Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương mười hai. Khai hoang ruộng

Chuyện Lưu Học Uyên bỏ hai lượng ra khám bệnh cho Tống Nghi Quân đã truyền đến tai hai người em.

Chiều, ba anh em khép cửa, tranh cãi nhau xoay quanh hai bố con Tống. Lưu Trạm nghe tiếng tìm đến, đúng lúc gặp hai anh em kia bực mình rời đi.

Chung quy vẫn nằm ở chuyện tiền bạc và thức ăn, chẳng dễ gì thoát được cảnh bần hàn, giờ lại vì hai người kia mà quay lại vạch cũ hỏi sao không bực.

Chuyện ăn uống còn dễ nghĩ cách, Lưu Trạm nhớ đám thỏ nuôi ở sân sau, tháng sau có thể xuất chuồng mang bán lấy tiền. Vốn là định bán để mua vải làm áo cho Tông nhưng giờ lại vướng vấn đề đất cằn của hai bố con kia thì đành gác lại vậy...

Chợt anh nảy ra ý:"Con bày cách này bố nghe được không?"

"Không có ai khác, cứ nói thẳng đi." Lưu Học Uyên vực dậy tinh thần.

Người có đất hoang cần khai khẩn trong thôn rất nhiều nhưng không phải ai cũng nghèo.

Lưu Trạm cao hứng:"Con thấy các trưởng giả ở thôn đều nhiều đất cần khai khẩn, như nhà ông Vương có người con trai và ba mươi đứa cháu nhưng chỉ có mười mấy sức lao động đi khai khẩn hơn mười sáu mẫu, mà quân hộ không cần tách hộ khẩu, nên thu hoạch của mười sáu mẫu ấy rất khả quan."

Lưu Học Uyên thừa biết điều này, trong núi không gì nhiều bằng đất hoang, thậm chí chẳng cần bỏ tiền chỉ việc đến nhà Bách hộ trưởng đăng ký biên sổ đã có thể khai khẩn đất rồi.

"Nhà mình kẻ ăn nhiều hơn người làm, lũ trẻ lớn lên sức ăn cũng lớn theo, khi đó mười hai mẫu kia sẽ là chẳng đủ, dù không có bố con họ cũng vậy thôi." Nói tới tình hình gia đình anh liền bất lực.

"Thúc tu hu đủ cho mỗi năm mua một mẫu ruộng nước, mà muốn không lo ăn mặc nhất thiết cần mười mẫu nữa, theo tốc độ trên thì mười năm mới được như vậy. Thế nên chúng ta không thể xử lý vấn đề thức ăn trong thời gian ngắn."

Lưu Học Uyên càng nghe càng buồn, bà nội thì khỏi nói, vợ mình với em dâu đều không làm đồng áng, mà Hinh với Triệt cũng chả thích làm việc.

Nhờ thúc tu mới có trợ cấp sinh hoạt và tiền mua ruộng, nếu không hai năm qua đã chẳng thể êm xuôi như vậy.

Lưu Trạm nhân thời cơ, nói:"Khai hoang đất là chuyện sớm muộn, con nghĩ gia đình ta cũng cần phải làm điều đó! Về sức người có thể xuất phát từ trường học."

"Không thể bắt học sinh làm ruộng được, đấy là nhục với trí thức." Lưu Học Uyên cau mày.

Biết ngay ông bố cổ hủ này sẽ nói như vậy mà!

Lưu Trạm thầm trợn mắt, nhưng vẫn kiên trì bảo:"Đương nhiên ta không bảo những học sinh có khả năng chi trả thúc tu đi làm mà mời các học sinh nghèo, lấy sức lao động đổi cơ hội học ở Vân Trung."

Núi Tề Vân tổng có sáu huyện gồm Vũ Nguyên, Vĩnh Ninh, Định Biên, Chương Đài, Sơn Dương, Sơn Âm, dân sáu huyện đông mà tư thục lại lác đác, thúc tu những chỗ ấy chỉ lấy tiền mà giá còn cao, ở Vân Trung lấy lương thực thóc lúa bù vào vẫn được. Dù "vé vào" đã thấp như thế song nhiều học sinh vẫn không chi trả được mà phải tự học tại gia.

Do tình huống đặc biệt nên trường không thể nhận học sinh bên ngoài, các cường hào trưởng giả có thế lực ở Vũ Nguyên khinh thị ngôi trường bé tẹo này, chỉ những nhà khá giả kiểu Lã Thủy Kiều mới đưa con đến đây học nên nguồn học sinh cũng có hạn.

Trừ quân hộ đi Vũ Nguyên hơn nửa là dân thường, nếu Vân Trung nhận học sinh nghèo tức là nguồn học sinh sẽ được mở rộng.

Lưu Học Uyên đi qua đi lại trong phòng, đấu tranh nội tâm, một mặt thấy ý của Lưu Trạm khá được, một mặt lại thấy thế như bôi tro vào người học hành.

"Hồi còn ở kinh chú Tống có chức gì không bố?" Lưu Trạm từ từ dẫn dắt.

"Anh Tống đỗ Tiến sĩ, nhậm chức Thị Học sĩ tại viện Hàn Lâm." Lưu Trạm đáp.

Thế nên dù xuất thân hay học vấn Tống Nghi Quân đều trên cơ bọn họ.

Lưu Trạm lập tức vui vẻ, đổi luôn cả xưng hô:"Ta để Tống Học sĩ dạy ở Vân Trung rồi cho học sinh khai khẩn năm mẫu dưới tên ông, thế là một công đôi việc! Con dám cá trường học không lấy thúc tu ắt sẽ hút cả đám học sinh nghèo đến! Đây là lợi thiên thu đó bố ạ!"

Lưu Trạm vận hết kế để thuyết phục, Lưu Học Uyên thực có chút lay động.

"Người đến nhiều quá thì tính chỗ ở thế nào?"

"Thì xây thêm nhà, núi có gỗ, ruộng có rơm, đất có bùn, xây nhà há phải việc khó." Lưu Trạm đáp ngay.

"Vậy khoanh vùng đất hoang thế nào?" Lưu Học Uyên lung lay.

Lưu Trạm nói quả quyết:"Mảnh đất đằng tây vì khá xa thôn mà đến nay vẫn chưa ai khai khẩn, diện tích phải hơn hai mươi mẫu, con hay tới đó săn thỏ ở đó nên quá quen."

"Thế nhiều quá." Lưu Học Uyên vẫn xoắn xuýt.

Anh vẫn chậm rãi gỡ nút.

"Ta phân số mẫu ruộng cần khai hoang theo số người, chẳng hạn một người chỉ cần phụ trách một mẫu đất, làm xong có thể trở về học, một người một mẫu chẳng mất quá lâu. Cứ mỗi ngày dậy sớm thì sẽ làm xong trước khi trời sáng, mà vụ cày xuân vừa qua, đi khai hoang đất còn gì hợp thời bằng!"

Lưu Học Uyên lại hỏi:"Thế đi đâu chiêu học sinh bằng lòng làm bây giờ?"

"Bố cứ đến quán trà tửu điếm rao tin, nửa già cái đỉnh Thông Thiên này là dân thường cả, không lo thiếu học sinh."

Lưu Học Uyên hỏi liên tục đều được anh xử lý nhanh gọn, không cho ông lựa lời phủ quyết.

Tuy còn do dự nhưng cũng không cố chấp nữa:"Thế cứ thử đi, đợi anh Tống khỏi rồi bố hỏi ý kiến anh xem sao."

Nghe vậy là đã chắc chín phần rồi, Tống Nghi Quân nhất định không cự tuyệt vì ngoài dạy học ông ta còn làm được gì khác mà nuôi con?

Nhờ thuốc của đại phu Lý mà Tống Nghi Quân đã có chuyển biến tốt, vết thương bắt đầu đóng vảy, nhưng cơ thể vẫn còn hư nhược, nói ra mấy câu đã thở hổn hển. Cả ngày Tống Phượng Lâm luôn bên ông, đong trong đôi mắt đầy những lo âu.

Yêu ai yêu cả đường đi lối về, Lưu Trạm đặc biệt lên núi săn gà rừng rồi nhờ mẹ hầm cho bố con họ tẩm bổ.

Tống Phượng Lâm nhìn cái nồi sành đầy gà Lưu Trạm bưng đến mà mình mẩy đều lên tiếng từ chối:"Thôi...cậu nên để cho..."

"Tôi săn được ba con, ai cũng có." Lưu Trạm vòng qua y, đi vào phòng:"Thú hoang trên núi nhiều cậu không cần khó xử, lại đây ăn này."

Tống Nghi Quân đã ngủ, Lưu Trạm múc lưng bát, bẻ một cái đùi bỏ vào đưa cho Tống Phượng Lâm.

"Cậu gầy quá, cứ thế thì chăm bố kiểu gì?" Lưu Trạm nhét bát vào tay y.

Tống Phượng Lâm ngài ngại, tuy quen nhau chưa lâu nhưng anh nhìn ra y giàu lòng tự tôn. Mình cứ ở đây người ta lại ngại bèn viện cớ rời đi.

Anh vừa đi, Tống Nghi Quân mở mắt ra, than thở:"Đừng bận lòng, ta sẽ trả ơn tình họ ngày sau."

Hôm nay, ăn cơm xong Lưu Trạm vẫn lên núi như bao ngày, đến bữa trưa mới về chiều lại đến trường học, chạng vạng thì tan, trừ có những buổi đồng áng thì mỗi ngày đều như vậy.

Lưu Trạm buộc chặt chùy thủ và liềm bên eo, rồi rót đầy ấm nước.

Sau xuân vạn vật hồi sinh là kỳ đẹp để săn thú. Vì muốn bán thỏ đổi thức ăn nên Lưu Trạm định đi bắt thêm mấy ổ nữa về nuôi thêm cộng với mười mấy lứa thỏ giống cũng không quá nhiều.

Anh ra sân sau gọi Vượng Tài theo cùng, Tào Tráng, Tào Minh, Trương Tiểu Mãn và Lý Tiểu Liên đã đứng đợi ở giao lộ.

Gần đây Văn Thanh Sơn đang dùi mài sách vở ở trường, Lưu Trạm thấy nó có khiếu học hành, còn là con nhà nông có thể đi thi nên anh cứ để nó chuyên tâm học, thi thoảng mới rủ ra ngoài thư giãn tinh thần.

Trương Tiểu Mãn hỏi:"Hôm nay đi săn gà rừng chứ đại ca?"

Lưu Trạm xắn tay áo dẫn đầu:"Đi đào hang thỏ trước đã tiện xem có lợn rừng con không."

Tào Tráng lên máu:"Tôi biết chỗ có lợn rừng con, lần trước đi đốn củi có thấy lợn mẹ mang theo con quanh đất phía bắc."

Lý Tiểu Liên nói:"Lợn mẹ mà mang theo con thì hung dữ lắm, các cậu chắc được không?"

"Anh để Vượng Tài đánh lạc hướng lợn mẹ, ta chỉ cần giết lấy vài con mang về thôi." Lưu Trạm xoa đầu sói.

Tào Minh hứng phấn:"Mẹ em có thai rồi, người ta bảo em anh béo khỏe như vậy liên quan đến việc mẹ anh ăn thịt lợn rừng lúc mang thai. Em muốn mua ít thịt muối nhà anh về cho mẹ."

"Không cần mua, có bao giờ chúng ta đi săn mà để lợn con tuột khỏi tay đâu." Lưu Trạm không chọn con lớn, chỉ nhắm đến những con nhỏ dưới ba tháng tuổi. Từ khi Vượng Tài lớn thành sói, lợn rừng con ở núi sau Thiên Thương bị giết đáng kể, đợt này vừa hay Tào Tráng biết chỗ tuyệt không thể bỏ lỡ.

Tào Tráng vui mừng nói:"Đám lợn con đó mới hai tháng thôi, chỉ cần đánh lạc hướng lợn mẹ rồi xúc một ổ về."

Lưu Trạm điềm tĩnh đáp:"Xem xét tình huống rồi bàn sau, giờ bố trí bẫy!"

Lưu Trạm không săn theo lối dã man mà trước nhất là đặt bẫy sau đấy sẽ phối hợp với Vượng Tài, săn bằng mưu trí. Dễ hiểu thì sẽ tìm một chỗ đất trũng dễ ra vào để làm bẫy, Vượng Tài sẽ đánh lạc hướng lợn mẹ, đám Lưu Trạm nhanh chóng lùa lợn con đến chỗ đất, đợi chúng rơi xuống bẫy là xong.

Đám lợn rừng xưng vương xưng bá phụ cận thôn đã lâu, chúng chẳng sợ gì con người nên đám Lưu Trạm tìm ra dấu vết hang ổ rất nhanh.

Trải hai năm mài giũa, họ phối hợp tương đối ăn ý, đám Tào Tráng tản ra bao vây đám lợn, Lưu Trạm thì dẫn Vượng Tài đi mai phục.

Dứt lời ra lệnh, Vượng Tài nhào lên đuổi theo lợn mẹ, tính nó vốn hung hăng, bám là bám riết không buông. Lợn mẹ cùng đường sinh hoảng loạn, bỏ lơ luôn lũ con.

Đám Tào Tráng nhắm đúng thời cơ gào to dọa lợn con thi nhau rú lên.

"Mau vào giết chúng!" Lưu Trạm biết Tài Vượng chỉ có thể cầm chân lợn mẹ một lúc thôi, phải tranh thủ giết chúng rồi lập tức mang đi!

Đám lợn vừa rơi bẫy, lũ nhóc liền cầm gậy đánh lên đầu chúng!

"Con nào chạy thì cứ kệ, mang lợn đi nhanh!" Lưu Trạm không ham chiến cũng chẳng tham thịt. Đám kia biết thừa anh đáng sợ thế nào, dầu tiếc nhưng vẫn đành nghe theo, mỗi người khiêng một con, còn Tào Tráng khiêng hai, vội vàng xuống núi, chạy đến cổng thôn mới dừng lại, thở hổn hển.

Lưu Trạm huýt mấy lần sáo về phía núi, Vượng Tài chui ra từ bụi cây, mồm ngoạm một con gà rừng. Đám Tào Tráng phục quỳ sát đấy với cái dũng mãnh của Vượng Tài. Lưu Trạm lôi chủy thủ lóc da gà cho sói ăn, rồi xoa mạnh đầu nó:"Giỏi lắm, về sẽ thưởng thịt lợn!"

Lưu Trạm quay đầu nhìn lũ nhóc vui sướng vô bờ.

"Tổng cộng bảy con đó đại ca!" Tào Minh cười nhăn tít mặt.

Những con này kích cỡ ngang heo sữa thời hiện đại nhưng chắc khỏe hơn nhiều.

Theo lệ, Lưu Trạm sẽ chia mỗi người một con, còn lại là của anh tất. Người nhà họ Lưu đã quá quen với việc dăm ba bữa anh mang lợn rừng con về cùng cảnh ba anh Lưu mài dao mổ lợn.

Dạo này Tống Nghi Quân đã trông tinh thần lên hẳn, nghe động tĩnh liền mở cửa sổ ra xem. Thấy Lưu Trạm mang theo ba con lợn hai bố con sợ nảy lên, nhất là Tống Phượng Lâm đã trợn to cả mắt.

Lưu Trạm hưởng thụ ánh mắt kinh ngạc của y, đắc ý nói:"Lần sau sẽ dẫn cậu lên núi, thỏ gà rừng trên ấy lắm cái thú vị."

Y gật đầu.

Qua mấy ngày quan sát, Lưu Trạm nhận ra y tiếc chữ như vàng, đôi mắt ủ ê như có bầu tâm sự chưa trút. Anh muốn nói cùng y nhiều hơn, mà chưa nổi ba câu đã tắt chuyện.

Lưu Học Uyên đứng chắp tay sau lưng, ra việc:"Con to để lại làm thịt muối, còn lại mang lên huyện bán, mai Học Lễ đi đi."

Lưu Học Lễ vui vẻ đáp ứng.

Tối nay gia đình lại được ăn bữa lợn thịnh soạn, đám trẻ mừng rỡ nhảy cẫng lên, cả bà nội cũng đích thân chỉ bảo làm thế nào cho món ngon hơn.

Sau bữa tối, Lưu Học Uyên chủ động nếu việc muốn Tống Nghi Quân vào dạy ở trường, quả nhiên ông đồng ý ngay, ba anh em mừng rỡ khôn xiết.

Hôm sau Lưu Học Lễ xung phong xuống núi rao tin chiêu học sinh dọc đường, Lưu Học Uyên thì đi nhờ nhà Tào - Văn - Trương phụ giúp xây nhà.

Mảnh đất khoanh vùng ở sân sau đủ lớn nên chỉ cần xây thêm ở phần đất trống cạnh trường Vân Trung là được.

Nhắc tới xây nhà, Tống Nghi Quân nảy một ý rằng khi xây túc xá xong, có thể thông nhà tây dựng một phòng học, chia Chân Tri đường ra một cấp nữa chỉ chuyên dạy cho học sinh đã có công danh. Lưu Học Uyên tiếp thu ý kiến đó lập tức, gọi cấp kia là Đại Đạo đường.

Phòng ốc xây từ gạch sống khá thô sơ. Với bốn, năm người đàn ông nhiều nhất bảy ngày sẽ hoàn thành, thêm vài hôm cho bùn khô là dọn vào được rồi.

Nhân đây, Lưu Học Uyên tiện xây cho hai bố con Tống một phòng trong sân, như vậy nhà này tổng có năm phòng. Nhưng chỉ có phòng chính với nhà bếp liền nhau còn lại đều tách riêng ra, trời mưa hay có tuyết đi lại rất bất tiện. Lưu Trạm bèn cùng đàn em làm hàng hiên từ gỗ nối năm phòng với nhau.

Công trường vào guồng lao động hăng say. Ngày nào Tống Phượng Lâm cũng ra xem xây nhà, lòng chần chừ muốn giúp một tay lại ngại mình không biết bắt đầu thế nào, chỉ đành xoắn xuýt đứng ở đó.

Lưu Học Lễ rao tin xong, rất nhanh lục tục có người đến xin, do người đến đông nên Lưu Học Uyên đã tổ chức một buổi sàng lọc.

Các học sinh cày - học phải tham gia một kỳ thi nhỏ mới có thể vào học nên buộc họ phải có nền tảng trước. Ông quy định trường mỗi tháng được nghỉ ba ngày, ngày mùa cần đặt trọng tâm vào việc cày cấy, những ngày lễ lớn toàn trường nghỉ học.

Sức khỏe Tống Nghi Quân dần ổn trở lại, hằng ngày Tống Phượng Lâm sẽ cõng ông ra sân ngồi hoặc đến lớp dạy, không phút nào cách xa.

Lưu Trạm ngắm từ xa mà tiêng tiếc, bao giờ mới tìm lời kết bạn được đây?

Suy nghĩ hồi lâu, Lưu Trạm dành một đêm làm một bản vẽ, trời vừa sáng liền tức tốc tìm bố Trương Tiểu Mãn.

Trương Phú Sinh kinh ngạc:"Cháu muốn lắp thêm hai bánh xe dưới ghế à?"

Lưu Trạm đáp:"Chân tiên sinh không lành lặn, có được cái ghế như thế sẽ đi đi lại lại mà không cần người hằng kề bên.

Trương Phú Sinh hiểu ý:"Bản vẽ này hơi lỗi, để chú nghĩ cách cải tiến, nếu giúp được tiên sinh chú cũng không từ chối giúp."

Sau một tháng trường đã hoàn thành phần mở rộng, khai hoang đất đã được lên lịch. Đất cần khai nhà họ Lưu đã được xác định, còn đất nhà họ Tống thuộc phạm vi thôn Thiên Mang nên cần phải đến đó đăng ký biên sổ đất khoanh vùng.

Hôm sau, Lưu Học Uyên bảo Lưu Trạm theo ông đến nhà Bách hộ trưởng làm đăng ký cho bố con Tống. Do Tống Nghi Quân đi lại không tiện bèn để con mình đi làm chấp thuận thay.

Đường núi quanh co, Lưu Học Uyên đi đằng trước, Tống Phượng Lâm ở giữa, Lưu Trạm cuối cùng.

Càng lên cao sương càng dày, qua mấy lần rẽ đã dần thấy những phần đất đang khai hoang cùng mấy nhà tranh đơn sơ.

Thôn Thiên Mang thật nghèo, Lưu Trạm nghĩ những người khai hoang đó sẽ lấy cái ăn ở đâu đây?

Rau rừng vỏ cây là thứ lót dạ duy nhất, nếu ngày xưa họ bị đưa đến đây...thật chẳng dám nghĩ tiếp.

Bỗng Tống Phượng Lâm lảo đảo, Lưu Trạm nhanh tay đỡ y khỏi ngã.

"Cậu ổn chứ?"

Tống Phượng Lâm lắc đầu:"Ừ, chỉ bất cẩn bước hụt thôi."

Anh thấy rõ hiện tại mặt y tái nhợt, nhìn y nhẫn nhịn như thế anh không đành nói tuột ra. Nếu không có họ Lưu tương trợ, chỉ mỗi bố con Tống đến đây ắt sẽ chết.

Suốt đường không ai nói gì, tiến vào trong nữa đã thấy làng mạc của thôn, sở dĩ gọi làng mạc vì nhà cơ hồ là nhà tranh, chỉ có nhà Bách hộ trưởng là từ gạch sống.

Trước đó Lưu Trạm từng nghe kể Bách hộ Hồ thôn Thiên Mang bị lưu đày đến khai hoang bởi phải tội bề trên, và hình như hắn cũng không phải hạng dễ nói chuyện.

"Cho tôi hỏi nhà Bách hộ Hồ ở đâu thế?" Lưu Học Uyên đứng ngoài cổng, hỏi lịch sự.

"Tôi đây." Một người đàn ông to con mặc đoản đả*, mặt rậm râu đen.

Lưu Học Uyên chắp tay:"Dạ tôi là Lưu Học Uyên đến đăng ký đất cho bố con họ Tống."

Lưu Trạm đương nghĩ liệu tên xấu tánh người ta đồn có làm khó dễ họ không thì ông Hồ đã chắp tay đáp lại:"Thì ra là hiệu trưởng Lưu, nghe tên đã lâu, xin mời vào."

Thời xưa quả nhiên nhất sĩ nhì nông!

Ông Hồ giở cái giọng như chuông, gọi:"Có khách đến, bà mau pha trà đi." Rồi mời Lưu Học Uyên ngồi ghế trên.

Người lớn bàn chuyện, Lưu Trạm và Tống Phượng Lâm chỉ ngồi im làm cảnh. Ông Hồ nghe xong mục đích đến đây lập tức khua tay đầy hào sảng.

"Chuyện dễ, tiên sinh chỉ cần bảo vị trí đất hoang tôi sẽ đăng ký biên sổ cho. Theo lệ đất mới khai hoang sẽ thống nhất đo đạc ở đầu xuân, khi ấy mới cần chủ hộ đến làm chấp thuận."

Điều này để tránh các tá điền khai gian số lượng, chẳng sợ báo nhiều hay báo ít, lẽ ấy tựa việc trốn, lậu thuế vậy.

Chính sự đã xong, Lưu Học Uyên quay sang nói chuyện đời thường với ông Hồ, lời lẽ ông ta cũng thay đổi.

"Tiên sinh ạ, người quang minh không nói quanh co, ta vốn kẻ chân đất ngu muội, lời ra lỗ mãng phải tội quan trên, bị đày tới đây ngày sau khó ngóc, con ta có một vừa tròn mười bốn, mong tiên sinh nhận con làm trò, việc nặng khó vứt để nó đi, đánh mắng nặng nhẹ ta mặc tiên sinh."

Lưu Học Uyên vội chắp tay đáp:"Ông nói nặng quá, đã là con Bách hộ há lại không nhận, ta ắt sẽ vét chữ của mình mà dạy nó!"

Bách hộ Hồ mừng rỡ đứng lên:"Mai ta sẽ mang quà bái sư tiên sinh!"

Mới ra ngoài một lúc thôi đã thu được học trò rồi, Lưu Trạm tự đùa trong lòng, thầy ngày xưa quả là nghề được người ta tôn kính.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #dammy