
Chương I : Trước khi tốt nghiệp. Phần 1: Chương trình kiến tập tour miền tây
Phần 1. Nhật ký hành trình
Chương trình kiến tập tour miền Tây
Thành phố Hồ Chí Minh - An Giang - Cần Thơ.
-----------
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10/4/2019
"Tính tong...tính tong." _ Tiếng chuông báo thức của tôi vang lên. Đã 4 giờ rưỡi sáng. Tôi giật mình thức dậy với chiếc thoại trong tay. Cảm giác đầu tiên trong ngày hôm nay của tôi túm gọn lại là 1 chữ lo. Lo là vì đây là lần đầu tiên tôi được trải nghiệm cái cụm từ " kiến tập", lo là vì đây sẽ là lần đầu tiên tôi cầm mic, đứng đúng một tư thế và nói gì đó cho hàng chục con người phía dưới và hơn hết là tôi lo là mình sẽ đến trễ khi cố ý "nướng " thêm 5 phút.
Chuẩn bị xong mọi hành lý cá nhân cần thiết trong chuyến đi, tôi bắt đầu cùng ba tôi đến điểm đón của đoàn. Cảm giác háo hức của tôi khi được "đi chơi" xa nhà mấy ngày liền bỗng nhẹ nhàng lặng xuống khi nhìn thấy thầy và cô ở đấy. Tôi tự dặn lòng "phải rồi, lần này là đi học không phải đi chơi phải cư xử cho đúng.". Thật sự tôi lúc đó hoang mang tột độ luôn, cả cô Trang và thầy Khoa đều không phải giáo viên dạy tôi ở trường vì thế tôi chưa từng giao tiếp với họ quá 5 câu. Tuy nhiên tôi đã nghe khá nhiều tin đồn và tôi có lẽ là "quéo queo" theo đúng nghĩa luôn. Mà thôi miễn là tôi không làm gì sai thì sẽ không vấn đề gì.
Chớp nhoáng hừng đông chúng tôi bắt đầu chất hành lý vào hầm xe. Không biết vì lý do gì chúng tôi khởi hành hơi trễ so sánh với dự định. Chúng tôi đi xe loại 45 chỗ ngồi nhưng sỉ số lớp thì ít nên dư khá nhiều ghế vì thế chúng tôi phải đến trường Hậu Giang quận 11 để đón các bạn cùng khóa khác.
Sau khi xe bắt đầu hướng về phía cao tốc thì chúng tôi được "mần" quen với anh Vũ hướng dẫn viên của xe chúng tôi trong suốt hành trình này. Nói là hướng dẫn viên thì không đúng lắm, tôi nghĩ rằng dùng từ " người đồng hành " hay " đàn anh đi trước" thì có lẽ chính xác hơn. Chúng tôi giao tiếp với thầy cô và anh Vũ được chút ít trong khi xe đang di chuyển trên cao tốc Trung Lương.
Theo những gì tôi biết thì cao tốc Trung Lương là một cao tốc nối từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Tiền Giang và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Giúp việc giao thông qua lại sẽ thuận lợi hơn so với trước. Thay vì đi khoảng 90 phút để đến Tiền Giang thì đường cao tốc này giúp rút lại còn khoảng 30 - 45 phút. Có chiều dài khoảng 61,9km . Vận tốc yêu cầu là 80km/h -120km/h. Được đầu tư bởi Bộ Giao thông vận tải khoảng 9884 tỷ được thầu xây dựng bởi Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 & Tổng công ty xây dựng Trường Sơn.
Từ thời chiến tranh chống Pháp tại tỉnh Tiền Giang có một ngã 3 lớn là nơi tập trung lương thực, hàng hóa để vận chuyển đi khắp mọi nơi trên đất nước. Ngã 3 này 1 hướng về Sài Gòn - Gia Định và đi ra các tỉnh Miền Trung, Miền Bắc Bắc. Hướng còn lại đi về các tỉnh Miền Tây - Đồng Bằng Sông Cửu Long nên được mọi người quen gọi là Ngã 3 Trung Lương. Trung là Trung chuyển, Lương là Lương thực ghép lại là nơi tập trung và vận chuyển lương thực.
Qua khỏi cao tốc Trung Lương chúng ta sẽ đến tỉnh Tiền Giang thành phố Mỹ Tho. Đã gần 8 giờ, chúng tôi tôi dừng chân tại " Điểm hẹn Mỹ Tho" để dùng bữa sáng của ngày hôm nay. Như kiểu tò mò chúng tôi hầu hết đều chọn món hủ tiếu Mỹ Tho để tận mắt và thưởng thức đặc sản Mỹ Tho. Hủ tiếu Mỹ Tho theo lời nói của anh Vũ thì món này đã xuất hiện ở đây khá lâu rồi hơn 100 về trước. Món hủ tiếu này lúc đầu là của người Hoa, vì vốn dĩ từ " hủ tiếu " cũng là từ thuần tiếng hoa. Món này đặc biệt từ sợi bánh đến cả nước lèo đồ chấm và các món ăn kèm. Sợi hủ tiếu đặc biệt được làm và chế biến trong ngày nên giữ được độ ngon và dai đặc trưng của vùng đất Mỹ Tho này. Sợi hủ tiếu không bị chua kết hợp với nước "lèo" được hầm từ xương nên có một vị đậm đà khó cưỡng. Không những bánh hủ tiếu dai , nước dùng đậm đà chúng ta còn có thịt, tôm, trứng cút ăn kèm. Điều đặc biệt chúng tôi đã thưởng thức đến từng giọt nước cuối cùng của món này mà không cần dùng đến tương đen hay tương ớt gì cả vì vốn dĩ nó đã quá xuất sắc rồi.
Sau khi chúng tôi dùng bữa thì đoàn bắt đầu di chuyển đến chùa Vĩnh Tràng. Lúc này đã tầm 8 giờ 15, ánh nắng từ mặt trời càng lúc càng chói chang. Anh Vũ đã "cứu bồ" chúng tôi bằng một chiếc nón trắng in chữ Tivi Tourist khá hợp mắt. Chiếc nón như đoán được tâm lý chúng tôi nó vừa có thể che nắng vừa có những cái lỗ thoáng hơi chi chít để tránh trường hợp chúng tôi nóng đến mức đi chùa mà trong tâm lại không thể tịnh. Chiếc nón không những thỏa mãn nhu cầu của chúng tôi, nó còn giúp chúng tôi không bị " lẻ bầy chim sáo" nữa.
Khoảng 8h47 phút, xe của chúng tôi dừng lại trước cổng chùa Vĩnh Tràng. Vào thế kỉ 19 nơi đây đã được ông bà Bùi Công Đạt xây thành một cái am nhỏ để thờ cúng. Mãi đến năm 1849, hòa thượng Thích Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm về đây trụ trì và tích góp sau đó trùng tu nơi đây thành chùa Vĩnh Trường nhằm mong muốn "Vĩnh cửu đối sơn hà, Trường tồn tề thiên địa" tức là muốn chùa tồn tại lâu đời và vững trãi. Tuy nhiên người dân vần quen miệng gọi là chùa Vĩnh Tràng.
Năm 1970 hòa thượng Chánh Hậu đã cho tu sửa chùa lại một lẩn nữa pha hòa cả kiến trúc Á và Âu. Chùa được xây dựng lại nhiều lần mang nhiều nét kiến trúc khác nhau ( Miên, Thái, Chàm ,Pháp , La Mã) tuy nhiên vẫn dữ được nét kiến trúc đặc trưng của người Việt ta. Vì thế kiến trúc chùa khá tinh vi, đa dạng và lạ mắt. Bởi lẽ sự tinh vi, sự lạ mắt nên nơi đây thu hút khá nhiều lượt khách hành hương mỗi năm kể cả phật tử Việt Nam hay du khách nước ngoài.
Chùa Vĩnh Tràng được kiến trúc theo dạng chữ Quốc, gồm 4 gian nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu) rộng 14.000 m², dài 70 m, rộng 20 m, xây bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao 1 m, xung quanh xây tường vững chắc.
Vì chùa Vĩnh Tràng theo lối phật giáo Bắc tông nên trong khuông viên chùa ngoài Phật nằm niết bàn và phật lớn đứng ở trung tâm thì bên phải ngôi chùa ta còn có thể thấy Phật Di Lặc ngồi uy nghi và đang nở một nụ cười từ bi bao dung chúng sanh.
Chúng tôi đã hết 30 phút ở đây, có lẽ chúng tôi sẽ nói lời tạm biệt và hẹn dịp nào đó quay lại để có cơ hội phân tích sâu hơn về nơi đây.
Đoàn chúng tôi ra xe và tiếp tục cuộc hành trình của mình, điểm đến tiếp theo của chúng tôi là nhà hàng Đông Xuyên số 9A Lương Văn Cù, Phường Mỹ Long ,Tp Long Xuyên ,Tỉnh An Giang.
Trên xe chúng tôi bắt đầu hối hả cho bài thuyết minh của chính mình ,lúc này dây thần kinh của những số thứ tự đầu từ từ căng ra muốn đứt đoạn. Cũng may cô Trang đã cứu vãng chúng tôi vài trò chơi nhỏ khiến chúng tôi giảm bớt căng thẳng, tôi cũng đã nghe nói cô Trang tổ chức hoạt náo rất hay nên muốn học hỏi từ cô chút ít nào đó bỏ túi để dành, nhưng rồi do mải mê hòa vào trò chơi của cô cùng các bạn, tôi quên cả việc ghi chép nân sau trò chơi tôi chẳng còn nhớ gì về cách thức tổ chức hay thể lệ trò chơi của cô. Chắc bản thân tôi sẽ tìm cô học hỏi kinh nghiệm vào một dịp nào đó.
Đã hơn 12giờ chúng tôi dừng chân trước cổng nhà hàng, các nhân viên ở đây chủ động ra mở cửa và dẫn đoàn chúng tôi vào bàn đã đặt trước. Đoàn chúng tôi tuy hơi đông nhưng rồi đâu cũng vào đó, chúng tôi ngồi thành bàn 12 người tuy nhiên chỗ ngồi cũng khá thỏa mái không bị hạn chế gì cả. Bản thân tôi có cảm giác như mình đang mơ vậy, "cơm trưa" lần này khác với "cơm trưa" những lần trước quá nhiều. Cơm trưa của chúng tôi không còn là một dĩa cơm khô cằn với một miếng sườn cứng như sắt có mùi thịt nữa mà là một mâm cơm đúng nghĩa một bữa ăn thịnh soạn đến mức tôi phải tự dụi mắt nhiều lần mới dám tin là tôi không phải mơ ngủ.
Thực đơn của chúng tôi có 5 món chính và 1 món tráng miệng, món nào cũng mang đậm chất miền Tây. Trước hết phải nói đến cá lóc kho tộ đã nghe 2 từ "cá lóc" là biết được độ dân dã của món ăn này rồi. Cá lóc được kho khá công phu nên màu cá thì bắt mắt còn còn vị cá thì "bắt mồm", món này được nêm nếm khá vừa ăn nên bản thân tôi đã không thể để mắt đến những món khác khi quyết định ăn thử món này đầu tiên. Cá tai tượng là một món ăn cũng khá dân dã nhưng không thể thiếu phần sang chảnh. Món ăn này dân dã vì nó khá quen thuộc với người dân miền Tây vì nhà nào cũng sẽ nuôi lấy cho mình vài con tai tượng ở ao nhà để mỗi khi khách đến sẽ có mồi "lai rai" vài chén. Sang chảnh là bởi cách ăn vì bởi lẽ chúng ta không chỉ bắt con cá lên chiên xong và cho vào bụng mà còn nhiều bước nhỏ khác nữa. Cá tai tượng sẽ được sơ chế nội tạng trước khi chế biến nhưng vẫn phải giữ lại vảy, đuôi, vây. Món này không những cách chế biến công phu mà cách ăn cũng phải công phu, đối với việc ăn làm sao cho món này thật " quý's's tộc's's" thì đầu tiên chúng ta nhúng một tý bánh tráng vào nước, việc nhúng bánh tráng làm sao không quá khô mà cũng không quá nhão cũng là một nghệ thuật . " Học ăn, học nói, học gói, học mở" cũng là có lý do cả đấy. Bánh tráng đã nhúng vừa đủ thấm chúng ta cho ít bún tươi vào giữa kèm một ít rau sống, vài lát thơm và cuối cùng là nhân vật chính của chúng ta. Khi mọi thứ đã được sắp xếp ngay ngắn thì ta cuốn lại thành khối trụ châm tý mắm nên hay nước mắm chua ngọt và thưởng thức. Trường hợp không biết cuốn thế nào chúng ta hãy cứ vo lại thành viên vừa miệng chấm nước mắm sau đó chờ mọi người quay đi rồi cho hết vào miệng. Món kế là xà lách cà chua, đây là món ăn kèm khá miền Tây và khá Tây theo đúng nghĩa luôn vì đơn thuần đây là món trộn rau củ theo kiểu salad trong các quán Tây ở Sài Gòn mình vậy tuy nhiên hoàn toàn đậm nét Việt. Tiếp theo là món đậu cô ve xào thịt mà chúng tôi hay gọi quen miệng là đậu que vì ngoại hình nó giống như chiếc que và hơn hết chúng tôi đang dung từ địa phương cho đúng hoàn cảnh. Món cuối là lẩu chả cá bông bí nghe thấy bông bí là thấy miền tây rồi. Tuy nhiên vì tôi không thưởng thức nhiều về món này nên không biết nói như thế nào nhưng ngắn gọn hai chữ "vừa ăn"
Sau khi nạp thêm năng lượng cho cơ thể, những con người sắp thuyết minh tiếp tục ôn tập cho phần nói trên xe của bản thân . Số còn lại vật vờ mắt nhắm mắt mở đúng là "căng da bụng chùng da mắt" nhưng mấy ai dám ngủ đâu. Vì việc nhìn đường khá là quan trọng cho bài thu hoạch của chúng tôi và hơn hết nhỡ có ngủ quên thì xác định kết cục không mấy nở hoa đâu vì đã có vài trường hợp được làm ca sĩ bất đắc dĩ ngay sau khi thả hồn theo gió về Sài Gòn.
Tầm 2 giờ rưỡi, chúng tôi có mặt tại cổng chợ Châu Đốc sau đó chúng tôi cùng anh Vũ đi sâu vào sau lưng chợ nơi mà có một vài chiếc thuyền đang đậu chờ chúng tôi ở đó. Sau khi thu xếp ổn thỏa . Đoàn tôi bắt đầu chia ra thành 3 chiếu tàu để cùng nhau dạo chơi trên mặt sông và hơn hết tàu sẽ đưa chúng tôi đến làng nuôi cá bè.
Nằm cách trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng 4km về hướng Tây đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long của huyện An Phú. Nơi đây là nơi nổi tiếng là nơi nuôi cá nước ngọt lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. người dân nơi đây đã sống với nghê nuôi cá này đã mấy chục năm gần đây. Vào khoảng thời gian đầu bè nơi đây không nhiều đa phần là cá tự nhiên và hơn hết người dân không phải cho cá ăn như bây giờ vì nguồn nước tốt. Về sau vì doanh thu lợi nhuận cao, số lượng bè đang gia tăng đáng kể với sản lượng 2000 tấn/ năm nên thời kì này có thể coi là thời kì hoàng kim của nghề nuôi cá bè.
Giai đoạn đầu nơi đây tập chung vào giống cá da trơn như cá ba sa, cá tra... để tiêu thụ trong nước và cả xuất khẩu ra nước ngoài. Vì thế cá basa đã trở thành biểu tượng của Châu Đốc. Về sau để tăng năng suất người dân còn nuôi thêm cá he, cá lóc,... Cho đến năm 2010, do biến đổi khí hậu nên sông Mekong cạn dần, cộng thêm đó là nguồn nước ngày càng ô nhiễm dẫn đến việc cá nuôi tại các nhà bè bị thất thu, một số hộ trắng tay, phá sản. Từ đó thời hoàn kim của nghề nuôi cá bè chính thức chấm dứt.
Bất cứ nghề nào cũng phải có đức tin cũng phải có tổ nghề của riêng nghành nghề đó và nghề nuôi cá cũng không ngoại lệ. "Bà Cậu", một tên gọi tổ nghề mà người nuôi cá tin rằng "Bà Cậu" là tổ nghề đánh bắt thủy hải sản và cũng là người phù hộ độ trì cho họ bình an trên sông nước. Cách gọi "Bà Cậu" là cách gọi tắt của "bảy bà ba cậu" (nhưng thực ra là 4 cậu) gồm bà chúa Tiên, bà chúa Ngọc, bà chúa Xứ, bà chúa Động, bà Cố Hỉ, bà Thủy, bà Hỏa, cậu Trầy, cậu Quý, cậu Lý, cậu Thông.
Bên cạnh đó người nuôi cá còn có nhiều tập tục và kiêng cử như " Không ăn cá nhà nuôi" , " Không bán lẻ từng con"....
Vì nguồn thức ăn ở nước sông cạn kiệt nên người dân dùng loại cám chuyên dụng đặc biệt dành riêng cho các loài cá khác nhau dựa trên nghiên cứu của nhà phân phối.
Ở đây chúng tôi được tự tay cho cá ăn và có thể tham quan và mua một ít đồ lưu niệm trước khi đến điểm tham quan tiếp theo. Sau khi kết thúc 20 phút ở đây chúng tôi cùng nhau ra lại tàu để di chuyển đến làng người Chăm.
Từ ở bến thuyền, chúng tôi đi lên làng người Chăm bằng một cái cầu được đóng từ ván gỗ và tre nghe mộc mạc nhưng chắc chắn vô cùng. Dọc lối đi, chúng tôi bắt gặp một cái cột bằng xi măng ghi số năm từ trên xuống là " 2000, 1996, 2002, 2001, 2011, 95, 99, 92, 94, 2005, 2013,2016,2018,2009,2003" nhìn sơ qua ta cứ nghĩ là những con số vô nghĩa nhưng thực chất cái gì người ta đã làm hà cớ phải có lý do của riêng nó, chẳng hạn những con số này chính là số năm và được sắp xếp lung tung vì vị trí của nó là độ cao của mực nước vào các năm.
Đến đây chúng tôi được ghé thăm xưởng làm đồ thổ cẩm của người Chăm. Tại đây chúng tôi được tận mắt xem người Chăm tự tay dệt ra những tấm vải thổ cẩm và làm ra những sản phẩm bắt mắt thu hút khá nhiều ánh mắt. Ở đây chúng tôi không những được thấy người ta làm ra những bộ đồ truyền thống mà 2 trong số chúng tôi còn được hóa thân thành người Chăm đúng nghĩa.
Sau khi rời khỏi đó chúng tôi đi bộ qua thánh đường gần đó. Trong khuôn viên thánh đường có một cây cà ri cao tầm 2m tạo ra một góc xanh góc sân tỏa mùi thơm quyến rũ chúng tôi. Bên hông thánh đường là nghĩa trang người Chăm. Không giống như người Kinh cầu kì về nơi an nghỉ người Chăm chỉ cần một tấm bia một gò đất là đủ. Theo truyền thống người Chăm, khi mất sẽ được chôn cất gần nhau và đầu người mất sẽ hướng về Mặt Trời mọc.
Chia tay những cô gái Chăm ở đây chúng tôi di chuyển ra tàu và về lại chợ Châu Đốc. Và lên xe di chuyển đến khách sạn Đông Nam để nhận phòng. Chúng tôi được phân chia 4 thành viên ở phòng 102. Căn phòng khá thoải mái, có 2 giường đơn và một người đôi khá rộng rãi tuy nhiên hệ thống điện không được cung cấp đầy đủ.
Chúng tôi có khoảng thời gian nghỉ ngơi khá nhiều, vào khoảng 6 giờ chúng tôi tập trung ở sảnh ăn để thưởng thức bữa tối của ngày. Thực đơn chúng tôi có 5 món. Canh bí đỏ sôi sùng sục trên bếp, cá ba sa kho tộ ,trứng chiên, rau muống xào và gà kho.
Sau khi ăn cơm xong chúng tôi có khoảng 30 phút để thay quần áo, 7 giờ là thời điểm tập trung của đoàn để đi qua chùa Bà và lăng Thoại Ngọc Hầu. Vì một thành viên trong số chúng tôi gặp sự cố nên 6 người chúng tôi bị trễ xe. Sau một lúc hội ý chúng tôi quyết định bắt một chiếc xe lôi đi thẳng vào khu chùa. Khác với xe khách, xe lôi có vẻ chậm chạp hơn chật chội hơn nhưng lại mang lại cảm giác thoải mái hơn mát mẻ hơn xe khách. Ngồi trên xe lôi chúng tôi có thể ngắm nghía cây cối trên đường đi một cách chân thực nhất.
Có mặt tại chùa Bà chúng tôi có tý thời gian để hành hương ở đây và thỉnh cho bản thân mình một chiếc lộc bà trong cái phong vì đỏ để cầu may cho bản thân. Mái của chùa được trang bị nhiều dây đèn đầy màu sắc và khiến nơi đây rực rỡ một gốc trời.
Sau khi dành thời gian thắp một nén hương ở chùa Bà, chúng tôi di chuyển sang lăng Thoại Ngọc Hầu để tham quan và tìm hiểu nơi đây.
Lăng Thoại Ngọc Hầu là một công trình kiến trúc duy nhất còn nguyên vẹn từ thời nhà Nguyễn cho đến ngày nay.
Sơn Lăng là một tên gọi khác của lăng Thoại Ngọc Hầu, được Thoại Ngọc Hầu chọn làm nơi để yên nghỉ cuối cùng của mình. Thoại Ngọc Hầu có tên thật là Nguyễn văn Thoại - một vị tướng nổi tiếng ở triều Nguyễn được triều đình cử đi khai phá và trấn giữ vùng đất An Giang. Ông sinh 25/11/1761 tại Diên Phước, tỉnh Quảng nam và được phong tước Ngọc Hầu. Ông mất ngày 06/06/1829 hưởng thọ 68 tuổi. Trước khi ông mất thì hai người vợ của ông đã qua đời trước đó nên được ông xây dựng mộ cho cả hai ngay trong khuôn viên và chừa cho mình một khoảng trống ở giữa để sau này được đoàn tụ với hai người vợ của mình.
Sau đó chúng tôi có được khoảng thời gian thoải mái cho đến 11 giờ. Nhóm chúng tôi hội ý với nhau sau đó cùng nhau đi qua một quán đồ nướng để mua ít món ăn để về khách sạn "nhậu".
Cuối cùng để kết thúc một ngày mệt mỏi chúng tôi tắt hết đèn video call với các bạn trong group chat lớp để hù ma lẫn nhau. Cả đoàn chúng tôi không phải ai cũng có thể ngủ ngon vì lâu lắm mới có dịp ngủ chung với bạn thân nên phải tận dụng tối đa thời gian bên nhau. Có một số bạn đi gõ cửa các phòng khiến cách bạn nữ sợ đến mức dồn chung mười mấy con người chung một phòng ngủ cho ấm cúng điều này thì khá thú vị nếu các bạn không đùa quá lố khiến mọi người và thầy Khoa tức giận.
Ngày 11/4/2019 An Giang - Cần Thơ .
Chúng tôi thức dậy vệ sinh cá nhân, trả phòng sau đó tập trung ở sảnh ăn để ăn sáng dưới hình thức ăn buffet.
Cuộc hành trình ngày mới của chúng tôi bắt đầu từ khách sạn và điểm đến đầu tiên là chợ Tịnh Biên- chợ biên giới tiếp giáp cả Campuchia và Việt Nam. Chợ Tịnh Biên đa dạng về mẫu mã hàng hóa từ nước ngọt, bánh kẹo, quần áo, võng, mắm...còn có cả tắc kè bọ cạp và rắn. Bản thân tôi không thấy hứng thú với bánh kẹo và quần áo ở đây, điều mà thu hút tôi nhất là sạp bán bò sát và côn trùng. Sau khi nghĩ tới nghĩ lui khá nhiều tôi quyết định bạo gan rước 4 bé rắn lên xe để cùng về Sài Gòn. Tôi biết chắc rằng nếu bí mật nho nhỏ này của tôi bị đồn đến tai thầy thì tôi sẽ khá vinh hạnh khi được đưa thẳng về Sài Gòn với vận tốc ánh sáng. Vì hạnh phúc của nhân loại tôi giấu các em nó khá kĩ.
Chúng tôi hết 20 phút ở chợ Tịnh Biên, chúng tôi di chuyển sang rừng tràm Trà Sư, trên đường đi chúng tôi ghé một ngôi chùa mà người dân gọi với cách thân yêu là chùa Bánh Xèo. Sở dĩ nơi đây có tên như vậy là vì ở đây hàng ngày các phật tử làm ra hàng ngàn cái bánh xèo chay phục vụ miễn phí cho mọi người đến đây.
Đoàn xe rời khỏi chùa và đi nhanh đến rừng tràm Trà Sư. Lúc này đã hơn 9 giờ 30, cái nắng chói chang hơn bao giờ hết tỏa hết mặt tôi như muốn nướng chín da mặt của tôi lúc này. Khuyên thật các ban nên tậu cho mình một cái nón,một cái áo khoác và chai kem chống nắng hay vài thứ đại loại thế. Từ bãi xe vào bến tàu khoảng 15 phút đi bộ, một bên là nhà dân và cây cối vô cùng mộc mạc. Một bên là một dòng nước xanh màu lục bình, màu bèo trôi nhè nhẹ kín cả mặt nước. Thuyền đã chờ chúng tôi ở bến.
Rừng tràm Trà Sư có diện tích khoảng 850 ha, phần lớn cây cối ở đây là cây tràm. Không những những cây tràm nơi đây phát triển mạnh mà rừng tràm Trà Sư còn là nơi sinh sống của hàng chục loài sinh vật khác điển hình là cò, cuốc, chim gõ kiến....
Khi di chuyển trên mặt nước chúng ta có thể thấy một khung cảnh đầy thơ mộng. Bèo và lục bình phủ xanh mặt nước rồi sau đó rẽ làm hai phần như thân thiết mời đoàn chúng tôi tham quan nơi đây mỗi khi thuyền chúng tôi đi qua. Để có thể nhìn ngắm nơi rừng cây hùng vĩ và từ từ thanh lọc buồn bực trong người bằng cái không khí trong lành ở đây chúng tôi chuyển từ việc đi thuyền máy sang đi những chiếc xuồng nhỏ. Đồng hành cùng chúng tôi là những cô gái miền tây chất phác lành nghề chèo xuồng nhiều năm. Không những được ngồi trên xuồng ngắm nhìn cảnh thiên nhiên, chúng tôi còn có thể tự tay mình chèo xuồng để thực sự trải nghiệm cảm giác hòa vào thiên nhiên miền tây.
Ngoài ngắm cảnh bằng xuồng trên mặt nước chúng tôi còn đi đến một điểm khác trong khuông viên rừng tràm. Đó chính là đài quan sát, một trong những nơi có tầm nhìn đẹp nhất rừng tràm. Vì tính rậm rạp nên ở đây có khá nhiều ong trên đài quan sát cũng không ngoại lệ. Một trong số chúng tôi đã bị ong chích vì khiến ong nhìn nhầm chiếc quần tổ ong của bạn ấy là nhà mình, khuyên thật nếu các bạn đến rừng tràm Trà Sư thì hãy tậu cho mình bộ quần áo kín đáo nhất có thể vì một phần bạn có thể tránh được cái nắng oi bức của tự nhiên và hơn hết bạn cũng sẽ không bị ong hay muỗi miền tây hôn một cách nhẹ nhàng đầy chân tình khiến bạn không thể nào quên.
Chúng tôi rời khỏi khu vực rừng và lên xe đến địa điểm dùng bữa trưa của ngày hôm nay. Trên xe chúng tôi nhiệt tình đón lấy cái mát từ điều hòa ngay sau khi đi dạo vài giờ giữa cái nắng miền tây. Thầy cũng tâm lý lắm nên cho chúng tôi chút thời gian nghỉ ngơi trước khi đến với bài thuyết minh tiếp theo. Việc di chuyển cũng mất khá thời gian nên chúng tôi tranh thủ ôn lại bài, trò chuyện và nghe lấy một bản nhạc yêu thích để thoải mái tâm hồn. Cũng chính ngày hôm nay tôi thực hiện bài thuyết minh của mình.
Cảm giác khi lần đầu dứng trước hàng chục con mắt phía dưới thì tôi có chút thiếu tự tin, tôi sợ mình sẽ không thể mở miệng ra nói gì đó, tôi sợ mình nói sai, tôi sợ mình sẽ phải làm lại nếu không đạt yêu cầu. Chân tay tôi cứng đờ mờ hôi mẹ mồ hôi con thi nhau mà đổ, tim tôi như ngừng đập, đến việc thở đếu cũng bị ngắt quãng. Cứ nghĩ là bản thân tôi chẳng làm được thì một người bạn nắm lấy tay tôi " Cố lên tao tin mày, mày làm được mà ở lớp mày làm như thế nào thì làm y vậy đi." Lúc ấy tôi chỉ hy vọng mình trên trung bình là đủ, không dám đặt mục tiêu quá cao. Tôi hít một hơi thật sâu và thở ra nhẹ nhàng để lấy cho mình tý can đảm. Bài thuyết minh của tôi diễn ra trong 5 phút. Trong khoản đầu tôi làm quen với cách đứng trên xe nên xém chụp ếch mấy lần nhưng rồi sau khi thích nghi thì tôi có thể đứng vững hơn rồi. Dù có chuẩn bị từ trước nhưng tôi vẫn quên trước quên sau kể cả hai câu hỏi thầy đặt ra tôi cũng không chắc là mình trả lời đúng hay là không. Khoảng khắc công bố điểm là lúc lòng tôi cứ hồi hộp lo lắng, tôi chờ đợi. Thầy viết cái gì đó vào danh sách rồi quay mặt đi làm tôi càng hoang mang về điểm của tôi. Lấy tiếp tý xíu cam đảm còn dư lúc nãy : "Thưa thầy, bài thuyết minh của em mấy điểm ạ?". Thầy nhìn tôi rồi nhìn vào danh sách một lúc. Cái hành động chậm rãi của thầy khiến thần kinh tôi căng như thể muốn đứt. " Mười" đó là một chữ duy nhất từ thầy làm tôi thoải mái cả tinh thần. Tôi không nghĩ là cái bài làm sơ sài đầy thiếu sót của tôi lại có thể vượt mức mong đợi như vậy. Lúc này tôi nhận ra việc thuyết minh này không quá khó mà chỉ cần cố gắng và bình tĩnh thì sẽ thành công rực rỡ chứ chả đùa được.
Bữa trưa thứ hai trong hành trình của chúng tôi cũng không quá khác bữa ăn trước. Chúng tôi có 6 món như mắm thái, canh chua cá , gà luộc lá chanh, rau muống xào và cá rô kho tộ và cá lóc nướng. Món ăn ở đây không thể nói là ngon nhưng cũng không phải không ngon chỉ vừa đủ ăn. Nhưng món ăn tôi thích nhất trong bữa này là món cá lóc nướng rất hợp khẩu vị của tôi và vì nó là món miền tây nhất mâm cơm.
Sau bữa ăn chúng tôi di chuyển về khách sạn Tây Nam để nhận phòng nghỉ ngơi. Quãng đường từ An Giang về Cần Thơ chúng tôi tiếp tục thuyết minh cho nhau nghe về nhiều thông tin hay.
Cần thơ là thành phố hiện đại và phát triển nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, là thành phố lớn thứ 4 cả nước theo quy mô dân số và lớn thứ 5 cả nước theo vai trò và vị thế cũng như quy mô kinh tế. Trước đây Cần Thơ có tên gọi là Trấn Giang. Sau này lấy tên một loài cá chuyên sống ở vùng này là con " Kìn tho" hay còn gọi là cá sặc rằn hay cá sặc lò tho.
Trước khi nhận phòng anh Vũ và thầy có thông báo với chúng tôi một tin rất vui. Là ngày hôm nay không có giờ nghiêm, mọi người có thể vui chơi tùy thích mà không phải điểm danh trước khi ngủ và cũng không quá khó khăn về luật lệ đối với chúng tôi. Tôi và một người bạn nữa nhận một căn phòng ở tầng một. Từ trong phòng nhìn ra view thật sự khá đẹp chỉ có tán cây và mái hiên. Nhưng không sao có chỗ nằm là được rồi. Cả hai chúng tôi nghỉ lưng chút lát trước khi dùng bữa tối. Căn phòng này khiến tôi không hài lòng cho lắm, tủ lạnh và hệ thống nước nóng hoạt động khá chập chờn, tầm nhìn từ phòng không được đẹp cho lắm, chốt cửa phòng bị lỏng nên bất cứ ai dù không có chìa kháo cũng có thể nhẹ nhàng mở cửa vô.
Đến giờ ăn tối ,như đã dặn trước, chúng tôi tập trung ở sảnh và di chuyển ra bến du thuyền. Hôm nay chúng tôi được trải nghiệm cảm giác của "quý's's tộc's's" bằng cách dùng bữa tối trên du thuyền.
Chúng tôi có hai sự lựa chọn một là ăn tối trên tàu và di chuyển ra giữa dòng nước ngắm cảnh, hai là tranh thủ ăn thật nhanh trước giờ tàu khởi hành và xuống tàu đi tản bộ cùng nhau vài vòng khu vực đó. Vì chúng tôi nghe nói được mời ăn chè miễn phí nên cố gắng ăn thậ nhanh và rời khỏi đó sớm nhất có thể.
Thầy cô, chúng tôi và các anh chị tản bộ tàn tàn qua khu ăn vặt. Tôi thật sự khá ngạc nhiên khi trước mắt tôi là một Chợ Bến Thành phiên bản thu nhỏ và phục vụ rất nhiều mặt hàng khác nhau .
Sau khi ăn chè xong chúng tôi cùng nhau đi bộ vài vòng cho tiêu. Cho đến khi cả đám bạn tôi đã về tới khách sạn thì tôi vẫn ở công viên để học hỏi một ít kinh nghiệm từ anh Vũ và anh Nhân, những gì hai anh dạy cho tôi không quá nhiều nhưng đã và sẽ giúp tôi giải quyết được kha kha vẫn đề của tôi trong tương lai. Không phải thầy giáo cũng không phải giảng viên nhưng hai anh đã truyền cho tôi khá nhiều cảm hứng và động lực trên con đường theo nghề của tôi. Tôi không chắc là mình sẽ làm gì ra trò nhưng tôi chắc rằng những gì hai anh đã cất công cho tôi thì tôi sẽ không bao giờ quên và tận dụng nó cho con đường tương lai tôi.
Nói về kỉ niệm thú vị nhất chuyến đi thì không thể không nhắc đến sự việc đã diễn ra ở khách sạn nơi chúng tôi ở lại đêm nay. Cũng đã 8 giờ hơn tôi về đến phòng thì bạn tôi bảo dọn hành lý lên tầng 5 ở với vô vì nghe đâu cô ở có một mình nhưng cô lại sợ ma hay gì đó đại loại. Tính tôi cũng nhiệt tình lắm giúp gì được ai thì giúp à với cả ở càng đồng thì càng vui chớ sao, nên tôi tận dụng cơ hội này để giao tiếp với cô một tý.
Trước khi đi bạn tôi tuyên bố hùng hồn lắm " Dù có gì xảy ra, tao với mày cùng bảo vệ cô nha!". Nghe như thể bạn tôi không sợ trời cũng không sợ đất rất uy phong và có lẽ cũng bị nhiễm phim khá nhiều, chuyện gì xảy ra là chuyện gì mới được hông lẽ bạn tôi lại tưởng tượng một con búp bê Annabell sẽ xuất hiện và ăn thịt chúng tôi chắc. Dù sao bạn tôi cũng là con gái nên tôi hỏi trêu lại lần nữa " Mày chắc chứ? Mày không sợ sao?". Bạn tôi trả lời không chút do dự đầy mạnh mẽ "Ừ tao đã nói với mày là tao với mày sẽ bảo vệ cô mà!"
Và rồi chúng tôi dọn hành lý lên phòng 509 định chờ cô, nhưng cô bận khảo bài mấy bạn kia nên chúng tôi chưa có chìa khóa vào phòng. Chúng tôi đứng bình thường trước cửa phòng và vừa bấm điện thoại vừa chờ cô. Thì bỗng đèn ở dãy hành lang tắt tối thui, trong khi tôi chưa kịp phản ứng gì thì bạn tôi đã nấp sau lưng tôi run cầm cập " Mày ơi cứu tao" cái cách nói của bạn tôi so với lúc đầu khác xa một trời một vực khiến tôi cười điên.
Chờ quá lâu mà đèn không sáng trở lại dù hệ thống điện vẫn hoạt động bình thường cả hai quyết định ghé phòng 309 phòng của hai thằng bạn tôi để ngồi chờ nhân tiện ôn bài cho nhau. Mọi thứ rất bình thường cho đến một thế lực xuất hiện gõ cửa phòng liên hồi. Nhưng đến khi ra mở cửa thì không có ai, một người bạn tôi có bệnh trong người nên bắt đầu hồi hộp khó thở. Tôi không còn cách nào chỉ biết cách trấn an bạn. Tôi có nhắc nhở mọi người xung quanh đừng làm phiền phòng này. Ngay sau đó chúng tôi có chút bình an cho đến khi tôi nhận được chìa khóa phòng tôi. Từ khi tôi rời đi, cái trò gõ cửa lại xuất hiện. Bạn tôi lại hoảng sợ gọi cho tôi mà đến việc thở sao cho đàng hoàng nó cũng quen mất. Không còn cách nào tôi gọi cho cô và trình báo sự việc. Vài phút sau tôi đã có mặt ở phòng bạn tôi, một là để trấn an hai là xem thầy và cô xử lý việc này. Chúng tôi không phải những người duy nhất bị tình trạng như vậy, các anh chị và các bạn khác cũng bị.
Trong khi chờ thầy giải quyết chúng tôi ngồi lại khoảng hai mươi mấy người ở phòng thầy để trò chuyện với cô cho các bạn đỡ sợ. Một vài trong số chúng tôi có thể nhận diện người làm ra trò đấy vì vô tình bắt gặp được. Nghe thì bắt đầu như phim hành dộng hollywood rồi đấy nhưng tin tôi đi, nếu bạn thấy cảnh thầy cùng 500 anh em đi kiểm tra trông ngầu lắm luôn. Thầy dẫn đầu đi trước khoảng 15 người từ tầng 3 đi lên. Do hệ thống đèn tự động cảm ứng nên tiếng chân thầy đến đâu đèn sáng đến đó, nghe thôi là đã hấp dẫn kịch tính rồi nhưng khi nhìn hay trải nghiệm thực tế thì phải nói là không kém tý nào mấy cảnh phim hành động đâu. Do sự hiếu kì nên đoàn người mỗi lúc mỗi đông nhưng lại không thể triệu tập được hết vì số nhiều vẫn còn đi chơi đâu đó ngoài thành phố tấp nập kia. Dù kế hoạch không thành nhưng tôi đã có được thứ gọi là điều thú vị nhất tour rồi, nếu ai hỏi tôi đi tour có gì vui thì tôi sẽ kể hết toàn bộ câu chuyện cho người đó nghe, vì đối với tôi cảnh đẹp hay được đi chơi không hẵn là những gì khiến cuộc hành trình trở nên vui vẻ chỉ có những việc vặt không ai ngờ đến mới có thể trở thành kỉ niệm khó quên được.
Sau sự việc tôi cùng bạn mình và cô trở về phòng cũng là lúc bí mật nho nhỏ của tôi bị lộ ra. Cô đã phát hiện mấy bé rắn của tôi. Thoáng nghĩ mình tiêu thật rồi thì cô lại vô cùng nghe nhàng với tôi " Em mua hồi nào vậy? Nó có cắn hông em? Cho cô mượn tý." Ôi chu choa cô nhẹ nhàng đến mức tôi không thể tin là tôi lại sợ cô cho tôi đi về Sài Gòn bằng xe Phương Trang. Tôi thở phào nhẹ nhõm mọi thứ đâu vào đó cả rồi chỉ sợ phần thầy. Tôi chẳng dám làm gì chỉ xin cô đừng nói với thầy là được,việc cô đồng ý đối với tôi như là một ân huệ rồi.
Ngồi một lúc cảm thấy chán tôi quyết định ngồi lên thành cửa sổ hóng tý gió và ngắm cảnh thành phố Cần Thơ về đêm. Không ồn ào tiếng xe cộ như thành phố không bao giờ ngủ mà chỉ vẻn vẹn những ánh đèn đường tô điểm nổi bật nhiều màu sắc khác nhau thi thoảng lại có bóng người đi bộ đi lại xì xầm nói chuyện, thi thoản có một hai chiếc xe đi qua ùn ùn như xé tan màn đêm yên tĩnh đó. Tầm nhìn nơi đây quả thật tốt hơn nhiều so với phòng chúng tôi khi nãy.
Khi cả cô và bạn tôi đi ngủ chẳng hiểu vì lí do gì tôi lại không thể ngủ được tôi ngồi cạnh giường hai người hết đọc sách coi phim rồi lại học bài.Thấp thoáng đã 4 giờ 20 lúc này tôi mới có cảm giác mệt và buồn ngủ. Trước khi lên giường và mơ về nơi xa ấy thì tôi tạt ngang qua cửa sổ một lúc. Tuy không phải là thành phố không bao giờ ngủ nhưng phải chăng là thành phố dậy sớm nhất chăng? đường phố bắt đầu tấp nập bởi lẽ do người dân hay có thói quen dậy sớm chăm lo vườn nhà hay bởi lẽ du khách muốn ghé thăm phiên chợ nổi Cái Răng họp vào sáng sớm xem như thế nào.
Mặc cho người ta làm gì thì làm, bản thân tôi ngủ một giấc đến 6 giờ15. Sau đó vệ sinh cá nhân và xuống sảnh ăn sáng. Chúng tôi có ba sự lựa chọn hủ tiếu, ốp la và bún riêu. Hẵn là do tôi ngủ không đủ nên không có hứng ăn, ngồi được khoảng năm phút tôi đứng dậy và trở lên phòng để sửa soạn đồ đạc. Và sau đó hành trình ngày mới của tôi bắt đầu.
Ngày 12/4/2019 Cần Thơ - Hồ Chí Minh .
Chúng tôi rời khỏi khách sạn và đến điểm đầu tiên nhà cổ Bình Thủy
Nhà cổ Bình Thủy cách thành phố Cần Thơ chừng 10 km, có tuổi đời khoảng 140 năm. Nhà cổ Bình Thủy nổi tiếng trong và ngoài nước bởi rất có cơ duyên với nghệ thuật thứ bảy. Nơi đây, từng là bối cảnh cho hàng chục bộ phim nổi tiếng như "Những nẻo đường phù sa", "Người đẹp Tây Đô", "Nợ đời", hiện vẫn lưu giữ nhiều bút tích của các diễn viên đóng phim như Việt Trinh, Mỹ Uyên. Đặc biệt, đạo diễn người Pháp JJ.Annaud từng ở trong ngôi nhà suốt một tuần lễ chỉ đạo những cảnh quay trong bộ phim "Người tình". Nhà cổ Bình Thủy hay vườn lan Bình Thủy (vì trong nhà có vườn lan) là công trình kiến trúc văn hoá thuộc dạng cổ nhất ở miền Tây còn sót lại và hiện là địa điểm du lịch văn hóa về nguồn quen thuộc của mảnh đất phương Nam. Các vật liệu xây dựng hay nội thất trong nhà hầu hết đều nhập từ pháp về. Nhà cổ đang tồn tại nhiều năm nhưng mới đây nhà nước mới thật sự công nhận là di sản văn hóa và chu cấp bảo tồn.
Sau khi có một ít thời gian tìm hiểu thì chúng tôi quay lại xe và khởi hành đến Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam để tham quan và lễ phật.
Thiền viện được khởi công xây dựng vào ngày 16 tháng 7 năm 2013. Trên mảnh đất xã Mỹ Khánh có diện tích khoảng 38016 mét vuông. Bên trong chánh điện, ở giữa là tượng Phật Thích Ca bằng đồng nặng 3, 5 tấn, tạc ở tư thế ngồi và tay cầm cành hoa ; hai bên là tượng Bồ tát Phổ Hiền và Bồ tát Văn Thù. Bên trong Tổ điện là tượng Tổ Bồ Đề Đạt Ma và Trúc Lâm Tam Tổ. Ngoài tượng Phật Thích Ca là được đúc bằng đồng, các tượng thờ khác ở đây đều được bằng tạc bằng gỗ du sam đá vôi có tuổi thọ khoảng 800 năm. Ngoài ra, trong khuôn viên còn có: Quan Âm điện, Di Lặc điện, chùa Một Cột, Giảng đường, Khách đường, Trai đường, Thư viện, phòng Đông y Nam dược.
Trên cùng xã Mỹ khánh có một khu du lịch khá nổi tiếng. Khu du lịch Mỹ khánh không những phục vụ khách về nơi ăn uống và nghỉ ngơi mà còn có khá nhiều hoạt động giải trí khác như đạp vịt, tát mương bắt cá, câu cá sấu, đua chó , đua heo, mát xa cá... nếu có dịp mọi người cũng nên ghé qua nơi đây.
Sau khi rời khỏi Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam thì đoàn đi thẳng đến chùa Munir Ansay. Chùa Munir Ansay (Muni Răngsây) tọa lạc tại số 36 đại lộ Hòa Bình, thành phố Cần Thơ, được xây dựng năm 1948 bằng vật liệu tre lá đơn sơ. Sau nhiều đợt trùng tu, xây dựng chùa mới có dáng vẻ như ngày nay. Mãi đến năm 1954 thì cổng chùa mới được xây dựng với kiến trúc mô hình tháp (tam bảo) của Angkor Wat và đến năm 1964 mới xây dựng chánh điện. Cũng như các chùa Khmer khác, chánh điện luôn quay về hướng đông vì theo Phật giáo thì hướng Đông là hướng của các vị thần thánh.
Hằng năm, tại chùa Munir Ansay đều có tổ chức các ngày lễ lớn như Cholchonam Thomay - tết năm mới (ngày 13, 14, 15 tháng 3 âm lịch), Ok-om-Book - lễ đưa nước (tháng 10 âm lịch), Donta - lễ cúng ông bà (tháng 8 âm lịch), lễ Dâng Y của đồng bào Khmer... Lễ được tổ chức vui tươi trang trọng, có nhiều trò chơi dân gian với nhiều hình thức phong phú.
Sau khi kết thúc điểm tham quan cuối cùng chúng tôi quay lại khách sạn để dùng bữa trưa trước khi về lại Sài Gòn. Nhân tiện thì bí mật nhỏ tôi lại nhẹ nhè đến tai thầy, vẫn là cái cảm giác sợ muốn tuột máu đó nhưng lại được thầy dùng giọng nói nhẹ nhàng và dịu dàng để trấn an nó sau phẩn hỏi đáp của tôi và thầy.
Thời gian ba ngày hai đêm của chúng tôi diễn ra khá suôn sẻ pha trộn nhiều cảm xúc khách nhau. Khoảng thời gian ngắn ngủi này khiến tôi học được nhiều thứ, giúp tôi và mọi người có thêm thời gian để hiểu nhau hơn , tiếp cho tôi nhiều kinh nghiệm và thông tin hữu ích và hơn hết cuộc hành trình này đã để lại cho tôi rất nhiều kỉ niệm đẹp mà bất cứ khi nào tôi cũng có thể nghĩ về nó.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro