Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương tám. Bà góa đến nhà (1)

Người bố đời trước của Lưu Trạm là một con ma rượu, trong trí nhớ anh hiếm có khi ông tỉnh. Không ôm rượu nốc thì là ngủ, tỉnh dậy lại đi vòi tiền ông bà hay vợ, nếu họ không cho liền ầm ĩ, đánh, phá. Thật chẳng yên được hôm nào.

Năm anh tám tuổi, mẹ không nhẫn được nữa bỏ nhà ra đi. Hai năm sau con rượu kia cũng chết vì ung thư gan giai đoạn cuối.

Ông bà bấy giờ đã ngoài bảy mươi, sống nhờ vào tiên chu cấp mỗi tháng của hai ông chú. Khi anh mười bảy, họ cũng nối nhau qua đời. Anh bèn nhập ngũ vì đường dài của mình phía trước. Sau khi xuyên không, Lưu Trạm như thấy mình trở về cái ngày trẻ con trầy trật kiếm miếng ăn.

Đầu xuân, ruộng bậc thang ngoài thôn lố nhố những bóng người bận rộn và Lưu Trạm đương cấy mạ trên mười mẫu ruộng kia.

Nước từ tuyết mới tan lạnh thấu xương, đầu xuân mà trời vẫn chưa ấm, hai chân ngân trong nước cả ngày đã tê cóng mất cả cảm giác, đêm về đến nhà vừa ngả đầu liền ngủ mất. Những ngày như thế dai dẳng một tháng trời.

Sau khi cày vụ xuân, Lưu Học Uyên định mang tinh lương lấy hoa màu tiện thể bán da thỏ Lưu Trạm săn về. Lưu Trạm đã không chờ nổi nữa, có thể lên huyện đi vòng vòng kiểu gì cũng đi.

Hai bố con lại tới cái quán lương thực lần trước. Sau mùa thu hoạch mới là dịp thịnh cho trao đổi lương thực nên các quán khá thưa. Trong tiệm chỉ có một chưởng quỹ đoan trang ngồi tính sổ sách sau quầy hàng.

"Một thạch tinh lương đổi hai thạch hoa màu." Chưởng quỹ thấy người đến liền thong thả nói.

"Qua đầu xuân giá vẫn thế chứ ông?" Lưu Học Uyên hỏi.

Chưởng lý đánh giá Lưu Học Uyên, có lẽ lối ăn nói của Lưu Học Uyên không suồng sã như đám nông dân kia bèn đáp ngay.

"Tôi tốt bụng nhắc câu này, xu thế giá chỉ tăng chứ không giảm đâu. Đến nay giá nó cháy như lương thực cháy hàng ấy. Không nhanh thì qua mấy hôm nữa đến hai thạch còn chả đổi được đâu."

Lưu Học Uyên cả kinh:"Tại sao thế?"

Lũ tá điền cư ngụ trong lòng núi há biết chuyện lớn thiên hạ, chưởng quỹ khinh khỉnh.

"Tháng trước Tây Hạ khai chiến với ta tại U Châu, chúng xuất ra mười lăm vạn quân đánh hạ ba thành trì trong mười ngày ngắn ngủi. Thiên hạ chấn động, bệ hạ ra chỉ triệu tập binh mã toàn quốc dự định diệt Hạ. Trận này e sẽ dai dẳng."

Lưu Học Uyên cực kỳ ngạc nhiên, tin này hẳn là thật bởi dù bọn thương nhân gan to cũng chả dám mang chuyện nước ra bịa đặt. Mười năm bình yên đã qua, khói lửa lại bùng lên trong cõi sơn hà này!

Chưởng quỹ đã dặn vậy họ đành đổi với giá đó.

Đổi hai thạch hoa màu xong, hai bố con lại ra tiệm vải bán da thỏ.

Dọc đường Lưu Học Uyên than ngắn thở dài:"Bệ hạ đúng là làm liều, mười năm tâm huyết cho thái bình thịnh thế của Văn đế, ôi, chiến tranh đã dấy, kẻ khổ là dân..."

Lưu Trạm gật gà gật gù nghe bố càm ràm, riêng anh lại cảm thấy đó là chuyện tốt. Một vị vua mà tự cho mình là đúng thì nên có kẻ tới đánh đòn cảnh cáo hắn ta.

Với bọn quý tộc chuyện đánh trận chưa hẳn là tệ, chỉ cần lửa chiến không lan vào Trung Nguyên thì càng đánh Hoàng đế càng phải cậy vào quan. Lưu Trạm mồm một đằng mà nghĩ một nẻo.

Bố con mỗi người lòng riêng đi đến tiệm vải.

Theo giá thị trường mười lăm tấm da thỏ trả ba trăm ba mươi văn, tức một tấm nguyên vẹn sẽ có giá hai mươi hai văn.

Lưu Trạm nghe mà động lòng, thỏ nuôi một năm có thể xuất chuồng, chỉ ăn chút cỏ dại mà vẫn béo tốt như thường. Anh có thể nghĩ cách bắt một ổ thỏ từ núi về nuôi xem sao.

Rời khỏi tiệm vải, Lưu Học Uyên lại dẫn anh đến nhà sách. Người trông quầy liếc mắt nhìn hai bố con áo vải thô người nghèo khổ mà thầm khinh chắc lại tới đọc chùa chứ gì. Y định nếu độ một chén trà mà chưa đi thì sẽ đuồi thẳng cổ.

Lưu Học Uyên đi một vòng vẫn chưa tìm ra cuốn mình cần bèn ra hỏi y:"Cậu ơi, tôi cần một quyền Thiên tự văn, đừng mới quá nhé sợ không đủ tiền. Mà ở đây có bán sách đã dùng rồi không?"

"Có đó, tôi đi xem có Thiên tự văn không." Y không ngờ là họ đi mua thật.

Lưu Trạm mệt người, ngồi xổm trên bậc cửa, thấy người trông quầy đã vào kho, anh liền cười bảo:"Vừa nãy anh kia chắc chắn định đuổi bố con mình đi."

Lưu Học Uyên cười bất lực.

Một quyền Thiên tự văn cũ mà những hai trăm năm mươi văn, chát tới độ làm Lưu Trạm phải ho. Lưu Học Uyên định mua giấy, bút, mực, nghiên về để tự ám tả mà hỏi giá thì một bộ rẻ nhất đã tới hơn năm trăm nên đành mua độc quyển sách kia vậy.

Lưu Trạm dấy hồi cảm thán, chả trách nhà nông ngày xưa phải tán gia bại sản mới nuôi được một người học sinh.

Ra khỏi nhà sách, hai cha con đi ăn hai tô mì tổng bốn xu, chén xong thì về.

Bốn người nhà Tào - Văn - Trương chọn ngày lành dẫn con làm lễ bái Lưu Học Uyên làm thầy.

Do điều kiện có hạn nên lễ không trang trọng lắm. Phòng học đặt ở phòng khách. Người bốn nhà mang hai cân thịt với một trăm văn làm quà biếu, lũ trẻ cung kính khấu đầu với Lưu Học Uyên.

Buổi dạy đầu tiên, chúng được học tên của mình, mỗi đứa một chậu cát mà viết theo.

Bảy tuổi Lưu Trạm đã có những bài học vỡ lòng, đến nay là được bốn năm đèn sách. Lưu Học Uyên muốn bắt anh ở nhà bèn cho lên lớp học chung. Lưu Trạm nào biết chữ cổ nước Sở, đọc có hiểu đâu toàn phải đoán mò.

Để tránh Lưu Học Uyên nghi ngờ, Lưu Trạm bèn âm thầm học theo.

Ngay hôm ấy, anh mới hay mình ở thế giới này tên Lưu Minh Trạm. Ở đời Lưu Trạm thì tên đệm lấy chữ Minh nhưng anh vẫn bỏ nó đi, chỉ lấy tên Lưu Trạm.

Người nghèo học làm gì có giấy bút, toàn phải lấy que viết lên bàn cát. Dù vậy Lưu Học Uyên vẫn tận tâm nắn lại cách cầm bút cho lũ trẻ. Liền mấy ngày chỉ học viết tên tới khi thuộc làu mới thôi.

Xong xuôi phần đấy, Lưu Học Uyên chuyển sang dạy Thiên tự văn bắt học thuộc và viết từng câu một.

Mới đầu lũ trẻ thấy còn mới mẻ nên vẫn chịu được. Nhưng lâu sau liền khổ sở không thôi. Lưu Trạm cũng thế. Hai canh giờ chiều hằng ngày quả là ác mộng với chúng.

Một ngày giữa hè, lớp đã tan, Lưu Trạm lười nhác nằm dưới cổ thụ hóng mát, chợt Trương Tiểu Mãn hớt hải chạy đến.

"Cậu em thứ hai của anh đánh nhau kìa!"

"Triệt á? Rốt cuộc là chuyện gì?" Lưu Trạm cau mày.

Trương Tiểu Mãn:"Có người đùa cợt chú hai anh hú hí với bà góa thôn bên bị nó nghe thấy, thế là..."

Lưu Trạm vừa tức cười lại vừa tức tưởi, khoản này chú hai lại sành quá chứ lị.

Những bà góa trong thôn sớm bị Lưu Học Dật quyến rũ cả lượt, không ngờ nó lại lan sang cả thôn bên nữa. Bà nội đã răn hắn nhưng vẫn ngựa quen đường cũ.

Nhà họ đã thất vọng tột đỉnh với hắn kéo theo ấy Triệt nó cũng trầm đi lạ kỳ. Lưu Trạm không ngờ thằng nhóc nhát gan đó lại dám đánh nhau vì bố nó.

Khi Lưu Trạm đến nơi thấy lũ nhóc túm tụm vào đánh nhau, bên kia thì đông mà phe ta lại ít. Chỉ mỗi Tào Tráng, Tào Minh với Văn Thanh Sơn hỗ trợ đánh còn bên kia những tám, chín đứa!

Triệt bị một đứa cao cao ấn xuống đất, đánh mạnh. Lưu Trạm nổi tính bênh người nhà, giận dữ ra đấm vào đầu thằng cao u một cục ở mắt.

Bọn trẻ lạ mặt này không phải người trong thôn nên Lưu Trạm đánh chẳng chút nể nang, tay anh với lấy cây gậy vung đánh.

Trương Tiểu Mãn sốt ruột vò đầu bứt tai, cũng đành hú lên xông trận đánh tới thống khoái.

Muốn bắt giặc thì phải bắt tướng chúng nó. Lưu Trạm thả tên bị mình đánh bầm dập ra, rồi vượt lên đạp thằng to đen ngông cuồng kia xuống đất.

Nó ngẩn ra, không ngờ mang tưng đấy người nhưng vẫn phải đến mình ra tay.

"Mẹ mày!"

Anh không để nó có cơ hội chửi đổng, cầm gậy múa máy uy phong, thằng to đen hết sức trở tay, đành mặt mày xám tro dẫn người đi về.

Trước khi đi còn thả mộ câu đe:"Lưu Trạm nhỉ, mày đợi đấy! Đi, chúng mày!"

Tào Tráng khinh:"Không nhìn xem cái thôn này là địa bàn của ai, lần sau dám đến nữa tao tẩn về mách bố mẹ!"

Trương Tiểu Mãn:"Đại ca bọn tao từng săn được lợn rừng đấy, chúng mày là cái chó gì! Phắn xéo!"

Bọn kia tức không nói ra lời nào, đành nhanh chân rời đi.

Khoảng không về với im lặng.

"Có bị thương không?" Lưu Trạm nhìn mọi người.

Tào Minh:"Đánh nhau thôi thì nhằm nhò gì!"

Văn Thanh Sơn che quầng mắt tím bầm, giận giữ nói:"Cái thằng giống khỉ kia mẹ cứ nhằm mặt mà chơi thôi. Lần sau ông phải chọc mù mắt mày."

Bọn trẻ đứng trêu nhau, Lưu Trạm đi đỡ Triệt dậy:"Có bị thương không?"

Nó cúi đầu, im lặng.

Lưu Trạm phủi bùn đất trên đầu với vai nó:"Bố với em chả liên quan gì nhau, lo miệng họ làm gì? Lần sau đánh cứ gọi anh tới. May nay gặp bọn Tráng chứ một mình em cân mấy đứa kiểu gì, có ngốc không?"

Triệt vẫn cúi đầu lí nhí đáp:"Em biết rồi."

Thấy nó cứ cúi đầu cố chấp anh liền bực bực xoa đầu nó:"Về đi. Nếu bác hỏi thì bảo anh đánh nhau với người ta, không liên quan tới em. Biết chưa?"

Triệt nghi hoặc ngẩng đầu lên, nhìn thấy Lưu Trạm lại vội cúi đầu xuống.

Trên đường về, Lưu Trạm nghĩ ngợi nên giải thích vụ đánh nhau với bố thế nào. Ngờ đâu vừa về nhà đã có kịch hay sắp khai màn, ai rảnh mà bận tâm việc đánh đấm kia?

Theo miệng thiên hạ, bà góa họ Lý nức là xinh đẹp nhất thôn bên đương ngồi khóc lóc với một vẻ đáng thương. Bà nội, vợ chồng Lưu Học Uyên và vợ chồng Lưu Học Lễ đều ở đó.

Bà Lý hức hức thưa:"Anh Dật đã hứa với tôi nếu mà có mang thì sẽ cưới tôi về. Giờ bụng đã chửa bốn tháng mà các người nói góa phụ vác bụng bầu thì sao an thân ở thôn là thế nào? Anh không tìm tôi, tôi đành tìm anh. Mà anh lòng nào lại nói hủy hôn chứ! Hức, hức, số tôi sao mà khổ!"

Lưu Trạm biết bà ta. Chồng bà cũng họ Lý, từng làm Tổng Kỳ, sau chết vì bệnh tật, để lại cho vợ con bốn mẫu ruộng tư.

Nếu làm ở ruộng quân thu mười nộp thuế mất bảy phần thì ruộng tư chỉ cần nộp ba phần nên bà Lý vẫn coi như sống ổn. Đàn ông độc thân các thôn trên núi Tề Vân đều muốn chắp duyên với bà Lý song bà chẳng ưng ai. Thế mà lại bị Lưu Học Dật dụ vào lòng dễ như bỡn.

Nếu còn đơn thân thì đã đành nhưng bà đã có một người con trai nghe bảo đã mười ba, một tuổi ở thời xưa đã có thể đảm đương một phương.

Mà nay bà Lý đến xin tái giá thì gia sản của nhà tính thế nào? Đứa con riêng kia thì bố trí làm sao?

Lưu Trạm vội đuổi Triệt về phòng tránh cho nó nghe phải lời gì không hay lại chạy ra ngoài ngông cuồng. Đuổi xong, anh liền ngồi xổm ở một góc hóng chuyện.

Bà nội tức giận, đỡ ngực kêu số khổ. Vợ chồng Lưu Học Lễ nghiêng đầu chẳng nói câu gì nhưng vẫn nhìn ra được họ không ưa gì bà Lý. Lưu Học Uyên xám xịt mặt mày, bà Triệu ngồi một chỗ thở dài.

Lưu Học Uyên đập bàn:"Lưu Học Dật đâu? Chui chỗ nào rồi?"

"Chú ấy ba ngày rồi chưa về." Bà Phương lí nhí đáp.

Nghe thế ông giận dữ đứng phắt dậy:"Học Lễ, đi bắt nó với anh!"

"Đi đâu mà bắt giờ?" Lưu Học Lễ ngẩn ra.

Lưu Học Uyên tức giận đáp:"Tất cả chỗ bà góa trong thôn với những tiệm trà quán rượu dưới núi, không lệch đâu ngoài mấy nơi này được!"

Động tĩnh nhà họ Lưu hút lấy sự hóng hớt của làng trên xóm dưới. Trương Phú Sinh báo cho mấy anh em cùng theo Lưu Học Uyên tìm kiếm. Mà chuyện vui thiếu sao cái mặt Lưu Trạm. Lưu Học Uyên đương điên mị cả đầu nào để ý con mình cũng theo chân.

Thôn Thiên Thương chả to là mấy, rất nhanh đoàn người đã tìm thất Lưu Học Dật trong nhà bà góa họ Hồ.

Lưu Học Uyên đạp cửa xông vào, đập vào mắt là Lưu Học Dật quần áo xộc xệch đương uống rượu và dâm dê với bà Hồ, say mơ màng đến là khoái hoạt.

Vì Lưu Học Uyên chỉ một lòng muốn bắt người về bàn bạc nên không hay bà Lý cũng đi theo tìm hắn.

Thấy hắn đương khoái hoạt ôm một con đàn bà khác, bà Lý sôi máu ra đánh ghen bà Hồ. Khung cảnh trông thật khó coi.

"Thể diện nhà ta bị mày quẳng đi rồi đấy!" Lưu Học Uyên tát vào mặt Lưu Học Dật.

Người ta dạy anh lớn cũng như cha, Lưu Học Dật lĩnh cái tát cũng chịu phục. Mà trông cái vẻ hư nhược khát chết của hắn lại càng làm Lưu Học Uyên lên cơn tam bành.

Nhà bà Hồ bị vây ngập trong ánh mắt tò mò của thôn dân. Dù Lưu Học Dật không giữ mặt mũi nhưng Lưu Học Uyên vẫn phải giữ thể diện cho gia đình, đành nuốt cơn giận về sẽ tính sổ sau.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #dammy