Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

dnghia dactrung CKhoan

2.1 Chứng khoán và các đặc trưng của chứng khoán

2.1.1 Khái niệm chứng khoán

+ Quan điểm xuất phát từ hình thức tồn tại mang tính truyền thống của chứng khoán: Chứng khoán là thuật ngữ dùng để chỉ các chứng từ có giá xác nhận khoản tiền mà người chủ sở hữu đã bỏ ra để được quyền hưởng các khoản lợi tức nhất định theo kỳ hạn

+ Quan điểm hiện đại: Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành.

+ Theo Luật Chứng khoán năm 2006 thì chứng khoán được hiểu như sau: Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau:

a, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ

b, quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.

Xem xét các khái niệm trên cho thấy: Chứng khoán đại biểu cho một số tiền nhất định mà người sở hữu đã ứng ra với mục đích là ck sẽ đem lại cho người sở hữu được hưởng quyền và lợi ích nhất định trong tương lai.

Ví dụ:

* Trái phiếu:

+ Lợi ích:

. Hưởng trái tức nhất định theo những kỳ hạn nhất định

. Được hoàn vốn khi trái phiếu đáo hạn

+ Quyền:

Người sở hữu trái phiếu được quyền tham gia phân chia tài sản của người phát hành khi người phát hành bị phá sản.

* Cổ phiếu

+ Lợi ích:

. Lĩnh cổ tức hàng năm (nếu công ty hoạt động có lãi)

+ Quyền:

. Được quyền chuyển nhượng ra ngoài thị trường nếu có nhu cầu (rút vốn gián tiếp)

. Được quyền tham gia quản lý, kiểm soát vốn, tài sản và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần.

. Được quyền bỏ phiếu trong các kỳ họp cổ đông.

. Được quyền mua cổ phiếu mới của công ty (được ưu tiên đầu tiên)

Chứng khoán là một công cụ rất hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường để tạo nên một lượng vốn tiền tệ khổng lồ tài trợ dài hạn các mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hay các dự án đầu tư của Nhà nước và tư nhân.

2.1.2 Các đặc trưng cơ bản của chứng khoán

Tính sinh lợi (Yield)

Tính rủi ro của chứng khoán (Risk)

Tính thanh khoản (Liquidity)

* Tính sinh lợi (Yield)

Tính sinh lợi của chứng khoán là khả năng mà nó đem lại thu nhập cho người sở hữu chúng.

Các chứng khoán luôn chứa đựng một khả năng sinh lợi nhất định bởi lẽ khi phát hành ra chúng, nhà (tổ chức) phát hành luôn hứa hẹn, cam kết một khoản thu nhập sẽ thanh toán cho nhà đầu tư, chính vì điều này mà nhà đầu tư mới bỏ vốn mua chứng khoán với tư cách là một hoạt động đầu tư.

Với các loại chứng khoán khác nhau thì mức độ và tính chất các khoản thu nhập mà chứng khoán đem lại cho người nắm giữ cũng khác nhau. Có những loại chứng khoán mà thu nhập của nó cho nhà đầu tư tương đối ổn định trong suốt thời gian đầu tư, có những loại chứng khoán mà thu nhập của chúng hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng, hiệu quả các hoạt động kinh tế của tổ chức phát hành, cũng như tình hình quan hệ cung - cầu loại chứng khoán đó trong nền kinh tế.

Ví dụ:

- Đối với cổ phiếu: người nắm giữ cổ phiếu sẽ được hưởng cổ tức hàng năm khi công ty cổ phần quyết toán kết quả hoạt động kinh doanh, ngoài ra họ còn có thể có thêm một khoản thu nhập tiềm năng trong tương lai dưới dạng chênh lệch giá chứng khoán nếu giá thị trường của cổ phiếu gia tăng do các nguyên nhân khác nhau.

- Đối với trái phiếu: theo các kỳ hạn cam kết của tổ chức phát hành, các trái chủ được quyền nhận trái tức, ngoài ra cũng có thể nhận thêm một khoản thu nhập thứ hai là chênh lệch giá nếu giá thị trường của trái phiếu tăng lên.

Tuy nhiên khả năng sinh lợi bao giờ cũng quan hệ chặt chẽ với rủi ro của tài sản, thể hiện trong nguyên lý - mức độ chấp nhận rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng càng lớn.

* Tính rủi ro của chứng khoán (Risk)

Rủi ro là những tình huống khách quan có thể xảy ra và không thể lường trước được.

Tính rủi ro của chứng khoán là những sự cố bất lợi có nguồn gốc từ chứng khoán đối với người sở hữu chứng khoán.

Đối với chứng khoán, bất kỳ một loại chứng khoán nào cũng tiềm ẩn một hệ số rủi ro nhất định. Vì bên cạnh tính sinh lợi của chứng khoán thì trong thời gian sở hữu chứng khoán, chủ sở hữu cũng có thể bị tổn thất thiệt hại do những rủi ro nhất định gây ra. Rủi ro trong đầu tư chứng khoán có thể dẫn đến giá trị của chứng khoán bị giảm hoặc bị mất hoàn toàn hoặc thu nhập của chứng khoán bị giảm hoặc bị mất.

Ví dụ:

- Rủi ro về thu nhập: Là sự không chắc chắn, không ổn định về các khoản thu nhập của chứng khoán đem lại cho người chủ sở hữu.

Ví dụ: một cổ đông sở hữu cổ phiếu sẽ có thu nhập qua các năm không ổn định, hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cảu doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì thu nhập của cổ đông sẽ cao. Ngược lại, nếu doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả thì thu nhập sẽ thấp, thậm chí có thể không có thu nhập.

- Rủi ro về khả năng thanh toán: Là sự không chắc chắn khi thu hồi vốn đầu tư của chứng khoán do sự yếu kém về mặt tài chính của người phát hành.

Ví dụ: một người mua trái phiếu của doanh nghiệp X, thời hạn thanh toán là 5 năm, nhưng chưa đến thời hạn thanh toán thì công ty bị phá sản và đang hoàn tất thủ tục. Như vậy, người này có thể bị mất một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư.

- Rủi ro lạm phát: hay rủi ro về sức mua (purchasing - power risk) xuất hiện vì sự thay đổi trong giá trị của dòng tiền mặt của trái phiếu do lạm phát khi đo lường giá sức mua. Ví dụ: khi một nhà đầu tư mua một trái phiếu với lãi suất trái phiếu là 7% nhưng tỷ lệ lạm phát là 8%, thì sức mua của dòng tin mặt thực tế đã giảm. Đối với những trái phiếu có lãi suất thả nổi (Floating - rate bonds), những nhà đầu tư được ngừa trước rủi ro lạm phát bởi vì nhà phát hành đã hứa sẽ điều chỉnh để giữ một lãi suất thực tế cố định trong suốt vòng đời của trái phiếu. Ở một mức độ nào đó lãi suất phẩn ánh lãi suất mong đợi, nên những trái phiếu có lãi suất thả nổi có mức độ rủi ro do lạm phát thấp hơn.

- Rủi ro về tỷ giá hối đoái (exchange rate risk): xảy ra đối với những chứng khoán được thanh toán bằng ngoại tệ. Dòng tiền mặt nội tệ phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái tại thời điểm các khoản lợi tức được thanh toán. Ví dụ: giả sử rằng nhà đầu tư mua trái phiếu thanh toán bằng USD. Khi USD giảm giá so với tiền đồng (VND) thì tiền đồng sẽ nhận ít hơn tại thời điểm thanh toán. Và ngược lại, khi USD tăng giá so với tiền đồng thì tiền đồng sẽ được nhận nhiều hơn tại thời điểm thanh toán.

- Rủi ro về thị trường: là những rủi ro do hoạt động trên TTCK gây ra dẫn đến giảm giá chứng khoán, giảm tính thanh khoản của chứng khoán.

Nói chung chứng khoán là các tài sản tài chính mà giá trị của nó chịu tác động lớn của rủi ro, bao gồm rủi ro có hệ thống và rủi ro không có hệ thống.

Rủi ro có hệ thống: hay rủi ro thị trường là loại rủi ro tác động tới toàn bộ hoặc hầu hết các tài sản. Loại rủi ro này chịu tác động của các điều kiện kinh tế chung như: lạm phát, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, lãi suất, ...

Rủi ro không có hệ thống: là loại rủi ro chỉ tác động đến một loại tài sản hoặc một nhóm nhỏ các tài sản. Loại rủi ro này thường liên quan đến điều kiện của nhà phát hành.

Các nhà đầu tư thường quan tâm tới việc xem xét, đánh giá các rủi ro liên quan, trên cơ sở đó đề ra các quyết định trong việc lựa chọn, nắm giữ hay bán các chứng khoán. Điều này phản ánh mối quan hệ giữa lợi tức và rủi ro hay sự cân bằng về lợi tức - người ta sẽ không chịu rủi ro tăng thêm trừ khi người ta kỳ vọng được bù đắp bằng lợi tức tăng thêm.

* Tính thanh khoản (Liquidity)

Tính thanh khoản của chứng khoán là khả năng chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt của người nắm giữ chứng khoán.

Tính thanh khoản của chứng khoán còn được gọi là tính hoán tệ, tính lỏng, tính lưu thông, ... Nó thể hiện khả năng chuyển các chứng khoán thành tiền một cách dễ dàng trong thời gian ngắn và không có rủi ro sụt giảm giá trị tiền tệ của chứng khoán đó. Các chứng khoán khác nhau, tính thanh khoản cũng tồn tại ở mức độ cao thấp khác nhau. Tính thanh khoản của mỗi chứng khoán phụ thuộc vào các tiêu chí:

+ Thời gian và chi phí cho việc chuyển đổi

+ Việc đảm bảo, duy trì giá trị ban đầu của chứng khoán.

* Mối quan hệ giữa các đặc trưng

3 Đặc trưng nói trên có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau.

Thông thường, các chứng khoán có rủi ro tiềm ẩn cao thì khả năng sinh lời cao. Đó chính là yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư nắm giữ các chứng khoán có mức rủi ro dự kiến cao.

Giữa khả năng sinh lợi và tính thanh khoản cũng có mối liên hệ mật thiết. Các chứng khoán có tính thanh khoản cao thì mức sinh lời thấp đồng thời ít rủi ro. → Vì vậy các nhà đầu tư thường chọn các chứng khoán này do chúng thường có lợi thế trong giao dịch. Bất cứ lúc nào người nắm giữ chứng khoán cũng có thể bán nó với thời gian ngắn nhất, ở mức giá hợp lý nhất.

Tính sinh lời của chứng khoán đã thu hút một số lượng nhất định nhà đầu tư nắm giữ chúng. Tuy nhiên, tính rủi ro lại là yếu tố tác động buộc họ phải cân nhắc xem lúc nào thì nên đầu tư nắm giữ chứng khoán và lúc nào nên rút vốn đầu tư.

Còn tính thanh khoản của chứng khoán sẽ chuyển hoá hình thức đầu tư trung và dài hạn thành ngắn hạn, làm linh hoạt hoá các công cụ đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chứng khoán có thể thu hồi vốn đầu tư hoặc di chuyển vốn đầu tư một cách dễ dàng.

→ Do đó, việc nghiên cứu các đặc trưng của chứng khoán sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có thể lựa chọn các hình thức đầu tư chứng khoán thích hợp và hiệu quả.

* Ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng của chứng khoán

- Không có loại chứng khoán nào có lợi thế tuyệt đối. Vì vậy nghiên cứu các đặc trưng của chứng khoán giúp người đầu tư lựa chọn các loại chứng khoán phù hợp với tâm lý, khả năng tài chính và kết quả phân tích, đánh giá, dự báo về mỗi loại chứng khoán trong từng thời kỳ.

- Mỗi nhà đầu tư đều có tâm lý khác nhau. Để nâng cao khả năng huy động vốn tổ chức phát hành cần phát hành đa dạng các loại chứng khoán - một điều kiện quan trọng để khai thác triệt để tiềm năng cung ứng vốn của nền kinh tế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro