3
Khi tôi xách hộp bánh đắt tiền về tìm ông, ông đã quýnh quáng lo lắng cho tôi ở khu mát xa.
Cuối cùng tôi đành nói với ông rằng mình đi xếp hàng ở khu rút thăm trúng thưởng, tay đang cầm hộp bánh từ sự kiện của một nhãn hàng, mình bốc được trúng thưởng giải nhất.
Đây là lẫn đầu tiên tôi nói dối ông.
Từ hôm ấy, mỗi ngày trước khi đi ngủ, ông phải ngắm nghía những chiếc macaron nhiều màu sắc, rồi bẻ một nửa non nếm thử, vừa cười vừa ngửi vị ngọt, nửa già còn lại đưa cho tôi, đêm nằm mơ miệng ông cũng mỉm mỉm cười.
Tôi nghĩ có lẽ cả đời ông chưa bao giờ có hộp bánh từ trên trời rơi xuống như này.
Chính sách quốc gia càng ngày càng tốt hơn, ban lãnh đạo trên kia cũng quan tâm người dân hơn.
Mặc dù việc mất mùa ở làng chúng tôi là do thiên tai nhưng chính quyền địa phương vẫn hỗ trợ thêm tiền cho làng dựa trên thu nhập của mỗi hộ gia đình.
Gia đình tôi có một vườn đào rộng hai mẫu rưỡi, một mẫu sáu dưa lê, ngoài ra, xung quanh ngôi nhà ngói mục nát của chúng tôi có hơn chục cây mơ chưa thu hoạch được bao nhiêu, nhà nước trợ cấp tổng 15,860 tệ.
~54,021,971.36 VND (tỉ giá quy đổi 8/12/2023)
Xấp xỉ bằng thời điểm thu hoạch tốt, bán được giá.
Hình ảnh nhà nước trong lòng tôi bỗng vĩ đại làm sao!!!
Việc này khiến gia đình chúng tôi vô cùng hạnh phúc.
Cũng giống như hộp bánh macaron chưa ăn hết kia, cảm giác như miếng bánh từ trên trời rơi xuống vậy.
Chẳng qua lần này rơi hơi bị nhiều.
Có tiền vào, tốc độ hoàn thiện nhà mới rõ ràng đã nhanh hơn, ngày thứ năm trước khi nhập học, gia đình tôi cuối cùng cũng dọn vào nhà mới rồi.
So với tầng hầm thì nhà mới xa hơn trung tâm thành phố một chút, khu vực thành phố K gần ngoại ô phía Nam cũ thực ra khá tốt.
Chúng tôi đi tàu điện ngầm đến, trên đường đi, mẹ vui vẻ nói với tôi, vào thời điểm bà mua căn hộ này, thật ra còn do dự lắm, chính vì chuyện này mà bà không biết đã khóc bao lần, bởi bố tôi lúc ấy không đồng ý mua, sau đấy bà kiên trì nài nỉ, chắp vá chỗ nọ chỗ kia mới gom được 200.000 tệ cọc (~681,235,452.20VND)
Ai mà tưởng tượng được cuối năm trước mua, đến khoảng nửa năm sau đó phía sau tiểu khi bắt đầu khởi xây ga tàu điện ngầm, giá nhà ngay lập tức tăng vọt, đặc biệt là khi tàu được mở tháng này, giá gốcc12.000/1 mét vuông tăng hẳn lên 23.000.
Quá đáng sợ!
Rôi mẹ lảm nhảm nói sớm biết thế đã mua căn 73 mét vuông, cùng lắm là đi vay nặng lãi chứ gì.
Không nhìn xa trông rộng như mẹ, bố tôi nhìn mẹ tôi tự khen mình mấy câu rồi lại mắng ông hai câu thì mặt chẳng vui, khoanh tay trước ngực giận dỗi.
Tôi nhìn tay bố rồi mỉm cười với ông, bố mới ho khụ một cái rồi cười hiền.
Rốt cuộc, một nhà bốn người cũng đến căn nhà 58 mét vuông hai phòng một khách.
Tận tầng 14 lận, may ông không bị bệnh tim.
Vừa vào cửa tôi đã cảm thấy người thành phố siêu quá thể, 58 mét vuông mà có thể tách ra tới hai phòng ngủ một phòng khách.
Mà, dù diện tích nhà có hơi nhỏ nhưng nhà tôi vẫn là người đầu tiên trong làng mua nhà ở thành phố, người trong làng ai ai cũng hâm mộ nhà tôi.
Nhất là mấy đứa trẻ chơi từ bé cùng tôi, sau này kiểu gì trông thấy tôi cũng sáng mắt cho coi.
Được của ló!
Căn nhà tuy nhỏ nhưng vẫn được bài trí đẹp mắt, không gian thoáng đãng, không bị bí bách.
Có lẽ khi tôi đột ngột chuyển từ ngôi nhà ngói 100 mét vuông với mảnh đất 300 mét vuông trong làng xuống tầng hầm, rồi lại lên tầng 14 sáng sủa này, tôi đã chấp nhận gần như ngay lập tức.
Ngoài việc hơi cao, tôi không dám đến gần cửa sổ nhìn xuống.
Vì muốn mau chóng hoàn thiện, trong nhà toàn giấy dán tường.
Phòng ngủ chính của ông và tôi hướng Đông Nam, rộng hơn phòng ngủ thứ hai của bố mẹ tôi một chút, có ánh sáng tốt hơn, giấy dán tường là hình rừng cây, tạo cảm giác yên bình tĩnh lặng, giường là giường tầng bằng gỗ cực kỳ chắc chắn.
Tôi nằm giường trên, còn ông nội giường dưới.
Từ khi dọn đến nhà mới, tim tôi tựa như bay cao bằng tầng này, cả người bồng bềnh.
Hàng ngày, tôi đứng trước tường kính trong suốt ở phòng khách với đôi chân run rẩy, tim đập thình thịch ngắm nhìn bức tường của tòa nhà cách đó 60 mét.
Không khí ở đây không trong lành như quê hương tôi nhưng mặt khác, mọi thứ khác đều tốt đẹp.
Trừ việc ông không muốn lãng phí điện, không được bật quạt, mỗi đêm tôi đều nóng đến bật dậy một hai lần.
Cứ thế, mọi thứ đều ổn.
Chỉ là, nếu có thể gặp lại anh đẹp trai trượng nghĩa kia một lần nữa, thì càng tuyệt hơn.
Tưởng tượng đến câu nói "Anh rất muốn em sinh cho anh một đứa con", tôi lại cảm thấy nóng bừng cả người, tim đập thình thịch, bí mật nho nhỏ cũng mấp máy nhắc mình còn tồn tại.
Vì ý nghĩ này mà tôi đã hòa nhập và thích nghi với cuộc sống mới ở thành phố này nhanh hơn rất nhiều so với những gì bố mẹ tôi tưởng tượng.
Nhưng điều ngạc nhiên mà bố mẹ dành cho tôi còn nhiều hơn cả.
Ngày thứ ba sau khi chúng tôi dọn về nhà mới, mẹ tan ca sớm, về vào lúc bốn giờ chiều để báo với tôi rằng thủ tục nhập học của tôi đã xong và sẽ dành thời gian đưa tôi đi xem trường hôm nay. Trường học sẽ khai giảng trong hai ngày nữa.
Trường học không gần lắm, nhưng có một ga tàu điện ngầm phía sau nhà mà, cứ thể đi thẳng tới trường thôi.
Từ lúc rời nhà đến trường Lạc Anh, dù có hơi cao su, cũng chỉ mất nửa tiếng.
Tàu điện ngầm đi nhanh ghê, ngồi mười phút đã gần đến cổng trường cách ga tàu không xa rồi.
Khi mẹ nắm tay tôi đứng trước cổng ngôi trường đang mở rộng kia, tim tôi đập rộn ràng.
Thình thịch thình thịch.
Đây có phải trường học đâu? Đây phải là chốn thiên đường hạ giới mới đúng
Chắc do trường đang chào mừng học sinh khai giảng năm học mới, bồn hoa trước cổng trồng trăm bông hoa đang rực rỡ khoe sắc, hai bên trái phải còn có hai giàn hoa lớn ghép thành chữ "chào mừng" cao năm mét.
Mẹ lấy giấy báo nhập học của trường cho bảo vệ rồi, giải thích các thứ bảo vệ mới cho vào, cũng nhắc nhở chúng tôi không được gây ồn, nói học sinh cuối cấp còn đang học.
Tôi theo mẹ vào khuôn viên trường với tâm trạng vừa hồi hộp vừa háo hức, thứ đầu tiên chào đón chúng tôi là hai cây cổ thụ cao thẳng tắp, tiếp theo là những tòa nhà giảng dạy cao lớn đẹp đẽ.
Mẹ thấy tôi dừng chân thì quay lại nắm lấy cổ tay tôi rồi sải bước về phía khu giáo viên.
Từ lúc bước vào cổng trường, mẹ luôn nở nụ cười rạng rỡ, trông có chút kiêu hãnh.
Tôi nghĩ rằng mẹ tôi chắc hẳn đã phải nỗ lực rất nhiều để có thể đưa tôi vào được ngôi trường này.
Cũng không biết học phí có đắt không?
Xót quá ~~
Mẹ đưa tôi qua biển hoa rực rỡ, đi qua những tòa nhà dạy học uy nghi, tôi ngửi thấy mùi thơm của cỏ xanh, nghe tiếng chim hót líu lo ngọt ngào, bước qua cây cầu đá nhỏ chạm khắc hoa văn, tôi nhìn thấy hàng trăm cá koi bơi lội dưới chân tôi.
Đi tiếp nữa là núi non trùng điệp cùng cây rừng trùng điệp xanh mướt.
Bức tường của trường bao quanh ngọn đồi nhỏ được bao phủ bởi tre cùng có nhiều lối đi lát đá với những chiếc đèn gỗ giả kiểu cổ.
Những thứ này hoàn toàn không cần so với ngôi trường cấp hai mà tôi học ở quê, nơi mà thậm chí còn không có sân chơi.
Cuối cùng, mẹ nắm tay tôi, ngồi cạnh tảng đá lớn bên hồ nhân tạo, nhìn ngắm lá phong đỏ khắp nơi trên núi, kể cho tôi nghe về những gì đã phải làm khi đưa tôi vào ngôi trường, bảo tôi phải học hành chăm chỉ, đừng làm bà thất vọng.
Lúc này tôi mới biết.
Tuy mẹ tôi chỉ là nhân viên dọn vệ sinh nhưng bà đã làm cho khách sạn năm sao kia những 10 năm rồi.
Cho đến bây giờ, sở dĩ tôi có thể vào ngôi trường mĩ miều này là do mẹ đã nỗ lực rất nhiều để giúp tôi.
Mẹ tôi tuy không có học vấn nhưng đầu óc bà vẫn khôn khéo.
Kể từ khi mẹ mua nhà ở thành phố này, bà đã định cho tôi đến đây học, mặc dù ban đầu mẹ dự định đưa tôi đến đây vào năm sau khi tôi vào cấp 3, nhưng từ năm ngoái mẹ đã bắt đầu hỏi thăm mấy trường học quanh nhà.
Tuy ngôi nhà hiện tại do tôi đứng tên nhưng gần khu dân cư không có trường cấp 3 nào, trường cấp 3 công lập ở xa cũng mà khó bố trí được.
Sếp của mẹ tôi có bà vợ làm viên chức.
Bà chủ sắp nghỉ hưu, không có việc gì làm, bà thích dùng phòng trong khách sạn và tụ tập bạn bè chơi mạt chược.
Bà chủ tuy giỏi giang nhưng nổi tiếng là người keo kiệt và thích gây chuyện, khi thắng thì không nói mà thua thì tức giận, thời gian trôi qua, chỉ còn mẹ tôi là người sẵn sàng làm việc không biết mệt, phục vụ, bưng trà, rót nước, làm nhiều hơn nói nên rất được bà chủ tin tưởng, mỗi lần chơi mạt chược đều cho mẹ đi theo.
Đến nay đã được hai năm rồi.
Mà không kể chuyện này, bà chủ tuy keo kiệt về tiền bạc, nhưng khi làm việc cho người khác, bà tuyệt đối không mập mờ.
Mẹ tôi làm việc chăm chỉ suốt một năm mới phát hiện ra điều này.
Cách đây vài năm, bà chủ nhà nói mẹ tôi, một người không có học vấn, không có học vấn, mà đã lên được tổ trưởng đội dọn vệ sinh, kiếm thêm 800 tệ tiền lương mỗi tháng.
Mấy tháng trước, bố tôi vốn là công nhân xây dựng, vì công trình mới xong nên tạm thời đang nghỉ việc, nghe thấy vậy bà chủ nhà đã bố trí cho ông làm nhân viên đo đạc cho một công ty của người họ hàng, ăn lương kỹ sư kỹ thuật. Ông mới trở thành nhân viên chính thức vào tháng trước, kiếm được bốn năm ngàn tệ một tháng, còn đưa tiền dưỡng già cho ông.
Ngôi trường nửa công nửa tư tốt nhất thành phố K cũng là do bà chủ sắp xếp, do luật nhà nước nên học phí không được cao hơn hai lần trường công, phụ huynh sẽ phải chi trả những khoản như đồng phục, tiền ăn, tiền ở đắt đỏ ở trường.
Mẹ hỏi thăm xung quanh thì biết có xe chạy thẳng từ trường đến nhà nên cắn răng quyết định cho tôi vào trường này.
Thành phố lớn không đêm ngủ nên mẹ quyết định để tôi học ngoại trú, ban đầu sẽ cùng bố thay phiên đưa đón tôi.
Hơn nữa, trong cơ thể tôi còn ẩn giấu một bí mật nhỏ, tôi lớn lên thì bí mật nhỏ của tôi cũng thay đổi, tôi còn chưa quen với thành phố lớn nên cũng không thoải mái lắm khi sống chung với các bạn cùng lớp.
Thành ra không sống trong ký túc xá trường, tôi có thể bảo vệ bí mật nhỏ của mình tốt hơn.
Cứ thế, mỗi ngày tôi chỉ phải tiêu sáu tệ trên tàu điện ngầm, buổi sáng và buổi tối ăn ở nhà và có một bữa ăn sang trọng ở trường vào buổi trưa.
Mẹ tôi cũng nói rằng khi tôi vào lớp 12, công việc của bố tôi ổn định, ông sẽ mua một chiếc ô tô cũ giá rẻ để có thể đi làm tan tầm đúng mà đưa đón tôi cũng dễ dàng hơn.
Vì lý do này, bố tôi đã bắt đầu học lấy bằng lái xe.
Nghe mẹ nói xong tôi muốn khóc quá.
Tôi là người có bí mật nhỏ, tôi cũng biết ngày càng nhiều người có bí mật nhỏ giống tôi.
Lúc tôi còn học trường ở quê có nghe rằng, nhà ai có con song tính thì trong nhà không cho đi học, tự đi làm tự kiếm tiền nuôi bản thân luôn, nhà nào đó bố mẹ còn gả bé song tính kia cho ông già để lấy món tiền sính lễ to
Tuy nhiên, bố mẹ tôi rất yêu thương tôi.
Mẹ tôi cũng đọc rất nhiều sách về chủ đề này và thường an ủi tôi rằng vì nhiều lý do khác nhau, trên thế giới ngày càng có nhiều bạn song tính, một số gia đình có điều kiện đã ra nước ngoài phẫu thuật giới tính ngay sau khi sinh con.
Phẫu thuật trong nước ảnh hướng đến tuổi thọ của người song tính nên họ mới từ bỏ.
Chính vì nguyên nhân này, bố mẹ đều cảm thấy có lỗi với tôi.
Họ không hề nghĩ tới việc sinh con thứ hai ngay sau biết tôi song tính như bao cặp vợ chồng khác, mà họ đã làm việc chăm chỉ ngay từ khi còn trẻ, họ muốn cho tôi một cuộc sống tốt đẹp để khi lớn lên tôi sẽ có một số tiền tích lũy nhất định, về sau có thể tự chọn cho cuộc sống sau này.
Ở thành phố, mọi người nhanh chóng tiếp nhận những điều mới mẻ, cũng không có quá nhiều người nhìn người song tính bằng ánh mắt kì dị nữa, điều này khiến cuộc sống của tôi thoải mái hơn.
Mẹ tôi nói tôi sắp* mười tám tuổi rồi nên mẹ nói thật với tôi, mong muốn lớn nhất của mẹ và bố bây giờ là sau này tôi có thể học tập chăm chỉ, ở lại thành phố này và có một công việc tử tế.
Còn lại miễn là mình thấy vui là được.
Tôi còn biết điều khác nữa, là tình yêu và kết hôn thành một gia đình.
Tôi và mẹ ngồi ở nơi đẹp đẽ đó rất lâu, sau khi tan học, toàn thân tôi choáng váng.
Mẹ luôn lo lắng cho tâm trạng của tôi, bà luôn truyền cho tôi những suy nghĩ tích cực, nhưng những gì mẹ nói hôm nay đã cho tôi dũng khí để cố gắng trong cuộc sống.
Dù sinh ra trong nghèo khó nhưng tôi may mắn và được bố mẹ yêu thương.
Sau đó, mẹ dẫn tôi đi chợ đêm chọn ba bộ quần áo mới, đều là hàng hiệu xách tay từ các cửa hàng nhỏ, giá thành không đắt, chất vải rất thoải mái.
Tôi cũng mua cho mình ba đôi giày thể thao ở quầy hàng ven đường, một chiếc cặp đi học mới và một bộ quần áo mới cho ông nội.
Ngoài ra còn có quần chip nhỏ họa tiết dâu tây */ω╲*
Ngày thứ ba, tôi phải chính thức đến trường rồi.
Tôi tuy sinh ra ở nông thôn nhưng từ nhỏ bố mẹ tôi đã đi làm xa, ngoài trồng đào và dưa lê, gia đình tôi không trồng cây gì khác, tôi không phải trồng trọt vào mùa xuân hay thu hoạch vào mùa thu và tôi không thích ra ngoài chơi nên da tôi khá trắng.
Hôm đó tôi dậy sớm, rửa mặt, đánh răng, chải đầu, mặc bộ quần áo mới mẹ mua cho, ngay cả ông nội cũng khen tôi trông giống thanh niên thành phố, tiếng phổ thông* của tôi gần đây cũng khá chuẩn.
*Trung Quốc có nhiều tiếng địa phương, vùng miền.
Dù tôi mới đi ngang qua trường, bố vẫn đưa tôi đến tận cổng trường, trông tôi đi vào trường rồi mới rời đi.
Bố còn phải kịp giờ làm nữa nên lúc tôi đến trường còn chưa đến tám giờ.
Hôm nay là thứ bảy ngày 20 tháng 8, là ngày nghỉ của lớp 12, lớp 11 bắt đầu nhập học, trong trường không ít học sinh đang đi đi lại lại, lớp 10 đến tuần sau mới khai giảng.
Nhìn những đứa trẻ thành phố tươi sáng và tràn đầy năng lượng, tôi rụt rè siết chặt tờ giấy nộp tiền trong tay, học phí của mẹ tôi đã đóng sẵn, đây là những chi phí khác.
Mãi đến khi bước vào trường, tôi mới nhận ra mình không biết phải đi đâu để trả tiền đồng phục, thẻ ăn và thẻ từ ra vào.
Nhìn đám học sinh ra vào từng nhóm nhỏ, tôi không dám hỏi.
Có lẽ bây giờ tôi thậm chí còn chẳng thể nói tiếng phổ thông một cách chuẩn xác.
"Tình tính tình tinh..."
Tôi giật mình, rồi dưới con mắt hỏi chấm của người bạn cùng trường, tôi lục lọi chiếc Nokia cổ của ông nội mà tôi đã mang theo trước khi ra ngoài.
"Tiểu Bắc" là giọng của mẹ, trong giọng mẹ nói có chút vui mừng: "Con đã nhận được đồng phục chưa?"
"..." Tôi thấy bạn kia nhìn chiếc Nokia kề bên tai tôi với ánh mắt kỳ lạ, mặt tôi đỏ bừng, tôi vội cầm lấy chiếc điện thoại nhỏ của mình rồi bước nhanh đến tòa nhà dạy học màu đỏ đối diện cổng: "Chưa đâu ạ...con, vẫn đang tìm."
"Tiểu Bắc, con trai sếp của mẹ cũng đang học ở trường con đó. Vừa rồi vợ ông chủ nói dặn dò rồi, lát nữa cậu ấy sẽ đưa con đi lấy đồ."
"Không, không cần phiền thế đâu ạ." Tôi cúi đầu bước lên bậc thang của tòa nhà giảng dạy: "Con hỏi các bạn là được."
"Tiểu Bắc xấu hổ à." Mẹ cười sang sảng: "Không sao đâu, con mới đến trường có người chăm sóc sẽ tốt hơn, đúng rồi, bà chủ nói con trai bà ấy sẽ đợi con ở sảnh tòa giảng dạy ở cổng. . . "
"Sảnh tòa giảng dạy?" Tôi sửng sốt, lúc này mới nhận ra, mình vào sảnh tòa giảng dạy rồi.
Tôi vừa nói vừa ngẩng đầu lên, ngay lập tức rơi vào ánh mắt rực sáng như bầu trời đầy sao của Tiêu Hàm.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro