiêu thì nhịp độ và phạm vi huỷ hoại các nguồn lực trong nông nghiệp càng

lớn bấy nhiêu. Đó là đặc trưng nổi bật của thâm canh nông nghiệp tư bản chủ

nghĩa trong thời đại ngày nay, khi mà sự phát triển của cuộc cách mạng khoa

học - công nghệ diễn ra một cách nhanh chóng và trên phạm vi rộng lớn.

Mục đích chủ yếu của thâm canh nông nghiệp Xã hội chủ nghĩa là sản

xuất nhiều sản phẩm với chất lượng cao, giá thành hạ, nhằm thoả mãn nhu

cầu không ngừng tăng lên của nền kinh tế quốc dân.

Ruộng đất ở nước ta thuộc sở hữu toàn dân, được giao cho các hộ nông

dân sử dụng ổn định và lâu dài, địa tô chênh lệch II do thâm canh tạo ra phần

lớn được phân phối cho các hộ nông dân, phần còn lại được tích luỹ cho Nhà

nước. Vì vậy, nó có tác dụng kích thích các hộ nông dân đẩy mạnh thâm

(9) C.Mác: Tư bản, Q.III t.3. Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1963, tr 14

206

canh.

Thâm canh nông nghiệp là tất yếu khách quan, là phương thức chủ yếu

của nông nghiệp. Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện

cụ thể về kinh tế xã hội của ta, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến vấn đề

thâm canh trong nông nghiệp.

Báo cáo chính trị tạiĐại hộiĐảng lần thứ IV (1976)đã khẳngđịnh:

"Coi trọng cả ba mặt, thâm canh, tăng vụ và mở rộng diện tích (10). Trên cơ sở

phân tích những sai lầm và thiếu sót trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung,

thâm canh nông nghiệp nói riêng, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI (1986)

đã chỉ rõ: "Bảo đảm cho nông nghiệp, kể cả lâm nghiệp, ngư nghiệp thật sự là

mặt trận hàng đầu, được ưu tiên đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư, về năng

lượng, vật tư và lao động kỹ thuật, tập trung cho những vùng trọng điểm

nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao (11).

Báo cáo của BCH Trung ương tại Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) đã

nhấn mạnh: "Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để

đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Tiếp tục

phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới

bằng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học,

đẩy mạnh thuỷ lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, quy hoạch sử dụng đất hợp

lý, đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện

tích, giải quyết vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hóa(12).

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 cũng nhấn mạnh:

"Đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đạt mức

tiên tiến trong khu vực về trình độ công nghệ và về thu thập trên một đơn vị

diện tích, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của

(10) Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại Hội Đảng lần thứ IV. Nhà xuất bản Sự

thật, Hà Nội. 1977, tra 74.

(11) Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI. Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1987, tra 216.

(12) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001, tra 92 - 93.

207

sản phẩm (13).

II. Những chỉ tiêu đánh giá trình độ và hiệu quả kinh tế

của thâm canh nông nghiệp

Thâm canh nông nghiệp được đặc trưng bằng hệ thống các nhân tố và

biện pháp, phản ánh sự tổng hợp và những mối quan hệ tác động qua lại của

chúng. Vì vậyđểđo lường trìnhđộ và hiệu quả kinh tế của thâm canh, hệ

thống chỉ tiêu đảm bảo sự so sánh một cách khoa học về chi phí và kết quả

trong quá trình thực hiện thâm canh nông nghiệp.

Khi sử dụng hệ thống chỉ tiêu để phân tích trình độ và hiệu quả kinh tế

của thâm canh, trước hết cần xácđịnh thời hạn nghiên cứu. Thông thường

thời hạn nghiên cứu càng dài càng tốt nhằm loại trừảnh hưởng bất lợi của

điều kiện tự nhiên đối với kết quả sản xuất nông nghiệp. Cần kiểm tra nguồn

thông tin hiện có bằng cách kiểm tra độ tiên cậy số học của thông tin và kiểm

tra kết quả tính toán. Xácđịnh rõ nhiệm vụ phân tích vàứng dụng các

phương pháp phân tích thích hợp để thực hiện tốt nhiệm vụđặt ra cho việc

phân tích.

Khi đánh giá và so sánh tình hình thâm canh giữa các doanh nghiệp,

giữa các vùng, các địa phương... cần chú ý lựa chọn các doanh nghiệp, các

vùng có điều kiện kinh tế và tự nhiên giống nhau hoặc gần giống nhau với

khoảng thời gian tương tự.

1. Chỉ tiêu đánh giá trình độ thâm canh nông nghiệp.

1.1. hệ thống chỉ tiêu các nhân tố.

Chỉ tiêu khái quát - nhằm phản ánh đầu tư tổng hợp trên đơn vị diện tích

đặc trưng cho toàn bộ quá trình thâm canh và các chỉ tiêu bộ phận - nhằm

phản ánh từng yếu tố chủ yếu nhất của đầu tư, đặc trưng từng mặt của quá

trình thâm canh.

Các chỉ tiêu khái quát bao gồm:

(13) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001, tr 92 - 93

208

- Tổng số vốn sản xuất (bao gồm vốn cố định và vốn lưu động) trên đơn

vị diện tích. Chỉ tiêu này phản ánh đầy đủ nhất tư liệu sản xuất và lao động

ứng trước. Ưu việt của vốn sản xuất biểu hiện chủ yếu ở sự tập trung hóa đầy

đủ nhất các nhân tố vàđiều kiện vào quá trình sản xuất. Khuynh hướng

chung trong việc thay đổi các nhân tố của vốn sản xuất thông thường là sự

tăng lên của vốn lưu động trên đơn vị diện tích với việc hạ thấp chi phí lao

động sống và thù lao lao động. Nhưng do các yếu tố khác nhau cấu thành vốn

sản xuất có chức năng khác nhau trong quá trình sản xuất và tham gia không

giống nhau trong việc tạo thành giá trị sản phẩm, nên khi sử dụng chỉ tiêu này

cần kèm theo chỉ tiêu khác để đảm bảo tính chất toàn diện của quá trình thâm

canh.

- Tổng chi phí sản xuất (bao gồm chi phí thực tế về tư liệu sản xuất và

laođộng) trênđơn vị diện tích. Chỉ tiêu này phản ánh đầyđủ nhất chi phí

thực tế và nó có ý nghĩa trực tiếpđể tăng khối lượng sản phẩm trên đơn vị

diện tích. Thông qua chỉ tiêu này có thể so sánh chính xác hơn kết quả thu

được với chi phí đã tiêu hao, từ đó xác định được lượng tuyệt đối của kết quả

sản xuất và hiệu quả kinh tế trong quá trình thực hiện thâm canh. Tuy nhiên,

chỉ tiêu này không phản ánh được toàn bộ lượng vốn sản xuất ứng trước mà

thiếu khoản này không thể nhận được kết quả sản xuất. Vì thế khi sử dụng chỉ

tiêu này phải đồng thời sử dụng chỉ tiêu vốn sản xuất trên đơn vị diện tích.

Các chỉ tiêu bộ phận bao gồm:

- Tổng số vốn cố định trên đơn vị diện tích. Nó biểu hiện dưới hình thức

máy móc, công cụ, các phương tiện giao thông, cây lâu năm, súc vật cày kéo

và sinh sản... có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc tăng sản phẩm trên đơn

vị diện tích và hạ thấp chi phí sản xuất. Chỉ tiêu này có ý nghĩa trực tiếp đến

việc nâng cao vốn trang bị lao động, nâng cao năng suất lao động sống và

hiệu quả sản xuất.

- Giá trị công cụ máy móc trên đơn vị diện tích. Là bộ phận cấu thành

trong vốn cố định, máy móc có tác động trực tiếp đến việc hạ thấp chi phí lao

209

động trên đơn vị diện tích, đồng thời có ảnh hưởng gián tiếp đến việc tăng

khối lượng sản phẩm, thông qua việc tạo điều kiện để thực hiện các biện pháp

kỹ thuật nông học trong thời hạn thuận lợi nhất cho sự phát triển của cây

trồng.

- Số lượng phân hữu cơ và phân hóa học nguyên chất trên đơn vị diện

tích.

Số lượng, chất lượng và cơ cấu các loại phân bón (bao gồm cả hữu cơ và

vô cơ) có ý nghĩa trực tiếp để nâng cao khả năng sản xuất của ruộng đất và

cây trồng, trên cơ sở đó để tăng sản phẩm trên đơn vị diện tích.

- Cơ cấu giống tốt trong ngành trồng trọt và chăn nuôi. áp dụng giống tốt

có năng suất cao là một trong những biện pháp có hiệu quả thâm canh nông

nghiệp, không chỉ làm tăng năng suất cây trồng và sản phẩm gia súc, mà còn

tiết kiệm được chi phí sản xuất, tăng thu nhập.

- Tỷ trọng diện tích được tưới tiêu chủ động và tưới tiêu khoa học. Việc

bảo đảm lượng nước cho cây trồng theo các thời kỳ phát triển có các tác dụng

to lớn trong việc nâng cao năng suất cây trồng, đặc biệt ở nơi thiếu độ ẩm,

mưa lũ và hạn hán thường xảy ra.

- Trình độ phát triển ngành chăn nuôi - phản ánh mối quan hệ và sự phối

hợp giữa ngành trồng trọt và chăn nuôi, nếu thiếu chúng thì không thể phát

triển nền nông nghiệp hợp lý. Trình độ chăn nuôi được biểu hiện ở chỉ tiêu số

lượng và chất lượng. Chỉ tiêu số lượng phản ánh mật độ của gia súc (thông

qua từng loại và gia súc tiêu chuẩn). Chỉ tiêu chất lượng thông qua việc xác

định cơ cấu giống gia súc và số lượng, chất lượng sản phẩm sản xuất trên đơn

vị diện tích.

- Thay đổi cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi - phản ánh việc nâng cao trình

độ thâm canh là gắn liền với việc tăng tỷ lệ diện tích những cây trồng hoặc

những đầu gia sức có chất lượng cao để từ đó nhận được nhiều sản phẩm hơn

trên đơn vị diện tích.

- Số lượng thức ăn tiêu chuẩn cho một đầu gia súc tiêu chuẩn. Việc cung

210

cấp đầy đủ về số lượng với chất lượng cao của thức ăn cho gia súc có ý nghĩa

quyết định để nâng cao năng suất sản phẩm của chúng.

1.2. Hệ thống chi tiêu kết quả.

Nhóm chỉ tiêu này được phân thành: chỉ tiêu kết quả trực tiếp và chỉ tiêu

tổng hợp.

Chỉ tiêu kết quả trực tiếp bao gồm:

- Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện

tích phản ánh mục tiêu sản xuất và biểu hiện chính xác nhất quá trình thâm

canh như là hình thức của tái sản xuất mở rộng được đặc trưng trước hết là sự

thayđổi quy mô sản phẩm sản xuất ra. Trongđiều kiện của ta, bình quân

ruộng đất đầu người thấp, quá trình thâm canh nông nghiệp nhằm đạt giá trị

sản xuất cao nhất trên đơn vị diện tích có ý nghĩa rất to lớn, nhất là ở giai

đoạn hiện nay. Do giá trị sản xuất chứa đựng đồng thời giá trị chuyển vào và

giá trị mới sáng tạo ra với tỷ lệ khác nhau, vì thế khi sử dụng chỉ tiêu này đòi

hỏi phải kết hợp với các chỉ tiêu khác để xác định trình độ thâm canh nông

nghiệp.

- Năng suất cây trồng và sản phẩm gia súc là chỉ tiêu trực tiếp nhất phản

ánh trình độ thâm canh nông nghiệp. Chỉ tiêu này còn là cơ sở vững chắc để

đánh giá những khả năng tăng lên của sản phẩm trên đơn vị diện tích, nó

được sử dụng như là cơ sở để phân tích chính xác hơn và đánh giá sự hợp lý

về kết quả đầu tư đã thực hiện và trình độ sử dụng các điều kiện tự nhiên để

phát triển sản xuất.

Chỉ tiêu kết quả tổng hợp nhằm đánh giá tính chất hợp lý và lợi ích kinh

tế của quy mô và cơ cấu đầu tư về tư liệu sản xuất và lao động trong những

điều kiện nhất định của sản xuất . Các chỉ tiêu kết quả tổng hợp bao gồm:

- Giá trị mới sáng tạo ra trên đơn vị diện tích.Đây là chỉ tiêu đặc biệt

quan trọngđặc trưng cho sự phát triển kinh tế nói chung và của thâm canh

nông nghiệp nói riêng. Chỉ tiêu này biểu hiện một cách cụ thể những khả năng

của thâm canh tái sản xuất mở rộng về sức lao động cũng như vốn sản xuất. Sự

211

tăng lên của giá trị mới sáng tạo ra trên đơn vị diện tích với nhịp độ lớn hơn so

với giá trị sản lượng khi các điều kiện khác không thay đổi thể hiện sử dụng tốt

hơn tư liệu vật chất.

- Lợi nhuận là chỉ tiêu kết quả kinh tế cuối cùng của sản xuất. Trong

hình thức tổng hợp, chỉ tiêu này phản ánhđầyđủ hơn các mặt quan trọng

nhất của quá trình thâm canh tăng khối lượng sản phẩm trên đơn vị diện tích,

nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm tương đối lao động sống. Lợi nhuận

biểu hiệnđầyđủ nhất những khả năng tái sản xuất mở rộng trong nông

nghiệp và tham gia vào tích luỹ xã hội. Tuy nhiên, đối với các trang trại và hộ

nông dân, việc tính lợi nhuận là rất khó, bởi lẽ chưa tính được giá trị của lao

động của trang trại, hộ nông dân trong đó bao gồm giá trị lao động trực tiếp

sản xuất và lao động quản lý của chủ trang trại và chủ hộ.

2. Những chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của thâm canh nông nghiệp.

Nhiệm vụ chủ yếu đặt ra trong quá trình thâm canh là đảm bảo hiệu quả

kinh tế của sản xuất không ngừng tăng lên. Việc tăng đầu tư lao động vật hóa

và lao động sống trên đơn vị diện tích là phương diện để đạt hiệu quả cao hơn

của thâm canh. Song, hiệu quả kinh tế của thâm canh nông nghiệp là hiện

tượng phức tạp, vì nó được thực hiện, một mặt, trên cơ sở áp dụng những

thành tựu của tiến bộ khoa học - công nghệ và mặt khác, trong mối quan hệ

và phụ thuộc của bản thân thâm canh và tiến bộ khoa học - công nghệ với các

tư liệu sinh học (cây trồng và gia súc) và với việc sử dụng ruộng đất như là tư

liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp. Trong quá trình sản xuất nông

nghiệp, đầu tư bổ sung trên đơn vị diện tích được thực hiện một cách liên tục

ở mức nhất định. Hiệu quả sản xuất đem lại là kết quả tác động tổng hợp của

tư liệu sản xuất sẵn có và tư liệu sản xuất đầu tư bổ sung, thông thường tư

liệu sản xuất bổ sung được hoàn thiện hơn cho phép nâng cao hiệu quả của

những tư liệu sản xuất đã đầu tư và sử dụng trước đó. Sự tác động này có thể

có thể tác động trực tiếp - thông qua việc nâng cao chất lượng những tư liệu

sản xuất tương tự được sử dụng, có thể gián tiếp - thông qua cơ cấu số lượng

212

hợp lý hơn giữa đầu tư công nghệ mới và cũ nhằm đảm bảo ảnh hưởng tổng

hợp để tăng hiệu suất của ruộng đất, cây trồng và gia súc.

Xuất phát từ bản chất kinh tế của thâm canh và hiệu quả kinh tế của nó,

những chỉ tiêu đánh giá trình độ thâm canh là cơ sở để tính toán hiệu quả kinh

tế của thâm canh công nghiệp. ở đây hiệu quả kinh tế của thâm canh cần so

sánh kết quả sản xuất với đầu tư chung và so sánh phần tăng lên của kết quả

sản xuất và đầu tư bổ sung, chủ yếu là so sánh thu nhập thuần tuý với chỉ tiêu

nhân tố khái quát.

Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của thâm canh bao gồm:

2.1. Mức doanh lợi:

- Là chỉ tiêu khái quát nhất về hiệu quả sản xuất nói chung và của thâm

canh nông nghiệp nói riêng.

Mức doanh lợi có thể biểu hiện bằng mối quan hệ so sánh về lượng của

thu nhập và chi phí sản xuất, hoặc của thu nhập với tổng số vốn sản xuất (vốn

cố định và vốn lưu động, trừ phần khấu hao). Thu nhập tính bằng cách lấy

tổng giá trị sản xuất trừ đi tổng chi phí sản xuất. (Thu nhập và giá trị mới

sáng tạo ra là hai cách gọi khác nhau của cùng một chỉ tiêu).

Mặc dù mức doanh lợi là chỉ tiêu quan trọng nhất để đo lường hiệu quả

kinh tế của thâm canh nhưng không phải bao giờ mức doanh lợi cao cũng bảo

đảm thu nhập nhiều hơn trên đơn vị diện tích.

2.2. Mức doanh lợi của đầu tư bổ sung:

- Là quan hệ so sánh giữa phần tăng lên của thu nhập với đầu tư bổ

sung. Chỉ tiêu này có thể biểu hiện bằng mối quan hệ so sánh về lượng giữa

phần tăng lên của thu nhập với phần chi phí sản xuất bổ sung, hoặc giữa phần

tăng lên của thu nhập với phần vốn sản xuất bổ sung.

Ngoài hai chỉ tiêu trên có thể sử dụng thêm: Giá trị sản phẩm hàng hóa

sản xuất ra trên đơn vị diện tích và trên một lao động; năng suất lao động;

dung lượng vốn cố định và chi phí vật chất trên 100 đồng giá trị sản xuất.

Phân tích tình hình thực hiện thâm canh nông nghiệp cần xem xét cơ cấu

213

lao động quá khứ và lao động sống đầu tư trên một đơn vị diện tích. Như là

xu hướng có tính quy luật trong quá trình thực hiện thâm canh, tỷ trọng tương

đối của lao động quá khứ tăng lên, còn lao động sống giảm cả tương đối và

tuyệt đối. Nhưng trong điều kiện cụ thể của ta hiện nay, khi cơ sở vật chất -

kỹ thuật nông nghiệp còn thấp nguồn lao động phong phú chưa được sử dụng

hết, để phục vụ thâm canh, các doanh nghiệp nông nghiệp, chủ trang trại, chủ hộ

nông dân cần khai thác tiềm năng to lớn này, một mặt sử dụng lao động vào việc

xây dựng cơ sở vật cahát - kỹ thuật phục vụ thâm canh, mặt khác đầu tư trực

tiếp vào những khâu có tác động lớn đến việc nâng cao năng suất cây trồng và

năng suất sản phẩm vật nuôi.

III. Thâm canh nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi

mới.

Thâm canh nông nghiệp là con đường kinh doanh chủ yếu, là giải pháp

chính để tăng sản lượng nông nghiệp ở nước ta. Nhận thứcđược điềuđó,

trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tư vốn cho nông

nghiệp, từng bước xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn phục vụ

thâm canh. Vốn đầu tư ngân sách dành cho nông nghiệp không ngừng tăng,

từ 6,07 tỷ năm 1986 (theo giá hiện hành) tăng lên 409 tỷ đồng năm 1990, lên

2.216,6 tỷ đồng năm 1995 và lên 5.124,2 tỷ đồng năm 1999. Nếu lấy năm

1990 làm gốc thì năm 1999 lượng vốnđầu tư cho nông nghiệp qua ngân

sách tăng lên 15,5 lần, bình quân hàng năm vốn đầu tư cho nông nghiệp giai

đoạn 1991 -1995 tăng 40,21% và giai đoạn 1996 - 1999 tăng 18, 25% là tốc

độ tăng trưởng vốn đầu tư rất cao. Tỷ trọng vốn đầu tư nông nghiệp so với

tổng vốn đầu tư ngân sách có xu hướng tăng trong những năm gần đây, từ

16,32% năm 1995 tăng lên 18,42% năm 1998 và lên 19,56% năm 1999.

Tính bình quân 1 ha năm 1990 đạt 0,058 triệu đồng tăng lên 0,3012 triệu

đồng năm 1995 và 0,5227 triệu đồng vốn đầu tư cơ bản cho 1 ha đất nông

nghiệp năm 1998. Trong đó vốnđầu tư thuỷ lợi đạt 0,042 triệuđồng năm

214

1990 tăng lên 0,263 triệu đồng năm 1995 và lên 0,338 triệu đồng năm 1998.

Trong tổng số vốn đầu tư cho nông nghiệp, phần lớn dành cho đầu tư thuỷ

lợi, năm 1990 vốn đầu tư thuỷ lợi chiếm 73,27%, năm 1995 tỷ trọng này là

87,40% và năm 1999 là 80,35%. Năng lực tưới, tiêu hàng năm tăng lên, năm

1995 năng lực tưới đạt 134,4 ngàn ha, năm 1997 tăng thêm 564,9 ngàn ha,

năm1999 tăng thêm 386 ngàn ha. Tương tự năng lực tiêu nước tăng thêm

46,0 ngàn năm 1995, 386,2 ngàn ha năm 1997 và 106,4 ngàn năm 1999.

Ngoài vốn đầu tư ngân sách, vốn tín dụng Nhà nước cho nông dân vay

để đầu tư phát triển nông nghiệp rất lớn. Đến cuối năm 1999 số dư nợ của hộ

lên tới 21.148 tỷ đồng, bình quân 1 ha gieo trồng có số dư nợ 1,744 triệu

đồng.

Số lượng đầu máy kéo trang bị cho nông nghiệp tăng nhanh, năm 1990

cả nước có 25.086đầu máy kéo, trongđó máy kéo lớn chiếm 28,73%, đã

tăng lên 97.817 đầu máy kéo năm 1995, trong đó máy kéo lớn chiếm 26,65%

và lên 122.958 đầu máy năm 1998, trong đó máy kéo lớn chiếm 29,97%. Tốc

độ tăng trưởng hàng năm sốđầu máy kéo khá nhanh, thời kỳ 1991 - 1998

bình quân hàng năm trang bị máy kéo lớn tăng 22,62%, trong đó giai đoạn

1991 - 1995 tăng nhanh - 29.32%a và giai đoạn 1996 - 1998 tăng chậm hơn

-12,24%. Số lượngđầu máy nhỏ tăng bình quân thời kỳ 1991 - 1998 đạt

21,72 trongđó giaiđoạn 1991 - 1995 tăng trưởng cao hơn - 31,84% và

chậm lạiở giaiđoạn 1996 - 1998,đạt 6,54%. Tính trên 100 ha đất nông

nghiệp năm 1990 có 0,358 đầu máy kéo các loại, tăng lên 1,29 đầu máy kéo

năm 1995 và lên 1,472 đầu máy kéo năm 1997.

Lượng phân bón hóa học tăng đáng kể, từ 1.419,4 ngàn tấn (đạm quy

chuẩn) năm 1985 tăng lên 2.109,7 ngàn tấn năm 1990, tăng lên 2.755,8 ngàn

tấn năm 1997 và lên 2856,0 ngàn tấn năm 1998. Nếu tính trên 1 ha diện tích

giao trồng năm 1985 đạt 165,88kg/ha tăng lên 233,37 kg/ha năm 1990, năm

1995 giảm xuống 216,13 kg/ha và lên 244kg/ha năm 1998.

Đàn lợn cả nước tăng lên nhanh, từ 11,807 triệu con năm 1985 lên

215

12,260 triệu con năm 1990, lên 16,306 triệu con năm 1995 là lên 18,132 triệu

con năm 1998. Tính trên 1 ha gieo trồng cả nước đạt 1,36 con năm 1990 tăng

lên 1,49 con năm 1995 và lên 1,55 con lợn năm 1998, trong đó vùng Đồng

bằng sông Hồng đạt 2,01 con năm 1990 tăng lên 2,59 con năm 1995 và 2,82

con năm 1998.

Cùng với việc tăng cườngđầu tư vốn, củng cố, nâng cấp và xây dựng

mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ thâm canh nông nghiệp, Nhà nước đã

hỗ trợ, tạo điều kiện để các chủ trang trại, hộ nông dân ứng dụng những biến

bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, từng bước áp dụng công nghệ sinh

họcđể nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất.

Tiến bộ khoa học và công nghệ nông nghiệp được coi trọng, trước hết là khâu

giống cây trồng và vật nuôi. Nhà nước không những quan tâm khâu chọn lọc,

bình tuyển, lai tạo giống mà rất quan tâm đến việc chuyển giao các giống tốt

đến tay nông dân. Nhờ vậy mà tỷ lệ giống tốt được sử dụng tăng lên, năm

2000 cả nước đã cấy trên 450 ngàn ha giống lúa lai, đã tạo được trên 400

ngàn con bò giống thuộc chương trình zebu hóa đàn bò ở nước ta, tỷ lệ đàn

lợn lai chiếm 70 - 75% tổng đàn lợn cả nước v.v... Các quy trình kỹ thuật

thâm canh lúa, màu, rau các loại, cây công nghiệp lâu năm và hàng năm, cây

ăn quả v.v... không ngừng hoàn thiện. Công tác khuyến nôngđược tăng

cường đến tận hộ nông dân. Nhờ vậy mà nông nghiệp nước ta đã có bước

phát triển mạnh mẽ, tạo ra lượng nông sản hàng hóa lớnđáp ứng nhu cầu

trong nước và xuất khẩu.

Giá trị sản xuất (theo giá 1994) tính cho 1 ha đất nông nghiệp tăng lên

nhanh, năm 1990 đạt 8,840 triệu đồng tăng lên 11,186 triệu đồng năm 1995

và lên 11,568 triệu đồng năm 2000. Tương tự tính giá trị sản xuất cho 1 ha

gieo trồng, từ 6,383 triệu đồng năm 1990 tăng lên 7,841 triệu đồng năm 1995

và lên 8,669 triệu đồng năm.

Giá trị nông sản xuất khẩu tăng lên nhanh từ 1.745,8 triệu USD năm

1995 tăng lên 2.398,0 triệu USD năm 1997 và 3.394,0 triệu USD năm 1998,

216

tính trên 1 hađất nông nghiệp năm1995 tạođược 273,27 USD tăng lên

303,19 USD năm 1998, tính trên 1 ha diện tích giao trồng đạt 166,32 USD

năm 1995 lên 210,14 USD năm 1997 và lên 289,09 USD năm 1998. Giá trị

xuất khẩu nông sản tính cho 1 laođộng nông nghiệp năm 1995 đạt 72,62

USD tăng lên 96,21 USD năm 1997 và lên 134,14 USD năm 1998.

Trong những năm đổi mới trình độ thâm canh nông nghiệp của Việt Nam

được nâng cao và đem lại hiệu quả to lớn. Nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều

thành tựu to lớn, trở thành nước xuất khẩu gạo, cà phê đứng thứ hai trên thế giới,

một số nông sản khác cũng có vị thế cao trên thị trường quốc tế, như hạt điều,

chè, rau quả, hạt tiêu v.v... góp phần đem lại nguồn ngoại tệ mạnh đáng kể cho đất

nước.

IV. Những biện pháp chủ yếu để đẩy mạnh thâm canh

nông nghiệp ở nước ta

Thâm canh nông nghiệp ở nước ta trong những năm tới phải phục vụ

đắc lực cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế do Đại hội Đảng lần thứ IX

đã đề ra, đặc biệt là mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,

nông thôn, đạt mức tiên tiến trong khu vực về trình độ công nghệ và về thu

nhập trên đơn vị diện tích, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và

sức cạnh tranh của sản phẩm.

Trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ thực hiện thâm canh

nông nghiệp nhằm góp phần xây dựng nền nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và

vững chắc, từng bước phân bố lại lao động trong nông nghiệp. Thâm canh phải

đi đôi với mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, tăng nhanh sản phẩm nông

nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của kinh tế quốc dân, trọng tâm là lương thực và

thực phẩm.

Để đẩy mạnh thâm canh nông nghiệp cần chú ý các giải pháp chủ yếu

sau:

1. Rà soát và hoàn thiện quy hoạch các vùng nông nghiệp và chuyển

217

đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý là điều kiện để thực hiện thâm

canh có hiệu quả.

Sản xuất nông nghiệp chịu sự chi phối tương đối lớn của điều kiện tự

nhiên và kinh tế.ở mỗi nước, mỗi vùng nhữngđiều kiện này không giống

nhau, vì thế càn thiết phải rà soát và tiếp tục hoàn thiện quy hoạch các vùng

kinh tế nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế trong từng giai

đoạn. Vùng nông nghiệp được xây dựng là phương tiện để thực hiện chuyên

môn hóa sản xuất một cách khoa học, trên cơ sở đó, mỗi vùng, mỗi xí nghiệp,

các trang trại, các hộ nông dân xác định đúng đắn phương hướng sản xuất của

mình. Việc hình thành các vùng chuyên môn hóa tập trung hóa sản xuất có cơ

sở vật chất - kỹ thuật tương ứng là điều kiện tiền đề để thực hiện thâm canh

cao và có hiệu quả.

Trên cơ sở xác địnhđúng đắn phương hướng sản xuất, từng bước xây

dựng cơ cấu sản xuất hợp lý. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý trước nhất

là cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi hợp lý - phản ánh mối quan hệ và phụ thuộc

giữa hai ngành chủ yếu của nông nghiệp nhằmđảm bảo cho mỗi ngành và

toàn bộ nền nông nghiệp phát triển với nhịp độ cao. Thay đổi cơ cấu sản xuất

nông nghiệp gắn liền với việc nâng cao trình độ thâm canh là khuynh hướng

tăng tỷ lệ diện tích những cây trồng và tỷ lệ loại gia súc mà từđóđem lại

nhiều sản phẩm hơn trên đơn vị diện tích. Vì vậy chuyển dịch cơ cấu sản xuất

nông nghiệp theo hướng hợp lý bà biện pháp thâm canh có hiệu quả.ở nước

ta hiện nay việc cải thiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp cần thực hiện theo

hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, từng bước bảo đảm sự cân đối giữa hai

ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp phù hợp với từng giai đoạn phát

triển. Trong ngành trồng trọt trên cơ sở tăng nhanh năng suất ruộng đất và năng

suất lao động trong khu vực sản xuất lương thực, từng bước tăng tỷ trọng các

cây trồng khác, đặc biệt những cây trồng có giá trị kinh tế cao phục vụ xuất khẩu

mang lại hiệu quả cao, tăng tỷ trọng sản xuất cây thức ăn cho gia súc.

2. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ

218

tầng cho nông nghiệp để đẩy mạnh thâm canh.

Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ

tầng nông thôn là cơ sở vật chất của thâm canh, là bảo đảm cho thâm canh có

chất lượng mới và nội dung kỹ thuật mới.

Nước ta đi lên theo định hướng XHCN từ nền nông nghiệp sản xuất nhỏ,

chưa có nền công nghiệp phát triển, vì vậy cơ sở vật chất - kỹ thuật và hệ

thống kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp còn hết sức non yếu. Thực hiện thâm

canh, từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nông nghiệp là nhiệm

vụ hết sức quan trọng. Trước hết là chuyển đổi ruộng đất từng bước xây dựng

hệ thống đồng ruộng hợp lý, hoàn chỉnh các hệ thống công trình thuỷ lợi hiện

có, quản lý khai thác và sử dụng tốt nguồn nước phục vụ thâm canh, xây

dựng hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng và từng bước hoàn

thiện hệ thống giống cây trồng và vật nuôi tăng cường sản xuất và chế biến

nguồn phân bón hữu cơ, xây dựng cơ sở thức ăn vững chắc cho ngành chăn

nuôi...

Trong quá trình thực hiện thâm canh nông nghiệp, vai trò của công

nghiệp hết sức to lớn, nhất là ở các nước tiên tiến, công nghiệp đóng góp vai

trò quyết định trong việc nâng cao trình độ hiệu quả thâm canh nông nghiệp.

ở nước ta, công nghiệp phải vươn lên để trang bị cho nông nghiệp máy móc,

thiết bị, công cụ cải tiến, các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu bệnh, dịch

bệnh cho cây trồng và vật nuôi...

3. Áp dụng những thành tựu tiến bộ khoa học - công nghệ mới, những

kinh nghiệm tiên tiến của quần chúng trong phong trào thâm canh

nông nghiệp.

Việc áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào sản xuất nông

nghiệp và vận dụng những kinh nghiệm của quần chúng là điều kiện có tính

chất quyết định để nâng cao hiệu quả của thâm canh nông nghiệp.

Từ thực tiễn sản xuất nông nghiệp trong nhiều năm qua cho thấy muốn

thâm canh có hiệu quả cần chú ý các mặt chủ yếu sau:

219

- Giải quyết tốt vấn đề phân bón là biện pháp quan trọng của thâm canh

nông nghiệp.

Để tăng nhanh năng suất, ngoài các yếu tố chủ yếu như: nhiệt độ, ánh

sáng,độẩm... phải chú ý cung cấp thêm phân bón cho các loại cây trồng.

Việc tăng cường phân bón không những có tác dụng làm tăng năng suất cây

trồng, còn có ảnh hưởng đến khả năng của cây trồng trong việc hạn chế tác

hại của thiên tai, tăng chất lượng và giá trị của sản phẩm. Nhiều tài liệu

nghiên cứu khoa học trên thế giới cũng như trong nước đều chứng minh vai

trò to lớn của phân bón đối với năng suất cây trồng. Vì thế trong quá trình thâm

canh cần bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cao và cơ cấu phân bón hợp lý bao

gồm cả phân hữu cơ và phân vô cơ. Đồng thời phải thực hiện chế độ bón phân

có căn cứ khoa học phù hợp với từng loại đất và từng giai đoạn phát triển của

cây trồng.

- Nâng cao chất lượng giống cây trồng và vật nuôi.

Việc tạo ra và đưa vào sử dụng các giống mới có năng suất cao đang trở

thành một trong những nội dung quan trọng của cách mạng khoa học - công

nghệ trong nông nghiệp của thế giới. Trong những năm gần đây những thành

tựu to lớn đã đạt được về việc tạo ra những giống mới và đưa vào sản xuất

đại trà đã thu được nhiều kết quả tốt, tuy nhiên đến nay vẫn chưa đảm bảo đủ

số lượng và chất lượng giống tốt cho nông nghiệp. Cần xây dựng và từng

bước hoàn thiện hệ thống giống từ địa phương đến Trung ương. Tranh thủ

nhập những giống tốt của thế giới có khả năng phát triển và cho năng suất

caoở nước ta,đồng thời trên cơ sở chọn lọc và bình tuyển các giống địa

phương, tiến hành lai tạo các giống cây trồng và gia súc thích hợp với điều

kiện tự nhiên và kinh tế nước ta cho năng suất cao.

- Thực hiện gieo trồng đúng thời vụ.

Cây trồng phát triển theo quy luật tự nhiên nghĩa là nó chỉ có thể sinh

trưởng phát triển và phát dục trong những điều kiện thích hợp - điều kiện ôn

độ, độ ẩm, lượng ánh sáng ở những thời vụ nhất định. Thực hiện gieo trồng

220

đúng thời vụ chính là tạo ra cho cây trồng được sinh trưởng, phát triển và

phát dục trong điều kiện thích hợp nhất và hạn chế đến mức thấp nhất những

ảnh hưởng xấu của thời tiết, nhờ vậy nó tạo điều kiện cho phát triển ra hoa,

kết quả tốt nhất và đạt năng suất cao. Việc thực hiện gieo trồng đúng thời vụ

cũng chính là phương thức tận dụng tối đa tặng vật của tự nhiên mà không

phải bỏ chi phí để đầu tư, cây trồng phát triển thuận lợi, năng suất cao, chất

lượng sản phẩm tốt, chi phí thấp.

- Phòng trừ sâu bệnh và dịch bệnh

Điều kiện khí hậu và thời tiết ở nước ta rất thuận lợi cho việc trồng trọt

và chăn nuôi, nhưng đồng thời sâu bệnh và dịch bệnh dễ phát sinh, phát triển

và lây lan. Sâu bệnh phá hoại gây tổn thất lớn đến thu hoạch mùa màng. Theo

tài liệu thống kê của tổ chức nông nghiệp Liên hiệp quốc, hàng năm sản

lượng nông nghiệp bị hao hụt 20% do bị sâu bệnh, dịch bệnh phá hoại. Vì

vậy công tác bảo vệ cây trồng và gia súc là vấn đề quan trọng đối với sản

xuất nông nghiệp nói chung và thâm canh nông nghiệp nói riêng. Để làm tốt

công tác trên cần nắm vững quy luật diễn biến của khí hậu thời tiết và quy

luật phát sinh và phát triển của sâu bệnh và dịch bệnh để tìm biện pháp phòng

trừ có hiệu quả. Phòng trừ sâu bệnh và dịch bệnh phải kết hợp hợp lý biện

pháp hóa học, sinh vật học và các biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt và chăn

nuôi.

- Thực hiện phương pháp sản xuất tiên tiến để nâng cao hiệu quả của

thâm canh.

Tất cả những biện pháp trên khi tiến hành sản xuất phải xây dựng thành

quy trình sản xuất cho từng loại cây trồng và con gia súc phù hợp với điều

kiện tự nhiên và kinh tế cụ thể từng địa phương nhằm phát huy tác dụng tối

đa những yếu tố tự nhiên và cơ sở vật chất sẵn có để thâm canh có hiệu quả.

Trong quá trình áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến

vào thâm canh, cần kết hợp chặt chẽ giữa thành tựu khoa học - công nghệ tiên

tiến với những kinh nghiệm và sáng kiến của quần chúng vào sản xuất.

221

4. Phát triển các hình thức kinh tế hợp tác thích hợp là điều kiện quan

trọng để thực hiện thâm canh nông nghiệp có hiệu quả.

Trong điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng

trong nông nghiệp còn yếu, nếu chỉ dựa vào bản thân từng doanh nghiệp,

từng trang trại, hộ nông dân để thực hiện thâm canh sẽ gặp những khó khăn

nhất định. Trong lúc đó trang bị kỹ thuật và kết cấu hạ tầng của các doanh

nghiệp quốc doanh nông nghiệp thuộc Trung ương, địa phương và các huyện

quản lý, của từng trang trại, hộ nông dân, các xí nghiệp chế biến nông sản...

có những mặt mạnh, mặt yếu khác nhau. Nếu biết tổ chức liên kết lại với

nhau để phát huy thế mạnh, khắc phục những mặt yếu, bổ sung lẫn nhau thì

cũng tạo nên những khả năng to lớn để thực hiện thâm canh có hiệu quả. Sự

liên kết kinh tế không chỉ đóng khung giữa các đơn vị sản xuất với nhau mà

còn được mở rộng ra giữa sản xuất, phân phối, lưu thông. Các trang trại, hộ

nông dân, tập đoàn sản xuất liên kết với các hợp tác xã như HTX tiêu thụ,

HTX dịch vụ kỹ thuật, quỹ tín dụng nhân dân v.v... tạo điều kiện để các đơn

vị sản xuất tích tụ vốn mở rộng sản xuất, tăng cường đầu tư cho thâm canh

nông nghiệp.

5. Hoàn thiện các hoạt động quản lý vĩ mô đối với nông nghiệp.

Thâm canh nông nghiệp là vấn đề phức tạp đòi hỏi phải không ngừng

cải tiến công tác lãnh đạo và chỉ đạo trong quá trình thực hiện, trước hết là

cán bộ trực tiếp lãnh đạo, phải không ngừng nâng cao trình độ khoa học - kỹ

thuật và quản lý kinh tế, phải nhạy bén giải quyết tốt các vấn đề mới nảy sinh

trong nông nghiệp và trong quá trình thực hiện thâm canh. Đồng thời cán bộ

lãnh đạo phải không ngừng nâng cao phương pháp công tác và vận động quần

chúng, phát huy quyền làm chủ và tính sáng tạo của quần chúng trong sản

xuất, trên cơ sở đó mới giải quyết đúng đắn các mối quan hệ trong công tác

lãnh đạo sản xuất, lãnh đạo và chỉ đạo thâm canh nông nghiệp.

Ngoài ra việc không ngừng hoàn thiện các chính sách kinh tế của Nhà

nước đối với sản xuất nông nghiệp cũng là một biện pháp rất quan trọng để đẩy

222

mạnh thâm canh nông nghiệp ở nước ta cần phải được quan tâm đúng mức.

Trong quá trình thực hiện thâm canh cần phải giải quyết tốt các mối

quan hệ giữa các giải pháp nêu trên, phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế

của từng vùng, từng địa phương, từng cơ sở sản xuất nông nghiệp.

223

Tóm tắt chương

1. Thâm canh nông nghiệp là quá trình kinh tế đa dạng và phức tạp, đặc

biệt trong điều kiện sản xuất hiện đại, khi cuộc cách mạng khoa học và công

nghệ đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên phạm vi rộng lớn.

Các nhà kinhđiển của nông nghiệp tư bản chủ nghĩađã xuất phát từ

quan điểm kinh tế rằng, quá trình thâm canh là sự tập trung tư bản trên một

đơn vị diện tích, nhấn mạnh mối quan hệ hữu cơ giữa thâm canh nông

nghiệp với phát triển lực lượng sản xuất và áp dụng những tiến bộ khoa học -

công nghệ trong nông nghiệp, mối liên hệ và phụ thuộc giữa đầu tư với kết quả

của chúng, được phản ánh trong việc tăng khối lượng sản phẩm trên đơn vị diện

tích.

Bản chất của thâm canh nông nghiệp là quá trình đầu tư phụ thêm tư liệu

sản xuất và sức lao động trên một đơn vị diện tích, hoàn thiện không ngừng

các biện pháp kỹ thuật, tổ chức và những yếu tố khác của sản xuất với mục

tiêu nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất, nhằm thuđược nhiều sản

phẩm trên đơn vị diện tích với chi phí thấp trên đơn vị sản phẩm. Định nghĩa

trên nêu bật ba yếu tố chủ yếu sau: Nhấn mạnh mặt nhân tố của quá trình

thâm canh - quá trình đầu tư phụ thêm về tư liệu sản xuất và sức laođộng

trên đơn vị diện tích, nó là cơ sở kinh tế thâm canh nông nghiệp. Phản ánh

mối liên hệ nhân quả giữa mặt nhân tố và kết quả của quá trình thâm canh

nông nghiệp, thực hiệnđầu tư phụ thêm và nhằm mụcđích thu được nhiều

sản phẩm hơn trên đơn vị diện tích. Hình thành mối liên hệ giữa thâm canh

và hiệu quả sản xuất, thực hiện đầu tư bổ sung không chỉ tăng khối lượng sản

phẩm trên đơn vị diện tích mà còn nhằm hạ thấp chi phí lao động xã hội trên

đơn vị sản phẩm.

2. Thâm canh nông nghiệp được đặc trưng bằng một hệ thống các nhân

tố và biện pháp, phản ánh sự tổng hợp và những mối liên hệ tác động qua lại

của chúng.Đểđánh giá trình độ và hiệu quả kinh tế của thâm canh nông

nghiệp người ta sử dụng hệ thống các chỉ tiêu, bao gồm: về chỉ tiêu đánh giá

224

trình độ thâm canh hệ thống các chỉ tiêu kết quả và về chỉ tiêu đánh giá hiệu

quả kinh tế của thâm canh nông nghiệp.

3. Nhận thức được thâm canh nông nghiệp là con đường kinh doanh sản

xuất chủ yếu, là giải pháp chính để tăng sản lượng nông nghiệp ở Việt Nam,

trong những năm đổi mới vốn đầu tư cho nông nghiệp nói chung và trên một

đơn vị diện tích không ngừng tăng lên, số lượng máy kéo và máy móc nông

nghiệp, lượng phân bón hóa học tính trên đơn vị diện tích tăng lên, hệ thống

kết cấu hạ tầng nông nghiệp tăng nhanh, trước hết là thủy lợi, giao thông

nông thôn, v.v... Trong những năm đổi mới trình độ thâm canh nông nghiệp

của Việt Namđược nâng lên cao vàđem lại hiệu quả to lớn. Nông nghiệp

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trở thành nước xuất khẩu gạo,

cà phê lớn thứ hai trên thế giới.

4. Thâm canh nông nghiệp trong những năm tới phải phục vụđắc lực

cho công cuộc công nghiệp hóa, hiệnđại hóa nông nghiệp, nông thônđạt

mức tiên tiến trong khu vực về trình độ công nghệ và về thu nhập trên đơn vị

diện tích, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của

sản phẩm.

Thực hiện định hướng trên cần chú ý các giải pháp chủ yếu sau: Rà soát

và hoàn thiện quy hoạch các vùng nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu sản xuất

nông nghiệp hợp lý là điều kiệnđể thực hiện thâm canh có hiệu quả. Tăng

cường xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng, thực

hiện tốt các biện pháp kỹ thuật, tranh thủ áp dụng những thành tựu tiến bộ

khoa học - công nghệ mới v.v...

225

Câu hỏi ôn tập

1. Phân tích bản chất của thâm canh nông nghiệp. Phân biệt nông nghiệp

quảng canh và nông nghiệp thâm canh.

2. Trình bày hệ thống các chỉ tiêu đánh giá trình độ và hiệu quả kinh tế

của thâm canh nông nghiệp.

3. Bằng những tư liệu và số liệu hãy chứng minh nền nông nghiệp Việt

Nam từ sauđổi mớiđang chuyển mạnh từ nông nghiệp quảng canh sang

nông nghiệp thâm canh.

4. Để đẩy mạnh thâm canh có hiệu quả, cần thực hiện những giải pháp

và chính sách gì?.

226

Chương 8

Kinh tế học cung cầuvà sự cân bằng thị

trường nông sản

I. Cung sản phẩm nông nghiệp.

1. Khái niệm và biểu diễn cung sản phẩm nông nghiệp.

Cung sản phẩm nông nghiệp là khái niệm dùng để chỉ lượng hàng hoá

nông sản của các doanh nghiệp và hộ gia đình nông dân có khả năng sản xuất

được và sẵn sàng bán ở mỗi mức giá trong mỗi thời điểm nhất định.

Khả năng sản xuất được qui định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất

trong một thời gian và không gian nhất định. Nói cách khác, tương ứng với

khả năng sản xuất nào sẽ có kết quả sản xuất đó, nghĩa là lượng nông sản

phẩm được tạo ra với chi phí nhất định là kết quả của việc sử dụng những đầu

vào nhấtđịnh.Đối với người sản xuất, khi họ sẵn sàng bán nông sản của

mình với một giá cả nhất định, có nghĩa là giá đó đã thoả mãn được mong đợi

của họ (bù đắp được chi phí sản xuất và có lãi). Với mỗi mức giá khác nhau

trên thị trường, có một lượng nông sản hàng hoá nhất định được bán ra và

đem lại một mức lợi nhuận nhất định cho người sản xuất. Giá cả nông sản

hàng hoá là yếu tố chủ yếu quyết định tính sẵn sàng cung ứng của người sản

xuất.

Cần phân biệt cung cá nhân và cung thị trường. Mỗi cá nhân có những

tính toán tự chủ riêng để quyết định mức cung cá nhân của họ, xuất phát từ

lợi ích riêng của họ. Tuy nhiên, thị trường không phải được quy định bởi một

cá nhân riêng lẻ nào, mà là sự tổng hợp của nhiều cá nhân. Cung thị trường là

tổng hợp cung của mọi cá nhân về một loại nông sản hàng hoá nào đó. Mỗi

cá nhân, một mặt phải lựa chọn những sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu thị

trường để sản xuất, mặt khác phải sản xuất kinh doanh trong điều kiện cạnh

227

tranh với các cá nhân khác. Sự cạnh tranh đó đòi hỏi phải kết hợp đồng thời

hai yêu cầu của cung: huy động và sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào để

có một lượng sản phẩm nhất định với giá thành rẻ và cần bán số lượng sản

phẩm đó. Tuỳ theo những tính toán riêng, mỗi cá nhân tự quyết định việc sản

xuất, bán sản phẩm của mình trên thị trường. Cung thị trường chính là sự

tổng hợp hai yêu cầu nói trên của từng cá nhân riêng lẻ.

Như vậy, khi nói đến cung nông sản trên thị trường không thể nói cung

chung, mà bao giờ cũng phải gắn liền với từng mức giá cụ thể và ở một hoàn

cảnh cụ thể của các nhân tốảnh hưởng đến khả năng sản xuất và tính sẵn

sàng bán của các cá nhân. Nói cách khác, mức cung nông sản chịu sự tác

động của nhiều nhân tố còn gọi là những nhân tố xác định cung và những

nhân tố đó luôn ở trạng thái động. Chính vì vậy, người ta có thể biểu diễn

dưới dạng hàm cố cung:

Qs = f (X1, X2,... Xn)

Trong đó:Qs: Lượng cung thị trường

X1, X2,... Xn: Các yếu tố xác định cung

Đường cong cung tổng quát (hình 8.1.a) biểu diễn mối quan hệ giữa

giá cả P và sản lượng cung Q của một nông sản hàng hoá nào đó. Với giá thị

trường P có sản lượng cung là Q, gọi là cung. Tổng hợp của các số cung lại ta

có biểu cung. Biểu cung được minh hoạ bằng hình học bởi đường cung. Khi

P1 < P2 ta có Q1 < Q2, tức là P càng lớn thì Q càng lớn. Nói cách khác sản

lượng cung một nông sản hàng hoá có quan hệ tỷ lệ thuận với giá của nó. Vì

vậy, đường cong cung sẽ chạy từ dưới lên trên, từ trái sang phải.

Đường cung biểu diễn ở hình 8.1.a là đường cung tổng quát. Trên thực

tế có những dạng đường cung đặc biệt như ở hình 8.1.b; 8.1.c và 8.1.d.

Pi

P2

P1

Pi

Q1Q2

a)

Qi

Pj

228

Pi

Si

Qi

Si

c)

Qi

d)

Si

Qi

Hình 8.1: Các đường cong cung nông sản.

Đối với hầu hết các hàng hoá nông sản, người ta không biết chắc được

giá cả khi lập kế hoạch sản xuất. Phần lớn các cơ sở sản xuất và hộ nông dân

quyết định sản xuất dựa trên cơ sở giá dự đoán, nghĩa là theo họđó là mức

giá chắc sẽ thông thường khi họ bán sản phẩm của mình. Có hai cách có thể

áp dụng trong thực tiễn:

- Dự đoán giá trên cơ sở giá bình quân của một số vụ sản xuất trước

đây.

- Dựđoán giá thíchứng, nghĩa là trên cơ sở xem xét các yếu tố tác

động tới việc hình thành giá thị trường trướcđây (tình trạng thiên tai, các

biện pháp khuyến khích của Nhà nước...) để dự đoán giá lúc đầu vụ sản xuất

dựa vào giá bình quân của các vụ sản xuất trước đây.

- Việc biểu diễn đường cong cung nông sản trong mối quan hệ với giá

cả thị trường, cần lưu ý rằng trong nhiều trường hợp, cung không phản ứng

tức thời với những biến giá vì các lý do chủ yếu sau đây:

Một là, nông dân thường không thể và không muốn điều chỉnh ngay kế

hoạch sản xuất của họ trước sự kích thích của thị trường.

Hai là, sự điều chỉnh một phần kế hoạch sản xuất của nông dân có thể

do yếu tố chính sách gây ra. Ví dụ: việc cấm sử dụng thuốc sâu phun lên rau

quả gần ngày thu hoạch; chính sách hạnđiền trong thuê mướn ruộngđất...

Trong trường hợp này, giá cả thị trường lên cao không kích thích nông dân

tăng cung khi lập kế hoạch sản xuất.

Ba là,đất đai và các tư liệu sản xuất sinh học trong nông nghiệp, do

khó chuyển hướng sản xuất trong thời gian ngắn nên nông dân khó mở rộng

sản xuất một nông sản nào đó khi giá nông sản đó tăng lên. Điều này thể hiện

229

rất rõ trong trường hợp các nông hộ chăn nuôi bò sữa, trồng cây ăn quả hay

cây công nghiệp lâu năm ...

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung nông sản trên thị trường.

Khả năng cung nông sản trên thị trường phụ thuộc vào khả năng cung

tại chỗ và khả năng cung từ nơi khác đến. Đến lượt nó, khả năng cung tại chỗ

phụ thuộc vào hai nguồn chính: khả năng sản xuất của nông nghiệp; khả năng

dự trữ nông sản từ các vụ trước. Hai nguồnđó có sẵn sàng cungứng hay

không lại tuỳ thuộc vào các nhân tố cụ thể của bản thân những người sản xuất

và những người dự trữ cũng như của thị trường. Khả năng sản xuất tại chỗ

của những người sản xuất nông nghiệp cũng như sự sẵn sàng bán sản phẩm

của họ ra thị trường phụ thuộc vào một số nhân tố cơ bản sau đây:

2.1. Giá của bản thân nông sản hàng hoá đó.

Đối với các hộ, các cơ sở sản xuất thường thường ngành sản xuất tổng

hợp nhiều loại sản phẩm, với nhiều loại đầu vào, nên khối lượng sản phẩm

đầu ra và giá của nó là mối quan hệ hai chiều rút ra từ một tập hợp nhiều

chiều phức tạp. Giả định rằng tất cả các yếu tố khác là không biến động, ta có

thể vạch ra khối lượng cung loại nông sản thứ i với giá riêng của nó, bằng

việc sử dụng hệ số co dãn của cung theo giá, đượcđịnh nghĩa và tính toán

như sau:

Hệ số có dãn cung theo giá là tỷ lệ phần trăm thay đổi trong tổng cung

do giá bán thay đổi chia cho phần trăm thay đổi về giá bán của chính nông

sản đó (ký hiệu là Ei)

Tỷ lệ phần trăm thay đổi khối lượng cung Qi

Ei =

Tỷ lệ phần trăm thay đổi về giá Pi

∆Qi / Qi ∆Qi Pi ∂ Qi Pi

= = x = x

230

∆ Pi / Pi ∆ Pi Qi ∂ Pi Qi

ở đây, ∆ chỉ lượng biến thiên nhỏ, ∂ chỉ lượng biến thiên cực nhỏ và là

đạo hàm riêng. Ta có thể tìm được hệ số có dãn cung từng điểm trên đường

cong cung.

Hệ số co dãn Ei chỉ ra rằng khi giá một nông sản thay đổi 1% thì cung

về nông sản đó thay đổi là bao nhiêu phần trăm.

2.2. Giá của sản phẩm cạnh tranh (sản phẩm có thể thay thế).

Giá của sản phẩm j tăng có thể làm giảm cung sản phẩm i theo giá thị

trường. Ví dụ, giá hoa tăng có thể làm giảm cung rau xanh cho thành phố.

Đểđánh giá mức độ biến động cung sản phẩm i do thay đổi giá sản

phẩm j, ta dùng hệ số co dãn theo giá chéo của cung, ký hiệu Eij được tính

như sau:

Tỷ lệ phần trăm thay đổi khối lượng cung Qi

Eij =

Tỷ lệ phần trăm thay đổi về giá của nông sản khác Pj

∆Qi / Qi ∆Qi Pi ∂ Qi Pi

= = x = x

∆ Pj / Pj ∆ Pj Qi ∂ Pj Qi

Thông thường Eij là một số âm, nghĩa là Pj tăng sẽ làm lượng cung Qi

giảm.

2.3. Sự thay đổi giá cả của các yếu tố đầu vào.

Khi giá một yếu tố đầu vào thay đổi, ví dụ như giá phân bón tăng lên,

231

chi phí cận biên để làm ra một lượng đầu ra nhất định sẽ tăng lên. Nói khác

đi, đường cong chi phí của đơn vị sản xuất, và do đó, đường cong cung, đều

sẽ dịch chuyển đi lên và về phía trái, khả năng cung nông sản sẽ giảm đi với

cùng chi phí như trước., Trong trường hợp ngược lại, thì đường cong cung sẽ

dịch chuyển về bên phải, khả năng cung nông sản tăng lên với cùng mức chi

phí như trước đây.

2.4. Giá của sản phẩm song đôi.

Khi giá của một trong hai sản phẩm song đôi tăng lên thì đường cong

cung sản phẩm thứ hai sẽ dịch chuyển sang phải. Ví dụ, khối lượng cung sữa

có tương quan với giá sữa và giá bê con.

2.5. Trình độ kỹ thuật của sản xuất.

Những cải tiến kỹ thuật là một nguyên nhân ảnh hưởng tới cung một

loại nông sản hàng hoá nào đó. Ví dụ, một nhóm hộ gia đình tiếp nhận được

một loại phân bón mới cho năng suất cao hơn. Với cùng một lượng phân bón

và các yếu tố đầu vào như cũ, nhưng cho sản lượng sản phẩm nhiều hơn.

2.6. Các yếu tố môi trường tự nhiên.

Các yếu tố thời tiết, tình hình dịch bệnh... có ảnh hưởng rất lớn đến kết

quả sinh trưởng phát triển của cây trồng vật nuôi và do vậy ảnh hưởng đến

khối lượng cung ứng ra thị trường. Khả năng hạn chế ảnh hưởng xấu tới cung

của yếu tố môi trường tự nhiên tuỳ thuộc trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật

ở mỗi nước.

2.7. Các chính sách kinh tế của Nhà nước.

Một số chủ trương chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp

đến cung một số nông sản nhất định. Ví dụ, việc cấp côta sản xuất cho các

trang trại, cấm hoặc hạn chế việc sử dụng một yếu tố đầu vào nào đó, cung

232

cấp vốn ưu đãi, chuyển giao kỹ thuật mới cho nông dân v.v...

II. Cầu sản phẩm nông nghiệp

1. Khái niệm và biểu diễn cầu sản phẩm nông nghiệp.

Cầu sản phẩm nông nghiệp là khái niệm dùng để chỉ lượng hàng hoá

nông sản mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở mỗi mức giá

trong những thời điểm nhất định.

Cầu trong khái niệm trên khác với nhu cầu. Không phải bất cứ nhu cầu

nào của người tiêu dùng cũng được thoả mãn. Người ta chỉ có thể mua hàng

với túi tiền của mình, tức là cầu có khả năng thanh toán. Với thu nhập có hạn,

người tiêu dùng phải tính toán nên mua loại hàng nào, số lượng bao nhiêu.

Như vậy lượng hàng mua được còn phụ thuộc vào giá cả. Với mỗi mức giá,

họ sẽ được lượng hàng tương ứng. Thái độ ứng xử của người tiêu dùng là làm

sao thoả mãn đến mức tối đa tiêu dùng của mình trong điều kiện thu nhập có

hạn.

Có cầu cá nhân và cầu thị trường. Đối với từng cá nhân, người tiêu

dùng phân biệt nhóm sản phẩm tiêu dùng cuối cùng cho sinh hoạt (lương

thực, thực phẩm...) và nhóm sản phẩm tiêu dùng trung gian (hạt giống, thức

ăn gia súc, nguyên liệu chế biến...). Những người tiêu dùng sản phẩm cuối

cùng sẽ cần một lượng hàng hoá tương đương với phần thu nhập dành mua

thứ hàng đó. Như vậy, khi giá thấp anh ta mua được lượng hàng nhiều còn

khi giá cao thì ngược lại. Những người tiêu dùng sản phẩm trung gian sẽ cần

một lượng hàng nhất định dựa vào định mức kinh tế - kỹ thuật và qui mô sản

xuất của họ. Như vậy, nếu giá hạ người ta cũng không mua nhiều hơn, còn

nếu giá tăng người ta có thể tìm mặt hàng khác thay thế, thậm chí trong

chừng mực phải giảm qui mô sản xuất hoặc chuyển hướng sản xuất.

Cầu thị trường nông sản được hình thành trên cơ sở tổng hợp mọi

cầu cá nhân, tức là cầu có khả năng thanh toán của xã hội. Đối với một

loại nông sản hàng hoá, cầu thị trường có liên quan đến một nhóm người

tiêu dùng và khả năng thanh toán của họ.

Cầu thị trường nông sản chịu tác độngảnh hưởng của nhiều yếu tố

233

khách quan. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nông sản (còn gọi là yếu tố xác

định cầu) luôn luôn thay đổi. Người ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa cầu

thị trường nông sản và các yếu tố xác định cầu qua hàm số cầu, ký hiệu Qd.

Qd = f (P1, P2, ... Pm, M, POP, ID); i = 1,n

Trong đó: Qd: Tổng cầu loại nông sản thứ i

P1, P2,...PN: Đơn giá các loại nông sản trên thị trường

M: Thu nhập tính theo đầu người

POP: Số người tiêu dùng trên thị trường

ID : Chỉ số phân phối thu nhập.

Đường cong cầu tổng quát (hình 8.2) biểu diễn mối quan hệ giữa giá cả

P và lượng cầu Q. Số cầu là cầu ứng với mỗi mức giá là Q1 và ở giá P2 thì số

cầu là Q2. Tổng hợp tất cả các số cầu ta có biểu cầu và minh hoạ bằng hình

học ta cóđường cong cầu. Quan hệ giữa lượng cầu và giá cả là quan hệ

nghịch. Vì vậy ta có thể biểu diễn đường cong cầu về một loại nông sản hàng

hoá như hình 8.2.

P

P2

P1

Q2 Q2 Q

Hình 8.2: Đường cong cầu nông sản.

Việc sử dụng đường cong cầu nông sản để phân tích mối quan hệ giữa

lượng cầu với sự thay đổi của giá cả thị trường, cầu lưu ý trong thời hạn dài,

cầu không phảnứng tức thời với những biến giá. Trên hình 8.3, thoạt đầu

người tiêu dùng ở điểm cân bằng, mua lượng sản phẩm Qo với giá Po. Giả sử

giá hạ xuống P1, người tiêu dùng muốn mua lượng sản phẩm Q1, nhưng họ

tăng dần lượng hàng mua từ Q0 lên Q', Q'' .... rồi lên Q1. Người ta gọi hiện

tượng trên là sự phản ứng chậm trễ của cầu (hình 8.3).

thị trường thay đổi.

Phản ứng chậm của cầu có thể do nhiều nguyên nhân: Thứ nhất, ở nơi

nào đó sự biến giá đó là không ổn định. Thứ hai, thu nhập của dân cư còn bấp

bênh.Thứ ba, tập quán tiêu dùng khó thayđổi theo hướng tiêu dùng tăng.

Thứ tư, có sự ngăn cản tăng mức tiêu dùng do chính sách của Nhà nước hay

của địa phương.

Trong thực tế, khi dựđoán phảnứng mua hàng của người tiêu dùng

trước tình hình biếnđộng của giá cả hay thu nhập, người ta thường dự kiến

các hệ số co dãn lớn hơn mức bình thường trong kế hoạch dài hạn.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nông sản tiêu dùng cuối cùng.

Cầu một loại nông sản tiêu dùng cuối cùng chịu ảnh hưởng của những

yếu tố chủ yếu sau đây:

2.1. Giá cả của bản thân nông sản.

Nói chung khi giá cao, lượng cầu giảm còn khi giá hạ thì lượng cầu

tăng lên. Như vậy cầu về một loại nông sản hàng hoá có quan hệ tỷ lệ nghịch

với giá cả của nó. Để đo lường ảnh hưởng của giá cả tới cầu một loại nông

sản, người ta sử dụng chỉ tiêu hệ số co dãn cầu đối với nông sản đó theo giá

của nó được định nghĩa và tính toán như sau:

Hệ số co dãn của cầu theo giá, ký hiệuΕi, là tỷ lệ phần trăm thay đổi

235

trong tổng cầu chia cho phần trăn thay đổi về giá của một loại nông sản hàng

hoá nào đó trên thị trường:

Tỷ lệ phần trăm thay đổi khối lượng cầu Qi

Ei = ----------------------------------------------------

Tỷ lệ phần trăm thay đổi giá Pi

∆Qi / Qi ∆Qi Pi ∂ Qi Pi

= ------------- = -------. ----- = ----- . -----

∆ Pi / Pi ∆Pi Qi ∂ Pi Qi

ở đây ∆ chỉ lượng biến thiên nhỏ, ∂ chỉ lượng biến thiên cực nhỏ và là

đạo hàm riêng. Ta có thể tìm được hệ số co dãn cầu từng điểm trên đường

cong cầu.

Hệ số co dãn Ei chỉ ra rằng, khi giá một nông sản thay đổi 1% thì cầu

về nông sản đó thay đổi là bao nhiêu phần trăm. Thông thường Ei mang dấu

âm. Khi sử dụng, người ta qui ước bỏ dấu âm đi.

Đối với nhà sản xuất, hệ số co dãn của cầu theo giá là một thông số rất

quan trọng cần đặc biệt quan tâm khi lập kế hoạch sản xuất. Để sử dụng có

hiệu quả hệ số này, cần lưu ý những nhân tố ảnh hưởng đến trị số của nó:

- Tính sẵn có của hàng hóa thay thế. Ví dụ, người ta có thể sử dụng thịt

lợn hay gia cầm thay cho thịt bò trong trường hợp giá thịt bò tăng nhưng giá

thịt lợn hay gia cầm không tăng.

- Những nông sản có nhiều công dụng khác nhau. Ví dụ, sữa có thể

dùng uống tươi và chế biến thành các sản phẩm đa dạng khác. Khi giá sữa chỉ

hạ chút ít cũng ảnh hưởng rất lớnđến tổng cung vì gía hạ khuyến khích cả

nhưng người tiêu dùng trực tiếp và những người chế biến. Ngược lại, chè chỉ

làm đồ uống nên chỉ khi có biến giá thực sự mới gây ảnh hưởng đến tổng cầu.

- Tỷ trọng thu nhập mà người tiêu dùng dành mua từng loại nông sản

thực phẩm. Người tiêu dùng rất nhạy cảm với biến giá của những loại nông

sản mà họ dành tỷ trọng lớn phần thu nhậpđể mua. Ngược lại, những sản

phẩm như gia vị, muối ... chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng cầu thì khi có biến

giá, người tiêu dùng cũng không cần thêm bớt nhiều.

- Tính phổ biến trong tiêu dùng của một loại nông sản. Ví dụ, người

tiêu dùng ít nhạy cảm với giá gạo nhưng lại rất nhạy cảm với giá hoa qủa

tươi. Tổng cầu về hoa quả tươi dễ dàng thay đổi trước những biến giá của thị

trường.

2.2. Giá của loại nông sản thay thế.

Có nhiều loại nông sản có công dụng tương tự nhau trong tiêu dùng.

Do vậy khi giá loại nông sản thay thế giảm xuống sẽ làm thay đổi lượng cầu

về một nông sản khác. Để đo lường thay đổi lượng cầu loại nông sản Qi trước

tình hình biến đổi giá cả thị trường của hàng hoá khác Pj, người ta sử dụng hệ

số co dãn theo giá chéo của cầu, ký hiệu Eij, và được tính toán như sau:

Tỷ lệ phần trăm thay đổi khối lượng cầu Qi

Eij = ----------------------------------------------------

Tỷ lệ phần trăm thay đổi giá Pj

∆Qi / Qi ∆Qi Pi ∂ Qi Pi

= ------------- = -------. ----- = ----- . -----

∆ Pj / Pj ∆Pj Qi ∂ Pj Qi

2.3. Tình hình phân phối thu nhập và mức thu nhập của các nhóm dân

cư.

Khi thu nhập thấp, cầu về các nông sản thông thường lớn hơn. Ngược

lại, khi thu nhập tăng thì cầu về các loại nông sản có chất lượng cao sẽ tăng

lên. Người ta sử dụng hệ số co dãn thu nhập của cầu để đo lường sự thay đổi

lượng cầu một loại nông sản nào đó khi thu nhập thay đổi, ký hiệu Eim và

được tính toán như sau:

Tỷ lệ phần trăm thay đổi khối lượng cầu Qi

Eim = ----------------------------------------------------

237

Tỷ lệ phần trăm thay đổi thu nhập M

∆Qi / Qi ∆Qi Pi ∂ Qi Pi

= ------------- = -------. ----- = ----- . -----

∆ M / M ∆M Qi ∂ M Qi

Tình trạng phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cư cũng ảnh hưởng

tới lượng cầu một loại nông sản hàng hoá. Thực tế cho thấy, càng có sự

chênh lệch trong phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cư thì lượng cầu về

lương thực thực phẩm càng giảm hơn so với trường hợp ít có sự chênh lệch

trong phân phối thu nhập. ở nước ta, khi bình quân thu nhập của dân cư nông

thôn đạt 4.617 ngàn đồng/hộ/năm, thì chi tiêu cho hầu hết các loại lương thực

thực phẩm đều cao hơn mức chi tiêu cho các lương thực thực phẩm cùng loại

của nhóm hộ có mức thu nhập tương tự là 4.787 ngànđồng (so sánh mức

bình quân chung với nhóm chi tiêu III ở biểu 8.1 dưới đây).

Biểu 8.1: Chi tiêu lương thực thực phẩm bình quân đầu người theo

loại lương thực thực phẩm và nhóm chi tiêu.

Đơn vị: 1000đ

Nhóm chi tiêu

I

II

III

IV

V

chung

1.Thu nhập bình quân nhóm2.5853.562

2. Chi tiêu cho loại LTTP

4.787

5.5508.0224.617

Ngũ cốc

Thịt các loại

242,4302,1

39,764,2

329,8

90,1

341,2364,3316,0

126,2272,4118,5

Trứng

1,7

3,2

5,5

10,1

26,3

9,4

Chất béo

3,7

6,6

11,9

15,1

25,012,3

Tôm, cá

24,444,0

61,9

97,7154,676,5

Bánh kẹo

4,910,4

17,1

24,0

61,023,5

Hoa quả

5,3

9,7

238

14,9

24,8

56,922,3

Gia vị

Rau

18,625,8

23,134,2

30,4

42,8

35,0

56,5

40,020,0

84,848,3

Chè, cà phê

Rượu, bia

5,5

5,7

8,7

8,0

12,0

10,2

15,7

15,1

21,512,7

31,714,1

LTTP khác

3,3

9,4

17,2

45,3243,563,7

Tổng cộng:

378,2526,1

643,1

806,8 1.382,747,3

Nguồn: Điều tra mức sống dân cư Việt Nam - Uỷ ban Kế hoạch Nhà

nước - Tổng cục Thống kê - Hà Nội tháng 9/1994.

2.4. Thị hiếu và tập quán tiêu dùng của dân cư và các phong tụcđịa

phương.

Ví dụ: trong dịp tết lễ nhu cầu tiêu dùng thịt và các loại gạo nếp, gạo

tám tăng lên.

2.5. Dân số tăng làm cho qui mô tiêu dùng tăng lên.

Tuy nhiên cầu các sản phẩm nông nghiệp có tính đặc thù. Nếu sức sản

xuất thấp, khi dân số tăng thì cầu về những nông sản rẻ tiền tăng lên. Ngược

lại, khi sức sản xuất phát triển, mức sống tăng, khi dân số tăng làm cho cầu

về mọi loại nông sản tăng, kể cả những mặt hàng nông sản chất lượng cao.

2.6. Kỳ vọng của người mua: Đây là cầu dài hạn và là những gợi ý cho

sản xuất trong tương lai.

III. Sự cân bằng cung cầu nông sản phẩm và vai trò của

chính phủ

1. Sự cân bằng cung cầu nông sản phẩm.

Quan hệ thị trường là quan hệ kinh tế chủ yếu của những người sản

xuất và những người tiêu dùng nông sản phảm. Thị trường nông sản đạt được

239

trạng thái cân bằng khi giá cả được hình thành ở mức khối lượng nông sản

đem bán vừa bằng với nhu cầu của người mua và với giá đó không có khuynh

hướng biến động giá cả và khối lượng nông sản hàng hoá. Giá nông sản được

hình thành theo phương thức trên gọi là giá cân bằng. Như vậy, dưới sự biến

động phức tạp của cung và cầu trên thị trường nông sản, chỉ có một giá duy

nhất (giá cần bằng P*) mà cả người bán và người mua cùng thoả thuận làm

cho lương cung vừa đúng bằng với lượng cầu Q*.

Cần phân biệt giá cân bằng thị trường P* với giá thị trường. Trên thực

tế, giá thị trường luôn biếnđộng xoanh quanh giá cân bằng.Nếu giá thị

trường thấp hơn P*, người tiêu dùng sẽ muốn mua lượng nông sản nhiều hơn

lượng nông sản người bán muốn cung cấp (cầu vượt cung). Một số người tiêu

dùng muốn trả giá cao hơn để mua được lượng nông sản nhiều hơn. Sự cạnh

tranh giữa những người tiêu dùng đẩy giá thị trường lên cao hơn. Đồng thời,

lượng cầu vượt cung khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung nông sản,

nhưng họ chỉ tăng cung với giá cao hơn. Như vậy, với giá thị trường thấp hơn

P*, có áp lựcđẩy giá lên. Nếu giá thị trường cao hơn P* thì ngược lại, sự

canh tranh giữa người bán sẽ kéo tụt giá xuống.

Có hai trạng thái cân bằng cung cầu thị trường nông sản là cân bằng

cục bộ và cân bằng tổng thể. Hệ thống thị trường nông nghiệp bao gồm nhiều

thị trường những sản phẩm riêng biệt nhưng liên quan với nhau, trong đó thị

trường nông sản chỉ là nột bộ phận. Trên tất cả các thị trường mua bán mọi

hàng hoá và yếu tố sản xuất có liên quan đến nhau thì giá cả ở mọi thị trường

này đều được định ra cùng một lúc. Phân tích trạng thái cân bằng cục bộ giới

hạn việc nghiên cứu cân bằng cung cầu ở thị trường riêng lẻ (ví dụ thị trường

gạo, thị trường hoa ...). Đặc điểm cơ bản của việc nghiên cứu trạng thái cân

bằng cục bộ là sử dụng các đường cong cầu và cung xây dựng trên cơ sở giả

định để xác định giá cả và khối lượng nông sản trên thị trường. Phân tích

trạng thái cân bằng tổng thể đòi hỏi việc nghiên cứu thị trường nông sản phải

đặt trong mối quan hệ với các thị trường khác có liên quan.

240

2. Sự mất cân bằng cung cầu nông sản và vai trò điều tiết của

Chính phủ.

Trên thực tế thị trường các nông sản chủ yếu chỉ đạt được trạng thái

cân bằng trong những giai đoạn nhất định. Trong thời gian dài hơn, thị trường

nông sản có thể xảy ra sự mất cân bằng (do việc cung ứng nông sản tăng sau

thu hoạch; nhu cầu về các sản phẩm tươi sống lúc trái vụ ...). Biểu hiện đặc

trưng của trạng thái mất cân bằng trên thị trường một loại nông sản nào đó là

giá cả ở mức quá cao hay qúa thấp so với giá cân bằng thị trường. Khi giá thị

trường quá cao, cung vượt cầu làm cho nhiều người bán không tìm được

người tiêu dùng. Ngược lại, khi giá quá thấp thì cầu vượt cung, làm cho nhiều

người tiêu dùng chưa được thoả mãn. Vì vậy, giá cả càng vượt xa cao hơn

hay thấp hơn quá mức so với giá cân bằng thị trường thì lượng trao đổi giữa

cung và cầu nông sản càng ítđi. Tuỳ từng trường hợp, sự biếnđộng tăng

(giảm) giá nông sản trên thị trường đều có ảnh hưởng trực tiếp đến người sản

xuất (người tiêu dùng) nông sản.

Chính phủ điều hoà giá cả thị trường nông sản là sự thể hiện tập trung

nhất đường lối phát triển nền nông nghiệp theo cơ chế thị trường định hướng

XHCN có sự quản lý của Nhà nước mà Đảng đã vạch ra. Trong quá trình xây

dựng và phát triển nông nghiệp, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam đã áp dụng các biện pháp chủ yếu sau đây để điều hoà giá cả thị

trường nông sản:

2.1. Kiểm soát giá và định mức cung cấp thực phẩm cơ bản.

Kiểm soát giá và định mức cung cấp thực phẩm cơ bản cũng như các

nhu yếu phẩm khác được coi là biện pháp chủ yếu điều tiết thị trường trong

một thời gian dài trước đây, xuất phát từ yêu cầu của việc xây dựng nền nông

nghiệp kế hoạch hoá tập trung và hơn nữa là yêu cầu bắt buộc của hoàn cảnh

chiến tranh. Trong những năm đầu thời kỳ đổi mới, Chính phủ ta vẫn dùng

241

biện pháp này để điều tiết thị trường nông sản, đảm bảo nhu yếu phẩm cho

mọi tầng lớp dân cư trong điều kiện khủng hoảng kinh tế và lạm phát.

2.2. Định giá trần hoặc giá sàn.

Định giá trần thường được sử dụng khi người ta cho rằng giá thị trường

là cao đến mức một khi trở nên phổ biến thì sẽ gây bất lợi lớn cho một số

tầng lớp dân cư tiêu dùng nông sản. Định giá trần là việc Chính phủ ra quyết

định rằng một loại nông sản nào đó chỉ được bán với gía cao tối đa là Po,

thấp hơn giá thị trường.

Mặc dù giá chính thức là Po, nhưng giá thực của thị trường lại cao hơn,

đó là giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả để mua nông sản. Vì người bán

không thể công khai nâng giá nên họ có thể tìm cách giảm chất lượng sản

phẩm, hoặc có thể họ tìm gặp nhiều người tiêu dùng trên thị trường "chợ

đen". Sự hình thành thị trường "chợ đen" là xu hướng chủ yếu chống lại biện

pháp điều hoà thị trường nông sản của Chính phủ bằng cách định giá trần.

Ngược lại, Chính phủ cũng có thể định giá sàn đối với nông sản khi

người ta cho rằng giá thị trường là quá thấp, ảnh hưởng đến lợi ích người sản

xuất . Trong trường hợp này, giá thực của thị trường thấp hơn giá sàn qui

định của Chính phủ, nên có một lượng cung dư thừa trên thị trường, Chính

phủ thường áp dụng chính sách mua trợ giá đối với lượng hàng dư thừa trong

một thời gian nhất định lúc thu hoạch (có sự trợ giúp từ quĩ bình ổn quốc

gia). Việc làm này gắn liền với việc lập các kho dự trữ tạm thời.

2.3. Lập quỹ dự trữ quốc gia.

Lập quỹ dự trữ quốc gia đối với một số nông sản chủ yếu, đặc biệt gạo,

để đảm bảo an toàn lương thực trên phạm vi toàn quốc. Chính phủ là người

trực tiếp sử dụng quỹ này để điều hoà thị trường lương thực trong trường hợp

242

thiên tai hoặc điều hoà giá cả thị trường trong trường hợp phái áp dụng biện

pháp định giá trần và giá sàn.

2.4. Một số giải pháp khác.

ở những nước có nền kinh tế phát triển, đặc biệt là các nước thuộc khối

Cộng đồng chung Châu Âu (EU), Chính phủ còn sử dụng thêm các biện pháp

kinh tế đặc thù để điều hoà tình trạng cung vượt qúa cầu đối với một số loại

nông sản như: Nâng khối lượng tiêu dùng trong nước bằng cách trợ cấp cho

việc dùng nông sản làm thức ăn chăn nuôi gia sức; Hạn chế khối lượng cung

bằng trợ cấp cho việc bỏ hoá ruộng đất; Trợ cấp xuất khẩu bằng cách bù lỗ

xuất khẩu trích từ ngân sách quốc gia; Viện trợ lương thực - thực phẩm cho

các nước đang phát triển. Đối với nước ta, nếu biết phối hợp lợi dụng có hiệu

quả chính sách viện trợ lương thực - thực phẩm của Tổ chức nông lương của

Liên hiệp quốc (FAO), chắc chắn sẽ thúc đẩy một số mặt của quá trình phát

triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, cũng như tạo điều kiện giải quyết tốt

hơn việc điều hoà cung cầu thị trường nông sản trong những trường hợp đặc

biệt.

243

Tóm tắt chương

1. Sản xuất nông sản hàng hoá là quá trình có mục đích định sẵn vào

việc sản xuất nông sảnđể bán. Thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá nông

sản có ý nghĩa nhiều mặt về kinh tế và xã hội trong phát triển nông nghiệp

nông thôn.Để phân tích tình hình và trình độ phát triển sản xuất hàng hoá

trong nông nghiệp, cần phải sử dụng chỉ tiêu tỷ suất nông sản hàng hoá, được

tính bằng tỷ lệ phần trăm của khối lượng nông sản hàng hoá so với khối

lượng sản phẩm sản xuất ra.

2. Chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp là điều kiện để thực hiện sản

xuất hàng hoá qui mô lớn và hiệu quả cao. Tuy nhiên trong ngành nông

nghiệp, chuyên môn hoá phải kết hợp với đa dạng hoá sản xuất. Tính tất yếu

phải kết hợp hợp lý chuyên môn hoá với đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp

bắt nguồn từ những đòi hỏi khách quan cả về phương diện kỹ thuật - sinh thái

lẫn phương diện kinh tế - xã hội.

3. Khái niệm cung sản phẩm nông nghiệp phản ánh lượng hàng hoá

nông sản của các doanh nghiệp và hộ gia đình nông dân có khả năng sản xuất

và sẵn sàng bán với mỗi mức gía trong mỗi thời điểm nhất định. Không thể

nói cung nông sản chung chung mà phải gắn cung với từng mức giá cụ thể và

244

ở một hoàn cảnh cụ thể của các nhân tố ảnh hưởng đến cung. Tương tự như

vậy, khái niệm cầu nông sản phản ánh lượng hàng hoá nông sản mà người

mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở mỗi mức giá trong những thời điểm

nhất định.

4. Trọng tâm của việc nghiên cứu cung cầu nông sản hàng hoá là việc

phân tích, chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu, đo lường mức độ

ảnh hưởng của các nhân tố nếu có thể được. Công cụ sử dụng trong việc đo

lường này là các hệ số co dãn.

5. Thị trường nông sản hàng hoá đạtđược trạng cân bằng khi giá cả

được hình thành ở mức khối lượng nông sản đem bán vừa bằng với nhu cầu

của người mua và với giáđó không có khuynh hướng biếnđộng giá cả và

khối lượng nông sản hàng hoá. Tuy nhiên đây là trạng thái lý tưởng, còn trên

thực tế thường diễn ra trạng thái mất cân bằng, biểu hiện ở sự biến động của

giá cả nông sản. Khi có những biến động về kinh tế và xã hội. Trong những

trường hợp như vậy, Chính phủ thường phải sử dụng những công cụ chính

sách thích hợpđểđiều tiết nhằm lập lại trạng thái cân bằng mới trên thị

trường nông sản.

245

Câu hỏi ôn tập

1. Sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp là gì? Vì sao chuyên môn hoá

phải kết hợp với đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp?

2. Phân tích các nhân tốảnh hưởng trình độ chuyên môn hoá và phát

triển sản xuất hàng hoá nông nghiệp?

3. Cần chú ý những vấn đề gì khi nghiên cứu khái niệm cung, cầu nông

sản? Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến cung cầu nông sản?

4. Trình bày vai trò của Chính phủ trong việc điều tiết thị trường nông

sản nội địa ?

5. Bài tập thực hành về tính toán các hệ số co dãn và hướng vận dụng ?

246

Chương 9

Thị trường và phân tích thị trường nông

nghiệp.

I. Bản chất và chức năng của thị trường nông nghiệp.

1. Bản chất của thị trường nông nghiệp.

Xét về mặt lịch sử, thị trường xuất hiện và phát triển cùng với sự phát

sinh, phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Mới đầu là sự trao đổi trực

tiếp bằng hiện vật. Mãi sau này khi tiền tệ ra đời và đóng vai trò trung gian,

tiền tệ giữ chức năng định giá cho mọi hàng hoá trao đổi trên thị trường. ở

nước ta, từ khi chuyển sang cơ chế kinh tế mới, thuật ngữ thị trường được sử

dụng rất rộng rãi trong hoạt động thực tiễn và trên các sách báo kinh tế. Với

những cách thức sử dụng thuật ngữ thị trường theo những ngụ ý khác nhau,

đã hình thành những cụm từ đa dạng: Thị trường đầu vào, thị trường đầu ra,

thị trường phân bón, thị trường lúa gạo... gần đây cũng xuất hiện những cụm

từ tương tự để chỉ những thị trường cao cấp đang hình thành ở nước ta như:

Thị trường vốn, thị trường tài chính nông thôn, thị trường chứng khoán v.v...

Người ta lại cũng có thể sử dụng thuật ngữ thị trường thể hiện khía cạnh vị trí

không gian của sự trao đổi hàng hoá như: thị trường nông thôn, thị trường

thành phố, thị trường nội địa, thị trường quốc tế, thị trường khu vực ASEAN

Xét về phía kết quả của các cuộc trao đổi hàng hoá, kể cả trong trao đổi

hàng hoá giản đơn trực tiếp vật lấy vật hay trao đổi có dùng tiền làm trung

gian, thì kết cục của mọi cuộc mua bán trên thị trường đều là sự chuyển giao

quyền sở hữu một vật gì đó từ người chủ này sang người chủ khác với một

247

giá cả nhấtđịnh do họ thoả thuậnđịnh ra. Nói cách khác, nếu khi có sự

chuyển giao quyền sở hữu một vật gì đó thì cần có sự định giá vật đó trên thị

trường. Quá trìnhđịnh giá vật traođổi trên thị trường hàng hoá gọi là quá

trình mặc cả hayđàm phán giá trong thương mại.Đương nhiên, đàm phán

thương mại không chỉ là đàm phán giá mặc dù đàm phán gía cả là nội dung

quan trọng nhất. Mọi cuộcđàm phán thương mại giữa hai bên bán và mua

trong nền kinh tế thị trường phát triển cao đều mang lại kết quả là hình thành

được một tập hợp các thoả thuận cụ thể về việc mua bán một loại hàng hoá

hay dịch vụ cụ thể liên quan đến ngành nông nghiệp.

Như vậy, thuật ngữ thị trường được các nhà kinh tế sử dụng với tính

cách là một phạm trù kinh tế học trừu tượng. Cụm từ "thị trường nông

nghiệp"được sử dụng với ngụ ý phạm trù thị trườngđược sử dụng có liên

quanđến nông nghiệp nông thôn. Về bản chất, thị trường nông nghiệp nói

chung được hiểu là một tập hợp những thoả thuận, dựa vào đó mà các chủ

thể kinh tế trong và ngoài ngành nông nghiệp có thể trao đổi được các hàng

hoá nông sản hay các dịch vụ cho nhau.

Cũng giống như trong bất kỳ ngành kinh tế nào của nền kinh tế quốc

dân, trong nông nghiệp, sự phát triển của thị trường tuỳ thuộc trình độ phát

triển của kỹ thuật sản xuất, trình độ chuyên môn hoá của ngành và của các

vùng nông nghiệp. Trong điều kiện nền nông nghiệp kém phát triển, tỷ suất

hàng hoá chưa cao, các cuộc trao đổi quyền sở hữu các sản phẩm thường diễn

ra trực tiếp giữa nông dân với người tiêu dùng thực phẩm. Phần lớn các hộ

nông dân đem các sản phẩm dư ngoài phần tiêu dùng đến các chợ địa phương

để bán cho những người tiêu dùng khác. Trongđiều kiện nền kinh tế phát

triển, người ta ít tiêu dùng trực tiếp các nông sản thô hơn. Phần lớn các nông

sản thô sau khi thu hoạch đều phải trải qua những khâu chế biến nhất định

theo những yêu cầu nhất định về chất lượng, thẩm mỹ, dinh dưỡng, vệ sinh

v.v... với những trình độ kỹ thuật khác nhau, rồi thông qua hệ thống thương

nghiệp bán lẻ để đến với người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy là cùng với sự

phát triển ngày càng cao của sản xuất và trao đổi hàng hoá trong nông nghiệp,

thị trường nông nghiệp phát triển ngày càng phức tạp. Tính chất phức tạp và

đa dạng của thị trường nông nghiệp là do tínhđa dạng trong nhu cầu tiêu

dùng các loại nông sản thực phẩm của người dân ở thành thị hay nông thôn.

248

Tuy nhiên, nếu ta coi một loạt những biến đổi về quyền sở hữu và các quá

trình kinh tế - kỹ thuật làm cho sản phẩm từ những người sản xuất nông

nghiệp (doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, hộ nông dân...)đến tay người

tiêu dùng cuối cùng là những dây chuyền marketing thì có rất nhiều dây

chuyền khác nhau tuỳ thuộcđặc điểm sản xuất và tiêu dùng mỗi loại nông

sản nhất định. Ví dụ, thịt có thể bán cho tiêu dùng trực tiếp ở chợ nông thôn,

hoặc cũng có thể đem chế biến thành các loại sản phẩm thực phẩm đa dạng

để bán cho người tiêu dùng trong nước hoặc quốc tế. Mỗi dây chuyền

marketing nói trên tuy khác nhau nhiều về thời gian, không gian, hình thức

biến đổi của sản phẩm, các chủ thể quan hệ mua bán ... nhưng chúng đều có

thể được xem xét trên hai mặt:

- Cơ cấu tổ chức của mỗi dây chuyền tuỳ thuộc loại hình kinh doanh

của những người nắm quyền sở hữu sản phẩmởđiểm nào đó trên dây

chuyền.

- Chức năng hoạt động tạo ra giá trị được thực hiện ở mỗi khâu tuỳ

thuộc vào những chi phí thu gom, chế biến, vận chuyển, bảo quản... mà

những người kinh doanh hoạt động trên dây chuyền đã thực hiện.

Việc đi theo những dây chuyền marketing khác nhau để hiểu cơ cấu tổ

chức của thị trường nông nghiệp không làm mấtđi sự khác nhau bản chất

giữa marketing nông nghiệp với thị trường nông sản. Hiện nay ở nông thôn

nước ta, nghề xay sát gạo bằng máy xát nhỏ rất phát triển, đảm nhận phần lớn

việc xay sát thuê cho người tiêu dùng nông thôn. Chủ xay sát chỉ làm thuê để

lấy công chứ không có quyền sở hữu các sản phẩm xay sát, nói cách khác họ

chỉ làm dịch vụ. Sau Nghị định 388 của Chính phủ (1991), trong nông nghiệp

hình thành mô hình tổ chức theo công ty. Có những công ty kinh doanh với

phương thức thống nhất theo ngành dọc như công ty mía đường Lam Sơn

chẳng hạn. Công ty có nhiệm vụ nắm từ khâu trồng mía, chế biến đường cao

cấp, bỏ vốn đầu tư hoặc tổ chức các hoạt động vận chuyển cho tới khâu bán

buôn sản phẩm đường. Các khâu mắt xích từ nông sản nguyên liệu, mua gom,

chế biến, cho tới khâu bán buôn được hợp nhất thành một đầu mối quản lý.

Như vậy vấn đề có tính nguyên tắc thể hiện bản chất của thị trường và do đó

trọng tâm phân tích thị trường, là mỗi lần chuyển giao quyền sở hữu đều kéo

theo một lần định giá, do đó sẽ có một hệ thống giá, dựa vào đó tạo lập sự cân

bằng cung cầu trên thị trường. Giá mà nông dân bán cho thương nhân gọi là

249

giá của người sản xuất hoặc giá nông trại. Giá mà thương nhân bán cho xí

nghiệp chế biến gọi là giá bán buôn... Giá bán lẻ là giá hình thành ở lần

chuyển giao cuối cùng quyền sở hữu từ người bán lẻ sang người tiêu dùng

nông lâm thuỷ sản.

Lập luận trên đây cũng hoàn toàn phù hợp với thị trường các yếu tố

đầu vào của sản xuất nông nghiệp, ví dụ như phân bón, thuốc trừ sâu, máy

móc ... ở đây người nhập khẩu được coi là mắt xích đầu tiên của dây chuyền

và hộ nông dân là người tiêu dùng cuối cùng các yếu tố sản xuất đó, cũng có

chức năng tạo thêm giá trị các yếu tố sản xuất đã sử dụng.

2. Chức năng của thị trường nông nghiệp.

Bản chất của thị trường nông nghiệp còn thể hiệnở những chức năng

của nó. Với tính cách là một phạm trù kinh tế, thị trường nông nghiệp có

những chức năng cơ bản sau đây:

a. Chức năng thừa nhận.

Mọi yếu tố đầu vào của sản xuất và đầu ra của nông sản hàng hoá đều

thực hiện được việc bán, tức là chuyển quyền sở hữu nó với những giá nhất

định, thông qua việc thực hiện một loạt các thảo thuận về giá cả, chất lượng,

số lượng, phương thức giao nhận hàng... trên thị trường. Chức năng thừa

nhận của thị trường thể hiện ở chỗ người mua chấp nhận mua nông sản hàng

hoá của người bán và do vậy hàng hoá đã bán được. Thực hiện chức năng này

nghĩa là thừa nhận các hoạt động sản xuất nông sản hàng hoá và mua bán

chúng theo yêu cầu các qui luật của kinh tế thị trường.

b. Chức năng thực hiện.

Hoạtđộng mua và bán là hoạtđộng lớn nhất, bao trùm nhất của thị

trường. Trong nền kinh tế thị trường phát triển, mọi yếu tố đầu vào cho sản

xuất và đầu ra của sản phẩm chủ yếu đều được tiền tệ hoá thì hoạt động mua

bán là cơ sở quan trọng quyết định các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể

kinh tế. Chức năng thực hiện của thị trường thể hiện ở chỗ, thị trường thực

250

hiện hành vi trao đổi, thực hiện cân bằng cung cầu từng loại hàng hoá, hình

thành giá cả và thực hiện giá trị của các nông sản phẩm.

c. Chức năng điều tiết kích thích.

Nhu cầu thị trường là mục đích đáp ứng của mọi quá trình hoạt động

sản xuất - kinh doanh. Thị trường vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy

các chủ thể kinh tế. Đây chính là cơ sở khách quan để thực hiện chức năng

điều tiết kích thích của thị trường. Thực hiện chức năng này, thị trường có vai

trò quan trọng trong việc phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực khan hiếm

của đất nước và sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như từng phân ngành

của nông nghiệp nói riêng.

d. Chức năng thông tin.

Có nhiều kênh thông tin kinh tế, trongđó thông tin thị trường là rất

quan trọng. Chức năng thông tin thị trường bao gồm: Tổng cung, tổng cầu

nông sản hàng hoá, cơ cấu cung cầu các loại nông sản hàng hoá, chất lượng,

giá cả hàng hoá, thậm chí cả thị hiếu, cách thức, phong tục tiêu dùng của

nhân dân v.v... Những thông tin thị trường chính xác là cơ sở quan trọng cho

việc ra các quyết định.

Các chức năng nêu trên của thị trường nông nghiệp có mối quan hệ

chặt chẽ với nhau, làm cho thị trường thể hiện đầy đủ vai trò bản chất của

mình. Chức năng thừa nhận là quan trọng nhất, có tính chất quyếtđịnh.

Chừng nào chức năng này được thực hiện thì các chức năng khác mới phát

huy tác dụng. Mặt khác, khi chức năng thừa nhận đã được thực hiện mà các

chức năng khác không thể hiện ra thì chắc chắn đã có những yếu tố phi kinh

tế nào đó can thiệp vào thị trường làm cho nó bị biến dạng đi.

II. Phân tích đặc điểm của thị trường nông nghiệp

Do đặc điểm của sản xuất và tiêu dùng hàng nông sản, thị trường nông

nghiệp là thị trường đa cấp. Vấn đề trọng tâm của việc phân tích thị trường

nông nghiệp là phân tích trạng thái cân bằng ở mỗi cấp thị trường.

251

Mỗi loại nông sản đáp ứng đòi hỏi của thị trường về tất cả các mặt:

Thời gian, không gian, chất lượng, giá cả sản phẩm... Do vậy, các chủ thể

kinh tế tham gia trên dây chuyền marketing cần bỏ ra những chi phí nhất định

đểđáp ứng nhữngđòi hỏi nói trên của thị trường. Những chi phí nàyđược

phản ánh vào giá cả. Khi thị trường chấp nhận giá, gồm giá nông sản thô

cộng với những chi phí marketing thì chênh lệch giữa giá đó với giá ở cấp thị

trường trước đó được gọi là độ cận biên thị trường.

Với giả định không có tình trạng độc quyền trên thị trường và việc tổ

chức hệ thống marketing hợp lý, ta xem xét độ cận biên thị trường trên hai

khía cạnh:

- Với một độ cận biên nhất định (có thể thu thập được từ số liệu thống

kê hoặc qua điều tra) ta có thể phân tích được hậu quả của việc thay đổi của

cung hoặc cầu trên thị trường nông sản.

- Nếu nhờ một cải tiến nàođó làm tăng hiệu quả của dây chuyền

marketing thì cả người bán và người mua đều được lợi. Mức độ lợi ích của

mỗi bên tuỳ thuộc độ dốc của đường cung và cầu (tức là hàm cung và cầu cụ

thể) về loại nông sản đang được nghiên cứu.

Trong hoạt động thực tiễn với một loại nông sản nhất định thường có

sự chênh lệch giá ở các thị trường địa phương khác nhau. Nếu chênh lệch đó

khôngđủ bùđắp chi phí vận chuyển, bảo quản ... giữa các thị trườngđịa

phương thì sẽ không có hiện tượng di chuyển sản phẩm từ thị trường này

sang thị trường khác. Ngược lại, nếu chênh lệch giá giữa hai thị trường địa

phươngđủ bùđắp chi phí marketing và có lãiđủ sức thuyết phục thương

nhân hoạtđộng, sẽ có sự phân bổ lại lượng cung giữa các thị trườngđịa

phương, do đó tạo lập sự cân bằng mới ở mỗi thị trường. Dựa vào việc phân

tích độ cận biên thị trường ta có thể hiểu được các giá cân bằng không giống

nhau ở các thị trường địa phương khác nhau là một thực tế khách quan.

1. Độ cận biên thị trường và giá cả nông sản.

Chúng ta tiếp cậnở phía những người tiêu dùng nông sản từ hai khía

cạnh của quá trình. Thứ nhất là với trình độ phát triển hiện nay của nền kinh

tế, người dân tiêu dùng các lượng lương thực thực phẩm chế biến chưa nhiều,

252

nhưng ở nông thôn người nông dân thường sử dụng nông sản thô nhiều hơn,

còn ở thành phố thì người dân tiêu dùng các sản phẩm đã qua chế biến với số

lượng lớn hơn.Điềuđó chỉ ra rằng những người tiêu dùng khác nhau có

những nhu cầu khác nhau về qui cách, mức chất lượng và dịch vụ nông sản

hàng hoá. Thứ hai là xét về lâu dài, khi thu nhập và mức sống tăng lên cùng

với sự phát triển cao hơn của nền kinh tế, nhu cầu của người tiêu dùng ở cả

thành thị và nông thôn đều tăng lên đối với các dịch vụ làm tăng giá trị của

nông sản hàng hoá. Kết quả là trong cơ cấu giá mua nông sản thực phẩm của

người tiêu dùng, phần chi trả cho các dịch vụ có chiều hướng tăng lên, còn

phần trả cho sản phẩm thô thì giảm đi. Cùng với sự phát triển kinh tế, độ cận

biên thị trường sẽ tăng lên. Độ cận biên thị trường giữa giá lẻ và giá nông trại

là sự chênh lệch giữa giá bán lẻ cuối cùng cho người tiêu dùng và giá mà

người nông dân nhậnđược khi bán nông sản. Tuỳ những mụcđích khác

nhau, người ta có thể nghiên cứu độ cận biên thị trường ở hai cấp thị trường

bất kỳ, nên có thể chú trọng độ cận biên thị trường giữa giá bán lẻ với giá bán

buôn, hoặc giữa giá bán buôn với giá nông trại ... Như vậy sẽ không làm

xuyên tạc bản chất của vấn đề nghiên cứu khi ta chỉ giới hạn việc phân tích

độ cận biên ở chỗ khảo sát hai cấp trao đổi quyền sở hữu.

Có thể coi nhu cầu ở cấp thị trường bán lẻ bao gồm hai phần: Nhu cầu

đối với nông sản thô và nhu cầu đối với một loạt các dịch vụ. Nhu cầu đối với

nông sản thô gọi là nhu cầu phái sinh, xuất phát từ nhu cầu ban đầu ở cấp bán

lẻ có kết hợp cả nông sản thô và dịch vụ. Đường cầu này được tạo ra bằng

cách đem mỗi điểm trên đường cầu ban đầu trừ đi giá trị về nhu cầu cách dịch

vụ. Vì nhu cầu đối với dịch vụ về mỗi đơn vị lượng hàng tiêu dùng không đổi

với tất cả các giá lẻ nên hai đường song song (hình 9.1).

P

Pr

Đường cung phái sinh

Đường cung ban đầu

Pf Đường cầu ban đầu

Đường cầu phái sinh

Q*

Q

Hình 9.1: Các hàm ban đầu và hàm phái sinh, các độ cận biên thị

trường nông sản.

Đường cong cầu phái sinh hoàn toàn co dãn với giá, bằng hiệu số

253

không đổi giữa đường cầu ban đầu và đường cầu phái sinh. Giá này phản ánh

giá các dịch vụ và do đó bằng chênh lệch giá giữa giá lẻ và giá ở nông trại.

Có thể coi lượng cung của nông trạiđối với nông sản thô làđường

cung ban đầu về nông sản đó. Còn có hàm cung đối với các dịch vụ mà người

tiêu dùng cần mua. Đường cung phái sinh này cũng hoàn toàn co dãn đối với

giá các dịch vụ, vì vậy nó song song với đường cung ban đầu, bằng hiệu số

giữa giá Pr và Pf ở trạng thái cân bằng.

Minh hoạ ở hình 9.1 cho thấy trạng thái cân bằng đồng thời ở hai cấp

thị trường bán lẻ và nông trại, lượng sản phẩn cân bằng là Q*.ở cấp thị

trường nông trại,đường cung banđầu cắtđường cầu phái sinh với lượng

hàng Q* và giá cân bằng Pf. ở cấp thị trường bán lẻ, đường cung phái sinh cắt

đường cầu ban đầu với lượng Q* nhưng giá cân bằng cao hơn, ở Pr, phản ánh

sự cân bằng cung cầu đối với các dịch vụ thị trường đã phối hợp với nông sản

thô.

Như vậy, khi người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cho độ thoả dụng mà hệ

thống thị trường tạo ra về thời gian, không gian, hình thức sản phẩm v..v... thì

ở đây độ cận biên thị trường phản ánh sự chuẩn bị đầy đủ thoả dụng đó cho

người tiêu dùng. Mức độ và các loại chi phí cho sự "chuẩn bị" này hoàn toàn

tuỳ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường.

Đến đây, ta xét hai trường hợp cụ thể:

a. Trường hợp độ cận biên thị trường không thay đổi.

Ta có thể giảđịnhđược rằng trong thời hạn ngắn,độ cận biên thị

trường không thay đổi. Vì nhu cầu đối với dịch vụ có hệ số co dãn hầu như

toàn toàn đối với giá ở bất kể điểm nào, như giả định ở hình 9.1 nên sự dịch

chuyển của đường cong cung và cầu ban đầu sẽ làm cho giá cân bằng thay

đổi những lượng bằng nhau ở tất cả mọi cấp thị trường. Giả sử đường cầu ban

đầu dịch chuyển lên nhưng không kéo theo sự chuyển dịch nhu cầu đối với

các dịch vụ, thì nhu cầu phái sinh đối với các sản phẩm thô phải dịch chuyển

đi lên giống như nhu cầu ban đầu. Bởi vì cả hai đường cầu và cung có cùng

độ dốc, nên mức tăng giá lẻ từ Pr lên P'r phải bằng mức tăng giá ở nông trại

từ Pf lên P'f. Như vậy, nếu độ cận biên thị trường coi như cố định trong thời

gian ngắn, chúng ta có thể chỉ ra hậu quả của sự chuyển dịch đường cong

cung và cầu đối với cả người sản xuất và người tiêu dùng, do đó đánh giá

được những biến động về lượng hàng, giá cả, doanh thu và chi phí (hình 9.2).

P

Đường cung phái sinh

254

P'r

Pr

P'f

Pf

Đường cung ban đầu

Đường cầu ban đầu 2

Đường cầu ban đầu 1

Đường cầu phái sinh 2

Đường cầu phái sinh 1

Q

Hình 9.2: Hiệu quả của sự chuyển dịch đường cầu ban đầuđối với

nông sản thô.

b. Trường hợp độ cận biên thị trường thay đổi.

Trong thời hạn dài, có nhiều nguyên nhân làm thay đổi độ cận biên thị

trường và sự thay đổi đó có ảnh hưởng đến cả người tiêu dùng và người sản

xuất. Như trên hình 9.1 đã chỉ ra, độ cận biên thị trường giữa giá bản lẻ Pr và

giá nông trại Pf gồm những chi phí vận chuyển, chế biến, dự trữ ... Nếu gạt

bỏ những nguyên nhân làm ăn kém hiệu quả và lợi nhuận quá cao của các

chủ thể tham gia dây chuyền marketing thì những chi phí này là cần thiết để

thực hiện việc cung cấp hàng hoá kịp thời, đúng địa điểm và chất lượng phù

hợp cho người tiêu dùng. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng bất kỳ một sự cải

tiến nào về vận chuyển và tổ chức hệ thống thị trường làm cho chi phí giảm

đi đều có lợi cho cả người tiêu dùng và người sản xuất (hình 9.3).

Đường cung phái sinh

Đường cung phái sinh

P

Pr

P'r

P'f

Pf

Pm

P'm

Đường cung ban đầu

Đường cầu ban đầu

Đường cung các dịch vụ marketing

Đường cung các dịch vụ marketing mới

Q

255

Hình 9.3. Hiệu quả của sự giảm bớt được chi phí trên dây chuyền thị

trường

Do chi phí lớn về dịch vụ markrting trên dây chuyền theo giá Pm,

đường cong cung phái sinh với giá lẻ được hình thành bằng cách cộng thêm

đoạn thẳng đứng Pm và đường cong cung ban đầu ở cấp nông trại. Giao điểm

đường cong cung phái sinh với đường cong cầu ban đầu ở cấp bán lẻ cho giá

cân bằng thị trường Pr. Nghĩa là khi giá cân bằng, giá ở nông trại sẽ là Pf = Pr

- Pm. Nếu hoàn thiện phương tiện vận chuyển và đường giao thông làm cho

chi phí trên dây chuyền thị trường giảm xuống còn P'm, đường cong cung

phái sinh dịch chuyển xuống và có thể cắt đường cong cầu ban đầu và tạo ra

giá bán lẻ cân bằng P'r. Như vậy giá lẻ hạ đi và thị trường mở rộng ra với

lượng cầu tăng lên từ a lên b. Khi đó giá ở nông trại cũng cần thiết tăng từ Pf

lên P'f để thúc đẩy tăng sản lượng từ a lên b. Nói cách khác, lợi ích của việc

giảm chi phí trên dây chuyền thị trường được phân chia cho người sản xuất

và người tiêu dùng theo tỷ lệ tuỳ thuộc vào độ dốc của đường cong cung và

cầu.

Như vậy, nếu độ cận biên thị trường giảm đi trong khi chất lượng sản

phẩm vẫn như cũ thì hiệu quả của hệ thống dây chuyền thị trường sẽ tăng lên.

Trong mỗi dây chuyền của hệ thống thị trường, mỗi đoạn mắt xích của dây

chuyền lại làm tăng giá trị cho sản phẩm ở mắt xích tiếp theo. Đến lượt nông

dân thì làm tăng giá trị các yếu tố đầu vào mà họ mua về. Như vậy, giá cả mà

nông dân chấp nhận cùng với lượng sản phẩm bán ra của họ phụ thuộc rất

nhiều vào kết qủa hoạt động của các doanh nghiệpđứng trước và sau họ

trong dây chuyền marketing.

2. Sự hình thành giá cả theo thời vụ.

Ngành nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất có nhiều đặc điểm

riêng, trong đó tính thời vụ khá cao là nét đặc trưng nhất. Tính thời vụ của

sản xuất nông nghiệp thể hiện rõ ở sự biến động của giá cả thị trường theo

thời vụ, đặc biệt là tính không ổn định của giá cả thị trường đầu ra. ở đây,

việc phân tích thị trường nông nghiệp tập trung vào sự hình thành giá cả thị

trường theo thời gian.

Trên hình 9.4, bên phải trục tung cho thấy sự cân bằng cung cầu và giá

cả loại nông sản điển hình, ví dụ lúa gạo, trên thị trường cạnh tranh. Trong ví

dụ này, đường cong cung và đường cong cầu cắt nhau tại Q1, P1. Đối diện

qua trục tung, giá lúa gạo lúc trái vụ thì chạy dài qua bên trái. Trên trục

hoành, đối diện qua gốc 0 về phía trái biểu diễn lượng cầu lúc trái vụ và do

vậy đường cầu lúc trái vụ dốc xuống về phía trái và đối xứng với đường cầu

lúc mùa vụ qua trục tung.

Hàm cung thị trường lúc trái vụ

của người buôn

256

Hàm cung quá độ lúc

mùa vụ

trái vụ

P1

P3

P2

Qs

lúc

Qd lúc trái vụ

Qd lúc mùa vụ

Q trái vụ

Q

O Q2 Q1 Q3 Q mùa vụ

Hình 9.4: Phân tích cung cầu và giá cả theo thời vụ.

Lúc trái vụ, lượng cung bằng 0 tại điểm bắt đầu nhưng vẫn có nhu cầu

về lúa gạo trong mọi thời điểm, nên lúc trái vụ nhu cầu về gạo được đáp ứng

bằng lượng gạo dự trữ do lượng cung quá độ lúc mùa vụ cung cấp. Toàn bộ

tình hìnhđược mô tả ở hình 9.4. Trên hình 9.4 chưa có mô tả phí lưu kho.

Như vậy, giá khởi điểm tối thiểu của gạo lúc trái vụ để thương nhân sẵn sàng

bán phải cao hơn mức giá P2 (bằng giá mua vào lúc mùa vụ cộng thêm phí

lưu kho). Nếu phí lưu kho là cao làm cho tổng chi phí của thương nhân gồm

giá mua vào cộng với phí lưu kho cao hơn mức giá tối đa có thể có lúc trái vụ

(mức giá P3 chẳng hạn), thì người kinh doanh lương thực sẽ bị thua lỗ, nếu

càng thấp hơn thì họ càng có lợi nhuận hơn. Để tiện phân tích ta giả định là

phí lưu kho bằng không.

Xem xét giá P1. Nếu giá P1 phổ biến suốt thời kỳ mùa vụ thì lượng

cung sẽ cân bằng với lượng cầu trên thị trường, sẽ không có lúa gạo để mua

dự trữ. Đường cung quá độ sẽ khởi điểm tại toạ độ 0, P1. Muốn có dự trữ,

thương nhân phải trả giá cao hơn P1 (giá lúc mùa vụ), giả dụ giá P2. Khi đó,

lượng cầu lúc mùa vụ giảmđi và lượng cung cho thị trường tăng thêm.

Lượng cung quá độ này được thương nhân đưa vào dự trữ. Như vậy lượng

cung quá độ để cung cấp cho thị trường lúc trái vụ chính là hàm số của giá

lúa gạo lưu hành lúc mùa vụ. Trên hình vẽ, đường nét liền biểu diễn hàm số

này trước khi gánh chịu mức chi phí kinh doanh của thương nhân do phải trả

giá P2 cao hơn mức giá P1 của thị trường lúc mùa vụ; còn đường nét đứt biểu

diễn hàm số đó sau khi có khoản chi phí này. Quan hệ giá cả - số lượng biểu

257

thị lượng cung thị trường theo giá lúc trái vụ nên đường nét đứt phản ảnh giá

lúa gạo tương đương phải có trong lúc trái vụ để bù đắp chi phí kinh doanh

và có lợi nhuận của thương nhân.

Quan hệ cân bằng thị trường tại Q, P3 lúc trái vụ có thể được xác định

bằng giá mà tại đó lượng cung quá độ lúc có mùa vụ bằng với lượng cầu lúc

trái vụ. Theo thí dụở hình 9.4, lúc mùa vụ lượng cầu thị trường là Q2 và

lượng cung thị trường là Q3. Hiệu số lượng cung và lượng cầu (Q3 - Q2) phải

bằng lượng mà thương nhân mua dự trữ cung cho thị trường lúc trái vụ.

3. Tình trạng độc quyền tương đối phổ biến trên thị trường nông

nghiệp.

Nền nông nghiệp vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của

Nhà nước chịu tác động của qui luật cạnh trạnh thị trường. Về lý luận, có hai

loại cạnh tranh thị trường trong nông nghiệp, đó là thị trường cạnh tranh hoàn

hảo và thị trường độc quyền. Về mặt thực tiễn cho thấy, không phải mọi thị

trườngđều có tính chất cạnh tranh, mà ngược lại trong nông nghiệp,độc

quyền một người bán và độc quyền một người mua là những nét đặc trưng

của thị trường nông nghiệp. Với trường hợpđộc quyền bán, ví dụ trên một

vùng nông thôn rộng lớn chỉ có một công ty thương mại của Nhà nước đảm

nhiệm phần lớn việc cung ứng phân bón, thuốc sâu và các vật tư nông nghiệp

khác cho các hộ giađình. Trường hợpđộc quyền mua mang tính chất phổ

biến hơn. Ví dụ, trên một vùng nàođó chỉ có một nhà máy chế biến mua

nguyên liệu do nông dân sản xuất ra; hoặc mỗi ngành sản phẩm nông nghiệp

chỉ có một hoặc hai công ty tham gia xuất khẩu nông sản ra thị trường thế

giới.

Trên thị trường nông nghiệp, độc quyền tồn tại dưới hai trạng thái: độc

quyền nhất thời và độc quyền lâu dài. Độc quyền nhất thời thường gắn với

những điều kiện còn thiếu vắng cho một thị trường cạnh tranh hoàn hảo như

trình độ công nghệ, khả năng quản lý không đều của các doanh nghiệp, điều

kiện và kiến thức tiếp thị còn thiếu v.v... Độc quyền lâu dài thường gắn với

những yếu tố phi kinh tế như ngăn sông cấm chợ giữa các vùng và các địa

phận hành chính, đặc điểm kinh tế kỹ thuật của việc chế biến sản phẩm hoặc

258

không có những sản phẩm thay thế gần gũi.

Lý thuyết kinh tế học cũng đã chứng minh rằng khi làm cho một ngành

hàng trở thành độc quyền có thể gây ra tình trạng sản lượng cung cấp ít đi,

giá bán cho người tiêu dùng tăng lên và nhà kinh doanh thu được lợi nhuận

độc quyền. Về lâu dài, tình trạng độc quyền có thể gây ra những tín hiệu sai

lệch về giá cả và hiệu quả sản xuất, dẫn đến sự phân bổ và sử dụng kém hiệu

quả các nguồn lực trong ngành nông nghiệp.

Cũng tương tự như trong các ngành kinh tế khác, trong nông nghiệp

ngoài những độc quyền bắt buộc phải tồn tại, chủ yếu là các ngành dịch vụ

cho nông nghiệp nông thôn như vận tải, cung cấp điện, điện thoại ..., được

Nhà nước cho phép các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ, còn trong các lĩnh

vực khác, Nhà nước thường khống chế tình trạng độc quyền bằng hai hình

thức chủ yếu sau đây:

Một là, kiểm soát giá đối với các doanh nghiệp độc quyền. Trên thực

tế, bên cạnh việc giao một số lĩnh vực độc quyền cho các doanh nghiệp Nhà

nước, Nhà nước thường qui định các giá tối đa cung cấp điện, xăng dầu, phân

bón Urê... cho nông dân và qui định giá mua tối thiểu các nông sản mà các

nhà máy chế biến hay cơ quan thương mại phải trả cho người bán. Trong điều

kiện hiện nay ở nước ta, các yếu tố đầu vào của nông nghiệp chịu chi phối

của giá quóc tế. Do vậy, khi áp dụng biện pháp kiểm soát giáđộc quyền,

thông thường Nhà nước phải chi ra một khoản chi từ Ngân sách Nhà nước.

Hai là, đánh thuế trọn gói đối với lợi nhuận độc quyền cao. Thực chất

của chính sách này là chuyển dịch được một khoản tiền nhất định, có tính

chất cố định vào ngân sách Nhà nước mà không ảnh hưởng gì đến giá cả và

sản lượng của doanh nghiệp. Thực hiện chính sách này đòi hỏi có tài liệu đầy

đủ về lượng cầu đầu vào và chi phí của doanh nghiệp độc quyền. Trong hoạt

động thực tiễn, nếu có đủ các tài liệu về doanh nghiệp độc quyền, Nhà nước

có thể quyết định thực hiện giá theo chi phí cận biên. Khi đó cần kết hợp

đánh thuế trọn gói với phụ cấp theo đơn vị sản phẩm. Điều này khuyến khích

tăng sản lượng và tăng thu vào ngân sách. Trong trường hợp nếu nhà nước

đánh thuế trọn gói bằng mức phụ cấp chi trả cho mức sản lượng tối đa của

259

doanh nghiệp sẽ vừa khuyến khích tăng sản lượng và vừa chống trục lợi giữa

doanh nghiệp độc quyền và cán bộ nghiệp vụ thuế.

4. Thị trường nông nghiệp Việt Nam đang trong quá trình hội

nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

Môi trường thị trường mở cửa và hội nhập với bên ngoài là điều kiện

thúcđẩy quá trình hội nhập của nông nghiệp Việt Nam với thế giới và khu

vực. Hiện nay Chính phủ ta đã cam kết trong các Hiệp định Quốc tế với lộ

trình xác định, gồm: 1/ Hiệpđịnh tham gia AFTA: Tới năm 2006 thuế suất,

thuế nhập khẩu đối với tất cả mọi mặt hàng không vượt quá 5% (ví dụ đường

mía năm 2006, thịt và các bộ phận nội tạng gia cầm năm 2005 ...); Trong

danh mục các nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SEL) có 51 nông sản có

thời hạn cắt giảm thuế và hàng rào phi thuế chậm hơn, có thể sau năm 2006

nhưng đến năm 2013 thuế suất đối với toàn bộ nông sản chưa chế biến thuộc

danh mục SEL không quá 5% và toàn bộ hàng rào phi thuế phải bãi bỏ. Như

vậy, từ năm 2006 các nông sản chế biến và tới khoảng năm 2010 nhiều nông

sản chưa chế biến có thể vào thị trường nước ta không bị cản trơ về thuế và

hàng rào phi thuế. 2/ Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ: Mặc dù được ký kết

muộn hơn (tháng 7/2000) và thời gian thực hiện dài hơn (Việt Nam có thể

duy trì biện pháp hạn chế định lượng đối với nhiều loại nông sản nhập khẩu

từ Mỹ tới khoảng 2006, trong đó có sản phẩm thịt và chế phẩm dùng sản xuất

thứcănđộng vật nuôi), nhưng từ năm 2004 - 2006 các doanh nghiệp Mỹ

được phép kinh doanh nhập khẩu và phân phối một số sản phẩm, trong đó có

động vật sống ở thị trường Việt Nam. 3/ Nước ta cũng đã chấp thuận yêu cầu

tự do hoá thương mại của IMF và WB theo hướng bỏ các hạn chế định lượng

với AFTA trên cơ sở qui chế tối huệ quốc vào năm 2003. 4/ Trong quá trình

đàm phán để gia nhập WTO, nước ta có thể phải cam kết ràng buộc về thuế

quan đối với tất cả mọi hàng nông sản tại thời điểm gia nhập, theo đó mức

thuế xuất nhập khẩuđối với tất cả các hàng nông sản sẽ thấp (theo kinh

nghiệm Trung Quốc mức này là 36,2% năm 1992 còn 17,4% năm 1998 và dự

định giảm còn 14,5% năm 2005). Về các hàng rào phi thuế, tại thời đIểm gia

nhập nước ta phải loại bỏ mọi biện pháp hạn chế định lượng như hạn ngạch

hay giấy phép xuất khẩu. Hơn nữa, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ dần dần

được phép tham gia kinh doanh phân phối các loại nông sản trên thị trường

260

nước ta. Về hỗ trợ trong nước, các nước thành viên đang phát triển chỉ được

phép hỗ trợ cho một ngành nông nghiệp nào đó không quá 10% tổng giá trị

của ngành nông nghiệp đó. Về trợ cấp xuất khẩu, nước ta có thể phải cam kết

không trợ cấp xuất khẩu nông sản, nhưng với thành viênđang phát triển thì

chúng ta vẫn có thể trợ cấp cho các khâu liên quan đến vận tải, đóng gói hoặc

tiếp thị. Về các biện pháp kiểm dịch động vật nuôi trồng, ta phải cam kết thực

hiện các qui định của WTO, nghĩa là không thể lợi dụng các biện pháp này

nhằm mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước.

Trong khuôn khổ của các cam kết để hội nhập như trên, có thể nói thị

trường nông nghiệp Việt Namđang trong quá trìnhđổi mới trên nhiều

phương diện như: cung, cầu, cạnh tranh, các công cụ điều tiết v.v... cho phù

hợp với thông lệ quốc tế. Như vậy , việc hội nhập hoàn toàn và đúng lộ trình

thời gian là đòi hỏi bắt buộc củađổi mới cơ chế thị trường cho phát triển

nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

III. Những biện pháp chủ yếu hoàn thiện thị trường

nông nghiệp Việt Nam

Cùng với quá trình đổi mới kinh tếđất nước từ Nghị quyếtĐại hội

Đảng lần thứ VI (1986) đến nay, sự vận động phát triển của nền nông nghiệp

Việt Nam đang chuyển dần từng bước sang cơ chế thị trường có sự quản lý

của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các yếu tố cơ bản của cơ

chế thị trường trong nông nghiệp là cung, cầu, gía cả các yếu tố đầu vào của

sản xuất và đầu ra của sản phẩm từng bước hình thành và chịu sự chi phối

ngày càng nhiều hơn của các qui luật kinh tế thị trường. Xuất phát từ đường

lối xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, tham gia vào thị trường

nông nghiệp hiện nay gồm có các doanh nghiệp Nhà nước, các hợp tác xã,

tập đoàn sản xuất, các hộ nông dân được giao đất sử dụng lâu dài, các hình

thức kinh tế tư nhân. Mặt khác, với chủ trương xây dựng nền kinh tế hướng

ngoại, mở cửa và hội nhập, nền nông nghiệp Việt Nam cần phải nhanh chóng

hội nhập vào nền nông nghiệp quốc tế và khu vực.

Đáp ứng những xu hướng phát triển hợp qui luật nói trên, để góp phần

hoàn thiện thị trường nông nghiệp Việt Nam trong một khoảng thời gian đã

261

định theo các hiệp ước giữa nước ta với các nước khác, cần coi trọng một số

biện pháp chủ yếu sau đây:

1. Nhanh chóng xây dựng hệ thống thị trường đồng bộ cho nông

nghiệp, nông thôn.

Từng bước nhanh chóng hình thành đầy đủ hệ thống đồng bộ các thị

trường trong nông nghiệp nông thôn, gồm thị trường cung cấp các yếu tố đầu

vào cho sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm, trong đó quan trọng nhất là

thị trường vốn, thị trường dịch vụ kỹ thuật và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Trong nền kinh tế thị trường hiệnđại, thị trường vốn là thị trường

quan trọng nhất của hệ thống thị trường nông nghiệp nông thôn. Sự hoạt động

có hiệu quả vàổnđịnh của thị trường vốn có ý nghĩa đặc biệt to lớn trong

việc thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp và giải quyết những vấn đề xã

hội trong nông thôn. Với việcđổi mới ngành Ngân hàng và xây dựng hệ

thống ngân hàng Thương mại chuyên ngành trong nông thôn, ưu điểm cơ bản

của việc hình thành và phát triển thị trường vốn tín dụng trong nông nghiệp

nông thôn nước ta hiện nay là:

+ Hình thành đa dạng các loại hình ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn tín

dụng theo mục tiêu, gồm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn,

Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng phục vụ người nghèo v.v...

+ Hệ thống các quĩ tín dụng nhân dân ở nông thôn từng bước hình

thành đáp ứng nhu cầu huy động và sử dụng vốn tại chỗ trong dân cư.

+ Nạn cho vay nặng lãi đã từng bước bị khống chế .

+ Ngành Ngân hàng đã từng bước thực hiện tốt nhiệm vụ cho vay đối

với kinh tế hộ nông dân. Theo tài liệu điều tra năm 1994, doanh số cho vay

kinh tế hộ nông dân của các Ngân hàng Nông nghiệp chiếm tới trên 70% ở

Ngân hàng cấp tỉnh và 90% ở Ngân hàng cấp huyện.

+ Lãi suất cho vay và nhận gửi trên thị trường vốn tín dụng từng bước

chịu tác động của cung cầu trên thị trường. Tình trạng lãi suất thực âm về cơ

bản đã bị xoá bỏ góp phần lành mạnh hoá các quan hệ tín dụng ở nông thôn.

Nhược điểm cơ bản hiện nay là hộ nông dân thường rất khó vay hoặc

262

không vay được các món vay lớn và dài hạn từ ngân hàng. Điều này đã gây

khó khăn lớn cho việc đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông

thôn.

- Thị trường dịch vụ kỹ thuật đáp ứng nhu cầu về các yếu tố vật tư kỹ

thuật cho sản xuất nông nghiệp như các loại phân bón hoá học, thuốc trừ sâu,

thức ăn gia súc tổng hợp, máy móc nông cụ v.v... và nhu cầu về các dịch vụ

tư vấn hay phổ biến áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới. Sự phát triển và hoạt động

có hiệu quả của thị trường dịch vụ kỹ thuật trong nông nghiệp có ý nghĩa

quan trọng trong việc tăng trưởng nông nghiệp, từng bước công nghiệp hoá,

hiện đại hoá nông nghiệp và các ngành kinh tế khác ở nông thôn. Ưu điểm cơ

bản hiện nay là trong nông thôn đã hình thành đa dạng các tổ chức cung ứng

các yếu tốđầu vào chủ yếu cho nông nghiệp gồm các công ty vật tư nông

nghiệp tỉnh với các đại lý của nó ở huyện, các tổ chức thương mại của tập

thể và tư nhân buôn bán vật tư nông nghiệp... Với mạng lưới những người

cung ứng đông đảo như vậy đã đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất của hộ gia

đình nông dân về các loại vật tư với giá cả thích hợp và có tính cạnh tranh.

Nhược điểm cơ bản là do những non yếu trong công tác quản lý thị trường

nên còn tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng; giá cả thị trường có lúc có

nơi còn biếnđộng nhiều gây thiệt hại cho người sản xuất nông nghiệp. ở

những vùng sâu, vùng xa, vì nhiều lý do mà tiến bộ kỹ thuật mới không đến

được tận hộ nông dân.

- Thị trường tiêu thụ nông sản ổn định là yếu tố quan trọng để phát

triển nông nghiệp ổn định. Trong những năm đổi mới, thành tựu cơ bản là

Nhà nước đã tháo gỡ những chướng ngại của sự phát triển thị trường tiêu thụ

như: Xoá bỏ tình trạng cát cứ địa phương, phát triển mạnh mạng lưới giao

thông quốc gia và giao thông nông thôn... Thị trường tiêu thụ một số nông

sản hàng hoá chủ yếu đã hình thành thống nhất trong cả nước, không còn tình

trạng chênh lệch quá lớn về giá nông sản giữa các vùng. Việc gia nhập

ASEAN và tham gia các Hiệp định thương mại với những khu vực thị trường

khác, nông nghiệp Việt Nam đang dần từng bước hội nhập vào kinh tế thế

giới thông qua xuất khẩu nông sản.

Nhược điểm cơ bản là đến nay, chúng ta chưa tổ chức tốt hệ thống thị

trường nội địa, nên còn tình trạng một số nông sản, thực phẩm, các loại hoa

quả.. khi thì thiếu rất gay gắt, nhưng khi được mùa lại có cảm giác ứ đọng, dư

thừa. Tình hình này nhiều khi gây thiệt hại cho nông dân khi bán sản phẩm

263

do họ sản xuất ra. Việc tổ chức chưa tốt hệ thống thị trường nông sản nội địa

ở nước ta được thể hiện ở một số khía cạnh chủ yếu sau đây:

+ Mạng lưới giao thông nông thôn ở nhiều vùng chưa hoàn chỉnh, đặc

biệtở các vùng núi, vùng xa. Vùng mận Bắc Hà (Lào cai) không thể phát

triển được nếu vẫn duy trì những phương thức vận tải sản phẩm thô sơ là gùi,

ngựa thồ v.v...

+ Hệ thống chợ nông thôn còn thiếu, còn khoảng 30% số xã chưa có

chợ. Hệ thống các trung tâm thương mại vùng và liên vùng đang trong quá

trình hình thành nên chưa đồng bộ.

+ Kiến thức, năng lực và điều kiện tiếp thị của người sản xuất còn yếu,

vì còn tình trạng nông dân mù chữ và thiếu phương tiện sinh hoạt hàng ngày

trong gia đình như đài, tivi.

+ Tranh mua, tranh bán của thị trường trong trường hợp cụ thể còn rất

nặng nề và chưa khắc phục được.

2. Thực hiện những quyết định điều tiết giá cả nông nghiệp một

cách linh hoạt và phù hợp.

Giá cả thường được coi là một trong những vấn đề trọng yếu của các

cuộc thảo luận liên quan đến thị trường nông nghiệp. Bởi vì, giá cả là yếu tố

cấu thành của cơ chế thị trường có tác động chi phối về cả hai phía cầu và

cung của nông nghiệp. Hơn thế nữa, giá cả cũng chi phối các mối quan hệ

trao đổi trong nội bộ và trao đổi liên ngành của nông nghiệp (trao đổi của

nông nghiệp với các ngành khác). Cuối cùng, giá cả có tác động lớn tới việc

phân bổ và huy động sử dụng tài nguyên quốc gia vào nông nghiệp và các

ngành kinh tế ở nông thôn.

Đứng về phía những người sản xuất nông nghiệp, giá cả có vai trò chi

phối tới các quyết định của họ: Sản xuất loại nông sản nào, bao nhiêu? sản

xuất cho thị trường hay chỉ tới mức đủ tiêu dùng cho bản thân và gia định họ

? v.v... Đến mức tột cùng, giá cả tác động tới cả việc người nông dân quyết

định ở lại nông thôn hay di cư ra thành phố.

- Xem xét những khía cạnh khác nhau liên quan đến vai trò của giá

264

nông nghiệp như trên, ta có nhận xét đáng lưu ý là: Đối với nông nghiệp, các

mức giá cả của yếu tốđầu vào sản xuất vàđầu ra sản phẩm thường không

được coi trọng bằng các giá cả tương đối của chúng. Người nông dân sản

xuất hàng hoá thường coi trọng mức chênh lệch về giá cả nông sản so với giá

các yếu tố đầu vào, tức là chênh lệch so sánh về giá cả giữa nông nghiệp và

công nghiệp. Trong nội bộ nông nghiệp người nông dân quan tâm đến việc

trồng cà phê hơn trồng chè vì chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của việc

trồng cà phê là cao hơn.

- Xét khía cạnh các mức giá của nông nghiệp, điểm nổi bật là khi giá

cả nông sản chỉ được quyết định bởi các áp lực của thị trường thì nó có xu

hướng dao động với biên bộ khá lớn so với các sản phẩm công nghiệp. Điều

này bắt nguồn từ sự biếnđổi phức tạp của thời tiết, khí hậu làm cho sản

lượng nông nghiệp khi tăng, khi giảm bất thường. Về lâu dài, loại trừ tối đa

các dao động ấy là có lợi cho phát triển nông nghiệp và là một mục tiêu quan

trọng của chính sách giá.

Trong nông nghiệp nước ta hiện nay, do còn nhiều biến động phức tạp

về thị trường và giá cả, cần có những biện pháp điều tiết giá cả của Nhà nước

một cách rất linh hoạt đối với từng hình thái thị trường và phù hợp với từng

giai đoạn cụ thể của các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

- Độc quyền trong thị trường nông nghiệp là khá phổ biến. Nhà nước

thực hiện quản lý và điều tiết giá cả trên thị trường độc quyền bằng các hình

thức chủ yếu sau đây:

+ Qui định giá chuẩn cung ứng đối với những hàng hoá và dịch vụ độc

quyền. Định giá tối đa đối với những người độc quyền cung cấp các yếu tố

sản xuất cho nông dân và định giá tối thiểu phải trả cho nông dânđối với

những người độc quyền mua nông sản hay nguyên liệu chế biến.

+ Đối với những hàng hoá hay dịch vụ hiện nay Nhà nước năm giữ độc

quyền cung cấp cho nông nghiệp nông thôn hoặc Nhà nước vẫn phải đầu tư

hoàn toàn như dịch vụ thuỷ lợi,điện cung cấp cho nôn nghiệp nông thôn

v.v..., Nhà nước qui định giá chuẩn đối với điện ở công tơ tổng, đối với nước

265

ở công trình kênh cấp II hay cấp III. Những chi phí liên quan tới việc quản lý,

duy trì công trình, phân phối điện tới hộ tiêu dùng hay dẫn nước tới ruộng sẽ

do người tiêu dùng chi trả.

+ Khuyến khích mở rộng hợp tác liên doanh, khuyến khích cạnh tranh

lành mạnh trong toàn bộ hệ thống thị trường nông nghiệp.

- Trên thị trường cạnh tranh, tuỳ theo mứcđộ cạnh tranh lành mạnh

của thị trường mà Nhà nước có những biện pháp quản lý giá thích hợp trong

từng trường hợp cụ thể:

+ Qui định giá giới hạn (khung giá) cho việc nhập khẩu xăng dầu, phân

urê, giá cước vận tải phục vụ nông nghiệp. Qui định giá xuất khẩu tối thiểu

đối với các sản phẩm xuất khẩu như gạo, cà phê, chè, hạt điều, thuỷ sản chế

biến v.v...

+ Quiđịnh giá tối thiểu mua thóc và giá tốiđa bán gạo tại các thị

trường trọng điểm khi có biến động giá đối với các công ty lương thực vùng

tham gia lưu thông lương thực trên thị trường nội địa, các công ty chế biến và

xuất khẩu.

+ Tổ chức đăng ký giá, hiệp thương giá, niêm yết giá đối với các thành

phần kinh tế tham giá thị trường nông nghiệp đối với cả đầu vào và đầu ra.

+ Lập quĩ dự trữ bắt buộc và quĩ quốc gia bình ổn thị trường. Các quỹ

này đặt trực tiếp dưới sự kiểm soát và điều hành có hiệu quả của Chính phủ

khi cần thiết.

+ Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các yếu tố hình thành giá, kiểm tra

lượng tồn kho hay dự trữ bắt buộc; sử dụng linh hoạt dự trữ bắt buộc; Thực

hiện chính sách trợ giá khi cần thiết.

3. Khuyến khích thúc đẩy cạnh tranh và chống độc quyền.

Để từng bước tạo ra những điều kiện khách quan thúc đẩy cạnh tranh

trong hệ thống thị trường nông nghiệp thì đồng thời phải có những biện pháp

tích cực chống độc quyền. ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển

sớm, để hạn chế độc quyền, Quốc hội thường lập và phê chuẩn một đạo luật

266

riêng. Trongđiều kiện nước ta chưa có đạo luật chống độc quyền, cần đặc

biệt coi trọng những vấn đề chủ yếu sau đây:

Một là, có biện pháp phù hợp hạn chế độc quyền ở cả thị trường cung

ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩmđầu ra của nông nghiệp, nhưng vẫnđảm

bảo thực hiện tốt các dịch vụ cho phát triển nông nghiệp. Đáp ứng yêu cầu

này, không thể phó mặc toàn bộ cho tư thương. Tuỳ theo tầm quan trọng của

mỗi htị trường, Nhà nước cần nắm giữ vai trò chi phối tới mức cần thiết bằng

việc tổ chức ra các doanh nghiệp của Nhà nước, điều hành sự hoạt động của

các loại doanh nghiệp này theo nhiệm vụ Nhà nước giao. Ngoài ra, những

lĩnh vực khác không trọng yếu thì giao cho các thành phần kinh tế khác.

Để tìmđược biện pháp phù hợp hạn chếđộc quyền trên thị trường

nông nghiệp, điều quan trọng trước hết là nhận dạng chính xác trạng thái độc

quyền. Nghĩa là độc quyền đó là độc quyền nhất thời hay độc quyền lâu dài.

Sau nữa cần xem xét những điều kiện đang duy trì trạng thái độc quyềnđó.

Về nguyên tắc, để tìm giải pháp hạn chế độc quyền, người ta thường bắt đầu

từ việc phân tích các biểu hiện của độc quyền thể hiện ra trên các khía cạnh

chủ yếu sau đây:

+ Không bị cạnh tranh hoặc ít bị cạnh tranh của các doanh nghiệp

khác.

+ Chiếm vị trí ápđảo so vớiđối thủ, biểu hiệnở thị phần mà doanh

nghiệp nắm giữ.

+ Có khả năng lợi dụng tăng giá hay giảm giá trong một số trường hợp

nhất định.

Hai là, coi trọng các biện pháp thúcđẩy cạnh tranh trong việc cung

ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm của ngành nông nghiệp. Cụ thể là:

+ Thúcđẩy mọi thành phần kinh tế, mọiđơn vị kinh tế tự do kinh

doanh làm giầu hợp pháp.

+ Thực hiện các biện pháp xóa bỏ dần sự chênh lệch về trình độ công

nghệ, trình độ quản lý giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành sản phẩm

hay trên những vùng nông thôn khác nhau. Cần coi trọng các dự án phát triển

267

ở các vùng sâu, vùng xa, vùng núi và những vùng có điều kiện bất thuận

khác.

+ Cung cấp đầy đủ những hiểu biết tối thiểu về thị trường và những

thông tin về thị trường cho cả người bán và người mua trên thị trường nông

nghiệpđể họ có thể hiệu chỉnh các quyết định của mình một cách phù hợp,

chính xác.

Ba là, phát hiện và kiên quyết ngăn chặn các vấnđề nổi cộm bất

thường nảy sinh trên thị trường nông nghiệp.

ở một số vùng và một số lĩnh vực của nông nghiệp nông thôn, đặc biệt

ở những nơi, những lĩnh vực mà lực lượng thương nghiệp quốc doanh yếu

kém, thường phát sinh những vấn đề nổi cộm bất thường trên thị trường nông

nghiệp ở cả đầu vào và đầu ra. Đây là một hình thức cạnh tranh không lành

mạnh của tư thương hoạt động trên thị trường nông nghiệp. Hình thức biểu

hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh là tư thương thiết lập "các lãnh địa

riêng" và tự cho mình toàn quyền chi phối lãnh địa đó. Ví dụ, một tư thương

giành toàn quyền đặt hàng gia công thêu ren cho một huyện ở tỉnh H; một số

tư thương dành toàn quyền mua vải thiềuở một huyện thuộc tỉnh B trong

mùa thu hái, không cho những thương nhân mới tới mua được trực tiếp của

nông dân v.v...

Thông thường, việc giải quyết các vấn đề nổi cộm nói trên tuỳ thuộc

vào tính năng động của bộ máy chính quyền các cấp ở địa phương. Như vậy,

các biện pháp giải quyết thường chủ yếu là các biện pháp hành chính.

4. Thực hiện tốt chiến lược hội nhập vào thị trường nông nghiệp

thế giới.

Xu hướng nổi bật trong thờiđại ngày nay là sự phụ thuộc lẫn nhau

ngày càng nhiều hơn giữa các quốc gia và các khu vực trên thế giới trong quá

trình phát triển của từng quốc gia riêng biệt. Đối với nền kinh tế nói chung và

nông nghiệp nói riêng của nước ta, việc tăng cường khả năng cạnh tranh của

nền nông nghiệp, từng bước hội nhập vào thì trường khu vực và quốc tế là

268

một đòi hỏi khách quan. Trong điều kiện còn chênh lệch nhiều về qui mô và

trình độ sản xuất, muốn tăng cường khả năng cạnh tranh, từng bước hội nhập

vào thị trường quốc tế hiệnđang cạnh tranh gay gắt vàđược bảo vệ bằng

những hàng rào rất tinh vi của các quốc gia, chúng ta cần phải:

- Củng cố và tăng cường vị trí vốn có ở các thị trường quen thuộcvà

các bạn truyền thống.

- Tích cực mở rộng và tạo thế đứng trên các thị trường mới.

- Tham gia nhiều hơn vào các hiệpđịnh và côngước quốc tế có liên

quan đến kinh tế và thương mại.

- Sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các công cụ kinh tế trong quan hệ

ngoại thương đối với các sản phẩm xuất nhập khẩu (nhập khẩu vật tư nông

nghiệp và xuất khẩu nông sản). Cần đặc biệt coi trọng những vấn đề sau đây:

+ Hoàn thiện việc xét và cấp quota xuất nhập khẩu, ngăn chặn những

tiêu cực có thể xảy ra trong việc xét và cấp quota. Sử dụng một cách khéo léo

các công cụ phi thuế phù hợp với thông lệ quốc tế.

+ Rà soát và hoàn thiện hệ thống thuế xuất nhập khẩu. Cần có chính

sách bảo hộ thoả đáng và phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết hội nhập

củaĐảng và Nhà nước ta với cácđối tác trên thế giới. Để tăng cường khả

năng cạnh tranh của các đơn vị tham gia xuất nhập khẩu các sản phẩm có liên

quan đến nông nghiệp. Trong điều kiện cho phép, mạnh dạn mở rộng quyền

hoạt động xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp không phải của nhà nước có

đủ khả năng và điều kiện.

+ Điều hành tỷ giá hối đoái phù hợp và linh hoạt để thúc đẩy các quan

hệ buôn bán trên thị trường quốc tế.

- Thực hiện việc kiểm soát buôn bán tiểu ngạch và chống buôn lậu có

hiệu qủa.

269

Tóm tắt chương

1. Theo quan niệm của các nhà kinh tế, thị trường nông nghiệp nói

chung là tập hợp những thoả thuận, dựa vào đó mà các chủ thể kinh tế trong

và ngoài ngành nông nghiệp có thể trao đổi được các hàng hoá nông sản hay

các dịch vụ cho nhau. Bản chất như trên của thị trường nông nghiệp thể hiện

ở những chức năng cơ bản của nó là: Chức năng thừa nhận, chức năng thực

hiện, chức năng điều tiết kích thích và chức năng thông tin.

Do đặc điểm của việc sản xuất và tiêu dùng hàng nông sản, thị trường

nông nghiệp là thị trường đa cấp. Do vậy, trọng tâm phân tích thị trường

nông nghiệp là phân tích trạng thái cân bằng ở mỗi cấp thị trường.

Để đáp ứng những đòi hỏi của thị trường về mỗi loại nông sản, các chủ

270

thể kinh tế tham gia trên dây chuyền marketing cần bỏ ra những chi phí nhất

định. Những chi phí này được phản ánh vào giá cả. Khi thị trường chấp nhận

giá, gồm giá nông sản thô cộng thêm chi phí marketing, thì chênh lệch giữa

giá đó với giá ở cấp thị trường trước đó được gọi là độ cận biên thị trường.

2. Với giả định có tình trạng độc quyền trên thị trường nông nghiệp và

việc tổ chức hệ thống marketinh là hợp lý, ta phân tích độ cận biên thị trường

trên hai khía cạnh: Một là, với một độ cận biên nhất định ta phân tích được

hậu quả cửa việc thay đổi của cung hoặc cầu trên thị trường nông sản. Hai là,

nếu nhờ một cải tiến nào đó làm tăng hiệu quả của dây chuyền marketing thì

cả người bán và người mua đều được lợi.

3. Giá cả biếnđộng theo thời vụ là nétđặc trưng của giá nông sản.

Việc phân tích sự hình thành giá nông sản theo thời vụ giúp ta hiểu được bản

chất của các hoạt động đầu cơ tích trữ của thương nhân trên thị trường nông

sản. Hơn nữa là hiểu ra cơ sở của việc thúc đẩy những mặt tích cực của hoạt

động này.

4. Để phân tích thị trường nông nghiệp, ta đã giả định rằng không có

tình trạng độc quyền. Tuy nhiên trên thực tế lại xảy ra tình hình ngược lại,

nghĩa là tình trạng độc quyền diễn ra tương đối phổ biến trên thị trường nông

nghiệp. Để có những giải pháp kiểm soát hoặc hạn chế độc quyền, điều quan

trọng là nhận dạng chính xác mỗi loạiđộc quyền cụ thể là thuộc loại độc

quyền nhất thời hay lâu dài, độc quyền được Nhà nước cho phép hay không

cho phép.

5. Trong giaiđoạn hiện nay, thị trường nông nghiệp Việt Nam đang

trong quá trình hội nhập vào thị trường khu vực và quốc tế. Do vậy, hội nhập

hoàn toàn và đúng lộ trình thời gian là đòi hỏi bắt buộc của đổi mới cơ chế thị

trường cho phát triển nông nghiệp hiện nay.

6. Để hoàn thiện thị trường nông nghiệp nước ta, cần coi trọng một số

271

biện pháp chủ yếu là: Xây dựng hệ thống thị trường đồng bộ cho nông nghiệp

nông thôn; Thực hiện những quyết định điều tiết giá cả nông nghiệp một cách

linh hoạt và phù hợp; Khuyến khích thúc đẩy cạnh tranh và chống độc quyền;

Thực hiện tốt chiến lược hội nhập vào thị trường nông nghiệp thế giới.

Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày bản chất, chức năng của thị trường nômmng nghiệp? Nếu

nói thị trường nông nghiệp là một tập hợp những khách hàng có nhu cầu về

một nông sản nào đó thì có đúng không? Tại sao ?

2. Phân tíchđộ cận biên thị trường nông sản?ý nghĩa của việc phân

tích ?

3. Phân tích sự hình thành giá nông sản theo thời vụ? ý nghĩa của việc

phân tích ?

4. Trình bày những biện pháp chủ yếu hoàn thiện thị trường nông

nghiệp Việt Nam hiện nay ?

272

Chương 10

Thương mại quốc tế các sản phẩm nông

nghiệp

I- Một số lý thuyết về thương mại có thể vận dụng trong

lĩnh vực nông nghiệp.

Những lý thuyết về thương mại quốc tế đã được trình bày trong nhiều

loại sách khác nhau. Trong mục này, xin nêu tóm tắt một số lý thuyết có thể

làm nền tảng lý luận cho sự phát triển và nghiên cứu về thương mại quốc tế

các sản phẩm nông nghiệp.

273

1- Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của A Smith.

Trước khi chủ nghĩa tư bản trở thành một chế độ thống trị trên thực tế,

hầu như mọi người, trongđó có cả các nhà kinh tế học, đã coi thương mại

không phải là ngành tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Theo họ, chỉ có hai

ngành, nông nghiệp và công nghiệp, mới sản xuất ra của cải vật chất. Do vậy,

lợi nhuận cóđược trong hoạt động thương mại, về thực chất, chỉ là sự dịch

chuyển từ người này sang người khác, đó là quá trình móc túi lẫn nhau. Vì

vậy, trong hoạt động thương mại, khi người này được lợi, thì người kia phải

bị thiệt, phần được của người này là phần mất của người kia.

Trong bối cảnhđó, A. Smithđã chứng minh rằng, quá trình thương

mại dựa trên cơ sở chuyên môn hoá theo lợi thế, sẽ không cần tước đoạt lẫn

nhau giữa các đối tác, mà vẫn tạo thêm lợi ích cho các tác nhân tham gia vào

quá trình đó. Và vì vậy, thương mại cũng đã tạo thêm của cải vật chất cho xã

hội, nó là ngành có lợi và cần thiết cho xã hội. Tư tưởngđóđược thể hiện

thông qua việc đưa ra và luận giải thí dụ về trao đổi quốc tế có tính kinh điển

sau đây:

Thí dụ 1: giả sử có hai quốc gia, A và B, cùng chi ra 100 giờ lao động

để sản xuất mỗi loại sản phẩm gạo và than. Kết quả sản xuất ở mỗi quốc gia

như sau:

Quốc gia A sản xuất được 100 tấn gạo và 200 tấn than

Quốc gia B sản xuất được 80 tấn gạo và 400 tấn than.

Nếu không có thương mại quốc tế, sức sản xuất chung của cả hai quốc

gia sẽ là 180 tấn gạo và 600 tấn than. Khi có thương mại quốc tế, quốc gia A

sẽ chuyên môn hoá sản xuất gạo, quốc gia B sẽ chuyên môn hoá sản xuất

than. Khi đó sức sản xuất chung của cả hai quốc gia sẽ là 200 tấn gạo và 800

tấn than. So với trước khi có thương mại trên cơ sở chuyên môn hoá theo lợi

thế, rõ ràng lợi ích của xã hội đã tăng thêm, mặc dù tổng chi phí sản xuất tính

theo giờ lao động không đổi.

Trong thí dụ trên,đã có những giảđịnh rằng: lượng cung - cầu sản

274

phẩm của cả gạo và than luôn cân bằng, kể cả trước cũng như sau khi có

thương mại quốc tế; chưa tính đến chi phí hoạt động thương mại nói chung

trong quá trình trao đổi sản phẩm giữa hai quốc gia; và thương mại hoàn toàn

tự do.

Chuyên môn hoá theo cách thức nói trên được gọi là chuyên môn hoá

theo lợi thế tuyệt đối. Tức là bằng cách so sánh lợi thế một cách trực tiếp của

cùng một loại sản phẩm giữa hai quốc gia khác nhau để xác định được quốc

gia nào có lợi thế, lấy kết quả so sánh đó để xác định hướng chuyên môn hoá

sản xuất. Trong thí dụ trên chúng ta thấy, quốc gia A có lợi thế một cách

tuyệt đối về sản xuất gạo so với quốc gia B; ngược lại, B có lợi thế tuyệt đối

về sản xuất than so với A.

Nói chung, khi nước này có lợi thế tuyệt đối về sản xuất sản phẩm này,

nước kia lại có lợi thế tuyệt đối về sản xuất sản phẩm khác, thì việc xác định

sản phẩm chuyên môn hoá để trao đổi là tương đối rõ ràng và dễ dàng. Trên

thực tế, không phải lúc nào và ở đâu cũng dễ dàng như vậy. Tình hình sẽ

phức tạp hơn, nếu quốc gia A có lợi thế tuyệt đối so với quốc gia B không chỉ

ở việc sản xuất sản phẩm gạo, mà còn cả ở sản xuất sản phẩm than. Tình hình

này diễn ra khá phổ biến trong mối quan hệ giữa những quốc gia phát triển và

những quốc gia chậm phát triển. Nếu chỉ thực hiện được trao đổi thương mại

quốc tế khi có lợi thế tuyệt đối, thì sẽ không thể giải thích được hoạt động

thương mại vẫn phát triển giữa các quốc gia phát triển (có lợi thế tuyệt đối

trong sản xuất hầu hết các sản phẩm) với các quốc gia chậm phát triển (hầu

hết các sản phẩm sản xuất ra đều ở thế bất lợi). Lý thuyết của Đavid Ricardo

sẽ giúp chúng ta giải thích được động lực của mối quan hệ đó.

2- Lý thuyết về lợi thế tương đối của Đavid Ricardo.

Nội dung cốt lõi của lý thuyết này có thể phát biểu:

Khi thực hiện giao thương trên cơ sở chuyên môn hoá, nếu quốc gia

này có lợi thế tuyệt đối ở việc sản xuất mọi sản phẩm, còn đối tác lại yếu thế

ở việc sản xuất mọi sản phẩm, thì quốc gia thứ nhất nên chọn những sản

275

phẩm có lợi thế lớn nhất để chuyên môn hoá, còn quốc gia thứ hai nên chọn

những sản phẩm ít bất lợi nhất để chuyên môn hoá.

Có thể phân tích thí dụ thứ hai sau đây để hiểu rõ lý thuyết của Đavid

Ricardo.

Thí dụ 2: cũng với những giả định như thí dụ 1, nhưng với kết quả sản

xuất được thể hiện như sau:

Bảng 10.1.

Quốc gia

Sản phẩm gạo

Kết quả sảnSo với đối

Sản phẩm than

Kết quả sảnSo với đối

A

B

xuất (tấn)

100

80

tác (lần)

1,25

0,80

xuất (tấn)

400

200

tác (lần)

2,00

0,50

Với tình hình như trong thí dụ 2, theo nguyên lý của lý thuyết

D.Ricardo, thì quốc gia A nên chuyên môn hoá sản xuất than, ngược lại, quốc

gia B nên chuyên môn hoá sản xuất gạo. Theo hướng đó, quốc gia A sẽ dành

toàn bộ nguồn lực là 200 giờ lao động, thay vì để sản xuất cả gạo và than, để

sản xuất than; còn quốc gia B sẽ dành toàn bộ 200 giờ lao động để sản xuất

gạo. Khi đó, sức sản xuất chung của xã hội sẽ là 800 tấn than và 160 tấn gạo.

Nếu so với trước khi chuyên môn hoá, thì sản phẩm than tăng thêm 200 tấn,

sản phẩm gạo bị giảm đi 20 tấn. Tuy vậy, nếu qui đổi 200 tấn than thành gạo

(xét về mặt giá trị) theo tỷ lệ trao đổi hiện hành (800/160), thì lượng 200 tấn

than đó tương đương với 40 tấn gạo. Như vậy, khi bù trừ cho nhau, tổng giá

trị sản phẩm của xã hội khi có chuyên môn hoá vẫn tăng lên với lượng tương

đương 20 tấn gạo so với khi không có chuyên môn hoá.

Khi nghiên cứu thí dụ thứ hai, cũng cần có những giả định như thí dụ 1

và cũng cần lưu ý rằng, mức độ chuyên môn hoá trên thực tế sẽ không hoàn

toàn như thí dụ đã đưa ra. Mục đích của việc đưa ra và phân tích thí dụ 2 là

để hiểu nguyên lý trong lý thuyết về lợi thế của D.Ricardo, và để khẳng định

rằng, ngay cả đối với một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối trong quan hệ

276

với đối tác, vẫn có thể tham gia vào quan hệ giao thương với đối tác. Nguyên

lýđó giúp ta giải thích được quan hệ giữa những quốc gia có trình độ năng

suất laođộng cao với những quốc gia có trình độ năng suất laođộng thấp.

Đồng thời, có thể khẳng định rằng, nếu xét về mặt kinh tế và xét trong dài

hạn thì luồng hàng trao đổi giữa các quốc gia sẽ luôn là luồng hàng hai chiều.

Phương thức chuyên môn hoá theo kết quả so sánh mức lợi thế giữa

hai sản phẩm khác nhau trong cùng một quốc gia như trên, gọi là chuyên môn

hoá sản xuất theo lợi thế tương đối. Thương mại trên cơ sở đó, gọi là thương

mại trên cơ sở lợi thế tương đối.

Qua hai thí dụ nêu trên, có thể khẳng định rằng thương mại quốc tế

trên cơ sở chuyên môn hoá theo lợi thê (cả tương đối lẫn tuyệt đối) đều làm

tăng thêm lợi ích của xã hội : cũng có thể khẳng định rằng, mọi quốc gia trên

thế giới đều có thể tham gia vào quá trình thương mại toàn cầu, và sự tham

gia đó sẽ góp phần làm tăng thêm lợi ích cho xã hội nói chung. Tuy nhiên, sự

phân phối lợi tích đó như thế nào, và do đó, mức lợi ích mà mỗi tác nhân

nhận được là lớn hay nhỏ, sẽ phụ thuộc vào nhiều nhân tố kinh tế - chính trị -

xã hội khác nhau. Lý thuyết của John Stunart Mill sẽ góp phần lý giải vấn đề

đó.

3- Lý thuyết về "giá trị quốc tế" của John Stunart Mill.

Trên cơ sở lý thuyết của D.Ricard, J.S.Mill đã chỉ ra rằng: nếu một

quốc gia có sản phẩm có mức ưa chuộng ở quốc gia đối tác lớn hơn mức ưa

chuộng về sản phẩm của đối tác ở quốc gia mình, thì quốc gia đó sẽ thu được

nhiều lợi hơn trong quá trình giao thương. Trên cơ sở thí dụ 2, chúng ta tính

ra bảng giá trị trao đổi dưới đây để phân tích:

Bảng 10.2.

Tên quốc gia

A

Kết quả sản xuất

gạo (tấn)

100

277

Kết quả sản xuất

than (tấn)

400

Tỷ lệ trao đổi trước

khi có giao thương

1 gạo lấy 4 than

B

80

200

1 gạo lấy 2,5 than

Theo nguyên lý của lý thuyết về lợi thế tương đối của D.Ricardo, khi

hai quốc gia thực hiện giao thương thì một lượng gạo của quốc gia B sẽ đổi

được Q than của quốc gia A. Khi đó Q được xác định trong khoảng từ trên

2,5 đến dưới 4 (2,5<Q<4). Vì rằng, quốc gia A khi chuyên môn hoá sản xuất

than, sẽ hy vọng rằng sẽ cần ít hơn 4 than cũngđổi được 1 gạo; ngược lại,

quốc gia B khi chuyên môn hoá sản xuất gạo, sẽ hy vọng sẽ đổi 1 gạođược

nhiều hơn 2,5 than. Trong trường hợp nếu 1 gạo đổi được 4 than thì quốc gia

A sẽ tự làm lấy gạo; nếu Q = 2,5 thì B sẽ tự sản xuất lấy than. Giả sử 1 gạo

đổi được các mức: 2,5; 3,0; 3,25; 3,5 và 4,0 than, ta có bảng lợi ích sau đây:

Bảng 10.3.

TT Lượng gạo

Quốc gia B

Lượng than

Lợi ích của B

Lượng than

Quốc gia A

Lượng gạo

Lợi ích của A

1

xuất khẩu

1

nhập khẩu

2,50

tính bằng than

0,00

xuất khẩu

2,50

nhập khẩu tính bằng than

11,50

2

3

4

5

1

1

1

1

3,00

3,25

3,50

4,00

0,50

0,75

1,00

1,50

3,00

3,25

3,50

4,00

1

1

1

1

1,00

0,75

0,50

0,00

Qua bảng lợi ích trên, chúng ta thấy, ở tình huống thứ 1 và 2, lợi ích

nghiêng về quốc gia A; ở tình huống 3, lợi ích cân bằng; còn ở hai tình huống

4 và 5, lợi ích nghiêng về quốc gia B. Nếu tại quốc gia A, gạo của quốc gia B

được ưa chuộng hơn mức ưa chuộng của quốc gia B về than của quốc gia A,

thì A có thể trả giá cao hơn cho gạo của B. Khi đó quốc gia B sẽ thuđược

nhiều lợi hơn trong giao thương với quốc gia A.

Theo cách suy luận trên, J.S.Mill đã kết luận rằng: trong quan hệ giữa

các nước giàu và các nước nghèo, thì nhóm nước nghèo thường thuđược

nhiều lợi hơn, vì nhóm nước giàu sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản

phẩm mua từ nước nghèo. Tuy nhiên, trái với cách suy luận của J.S.Mill, một

278

số khác lại cho rằng, trong mối quan hệ trên, đa phần các nước nghèo thường

bị các nước giàu áp đặt về giá cả (có thể do thế mạnh về kinh tế của các nước

giàu, có thể do các nước nghèo bị thiếu thông tin...), do vậy, các nước nghèo

thường phải chịu phần thua thiệt. Bạnđọc có thể tìm hiều kỹ hơn về vấn đề

này, bằng cách tìmđọc các lý thuyết khác, cũng như tìm hiểu trên thực tế

quan hệ lợi ích giữa các nước giàu với các nước nghèo trong quan hệ thương

mại quốc tế.

Trên thực tế, bên cạnh việc thúc đẩy tự do hóa thương mại các mặt

hàng có lợi thế áp đảo, mỗi năm các nước giàu trên thế giới chi từ 370 tỷ đến

400 tỷ USD cho trợ cấp nông nghiệp. Đồng thời họ còn áp đặt biểu thuế cao

đối với nông sản nhập khẩu - là nhóm hàng xuất khẩu chiếm tới 70% kim

ngạch xuất khẩu tại các nướcđang phát triển. Ngân hàng thế giớiước tính

nếu thực hiện tự do hoá thương mại đối với nông sản, có thể làm tăng giá trị

nông sản xuất khẩu cho các nước đang phát triển khoảng 30 đến 100 tỷ USD,

tạo điều kiện cho nhiều quốc gia với khoảng trên 1 tỷ người thoát cảnh nghèo

đói (Tạp chí công sản, số 2/2001, trang 27).

4- Lý thuyết về tài nguyên thiên nhiên đối với thương mại quốc tế của

Eli Heckkchers - Bertil Ohlin (H-O).

Trong nền kinh tế hàng hoá vận hàng theo cơ chế thị trường, các yếu tố

đầu vào của quá trình sản xuất, tất nhiên, cũng trở thành hàng hoá. Nguyên lý

của lý thuyết của H-O được phát biểu: một số quốc gia sẽ sản xuất và xuất

khẩu loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng sử dụng tương đối nhiều các

yếu tố đầu vào sẵn có và rẻ. Họ sẽ nhập khẩu các loại hàng hoá mà việc sản

xuất ra chúng cần những các yếu tố đầu vào khan hiếm và đắt. Nói cách khác,

thương mại quốc tế sẽ thúc đẩy các quốc gia xuất khẩu những yếu tố đầu vào

tương đối sẵn có và rẻ dưới hình thức những sản phẩm hàng hoá khác hoặc

xuất khẩu trực tiếp những yếu tố đó. Quá trình đó đã làm tăng lượng cầu về

những yếu tố sẵn có và rẻ, do vậy, giá của những yếu tố này sẽ được đẩy dần

lên. Đồng thời, việc nhập khẩu những yếu tố khan hiếm và đắt, dù là trực tiếp

279

hay gián tiếp dưới dạng hàng hoá khác, sẽ góp phần kéo được giá của những

yếu tố này và những sản phẩm có liên quan xuống dần.

Như vậy, xét về xu hướng, thương mại quốc tế sẽ góp phần san bằng

chênh lệch về giá cả những yếu tố đầu vào của sản xuất những hàng hoá tiêu

dùng cuối cùng. Quá trìnhđóđem lại lợi ích cho nền kinh tế quốc tế nói

chung. Về thực chất, lý thuyết H-O là sự cụ thể hoá lý thuyết lợi thế tuyệt đối

của A.Smith cũng như lý thuyết lợi thế tươngđối của D.Ruardo không chỉ

đối với hàng hoá tiêu dùng, mà còn cả đối với các yếu tố vật tư đầu vào của

quá trình sản xuất. Điều này, giúp cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế

vĩ mô có được cái nhìn toàn diện hơn về tiềm năng cũng như hạn chế trong

khả năng xuất khẩu của mỗi quốc gia. Đối với các doanh nghiệp, việc phân

tích khả năng xuất khẩu cần phải được phân tích, đánh giá ở tất cả các khâu,

các sản phẩm có liên quan. Trong đó, các yếu tố đầu vào của sản xuất rất cần

được xem xét chu đáo.

Lý thuyết của H-O dựa trên hai giả định quan trọng sau đây:

Thứ nhất, việc sản xuất các sản phẩm khác nhau sẽ cần các yếu tố đầu

vào với tỷ lệ khác nhau. Thí dụ mà thuyết này thường nêu ra là, so sánh việc

sản xuất ô tô ở các nước phát triển với việc sản xuất lương thực, thực phẩm ở

các nước chậm phát triển. Tỷ lệ các yếu tố đầu vào mà thuyết này so sánh là

tỷ lệ giữa các lao động và vốn. Theo lý thuyết H-O, việc sản xuất ô tô sẽ tốn

nhiều vốn hơn là lao động, và ở các nước phát triển yếu tố vốn được coi là

sẵn có và rẻ, trong khi lao động được coi là yếu tố khan hiếm và đắt. Trong

khi đó, việc sản xuất các loại nông sản thường tốn ít vốn hơn là lao động, và

ở các nước chậm phát triển vốn được coi là yếu tố khan hiếm, còn lao động

được coi là yếu tố tương đối sẵn có và rẻ. Do vậy, các nước chậm phát triển

nên sản xuất và xuất khẩu nông sản sang các nước phát triển, ngược lại, các

nước phát triển sẽ sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp để nhập

khẩu nông sản.

Thứ hai, các quốc gia khác nhau thường có những yếu tố sẵn có khác

280

nhau. Một số quốc gia như Đức, Mỹ có tỷ số vốn/lao động rất cao, trong khi

những quốc gia khác, như ấn Độ chẳng hạn, lại có tỷ số đó rất thấp. Điều này

có nghĩa là, Mỹ thì sẵn có và dư thừa vốn, thiếu lao động; ngược lại, ấn Độ

lại khan hiếm vốn và thừa lao động. Do vậy, trong quan hệ thương mại, Mỹ

nên sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm cần nhiều vốn, còn ấn Độ nên sản

xuất và xuất khẩu những sản phẩm cần nhiều lao động.

5- Lý thuyết của Myin về giải thoát lượng tồn dư.

Theo Myin (1958), thìở các nước chậm phát triển, thị trường chưa

hoàn chỉnh. Do đó, các chức năng của thị trường đối với quá trình sản xuất

thường chưa bộc lộ hết, đặc biệt là chức năng thông tin. ở các nước đó, giá cả

chưa phải là tín hiệu hữu hiệu để đưa các tài nguyên vào sản xuất một cách

hợp lý.

Thí dụ, tại Việt Nam, giá cả nông sản chưa phản ánh tình hình cầu về

nông sản trên toàn thế giới, lấy giá sản phẩm cà phê làm thí dụ. Nếu là nền

kinh tế đóng cửa, rõ ràng việc tiêu thụ cà phê không phải là thị hiếu phổ biến

của dân cư Việt Nam. Do đó, có thể giá sản phẩm cà phê trên thị trường

không cao. Với mức giá đó, sẽ không khuyến khích việc khai thác hàng trăm

ngàn héc ta đất vùng trung du, cao nguyên, miền núi để trồng cà phê. Tuy

nhiên, trên thực tế, mặc dù dân cư Việt Nam ít uống cà phê, do vậy mà lượng

cà phê tiêu thụ trên thị trường nội địa không đáng kể, nhưng đến năm 2000,

Việt Nam đã có trên 413 ngàn héc ta cà phê. Có được diện tích cà phê lớn

như vậy, là nhờ tín hiệu giá cả quốc tế đã phát huy chức năng của nó ở Việt

Nam. Hàng trăm ngàn héc ta đất vùng cao đó, nếu không có thương mại quốc

tế, chắc chắn sẽ vẫn còn ở trạng thái "nằm ngủ" mà thôi.

Từ nguyên lý của lý thuyết của H-O, cũng như từ thực tiễn hoạt động

sản xuất và xuất khẩu nông sản trên thế giới, có thể suy luận ra rằng: khi có

thương mại quốc tế tác động vào nền kinh tế của mỗi quốc gia, sẽ làm tăng

mức cầu khai thác các yếu tố đầu vào của sản xuất, mà những yếu tố này

đang ở trạng thái "nằm ngủ". Đó là những yếu tố tương đối sẵn có và rẻ, do

281

cầu của thị trường trong nước còn yếu. Đồng thời với quá trình tăng cầu khai

thác những yếu tố đầu vào đang trong trạng thái "nằm ngủ", thương mại quốc

tế các sản phẩm nông nghiệp cũng sẽ làm tăng mức cầu chung của thị trường

nội địa, nhờ thu nhập của dân cư tăng lên khi tham gia sản xuất và xuất khẩu

nông sản.

Sau khi nghiên cứu một cách vắn tắt 5 lý thuyết về thương mại quốc tế,

có thể ứng dụng vào nông nghiệp, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

Thứ nhất, thương mại quốc tế trên cơ sở chuyên môn hoá theo lợi thế

đã làm tăng thêm lợi ích cho xã hội trên bình diện quốc tế.

Thứ hai, lợi ích của các tác nhân tham gia vào quá trình thương mại

quốc tế không nhất thiết cân bằng. Tức là, phần lợi nhiều hay ít có thể

nghiêng về một bên nàođó, tuỳ thuộc vào các nhân tố chi phối quá trình

thương mại.

Thứ ba, có thể coi những lý thuyết nói trên là cơ sở lý luận để bênh vực

cho xu hướng tự do hoá thương mại trên phạm vi quốc tế, mà xu hướng đó đã

và đang diễn ra ngày càng rõ nét trong đời sống kinh tế thế giới. Xu hướng tự

do hoá thương mại là một trong những nội dung quan trọng của xu thế toàn

cầu hoá nền kinh tế thế giới.

Thứ tư, do tự do hoá thương mại quốc tế ngày đang trở thành xu thế tất

yếu, nên các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, cần chủ động trong

nhận thức qui luật và có bước đi thích hợp trong quá trình hội nhập xu thế đó,

làm sao để quá trình từng bước tự do hoá thương mại đem lại hiệu quả kinh tế

- xã hội cao nhất ở Việt Nam.

Thứ năm, những nguyên lý trên là cơ sở lý thuyết để mỗi người Việt

Nam thêm tin tưởng vàođường lối mở cửa nền kinh tế củaĐảng và Nhà

nước Việt Nam.

II- Cân bằng và điều kiện thương mại quốc tế các sản

282

phẩm nông nghiệp

1- Cân bằng thương mại quốc tế các sản phẩm nông nghiệp.

Để phân tích tình hình cân bằng thương mại quốc tế các sản phẩm

nông nghiệp, xin trở lại với thí dụ 2 đã đưa ra ở phần trên. Giả sử mỗi đơn vị

giá cả sản phẩm tương đương với một giờ lao động đã chi phí cho sản xuất

sản phẩm gạo và than, khi đó ta sẽ tính được giá cả của một đơn vị sản phẩm

gạo và than ở 2 quốc gia như sau:

Bảng 10.4.

Sản phẩm gạo Sản phẩm than

TT Tổng chi phí

lao động

Năng suất

sản phẩm

Đơn giá sản

phẩm

Tổng chi phí

lao động

Năng suất sản

phẩm

Đơn giá

sản phẩm

A 100 100

B 100 80 1,25 100 200 0,5

1

100 400 0,25

Trước khi có thương mại, tỷ giá traođổi giữa gạo và thanở A là

1/0,25, và tại B là 1,25/0,5. Đó là những tỷ giá cân bằng giữa sản phẩm gạo

với sản phẩm than tại mỗi quốc gia.

Khi có thương mại quốc tế, như trên đã chỉ ra, theo nguyên lý của lý

thuyết lợi thế tương đối; quốc gia B sẽ chuyên môn hoá sản xuất gạo để xuất

khẩu, và sẽ nhập khẩu than từ A. Do xuất khẩu gạo, cầu về gạo tại B sẽ tăng

lên, vì vậy, giá gạo tại B cũng sẽ tăng lên so với trước khi có thương mại

quốc tế. Ngược lại,đối với sản phẩm than, giá sẽ hạ xuống, do nhậpđược

nguồn than rẻ từ A. Kết cục là, tỷ giá gạo/than tại B sẽ tăng dần đến một mức

P nào đó sẽ dừng lại (P>1,25/0,5).

Tại Quốc gia A, do xuất khẩu than và nhập gạo, nên động thái giá sẽ

ngược lại động thái ở B. Tức là giá than sẽ tăng, giá gạo sẽ giảm. Vì vậy, tỷ

giá gạo/than tại A sẽ giảm dần đến một mức P nào đó (P<1/0,25).

Như vậy, động thái biến động tỷ giá gạo/than ở hai quốc gia là ngược

chiều nhau, nếu không bị những nhân tố khác chi phối, sẽ hình thành được tỷ

giá gạo/than cân bằng giữa hai quốc gia tại điểm P = 3,25. Đó là tỷ giá đảm

283

bảo cân bằng về lợi ích giữa hai quốc gia trong hoạt động giao thương (xem

trên bảng 10.3).

Xét về mặt số lượng sản phẩm, trạng thái cân bằng thương mại giữa

hai quốc gia sẽ đạt được khi cung xuất khẩu than của Quốc gia A đúng bằng

cầu nhập khẩu than của Quốc gia B. Ngược lại cung xuất khẩu gạo của B

cũng phải bằng cầu nhập khẩu gạo của A.

Do giữa hai Quốc gia có sự khác biệt về cơ cấu các yếu tố đầu vào và

hàng loạt những khác biệt nhau khác, nên quan hệ tỷ giá giữa 2 sản phẩm ở

hai Quốc gia là khác nhau. Hơn nữa, tỷ giá hối đoái cũng chịu sự tác động

của nhiều nhân tố, nên có thể giữa hai Quốc gia có một lúc nào đó đạt được

trạng thái cân bằng về lợi ích nhưng lại không đạt được cân bằng về số lượng

sản phẩm, hoặc ngược lại. Trên thực tế, sự vận động của hai trạng thái: cân

bằng về lượng và cân bằng về lợi ích, thường nằm ngoài tầm kiểm soát của

con người. Điều này làm cho luôn luôn có động thái vận động ngược chiều

nhau giữa trạng thái cân bằng về lượng và cân bằng về lợi ích. Điểm giao

nhau đảm bảo cân bằng cả hai trạng thái chỉ là ngẫu nhiên. Đó là trạng thái lý

tưởng mà các hoạt thương mại đều hướng đích đến.

Cần lưu ý là, trong quá trình phân tích hai trạng thái cân bằng thương

mại theo số liệu giả định ở thí dụ 2, chúng ta đã bỏ qua chi phí vận tải và các

chi phí hoạt động thương mại khác. Điều đó cho phép chúng ta dễ dàng hơn

trong nghiên cứu.

Khi ta tính đủ các chi phí hoạt động thương mại, và thực tế là phải như

vậy, lẽ tự nhiên là lợi thế thương mại sẽ thay đổi, thường thì chi phí đó làm

giảm lợi thế thương mại. Tuy nhiên, không phải chỉ có một quốc gia bị giảm

lợi thế do chi phí thương mại, mà tất cả các quốc gia đều phải như vậy. Khi

đó, mức lợi thế sẽ cùng bị giảm đi, nhưng rất có thể là mức giảm sẽ khác

nhau ở các quốc gia khác nhau. Quốc gia nào càng giảm được chi phí hoạt

động thương mại, sẽ càng có điều kiện hạn chế được mức giảm lợi thế trong

hoạt động thương mại quốc tế. Từ đó, có thể rút ra hai kết luận bổ ích sau đây

284

trong nỗ lực không làm giảm lợi thế trong hoạt động thương mại ở Việt Nam:

- Thứ nhất, trong xu hướng đa phương hoá quan hệ thương mại quốc tế

của Việt Nam, sự hướng tới các quan hệ buôn bán với các nước láng giềng,

các nước trong khu vực sẽ có ý nghĩa rất quan trọng.

- Thứ hai, việc đầu tư để phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong

nông nghiệp, cũng như trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế sẽ có ý nghĩa làm

tăng khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu, nhờ các doanh nghiệp giảm

được các chi phí hoạt động thương mại.

2- Điều kiện thương mại quốc tế các sản phẩm nông nghiệp.

Khi phân tích trạng thái cân bằng thương mại quốc tế, chúng ta đã chỉ

ra rằng, tình trạng không cân bằng giữa hai trạng thái: không cân bằng về lợi

ích và không cân bằng về số lượng sản phẩm luôn xảy ra. Sự vận động của

hai trạng thái đó nhằm hướng tới vừa đảm bảo cân bằng lợi ích, vừa đảm bảo

cân bằng số lượng sản phẩm trên thị trường mỗi nước. Có thể coi sự cân bằng

về số lượng là mục tiêu của thương mại, còn sự cân bằng về lợi ích là phương

tiện để đạt tới mục tiêu, nếu xét ở cấp độ vĩ mô. Ngược lại, cân bằng về số

lượng là phương tiện, còn cân bằng về lợi ích là mục tiêu, nếu xét ở cấp độ vi

mô.

Cũng cần lưu ý rằng, cho dù trạng thái cân bằng lợi ích có thể không

đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả hai bên, tức là có thể lợi ích sẽ nghiêng hơn

về bên nào đó, tỷ giá trao đổi vẫn phải đảm bảo cho cả hai bên, thậm chí cho

cả bên được lợi ít hơn trong thương mại, phải có được lợi thế tương đối để

xuất khẩu mặt hàng nào đó. Điều đó đảm bảo để luồng hàng trao đổi luôn là

hai chiều, tức là phải có xuất khẩu để nhập khẩu, tất nhiên là phải xét trong

dài hạn và trên bình diện chung.

Trong thí dụ 2 đã nêu trên, quan hệ trao đổi được tính ở các tỷ lệ trao

đổi khác nhau tính bằng hiện vật. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, việc tính

bằng hiện vật là để cho sự nghiên cứu dễ dàng hơn. Trên thực tế đời sống

kinh tế, hầu như không còn chuyện hàng đổi hàng, tất cả đều được tiền tệ

285

hoá.

Giả sử mỗi đơn vị chi phí lao động để sản xuất ra than và gạo ở hai

quốc gia đều ứng với mỗi đơn vị giá cả thống nhất, thì với tài liệu ở thí dụ 2,

khi quốc gia B giành cả 200 giờ lao động để sản xuất gạo, còn A dành cả 200

giờ để sản xuất than, thì giá 1 đơn vị sản phẩm gạo sẽ là 1,25 đơn vị giá cả,

và than là 0,25. Nếu 1 gạo của B đổi được 2,5 than của A, thì tỷ giá trao đổi

giữa gạo với than giữa 2 quốc gia sẽ là: 1x1,25/2,5x0,25 = 2,00. Như vậy, trị

số của tỷ giá trao đổi tính bằng giá trị đã khác so với trị số của nó tình bằng

hiện vật. Và trị số tính bằng giá trị phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó có

yếu tố rất quan trọng và có thể điều tiết được trong phạm vi nào đó - đó là tỷ

giá hối đoái. Sự thay đổi của tỉ giá hối đoái có thể làm cho người xuất khẩu

nông sản thu được lãi ít đến lãi nhiều, hoặc ngược lại. Tuy nhiên, vấn đề mà

ta đang hướng đến ở đây chưa phải là sự lãi ít hay nhiều, mà là quan hệ giữa

giá của hàng xuất khẩu với giá của hàng nhập khẩu. Mối quan hệ này được

gọi là điều kiện thương mại xuất nhập khẩu. Đó là tỷ số giữa giá của một

nhóm hàng xuất khẩu với giá của một nhóm hàng nhập khẩu.

Điều kiện thương mại xuất nhập khẩu được tính theo công thức:

∑ Pi

i = 1

CTT = -------------

∑ Pj

j = 1

Với m, n >0

Trong đó Pi là giá của một đơn vị hàng hoá xuất khẩu thứ i; Pj là giá

của một đơn vị hàng hoá nhập khẩu thứ j.

Khi tính chỉ tiêu điều kiện thương mại xuất nhập khẩu, người ta phải

qui giá của nhóm hàng xuất khẩu và nhóm hàng nhập khẩu về cùng một đơn

vị đồng nhất, thông qua việc sử dụng tỷ giá hối đoái. Việc phân tích điều kiện

286

thương mại xuất nhập khẩu chủ yếu được phân tích trong biến động thời gian.

Thông thường, người ta lấy trị số điều kiện thương mại xuất nhập khẩu của 1

năm nào đó là 100 (ví dụ lấy trị số năm 1990=100), sau đó so sánh trị số của

năm phân tích với năm gốc. Trị số của điều kiện thương mại xuất nhập khẩu

bị coi là xấu đi nếu nó giảm, ngược lại, được coi là tốt lên. Tuy nhiên, khi chỉ

tiêu đó thay đổi, cần phân tích cụ thể hoàn cảnh thì mới có thể đánh giá đúng

tình hình xuất nhập khẩu của một quốc gia.

Về phương pháp lựa chọn nhóm hàng xuất khẩu và nhập khẩu, cần chú

ý lựa chọn những hàng hoá mang tính đại diện cho mỗi nhóm hàng. Cơ cấu

đó phải phản ánh đúng hiện trạng xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia. Về giá

cả, thông thường, người ta chọn giá FOB (free on board) đối với hàng xuất

khẩu, và giá CIF (cost insurance frieght) đối với nhóm hàng xuất khẩu.

Đối với các nước chậm phát triển, nhóm hàng xuất khẩu thường là

nông sản, hơn nữa lại là nông sản sơ chế, còn nhóm hành nhập khẩu thường

là những hàng công nghiệp. Nếu trị số của CTT của các nước chậm phát triển

năm 1975 là 100% thì suốt thập niên 80 của thế kỷ 20, chỉ số đó liên tục bị

giảm, đến cuối những năm 80 chỉ còn đạt 70%. Nguyên nhân của tình trạng

đó là do giá nông sản thô liên tục bị giảm, trong khi giá hàng công nghiệp có

xu hướng tăng. Điều này làm cho cán cân thương mại của các nước này ngày

càng mất cân bằng theo hướng xấu đi. (Theo "kinh tế học cho thế giới thứ ba"

của Michael P.Todaro). Để khắc phục tình trạng đó, rõ ràng phải, một mặt là

bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu nông sản như truyền thống, cần

tăng cường sản xuất và xuất khẩu hàng công nghiệp, và mặt khác, phải cải

tiến cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng nông sản chế

biến, hạn chế xuất khẩu nông sản nguyên liệu.

III- Sự can thiệp vào thị trường quốc tế các sản phẩm nông nghiệp

Vấn đề can thiệp vào thị trường quốc tế các sản phẩm nói chung, và

các sản phẩm nông nghiệp nói tiêng là vấn đề gây tranh cãi dai dẳng cả về lý

luận cũng như thực tế. Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề can thiệp hay

287

không can thiệp. Có thể xếp những ý kiến đó thành 3 nhóm:

Nhóm 1: Nhiều người cho rằng cần có sự can thiệp ở cấp Chính phủ ở

mỗi quốc gia vào quan hệ thương mại quốc tếđể bảo vệ lợi ích quốc gia.

Theo những người này thì thị trường đã không đem lại lợi ích bình đẳng cho

các đối tác, mà thường là quan hệ bất bình đẳng giữa các nước giàu, có thế

lực với các nước nghèo. Thương mại giữa những nước giàu với những nước

nghèo giống như mối quan hệ giữa "trung tâm" và "ngoại vi". ở "trung tâm"

có nhiều thế lực độc quyền, có thế lực mạnh có thể chi phối thị trường. Do

vậy, trên thực tế không có cạnh tranh hoàn hảo giữa "trung tâm" và "ngoại

vi". Thường thì các nông sản nguyên liệu, nông sản sơ chế, cũng như các sản

phẩm khai khoáng khác được bán từ ngoại vi vào trung tâm đã bị ép giá so

với những hàng hoá công nghiệp mà "ngoại vi" mua của 'trung tâm". Vì vậy,

Chính phủ các nước "ngoại vi" phải có sự can thiệp vào thương mại quốc tế

để bảo vệ lợi ích của quốc gia.

Về phía các nước "trung tâm" không vì có thế lực áp đảo mà không

cầnđến sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường quốc tế. Thực tế là, ở

những nước đó, vấn đề bảo vệ lợi ích quốc gia trước các bạn hàng yếu ớt, rõ

ràng không phải là vấn đề cấp bách. Nhưng tại những nước đó, Chính phủ

vẫn can thiệp vào quan hệ thương mại quốc tế bằng hình thức này hay hình

thức khác. Phải chăng sự can thiệp đó là nhằm phục vụ cho lợi ích của các tập

đoàn tư bản tài chính, mà lòng tham của các tập đoàn này là không có giới

hạn. Các tậpđoàn tư bản tài chính đã dùng thể chế - giải pháp mang tính

khách quan, để không ngừng gia tăng lợi ích của họ trong quan hệ thương

mại quốc tế.

Như vậy là, cả về phía những quốc gia nghèo, lẫn về phía những quốc

gia giàu có, Chính phủ đều có lý do để can thiệp vào quan hệ thương mại

quốc tế.

Nhóm 2: một số người lại cho rằng, mọi sự can thiệp đều dẫn đến làm

méo mó các quan hệ thị trường. Đặc biệt những can thiệp dưới các hình thức

288

thuế quan xuất nhập khẩu sẽ làm giảm lợi thế trong thương mại quốc tế. Hậu

quả cuối cùng của những can thiệp vào thị trường là làm cho cả cung lẫn cầu

về nông sản trên thị trường quốc tế đều bị giảm sút, lợi ích của xã hội bị suy

giảm, khả năng tiêu dùng nông sản của dân cư vì vậy cũng bị giảm sút. Vì

vậy, cần đấu tranh xoá bỏ những rào cản sự phát triển của thương mại tự do,

xây dựng nền thương mại tự do hoá giữa các quốc gia.

Nhóm 3: là những người nằm giữa hai nhóm trên. Đây là những người

chủ trương về lâu dài sẽ đấu tranh hình thành nền thương mại quốc tế tự do,

song trước mắt, do nhiều nguyên nhân về kinh tế, chính trị, xã hội, nên vẫn

cần có sự can thiệp cần thiết vào quan hệ thương mại quốc tế, trong đó có

thương mại các sản phẩm nông nghiệp.

Trong tình hình đó, Chính phủ các nước đang phát triển nên hành động

như thế nào? Thực ra, những người theo quan điểm của nhóm 1 và nhóm 2

đềuđã xuất phát từ những chỗđứng biệt lập của thị trườngđể phát biểu.

Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế quốc tế, nếu theo đuổi tư tưởng một

cách cực đoan như nhóm 1 là không phù hợp, là đã tự tước đi khả năng phát

triển tốt hơn trong tình hình quốc tế hiện nay. Cũng trong tình hình quốc tế

hiện nay, nhất là khi mà khả năng kiểm soát của Chính phủ các nước đang

phát triển còn bị hạn chế, thì việc theo đuổi quan điểm của nhóm 2 một cách

vội vàng sẽ dễ dàng chuốc lấy phần thiệt hại trong quan hệ thương mại quốc

tế. Trên thực tế, không có Chính phủ nào hành động không vì lợi ích quốc gia

của họ, kể cả những Chính phủ đang thực thi chủ nghĩa bảo hộ, lẫn những

Chính phủ chủ trương tự do hoá thương mại quốc tế.

2- Các hình thức can thiệp vào thị trường nông sản quốc tế.

Ngày nay mọi sự can thiệp vào thị trường quốc tế, suy cho cùng, đều

được thực hiện bởi các Chính phủ. Tuy nhiên, về hình thức biểu hiện trên

thực tế, người ta thường thấy sự can thiệp vào thị trường quốc tế được phổ

biến dưới các hình thức cơ bản sau đây:

a- Sự can thiệp của các tổ chức quốc tế.

289

Điển hình về sự can thiệp của các tổ chức quốc tế vào thị trường nông

sản nói riêng, và thị trường hàng hoá nói chung, trước hết phải kể đến tổ chức

thương mại quốc tế WTO. Tiền thân của tổ chức này là hiệp hội chung về

thuế quan và mậu dịch GATT,được ra đời vào năm 1947. Năm 1994, kết

thúc vòng đàm phán Urugoay các thành viên của GATT đã ký hiệpđịnh về

việc thành lập tổ chức thương mại thế giới. WTO là diễn đàn lớn nhất để tiến

hành các đàm phán mang tính quốc tế về thương mại. Từ khi ra đời đến nay,

WTOđã trải qua nhiều vòngđàm phán: từ Urugoay, Tokyo, đến

Washington... tại các vòngđàm phán của WTO, nhiều vấnđề về quan hệ

thương mại quốc tế được đưa ra bàn cãi, trong đó có vấn đề về chủ nghĩa bảo

hộ trong thương mại nông sản quốc tế. Tranh luận gay gắt giữa nhóm nước

thực hiện chủ nghĩa bảo hộ nông nghiệp với nhóm nước chủ trương tự do hoá

thương mại quốc tế diễn ra rất dai dẳng. Do vậy, mỗi vòng đàm phán có khi

kéo dài 5-7 năm mới có thể tạm thời đi đến một số đồng thuận. Nói chung,

mỗi vòng đàm phán dài hay ngắn là tuỳ thuộc vào sự nhất trí về các vấn đề

đưa ra đàm phán tại WTO.

Sự tranh cãi gay gắt về mậu dịch quốc tế nông sản tại WTO chủ yếu

diễn ra giữa hai trung tâm kinh tế - thương mại lớn của thế giới: Hoa Kỳ và

Liên minh Châu Âu. Nhìn chung, Hoa Kỳ có nhiều lợi thế tuyệt đối trong sản

xuất và xuất khẩu nhiều nông sản so với liên minh Châu Âu, nên luôn chủ

trương tự do hoá mậu dịch nông sản. Ngược lại, liên minh Châu Âu lại cố

duy trì sự bảo hộ đối với nông nghiệp của họ trước sự cạnh tranh quyết liệt

của nông sản Hoa Kỳ. Những thành viên còn lại của WTO thực ra ít có vai

trò ở mỗi vòng đàm phán. Đa phần các nước trong nhóm này đều phải tìm

cách để thích ứng với tình hình quan hệ giữa Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu.

Kết quả của vòng đàm phán tại Urugoay là một loạt các hiệp định đa

phương đã được ký kết, trong đó có hiệp định nông nghiệp. Hiệp định này

gồm 21 điều và 5 phụ lục với những thoả thuận cơ bản về mậu dịch nông sản

là: đối với các thành viên của WTO không được dùng biện pháp cấm đoán

290

hoặc chế độ hạn ngạch nhập khẩu nông sản từ nước thành viên khác. Thay

vào đó, các nước thành viên WTO sử dụng công cụ thuế quan và một phần

chính sách trợ cấp cho sản xuất nông nghiệp thông qua nhiều hình thức khác

nhau. Tuy nhiên, theo xu hướng chung, thuế quan nhập khẩu cũng sẽ phải

giảm dần trong quan hệ thương mại giữa các nước thành viên WTO. Song

cũng cần thừa nhận một thực tế là, nói chung các nước đều thấy được lợi ích

của tự do hoá thương mại và mong muốn tự do hoá thương mại, nhưng mỗi

nước đều tìm cách tránh né những ràng buộc của WTO để gia tăng lợi ích

riêng. Đối với Việt Nam, sau khi ký được hiệp định thương mại Việt - Mỹ,

khả năng trở thành thành viên của WTO đã đến gần. Do vậy, cơ hội để được

hưởng ưu đãi như các nước thành viên của WTO cũng đang đến gần. Đồng

thời thách thức phải cạnh tranh với nông sản của các thành viên khác ngay

trên thị trường nội địa cũng đang tạo ra áp lực nặng nềđối với các doanh

nghiệp kinh doanh nông sản của Việt Nam.

Sau tổ chức thương mại thế giới, chương trình giảm thuế quan của khu

vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt

Nam. Từ ngày 1/1/2002, sáu thành viên của ASEAN (trừ Việt Nam,

Campuchia, Myanma, Lào) đã giảm thuế suất nhập khẩu hàng nông nghiệp

và hàng công nghiệp xuống từ 0-5%. Đây là thời điểm rất quan trọng, vì hầu

hết các nước trong ASEAN đã bắt đầu trở thành khu vực mậu dịch tự do. Sáu

nướcđã thực hiện hiệu lực AFTA, chiếm tới 96% kim ngạch thương mại

trong khu vực. Theo AFTA, đến năm 2010, thuế suất nhập khẩu hàng hoá từ

các nước thành viên ASEAN sẽ bằng 0 ở sáu quốc gia nói trên, và đến năm

2015 ở bốn quốc gia còn lại.

Cần chú ý rằng, thời hạn bắt đầu có hiệu lực của AFTA được hoạch

định ban đầu là vào 2008, sau đó đã quyết định rút ngắn lại, vào năm 2003;

sau đó lại được rút ngắn lại nữa, vào năm 2002. Do vậy, rất có thể năm 2006

- thời hạn Việt Nam bắt đầu thực hiện hiệu lực hiệp định AFTA, cũng có thể

sẽ được rút ngắn. Tạm thời, từ nay đến 2006, Việt Nam sẽ từng bước giảm

291

thuế suất hàng hoá nhập khẩu từ ASEAN, trong đó có nông sản.

Như vậy, trước mắt Việt Nam có nhiều cơ hội để xuất khẩu nông sản

sang 6 nước thành viên của ASEAN, và Việt Nam cũng còn đủ thời gian để

từng bước tăng dần sức cạnh tranh của nông sản khi hiệu lực của AFTA bắt

đầu ở Việt Nam.

Ngoài các hiệp định có tính chất toàn cầu hoặc khu vực như trên, mà

việc thực hiện chúng có ảnh hưởng lớn đến thị trường nông sản quốc tế, còn

phải kể đến các tổ chức hiệp hội ngành hàng nông sản như: Tổ chức cà phê

quốc tế (ICO); Tổ chức quốc tế về dâu tằm (SIA); tổ chức cao su thiên nhiên

quốc tế (INRO)... thành viên của các tổ chức hiệp hội này bao gồm chủ yếu là

những nước sản xuất và xuất khẩu. Họ liên minh với nhau nhằm làm chủ về

tình hình cung nông sản trên thị trường, từ đó để tránh bị các nước nhập khẩu

ép giá. Biện pháp chính mà các tổ chức này đưa ra là chế độ hạn ngạch được

phân bổ cho mỗi thành viên. Từ hạn ngạch đó, mỗi thành viên tự điều tiết qui

mô sản xuất trong nước mình. Ngoài ra, một số hiệp hội có quĩ để điều tiết

lượng cung nông sản, nhờ đó có thể thực hiện thu mua dự trữ khi nông sản bị

dư thừa. Tuy vậy, kết quả hoạt động của những tổ chức này thường cũng rất

hạn chế, mà nguyên nhân của tình trạng đó thì có thể kể ra khá nhiều.

b- Sự can thiệp của các Chính phủ vào thị trường nông sản quốc tế.

Sự can thiệp của các Chính phủ vào thị trường nông sản quốc tế có thể

khái quát dưới hai hình thức chính: can thiệp dưới hình thức Chính phủ ký

các hiệpđịnh thương mại song phương; và các chính sách được thực hiện

đơn phương trong phạm vi mỗi quốc gia.

Đối với Việt Nam, hiệp định thương mại song phương quan trọng nhất

phải kể đến là Hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Hiệpđịnh này bắt đầu có

hiệu lực từ tháng 12/2001. Theo hệ thống biểu suất thuế quan của Mỹ, hàng

hoá nhập khẩu vào Mỹ có thể phải nộp thuế hải quan đến 40%. Riêng với các

quốc gia là thành viên của WTO, hoặc chưa là thành viên của WTO nhưng

được Mỹ dành cho qui chế tối huệ quốc (MFN), sẽ chỉ phải chịu thuế đến

292

4%.

Theo hiệp định thương mại Việt - Mỹ, ngay từ khi hiệp định có hiệu

lực - tháng 12/2001, Việt Nam sẽ được hưởng ngay qui chế tối huệ quốc. Tức

là, thay vì chịu thuế quan đến 40% khi xuất khẩu hàng hoá vào Mỹ trong thời

gian trước tháng 12/2001, thì nay chỉ phải chịu thuế quan đến 4%. Đến thời

điểm năm 2001, theo Bộ Thương mại Việt Nam, nước ta đã xuất khẩu vào

Mỹ 42 mặt hàng. So với trước khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu

lực, tổng mức thuế của 42 mặt hàng sẽ giảm từ 35% xuống 4,9%, trong đó có

các mặt hàng nông sản và thuỷ sản. Đó là cơ hội mà ngành nông nghiệp và

thuỷ sản Việt Nam có được sau khi hiệp định trên có hiệu lực. Đối với nguồn

hàng nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ tại Mỹ, theo phần phụ lục của

chương 1 trong hiệp định, mức thuế quan và những hạn chế nhập khẩu nông

sản sẽ được từng bước giảm dần. Điều đó là phù hợp với thông lệ quốc tế và

các nguyên tắc của tổ chức thương mại thế giới, có tính đến thực tế của Việt

Nam đang là nước phát triển ở trình độ thấp và đang trong quá trình chuyển

đổi cơ chế kinh tế.

Khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực, đương nhiên là cả hai

quốc gia đều có lợi. Tuy nhiên, nếu so sánh mức lợi ích và khả năng tiếp cận

được lợi ích do hiệp định đó đưa lại giữa Mỹ và Việt Nam, thì Mỹ có nhiều

cơ hội hơn. Vì rằng, để tiếp cận được lợi ích, phía Việt Nam phải vượt qua

thách thức là năng suất và đặc biệt là chất lượng sản phẩm xuất khẩu vào thị

trường Mỹ, đối với Việt Nam là thách thức không dễ gì vượt qua. Trong khi

đó, khả năng đó của Mỹ đối với Việt Nam thì quá dễ dàng. Cũng từ lý do đó,

các sản phẩm nông nghiệp và thuỷ sản của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc

liệt ngay trên thị trường nội địa cùng với quá trình giảm thuế nhập khẩu nông

sản từ Mỹ về.

Như vậy, bên cạnh cơ hội xuất khẩu nông sản vào Mỹ sẽ phải chịu

mức thuế thấp hơn, do vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh của nông sản Việt

Nam trên thị trường Mỹ, thì ngay tại thị trường nội địa, hàng nông sản của

293

Việt Nam cũng sẽ gặp khó khăn, khi nông sản Mỹ tràn vào. Vì vậy, các

doanh nghiệp của Việt Nam cần nhận thức rõ phần thách thức phải vượt qua

là rất khó khăn, thách thức lớn hơn cơ hội, để có chiến lược phát triển, có khả

năng thích ứng với tình hình mới.

Bên cạnh sự can thiệpở cấp Chính phủ dưới hình thức hiệpđịnh

thương mại song phương, ở những mức độ khác nhau hầu hết các Chính phủ

đều thực hiện các biện pháp can thiệp vào thị trường nông sản quốc tế bằng

các chính sách kinh tế cụ thể, được thực hiện trong phạm vi biên giới của mỗi

quốc gia. Dù các chính sách đó được thực hiện trong phạm vi mỗi quốc gia,

song sự tác động của các chính sách đó không chỉ giới hạn trong phạm vi mỗi

nước. Mức độ ảnh hưởng của các chính sách kinh tế đó tuỳ thuộc vào cường

độ chi phối về cung, cầu nông sản của quốc gia đó trên thị trường quốc tế. Do

đó, xét về bản chất, tác động của các chính sách riêng lẻ của các Chính phủ ở

mỗi quốc gia cũng không khác nhiều so với tác động của những ràng buộc

được thoả thuận trong các hiệp định song phương hoặc đa phương.

Sự can thiệp vào thị trường nông sản quốc tế của các Chính phủ

thường được thể hiện ở sự ban hành và thực thi hai nhóm chính sách sau đây:

Trước hết, đó là chính sách thuế quan. Đây là công cụ truyền thống mà

các Chính phủ thường sử dụng. Mục đích của chính sách thuế quan khá rõ

ràng: tăng thu cho ngân sách của Chính phủ; bảo hộ nền nông nghiệp trong

nước; điều hoà cung, cầu nông sản trên thị trường nội địa; điều hoà thu nhập

giữa các ngành kinh tế, giữa các doanh nghiệp, giữa các thành viên trong xã

hội; và thậm chí là để trả đũa đối tác trong những trường hợp cần thiết.

Tác động của chính sách thuế quan đối với cả xuất khẩu cũng như nhập

khẩu, xét về dài hạn và tổng thể, sẽ làm giảm cả cung lẫn cầu nông sản trên

thị trường quốc tế, và suy cho cùng là làm giảm lợi ích toàn cầu. Tuy nhiên,

trong điều kiện thương mại còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều các nhân tố, thì

mỗi quốc gia vẫn cần sử dụng công cụ thuế quan để bảo vệ lợi ích của quốc

gia. Chẳng hạn, trong quá trình thực hiện hiệp định thương mại Việt - Mỹ,

294

nếu Việt Nam cũng phải hạ thuế suất xuống mức thuế suất hải quan của Mỹ

ngay lập tức, thì nền kinh tế yếu ớt của Việt Nam sẽ không thể chịu đựng nổi

những tácđộng nhiều mặt của sự giảmđó. Sự qui định lộ trình từng bước

giảm thuế suất hải quan đối với hàng hoá từ Mỹ vào Việt Nam là để đảm bảo

cho nền kinh tế Việt Nam không bị "sốc". Đó là sự công bằng giữa các nền

kinh tế có trình độ phát triển không đều trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh

tế.

Thứ hai,đó là các chính sách phi thuế quan, các chính sách thường

thấy như: hạn ngạch xuất, nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu, chính sách tỷ giá hối

đoái, các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, các qui định về kiểm dịch

động thực vật...

Mục tiêu của các chính sách phi thuế quan có nhiều, và tuỳ thuộc vào

hoàn cảnh mà mục tiêu này hay khác được đưa lên hàng đầu. Nhìn chung, các

mục tiêu của các chính sách phi thuế quan thường hẹp hơn các mục tiêu của

chính sách thuế quan, có thể kể ra đây một số mục tiêu chính: nhằm bảo hộ

sản xuất nông nghiệp trong nước; khuyến khích xuất khẩu;điều hoà thị

trường nội địa...

Tác động của các chính sách phi thuế quan xét về dài hạn và trên bình

diện tổng thể cũng sẽ làm giảm lợi ích của nhân loại. Song, cũng giống như

khi xem xét chính sách thuế quan, trong hoàn cảnh của thế giới hiện thực, các

công cụ phi thuế quan vẫn cần thiết cho công tác quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô

ở của quốc gia.

IV- Thương mại quôc tế đối với nông nghiệp Việt Nam

1- Vai trò của thương mại quốc tế các sản phẩm nông nghiệp ở Việt

Nam.

Đối với các nước đang phát triển, thương mại quốc tế, các sản phẩm

nông nghiệp là bộ phận cấu thành không thể thiếu trong quá trình hội nhập

nền kinh tế quốc tế. Với Việt Nam đó không chỉ là bộ phận cấu thành trong

295

quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mà còn là hoạt động liên quan đến cân

bằng xuất nhập khẩu của quốc gia, đến cuộc sống của hàng triệu người trong

nông thôn, đến khả năng nâng cao đời sống của dân cư Việt Nam nói chung.

Trong thời kỳ nền kinh tế hoạtđộng theo cơ chế kế hoạch hoá tập

trung, xuất khẩu nông sản theo nghĩa rộngđãđóng góp phần lớn vào kim

ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế kinh tế, xuất

khẩu các sản phẩm từ nông nghiệpđãđóng góp trên dưới 30% tổng kim

ngạch xuất khẩu. Vài năm gần đây, mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu các sản

phẩm từ nông nghiệp không ngừng tăng lên, song tỷ trọng của nó trong tổng

kim ngạch xuất khẩu của Việt Namđang giảm nhanh.Điềuđó không có

nghĩa là vai trò của thương mại quốc tế các sản phẩm nông nghiệp đang giảm

dần, mà nó chỉ là xu thế chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu đang theo chiều

hướng tiên tiến của Việt Nam.

Tuy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ nông nghiệp không

ngừng giảm xuống, nhưng xuất khẩu các sản phẩm từ nông nghiệp vẫn còn

chiếm tỷ trọng tương đối lớn (năm 2001 vẫn còn chiếm trên 30%) tổng kim

ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Điều đó cho thấy xuất khẩu các sản phẩm từ

nông nghiệp vẫn còn giữ vị trí quan trọng trong hoạt động thương mại quốc

tế của Việt Nam về mặt kinh tế. Song, điều qua trọng hơn là nhờ xuất khẩu

các sản phẩm từ nông nghiệp mà hàng triệu nông dân Việt Nam có điều kiện

để không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống. Điều đó có ý nghĩa vô cùng

quan trọng trong việc ổn định chính trị - xã hội ở Việt Nam.

Thực tiễn cho thấy, sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu nói chung,

và của xuất khẩu các sản phẩm từ nông nghiệp nói riêng được coi là xung lực

mạnh mẽ kích thích toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Có được

như vậy chủ yếu là nhờ thông qua hoạt động xuất khẩu đã khai thác tất cả các

lợi thế tương đối và tuyệt đối của quốc gia trong quan hệ thương mại quốc tế.

Đối với Việt Nam, xuất khẩu nông sản không chỉ tạo ra xung lực nói chung,

mà còn là xung lực ban đầu, tạo ra cú hích để nền kinh tế phát triển.

296

Trong những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ 20 và thập niên đầu của

thế kỷ 21, xuất khẩu các sản phẩm từ nông nghiệp của Việt Nam đã đạt được

nhiều thành tựu to lớn. Từ một quốc gia thường xuyên bị thiếu đói, đến năm

2001, Việt Nam đã xuất khẩu gạo, cà phê đứng thứ hai, thuỷ sản đứng thứ 6

trên thế giới về sản lượng... Từ chỗ chỉ suất nông sản thô, nay đã có nông sản

sơ chế, tinh chế xuất khẩu. Tuy nhiên, tỷ lệ hàng chế biến, đặc biệt hàng tinh

chế còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong tổ chức hệ thống xuất khẩu, cũng như việc

điều hành hệ thống đó hoạt động trong điều kiện kinh tế thị trường đang còn

nhiều vấnđề bất cập. Nhìn chung, hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động

xuất khẩu nông sản chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam. Để nâng

cao hiệu quả của hoạtđộng đó, cần hoàn thiện hệ thống giải pháp mà Việt

Nam đang thực hiện.

2- Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thương

mại quốc tế các sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam.

Trong phương hướng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động

thương mại quốc tế các sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam, trước hết cần đa

dạng hoá chủng loại sản phẩm, cấp loại sản phẩm xuất khẩu, trên cơ sở có sản

phẩm chủ lực cả về chủng loại sản phẩm cũng như cấp loại sản phẩm.

Thứ hai, cần tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu theo hướngđa

phương hoá thị trường, trên cơ sở có thị trường chiến lược. Trong công tác

điều hành xuất khẩu, cần chú ý ưu tiên về mọi mặt cho thị trường chiến lược,

nhằm đảm bảo chữ tín đối với thị trường này.

Thứ ba, cần quán triệt quan điểm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông

sản theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Điều này vừa cho phép tăng

khả năng thích ứng với thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu, vừa đảm

bảo kiểm soát được hoạt động này trong khuôn khổ hệ thống pháp luật hiện

hành.

Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế các sản phẩm nông

nghiệpở Việt Nam cần đảm bảo phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền

297

vững, bảo vệ lợi ích quốc gia. Hướng phát triển này đòi hỏi các giải pháp

tăng trưởng xuất khẩu nông sản phải xác định được qui mô sản xuất hợp lý

của mỗi loại sản phẩm, không thuần thuý chạy theo sản lượng mà làm hỏng

môi trường sinh thái.

Trên cơ sở những định hướng lớnđó, cần thực hiện một số giải pháp

cơ bản sau đây để nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại quốc tế các sản

phẩm nông nghiệp ở Việt Nam.

Thứ nhất, cần xác định được cơ cấu xuất nhập khẩu các loại nông sản

một cách hợp lý. Cần khẳng định ngay rằng, Việt Nam không chỉ cần xuất

khẩu, tất nhiên đây vẫn là hoạt động chính, mà còn có thể và cần phải nhập

khẩu nông sản. Dĩ nhiên là việc xuất nhập đó phải trên cơ sở nguyên lý của

các lý thuyết về lợi thế tuyệt đối và tương đối. Xuất khẩu những sản phẩm có

lợi thế, nhập khẩu những sản phẩm mà nước ngoài có lợi thể hơn. Cơ cấu

nông sản xuất nhập khẩu phải khai thác hợp lý các tiềm năng trong nước,

đảm bảo bảo vệ và không ngừng tái tạo các tài nguyên trong nước, đồng thời

tăng khả năng thích ứng với những biến động phức tạp của thị trường quốc

tế.

Thứ hai, khẩn trương rà soát lại các qui hoạch vùng sản xuất tập trung

chuyên canh trong nông nghiệp. Trong xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá

nông nghiệp và nông thôn, việc qui hoạch các vùng tập trung chuyên canh là

hết sức cần thiết. Điều đó cho phép khai thác hợp lý lợi thế so sánh để sản

xuất nông sản xuất khẩu; cho phép tạo ra nguồn hàng tập trung với chất

lượng tốt cho xuất khẩu; cho phép nâng cao hiệu quả của đầu tư và khai thác

hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông sản xuất khẩu; cho phép

nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông sản; và

tiếp nữa, đây là giải pháp tốt định hướng cho nông dân phát triển sản xuất

phù hợp với nhu cầu thị trường.

Điều quan trọng để biến qui hoạch thành hiện thực là phải thực hiện

một cách đồng bộ các giải pháp khác như: tập trung giải quyết tốt các yếu tố

298

kỹ thuật cho sản xuất ở vùng chuyên canh; đảm bảo tiêu thụ sản phẩm theo

mức giá sàn hợp lý...

Thứ ba,định hướng tập trung đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ

thuật, phục vụ sản xuất và xuất khẩu cho vùng chuyên canh. Cần lưu ý rằng,

đây là sự định hướng của Nhà nước, chứ không phải chỉ có nhà nước đầu tư

xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở vùng chuyên canh. Sự định hướng này

cho phép biến các lợi thế ở dạng tiềm năng thành hiện thực; chuyển sản xuất

nông nghiệp từ tự cấp, tự túc sang trạng thái sản xuất hàng hoá theo lợi thế

của vùng; cho phép thu hút đầu tư ngoài vùng vào vùng chuyên canh.

Trong định hướng xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở vùng chuyên

canh nông nghiệp, cần chỉ rõ loại công trình, quy mô công trình nào các

doanh nghiệp phải tự đầu tư, loại nào sẽ kêu gọi đầu tư từ ngoài vào. Điều đó

cũng chỉ rõ vai trò tổ chức và quản lý của nhà nước trong hình thành hệ thống

hạ tầng kỹ thuật ở vùng chuyên canh.

Thứ tư, Nhà nước cần xây dựng và thực thi hệ thống chính sách bảo trợ

hợp lý cho các vùng chuyên canh sản xuất nông sản xuất khẩu. Trước hết cần

hoàn thiện chính sách đất đai theo hướng để nông dân yên tâm đầu tư thâm

canh, tạođiều kiện pháp lýđể nông dân thực hiện các giao dịch với ngân

hàng thuận lợi,đồng thời thúcđẩy quá trình tập trung hoáđấtđai vào tay

người có trình độ và có vốn sản xuất. Đối với chính sách khoa học và công

nghệ cần hướng tới việc hoàn thiện công tác quản lý chất lượng các loại vật

tư và dịch vụ đầu vào cho vùng chuyên canh sản xuất nông sản xuất khẩu,

đảm bảo chất lượng nông sản xuất khẩu.

Thứ năm, hoàn thiện hệ thống các cơ quan quản lý xuất hoạt động nhập

khẩu nông sản, cũng như đầu mối các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hướng

hoàn thiện hệ thống này là phải bảo vệ được sản xuất trong nước, chống tranh

bán ở thị trường ngoài nước, làm thiệt hại lợi ích quốc gia. Đồng thời, cần

đảm bảo tính năng động cho hệ thống các doanh nghiệp trong hoạt động xuất

nhập khẩu nông sản.

299

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại quốc tế các

sản phẩm nông nghiệp, cần thực hiệnđồng bộ nhiều giải pháp. Trong thực

hiện tổng thể nhiều giải pháp, vai trò tổ chức và quản lý của Nhà nước là hết

sức cần thiết.Đồng thời cần lưu ý rằng, không chỉ có Nhà nước phải thực

hiện các giải pháp đó, mà còn cả các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước cũng

cần tham gia vào quá trình đó.

Tóm tắt chương

Lý thuyết về lợi thế tuyệtđối của A. Smith, về lợi thế tươngđối của

D.Ricardo đã chỉ ra rằng thương mại trên cơ sở chuyên môn hoá theo lợi thế

sẽ làm tăng lợi ích của xã hội, mặc dù chi phí sản xuất không cần tăng. Tuy

nhiên, mức lợi ích mà các đối tác được hưởng có thể sẽ không công bằng, mà

tuỳ thuộc vào các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ trao đổi giữa các nước đó.

Thương mại trên cơ sở chuyên môn hoá theo lợi thế không chỉ làm

tăng lợi ích xã hội theo nghĩa làm tăng số lượng sản phẩm hàng hoá đầu ra,

mà còn có lợi cho xã hội theo nghĩa thúc đẩy việc sử dụng có hiệu quả các

300

nguồn tài nguyên còn "nằm ngủ"ở một số quốc gia. Luồng hàng trao đổi

thường di chuyển từ nơi có giá thấp đến nơi có giá cao. Điều đó đã góp phần

làm san bằng chênh lệch giá hàng hoá tiêu dùng và giá các vật tưđầu vào

giữa các quốc gia. Sự vận động của các luồng hàng như vậy đã đem lại lợi ích

cho cả nhà kinh doanh lẫn người tiêu dùng.

Đối với mỗi quốc gia, việc phân tích mối quan hệ xuất nhập khẩu là

cần thiết cho quá trình phân tích kinh tế vĩ mô. Chỉ tiêu điều kiện thương mại

xuất nhập khẩu thườngđược xử dụngđể phân tíchđộng thái giữa giá các

hàng hoá xuất khẩu và giá các hàng hoá nhập khẩuở mỗi quốc gia. Để chỉ

tiêu này phản ánh đúng hiện trạng mối quan hệ xuất nhập khẩu, cần lựa chọn

nhóm hàng đại diện đúng tình hình xuất, nhập khẩu.

Quan hệ thương mại quốc tế chịu sự chi phối của nhiều nhân tố, do đó,

lợi ích mỗi quốc gia nhận được trong hoạt động đó thường ít khi tuân theo

quy luật trao đổi ngang giá. Do vậy, cho dù đã được khẳng trên phương diện

lý thuyết về lợi ích của tự do thương mại, song thực tế, mọi chính phủ đều

phải can thiệp vào quan hệ thương mại quốc tế. Các hình thức can thiệp của

Chính phủ có thể thông qua các tổ chức đa quốc gia, cũng có thể can thiệp

một cách đơn phương. Dù là các Chính phủ can thiệp đơn phương, thì những

can thiệp đó vẫn ảnh hưởng đến quan hệ thương mại quốc tế.

Đối với Việt Nam, trong bối cảnh ngày càng hội nhập vào nền kinh tế

quốc tế, hoạt động thương mại quốc tế xuất nhập khẩu các sản phẩm nông

nghiệp ngày càng có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị và xã hội. Do vậy,

việc xây dựng và thực thi các chính sách, giải pháp để nâng cao hiệu quả

thương mại quốc tế các sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam là hết sức cần

thiết và cấp bách.

301

Câu hỏi ôn tập

1. Hãy chứng tỏ rằng thương mại trên cơ sở chuyên môn hoá theo lợi

thế sẽ làm tăng lợi ích cho xã hội.

2. Hãy bình luận về luậnđiểm: trong quan hệ thương mại giữa các

nước giàu và các nước nghèo, thường thì các nước nghèo được lợi nhiều hơn.

3. Hãy tìm số liệuđể phân tíchđộng thái củađiều kiện thương mại

xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 1990đến 1995 và từ năm 1995đến

năm 2000.

4. Phân tích những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của

thương mại quốc tế các sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam.

302

Chương 11

Quản lý nhà nước về kinh tế trong nông

nghiệp

I. Khái niệm, vai trò, chức năng của quản lý nhà nước về

kinh tế trong nông nghiệp

1. Khái niệm

Thuật ngữquản lý có nội dung rất rộng và phong phú. Trên thực tiễn

khi sử dụng thuật ngữ này người ta thường gắn với đối tượng hay khách thể

quản lý tạo nên cụm thuật ngữ kép như: quản lý kinh tế, quản lý văn hoá - an

ninh - quốc phòng, quản lý tài chính, quản lý sản xuất - kinh doanh, quản lý

thiết bị v.v... Như vậy thuật ngữ quản lý phản ánh mối quan hệ biện chứng

303

giữa chủ thể và khách thể quản lý trong quá trình phát triển. Có thể hiểu quản

lý kinh tế là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản

lý (kinh tế ) trong quá trình hoạt động kinh tế nhằm đạt đến mục tiêu kinh tế -

xã hội nhất định. Quản lý về kinh tế nói chung hoặc quản lý Nhà nước về

kinh tế trong nông nghiệp là dạng quản lý bằng quyền Nhà nước, mang tính

chất thực hiện quyền lực Nhà nước trong quản lý. Việc quản lý Nhà nước về

kinh tế nói chung cũng như về kinh tế trong nông nghiệp nói riêng là do

Chính phủ thực hiện, thông qua các điều chỉnh bằng pháp luật, chính sách,

các công cụ, các lực lượng vật chất, tài chính của Nhà nước...

Quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp là sự quản lý vĩ mô

của Nhà nước đối với nông nghiệp thông qua các công cụ kế hoạch, pháp luật

và các chính sách để tạo điều kiện và tiền đề, môi trường thuận lợi cho các

hoạt động sản xuất - kinh doanh nông nghiệp hướng tới mục tiêu chung của

toàn nền nông nghiệp; xử lý những việc ngoài khả năng tự giải quyết của đơn

vị kinh tế trong quá trình hoạt động kinh tế trên tất cả các lĩnh vực sản xuất,

lưu thông, phân phối, tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp; điều tiết các lợi

ích giữa các vùng, các ngành, sản phẩm nông nghiệp, giữa nông nghiệp với

toàn bộ nền kinh tế; thực hiện sự kiểm soát đối với tất cả các hoạt động trong

nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn làm ổn định và lành mạnh hoá mọi

quan hệ kinh tế và xã hội...

Quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp có sự khác biệt với

quản lý sản xuất kinh doanh của các đơn vị hay tổ chức kinh tế trong nông

nghiệp. Các tổ chức kinh tế trong nông nghiệp thực hiện việc tự chủ quản lý

sản xuất - kinh doanh của mình gồm: xây dựng kế hoạch sản xuất, tổ chức

quản lý sản xuất, thực hiện hạch toán kinh tế... tạo ra các giá trị vật chất và

tinh thần đáp ứng nhu cầu xã hội. Hoạt động sản xuất - kinh doanh của các

đơn vị, các tổ chức kinh tế trong nông nghiệp phải tuân thủ pháp luật và

chính sách của Nhà nước.

Quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp và quản lý sản xuất -

304

kinh doanh của các đơn vị, các tổ chức kinh tế trong nông nghiệp là hai khái

niệm khác nhau nhưng có quan hệ biện chứng với nhau. Quản lý Nhà nước

về kinh tế trong nông nghiệp thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện, tiền đề cho quản

lý sản xuất - kinh doanh của đơn vị tiến hành thuận lợi, có hiệu quả. Ngược

lại việc quản lý sản xuất kinh doanh tốt vừa thể hiện hiệu lực của quản lý Nhà

nước, vừa tạo điều kiện phát huy vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước đầy đủ

hơn và có hiệu quả hơn,đảm bảo sự phát triểnổnđịnh của toàn bộ nông

nghiệp và nông thôn. Quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp thừa

nhận và tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh của các đơn vị, các tổ chức kinh

tế, nhưng không buông trôi mà thực hiện việc kiểm soát chúng về mặt Nhà

nước, nghĩa là thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với các đơn vị và tổ chức

kinh tế.

2. Vai trò

Vai trò của quản lý Nhà nướcvề kinh tế trong nông nghiệp bắt nguồn

từ sự cần thiết phải phối hợp các hoạt động lao động chung trên cơ sở xã hội

hoá sản xuất và phát triển nền nông nghiệp hàng hoá. Lực lượng sản xuất và

trìnhđộ phát triển sản xuất hàng hoá càng cao thì càng cần thiết phải thực

hiện vai trò này một cách chặt chẽ và nghiêm ngặt. Tuỳ theo trình độ phát

triển của lực lượng sản xuất hàng hoá của nông nghiệp trong từng giai đoạn

nhất định mà giữa các phân ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản cũng như

các yếu tố kinh tế của toàn ngành nông nghiệp có những mối quan hệ tỷ lệ

phù hợp đảm bảo khai thác hợp lý các nguồn lực và phát triển. Sự phát triển

không ngừng của lực lương sản xuất, sự tácđộng thường xuyên hay biến

động của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội trong nước cũng như

quốc tế luôn là những nguyên nhân phá vỡ những mối quan hệ tỷ lệ nói trên,

trước tình hình đó, Nhà nước là người nhận thức đúng các quy luật vận động

phát triển, nắn vững và dự báo được các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị xã

hội trong nước và quốc tế để vạch ra các chiến lược và kế hoạch phát triển thể

chế hoá các chủ trương đường lối phát triển nông nghiệp thành các quy chế,

luật lệ để hướng dẫn và sử dụng các kích thích kinh tế nhằm định hướng phát

triển các vùng nông nghiệp các thành phần kinh tế các loại hình doanh

nghiệp, hoạt độngở nông thôn v.v... phát triểnđúng hướng và có hiệu quả.

Có thể coi cơ sở khách quan và sâu xa của vai trò quản lý Nhà nước về kinh

305

tế trong nông nghiệp bắt đầu từ yêu cầu cân đối trong quá trình phát triển; do

vậy phải phối hợp mọi hoạt động của nền nông nghiệp hàng hoá dựa trên

trình độ xã hội hoá ngày càng cao. Trong nền nông nghiệp hàng hoá vận hành

theo cơ chế thị trường XHCN ở nước ta hiện nay cơ sở khách quan và sâu xa

nói trên đòi hỏi việc quản lý Nhà nước đối với ngành này phải xử lý những

vấn đề chủ yếu sau đây:

2.1. Sự vụ lợi cá nhân nảy sinh trong quá trình phát triển

Nền nông nghiệp nước ta dựa trên sự đa dạng hình thức sở hữu và

tương ứng với nhiều hình thức tổ chức sản xuất thì tất yếu nảy sinh sự quan

tâm lợi ích cá nhân. ở đây các cá nhân và lợi ích cá nhân được hiểu theo

nghĩa rộng nhất bao gồm các chủ thể sản xuất - kinh doanh như các hộ các

trang trại, các tổ hợp tác, hợp tác xã, các nhà máy chế biến nông sản v.v... các

địa phương hay các vùng khác nhau trên lãnh thổ nông nghiệp cả nước; hoặc

cũng có thể là ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Trong khi theo

đuổi những lợi ích riêng, các đơn vị sản xuất - kinh doanh, các vùng các địa

phương hoặc bản thân ngành nông nghiệp có thể không nhìn thấy lợi íchcủa

đơn vị, của vùng hay của ngành khác. ở mức độ cao hơn, nếu vì lợi ích cá

nhânđến mức vi phạm lợi ích người khác; vì lợi ích hiện tại mà làmảnh

hưởng đến lợi ích tương lai thì xuất hiện sự vụ lợi cá nhân. Biểu hiện của xu

hướng này là các hoạt động kinh tế chồng chéo không hiệu quả thậm chí triệt

tiêu lẫn nhau, tình trạng khai thác bừa bãi đất đai, tài nguyên và các nguồn

lực khác, tình trạng phân tán địa phương chủ nghĩa trong các hoạt động kinh

tế... hậu quả của xu hướng này là phá vỡ cân đối cần thiết trong quá trình phát

triển của nông nghiệp và tất yếu nảy sinh các vấn đề xấu về chính trị xã hội ở

nông thôn.

Để khắc phục những nhược điểm nói trên trong quá trình phát triển

nông nghiệp, cần thiết có bộ phận điều hành vi mô bằng việc hoạch định các

chương trình, kế hoạch phát triển liên quan đến từng vùng từng địa phương,

từng thành phần kinh tế, từng loại hình doanh nhghiệp nông nghiệp; điều tiết

các mối quan hệ lợi ích trong quá trình phát triển bằng việc ban hành và việc

306

thực hiện các chính sách phù hợp, ban hành và thực hiên các luật lệ để xử

phạt những đối tượng vi phạm khi tham gia vào các hoạt động kinh tế ở nông

nghiệp và nông thôn v.v... Như vậy, nếu như không có sự quản lý Nhà nước

thì không thể khắc phục được những khuyết tật do thị trường tạo ra trong quá

trình phát triển nông nghiệp nông thôn nước ta.

2.2. Bảođảm môi trường thuận lợi và an ninh cho sự phát triển

nông nghiệp và kinh tế nông thôn

Nền nông nghiệp hàng hoá trong cơ chế thị trường chỉ có thể phất triển

ổn định trong môi trường kinh tế, chính trị xã hội, đối ngoại thuận lợi và ổn

định. Các quan hệ thị trường trong nông nghiệp muốn phát triển được phải

trong môi trường ổn định, nhưng mặt trái của cơ chế thị trường lại sinh ra

những yếu tố làm cản trở hay phủ định chính bản thân nó như: vì chạy theo

lợi nhuận dẫnđến việc huy động và sử dụng nguồn lực không hợp lý (phá

rừng trồng cà phê ở Tây Nguyên, chuyển đất một vụ lúa sang nuôi cá ở một

số vùng tỉnh đồng bằng sông Cửu Long không có kế hoạch...) vì lợi ích cá

nhân mà chà đạp lợi ích chung dẫn tới huỷ hoại môi trường sống; tình trạng

phân hoá giàu nghèo, sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng nông

thôn, các khu vực nông nghiệp có xu hướng ngày càng lớn, tình trạng lũng

loạn thị trường bằng việc buôn lậu, hàng giả, kém chất lượng đối với cả vật tư

hàng hoáđầu vào cho sản xuất và sản phẩmđầu ra làm ảnh hưởng tới cả

người sản xuất và người tiêu dùng nông sản, thực phẩm trong nước và xuất

khẩu v.v... Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố liên quan đến môi trường cho phát

triển nông nghiệp, nông thôn như diễn biến bất thường của thời tiết, các loại

dịch bệnh, sự kém ổn định chính trị ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới

v.v... Tất cả những diễn biến phức tạp về môi trường phát triển của nông

nghiệp, nông thôn nói trên chỉ có thể được khống chế những mặt tiêu cực,

duy trì và phát huy những mặt tích cực thuận lợi nhờ có Nhà nước.

2.3 Nhà nước đảm nhận những mặt những khâu hay một số hoạt

động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn bằng thực lực của nền kinh tế

307

Nhà nước

Vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nông nghiệp không chỉ ở

sự điều tiết, khống chếđịnh hướng bằng pháp luật, bằng các chính sách và

bằngđòn bẩy kinh tế mà còn bằng chính thực lực của kinh tế Nhà nước.

Trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn, có nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt động

mà các tổ chức kinh tế không được phép làm hoặc không làm được. Các hoạt

động không được phép làm là những hoạt động mà Nhà nước không hoặc rất

khó kiểm soát nhưng xã hội vẫn cần như sản xuất và lưu thông những sản

phẩm có thể gây nguy hiểm cho xã hội; khai thác vàđánh bắt bừa bãi tài

nguyên rừng, biển, đặc biệt là các sản phẩm quý hiếm; bảo tồn và xây dựng

các khu rừng cấm quốc gia v.v... Các hoạt động không làm được gồm hai

loại. Loại thứ nhất, xuất phát từ lý do về phía những đơn vị, tổ chức kinh tế

trong nông nghiệp (vì những lý do chủ quan như non ý chí, kém về tri thức,

thiếu phương tiện hay thiếu vốn chẳng hạn...) mà họ không hoặc chưa thể làm

được. Ví dụ như hoạt động đầu tư xây dựng và khai thác các công trình hạ

tầng giao thông, thuỷ lợi ở nông thôn, đầu tư cải tạo một vùng đất hoang

hoá... Loại thứ hai xuất phát từ lý do về phía Nhà nước (phải nắm giữ những

khâu hoặc những hoạt động then chốt trong nông nghiệp, nông thôn...). ở đây

những khâu hay những hoạt động nào là then chốt lại tuỳ mỗi nước và tuỳ

điều kiệm cụ thể của nông nghiệp, nông thôn từng nước trong mỗi giai đoạn

phát triển nhất định. Đối với nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay khâu

then chốt ấy là các hoạt động liên quan đến công nghệ sinh học và công nghệ

sau thu hoạch. Do vậy, cũng như tương tự một số nước khác, trong nền nông

nghiệp nước ta cũng sẽ có một lực lượng doanh nghiệp Nhà nước đảm bảo

một số vị trí then chốt để chi phối phương hướng hoặc tạo nên động lực phát

triển cho toàn bộ các ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong quá trình hiện

đại hoá và hội nhập quốc tế.

3. Chức năng

Quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp có vai trò to lớn và

308

không thể thiếu được trong quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn bắt

nguồn từ yêu cầu khách quan, nội tại của sự phát triển nền nông nghiệp. Đến

lượt nó việc quản lý, điều chỉnh và hướng dẫn nền nông nghiệp đi theo hướng

nào, tốcđộ phát triển ra sao lại tuỳ thuộc hướng phát triển chung của nền

kinh tếđất nước. Trong bất kỳđiều kiện nào thì vai trò to lớn của quản lý

Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp cũng chỉ được thể hiện khi nó thực

hiện được các chức năng chủ yếu sau đây:

3.1.Định hướng chiến lược cho sự phát triển nông nghiệp cho phù

hợp từng giai đoạn phát kinh tế triển đất nước

Nông nghiệp là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân thống

nhất, có vai trò nhiều mặt về kinh tế và xã hội của đất nước. Việc đảm bảo sự

phát triển hài hoà cân đối của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân đòi

hỏi phải xác định chiến lược phát triển của ngành phù hợp với chiến lược

phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Trên cơ sở xác định chiến lược phát triển,

Nhà nước cụ thể hoá thành các chương trình, các kế hoạch định hướng phát

triển trung hạn và ngắn hạn hàng năm để hướng dẫn sự phát triển của nông

nghiệp và nông thôn. các chiến lược và kế hoạch phát triển nói trên được xây

dựng cụ cho toàn bộ nền nông, lâm, ngư, nghiệp ở từng cấp trong bộ máy

quản lý Nhà nước. Chiến lược phát triển nông nghiệp ở nước ta từ nay đến

năm 2010 được Đại hội Đảng IX (4/2001) nêu ra chủ yếu gồm: Chiến lược

dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; Chiến lược phát triển

các vùng kinh tế; Chiến lược phát triển khoa học công nghệ; Chiến lược sản

xuất và xuất khẩu v.v...

3.2.Điều chỉnh các mối quan hệ trong nội bộ nông nghiêp, nông

thôn và giữa nông nghiệp, nông thôn với phần còn lại của nền kinh tế

Trong quá trình phát triển sản xuất hàng hoá dựa trên trình độ xã hội

hoá sản xuất hàng hoá ngày càng cao, các mối quan hệ kinh tế trong nội bộ

nông nghiệp nông thôn cũng như giữa nông nghiệp nông thôn với phần còn

lại của nền kinh tế, thậm chí với nền kinh tế khu vực và quốc tế, ngày càng

309

phát triển rộng rãi và đa dạng. Sự hình thành và phát triển các mối quan hệ

kinh tế đó có thể là phù hợp với mục tiêu của sự phát triển, lại cũng có thể

không phù hợp và thậm chí xa lạ với bản chất kinh tế xã hội tốt đẹp của đất

nước. Trongđiều kiện như vậy Nhà nước phải thực hiện chức năngđiều

chỉnh các mối quan hệ kinh tếđó phát triển phù hợp bằng các biện pháp

khuyến khích, hạn chế hoặc cấm đoán. Các mối quan hệ kinh tế mà Nhà nước

cần điều chỉnh có nhiều loại. Có loại liên quan đến quyền sở hữu và sử dụng

các tài nguyên và nguồn lực như: Đất đai nguồn lực vốn góp cổ phần... Nhà

nước cần điều chỉnh bằng luật sao cho sự phát triển đa dạng hoá sở hữu ở

mức độ phù hợp. Có loại quan hệ gắn liền với hoạt động sản xuất như quan

hệ hợp tác sản xuất, liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ ... dưới những hình

thức đa dạng khác nhau, Nhà nước cần điều chỉnh bằng cách giúp đỡ, tạo môi

trường thuận lợi để các quan hệ này phát triển một cách tối ưu, hiệu quả. Có

loại quan hệ liên quan đến lĩnh vực ăn chia phân phối, Nhà nước cần hướng

dẫn để các quan hệ này được thực hiện một cách công bằng ...

Nói tóm lại, việc quản lý Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn

thực hiện chức năng điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế nhằm lành mạnh hoá

toàn bộ các mối quan hệ kinh tế xã hội nông thôn. Chỉ có trên cơ sở hệ thống

các mối quan hệ kinh tế lành mạnh được duy trì ổn định sẽ là điều kiện thúc

đẩy sự phát triển ổn định của của nông nghiệp, nông thôn.

3.3. Hỗ trợ, giúp đỡ kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, hợp tác xã

dịch vụ và các loại hình tổ chức sản xuất khác trong nông nghiệp, nông

thôn phát triển

Chuyển sang kinh tế thị trường, ở nước ta kể từ tháng 4/1988 hộ gia

đình được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp và kinh tế

nông thôn, kinh tế trang trại dần hình thành và phát triển.Với việc xác định lại

vai trò của hộ kinh tế như vậy, hợp tác dần dần đổi mới để chuyển sang dịch

vụ cho kinh tế hộ và kinh tế trang trại.

Trong một số doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất và chế biến thuộc sở

hữu Nhà nước thực hiện đổi mới bằng cách từng bước chuyển sang công ty

cổ phần... Có thể nói việc thay đổi cách thức làm kinh tế cho phù hợp với

những yêu cầu của cơ chế mới, trong nền nông nghiệp nước ta đã và đang

310

hình thành những loại hình doanh nhân hoàn toàn mới. Đối với họ mặt dù đã

có thêm nhiều năng lực mới để phát triển, song thách thức lớn đối với họ là

thương trường, kinh doanh trong cơ chế thị trường hoàn toàn mới mẻ mà họ

chưa được chuẩn bị trước. Do vậy chuẩn bị, hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nhân

và các loại hình kinh tế tự chủ nói trên của nông nghiệp, nông thôn bước vào

thương trường thành công là chức năng trọng yếu của quản lý Nhà nước đối

với nông nghiệp nước ta.

Đối với các hộ, các trang trại hoặc các doanh nghiệp kinh doanh nông

nghiệp khác, để bước vào thương trường thành công họ cần phải chuẩn bị, hỗ

trợ hay giúp đỡ về nhiều mặt. Nhưng sự chuấn bị, hỗ trợ hay giúp đỡ ấy liên

quan đến việc tạo ra các phẩm chất hay điều kiện cần có của một doanh nhân

. Trong điều kiện nông nghiệp nước ta, quản lý Nhà nước cần chuẩn bị, hỗ trợ

giúp đỡ các hộ, trang trại hay các loại hình doanh nghiệp khác về một cố mặt

chủ yếu như; Một là hỗ trợ để tạo dựng ý chí làm giàu chính đángbằng các

hoạt đọng nông nghiệp và kinh tế nông thôn, muốn vậy về mặt quản lý nhà

nước, vấnđề cấp bách hiện nay là tháo vỡ những vướng mắc làm cho chủ

trang trại chưa thực sự yên tâm; cân nhắc và gạt bỏ hết nhứng vướng mắc

mới có thể nảy sinh khi ban hành văn bản chính sách mới, sử dụng khéo léo

các quy phạm đạo đức như tôn vinh nhữnh điển hình tiên tiến trong mọi lĩnh

vực hoạt động kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Hai là, giúp đỡ hỗ trợ cho

việc chuẩn bịnhững tri thức cần thiết cả về kỹ thuật và kinh tế để đảm bảo

cho việc cạnh tranh thành công trong cơ chế thị trường của các doanh nghiệp

nông thôn. Có thể nói hiện nay các chủ hộ, chủ trang trại nước ta kinh doanh

trong cơ chế thị trường với vốn kiền thức kỹ thuật truyền thống là chủ yếu,

kiến thức kinh tế và kinh doanh hầu như chưa được học. Ba là, giúp đỡ về

các phương diện vật chất hoặc điều kiện để tạo ra phương diện vật chất để tạo

dựng sự nghiệp kinh doanh (kinh doanh trang trại hoặc kinh doanh phi nông

nghiệp khác ở nông thôn ). Với nông nghiệp nông thôn nước ta, liên quan đến

các phương tiện vật chất này thì quan trọng nhất là vốn và các điều kiện về

311

thuê mướn lao động. Bốn là, giúp đỡ tạo dựng môi trường thuận lợi và lành

mạnh cho kinh tế hộ, trang trại và các doanh nhân khácở nông thôn phát

triển. Việc quản lý Nhà nước tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển

bằng cách xác lập và vận hành có hiệu quả một hệ thống thị trường đồng bộ

ở nông thôn, bao gồm cả thị trường đầu vào vàđầu ra.ởđây vấnđề quan

trọng nhất là lựa chọn và áp dụngđược những hình thức hợp tác sản xuất

thực sự có hiệu quả đối với từng hoạt động kinh tế cụ thể ở nông thôn được

người dân chấp nhận, chứ không phải chỉ là những hợp tác xã theo mô hình

đồng nhất được áp dụng ở mọi vùng, mọi địa phương. Việc quản lý Nhà nước

tạo ra môi trường lành mạnh cho sự phát triển bằng cách nhà nước trực tiếp

giải quyết những vấn đề liên quan đến thiên tai, bảo vệ môi trường, đảm bảo

trật tự trị an và ngăn chặn tội phạm hình sự ở nông thôn. Đây là những vấn đề

có liên quan đến phạm vi quốc gia và nằm trong chương trình quốc gia. Do

vậy, có những mặt liên quan đến vấn đề này đã vượt ra ngoài phạm vi quản lý

Nhà nước đối với riêng ngành nông nghiệp.

3.4. Bổ xung những vị trí cần thiết, nắm giữ những vị trí then chốt

của nông nghiệp và kinh tế nông thôn bằng lực lượng kinh tế Nhà nước.

Trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn, những vị trí cần thiết và

những hoạt động then chốt thường không nhiều, có thể nằm ở một số lĩnh vực

như khai hoang phục hoá, xây dựng hạ tầng nông thôn, trồng và bảo vệ rừng

đầu nguồn, cấm rừng, phòng hộ rừng, công nghệ sinh học, công nghệ chế

biến xuất khẩu v.v... Việc xác định vị trí nào là cần thiết và hoạt động nào là

then chốt Nhà nước cần nắm lại tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế, chính trị,

xã hội, ngoại thương của nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá hiện

đại hoá và hội nhập quốc tế.

Quản lý nhà nước đối với nông nghiệp thực hiện chức năng nói trên

bằng chính lực lượng kinh tế Nhà nước. Tuỳ theo tầm quan trọng của từng vị

trí hay những hoạt động then chốt mà việc điều tiết của Nhà nước được thực

hiện theo các cách khác nhau: Thành lập doanh nghiệp nhà nước để thực hiện

312

nhiệm vụ nhà nước giao, tham gia hoặc nắm giữ cổ phần ở những mức độ

khác nhau trong các công ty cổ phần. Trong nông nghiệp, nông thôn nước ta

hiện nay, chuyển một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần

bằng việc thực hiện cổ phần hoá thực chất là việc rút bớt lực lượng kinh tế

Nhà nước ra khỏi vị trí không cần thiết hay những hoạt động không phải là

then chốt của nông nghiệp, nông thôn.

II. Khái niệm và phân loại hệ thống công cụ quản lý nhà

nước về kinh tế trong nông nghiệp

1. Khái niệm

Nền nông nghiệp, với tính cách là một bộ phận cấu thành của nền kinh

tế quốc dân vận hành theo cơ chế của thị trường có sự quản lý của nhà nước

hiện nay ở Việt Nam chỉ có thể phát triển phù hợp lợi ích chung của toàn bộ

nền kinh tế khi có một hệ thống công cụ quản lý phù hợp. Hệ thống công cụ

quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp được hiểu là toàn bộ những

phương tiện mà Nhà nước sử dụng theo những phương thức nhất định nhằm

định hướng khuyếnkhích và phối hợp các hoạt động kinh tế để đưa nông

nghiệpđạt tới mục tiêu. Nói một cách khác, có thể hiểu hệ thống công cụ

quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp là toàn bộ những phương tiện

cần thiết mà nhờ đó các cơ quan và các cán bộ quản lý kinh tế các cấp sử

dụng để điều tiết, hướng dẫn, khuyến khích, phối hợp...các hoạt động của tập

thể và cá nhân trong các lĩnh vực khác nhau của ngành nông nghiệp hướng

tới mục tiêu chung.

Trong hệ thống công cụđó, việc sử dụng chúng như thế nào lại tuỳ

thuộc vào trình độ phát triển của bản thân nông nghiệp, hoàn cảnh trong nước

hay quốc gia, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước và năng lực đội ngũ cán bộ

v.v... Trong cơ chế kinh tế kế hoạch trước đây, chúng ta cũng có hệ thống

công cụ quản lý, nhưng được tạo ra để điều hành nền nông nghiệp quản lý tập

trung và do vậy kế hoạch hoá là công cụ quan trọng nhất. Khi chuyển sang

313

nền kinh tế thị trường. Hệ thống công cụ quản lý mà nhà nước sử dụng cần

phải đổi mới, gạt bỏ những yếu tố lạc hậu cho phù hợp với điều kiện mới.

Đặc điểm chung của các phương tiện sử dụng để quản lý nền nông nghiệp kế

hoạch hoá tập trung là mang tính chất can thiệp trực tiếp, ápđặt ýđồ của

người quản lý lên đối tượng quản lý. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường

xã hội chủ nghĩa, các cơ quan quản lý nhà nước chỉ có thể can thiệp vào quá

trình phát triển của nông nghiệp một cách gián tiếp qua cơ chế hoạt động của

thị trường. Như vậy các chiến lược, các kế hoạch dài hạn, các dự án phát

triển... được vạch ra cho nông nghiệp chỉ mang tính chất định hướng. Trên cơ

sở định hướng này, nhà nước sử dụng công cụ pháp luật kinh tế và các hệ

thống chính sách khuyến khích tác động vào quan hệ lợi ích của chủ thể kinh

tế, khuyến khích họ vì theo đuổi lợi ích riêng mà hoạt động cho sự phát triển

chung.

2. Phân loại

Để nhận biết và lựa chọn công cụ quản lý Nhà nước phù hợp cho việc

quản lý đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền nông nghiệp,

cần thiết phải phân loại các công cụ theo các tiêu chí khác nhau. Có thể thực

hiện việc phân loại nói trên theo một số tiêu chí chủ yếu sau đây:

2.1. Theo nội dung và tính chất tác động của công cụ quản lý

Theo tiêu chí này, các công cụ quản lý Nhà nước đối với nông nghiệp

bao gồm:

- Pháp luật kinh tế: Đây là loại công cụ tác động mang tính chất bắt

buộc, quy định xác định hành lang vận động cho đối tượng quản lý, dựa trên

cơ sở chức năng quản lý và uy quyền của Nhà nước.

- Công cụ kế hoạch: Là loại công cụ mà Nhà nước sử dụng nhằm định

hướng sự phát triển của các lĩnh vực, các vùng, các phân ngành cũng như

toàn bộ nền nông nghiệp nói chung.

- Chính sách phát triển kinh tế: Là những công cụ co tính chất kích

thích, khuyến khích hoặc nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế. Chính sách

314

kinh tế bao gồm các chính sách kinh tế cụ thể khác nhau được Nhà nước sử

dụng kết hợp với nhau tạo nên lực tácđộng tổng hợp tới quá trình tăng

trưởng và phát triển của nông nghiệp.

2.2. Theo phạm vi tác động của công cụ quản lý

Người ta có thể nhận dạng các công cụ quản lý vĩ mô và các công cụ

quản lý vi mô theo phạm vi tác động của nó.

- Công cụ quản lý vĩ mô (hay công cụ quản lý Nhà nước) đối với nông

nghiệp là những công cụ được sử dụng để quản lý toàn bộ nền nông nghiệp

bao gồm Pháp luật kinh tế, kế hoạch phát triển ngành hay các chương trình

dự án phát triển, các chính sách kinh tế vĩ mô.

- Các công cụ quản lý vi mô (hay các công cụ quản lý trong nội bộ đơn

vị kinh tế) là những công cụ được sử dụng để quản lý các hoạt động trong

đơn vị hay tổ chức kinh tế, bao gồn kế hoạch sản xuất kinh doanh, hợp đồng

kinh tế, kế hoạch tài vụ, hạch toán kế toán v.v...

2.3. Theo lĩnh vực tác động của công cụ quản lý

Các công cụ quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và đối với nông

nghiệp nói riêng có thể được phân loại theo thời gian tác động lâu dài hoặc

thời gian tác động ngắn. Những công cụ quản lý có thời gian tác động lâu dài

gồm có luật pháp kinh tế, các chiến lược phát triển, chính sách phát triển kinh

tế hàng hoá nhiều thành phần trong nông nghiệp, nông thôn... Những công cụ

quản lý có thời gian tác động ngắn hạn thường gắn với các quy định tạm thời

về quản lý của các cấp, các biện pháp chính sách mang tính chất tình thế, các

công cụ quản lý vi mô.

Trong số các cách phân loại hệ thống công cụ quản lý Nhà nước đối

với nông nghiệp trình bày ở trên, cách phân loại theo nội dung và tính chất

tác động của công cụ quản lý được sử dụng phổ biến trong thực tế công tác

quản lý. Bởi vì, bằng cách phân loại này cho phép nhận biết sâu sắc vai trò,

tính chất, những yêu cầu hay đặc điểm cơ bản của từng loại công cụ để các

nhà quản lý sử dụng từng loại công cụ đúng cách và có hiệu quả.

315

III. Các công cụ quản lý nhà nước về kinh tế trong nông

nghiệp

Để quản lý nền nông nghiệp, Nhà nước cần sử dụng một hệ thống các

công cụ. Vấn đề mới ở đây là hệ thống công cụ quản lý Nhà nước ta sử dụng

để quản lý nền nông nghiệp trong điều kiện cơ chế thị trường, chứ không phải

cơ chế quản lý tập trung trước đây. các công cụ quản lý đó là pháp luật, kế

hoạch và chính sách kinh tế.

1. Pháp luật kinh tế quản lý Nhà nước đối với nông nghiệp

1.1. Vai trò của pháp luật kinh tế trong quản lý Nhà nước đối với

nông nghiệp

Pháp luật kinh tế là một bộ phận nằm trong hệ thống pháp luật kinh tế

nói chung. Pháp luật kinh tế bao gồm tổng thể những văn bản pháp luật liên

quan trực tiếp đến sự tồn tại, vận hành của nền kinh tế nói chung cũng như

của nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Trong những văn bản pháp luật đó quy

định cụ thể các quy tắc xử sự bắt buộc do Nhà nước đặt ra hay thừa nhận mà

mỗi cá nhân hay tổ chức kinh tế buộc phải tuân theo để hành vi ứng xử của

họ phù hợp với những quan hệ kinh tế khách quan và với lợi ích chung của

xã hội. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật kinh tế là các quan hệ phát sinh

trong lĩnh vực sản xuất, phân phối lưu thông và tiêu dùng và trong quá trình

vận hành quản lý kinh tế. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia những

quan hệ đó được Nhà nước quy định và được đảm bảo thực hiện bằng pháp

luật và việc xác định quyền và nghĩa vụ cũng như việc đảm bảo thực hiện

quyền và nghĩa vụ ấy của các bên tham gia vào các hoạt động nông nghiệp,

nông thôn. Bằng cách đó, pháp luật tác động chi phối hành vi kinh tế của đối

tượng quản lý cũng như của chủ thể quản lý. Do vậy pháp luật tồn tại với tính

cách là một công cụ quản lý đối với nông nghiệp, nông thôn và vai trò quan

trọng thể hiện trên các khía cạnh sau đây:

Một là, xác lập cơ sở pháp lý, bảo vệ và hỗ trợ hình thành phát triển

316

cơ chế thị trường trong nông nghiệp nông thôn.

Dựa trên nhận thức đúng đắn, Khách quan và khoa học các quy luật

vận động của nền nông nghiệp theo cơ chế thị trường, Nhà nước ban hành các

văn bản pháp quy nhằm tổ chức có tính chất Nhà nước các quan hệ kinh tế

khách quan đó phù hợp với quy chế mới. Mặt khác, nhờ sự hỗ trợ và bảo vệ

của pháp luật mà ý thức tôn trọng, tuân thủ các quan hệ kinh tế khách quan

của các bên tham gia sẽ điều chỉnh hành vi kinh tế của họ, tạo điều kiện để

phát triển các mối quan hệ được luật pháp xác định ở trên. Như vậy pháp luật

giữ vai trò là yếu tố tạo dựng, hỗ trợ và bbảo vệ cho sự hình thành và phát

triển các quan hệ kinh tế theo mục tiêu định hướng của Đảng và nhà nước ta.

Hai là, xác lập trật tự và môi trường kinh doanh lành mạnh cho nông

nghiệp.

Bằng việc tổ chức có tính chất Nhà nước của các quan hệ kinh tế khách

quan dưới hình thức quyền và nghĩa vụ cơ bản, về thực chất pháp luật đã xác

định trật tự và môi trường kinh doanh lành mạnh cho mọi hoạt động kinh tế

trong nông nghiệp. Bởi vì những quyền và nghĩa vụ thể hiện ở sự phân cấp và

thẩm quyền, điều kiện thực hiện, phạm vi và trình tự thực hiện, những điều

được làm và không được làm... mà pháp luật xác định luôn hàm chứa những

yếu tố củ một trật tự. Ví dụ, trật tự và môi trường kinh doanh có thể bị phá vỡ

bởi cạnh tranh không lành mạnh do thiếu luật bảo vệ quyền sở hữu công

nghiệp, luật quảng cáo... hoặc một thị trường thống nhất có thể bị phá vỡ nếu

thẩm quyền của cấp, các ngành các địa phươngkhông được pháp luật quy

định rõ ràng.

Ba là, bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh tế tham gia vào

các quan hệ kinh tế trong nông nghiệp nông thôn.

Việc bảo vệ lợi ích nói trên của các chủ thể kinh tế chỉ có thể thực hiện

bằng cách ghi nhận, bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các bên, ghi nhận hình

thức và các thủ tục giải quyết tranh chấp trong kinh doanh... vào luật pháp.

Nhờ vậy lợi ích của các chủ thể kinh tế được tôn trọng và được giải quyết

thoả đáng. Nếu thiếu luật pháp thì việc giải quyết, xử lý các quan hệ lợi ích sẽ

thiếu trật tự, gây lộn xộn không cần thiết có ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt

động kinh tế.

1.2. Đặc điểm của pháp luật kinh tế trong quản lý Nhà nước đối với

317

nông nghiệp

- Công cụ pháp luật kinh tế có sức mạnh quyền uy

Sức mạnh quyền uy của công cụ pháp luật kinh tế là sự kết hợp giữa

sức mạnh quyền uy khách quan và quyền uy Nhà nước. Nội dung của pháp

luật kinh tế chính là những mối quan hệ, những lợi ích kinh tế khách quan

được xã hội thừa nhận và bảo vệ dưới dạng ý chí của Nhà nước. Sự thừa nhận

và bảo vệ đó được cụ thể hoá thành những chuẩn mực về quyền lợi và nghĩa

vụ để điều chỉng hành vi của cá nhân và tập thể phù hợp với những yêu cầu

thực tế khách quan. Do vậy sức mạnh quyền uy của pháp luật kinh tế nằm

ngay trong nội dung của pháp luật và phụ thuộc vào tính chính xác của nội

dung dó. Việc tuân thủ pháp luật, hành động theo yêu cầu của pháp luật là

yêu cầu đương nhiên của bản thân thân pháp luật chứ không phải vì sự cưỡng

chế của Nhà nước. Sự cưỡng chế của Nhà nước mang tính quyền uy chỉ xuất

phát từ yêu cầu bảo vệ pháp luật dưới dạng răn đe, do vậy có tác dụng nâng

cao hiệu lực của công cụ pháp luật kinh tế.

- Quản lý bằng pháp luật đảm bảo tính phổ biến và công bằng

Pháp luật kinh tếđiều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, nhưng không

phải tất cả mà chỉ những quan hệ kinh tế cơ bản nhất, quan trọng nhất và khái

quát nhất. Hơn nữa pháp luật kinh tế cũng chỉ liên quan đến tất cả các đối

tượng nói chung khi tham gia vào các quan hệ kinh tế chứ không phải cho

từng đối tượng riêng lẻ. Trước pháp luật, mọi người đều bình đẳng và có cơ

hội ngang nhau để phát triển kinh tế.

- Quản lý bằng pháp luật kinh tế là sự tác động điều chỉnh mang tính

chất gián tiếp.

Tính chất gián tiếp nói trên thể hiện ở chỗ luật chỉ đưa ra các điều kiện

giả định để quy định quyền và nghĩa vụ cho các hoạt động kinh tế; đưa ra các

quy phạm được phép hay không được phép trong các hoạt đọng kinh tế trong

lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, còn các chủ thể kinh tế lựa chọn, tự quyết

định hành động trong khuân khổ của những điều kiện và phạm vi đã xác định

318

của luật.

2.1.Vai trò của công cụ kế hoạch

Để quản lý hoạt động kinh tế, chủ thể quản lý các cấp phải xử dụng

công cụ kế hoạch. Xét về thực chất, kế hoạch là các quyết định của chủ thể

quản lý về mục tiêu, biện pháp và các đảm bảo vật chất cần thiết để thực hiện

mục tiêu trong một thời kỳ nhất định. Như vậy kế hoạch là một công cụ định

hướng, tổ chức và điều khiển các hoạt động kinh tế của một đơn vị, một địa

phương hay toàn bộ nền nông nghiệp nông thôn.

vai trò của công cụ kế hoạch trong quản lý Nhà nướcđối với nông

nghiệp thể hiện trên các mặt sau đây:

Một là, cho phép chủ thể quản lý cũng như mọi bộ phận trong hệ thống

quản lý nhận thức thống nhất về hướng đi, cách đi thich hợp để nhanh chóng

đạt tới mục tiêu. Trên cơ sở thống nhất nhậ thức mà hoạt động của mọi cấp,

mọi bộ phận, mọi tổ chức tự giác, chủđộng và thống nhất trong hàng động

thực tiễn.

Hai là, kế hoạch còn giúp cho các nhà quản lý chủ động thích ứng với

những thay đổi trong quá trình phát triển của thực tiễn do có những dự đoán

trước; chủ động tạo ra những biến đổi có lợi cho quá trình phát triển; hướng

các nhà quản lý tập trung vào những nhiệm vụ trọng yếu...

Ba là, kế hoạch còn là một căn cứ để tổ chức bộ máy quản lý, kiểm tra

và đánh giá hiệu quả của các hoạt động quản lý ở các cấp, các địa phương và

toàn ngành.

2.2. Những yêu cầu cơ bản đối với công cụ kế hoạch phát triển nông

nghiệp, nông thôn trong cơ chế thị trường

Muốn phát huy hết những vai trò to lớn của công cụ kế hoạch, nhất là

kế hoạch trong cơ chế thị trường thì bản thân kế hoạch phải đáp ứng một số

yêu cầu nhất định. Trong cơ chế thị trường, kế hoạch hoá kinh tế quốc dân

đối với nông nghiệp vẫn là một công cụ quan trọng của quản lý Nhà nước, có

tính chất pháp lệnh, nhưng không có tính chất chỉ đạo theo phương thức giao

319

nhận và chấp hành kế hoạch một cách cứng nhắc mà chỉ là những định hướng

cho sự phát triển ởtầm vĩ mô. những kế hoạch định hướng bao gồm các chiến

lược, các kế hoạch dài hạn, các dự án phát triển nông nghiệp được xây dựng

trên cơ sở nhận thức đúng những quy luật khách quan và tính toán chính xcs

những điều kiện về nguồn lực của nông nghiệp. Căn cứ quan trọng để vạch ra

các kế hoạch định hướng phát triển nông nghiệp là nhu cầu của thị trường,

bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Trên cơ sở đó mà bố

trí, huyđộng các yếutố nguồn lực củ xã hội vào sản xuất nông nghiệp một

cách hợp lý nhất để khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền nông nghiệp

nước ta nhằm thực hiện một cách tốt đẹp các mục tiêu ý tưởng mà sự phát

triển nông nghiệp cầnđạt tới, phù hợp với công cụ đổi mới kinh tế của đất

nước.

Như vậy các kế hoạch nông nghiệp cần đáp ứng những nhu cầu chủ

yếu là:

Thứ nhất, các kế hoach phải đảm bảo tính khoa học.

Hiệu quả quản lý của công cụ kế hoạch phụ thuộc rất lớn vào tính sát

thực tính hợp lý và khoa học của nó. Do vậy khi xây dựng kế hoạch phải chú

trọng việc nghiên cứu và vận dụng các nguyên lý về kế hoạch hoá và điều

kiện cụ thể của nông nghiệp nông thôn; phân tích rõ thực trạng cũng như tiềm

năng về tài nguyênđấtđai, cũng như laođộng, tiền vốn, công nghệ và kỹ

thuật có thể huyđộng; tham khảo kinh nghiệm củađịa phương khác hoặc

nước khác. Nghĩa là phải gắn lý luận với thực tiễn trong quá trình xây dựng

và thực hiện kế hoạch.

Thứ hai, gắn kế hoạch với thị trường.

Yêu cầu này đòi hỏi phải được đáp ứng cả trong xây dựng và thực hiện

kế hoạch. Trong xây dựng kế hoạch phát triển cần coi nhu cầu thị trường là

điểm xuất phát của kế hoạch, các chủ thể quản lý không nên tuyệt đối hoá kế

hoạch trong suy nghĩ và hành động dẫn đến hạn chế tính sáng tạo, linh hoạt

và mền dẻo trong hoạt động quản lý và điều hành. Tuyệt đối hoá kế hoạch,

320

thậm chí đặt đối lập kế hoạch với thị trường mà không gắn kế hoạch với thị

trường là xa lạ với cơ chế quản lý mới trong nông nghiệp nước ta hiện nay.

Thứ ba, chuyển từ kế hoạch pháp lệnh sang kế hoạch hướng dẫn là chủ

yếu.

Các kế hoạch khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đếu có dấu ấn

quyền uy của nhà nước, do vậy chứađựng tính chất khống chế. Tính chất

khống chế này thể hiện bằng các chỉ tiêu mục tiêu, quy mô, tốcđộ,định

mức... Trong quá trình phát triển thực tế, nền nông nghiệp luôn chịu chi phối

bởi nhiều yếu tố thường xuyên biếnđộng. Tình hình trên phải đòi hỏi giảm

tính pháp lệnh, tăng cường tính hướng dẫn của các kế hoạch phát triển nông

nghiệp. Muốn vậy, các kế hoạch chỉ cần bao gồm những chỉ tiêu cần thiết đủ

định hướng cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn. ngoài ra các kế hoạch

cần bao gồm những yếu tố mởđể khuyến khích tính năng hoạtđộng của

người thực hiện.

Thứ tư, tăng cường chất lượng các hoạt động tiền kế hoạch.

Đểđảm bảo tính sát thực của các kế hoạch, chủ thể quản lý phải coi

trọng và tăng cường chất lượng cáchoạt động tiền kế hoạch như điều tra khảo

sát, nghiên cứu thăm dò để đưa ra các dự báo có căn cứ khoa học về nguồn

lực, thị trường ngoài và trong nước, sự phát triển tiến bộ khoa học công nghệ

v.v... Những hoạt động tiền kế hoạch càng được coi trọng và có chất lượng

cao là căn cứ cho việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển nông

nghiệp có kết quả.

Ngoài ra, trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch, cần phân định rõ

chức năng kế hoạch của Nhà nước các cấp và kế hoạch sản xuất kinh doanh

của các doanh nghiệp nông nghiệp. Bộ máy hoạtđộngở các cấp cầnđược

xây dựng theo hướng tinh giản, linh hoạt và có hiệu quả cao.

3. Chính sách kinh tế

Công cụ chính sách kinh tế giúp Nhà nướcđiều khiển hoạt động của

các chủ thể kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ...). Nhờ các chính

321

sách kinh tế dẫn dắt hoạt động mà các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp đã

hành động phù hợp với lợi ích chung của xã hội; các nguồn tài nguyên nông

nghiệp được huy động vào sản xuất một cách có hiệu quả để đạt đến mục tiêu

và các kế hoạch định hướng.

3.1. Phân loại các chính sách nông nghiệp

Để thực hiện được các mục tiêu phát triển vạch ra trong các chiến lược,

các kế hoạch, các dự án phát triển nông nghiệp, Nhà nước sử dụng một hệ

thống các chính sách kinh tế làm công cụ tác động vào cơ chế vận động của

nền nông nghiệp. Tuỳ cách tiếp cận khác nhau, người ta có thể phân loại các

chính sách kinh tế trong nông nghiệp theo những tiêu thức khác nhau:

- Theo nội dung, có thể phân loại các chính sách theo cách gọi tên cụ

thể như: chính sách đầu tư vốn, chính sách tín dụng, chính sách ruộng đất...

- Theo lĩnh vực, có thể phân loại thành các nhóm chính sách nông

nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính (thuế,đầu tư, trợ cấp sản xuất...); lĩnh vực

tiền tệ (giá cả. lãi xuất v.v...); lĩnh vực xuất, nhập khẩu ( chính sách thuế, hạn

ngạch, tỷ giá hối đoái...).

- Theo quan hệ của chính sách đối với quá trình sản xuất, có thể phân

thành các chính sáchđầu vào(đầu tư, vật tư, trợ giá khuyến nông...); các

chính sách đầu ra (thị trường và giá cả, chính sách xuất khẩu...); các chính

sách về tổ chức quá trình sản xuất (chính sách đổi mới cơ cấu kinh tế nông

nghiệp, nông thôn, chính sách đổi mới cơ cấu quản lý...).

Trongđiều kiện kinh tế thị trường, mỗi chính sách mà Nhà nước sử

dụng đều nhằm tác động vào phía cung hay phía cầu thị trường, nhưng cũng

có chính sách có thể tác động lên cả hai phía. Một chính sách được sử dụng

để tác động lên phía cung thì phải có các biện pháp hạn chế phản ứng phụ lên

phía cầu. Chính vì vậy mà một chính sách được ban hành cần xác định rõ nó

là chính sách gì để có thể tạo ra cơ chế phối hợp giữa các chính sách.

3.2. Một số chính sách kinh tế chủ yếu trong nông nghiệp nước ta

Hiện nay Nhà nước ta đang sử dụng một hệ thống các chính sách tác

động trực tiếp tới sự phát triển của nông nghiệp, có thể kể đến một số chính

322

sách chủ yếu sau đây:

+ Chính sách ruộng đất

+ Chính sách đầu tư

+ Chính sách tín dụng

+ Chính sách giá cả thị trường

+ Chính sách xuất khẩu nông sản

+ chính sách khuyến nông

+ Chính sách đổi mới cơ cấu nông nghiệp, nông thôn

Chính sách ruộng đất có vai trò quan trọng đặc biệt vì có nhiều vấn đề

kinh tế, chính trị, xã hội trong nông nghiệp và nông thôn gắn liền với vấn đề

ruộng đất. Mục tiêu trực tiếp của chính sách ruộng đất là quản lý, sử dụmg có

hiệu quả, đồng thời bảo vệ độ phì nhiêu của đất đai, vì đất là tư liệu sản xuất

chủ yếu, đặc biệt của nông nghiệp. Để đạt được mục tiêu trên, từ khi chuyển

sang cơ cấu thị trường, Đảng và Nhà nước ta đã có những đổi mới quan trọng

trong chính sách ruộngđất, thể hiện tập trungở Nghịđịnh 64/CP ngày

27/9/1993, về giao đất cho hộ nông dân, Luật Đất đai năm 1993 gồm những

nội dung chủ yếu sau đây:

- Toàn bộ quỹ đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất

quản lý trên phạm vi cả nước.

- Ruộngđấtđược Nhà nước giao quyềnổnđịnh, lâu dài cho những

người làm nông, lâm, ngư nghiệp (các doanh nghiệp nhà nước,tập thể, hộ gia

đình và cá nhân). Các hộ nông dân có quyền chuyểnđổi, chuyển nhượng,

thừa kế, cho thuê và thế chấp quyền sử dụng ruộng đất trong thời hạnđược

giao.

- Người sử dụng có trách nhiệm sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm,

có hiệu quả và phải bảo vệ, cải tạo đất và đóng thuế cho Nhà nước.

- Nghiêmệc lấn chiếmđất đai, sử dụng đất không đúng mục

đích, chuyển quyền sử dụng đất trái phép. Kiên quyết xoá bỏ những phương

thức kinh doanh lạc hậu làm huỷ hoại đất đai.

Mục đích trực tiếp của chính sách tín dụmg là bổ xung nguồn vốn đáp

323

ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp.

Hiện nay do năng lực tích luỹ còn thấp nên có tới 50% số hộ nông dân có nhu

cầu vay vốn tín dụng. Mục tiêu lâu dài của chính sách tín dụng là góp phần

từng bước thúc đẩy sự ra đời của thị trường vốn trong nông thôn. Những năm

gần đây, Nhà nước đã có những đổi mới quan trọng trong chính sách tín dụng

nông nghiệp, thể hiện tập trung ở Nghị quyết trung ương lần thứ 5( khoáVII)

và Nghị quyết 14/CP ngày2/3/1993 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ sản

xuất vay vốn, gồm những nội dung chủ yếu sau đây.

- Đổi mới tổ chức ngành ngân hàng thành hệ thống hai cấp: Ngân hàng

Nhà nước và Ngân hàng Thương mại. tham gia vào thị trường vốn tín dụng ở

nông thôn có các Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Thương mại cổ phần

và các Ngân hàng thương mại khác. Tổ chức lại hệ thống quỹ tín dụng nhân

dân (hợp tác xã tín dụmg kiểu mới ). Các ngân hàng thưong mại và các tổ

chức tín dụng tự nguỵện do nhân dân lập ra sẽ tạo khả năng huy động nguồn

vốn tối đa đáp ứng cho nhu cầu phát triển nông nghiệp.

- Huy động tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và

nhân dân bằng nhiều hình thức thích hợp như: tiết kiệm (có và không có kỳ

hạn), tín phiếu và trái phiếu kho bạc, ngân phiếu và kỳ phiếu ngân hàng v.v...

- Mở rộng việc cho vay của các tổ chức tín dụng đến hộ sản xuất nông,

lâm, ngư nghiệp và thuỷ sảnđể phát triển sản xuất, không phân biệt thành

phần kinh tế.

-Ưu tiên cho vay để triển khai các dự án do Nhà nước chỉ định, cho vay

đối với vùng cao, vùng xa, vùng sâu, vùng kinh tế mới, hải đảo và các hộ

nghèo, góp phần xoá đói giảm nghèo trong nông thôn.

Chính sách đầu tư vốn ngân sách cho nông nghiệp được nhà nước rất

chú trọng qua các thời kỳ phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là sau đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ V.Trên thực tế tỷ trọng đầu tư từ ngân sách Nhà nước

cho ngành nông, lâm nghiệp trong tổng số vốn đầu tư ngân sách cho khu vực

sản xuất vật chất còn thấp ( khoảng 25- 28% hàng năm thời kỳ 1976 -

1987).Vốn ngân sáchđầu tư chủ yếu cho khu vực quốc doanh nông, lâm

324

nghiệp và xây dựng công trình thuỷ lợi

Từ sau nghị quyết 10 của bộ chính trị (1988), chính sách đầu tư vốn đã

thayđổi: vốn bao cấp cho các doanh nghiệp Nhà nước giảm và xoá hẳn,

chuyển sang hình thức đầu tư tín dụng. Như vậy từ sau năm 1988, mọi hình

thức bao cấp qua chính sách đầu tư vốn cho nông nghiệp đều bị xoá bỏ.

Mục tiêu của chính sách thị trường và giá cả nông nghiệp là đáp ứng

đầy đủ các nhu cầu trong hoạt động kinh tế của chủ thể sản xuất nông nghiệp

về các dịch vụđầu vào và đầu ra,đảm bảo đúng số lượng, chất lượng, thời

gian không gian với những giá cả tương đối ổn định, góp phần thúc đẩy sản

xuất nông nghiệp phát triển. Nội dung chủ yếu của chính sách thị trường

nông nghiệp thể hiện trên các mặt sau đây:

- Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức và cá nhân thuộc các thành phần

kinh tế tham gia một cách bình đẳng vào hoạt động trong hệ thống thị trường

nông nghiệp, từ việc cung cấp các dịch vụ yếu tố đầu vào, mua gom bảo quản

chế biến nông sảnđến tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa và xuất khẩu.

Trừ những trường hợp đặc biệt được Nhà nước cho phép (như cung cấp điện

cho nông, nghiệp tưới tiêu nước), mọi hình thức độc qyền trên thị trường do

bất kỳ nguyên nhân nào tạo rađều trái với chủ trương phát triển nền nông

nghiệp nhiều thành phàn vận động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN

của Nhà nước ta.

- Mở rộng giao lưu vật tư và nông sản hàng hoá giữa các vùng, các khu

vực trên phạm vi cả nước. Xoá bỏ tình trạng cát cứ chia cắt của thị trường nội

địa.

-Đa phương hoá quan hệ thị trường vàđa dạng hoá sản phẩm xuất

khẩu. Sử dụng tốt các công cụ kinh tế quan trọng tác độngđến xuất khẩu

nông sản và nhập khẩu vật tư phục vụ nông nghiệp như: thuế xuất, nhập

khẩu, hạn ngạch xuất, nhập khẩu và tỷ giá hối đoái.

- Sử dụmg tốt các phương tiện thông tin đại chúng để tổ chức công tác

dự báo thị trường, nâng cao khả năng tiếp thị của các chủ thể kinh tế.

325

Một đặc điểm quan trọng của giá cả nông sản là có tính không ổn định

vì:thứ nhất, sản xuất nông nghiệp chịuảnh hưởng nhiều củađiều kiện tự

nhiên (hạn hán hay lũ lụt có thể gây mất mùa) thứ hai, hệ thông co giãn giá

của cầu về nông sản phẩm là thấp, nghĩa là cầu về nông sản ít phản ứng với

những biến giá; Thứ ba, hiệu quả của đổi mới công nghệ trong sản xuất nông

nghiệp (đặc biệt nông nghiệp của các nước phát triển) có tác động mạnh lên

phía cung nông sản. Kết quả tất yếu của mối quan hệ giữa áp lực cung tăng

với cầu ít co dãn làm giá nông sản có xu hướng hạ thấp.

Mục tiêu của chính sách giá cả trong nông nghiệp là ổn định giá cả, ổn

định thị trường một cách tương đối để bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ

lợi ích chính đáng của người sản xuất và người tiêu dùng. Để đạt mục tiêu

trên, chính sách giá cả nông nghiệp của nước ta gồm những nội dung chủ yếu

sau đây:

- Thu hẹp và tiến tới xoá bỏ quan hệ tỷ giá bất hợp lýgiữa giá hàng

công nghiệp và dịch vụ với giá hàng nông sản, tạo điều kiện khách quan cho

việc thực hiệ tái sản xuất mở rộng nông nghiệp.

- Bỏ chế độ nhiều giá trước đây, thực hiện chế độ một giá đối với mọi

loại vật tư và nông sản hàng hoá.

- Trong những trường hợpđặc biệt, nhà nước có thể áp dụng những

chính sách như trợ giá đầu vào (phân bón, hạt giống mới...) để hỗ trợ sản xuất

phát triển; hoặc mua trợ giá đối với sản phẩm đầu ra theo những đợt để ổn

định giá cả thị trường, chống tụt giá quá mức có tác động xấu đến sản xuất

nông nghiệp.

Chính sách xuất khẩu nông sản là một chính sách quan trọng của nhà

nước ta, có ý nghĩa lớn trong việc khai thác lợi thế so sánh của nền nông

nghiệp Việt Nam nhiệt đới gió mùa, lại có cả rừng và biển. Chính sách xuất

khẩu nông sản hiện nay gồm những nội dung cơ bản là:

- Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất và

xuất khẩu. Đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu và đa dạng hoá thị

326

trường. Tăng tỷ trọng nông sản chế biến, giảm tỷ lệ nông sản thô xuất khẩu.

- Khuyến khích trong nước sản xuất những mặt hàng nông sản hay

thực phẩm thay thế nhập khẩu để tăng hiệu quả kinh tế.

- Sử dụng các công cụ kinh tế (hạn ngạch, thuế,tỷ giá hốiđoái)để

khuyến khích xuất khẩu.

Chính sách khuyến nông có từ rất sớm trong lịch sử phát triển nông

nghiẹp nước ta. Từ khi có chỉ thị 100/ CT (1981) vàđặc biệt là sau Nghị

quyết 10 của Bộ chính trị (1988), công tác khuyến nôngđượcđặc biệt coi

trọng. Nghị định 13/ CP (2/3/1993) của Chính phủ quy định cụ thể về công

tác khuyến nông. Theo Nghịđịnh này, Nhà nước tổ chức hệ thống khuyến

nông từ Trung ương đến cơ sở, cho phép phát triển các tổ chức khuyến nông

tự nguyện của các đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội và tư nhân để giúp

nông dân phát triển sản xuất. Nghị định 13/CP cũng quy định nội dung chủ

yếu của công tác khuyến nông là:

- Phổ biến tiến bộ kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, công nghệ chế biến

bảo quản, phổ biến kinh nghiệm điển hình tiên tiến.

- Bồi dưỡng và phát triển kỹ năng, kiến thức về kinh tế và kỹ thuật cho

nông dân.

- Tổ chức khuyến khích các phong trào sản xuất và hoạtđộng cộng

đồng ở nông thôn.

Đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một chính sách

lớn của Đảng ta. Mục tiêu của chính sách là biến nền kinh tế chủ yếu là nông

nghiệp của nước ta thành nền kinh tế có cơ cấu hướng ngoại, tăng nhanh tỷ

trọng công nghiệp và dịch vụ nông thôn trong khi số lượng tuyệt đối của sản

xuất nông nghiệp vẫn cứ tăng lên. Chính sách đổi mới cơ cấu kinh tế nông

nghiệp, nông thôn thể hiện tập trung ở Nghị quyết Trung ương lần 5 (khoá

VII) với những nội dung chủ yế sau đây:

- Phát triển nhanh, vững chắc và có hiệu quả các ngành công nghiệp

dịch vụ ở nông thôn trên cơ cở đó tăng nhanh tỷ trọng các ngành nàytrong cơ

327

cấu kinh tế nông - công - dịch vụ ở mỗi vùng và mỗi địa phương. Chú trọng

những ngành công nghiệp dịch vụ phục vụ nông nghiệp.

- Tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông

nghiệp, đa dạng hoá sản phẩm chăn nuôi và chú trọng chăn nuôi xuất khẩu.

- Phát triển các vùng và tiểu vùng trọngđiểm sản xuất các sản phẩm

lương thực, cây công nghiệp chủ yếu, như cao su, chè, cà phê... để phát huy

thế mạnh của mỗi vùng; trên cơ sở đó thực hiện thâm canh tăng năng suất,

nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Phát triển mạnh ngành thuỷ sản trên tất cả các mặt nuôi trồng đánh

bắt, chế biến để khai thác có hiệu quả tiềm năng mặt nước và biển của nước

ta.

- Phát triển ngành lâm nghiệp theo hướng bảo vệ rừng hiện có, chăm

sóc và tái sinh vốn rừng, phủ xanh đất trốngđồi trọc, kết hợp hợp lý giữa

khai thác với chế biến lâm sản.

3.3. Phương pháp phân tích kinh tế các chính sách trong nông

nghiệp

3.3.2. ý nghĩa của phân tích kinh tế các chính sách nông nghiệp

Mọi chính sách kinh tếđều thể hiện vai trò và chức năng của mình

trong sự tác động vào quá trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Tuy nhiên, từng chính sách riêng biệt lại có phương hướng tác độngvà mục

tiêu cần đạt khi áp dụng chính sách có khác nhau. Do vậy, một mặt cần phân

tích và chỉ ra phương hướng, mức độ tác động của mỗi chính sách vào quả

trình phát triển làm cơ sở cho việc đánh giá, điều chỉnh các chính sách nhằm

nâng cao hiệu quả tác động của chúng. Mặt khác mỗi chính sách riêng biệt

chỉ tác động vào từng mặt, từng bộ phận của nền nông nghiệp, tạo ra những

kết quả riêng biệt về kinh tế và xã hội của nông nghiệp, nông thôn. Việc phân

tích kinh tế các chính sách nông nghiệp là cơ sở cho các quyết định về việc

sử dụng các chính sách trong từng giai đoạn phát triển nhất định. Thứ ba, khi

nền nông nghiệp nước ta đang từng bước chuyển sang vận hành theo cơ chế

328

thị trường, chúng ta sẽ phải sử dụng ngày càng phổ biến các công cụ quản lý

nền kinh tế thị trường (trong đó có các chính sách kinh tế). Các chính sách

kinh tế của nền kinh tế thị trường một mặt thúc đẩy nền kinh tế phát triển,

nhưng mặt khác nó cũng gây ra những hậu quả về mặt xã hội không thể chấp

nhậnđược dưới chủ nghĩa xã hội. Việc phân tích các chính sách về các

phương diện kinh tế, xã hội là đòi hỏi khách quan để giữ vững định hướng xã

hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nông nghiệp nước ta.

3.3.2. Các phương pháp phân tích kinh tế các chính sách nông nghiệp

a) Phương pháp phân tích định tính

Mỗi chính sách kinh tế cụ thể sử dụng trong nông nghiệp thường có

những tác động đối với một hoặc một số mặt sau đây của môi trường kinh tế:

- Làm tăng hoặc giảm giá đối với người sản xuất.

- Làm tăng hoặc giảm giá đối với người tiêu dùng

- Làm tăng hoặc giảm sản lượng (dịch chuyển đường cung)

- Làm tăng hoặc giảm tiêu dùng (dịch chuyển đường cầu).

Điều đó được thể hiện ở bảng dưới đây (bảng 9.1).

Bảng 9.1. Một số chính sách kinh tế cụ thể và tác động của chúng tới môi

trường kinh tế

Các chính sách kinh tế cụ thể

- Thuế tại cửa khẩu

- Thuế trên thị trường

- Hạn ngạch xuất khẩu (Quota)

- Quản lý giá và trợ giá

-Biến động của tỷ giá hối đoái

-Đầu tư vào cơ sở hạ tầng (vận chuyển, chế

biến...)

329

Hướng tác động

Tácđộng lên giáđối với

người sản xuất và người

tiêu dùng

- Thay đổi công nghệ

- Đầu tư cho sản xuất

-Thay đổi giá hay lợi nhuận của cây trồng cạnh

tranh nhau

- Thuế hoặc trợ giá với vật tư đầu vào

- Thayđổi giá của sản phẩn thay thế hoặc bổ

xung

-Các biện pháp tăng thu nhập

-Chính sách dân số

Làm dịch chuyểnđường

cung

Làm dịch chuyểnđường

cầu

Những tác động của chính sách kinh tế cụ thể làm thay đổi một hoặc

một số mặt của môi trường kinh tế, từ đó kéo theo sự thay đổi trong việc phan

bố các yếu tố nguồn lực và tạo ra sự tác động vào các mục tiêu chính trị. Đây

là điểm quan trọng trong cơ chế tác động của mộy chinhd sách kinh tế nông

nghiệp cần phải nắm vữn khi phân tích định tính.

b)Phương pháp phân tích định lượng lựa chon phương án chính sách

kinh tế nông nghiệp.

Hình 9.1. Phân tích hiệu quả của một phương án chính sách

P

S

a b c e

P

P

f

c

d

Q2s Q2s

Hình a

330

Hình b

Pi

Pc= Pw a

b c

S

D

Qs1 Qs2 QD

Giả sử tại một thời điểm nào đó ở một nước, đường cong cung về sản

lượng gạo được biểu hiện bằng đường S (ở hình 9.1a) với giá nội địa là P i

cao hơn giá trị thị trường thế giới là Pw Vấn đề đặt ra là lựa chọn phương án

chính sách nào và hiệu quả của chúng ra sao để đạt được sự cân bằng cung

cầu về gạo? Giả sử với đường lối chính sách tự túc về gạo. Ta có thể có các

hướng giả quyết như sau :

+ Hướng thứ nhất là cần nhập khẩu gạođể khuyến khích tăng sản

lượng gạo sản xuất trong nước từ Q1s lên Q2s thì giá phải tăng lên. Diện tích

nằm dưới đường cong cung (c+d) biểu thị chi phí đầu vào được sử dụng để

tăng sản lượng. Nếu bỏ qua giả thiết tự túc về gạo, người ta cũng có thể đạt

được việc tăng sản lượng cung từ Q1s lên Q2s bằng nhập khẩu. Khi đó chi phí

nhập khẩu là d (bằng tích số giữa sản lượng gạo gia tăng với giá thị trường

quốc tế P). ở đây chi phí nhập khẩu thấp hơn chi phí sản xuất trong nước, có

mức chênh lệch là c. Đội lớn của tam giác c xác định mức tổn thất về kinh tế

mà xã hội phải chịu do bố trí tài nguyên sai lầm gây ra (hình 9.1b).

+ Hướng thứ hai là đánh thuế nhập khẩu, để khống chế mối quan hệ

với thị trường thế giới nhằm tự túc gạo, Nhà nước có thể đánh thuế nhập khẩu

gạo. Giả sử mức thuế nhập khẩu bằng mức Pi-Pw. Mức thuế này làm tăng giá

thị trường nội địa đối với cả người sản xuất và người tiêu dùng. Phản ứng với

tác động biến giá này, người sản xuất sẽ huy động thêm các yếu tố nguồn lực

để làm tăng sản lượng từ Q1s lên Q2s.Đối với người tiêu dùng do giá gạo lên

331

cao làm hạn chế mức tiêu dùng của họ từ Q2D xuống Q1D và hướng họ

sangtiêu dùng các sản phẩm lương thực thay thế khác đã giảm giá tương đối

so với gạo. Mục tiêu tự túc gạo đã đạt được, nhưng kết quả là:

- Người tiêu dùng bị thiệt: a+b+c+e+f

- Người sản xuất thu thêm: a+b

- Tăng thu vào ngân sách (thuế): e

- Tiết kiệm ngoại tệ: d+g

- Tổn thất về kinh tế: c+f

+ Một phương án khác là: Trợ cấp cho người sản xuất trong nước áp

dụng chính sách trợ giá làm tăng giá cho người sản xuất nhưng vẫn giữ

nguyên giá cho người tiêu dùng. Phương pháp thực hiện có thể thông qua cơ

quan thương mại Nhà nước mua với giá cao Pi và bán cho người tiêu dùng

với giá thấp Pc =Pw hoặc trực tiếp bù lỗ cho doanh nghiệp tư nhân đảm bảo

việc kinh doanh lỗ vốn này. Cả hai cách thực hiện trên đều bao hàm các chi

phí liên quanđến chênh lệch giá giữa người sản xuất và người tiêu dùng,

cộng thêm các chi phí quản lý (chưa mô tả trong hình vẽ) nhưng chí phí này

bằng diện tích a+b+c mà ngân sách phải bỏ ra ( hình 9.1c).

Bằng những giải pháp chính sách khác nhau đều có thể đạt đến cùng

một mục đích chính trị là tự túc về gạo (theo ví dụ trên) nhưng hiệu quả tác

động lên môi trường kinh tế không giống nhau. Trong trường hợpở hình

9.2b, hiệu quả kinh tế giảm đi cùng với mức sản xuất và tiêu dùng so với

không áp dụng chính sách và người tiêu dùng phải chịu thiệt thòi. ậ hình 9.1c,

có thể tránh thiệt hại cho người tiêu dùng với sự kém hiệu quả tương ứng,

nhưng ngân sách phải chi ra một khoản tiền khá lớn để trợ giá cho người sản

xuất.

IV. Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế trong nông

nghiệp

1. Vai trò của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế trong nông

nghiệp

332

Bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp là một hệ

thống cơ quan quyền lực các cấp từ Trungương đến địa phương, chịu trách

nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp quản lý nền nông nghiệp ở tầm vĩ mô. Vai trò

của bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp thể hiệnở chỗ:

Thứ nhất, với tính chất là chủ thể quản lý ngành nông nghiệp, bộ máy quản lý

là không thể thiếu được. Bộ máy quản lý tinh gọn và có hiệu lực quản lý cao

là nhân tố thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Thứ hai , chỉ có thông qua bộ máy

quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp thì Nhà nước mới thực hiện

được vai trò điều khiển nền nôngnghiệp phát triển hiệu quả, ổn định và công

bằng xã hội, cũng như thực hiện được định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự

phát triển nông nghiệp. Thứ ba,các công cụ quản lý, kể cả bộ máy quản lý

đều do con người tạo ra. Bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông

nghiệp với đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất năng lực quản lý sẽ phát huy sức

mạnh của các công cụ quản lý khác.

2. Đổi mới bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp

nước ta

2.1. Sự cần thiết phải đổi mới

Từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang cơ chế thị trường, chúng

ta phải từng bước đổi mới các công cụ quản lý, trong đó bao hàm cả việc đổi

mới bộ máy quản lý Nhà nướcvề kinh tế trong nông nghiệp, là một tất yếu

khách quan.

Bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp không phải là

bộ máy quản lý kinh doanh, nó thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với

nền nông nghiệp cũng như những vấn đề có liên quan đến toàn bộ đời sống

kinh tế - xã hội nông thôn như: giải quyết công ăn việc làm, nạn thất nghiệp,

giá cả nông sản, tỷ giá cánh kéo... Một trong những vấn đề lớn nhất cần được

làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn là không được nhầm lẫn giữa các chức

năng quản lý Nhà nước với chức năng quản lý kinh doanh. Do có sự nhầm

lẫn trên nên còn tình trạng các đơn vị cơ sở, các tổ chưc kinh tế quốc doanh

333

đều nằm trong bộ quản lý chủ quản, chịu sự điều hành của bộ chủ quản trong

kinh doanh, nhưng các điều kiện để tiến hánh kinh doanh thì hầu như không

nằm trong tay bộ chủ quản mà thuộc Bộ thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Kế

hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học - Công nghệ - Môi trường...

Thực hiện quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệpđang từng

bước chuyển sang cơ chế thị trường, bằng bộ máy quản lý được hình thành

trong thời bao cấp hiện vẫn còn nhiều nấc trung gian, nhiều chức năng quản

lý còn chồng chéo, bộ máy cồng kềnh kém hiệu lực, đã gây nhiều cản trở cho

quá trình đổi mới và phát triển nông nghiệp.

Tất cả các tình hình tên đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới bộ máy quản lý

Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp nước ta

2.2. Những phương hướngđổi mới bộ máy quản lý Nhà nước về

kinh tế trong nông nghiệp nước ta

Phương hướng đổi mới bộ máy Nhà nướcvề kinh tế trong nông nghiệp

nước ta cần đạt những yêu cầu: Bộ máy gọn nhẹ và đạt hiệu lực quản lý cao.

Để đạt những yêu cầu trên, trước hết cần sắp xếp lại bộ máy theo tinh

thần quản lý Nhà nước vĩ mô, xoá bỏ những tổ chức không có chức năng,

tinh giản những khâu trung gian, chồng chéo bất hợp lý, xoá bỏ những tổ

chức can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của các đơn vị cơ sở các tổ

chức kinh tế. Trướcmắt cần xoá bỏ tình trạng doanh nghiệp có ngành hoặc

cấp chủ quản hiện nay. Thứ hai, xác định đúng vị trí và chức năng của từng

bộ phận trong hệ thống bộ máy nhà nước quản lý nông nghiệp và mối quan

hệ giữa chúng như: Quốc hội, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn và các Bộ khác.

Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất có nhiệm vụ quyết định những

vấn đề quan trọngcủa đất nước; ban hành các đạo luật; thông qua kế hoạch

phát triển kinh tế... và những vấn đề lớn khác có liên quan đến nông nghiệp.

Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất chịu trách nhiệm trước Quốc

hội về tình trạng phát triển kinh tế - xã hội trong nông nghiệp. Chính phủ

334

thực hiện nhiệm vụ quản lý nền kinh tế quốc dân, trong đó có nông nghiệp,

theo quy hoạch và kế hoạch thông qua việc xây dựng chế độ, chính sách và

ban hành chúng dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật. Chính phủ là cơ

quan quản lý có thẩm quyền chung.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan quản lý có thẩm

quyền riêng, được giao trách nhiệm quản lý sự phát triển và chịu trách nhiệm

về tình hình phát triển toàn bộ nông nghiệp và nông thôn. chức năng của bộ

là thảo ra các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, những chương

trình, những dự án lớn (như chương trình lương thực thực phẩm, chương

trình đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, dự án phát triển kinh tế

vùngđồi v.v...); tổ chức hướng dẫn thực hiện các chính sách, các chương

trình và các dự án phát triển đó. Bộ cũng có chức năng thể chế hoá các nghị

định của Chính phủ, tổ chức hướng dẫn và thực hiện các Nghị định này trong

nông nghiệp . Bộ có chức năng theo dõi, giám sát, kiểm tra về các mặt Nhà

nước các hoạt động của các đơn vị kinh tế trên cơ sở pháp luật, pháp lệnh,

nghị định, chế độ đã ban hành.

Hệ thống các cấp trong bộ máy quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn, cùng với ccs bộ hữu quan và các cấp của mình, tạo thành hệ

thống bọ máy quản lý Nhà nước về kinh tế trong nền nông nghiệp vừa gọn

nhẹ, vừa có hiệu quả quản lý cao, đáp ứng nhu yêu đổi mới quản lý ngành

nông nghiệp nông thôn.

Tóm tắt chương

1. Quản lý nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp là sự quản lý vĩ mô

mang tính chất thực hiện quyền lực Nhà nước trong quản lý, thông qua công

cụ kế hoạch, pháp luật và các chính sáchđể tạo điều kiện tiền đề, môi trường

cho nông nghiệp phát triển, đồng thời kiểm soát quá trình phát triển đó theo

mục tiêu đã định. Quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp là khác biệt

335

với quản lý - sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế, nhưng hai loại quản

lý này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Quản lý nhà nước về kinh tế

trong nông nghiệp có vai trò to lớn trong việc sử lý các vụ lợi cá nhân nảy

sinh trong quá trình phát triển; đảm bảo môi trường thuận lợi và an ninh cho

sự phát triển nông nghiệp nông thôn,đảm bảo một số lĩnh vực hoạtđộng

trong nông nghiệp nông thôn bằng thực lực kinh tế Nhà nước. Những chức

năng chủ yếu quản lý Nhà nướcđối với nông nghiệp là:định hướng phát

triển, điều chỉnh các mối quan hệ, hỗ trợ giúp đỡ và bổ xung những vị trí cần

thiết hoặc then chốt trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn.

2. Hệ thống công cụ quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp là

toàn bộ những phương tiện được Nhà nước sử dụng theo những phương thức

nhất định nhằm định hướng khuyến khích và phối hợp các hoạt động kinh tế

để đưa nông nghiệp đạt tới các mục tiêu. Để nhận biết và lựa chọn các công

cụ phù hợp, người ta phân loại công cụ theo các tiêu chí khác nhau, trong đó

đáng chú ý là phân loại theo nội dung và tính chất tác động của các công cụ

quản lý.

3. Các công cụ quản lý được Nhà nước ta sử dụng để quản lý nền nông

nghiệp vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gồm có;

pháp luật kinh tế, công cụ kế hoạch và các chính sách kinh tế. Mỗi loại công

cụ nói trên có vai trò, đặc điểm và yêu cầu riêng trong quá trình sử dụng để

quản lý nền nông nghiệp.

4. Các chính sách kinh tế được Nhà nước sử dụng để điều khiển, dẫn

dắt hoạt động của các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp vận hành phù hợp

với lợi ích chung của xã hội, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài

nguyên để đạt tới các mục tiêu phát triển đặt ra. Các chính sách kinh tế có rất

nhiều loại và cũng được nhận dạng bằng cách phân loại theo các tiêu thức

khác nhau. Khi sử dụng công cụ chính sách để tác động vào sự phát triển của

nông nghiệp và kinh tế nông thôn, điều cần chú ý là mỗi chính sách cụ thể lại

có phương hướng tác động cụ thể và đạt những mục tiêu cụ thể. Do vậy việc

336

phân tích kinh tế các chính sách trong nông nghiệp là việc làm có ý nghĩa lý

luận và thực tiễn to lớn.

5. Bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế tong nông nghiệp giữ vai trò là

chủ thể quản lý. Bộ máy này là một hệ thống cơ quan quyền lực các cấp từ

Trung ương đến địa phương, chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp quản lý

nền nông nghiệp ở tầm vĩ mô. Chuyển sang cơ chế kinh tế mới hiện nay, bộ

máy quản lý Nhà nước đối với nông nghiệp nước ta cần dược tiếp tục đổi mới

theo yêu cầu gọn nhẹ và hiệu quả quản lý cao.

Câu hỏi ôn tập

1. Phân tích vai trò, chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông

nghiệp nước ta?

2.Trình bày nội dung hệ thống công cụ quản lý Nhà nước về kinh tế

337

trong nông nghiệp nước ta hiện nay?

3. Trình bày phương pháp phân tích lựa chọn chính sách kinh tế để

quản lý nền nông nghiệp?

4.Phân tích những yêu cầu đổi mới bộ máy quản lý Nhà nước về kinh

tế trong nông nghiệp nước ta hiện nay?

Chương 12

Kinh tế sản xuất ngành trồng trọt

338

I- Những vấn chung của ngành trồng trọt.

1- ý nghĩa kinh tế và khả năng phát triển ngành trồng trọt.

Ngành trồng trọt là ngành sản xuất chủ yếu của sản xuất nông nghiệp.

ở nước ta hàng năm ngành trồng trọt còn chiếm tới 75% giá trị sản lượng

nông nghiệp (theo nghĩa hẹp). Sự phát triển ngành trồng trọt có ý nghĩa kinh

tế rất to lớn.

Ngành trồng trọt là ngành sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm

cho con người. Phát triển ngành trồng trọt sẽ nâng cao mức sản xuất và tiêu

dùng lương thực, thực phẩm bình quân trên đầu người, tạo cơ sở phát triển

nhanh một nền nông nghiệp toàn diện.

Là ngành sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ.

Ngành trồng trọt phát triển theo hướng mở rộng dần tỷ trọng diện tích các

loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu và cây thực phẩm có giá trị

kinh tế cao để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu phát triển công nghiệp nhẹ công

nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến.

Phát triển ngành trồng trọt sẽ đảm bảo nguồn thức ăn dồi dào và vững

chắc cho ngành chăn nuôi, thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản

xuất cây thức ăn và phát triển công nghiệp chế biến thức ăn cho nuôi, trên cơ

sở đó chuyển dần chăn nuôi theo hướng sản xuất tập trung và thâm canh cao.

Ngành trồng trọt phát triển có ý nghĩ to lớn và quyếtđịnhđến việc

chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Ngành trồng trọt phát triển làm cho

năng suất cây trồng tăng, đặc biệt là năng suất cây lương thực tăng, nhờ đó sẽ

chuyển nền sản xuất nông nghiệp từđộc canh lương thực sang nền nông

nghiệp đa canh có nhiều sản phẩm hàng hoá giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu

cầu thị trường và góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá,

hiện đại hoá.

Ngành trồng trọt của nước ta có nhiều tiềm năng lớn để phát triển, điều

đó được tể hiện trên các mặt sau:

Mặc dù quĩ ruộng đất để phát triển ngành trồng trọt không nhiều, bình

339

quân ruộng đất trên đầu người thấp và có xu hướng giảm do tác động của quá

trình công nghiệp hoá và đô thị hoá. Tuy nhiên ngành trồng trọt của nước ta

vẫn còn khả năng mở rộng diện tích gieo trồng cả về mặt khai hoang và tăng

vụ, nhất là về tăng vụ nhưng phải gắn liền với sự phát triển của khoa học,

công nghệ và sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt hợp lý.

Điều kiện tự nhiên, ngành trồng trọt của nước ta thuộc hệ sinh thái

nhiệt đới và á nhiệt đới ẩm, ánh sáng dư thừa rất thuận lợi cho cây trồng phát

triển và trồng cấy nhiều vụ khác nhau trên các vùng trong cả nước, cho phép

đem lại năng suất sinh khối cao trên mỗi đơn vị diện tích. Song chính điều

kiện tự nhiên, nhiệt đới và á nhiệt đới ẩm ở nước ta, cùng với vị trí địa lý sát

biển và địa hình phức tạp đã gây cho ngành trồng trọt nước ta không ít khó

khăn về bão, lũt, hạn hán, sâu bệnh phá hoại... Vì vậy đòi hỏi ngành trồng trọt

của nước ta phải luôn chủ động khai thác có hiệu quả những thuận lợi và hạn

chế, né tránh những khó khăn đến mức tối đa để phát triển vững chắc ngành

trồng trọt với nhịp độ tăng trưởng cao.

Các điều kiện về kinh tế - xã hội để phát triển ngành trồng trọt ở nước

ta cũng có nhiều thuận lợi như: dân số đông, lực lượng lao động dồi dào đủ

khả năng đảm bảo yêu cầu phát triển sản xuất. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ

thuật đang từng bước phát triển khá đồng bộ cả về số lượng và chất lượng để

đáp ứng yêu cầu sản xuất và chế biến của ngành trồng trọt ngày một tốt hơn.

Các chính sách kinh tế của Nhà nước cũng đã và đang tạo ra nhiều thuận lợi

cho ngành trồng trọt phát triển như chính sách ruộng đất, chính sách vốn,

chính sách thị trường v.v...

2- Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt.

Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt là cấu trúc bên trong của ngành trồng

trọt. Nó bao gồm các bộ phận hợp thành và các mối quan hệ tỷ lệ hữu cơ giữa

các bộ phận đó trong điều kiện thời gian và không gian nhất định.

Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt bao gồm những nội dung như: cơ cấu

sản xuất ngành trồng trọt theo ngành, cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt theo

340

vùng kinh tế lãnh thổ và cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt theo thành phần

kinh tế. Tất cả những nội dung đó gắn bó hữu cơ với nhau, trong đó cơ cấu

ngành giữ vai trò là hạt nhân.

Ngành trồng trọt bao gồm các tiểu ngành sản xuất, chuyên môn hoá

như: sản xuất lương thực, sản xuất cây công nghiệp, sản xuất cây ăn quả, sản

xuất rau... Chúng được hình thành trên cơ sở phân công lao động trong quá

trình sản xuất. Các tiểu ngành các bộ phận sản xuất trong ngành trồng trọt

chúng phát triển và kết hợp với nhau theo một tỷ lệ nhất định tạo thành cơ

cấu ngành trồng trọt.

Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt là một nội dung chủ yếu trong chiến

lược phát triển nông nghiệp của mỗi nước. Tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển

nhất định của nền kinh tế với điều kiện kỹ thuật, kinh tế, xã hội và tự nhiên

của mỗi nước mà xây dựng cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt cho phù hợp và

hiệu quả.

ở các nước phát triển, trình độ phát triển kinh tế cao, cơ sở vật chất - kỹ

thuật trong nông nghiệp to lớn và hiện đại, nhu cầu thị trường đòi hỏi nhiều

loại nông sản đa dạng với chất lượng cao. Vì vậy ngành trồng trọt ở các nước

này đã phát triển mạnh mẽ và đạt trình độ phát triển cao với cơ cấu sản xuất

hợp lý gồm nhiều loại sản phẩm, nhằmđáp ứng nhu cầu thị trường và phù

hợp với tiềm năng của mỗi nước. Những sản phẩm trồng trọt ở đây bao gồm:

Sản phẩm cây lương thực, cây công nghiệp, cây dược liệu, cây ăn quả, rau

đậu, cây thức ăn gia súc, cây hoa... ở các nước đang phát triển, cơ cấu sản

xuất ngành trồng trọt cònđơn giản. Trướcđây, một số nước độc canh sản

xuất lương thực để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu hoặc một số nước độc

canh cây công nghiệp, cây ăn quả v.v... theo yêu cầu cung cấp nguyên liệu

cho các nước cho nước khác. Hiện nay ngành trồng trọt các nước đang phát

triển đang có xu hướng phá dần thế độc canh, chuyển sang phát triển ngành

trồng trọt đa canh, có nhiều sản phẩm hàng hoá đáp ứng thị trường và khai

thác hợp lý lợi thế của mỗi nước.

341

ở nước ta ngành trồng trọt đang có sự chuyển hướng mạnh mẽ phá thế

độc canh sản xuất lương thực, trong đó chủ yếu là lúa nước sang phát triển

ngành trồng trọt đa canh với nhiều nông sản hàng hoá và hàng hoá xuất khẩu

có giá trị kinh tế cao.

Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt nước ta.

Đơn vị %

Cây

Năm

Tổng số

Cây lương

thực

Cây rau

đậu

Cây công

nghiệp

Cây ăn

quả

1990 100 66,63 6,82 14,52 9,10

1991 100 65,51 6,56 16,62 8,40

1992 100 67,77 6,45 14,36 9,10

1993 100 67,0 6,43 15,24 9,00

1994 100 63,93 6,39 16,17 8,78

1995 100 63,63 7,53 18,35 8,42

1996 100 64,14 7,30 18,39 8,17

1997 100 62,54 7,30 19,53 8,23

1998 100 63,47 7,35 19,45 7,88

1999 100 63,80 7,40 20,66 7,50

2000

100

Ngoài sản xuất cây lương thực đang mở rộng dần việc sản xuất rau

đậu cây công nghiệp và cây ăn quả v.v... tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương

thực giảm dần, từ 66,63% năm 1990 xuống còn 63,80% năm 1999; tỷ trọng

gía trị sản xuất rau đậu và cây công nghiệp tăng, nhất là cây công nghiệp từ

14,52% năm 1990 tăng lên 19,45% năm 1998 và 20,66% năm 1999.

Sự chuyển dịch cơ cấu trồng trọt như trên cho phép khai thác tốt tiềm

năng thế mạnh của từng vùng và cả nước, đáp ứng nhu cầu thị trường trong

nước và xuất khẩu đồng thời tạo cơ sở đảm bảo an ninh lương thực cho đất

nước. Tuy nhiên việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt ở nước ta vẫn còn

342

chậm; tỷ trọng sản xuất lương thực còn quá lớn trong khi đó tỷ trọng cây rai

đậu, cây công nghiệp, câyăn quả v.v... còn thấp. Vì vậy thời gian tới phải

tiếp tụcđẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt ở

nước ta theo hướng là phát triển ngành trồng trọt đa canh trên cơ sở chuyên

môn hoá và thâm canh cao. Nâng cao nhanh năng suất cây lương thực, để

từng bước giảm dần diện tích cây lương thực một cách hợp lý. Đồng thời mở

rộng, tăng nhanh sản lượng và diện tích các loại cây công nghiệp, cây ăn qua,

cây rau và hoa, cây dược liệu đó là những cây cho sản phẩm có giá trị kinh tế

cao và nhu cầu thị trường ngày càng nhiều. Song để xác định cơ cấu sản xuất

ngành trồng trọt hợp lý có thể dựa vào các căn cứ sau:

- Trước hết phải dựa vào mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

của đất nước và chiến lược phát triển nông nghiệp để xây dụng cơ cấu ngành

trồng trọt. Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt phải hướng vào phát triển mạnh

sản xuất hàng hoá để đáp ứng nhu cầu thị trường và đặc biệt hướng mạnh vào

thị trường xuất khẩu.

- Tiến hành phân tích sự tác động tổng hợp của các nhân tố ảnh hưởng

đến xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt như:

+ Nhu cầu của thị trường về các loại sản phẩm của ngành trồng trọt.

Nhu cầu thị trường vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển sản xuất và

chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt. Phải tính toán và đánh giá đầy đủ nhu

cầu thị trường để lựa chọn những cây trồng và cơ cấu cây trồng có hiệu quả.

+ Nhân tố vềđiều kiện tự nhiên như: đất đai, vị tríđịa lý, khí hậu,

nguồn nước, tiềm năng sinh vật, cần phải được xem xét đánh giá đúng để làm

cơ sở cho việc xây dựng cơ cấu và bố trí cây trồng phù hợp trên mỗi vùng và

cả nước.

+ Tiến bộ khoa học và công nghệ và khả năng ứng dụng nó vào sản

xuất của mỗi nước có ảnh hưởng rất lớnđến việc xây dựng cơ cấu ngành

trồng trọt hợp lý.

+ Cơ chế chính sách của Nhà nước có tác động lớn và trực tiếpảnh

343

hưởng đến việc xây dựng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt.

- Ngoài những căn cứ trên việc lựa chọn, xác định cơ cấu ngành trồng

trọt cần phải xem xét và giải quyết tốt các mối quan hệ giữa sản xuất lương

thực và thực phẩmđáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; mối quan hệ

giữa cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày đáp ứng nhu cầu nguyên liệu và

xuất khẩu. Trong sản xuất lương thực cần giải quyết mối quan hệ giữa lúa và

màu, nhất là những cây có hàm lượng dinh dưỡng cao để làm thứ ăn cho chăn

nuôi và chế biến thực phẩm như ngô, đậu tương v.v...

3- Xây dựng các vùng sản xuất chuyên môn hoá những cây trồng chủ

yếu.

Phát triển sản xuất ngành trồng trọt theo hướng đa canh là đúng đắn,

phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước. Nhưng đa canh phải trên cơ

sở sản xuất lớn gắn liền với việc xây dựng các vùng chuyên môn hoá sản

xuất. Vùng chuyên môn hoá phải là vùng có khối lượng sản phẩm và sản

phẩm hàng hoá lớn, tỷ suất hàng hoá cao, có khả năng ứng dụng nhanh các

thành tựu khoa học, công nghệ mới vào sản xuất và chế biến sản phẩm và sản

xuất của vùng luôn gắn liền với thị trường. Những cây chuyên môn hoá của

vùng là những cây có giá trị kinh tế cao, cây xuất khẩu phù hợp nhất với điều

kiện tự nhiên, kinh tế của vùng, cho phép lợi dụng năng suất tự nhiên và thu

về địa tô chênh lệch cao và có điều kiện phát triển với qui mô lớn.

Các vùng chuyên môn hoá cần kết hợp phát triển tổng hợp, ngoài cây

trồng chính - cây trồng chuyên môn hoá, còn lựa chọn cây trồng bổ sung và

cây trồng phụ nhằm sử dụng đầy đủ và hợp lý các yếu tố đất đai, tiền vốn, sức

lao động. Nhằm đạt được năng suất cao và giá thành hạ đối với các loại cây

trồng trong vùng bao gồm cả cây trồng chính và cây phụ, đòi hỏi cần có sự

đầu tư đúng mức để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ

tầng kỹ thuật nông nghiệp phù hợp với phương hướng sản xuất của vùng.

Xây dựng cùng chuyên môn hoá sản xuất lương thực bao gồm: lúa,

ngô, sắn v.v... nhằm tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn và tỷ suất hàng

344

hoá cao. Ngoài những vùng sản xuất lúa tập trung có khối lượng hàng hoá

lớn, cần mở rộng thêm các vùng chuyên canh trọng điểm có qui mô nhỏ hơn

phù hợp với từng vùng, từng địa phương. Xây dựng các vùng chuyên ngành

ngô có năng suất cao cần coi trọng các biện pháp thâm canh như giống, phân

bón và nước tưới... Đối với vùng chuyên canh sản xuất sắn, cần phải thực

hiện thâm canh tăng năng suất, gắn với công nghiệp chế biến để vừa hạn chế

tổn thất vừa nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

Xây dựng các vùng chuyên môn hoá sản xuất cây công nghiệp, cây ăn

quả, cây đậu... phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước làm nguyên liệu

cho công nghiệp và xuất khẩu. Bên cạnh việc phát triển nâng cao khối lượng

và chất lượng nông sản, nguyên liệu cần coi trọng xây dựng và hiện đại hoá

công nghiệp chế biến nông sản, áp dụng tiến bộ công nghệ mới để nâng cao

chất lượng sản phẩm nhờ đó mở rộng được thị trường và tăng thu nhập cho

người lao động.

Đặc điểm nổi bật của các vùng chuyên môn hoá các loại cây trồng là

có khối lượng hàng hoá lớn và tỷ suất hàng hoá cao, sản xuất luôn gắn với thị

trường vì thế độ nhạy cảm với thị trường trong nước, thế giới và với các

chính sách kinh tế rất cao.

Trong quá trình phát triển, ngành trồng trọt của nước ta đã từng bước

hình thành được một số vùng chuyên hoá cây trồng với qui mô lớn như: lúa,

cà phê, cao su, chè v.v...

Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước đó là đồng bằng Sông

Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Hồng diện tích trồng

lúa năm 2000 đạt trên 1,2 triệu ha và diện tích ổn định trong nhiều năm gần

đây. Năng suất lúa năm 2000 đạt 53,3 tạ/ha và còn có xu hướng tăng, sản

lượng lúa đạt 6,59 triệu tấn, chiếm 20,26% tổng sản lượng lúa cả nước và

thóc hàng hoá đã đạt trên 1 triệu tấn. Đồng bằng sông Cửu Long năm 2000

diện tích gieo trồng đạt trên 3,9 triệu ha, năng suất lúa bình quân toàn vùng

đạt trên 42 tạ/ha, thấp hơn so với sông Hồng. Sản lượng lúa của vùng đạt 16,6

345

triệu tấn chiếm hơn 51% sản lượng lúa cả nước và đạt 80% sản lượng lúa

hàng hoá và hàng hoá xuất khẩu của cả nước.

Cà phê là hàng hoá xuất khẩu xếp thứ 2 sau gạo. Diện tích trồng cà phê

năm 2000 là 516,7 ngàn ha, sản lượng 698,2 ngàn tấn cà phê nhân. Sản lượng

cà phê xuất khẩu tăng nhanh, từ 89.600 tấn năm 1990, lên 212,0 ngàn tấn

năm 1995 và trên 694 ngàn tấn năm 2000. Cà phê được bố trí tập trung chủ

yếu ở vùng Tây Nguyên chiếm trên 80% diện tích và 85,8 sản lượng của cả

nước.

Cao su là cây công nghiệp lâu nămđược trồng từ rất lâu ở nước ta,

diện tích cao su năm 2000 ở nước ta là 406,9 ngàn ha, với sản lượng mủ khô

291,9 ngàn tấn. Cây cao su được bố trí tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam

Bộ, chiếm trên 71,1% diện tích và khoảng 78,6% sản lượng mủ khô của cả

nước.

Do sự phát triển hình thành các vùng sản xuất cây trồng tập trung

chuyên môn hoá, đảm bảo cho ngành trồng trọt chuyển nhanh sang sản xuất

hàng hoá đa dạng từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng lớn, nhất

là thị trường xuất khẩu.

4- Phương hướng và giải pháp phát triển ngành trồng trọt.

4.1- Phương hướng phát triển ngành trồng trọt.

- Phát triển ngành trồng trọt theo hướng chuyên môn hoá kết hợp với

đa dạng hoá sản xuất. Chuyên môn hoá nhằm lợi dụng triệt để lợi thế so sánh

của các vùng và cả nước để phát triển sản xuất hàng hoá với qui mô lớn thoả

mãn nhu cầu trong nước và xuất khẩu ngày càng nhiều. Đa dạng hoá là nhằm

mở rộng sản xuất kinh doanhđể tạo ra cơ cấu sản xuất hợp lý trên cơ sở

chuyên môn hoá để thoả mãn nhu cầu đa dạng của thị trường và khai thác tối

đa tiềm năng sẵn có về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của đất nước.

- Phát triển ngành trồng trọt theo hướng thâm canh ngày càng cao và

mở rộng diện tích gieo trồng bằng khai hoang và tăng vụ, trong đó mở rộng

diện tích bằng tăng vụ là hướng chính để tăng diện tích gieo trồng.

346

- Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt, trên cơ sở

nâng cao năng suất cây lương thực để giảm diện tích cây lương thực một cách

hợp lý nhằm mở rộng diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả và các cây trồng

khác có giá trị kinh tế cao.

- Phát triển và ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản

xuất ngành trồng trọt để tăng năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm phục

vụ nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân góp phần nâng cao sức cạnh tranh

của sản phẩm hàng hoá trên thị trường.

4.2- Các giải pháp chủ yếu.

Để thực hiện phương hướng trên cần phải thực hiện đồng bộ một số

các giải pháp lớn sau:

a- Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản

xuất và chế biến sản phẩm ngành trồng trọt bao gồm:

- Thuỷ lợi: trên cơ sở qui hoạch, phát triển và hoàn chỉnh hệ thống thuỷ

lợi đồng bộ, nâng cao diện tích chủđộng tưới và chủ động tiêu tiến tới tưới

tiêu theo yêu cầu phát triển của các loại cây trồng trước hết là đối với những

vùng có trình độ chuyên môn hoá cao. Đi liền với tuỷ lợi phải thực hiện tốt

dự báo khí tượng, thuỷ văn, thực hiện phòng chống lụt bão có hiệu quả.

- Mở rộng diện tích gieo trồng giống mới với cơ cấu hợp lý.

- Phân bón - yếu tố quyết định đến năng suất cây trồng, cần phải đẩy

mạnh sản xuất phân bón, nhất là phân hữu cơ, phân vi sinh, đồng thời sử

dụng hợp lý phân bón.

- Phát triển hệ thống giao thông bao gồm cả hệ thống giao thông nông

thôn và giao thông nội đồng đáp ứng yêu cầu phát triển của cơ giới hoá và

vận chuyển hàng hoá.

- Coi trọng công nghệ chế biến bảo quan sản phẩm thu hoạch để nâng

cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

b- Thực hiệnđồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh chú ý biện

pháp thủy lợi, giống, phân bón, đảm bảo về mặt số lượng, chất lượng và cơ

cấu.

347

c- Làm tốt công tác khuyến nông, nhằm chuyển giao kỹ thuật công

nghệ mới cho người sản xuất.

d- Hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế khuyến khích phát triển

ngành trồng trọt như: chính sách giá cả, thị trường chính sách vốn, chính sách

đấy đai...

e- Hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất bao gồm: doanh nghiệp Nhà

nước, hợp tác xã, hộ gia đình và trang trại, liên kết chặt chẽ các hình thức tổ

chức sản xuất đểđẩy nhanh quá trình sản xuất hàng hoá trong ngành trồng

trọt.

II- Kinh tế sản xuất các tiểu ngành trồng trọt

Ngành trồng trọt bao gồm nhiều tiểu ngành sản xuất khác nhau như:

sản xuất cây lương thực, sản xuất cây công nghiệp, sản xuất cây ăn quả, sản

xuất rau, hoa và cây dược liệu.

1- Kinh tế sản xuất cây lương thực.

1.1- ý nghĩa kinh tế, tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ lương thực.

Cây lương thực chính là những cây có hạt, có tác dụng nuôi sống con

người và gia súc, ở nước ta cây lương thực chính gồm: lúa, ngô, đậu, đỗ trong

đó lúa là cây lương thực quan trọng nhất.

Sản xuất lương thực là ngành chủ yếu của sản xuất nông nghiệp, điều

quan trọng bậc nhất đảm bảo sự hìng cường về mặt kinh tế của đất nước. Các

nhà kinh tế đều có ý kiến thống nhất rằng điều kiện tiên quyết cho sự phát

triển là phải tăng cung lương thực cho nền kinh tế quốc dân, bằng việc phát

triển sản xuất hoặc nhập khẩu lương thực, điều đó tuỳ thuộc vào điều kiện cụ

thể của mỗi quốc gia. Vì vậy phát triển mạnh sản xuất lương thực, giải quyết

tốt vấn đề lương thực có ý nghĩa kinh tế to lớn đối với nền kinh tế cũng như

đối với nông nghiệp.

Lương thực là bộ phận chủ yếu cấu thành trong nguồn thứcăn hàng

ngày của con người. Nó thoả mãn nhu cầu về năng lượng cho cơ thể con

348

người với giá rẻ. Nó là loại sản phẩm thiết yếu của đời sống con người và

không thể thay thế được.

Sản xuất lương thực là cơ sở của sản xuất nông nghiệp và các ngành

kinh tế quốc dân khác. Tốc độ phát triển và quan hệ tỷ lệ giữa các ngành sản

xuất vật chất trong đó có nông nghiệp, trong chừng mực nhất định phụ thuộc

vào sự phát triển và năng suất lao động của ngành sản xuất lương thực.

Giải quyết vấn đề lương thực có tác dụng to lớn đối với sự nghiệp công

nghiệp hoá đất nước. Nó cung cấp lương thực cho dân cư phi nông nghiệp và

nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến.

Phát triển sản xuất lương thực có ý nghĩa to lớn đối với việc củng cố về

tăng cường khả năng quốc phòng, tăng nguồn dự trữ quốc giađể phòng

chống thiên tai.

Trong quá trình tổ chức sản xuất lương thực cần chú ý những đặc điểm

sau đây:

Cây lương thực có vị trí quan trọng, vì thế nhiều nước trên thế giới rất

coi trọng phát triển cây lương thực, tìm các biện pháp để tăng nhanh năng

suất ruộng đất, năng suất lao động trong khu vực sản xuất lương thực, nhằm

giải phóng từng phần diện tích và sức lao động ra khỏi khu vực sản xuất

lương thực. ở nước ta đến năm 2000, diện tích cây lương thực còn chiếm trên

67,11% tổng diện tích gieo trồng và chiếm tỷ lệ đáng kể lao động xã hội của

nông nghiệp. Vì vậy việc nâng cao năng suất ruộng đất, năng suất lao động

trong ngành sản xuất lương thực là vấn đề cấp bách và có ý nghĩa to lớn đối

với việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Lương thực là nhu cầu cơ

bản của cuộc sống hàng ngày của nhân dân, vì thế việc phát triển sản xuất

lương thực để nâng cao chỉ tiêu sản lượng lương thực và mức lương thực

bình quân đầu người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Sản xuất lương thực ở

nước ta ngoài lúa và ngô còn có đậu đỗ các loại cũng là cây lương thực quan

trọng.

Lương thực là nhu cầu hàng ngày của nhân dân, điều kiện sản xuất

349

không khắt khe cho nên ngoài những vùng sản xuất chuyên môn hoá lớn, các

địa phương cần bố trí sản xuất ruộng rãi nhằm tận dụng đất đai, tiết kiệm chi

phí vận chuyển đáp ứng nhu cầu tại chỗ.

Từ lâuở nước ta lương thực vẫn là ngành sản xuất chính của nông

nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung.

Trước cách mạng tháng tám, đặc trưng nổi bật của sản xuất lương thực

nước ta là độc canh sản xuất lúa nước, trình độ kỹ thuật rất thô sơ, năng suất

lúa rất thấp 10-13 tạ/ha, diện tích trồng lúa chiếm tới 90% tổng diện tích gieo

trồng.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ,Đảng và Nhà

nước có cố gắng lớn thúc đẩy sản xuất lương thực phát triển đáp ứng nhu cầu

kháng chiến thắng lợi.

Từ khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, do kéo dài cơ chế

kinh tế thời chiến và tư tưởng tự cung tự cấp, sản xuất nông nghiệp noi chung

và sản xuất lương thực nói riêng gặp nhiều khó khăn. Thời kỳ 1976-1980

nước ta phải nhập 5,6 triệu tấn lương thực qui gạo, bình quân mỗi năm nhập

1,1 triệu tấn.

Thời kỳ đổi mới kinh tế, từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) nền kinh tế

Việt Nam đã khởi sắc, trong đó nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành

tựu to lớn, nổi bật là giải quyết được vấn đề lương thực. Cho đến nay, sau 15

năm đổi mới nông nghiệp nước ta đã giải quyết vững chắc vấn đề lương thực,

đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, biến Việt Nam từ nước thiếu lương

thực triền miên thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới. Trong hai

năm liền 1998,1999 mỗi năm xuất khẩu gạo với kim ngạch trên 1 tỷ USD.

Trong lương thực sản xuất lúa tăng nhanh cả về diện tích và sản lượng.

Nếu năm 1990 diện tích lúa là 6,027 triệu ha thì năm 2000 tăng lên 7,549

triệu ha do khai hoang và tăng vụ. Sản lượng lúa tăng từ 19,2 triệu tấn, năm

1990 lên 32,55 triệu tấn năm 2000 và đang có xu hướng tăng, đó là do diện

350

tích và năng suất lúa đều tăng mà đặc biệt là năng suất lúa tăng từ 32 tạ/ha

năm 1990 lên 42,5 tạ/ha năm 2000.

Việc sản xuất màu lương thực có chiều hướng tăng chậm cả về diện

tích và sản lượng. Năm 1990 diện tích ngô là 0,431 triệu ha lên 0,714 triệu ha

năm 2000, về sản lượng từ 0,671 triệu tấn năm 1990 lên 1,90 triệu tấn năm

2000.

Công tác chế biến lương thựcở nước ta chưađược quan tâm đúng

mức, nhất là việc chế biến màu còn nhiều hạn chế, chất lượng kém, chủng

loại nghèo nàn v.v... Việc chế biến gạo đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên so với

yêu cầu chế biến nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu của nước ta còn nhiều

hạn chế. Tỷ lệ gạo gẫy 10%, 15% tấm và 25% tấm còn chiếm tỷ lệ cao. Năm

1999 tỷ lệ gạo 25% tấm còn chiếm 35% và tỷ lệ thóc lẫn trong gạo còn cao,

ảnh hưởng đến chất lượng gạo nhất là gạo xuất khẩu.

1.2- Bố trí sản xuất và cơ cấu sản xuất cây lương thực.

Việc bố trí đúng đắn sản xuất lương thực theo các vùng trong cả nước

và việc biến đối cơ cấu sản xuất lương thực phù hợp với điều kiện tự nhiên,

kinh tế của từng vùng từng địa phương là điều kiện quan trọng để tăng cường

và nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất lương thực.

Sản xuất lương thực ở nước ta được bố trí rộng khắp ở các vùng trong

nước. Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên, kinh tế và quá trình lịch sửđã hình

thành những vùng sản xuất lương thực lớn như đồng bằng sông Cửu Long và

đồng bằng sông Hồng.

Tổng diện tích của hai vùng châu thổ lớn nhất cả nước chiếm tới 58%

diện tích cây lương thực cả nước năm 1998. Trong đó vùng đồng bằng sông

Hồng chiếm 13,7%; vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 44,4%. Đây là

hai vùng lương thực cung cấp nhiều lương thực hàng hoá cho nền kinh tế

quốc dân. Ngoài ra các vùng khác có diện tích lương thực không lớ so với hai

vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, nhưng cũng là nơi

351

sản xuất và đóng góp phần lương thực quan trọng cho nền kinh tế quốc dân.

a- Bố trí sản xuất lúa.

Lúa là cây lương thực chủ yếu của nước ta, hàng năm từ 1990 đến

1998 chiếm tới trên 85% tổng diện tích cây lương thực và trên dưới 90% giá

trị sản lượng lương thực và lúa được bố trí tập trung chủ yếu ở hai vùng đồng

bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Với tổng diện tích lúa của

hai vùng này bình quân mỗi năm từ 1995 đến 1998 chiếm 63,33% tổng diện

tích lúa cả nước; trong đóđồng bằng sông Hồng bình quân chiếm 14,72%,

đồng bằng sông Cửu Long chiếm 49,1%. Đó là hai vùng lúa lớn nhất và có

nhiều sản phẩm hàng hoá nhất của cả nước. Ngoài ra lúa còn được bố trí rộng

rãi trên khắp các vùng, các địa phương trong cả nước phù hợp với điều kiện

đất đai, điều kiện tưới nước, tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lúa gạo

hàng ngày của nhân dân.

b- Bố trí sản xuất ngô.

Ngô là loại cây lương thực thứ hai sau cây lúa năm 1988 diện tích ngô

chiếm 41,1% diện tích màu và 31,5% sản lượng màu qui thóc. Từ năm 1994

đến năm 1998 sản xuất ngô phát triển mạnh cả về diện tích và sản lượng.

Diện tích ngô năm 1985 cả nước có 397,3 ngàn ha tăng lên 556,8 ngàn

ha năm 1995 và 714,0 ngàn ha năm 2000. Sản lượng ngô cả nước năm 1985

đạt 587,6 ngàn tấn, lên 1,2 triệu tấn năm 1995 và lên 1,9 triệu tấn năm 2000.

Sản xuất ngô được bố trí rộng khắp trên tất cả các vùng và các địa phương

trong cả nước. Song diện tích được bố trí tập trung nhiều ở hai vùng Đông

Bắc vàĐông Nam Bộ. Bình quân diện tích hàng năm thời kỳ 1995-1998,

vùng Đông Bắc đạt 183,9 ngàn ha chiếm 29,6% diện tích cả nước vùng Đông

Nam Bộ đạt 120 ngàn ha chiếm 19,3% diện tích cả nước. Các địa phương có

diện tích ngô nhiều nhất từ 30 ngàn ha trở lên là: Hà Giang, Cao Bằng, Lai

Châu, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Đaklak và Đồng Nai.

c- Bố trí sản xuất đậu đỗ các loại (không kể đậu tương).

Đậu đỗ là cây lương thực có hạt và có chứa nhiều chất dinh dưỡng cao.

352

Đều là cây ngắn ngày có thể bố trí trồng chính hay trồng xen kẽ với các loại

cây trồng khác, gần đây hàng năm diện tích đậu đỗ ở nước ta khoảng 20 vạn

ha với sản lượng khoảng trên 10 vạn tấn. Đậu đỗ được trồng rộng rãi ở hầu

hết các tỉnh, song trồng tập trung nhiều vẫn là các tỉnh: Đồng Nai, An Giang,

Đaklak, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tây Ninh...

Việc bố trí hợp lý những cây lương thực quí có năng suất cao phù hợp

với điều kiện tự nhiên, kinh tế ở từng vùng cho phép cải thiện cơ cấu cây

lương thực và tăng nhanh sản lượng lương thực.

Tập đoàn cây lương thực có hạt ở nước ta có các cây chính: lúa, ngô,

đậu các loại, trong đó lúa là chủ yếu. Ngô là cây lương thực đứng thứ 2 sau

lúa là nguồn thức ăn chủ yếu và giàu chất dinh dưỡng cho vật nuôi. Đậu đỗ là

cây lương thực giàu chất đạm là thức ăn quí cho con người và là nguyên liệu

để chế biến ra các loại thực phẩm khác có giá trị. Ngoài các cây lương thực

chính trên những năm gần đây cơ cấu cây lương thực của nước ta còn bao

gồm một số cây lương thực khác như: lúa mì, mạch, cao lương...

Việc xác định cơ cấu sản xuất cây lương thực hợp lý, đảm bảo cho nền

nông nghiệp phát triển một cách toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc đảm bảo

sử dụng có hiệu quả nguồn lợi tự nhiên, kinh tế của đất nước. Cơ cấu sản xuất

lương thực ở nước ta những năm gần đây còn bất hợp lý và sự chuyển biến

tiến bộ còn chậm. Lúa còn chiếm tỷ trọng quá lớn cả về diện tích và sản

lượng, màu còn chiếm tỷ trọng ít và có xu hướng giảm trong vài năm gần đây

(xem biểu cơ cấu diện tích sản lượng). Điều đó đặc ra sự cần thiết và nhanh

chóng biến đổi cơ cấu sản xuất lương thực hợp lý để tạo điều kiện thúc đẩy

việc phát triển nhanh một nền nông nghiệp toàn diện có nhiều sản phẩm hàng

hoá.

1.3- Khả năng và biện pháp chủ yếu để đẩy mạnh sản xuất cây lương

thực ở nước ta.

Xuất phát từ vị trí, nhiệm vụ đặt ra đối với sản xuất nông nghiệp nước

ta nói chung là: đảm bảo nhu cầu ăn cho xã hội có sự trữ và xuất khẩu ngày

353

càng lớn, vì thế lương thực phải giải quyết toàn diện từ sản xuất, chế biến,

phân phối và tiêu dùng, việc giải quyết lương thực của ta không phải chỉ có

lúa mà cả màu, không chỉ mở rộng diện tích mà phải đẩy mạnh thâm canh

cây lương thực. Khả năng phát triển sản xuất lương thực ở nước ta còn lớn.

Trước hết, là nâng cao năng suất cây lương thực. Điều kiện tự nhiên

nước ta bên cạnh những khó khăn lớn, chúng ta cũng có nhiều thuận lợi rất

cơ bản để phát triển sản xuất trồng trọt. Năng suất cây lương thực của ta hiện

nay còn thấp, và năng suất còn chưa đồng đều giữa các vùng. Tất cả điều đó

tạo ra khả năng lớn để thâm canh tăng năng suất cây lương thực.

Thứ hai, khả năng mở rộng diện tích cây lương thực. Việc mở rộng

diện tích khai hoang phát triển cây lương thực, ở nước ta không còn nhiều,

hiện nay cả nước còn khoảng 7 vạn ha có khả năng khai hoang trồng lúa, tập

trung trên 60% ở đồng bằng sông Cửu Long, còn lại ở rải rác các nơi và tất cả

diện tích có thể khai hoang đều là những chỗ khó khăn nhất, đòi hỏi phải có

sự đầu tư lớn. Việc tăng vụ gắn liền với việc thay đổi cơ cấu mùa vụ, tiềm

năng còn khá lớn. Hiện nay vòng quay của đất còn thấp, chứng minh tầm

quan trọng và tính bức thiết của tăng vụ để mở rộng diện tích gieo trồng.

Cuối cùng, việc tiếp tục hoàn thiện cơ cấu sản xuất lương thực bằng

cách tăng tỷ trọng màu lương thực cả về diện tích và sản lượng vì trong cơ

cấu màu cần loại bỏ dần những cây màu dài ngày, năng suất thấp thay bằng

cây ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt.

Để biến khả năng thành hiện thực nhằm phát triển mạnh sản xuất lương

thực, cần phải thực hiện đồng bộ một số biện pháp kinh tế, kỹ thuật thích hợp

như: phát triển sản xuất lương thực theo hướng sản xuất hàng hoá với sự

tham gia của nhiều thành phần kinh tế và tạo cơ chế thuận lợi cho xuất khẩu

lương thực; tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, vốn đầu tư tập trung đúng

mức cho hai vùng lúa hàng hoá lớn làđồng bằng sông Cửu Long và đồng

bằng sông Hồng, coi trọng đầu tư vào không công nghệ sau thu hoạch, chế

biến, bảo quản vận chuyển và tiêu thụ; giải quyết tót công tác thủy lợi gắn

354

liền với việc phòng chống bão lụt, đẩy mạnh sản xuất phân bón, sản xuất

giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt và làm tốt công tác khuyến nông

cho những người sản xuất lương thực. Nghiên cứu tìm kiếm và mở rộng thị

trường xuất khẩu gạo bằng cách nâng cao năng lực tiếp thị, nâng cao chất

lượng gạo xuất khẩu để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

2- Kinh tế sản xuất cây công nghiệp.

2.1- ý nghĩa kinh tế và đặc điểm của sản xuất cây công nghiệp.

Cây công nghiệp có vị trí quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu

có giá trị cho công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp như: đay, bông, gai, tơ tằm

cho công nghiệp dệt; mía, lạc, vừng,đậu tương cho công nghiệp chế biến

thực phẩm; cây thuốc cho công nghiệp dược liệu... nhằm phục vụ tiêu dùng

của nhân dân trước hết là đáp ứng nhu cầu về ăn, mặc và mặt khác là đáp ứng

yêu cầu to lớn về xuất khẩu để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước.

Việc phát triển sản xuất cây công nghiệp cho phép sử dụng hợp lý và

có hiệu quả tư liệu sản xuất, đất đai, khí hậu, lao động... góp phần tăng thu

nhập và cải thiện cho người lao động.

Phát triển sản xuất cây công nghiệp còn góp phần thực hiện phân công

laođộng xã hội trong nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông

nghiệp ngày càng hợp lý hơn.

Việc phát triển sản xuất cây công nghiệp cần phải chú ý đến những đặc

điểm kinh tế - kỹ thuật của nó, đó là:

- Cây công nghiệp đòi hỏi qui trình kỹ thuật cao từ khaai sản xuất bảo

quản và chế biến để đáp ứng yêu cầu của công nghiệp về mặt chất lượng.

- Cây công nghiệp đòi hỏi về điều kiện tự nhiên khắt khe hơn, vì vậy

phải có sự bố trí sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên.

- Cây công nghiệpđòi hỏi trìnhđộ thâm canh cao,đầu tư laođộng

sống và lao động vật hoá hợp lý và có chất lượng.

- Cây công nghiệp nhất là cây công nghiệp dài ngày đòi hỏi nhiều vốn

đầu tư trong thời kỳ xây dựng cơ bản và do vậy cây công nghiệp dài ngày

355

thường có chu kỳ kinh doanh dài, do đó thời gian thu hồi vốn cũng dài. Cần

phải có qui trình kỹ thuật thích hợp cho cả chu kỳ sản xuất.

Điều kiện tự nhiên nước ta rất thích hợp với nhiều loại cây công

nghiệp. Trước cách mạng tháng 8 cây công nghiệp kém phát triển: diện tích

nhỏ bé, phân tán, kỹ thuật sản xuất lạc hậu, năng suất và quản lý thấp.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp để thực hiện nhu cầu ăn mạc và

kháng chiến thắng lợi, một số cây công nghiệpđược phát triển như: lạc,

vừng, ía, bông, gai...

Từ khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước đã tập trung sự

chú ý vào việc khôi phục và phát triển nông nghiệp trongđó có cây công

nghiệp, Nhà nước đã giành khoản đầu tư tương đối lớn để xây dựng các nông

trường quốc doanh cây công nghiệp như: chè, cà phê, cao su... bảo hành các

chính sách kinh tế như: thu mua, giá cả, chính sách lương thực... đối với sản

xuất cây công nghiệp. Nhờ vậy đến năm 1974 diện tích cây công nghiệp đã

tăng 2,05 lần, giá trị sản lượng tăng 3,6 lần so với năm 1939. Tuy nhiên, lúc

này sản xuất cây công nghiệp của ta vẫn ở tình trạng nhỏ bé, phân tán, sản

phẩm hàng hoá ít.

Từ sau khi đất nước thống nhất, sản xuất cây công nghiệp có bước

chuyển biến lớn. Diện tích tăng nhanh từ 474,3 ngàn ha năm 1976 lên 627,7

ngàn ha năm 1980 và 1.212,9 ngàn ha năm 1988. Trong vòng 12 năm diện

tích cây công nghiệp đã tăng hơn 2,6 lần. Trong thời gian đó diện tích cây

công nghiệp hàng năm tăng gần 2,1 lần và diện tích cây công nghiệp lâu năm

tăng gần 3,3 lần. Nhìn chung các loại cây công nghiệp ngắn ngày như: bông,

đay, cói, dâu tằm, đậu tương vùng đều được chú ý phát triển... cả về diện tích

và sản lượng trong những năm gần đây do thực hiện chính sách đổi mới kinh

tế của Đảng, năm 1986 cây công nghiệp dài ngày phát triển mạnh, đặc biệt là

sau những năm thực hiện đổi mới nền kinh tế do Đảng ta khởi xướng từ Đại

hội lần thứ VI (1986), các cây công nghiệp khác như: cà phê, cao su, chè, hồ

tiêu... đều phát triển cả diện tích lẫn sản lượng. Sản lượng cà phê năm 1988

356

mới có 31,3 ngàn tấn, đến năm 1996 lên tới 252 ngàn tấn và năm 1997 ước

đạt 315 ngàn tấn, gấp 10 lần năm 1988 và gấp 6,3 lần năm 1987. Cùng với cà

phê, cao su và chè đã trở thành những cây công nghiệp xuất khẩu quan trọng

cho nền kinh tế.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng về diện tích và sản lượng, sản

lượng hàng hoá xuất khẩu. Sản xuất cây công nghiệpđã hình thành nhiều

vùng sản xuất chuyên môn hoá đó là: vùng cà phê Tây Nguyên, cao su Đông

Nam Bộ và Tây Nguyên, chè ở Phú Thọ, Hà Tuyên, Lâm Đồng và cây công

nghiệp ngắn ngày cũng hình thành những vùng sản xuất tập trung qui mô lớn

ở nhiều các địa phương trong cả nước. Nhìn chung các vùng sản xuất hàng

hoá tập trung có tỷ suất hàng hoá cao, chất lượng ngày càng tiếp cận với thị

trường trong nước và ngoài nước, và có một số sản phẩm đủ sức cạnh tranh

trên thị trường thế giới như cà phê, cao su, chè, hạt điều.

2.2- Phương hướng và biện phápđẩy mạnh sản xuất cây công

nghiệp ở nước ta.

Đứng trước yêu cầu to lớn của nền kinh tế. Ngành sản xuất cây công

nghiệp cần phát triển mạnh mẽ theo hướng vừa thực hiện thâm canh tăng

năng suất vừa mở rộng diện tíchđể đáp ứng yêu cầu nguyên liệu cho công

nghiệp chế biến và yêu cầu nguồn hàng xuất khẩu khác ngày càng tăng.

Để thực hiện phương hướng trên, cần chú ý thực hiện các biện pháp

chủ yếu sau:

- Từng bước biến đổi cơ cấu sản xuất cây công nghiệp hợp lý. Điều

kiện tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết nước ta cho phép phát triển tập đoàn

cây công nghiệp phong phú và đa dạng bao gồm: các loại cây có sợi, cây có

đường, cây có dầu, cây kích thích, cây thuốc và cây đặc sản. Vì vậy để phát

triển hiệu quả sản xuất cây công nghiệp cần phải biếnđổi hoàn thiện về cơ

cấu sản xuất chọn những cây chủ lực có lợi thế so sánh cao để phát triển tập

trung qui mô lớn. Song cũng cần kết hợp phát triển tổng hợp các cây trồng

khác để lợi dụng hiệu quả các điều kiện về tự nhiên và kinh tế của đất nước.

357

- Trên cơ sở phân vùng cần tiến hành qui hoạch để hình thành những

vùng sản xuất chuyên môn hoá có qui mô hàng hoá lớn, nhất là những cây

công nghiệp chủ yếu kể cả cây công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp

dài ngày.

-Đẩy mạnh thâm canh sản xuất cây công nghiệp vừađể tăng khối

lượng sản phẩm, vừa nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất.

Đối với cây công nghiệp lâu năm cần được thực hiện thâm canh ngay từ đầu,

thâm canh liên tục và toàn diện.

- Coi trọng công tác chế biến mạnh dạn đầu tư trang bị hệ thống máy

móc hiện đại, có công nghê tiên tiếnđể đảm bảo chất lượng chế biến cao.

Tăng cường công tác bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.

- Hoàn thiện từng bước các chính sách kinh tế nhằm đảm bảo lợi ích

cho người sản xuất, thực sự tạođộng lực mạnh mẽ thúcđẩy sản xuất cây

công nghiệp phát triển.

3- Kinh tế sản xuất cây ăn quả.

3.1- ý nghĩa kinh tế và tình hình phát triển sản xuất cây ăn quả ở

nước ta.

Hoa quả là sản phẩm nông nghiệp cần thiết chođời sống của con

người, nó cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quí giá cho cơ thể con người như:

đường, axít, các vitamin, muối khoáng và nhiều chất bổ khác.

Mỗi loại hoa quảđều có hương vị thơi khác nhau và được sử dụng

dưới dạng tươi sống rất giàu vitamin hoặc dùng làm nguyên liệu cho công

nghiệp thực phẩm để chế biến rượu quả, nước giải khát, bánh kẹo, đồ hộp...

rất có giá trị.

Phát triển cây ăn quả còn góp phần tăng sản phẩm có giá trị cao để

xuất khẩu, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho nhân dân.

Ngoài ra cây ăn quả còn có tác dụng làm gỗ, cành củi làm chất đốt

trong nông thôn, làm rừng phòng hộ và phát triển chăn nuôi nhất là ong...

Việc phát triển sản xuất câyăn quả cần chú ý những đặc điểm kinh tế kỹ

358

thuật sau:

- Cây ăn quả yêu cầu về điều kiện tự nhiên như: đất đai, thời tiết, khí

hậu... rất khắt khe, vì vậy việc bố trí sản xuất phải phù hợp với điều kiện tự

nhiên, theo phương châm đất nào cây nấy.

- Trong quá trình sản xuất đòi hỏi trình độ thâm canh cao, qui trình kỹ

thuật chặt chẽ, sự chăm sóc kỹ lưỡng hàng ngày của người lao động.

- Là loại sản phẩm chứa nhiều nước, dễ hư hỏng, nhưng lại yêu cầu

đảm bảo chất lượng, tưới, tiêu dùng ngay và thường xuyên; vì vậyđòi hỏi

phải tổ chức tốt khâu thu hái, chế biến và tiêu thụ sản phẩm với trình độ kỹ

thuật phải cao.

- Việc tổ chức sản xuất nếu có điều kiện phải hình thành vùng chuyên

môn hoá để tiện lợi về mọi mặt và đạt được hiệu quả kinh tế cao.

- Sản xuất cây ăn quả yêu cầu các chính sách kinh tế phải linh hoạt để

kích thích người sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm nhất là sản phẩm để

xuất khẩu và hạn chế tính thời vụ trong sản xuất.

Ngành sản xuất cây ăn quả ở nước ta trước cách mạng tháng 8 và trong

thời kỳ kháng chiến, sản xuất mang tính chất phân tán, manh mún tự cung tự

cấp. Mặt khác, do phải tập trung cho sự nghiệp giải phóng đất nước, hơn nữa

chiến tranh toàn phá; vì vậy ngành sản xuất cây ăn quả của nước ta chưa có

điều kiện để phát triển.

Khi đất nước thống nhất, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc phát

triển ngành sản xuất cây ăn quả.

Với điều kiện đất đai, khí hậu nhiệt đới có pha trộn tính chất ôn đới rất

thuận lợi cho nhiều loại cây ăn quả ở nước ta phát triển. Hiện nay tập đoàn

cây ăn quả của nước ta rất phong phú, trong đó có nhiều loại cây ăn quả quí

không chỉ có ý nghĩa tiêu dùng trong nước, mà còn có ý nghĩa xuất khẩu có

giá trị như: cam, thuốc, nhãn, vải, dứa, sầu riêng, soài, thanh long... Diện tích

cây ăn quả nước ta từ năm 1985 đến nay đã có sự phát triển khá mạnh; năm

1985 mới có 213 ngàn ha, đến năm 1988 đã có 272,2 ngàn ha và đến năm

359

2000 đã có khoảng 500 ngàn ha và sản lượng quả ước đạt 7 triệu tấn tổng im

ngạch xuất khẩu 1999 đạt 70 triệu USD (theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn).

Việc bố trí sản xuất cây ăn quả. Ngoài việc bố trí trồng rải rác trên tất

cả các vùng, các địa phương, chúng ta còn bố trí trồng tập trung qui mô lớn

cây ăn quả ở những vùng và những địa phương có điều kiện như: vùng cây ăn

quả tập trung Nam Bộ và miền núi phía Bắc. Trong đó 70% diện tích nằm ở

các tỉnh phía Nam.

3.2- Phương hướng và biện pháp chủ yếu đẩy mạnh sản xuất cây ăn

quả ở nước ta.

Khả năng phát triển cây ăn quảở nước ta rất to lớn. Thực trạng phát

triển cây ăn quả nước ta mấy năm gần đây đã có nhiều cố gắng, nhưng chưa

tương xứng với tiềm năng hiện có. Vì vậy phương hướng phát triển cây ăn

quả ở nước ta là: tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa phát triển cây ăn quả, vừa theo

hướng thâm canh tăng năng suất cây trồng, vừa mở rộng diện tích cây ăn quả

từng bước xây dựng và hoàn thiện những vùng sản xuất chuyên môn hoá có

qui mô lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của nhân dân, nhu

cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu ngày càng nhiều với

chất lượng sản phẩm cao.

Nhằm thực hiện phương châm trên cần thực hiện các biện pháp chủ

yếu sau:

- Trên cơ sở lợi thế so sánh từng vùng, tiến hành qui hoạch, phát triển

một cách hợp lý các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung có qui mô lớn nhằm

tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng caođáp ứng nhu cầu thị

trường.

- Xây dựng cơ cấu sản xuất cây ăn quả hợp lý xuất phát từ nhu cầu thị

trường, song lại phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế của từng vùng, từng

địa phương nhằm sử dụng hiệu quả mọi tiềm năng của vùng và địa phương.

- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện thâm canh có hiệu

360

quả, xây dựng và thực hiện qui trình thâm canh có từng loại cây ăn quả, song

lại phù hợp với điều kiện từng địa phương.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện đại để làm tốt các

khâu vận chuyển bảo quản chế biến hoa quả, nhằm nâng cao chất lượng và

giá trị của hoa quả trên thị trường.

- Xây dựng và hoàn thiện các chính sách kinh tế phù hợp để thúc đẩy

phát triển sản xuất cây ăn quả như: chính sách đất đai, chính sách vay vốn, thị

trường đầu ra cho sản phẩm...

4- Kinh tế sản xuất rau.

4.1- ý nghĩa kinh tế và tình hình sản xuất rau ở nước ta.

Rau có vị trí quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân ta. Rau

sử dụng làm thức ăn tươi hoặc sử dụng dưới dạng chế biến và làm nguyên

liệu cho công nghiệp thực phẩm.

Rau cung cấp cho con người nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như:

vitamin, chất khoáng axít hữu cơ và nhiều chất bổ khác...

Phát triển sản xuất rau còn có ý nghĩa cung cấp nguyên liệu cho công

nghiệp thực phẩm phát triển và là nguồn xuất khẩu có giá trị.

Sản xuất rau quả nói chung là ngành có hiệu quả và thu nhập khá cao

trong ngành trồng trọt. Có khả năng thu hút nhiều lao động và giải quyết việc

làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọ theo hướngđa

dạng hóa sản phẩm với chất lượng cao.

Với ý nghĩa to lớn trên, rauđược phát triển và trở thành một ngành

trồng trọt theo hướng đa dạng hoá sản phẩm với chất lượng cao.

Với ý nghĩa to lớn trên, rau được phát triển và trở thành một ngành sản

xuất quan trọng không thể thiếu được trong nông nghiệp.

Tuy nhiên việc tổ chức sản xuất rau cần phải lưu ý các đặc điểm sau:

Rau cũng giống như cây ăn quả, là loại sản phẩm chưa nhiều nước nên

dễ bị hư hỏng. Sản phẩm của rau đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng tươi, thoả

mãn nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của nhân dân thành thị cũng như nông

361

thôn. Là loại sản phẩm có khối lượng lớn, cồng kềnh, khó vận chuyển và lại

dễ hư hỏng, vì vậy tổ chức sản xuất và bố trí sản xuất phải hợp lý để vừa

thuận tiện cho việc thâm canh, vừa thuận tiện cho việc chế biến, vận chuyển

và tiêu thụ sản phẩm...

Trước cách mạng tháng 8 chưa phát triển, rau chỉ được trồng phân tán

manh mún ở các mảnh vườn ở gia đình, mang tính chất tự cung tự cấp. Trong

thời kỳ kháng chiến chống pháp và chống mỹ sản xuất rau ở nước ta vẫn chưa

phát triển do chiến tranh tàn phá và còn phải tập trung cho sự nghiệp giải

phóng đất nước. Chỉ từ sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, sản xuất rau

đã từng bước được phát triển với cơ cấu và chủng loại phong phú bao gồm:

rau ăn lá, rau ăn củ, rau gia bị. Diện tích và sản lượng rau ngày càng tăng lên

để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu song các nước đặc biệt

là Liên Xô cũ.

Diện tích rau cả nước năm 1990 là 249,9 ngàn ha lên 369 ngàn ha năm

1995 và lên 445 ngàn ha năm 2000. Sản lượng rau từ 3,17 triệu tấn rau các

loại năm 1990 tăng lên 5,95 triệu tấn năm 2000, tăng trưởng bình quân hàng

năm đạt 6,5%. Sản lượng rau tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam còn

thấp, năm 1995 đạt 58,1 kg bằng 6% của thế giới (thế giới 85 kg), năm 2000

tăng lên 76,6kg/người. Việc xuất khẩu rau trước năm 1990 năm cao nhất

cũng chỉ đạt 300.000 tấn, bằng 6% sản lượng rau quả cả nước. Từ khi Liên

Xô và các nước xã hội chủ nghĩ Đông Âu tan rã thì việc sản xuất và xuất

khẩu rau của nước ta gặp nhiều khó khăn vì chưa có thị trường mới.

Sau một thời gian "lao đao" tìm và thích nghi với thị trường mới, đến

nay đã có mặt gần 50 nước và lãnh thổ ở Châu á, Bắc Âu, Tây âu, Mỹ v.v...

Nhờ vậy hoạt động sản xuất và xuất khẩu rau nước ta bắt đầu phục hồi, phát

triển, với các sản phẩm xuất khẩu tập trug ở dạng tươi và đã qua chế biến: ở

dạng tươi, gồm các loại rau như: bắp cải, hành tỏi, khoai tây, rau gia vị, đậu

các loại, củ quả... còn rau chế biến chủng loại phong phú hơn bao gồm: sấy

khô, đóng hộp, muối chua... xuất khẩu rau quả cả nước năm 1997 đạt 68 triệu

362

USD. Năm 1999 đạt 105 triệu USD và tăng lên 305 triệu USD năm 2001.

Việc phát triển sản xuất rau hiện nay cũng đã thu hút được khá nhiều dự án

đầu tư nước ngoài với nhiều hình thức sở hữu khác nhau hoặc là nhận gia

công sản xuất ví dụ ở huyện Vĩnh Lạc - Vĩnh Phúc nhận gia công trồng dưa

chuột cho Nhật Bản...

Tuy nhiên việc tìm kiến thị trường để mở rộng sản xuất rau quả xuất

khẩu của nước ta còn rất nhiều khó khăn, do chất lượng sản phẩm còn thấp,

bao bì đơn điệu, giá thành sản phẩm chưa cao có cức cạnh tranh, số lượng sản

xuất chưa nhiều, công tác tiếp thị còn yếu.

4.2- Khả năng và biện pháp đẩy mạnh sản xuất rau.

Khả năng và điều kiện tự nhiên, đất đai khí hậu và thời tiết để phát

triển sản xuất rau ở nước ta rất thuận lơi bao gồm cả rau nhiệt đới và rau ôn

đới v.v... tập đoàn cây rau ở nước ta rất phong phú với nhiều chủng loại khác

nhua như rau ăn lá, rau ăn củ, quả và các loại rau gia vị khác. Phương hướng

phát triển sản xuất rau của nước ta vừa phải tiếp tục mở rộng diện tích vừa

đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất và nâng cao hơn chất lượng của rau, để

đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước nhất là những vùng dân cư tập trung và

xuất khẩu. Cụ thể là ngành qau quả phấnđấuđến năm 2010 đạt tổng sản

lượng rau quả là 20 triệu tấn với mức bình quân đầu người, là 85 kg rau/năm

và 65 kg quả/năm, nâng kim ngạch xuất khẩu của ngành lên 1 tỷ USD trong

đó rau là 690 triệu USD và quả chiếm 350 triệu USD.

Để thực hiện được phương hướng trên cần thực hiện các biện pháp chủ

yếu sau:

- Mở rộng diện tích trồng rau là biện pháp quan trọng để tăng nhanh

sản phẩm rau đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu.

- Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất rau là biện pháp phát triển chủ

yếu lâu dài để phát triển sản xuất. Nhờ đẩy mạnh thâm canh một cách khoa

học, làm cho năng suất, sản lượng rau tăng nhanh và chất lượng rau ngày

càng tốt. Tuy thâm canh vấn đề tập trung đầu tiên là phải giải quyết khâu

363

giống, phải có giống tốt, chất lượng cao v.v... thuỷ lợi và sử dụng phân bón

và thuốc bảo vệ thực vật một cách đồng bộ và hợp lý, đảm bảo an toàn chất

lượng rau...

- Hoàn thiện cơ cấu sản xuất rau một cách hợp lý và hiệu quả để vừa

đáp ứng tốt nhu cầu thị trường và lợi dụng được mức cao nhất về khả năng

sản xuất.

Cơ cấu sản xuất rau được xác định theo chủng loại rau: rau lá, rau củ

và rau quả và xác định hợp lý cơ cấu mùa vụ sản xuất rau.

- Xây dựng và hoàn thiện các vùng sản xuất rau tập trungở xung

quanh Thành phố, thị xã và các khu công nghiệp và các vùng rau xuất khẩu.

Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu rau thường xuyên, kịp thời chất lượng

cao cho thành phố, thị xã, khu công nghiệp và chế biến xuất khẩu.

- Tăng cường công tác chế biến, bảo quản vận chuyển và tiêu thụ rau.

Đầu tư phát triển mạnh công nghiệp chế biến để tăng giá trị của sản

phẩm như: đóng hộp, sấy khô, muối chua...

Đầu tư xây dựng kho chứa, phương tiện vận chuyển và sản xuất bao bì

phục vụ tốt cho việc bảo quản và xuất khẩu rau, cũng như việc lưu thông

phân phối rau giữa các vùng.

- Xây dựng và hoàn thiện các chính sách kinh tế để khuyến khích phát

triển sản xuất rau. Các chính sách kinh tế cần hướng vào việc nâng cao chất

lượng toàn diện theo chuẩn quốc tế, hướng vào phát triển sản xuất trái vụ và

những sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao, nhu cầu ngày càng lớn.

tóm tắt chương

364

1- Ngành trồng trọt là ngành sản xuất chủ yếu của sản xuất nông

nghiệp. Việc phát triển ngành trồng trọt có ý nghĩa kinh tế rất to lớn. Là

ngành sản xuất và cung lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu

cho công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến. Phát triển ngành trồng trọt sẽ

đảm bảo nguồn thức ăn dồi dào và vững chắc cho chăn nuôi, và có ảnh hưởng

quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo sản xuất

hàng hoá ngày càng hiệu quả hơn.

Ngành trồng trọt ở nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển được thể

hiện trên các mặt như: khả năng mở rộng diện tích, điều kiện tự nhiên, kinh tế

- xã hội thuận lợi...

2- Việc xác định cơ cấu ngành trồng trọt hợp lý có ý nghĩa quan trọng

để phát triển nhanh sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường trong và

ngoài nước. ở nước ta cơ cấu ngành trồng trọt đang có sự chuyển biến mạnh

mẽ phá thế độc canh lương thực trong đó chủ yếu là lúa nước, song phát triển

ngành trồng trọt đa canh với nhiều sản phẩm hàng hoá.

3- Đi liền với việc xác định cơ cấu ngành trồng hợp lý, cần xây dựng

các vùng sản xuất chuyên môn hoá những cây trồng chủ yếu như: lúa, ngô,

chè, cà phê, dưa... Đặc điểm nổi bật của vùng chuyên môn hoá là khối lượng

hàng hoá và tỷ suất hàng hoá cao, sản xuất luôn gắn với thị trường.

4- Song để phát triển nhanh ngành trồng trọt ở nước ta đòi hỏi phải áp

dụng đồng bộ một số các giải pháp lớn sau: đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở

vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và chế biến sản phẩm, áp dụng đồng

bộ các biện pháp kinh tế - kỹ thuật thâm canh ngành trồng trọt, làm tốt công

tác khuyến nông để chuyển giao công nghệ mới cho người sản xuất, hoàn

thiện hệ thống tổ chức sản xuất ngành trồng trọt...

5- Ngành trồng trọt bao gồm nhiều tiểu ngành sản xuất khác nhau như:

ngành sản xuất lương thực, ngành sản xuất cây công nghiệp, ngành sản xuất

cây ăn quả, ngành sản xuất rau... Mỗi tiểu ngành sản xuất trên đều có vai trò

và ý nghĩa kinh tế to lớn nhất định đối với nền kinh tế cũng như đối với nông

365

nghiệp và bản thân ngành trồng trọt.

Các tiểu ngành trồng trọt ở nước ta trong những năm vừa qua đã có

những bước phát triển đáng ghi nhận, đặc biệt là ngành sản xuất lương thực.

Sau 15 năm đổi mới ngành sản xuất lương thực phát triển đã giải quyết vững

chắc vấn đề lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, chế biến nước

ta từ nước lương thực triền miền thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên

thế giới từ năm 1999. Bên cạnh ngành sản xuất lương thực thì ngành sản xuất

công nghiệp, cây ăn quả, rau cũng có sự phát triển khá cả về diện tích, năng

suất và sản lượng. Nhiều mặt hàng sản phẩm cây công nghiệp, cây ăn quả và

rau xuất khẩu và chiếm được vị thế trên thị trường thế giới.

Để tiếp tục đẩy nhanh việc phát triển các tiểu ngành trồng trọt cần phải

nắm vững các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật riêng của từng điểm phù hợp với

từng ngành đó.

366

Câu hỏi ôn tập

1- ý nghĩa kinh tế, khả năng và biện pháp phát triển ngành trồng trọt ở

nước ta.

2- ý nghĩa kinh tế, khả năng và biện pháp phát triển ngành sản xuất cây

lương thực ở nước ta.

3- ý nghĩa kinh tế và biện pháp đẩy mạnh phát triển ngành sản xuất cây

công nghiệp ở nước ta.

4- ý nghĩa kinh tế và biện pháp đẩy mạnh phát triển ngành sản xuất

cây ăn quả và cây rau ở nước ta.

367

Chương 13

Kinh tế sản xuất ngành chăn nuôi

I- Những vấn đề chung của ngành chăn nuôi.

1- ý nghĩa kinh tế phát triển chăn nuôi.

Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp,

với đối tượng sản xuất là các loại động vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm

đáp ứng nhu cầu của con người. Ngành chăn nuôi cung cấp các sản phẩm có

giá trị kinh tế cao như thịt, trứng, sữa, mật ong... nhằm đáp ứng các nhu cầu

tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của người dân. Một xu hướng tiêu dùng có tính

qui luật chung là khi xã hội phát triển thì nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm

chăn nuôi ngày càng tăng lên một cách tuyệt đối so với các sản phẩm nông

nghiệp nói chung. Chăn nuôi là ngành cung cấp nhiều sản phẩm làm nguyên

liệu quí giá cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và dược liệu.

Chăn nuôi là ngành ngày càng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các

sản phẩm đặc sản tươi sống và sản phẩm chế biến có giá trị cho xuất khẩu.

Trong nông nghiệp, chăn nuôi và trồng trọt có mối quan hệ mật thiết

với nhau, sự gắn bó của hai ngành này là do sự chế ước bởi qui trình công

nghệ, những vấn đề kinh tế kỹ thuật của liên ngành này. Chăn nuôi cung cấp

cho trồng trọt nguồn phân bón hữu cơ quan trọng không chỉ có tác động tăng

năng suất cây trồng mà còn có tác dụng cải tạo đất, tái tạo hệ vi sinh vật và

bảo vệ cân bằng sinh thái. ở nhiều vùng, trong sản xuất ngành trồng trọt vẫn

cần sử dụng sức kéo của động vật cho các hoạt động canh tác và vận chuyển.

Mặc dù rằng vai trò của chăn nuôiđối với trồng trọt có xu hướng giảm

xuống, song vai trò của chăn nuôi nói chung ngày càng tăng lên.

Xã hội càng phát triển, mức tiêu dùng của người dân về các sản phẩm

chăn nuôi ngày càng tăng lên cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm.

Do vậy mức đầu tư của xã hội cho ngành chăn nuôi ngày càng có xu hướng

tăng nhanh ở hầu hết mọi nền nông nghiệp. Sự chuyển đổi có tính qui luật

368

trong đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp là chuyển dần từ sản xuất trồng

trọt sang phát triển chăn nuôi, trong ngành trồng trọt, các hoạt động trồng ngũ

cốc cũng chuyển hướng sang phát triển các dạng hạt và cây trồng làm thức ăn

chăn nuôi.

2- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành chăn nuôi.

Chăn nuôi là một trong hai ngành chính của sản xuất nông nghiệp,

song lại có những đặc điểm riêng rất khác với ngành trồng trọt đó là:

Thứ nhất, đối tượng tácđộng của ngành chăn nuôi là các cơ thể sống

động vật, có hệ thần kinh cao cấp, có những tính qui luật sinh vật nhất định.

Để tồn tại các đối tượng này luôn luôn cần đến một lượng tiêu tốn thức ăn tối

thiểu cần thiết thường xuyên, không kể rằng các đối tượng này có nằm trong

quá trình sản xuất hay không. Từ đặc điểm này, đặt ra cho người sản xuất ba

vấn đề: Một là, bên cạnh việc đầu tư cơ bản cho đàn vật nuôi phải đồng thời

tính toán phần đầu tư thường xuyên về thức ăn để duy trì và phát triển đàn vật

nuôi này. Nếu cơ cấu đầu tư giữa hai phần trên không cân đối thì tất yếu sẽ

dẫn đến dư thừa lãng phí hoặc sẽ làm chậm sự phát triển, thậm chí phá huỷ cả

đàn vật nuôi này. Hai là, phải đánh giá chu kỳ sản xuất và đầu tư cho chăn

nuôi một cách hợp lý trên cơ cở tính toán cân đối giữa chi phí sản xuất và sản

phẩm tạo ra, giữa chi phí đầu tư xây dựng cơ bản và giá trị đào thải để lựa

chọn thời điểm đào thải, lựa chọn phương thức đầu tư mới hay duy trì tái tạo

phục hồi. Ba là, do có hệ thần kinh, nên vật nuôi rất nhạy cảm với môi trường

sống, do đó đòi hỏi phải có sự quan tâm chăn sóc hết sức ưu ái, phải có biện

pháp kinh tế, kỹ thuật để phòng trử dịch bệnh, đồng thời tạo điều kiện ngoại

cảnh thích hợp cho vật nuôi phát triển.

Thứ hai, chăn nuôi có thể phát triển tĩnh tại tập trung mang tính chất

như sản xuất công nghiệp hoặc di động phân bán mang tính chất như sản xuất

nông nghiệp. Chính đặc điểm này đã làm hình thành và xuất hiện ba phương

thức chăn nuôi khác nhau là phương thức chăn nuôi tự nhiên, phương thức

chăn nuôi công nghiệp và chăn nuôi sinh thái.

369

Chăn nuôi theo phương thức tự nhiên là phương thức phát triển chăn

nuôi xuất hiện sớm nhất trong lịch sử phát triển xã hội loài người, cơ sở thực

hiện của phương thức này là dựa vào các nguồn thức ăn sẵn có ở tự nhiên tạo

ra và vật nuôi tự kiếm sống. Trong chăn nuôi theo phương thức tự nhiên

người ra chủ yếu sử dụng các giống vật nuôi địa phương, bản địa vốn dĩ đã có

thích nghi với môi trường sống, điều kiện thức ăn và phương thức kiếm ăn.

Phương thức này cũng chỉ tồn tại được trong điều kiện các nguồn thức ăn tự

nhiều còn phong phú, dồi dào, sẵn có. Phương thức chăn nuôi này thường yêu

cầu mức đầu tư thấp, không đòi hỏi cao về kỹ thuật song năng suất sản phẩm

cũng thấp, chất lượng sản phẩm thường mang đặc tính tự nhiên nên cũng rất

được ưa chuộng. Do vậy, phương thức này vẫn mang lại cho người chăn nuôi

hiệu quả kinh tế khá cao nên cho đến ngày nay một số nơi trên thế giới vẫn

tiếp tục duy trì phương thức này.

Chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi công nghiệp là phương thức

chăn nuôi hoàn toàn đối lập với chăn nuôi theo phương thức tự nhiên.

Phương châm cơ bản của chăn nuôi công nghiệp là tăng tối đa khả năng tiếp

nhận thức ăn, giảm tối thiểu quá trình vận động để tiết kiệm hao phí năng

lượng nhằm rút ngắn thời gian tích luỹ năng lượng, tăng khối lượng và năng

suất sản phẩm.

Địa bàn chăn nuôi công nghiệp tĩnh tại trong chuồng trại với qui mô

nhất định nhằm hạn chế tối đa vận động của vật nuôi để tiết kiệm tiêu hao

năng lượng. Thức ăn cho chăn nuôi công nghiệp là thức ăn chế biến sẵn theo

phương thứ công nghiệp có sử dụng các kích thích tố tăng trưởng để vật nuôi

có thể cho năng quất sản phẩm cao nhất với chu kỳ chăn nuôi ngắn nhất.

Phương thức chăn nuôi công nghiệpđòi hỏi mứcđầu tư thâm canh rất cao,

không phụ thuộc vào các điều kiện của tự nhiên nên năng suất sản phẩm cao

và ổn định. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm chăn nuôi tự nhiên kể cả về giá

trị dinh dưỡng, hương vị và tính chất vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy vậy,

chăn nuôi công nghiệp vẫn là một phương hức chăn nuôi đang được cả thế

370

giới chấp nhận và phát triển vì nó tạo ra một sự thay đổi vượt bậc về năng

suất và sản lượng sản phẩm chăn nuôi cho xã hội.

Phương thức chăn nuôi sinh thái là phương pháp chăn nuôi tiên tiến

nhất, nó kế thừa được cả những ưu điểm của hai phương thức chăn nuôi tự

nhiên và công nghiệp đồng thời cũng hạn chế, khắc phục được các mặt yếu

kém và tồn tại của cả hai phương thức trên. Chăn nuôi sinh thái tạo các điều

kiện ngoại cảnh để vật nuôi được phát triển trong môi trường tự nhiên trên cơ

sở các nguồn thứcăn, dinh dưỡng mang tính chất tự nhiên nhưng do con

người chủđộng hình thành nên luôn luôn đảm bảo tính cânđối vàđầyđủ

chất dinh dưỡng.

Để đạt được điều đó, chăn nuôi sinh thái phải dựa trên điều kiện của sự

phát triển cao của khoa học, kỹ thuật, nhất là các thành tựu trong công nghệ

sinh học về tạo giống, tạo tập đoàn thức ăn sinh học và môi trường sinh thái.

Phương thức chăn nuôi sinh thái đang được thịnh hành phát triển ở các nước

đã phát triển, và cung cấp sản phẩm cho khu vực tiêu dùng đòi hỏi sản phẩm

chất lượng cao.

Thứ ba, chăn nuôi là ngành sản xuất đồng thời cho nhiều sản phẩm. Do

vậy, tuỳ theo mụcđích sản xuất để quyết định là sản phẩm chính hay sản

phẩm phụ và lựa chọn phương hướng đầu tư. Chẳng hạn, trong chăn nuôi trâu

bò sinh sản thì bê con là sản phẩm chính, nhưng trong chăn nuôi trâu bò cầy

kéo hoặc trâu bò sữa thì bê con lại là sản phẩm phụ; hoặc người nông dân

trước kia, khi chưa có phân bón hoá học thì người làm ruộng phải chăn nuôi

lợn để lấy phân bón ruộng, nhưng phân vẫn chỉ là sản phẩm phụ. Chình vì

chăn nuôiđồng thời một lúc cho nhiều sản phẩm và nhiều khi giá trị sản

phẩm phụ cũng không thua kém gì so với giá trị sản phẩm chính, nên trong

đầu tư chăn nuôi người ta phải căn cứ vào mục đích thu sản phẩm chính để

lựa chọn phương hướng đầu tư, lựa chọn qui trình kỹ thuật sản xuất chăn nuôi

cho phù hợp.

371

3- Thức ăn - nguồn nguyên liệu cơ bản của chăn nuôi.

3.1- Vai trò của sản xuất thức ăn đối với chăn nuôi.

Trong chăn nuôi, thứcănđược coi như "nguyên liệu" cho sản xuất

"công nghiệp". Điều quan trọng hơn là cỗ máy "công nghiệp" chăn nuôi lại

vận hành liên tục khôngđược phép dừng hoạtđộng sản xuất, dù chỉ một

ngày, nên nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đòi hỏi phải được đảm bảo

một cách đầy đủ kịp thời thường xuyên liên tục. Tính chất sản xuất và cung

cấp thức ăn, đặc điểm và tính hữu hiệu của thức ăn chăn nuôi sẽ quyết định

tính chất,đặcđiểm và năng suất sản phẩm ngành chăn nuôi. Do vậy phát

triển sản xuất đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn là một nội dung và là

cơ sở quan trọng của phát triển ngành chăn nuôi.

Thức ăn chăn nuôi bao gồm nhiều loại, có nguồn gốc khác nhau, về cơ

cấu, thức ăn cho chăn nuôi phải đảm bảo đầy đủ và cân đối giữa các yếu tố:

chất thô, chất bột, đạm và muối khoáng v.v... Tuỳ theo mỗi phương thức chăn

nuôi và mỗi loại vật nuôi mà cơ cấu giữa các yếu tố này là khác nhau cho phù

hợp. Vì vậy việc khai thác và sản xuất thức ăn cho chăn nuôi cần phải chú ý

đảm bảo đủ cả lượng và chất của từng loại thức ăn cho từng loại gia súc nuôi

nhằm góp phần tái sản xuất nhanh đàn gia súc các loại.

3.2- Các nguồn thức ăn cho chăn nuôi.

a- Thức ăn tự nhiên.

Nguồn thứcăn sẵn có của tự nhiên như đồng cỏ tự nhiênở các vùng

đồi núi, các bãi đất oang bãi bồi, đê, ven đường giao thông nông thôn và giao

thông nội đồng. Thức ăn tự nhiên còn bao gồm các loại sinh vật và động vật

làm thứăn cho gia cầm (gà, vịt) chăn thả tự nhiên. Nguồn thức ăn tự nhiên

nhìn chung là phong phú và sẵn có ở khắp mọi nơi, nguồn thức ăn tự nhiên

không đòi hỏi đầu tư chi phí sản xuất của con người nên giá thành thức ăn

thấp. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào điều kiện của tự nhiên nên nguồn thức ăn

tự nhiên thường cung cấp không ổn định về số lượng mang tính chất thời vụ

cao và thường xuyên không cân đối về thành phần dinh dưỡng. Nhờ ưu điểm

372

về chi phí sản xuất thấp và điều kiện sẵn có ở mọi nơi, nên thức ăn tự nhiên

đã và đang là nguồn cung cấp thức ăn quan trọng cho phương thức chăn thả

tự nhiên cũng như chăn nuôi qui mô nhỏ phân tán ở nhiều vùng nông thôn

hịên nay. Trong chăn nuôi theo phương thức chăn thả tự nhiên nếu biết kết

hợp với việc qui hoạch cải tạo phát triển các nguồn sẵn có của tự nhiên và

cung cấp thêm các nguồn thức ăn sản xuất thì cơ sở thứcăn cho chăn nuôi

vẫn bảo đảm và hiệu quả phát triển chăn nuôi cao.

b- Nguồn thức ăn từ sản xuất trồng trọt.

Nguồn cung cấp thứcăn từ các hoạtđộng trồng trọt ngày càng trở

thành nguồn cung cấp thứcăn chủ lực cho ngành chăn nuôi. Trước hết một

bộ phận sản phẩm trồng trọt sử dụng làm nguồn cung cấp thức ăn cho chăn

nuôi là các sản phẩm phụ của trồng trọt (thân, lá); một phần sản phẩm chính

của trồng trọt có chất lượng thấp không sử dụng cho người. Những sản phẩm

phụ của trồng trọt dùng cho chăn nuôi được coi là các sản phẩm tận dụng nên

chi phí rất thấp song chất lượng thức ăn lại tương đối cao. Tuy nhiên, lượng

cung cấp sản phẩm phụ làm thức ăn chăn nuôi thường không nhiều, không ổn

định và mang tính thời vụ. Do vậy, khi chăn nuôi trở thành hoạt động sản

xuất chính, chăn nuôi tập trung với qui mô lớn thì không thể trông chờ đơn

thần vào thức ăn tự nhiên và sản phẩm phụ trồng trọt. Khi đó hoạt động sản

xuất thức ăn gia súc hình thành và phát triển. Bước đầu là các hoạt động của

sản xuất mang tính tận dụng các điều kiện sản xuất của đất đai, mặt nước để

trồng, thả tạo nguồn thứcăn xanh cho chăn nuôi. Qui mô rộng hơn có thể

khoanh nuôi các vùng cỏ tự nhiên, đầu tư cải tạo chăm sóc để tạo nguồn thức

ăn gia súc. Khi nhu cầu cung cấp thức ăn lớn và ổn định, cần phải qui hoạch

các vùng trồng cây thức ăn gia súc tập trung. Các cây trồng làm thứ ăn gia

súc bao gồm cả các loại cây trồng cung cấp thức ăn xanh như các loại rau cho

chăn nuôi gia súc, các loại cỏ cho chăn nuôi đại gia súc; và các cây trồng ngũ

cốcđể cung cấp thứcăn tinh. Hoạt động chăn nuôi chỉ có thểđi vào tập

trung, với phương thức sản xuất thâm canh, ổn định trên cơ sở có được các

373

vùng qui hoạch sản xuất thức ăn ổn định. Ngay nay mặc dù có sự tác động

của công nghiệp, chăn nuôi sử dụng nhiều thức ăn chế biến sẵn, nhưng các

hoạt động trồng trọt các cây thức ăn cho chăn nuôi vẫn luôn luôn đóng vai trò

quan trọng để cung cấp nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp chế biến thức

ăn gia súc và giảm trọng hơn các hoạt động chăn nuôi sử dụng trực tiếp thức

ăn tươi từ sản phẩm trồng trọt. Vì vậy ngành trồng trọt cây thứcăn gia súc

đang là ngành có nhiều tiềm năng và đang được chú trọng phát triển.

c- Chế biến thức ăn chăn nuôi.

Việc chế biến thức ăn cho chăn nuôi mang lại nhiều lợi ích khác nhau.

Thứ nhất, thông qua chế biến các nguồn thức ăn sẵn có, nhất là các phụ phẩm

của ngành trồng trọt được tận dụng triệt để. ở các vùng sản xuất thức ăn tập

trung, nhưng không có điều kiện phát triển chăn nuôi tại chỗ thì chế biến là

biện pháp cơ bản để giải quyết khâu tiêu thụ cho các sản phẩm của các hoạt

động trồng cây thức ăn gia súc. Thứ đến, thông qua chế biến, thành phần thức

ăn được cung cấp đầy đủ và cân đối các yếu tố và thành phần dinh dưỡng cần

thiết cho vật nuôi nhất là các thành phần đạm, khoáng, và các yếu tố vi lượng

khác. Nhờ đó mà năng suất sản phẩm chăn nuôi sử dụng thức ăn chế biến

thường cao và tăng nhanh hơn nhiều so với chăn nuôi tự nhiên. Cuối cùng,

việc phát triển hoạt động chế biến thức ăn gia súc sẽ đảm bảo có nguồn cung

cấp thứcănổnđịnhđềuđặn, không phụ thuộc vào mùa vụ và thời tiết. Vì

vậy, để phát triển chăn nuôi tập trung mang tính công nghiệp thì không thể

thiếu các hoạt động chế biến thức ăn gia súc. Chế biến thức ăn gia súc thường

được phân thành 2 dạng. Chế biến thức ăn thô và chế biến thức ăn tinh. Việc

chế biến thức ăn thô chủ yếu nhằm mục đích dữ trữ các nguồn thức ăn xanh

sẵn có không sử dụng hết tại thời điểm thu hoạch. Do vậy việc chế biến thức

ăn thô phải hướng tới việc giảm sự hao hụt về số lượng, giảm xuống cấp về

chất lượng, giữ được tối đa các đặc tính tự nhiên của sản phẩm. Các công

nghệ thường được sử dụng là chế biến khô (phơi khô, sấy khô) hoặc ngâm ủ

yếm khí dưới dạng muối. Chế biến thức ăn tinh là hoạt động chế biến phát

374

triển đòi hòi một trình độ kỹ thuật cao hơn. Nó không chỉ nhằm bảo quản duy

trì các nguồn thức ăn tinh sẵn có mà nó còn tạo ra các loại thức ăn tinh có cơ

cấu thành phần dinh dưỡng phù hợp với đặc tính yêu cầu của từng loại vật

nuôi, từng thời kỳ dinh dưỡng và phát triển của đàn vật nuôi. Chế biến thức

ăn tinh sử dụng tổng hợp nguồn nguyên liệu tinh bột, đạm động thực vật, các

yếu tố can xi và các yếu tố vi lượng, tăng trọng và kích thích sinh trưởng để

tạo nên thức ăn tổng hợp theo các công thức khác nha. Hoạt động chế biến

thức ăn tinh, có vai trò hết sức quan trọng đối với các hoạt động chăn nuôi tập

trung, chăn nuôi theo phương thức công nghiệp thâm canh cao.

4- Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh phát triển chăn nuôi ở nước

ta.

4.1- Tình hình phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta.

Trong lịch sử, nền nông nghiệp nước ta vốnđã là nền nông nghiệp

trồng lúa nước, chăn nuôi chưa được chú trọng phát triển như là một ngành

sản xuất độc lập, mà mới được coi là một hoạt động sản xuất phụ nhằm hỗ trợ

cho ngành trồng trọt. Mục đích chính của chăn nuôi lấy thịt, trứng sữa không

được người sản xuất nhắc đến mà dường như người ta chỉ hướng tới mục tiêu

về cung cấp sức kéo làm đất và cung cấp phân bón cho cây trồng.

Sau ngày hoà bình và thống nhất đất nước, nền kinh tế bước vào giai

đoạn phục hồi và phát triển - vị trí và vai trò của ngành chăn nuôiđã được

nhìn nhận và đánh giá đúng với mục tiêu phấn đấu đưa chăn nuôi thành một

ngành sản xuất chính tron nông nghiệp. Nhờ đó, ngành chăn nuôi ở nước ta

đã có bước chuyển biến tích cực so với năm 1975 giá trị sản xuất ngành chăn

nuôi (tính theo giá cố định năm 1994) năm 2000 tăng gấp 3,93 lần trong khi

đó giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng 3,08 lần. Tỷ trọng giá trị sản xuất

ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 14,62% năm 1975

lên 19,7% năm 2000.

Điều đáng ghi nhận là, trước đây chăn nuôi trâu bò chủ yếu đề cầy kéo,

thì đến nay đang chuyển mạnh sang mục tiêu là chăn nuôi lấy thịt, sữa, theo

375

mô hình chăn nuôi theo phương thứ công nghiệp đã phát triển mạnh. Đàn trâu

năm 2000 đạt gần 2,9 triệu con cao hơn thời kỳ những năm 1995-1999, đàn

bò từ năm 1981 đến nay đã tăng nhanh và năm 2000 đã đạt trên 4,1 triệu con

tăng 152,2% so với năm 1976. Đàn lợn từ năm 1991 đến nay nhờ giải quyết

tốt vấn đề lương thực vì vậy đang có xu hướng tăng nhanh, chỉ trong 7 năm

số lượng đàn lợn tăng 2,29 lần so với 15 năm trước, năm 2000 tăng 125,4%

so với năm 1976. Chăn nuôi gia cầm cũng đang có xu hướng phát triển mạnh

cả về số lượng và chủng loại, cùng với phương thức chăn nuôi truyền thống

thì phương thức chăn nuôi công nghiệp cũng phát triển nhanh. Nhìn chung

đàn vật nuôi không chỉ phát triển về số lượng mà đã có sự biến đổi tích cực

trong việcđưa các giống mới có năng suất chất lượng cao, sản xuất theo

phương thức thâm canh, xoá bỏ dần phương thức chăn nuôi tự nhiên theo

kiểu tận dụng. Ngành sản xuất và chế biến thức ăn gia súc đã ra đời và phát

triển, nhiều cơ sở chế biến thức ăn tổng hợp theo phương thức công nghiệp

đã phát triển góp phần thúc đẩy phương thức chăn nuôi công nghiệp mạnh

trong những năm gầnđây. Một số sản phẩm chăn nuôi trong nước đã trở

thành một mặt hàng xuất khẩu chiến lược có giá trị kinh tế cao như xuất khẩu

lợn sữa, lợn thịt.

4.2- Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh phát triển chăn nuôi ở

nước ta.

Những thành tựu về phát triển kinh tế trong những năm gần đây đã góp

phần làm thay đổi căn bản cơ cấu tiêu dùng dân cư giới, hạn tiêu dùng cho

tồn tại đang dần dần vượt qua để tiến tới tiêu dùng phát triển. Cơ cấu tiêu

dùng trực tiếp sản phẩm nông nghiệp cũng đang chuyển dần từ tiêu dùng các

sản phẩm thứ cấp, của trồng trọt như lương thực là chính sang tiêu dùng các

sản phẩm cao cấp của ngành chăn nuôi như: thịt, trứng, sữa, thuỷ sản v.v....

Do vậy hiện tại và tương lai nhu cầu về các sản phẩm chăn nuôi sẽ tăng lên

nahnh chóng. Bên cạnh đó, nước ta cũng có nhiều tiềm năng để đẩy mạnh

phát triển chăn nuôi trên tất cả các phương diện lấy thịt, trứng, sữa. Vì vậy

376

mục tiêu phát triển chăn nuôi trở thành một ngành sản xuất chính độc lập

trong nông nghiệp không khỉ là ước muốn mà là một mục tiêu phấn đầu có

đầy tiềm năng và hiện thực.

Để thực hiện được mục tiêu đề ra, phát triển chăn nuôi nước ta trong

thời gian tới cần chú ý tốt một số biện pháp cơ bản sau đây:

a- Xác định đúng vị thế, tiềm năng và thế mạnh của mỗi vùng để phát

triển các hoạt động chăn nuôi phù hợp.

Vùng đồng bằng là vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, cây công

nghiệp ngắn ngày và phù hợp với điều kiện phát triển nhiều loại cây thức ăn

gia súc. Do vậy, phương hướng cơ bản của vùng đồng bằng là chăn nuôi lợn

các loại, chăn nuôi gia cầm bán công nghiệp kết hợp chăn thả tự nhiên, chú

trọng tới chăn nuôi gia cầm lấy trứng, đẩy mạnh phát triển đàn vịt, ngan để

tận dụng các nguồn thức ăn tự nhiên. ở một số vùng đồng bằng cũng có thế

mạnh trong chăn nuôi đại gia súc như chăn nuôi bò thịt, bò sữa.

Vùng ven đô thị và khu công nghiệp có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn

nuôi rất lớn đồng thời có nhiều chế phụ phẩm và thức ăn công nghiệp sẽ tập

trung đẩy mạnh các hình thức chăn nuôi lợn, gia cầm tập trung theo phương

thức chăn nuôi công nghiệp lấy thịt và trứng.

Khu vực trung du và miền núi là vùng có nhiều tiềm năng tự nhiên cho

phát triển chăn nuôi nhưđồng cỏ, các nguồn thứcăn xanh, các sản phẩm

trồng trọt, do vậy vùng này trước hết cần đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc như

bò, ngựa, dê để khai thác khả năng phát triển thức ăn xanh, thức ăn tự nhiên,

đồng thời cũng là loại hàng hoá có thể tự di chuyển trên điều kiện địa hình

khó khăn, thiếu phương tiện giao thông. Phương hướng cơ bản của chăn nuôi

đại gia súc ở vùng núi là chăn nuôi lấy thịt theo phương thức chăn thả tự

nhiên kết hợp với các nguồn thứcănđược sản xuất theo qui hoạch. ở các

vùng có điều kiện thuận lợi, đẩy mạnh chăn nuôi lấy sữa, nhất là các vùng

thuận tiện giao thông, thuận tiện chuyên chở sản phẩm sữa tươi về các thành

phố và khu công nghiệp. Vùng trung du miền núi cũng cần được chú ý phát

377

triển nuôi ong lấy mật và tiểu gia súc như dê, thỏ v.v...

b- Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển ứng dụng các tiến bộ về khoa học

kỹ thuật trong chăn nuôi.

Trước hết, cần đầu tư cho công tác nghiên cứu lai tạo, thích nghi các

giống gia súc gia cầm có năng suất sản phẩm cao, thích nghi rộng rãi với các

điều kiện chăn nuôi ở các vùng nước ta như chăn nuôi kết hợp chăn thả tự

nhiên ở vùng trung du và miền núi, chăn nuôi bán công nghiệp ở vùng đồng

bằng và chăn nuôi công nghiệp ở các vùng ven đô. Cần chú ý đẩy mạnh việc

chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến tay người chăn nuôi để thay thế căn bản các

kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống bằng các kiến thức và kỹ thuật chăn nuôi

tiên tiến.

c-Đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo nguồn thức ăn vững chắc cho chăn

nuôi.

Để chăn nuôi có thể phát triển trở thành ngành sản xuất chính, độc lập

thì cơ sở trước tiên là nguồn thức ăn phải được đảm bảo ổn định, vững chắc.

Muốn vậy, hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi phải được qui hoạch phát

triển thành một ngành sản xuất độc lập chứ không phải là nguồn thức ăn tận

dụng hoặc phụ thuộc vào tự nhiên. Trong sản xuất ngành trồng trọt phải chú ý

qui hoạch vùng trồng cây thức ăn gia súc, phải cải tạo và qui hoạch phát triển

các đồng cỏ tự nhiên thành các khu chăn thả, vùng trồng cây thức ăn, thúc

đẩy mạnh mẽ việc phát triển các cơ sở chế biến thức ăn công nghiệp, thức ăn

tổng hợp không chỉ cho chăn nuôi gia cầm theo phương thức công nghiệp mà

chế biến thức ăn tổng hợp cho cả chăn nuôi lợn, bò sữa theo phương thức

chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp.

d- Làm tốt công tác thú y để đảm bảo phòng trừ dịch bệnh cho gia

súc.

Do điều kiện tự nhiên và môi trường của nước ta có rất nhiều thuận lợi

cho phát triển chăn nuôi nói chung, song khó khăn về dịch bệnh cũng rất lớn.

Dịch bệnh gia súc có thể bùng phát và lan rộng trên nhiều vùng trong cả

378

nước. Vì vậy công tác thú ý phải hết sức coi trọng có đủ phương tiện và thuốc

thú ý để có thể phòng chống ngăn ngừa được dịch bệnh và có khả năng dập

tắt dịch bệnh nhanh để hạn chế thiệt hại thấp nhất do dịch bệnh gây ra đối với

ngành chăn nuôi. Vì vậy cần phải hiệnđại hoá, tăng cường năng lực ngành

thú y. Chủđộng khống chế dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc, quản lý hệ

thống thuốc thú yđảm bảo phòng trừ dịch bệnh vàđảm bảo an toàn cho

người, thực phẩm.

II- Kinh tế sản xuất các tiểu ngành chăn nuôi chủ yếu ở

nước ta

1- Chăn nuôi trâu bò - ngành chăn nuôi quan trọng ở nước ta.

1.1- ý nghĩa, đặc điểm và tình hình phát triển chăn nuôi bò ở nước ta.

Chăn nuôi trâu bò là ngành chăn nuôi quan trọng ở nhiều nước trên thế

giới cũng như ở nước ta. Đối với nông nghiệp nước ta, từ xa xưa, chăn nuôi

trâu bò đã được chú ý phát triển làm nguồn cung cấp sức kéo quan trọng bậc

nhất cho nông nghiệp. Khi thực hiện công nghiệp hoá, hiệnđại hoá nông

nghiệp, nguồn sức kéo động vật được thay thế dần bằngđộng lực của máy

moc, song chăn nuôi trâu bò, lại không bị loại bỏ mà vẫn tiếp tục phát triển

mạnh. Chăn nuôi bò là nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao

trong các loại thực phẩm động vật. Đồng thời chăn nuôi bò còn cung cấp sản

phẩm hết sức quí giá là sữa và từ sữa người ta còn chế biến ra rất nhiều loại

sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao khác. Sản phẩm thịt và sữa không chỉ là

thực phẩm tiêu dùng trực tiếp mà còn là nguồn nguyên liệu quan trọng cho

công nghiệp đồ hộp phát triển. Ngoài ra, da trâu bò là nguyên liệu quan trọng

cho công nghiệp thuộc da. Chăn nuôi trâu bò sử dụng chủ yếu các nguồn thức

ăn xanh có thể khai thác từ tự nhiên hoặc phụ phẩm của ngành trồng trọt và

phát triển theo phương thức chăn thả tự kiếm ăn. Do vậy, từ xa xưa, chăn

nuôi bò vốn đã là hoạt động chăn nuôi phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế

giới với phương thức chăn thả tự nhiên ở các vùng có tiềm năng đất đai và

379

đồng cỏ rộng lớn.

Tuy nhiên, so với chăn nuôi tiểu gia súc và gia m thì chăn nuôi trâu bò

đòi hỏi một lượng vốn đầu tư ban đầu về con giống nuôi tương đối lớn, tốc đọ

tăng trưởng lại chậm, lượng thức ăn tiêu thụ trên đầu vật nuôi rất cao nên việc

phát triển chăn nuôi trâu bò tập trung với qui mô lớn thường gặp nhiều khó

khăn về vốn nhất là đối với kinh tế hộ gia đình.

ở nước ta trước đây chăn nuôi trâu bò chủ yếu với mục đích lấy sức

kéo cho sản xuất nông nghiệp. Do vậy qui mô đàn trâu bò tăng chậm và đàn

trâu bò cầy kéo luôn chiếm một tỷ lệ cao trong cơ cấu đàn vật nuôi.

Năm 1975 trong tổng số đàn trâu bò nước ta có 3.655.000 con, trong

đó số trâu bò cầy kéo là 2.201.100 con chiếm 60,22%. Cũng vì mục đích cầy

kéo là chính nên trongđàn đại gia súc chủ yếu là trâu, số lượng 2.188.800

con chiếm 59,88% tổng đàn trâu bò. Những năm gần đây tỷ lệ giữa trâu và bò

trong tổng đàn gia súc ở nước ta đã thay đổi căn bản. Mặc dù số lượng trâu

vẫn tiếp tục tăng lên từ 2.188.800 con năm 1975 lên 2.977.300 con năm

1994, từ năm 1995 trở đi đàn trâu bắt đầu giảm, đến năm 2000 giảm xuống

còn 2.897.200 con,đàn bò tiếp tục tăng từ 1.466.200 con năm 1975 lên

3.638.900 con năm 1995 và lên 4.127.800 con năm 2000. Tỷ trọng đàn trâu

cũng giảm từ 59,88% năm 1975 xuống chỉ còn 41,24% tổng đàn trâu bò năm

2000. Tình hình trên cho thấy rằng, xu hướng những năm gần đây, chăn nuôi

trâu bò ở nước ta đã đang chuyển mạnh sang chăn nuôi với mục đích lấy thịt

và sữa trong đó cơ cấu đàn bò là chủ yếu. Trong cơ cấu đàn bò số lượng bò

sữa và sản lượng sữa hàng năm không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, cũng phải

nhận thấy rằng phát triển chăn nuôi bò thịt và sữa ở nước ta còn chậm với qui

mô nhỏ. Sản lượng thịt bò cung cấp mới chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong

tổng số thịt lợn cung cấp hàng năm. Sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước

mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu tiêu dùng trong nước, phần

chủ yếu sữa tiêu dùng vẫn từ nguồn sữa nhập khẩu.

1.2- Phương hướng phát triển chăn nuôi trâu bò ở nước ta.

380

Chăn nuôi trâu bò ở nước ta trong những năm tới cần được phát triển

với các mục tiêu làm sức kéo, lấy thịt và sữa.

ở một số vùng nông thôn đồng bằng đai chia cắt phân tán và các vùng

trung du miền núi, trên những diện tích không thuận lợi cho canh tác bằng

máy thì sức kéo trâu bò vẫn là nguồnđộng lực quan trọng. Việc chăn nuôi

trâu bò ở các vùng này cần phải kết hợp cả 2 mục tiêu là chăn nuôi lấy thịt và

cung cấp sức kéo. Một thực tế là phần diện tích canh tác sử dụng sức kéo trâu

bò chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, phân tán nên mức độ huy động số này cầy kéo

không cao. Do vậy cần phát triển trâu bò cầy kéo kết hợp sinh sản để chăn

nuôi lấy thịt theo phương thức này chủ yếu sử dụng các giống lai với giống

bò địa phương để tăng khả năng thích nghi với điều kiện cầy kéo.

Chăn nuôi trâu bò thịt là hướng phát triển cơ bản ở nước ta. Chăn nuôi

lấy thịt được định hướng phát triển kết hợp nhiều phương thức khác nhau.

Phương thức chính là chăn nuôi tập trung kết hợp chăn thả tự nhiên tại các

vùng trung du miền núi, những vùng có nhiều diện tích đồng cỏ. Đồng thời

chú ý phương thức chăn nuôi bò thịt theo phươn thức chăn nuôi công nghiệp

với các nguồn thức ăn chế biến sẵn, kết hợp qui hoạch vùng trồng cây thức ăn

gia súcđảm bảo nguồn cung cấp thứcăn xanh ổnđịnh. Phương thức này

được phát triển ở một số khu vực gần các trung tâm đô thị, thành phố lớn,

đồng thời gần nguồn sản xuất và cung cấp thức ăn. Phương thức chăn nuôi

phân tán theo mô hình các hộ gia đình ở các vùng đồng bằng các vùng bãi

sông, các vùng có nguồn thức ăn xanh và phụ phẩm trồng trọt sẵn có cũng là

một phương thức chăn nuôi lấy thịt cần được chú trọng phát triển. ở một số

vùng phương thức chăn nuôi này có thể kết hợp với chăn nuôi trâu bò lấy sữa

là một hướng phát triển chăn nuôi quan trọng cần được đầu tư phát triển. Đàn

bò sữa chủ yếu ở các vùng trung du có điều kiện sản xuất và cung cấp thức ăn

thuận lợi, có điều kiện chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm sữa kịp thời.

Đàn bò sữa chủ yếu ở các vùng trung du có điều kiện sản xuất và cung cấp

thức ăn thuận lợi, có điều kiện chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm sữa

381

kịp thời. Đàn bò sữa cũng có thể phát triển ở một số vùng đồng bằng gần các

trung tâm đô thị và thành phố lớn để cung cấp sữa tươi phục vụ tiêu dùng trực

tiếp. Nhìn chung sản phẩm của ngành chăn nuôi lấy sữa luôn luôn đòi hỏi

phải được chế biến, bảo quản kịp thời với các điều kiện kỹ thuật và trang thiết

bị phù hợp. Do vậy, chăn nuôi bò sữa thường phải được phát triển thành vùng

tập trung, gần thị trường tiêu thụ trực tiếp cần các cơ sở bảo quản chế biến

công nghiệp cũng như điều kiện giao thông thuận lợi. Mặc dù hiện tại chăn

nuôi bò sữa ở nước ta phát triển còn nhỏ bé song đây là một hướng phát triển

chăn nuôi có thị trường tiêu thụ rộng lớn, ổn định và ngày càng mở rộng đồng

thời cũng có những tiềm năng hứa hẹn tương lai phát triển.

1.3- Những biện pháp chủ yếuđểđẩy mạnh chăn nuôi trâu bòở

nước ta.

a- Vấn đề thức ăn chăn nuôi.

Cần phải thay đổi quan niệm về nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi

trâu bò, nhất là bò sữa và bò thịt. Trước đây, phương thức chăn nuôi trau bò

cày kéo chủ yếu sử dụng thức ăn tận dụng phụ phẩm của trồng trọt. Phương

thức cung cấp thức ăn này không tính đến hiệu suất tăng trọng mà chủ yếu

nhằm mục tiêu duy trì. Chuyển sang phương thức chăn nuôi lấy thịt và sữa

phải tính đến hiệu suất mang lại của thức ăn so với năng suất sản phẩm tức là

rút ngắn thời gian duy trì, tăng thời gian cho sản phẩm một cách tập trung. Do

vậy nguồn thức ăn cần phải đầy đủ về số lượng, thời gian, đảm bảo cân đối về

thành phần dinh dưỡng, đảm bảo về chất lượng những yêu cầu này, nguồn

thức ăn tự nhiên không thể đáp ứng được mà phải có nguồn thức ăn sản xuất

theo mục đích định trước. Do vậy, việc qui hoạch vùng sản xuất thức ăn đầu

tư trồng, chế biến thức ăn cho chăn nuôi bò thịt và sữa là một giải pháp mang

ý nghĩa tiên quyết đối với phát triển chăn nuôi trâu bò ở nước ta.

b- Cải tạo giống phù hợp với mục đích chăn nuôi.

Trước đây, chăn nuôi trâu bò ở nước ta thực hiện theo phương thức tận

dụng các nguồn thức ăn sẵn có của tự nhiên và các phụ phẩm của trồng trọt

382

nên giống trâu bò cũng chủ yếu là giống địa phương không đòi hỏi cao về

nguồn thức ăn, có thể để thích nghi với điều kiện thức ăn sẵn có, song năng

suất sản phẩm rất thấp, không ổn định. Chuyển sang phương thức chăn nuôi

mới là chăn nuôi lấy thịt và sữa, hiệu quả chăn nuôi phụ thuộc rất lớn vào khả

năng cho năng suất sản phẩm của vật nuôi. Do vậy việc cải tạo, thayđổi

giống đàn bò theo hướng tăng mức tiêu thụ thức ăn với yêu cầu cân đối về

thành phần chất và chất lượng đảm bảo thì mới có thể cho được năng suất sản

phẩm thịt, sữa cao có chất lượng. Như vậy, bên cạnh các hoạt động chăn nuôi

thương phẩm thì việc phát triểnđàn bò sinh sản và bòđực giống có chất

lượng cao là khâu mang tính quyết định đối với việc cung cấp con giống tốt

cho các hoạt động chăn nuôi thương phẩm. Trên cơ sở kết quả chương trình

Zêbu hoá trâu bò nước ta, phát triển nhanh đàn bò giống để thay thế đàn bò

giống địa phương nhằm tăng nhanh thể lực đàn bò thịt ở các vùng chăn nuôi

tập trung. Cùng với việc đàn bò sữa nhập nội từng bước thuần hoá, đẩy mạnh

việc lai tạođàn bò sữa ngoại nhập với giống bò tốt trong nướcđể nhanh

chóng cung cấp giống tót nhằm phát triển ngành chăn nuôi bò lấy sữa ở nước

ta.

c- Thực hiện một số chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trâu

bò thịt và bò sữa theo phương thức tập trung.

- Chính sách đầu tư cho vay vốn để tạo lập đàn vật nuôi ban đầu gồm

tiền mua con giống xây dựng chuồng trại, xây dựng cơ sở sản xuất chế biến

thức ăn.

- Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các hoạt động sản xuất thức

ăn gia súc như miễn thuế nông nghiệpđối với đất qui hoạch phát triển cây

thức ăn gia súc, miễn giảm thuế đối với các hoạt động chế biến, bảo quản

thức ăn chăn nuôi.

- Thực hiện chính sách khuyến khíchđầu tư phát triển các cơ sở chế

biến thịt sữa tại các vùng chăn nuôi tập trung. Khuyến khích các cơ sở chế

biến thu mua sử dụng nguyên liệu từ sản phẩm chăn nuôi trong nước.

383

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ

thuật trong các tầng lớp nhân dân về phát triển chăn nuôi trâu bò thịt sữa, sữa

thay thế phương thức và kỹ thuật chăn nuôi cổ truyền.

2- Chăn nuôi lợn - ngành chăn nuôi lấy thịt chủ yếu ở nước ta.

Chăn nuôi lợn là ngành cung cấp thịt chủ yếu không chỉ ở nước ta mà

cả ở nhiều nước trên thế giới. Một đặcđiểm quan trọng mang tínhưu việc

của chăn nuôi lợn là thời gian chăn thả ngắn, sức tăng trưởng nhanh và chu

kỳ tái sản xuất ngắn. Tính bình quân một lợn nái trong một năm có thểđẻ

trung bình 2,5-3 lứa, mỗi lứa 8-12 con và có thể tạo ra một khối lượng thịt

hơi tăng trọng từ 800-1000 kg đối với giống lợn nội và tới 2000 kg đối với

lợn lai ngoại. Mức sản xuất và tăng trưởng cao 5-7 lần so với chăn nuôi bò

trong cùngđiều kiện nuôi dưỡng. Hơn nữa tỷ trọng thịt sau giết mổ so với

trọng lượng thịt hơi tương đối cao, có thể đạt tới 70-72%, trong lúc đó thịt bò

chỉ đạt từ 40-45%.

Bên cạnhđó, lợn là loại vật nuôi tiêu tốn ít thứcăn so với tỷ lệ thể

trọng và thức ăn có thể tận dụng từ nhiều nguồn phế phụ hẩm trồng trọt công

nghiệp thực phẩm và phụ phẩm trồng trọt công nghiệp thực phẩm và phụ

phẩm sinh hoạt. Chính vì vậy trong điều kiện nguồn thức ăn có ít, không ổn

định vẫn có thể phát triển chăn nuôi lợn phân tán theo qui mô như từng hộ gia

đình.

Đầu tư cơ bản ban đầu cho chăn nuôi lợn ít, chi phí nuôi dưỡng trải đều

suốt quá trình sản xuất, chu kỳ sản xuất ngắn nên chăn nuôi lợn có thể đầu tư

phát triển ở mọi điều kiện gia đình nông dân.

Chăn nuôi lợn không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho

tiêu dùng trong nước, mà sản phẩm thịt lợn còn là nguồn thực phẩm xuất

khẩu có giá trị. Nhờ đặc tính sinh sản nhiều nên mỗi lứa và nhiều lứa trong

một năm, nên hiện nay chăn nuôi lợn nái sinh sản để xuất khẩu lợn sữa đang

là mặt hàng xuất khẩu có giá trị được thị trường các nước trong khu vực ưa

chuộng. Đối với nhiều vùng nông thôn, và nhất là trong xu thế phát triển ền

384

nông nghiệp hữu cơ sinh thái, chăn nuôi lợn còn góp phần tạo ra nguồn phân

bón hữu cơ quan trọng cho phát triển ngành trồng trọt, góp phần cải tạo đất,

cải tạo môi trường sinh sống của các vi sinh vật đất.

Với ý nghĩa kinh tế trên, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta đã sớm phát

triển ở khắp mọi vùng nông thôn với phương thức chăn nuôi gia đình là chủ

yếu. Những năm trướcđây, khi chăn nuôi lợn còn mang tính chất tận dụng

các phế phụ phẩm của ngành trồng trọt, tận dụng các phụ phẩm trong sinh

hoạt của các giađình, nguồn thức ăn chăn nuôi không ổnđịnh và chưađộc

lập thì giống lợn nuôi chủ yếu là lợn nội dễ thích nghi vớiđiều kiện nuôi

dưỡng, không đòi hỏi đầu tư nhiều. Khi chăn nuôi lợn chuyển sang phương

thức chăn nuôi tập trung và chăn nuôi theo phương thức thâm canh đầu tư lớn

đểđẩy nhanh hiệu suất tăng trọng thì giống lợn nuôiđược thay dần bằng

giống các loại lợn lai kinh tế, lai ngoại với đặc tính sinh trưởng nhanh, tiêu

tốn thức ăn cao và chất lượng thức ăn phải ổnđịnh và sử dụng thức ăn tổng

hợp chế biến sẵn.

2.2- Phương hướng phát triển chăn nuôi lợn ở nước ta.

Nước ta có nhiều tiềm năng thích hợp vớiđặc tính chăn nuôi lợn.

Trước hết, sản xuất nông nghiệp ở nhiều vùng nông thôn thường mang tính

chất đan xen nhiều loại cây trồng hoa màu lương thực là nguồn cung cấp thức

ăn sẵn có tại chỗ cho chăn nuôi lợn. Thêm vào đó điều kiện khí hậu ở hầu hết

các vùng lãnh thổ nông nghiệp nước ta cũng rất phù hợp với đòi hỏi sinh học

phát triển của lợn. Do vậy đàn lợn có thể phát triểnở rộng khắp vùng nông

thôn nước ta.

Thứ đến đàn lợn ó thể phát triển rộng rãi ở các vùng đồng bằng châu

thổ với cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt đa dạng vừa là nơi có thể cung cấp

thức ăn tinh cho chăn nuôi từ sản phẩm các loại cây lấy hạt, củ quả sản xuất

tại chỗ, đồng thời là nơi sản xuất và cung cấp thường xuyên các loại rau xanh

cho chăn nuôi. Đàn lợn cũng cầnđược phát triển tập trung quanh các khu

công nghiệp các trung tâm đô thị và thành phố lớn để có sản phẩm thịt cungc

385

cấp kịp thời có chất lượng cho tiêu dùng tại chỗ. Việc chăn nuôi lợn tập trung

phải thực hiện phương thức chăn nuôi công nghiệp là chủ yếu với các nguồn

thức ăn tổng hợp chế biến sẵn.

Bên cạnh chăn nuôi lợn tập trung cho các trung tâm đô thị và thành

phố lớn, chăn nuôi lợn tập trung còn có thể phát triểnở một số vùng đồng

bằng có điều kiện thuận lợi nhằm đáp ứngđủ nhu cầu thực phẩm cho nhân

dân, nguyên liệu cho công nghiệp chế biếnvà sản phẩm xuất khẩu ngày càng

nhiều.

2.3- Biện pháp đẩy mạnh chăn nuôi lợn ở nước ta.

a- Thay đổi cơ cấu giống.

Trong lịch sử chăn nuôi lợn ở nước ta chủ yếu để tận dụng nguồn thức

ăn dư thừa sẵn có đồng thời là nguồn cung cấp phân bón hữu cơ cho trồng

trọt. Do vậy các giống lợnđịa phương như lợnỉ, mông cái hoặc laiđại là

giống lợn rất thích nghi với phương thức chăn nuôi này.

Phương thức chăn nuôi lợn hiện nay thực hiện phương thức thâm canh

với mứcđầu tư thức ăn nhiềuđòi hỏi giống lợn phải có khả năng tiếp nhận

thức ăn cao, mức tăng trọng nhanh và trọng lượng xuất chuồng cao. Nhu cầu

tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu đều đòi hỏi sản phẩm thịt có tỷ lệ

nạc cao. Do vậy việc lai tạo giống lợn cũng phải chú trọng phát triển đàn lợn

hướng nạc, nhất là các vùng chăn nuôi tập trung phục vụ cho các nhà máy

chế biến và cung cấp thành phẩm cho các Thành phố. Việc phát triển sản

phẩm lợn sữa xuất khẩu đang đặt ra một hướng phát triển mới cho chăn nuôi

lợn nái sinh sản để phát triển đàn lợn con. Việc phát triển đàn lợn nái sinh sản

vừa phải đáp ứng yêu cầu về khả năng sinh sản cao với số con trên mỗi lừa

nhiều và đẻ nhiều lứa trong năm, đồng thời lợn mẹ phải có khả năng thích

nghi tốt với các điều kiện thay đổi khí hậu và tránh được bệnh tật.

Để đảm bảo có được giống lợn có chất lượng tốt đáp ứng được các yêu

cầu đặt ra trên đây, công tác nghiên cứu, lai tạo, sản xuất con giống cấp I cần

được đặc biệt chú ý đầu tư. Việc phát triển các cơ sở sản xuất con giống gốc

386

và lai F1 và lai tạo các giống mới chủ yếu phải được thực hiện tại các cơ sở

trạm trại của Nhà nướcđược trang bị máy móc kỹ thuật hiệnđại và đầu tư

kinh phí thoảđáng. Việc kinh doanh con giống chỉ có thể thực hiệnở các

vùng lai F2để đưa vào sản xuất thương phẩm.

b- Đảm bảo cơ sở thức ăn chăn nuôi.

Cần xoá bỏ thói quen của người sản xuất từ xa xưa coi chăn nuôi lợn là

hoạt động tận dụng thức ăn dư thừa sẵn có. Muốn nâng cao trọng lượng xuất

chuồng, nâng cao mức tăng trọng hàng tháng thì phải sử dụng các giống lợn

lai ngoại các giống lợn này đều đòi hỏi mức đầu tư thức ăn cao, thức ăn được

chế biến với cơ cấu thành phần chất dinh dưỡng cân đối giữa chất bột, chất

đạm và các yếu tố vi lượng bổ sung. Muốn vậy, ngành sản xuất thức ăn chăn

nuôi phải được phát triển thành ngành sản xuất độc lập, nguồn thứ ăn tổng

hợp qua chế biến công nghiệp phải sẵn có. Bên cạnh nguồn cung cấp thức ăn

tổng hợp, thức ăn công nghiệp thì việc qui hoạch vùng sản xuất thức ăn xanh

có chất lượng phù hợp cũng cần phải được chú ý phát triển.

c- Tăng cường công tác thú y, phòng trừ dịch bệnh.

Điều kiện khí hậu nhiệt đới của nước ta vừa tạo điều kiện thuận lợi cho

đàn lợn phát triển tăng trọng nhanh song cũng gây ra nhiều loại dịch bệnh cho

đàn lợn, nhất là vào các thời kỳ thay đổi mùa khí hậu. Do vậy công tác thú ý,

phòng trừ dịch bệnh phải được chú ý thực hiện thường xuyên định kỳ công

tác phòng dịch để tập trung điều trị dập tắt mầm bệnh xúc tiến các hoạt động

bảo hiểm chăn nuôi lợn để hạn chế các thiệt hại rủi ro cho người sản xuất.

3- Chăn nuôi gia cầm, ngành chăn nuôi lấy trứng thịt và thịt quan

trọng ở nước ta.

3.1- ý nghĩa kinh tế, đặc điểm và khả năng phát triển chăn nuôi gia

cầm.

Chăn nuôi gia cầm cung cấp cho con người nhiều loại sản phẩm quí có

giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Trước hết, trứng và thịt gia cầm

thường chứa nhiều chất dinh dưỡng như prôtít,đạm, chất khoáng, chất vi

lượng và nhiều loại chất dinh dưỡng quí mà nhiều loại thịt khác không có

được. Các loại lông vũ gia cầm còn là sản phẩm nguyên liệu quí giá cho công

nghiệp may mặc và thời trang.

Chăn nuôi gia cầm có nhữngđặcđiểm mang tính lợi thế rất cao dễ

thích nghi với mọi điều kiện của sản xuất. Gia cầm là loại vật nuôi sớm cho

sản phẩm với khả năng sản xuất rất lớn. Một gà đẻ trong một năm có thể cho

150-180 trứng, nếuđem ấp nở và tiếp tục nuôi thành gà thịt có thể tạo ra

khoảng 100 kg thịt hơi trong khu nuôi một bò mẹ 220 kg sau một năm cũng

chỉ có thể tạo ra một bê con với trọng lượng khoảng 100 kg. Chăn nuôi gia

cầm yêu cầu đầu tư ban đầu không lớn, song tốc độ quay vòng nhanh, chu kỳ

sản xuất ngắn. Gia cầm là loại vật nuôi hoàn toàn có thể tự kiếm sống bằng

các nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên do vậy đầu tư cho chăn nuôi gia cầm

chỉ theo phương thức tự nhiên cần đầu tư giống ban đầu mà không cần chi

phí thường xuyên trong quá trình sản xuất. Thời gian sản xuất trong chăn

nuôi gia cầm là ngắn nhất, hiện nay chỉ sau 60 ngày chăm sóc sản phẩm đã

cho thu hoạch. Chính nhờ nhữngưu thế trên, nên chăn nuôi gia cầm phát

triển rất sớm và rộng rãi, phổ biến đối với mọi gia đình ở nông thôn. Trước

đây, chăn nuôi gia cầm chủ yếu thực hiện theo phương thức chăn thả tự nhiên

để gia cầm tự kiếm các nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên. Phương thức này

có ưu điểm về chất lượng sản phẩm cao, song thời gian sản xuất kéo dài tốc

độ tăng trưởng chậm. Ngày nay, việcđưa phương thức chăn nuôi công

nghiệp và công nghiệp gia cầm đã tạo ra sự thay đổi vượt bật về khả năng sản

xuất cả về tốc độ tăng trọng nhanh và rút ngắn thời gian sản xuất. Tuy nhiên,

chất lượng sản phẩm có sự khác biệt so với chăn thả tự nhiên.

3.2- Phương hướng phát triển chăn nuôi gia cầm ở nước ta.

Nước ta nhất là các vùng đồng bằng châu thổ có nhiều diện tích mặt

nước, sông hồ là nguồn cung cấp thức ăn sẵn có và có giá trị cho phát triển

chăn nuôi vịt và ngan theo phương thức kết hợp với chăn thả tự nhiên tại các

vùng các giống li có sức tăng trưởng nhanh thời gian sản xuất ngắn, trọng

lượng cao. Thời gian phát triển chăn thả cũng phải tính toán lựa chọn và thời

kỳ có sẵn nguồn thứcăn,điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi phù hợp với

phương thức sản xuất chăn thả như vào vụ thu hoach lúa đông xuân và chuẩn

bi sản xuất vụ hè thu.

Đối với đàn gia cầm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi các giống gà mới

có năng suất cao, tốc độ tăng trọng nhanh thời gian sản xuất ngắn. Một mặt

tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo phương thức công nghiệp tập

trung tại các vùng ven trung tâm đô thị thành phố, và các khu đông dân mở

rộng hình thức chăn nuôi công nghiệp thả vườn để cung cấp sản phẩm tiêu

dùng tại chỗ. Mặt khác, cần đẩy mạnh hình thức chăn nuôi thâm canh kết hợp

chăn thả tự nhiên trên cơ sở phát triển các giống gà vừa thích ứng với phương

thức chăn nuôi thâm canh theo phương thức công nghiệp, vừa thích ứng với

điều kiện chăn thả để nâng cao chất lượng sản phẩm mang tính tự nhiên.

Phương thức này chú trọng phát triển chủ yếu ở các vùng trung du, đồi núi,

các vùng đồng bằng có điều kiện địa bàn chăn thả.

3.3- Những biện pháp chủ yếu đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm ở nước

ta.

a- Giải quyết vấn đề giống gia cầm.

Một mặt cần tăng cường các hoạt động nghiên cứu, lai tạo các giống

lúa gia cầm nhập ngoại có năng suất, chất lượng cao và thời gia sản xuất

ngắn. Công việc này phải được thực hiện tại các trung tâm nghiên cứu và

nhân giống tập trung của Nhà nước. Mở rộng hệ thống các trạm trại nhân

giống và cung cấp giống gia cầm thương phẩm tại các vùng dân cư để cung

cấp giống gia cầm cho tất cả các hoạt động chăn nuôi trong vùng, tiến tới

thay thế hoàn toàn phương thức nhân giống theo phương thức tự nhiên.

b- Giải quyết vững chắc vấn đề thức ăn.

Dù thực hiện phương thức chăn nuôi nhốt tại chỗ theo phương thức

công nghiệp hay nuôi chăn thả kết hợp thì nguồn thức ăn tổng hợp chế biến

sẵn với đầy đủ các yếu tố thành phần dinh dưỡng vẫn là nguồn cung cấp thức

ăn chủ yếu cho chăn nuôi gia cầm. Do vậy một mặt cần đẩy mạnh phát triển

hệ thống công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, mặt khác cần đẩy mạnh các

hoạt động trồng trọt lấy nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thức ăn.

c- Đầu tư xây dựng, trang bị các phương tiện vật chất như chuồng trại

phù hợp với phương thức chăn nuôi công nghiệp.

Khu vực chuồng trại chăn nuôi cần được qui hoạch phát triển độc lập

để hạn chế điều kiện truyền dịch đồng thời thuận tiện cho việc giữ gìn vệ sinh

môi trường.

d- Tăng cường công tác thú y phòng trừ dịch bệnh và đẩy mạnh các

hoạt động khuyến nông để chuyển giao kiến thức kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật

phòng trừ dịch bệnh đến từng người chăn nuôi.

Tóm tắt chương

1- Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp,

chăn nuôi cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng

cao. Một xu hướng tiêu dùng có tính qui luật là khi xã hội càng phát triển thì

nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng lên cả về số

lượng và chủng loại. Chăn nuôi còn là ngành cung cấp nhiều sản phẩm làm

nguyên liệu quí cho công nghiệp chế biến. Phát triển chăn nuôi còn có mối

quan hệ khăng khít thúc đẩy phát triển ngành trồng trọt, tạo nên một nền nông

nghiệp cân đối bền vững.

2- Chăn nuôi là ngành sản xuất có đối tượng tác động là cơ thể sống,

đòi hỏi phải có đầu tư duy trì thường xuyên. Chăn nuôi có thể phát triển do

động phân tán theo phương thức tự nhiên, song cũng có thể phát triển tập

trung tĩnh tại theo phương thức công nghiệp. sản phẩm của ngành chăn nuôi

rất đa dạng. Có sản phẩm chính và sản phẩm phụ, có giá trị kinh tế cao.

3- Thức ăn là nguồn nguyên liệu cơ bản thường xuyên quyết định tính

chất ngành chăn nuôi thứcăn chăn nuôi, có thể hình thành từ nhiều nguồn

khác nhau: thức ăn tự nhiên, thức ăn từ sản phẩm ngành trồng trọt và thức ăn

chế biến tương hợp theo phương thức công nghiệp.

4-ở nước ta, ngành chăn nuôiđang phát triển mạnh trở thành một

ngành sản xuất chính. Ngành chăn nuôi đang chuyển mạnh từ phát triển chăn

nuôi tự nhiên với mục đích lấy sức kéo chuyển sang hướng chăn nuôi công

nghiệp thâm cạnh với mục tiêu lấy thịt - trứng - sữa.

5- Chăn nuôi trâu bò là ngành chăn nuôi có nhiều tiềm năng thế mạnh

để phát triển cả chăn nuôi theo phương thức chăn thả tự nhiên, lấy thịt cũng

như chăn nuôi công nghiệp tập trungđể lấy thịt và sữa. Chăn nuôi lợn là

ngành chăn nuôi mang lại nhiều lợi ích, có truyền thống phát triển từ lâu và

có nhiều tiềm năng phát triển mạnh ở hầu hết các vùng nông thôn nước ta

trên cơ sở sử dụng tổng hợp các nguồn thức ăn từ sản phẩm trồng trọt sẵn có

và kết hợp thức ăn chế biến công nghiệp đồng thời với việc cải tạo giống nuôi

theo hướng tăng trọng cao và chăn nuôi hướng nạc, chăn nuôi gia cầm là

ngành chăn nuôi đòi hỏi suất đầu tư thấp, thời gian đầu tư ngắn và suất tưng

trọng cao. Chăn nuôi gia cầm có thể phát triển theo hướng chăn thả tự nhiên

để thu hút được sản phẩm có chất lượng cao, đầu tư thấp nhưng thu được hiệu

quả kinh tế cao, chăn nuôi gia cầm cũng có thể được phát triển theo phương

thức công nghiệp trên cơ sở nguồn thức ăn tổng hợp chế biến theo phương

thức công nghiệp.

Câu hỏi ôn tập

1- Phân tích ý nghĩa, đặc điểm của sản xuất ngành công nghiệp?

2- Phương hướng phát triển đảm bảo nguồn thức ăn chăn nuôi.

3- Phân tích phương hướng, biện pháp đẩy mạnh phát triển ngành chăn

nuôi ở nước ta.

4- Phân tích phương hướng, biện pháp phát triển chăn nuôi trâu, bò ở

nước ta.

5- Phân tích phương hướng, biện pháp đẩy mạnh phát triển chăn nuôi

lợn ở nước ta.

6- Phương hướng, biện pháp phát triển chăn nuôi gia cầm ở nước ta.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: