Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

đọc nhanh

ĐỌC SIÊU TỐC

                                                                                                                                                                                  [email protected]

Mục lục :

Chương 1 :  Giới thiệu

              2 :  Chuẩn bị

              3 :Thư giãn

              4 : Tập trung

              5 : Động lực

              6 : Đường chuyển động của mắt

              7 : Thị trường đọc

              8 : Não phải

              9 : Từ khóa tư duy

             10 : Bản đồ tư duy

             11 : Trí nhớ

             12 : Học tập vui

             13 : Ứng dụng đọc nhanh

             14 : Học Tiếng Anh

             15 : Câu lạc bộ đọc nhanh

             Phụ lục

Chương 1 :  Giới thiệu

Giới thiệu phương pháp ĐỌC NHANH

1. Định nghĩa :

Đọc nhanh là quá trình tập luyện việc đọc bằng mắt nhằm tăng tốc độ hấp thu, xử lí và nhớ thông tin của bộ não.

Nhằm trong 1 thời gian ngắn thu nhận được khối lượng thông tin lớn nhất.

------------------------------------------------------------------------------

Chương 2 :  Chuẩn bị

2. Chuẩn bị trước khi đọc sách

Tạo sự thoải mái cho cơ thể trước khi đọc :

- Vận động nhẹ

- Uống nước

...

Tạo sự  thỏai mái trong tâm lí, không gấp gáp.

Tạo môi trường đọc thoải mái :

- Bật nhạc : Thể loại nhẹ nhàng, chậm rãi.

Nhạc cổ điển, nhạc baroque,hòa tấu hoặc 1 thể loại nhạc mà bạn ưa thích.

- Bật đèn đủ sáng, không chói quá

Bàn đặt cao hơn ghế 20cm.

Ngồi thẳng lưng, 2 bàn chân đặt nhẹ xuống sàn.

Đặt cố định sách trước mắt - khoảng 40-50cm.

Sách vuông góc với tia nhìn

 -----------------------------------------------------------------------------

3. 7 bước cơ bản khi đọc 1 cuốn sách :

1> Chuẩn bị :

Xác định mục đích đọc

Xây dựng động cơ

Xác định thời gian, khối lượng đọc

Thả lỏng cơ thể

2> Xem trước : ( Những nét chính của cuốn sách )

Tên sách : Đề cập tới gì ?

Mục lục ( Có mấy chương ? Cơ bản nói về gì ? )

Lời nói đầu

Tổng kết

Các tiêu đề

Tóm tắt

Phần gây sự chú ý ( Sơ đồ, biểu đồ, in đậm, hình ảnh ... )

Dùng từ khóa tư duy

Sau đó trả lời :

- Bạn cần gì ở quyển sách này ?!

- Tự hỏi xem mình đã biết gì với nội dung này

- Dự đoán, phán đoán nội dung của cuốn sách. ( Dựa vào các tiêu đề, từ khóa... )

3> Đọc siêu tốc :

Lướt mắt với tốc độ rất nhanh .

Lật liên tục, đều đặn từ trang này sang trang khác

4> Ấp ủ :

Thăm dò :   Tự đặt ra các câu hỏi

Cảm nhận những gì mình thu được sau khi đọc

Xây dựng sơ đồ khái quát những thứ thu được khi đọc siêu tốc trong tâm trí

Dùng từ khóa tư duy

Gợi sự tò mò

Trả lời cho các câu hỏi đã nêu

5> Xem sau :

Tìm kiếm : Trả lời câu hỏi

 Bổ sung sơ đồ kiến thức đã tạo ở bước ấp ủ

6> Ôn lại :

Hồi tưởng trong trí nhớ

Kể lại, viết lại

 7> Hệ thống hóa :

Ghi chép, hệ thống hóa kiến thức

Lập sơ đồ tư duy

------------------------------------------------------------------------------

4. Phương pháp "Bóc vỏ cây"

Đọc từ tổng thể tới chi tiết

Như khi bạn bóc vỏ cây chuối, sẽ bóc dần dần , từng lớp 1

Từ ngoài vào trong

Chọn phần mình thích nhất, dễ hiểu nhất đọc trước

Sau đó mới đọc những phần khác

Đọc từ những ý chính, cơ bản nhất rồi mới đi vào chi tiết

Đọc sách như 1 hành trình du lịch

Không cần đọc hết tất cả trong 1 lần

------------------------------------------------------------------------------

5. Gợi sự tò mò với nội dung quyển sách

Đọc không phải là 1 sự thêm vào, mà là sự thỏa mãn

Như lắp các mảnh ghép vào ô còn thiếu trong trò chơi xếp hình

Học là sự cảm nhận từng thông tin mới được cảm nhận và ngấm trực tiếp vào người đọc

- Cuốn sách này nói về gì ?

- Tại sao mình đọc quyển sách này ?

- Nó mang lại lợi ích gì cho mình ?

- Mình cần tìm gì trong tài liệu này ?

- Mình đọc nó để làm gì ?

- Mình sẽ thêm được gì sau khi đọc quyển sách này ?

..........

Việc tích lũy tạo nên sự  rối loạn

Còn sự tò mò khơi gợi động cơ đọc

------------------------------------------------------------------------------

6. Xác định khối lượng, thời gian đọc

Sau khi đọc lướt tổng quan :

- Xác định xem mình sẽ đọc mấy chương ?

- Những chương nào ?

- Đọc những chương đó để làm gì ?

- Tác dụng ra sao ?

Mình sẽ thật tập trung và chăm chú khi đọc tài liệu này

Khi tài liệu quá dầy bạn có thể chia ra, đọc từng ít 1

Tránh tình trạng đọc quá nhiều trong 1 lần

==> quá tải, không hấp thụ được thông tin

Nên dừng 1 chút sau khi tiếp nhận được thông tin mới, dành thời gian cho việc cảm nhận thông tin đó

Sau khi xác định khối lượng và thời gian đọc, bỏ qua hoàn toàn mọi nỗ lực, cố gắng

Thả lỏng

Đọc như thể trẻ con đang chơi đùa, không còn bị bận tâm về kết quả, tốc độ đọc nữa

-------------------------------------------------------------------------------

Chương 3 :Thư giãn

7. Sóng não

Các nhà khoa học sau một thời gian tìm tòi đã tìm thấy nhiều loại sóng não bộ của con người

1. Sóng Beta (ß – wave) :

Là một loại mẫu sóng não bộ dao động rất nhanh và không đều, hơn 13 chu kỳ/giây.

 Đa số chúng ta đều có loại sóng não này.

Nó thể hiện trạng thái phân tán, không ngừng dao động của tâm trí con người bình thường đầu lo âu, giận dữ, sợ hãi và thất bại.

 2. Sóng alpha (α - wave):

Là một loại mẫu sóng chậm hơn nhiều và đều đặn, khoảng 8 chu kỳ/giây.

Các nhà khoa học đã tìm thấy trong trạng thái làn sóng alpha tâm trí con người lắng dịu hơn, quân bình hơn, thư giãn hơn,

cùng lúc đó con người rất xông xáo vá sáng suốt trong "một trạng thái ý thức thanh tịnh rất dễ chịu".

Người có được loại sóng này cảm thấy khá hơn, có thể hoàn thành công việc và giải quyết các vấn đề tốt hơn.

Những người khác cũng yêu mến họ hơn.

3. Sóng Theta (γ - wave):

Cuộc thí nghiệm tiếp tục trong nhiều năm, các nhà khoa học tìm thấy rằng với Thiền thường xuyên,

 các sóng alpha chậm lại thành sóng theta (4-8 chu kỳ/giây).

Loại sóng não bộ này làm cho sự thanh tĩnh và trạng thái an lạc, đầy tình thương bên trong được sâu hơn.

------------------------------------------------------------------------------

8. Rung chân

0>Mở đầu :

Rung chân là 1 “bài tập kì diệu” giúp giảm mỏi mệt ngay lập tức.

Chỉ cần 10-15 phút “rung chân vô thức” có thể làm giảm sự căng thẳng và mỏi mệt,

hết đau lưng, thư giãn, giải tỏa stress, phục hồi năng lượng, giảm suy nghĩ, tăng vô thức.

1>Thực hành :

Giai đoạn đầu :

Rung chân có ý thức thường kéo dài từ 10-15 phút. Có khi lâu hơn.

Sau 1 thời gian tập luyện thành thục, thời gian thực hiện giai đoạn này sẽ giảm xuống.

Bạn sẽ nhanh chóng được 2 chân đều đặn và tự động.

Ngồi gần mép ghế,

ghế cao hơn khoảng cách từ đầu gối tới bàn chân 1 chút.

Lưng thẳng, hơi ưỡn ngực về trước

Trọng lượng dồn lên ghế

Hơi tì các ngón chân xuống đất

2 tay để sát người

2 chân để thoải mái, thả lỏng, không gồng cứng.

Đầu gối nghiêng góc khoảng 75 độ.

Nhấc 2 gót chân lên khỏi sàn , chỉ tì bằng các ngón chân.

Rung lên xuống ( có ý thức ) 2 đầu gối với 1 nhịp độ hơi nhanh.

Hít thở đều.chú ý vào hơi thở

Vẫn rung 2 chân nhưng tâm trí không chú ý vào động tác đó.

Lặp lại động tác rung khi chân ngừng lại, đến khi chân rung tự động

Khi 2 chân đã rung 1 cách vô thức, bạn chú ý tới từng vùng trên cơ thể.

Cảm nhận những rung động của 2 chân đang truyền lên và giải tỏa hết mệt mỏi của vùng đó.

Nhấc 2 chân lên. Thả lỏng nếu thấy các ngón chân bị tê

Và thực hiện lại bài tập

2> Mục tiêu :

 2 chân rung đều nhau và tự động

Chân rung tự động và liên tục ( không bị ngừng ) , không cần điểu khiển ( vô thức )

Bạn có thể vừa làm việc vừa rung chân.

Sau khi rung chân sẽ cảm thấy cả cơ thể hoàn toàn thoải mái

3> Khác :

 Không làm sau khi ăn no.

4> Khó khăn gặp phải khi tập :

2 chân rung không đều nhau

Sốt ruột

2 chân không rung tự động được

Bạn chỉ cần để :

Để tâm trí thư thái

Lắng nghe, kiên nhẫn.

Không trông đợi kết quả

------------------------------------------------------------------------------

9. Thở bụng :

Nằm ngửa, duỗi chân , tay thoải mái trên sàn nhà

Xê dịch tay, chân, đầu , ngực, mông... 1 chút, để cảm nhận vị trí khiến cơ thể thoải mái nhất

Đặt 1 quyển sách nhỏ lên trên bụng

Hít vào. Không khí đi vào .Bụng phình lên. Đẩy quyển sách lên. Da bụng hơi căng lên 1 chút

Thở ra. Không khí đi ra. Bụng xẹp lại. Quyển sách hạ xuống.Hơi thở đi hết ra ngoài.

Thả lỏng 1-2s và để không khí tự động ùa vào làm bụng phình lên....

Lặp đi lặp lại nhiều lần với hơi thở sâu, nhẹ nhàng, chậm rãi, đều đặn.

Không gồng cứng cơ thể

Để hơi thở trở nên thật thoải mái & tự nhiên

Sau 1 thời gian tập, phản xạ thở bằng bụng sẽ thay thế dần cách thở ngực

Thở bụng giúp hơi thở trở nên sâu, thư thái hơn

------------------------------------------------------------------------------

10. Bài tập - Nụ Cười nội Tâm

Bắt đầu với đôi mắt

Nhắm mắt lại và mỉm cười qua đôi mắt nhắm của bạn ,thư giãn và cảm nhận rằng đôi mắt của bạn đang toả ra một nụ cười rạng rỡ và thắm thiết .

Với đôi mắt thư giãn ,bạn có thể mang lại cho toàn bộ hệ thần kinh sự an ổn và tĩnh tại .

Một khi bạn cảm thấy trong đôi mắt mình đã rạng rỡ nụ cười ,

thì hãy dồn cái sinh lực này vào phủ tạng ,và rót đầy các phủ tạng bằng một tình cảm thân thương .

1.Tuyến trước thân : Mắt ,mặt ,cổ ,hệ tuần hoàn máu ,phổi ,tuỵ , lách ,gan ,thận ,tuyến thượng thận .

2.Tuyến giữa thân : Miệng ,thực quản ,dạ dày ,ruột non ,ruột già ,trực tràng .hãy nuốt nước bọt trong giai đoạn này .

3.Tuyến sau thân : Các đốt sống ( từng đốt một ).

Tuyến trước thân

Để nụ cười đổ xuống từ đôi mắt như một cơn mưa êm đềm ,qua các phủ tạng ,cho đến bộ phận sinh dục .

Sau một thời gian thực hành ,sự chu chuyển này sẽ diễn ra một cách tự động ( là cơ thể đã hình thành và thiết lập một thói quen mới )

và giúp cho các phủ tạng hoạt động một cách tốt đẹp .

 Bạn phải thực hành điều này một cách nhẹ nhàng ,thoải mái ;

Hàm

Để nụ cười lan toả trên khuôn mặt ,rồi sau đó hướng nó vào bên trong các hàm của bạn .

Các hàm là nơi chất chứa nhiều căng thẳng nhất của cơ thể .

Khi sinh lực của nụ cười trong tâm đã được lan toả ,bạn có cảm giác toàn thân thư thái,buông lỏng và những căng thẳng đã rời khỏi bạn .

Hãy đặt lưỡi ở hàm trên ,ngay phía sau các răng cửa .

Khi lưỡi đã ở đúng vị thế ,nó chạm màng hầu đóng ở đáy miệng ,

Một khi khí đã lan toả trong lưỡi ,bạn sẽ thấy có cảm giác nóng rần rần và nếm trải những vị mà với bạn là hoàn toàn mới mẻ .

 Gáy và họng Gáy cũng là một nơi chất chứa những căng thẳng bởi vô số dây thần kinh và mạch máu có liên hệ chủ yếu đến

tâm trạng ,sự tươi vui ,sảng khoái ,đều đi ngang qua đây .

Để bắt đầu ,bạn hãy gồng cứng các cơ gáy ,rồi để chúng mềm mại thư giãn .

Hãy thả lỏng cằm và để cho sức nặng của đầu bạn trĩu xuống trên ngực .

 Hãy thư giãn các cơ gáy trong khi mường tượng rằng đầu bạn có thể thẳng đứng mà không cần sự chống đỡ của chúng .

Hãy lan toả nụ cười vào gáy và họng .

Trong khi thực hiện điều này ,hãy cảm nhận sự căng thẳng đang dần dần được giải toả .

Những phủ tạng chủ yếu

Tim

Hãy cảm nhận sự thư giãn lan toả trên khuôn mặt ,gáy và đang tiến dần về tim của bạn .

Bạn sẽ nhận thấy sự tươi mát êm ả ngự trị trong tim đồng thời với sự thư giãn của toàn thân .

Với phương pháp này ,những người cộc cằn nóng nảy ,vốn thường cảm thấy đau nhức và căng thẳng trong tim hoặc vùng tim ,

sẽ có thể xua đi cảm giác đó .

Vậy ,bạn hãy để cho nụ cười toả rạng ở vùng tim .

Hãy đong đầy tình yêu vào tim và để cho trái tim bạn trở thành vật " yêu quí "..

Phổi

Từ tim hãy lan toả tình yêu thương của bạn sang hai lá phổi .

Hãy cảm nhận sự thư giãn của chúng và hít thở một cách thoải mái .

Khi bạn hít vào rồi thở ra ,hãy cảm nhận sự linh hoạt của phổi .

Khi bạn thư giãn hai lá phổi và để cho sinh lực ùa vào ,hãy cảm nhận về tính ẩm ướt và xốp của phổi .

Bụng

Tiếp đó ,hãy để nụ cười trong trong tâm lan toả sang gan ,phía tay phải ,ngay dưới lồng ngực của bạn .

Nếu bạn có một lá gan "chai lỳ " ,nếu bạn gặp phải khó khăn trong việc tìm cảm giác ,

thì hãy kiên trì tập luyện để giúp cho gan của bạn mềm mại trở lại .

Bằng nụ cười ,bạn hãy mang lại sự sống cho lá gan ; bằng yêu thương bạn hãy phục hồi những chức năng của gan bạn .

Hãy gửi đến hai quả thận của bạn ,ngay dưới lồng ngực ở hai bên cột sống ,các tuyến thượng thận đóng ở trên hai thận .

Hãy mỉm cười với hai quả thận của bạn .

Hãy để nụ cười lan toả trong toàn bộ vùng trung tâm của bụng ,trong lá lách và trong tuỵ của bạn .

Sau đó " dẫn " nụ cười về dưới rốn ,và để nó ngưng đọng ở điểm này của cơ thể .

Nụ cười trong tâm giúp bạn thư giãn và mang lại hạnh phúc cho bạn ,

như thể những chất do các phủ tạng của bạn tiết ra đã trở thành một thứ thuốc tiên .

 Nếu bạn sống trong lo âu sợ hãi ,căng thẳng hoặc giận dữ ,thì phủ tạng của bạn sẽ tiết ra những độc tố .

Việc thực hành nụ cười trong tâm giúp cho hoạt động của phủ tạng trở nên nhẹ nhàng hơn .

Mỗi ngày ,phủ tạng của chúng ta phải đảm đương một công việc nặng nhọc ;l

ọc và duy trì sự tuần hoàn của máu ,chuyển biến thức ăn thành năng lượng ,thải bỏ các độc tố ,chế ngự những cảm xúc và căng thẳng .

Nụ cười trong tâm giúp cho công việc được nhẹ nhàng thoải mái hơn .

Tuyến giữa thân

Cũng vậy ,để bắt đầu ,bạn hãy trải đầy nụ cười trong đôi mắt bạn .

Sau đó hãy dẫn nụ cười vào miệng .

Quậy lưỡi theo chiều hướng hầu tích tụ nước bọt .

Một khi miệng đã đầy nước bọt ,hãy đưa đầu lưỡi lên chạm vào vòm miệng khi các cơ cổ căng cứng ,hãy nhanh chóng nuốt nước bọt .

Nụ cười trong tâm cần phải theo nước bọt xuống thực quản và cùng nước bọt lan toả trong bộ máy tiêu hoá ,rồi dừng lại ở rốn .

Nước bọt là một chất bôi trơn tuyệt vời có chứa sinh năng mà từ trung tâm đóng tại rốn ,sẽ lan toả khắp cơ thể .

Với sự trợ lực của nụ cười trong tâm hãy dẫn năng lượng thần kinh vào trong dạ dày của bạn ;

chất lượng thức ăn mà bạn đã hấp thụ sẽ được gia tăng và sự tiêu hoá của bạn sẽ dễ dàng hơn .

Hãy để nguồn năng lượng của nụ cười trong tâm giúp bạn thư giãn ruột non ,ruột già và trực tràng của bạn .

Tuyến sau thân

Vẫn khởi đầu bằng nụ cười trong mắt ,rồi dẫn nụ cười xuống lưỡi .

Trước khi gửi nụ cười vào cột sống ,hãy giữ cho lưng thẳng và hai vai hơi nghiêng về phía trước .

Đưa nụ cười vào từng đốt sống ,lần lượt từ đốt sống này sang đốt sống khác ,đến tận xương cụt .

Sau một lúc ,bạn cảm thấy nóng ran trong các đốt sống và một sự thư thái lan toả khắp người bạn .

Sự thư giãn vùng xương cụt ,vùng thắt lưng và xương mu tạo ra sinh lực và sinh lực này sẽ dâng lên cột sống mà không gặp phải một trở ngại nào

Ở vùng rốn ,hãy kết thúc bài tập nụ cười trong tâm bằng cách tích tụ năng lượng vào dưới rốn .

Sau một thời gian luyện tập ,bạn có thể thực hiện toàn bộ bài này trong vài phút .

Tuy vậy trong những buổi đầu luyện tập ,bạn có thể phải mất một khoảng thời gian trước khi thực sự cảm nhận được nụ cười .

Khi kết thúc bài tập ,tốt hơn là bạn không nên để năng lượng đọng lại trong trung tâm bên trên ( đầu hoặc tim ).

Vùng rốn ,nơi có thể dễ dàng đón nhận một sự gia tăng nhiệt lượng ,là nơi thích hợp nhất để tích tụ năng lượng .

Hầu hết ,những phản ứng phụ gây khó chịu đều xuất phát từ một sự tích tụ thái quá ở đầu .

Để tích tụ năng lượng ở vùng rốn ,bạn hãy tập trung ý tưởng vào vùng này và mường tượng rằng năng lượng đang xoáy quanh rốn theo hình xoắn ốc ,cách làn da khoảng 6 cm .

Phái nam phải xoáy vòng năng lượng theo chiều kim đồng hồ và phái nữ thì theo chiều ngược lại .

Sau khi đã thực hiện 24 vòng xoắn ốc ,hãy đảo ngược chiều hay nói cách khác hãy chuyển năng lượng theo chiều ngược lại .

Áp dụng phương pháp nụ cười trong tâm vào đời sống hàng ngày .

Mặc dù mục tiêu chủ yếu của nụ cười trong tâm là giúp bạn thư giãn trước khi thực hành tập luyện

nhưng Phương pháp nụ cười trong tâm tự nó là cả một sức mạnh .

Khi áp dụng phương pháp này vào đời sống hàng ngày ,bạn sẽ gặt hái được những kết quả tốt đẹp .

Nếu thực hành thường xuyên ,nó sẽ giúp thay đổi đời sống của bạn một cách tích cực .

Trong thực tế ,có người luôn bất mãn với chính mình ,sở dĩ như thế là vì anh ta luôn cảm thấy không đủ tài sức để đương đầu với tình huống trong đời .

Sau một thời gian thực hành phương pháp nụ cười trong tâm ,anh ta nhận thấy rằng mình đã có ít đức tính ,ưu điểm và chúng đã bị che khuất bởi thái độ tự chê bai ,hạ thấp của chính mình .

Nếu làm chủ được phương pháp nụ cười trong tâm thì bạn cũng như con rùa ,bơi lặn trong đại dương của sự bất khả tri mà không hề sợ hãi .

Bạn sẽ mang lại cho các thành phần của cơ thể một sự thư giãn và như thế bạn sẽ tự tin để đương đầu với bất cứ tình huống nào trong đời .

Nụ cười của bạn sẽ đẩy lùi mọi tiêu cực và bạn sẽ cảm thấy yêu đời trong mọi hoàn cảnh .

Tổng kết :

Nụ cười trong tâm giúp bạn dẫn đưa tình yêu thương vào bên trong cơ thể ,nơi rất cần đến điều đó .

Bạn hãy xem cơ thể mình như một cộng đồng mà thường khi bạn vô tình không quan tâm đến hoặc đối xử tệ với những thành viên đang kiên trì tận tuỵ làm việc .

Hãy học hỏi cách thức nhằm ứng xử với các cơ quan của cơ thể bạn bằng sự trìu mến và tôn trọng như thể chúng là những đứa con của bạn .

Đừng có ruồng rẫy bất cứ một cơ quan nào của cơ thể bạn .

Chẳng bao lâu bạn sẽ hiểu được thế nào là yêu thương ,thế nào là năng lực tình yêu từ chính nơi bản thân mình .

Nếu bạn đủ kiên trì ,thì đời bạn sẽ tươi vui ,sẽ rạng rỡ .

Những" cư dân " trong số thành phần của cơ thể bạn ( phủ tạng ,xương ,máu ,não )sẽ phục hồi và đổi mới con người bạn .

 Với một con người như vậy ,những quan hệ của bạn với người khác và với công việc sẽ thay đổi một cách tích cực ;

chúng sẽ diễn ra trong an bình và yêu thương .

Nói tóm lại ,bạn hãy mỉm cười với chính mình ,dẫu bạn đang ở nơi đâu và gặp phải bất cứ điều gì trên đường đời của bạn .

Bạn hãy học cách yêu thương từ chính nơi bản thân mình ..

------------------------------------------------------------------------------

11.Lắng nghe nhịp đập của tim

1> Tác dụng :

+ Giảm họat động cảu cơ thể --> giúp cơ thể thư giãn, giải tỏa những mệt mỏi

+ Tăng cảm nhận

+ Giúp giải tỏa cảm xúc

+ Tăng sự lạc quan, sáng tạo, trực giác

2> Thực hành :

Đặt bàn tay phải lên ngực trái, ở vị trí của tim

Cảm nhận vị trí tim đang đập lên lòng bàn tay

Thả lỏng cơ thể và hít thở đều

Lắng nghe nhịp tim đập đều đặn

Duy trì việc lắng nghe trong vài phút

Cảm nhận cơ thể bạn họat động chậm lại : Hơi thở, nhịp tim, cử động chậm lại, các cơ bắp mềm mại hơn

Hơi thở chậm dần , trở nên nhẹ nhàng và tự nhiên

Buông tay ra khỏi ngực , tiếp tục duy trì sự cảm nhận ở tim

Cảm nhận những rung động từ vùng tim

Nếu bạn chưa cảm thấy , có thể thở ra 1 chút và ngưng thở

Đến khi cảm giác tim dường như đập mạnh hơn

 ( Khi đó tâm trí trở nên tập trung hơn , những nỗ lực, sự căng thẳng được giảm dần đến mức có thể cảm nhận được rung động rất nhỏ từ vùng tìm )

1 chút ngưng thở không gây ảnh hưởng tới sự họat động cảu cơ thể, hít vào khi bạn cảm thấy hơi khó chịu

Qua 1 thời gian tập, bạn sẽ thấy việc duy trì sức cảm nhận ở vùng tim trở nên dễ dàng. liên tục và mang lại cảm giác thoải mái nhiều hơn

3> Hướng dẫn :

+ Buông lỏng cơ bắp tòan thân

+ Duy trì sự chú ý ở tim, không nỗ lực

+ Để hơi thở trở nên nhẹ nhgnà , sâu lắng, chậm rãi và đều đặn hơn

+ Thực hiện tốt nhất trước khi đi ngủ, ở tư thế nằm

+ Hoặc cũng có thể tập ở tư thế ngồi, đứng hoạc khi đang là những công việc thể chất

+ Tập với trạng thái thoải mái, tự nhiên, thả lỏng

+ Duy trì sự chú ý liên tục tới vị trí tim , cả khi chưa cảm thấy gì

+ Lắng nghe là sự yên lặng và không làm gì cả

+ Cảm nhận sẽ càng rõ rệt khi bạn càng thả lỏng hơn

Khi đã thành thục, bạn sẽ bước qua 1 giai đoạn khác của quá trình luyện tập

Sờ tay vào những vị trí có mạch đập trên cơ thể, lắng nghe và thực hiện tương tự như làm với tim.

Để việc tìm vị trí các mạch đập ( Cổ tay, thái dương, cổ..... )

như là cuộc phiêu lưu, khàm phá đầy thú vị , ngay trên cơ thể mình

------------------------------------------------------------------------------

12. Đông cứng cơ thể

Tưởng tượng cơ thể không thể cử động được,

như hóa thành 1 bức tượng bằng đá

Không 1 cử động nhỏ, không 1 rung động

Cảm nhận những vùng cơ thể căng cứng

Thả lỏng vùng đó, để những cơ được nới ra, mềm mại

Nới lỏng tất cả các bộ phận trên cơ thể

------------------------------------------------------------------------------

13. Làm mềm cơ thể

Tưởng tượng từng bộ phận của cơ thể mềm ra,

thả lỏng

Những căng thẳng được giải tỏa,

Các cơ và xương như những chất dẻo có thể uốn vặn được

Khi cảm giác 1 vùng thật mềm mại --> chuyển qua vùng khác trên cơ thể

------------------------------------------------------------------------------

14. Rung động thư giãn

Rung động thư giãn là kĩ thuật hòa mình vào những rung động đang hiện diện,

 là 1 với nó và để nó cuốn đi.

Rung động thư giãn có thể ứng dụng trong mọi hoạt động hàng ngày : Đi bộ, rửa bát, học tập......

Các bước chuẩn bị để rung động thư giãn :

1> Thả lỏng cơ thể , tâm trí

2> Hít thở đều, sâu, chậm, nhẹ nhàng....

3> Cảm nhận những rung động trên cơ thể theo từng bộ phận

4> Để những rung động bộc lộ ra ngoài thành chuyển động .( Không cưỡng lại )

5> Hòa mình vào những rung động đó. Để chúng giải tỏa những căng thắng trong cơ thể

6> Để những chuyển động tự nhiên, tùy ý, tự do. Tự chúng thực hiện, mà không can thiệp ^_^

------------------------------------------------------------------------------

 15. Tư thế shavasana

Trong tư thế này thân giữ hoàn toàn bất động,

 và sự chú ý của trí dần dần thoát khỏi thân và thế giới chung quanh để được thu hút vào trong trạng thái yên tịnh sâu lắng bên trong.

 Thân và trí cùng nhau đạt đến sự nghỉ ngơi hạnh phúc hoàn toàn.

Nằm ngửa,

Tay thẳng , lòng bàn tay úp sấp, đặt sát cạnh thân mình

2 chân cũng đặt thẳng, sát nhau

Mắt nhắm.

Không cử động một cơ bắp nào của thân thể. Hãy giữ hoàn toàn bất động giống như 1 bức tượng.

Tâm trí bạn đắm chìm vào luồng hơi thở trong trạng thái mát mẻ và an bình.

Thư giãn chân và ngón chân bạn... bắp chuối, đầu gối và đầu

Hãy cảm thấy rằng cả hai chân bạn hoàn toàn thư giãn, không căng thẳng hay gò ép một nơi nào cả.

Giờ đây thư giãn toàn bộ cơ quan nội tạng, hệ tiêu hóa, phổi, tim,...thư giãn lưng và cột sống của bạn...

Giờ cảm nhận các ngón tay bạn: thư giãn ngón tay và bàn tay, phần dưới cánh tay, cùi chỏ, phần trên cách tay, vai, cổ...

Giờ bạn phải cảm thấy rằng cả thân thể bạn từ cổ trở xuống hoàn toàn thư giãn, không có mảy may căng thẳng nào.

Cảm thấy rằng luồng thư giãn đó đang di chuyển lên đến mặt bạn, thư giãn hai má, miệng và môi, hai tai, mũi và hai mắt...

hãy cảm thấy rằng tất cả độ căng quanh mắt bạn hoàn toàn tan biến...

Hãy cảm nhận óc bên trong sọ bạn, óc bạn cũng hoàn toàn thư giãn.

Giờ đây thì toàn thân thể của bạn từ đâu ngón chân đến đỉnh dầu hoàn toàn thư giãn.

Bạn cảm thấy nhẹ như một cái lông và rất là thoải mái...

Bây giờ nhận thức đến hơi thở của bạn, thở chậm và sâu từ cơ hoành.

Khi bạn hít vào, hãy tưởng tượng bạn đang hít năng lượng vũ trụ vào trong từng tế bào của thân thể bạn,

 tâm trí và cơ thể bạn đang được hoàn toàn nạp đầy năng lượng trở lại.

 Hãy cảm nhận năng lượng từ vũ trụ lưu thông xuyên qua bạn, rửa cuốn đi tất cả các căng thẳng và tiêu cực,

 tẩy sạch bạn bên trong lẫn bên ngoài.

Cảm thấy chính mình tràn đầy với năng lượng thanh lọc này, tỏa ra từ mỗi lỗ chân lông của thân thể bạn...

làm cả người bạn tràn đầy với niềm vui và tình thương.

Khi muốn thức dậy, bạn khẽ nhủ thầm trong tâm trí : mình muốn cử động

Khe khẽ lắc 2 cổ chân, rồi 2 cổ tay

đến cổ, và khẽ cử động thật chậm từng bộ trên cơ thể

------------------------------------------------------------------------------

16. Vận khí lên não

Hít

Cảm nhận khí vào từ 2 mũi, đi theo 1 đường ở giữa mặt,

qua đỉnh đầu, xuống phía sau đầu tới huyệt Ngọc Chẩm

Hơi ngừng 1 chút và hít - cuộn tất cả trược khí quay ngược trở lại theo đường cũ

Đến mũi thì thở ra

------------------------------------------------------------------------------

17.Quả cầu khí

Ngồi trên ghế, lưng thẳng

Để 2 bàn tay trước ngực, lòng bàn tay hướng vào nhau

Tưởng tượng như bạn đang ôm 1 quả cầu khí nhỏ ( đường kính khoảng 20cm )

Các ngón tay hơi cong, không lỏng lẻo, cũng không gồng cứng

khe hở giữa các ngón tay tưởng tượng như mình đang kẹp những viên bi nho nhỏ

Hít vào, có cảm giác 2 lòng bàn tay hút nhau

Thở ra, cảm giác 2 lòng bàn tay đẩy nhau

Hơi thở cần liền và đều.

------------------------------------------------------------------------------

18. Cơ thể tự thở

Quan sát sự nhấp nhô của vùng bụng khi hít thở

Để hơi thở tự diễn ra

Hơi thở ngày càng sâu, nhẹ , chậm và đều đặn

Giảm dần lượng hơi thở đến khi việc thở trở thành tự động

Cảm nhận cả cơ thể tự thở

------------------------------------------------------------------------------

Chương 4 : Tập trung

19. Tập trung

Tập trung tinh thần là để những luồng suy nghĩ đang phân tán tập trung vào 1 công việc duy nhất

Trước hết bạn có thể thu rút sự chú ý của tâm trí về 1 điểm nào đó

ex :

- Chú ý hơi thở ra vào ở lỗ mũi

- Để cơ thể tự thở

Để tâm trí tồn tại cùng với cơ thể là 1 cách để tăng sự tập trung

Khi đó tâm trí đang có mặt ở hiện tại

Khi tâm trí bị phân tán thì những luồng suy nghĩ đang bay bổng bởi những sự kiện ở nơi khác, và trong quá khứ,

nó hầu như không cảm nhận đựơc những gì đang diễn ra xung quanh

Để tập trung tinh thần tốt, cần để cơ thể ở trạng thái thoải mái và thư giãn

Và để những luồng tư tưởng được tự do.

Có thể tự  nhủ : Ngay bây giờ mình không cần làm gì cả.

Cách tốt nhất để kiểm soát những chú cừu là hãy cho nó 1 đồng cỏ thật rộng lớn

Làm việc tuần tự, từng cái 1, vừa sức giúp giảm sự phân tán tư tưởng

Tạo động cơ, sự tò mò, thích thú với công việc mình đang làm

Cử động chậm lại, để hơi thở chậm lại

Nghe 1 chút nhạc nhẹ nhàng cũng giúp bạn tập trung tốt hơn

------------------------------------------------------------------------------

Chương 5 : Động lực

20.Khẳng định tích cực

Nghĩ tới những thành công đạt được khi mình nắm hết kiến thức ở cuốn sách

--

Sự học hỏi chắc chắn phải đến từ đam mê.

Không có sự học hỏi khi bị ép buộc, máy móc.

Nhưng thường chúng ta học vì tích lũy nhiều hơn.

 Ít khi chúng ta cảm nhận sự thuần túy niềm vui khi đọc sách

Bạn thử đọc bằng cảm giác mình chưa có gì cả. 1 sự trống không .

Có thể nói "Mình không biết" và bắt đầu học hỏi

Không có bất kỳ gì là khởi đầu của tự do

Vì chúng ta thường tự cho mình biết nhiều quá, sở hữu nhiều quá.

nên khi tiếp cận cái mới chỉ là sự so sánh với cái cũ.

mà không phải là sự nhận thức trực tiếp , như chính thông tin đó đang là.

 Cần phải buông bỏ những cái mình có, mình sở hữu lại.

Để bắt đầu 1 việc học hỏi hoàn toàn mới mẻ, tự do

 Như tờ giấy trắng bắt đầu thu thập mọi vật,

Nếu chúng ta quá mong muốn về cái đạt được.

Như việc đọc thật nhiều trước kì thi

 Đó không phải là sự học hỏi, vì nó không gây được bất kì sự cảm ứng, vui thích nào với bạn.

 Chỉ khi chúng ta luôn sẵn sàng đón nhận bất kì thứ gì xảy đến

bất kì thông tin nào ập đến.

Chúng ta sẽ học hỏi được nhiều nhất

Việc học chỉ đơn giản là cảm nhận khoảnh khắc ngay bây giờ

 Chỉ cần nhận được 1 thông tin 1 lần và ngồi lắng lại cảm nhận.

Khi rời khỏi những tư tưởng chúng ta mới có sự cảm nhận ở ngay bây giờ

------------------------------------------------------------------------------

Chương 6 : Đường chuyển động của mắt

21. Đường chuyển động của mắt

Là quĩ đạo chuyển động của tia nhìn trên trang giấy khi đọc

 Tùy size chữ, độ rộng 1 dòng, sự tập trung , độ khó của tài liệu, mục đích đọc....

mà mắt bạn sẽ chuyển động theo những đường khác nhau

1 số cách chuyển động của mắt khi đọc :

1> Lướt ngang thành 1 đường thẳng từ trái qua phải của dòng

2> Lướt chéo từ đầu dòng 1 tới cuối dòng thứ 2 . Và ... tiếp tục 3 --> 4, 5 --> 6

3> Lướt chéo từ đầu ( góc trên bên trái ) 1 đoạn tới cuối 1 đoạn ( góc dưới bên phải )

4> Chuyển động hình chữ S, hay hình zich-zắc dọc theo trục giữa trang sách

5> Chuyển động thẳng đứng dọc theo trục giữa trang sách

6> Nhảy theo 4 điểm - 2 điểm trang bên trái . 2 điểm trang bên phải

7> Nhảy từ điểm trung tâm của đoạn 1 sang điểm trung tâm của đoạn 2.

 ( có thể mô tả là đường chuyển động thẳng đứng nét đứt.

Mắt sẽ dừng ở trung tâm các đoạn. Còn ở phần khác mắt sẽ lướt đi 1 cách không ý thức )

------------------------------------------------------------------------------

22. Ngón tay chỉ đường

Kĩ thuật bàn tay chỉ đường chú ý vào thị trường rộng và sự hấp thụ đồng thời của mắt.

Còn kĩ thuật ngón tay chỉ đường, chú ý vào đường chuyển động của mắt.

Tưởng tượng ngón tay trỏ của mình ở giữa dòng đầu tiên của trang giấy.

Vạch 1 đường xuống dưới. tới dòng cuối.

Hình dáng đường chuyển động như thế nào , tùy thuộc tính chất sách và khả năng đọc nhanh hiện tại của bạn.

Đường hướng dẫn của ngón tay giúp mắt chuyển động tốt, bớt loạn xạ hơn.

Và giúp giữ đều tốc độ chuyển động của mắt,

giảm chuyển động thừa

------------------------------------------------------------------------------

23. Sự trôi chảy

Khi xem những người đánh gofl chuyên nghiệp, hay những bậc thầy về võ thuật biểu diễn.

 Bạn cảm thấy sự mềm mại , nhẹ nhàng, nhuẫn nhuyễn lan tỏa trong từng động tác.

Các động tác được diễn ra = cảm giác và tính tự nhiên,

 như lá cây lay động khi cơn gió ào qua.

Mắt thường chuyển động bất chợt và rối loạn.

Thêm 1 sự cố ý chuyển động của mắt.làm tăng hơn sự rối loạn đó

 ==> giảm hiệu suất tiếp thu thông tin

Khi mắt chuyển động 1 cách tự nhiên, năng lượng bị hao phí ít hơn

 Để luồng nhìn của mắt chảy tự do trên trang giấy, không khống chế hướng chuyển động

 Trôi chảy tự nhiên như dòng nước

1 cách không tự giác, không chủ đích

Tự nhiên như trái chín trên cành rụng xuống,

như bông tuyết nặng trĩu trên cành tre

Buông thả lỏng cơ thể, tâm trí và tất cả những hiểu biết, kinh nghiệm của mình .

Chờ đợi những ý tưởng ập tới

Trong sự không chủ động, cảm nhận cảm giác được tăng lên nhiều lần

------------------------------------------------------------------------------

24. Dòng suối chảy róc rách

Luồng đọc chảy xuống.

Len lỏi qua những "vật cản" từ ngữ.

Đi theo các khoảng trắng.

Chảy róc rách xuống dưới.

Ào ạt, liên tục. Như 1 dòng suối

Để dòng suối đó chảy tự động, không 1 sự can thiệp hay thêm vào

Khi đó nằm khoảng ngừng của tư tưởng

1 khoảng lặng, không thuộc thời gian

 Cảm nhận dòng chảy của khoảng trắng

 Đường đi của dòng chảy bất chợt và không biết trước.

Mềm mại, nhẹ nhàng và nhịp nhàng

Xác định 1 mục tiêu ở cuối trang sách.

Để mắt lướt đi như nước chảy,

 trôi theo tia nhìn đó

Thả lỏng

Mắt chuyển động rất nhẹ và mềm mại

Không tập trung vào 1 điểm cụ thể

Chú ý không kháng cự.

Lắng nghe làm cho tâm trí tự do.

-----------------------------------------------------------------------------

Chương 7 : Thị trường đọc

25. Tiêu điểm mềm

Bạn thử nhắm mắt bên phải lại và chú ý tới 1 điểm A trên trang sách.

Sau đó mở mắt phải và nhắm mắt trái .

 Rồi chú ý tới 1 điểm B bên phải điểm A 1 đoạn.

Bây giờ mở cả 2 mắt và đồng thời chú ý tới cả 2 điểm A và B cùng lúc

Khi đó bạn sẽ nhìn thấy 1 vùng ( 1 diện tích ) trên trang sách chứ không phải là 1 điểm.

 Tùy thuộc vào khoảng cách của A,B mà vùng đó lớn hay bé.

( bạn có thể điều chỉnh khoảng cách này cho hợp lí )

Vùng A,B bao quát bé thể hiện thị trường hẹp : bạn thu nhận được ít thông tin trong 1 lần tiếp nhận .

 Vùng A, B rộng : Thu nhiều từ trong 1 lần nhìn

Điểm B có thể ở bên phải điểm A, hoặc ở ngay dưới, hoặc chéo phía dưới tùy thuộc khả năng mở rộng thị trường

và khả năng tiếp thu khối lượng thông tin/ 1 đơn vị diện tích là nhiều hay ít.

Việc mở rộng thị trường nhìn làm tăng sự hấp thụ thông tin qua tiềm thức.

Cảm nhận sự cộng hưởng ,rung động từ các câu văn,

mà không cần quá lo lắng về nội dung đoạn văn

1 số bài tập về tiêu điểm mềm :

+ Khi đánh bóng bàn :

Không chú ý vào quả bóng mà chú ý vào nền xanh của mặt bàn, hay không gian bao xung quanh quả bóng

+ Khi lái xe : Nhìn không gian bao quát của con đường ở trước mắt

------------------------------------------------------------------------------

26.  Ô cửa sổ :

Cũng đặt tay y hệt như cách 1. và từ từ kéo 2 ngón tay trỏ ra xa nhau, đến khi còn nhìn rõ cả 2 ngón.

Bạn sẽ đo đựơc khoảng nhìn rõ về bề ngang

Tương tự , đặt 2 ngón tay trỏ thẳng đứng với nhau và 1 ngón kéo lên, 1 ngón kéo xuống.

Bạn sẽ đo được khoảng nhìn rõ về độ cao của mắt

------------------------------------------------------------------------------

27. Tia nhìn xa xăm :

Đặt 2 ngón tay trỏ ngang tầm mắt, 2 ngón tay chỉ vào nhau, cách nhau 1 đoạn ngắn

Cách mắt khoảng hơn 20cm.

Để mắt nhìn xuyên qua 2 ngón tay ra phía xa,

Tự dưng bạn sẽ có cảm giác 2 ngón tay chập lại với nhau.

Bây giờ áp dụng cách nhìn y hệt vậy trong quá trình đọc sách

Coi 1 đoạn văn là 2 ngón tay.Mình sẽ nhìn ra xa về phía sau trang giấy.

Khi đó thị trường nhìn sẽ được tăng 1 cách rõ rệt

------------------------------------------------------------------------------

28.Kĩ thuật quả quýt

+ Tưởng tượng bạn đang cầm 1 quả quýt trong lòng bàn tay

+ Cảm nhận màu sắc, hương vị, độ nặng, cảm giác, độ trơn , dầy ....của nó

+ Thao tác 1 chút với quả quýt : Bạn có thể bóc vỏ, ăn, .....

+ Sau đó tưởng tượng quả quýt trở lại trạng thái bình thường và đặt nhẹ, cố định nó ở sau ót ( ở huyệt Ngọc Chẩm )

+ Cảm nhận sự chú ý của bạn đang tồn tại ở vị trí sau ót

+ Thả lỏng tia nhìn

+ ... và bây giờ bắt đầu đọc 1 trang sách

Giải thích :

+ Khi thực hiện các thao tác tưởng tượng :

Làm tăng sự cảm nhận của cơ thể, giảm suy nghĩ, đưa cơ thể về trạng thái thư giãn hơn

+ Việc đặt vị trí quả quýt ở sau ót làm tăng thị trường, sự bao quát của mắt.

 Nhờ đó làm giảm sự chuyển động loạn xạ của mắt.

Khi này tiêu điểm của mắt là 1 vùng chứ không chỉ là 1 điểm.

+ Sự thưởng thức, cảm nhận, tính tiềm thức, sự vui vẻ ....sẽ gia tăng.

+ Khi mắt bạn nhìn vào 1 điểm nào đó,

 sự chú ý của mắt không thực sự đứng im tại 1 điểm mà chuyển động loạn xạ, không kiểm soát xung quanh điểm đó.

 Khi tâm trí càng lơ đãng, sự chuyển động loạn xạ đó càng lớn.

Ở 1 mức cao hơn, bạn đồng thời chú ý vào bề mặt của trang giấy và sau ót cùng lúc.

Dường như 2 tiêu điểm : Trên trang giấy và sau ót, di động cùng lúc, đồng thời với nhau.

------------------------------------------------------------------------------

29.Bàn tay chỉ đường

Tưởng tượng bàn tay phải của bạn úp vào giữa những dòng đầu tiên của trang sách 

Bàn tay trở nên trong suốt ( chỉ còn nhìn thấy hình dáng của nó )

và nhìn xuyên thấy được những con chữ ở phía sau.

Phóng to bàn tay đến mức có thể bao quát được tất cả những từ ngữ trong trang sách.

Trượt bàn tay xuống dưới theo chiều thẳng.

Trong khi đó mắt hấp thụ những thông tin từ trên trang giấy.

Để bàn tay chuyển động liên tục xuống phía dưới

 Mắt của bạn sẽ chuyển động tốt hơn khi có vật hướng dẫn.

 ex : Giơ ngón tay trỏ của bàn tay phải lên phía trước 2 mắt.

Để mắt tập trung sự chú ý vào đầu ngón tay và di ngón tay thành 1 vòng tròn

Khi đó sự chú ý của mắt cũng đi động theo ngón tay thành 1 vòng tròn

Bàn tay tưởng tượng có tác dụng như 1 vật chỉ đường cho mắt chuyển động theo.

Tạo thành đường chuyển động hiệu quả hơn

------------------------------------------------------------------------------

Chương 8 : Não phải

30. Giới thiệu về  "Não phải"

Não phải mặc dù đã được sử dụng từ rất lâu trong lịch sử nhưng chỉ mới được phát hiện trong thời gian gần đây.

Nhà thơ, văn. nghệ sĩ, nhạc công, nhà sáng tạo.... là những người thường xuyên nhất sử dụng não phải trong hoạt động hàng ngày.

Não phải có thể được ứng dụng trong bất kì hoạt động nào trong cuộc sống : Chơi bóng bàn, võ thuật, chơi nhạc, nấu ăn.....

Não phải là 1 trong những yếu tố quan trọng trong việc luyện tập đọc nhanh

1 số đặc tính của Não phải :

1> Tính ngẫu nhiên : Không theo thứ tự, không theo logic, không trật tự, không tính toán trước....

2> Tính trực giác : Trực nhận, cảm giác, đột ngột, tự động, bất ngờ, bước nhảy lớn....

3> Tính tổng thể : Sự bao quát, tính không gian, sự bao quanh, tính ngữ cảnh....

4> Cảm nhận : Cảm xúc, cảm thấy....

5> Óc tưởng tượng : Mơ mộng, mơ màng, tình cảm, nhẹ nhàng, mềm mại, thích hình ảnh, kí hiệu, mô hình....

 6> Phóng khoáng : Tự do, không câu nệ, không chấp nhặt, gò bó, dễ thông cảm, sẵn sàng chấp nhận thử thách.....

7> óc hài hước : Ngộ nghĩnh....

8> Óc tò mò : Thích tìm tòi......

9> Hăng hái : Nhiệt tình, cởi mở, lạc quan,lòng say mê .........

10> Hội họa : Màu sắc, bố cục.............

11> Âm nhạc : Sự nhịp nhàng..........

12> Tính đồng thời

LÀM NHỮNG CÔNG VIỆC MÀ MÌNH YÊU THÍCH LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN NÃO PHẢI

Cảm nhận tính tổng thể của 1 đoạn văn, của trang sách khi đọc

Không có sự chú tâm cụ thể vào 1 điểm

Không ý thức việc mình đang đọc

Cảm nhận tính đồng thời, sự cùng lúc

Ấn tượng

Quan sát ngữ cảnh, bố cục trang sách khi đọc

Đọc với sự không di chuyển của mắt,

Chỉ trong 1 lần nhìn

Khi não phải họat động thì não trái dừng lại

Não phải mang tính tự động cao, không nỗ lực

Lập tức, bất ngờ, ngay tức khắc

1 số bài tập về não phải

Bài 1 :

Ngồi cố định . Nhìn về phía mặt bàn. Trên bàn có sẵn 1 số đồ vật.

Khẽ nhắm mắt và xác định trong tâm trí. khi mình mở mắt, sẽ thu nhận toàn bộ các đồ vật trên bàn vào tâm trí.

Mắt sẽ mở rất nhanh, chớp và nhắm lại ngay lập tức như cửa sập của máy ảnh.

Lặp lại lần thứ 2 , đếm số đồ vật nhớ được.

Trong cả quá trình cần thả lỏng , để tâm trí nhẹ nhõm , mềm mại  ^_^

Bài 2 : Tập hòa nhập với cái cây

Ngắm nhìn 1 cái cây nào đó , tưởng tượng mình là cái cây đó.

Và cảm nhận y như mình là cái cây ^_^.

Gió đang thổi trên cành lá, gió, ánh nắng, sự chuyển động của cành lá....

Ngắm nhìn không tư tưởng, hòa nhập với cái cây

------------------------------------------------------------------------------

31. BLINK - bí quyết của đọc siêu tốc

Cảm nhận ấn tượng từ trang sách.

Nhận thấy mà không cần suy nghĩ.

Trong nháy mắt.

 Cảm nhận chữ đen trên nền trắng.

Ngắm trang sách như mình đang ngắm 1 bức tranh

. ^_^ để sách ra xa mình 1 chút

 Khi mình nạp "cực-nhanh" thông tin vào não thì có sự kích hoạt cơ chế xử lí tự động = tiềm thức.

Nếu nạp vào chậm . Quá trình đọc vẫn diễn ra với thói quen đọc chậm bình thường

Trong chớp mắt

Ngay lập tức

Rời bỏ thời gian

Để mình bị thu hút vào việc đọc

Ngắm nhìn trang sách như nhìn 1 bức tranh

Rời bỏ sự quan trọng của tốc độ

Việc đó trở thành không cần thiết nữa.

Luồng di chuyển cua mắt xẹt xuống, ngay tức khắc, như 1 tia chớp theo đường zic-zắc.

Cho đi là không quyến luyến.

Để toàn bộ năng lượng tràn ngập ở toàn trang sách.

 Cho mắt 1 không gian, 1 năng lượng thật rộng lớn.

Để mắt chuyển động không điều khiển

Chú ý tổng thể

Chú ý vào tính tổng thể, ngay lập tức. 1 vùng không gian.

Không phân biệt trước sau.

 Không có định hướng về sự di chuyển của mắt

 Dường như mắt không cần di chuyển nữa

Chỉ trong 1 lần, 1 sự ngay lập tức nó đã cảm nhận thấy tất cả .Đồng thời

------------------------------------------------------------------------------

32. Đọc ngẫu nhiên

Chúng ta thường đọc 1 cách tuần tự từ trái sang phải và các dòng trên trước, dưới sau.

 Khi đó não trái được kích hoạt việc thu nhận và xử lí thông tin :

Thông tin được nạp vào tuần tự --> định nghĩa --> xử lí.

Tốc độ xử lí khá chậm và thường bị vấp khi gặp những từ, vấn đề khó hiểu.

Đó là cách họat động quen thuộc của não trái

Cách thức hoạt động của não phải :

Trong 1 lần nhìn, mắt hấp thụ 1 vùng của trang sách.

Thu nhận các từ 1 cách sự ngẫu nhiên, không có thứ tự, trước sau. Không theo câu văn.

 Để tất cả ập vào cùng lúc.

 Rời bỏ sự cầu toàn.

Không cần cố gắng nhớ , hiểu 100% nội dung bài đọc trong 1lần.

Việc cố gắng gây nên sự căng thẳng, cản trở sự hấp thụ thông tin khi đọc

Sau khi tiếp thu,  thông tin được xử lí bằng tiềm thức

Do có mục đích đọc xác định , tiềm thức bắt đầu loại trừ những từ ngữ phụ, không liên quan.

 Chỉ giữ lại những từ khóa cơ bản mà tiềm thức cảm thấy phù hợp.

Sau quá trình lọc, nó bắt đầu liên kết tự động và lập tức các từ khóa lại với nhau tạo thành những cảm giác, ý nghĩa nào đó.

Đọc ngẫu nhiên kích họat sự làm việc của trí nhớ ngẫu nhiên.

Trí nhớ ngẫu nhiên là hiện tượng bạn nhớ lại 1 vài thông tin gây ấn tượng, cảm giác mạnh nhất đối với bạn.

 Đây là 1 hình thức nhớ có độ bền vững cao

------------------------------------------------------------------------------

33. Nhìn khoảng trắng - Tại sao?

Cảm nhận vùng ngoại vi, phía 2 bên của 1 đoạn văn,

Cảm nhận khuôn ngoài của đoạn văn.

Cảm nhận khoảng trắng, cảm nhận chữ đen trên nền trắng

Học bằng tiềm thức :

Vùng ý thức : Là vùng mà suy nghĩ, sự tập trung của chúng ta đang tồn tại ở đó.

 Như khi bạn đang làm bài thi thì vùng ý thức sẽ chú vào bài thi

Vùng tiềm thức : Là vùng tiếp nhận những thông tin không ý thức - không có sự nhận biết của ý thức.

 Bạn bật nhạc và học bài.

Âm nhạc đang tác động vào vùng tiềm thức - tạo sự thư giãn, thoải mái cho cơ thể , tâm trí

Vùng ý thức thì thu nhận = não trái : Tuần tự, từng đơn vị 1, băng thông bé.

 Vùng tiềm thức : Tiếp nhận bất kì, ngẫu nhiên, băng thông rộng.

Thông thường khi chúng ta học 1 kiến thức mới, đa số chúng ta dùng sự phân tích, định nghĩa, lí giải để hiểu nó.

Đó là cơ chế hoạt động của não trái - vùng ý thức.

Còn 1 cách học tập khác dựa trên sự thu nhận thông qua tiềm thức --> tạo nên hiệu quả lớn hơn gấp nhiều lần 1 trong cách thủ thuật kích hoạt tiềm thức là phương pháp nhìn khoảng trắng.

 Hay nhìn không gian bao quanh đồ vật, đối tượng.

 Có 1 mô phỏng về hiện tượng này như sau : có 1 cái cây BBBB và bạn đứng thẳng hàng,

 mắt bạn hướng về hai cái cây đó <--------------- BBBB <-------------- Bạn

 Khi bạn nhìn vào cây B thì hình ảnh cây B sẽ hiện trong mắt bạn

Khi bạn nhìn xuyên qua cây B ra xa vô tận thì hình ảnh cây B sẽ in thẳng vào tâm trí.

 Phương thức nhìn ra xa vô cùng, hay nhìn vào khoảng trắng ( nên giấy của trang sách ) bao xung quanh từ ngữ sẽ tác động lên tiềm thức,

gây ấn tượng của những dòng chữ trên trang sách vào thẳng trong tâm trí.

 Khi đó hãy thả lỏng 1 chút . Tập trung vào hơi thở ở 2 lỗ mũi và bụng

-----------------------------------------------------------------------------

34. Tạo sự nhịp nhàng khi đọc

Nếu bạn là yêu thích ca hát hay có chơi 1 nhạc cụ nào đó thì tính nhịp nhàng là rất cần thiết.

Cứ 1 phách mạnh rồi đến 1 phách nhẹ ( Nhịp 2/4 ) , hoặc mạnh - nhẹ nhẹ ( nhịp 3/4 ).

 Trong bóng bàn thì là 1 pha đánh bóng và 1 pha nghỉ ngơi

Trong đọc sách là 1 pha tiếp nhận thông tin có ích và 1 pha chuyển động - lướt qua những thông tin thừa, không quan trọng.

 Sự nhịp nhàng làm giảm sự mệt mỏi khi đọc, và tăng năng suất tiếp thu thông tin.

 Ngoài ra nó còn tạo 1 sự kết dính liên tục giữa mắt và trang sách.

Cảm giác như bạn không dứt ra được.

 Chỉ khi có 1 sự thư giãn nhất định thì sự nhịp nhàng mới xảy ra.

Bạn có thể tập = cách vung tay theo khi nghe 1 bản nhạc có nhịp 2/4.

Để tay chuyển động tự do theo giai điệu.

Phách mạnh là 1 cái rơi xuống, phách nhẹ thì vung lên.......

 1 số phương pháp học tập nhanh có đề cập đến việc mở nhạc Baroque

 ( âm nhạc có tempo chậm tạo sự thoải mái cho cơ thể , và 1 số tính chất khác......)

Nhạc nền được mở khi đọc sẽ tác động vào tiềm thức tạo sự rung động nhịp nhàng lên cơ thể.

-----------------------------------------------------------------------------

35. Vô thức

Đọc trong trạng thái tự động, mơ màng

Để ý nghĩa, cảm nhận của trang sách tràn ngập cơ thể 1 cách tự nhiên

mà không cần thông qua ý thức,

không cần sự  phân tích, lí giải hay logic

Trong khi đang đọc, bạn dường như không hiểu gì. Chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận thông tin từ trang sách

Việc xử lí thông tin chỉ xảy ra khi việc đọc dừng lại.

Càng giảm sự phân tích, lí giải, tính toán trong quá trình đọc. Tính vô thức càng tăng

==> sự hấp thu thông tin bằng vô thức được tăng lên nhiều lần

------------------------------------------------------------------------------

Chương 9 : Từ khóa tư duy

36.Từ khoá tư duy là những từ "mạnh", mang tính phổ quát và có độ bao phủ lớn, trong nhiều lĩnh vực,

Ứng dụng :

1> Giải quyết vấn đề mà chưa biết phương hướng cụ thể

2> Sáng tạo

3> Giải toán

4> Kết hợp với sơ đồ tư duy

5> Phân loại , sắp xếp kiến thức

6> Tìm thông tin, ý tưởng

7> Khi cần xây dựng 1 mô hình

8> Tư duy về 1 vấn đề

................

1 số từ khóa tư duy mạnh, hay dùng :

1> What ?

2> Why ? ( why not ....

3> When ?

4>Where ?

5> How ? ( how many,....

6> Phân tích : Phân chia

7> Tổng hợp : ...

8> Dự đoán : ...

9> Phản chứng : Ngược lại

10> Biến đổi :

11> Tối ưu : Tự động,....

12> Không gian : ....

13> Thời gian : ....

14> Âm, dương ( cái đối lập của nó là gì? ....

............................................................................

Bạn có thể kết hợp 2 hoặc 3 từ khoá tư duy lại để thành 1 công cụ tích hợp

như : why + phản chứng = why not

.......................

ex : 1 vấn đề được nêu ra là :

- Những vấn đề gì liên quan tới đọc nhanh ?

+ what ? ( cái gì ? )

Đọc : thì liên quan tới mắt

( mình sẽ tìm cách sao cho để mắt hoạt động tốt nhất )

Mắt thì liên quan tới ánh sáng

( bố trí ánh sáng thế nào cho hợp lí )

Liên quan tới não

( cách thức hoạt động của não )

Liên quan tới bàn, ghế, cơ thể người đọc, tâm lí khi đọc

Đây là với từ khoá what ?

Chuyển sang 1 từ khoá khác như từ khoá Không gian :

Có thể coi bố cục quyển sách là cách sắp xếp thông tin trong 1 không gian nào đó

Tương tự cách sắp xếp các đồ vật trong 1 căn phòng

Vậy thì sẽ đọc theo cách thức như thế nào để nắm được cái không gian đó 1 cách tốt nhất?

Không gian đặc trưng của 1 quyển sách có :

Tựa sách

Lời nói đầu

Mục lục

Các chương

Tiêu đề

Tổng kết chương

Các câu hỏi

Phần in đậm, từ khoá chính yếu......

Trong tính không gian thì lại có tính thứ tự.

Cần đọc cái nào trước cái nào sau.

Không gian còn có tính tốc độ,

Khi nào đọc chậm, khi nào đọc nhanh

..........................

Mặc dù từ khoá tư duy không thể tìm ra tất cả đáp án cho 1 vấn đề nhưng nó là 1 trong những công cụ phát ý tưởng "mạnh"

Ngoài ra khi đọc sách bạn còn có thể dùng từ khoá tư duy để suy nghĩ về vấn đề đang đọc

Thông tin mình đang đọc có thể gán cho loại từ khoá tư duy nào....

và ... nhiều ứng dụng khác với  từ khoá tư duy đang chờ bạn khám phá

-----------------------------------------------------------------------------

Chương 10 : Bản đồ tư duy

37. Cách vẽ Mindmap:

1. Vẽ chủ đề chính ngay chính giữa trang giấy ( Để tờ giấy vẽ nằm ngang )

+ Sử dụng nhiều màu sắc

2. Vẽ đường nối ra từ chủ đề chính

+ Viết hoa

+ Cùng màu

3. Thêm vào các ý quan trọng cho các nhánh phụ

+ Ghi các từ khóa trên đường vẽ

+ Viết lên phía trên đường kẻ chứ không viết đè hay nối chữa với đường kẻ

+ Viết 1 chữ trên 1 đường kẻ

+ Sử dụng thêm các ký hiệu và hình ảnh

4. Tiếp tục mở rộng các nhánh con, phụ, chi tiết hơn

------------------------------------------------------------------------------

38.Cách vẽ mind map khi nghe giảng

Viết tiêu đề của bài học ở giữa trang giấy

Khi nghe giảng, bạn chọn những từ khóa  chính, quan trọng, nối kết với tiêu đề của bài

Gắn kết các từ khóa với nhau bằng các nhánh, kí hiệu....

------------------------------------------------------------------------------

Chương 11 : Trí nhớ

39.Trí nhớ

2 trụ cột của trí nhớ :

- Làm mạnh

- Sắp xếp

A> Làm mạnh :

1> Dùng tất cả các giác quan có thể

-Thị giác

-Thính giác

-Khứu giác

-Vị giác

-Xúc giác

-Cảm giác thể - sự nhận biết của bạn về vị trí và chuyển động của cơ thể trong không gian

2> Tưởng tượng

3> Phóng đại

4> Tưởng tượg chúng chuyển động . Chủ động tương tác lên thông tin cần nhớ

5> Hài hước,

6>  Hồi tưởng :

Là quá trình tái liên kết

B> Sắp xếp :

1> Phân loại

2> Dùng các vật mốc, hệ nhớ để gắn thông tin cần nhớ vào

3> Tích cực liên kết các thông tin

------------------------------------------------------------------------------

40.Làm sao để nhớ được những gì mình đọc trong 1 quyển sách ?!

Chúng ta thử tìm hiểu cách thức bộ nhớ hoạt động khi gặp 1 thông tin nào đó :

Khi bắt gặp 1 thông tin mới.

1> Giai đoạn đầu tiên là bộ não hấp thụ thông tin vào từ 2 mắt.

2> Sau đó là tầng cảm giác xác định cảm nhận về thông tin nêu ra.

 Sự xác định này 1 phần do tiềm thức qui định. Tiềm thức là những tư tưởng, cảm nhận đã có trong quá khứ.

Khi bắt gặp 1 thông tin mới, nó bắt đầu truy cập những thông tin đã có trong bộ nhớ và đưa ra 1 loạt phản xạ, phản ứng vô điều kiện rất nhanh.

Đó là 1 quá trình tự động , không chịu sự can thiệp của ý thức.

Khi này chưa có sự can thiệp của tư tưởng, suy nghĩ.

Ở giai đoạn này có nhiều hình thức cảm nhận được phản ánh :

+ Mới mẻ, thú vị

+ Không cảm thấy gì

+ Đã biết rồi

.......

3> sau đó mới đến công đoạn của ý thức. Ý thức định nghĩa, phân tích, suy luận về thông tin vừa tiếp nhận

4> Hình thành sự sắp xếp, phân loại, hệ thống hóa về vấn đề vừa đọc. Định hình xem nó nằm ở khoảng nào trong những cái đã học.

Dùng từ khóa tư duy, và hệ nhớ ABC để nhớ thông tin.

5> Nhớ , lặp lại, hồi tưởng, thực hành.....

 Chúng ta thường xem nhẹ giai đoạn 2 và 4 của qui trình đọc. gây nên nhiều khó khăn trong việc nhớ lại.

Như  vậy có thể tóm tắt các bước của việc đọc :

1> Chuẩn bị : Tạo sự sẵn sàng để hấp thu thông tin

2> Lướt mắt  : Thu nhận thông tin vào bộ não

( Chưa có sự can thiệp của suy nghĩ )

3> Cảm nhận : Tăng cảm giác, sự cảm nhận, xúc cảm về cái đang đọc

Để những cảm nhận đó làm rung động cơ thể và tâm trí mình, sự thích thú, hào hứng, kích thích mới mẻ....

4> Bắt đầu tư duy :

Dùng từ khóa tư duy.

5> Phân loại và nhớ bằng hệ nhớ ABC

6> Ôn lại, viết lại : Dùng Mind map.

-----------------------------------------------------------------------------

41.Hệ nhớ ABC

Việc quá chú ý vào nhớ thông tin sẽ làm giảm việc cảm nhận ý nghĩa của thông tin đó.

 Bạn hãy dành 1 chút thời gian để cảm nhận thông tin, để trí tưởng tượng bay bổng, trước khi bắt đầu nhớ nó

Hệ nhớ A,B,C.... Z dùng bảng chữ cái để làm các móc neo.

Khi cần nhớ 1 sự kiện, thông tin, từ khóa... nào đó chúng ta sẽ gán, liên kết chúng với các móc neo có sẵn

Hãy tưởng tượng thật sống động, cảm nhận với nhiều giác quan ( hình ảnh, âm thanh, sức nặng, độ cao, cảm giác... )các hình ảnh đại diện sau :

Bạn có thể dùng google để tăng thêm tính trực quan cho mỗi hình ảnh.

A : Tháp eiffel

B : Cô gái

C : Mặt trăng khuyết

D : Cây cung

E : Cái cào của Trư Bát Giới

F : Cái cà-lê

G : học sinh đang ngồi học ở bàn

 H : Thang dây leo thẳng lên

 I : Cây nến đang cháy

J : Cây gậy đánh golf

K : Đầu nhọn của cây bút đang viết trên bảng

 L : Cái cuốc

M : Hình dáng trập trùng của đỉnh núi

 N : Con đường chạy zich-zắc

O : Quả bóng bay

P : Cái búa

Q : Cái biểu tượng mặt cười đang lè lưỡi

R : Con chim đậu thẳng đứng trên cây

S : Chiếc lò xo

T : Hình dáng cây cột điện

U : Cái giếng

V : Mưa rơi

W : W

X : Bomb ... Bùm ... Bùm

Y : Ly rượu

Z : Buồn ngủ

- Sau khi tưởng tượng thật rõ về các hình ảnh.

 Bạn hãy thử nhớ 26 từ bất kì .

 Bằng cách gắn hình ảnh của chúng với hình ảnh của 26 neo.

ex : Nếu từ đầu tiên là con gà.

 Ta có thể tưởng tượng là con gà đang cố bay lên trên đỉnh tháp Eiffel nhưng lại bị rớt xuống vì quá cao...

 Khi cần nhớ lại. Ta chỉ việc nhớ khung cảnh tháp Eiffel đang có con gà cố bay lên không được ..................

------------------------------------------------------------------------------

42.Hệ nhớ 012 : - cách dùng tương tự hệ nhớ ABC

0 : Quả bóng, quả trứng

1 : Cây nến, cây gậy

2 : Con ngỗng

3 : Cái tai

4 : thuyền buồm, cái bàn

5 : bàn tay 5 ngón

6 : Súng lục ( lục = 6)

7 : Mõm núi chìa ra, dây câu

8 : Con lậy đật, cái kính

9 : Lá cờ cắm xuống đất như trong các sân chơi gofl

Bắt đầu từ 10 -> 99

Bạn ghép 2 số lại với nhau theo thứ tự

10 : cây gậy đang đập vào quả bóng chày

11 : đôi đũa đang và cơm

12 : cây que xiên vào con vịt quay trên đống lửa

....

21 : con ngan hút điếu xì gà

.....

99 : xe ô tô ngoại giao có cắm 2 lá cờ phía trước đèn xe...

Khi có 1 thông tin cần nhớ, bạn dùng các con số để làm vật mốc để tạo sự liên kết

ex : ngọn núi, máy bay

Có thể tưởng tượng, cây gậy như ý của tôn ngộ không bay lên đập tan ngọn núi

Khi cần nhớ lại

Nhớ số 1 là cây gậy như ý của tôn ngộ không đang bay lên đập vào đỉnh núi

Kế tiếp là liên kết số 2 và cái máy bay.

Tưởng tượng 1 cái máy bay và 1 con vịt đang đua tốc độ trên không trung, bất phân thắng bại. ^_^

Có thể nhớ 100 thông tin trong 1 lần.

Tương đương với việc đọc nhanh 1 lúc 4-5 quyển sách cùng đề tài.

Như vậy chỉ cần trong 1 buổi hoặc trong 1 ngày có thể nhớ được 90- 100 đơn vị kiến thức của 1 môn học,

Có thể ngay lần đầu bạn chưa nhớ được 100/ 100 từ ngay trong lần đầu tiên

Nhưng 90/100 từ cũng không phải là 1 kết quả tệ

Hệ nhớ 012 có ưu điểm là rất dễ tạo, không phức tạp, trực quan

------------------------------------------------------------------------------

43.Hệ nhớ câu chuyện

Khi bạn muốn nhớ 10 từ,

có thể xâu chuỗi chúng thành 1câu chuyện kể.

Khi cần nhớ lại, ta nhớ lại nội dung của câu chuyện đó

------------------------------------------------------------------------------

Chương 12 : Học tập vui

44.Học tập vui

Học tập làm biến đổi những cảm giác, cảm nhận của mỗi người về mọi vật xung quanh

Cảm nhận những sự thú vị của trang sách tràn ngập tâm hồn mình 1 cách mới mẻ,

Cảm thấy bản thân trở nên phong phú và đa dạng hơn mỗi ngày

Việc học tập nên là điều vui vẻ nhất . Chứ không phải là sự ép buộc

Cách học tốt nhất là học mà như đang chơi đùa

Khi xác định được mục tiêu và động cơ trước thì việc tiếp thu thông tin sẽ diễn ra nhẹ nhàng và thoải mái hơn

Mình cần gì ?

 Mục tiêu của mình là gì ?

Cái mình đang học giúp ích sẽ ?

Sẽ làm mình thay đổi như thế nào ?

.........

Mỗi lần đọc chỉ cần thêm 1, 2 ý mới.

Rồi nghỉ ngơi 1 chút ... và cảm nhận nó

Chương 13 : Ứng dụng đọc nhanh

Chương 14 : Học Tiếng Anh

Chương 15 : Câu lạc bộ đọc nhanh

Phụ lục

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: