Mộng
Giang Nam mưa bụi...
Bên gốc ngân hạnh, bóng người mơ huyền nơi Trúc Lâm Yên Tử.
Vị thiền sư đứng nơi đài cao, đảo mắt nhìn quanh một lượt. Bất chợt bóng dáng bạch y dưới tán ô mong manh thu vào tầm mắt.
Vị thiền sư trẻ pháp danh - Tư Niệm, tự Diệp Đỉnh Chi, dưới bóng ngân hạnh, chăm chăm nhìn dáng người đơn bạc.
Tán ô che đi tầm nhìn của bạch y thiếu niên, nào biết có một ánh mắt luôn dõi theo từ khi người nọ bước vào cổng linh tự.
Tâm lặng như nước, đáy mắt che giấu đi nỗi niềm bi ai.
Mi tâm khẽ chau, thiền sư quay lưng rời khỏi đài cao, đi vào bên trong, lúc này bạch y thiếu niên dỡ bỏ tán dù, gấp lại gọn gàng, mang theo hương hoa đi vào trong chánh điện cúng dường.
Bất giác nhìn lên đài cao trên kia, bạch y thiếu niên có cảm giác lúc nãy mình vừa bước vào đây, có ai đó đã đứng đây thì phải.
Thế nhưng đáp lại ánh mắt mong chờ lại là khoảng trống lạnh lẽo, không một bóng người.
Bạch y thiếu niên lặng lẽ thở dài, chầm chầm bước chân vào chánh điện.
Người nọ sau khi dâng hương hoa, chấp tay quỳ trước tượng Đức Phật, cầu nguyện Ngài "Một nguyện nhân sinh an lành bốn bể, hai nguyện khói bếp nhân gian vun đầy khắp chốn, ba nguyện....ba nguyện, nguyện người sớm đạt công đức, trở về cõi Phật."
Bạch y thiếu niên danh xưng Trường Khanh, tự Bách Lý Đông Quân, họa sư Bạch Y Các, tọa vị dưới chân núi Trúc Lâm, đến nay đã mười năm rồi.
Dân gian đồn rằng, mười năm trước, có một chàng bạch y thiếu niên đến đây, mở ra một đạo quán, chuyên họa tranh đem bán, mưu sinh qua ngày.
Lại do tài họa tranh xuất chúng, chẳng mấy chốc người người mê mẩn tìm đến họa sư tìm vẽ bức tranh mà họ thích, thế mà họa sư nhìn người chọn tranh, không phải người nào họa sư cũng nhận họa tranh cho.
Lâu dần, từ nơi nhỏ bé vị họa sư kia mở ra một Bạch Y Các. Lại kể từ khi có Bạch Y Các, số người được họa sư vẽ cho lại càng ít.
Người nói hữu duyên mới được vị này điểm tô chân dung lên giấy mực trắng tinh.
Phải nói họa sư Trường Khanh cầm kỳ thi họa mỗi thứ đều biết chút ít.
Thế gian được này mất kia đúng chứ, đôi lần người đến gặp nói với vị họa sư rằng "Nhân sinh ngắn ngủi, cô độc quá rồi."
Trường Khanh lắc đầu mỉm cười "Nhân gian như mộng, một giấc chiêm bao qua hết một đời. Cô độc thật tốt."
Bạch Y Các tọa vị dưới chân Trúc Lâm Yên Tử, đã có lần chủ trị linh tự muốn gửi các chú tiểu đến đây lĩnh ngôn thi tài của Trường Khanh.
Trường Khanh không một lời từ chối, chấp tay cúi đầu đón nhận.
Từ đó nơi Bạch Y Các lại có tiếng cười trẻ thơ, mỗi lần đến giờ học lại náo động một góc ở cái nơi tịch mịch này.
Bạch Y Các nằm ở chân núi, thế mà mỗi sớm sương mù mờ ảo bao quanh, thấp thoáng mái hiên nhô ra khỏi màn sương sớm, ẩn hiện dưới ánh nhìn của người qua đường.
Trường Khanh có thói quen mỗi sớm sau khi thức dậy, nấu nước pha một ấm quế hoa, ngồi nơi dòng suối cạnh Bạch Y Các tấu một khúc "Si tâm thương"
Tấu khúc bi ai, từng thanh âm vang lên nơi núi rừng để rồi vọng lại một nét trầm buồn mang theo nỗi lòng chẳng ai thấu.
Trường Khanh chợt nhớ lại hồi ức của những năm tháng xưa cũ.
Mười năm trước.
Lúc bấy giờ vẫn hay gọi là Bách Lý công tử của Hầu phủ, bạch y thiếu niên năm đó vừa tròn mười bảy tuổi, đương độ thiếu niên dương quang, tiền đồ rộng mở.
Công tử thế gia vậy mà trong một đêm gia nghiệp tan hoang. Mẫu thân vì không chịu được cảnh cơ cực liền bỏ đi biệt xứ, phụ thân cũng vì đó mà thần hồn điên đảo, một khắc treo cổ tự tử.
Bách Lý công tử từ đây hữu danh vô thực, phiêu bạt nhân gian, bốn biển là nhà.
Lang bạt khắp chốn, vô tình hay hữu ý lại cứu được Diệp Đỉnh Chi - đại công tử Diệp gia bảo, người nọ bị một đám người truy đuổi, không rõ vì lí do gì, cứu người trước đã.
Sau lần gặp nhau định mệnh đó, Diệp đại công tử lui tới Bách Lý Đông Quân thường xuyên hơn.
Nhân duyên là thứ rất khó nói, ở cạnh nhau lâu dần sẽ nảy sinh tình cảm mà chẳng hề hay biết.
Diệp đại công tử để trong tâm bóng hình của bạch y thiếu niên. Dáng vẻ điềm tĩnh, không vương bụi trần của người nọ, Diệp Đỉnh Chi thu hết vào ánh nhìn. Từng cử chỉ, từng lời nói nào có giống kẻ lang bạt nhân gian.
Tìm hiểu mới biết, người nọ cũng từng là công tử thế gia, rồi lại lâm vào cảnh không mong muốn. Nhưng lại thấy được cái bộ dáng điềm tĩnh kia, thật khâm phục.
Cả hai người tình trong như đã, mặt ngoài còn e.
Tâm muốn ở cùng nhau, nhưng lại chẳng mở lời thổ lộ lời thật lòng.
Năm đó, Diệp đại công tử trong đợt thi Trạng Nguyên, tài nghệ xuất chúng đứng đầu bảng vàng. Tân khoa Trạng Nguyên được ban hôn ước với Quận Chúa Lã Thiên Di - phủ Bát Vương Gia.
Vốn dĩ định từ chối hôn sự, nhưng mọi chuyện không thành.
Quận chúa bởi thế lực Hoàng Thái Hậu chống lưng, lại thêm hoàng thượng yêu thương hết mực, đã ban bố chiếu chỉ với năm chữ "Từ hôn chém không tha."
Tân khoa Trạng Nguyên Diệp Đỉnh Chi không muốn liên lụy đến Diệp gia bảo càng không muốn phụ Bách Lý Đông.
Rũ bỏ một thân áo gấm Trạng Nguyên, nhường lại chức vị cho nhị đệ Bách Lý Kỳ Anh, kể cả hôn ước mà hoàng thượng ban cho.
Diệp Đỉnh Chi đến gặp Bách Lý Đông Quân ý định bỏ trốn khỏi chốn phiền nhiễu nơi đáy lòng. Bạch y thiếu niên một lòng muốn an yên liền gật đầu đồng ý "Ngươi đi đâu, ta đi theo đến đó, dù là cùng trời cuối đất ta cũng đi cùng ngươi."
Nghĩ đến việc cùng Bách Lý Đông Quân rũ bỏ áo gấm phồn hoa bình đạm trải qua một kiếp người, Diệp Đỉnh Chi mãn nguyện vô cùng.
Vậy mà hôm đó, một hôm Giang Nam mưa về mịt mù trắng xóa cả một vùng trời, Diệp Đỉnh Chi đã chịu một đã kích rất lớn, Bách Lý Đông Quân nói rằng tất cả duyên tình trước kia chỉ là giả dối "Ngươi trở về đi, đột nhiên ta nhận thấy, ngươi chẳng có gì để ta tin tưởng dựa dẫm cả đời này cả.
Địa vị ngươi không có, chỉ vì là việc ngươi không thích liền từ bỏ tất thảy cố gắng. Người như ngươi xứng đáng ở cạnh ta sao? Ta nói cho ngươi nghe, ta cứ tưởng ở cạnh Diệp đại công tử sẽ có cuộc sống an nhàn, một bước lên mây.
Nhưng giờ ngươi xem lại ngươi đi, tiền đồ không có, ta làm sao mà sống. Ngươi muốn ta ở cạnh ngươi? Ngươi lấy cái gì nuôi ta, có biết là ta chán sống cái cảnh nghèo khổ này lắm rồi không?"
Lời nói như ngàn mũi dao xuyên qua lồng ngực Diệp Đỉnh Chi. Đây là người hắn yêu sao? Không phải, Bách Lý Đông Quân chẳng khi nào để ý đến quyền thế địa vị, nhưng sao hôm nay lại chẳng thế nữa?
Họa chăng Bách Lý Đông Quân chán ghét hắn sao "Những lời ngươi nói là thật lòng?"
Diệp Đỉnh Chi muốn lần nữa biết thật ra tâm người nọ có còn vẹn nguyên hay không. Và rồi nhận lại bi thương khốn cùng.
Diệp Đỉnh Chi nén lại đau lòng, hỏi Bách Lý Đông Quân một câu cuối cùng "Ngươi có từng dành chút tình cảm nào cho ta không?"
"Chưa từng."
Lời nói sắc lạnh, thần trí Diệp Đỉnh Chi nhưng rơi vào vực sâu vạn trượng. Hóa ra tất cả đều là một trò đùa mà chính hắn là kẻ bị người khác bỡn cợt.
Cũng phải, Bách Lý Đông Quân là ai chứ, từng là công tử thế gia kia mà, sao có thể chịu đựng cái cảnh sống nghèo khổ. Cái gì là bình đạm trải qua một đời? Cái gì gọi là bình dị chốn nhân gian? Tất cả đều dối gạt hết thảy?
Diệp Đỉnh Chi một tâm chết lặng không nói được lời nào, trước khi rời đi ngoảnh lại một lần "Nguyện cho người tiền đồ vô lượng."
Diệp Đỉnh Chi rời đi, khoảng trống cô độc phủ lấy bạch y thiếu niên. Người nọ ôm mặt khóc rống, ngã khụy nơi nền đất lạnh lẽo "Ngươi cho rằng ta nói ra những lời này, ta không biết đau lòng sao? Ngươi đau lòng trong lúc này nhưng sao đó thời gian sẽ làm ngươi nguôi ngoai, nhưng ngươi biết không, nỗi lòng này ta sẽ chôn vùi nó cùng ta cả đời. Ta chỉ mong ngươi trở lại làm Diệp đại công tử cao cao tại thượng. Diệp Trạng Nguyên uy danh thiên hạ, Diệp quận mã uy nghiêm nhất mực. Nguyện chỉ có như vậy, mong người một đường tiền đồ rộng mở."
Diệp Đỉnh Chi rời khỏi căn nhà trúc đã quá đỗi quen thuộc, một đường trở lại Diệp gia bảo. Trời cũng đã buông xuống màn đêm đen kịt, Diệp đại công tử không bước vào nhà, mà quỳ ở đại môn.
Sau 2 canh giờ quỳ ở nơi này, Diệp Đỉnh Chi dập đầu ba lạy. Lạy thứ nhất đa tạ công ơn sinh dưỡng song thân phụ mẫu. Lạy thứ hai tạ tội bất hiếu cùng phụ mẫu. Lạy thứ ba vĩnh biệt phụ mẫu, sau này không còn trở lại.
Giang Nam mưa bụi...
Trúc Lâm Yên Tử nơi Diệp Đỉnh Chi hạ quyết tâm quy y nơi cửa Phật. Chọn con đường làm con của đức Phật, từ bỏ hồng trần, dứt tình đoạn nghĩa, một thân buông bỏ chốn thị phi, khoác lên chiếc áo nương nhờ cửa Phật.
Tâm nay nguội lạnh, không ai khuấy động được nữa.
Để đến khi Bách Lý Đông Quân biết được Diệp Đỉnh Chi quy y cửa Phật đã là chuyện của một vài năm sau đó. Khi mà Bách Lý Đông Quân, lúc này đã là họa sư nổi danh chốn Kinh Sư, một lần đến cúng dường, vô tình hay hữu duyên đã nhận ra bóng hình người mà tâm đã cất giữ bấy lâu.
Suy cho cùng lại chỉ dám đứng từ xa, đứng từ xa nhìn người nhàn nhạt bình đạm chốn thanh tịnh. Chẳng dám ngẩn mặt nhìn người một lần, lặng lẽ cúi đầu xoay người quay gót rời đi.
Thế gian sẽ chẳng ai biết, năm đó chỉ vì Quận chúa Lã Thiên Di không có được Diệp Đỉnh Chi mà giở thủ đoạn. Nàng tìm gặp Bách Lý Đông Quân buông lời cay độc lẫn hù dọa, nếu không rời khỏi Diệp Đỉnh Chi, cả nhà họ Diệp đều đem ra pháp trường chém hàng loạt.
Bởi vì tâm này nghĩ cho người, Bách Lý Đông Quân chọn cách làm đau người một lần, để Diệp Đỉnh Chi về lại Diệp gia bảo.
Thế nhưng mọi thứ không như Bách Lý Đông Quân nghĩ, Diệp Đỉnh Chi không quay về nhà, mà lại xuống tóc ẩn mình chốn trang nghiêm thanh tịnh, một đời bầu bạn cũng kinh sách thiền am.
Vốn cho rằng làm tổn thương Diệp Đỉnh Chi, hắn sẽ bỏ Bách Lý Đông Quân, thôi không còn yêu nữa mà về phụng lệnh song thân, cưới Quận chúa, làm một Quận mã uy quyền lộng lẫy.
Bách Lý Đông Quân không tính được tim mình lại càng không thể tính dược tim người.
Diệp Đỉnh Chi chọn nơi cửa Phật, một đời không màn thế gian.
Gặp lại lần này, người là Họa Sư Bạch Y Các, ta một vị thiền sư nơi Trúc Lâm Yên Tử.
Thiền Sư Tư Niệm tay lần xâu chuỗi "Thỉnh hỏi thí chủ có điều gì mong cầu, xin hãy ghi vào đây, bần tăng giúp thí chủ cầu nguyện."
Họa sư Trường Khanh nhìn người trước mặt, bao nhiêu day dứt như muốn vỡ tung, lại cố gắng kiềm nén "Vị thiền sư này, ta có điều mong cầu."
"Thí chủ viết vào đây, bần tăng mỗi đêm đều sẽ cầu nguyện cho thí chủ." - Thiền sư Tư Niệm đưa mảnh giấy ra cho Trường Khanh.
"Ta muốn thiền sư viết cho ta có được chăng?"
"Vậy thí chủ đọc đi, bần tăng viết cho."
"Một nguyện nhân sinh an lành bốn bể, hai nguyện khói bếp nhân gian vun đầy khắp chốn, ba nguyện, nguyện... nguyện người sớm đạt công đức, trở về cõi Phật."
Trường Khanh dứt lời, bút trên tay thiền sư chợt run, nét chữ không còn ngay thẳng trên trang giấy trắng tinh đó nữa "Xin lỗi thí chủ, bần tăng vô năng, lỡ làm mực dây ra rồi, thí chủ đợi một chút bần tăng đổi giấy mới viết lại cho thí chủ."
Trường Khanh nói không cần, dù gì cũng là một vết mực nhỏ, không đáng kể. Đừng sửa, hãy để nó như vậy, giấy trắng nhiễm mực thì nó vẫn là giấy, chỉ khác ở chỗ ngay tại thời điểm này nó không còn trắng tinh như lúc ban đầu, cũng như sơ tâm của ta và người tuy vẫn còn đó nhưng thế sự thay đổi rồi.
"Ta còn một thỉnh cầu, mong thiền sư đồng ý."
"Thỉnh thí chủ cứ nói."
"Ta muốn... Muốn họa lại chân dung người có được chăng?"
Thiền sư Tư Niệm im lặng rất lâu, sau đó khẽ gật đầu đồng ý.
"Vẽ lại khuôn mặt người, lưu giữ nơi tim ta.
Ai cũng không lấy được bức tranh buổi đầu gặp gỡ
Cho dù năm tháng có lấy đi vẻ đẹp của ta
Thì người vẫn như xưa, vẫn thiếu niên đa tình."
Một lần gặp mặt, để mãi về sau Trường Khanh chỉ dám đứng phía sau, cảm thán nhân sinh biến đổi, cảm thán nhân gian xoay vần.
Người không còn là của ta, người bây giờ mang thần thái con nhà Phật, tu tập chuyên tâm hơn.
Ta mãn nguyện bởi vì còn được thấy người qua những lần người vọng chuông nơi đài cao.
Trường Khanh chỉ dám đứng ở một góc khuất mà lững lẽ dõi theo chân người.
Nhân gian bao nhiêu tuyệt mỹ, nhưng trong mắt Trường Khanh, đẹp nhất chính là dáng vẻ của người.
Nhân gian lại càng đa tình, không chỉ một mình Trường Khanh lưu luyến đoạn duyên ngắn ngủi. Thiền sư Tư Niệm cũng như thế mà thôi. Tại sao lại là Tư Niệm?
Tư Niệm - hoài niệm một điều xưa cũ hay hoài niệm về người đã xa? Là cả hai!
Năm đó Diệp Đỉnh Chi quỳ trước đức Phật, một lòng hồi hướng quy y, buông bỏ một thân hồng trần, khoác áo cà sa nương nhờ cửa Phật.
Đại sư nói với Diệp Đỉnh Chi "Con muốn đặt điều gì trong pháp danh, nói ta nghe?"
"Bạch Thầy, Niệm, đề một chữ Tư!"
Đại sư thở dài, là vì ái tình chẳng thể buông bỏ, mong "Tư Niệm" một lần tái sinh nơi linh tự, trở nên thanh tịnh nhân tâm.
Tư Niệm biết rất rõ người nọ khi nào thì đến chùa, khi nào viếng xong chánh điện, và khi nào đứng ở gốc ngân hạnh nhìn lên lầu gác này.
Kể từ khi biết Trường Khanh nhận tiểu đồng của Trúc Lâm tự về dạy, Tư Niệm khơi dậy trong lòng mỗi niềm âm thầm dõi theo.
Cả hai hữu tình nhưng trời cao vô ý, nước chảy hoa trôi, một đường duyên không có điểm dừng.
Trong mắt vị thiền sư Tư Niệm này, họa sư Trường Khanh không còn là thiếu niên dương quan năm đó nữa. Bây giờ Trường Khanh khoác lên mình vẻ ngoài an tĩnh điềm đạm.
Không còn là thiếu niên không vướng bụi trần nữa, gương mặt đã khắc họa bi thương không nét nào che lấp, mặc dù vậy nhưng vẻ đẹp thoát tục kia lại không bao giờ biến đổi dù năm tháng có trôi đi.
Giang Nam một thoáng sương mờ, làn sương dày đặc sau một trận mưa lớn.
Vẫn là bóng hình bạch y, vẫn là tán ô che đi nửa đời đơn bạc, vẫn là chiếc áo cà sa che đi một thân phàm trần.
Người trên lầu gác như mọi lần vẫn xoay lưng rời đi trước khi tán ô kia gập xuống. Là không muốn nhìn, hay không nỡ nhìn. Là sợ khi nhìn thấy người nọ, tâm xao động phải không?
Có những câu chuyện cũ chỉ muốn gói ghém thật kỹ, rồi giấu vào chốn không cốc u lan, để rong rêu bám rễ, thời gian phai mờ.
Sau này sống an nhàn tự tại, đến xế chiều lại pha một ấm trà nóng, ngồi ngủ quên trên ghế mây, bên trên có tán cây ngô đồng trước cửa, chặn lại hết vất vả một đời.
Lặng lẽ cảm nhận năm tháng đọng lại giữa làn hơi ấm, chậm rãi mà an yên.
Nơi sương mờ Giang Nam mưa bụi tấu lên một khúc "Si tâm thương" đã trọn một đời.
Và chỉ mong sau này thế thái phù hoa không bỡn cợt một đời người, khi gặp lại bi thương không vương vai gầy, cay đắng không chạm mắt say, mình vẫn vẫy tay chào nhau lần cuối.
"Thiền sư Tư Niệm, chúc người một đường về lại chân Phật. Hồng trần vạn dặm không vương vấn."
"Thí chủ Trường Khanh, mong cầu thí chủ kiếp này bình an, một kiếp không vương vấn."
Bóng hai người dần khuất đi, không chạm mặt nhưng lòng mong cầu cho đối phương.
Gặp được người là may mắn của ta, cũng bởi vì thế gian có người, trở nên đẹp đẽ làm ta không muốn rời đi. Và nếu đã đến nhân gian, thì ở lại thêm chút nữa đi. Tích một chút công đức, chắp tay quỳ lạy bạch Đức Phật rằng "Nguyện kiếp sau Ngài sẽ tác hợp lương duyên, gặp lại nhau lần nữa giữa chốn nhân gian vô thường."
"Thiên tại tại khư vô phi mộng
Nhất đoạn chung tình bất khả lưu
Mộng tình nhân gian khán vi vũ
Giang sơn hoàn tựu cựu ôn nhu."
Hoàn.
................
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro