Doan Kich Tinh Le - Kinh Van Hoa
Ăn cơm xong, Quý (Q) ròm chưa kịp uống nước, nhỏ Diệp (D) đã cầm khuỷu tay nó giật giật:
- Lẹ lên anh!
- Từ từ đã!
- Trễ giờ rồi! - Nhỏ Diệp nhăn nhó, vừa nói nó vừa liếc đồng hồ trên tường.
Ba nói:
- Chưa đâu! Tám giờ người ta mới bắt đầu lận.
- Thấy chưa! - Q ròm way sang nhỏ em - Đến sớm chỉ tổ ngồi đợi chứ ích gì!
Hẳn nhiên 1 đứa trẻ khác 0 thể có được sự ung dung như Q ròm. Đi xem kịch, đứa trẻ nào lại chẳng nôn nao. Mà 0 cứ là trẻ con. Người lớn cũng thế. Sắp đến giờ là chân cẳng rậm rịch, bụng dạ bứt rứt, mông đít cứ nhổm lên nhổm xuống hoài ấy chứ.
cứ nhổm lên nhổm xuống hoài ấy chứ . Làm gì có cái chuyện thong thả, hờ hững thế !
Sở dĩ Quý ròm nhẩn nha làm vậy chẳng qua do nó xưa nay vốn không mề kịch . Nó chỉ thích xem xiếc và ảo thuật .
Đối với nó, xiếc mới là nghệ thuật cao cấp . Những nghệ sĩ xiếc mới là những người thực hiện được những điều phi thường . Đi trên than hồng, nằm trên mũi dao, đút đầu vào miệng cọp, đu bay trong không trung, toàn những cái đáng xem .
Ảo thuật còn kỳ diệu hơn nữa . Ở đây, những thuật sĩ không những tài năng mà còn bí ẩn . Họ dễ dàng biến những điều không thể thành có thể: đi xuyên qua vách, cưa người ra làm đôi rồi ráp lại, cho thân hình lơ lửng giữa khoảng không, biến đàn ông thành đàn bà, con gà thành quả bóng và mớ giấy vụn thành những con bồ câu . Thật là mầu nhiệm .
Một nhà khoa học bẩm sinh như Quý ròm tất nhiên biết tỏng đó là những trò nhanh tay lẹ chân và những ảo thuật gia xét cho cùng chỉ là bậc thầy trong nghệ thuật đánh lừa giác quan của con người . Nhưng không vì vậy mà sự cảm phục của nó bị giảm sút . Nó vẫn luôn mơ ước lớn lên sẽ trở thành một nhà ảo thuật tầm cỡ như David Copperfield đó thôi .
So với hai nghệ thuật trên, kịch chẳng có gì đáng xem . Kịch chẳng có gì phi thường . Trên sân khấu, người ta nói, người ta cười, người ta khóc . Thì hằng ngày nó vẫn nhìn thấy người ta khóc, người ta cười, người ta nói y như thế thôi . Thậm chí nó thấy mọi thứ còn gần hơn, rõ hơn. Mỗi khi nhỏ Diệp bù lu bù loa vì bị nó cốc đầu hay giật mất một thứ quý hiếm nào đó, nó có thể trông rõ mồn một cái lưỡi gà trong cuống họng đang mở ra hết cỡ kia.
Kịch trên ti-vi, Quý ròm rất ít khi để mắt . Nó chỉ xem các chương trình xiếc, ảo thuật, khoa học, các cuộc thi đố và cuối cùng là bóng đá .
Cho nên bữa nay mặc cho nhỏ Diệp mặt nhăn mày méo vì sốt ruột, nó cứ ngồi ngân nga là đúng lắm .
Thậm chí, lẽ ra nó đã ở nhà . Hôm qua, mua được cuốn Tuyển tập những bài toán cổ, nó hào hứng quá, định tối nay nằm đọc . Nhưng ngặt nỗi, nhỏ Diệp cứ nằng nặc đòi đi xem kịch .
Chả là hồi trưa, vừa đi học về nhỏ Diệp tình cờ trông thấy một cặp vé mời trên bàn . Vé mời của đoàn kịch Vàm Cỏ .
Trong nhà tự nhiên xuất hiện vé mời xem kịch là lạ lắm . Xưa nay chưa từng có bao giờ .
Nhỏ Diệp chạy vù xuống bếp :
- Mẹ ơi mẹ, có người mời nhà ta đi xem kịch hở mẹ ?
- Ừ
- Tuyệt quá !
Nhỏ Diệp reo lên thích thú . Đang reo, chợt nhớ ra một chuyện quan trọng, nó bỗng ngừng bặt, thấp thỏm hỏi:
- Vé mời có hai người thôi hở mẹ ?
- Ừ
Mặt nhỏ Diệp lập tức xịu xuống:
- Như vậy là con không được đi rồi .
Mẹ cười:
- Làm gì mà xuôi xị thế . Con muốn đi xem thì nói anh Quý dẫn đi .
Nhỏ Diệp ngạc nhiên:
- Thế ba và mẹ không đi hở ?
- Không . Tối nay ba mẹ bận công chuyện rồi .
Thoắt cái, nhỏ Diệp đã lại nhảy tưng tưng:
- Hay quá !
Nó vừa reo hò vừa nhảy chân sáo lên nhà trên .
Vừa thấy Quý ròm ôm cặp bước vô, nhỏ Diệp hí hửng khoe ngay:
- Anh Quý ơi, tối nay anh em mình được đi xem kịch .
- Kịch ở đâu mà xem ?
- Kịch người ta diễn ở rạp ấy .
Quý ròm nhún vai:
- Tự nhiên lại bày ra trò đi xem kịch .
- Sao tại tự nhiên ? - Nhỏ Diệp chỉ tay lại đằng bàn - Có người gửi về mời nhà mình đi xem kịch kìa .
Quý ròm bước lại bàn, tò mò cầm hai tấm vé mời lên xem:
- Thế ba mẹ không đi à ?
- Không . Tối nay ba mẹ bận công chuyện . Mẹ bảo anh dẫn em đi xem.
Quý ròm đặt hai tấm vé xuống, hắng giọng:
-Mày đi một mình đi . Tao là tao chúa ghét kich với cọt .
Nhỏ Diệp ngơ ngác nhìn ông anh:
- Làm sao em đi một mình được ?
Quý ròm buông gọn:
- Vậy mày ở nhà luôn !
- Không! Em không chịu đâu! - Nhỏ Diệp dậm chân bình bịch .
Thấy con nhỏ chưa gì đã muốn sụt sịt, Quý ròm liền nói:
- Không phải là tao không muốn dẫn mày đi.
Nhỏ Diệp phồng má:
-Rõ ràng là anh không muốn dẫn em đi!
- Bậy! - Quý ròm hừ mũi - Chỉ vì đây là đoàn kịch không tên tuổi . Gì chứ đoàn kịch Vàm Cỏ là tao chưa từng nghe qua bao giờ!
Nhỏ Diệp vùng vằng:
- Anh đừng có mà kiếm cớ .
Quý ròm cười kháy:
- Mày cũng thừa biết đây là đoàn kịch chẳng hay ho gì mà . Nếu hay, ba mẹ đã đi xem rồi, đâu tới lượt tao và mày .
- Ba mẹ không đi chỉ vì bận công chuyện thôi!
- Mày ngốc quá! - Quý ròm hừ mũi - Ba mẹ không muốn đi nên nói vậy thôi!
Thấy ông anh nêu đủ lý do để thoái thác, nhỏ Diệp đưa tay bịt chặt hai tai và lắc đầu quầy quậy:
- Em không nghe anh nữa đâu!
Mẹ từ dưới nhà đi lên, ngạc nhiên:
- Hai anh em lại gây gỗ gì đấy ?
Nhỏ Diệp nhìn mẹ bằng ánh mắt cầu cứu:
- Anh Quý không chịu dẫn con đi xem kịch .
Mẹ ngó Quý ròm:
- Dẫn em đi xem đi con!
Mẹ nói nhẹ nhàng, nhưng Quý ròm biết mình không thể nào thoái thác .
Không thoái thác được, cho nên nó tìm cách trêu chọc nhỏ Diệp cho hả tức .
Ăn cơm tối xong, nó cứ phởn phơ ngồi đằng ghế xa lông đọc sách, ra cái điều xem kịch là chuyện của ai chứ không phải của nó .
Nhỏ Diệp ngồi bên cạnh, lòng nóng như lửa đốt, hết đảo mắt nhìn đồng hồ lại liếc sang ông anh, miệng giục chằm chặp:
- Tới giờ rồi đó anh !
Quý ròm vẫn giả điếc, mắt cắm vào cuốn sách trên tay.
Chắc chắn Quý ròm sẽ không rời mắt khỏi trang sách một lúc lâu nữa nếu ba nó không lên tiếng:
- Đi được rồi đó tụi con!
Ba nó can thiệp có nghĩa là ngay đến ông cũng sốt ruột trước sự đủng đỉnh quá đáng của nó .
Quý ròm biết thế nên nó lật đật đứng lên khỏi ghế:
- Vé đâu ?
Nhỏ Diệp hớn hở đập tay lên túi áo:
- Đây .
Dĩ nhiên, nhỏ em hớn hở bao nhiêu thì ông anh ủ rũ bấy nhiêu.
Quý ròm nhét cuốn Tuyển tập những bài toán cổ vào ngăn tủ, mặt tiếc ngẩn .
Nó dắt xe ra cổng, biết nhỏ Diệp lẽo đẽo sau lưng, bèn gầm gừ:
- Lần này là thôi đấy nhé!
- Thôi là sao ?
- Là từ nay tới già, đừng bao giờ bắt tao dẫn đi xem kịch thêm một lần nào nữa chư" là sao!
RẠP CAO ĐỒNG HƯNG TOẠ LẠC TRÊN một con đường nhỏ. Đó là một rạp hát bình dân,nằm lọt thỏm giữa các hàng cà phê, các xe bánh bao, hủ tiếu chen chúc chung quanh.
Khán giả của rạp Cao Đồng Hưng là khán giả cải lương. Dù vậy, các đoàn cải lương nổi tiếng thường thích diễn ở các rạp bề thế có đông chỗ ngồi như Thủ Đô, Hưng Đạo hơn là về đây.
Ngay trong thời kỳ hoàng kim của cải lương, rạp này cũng chỉ là nơi tụ hội của các gánh cải lương tỉnh lẽ, do tiền thuê rạp phù hợp với túi tiền khiêm tốn của các gánh hát quanh năm lưu diễn này.
Xưa nay, các đoàn kịch nói không bao giờ dám ghé Cao Đồng Hưng. Vì khán gải Cao Đồng Hưng không khoái kịch.
Kịch về đây là chết. Kịch chỉ sống được ở sân khấu 5B, sân khấu IDECAF, Nhà hát Thành phố hay Nhà hát Hoà Bình.
Tóm lại, theo sự hình thành của thói quen và sự bố trí dân cư, tự nhiên mà có sự phân ranh: kịch có nơi của kịch, cải lương có chỗ của cải lương, y như người ta vẫn hay nói "rừng nào cọp nấy" vậy.
Thế nhưng, hôm nay con cọp kịch nói đã lạc rừng. Kịch Vàm Cỏ liều mình thuê rạp Cao Đồng Hưng để diễn kịch là điều chưa từng có. Là điều mà trong lịch sử biễu diễn của thành phố, các đoàn kịch lừng lẫy như Kịch nói Hà Nội, Kịch nói Cửu Long Giang, Kịch Sài Gòn, Kịch Bông Hồng, Kịch Kim Cương chưa bao giờ dám thử qua.
Cọp lạc rừng. Nên cọp lẽ loi. Nên cọp không có ai cổ vũ, hò hét trợ oai.
Quý ròm và nhỏ Diệp không phải xếp hàng đợi đến lượt mình vô rạp. Từ chỗ soát vé đến bức rèm cửa, hai anh em đi thẳng một lèo.
Nhưng vừa qua khỏi cửa, Quý ròm và nhỏ Diệp phải đứng yên một lúc mới làm quen được với ánh sáng mờ ảo hắt từ chiếc bục bên dưới lên bức màn sân khấu vẫn còn buông kín mít.
Ngay lúc đó, một luồng sáng từ xa đi lại.
Người dẫn chỗ vung vẫy cây đèn pin trước mặt Quý ròm:
- Vé đâu cháu?
Nhỏ Diệp móc túi, chìa cặp vé ra.
Ánh đèn chiếu vào hai tấm vé. Rồi một giọng nói ngạc nhiên cất lên:
- À, ghế 5A, 7A! Khách danh dự đây!
Người dẫn chỗ quay mình:
- Các cháu đi theo chú!
Số ghế 5A, 7A là hai chỗ ngồi ở hàng trên cùng. Đó là hàng ghế các đoàn kịch thường dành cho các quan chức ở Sở văn hoá thông tin, ở Phòng sân khấu, Phòng tổ chức biễu diễn và Hỗi sân khấu sở tại.
Quý ròm và nhỏ Diệp dĩ nhiên không biết mình được liệt vào hàng thượng khách. Vừa ngồi vào chỗ, nhỏ Diệp đã ngọ nguậy đầu, quan sát chung quanh:
- Rạp vắng quá hở anh?
- Tao đã nói rồi mà lại! - Quý ròm được dịp làu bàu - Kịch tỉnh lẽ, ai mà xem!
Nhỏ Diệp liếc phải liếc trái:
- Ghế hàng đầu cũng chẳng có ai.
Lần này, Quý ròm đáp lời nhỏ em bằng một cái nhún vai.
- Đoàn kịch Vàm Cỏ hân hạnh đón chào bà con cô bác...
Tiếng người xướng ngôn viên đột ngột cất lên từ sau bức màn nhưng khiến Quý ròm và nhỏ Diệp ngưn cựa quậy. Cả hai tò mò dán mắt lên bức màn.
- Đoàn kịch chúng tôi sẽ phục vụ trong hai đêm 14 và 15 với vở diễn duy nhất Chiếc lá cuối cùng, rất mong được bà con cô bác ủng hộ.
Ngưng một chút, người giới thiệu chương trình nói tiếp:
- Bây giờ mời bà con cô bác chuẩn bị, vở diễn sắp bắt đầu...
Người giới thiệu chương trình vừa nói xong, đèn trong rạp phụt tắt. Những tiếng trò chuyện rì rầm của số khán giả ít ỏi trong rạp cũng lập tức tắt theo.
Bấy giờ, nổi lên bên tai mọi người là một điệu nhạc du dương, dìu dặt và trên sân khấu chậm rãi cháy lên một thứ ánh sáng màu xanh mờ mờ, cho thấy rõ bức màn nhung đang từ từ kéo sang hai bên.
Quý ròm bất giác cảm thấy nhưng ngừng thở. Nó cắn chặt môi để đè nén một cảm xúc lạ lùng bất chợt ùa vào lòng nó.
Quý ròm chưa bao giờ xem kịch tại rạp, chỉ thỉnh thoảng ghé mắt vào kịch truyền hình, xem dăm ba đoạn, nghe dăm ba câu rồi lạnh nhạt quay đi.
Hôm nay, lần đầu tiên nó đến rạp. Và ngay ở phút đầu mở màng, nghĩa là ngay khi chưa thấy một diễn viên, chưa nghe một câu thoại nào, nó đã ngỡ ngàng khám phá ra bầu không khí huyền ảo đặc biệt của sân khấu. Những tiếng động , những âm thanh, sắc màu chung quanh từng phút từng phút kích thích mạnh các giác quan của nó khiến nó vừa háo hức lại vừa hồi hộp.
Ở bên cạnh, nhỏ Diệp cũng nghệt mặt nhướn cổ nhìn lên sân khấu. Cũng háo hức và hồi hộp như anh mình.
Trong ánh sáng xanh mờ, dần hiện ra hai bóng người.
Rồi ánh đèn sáng dần lên. Khác giả lúc này đã có thể trông thấy rõ đó là hai cô gái. Một cô nửa nằm nửa ngồi trên chiếc giường sắt kê đối diện cửa sổ, dáng vẽ mệt mỏi. Cô thứ hai ngồi đằng bàn, trước một cái giá vẽ, cọ một tay và bảng màu một tay.
Cũng lúc đó, từ hậu trường vang lên giọng người xướng nôn viên khi nãy:
- Vỡ Chiếc lá cuối cùng do Hùng Trương chuyển thể từ truyện ngắn của O'Henry.
Tiếp theo là một giọng nữ trong trẻo giới thiệu bảng phân vai:
- Các diễn viên: Văn Vui trong vai họa sĩ Be-man, Thu Hà trong vai hoạ sĩ Xiu, Hồng Hạnh trong vai họa sĩ Giôn-xy, Hồng Minh trong vai người bác sĩ.
Tiếng giới thiệu vừa dứt, các nhân vật trên sân khấu lập tức cử động.
- Né, Giôn-xy! - Xiu giơ cánh tay cầm cọ lên, khẽ đưa qua đưa lại - Em nhìn tay áo của chị nè. Đẹp không? Mốt mới nhất dó.
Giôn-xy vẫn giữ nguyên tư thế cũ. Cô không nhúc nhích, thậm chí cũng không liếc mắt về phía bạn.
Xiu tặc lưỡi. Cô nhìn quanh. Và mắt cô sáng lên khi dừng lại ở bức tranh đang vẽ dang dở của mình.
Xiu đứng lên, quay giá về phía Giôn-xy:
- Giôn-xy nè. Em nhìn xem chị vẽ chiếc quần cỡi ngựa của tay chăn bò Ai-đa-hô này có đúng không?
Giôn-xy làm như không nghe thấy. Cô vẫn bất động.
Xiu không nản, lại nói:
- Cả chiếc kính một mắt này nữa! Chị có cảm giác vẽ chưa chính xác lắm.
Từng chút một, Quý ròm bị cuốn hút vào các diễn viên tiến trên sân khấu. Có lúc, nó ý thức rõ rệt nó là một khán giả, nó đang ngồi xem người ta diễn kịch. Nó ý thức những gì đang diễn ra trước mắt nó hoàn toàn là giả: Cô Xiu không phải là cô Xiu là mà diễn viên Thu Hà, cũng như thế cô Giôn-xy không phải là cô Giôn-xy mà chính là diễn viên Hồng Hạnh.
Nhưng lại có lúc nó quên khuấy mất điều đó. Nó quên rằng nó là một khán giả đang ngóc cổ nhìn lên sân diễn. Nó có cảm giác đang nó đang tham dự vào những gì đang diễn ra. Và vở kịch không còn lạ vở kịch. Đó là cuộc đời thực. Cho nên, có lúc nó quên cô Thu Hà và
cô Hồng Hạnh là hai diễn viên của đoàn kịch Vàm Cỏ. Nó tin cô Xiu là cô Xiu, cô Giôn-xy là cô Giôn-xy và số phận của học khiến nó thấp thỏm thoe dõi với một sự nghẹn thắt lạ lùng.
Truyện ngắn Chiết lá cuối cùng của nhà văn Mỹ O'Henry chẳng xa lạ gì với Quý ròm. Nó đã được học truyện này trong chương trình môn văn năm ngoái. Và nó còn nhớ như in.
Giôn xuy và Xiu là hai nữ hoạ sĩ trẻ và nghèo. Họ thuê chung một tầng thượng của một ngôi nhà gạch thấp tè ở khu Gri-niz nằm về phía Tây công viên Oa-sinh-tơn. Rồi một ngày tháng mười một, Giôn-xy mặc chứng viêm phổi. Cô nằm liệt giường, bi quan, chán nản, tin rằng mình không qua khỏi nên suốt ngày chỉ nằm chờ thần chết rước đi.
Xiu rời bàn, bước lại ngồi xuống mép giường và dịu dàng vuốt tóc cô bạn gái:
- Em phải tự tin lên chứ, Giôn-xy!
- Em không thể! - Giôn-xy thì thào, khi nói khuôn mặt cô trông rất đỗi vô hồn - Em đã nhìn thấy em...
Xiu ngạc nhiên:
- Em nhìn thấy em? Ở đâu?
- Ở trong đoàn người mắc chứng viêm phổi đang sắp hàng trước tiệm bán quan tài...
Giọng Giôn-xy chợt cất cao:
- Rồi sẽ đến lượt em. Một ngày không xa nữa sẽ đến lượt em!
Nhỏ Diệp bất giác thò tay nắm chặt tay anh, run run:
- Rồi cô ấy có chết không hở anh?
- Không! Cô Giôn-xy sẽ không chết đâu!
Quý ròm trấn an em. Nó biết nhỏ Diệp chưa đọc qua truyện này. Năm nay em nó mới học lớp sáu.
Nghe anh nói vậy, nhỏ Diệp thở phào, tươi tỉnh:
- Vậy mà em cứ thấy lo lo.
Rồi nó chợt nghi ngờ:
- Anh nói thật không đấy?
- Thật chứ.
- Anh đã xem qua vở kịch này rồi à?
- Chưa. Nhưng truyện Chiếc lá cuối cùng thì anh đã được học năm lớp tám.
Đến lúc này, nhỏ Diệp mới chịu tin. Nó buông tay anh nó, quay đầu nhìn lên sàn diễn.
Lúc này, sân khấu đã chuyển cảnh. Một bức màn lửng buông xuống che khuất Giôn-xy lẫn chiếc giường. Chỉ còn lại cô Xiu dưới ánh đèn màu. Và thêm một vị bác sĩ vừa bước ra.
- Thế nào hở bác sĩ? - Giọng cô Xiu lo lắng - Liệu bạn tôi có qua khỏi không?
Quý ròm nhớ rõ đoạn này. Vị bác sĩ chắc chắn sẽ nói:
- Bệnh tình của cô ấy có thể nói là mười phần chỉ còn hy vọng được một thôi! - Ông vừa nói vừa vẩy cái cặp sốt cho thủy ngân hạ xuống - Và muốn có được một phần đó thì cô ấy phải có ý muốn sống kia. Cái cung cách con người ta cứ sắp hàng đứng sẵn bên phía anh chủ thầu đám ma làm cho mọi thứ thuốc men đều trở thành vô dụng. Cô bạn nhỏ nhắn của chị yên trí là mình không thể khỏi được. Cô ta có điều gì quan tâm không?
Ý của vị bác sĩ quá rõ. Con người ta chỉ có thể vượt qua hiểm nghèo bằng niềm tin mạnh mẽ, lòng ham sống và cả nghị lục phi thường. Lúc đó, thuốc men sẽ thừa cơ tiếp sức. Còn khi bản năng sinh tồn đã lụi tắt, khi con người ta chỉ nghĩ đến cái chết thì mọi thần y đều bó tay.
Cô Xiu cũng biết vậy.
Bức màn lửng kéo lên. Cô khẽ bước đến bên giường bạn:
- Giôn-xy!
Giôn-xy nằm quay mặt về phía cửa sổ, tấm khăn trải giường phủ lên người, hầu như không có một gợn.
Xiu tưởng bạn đang ngủ, lại tiếp tục vẽ nốt bức tranh đang dở. Đúng lúc đó, cô bỗng nghe thấy có tiếng thì thầm cứ nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Cô vội chạy tới bên giường.
Trên sân khấu, lúc này Giôn-xy không còn vẻ gì đang thiếp ngủ. Mắt cô mở to. Cô nhìn ra cửa sổ và đếm - đếm ngược:
- Mười hai...
Lát sau, cô lại lẩm bẩm:
- Mười một...
Xiu không biết bạn mình đang đếm gì ngoài cửa sổ. Cô lo lắng nhìn ra: Có gì đặc biệt ngoài đó đâu?
Nhỏ Diệp cũng nhìn ra cửa sổ. Cũng phập phồng lo lắng. Và cũng thắc mắc như cô họa sĩ Xiu. Nó kéo tay Quý ròm:
- Cô Giôn-xy đang đếm gì thế hở anh?
- Đếm những chiếc lá.
Nhỏ Diệp lại nhìn lên sân khấu, lại căng mắt, lần này cố nhìn thật kỹ. Bây giờ thì nó đã thấy bức tường của tòa nhà bên ngoài cửa sổ và mừng rỡ phát hiện trên bức tường cũ kỹ, trống trơn đó đang bò một dây trường xuân già cỗi.
Một dây trường xuân già, già lắm, rễ đã mục nát và sần sùi những mấu, leo lên đến giữa bức tường gạch. Hơi thở lạnh lẽo của mùa thu đã bứt rụng hết lá của nó, chỉ còn lại bộ xương cành, gần như trơ trụi, bám vào những viên gạch vỡ nát.
Tuy chưa đọc qua truyện ngắn nổi tiếng này của O'Henry nhưng cuối cùng nhỏ Diệp cũng đã nhìn thấy sợi dây leo mà truyện mô tả.
Cô Xiu, ngược lại, chẳng thấy gì. Khi cô Giôn-xy đếm đến "sáu" thì cô không nhịn được nữa:
- Gì thế, Giôn-xy?
Cô Giôn-xy mấp máy môi, thực ra cô tự nói với mình đúng hơn là để trae lời cô Xiu:
- Bây giờ chúng rụng mau hơn. Trước đây ba ngỳ còn có tới gần một trăm. Em đếm nhức cả đầu. Nhưng bây giờ thì thật là dễ. Lại một chiếc nữa. Giờ chỉ còn lại có năm thôi.
Nhỏ Diệp nhìn ra cửa sổ, thấy còn đúng năm chiếc lá trên dây trường xuân thật. Khi nãy số lá rõ ràng nhiều hôn. Người ta làm thế nào để rụng đi những chiếc lá một cách khéo léo như thế nhỉ? Nó tự hỏi, đầy thán phục.
Cô Xiu vẫn chưa hiểu bạn mình đan nói tới chuyện gì. Trán cô nhăn tít:
- Năm gì, Giôn-xy?
- Những chiếc lá. Những chiếc lá trên dây trường xuân. Khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì em cũng sẽ lìa đời.
Cô Xiu ngước mắt nhìn ra bên ngoài. Bây giờ thì cô đã thấy những gì bạn cô thấy. Và đã hiểu những gì bạn cô nghĩ trong đầu. Cho nên cô quay vào:
- Bậy nào! Những chiếc lá là những chiếc lá. Em là em. Chẳng liên quan gì với nhau!
- Chị đừng an ủi em. Liên quan lắm chứ. Em biết điếu đó đã ba ngày nay rồi! - Cô Xiu nói, rồi cô yếu ớt nhấc tay lên chỉ ra cửa sổ - Kìa! Lại thêm một chiếc lá rụng nữa kìa! Như vậy là còn bốn chiếc.
- Nhỏ Diệp tự nhiên nghe lành lạnh sống lưng. Mặc dù Quý ròm xác nhận với nói là rốt cuộc cô hoạ sĩ Giôn-xy vẫn sống nhăn nhưng trông cái cảnh cô thiểu não đếm từng chiếc lá rụng như đếm những giọt máu cuối cùng đang rủ nhau lần lượt lìa bỏ cơ thể cô, nó không khỏi sợ hải.
Ngay cả Quý ròm cũng thế. Cách diễn xuất thần của các diễn viên khiến nó trừng trừng nhìn dây trường xuân trút lá, cảm giác như đang nhìn một con người chuẩn bị trút hơi thở cuối cùng.
Ở trên kia, cô Xiu cũng khẽ rùng mình. Cô tìm cách lái câu chuyện qua đề tài khác:
- Bây giờ chị đi nấu cháo cho em ăn nhé.
- Em không ăn đâu. Em muốn thấy chiếc lá cuối cùng rụng trước khi trời tối. Em đợi mãi đã mệt lắm rồi. Em muốn nhìn thấy lúc em xuôi tay ra đi cùng với nó, chị Xiu à.
Cô Giôn-xy vừa nói từ từ khép mắt. Cô chưa chết đâu. Vì chiếc lá cuối cùng vẫn chưa lìa cành. Cô thiếp ngủ đó thôi
TRONG KHI VỞ KỊCH CHUYỂN CẢNH, nhỏ Diệp có cảm giác ai đang đốt lửa dưới chỗ ngồi của mình. Nó liên tục nhấp nhổm:
- Có thật là cô Giôn-xy không chết không hở anh?
- Thật mà.
- Thế chiếc lá không rụng sao?
- Rụng.
- Em không tin. Nếu chiếc lá rụng thì cô Giôn-xy cũng sẽ không sống nữa. Cổ đã nhất quyết như vậy rồi.
- Ừ.
Quý ròm ớm ờ đáp. Tiếng "ừ" của nó chẳng có ý nghĩa gì cả, không ra tán tán thành cũng không ra phản đối. Cho nên khuỷu tay nó lập tức bị nhỏ Diệp nắm chặt.
Nhỏ Diệp không nắm suông. Nó giật giật, lay lay:
- Ừ là sao?
- Là đúng như m ày nói, cô Giôn-xy khăng khăng đòi chết theo chiếc lá.
Quý ròm không trả lời còn đỡ. Nó càng nói, nhỏ Diệp càng méo xệch miệng. Nhưng nhỏ Diệp không có thì giờ để phụng phịu. Trên sân khấu ánh sáng tự dưng mờ hẳn đi và trong cảnh nhá nhem đó thình lình nổi lên tiếng, gió rít, rồi tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng những vụn tuyết quất rào rào vào cửa sổ.
Nhỏ Diệp biết đó là màn đêm và nó mở to mắt khi phát hiện một bóng người nhỏ thô đang co ro bước ra khỏi cửa, dọ dẫm trong mưa.
Một tay ôm cọ và bảng màu, tay kia cầm cây đèn bão, con người bí mật đó dường như không sợ gió rét. Ánh đèn bão trong tay hắt lên mớ râu tóc loăn xoăn cho biết đó là cụ Be-man và trong ánh sáng leo lét của ngọn đèn, nhỏ Diệp ngạc nhiên thấy trên vai cụ còn có một cái thang.
- Cụ Be-man vác thang đi đâu vậy kìa?
Nhỏ Diệp thì thầm, như đang tự hỏi. Nhưng rồi thấy nếu mình tự hỏi thì mình không tài nào trả lời được, nhỏ Diệp quay sang bên cạnh:
- Cụ Be-man làm gì thế hở anh?
- Mày nhìn thì biết! - Quý ròm gọn lõn.
Nhỏ Diệp chán quá, lại nhướn mắt nhìn xuyên qua màn đêm và màn mưa.
Nhưng ánh sáng trên sân khấu mỗi lúc một mờ dần, cụ Be-man chỉ còn là một chiếc bóng nhấp nhoáng.
Chắc chắn cụ đang làm gì đó, nhỏ Diệp biết thế, nhưng làm gì thì nó không trông rõ, cũng không đoán ra.
Khi ánh sáng bừng lên thì tiếng gió mưa đã tắt, cụ Be-man cũng không còn trên sân khấu. Thay vào đó là căn phòng của hai nữa họa sĩ trẻ.
Cô Giôn-xy vẫn nằm đằng giường, đưa cặp mắt đờ đẫn nhìn về phía cửa sổ, thều thào nói:
- Trời sáng rồi. Chị kéo tấm rèm che lên giùm em đi!
Xiu làm theo một cách chán nản. Nhưng ô kìa, sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phủ phàng kéo dài cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá trường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Tuy gần cuống lá vẫn giữ màu xanh thẫm, nhưng rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, dù vậy chiếc lá dũng cảm vẫn bám vào cành.
Giôn-xy nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi co gọi Xiu đang quậy món cháo gà trên lò hơi đốt:
- Em thật là một con bé hư, chị Xiu ạ. Có một cái gì đó đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy để em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết đúng là có tội. Để em ngồi dậy xem chị nấu nướng nha!
Nhỏ Diệp kinh ngạc không kém gì Giôn-xy. Nó reo khẽ, người ngứa ngáy vì cố kềm tiếng vỗ tay:
- Hay quá! Vẫn còn một chiếc lá!
Buổi chiều, bác sĩ tới và khi ông ra về. Xiu theo ông ra hành lang.
- Cô Giôn-xy đỡ được năm phần mươi rồi! - Bác sĩ nói và cảm thấy bàn tay mảnh dẻ run rẩy của Xiu - Bây giờ tôi phải xuống dưới nhà thăm một bệnh nhân khác. Tên cụ là Be-man, hình như cũng là một hoạ sĩ gì gì đó. Cũng lại chứng sưng phổi. Ông cụ già yếu, bệnh tình nguy kịch, chả có hy vọng gì.
Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu:
- Cô Giôn-xy đã thoát khỏi nguy hiểm rồi! Chị đã thắng!
Nhỏ Diệp có cảm tưởng vị bác sĩ đang nói với nó. Trong một thoáng, nó nhận ra nụ cười đang nở trên môi mình. Nỗi phập phồng trước số phận của cô Giôn-xy đeo đắng nó từ nãy đến giờ bỗng tan biến, thay vào đó là nỗi hân hoan nhẹ nhõm. Nó cười lặng lẽ trong bóng tối như thế có đến một lúc lâu.
Và buổi chiều hôm đó, Xiu tới bên giường Giôn-xy đang nằm và đang vui vẻ đan một chiếc khăn quàng len màu xanh thẫm. Xiu ôm lấy cả người Giôn-xy lẫn những chiếc gối:
- Chị có câu chuyện muốn nói với em. Hôm nay cụ Be-man đã chết vì sưng phôi ở bệnh viện rồi. Cụ ấy ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ấy ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Mọi người không ai hiểu được cụ đã đi đâu trong một đêm khủng khiếp như thế, nhưng rồi họ tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn cháy sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, vài chiếc bút lông rơi vụng vãi và một bảng màu xanh vàng pha trộn lẫn lộn, và em ạ, hãy nhìn ra ngoài cửa sổ kia, hãy nhìn chiếc lá trường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có tự hỏi tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi có gió thổi không?
Nói đến đây, cô Xui ngừng lại khiến không chỉ nhỏ Diệp mà tất cả khán giả, à quên, không tín Quý ròm, đều tự động chồm tới trước để cố nghe cho rõ...
- Ồ, em thân yêu, đó chính là tác phẩm của cụ Be-man đấy. Cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng.
Ở dưới khán phòng dậy lên những tiếng xuýt xoa kinh ngạc và thương cảm. Và ở bên cạnh Quý ròm, đôi mắt nhỏ Diệp bỗng nhòe đi.
Phần kết, vở kịch gần như giữ nguyên lời thoại trong truyện. Nhưng đoạn sau đây thì Quý ròm biết chắc là đã được thêm vô.
Cô Xiu vuốt tóc bạn mình, giọng trở nên bâng khuâng:
- Có lẽ đó là bức tranh ý nghĩa nhất trong cuộc đời cầm cọ của cụ Be-man, là kiệt tác mà cụ đã chờ đợi hai mươi lăm năm nay...
Khi cô Xiu nói câu cuối cùng, cũng là lúc bức màng nhung từ từ khép lại.
Khán giả bên dưới lặng thinh, như chưa thoát ra khỏi sự ám ảnh của vở kịch. Không ai nhỏm dậy khỏi chỗ, dù màn đã khép. Mọi người đang chìm sâu trong ghế, nói chính xác hơn, đang chìm sâu trong tâm trạng của mình.
Chỉ khi bức màng nhung đột ngột được kéo sang hai bên lần nữa và tất cả các diễn viên tham gia vỡ kịch: Văn Vui, Thu Hà, Hồng Hạnh, Hồng Minh, vẫn còn trong hình dạng của cụ Be-man, cô Xiu, cô Giôn-xy và người bác sĩ, đứng sắp hàng ngang trên sân khấu cúi đầu chào khán giả thì mọi người như bừng tĩnh và ngay lập tức những tráng pháo tay thì nhau bùng nổ.
Nghe những tiếng vỗ tay rào rào vang dội và kéo dài kia, anh em Quý ròm có cảm tưởng rạp đang đầy kín người xem chứ không phải thưa thớt như tụi nó nhìn thấy.
Nhỏ Diệp vừa vỗ tay vừa chăm chú nhìn các nghệ sĩ bằng ánh mắt ngưỡng mộ. Bất chợt, trong một thoáng,nó bắt gặp cụ Be-man đang nhìn nó.
Nó định mở miệng cưới với cụ nhưng những lời giải thích của Quý ròm chợt hiện lên trong đầu làm nó gạt bỏ ngay ý định đó. Không phải cụ Be-man đang nhìn mình, nhỏ Diệp thì thầm, cụ đang nhìn bao quát, cụ đang nhìn đám đông chứ không nhìn một người cụ thể nào.
Nhưng cụ Be-man vẻ như không dời mắt khỏi nó. Nhỏ Diệp chớp mắt hai ba cái, ngạc nhiên thấy cụ vẫn chưa nhìn đi chỗ khác. Nhỏ Diệp ngồi ở hàng ghế trên cùng nên khoảng cách giữa nó và cụ Be-man khá gần. Nó biết nó không trông lắm. Đích thị cụ Be-man đang nhìn chằm chằm về phía nó và anh nó ngồi. Thậm chí, có một lúc nó có cảm giác cụ Be-man khẽ mỉm cười với nó.
Nhỏ Diệp không dám nói điều đó với Quý ròm, sợ anh mình lại chế giễu. Nó đang định mỉm cười với cụ thì bức màn nhung từ từ khép và lúc này cụ Be-man đang một lần nữa cúi gặp người xuống chào khán giả trước khi cùng các diễn viên khác khuất hẳn đằng sau bức màng.
Những tràng vỗ tay từ dưới khán phòng lại vang lên, lần này mọi người vừa vỗ tay vừa lục đục đứng lên khỏi chỗ ngồi, nối đuôi nhau lần bước ra cửa.
Quý ròm đập lên cánh tay nhỏ Diệp:
- Đi!
Hai anh em dọ dẫm dọc lối đi giữa hai hàng ghế.
Nhỏ Diệp bám tay anh, trầm trồ:
- Hay ghê anh há?
Nhỏ Diệp khen "hay ghê" lần này không biết là lần thứ mấy.
- Ừ.
- Ba mẹ không đi xem, tiếc quá!
Quý ròm cười:
- Nếu ba mẹ đi xem thì tao và mày làm sao biết được đoàn kịch Vàm Cỏ diễn hay đến vậy.
- Ờ há.
Nhỏ Diệp lỏn lẻn.
Và ngay sau lõn lẽn và kinh ngạc, vì lúc đó nó chợt phát hiện Quý ròm không tiến ra cửa mà đi ngược về phía trong:
- Anh đi đâu vậy?
- Nhỏ Diệp dòm dáo dác, bắt gặp những dòng chữ gentlemen và ladies cháy đỏ trên những cánh cửa hai bên khán phòng, liền "à" lên với vẻ hiểu biết:
- Anh đi vệ sinh hở?
- Không! Tạo định lẻn ra hậu trường phía sau chơi.
Quý ròm đáp, và nó quay lại kéo tay em nó:
- Đi với tao!
Bụng nơm nớp, nhỏ Diệp tất tả bước theo. Nhưng mới đi chửng vài ba bước, nó không kềm được, lại buộc miệng hỏi:
- Đằng đó có gì mà chơi?
- Đ xem mặt nghệ sĩ.
Vừa đáp Quý ròm vừa háo hức đặt chân bục cầu thang dẫn lên sàn diễn.
Nhoáng một cái, nó và nhỏ Diệp đã đứng trước bức màng buông rủ bên cánh gà sân khấu.
Quý ròm hồi hộp nhìn bức màn một hồi rồi dè dặt đưa tay vén lên.
Ngay lúc đó, nó và nhỏ Diệp không hề hay biết ở bên dưới, trong một khán phòng khuất tối, có hai cặp mắt đang quan sát tụi nó.
Khi Quý ròm và nhỏ Diệp khuất sau cánh gà, hai cặp mắt đó quay sang nhìn nhau, trong ánh mắt lộ ra vẻ kinh ngạc:
- Tụi nó đi đâu thế nhỉ?
- Chẳng lẽ con mình đã biết cả rồi ư?
HẬU TRỪƠNG LÀ MỘT CĂN PHÒNG dài hình chữ nhật. Trong căn phòng không lấy gì làm rộng rãi đó, chật ních những đồ lễ hoá trang, những đạo cụ sân khấu, tứ kê sát tường, thứ treo lủng lẳng trên những sợi dậy chằng chi chít trên trần nhà, có những thứ chất đống bề bộn trong góc.
Giữa mớ ngổn ngang đó là một chiếc mặt bàn chạy dọc tường, được cất vào vách bằng những giá đỡ hình thước thợ, có gắn những tấm gường cách quãng nhau.
Lúc Quý ròm và nhỏ Diệp vào tới bên trong, sau khi phải xông qua ba bốn lớp màn bùng nhùng ở chỗ cánh gà, thì trước mỗi tấm gương đã có người ngồi.
Đó chính là các diễn viên vừa tham gia vở kịch Chiếc lá cuối cùng. Họ ngồi trước gương đang tẩy xóa son phấn và khoan khoái gỡ bỏ những chòm râu, những bộ tóc giả.
Một nhân viên hậu đài trông thấy Quý ròm và nhỏ Diệp lấp ló chỗ cửa ra vào. Anh ta trố mắt lên, nhạc nhiên bước lại:
- Các cháu đi đâu vậy?
Nhỏ Diệp hoảng hốt bước lui một bước, nấp sau lưng anh nó.
Quý ròm khá hơn một chút. Nó xoắn hay bàn tay, ấp úng đáp:
- Dạ, tụi cháu muốn đi xem... xem...
- Trời đất! - Cặp lông mày sâu róm của anh nhân viên trợn ngu7o75clên - Xem là xem lúc nãy, lúc nghệ sĩ đang diễn ngoài kia, chứ bây giờ có gì mà xem!
Rồi anh ta xua tay:
- Thôi, cách cháu ra ngoài đi! Còn để các nghệ sĩ nghĩ ngơi nữa chứ!
Cặp mắt Quý ròm cụp xuống. Nó ngượng wá, chẳng biết làm gì hơn là quay mình thất thểu đi ra. Lẽo đẽ phía sau là nhỏ Diệp, mặt mày tiu nghỉu đến tội. Hai đứa lúc này thật chẳng khác hai con mèo ướt chút xíu nào.
- Hai cháu ơi, đợi đã!
Một giọng nói bất thần vang lên. Chưa way lại, Quý ròm và nhỏ Diệp đã nhận ngay ra giọng nói của cụ Be-man, mặc dù gọng cụ lúc này nghe trre3 trung hơn khi cụ đứng trên sân khấu.
Hai đứa mừng rỡ way người lại, thấy cụ Be-man đang nói với anh nhân viên hậu đài:
- Anh cứ để bọn trẻ vào. Bọn chúng muốn gặp gỡ nghệ sĩ đó mà.
Rồi cụ đưa tay ngoắt Quý ròm và nhỏ Diệp, niềm nở:
- Lại đây, các cháu!
Quý ròm và nhỏ Diệp ríu rít bước lại, ngượng ngập trước ánh mắt của những người trong phòng đang đổ dồn vào tụi nó.
Diễn viên Văn Vui bây giờ đã gỡ mái tóc giả khỏi đầu. Nhưng bởi vì chòm râu bạc loăn xoăn vẫn còn quanh cằm và những nếp nhăn trên mặt vẫn chưa kịp tẩy xóa, nghệ sĩ tài hoa này vẫn còn mang cái dung mạo khốn khổ của cụ Be-man.
Quý ròm và nhỏ Diệp dĩ nhiên biết rõ người đang ở trước mặt mình là ai. Nhưng lạ lùng làm sao, tụi nói vẫn có cảm tưởng tụi nó đang trò truyện với chính cụ họa sĩ Be-man trong vở kịch vừa xem và tụi nó lấy làm thích thú về điều đó.
- Ông ơi, ông diễn kịch hay wá!
Nhỏ Diệp rụt rè lên tiếng. Nó khen cụ Be-man nhưng không biết có gì thất thố hay không nên giọng nó có phần hồi hộp.
Và nó yên tâm khi thấy cụ Be-man mỉm cười hiền hậu:
- Cảm ơn cháu. Nhưng hôm nay bị mệt nên ông diễn chưa thật hay lắm đâu.
Diễn viên Văn Vui nhìn bọn trẻ bằng ánh mắt vui vẻ, cố ý đáp lại cũng bằng giọng già nua của cụ Be-man. Người nghệ sĩ biết bọn trẻ thích như vậy.
Quý ròm khụt khịt mũi:
- Cháu thấy ông diễn đến tuyệt vời.
Nhỏ Diệp liếc mắt wa cá nghệ sĩ lúc này đã way vào các tầm gương gắn trên vách, hít hà:
- CÁc cô chú kia đóng cũng hay lắm, ông ạ.
Cụ Be-man gật gù:
- Ừ, đó là những nghệ sĩ tài năng.
Rồi cụ nhìn chăm chăm vào mặt hai đứa trẻ:
- Khi nãy các cháu ngồi ở hàng ghế đầu phải không?
- Dạ phải! - Nhỏ Diệp sáng mắt, sung sướng - Khi nãy ông có nhìn thấy tụi cháu hở ông?
- Ừ
Nhỏ Diệp kín đáo huých cùi chỏ vào hông Quý ròm, như muốn nói "Thấy chưa! Thế mà anh bảo là em giỏi tưởng tượng!"
Cụ Be-man lại hỏi:
- Không có người lơn đi cùng các cháu à?
- Không, ông ạ! - Nhỏ Diệp mau mắn giải thích - Ba mẹ cháu có một cặp vé mời nhưng ba mẹ cháu bận công chuyện không đi được. Thế là cháu rủ anh cháu đi!
Nhỏ Diệp đang hào hứng nên không nhận thấy nét buồn thoáng gợn trên mặt nhăn nheo của cụ Be-man. Nó tiếp tục nói với vẻ hăm hở:
- Ông biết không, xưa nay anh cháu chúa ghét kịch. Anh cháu chỉ mê xiếc và ảo thuật thôi. Thế mà hôm nay xem ông và các cô chú kia diễn, anh cháu cứ trầm trồ mãi.
Quý ròm không ngờ nhỏ Diệp hăng máu đến mức lôi tuốt tuột bí mật của nó ra. Nó không dám nhìn cụ Be-man, gãi đầu ngượng ngập:
- Đó là trước đây...
Cụ Be-man dường như không nghe Quý ròm phân trần. Ánh mắt thoáng chốc trở nên xa xâm, cụ nói giọng trầm trầm:
- Cuộc sống càng ngày càng thay đổi, kéo theo sự thay đổi thói wen thưởng thức nghệ thuật công chúng. Sân khấu một thời là nghệ thuật độc tôn, nay phải đương đầu với nhiều loại hình hấp dẫn khác...
Anh em Quý ròm bất giác đưa mắt nhìn nhau, không rõ có phải cụ Be-man đang nói chuyện với tụi nó hay không.
- Nhưng những nghệ sẽ chân chính gắn bó với nghệ thuật không phải vì tiền tài, cũng không phải vì danh vọng. Xư nay những nghễ sĩ chân chính sống chết với nghề chủ yếu vì lòng yêu nghề, vì niềm đam mê cháy bỏng đối với nghệ thuật. Có một ngọn lửa chay không nguôi trong tim họ. Ngọn lửa đó, tiếc thay người ngoại đạo ít khi nhìn thấy...
Cụ Be-man vẫn mại mê với những ý tưởng trong đầu mình. Và đến lúc này thì Quý ròm và nhỏ Diệp tin chắc cụ không đinh tâm trò truyện với chúng. Vì vậy, hai đưa đứng lặng thinh nhìn ngắm người nghệ sĩ bằng đôi mắt mở to, vừa hiếu kỳ lại vừa bối rối.
Trong khi Quý ròm và nhỏ Diệp không biết làm gì trong hoàn cảnh bất ngờ này, một tiếng động khẽ ở bàn hóa trang đã kịp thơi đánh thức cụ Be-man khỏi giấc mơ miên man của mình.
Cụ choàng tỉnh, chớp chớp mắt nhìn hai khán giả hâm mộ tí hon đang đứng thuôn mặt, lúng túng nói:
- À.. ờ... Chậc, tự nhiên ông lại đọc "diễn văn" trước mặt các cháu...
Nhỏ Diệp nhoẻn miệng cười:
- Không sao, ông ạ.
Cụ đưa tay xoa đầu nhỏ Diệp, giọng trìu mến:
- Cháu ngoan lắm. Ờ, nãy giờ ông quên hỏi các cháu tên gì, học lớp mấy rồi?
Nhỏ Diệp liền thoáng:
- Cháu tên Diệp, năm nay học lớp sáu. Còn anh cháu tên Quý, học lớp chín.
Rồi nó cao hứng khoe:
- Anh cháu là "thần đồng toán" của nhà trường đấy ông ạ.
Cú quảng cáo bất ngờ của nhỏ em làm Quý ròm ngượng đỏ mặt. Cụ Be-man chưa kịp tấm tắc, nó đã rối rít xua tay:
- Không có đâu ông ơi.
Rời sợ cụ Be-man hỏi tới lui về chuyện đó, Quý ròm vội vã lái sang đề tài khác.
- Đoàn kịch Vàm Cỏ diễn hay thế sao chỉ diễn ở đây có hai đêm hở ông?
Cụ Be-man tặc lưỡi, khi cụ nói có cảm giác đôi vai cụ tư dưng thấp xuống:
- Vắng khách quá, cháu ạ. Cứ kéo dài như thế này, tiền vé sẽ không đủ trả tiền thuê rạp, chưa nói đến tiền bồi dưỡng cho anh em trong đoàn.
Trong một tháng, Quý ròm vả nhỏ Diệp tự dưng buồn lây nỗi buồn của cụ Be-man. Tụi nó còn bé quá, tụi nó chưa hiểu được khó khăn của nhưng người làm nghệ thuật. Cho nên nhỏ Diệp lại xuýt xoa:
- Lạ ghê, ông nhỉ? Kịch hay thế mà vắng khách!
Quý ròm ngập ngừng:
- Tối mai tụi cháu lại đi xem nữa, ông ạ.
Khi nảy ra ý định lẻn vào hậu trường, Quý ròm định hỏi cụ Be-man nhiều chuyện. Nhiều chuyện lắm. Rằng ông ơi, đóng kịch có khó không, ông tập vở Chiếc lá cuối cùng có lâu không hở ông, rằng làm sao ông đóng được vai cụ già say rượu giống đến thế, cái thứ nước màu đỏ trong chai ông cầm trên tay lúc đó có phải là rượu thật không... Nhưng rốt cuộc, nó chẳng hỏi được gì cả. Trong khi nó đang loay hoay chưa biết bắt đầu từ đâu thì tâm sự u buồn của cụ Bem-man đã lây lan sang nó khiến nó cảm thấy những thắc mắc của mình sao mà vụn vặt, tún mún quá.
Thế là nó bỗng buột miệng cái ý nghĩ bất chợt hiện ra trong đầu.
Cụ Be-man nhìn sững nó:
- Tối mai cháu lại đi xem?
- Dạ.
- Nhưng tối mai đoàn kịch Vàm Cỏ vẫn diễn vở Chiếc lá cuối cùng. Kịch mục lần này chỉ có độc một vở đó thôi cháu à.
Quý ròm lễ phép:
- Cháu biết, thưa ông.
Cụ Be-man gật gù:
- Hay lắm. Nếu hai cháu thích xem lại thì cứ đến.
Cụ Be-man thò tay vào túi:
- Ông sẽ tặng cho hai cháu một cặp vé mời.
- Cám ơn ông! - Quý ròm vội lên tiếng - Nhưng tụi cháu tự mua vé được mà.
- Không được! - Cụ Be-man lắc đầu quầy quậy - Đây la quà của ông cho những người bạn mới.
Và cụ rút hai chiếc vé mới trong túi ra.
Nhưng Quý ròm đã kêu lên:
- Cháu không nhận đâu, ông ơi. Tối mai không chỉ hai anh cháu đi xem. Cháu định rủ thêm vài đứa bạn nữa.
Cụ Be-man chừng như hiểu ra ý định của thằng bé trước mặt. Cụ "à" một tiếng, mắt long lanh:
- Thì ra hai cháu muốn ủng hộ đoàn kịch Vàm Cỏ. Hà hà, tốt lắm!
Cụ Be-man đưa tay vuốt chồm râu xoăn để che giấu sự cảm động:
- Thế thì ông khỏi cần tặng vé cho hai cháu nữa.
Cụ đút hai chiếc vé vào lại trong túi, cảm khái:
- Phải chi ba mẹ hai cháu cũng nhiệt tình như vậy...
- Tối mai, ba mẹ cháu không bận công chuyện thì thế nào cũng đi xem! - Nhỏ Diệp bất thần vọt miệng, ngay sau đó nó bỗng đâm lo về sự khẳng định táo bạo của mình.
Quý ròm sực nhớ ra một chuyện:
- Ông ơi, có phải ông gửi tặng vé cho ba mẹ cháu không?
- Ờ, ờ, không! - Cụ Be-man có vẻ bối rối trước câu hỏi bất ngờ của Quý ròm - Không phải ông. Chắc là có ai đó.
Quý ròm nhíu mày:
- Ai thế nhỉ?
Nhỏ Diệp níu tay anh, tươi tỉnh.
- Về hỏi ba mẹ là biết ngay chứ gì!
- Ừ nhỉ!
Bữa đó, cụ Be-man tiễn hai anh em Quý ròm ra tận chỗ cánh gà. Cụ nhìn nó bằng ánh mắt lưu luyến:
- Thôi, các cháu về nhé!
Cũng như Quý ròm, cụ Be-man có bao nhiêu câu muốn hỏi anh em nó. Nhưng cuối cùng cụ chẳng hỏi được câu nào. Cụ cũng chẳng hiểu vì sao. Vì thế mà lòng cụ bâng khuâng quá đỗi
Khi Quý ròm và nhỏ Diệp về tới nhà, ba mẹ nó đang ngồi uống nước ở phòng khách.
Chưa ai kịp hỏi câu nào, nhỏ Diệp đã sà lại xa- lông, tíu tít khoe:
- Đoàn Vàm Cỏ diễn kịch hay ghê, ba mẹ không đi xem tiếc quá!
Rồi như để chứng minh cho nhận định của mình, nhỏ Diệp phấn khởi tiếp:
- Anh Quý xưa nay không thích xem kịch, thế mà hôm nay cũng xuýt xoa mãi.
Quý ròm mỉm cười, không nói gì. Nhưng một khi nó không phản đối, có nghĩa là nó xác nhận nhỏ Diệp nói đúng.
Ba nhìn Quý ròm:
- Kịch hay lắm hở con?
- Dạ, tối nay đoàn kịch Vàm Cỏ diễn vở Chiếc lá cuối cùng chuyển thể từ truyện ngắn của O'Henry.
Ba gật gù:
- Ba biết truyện đó. Đó là truyện ngắn hay.
- Con chưa đọc truyện đó, nhưng bây giờ thì con biết rồi! - Nhỏ Diệp nhấp nhỏm như muốn chồm lên khỏi ghế. Nó bấm đốt ngón tay - Trong truyện có cô Xiu nè, cô Giôn- xy nè, cụ Be- man nè, có ông bác sĩ nữa nè. Người nào đóng cũng hay hết á. Con thích nhất là cụ Be- man. Cụ Be- man đóng hay đến nỗi con muốn khóc luôn.
Mẹ chữa lại:
- Diễn viên đóng vai cụ Be- man chứ không phải cụ Be- man đóng, con à.
Lần thứ hai trong một bóng tối, nhỏ Diệp bị nhắc nhở về chuyện này. Khi này, lúc ở trong rạp, Quý ròm cũng chỉnh nó y như vậy.
- Nhưng con vẫn thích nghĩ đó là cụ Be- man hơn! - Nhỏ Diệp phụng phịu.
Mẹ cười:
- Thôi, con muốn nghĩ đó là ai thì tuỳ con.
Thấy mẹ chiều theo ý mình, nhỏ Diệp tươi mặt lên, lại khoe:
- Tụi con còn được nói chuyện với cụ Be- man nữa đó. Nói chuyện lâu ơi là lâu luôn.
Mẹ tròn mắt, vẻ ngạc nhiên:
- Con gặp cụ ở đâu?
- Ở sau hậu trường chứ đâu. Văn kịch, anh Quý dẫn con ra sau hậu trường chơi.
Nhỏ Diệp nói tiếp bằng giọng hãnh diễn:
- Cụ Be- man còn tặng tụi con một cặp vé mời nhưng tụi con không lấy. Anh Quý bảo tối mai ảnh sẽ tự mua vé vào xem.
Đôi mắt của mẹ càng lúc càng mở to hơn:
- Tối mai tụi con lại đi xem nữa?
- Dạ
Mẹ nhíu mày:
- Thế tối mai đoàn kịch Vàm Cỏ diễn vở gì?
Quý ròm tặc lưỡi, và nó nhắm tịt mắt lại:
- Vẫn vở đó mẹ à.
- Lạ thật đấy! - Mẹ khẽ đưa mắt nhìn ba - Đi xem hai đêm liên tiếp chỉ mỗi một vở diễn!
Quý ròm phác một cử chỉ mơ hồ:
- Mẹ không hiểu đâu. Nghệ thuật kịch đang gặp khó khăn. Mà xưa nay những nghệ sĩ chân chính sống chết với nghề là vì niềm đam mê cháy bỏng đối với nghệ thuật. Có một ngọn lửa cháy không nguôi trong tim họ...
- Chà chà! - Ba "e hèm" một tiếng - Cậu nhóc nhà ta trở thành người bên vực cho kịch tự bao giờ thế. Lại ăn nói như một nhà lý luận nữa chứ, ghê thật!
Câu nói của ba khiến Quý ròm đỏ bừng mặt. Nó không rõ có phải ba nó đang chế giễu nó không. Nó cũng bàng hoàng nhận ra nó vừa lặp lại những điều cụ Be- man vừa nói với nó, những điều mà thực ra nó đã nghe một cách thờ ơ.
Dường như ba Quý ròm đọc được những ý nghĩ trong đầu con trai. Ông nhướn mày:
- Chắc là ông cụ Be- man đã tâm sự với con những điều này?
- Dạ.
Quý ròm cúi đầu xuống, lí nhí đáp, cảm thấy không được tự nhiên cho lắm.
May làm sao, như để trả ơn ông anh đã dẫn nó đi xem kịch tối nay, nhỏ Diệp làu tàu vọt miệng:
- Tối mai, không chỉ có anh Quý và con đi xem đâu: Cả anh Tiểu Long vả chị Hạnh cũng đi nữa.
Chắc là ba Quý ròm đang định nói gì thêm với con trai, nhưng nhỏ Diệp đã làm lạc mất ý nghĩ trong đầu ông. Thế là ông quay sang xoa đầu con gái:
- Hay lắm, con gái của ba. Xem một tiết mục văn nghệ hay, sau đó rủ bạn cùng xem là một điều nên làm.
- Ba ơi, cũng là để ủng hộ cho đoàn kịch nữa! - Được khen, nhỏ Diệp nổi hứng vung vít - Tại đoàn kịch của cụ Be- man ế lắm ba à.
Rồi nó tự bình luận:
- Diễn kịch hay như thế mà vắng khách, thật bất công!
Câu nói hồn nhiên của nhỏ Diệp khiến ba nó đột ngột rơi vào sự trầm tư. Ông ngồi lặng một lúc lâu rồi khẽ nói, giọng chìm hắn đi:
- Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp những chuyện như thế, con à. Đó không phải là điều gì đáng ngạc nhiên. Chỉ có điều, trong cuộc đời mình,cụ Be- man còn gặp thêm những bất công không đáng có... không đáng có chút nào...
Nhỏ Diệp chắc ba nó đang nói tới cụ Be- man trong vở kịch, liền kêu lên:
- Nhưng sự hy sinh của cụ có ý nghĩa lắm chứ ba! Cụ tuy chết đi nhưng con nghĩ đó là một cái chết đẹp!
Bà cầm chiếc khăn lau, đứng ở cửa ngách nhìn lên, sốt ruột đẹp!
- Thôi, các cháu đi tắm rửa rồi chuẩn bị ăn cơm, muộn lắm rồi!
Khi way đi, bà lẩm bẩm:
- Bữa nay ba cha con nhà này mắc chứng gì vậy kìa? Tự dưng ai nấy điều ăn nói văn hoa, bóng bẩy hẳn lên!
Tiểu Long và nhỏ Hạnh không biết Quý ròm đã bị kịch mê hoặc. Nên sáng hôm sau, nghe Quý ròm rủ:
- Tối nay, đi xem văn nghệ không?
Nhỏ Hạnh hỏi ngay:
- Xiếc hở, Quý?
Còn Tiểu Long thì cười:
- Hay là David Copperfield mới qua Việt Nam?
Quý ròm lắc đầu:
- Không! Đi xem kịch!
Quý ròm nói rõ tứng tiếng. Nhưng cả Tiểu Long lẫn nhỏ Hạnh đều nghĩ mình nghe nhầm.
Tiểu Long chồm sát mặt Quý ròm.
- Kịch? Trời đất, tao có nghe lộn không vậy?
Nhỏ Hạnh đẩy gọng kính trên sống mũi, giọng nghi ngờ:
- Nếu mình không nghe lộn, chắc là Quý nói lộn.
- Các bạn không nghe lộn mà thằng ròm này cũng không hề nói lộn! -Quý ròm đập tay lên ngực - Chính xác là tôi rủ hai bạn tối nay đi xem kịch với tui.
- Rõ rồi! - Tiểu Long vò đầu - Nhưng tao vẫn không hiểu tại làm sao mà tự dưng mày lại rủ đi xem kịch? Mày là chúa ghét kịch mà!
- Trước nay tụi này rủ Quý đi xem kịch bao nhiêu lần mà Quý có đi đâu! - Nhỏ Hạnh nheo mắt tiếp.
- Hồi trước khác, bây giờ khác! - Quý ròm hếch mặt lên trời, và khi người ta hếch mặt lên trời một cách ngạo nghễ như vậy có nghĩa người ta sắp sửa "xổ" triết lý cao siêu - Cuộc sống càng ngày càng thay đổi, tất phải kéo theo sự thay đổi thói wen thưởng thức nghệ thuật của công chúng chứ!
Tiểu Long và nhỏ Hạnh không biết Quý ròm "thuổng" câu nói của cụ Be- man ngoài đời, lần thứ hai trong vòng năm phút cặp mắt hai đứa lại tròn xoe.
Tiểu Long lắp bắp:
- Mày... mày... hù doạ gì tụi tao thể hở ròm?
- Ghê quá! - Nhỏ Hạnh cười khúc khích - Nhà toán học lại định kiêm luôn nhà xã hội học cơ đấy!
Quý ròm chấm dứt cuộc chất vấn và trêu ghẹo của hai bạn bằng cách way lại đề tài chính:
- Thế nào? Tối nay đi chứ?
Nhỏ Hạnh liếm môi:
- Nhưng đoàn kịch nào diễn?
- Diễn ở đâu? - Tiểu Long nối lời.
Quý ròm ngắn gọn:
- Đoàn kịch Vàm Cỏ. Rạp Cao Đồng Hưng.
- Đoàn kịch Vàm Cỏ? - Nhỏ Hạnh nhíu mày - Mình chưa nghe wa bao giờ!
- Ừ, - Tiểu Long đưa tay quẹt mũi - rạp Cao Đồng Hưng thì tao biết, nhưng đoàn kịch Vàm Cỏ thì thua. Nghe lạ wá hà!
Quý ròm hừ mũi:
- Đừng đánh giá con người wa tên tuổi...
- Ở đây là đánh giá đoàn kịch chứ không phải đánh giá con người! - Nhỏ Hạnh chúm chím.
Quý ròm nghiến răng:
- Nhưng một đoàn kịch bao giờ cũng xây dựng trên những con người...
Nhỏ Hạnh chỉ muốn trêu bạn. Thấy thằng ròm bắt đầu nổi quạu, nó lập tức hỏi lảng:
- Thế tối nay đoàn kịch đó diễn vở gì?
- Vở Chiếc lá cuối cùng.
- A, tao biết rồi! - Tiểu Long reo lên - Vở này chắc dựa theo truyện ngắn của O'Henry?
- Ừ.
Tiểu Long huơ tay:
- Vậy phải đi xem mới được!
Nhỏ Hạnh cũng hào hứng không kém:
- Nhất định là phải đi rồi!
Quý ròm như nở từng khúc ruột. Nó đã định "quảng cáo" về tài diễn xuất của các nghệ sĩ trong đoàn kịch Vàm Cỏ, nhưng thấy Tiểu Long và nhỏ Hạnh nhanh chóng nhận lời, nó liền từ bỏ ý định đó. Nó cũng không hề hé môi về chuyện nó đã gặp và trò chuyện thân mặt với diễn viên tài hoa Văn Vui, người thủ vai Be- man một cách thần sầu, mặc dù nó ngứa miệng khủng khiếp.
Chẳng wa Quý ròm không muốn bị chọc ghẹo. Từ một người chê bai kịch nghệ không tiếc lời, nó biến thành một tín đồ trung thành của sân khấu kịch nói, chỉ riêng sự thay đổi 180 độ đó đáng để hai đứa bạn nó cười cợt rồi. Nếu kể thêm thêm chuyện nó lẻn vô hậu trường rạp Cao Đông Hưng để được chiêm ngưỡng, để được trò truyện và "bắt tay thân mật" với các nghệ sĩ thì xấu hổ wá. Quý ròm không muốn Tiểu Long và nhỏ Hạnh xem nó là kẻ đầu hàng wá hăng hái, dù là đầu hàng một bộ môn nghệ thuật rất đáng được ngưỡng mộ.
Vì vậy rốt cuộc Quý ròm đã không nói thêm bất cứ một điều gì, ngoài lời giao hẹn:
- Đúng bảy giờ rưỡi có mặt ở nhà tôi nhé!
Quý ròm và nhỏ Diệp hoàn toàn bất ngờ trước khung cảnh rộn rịp ở rạp Cao Đồng Hưng.
Tối hôm wa, lúc hai anh em đến đây, rạp vắng tanh vắng ngắt. Trước sau chỉ loe hoe vài khán giả. Dân thành phố không buồn ngó ngàng tới con cọp kịch nói gầy gò vừa rón rén lìa khu rừng tỉnh lẻ.
Hôm nay khác hẳn. Trước cửa rạp đông nghẹt những người đang chen chúc xếp hàng chờ vào xem. Tiếng người lớn trò chuyện răm ran, tiếng trẻ con cười đùa nhí nhố. Người gác cửa mặt mày tươi roi rói, xe vé mỏi cả tay.
Hai anh em Quý ròm như không tin vào mắt mình. Thậm chí Quý ròm lèn thò tay véo vào đùi để xem mình mơ hay tỉnh.
Nghe đau đau, nó biết nó đang tỉnh hư sáo. Nó biết nó tỉnh còn bởi đúng lúc đó Tiểu Long buột ra tiếng xuýt xoa:
- Kịch đông khách thế này chắc là hay lắm hém mày!
Quý ròm không dám nói tối hôm wa rạp vắng đến mức nó ngồi xem kịch còn nghe rõ tiếng ruồi bay. Nghe Tiểu Long trầm trồ, nó chỉ cười ra vẻ ta đây đã nói thì có đời nào sai.
Nhỏ Diệp không hiểu tâm sự của ông anh, lầu tàu vọt miệng:
- Tại anh Tiểu Long không biết đó thôi, chứ tối hôm wa...
Nhỏ Diệp đang nói nửa chừng bỗng ngưng bật. Vì đột ngột nó nghe đầu nó nhói một cái. Tại Quý ròm vừa bí mật cốc nó một phát đau điếng đó mà.
- Tối hôm wa sao? - Thấy nhỏ Diệp tự nhiên ngừng ngang, Tiểu Long sốt ruột hỏi.
- Tối hôm wa hả? - Quý ròm cười hề hề, đỡ lời - Ý nhỏ Diệp muốn nói là tối hôm wa rạp còn đông khách hơn bữa nay gấp mấy lần nữa đó!
Ở bên cạnh, nhỏ Hạnh đang trông ngang ngó ngửa. Nó không tham gia câu chuyện của các bạn, mãi chăm chú wan sát khung cảnh chung wanh với vẻ ngạc nhiên lồ lộ trên gương mặt.
- Lạ thật! - Một lát, như không kềm chế được, nó lẩm bẩm.
- Gì thế hở Hạnh? - Quý ròm cô bạn gái.
Nhỏ Hạnh vẫn dán mắt vào đoàn người đang rồng rắn xếp hàng trước mặt, nhận xét:
- Sao người nào cũng dẫn theo con cái thế?
- Ừ, - Tiểu Long phụ họa - trẻ em đông không thua gì người lớn.
Bây giờ Quý ròm mới để ý. Trong số khán giả đang lũ lượt kéo nhau vào rạp kia, gần như người nào cũng đi kèm với một đứa bé.
- Có gì lạ đâu! - Nhỏ Diệp vui vẻ nói - Em nghĩ là vở kịch này rất hợp với trẻ em.
Nhỏ Diệp vừa dứt câu, lập tức xảy ra một chuyện rất lạ.
Đó là một tiếng kêu lánh lót bất thần vang lên từ chỗ đoàn người xếp hàng:
- Chị Hạnh, anh Quý, anh Tiểu Long, chị Diệp!
Cả bọn giật mình dáo dác nhìn về phía phát ra tiếng kêu, và ai nấy đều sửng sốt khi nhận ra đó là thằng Tùng, em nhỏ Hạnh.
- Em đi với ai thế? - Nhỏ Hạnh ngạc nhiên hỏi.
Thằng Tùng trả lời bằng cách nở một nụ cười tinh wái và chỉ tay vào người đàn ông đang đứng ngay phía trước.
- Ba!
Nhỏ Hạnh thảng thốt kêu lên.
Tiếng kêu của nhỏ Hạnh khiến ba đứa bạn nó kinh ngạc đến há hốc miệng, còn ba nó thì way lại mỉm cười:
- Tụi con lại đằng wầy mua vé đi, sao còn đứng đó?
Nhỏ Hạnh bước về phía ba nó, phụng phịu:
- Ba đi xem kịch chỉ dắt thằng Tùng theo mà không dắt con hà!
Tùng bênh vực ba:
- Ba biết tối nay chị đi xem với anh Quý, anh Tiểu Long và chị Diệp chứ bộ.
Nhỏ Hạnh định hờn dỗi với ba nó thêm vài câu nữa nhưng đoàn người liên tục nhúc nhích, không ngừng cuốn ba nó về phía trước nên nó đành nín thinh, chỉ gật đầu khi ba nó ngoái cổ lại nhắc:
- Mua vé đi con! Sắp diễn rồi đó!
Khi nhỏ Hạnh quay lại, Quý ròm nhìn nó bằng ánh mắt nghi ngờ:
- Bạn không biết tối nay ba bạn dẫn thằng Tùng đi xem kịch Vàm Cỏ thật à?
- Hạnh không biết thật mà! - Nhỏ Hạnh gật rồi, rồi tặc lưỡi nói thêm - Nhưng ba Hạnh thì biết tối nay Hạnh cùng mấy đứa bạn đến đây!
- Vậy thì rõ rồi! - Quý ròm reo lên - Chẳng wa ba bạn muốn tạo bất ngờ cho vui đó thôi.
Quý ròm nói câu đó với vẻ kêu hãnh của nhà bác học Newton vừa phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn từ wả táo rơi.
Nhưng đến khi vào rạp, ngồi chưa kịp nóng chỗ, nó đã nhanh chóng nhận ra ngay mình không phải là Newton. Vì cánh tay áo bên trái của nó không hiểu sao cứ giật giật.
Thoạt đầu Quý ròm không để ý đến hiện tượng kỳ lạ đó. Nó không nghĩ có ai giật tay áo nó. Vì khi len vào chỗ ngồi, nó là người dẫn đầu. Vì căn cứ theo số ghế trên vé, nó ngồi bên tai trái. Bên tai phải nó, theo thứ tự là Tiểu Long, nhỏ Hạnh và nhỏ Diệp.
Như vậy, không thể nghi ngờ vào đâu được, ngồi bên tay trái nó dứt khoát là một người lạ hoắc lạ huơ. Một người lạ hoắt lạ huơ thì không thể vô cớ túm áo một người lạ huơ khác mà kéo lấy kéo để như kéo co thế được.
Cho nên, Quý ròm thờ ơ cho rằng cái đang giật giật đó là bắp thịt trên cánh tay nó. Xưa nay, cánh tay nó thỉnh thoảng vẫn giật giật như vậy.
Nhưng rồi Quý ròm không thể thờ ơ nổi nữa. Vì bắp thịt trên tay không hiểu mắc chứng gì cứ giật hoài giật hủy.
Nó ngoánh cổ nhìn, tá hoả khi nhận thấy cái sự giật giật nãy giờ không phải do cánh tay nó mà do cánh tay người khác. Rõ ràng có một bàn tay đang kiên trì kéo áo nó.
Nó đưa mắt lướt từ bàn tay kẻ lạ lên cánh tay, lên cổ, cuối cùng lên mặt. Rồi ngỡ ngàng kêu khẽ:
- Ủa, mày hả Đạt?
Đạt là bạn cùng lớp với thằng Tùng. Thấy rốt cuộc Quý ròm cũng chịu way wa, Đạt khoái chí toét miệng cười:
- Em nhìn thấy các anh chị nãy giờ.
- Trời đất! - Quý ròm chưa hết sững sờ về sự gặp gỡ khó tưởng tượng nổi này - Mày đi với ai vậy?
Một cái đầu thò ra sau cái đầu thằng Đạt. Và cũng như cái đầu Đạt, cái đầu này cười toe toét:
- Nó đi với em chứ ai.
Quý ròm ngẩn tò te nhìn cái đầu mới, không nói được một tiếng nào. Mãi một lúc, nó mới thở hắt ra:
- Thật không tin nổi! Bộ tối nay cả lớp mày kéo hết đến rạp Cao Đồng Hưng hả Khánh?
Cái đầu mới tứ là cái đầu của thằng Khánh. Nghe Quý ròm hỏi, nó đáp tỉnh khô:
- Dạ.
- Cả lớp? - Quý ròm hỏi lại bằng giọng muốn khóc, chưa bao giờ đầu nó ong ong u u như bữa nay.
Khánh trả lới ông nah bằng cách đảo mắt nhìn quanh. Rồi nó hớn hở chỉ tay sang dãy ghế đối diện:
- Tụi thằng Nghị, thằng Tường và nhỏ Cúc Phương ngồi bên kia kìa.
Quý ròm quay ra sau, gọi giật:
- Tiểu Long, Hạnh, Diệp! Có cả thằng Đạt và thằng Khánh ở đây nè!
Trong thoáng chốc, cả hai phe chồm wa chồm lại, hỏi han tíu tít.
Thấy người đàn ông ngồi bên cạnh thằng Khánh đang mỉm cười nhìn wa, nhỏ Hạnh hạ giọng hỏi:
- Ai ngồi kế em vậy Khánh?
- Dạ, ba em.
Mắt Tiểu Long sáng lên, nó tỏ ra thông minh:
_Vậy, người phụ nữ ngồi kế ba em chắc lá mẹ em?
- Dạ, không. Đó là mẹ bạn Đạt.
Quý ròm chép miệng:
- Lạ wá lạ! Tự nhiên cả lớp tụi mày kéo nhau đi xem kịch.
Đạt khoe:
- Còn mấy lớp khác nữa.
Nhỏ Diệp ngọ ngoạy đầu, hào hứng:
- Hèn gì bữa nay rạp chật cứng!
Tiểu Long tò mò:
- Thế nhà trường cho vé à?
- Dạ, nhà trường cho! - Đạt chưa kịp lên tiếng, thằng Khánh đã giành trả lời - Nhà trường phát cho mỗi học sinh hai vé để ba mẹ hoặc anh chị đi kèm.
Tiểu Long gật gù:
- Thảo nào!
Nhỏ Hạnh nhìn Quý ròm, tủm tỉm:
- Vậy thì nãy Quý đoán sai rồi. Ba mình và thằng Tùng đi theo vè của nhà trường, chứ không phải cố tình gây bất ngờ cho mình.
Quý ròm chống chế:
- Nhưng ba Hạnh và thằng Tùng không nói gì với Hạnh về chuyện đó, tức là cố ý tạo bất ngờ rồi.
Lý lẽ của thằng ròm xác đáng đến mức nhỏ Hạnh không tìm ra câu nào để trêu bạn nữa. Nó bèn ngoáy đầu nhìn wanh các dãy ghế:
- Ba mình và thằng Tùng ngồi ở đâu há?
Nhỏ Hạnh chưa kịp tìm ra chỗ ngồi của ba nó và em nó thì tiếng người xướng ngôn viên đã vang lên:
- Đoàn kịch Vàm Cỏ hân hạnh đón chào bà con cô bác. Bây giờ xin mới bà con cô bác ổn định chỗ ngồi, vở diễn sắp bắt đầu...
So với hôm wa, hôm nay tiếng người xướng ngôn viên nghe hoan hỉ hơn nhiều. Khán giả bất ngờ ken kín rạp khiến tiếng nói của ông run lên, phấn khởi và xúc động.
Và cũng như hôm wa, người xướng ngôn viên vừa dứt lời, các ngọn đèn trong rạp đồng loạt phụt tắt. Trong bóng tối, có thể nghe rõ tiếng thằng Đạt cười hí hí với thằng Khánh:
- Hách wá! Tao và mày cũng là "bà con cô bác" đấy!
Thằng Khánh có lẽ định lên tiếng phụ họa nhưng ngay lúc đó bức màng nhung trước mặt từ từ kéo sang hai bên, phơi ra những bóng người thấp thoáng dưới thứ ánh sáng xanh mờ khiến nó bất giác mím môi lại.
Và không chỉ thằng Khánh. Khán phòng chật ních những tiếng rì rầm tự nhiên lặng phất khi sân khấu mở ra và điệu nhạc dìu dắt khoan thai cất lên.
Quý ròm ngạc nhiên khi cảm thấy mình đột ngột rơi vào trạng thái ngất ngây hồi hộp y như hôm wa. Nó nhận ra nó đang nín thở. Nó đang cắn chặt môi để đè nén cảm xúc.
Quý ròm khẽ cựa quậy người và liếc sang hai bên. Chung quanh nó, những gương mặt quen thuộc cũng đang nghệt ra một cách căng thẳng trước ma lục của sân khấu.
Ánh sáng trên sàn diễn đổi màu và khán giả có thể trông rõ cô Giôn- xy và cô Xiu, một người nằm trên giường một người ngồi cạnh giá vẽ, ý như hôm trước.
- Vở Chiếc lá cuối cùng do Hùng Trương chuyển thể từ truyện ngắn của O'Henry.
Từ hậu trường, giọng nói khi này vang lên. Tiếp theo là giọng nữa hân hoan giới thiệu bảng phân vai.
Rồi cô Giôn- xy và cô Xiu bắt đầu cử động.
- À, tao nhớ rồi! - Tiểu Long reo khẽ - Đó là hai nữ họa sĩ trẻ trong truyện.
Tiểu Long tiếp tục khoe khoang trí nhớ của mình.
- Một cô tên là Giôn- xy, một cô tên Xiu, đúng không hở Hạnh?
- Long nhớ dai ghê!
Tiếng nhỏ Hạnh tấm tắc khen thằng mập khiến Quỷ ròm ngứa tai không chịu nổi.
Nó quay sang Tiểu Long, vờ vịt hỏi:
- Nhưng cô nào là Giôn- xy, cô nào là Xiu hở mày?
Đầu óc chậm chạp của Tiểu Long nhớ được tên nhân vật đã là kỳ tích, bắt nó phải kể ra tên nào của người nào theo yêu câu của Quý ròm, chắc nó xỉu. Truyện Chiếc lá cuối cùng, nó học cách đây đã một năm, xa lăng lắc chứ có phải mới đây đâu!
Thấy Tiểu Long ậm ừ, Quý ròm nhe răng cười:
- Không biết chứ gì?
- Sao lại không biết! - Tiểu Long đỏ mặt. Nó bối rối đưa tay quẹt mũi, rồi ngần ngừ đáp - Cô ốm nằm trên giường là cô Xiu, còn cô kia là cô Giôn- xy.
- Biết thế mà cũng đòi biết! - Quý ròm hừ giọng.
Đúng lúc đó, như hùa theo Quý ròm, ở trên sân khấu cô Xiu khè phe phẩy chiếc cọ vẽ, dịu dàng nói với bạn:
- Nè, Giôn- xy. Em thấy tay áo của chị đẹp không? Em có thích một tay áo như vậy không?
Giôn- xy giữ nguyên giữ nguyên tư thế cũ. Cố không nhúc nhích, thậm chí cũng không liếc mắt về phía bạn.
Xiu rời bàn, bước lại ngồi xuống mép giường và vuốt tóc cô bạn gái:
- Em phải tự tin lên chứ, Giôn- xy!
Cô Xiu quay xuống khán giả, mắt long lanh:
- Bao nhiêu người đang nhìn em kìa! Eim phải vui lên chứ!
Giôn- xy gượng ngóc lên khỏi chiếc giường sắt, cố nhìn xuống khán phòng, nhưng ngay sau đó cô lại để đầu mình rơi phịch xuống gối, thì thào:
- Em không thể vui nổi, chị Xiu à! Em đã nhìn thấy em trong đoàn người mắc chứng viêm phổi đang sắp hàng trước tiệm bán wan tài. Em biết, rồi sẽ đến lượt em. Một ngày không xa nữa sẽ đến lượt em!
Quý ròm quên phắt chuyện chế nhạo thằng mập. Nó nghếch cổ theo dõi diễn tiến của vở kịch, lại nghe tim đập thình thịch trước những cảnh mà nó vừa mới xem hôm qua đây thôi.
Nói cho đúng ra, những lời thoại trong vở kịch Chiếc lá cuối cùng hôm nay không hoàn toàn giống hệt hôm wa. Quý ròm phát hiện ra điều đó ngay khi cô Xiu vừa cất tiếng.
Thoạt đầu, nó không hiểu tại sao. Có lúc nó ngờ ngợ rằng kịch là phải thế. Rằng không phải bao giờ diễn viên cũng thuộc vanh vách lời thoại đến từng câu từng chữ.
Nhưng chỉ nghĩ ngợi một chút, nó biết ngay là nó nhầm. Các diễn viên diễn đi diễn lại một vỡ kịch hàng chục lần, có khi hàng trăm lần, những câu thoại chắc chắc họ đã thuộc nằm lòng.
Khi cô Xiu và cô Giôn- xy tối nay nói những lời không hoàn toàn giống với những lời cô Xiu và cô Giôn- xy nói tối hôm wa, sự khác biệt này hẳn là cố ý.
Chắc là do họ wá hứng khởi, Quý ròm nghĩ, khán giả đầy rạp thế kia, làm sao mà họ có thể làm ra vẻ không có gí khác lạ kia chứ! Rõ ràng, trên sân khấu đang xảy ra một điều gì đó thật đặc biệt. So với hôm wa, cô Giô- xy và cô Xiu diễn cuốn hút hút hơn và cảm động hơn, và họ đối đáp cũng khác hơn.
Quý ròm nhìn quanh, không biết chia sẽ cùng ai ý nghĩ đó. Tiểu Long và nhỏ Hạnh đăm đăm dán mắt lên sàn diễn, miệng há hốc. Quý ròm có thể nói ra nhận xét của mình với nhỏ Diệp nhưng nhỏ Diệp lại ngồi tuốt bên tay phải nhỏ Hạnh, nó không thể ngồi chồm người wa mà không làm giật mình hai đứa bạn bên cạnh.
Ở bên tay trái nó, hai thằng nhóc Đạt và Khánh đang liên tục ngọ ngoạy. Lúc này ở trên sân khấu, vị bác sĩ vừa nhăn nhó bỏ về, còn cô Giôn- xy yếu đuối đang thì thầm đếm những chiếc lá cuối cùng trên dây trường xuân già cỗi:
- Kìa! Lại thêm một chiếc lá rụng nữa kìa! Như vậy là còn bốn chiếc!
- Rụng gì mau thế! Mới đây mà chỉ còn có bốn chiếc!
Tiếng Đạt càu nhàu bên tai khiến Quý ròm tò mò way sang và thấy thằng nhóc đang lo lắng vò đầu, tóc nó bây giờ rối tung, xù cả lên.
Thằng Khánh thì không ngừng vặt tai, nó vặt mạnh đến múc có cảm giác nó muốn nhổ phăng cái tai ra khỏi đầu. Khi bực bội hay tức giận, người ta vẫn bứt tai, nhưng bứt thẳng tay như thế chỉ có thể do sợ hãi.
Quý ròm thấy rõ điều đó trong lời rì rầm như cầu nguyện của thằng oắt:
- Thôi nha! Đừng rụng nữa nha!
Quý ròm biết thằng Khánh muốn nói đến
những chiếc lá trường xuân. Nó liền chồm qua vỗ vai thằng oắt, mỉm cười:
- Mày lẩm bẩm gì thể hở Khánh? Cô Giôn- xy không chết đâu mà mày lo!
- Sao anh biết? -Thằng Khánh nhìn Quý ròm bằng cặp mắt mở to, nửa vui mừng nửa ngờ vực.
- Sao lại không biết! - Quý ròm nhún vai - Vở kịch này hôm wa tao xem rồi. Đó là chưa kể năm ngoái tao đã học wa truyện Chiếc lá cuối cùng nữa cơ.
Quý ròm nói với thẳng Khánh nhưng thằng Đạt lại hứng chí vỗ tay. Rồi sực nhớ mình đang ngồi giữa khán phòng im phắt, Đạt hỏang hồn buông tay xuống, hạ giọng thì thào:
- Hay wá, cô Giôn- xy không chết! Thế mà thấy lá rụng, em cứ sờ sợ!
Khác với hai thằng oắt, Tiểu Long và nhỏ Hạnh đã biết trước cốt truyện nên không âu lo gì cho tính mạng của cô họa sĩ Giôn- xy. Nhưng không khí huyền ảo của sân khấu và lối diễn xuất thần và Hồng Minh khiến tụi nó ngẩn ngơ wá đỗi.
Cho đến khi bức màng nhung đã khép và đèn trong khán phòng bật sáng báo hiệu giờ giải lao, tâm trí Tiểu Long và nhỏ Hạnh vẫn còn choáng ngợp trước những ấn tượng mạnh mẽ do các cảnh diễn đem lại.
Thấy thằng mập ngồi thẫn thờ, Quý ròm thúc cùi chỏ vào hông bạn:
- Thế nào? Hay không hở mập?
Tiều Long chòang tỉnh. Nó đấm tay lên thành ghế:
Tuyệt cú mèo!
Nhỏ Hạnh đẩy gọng kính trên sống mũi, xuýt xoa:
- Hạnh không ngờ đoàn kịch Vàm Cỏ diễn hay đến thế!
Quý ròm phổng mũi, được dịp thanh minh:
- Thấy chưa! Đâu phải tự nhiên mà thằng ròm này khoái kịch!
Rồi nó cao hứng:
- Nhưng vai diễn xuất sắc nhất chưa xuất hiện đâu! Các bạn mà xem nghệ sĩ Văn Vui đóng vai họa sĩ Be- man thì cứ gọi là mê tơi.
Tiểu Long nheo mắt:
- Mày học khoa wảng cáo tự bao giờ thế hở ròm?
- Anh Quý nói thật đó! - Nhỏ Diệp bênh anh, vẫn với lối dùng từ lẫn lộn - Cụ Be- man đóng tuyệt lắm!
Nhỏ Hạnh chưa kịp chỉnh nhỏ Diệp đã nghe tiếnt thằng Tùng kêu tường từ dãy ghế bên kia:
- Chị Hạnh ơi, uống nước không?
Nó đảo mắt tìm, bắt gặp thằng em đang đứng nhón chân trên ghế, tay đung đưa bịch nước cam trong khi ba nó đang túm vạt áo thằng bé cố níu xuống.
Nhỏ Hạnh mỉm cười và lắc đầu.
Thằng Tùng định nói gì đó nữa nhưng ngay lúc nó vừa mấp máy môi, tiếng người xướng ngôn viên đã vang lên:
- Mời bà con cô bác trở về chỗ ngồi...
Cùng lúc, đèn tắt, khán phòng tối thui.
Trên sân khấu, màn kéo sang bên để lộ một ông già nhỏ thó ngồi thu lu trên chiếc ghế thấp, tay đang huơ chai rượu uống dở trong thứ ánh sáng đỏ quạch đang từ từ chuyển sang trắng.
Nhỏ Diệp lào thào:
- Cụ Be- man đó.
Nó rất muốn nói thêm "Em đã trò chuyện với cụ rồi" nhưng thấy ngường ngượng, lại thôi.
Tiểu Long và nhỏ Hạnh không hé môi, làm như không nghe nhỏ Diệp nói gì. Tụi nó đang căng mắt nhìn người đàn ông, râu tóc loăn xoăn, ngạc nhiên thấy ông ta giống cụ Be- man mà tụi nó hình dung một cách lạ lùng.
Như thường lệ, bên cạnh cụ Be- man là chiếc giá vẽ, trên đó nằm im lìm một tấm vải ố vàng, trống cơm. Đã hai mươi lăm năm nay, cụ vẫn chưa phác nét cọ đầu tiên cho bức kiệt tác má cụ hằng ấp ủ.
Ồ, không, không phải trống trơn, Quý ròm bỗng chớp mắt, tối nay ở góc cao bên trái của tấm vãi mọc lên lóng lánh một ngồi sao nhỏ.
Quý ròm dụi mắt, tưởng mình trông nhầm. Nhưng khi nó bỏ tay xuống, ngôi sao vẫn còn ở đó. Tại sao lại có ngôi sao ở đó nhỉ?
Nhưng Quý ròm không có thì giờ để nghĩ ngợi. Vì cô Xiu đã bước vào:
- Chào cụ.
Như hôm wa, cụ Be- man đang uể oải, lừ đừ bỗng tính như sáo khi nghe tin cô Giôn- xy bị sưng phổi. Rồi từ lo lắng, cụ chuyển sang giận dữ. Mặt tím bầm, râu tóc dựng đứng, cụ chửi rủa, mắng nhiếc, lồng lộn. Chai rượu trên tay cụ bay vào vách vỡ tan, dội lên những âm thanh chát chúa ghê hồn.
Cũng như các diễn viên khác, hôm nay diễn viên đóng vai cụ Be- man diễn xuất thần hơn hẳn đêm hôm trước.
Trước mặt mọi người hiện ra sống động một họa sĩ già bất đắc chí nhưng niềm đam mê nghệ thuật và lòng yêu mến con người không bao giờ cạn.
Trong một đêm kỳ diệu, cũ Be- man đã chinh phục toàn thể khán giả mọi lứa tuổi. Người lớn xúc cảm vùi mình sâu trong lưng ghế. Trẻ em nhấp nhỏm liên tục trên tay vịn. Nhất là lúc cụ Be- man gầm lên:
- Đi! Đi ngay lên phòng của cô! Tôi phải nhìn wa cái dây leo khốn kiếp đó!
Bọn Quý ròm nhìn cụ lôi cô Xiu ra khỏi phòng bằng tâm trạng hồi hộp như thể cụ sắp rời bỏ ánh đèn sân khấu để bước hẳn ra cuộc đời thực.
Chỉ có nhỏ Diệp là bình tĩnh. Nó nhớ tối hôm wa, cũng đúng vào lúc sắp sửa đi khuất sau cánh gà, cụ Be- man đã nhìn về phía hai anh em nó ngồi. Cho nên nó dán chặt mắt vào cụ Be- man, xem bữa nay cụ có kiếm tìm tụi nó nữa không:
Và nó sung sướng khi thấy wa vai cô Xiu, cụ Be- man đang hướng ánh mắt về chỗ nó và anh Quý nó ngồi tối hôm wa ở hàng ghế đầu và tất nhiên là không thấy tụi nó. Bữa nay, hai anh em nó ngồi ở hàng ghế thứ tư đếm từ trên xuống.
Cụ Be- man có lẽ cũng đã sực nhớ ra anh em Quý ròm tối nay không ngồi ở hàng ghế danh dự nên cụ chỉ đảo mắt một cái ròi way mình đi luôn vào phía trong.
Đúng lúc đó nhỏ Diệp nghe tiếng Tiểu Long thì thầm với anh nó:
- Bây giờ thì tao tin rồi.
Tiểu Long nói chẳng rõ ràng tẹo nào. Nhưng nhỏ Diệp hiểu ngay Tiểu Long đang nói về tài nghệ diễn xuất của diễn viên Văn Vui trong vai cụ Be- man. Vì vậy, nếu nhỏ Diệp có nở một nụ cười hân hoan lặng lẽ cũng là điều dễ hiểu.
Một bóng người không biết từ lâu len lỏi vào hàng ghế bọn Tiểu Long đang ngồi và đụng vào đầu ghế nhỏ Diệp làm nó thư ngay nụ cười lại.
Nó chưa kịp lên tiếng, người lạ đã hỏi:
- Còn ghế trống không mấy cháu?
Nhỏ Diệp nhận ra giọng một người đàn ông.
- Hình như hết chỗ rồi chú ơi! - Nó đáp.
Người đàn ông tặc lưỡi, mò mẫm trong bóng tối, tiếp tục chen vào phía trong.
Lúc này, trên sân khấu bức màn lững đang từ từ kéo lên và trên chiếc giường sắt màu trắng, cô Giôn- xy đang nằm thiêm thiếp.
Quý ròm nhíu mày khi bóng người đàn ông loay hoay trước mặt che mắt cụ Be- man và cô Xiu đang từ mé ngòai sân khấu bước vô.
Rồi thấy vị khán giả rắc rối này cứ xoay tới xoay lui nhặng xị và có vẻ sẽ không nững án ngữ trước mặt nó cho đến chừng nào tìm được chỗ ngồi, Quý ròm nóng ruột wá, bèn way sang thằng Đạt ngồi cạnh, bảo:
- Mày và thằng Khánh dồn vô chung một ghế đi, nhường chỗ cho chú kia ngồi!
Sợ hai thằng oắt không chịu, nó lật đật nói thêm:
- Vở diễn sắp hết rồi, còn chừng mười, mười lăm phút nữa thôi!
Nãy giờ, thấy người đàn ông chàng ràng trước mặt, hai thằng oắt Đạt và Khánh đã khó chịu lắm rồi. Cho nên Quý ròm vừa đề nghị, hai đứa vui vẻ nhập chung một ghế liền.
Người đàn ông ngồi vào ghế trống của Đạt, rối rít:
- Cảm ơn hai cháu nghe.
Ông way sang Quý ròm:
- Cảm ơn cả cháu nữa.
Giọng người đàn ông khiến Quý ròm giật thót. Nó có cảm giác đã nghe giọng nói này ở đâu rồi. Quý ròm ngạc nhiên nhủ bụng và kín đáo liếc mắt sang vị khán giả lạ.
Lúc này trên sân khấu ồn lên tiếng gió rít, tiếng mưa rơi và ánh sáng trở nên nhá nhem báo hiệu màn đêm vừa buông xuống khu Griniz nghèo nàn. Nhưng trong ánh sáng mờ mờ đó, Quý ròm vẫn thấy thấp thoáng những đường nét trên gương mặt của người ngồi bên cạnh mình, những đường nét hoàn toàn xa lạ đối với nó.
Như vậy mình chưa kip gặp người này bao giờ. Nhưng sao giọng ông ta nghe wen thế nhỉ? Quý ròm tự hỏi. Và nó tự trả lời: Chắc giọng ông ta giống giọng một ai đó mà mình đã từng biết.
- Cháu đã xem vở kịch này lần nào chưa? - Người đàn ông đột nhiên way hỏi Quý ròm.
Giọng ông ta thân thiện đến mức Quý ròm không thể không trả lời.
- Dạ, cháu đã xem một lần vào tối hôm wa.
Quý ròm đáp, mắt vẫn không rời cụ Be- man với chiếc đèn bão, cọ và bảng màu trên tay, thang trên vai, đang dọ dẫm bước đi dưới màn mưa.
- Cụ ấy đi đâu thế?
Người đàn ông nhìn lên sân khấu, lại hỏi.
- Cụ ấy định vẽ bức tranh kiệt tác của đời mình!
Quý ròm buột miệng, mỉm cười với sự bí hiểm trong câu trả lời của mình. Nó không muốn nói rõ hơn, e người đàn ông mất hứng thú khi theo dõi những diễn biến tiếp theo.
Nhưng người đàn ông dường như biết trước cụ Be- man sẽ làm gì. Khi nãy ông ta hỏi có lẽ chỉ để bắt chuyện. Vì Quý rom nghe ông ta đột ngột nói:
- Cụ ấy đi vẽ cái chết của mình.
Quý ròm thoắt rùng mình. Bên cạnh nó, người đàn ông tiếp tục cảm khái:
- Đó là một cái đẹp. Chính những cái chết như thế đem lại sức sống cho nghệ thuật.
Trong một thoáng, Quý ròm có cảm giác người đàn ông này hiểu về vở kịch sâu sắc hơn nó tưởng. Nó way sang người đàn ông, chớp mắt:
- Chú đã xem vở kịch này rồi hở chú?
- Chủ đã xem nhiều lần! - Người đàn ông đáp bằng giọng tự hào - Nhiều hơn bất cứ một người nào.
Sao có người mê kịch đến thế nhỉ? Quý ròm nhủ bụng. Rồi sực nhớ đến một chuyện, nó liêm môi hỏi:
- Thế những lần trước, chú có thấy ngôi sao kia không ạ?
- Ngôi sao nào cơ?
Quý ròm chỉ tay lên sân khấu nhưng rồi nó tẽn tò rụt ngay lại. Nó không nhìn thấy cái phòng vẽ mà nó đang nói tới. Vì cụ Be- man đã rời phòng để ra ngoài gió tuyết.
Quý ròm đành nuốt nước bọt:
- Ngôi sao trên bức tranh để trống của cụ Be- man ấy.
Người đàn ông "à" lên một tiếng:
- Những lần trước thì không có. Chỉ tối nay người ta mới cao hứng thêm vào.
- Tại sao người ta lại thêm vào hở chú? - Quý ròm thắc mắc - Cháu đọc trong truyện cũng không thấy nhắc đến ngôi sao đó.
Người đàn ông vỗ vai Quý ròm:
- Đó là ngôi sao định mệnc, cháu à. Mỗi chúng ta đều đi dưới một ngôi sao dẫn đường. Có lẽ cụ Be- man muốn nói cuộc đời cụ tất phải đi dưới ngôi sao của nghệ thuật, không thể khác được.
Người đàn ông càng nói lời lẽ càng cao xa, khó hiểu. Có lẽ ông ta wên phắt ông ta đang nói chuyện với một thằng nhóc.
Quý ròm khụt khịt mũi. Nó bỗng nhớ tới cụ Be- man, hay chính xác là diễn viên Văn Vui, người đóng vai cụ Be- man. Tối hôm wa, lúc ở hậu trường, người nghệ sĩ tài hoa này cũng đôi lúc nói những câu kỳ dị như vậy. Lúc đó, ông ta cũng wên bẵng trước mặt mình chỉ là hai đứa bé.
Đèn vừa bật sáng, người đàn ông đã nhanh nhẹn đứng lên giữa những tràng vỗ tay nồng nhiệt của khán giả dành cho các diễn viên đang xếp hàng cúi chào trên sân khấu. Ông ta tươi cười nhìn Quý ròm:
- Tạm biệt nhé. Chúng ta sẽ gặp lại sau.
Lúc len wa hàng ghế để ra bên ngoài, ông ta còn nháy mắt với nhỏ Diệp một cách vui vẻ.
Tiểu Long hỏi:
- Ai thế hở ròm?
- Tao không biết.
- Mày không wen à?
- Không.
Tiểu Long ngạc nhiên:
- Không wen sao ông ta còn hẹn gặp lại?
Quý ròm nhún vai:
- Câu nói xã giao, khách sao ấy mà.
Nhìn mặt Quý ròm, Tiểu Long biết bạn nói thật. Hơn nữa, lúc người đàn ông len lõi tìm chỗ ngồi, nó có nhìn thấy, thậm chí nó còn đụng cả vào người ông ta.
Tiểu Long thôi ngay thắc mắc. Nó chuyển sang khen ngợi:
- Kịch hay ghê!
Lẹ lên ròm ơi! - Tiểu Long sốt ruột, thò tay ngoắt.
Quý ròm không những không "lẹ lên", mà còn đưa tay ngoắt ngược lại:
- Vào đây đã!
Tiểu Long giương mắt ếch, lò dò bước lại:
- Mày mắc tiểu hở?
Nhỏ Diệp cười khúc khích.
- Anh Quý định lẽn ra sau hậu trường đó.
- Ra sau hậu trường? - Tiểu Long ngẩn tò te - Chi vậy?
Lần thứ hai, nhỏ Diệp tỏ hiểu biết:
- Đi gặp cụ Be- man chứ chi!
Trong tích tắc. Tiểu Long đứng sững như trời trồng. Chỉ có cặp mắt nó chuyển động. Cặp mắt đó đang nhìn Quý ròm như để chờ thằng này phủ nhận lời đùa giỡn bá láp của nhỏ Diệp.
Trái với sự chờ đợi của Tiểu Long, Quý ròm kéo tay nó, cười khì khì:
- Đi với tao! Cụ Be- man với tao là chỗ wen biết mà.
- Quen biết?
Cũng như hai lần trước, Quý ròm chưa kịp đáp, nhỏ Diệp đã lầu tầu khoe:
- Em và anh Quý đã gặp cụ Be- man một lần rồi. Cụ còn tặng vé mới đi xem kịch nữa đó, nhưng em và anh Quý không lấy.
Sau khi leo lên những bậc cấp, Quý ròm và nhỏ Diệp hăm hở dẫn Tiểu Long đi xuyên wa các lớp màn buông rủ bên cánh gà. Cứ trông cái cách đi đứng hiên ngang của hai anh em Quý ròm thì hậu trường rạp Cao Đồng Hưng có vẻ là nơi wá xá wen thuộc với tụi nó, có vẻ hai anh em nó đã thường xuyên ra vào nơi đây và dĩ nhiên cụ Be- man nói riêng và các diễn viên trong đoàn kịch nói chung đối với anh em nó là chỗ cố tri, không sai trật vào đâu được.
Tiểu Long lẽo đẽo đi theo Quý ròm và nhỏ Diệp, miệng tuy không nói ra nhưng trong bụng phục lân.
Vừa đặt chân vào hậu trường, Quý ròm nhận thấy mọi người có vẻ tất bật hơn hôm wa. Ở chiếc bàn hóa trang dọc tường, các diễn viên vẫn đang ngồi trước các tấm gương, nhưng chung wanh các nhân viên hậu đài lăng xăng đi tới đi lui thu dọn đồ đạc, một số đang lui cui xếp trang phục vào va li, số khác hí hoáy đóng gói các thùng giấy.
- Họ sắp chuyển đi nơi khác! - Quý ròm thì thào vào tai Tiểu Long.
Anh nhân viên có cặp lông mày sâu ròm vẫn là người đầu tiên nhìn thấy bọn trẻ:
- Lại các cháu à?
Anh ta kêu lên, giọng chẳng lấy làm gì làm vui vẻ. Rồi nhìn thấy Tiểu Long, anh ta kêu lớn hơn, vì thế kém vui vẻ hơn:
- Hừm, hôm nay còn thêm một ông mãnh nữa!
Tiểu Long không đủ tinh tường để nhận ra thái độ thiếu niềm nở của anh nhân viên. Nó ghen tị nhủ bụng: Chà, thằng ròm này hách thật! Sao chú kia nói chuyện với nó có vẻ thân mật thế không biết!
Vì nghĩ như thế nên ngay sau đó vài giây, nó không khỏi bàng hòang khi thấy anh nhân viên nhíu cặp lông mày rậm rì và thình lình phẩy tay ra hiệu đuổi khách:
- Các cháu ra ngoài đi! Hôm nay đoàn bận lắm, không vào chơi được đâu!
Thấy Tiểu Long ngơ ngác nhìn mình, Quý ròm hơi quê quê. Nhưng nó vẫn cố giữ vẻ mặt tươi cười, nấn ná chờ cụ Be- man can thiệp.
Như biết được sự mong mỏi của nó, cụ Be- man way lại thật.
Nghe ồn ào, cụ ngoảnh đầu, nhìn về phía bọn trẻ đang đứng, mở râu tóc loăn xoăn vẫn còn nguyên chưa được tháo xuống. Nhưng trái với sự chờ đợi của anh em Quý ròm, cụ Be- man chỉ nhìn thoáng wa tụi nó một cách hờ hững như nhìn những người lạ rồi vội vàng way lại phía tấm gương, cặm cụi chùi lớp phấn càng lúc càng bợt ra trên mặt, từ đầu đến cuối không một tiếng nói, không một cái gật đầu, thậm chí ánh mắt của cụ cũng không gợn lên một chút gì ấm áp, thân thiện.
- Thôi, các cháu đi đi! Có gì lạ đâu mà nhìn!
Tiếng anh nhân viên mày rậm vang lên như lằn roi wất ngang lưng bọn trẻ.
Quý ròm lủi thủi way ra, nghe lòng đau nhói. Nó không hay biết nó đang cắn môi muốn bật máu. Nhỏ Diệp cũng ủ ê không kém. Thất vọng đến não nề, nó cắm đầu đi theo anh nó, cảm thấy mình bị phản bội một cách đau đớn. Diễn viên tài hoa Văn Vui - cụ Be- man dễ mến - mới ngày hôm wa đây còn là thần tượng trong lòng hai anh em nó, là người tụi nó vô cùng ngưỡng mộ bây giờ đột nhiên sụp đổ tan tành, tệ hơn nữa là không một dấu hiệu nào báo trước. Nhưng tệ nhất là mọi thứ lại diễn ra ngay trước mắt Tiểu Long, kẻ đã tin tưởng đi theo tụi nó, không những thế còn tròn mắt khâm phục khi nghe hai anh em nó huênh hoang về mối giao hảo giữa mình và cụ Be- man.
Nhỏ Diệp càng nghĩ càng nghe mặt mày nóng ran. Có lúc nó lẽn nhìn anh nó, thấy Quý ròm mặt cũng đang đỏ rắn tới tận mang tai.
May mà Tiểu Long lẳng lặng đi bên cạnh, không nói gì. Chắc lòng dạ thằng này cũng đang hoang mang lắm.
Nhưng Tiểu Long im im như thể chỉ làm Quý ròm yên tâm lúc đầu, càng về sau nó càng thấy khó chịu wá. Chẳng thà Tiểu Long lên tiếng gặn hỏi, Quý ròm còn nghĩ ra cách thanh minh. Còn thằng mập không buồn thắc mắc, nhất là trước một chuyện rất đáng thắc mắc như vậy, rõ là nó cho mình là chúa xạo và chắc nó đang cười thầm mình trong bụng! Quý ròm nơm nớp nghĩ và cố "e hèm" một tiếng, ra bộ thản nhiên.
- Xui wá! Tự nhiên lại vào chơi ngay lúc đoàn kịch đang thu xếp đồ đạc chuẩn bị rời đi!
Tiểu Long khụt khịt mũi:
- Ừ, xui thật!
Tiểu Long tưởng a dua như vậy, bạn mình sẽ đỡ ngượng. Nào ngờ cái lối nhanh nhẩu wá đáng của nó càng khiến thằng ròm thêm mất tự nhiên.
Im một lúc, Quý ròm lại nói:
- Lúc nãy cụ Be- man có lẽ không nhận ra tao và nhỏ Diệp.
- Chắc là không nhận ra! - Tiểu Long tán thành ngay.
Quý ròm mím môi:
- Chứ như cuộc trò chuyện hôm wa thì cụ là một người rất dễ mến.
Tiểu Long lại hăng hái hùa theo:
- Đúng, cụ là người rất dễ mến!
- Dễ mến cái đầu mày! - Quý ròm gầm lên,mắt long sòng sọc - Mày đã gặp cụ Be- man lần nào chưa mà biết là dễ mến?
Tiểu Long giật bắn người, vọt tuốt ra xa. Cái đầu khù khờ của nó chắc chắn không thể nào hiểu được tại sao thằng ròm nói câu gì nó cũng đồng ý cả hai tay mà rốt cuộc lại khiến thằng ròm sửng cổ lên như vậy.
Vì không biết, nên nó đáp lại bộ mặt đằng đằng sát khí của Quý ròm bằng câu nói chẳng ăn nhập gì đến sự chất vấn của đối phương:
- Tao về nhé!
- Ơ, sao lại về? - Quý ròm chưng hửng - Trả lời câu hỏi của tao đã chứ!
Nhưng Tiểu Long đã co giò chạy mất. Thoáng mắt, nó đã mất hút đằng sau khúc wẹo chỗ ngã ba Cây Điệp.
Còn lại hai anh em, Quý ròm và nhỏ Diệp lếch thếch kéo nhau đi nốt wãng đường về nhà, lòng nặng trĩu.
- Hay lúc nãy mình đừng mò ra sau hậu trường mày ạ! - Quý ròm tặc lưỡi nói.
Nhỏ Diệp trả lới bằng giọng đồng cảm:
- Như vậy hình ảnh cụ Be- man lúc nào cũng đẹp, anh hả?
Ừ.
Quý ròm gật đầu. Rồi nó đột ngột tuyên bố:
- Tao hết khoái kịch rồi.
Quý ròm lần thứ hai way ngoắt 180 độ. Từ chỗ dè bỉu đến chỗ yêu thích nghệ thuật kịch nói, Quý ròm đã một lần way 180 độ. Cho tới lúc này, tính tổng cộng nó đã way 360 độ. Nghĩa là Quý ròm đã trở về vị trí cũ. Nghĩa là nó tiếp tục tẩy chay kịch nghệ.
Lần này thì nhỏ Diệp đâm lo:
- Thế anh không bao giờ đi xem kịch nữa à?
- Không.
Nhỏ Diệp méo xệch miệng:
- Em nhờ anh dẫn đi, anh cũng không?
- Không!
Giọng Quý ròm vẫn dứt khóat. Rồi thấy mặt mày nhỏ em chảy dài, nó nói thêm:
- Thôi được! Nhưng tao chỉ đưa mày đến cữa rạp thôi, sau đó tao về. Khi nào tan, tao lại tới đón.
Câu nói bổ sung của ông anh giúp nhỏ Diệp hơi nguôi nguôi. No thở ra:
- Nhưng anh đâu thể chỉ vì cụ Be- man...
- Chẳng có cụ Be- man nào ở đây cả! - Quý ròm hậm hực cắt ngang - Chỉ có diễn viên Văn Vui thôi. Tao không giận cụ Be- man. Cụ Be- man luôn luôn là người tử tế, luôn luôn là một nghệ sĩ có trái tim lớn. Nhưng diễn viên đóng vai cụ Be- man lại khác. Ông ta không được như vậy. Chính vì wá yêu mến và tin tưởng ở ông ta mà khi nãy tao và mày không biết cất bộ mặt đi đâu cho đỡ xấu hổ.
Quý ròm tức tối tuôn một tràng, nghe có vẻ rất phẫn nộ nhưng nếu tinh ý như tác giả thì sẽ trong thấy lời trách móc đó sự giận dữ thực ra chỉ chiếm có ba phần, bảy phần còn lại là nỗi đắng cay, thất vọng.
Từ lúc đó cho đến khi về tận nhà, nhỏ Diệp im như thóc. Nó hiểu tốt nhất là khôgn nên hé môi thêm câu nào nữa một khi anh nó đã buồn bực đến thế.
Cả Quý ròm cũng vậy. Nó lầm lũi bước, lặng lẽ như chiếc bóng, mặc dù xét cho cùng chiếc bóng này không giống bóng người ta không giống bóng người ta cho lắm; căn cứ vào đôi vai đang xụi xuống kia htì giống bóng một con gà rù hơn.
Nhưng ngày hôm đó, cuộc đời không chỉ dành cho hai anh em Quý ròm duy nhất một bất ngờ.
Vừa bước vào nhà, cả Quý ròm lẫn nhỏ Diệp lập tức sững người ra. Hai đôi chân dính chặt xuống nền gạch bằng một thứ keo dán thượng hảo hạng có tên là sửng sốt. Bốn con mắt trố lên, hai cái miệng há hốc, vẽ nên tất cả là sáu chữ O.
Sỡ dĩ xảy ra hiện tượng lạ như thế bởi vì lúc này đang chờ đợi hai anh em nó trong phòng khách không chỉ có ba mẹ nó. Có thêm một người nữa đang ngồi tươi cười bên cạnh.
Người đó chính là người khán giả lúc nãy chen vào dãy ghế của tụi nó và cuối cùng đã được Quý ròm "bố trí" ngồi vào chiếc ghế của nhóc Đạt.
- Làm gì mà chết trân như thế! Vào đây chào chú đi tụi con!
Ba Quý ròm mỉm cười lên tiếng phá tan sự im lặng.
Quý ròm vẫn chưa hết ngạc nhiên. Nó tiến về phía người khách được giới thiệu là chú nó bằng những bước chậm chạp, dè sẽn.
- Chào chú ạ.
Khi đến gần, Quý ròm mấp máy môi.
Và nó nghe sau lưng nó tiếng nhỏ Diệp lí nhí lập lại:
- Chào chú ạ.
Chú nó chỉ tay vào chỗ ghế trống:
- Các cháu ngồi xuống đi! Dù sao thì chú cháu mình cũng đã gặp nhau rồi mà.
Chú nó nói với vẻ mặt tươi vui hớn hở.
Quý ròm sẽ sẹ ngồi xuống và đáp lại sự vui vẻ của chú nó bằng vẻ mặt thộn ra trông ngố chết được. Tại vì nó chưa hết ngơ ngác đó thôi. Tại vì nó chưa bao giờ nó nghe nói về người chú này. Từ bé đến lớn nó chưa từng biết nó có một ông chú. Ba nó không nói. Mẹ nó không nói. Cả bà nó cũng không nói.
Như đọc được băn khoăn trên mặt Quý ròm và nhỏ Diệp, ba nó hắng giọng:
- Chú tụi con đây là chú họ. Ông nội tụi con và ba chú ấy là 2 anh em ruột. Ba chú ấy tức là chú ruột của ba.
Thì ra thế. Có nghĩa là chú ấy ở đâu đó rất xa, bây giờ có dịp đến thành phố ghé thăm gia đình mình. Như tìm được lời giải đáp, Quý ròm nhẹ thở ra.
- Ba chú ấy mất sớm. Trước khi mất, ba chú ấy đã gửi gấm chú ấy cho ba. Có nghĩa là từ nhỏ, chú ấy đã sống với ba. Cả 2 có thể nói không khác gì anh em ruột. Và đối với tụi con, chú ấy không khác gì chú ruột.
Những lời kể tiếp theo của ba nó khiến câu chuyện lại xoay sang hường khác. Quý ròm lẩm bẩm: Lạ thật, như vậy chú ấy sống ngay trong nhà mình, có lẽ từ lúc mình chưa ra đời, thậm chí lúc đó có lẽ ba cũng chưa gặp mẹ. Thế sao mình không biết một chút gì?
Mẹ nhìn Quý ròm, giọng buồn buồn:
- Chú ấy ra đi sau khi ba cưới nhau đúng một năm. Ừ, mẹ còn nhớ...
Quý ròm giật thót. Nó nghe ngực nó nghẹn lại. Như vậy chắc chú ấy giận ba mẹ chuyện gì.
- Ừ, đã mười lăm năm rồi! - Chú nó chép miệng nói, giọng rì rào như gió thổi - Nhưng dù sao thì mọi chuyện cũng đã wa rồi. Em đã trở về...
Quý ròm đột ngột vọt miệng hỏi cái điều nó thắc mắc nãy giờ:
- Thế khi ở trong rạp, chú đã biết tụi cháu là... cháu rồi hở chú?
- Biết rồi! Cháu không nhớ chú đã nói là sẽ gặp lại các cháu à?
- Nhưng làm sao chú biết được?
Chú nó mỉm cười:
- Vì chú đã gặp ba mẽ cháu trước đó ít phút.
Quỳ ròm ngạc nhiên:
- Chú gặp ba mẹ cháu ở đâu?
- Ở ngay trong rạp.
Quý ròm ngơ ngác way sang ba mẹ nó:
- Khi nãy ba mẹ có đi xem hở?
- Ba nó xác nhận bằng một cái gật đầu còn mẹ nó xác nhận bằng nụ cười mỉm.
- Bạ mẹ giấu tui con nè! - Nhỏ Diệp đấm thùm thụp lên lưng mẹ - Tại sao ba mẹ không chịu đi chung với tui con hở?
Người chú long lanh mắt nhìn Quý ròm và nhỏ Diệp:
- Các cháu xem kịc, có thấy hay không?
- Dạ, hay lắm ạ.
Nhỏ Diệp đáp và nhỏen miệng cười. Câu hỏi về vở kịch giúp nó thoát khỏi sự bối rối và mồm mép nó nhanh chóng trở lại liến thoắng:
Vở Chiếc lá cuối cùng cảm động ghê chú ơi! Các diễn viên đều đóng tuyệt hay, nhấg là diễn viên đóng vai cụ Be- man...
Đang hào hứng, nhỏ Diệp bỗng im bặt. Trong một thoáng, nó đâm lúng túng vì chợt nhớ đến thái độ xa cách của diễn viên đóng vai cụ Be- man đối với tụi nó lúc ở hậu trường.
Chú nó nhướn mắt:
- Sao tự dưng cháu làm thinh thế? Diễn viên đóng vai cụ Be- man sao?
Nhỏ Diệp không biết nói sao. Nó không wen phê phán người khác ở chỗ đám đông. Nhưng khi mẹ nó tò mò hỏi:
- Có chuyện gì thế hở con?
Thì nó không thể làm thinh được nữa:
- Diễn viên đó đóng kịch hay thì hay thật nhưng tính tình... kỳ kỳ sao đó mẹ ạ...
Thấy mọi người có vẻ chưa hiểu ý nghĩa của chữ "kỳ kỳ" trong nhận xét của nhỏ Diệp, Quý ròm liền giải thích:
- Ngày hôm wa gặp tụi con, ông ta trò chuyện rất thân mật nhưng đến hôm nay thì hoàn toàn ngược lại. Lúc nãy, ông ta làm như không hề wen biết tụi con.
Ba Quý ròm nhíu mày:
- Lúc nãy tui con gặp ông ta ở đâu?
Anh em Quý ròm chưa ai kịp mở miệng, chú nó đã gật gù:
- Chắc là 2 cháu đã ra phía sau hậu trường?
- Dạ! - Nhỏ Diệp bối rối đáp.
Mẹ Quý ròm nhìn bộ mặt ấm ức của hai anh em nó, bật cười:
- Các con hiểu lầm rồi.
- Hiểu lầm? - Quý ròm kêu lên - Không, không thể hiểu lầm được!
Nhỏ Diệp phụ họa theo anh nó:
- Chẳng lẽ mẹ cho rằng ông ấy đã không nhìn thấy tụi con?
Mẹ nó chép miệng:
- Ngược lại, mẹ cho rằng người diễn viên đó đã nhìn thấy tụi con, nhưng ông ta không phải là người mà tụi con đã trò chuyện tối hôm wa.
Quý ròm như không tin vào tai mình. Nó hỏi lại, cặp hai người khác nhau?
- Ừ.
- Tức là mẹ muốn nói có 2 diễn viên thay nhau đóng vai cụ Be- man?
- Đúng là như vậy đó con.
- Vô lý! - Quý ròm vùng kêu, phải kềm chế lắm nó mới không đứng bật dậy khỏi ghế - Con không tin. Không thể là 2 người được.
- Không phải đâu mẹ à! - Nhỏ Diệp sốt sắng bênh Quý ròm - Chỉ có một người đóng vai cụ Be- man thôi. Con đã xem rất kỹ...
- Em con nói đúng. Chỉ là một người! - Quý ròm hăm hở bổ sung - Cụ Be- man hôm wa và cụ Be- man hôm nay hòan toàn giống nhau từ cử chỉ, dáng đi đến giọng nói, ánh mắt. Không thể có 2 diễn viên đóng giống nhau như 2 giọt nước như vậy được.
Từ khi cuộc tranh cãi nổ ra, người chú vẫn lẵng lặng thinh trên chiếc ghế của mình. Ông không nói gì, chỉ ngồi nhìn 2 anh em Quý ròm hăng hái bênh wa bênh lại bằng ánh mắt thích thú.
Và ông càng lộ vẻ vui thích hơn nữa khi thấy Quý ròm tự tin đến mức hùng hồn tuyên bố:
- Con tin chắc ba mẹ không thể chứng minh đó là 2 người được.
- Được chứ con! - Ba Quý ròm khẽ khàng đáp lại thách thức của con trai.
Quý ròm nhìn ba nó với vẻ ngờ vực.
- Bằng cách nào hở ba?
Ba nó trả lời bằng cách way sang chú nó:
- Tụi con biết chú tụi con têng gì không?
Mặc dù không hiểu tại sao ba tụi nó cao hứng rẽ ngang wa chuyện này, Quý ròm và nhỏ Diệp vẫn đồng thanh đáp:
- Không ạ.
Ba nó mỉm cười:
- Chú ấy tên là Văn Vui.
Ba nó giọng nhẹ nhàng nhưng đối với anh em Quý ròm lúc này trời sập xuống đầu chắc cũng không thể làm tụi nó choáng váng hơn.
- Văn Vui? - Quý ròm kêu lên thảng thốt.
Còn nhỏ Diệp thì lắp bắp như người ngủ mơ:
- Chú ấy là... là... diễn viên Văn Vui?
- Đúng! - Ba nó gật đầu, đắc thắng - Chú ấy là diễn viên Văn Vui của đoàn kịch Vàm Cỏ, người đã đóng xuất xắc vai họa sĩ Be- man mà các con đã xem:
Quý ròm và nhỏ Diệp lúc này giương mắt nhìn chòng chọc vào người chú, mặt hiện rõ vẻ nghi hoặc.
Người chú mỉm cười:
- Hai cháu không tin à?
Quý ròm ấp úng:
- Tụi cháu... tụi cháu... thực ra thì...
Người chú khẽ tằng hằng và trong nháy mắt giọng nói trở nên khan khan và hai anh em Quý ròm ngay lập tức nhận ra đó là giọng cụ Be- man:
- Xưa nay những nghệ sĩ chân chính sống chết với nghề chủ yều vì lòng yêu nghề, vì niềm đam mê cháy bỏng đối với nghệ thuật...
Nguyen Nhat Anh
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro