Chương 1
Tôi đã từng nghe những lời thề non hẹn biển thuở thiếu thời.
Em ấy nói, em muốn yêu anh nhiều hơn cả một đời.
Tôi hỏi, yêu như nào?
Em đáp, lúc anh tới cầu Nại Hà thì đừng đi uống canh trước. Đợi em xuống đó rồi, em sẽ cưỡng hôn anh trước mặt Mạnh Bà.
Như thế thì nụ hôn ấy còn dài hơn cả một đời rồi.
Tôi nói, làm sao em biết anh sẽ đi trước em thế.
Em trêu, cả ngày anh tu tiên gõ mã như thế, gan cũng khô quắt cả rồi, chắc chắn là sẽ đi trước em.
Sau đó lời thề ngắn ngủi này kết thúc khi tôi đuổi em ấy ra khỏi bàn máy tính.
Nếu em ấy dám làm thế, chắc chắn Mạnh Bà sẽ không cho chúng tôi đầu thai vào kiếp gì tốt đẹp cho cam đâu. Kiếp sau làm một mèo một chó bị cách ly sinh sản cũng đủ làm em ấy khóc thét rồi.
*Cách ly sinh sản (Reproductive isolation) là một tập hợp các cơ chế tiến hóa, các hành vi và các quá trình sinh lý quan trọng để xác định sự ngăn cản các thành viên của các loài khác nhau sinh ra con cái, hoặc đảm bảo rằng bất kỳ con cái nào từ việc lai khác loài là bất hữu thụ (vô sinh). (Tác giả là sinh viên y khoa hay sao ấy, dưới phần cmt tác phẩm chị ấy giảng giải cho mọi người hăng lắm =))) )
......
Thành thị là một cái bình ngập tràn sự thương hại. Nó cho phép đám côn trùng yếu ớt chui rúc vào góc nhỏ để kéo dài hơi tàn mà sống tiếp, không cần phải nhìn, cũng không phải tham dự vào cuộc chém giết của các tinh anh xã hội.
Tôi chỉ là một lập trình viên bình thường không có tài cán gì. Tôi nghĩ mình chỉ cần có một góc nhỏ như vậy thôi là được rồi, không bận bịu, cũng không nhàn hạ. Nếu không có việc gì làm còn có thể được nếm thử chút tư vị của hạnh phúc bình thường.
Tôi nghĩ mình bình thường như thể sẽ được yên ổn ở bên em cả một đời, bình thường đến nỗi công việc của tôi từ giờ đến lúc nghỉ hưu có thể suôn sẻ như một làn gió nhè nhẹ thổi qua.
Tôi còn nghĩ mình bình thường đến độ cái chết cũng cách tôi rất xa.
Ít nhất là xa như cái cách tôi đã nắm tay em đến bạc đầu, sau khi xem hết những cảnh núi non sông hồ còn đọng lại trong hồi ức.
Thế mà tôi lại chết ngay trước ngày cưới của chúng tôi.
......
Tôi không nên tin vào những điều vô nghĩa trong tiểu thuyết.
Thực ra cái chết rất đau đớn. Tuy rằng chỉ trong một thoáng chốc, nhưng cái thoáng chốc đó cũng đủ làm tôi đau thấu tận tim gan.
Nỗi đau đó thật tới nỗi làm tôi quên rằng mình đã chết rồi.
Cho tới khi tôi thấy em đứng trước mộ tôi, tay cầm cái ô đen, im lặng như một pho tượng.
Em ấy còn không mua một bộ vest mới cho mình, thường là đích thân tôi cùng em đến một cửa hàng âu phục lâu đời đặt làm theo yêu cầu.
Tôi thấy bố mẹ tôi ném ô đi, như mất trí mà lao vào túm cổ áo em ấy, làm nhàu đi dòng chữ bằng tiếng Na Uy được thêu trên đó.
Từ đầu tới cuối bố mẹ tôi đều cực lực phản đối cuộc hôn nhân này, không ai biết rằng chỉ vì muốn đưa em đi gặp hai người họ mà tôi đã phải tốn biết bao nhiêu công sức.
Thế mà hiện tại công sức ấy lại như dã tràng xe cát. Bia m.ộ của tôi dưới trời đổ mưa. Sự thật chứng minh, tôi theo em, tôi chết rồi.
Nghe thì thật vô lý. Bởi việc tôi chết trong tai nạn xe hơi và việc tôi ở bên em chẳng có tí liên quan nào cả.
Nhưng bạn đâu thể bắt những vị phụ huynh mới mất đi con trai bình tĩnh và lý trí lại được đâu đúng không. Chỉ cần tóm được thủ phạm duy nhất mà họ có thể trút ra tất cả đau buồn, tức giận, căm thù bằng cánh tay gầy guộc của mình thì có lẽ cũng phải mất rất nhiều công sức rồi.
Trừ tôi ra, ai có mặt ở đây cũng đều đáng thương.
Tôi không thấy nét mặt của em, chỉ thấy bóng lưng đơn độc trải dài bước vào sau bức màn.
Tôi có thể đoán được, em đang nói xin lỗi.
......
Tôi không chạm được vào thứ gì, có lẽ tôi và không khí chỉ khác nhau mỗi chỗ là tôi vẫn còn chút ý thức thôi.
Trong cơn đau nhức như muốn gột rửa sạch sẽ thần kinh của tôi hình như còn lưu lại thứ tình cảm trong trắng đến mấy ngày không tiêu tan. Hình như tôi không nhớ được tên em và tên tôi.
Em dừng lại tại chỗ tổ chức tang lễ dưới trời đang đổ mưa, vào lúc nhân viên công tác dọn bãi đến, những thứ có thể thu dọn đều đã được em ấy dọn sạch rồi.
Nhân viên công tác gọi tên em ấy: "Thật xin lỗi vì sự chậm trễ của chúng tôi đã gây ra những phiền toái không đáng có cho ngài. Chúng tôi cũng rất đau buồn vì sự ra đi của người thân ngài, vì vậy chúng tôi có thể miễn giảm một phần chi phí tang lễ cho ngài, ngài Tạ Thần Mân."
......
Tôi nhớ ra rồi.
Tôi tên Lâm Sơ, còn em là Tạ Thần Mân.
Tôi phải viết giấy chứng nhận công tác đi đôn đốc thành viên hội học sinh đến phòng thi đấu bóng rổ, dọn dẹp đống hỗn độn sau cuộc hỗn chiến của các học sinh, lúc đó tình cờ gặp được một cậu sinh viên rất nhiệt tình, chủ động đứng ra giúp bọn tôi thu dọn đống lộn xộn này.
Tôi nói: "Xin chào bạn học, cảm ơn bạn đã có lòng giúp đỡ ủng hộ việc của hội học sinh trường. Để khích lệ bạn, chúng tôi sẽ báo lên văn phòng bản tin trực tuyến chính thức của trường. Xin hỏi bạn là?"
Cậu ta cười cười: "Tạ Thần Mân, lớp 19 ban 1 ngành quản trị kinh doanh."
Tôi chậm rãi cúi đầu, cầm điện thoại lướt lướt đọc thông báo được gửi tới. Theo như các bạn học sinh ở hiện trường miêu tả lại, kẻ đầu sỏ cố tình khơi mào vụ tranh cãi là đội trưởng đội bóng rổ học lớp 19 ban 1 ngành quản trị kinh doanh, Tạ Thần Mân.
Ba chữ này hẳn là đọc như thế đi. Sao trong ban này lại có đến hai cái tên giống nhau được vậy nhỉ.
Đánh nhau xong còn điềm nhiên như gió thổi mây trôi ở lại giúp hội học sinh dọn dẹp hiện trường nữa. Tôi đây làm cán sự được hai năm rồi mà tôi chưa thấy cái trường hợp nào mà nó như thế này cả.
Nhưng điều khiến tôi nhớ kỹ cậu ta là khi cậu ta ngoan ngoãn nhận sai nghe dạy dỗ xong, cậu ta chỉ tay về phía mấy người bọn tôi nói: "Đừng quên nha, cán sự các anh phải tuyên dương em, em ghi âm rồi đó."
Vì thế mà tôi bị bộ trưởng mắng mãi không ngừng.
Tóm lại, ngay từ cái nhìn đầu tiên cậu ta đã không để lại được cho tôi một tí hảo cảm nào cả.
......
Bây giờ tôi lại nhớ ra rồi.
Tôi muốn được gọi tên em một lần nữa, nhưng dù có làm thế nào thì tôi cũng chẳng thể phát ra được bất cứ âm thanh nào.
Tôi chết rồi, linh hồn tôi còn lưu lại hậu thế có thể nhìn thấy em. Ông trời đã cho tôi lòng thương xót lớn nhất rồi, chẳng có lý do gì lại ban cho tôi thêm ngũ quan lục giác như người thường nữa.
Em về nhà, nếu như nơi đó vẫn được gọi là "nhà".
Chúng tôi có nuôi một con samoyed, em ấy đặt tên cho nó là Lâm Chiêu Tài.
Đến giờ tôi vẫn không hiểu sao lại dùng họ của tôi, ghép thêm với cả một cái tên thổ thành đại địa như vậy. Nhưng em cứ gọi như thế thôi, gọi cũng được năm năm rồi.
Chiêu Tài vẫy vẫy ngoắt ngoắt cái đuôi chạy ra đón em, nó không leo lên chân em ấy được, đến khi em sờ đầu nó một cái nó mới chịu xuống. Sau đó vẫn tiếp tục đong đưa đuôi làm rụng mất mấy cái lông trên sàn nhà làm người cũng chẳng ưa nổi, nhìn về hướng cửa.
Nó đang đợi tôi.
Nó chỉ nghĩ rằng được xoa đầu hai lần là coi như đón được chủ nhân về nhà rồi.
*(Ý là bình thường mỗi lần đi làm về Lâm Sơ và Tạ Thần Mân mỗi người sẽ xoa đầu Chiêu Tài một lần, Chiêu Tài đang chờ Lâm Sơ xoa đầu để coi như Lâm Sơ về rồi)
Có thể là vì hôm qua, hôm kia, hôm kia nữa nó cũng không thấy tôi về, nên lần này nó rất cố chấp, nó nghiêng đầu về phía cửa, nằm sấp xuống, gác đầu lên tay gục xuống chờ tôi.
Em một mình từ phòng khách vào phòng ngủ, phòng tắm đến phòng bếp, đèn của từng gian phòng được bật lên, xua đi màn đêm hắc ám của thành phố. Còn Chiêu Tài thì vẫn nằm gục đầu một chỗ.
Em kéo Chiêu Tài qua và đặt bát cơm trước mặt nó, nói: "Chiêu Tài, đừng nhìn nữa, ăn đi."
Chiêu Tài ngẩng đầu lên nhìn em, đôi mắt đen láy tràn ngập sự khó hiểu của nó, phản chiếu ánh đèn khiến mắt nó như ẩn chứa cả bầu trời sao.
Nó tủi thân rên ư ử.
Dường như đang hỏi em ấy rằng còn một người nữa đâu rồi? Tại sao lại không thấy anh ấy nữa? Anh ấy đi đâu rồi, có phải cậu lại cãi nhau với ảnh đúng không hả?
Tạ Thần Mân vẫn không nói gì, cũng không định hiểu xem nó tính nói lên điều gì.
Chiêu Tài sợ em ấy không hiểu nên kích động chồm lên sủa mấy lần nữa.
Em biết Chiêu Tài sợ bóng tối, em đặt tay lên công tắc đèn gần cửa.
Em nói: "Nếu mày không ăn cơm nữa thì tao tắt đèn đây."
.......
"Nếu anh không ăn cơm nữa thì em rút điện máy tính đấy nhé."
Đây là câu em thường nói với tôi nhất khi chúng tôi còn học đại học.
Đối với lập trình viên đang gõ mã mà nói, một đống code chưa lưu và một cái tay đặt trên phích cắm điện máy tính đang nhăm nhe chực rút ra thì quả là một cơn ác mộng tàn khốc.
Mà Tạ Thần Mân ngày nào cũng khiến tôi gặp ác mộng.
Lần theo ranh giới giữa hư và thực, ngày nào tôi cũng phải tự hỏi bản thân một lần. Tại sao hồi đó chỉ vì muốn lập công chuộc tội mà tôi lại phải tiếp tục phụ trách sự vụ của bạn học Tạ Thần Mân này thế?
Em ấy nói em không cố ý đâu, là đội đối thủ luôn chơi mấy trò quỷ quyệt, cứ lươn lẹo lách luật làm đồng đội em ấy bị thương, khiến ẻm tức không chịu được.
Hơ hơ, có quỷ mới tin lời em.
......
Ngành quản trị kinh doanh là chuyên ngành rất nổi tiếng và uy tín ở đại học của chúng tôi, rất nhiều sinh viên xuất sắc hàng đầu tranh nhau sứt đầu mẻ trán chỉ để thi vào ngành này.
Tôi vì nghe theo nguyện vọng bắt buộc của bố mẹ mà thi vào đây, bước vào ngành học đầy triển vọng này. Sau đó chuyển sang khoa khác với thành tích đứng đầu ban ngành.
Để mỗi hạng mục danh giá nổi tiếng nào đấy cũng sẽ có một học viện "đuôi phượng*" ở đó.
*Đuôi phượng giống kiểu nằm top đầu đếm từ dưới lên của những cái tốt/giỏi :v
Trường đại học của chúng tôi như cái máy tính vậy đó.
Làm bố tôi tức đến nỗi phải mua vé máy bay bay tới chỗ tôi ngay trong ngày.
......
Cái mác quản viện bị em khoá dưới đẹp trai nhỏ hơn một tuổi lại không học cùng ngành đeo bám như âm hồn bất tán cứ lấp loé sau lưng tôi.
Em nói em rất ngưỡng mộ đàn anh là tôi đây.
Tôi vừa nhai đồ ăn em ấy mới mang tới cho tôi, vừa định ghét bỏ món này quá mặn.
Em nói em là người không có chí hướng, thế nên em thấy những người có chí hướng rất ngầu luôn. Vì vậy nên cũng thấy sự tích dũng cảm chuyển ngành học của tôi trâu bò dễ sợ.
Tôi cầm đĩa thức ăn mặn đến nỗi làm từng tế bào của tôi phân ly ra thành đơn bào đi đập vỡ nó.
Tôi không thể nói với em, rằng tôi cũng chẳng có cái lý tưởng gì cả, chuyện chuyển ngành thật ra cũng định nói với ba mẹ rồi. Chà, tôi trâu bò vl.
Cuối cùng tôi cũng có thể tự quyết định cuộc đời mình rồi.
Hết chương 1.
---
Bản edit với mục đích phi lợi nhuận chưa có sự đồng ý của tác giả, chỉ được đăng duy nhất trên blog Cây Dù Nhỏ Che Mây, Wattpad và WordPress của blog. Cảm phiền không reup lên bất cứ đâu dưới bất kỳ hình thức nào, xin cảm ơn!
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro