Phần Không Tên 3
21. Tại sao phải chọn bề rộng bánh răng nhỏ lớn hơn bề rộng bánh răng lớn?
Trả lời:
- Trong quá trình lắp ghép, đôi khi không thể đảm bảo ăn khớp đúng giữa
bánh răng nhỏ và bánh răng lớn . Lúc đó chiều dài tiếp xúc giữa các răng
có thể sẽ nhỏ hơn bw .Do vậy khi chế tạo ,ta thường làm bề rộng của
bánh răng nhỏ lớn hơn so với bề rộng bánh lớn để khi lắp ráp có sai lệch
thì vẫn đảm bảo đủ chiều dài ăn khớp.Mặt khác tăng bề rộng bánh nhỏ
chứ không phải bánh lớn để giảm bớt khối lượng , bới chi phí và không
làm tăng momen quán tính khi hoạt động.
22. Trình bày cách chọn dung sai vòng trong và vòng ngoài ổ lăn?
Trả lời:
- Vòng ngoài lắp lỏng để tránh kẹt ổ, vỡ ổ đồng thời vòng ngoài quay sẽ
làm vùng chịu tải cục bộ nâng cao tuổi bền
- Vòng trong lắp trugn gian có độ dôi để ổ không trơn trượt trên trục
- Vòng trong lắp theo hệ thống lỗ, vòng ngoài lắp theo hệ thống trụ vị ổ lăn
là chi tiết tiêu chuẩn phải đi mua.
23. Giải thích ý nghĩa các ký hiệu dung sai của mối lắp bánh răng và trục?
- Thường dung kiểu lắp H7/k6 H là miền dung sai của lỗ 7 là cấp chính xác
k là miền dung sai của trục 6 là cấp chính xác
24. Các kích thước nào cần ghi dung sai trên bản vẽ? tại sao?
Trả lời:
Kích thước cần ghi dung sai: khoảng cách tâm, khoảng cách các bu lông
nền. đây là kích thước lắp ráp và chế tạo cần đảm bảo.
Chú ý: trong bản vẽ lắp cần ghi các kích thước sau:
- Kích thước bao: chiều dài, rộng, cao để biết khoảng không gian cảu cụm
máy chiếm.
- Kích thước lắp ghép giữa các chi tiết: đảm bảo mối lắp khi làm việc.
- Khoảng cách tâm giữa các trục.
- Khoảng cách các lỗ bu lông nền vì đây là vị trí để lắp cụm máy với bộ
phận khác.
25. Tại sao phải làm gân tăng cứng ở cạnh chỗ lắp ổ lăn?
Trả lời:
- Để tăng cứng.
26. Công dụng của các tấm đệm ở chỗ lắp ổ lăn?
Trả lời:
- Điều chỉnh khe hở bù trừ nhiệt cho ổ lăn.
27. Tại sao chọn modun răng phải theo tiêu chuẩn?
Trả lời:
- Để dễ chế tạo. dụng cụ cắt được tiêu chuẩn hóa.
28. Tại sao phải chọn đường kính thân trục và ngõng trục theo tiêu chuẩn?
Trả lời:
- Đường kính thân trục và ngõng trục theo tiêu chuẩn để dễ chế tạo và lắp
ghép.
29. Trình bày cách chọn và tính các kích thước của then bằng?
Trả lời:
- Dựa vào đường kính trục chọn kích thước tiết diện then, chiều dài bằng
0,8-0,9 may ơ, các kích thước còn lại tra bảng.
- Sau đó kiểm nghiệm bền dập, với then hoa kiểm nghiệm thêm bền mòn.
30. Thế nào là lắp theo hệ thống lỗ và hệ thống trục? Hệ thống nào là ưu tiên?
Trả lời:
- lắp theo hệ thống lỗ là giữ kích thước lỗ thay đổi kích thước trục để đạt
được mối ghép, lắp theo hệ thống trục ngược lại. ưu tiên lắp theo hệ
thống lỗ vị lỗ bao giwo fcungx gia công khó hơn trục.
31. Dạng hỏng ,chỉ tiêu của then bằng, hoa?
Trả lời:
- Các dạng hỏng:
Hỏng do dập bề mặt làm việc
Hỏng do cắt
Then hoa có them hỏng do mòn.
- Chỉ tiêu: then bằng: bền dập
Then hoa; them bền mòn.
32. Khoảng cách nhỏ nhất từ đỉnh răng của br đến đáy hgt lựa chọn như thế nào,
tại sao?
Trả lời:
- Khoảng cách cần đủ lớn để khi br quay không khuấy động bẩn, sản vật
mài mòn lắng xuống đáy lên. Hgt br thì khoảng cách này bằng 3-5 chiều
dày thân hộp, hgt trục vít giá trị này lớn hơn, phụ thuộc vào diện tích tỏa
nhiệt cần thiết.
33. Chiều dày nhỏ nhất của vách HGT chọn thế nào, tại sao?
Trả lời:
- Chọn theo chiều dài rộng cao hoặc khaongr cách tâm của hộp phải đảm
bảo khi đúc có kahr năng điền đày khuôn.
34. Yêu cầu khi chọn vật liệu bánh răng? Tại sao người ta chọn vật liệu bánh
răng nhỏ tốt hơn bánh răng lớn, vật liệu của bánh răng cấp chậm tốt hơn cấp
nhanh?
Trả lời:
- Yêu cầu : khi chọn vật liệu phải dựa vào các yêu cầu cụ thể : tải trọng lớn
hay nhỏ , khả năng công nghệ và thiết bị chế tạo cũng được cũng như vật
tư được cung cấp, có yêu cầu kích thước phải gọn hay không
Yêu cầu : khi chọn vật liệu phải dựa vào các yêu cầu cụ thể : tải trọng lớn
hay nhỏ , khả năng công nghệ và thiết bị chế tạo cũng được cũng như vật
tư được cung cấp, có yêu cầu kích thước phải gọn hay không.
Trang 10
Tài liệu-Đồ án Cơ khí https://www.facebook.com/doancokhi123
Hướng dẫn, làm đồ án chi tiết máy, đồ án công nghệ chế tạo máy theo yêu cầu.
Email: [email protected]
11
- Nhóm 1 : độ rắn HB < 350, bánh răng thường được thường hóa hoặc tôi
cải thiện. Nhờ độ rắn thấp nên có thể cắt răng chính xác sau khi nhiệt
luyện, đồng thời bộ truyền có khả năng chạy mòn.
- Nhóm 2 : có độ rắn HB >350 , bánh răng thường được tôi thể tích , tôi bề
mặt, thấm cacbon ,thấm nito dùng các nguyên công tu sửa đắt tiền như
mài,mài nghiền v.v.. Răng chạy mòn rất kém do đó phải nâng cao độ
chính xác chế tạo , nâng cao độ cứng của ổ trục.
- Tuy nhiên khi dùng vật liệu nhóm 2 thì ứng suất tiếp xúc có thể tăng tới 2
lần và nâng cao khả năng tải của bộ truyền cũng như tăng tới 4 lần so với
thép thường hóa hoặc tôi cải thiện.
- Đối với hộp giảm tốc chịu công suất trung bình hoặc nhỏ ,chỉ cần chọn
vật liệu nhóm 1, đồng thời chú ý răng để tăng khả năng chạy mòn của
răng ,nên nhiệt luyện bánh răng lớn đạt độ rắn thấp hơn độ rắn bánh răng
nhỏ từ 10 đến 15 đơn vị :
H1 > H2 + (10 ... 15 ) HB
- Với công suất lớn có thể chọn vật liệu bánh nhỏ là thép nhóm 2, bánh lớn
nhóm 1 hoặc cả 2 đều thuộc nhóm 2, khi đó nhiệt luyện 2 bánh như nhau
và đạt độ rắn bằng nhau.
- Người ta chọn vật liệu bánh nhỏ tốt hơn bánh lớn vì :số chu kỳ làm việc
của bánh nhỏ nhiều hơn bánh lớn.
- Vật liệu bánh răng cấp chậm lớn hơn cấp nhanh vì momen trên các trục
của cấp chậm lớn hơn cấp nhanh, do vậy tải trọng lên các răng lớn hơn so
với cấp nhanh.
35. Trên cùng một trục nên chọn cùng loại ổ, loại then như nhau vì sao?
Trả lời:
- Then và ổ trên cùng một trục thì nên chọn cùng loại then, ổ để thuận tiện
cho quá trình thiết kế và chế tạo. Nếu cùng một loại then ,ta chỉ cần tính
toán kiểm nghiệm cho then ở vị trí chịu nguy hiểm hơn.Trong chế tạo
,chọn cùng loại then dễ cho việc chế tạo vì không phải thay dao cắt, tạo
năng suất.Mặt khác trong quá trình chế tạo có thể lắp lẫn, đổi then,ổ cho
nhau trong trường hợp cần thiết.
36. Mối lắp giữa then và trục là gì?
Trả lời:
- Lắp theo hệ thống trục , lắp có độ dôi để bảo đảm truyền momen xoắn
đầy đủ và không phải tháo then khi tháo BR hay ổ.
37. Cách chọn động cơ điện? Dựa vào thông số nào để chọn động cơ điện, các
thông số cơ bản của động cơ điện? Phân biệt công suất tương đương, công
suất yêu cầu và công suất danh nghĩa của động cơ?
Trả lời:
- Cách chọn động cơ; tính công suất cần thiết của động cơ, xác định sơ bộ
số vòn quay của động cơ. Dựa vào công suất cần thiết, và số vòng quay
đồng bộ kết hợp với các yêu cầu về quá tải, mômen mở máy, phương
pháp lắp đặt động cơ để chọn kích thước động cơ cho phù hợp
- Các thông số để chọn động cơ: P
đc
≥ P
ct
n
đb
= n
sb
T
mm
/T ≤ T
K
/T
dn
- Công suất tương đương: công suất làm việc ở chế độ tải trogn thay đổi
nhiều mức.
- Công suất yêu cầu: công suất xét đến sự thay đổi của cả tải trogn lẫn
tác dụng tương hỗ giữa các chi tiết máy tiếp xúc.
- Công suất danh nghĩa: công suất được chọn trong số các tải trọng
trong chế độ làm việc ổn định, thường chọn công suất tải lớn nhất
hoặc tải tác dụng lâu dài nhất làm công suất danh nghĩa.
38. Các phương pháp phân phối tỷ số truyền cho các cấp trong HGT? Phân phối
TST cho HGT và bộ truyền ngoài ntn? Ảnh hưởng của việc phân phối TST
lên kích thước HGT và hệ dẫn động?
Trả lời:
- Phương pháp phân phối tỷ số truyền:
PP1 : Phân theo yêu cầu gia công vỏ hộp:
Với các hộp giảm tốc đã được tiêu chuẩn hóa để tạo thuận lợi cho việc
gia công, người ta quy định tỷ số khoảng cách trục cấp chậm a
w2
và cấp
nhanh a
w1
.Dựa trên cơ sở đó mà phân phối tỷ số truyền u
h
cho các cấp.
PP2 : Phân theo yêu cầu bôi trơn:
Để bôi trơn chỗ ăn khớp của các bánh răng trong hộp giảm tốc, người ta
tính toán để các bánh lớn được nhúng vào dầu đựng trong hộp.
/d
w2
= 1 thì br lớn của hgt đợc ngâm trogn dầu bằng nhau mà cấp
nhanh quay nhanh hơn gây tổn thất do khuấy dầu do vậy nên chọn C > 1
thực tế 1 ≤ C ≤ 1,3
PP3 : Phân theo yêu cầu gọn nhẹ :
Với hộp giảm tốc bánh răng trụ loại nặng thì chỉ tiêu về kích thước và
khối lượng lại có ý nghĩa quan trọng.Vì vậy trong trường hợp này người
ta phân uh cho các cấp xuất phát từ điều kiện tổng khoảng cách trục là
nhỏ nhất.
U1 = (1.2 ... 1.3 ) U2
- Phân phối tỷ số truyền cho HGT và bộ truyền ngoài:
U
t
= n
đc
/n
lv
= U
h
.U
n
Trong đó: n
đc
: số vòng quay của động cơ đã chọn, vg/phút.
n
lv
: số vòng quay của trục công tác
u
n
: tỷ số truyền của bộ truyền ngoài.
u
h
: tỷ số truyền của hộp giảm tốc.
Theo bảng 2.4 – [1] chọn sơ bộ u
n
Þ u
h
= u
t
/u
n
Phân phối tỷ số truyền cho các cấp bộ truyền trong hộp giảm tốc, sau đó tính
lại u
n
theo công thức: u
n
= u
t
/u
1
.u
2
- Ảnh hưởng của việc phân phối TST lên kích thước HGT và hệ dẫn động
Việc phân phối tỷ số truyền ảnh hướng rất lớn đến kích thước cũng như khối
lượng của hgt và hệ dẫn động, do đó cần phải phân phói tỷ số truyền đảm
bảo kích thước, khối lượng nhẹ và bôi trơn các br ăn khớp.
39. Nêu cách chọn hợp lý công suất và số vòng quay động cơ?
Trả lời:
- Các thông số để chọn động cơ: P
40. Tại sao phải kiểm tra mở máy và quá tải cho động cơ? trường hợp nào
không phải kiểm tra quá tải cho động cơ? Tại sao?
Trả lời:
- Khi mở máy, momen quá tải không được vượt quá momen khởi động của
động cơ ( T < TK) nếu không động cơ sẽ không chạy.
- Nếu đang làm việc ở chế độ ổn định nào đó mà động cơ bị quá tải vì bất
kỳ lý do nào, số vòng quay của động cơ sẽ giảm . Momen quá tải dù chỉ
tác dụng trong một thời gian ngắn không được vượt quá momen cực đại
Tmax của động cơ, nếu không động cơ sẽ dừng lại hoặc bị cháy nếu
không kịp ngắt nguồn.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro