Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương mười một. Bố con họ Tống

Khi về đến thôn là chạng vạng, khói bếp bốc lên từ những ngôi nhà.

Giữa ruộng đám đàn ông đương khênh nông vụ về nhà, gặp Lưu Học Uyên cũng khách sáo chào hỏi.

Vân Trung không bao giờ đuổi trẻ nhỏ tới học nhờ, chỉ cần đến đều được đứng sau nghe giảng. Thôn dân vô cùng cảm tạ Lưu Học Uyên, gặp ông luôn cung kính gọi hai tiếng hiệu trưởng.

Hai về con về tới nhà, bà Triệu, bà Lý vẫn đương chuẩn bị cơm tối. Suốt đường đi Lưu Trạm đã tiêu hóa hết cái bát mì đó, bụng lại réo rột rột chờ ăn cơm.

Khi dọn cơm lại chẳng thấy Lưu Học Uyên đâu, màu trời đã hóa đen, chờ một lúc vẫn chưa thấy đâu. Bà nội bảo cứ ăn trước rồi nhắc bà Triệu để dành thức ăn lại trong nồi cho ông.

Sau bữa ăn Lưu Trạm lấy cơm thừa, đi ra sân sau đút cho sói con, giờ trông nó thật béo tốt, nhưng chỉ ăn cơm thế này đương nhiên không thể được như vậy mà mỗi ngày Lưu Trạm luôn đưa nó lên núi tự kiếm mồi.

Cho ăn xong anh về phòng, vừa mở cửa ra lập tức hết hồn.

Lưu Học Uyên lên tiếng trước:"Đến đúng lúc lắm, con mau đi mời đại phu Trương thôn mình đi, cứ bảo em cháu bị bệnh. Nhớ đừng có rêu rao ra."

Lưu Trạm lập tức đi ngay.

Được lắm! Thế mà bố lại lén đưa người về nhà, anh đã đoán đúng, bố con họ quả nhiên là hoàng thân quốc thích!

"Nhờ bà đi đun tí nước nóng." Lưu Trạm vừa đi ông lại quay ra nhờ vợ.

"À, ừ. Để em tiện tay lấy một bộ quần áo của mình với con cho họ thay." Bà Triệu đáp lời.

"Được, cảm ơn bà."

Người đàn ông trên giường định ngồi dậy cảm ơn nhưng Lưu Học Uyên đã đỡ ông nằm lại:"Anh bị thương nặng đấy, cứ nằm đi."

Một lát sau Lưu Trạm trở về.

Phạm nhân mới được đưa đến thôn đại phu Trương đã thấy nhiều rồi, vừa nhìn liền biết ngay ông ta bị hành hạ, quen quá rồi mà. Đại phu bắt mạch trước, rồi khám vết thương hai chân.

"Sốt uống hai liều là khỏi, nhưng chân thì..." Đại phu lắc đầu:"Thứ cho tôi nói thẳng, anh đã bị hành hạ à?"

Tống Nghi Quân gật đầu đầy đau buồn:"Tôi biết đôi chân này đã hết cách chữa."

Tống Phượng Lâm cắn răng nén nước mắt nhưng vân bật những tiếng nghẹn ngào.

Hơn nửa gia tộc y đã chết trong lao dưới đòn hành xác, những ai may mắn sống sót đều bị xử chém lập tức. Nếu bác gái, Hoàng hậu của Nhân đế, không lấy cái chết ra uy hiếp khéo hai bố con họ đã chết trong tay Tuyên đế rồi.

Có mời ta không thể nói trước mặt người ngoài, Lưu Học Uyên nói với đại phu rằng:"Xin đại phu chữa chân cho anh Tống trước."

Chung quy ông Trương cũng chỉ là một thầy thuốc chân đất dùng những bài thuốc đơn giản mà đời trước truyền lại để chẩn bệnh. Khi nãy Lưu Trạm đã nhìn kỹ lưỡng hai chân Tống Nghi Quân, không cần sờ cũng biết đã nát hết xương rồi. Cùng lắm đại phu chỉ làm dịu đi cơn đau chứ lành thì bất khả.

Lưu Học Uyên gửi đại phu mấy chục xu tiền thuốc, ông Trương cũng thông minh không ở lại lâu thêm, chỉ dặn dò vài điều cần chú ý rồi đi ngay.

Bấy giờ bà Triệu bảo Lưu Trạm xuống bếp xách hai thùng nước nóng, còn bà đi lấy hai bộ quần áo.

"Thất lễ quá, không biết khách ghé thăm nên nhà chưa chuẩn bị bữa tối. Để tôi xào ít thịt khô với rau, nấu một nồi cháo nữa để hai người ăn tạm vậy."

"Chị dâu khách sao quá, mỗ Tống cảm kích biết bao." Tống Nghi Quân nói xong liền định chắp tay tạ ơn.

Lưu Học Uyên vội đáp:"Anh Tống không cần đa lễ, đồng cảnh lưu lạc góc trời, tương phùng hà tất từng quen, nhiều điều mai sau sẽ bàn, anh Tống nghỉ ngơi cho tốt, bảo trọng sức mới là tối cần."

Lưu Học Uyên không nói nhiều thêm, kêu vợ về lại phòng. Tối nay Lưu Trạm ngủ tạm ở nhà kho, anh không ngủ vội mà đi vào phòng Lưu Học Uyên.

Bà Triệu lại ra nhà bếp lấy cơm cho Lưu Học Uyên. Ông ngồi ăn trên giường lò, Lưu Trạm ôm Tông chơi đùa, bà Triệu lôi kim chỉ ra làm tiếp áo cho con nhỏ.

"Hai người đấy là hoàng thân quốc thích thật à bố?" Lưu Trạm tò mò hỏi.

Lưu Học Uyên gật đầu, than thở đáp lại:"Đấy là Tống Nghi Quân, đứa con thứ hai của Quốc trượng Nhân đế An Quốc công Tống Lao Thành, đứa trẻ kia là Tống Phượng Lâm, con trưởng anh Tống."

"An Quốc công phải tội gì Hoàng đế tại vị à?" Lưu Trạm ôm Tông, chòng ghẹo rồi bóp cái tay béo của nó.

Lưu Học Uyên đáp:"Nguyên nhân cụ thể bố chưa hỏi kỹ, nhưng dám cá là do Thánh thượng giận cá chém thớt. Ông con năm ấy vì trình thẳng không nên lập em trai làm trữ với tiên đế mà bị Thánh thượng xử lý. Kỳ thực có một người nữa cũng đã ngăn cản việc ấy, chính là An Quốc công. Nhưng bởi kỵ thế lực An Quốc công nên Thánh thượng mới không trút giận ông ngay."

Kể ai là người Tuyên đế hận nhất trong dòng dõi Tống không ngoài Hoàng hậu Nhân đế, đích nữ nhà Tống. Dưới thời Nhân đế, quyền lực khuynh đảo cả trong ngoài triều và chỉ duy Tuyên đế, khi ấy là Thân vương, bị họ Tống chèn ép dai dẳng.

Quan dòng dõi Lưu - Tống luôn được tiên đế sủng ái, nếu Tuyên đế tính sổ họ Lưu thì họ Tống thoát đâu cho được.

Lưu Trạm thay kiểu ôm cu em, bật cười:"Hoàng đế thù dai thật. Ông ta lên ngôi đã lần lượt tính sổ với các quan to mâu thuẫn với mình, đến cả Quốc trượng cũng rơi vào thế nhà tan cửa nát."

Lưu Học Uyên vừa ăn vừa đáp:"Năm ấy khi chọn ra Thái tử, Thái tổ cũng đã nói tính Tuyên đế cứng rắn quả quyết, hệt như Thái tổ từ tính đến hình."

Còn tại sao Thái tổ không chọn Tuyên đế làm Thái tử, các thế gia thầm truyền nhau lý giải rằng Quốc sư chùa Đại Vân đã bói cho các Hoàng tử, nói Tuyên đế có mệnh cách của vua Thương Trụ nên Thái tổ mới lập trữ con trưởng."

Nghĩ ra Nhân đế băng hà đột ngột ở tuồi tráng niên mà chẳng để lại cái máu mủ nào, Tuyên đế kế thừa ngôi vua cũng là điều thường tình.

Lưu Học Uyên nói:"Bố nghe anh Tống kể, Tuyên đế đăng cơ, họ Chu được tin sủng liền mượn tay vua trừ khử họ Tống hòng thay thế chỗ họ."

Nói xong, ông lắc đầu im lặng đi. Một đời vua một đời thần ấy là nhắc đến dòng Lưu - Tống này.

"Tông đái lên người con rồi mẹ ơi!" Chợt Lưu Trạm nhảy cẫng lên, kêu oang oang, đứa nhóc được nâng lên cao đương cười khoái chí.

Bà Triệu vội ra đỡ con:"Bỗng khách tới làm mẹ quên cái canh này đưa nó đi tè, Trạm thay quần áo đi."

Anh bất lực:"Dạ, con về ngủ."

Cả đêm đó anh không mơ giấc nào. Trời vừa hửng sáng sân đã rộn rã lên rồi. Bà Triệu, bà Lý dậy sớm nấu bữa sáng, thím Trương - Văn với các bà đầu bếp Vân Trung mời đến đương tất bật chuẩn bị cơm sáng cho học sinh.

Lưu Trạm tỉnh dậy, sau khi gia đình an ổn ở thôn này, anh cũng quay về nề nếp quân nhân. Trời vừa hừng đông đã rời giường, chạy một vòng quanh thôn rồi về dùng bữa.

Mỗi ngày anh đều như vậy, chạy xong sẽ đi rửa mặt lau mình ở con lạch sau nhà. Để tiện lấy nước ba anh em đã dựng một cái giếng đá vào năm ngoái. Lưu Trạm cởi áo, ngâm mình trong làn nước lạnh, quả thật sảng khoái.

Đằng sau chợt vang lên tiếng động, Lưu Trạm vuốt mặt, ngẩng đầu lên.

Một cậu trai dáng người ngang anh đang xách thùng nước đứng ở bên kia, mặt trông ngại ngùng. Lưu Trạm nhìn y liền ngạc nhiên.

Cậu trai đó mắt phượng sáng ngời, đoan chính tuấn tú, tấm áo thô cũng chẳng giấu được phong độ trí thức. Người đẹp mà khí độ cũng đẹp!

Anh ngẩn ngơ, mãi sau mới phản ứng lại:"Cậu lấy nước à? Đưa đây tôi lấy cho."

Tống Phượng Lâm tránh tay Lưu Trạm:"Không cần đâu, tôi tự làm..."

Lưu Trạm giật lấy thùng:"Cứ để tôi." Anh nhanh nhẹn múc đầy rồi hỏi han:"Bố cậu đỡ tí nào chưa?"

"Đêm qua uống thuốc cũng đã đỡ rồi..." Tống Phượng Lâm muốn nhận lấy thùng, Lưu Trạm khoác áo lên người, xách nước đi về.

"Nếu đã đỡ thì không sao rồi, mẹ tôi đương làm bữa sáng, chốc nữa sẽ đưa cơm cho cậu." Đến trước cửa phòng, anh định vào mà nghĩ nếu tùy ý thế kẻo người ta thấy mình vô lễ nên thôi.

Trên đường tới nhà bếp, Lưu Trạm thấy như lâng lâng. Bà Lý đang nướng bánh, bà Triệu nấu cháo. Anh vừa vào liền lấy một cái nóng hổi, lòng đắc ý.

Bà Lý trêu chọc:"Anh lớn nhà ta gặp chuyện gì tốt sao mà trông vui thế?"

Lưu Trạm chỉ cười he he, không giải thích gì cả.

"Thằng ngốc." Bà Triệu cười đáp:"Múc cháo ra, lấy mấy cái bánh đưa khách kìa."

Anh cũng định làm thế, liền vui vẻ nhận nhiệm vụ.

Bấy giờ người nhà họ Lưu cũng lục tục dậy, Lưu Học Dật với Lưu Học Lễ nghe đêm qua anh mình đưa khách về vội sang phòng Lưu Học Uyên hỏi thăm tình huống, khi hay đó là người trong nhà An Quốc công thì rất kinh ngạc.

Lưu Học Lễ nói ngay:"Đón họ về đây, trên ấy mà biết liệu có trút lận lên đầu chúng ta không? Dầu gì họ cũng là phạm nhân bị phán chém đầu..."

Lưu Học Dật vắt tréo chân, không tỏ ra phản đối hay gì cả:"Anh lại chẳng sợ trên ấy trách tội, chúng đày nhà ta đến xó này cơ bản đã xem ta như bọn người chết và cả Hoàng đế đâu rảnh để lo chuyện người chết?"

"Em cũng chỉ lo người khác này mưu đồ gì đó thôi!" Lưu Học Lễ bực dọc.

Lưu Học Dật còn bực hơn:"Nhà ta có gì đáng để người khác phải vu oan hãm hại? Đọc sách đến mụ mị đầu óc đi rồi à?"

"Mồm anh nói năng sao mà lại..."

"Thôi, đừng cãi nữa, bọn nhỏ nghe thấy không hay đâu." Lưu Học Uyên ngăn can.

Lưu Học Dật hỏi Lưu Học Uyên một cách bất cần:"Em chả sợ việc đấy, cốt là thêm hai miệng ăn liệu có đủ lương thực không? Vì sức khỏe của con em và mẹ mà nhà mình ăn uống sang hơn so với những hộ nông khác, nên mỗi tháng chi tiêu rất dè sẻn."

Thúc tu đã chả được nhiều, trừ đi tiền mua sách với giấy bút mực nghiên thì số còn lại đã để dành mua ruộng đất. Mỗi khoản chi trong nhà đều được tính vừa đủ rồi nhưng nếu hai người kia ở đây thì phải chi thêm tiền ăn mặc.

Đã mời về rồi thì không thể bạc đãi họ được, mà thế thì cuối năm sẽ không đủ tiền kia ruộng mất. Lời của Lưu Học Dật động tới chỗ khó của Lưu Học Uyên.

Lưu Học Lễ nghe xong cũng không chịu được nữa:"Tích cóp được chút của cải đã chả dễ gì, thúc tu năm sau phải để dành mua một mẫu nữa chứ!"

Lưu Học Dật nói:"Muốn mua thì có cách để mẹ với lũ trẻ ăn ít đi thôi."

"Để mẹ với con ăn đống cám lợn kia ư? Không thể được!" Lưu Học Lễ suýt nhẩy cẫng lên.

Hai anh em cãi cọ làm Lưu Học Uyên nhức cả đầu nhưng chẳng hề lung lay ý định ban đầu:"Bố con họ làm gì có chỗ ở trong thôn này, huống chi anh Tống đã nát chân thì một mình đứa trẻ kia sống kiểu gì trên cái đất này? Anh thờ ơ để mặc nó khác nào thấy chết không cứu."

Lưu Học Lễ nóng nảy đáp:"Về lý thì thế, chứ về tình, ốc đây còn chả mang nổi mình ốc..."

Lưu Học Dật nói:"Tạm không bàn chuyện thức ăn, giờ mảnh đất cằn cần khai khẩn của hai bố con kia tính sao?"

Mỗi quân hộ đều quy định rõ số mẫu đất tối thiểu cần cày cấy, thuế nộp hằng năm cũng cố định, thí dụ mười mẫu nhà họ Lưu sau thu hoạch sẽ phải nộp bảy phần sản lượng cho huyện nha, không đủ phải thụ hình hoặc đi lao dịch, mà đã lao dịch tức là một đi không trở lại.

Với tình hình bố con Tống thì khai hoang thế nào đây?

Lưu Học Uyên rối rắm, gia đình này phần đa là đàn bà trẻ nhỏ, sức lao động chỉ có ba anh em với Lưu Trạm. Bình thường chăm mười hai mẫu kia đã nhọc đừ ra, nếu không phải được mấy hộ dân thân quen đến phụ thì chả biết cuộc sống còn vất vả thế nào.

Bấy giờ Lưu Trạm đã gửi cơm sáng cho hai bố con Tống, rồi lại đi đưa cơm cho Lưu Học Uyên hộ mẹ. Bước vào phòng đã thấy bố mình than dài than ngắn, Lưu Học Dật, Lưu Học Lễ đã rời đi rồi.

"Sao thế bố? Chú hai lại rước thêm cô vợ nào về à?"

"Là hậu bối sao lại nói xấu chuyện riêng của tiền bối thế hả!" Lưu Học Uyên nghiêm mặt.

Lưu Trạm tự chuốc họa vào mình, đương định rời đi chợt bị bố gọi lại:"Ngồi xuống, ăn với bố."

"Dạ."

Từ hai năm trước nhà họ Lưu bắt đầu ăn sáng ở phòng riêng của mình, ăn cơm mới ăn chung với bà nội thôi. Ngày trước Lưu Trạm luôn ăn trước trong bếp vì không đợi được. Lưu Học Uyên đã bảo ăn cùng Lưu Trạm cũng không từ chối. Lũ nhóc chưa lớn là lũ háu ăn, vì khẩu phần có hạn chứ không anh có thể nốc hơn chục cái bánh.

Đêm ấy Tống Phượng Lâm choàng tỉnh bởi tiếng rên rỉ của Tống Nghi Quân, y vội sờ trán ông, tay đẫm mồ hôi:"Bố sao thế này?"

Tống Nghi Quân rơi vào mê mang, Tống Phượng Lâm gấp gáp chạy ra ngoài gọi người. Họ Tống đã diệt vọng, nay chỉ còn hai bố con nương tựa vào nhau, mà ông mất...y cũng chẳng dám nghĩ tới.

Lưu Trạm ở nhà kho cách vách nghe tiếng động liền đi ra:"Chuyện gì thế?"

Bóng người đơn bạc y hư ảo dưới ánh trăng, âm thanh thật run rẩy:"Bố tôi..."

Lưu Trạm tức tốc vào phòng kiểm tra Tống Nghi Quân, sự hành xác của lao tù khiến ông gầy còn da bọc xương, chỗ chân gãy sưng đỏ bất thường. Lưu Trạm chỉ sờ đã biết là viêm, nếu không mau chữa trị hiệu quả Tống Nghi Quân sẽ không sống được mấy ngày.

"Phương thuốc của đại phu Trương không trị được vết thương nặng như vậy đâu, để tôi gọi bố đứa chú Tống xuống núi." Lưu Trạm dứt lời liền đi gõ cửa phòng Lưu Học Uyên.

Bấy giờ đã là canh bốn, khi biết tình huống xong Lưu Học Uyên nghiêm mặt lại, lập tức đồng ý đưa Tống Nghi Quân xuống y quán dưới núi.

"Để con đi mượn xe bò nhà Tào Tráng."

Rất nhanh anh đã kéo xe về, hai bố con hợp sức nâng Tống Nghi Quân lên xe. Tay Lưu Học Uyên giơ ngọn đuốc, Tống Phượng Lâm ôm bố đã rơi vào mê mang, Lưu Trạm lái xe tức tốc xuống núi.

Ban mai, còn đường lát đá của huyện dần nhuốm hơi người, những người dậy sớm qua lại trên phố.

Trong y quán, đại phu Lý lau máu trên tay đi:"Thịt rữa đã được cắt bỏ, về nhà nhớ điều dưỡng cẩn thận, chớ để vết thương thối ra nữa. Thuốc dùng ngoài hai ngày bôi một lần, còn thuốc uống thì hai lần một ngày, cặn thuốc có thể bỏ ra để sắc lại. Tôi thấy điều kiện các người không tốt lắm nên tiết kiệm được tiết kiệm."

Lưu Học Uyên cảm ơn nhiều lần, trả hai lượng tiền thuốc. Đại phu nhận ra ông là hiệu trưởng của Vân Trung bèn tặng một lọ thuốc dùng ngoài.

"Tạ ơn ông." Lưu Học Uyên chắp tay.

Hai bố con ra khỏi quán, những người học việc đã nâng Tống Nghi Quân lên xe. Phen biến cố này qua đi, Tống Phượng Lâm cũng thấm mệt, đôi mắt xinh làm Lưu Trạm nhớ nhung chất đầy những khổ và buồn, phải chăng là cả hận.

Lưu Trạm đi mua ba cái màn thầu vừa ra lò ở quán bánh bao gần đối diện, anh cho bố một cái, Lưu Học Uyên vừa ăn vừa đánh xe ung dung lên núi.

"Cho này."

Tống Phượng Lâm nhìn cái màn thầu trước mắt, đờ ra hồi lâu mới ngẩng đầu lên.

Lưu Trạm nói khẽ:"Cậu không ăn lấy đâu sức chăm bố?"

Tống Phượng Lâm chậm rãi đưa tay nhận.

"Ăn đi, chú ấy sẽ tốt trở lại." Anh lại khuyên bảo và chợt thấy sự tuyệt vọng và chết chóc trong đôi mắt kia.

Anh không biết an ủi thế nào, gia tộc trăm người bị đồ sát còn hai bố con, từ con nhà áo gấm phải sa cảnh tù đày, mối hận sâu sắc ấy biết buông bỏ làm sao?

Đến trưa xe đã về thôn, Tống Nghi Quân tỉnh lại, hay mình lại phiền Lưu Học Uyên mà lòng áy náy, khóe mắt rỉ lệ.

Lưu Học Uyên thở dài:"Người sống là được, ta gặp nhau là duyên, nhớ năm đó học tại Tập hiền viện, anh cũng chiếu cố tôi, huống là hai nhà còn có cội nguồn, ài...chuyện quá khứ nói lại làm chi, hai bố con nghỉ ngơi cho tốt, chờ nặng lòng việc cũ, dù thế nào vẫn phải sống sót."

Tống Nghi Quân nghẹn ngào:"Tôi cứ nghĩ thôi mình đi đi vậy mà không đang tâm để Lâm trơ trọi chốn hoang này..."

Lưu Học Uyên vỗ tay ông:"Anh nghĩ vậy là đúng, anh phải kiên trì sống vì con."

Hai mắt Tống Phượng Lâm nhuốm đỏ, y cắn môi kìm nước mắt.

Lưu Trạm im lặng, đưa mắt về phía trước.

Dưới sườn núi nhà họ Lưu đã nghi ngút khói bếp, ở đó bốn gian nhà tranh và đằng trước một cây hồng đã xum xuê lá.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #dammy