Chương mười tám. Anh là đồ điên
Trung tuần tháng tư, hơi giá vẫn chưa tan, bờ ruộng còn trắng màu tuyết.
Mạ trong ruộng ươm đêm phủ rơm giữ ấm, ngày lấy ra hứng nắng. Khí hậu Tề Vân khắc nghiệt, tháng tư rồi mà thi thoảng vẫn đổ tuyết. Sểnh ra là mạ chết cóng, nên ruộng ươm luôn có người trông coi.
Nhà họ Lưu kẻ ăn thì lắm mà kẻ làm thì ít. Lưu Học Dật, Lưu Học Lễ không thích làm nông, chỉ biết nằm ườn ra, thường chỉ mình Lưu Trạm trông coi nhưng nay có thêm Tống Phượng Lâm, có hai người thì nhanh hơn hẳn.
"Còn lại anh thu cho, em nghỉ đi." Lưu Trạm chất rơm lên bờ ruộng, Tống Phượng Lâm cũng đặt bó rơm xuống đấy.
Anh kéo y lại:"Ngồi nghỉ lát."
Y cũng không lằng nhằng gì, sau trận ốm to đó Tống Phượng Lâm thường cảm thấy đầu nặng nề mà chân tay nhẹ bỗng, gom được tí rơm đã hoa mắt.
"Tối muốn ăn canh cá không? Tí để anh bắt mấy con bé ở lạch về." Lưu Trạm đứng ở đầu ruộng, cất lời.
"Băng chưa tan, nước còn lạnh, thôi đừng đi." Tống Phượng Lâm từ chối ngay.
Anh cười đáp:"Thế mới dễ bắt, gần ngay chỗ cửa cống thoát nước."
"Sao lắm tinh lực thế." Y đã muốn hỏi câu này từ lâu.
Anh cười to, đặt bó rơm nữa xuống rồi nghiêm túc đáp:"Vì muốn nấu canh cá bồi bổ cho em."
Tống Phượng Lâm nhẹ giọng:"Đâu nhất thiết phải thế."
Lưu Trạm nhìn chằm chằm y:"Nhưng anh sẵn lòng phục vụ em."
Tống Phượng Lâm không biết đáp sao.
Mạ vẫn đương lớn khỏe, hai hôm nữa là mang đi cấy được, lúc ấy mới khổ. Băng tan thành nước lạnh thấu xương, ngâm chân nguyên ngày cóng tới mức tê liệt cảm giác, cả Lưu Trạm cũng mệt mỏi không chịu nổi.
Cấy mạ là việc lớn nên Lưu Học Lễ và Lưu Học Dật không dám lười nhác, cả bà Triệu, đám Lưu Trạm, ba nhà Tào - Văn - Trương cũng phụ một tay. Riêng Lý Tiểu Liên và bà Lý còn bận cày cấy bên thửa ruộng người chồng quá cố, quả thực khó khăn khi chỉ mỗi hai mẹ con làm. Lần đầu Tống Phượng Lâm cấy mạ, tưởng dễ nhưng cũng không chịu nổi công việc lặp đi lặp lại này. Nửa ngày trôi hai chân y tê liệt, lưng không thẳng lên được. Khổ nhọc, mệt mỏi và đói bụng, tối về liền ngả xuống giường, chẳng còn sức đâu mà tắm.
Không khí nhà dịp này thực yên tĩnh, ô ló đi làm ô lặn đi nghỉ, đầu nhả gối thì vào giấc mà trời chưa hửng thì ra ruộng.
"Anh cho này." Lưu Trạm giật lấy mạ của Tống Phượng Lâm và của mẹ nữa:"Mẹ về đi, còn khá ít, không cần hôm nào cũng đến đâu."
Bà Triệu đỡ hông:"Đã khổ thì khổ cho chót đi."
Lưu Trạm vẫn kiên quyết nên bà đành về nấu cơm.
Với nhiều người giúp đỡ đã cấy xong hai mươi mẫu trong mười mấy hôm.
Ngoài ra đất hoang bắt đầu khai khẩn từ năm ngoái giờ cũng đã xong, mạ đã chuẩn bị xong, chỉ chờ các học sinh về cấy. Mười mấy mẫu ấy nhà họ Lưu không thể làm xong được.
Ruộng nhà đã cấy xong nên giờ Lưu Trạm cũng nhàn.
Sáng sớm hôm nay Lưu Trạm đi tìm Tống Phượng Lâm. Anh trèo lên giường, lấy ra cái bút lông sói từ trong ngực:"Cho em."
Tống Phượng Lâm ngỡ ngàng, từ ngày họ Tống gặp tai biến y đã chẳng động tới bút lần nào. Kể cả những khoảng thời gian bị Lưu Học Uyên cầm chân ở trường cũng chỉ đọc sách thôi.
Món đồ y từng tự hào vô giá trị nơi núi này, y là một tá điền quân hộ, là hạng tiện dân ti tiện nhất trong thiên hạ. Làm lụng vất vả trong thời gian dài Tống Phượng Lâm đã dần chấp nhận thân phận tá điền. Y không muốn cầm bút, cứ làm tiện dân vậy thôi.
Lưu Trạm lại đưa bút ra đằng trước, Tống Phượng Lâm đành nhận.
Chất lượng lông không tốt lắm, chỉ có một nhúm lông trắng, còn đâu toàn lông vàng hoặc xám. Ngày xưa mỗi cây bút y dùng đều là lông trắng thuần, không lẫn một sợi khác màu, giá phải trăm lượng.
Nhưng ở chốn núi cao này một cây chất lượng kém hơn cây của Lưu Trạm cũng đã hiếm rồi.
"Hoang phí vậy làm gì." Tống Phượng Lâm vẫn nhận, lòng nghĩ sẽ chẳng dùng tới cây bút này.
"Cả chỗ giấy Tuyên này đủ cho em viết dài dài." Lưu Trạm lấy một cuộn giấy Tuyên trong áo ra.
Tống Phượng Lâm mấp máy môi, như định nói gì nhưng lại thôi. Y vẫn nhận cuộn giấy, để sang bên cạnh.
Lưu Trạm cười hì hì, lại gần y:"Anh mua hai quyển này đọc nhưng không hiểu, giúp anh nha?"
Tống Phượng Lâm không đẩy anh ra:"Sách gì?"
Anh lôi cuốn Thiên hạ địa vực chí từ trong áo. Tống Phượng Lâm giở xem, sách chỉ ghi chép về địa danh và địa lý, với khả năng của anh đương nhiên không hiểu.
Anh lại lôi thêm cuốn Chu Sở thông sử ra.
Tống Phượng Lâm phì cười:"Túi của anh còn chứa gì nữa thế?" Rồi định vạch áo anh.
"Hết rồi." Anh ngại ngùng vạch áo cho y xem, đúng là không có gì thật.
"Nhạt nhẽo." Tống Phượng Lâm giơ chân đạp anh.
Lưu Trạm nhanh tay bắt được, cảm nhận rõ hơi lạnh từ chiếc chân ngọc.
"Trời đã ấm mà sao người em vẫn lạnh vậy?" Lưu Trạm cau mày, lập tức nhét chân y vào cái bụng nóng rực của mình.
Cả mặt y đỏ bừng, tai như sắp rỉ máu. Y quẫy chân nhưng anh nắm càng chặt hơn.
Anh biết y hay ngại, nhưng trông y thế này anh rẩy muốn làm gì đấy rồi vẫn nhịn lại.
"Đọc Thiên hạ địa vực chí giúp anh nhé? Anh cần hiểu đất Yến."
Tống Phượng Lâm cau mày."Anh biết làm gì?"
Lưu Trạm nghiêm túc nói:"Anh muốn vẽ bản đồ."
"Anh muốn làm dư đồ?" Tống Phượng Lâm kinh ngạc:"Không, phải là anh muốn vẽ dư đồ đất Yến làm gì?"
Biết mình không giấu được nên anh nói thẳng luôn:"Anh nghe nói tiến sâu vào thôn Thiên Thương, băng qua cánh rừng của lợn rừng vua sẽ thấy ải Thông Thiên, đi qua ải rồi xuống núi là đến nước Yến. Anh muốn sang đó xem xét."
Nếu Lưu Học Uyên nghe lời này có thể không cho, nhưng Tống Phượng Lâm cực nhạy bén, Lưu Trạm không người làm chỉ vì tò mò, mọi việc anh làm đều có mục đích của nó.
"Sang đó làm gì? Có mục đích khác đúng không? Anh đang bàn tính gì đó?" Y hỏi dồn ba câu làm Lưu Trạm không biết đáp sao.
Ở chung với nhau lâu anh hiểu tánh y và y cũng hiểu chính anh.
"..." Lưu Trạm lia mắt sang chỗ khác.
Tống Phượng Lâm đạp bụng anh cái:"Nói mau!"
Lưu Trạm khổ sở trong lòng.
"Không thì biến ngay!" Rồi y định rụt chân về.
"Anh nói." Lưu Trạm giữ chặt lấy, ấp úng đáp:"Người Yến tàn sát cướp bóc dân của bình nguyên Thương Hà, đẩy họ phải cảnh vô chốn nương thân, mà nghe nói ờ đất Yến bắc Tề Vân rất giàu có, là kho lương của quân Yến. Nên anh muốn..."
"Có thể sẽ..."
Lưu Trạm lia mắt sang chỗ khác:"Đi cướp lương thảo của địch..."
"Muốn làm sơn tặc đó à?" Y không tin nổi.
"Không phải, anh đâu phải hạng người đó..." Anh thấy ấm ức, cứ ôm chân y không nói gì.
Bỗng y nghĩ ra điều gì:"Này, ngán giết lợn quá nổi hứng giết người à?"
Lưu Trạm dở khóc dở cười:"Vô duyên vô cớ giết người làm gì, anh đâu điên."
Lưu Trạm thở dài, thưa thật:"Tề Vân đất vắng người thưa, lại ráp gianh với đất Yến, ngoài ải Thông Thiên Sở mặc kệ, lên đến Tề Vân Yến chẳng để tâm. Ai có thế lực ở đây là có thể cai quản cả cõi này. Anh muốn gây dựng thế lực của mình, anh cần tiền, lương thảo và người."
Tống Phượng Lâm trợn mắt há mồm, hồi lâu sau chửi một tiếng:"Đồ điên!"
Đã nói đến đây anh cũng nói cho hết luôn:"Người Yến đang tấn công Bắc Cương, quân Nhan đã bại lui, hẳn chủ lực quân Yến đang ở bình nguyên Thương Hà, tức đất biên thùy dưới chân núi Tề Vân bố trí quân sẽ mỏng, nếu anh tập hợp người nhân cơ hội tập kích..."
"Gan sao mà to thế hả?" Tống Phượng Lâm sốc ghê gớm.
Nhưng kiên định trong đôi mắt kia chẳng hề lung lay:"Anh không còn lựa chọn khác. Nơi này phân chia giai cấp rất rõ ràng. Các trưởng giả lũng đoạn các việc kinh doanh của huyện, anh cũng muốn làm giàu gầy dựng thế lực chính đáng nhưng chậm quá, anh không muốn chờ."
"Chúng ta hiện giờ được bữa hôm lo bữa mai, em có thấy thế không? Nhỡ có khi thằng vua kia, lũ Chu kia nổi điên bắt ta chết ắt phải chết! Sống dưới con mắt giám sát, cái chết ập đến bất kỳ, nghĩ thế lòng anh cồn cào, khó chịu lắm."
Căn phòng lặng ngắt như tờ.
Anh là người thế kỉ hai mốt, sống trong xã hội giàu sự tự do. Anh không chịu nổi cảm giác ấy dù chỉ một chút, sâu thẳm trong linh hồn vẫn đang kêu gào cần giải thoát!
Chợt trái tim bị đè ép của Tống Phượng Lâm đã tìm được lối thoát. Được nay lo mai, phải trói buộc cả đời trong tấc vuông này, sẽ bị giết bất cứ cứ khi nào mà không thể phản kháng, chính cuộc sống này khiến y buông bỏ chính mình.
Anh nói:"Làm thế có được không và làm đến mức nào anh không biết. Nhưng! Nếu anh có thế lực cho mình thì khi nguy hiểm ập tới chí ít cũng không ở thế bị động. Anh không thích chờ chết bị động như vậy."
Lưu Trạm nhìn thẳng vào Tống Phượng Lâm:"Và người Yến đang tấn công Bắc Cương, giết hại người dân vô tội, phá hiểu làng mạc. Lưu dân ngoài huyện từ tiền tuyến đổ về. Chúng xâm phạm ta, ta trả thù có gì sai nào."
Y im lặng thật lâu. Anh tưởng y sẽ mắng mình ngu si không tự lượng sức, bắt anh phải từ bỏ bằng những lí do mà Lưu Trạm không thể phản bác.
"Không sợ Yến đánh lên núi à?" Tống Phượng Lâm hỏi.
"Lên núi tức sẽ bước vào đất Sở. Tề Vân bạt ngàn, trừ khi chúng tiến công ồ ạt còn nếu chỉ là một tốp binh nhỏ thì không sợ. Bọn anh nguy trang thành sơn tặc phỏng là người Yến không để mắt đến. Anh chỉ tập trung thu gom tiền và thế lực, buổi đầu sẽ không làm gì thái quá."
Tống Phượng Lâm cau mày suy tư:"Làm sơn tặc chỉ núp lùm ở chỗ kín, hành động sẽ khá bất tiện."
Lưu Trạm ỉu xìu:"Anh từng nghĩ đến việc tòng quân nhưng thân phận này đi cũng chỉ là bệ đỡ cho kẻ khác, mất đi những lối thoát tốt hơn."
Nghe vậy, Tống Phượng Lâm như được gợi ý:"Anh từng muốn tòng quân vậy sao không mua một chức quan binh nhỏ. Ải Thông Thiên hoang vắng, nghèo khó, nếu anh chịu ra làm lại biếu tí quà thì cá huyện lệnh không từ chối đâu. Khi ấy bồi dưỡng thế lực trong ải là danh chính ngôn thuận."
Lưu Trạm như được khai sáng:"Phải nhỉ, sao lại không nghĩ ra chứ!"
Cái nhìn dành cho Tống Phượng Lâm càng thêm cháy bỏng.
"Em nghĩ bỏ ra bao nhiêu mới ổn? Anh chỉ có năm mươi thôi."
Tai y phiếm đỏ, né ánh mắt anh:"Chức chủ quan ải trên núi hẳn không phải quan binh chính quy, có lẽ như Tổng binh hay Bách hộ. Tôi nghe kể các trưởng giả trong huyện biếu ít thì vài lượng, nhiều lắm cũng chỉ vài chục, nên với một chức như thế trăm chắc đủ rồi."
Với anh chừng ấy là khá lớn. Qua đầu xuân, lợn rừng hoạt động trở lại nên không thể đào được nhiều ổ lợn con dễ dàng như mùa đông.
"Chớ nóng vội, sẽ có cách thôi." Tống Phượng Lâm an ủi.
Dạo này mọi nhà đều bận cày vụ bừa vụ xuân, những ngày quan trọng như vầy anh không dẫn đàn em lên núi được, việc kiếm tiền đành tạm hoãn.
Vì đã quyết phải thấu triệt địa lý quanh Tề Vân nên Lưu Trạm liền bám lấy Tống Phượng Lâm cùng nghiên cứu địa vực chí.
Tự hình dung thì hơi khó hiểu, Lưu Trạm bèn lấy gỗ xây nhà thừa làm cái bồn vuông dài cạnh ba xích để dựng mô hình bàn cát đơn giản, lấy đất, đá, rêu phỏng núi, gọt gỗ thành khối vuông làm nhà. Lưu Trạm không đọc được chữ nên vẽ bản đồ Tống Phượng Lâm đành làm.
Hương trà bay ra từ chiếc ấm được đun riu riu lửa.
Từ khi biết y sợ rét, hễ lạnh tay lạnh chân anh liền ôm chân y. Hồi đầu y rất không thích, cứ vùng vằng muốn rút ra song luôn bất thành. Dần dà cũng kệ luôn.
Nay hai đứa gặp chỗ gây tranh cãi, Lưu Trạm xếp đoái hồi cái bàn cát nhưng vẫn chưa chắc được. Tống Phượng Lâm đợi anh ra quyết định mà bỗng ngủ mất tiêu. Giấc này đã! Ấm nóng ghê gớm.
Tỉnh dậy thấy mình đang tựa vào lòng Lưu Trạm, một tay anh ôm y, tay kia cầm Thiên hạ địa vực chí nghiên cứu.
Thấy y tỉnh lại anh liền nói:"Để anh làm ấm giường cho em nhé? Hứa ngủ anh không ngáy hay ngọ nguậy gì đâu."
Tống Phượng Lâm:"..."
Ngày nào anh cũng đề cử mình nhưng luôn thất bại.
Các học sinh lục tục trở lại trường, qua mấy ngày làm lụng cả đám cũng xong mười mấy mẫu ruộng mới khai hoang trên núi.
Nháy mắt đã tháng năm, mồng mười sẽ có kỳ thi Hương đầu tiên. Việc đồng áng cũng xong xuôi, Lưu Học Uyên tăng cường dạy học cho đám học sinh. Vân Trung có mười lăm người thi Đồng Sinh ngay kỳ thi tháng này.
Lưu Trạm không rành việc thi thố trong ngày xưa lắm. Ở Sở thì thi Hương sẽ diễn ra một lần vào trung tuần tháng năm hằng năm, thi Huyện đầu hạ. Riêng thi Phủ thi Hội phải ba năm mới có một lần, diễn ra lần lượt vào đầu thu và đầu xuân.
Theo những gì anh biết, Sở tồn tại song song chế độ Khoa cử và Cửu phẩm Trung chính, sau khi đỗ cử nhân người tài năng sẽ được thế gia tiến cử làm quan, còn dân đen thì không được như thế, thành ra chả thiếu gì những người đỗ Cử nhân nhưng cả đời không thể làm quan.
(Khoa cử: chọn quan bằng thi cử, từ trung ương đến địa phương
Cửu phẩm Trung chính: chọn quan dựa vào hoàn cảnh xuất thân, vì thế, con em của các danh môn vọng tộc được chọn vào các bậc quan cao, những người xuất thân thứ dân nghèo hèn chỉ được chọn vào các bậc quan nhỏ)
Còn đỗ Tiến sĩ là đặc quyền của thế gia, phi con em họ không thể báo thi.
Năm ngoái tân đế mở Ân khoa, ba Tú tài Vân Trung đều rớt bảng, năm nay còn một đợt nữa, nếu trượt nữa thì phải đợi thêm ba năm. Do vậy Lưu Học Uyên đặc biệt chú trọng, ông nhờ Tống Nghi Quân trông coi ba Tú tài, chuẩn bị cho kỳ thi trước nửa năm.
Hôm thi Hương cả huyện náo nhiệt như trẩy hội, học sinh các vùng lân cận tụ họp về đây, người đầy ắp khắp các quán trà quán rượu.
Ba ngày sau yết bảng, tiếng la, trống oang oang mọi nẻo con phố lát đá.
"Chúc mừng hiệu trưởng, chúc mừng hiệu trưởng!"
Mười lăm người thi đỗ tám, Văn Thanh Sơn đã đỗ Đồng sinh!
Những người báo vui vây kín Lâm ký nơi đám người của trường hiện ở. Nha dịch sẽ không chủ động báo vui cho sĩ tử thi Hương nên đây toàn là người dân đã xem khoa bảng đến chúc mừng, may thì xin được một hai xu. Lưu Học Dật đã chuẩn bị trước, phát cho người báo vui đến đầu một xu.
Hai anh em Tào khiêng Văn Thanh Sơn diễu hành trong tiếng hò reo của đám Trương Tiểu Mãn.
Lưu Trạm ngồi im trong Lâm ký, không hòa nhập vào không khí náo nhiệt này.
Vân Trung hiện tại có tám Đồng sinh, đứa nhỏ nhất mới mười ba, con số này đứng đầu huyện Vũ Nguyên. Hôm nay chỉ xã giao thôi mà Lưu Học Uyên đã tươi cười cứng cả mặt mày.
Trung tuần tháng sáu thi Huyện, Vân Trung lại có ba người đỗ Tú tài, tức thì tiếng Lưu Học Uyên càng thêm nổi ở chốn này.
Vũ Nguyên là huyện nghèo nhất trong sáu huyện ở Tề Vân nên xưa giờ không có trường học chính thức, muốn học phải lên quân. Nhân dịp này Vân Trung lại chào đón thêm một đợt học sinh mới.
Hiện tại Mông Học đường đã đầy, đa số là con em nông dân các thôn lân cận. Vì lớp này học không đều nhau, Lưu Học Uyên đã bàn với Tống Nghi Quân tách Mông Học đường thành lớp Giáp và Ất
Các học sinh có khả năng thi Đồng sinh được chuyển sang lớp Giáp, lớp Ất dành cho học sinh sơ học và học sinh yếu. Cứ nửa năm lớp Ất sẽ có bài thi nhỏ, nếu đủ điểm sẽ lên lớp Giáp. Lưu Học Lễ sẽ làm thầy dạy lũ nhóc lớp Ất viết chữ và nhận mặt chữ. Tống Nghi Quân cũng đề nghị với lớp Ất một khóa dài ba năm, học hết ba năm là tốt nghiệp. Hay chính là phải thôi học nếu không thể lên lớp Giáp trong ba năm đó, đây là ngưỡng vạch ra cho học sinh, có những đứa đến tên mình còn không viết còn chẳng ra hồn dầu đã học nửa năm rồi có cả khối.
Nhờ Tống Nghi Quân giúp đỡ, cuối cùng Lưu Học Uyên đã đặt ra được các điều lệ. Dù yêu cầu đã nghiêm ngặt hơn nhưng vẫn có nhiều người đến vì mến mộ. Đọc cả vạn quyển sách đi thi cử cũng vì hai chữ công danh, dù chỉ đỗ Tú tài đã có thể làm một công việc tốt hơn cày cấy ở huyện rồi.
Túc xa trường nhanh chóng đầy người, ba anh em Lưu đương bận dạy học thành thử việc xây phòng liền ném cho Lưu Trạm.
Lưu Học Uyên bảo anh tự mình quyết định. Lưu Trạm liền xây thêm ba dãy nhà đất sau trường cùng hành lang có tường nhằm tách khu dạy học và ký túc thành hai nhà riêng. Thấy tường đất quá xấu anh bèn nhờ thợ quét vôi trong ngoài trường với nhà họ Lưu. Vân Trung lập tức đổi mới hoàn toàn.
Hồi đó anh xúi bố mở trường vì muốn thêm nguồn thu, không ngờ nó lại phát triển rực rỡ thế này.
Anh từng lo tiếng trường nổi quá lại kéo họa chết người cũng bởi họ chẳng phải thường dân. Nhưng khi huyện lệnh gửi quà đến cảm ơn Lưu Học Uyên đã giáo hóa dân anh mới yên lòng.
Giáo dục con người công lưu ngàn thu, nhưng cũng chỉ là mấy Tú tài, làm quan không với tới được. Trừ góp thêm chính tích cho huyện lệnh thì cũng chả thay đổi được gì.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro