DLTK 15
Đề 15:
Câu 1: Vì sao xóa bỏ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp trong chính sách của đảng tại Đại hội 6 là yếu tố cần thiết và cấp bách ? Hiện nay cơ chế đó đã được xóa bỏ triệt để chưa, vì sao?
Xóa bỏ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp trong chính sách của đảng tại Đại hội 6 là yếu tố cần thiết và cấp bách:
- Sau hơn 10 năm tiến hành CNH trong điều kiện đất nước thống nhất, nền kinh tế Việt Nam vẫn nằm trong trạng thái trì trệ: sản xuất nông nghiệp thấp kém không đáp ứng được nhu cầu trong nước; công nghiệp nặng đầu tư lớn nhưng hiệu quả thấp; nhiều mặt hành tiêu dùng thiếu trầm trọng, dấu hiệu của suy thoái và khủng hoảng kinh tế- xã hội đã dần dần xuất hiện và bộc lộ rõ nét vào cuối những năm 1970 và suốt những năm tiếp theo.
- Xuất phát từ những hạn chế của cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp:
+Thủ tiêu cạnh tranh nên kìm hãm sự phát triển của các đơn vị sản xuấtkinh doanh, kìm hãm sự tiến bộ khoa học – kỹ thuật. Mô hình kinh tế này không phản ánh đúng yêu cầu khách quan của các quy luật của KTTT, giá cả gần như không có quan hệ gì với giá trị hàng hóa cũng như tương quan cung cầu, nên mọi sự tính toán đều mang tính chủ quan, duy ý chí làm mất đi động lực của sự phát triển kinh tế, làm mất đi tính năng động sang tạo của các đơn vị kinh tế, tạo nên một cơ chế kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ Chế độ công hữu được thiết lập một cách nóng vội không những không tạo được động lực mà còn kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Sở hữu tư nhân không được thừa nhận đã làm cho mặt tích cực của các thành phần kinh tế gắn với sở hữu tư nhân không được phát huy trong quá trình xây dựng CNXH. Điều này đồng nghĩa với việc lãng phí nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
+ Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp duy trì quá lâu đã tạo ra nhiều lực cản đối với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước can thiệp sâu vào phạm vi vi mô đã đẩy các đơn vị kinh tế vào tình trạng thụ động, mất quyền tự chủ. Cơ chế đó không ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp đối với hiệu quả sử dụng vốn, tài sản, vật tư, lao động. Điều đó gây nên tình trạng lãng phí, thất thoát tài sản của Nhà nước, tạo tư tưởng ỷ lại, dựa dẫm, lười
biếng, triệt tiêu động lực sáng tạo của người lao động.
+ Chế độ phân phối bình quân và bao cấp đã không gắn được kết quả sản xuất với năng suất và hiệu quả lao động, triệt tiêu động lực của người lao động. Mục tiêu của việc phân phối bình quân qua bao cấp là đảm bảo công bằng trong khâu phân phối kết quả sản xuất, nhưng việc tạo nên một hệ thống thương nghiệp nhà nước độc quyền mua và bán, đã tạo nên những đặc quyền đặc lợi gắn liền với những người nắm giữ hệ thống “thị trường có tổ chức” gây bất bình đẳng ngay trong khâu phân phối. Phân phối hiện vật và bao cấp cũng tạo nên những nghịch lý trong xã hội: Người có nhu cầu chưa hẳn được phân phối, còn người được phân phối lại chưa hẳn có nhu cầu.
+ Không coi trọng quan hệ hàng hóa – tiền tệ đã đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng hiện vật hóa, không khai thác được vai trò, sức mạnh của quan hệ hàng hóa – tiền tệ để phát triển đất nước. Những chức năng của tiền tệ (thước đo giá trị, phương tiện thanh toán, phương tiện lưu thông, phương tiện tích trữ, tiền tệ thế giới) vốn được khai thác để phát triển kinh tế toàn cầu hiện nay thì khi đó nó gần như không được thể hiện trong cả điều hành vĩ mô và thực tiễn cuộc sống.
Tình hình xóa bỏ cơ chế kinh tế tập trng quan lieu bao cấp tính đến nay:
Trong khu vực kinh tế tư nhân, cuộc đấu tranh xoá bỏ tập trung quan liêu - bao cấp của nhà nước đã đạt thắng lợi rất cơ bản; cơ chế quản lý mới đã được tạo lập trên nền tảng kinh tế thị trường nhiều thành phần, hợp hiến hợp pháp. ến sau Đại hội VI (1986) với chính sách mới và cuộc đột phá thành công trên thực tế từ 1989 về mở thông thị trường, thật sự từ bỏ chính sách thống nhất quản lý thu mua phân phối, thì kinh tế tư nhân mới thật sự được giải phóng. Cuộc đấu tranh chống quan liêu ở khu vực này đã sang trang mới: người dân có quyền tự do kinh doanh; nhưng cơ quan, công chức nhà nước vẫn có thể lộng quyền hành dân, hành doanh nghiệp; Cuộc đấu tranh chống quan liêu vẫn là việc thường xuyên lâu dài để bảo đảm quyền tự do kinh doanh.
Khu vực kinh tế nhà nước trong 10 năm gần đây thực tế đã trở lại cơ chế cũ tập trung quan liêu - bao cấp (xin, cho); chỉ khác là từ bao cấp hiện vật của thời kỳ mà vốn trong tay Nhà nước cạn kiệt sang bao cấp về tài chính, với ông chủ - Nhà nước ngày càng “hào phóng” với những nguồn lực to lớn gấp bội có được chủ yếu từ tài nguyên, vốn vay trong nước và nước ngoài.
Cần khẳng định rằng chính sự trở lại cơ chế cũ, tập trung quan liêu - bao cấp trong khoảng hơn 10 năm vừa qua đã tạo miếng đất mầu mỡ cho nạn tham nhũng, lãng phí lộng hành ngày càng nghiêm trọng trong khu vực kinh tế nhà nước, kể từ đơn vị kinh doanh đến các cấp trong hệ thống lãnh đạo quản lý.
Câu 2: Hoàn cảnh lịch sử và nội dung đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới?
Hoàn cảnh lịch sử:
Tình hình TG 198x:
- C/m KHCN (đặc biệt CNTT) phát triển mạnh mẽ -> tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống của các quốc gia dân tộc.
- Các nước XHCN lâm vào khủng hoảng sâu xắc. Đầu 1990, chế độ XHCN LX sụp đ. Trật tự thế giới 2 cực -> trật tự thế giới mới.
- Xu thế chung của TG: hòa bình hợp tác và phát triển. Các QG, tổ chức, lực lượng chính trị điều chỉnh đối nội, đối ngoại cho phù hợp xu thế.
- Chạy đua kinh tế -> đổi mới tư duy đối ngoại (đbiet các nc dang pt) -> đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; tang cường lien kết => tranh thủ vốn, kỹ thuật, CN, mở rộng thị trường, học tập kinh nghiệm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh.
- Đổi mới tư duy về sức mạnh, vị thế quốc gia. (Quân sự -> kinh tế)
Xu thế toàn cầu hóa và tác động của nó:
- Toàn cầu hóa: LLSX + Quan hệ KT QT vượt rào cản biên giới => toàn cầu trong lĩnh vực (hàng hóa, vốn, tiền tệ, thong tin, ….) .=> phân công lao động QT => mạng lươics quan hệ đa chiều.
- Tác động: tích cực: thị trường mở rộng -> trao đổi tang mạng => thúc đẩy sản xuất; KHCN, vốn, kinh nghiệm => lợi ích đôi bên.; tang tính tùy thuộc lẫn nhau => môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
- nhiều bất ổn (hạt nhân, tranh chấp lãnh hải biển Đông, tang cương vũ trang, ..), tuy nhiên tiềm lực lớn và năng động về phát triển kinh tế => xu hướng hội nhập pt mạnh.
Yêu cầu và nhiệm vụ C/m VN
-Bao vây, chống phá của thế lực thù địch (nửa cuối thập kỷ 1970) => căng thẳng, mất ổn định khu vực => cản trở phát triển, khủng hoảng KT-XH; mở rộng quan hệ, phá thế bị bao vậy, giải tỏa đối đầu, hợp tác là cấp thiêt, cấp bách.
Hậu quả chiến tranh => kinh tế khủng hoảng => nguồn lực trong nước + nguồn lực quốc tế
Nội dung:
Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo
Trong các văn kiện liên quan đến lĩnh vực đối ngoại, Đảng ta đều chỉ rõ cơ hội và thách thức của việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, tren cơ sở đó Đảng xác định mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ dạo công tác đối ngoại.
- Cơ hội và thách thức
Về cơ hội: Xu thế hoà bình, hợp tác phát triển và xu thế toàn cầu hóa kinh tế tạo thuận lợi cho nước ta mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác phát triển kinh tế. Mặt khác, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đã nâng cao thế và lực của nước ta trên trường quốc tế, tạo tiền đề mới cho quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế.
Về thách thức: Những vấn đề toàn cầu như phân hoá giàu nghèo, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia…gây tác động bất lợi đối với nước ta. Nền kinh tế Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt trên cả ba cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia; những biến động trên thị trường quốc tế sẽ tác động nhanh và mạnh hơn đến thị trường trong nước, tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn, thậm chí khủng hoảng kinh tế - tài chính.
Ngoài ra, lợi dụng toàn cầu hoá, các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” chống phá chế độ chính trị và sự ổn định, phát triển của nước ta.
Những cơ hội và thách thức nêu trên có mối quan hệ, tác động qua lại, có thể chuyển hoá lẫn nhau. Cơ hội không tự phát huy tác dụng mà tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội. Tận dụng tốt cơ hội sẽ tạo thế và lực mới để vượt qua thách thức, tạo ra cơ hội lớn hơn. Ngược lại, nếu không nắm bắt, tận dụng thì cơ hội có thể bị bỏ lỡ, thách thức sẽ tăng lên, lấn át cơ hội, cản trở sự phát triển. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp, nhưng tác động đến đâu còn tuỳ thuộc vào khả năng và nỗ lực của chúng ta. Nếu tích cực chuẩn bị, có biện pháp đối phó hiệu quả, vươn lên nhanh trước sức ép của các thách thức thì không những sẽ vượt qua được thách thức, mà còn có thể biến thách thức thành động lực phát triển.
- Mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại
Lấy việc giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc. Mở rộng đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế là để tạo them nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước; kết hợp nội lực với các nguồn lực từ bên ngoài tạo thành nguồn lực tổng hợp đẻ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; phát huy vai trò và nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới và hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Tư tưởng chỉ đạo
Trong quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế phải quán triệt đầy đủ, sâu sắc các quan điểm: Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của Việt Nam. Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế; cố gắng thúc đẩy mặt hợp tác, nhưng vẫn phải đấu tranh dưới hình thức và mức độ thích hợp với từng đối tác; đấu tranh để hợp tác; tránh trực diện đối đầu, tránh để bị đẩy vào thế cô lập.
Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị xã hội. Coi trọng quan hệ hoà bình, hợp tác với khu vực; chủ động tham gia các tổ chức đa phương, khu vực và toàn cầu.
Kết hợp đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Xác định hội nhập kinh tês quốc tế là công việc của toàn dân.
Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài; xây dựng nền kinh tếđộc lập tự chủ; tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh của đất nưởctong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trên cơ sở thực hiện các cam kết gia nhập WTO, đẩy nhanh nhịp độ cải cách thể chế, cơ chế, chính sách kinh tế phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước.
Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tanưg cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế
Trong các văn kiện của Đảng liên quan đến đối ngoại, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khoá X (2-2007) đã đề ra một số chủ trương, chính sách lớn như:
- Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững: Hội nhập sâu sắc và đầy đủ vào nền kinh tế thế giới, nước ta sẽ có địa vị bình đẳng với các thành viên khác khi tham gia vào việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, thiết lập một trât tự kinh tế mới công bằng hơn; có điều kiện thuận lợi để đấu tranh bảo vệ quyền lợi dianh nghiệp Việt Nam tranh các cuộc tranh chấp thương mại với các nước khác, hạn chế được những thiệt hại trong hội nhập kinh tế quốc tế.
- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp: Chủ động và tichá cực xác định lộ hội nhập hợp lý, trong đó cần tận dụng những ưu đãi mà WTO dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển; chủ động và tích cực nhưng phải hội nhập từng bước, dần dând mở cửa thị trường theo một lộ trình hợp lý.
- Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của WTO: bảo đảm tính đồng bộ của hệ thông spháp luật; đa dnạg hoá các hình thức sở hữu, phát triển kinh tế nhiều thành phần; thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường; xây dựng các sắc thuế công bằng, thống nhất, đơn giản, thuận tiện cho mọi chủ thể kinh doanh.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước: Kiên quyết loại bỏ nhanh các thủ tục hành chính không còn phù hợp; đẩy mạnh phân cấp gắn với tăng cường trách nhiệm và kiểm tra, giám sát; thực hiện công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm tronghội nhập kinh tế quốc tế: Nâng cao năng lực điều hành của Chính phủ; tích cực thu hút đầu tư nước ngoài để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; các doanh nghiệp điều chỉnh quy mô và cơ cấu sản xuất trên cơ sở xác định đúng dắn chiến lược sản phẩm và thị trường; điều chỉnh quy hoạch phát triển, nhanh chóng có biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của một số sản phẩm.
- Giải quyết tốt các vấn đề văn hoá, xã hội và môi trường trong quá trình hội nhập: Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập; xây dựng cơ chế kiểm soát và chế tài xử lý sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ văn hoá không lành mạnh, gây phương hại đến đến sự phát triển đất nước, văn hoá và con người Việt Nam; kết hợp hài hoà giữa giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống với tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hoá tiên tiến trong quá trình giao lưu với các nền văn hoá bên ngoài.
- Xây dựng và vận hành có hiệu quả mạng lưới an sinh xã hội như giáo dục, bảo hiểm, y tế; đẩy mạnh công tác xoá đói, giảm nghèo; có các biện pháp cấm, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng có hại cho môi trường; tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Giữ vững và tăng cường quốc phòng, an ninh trong quá trình hội nhập: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh; có các phương án chống lại âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.
- Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà nước và đối ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoai: Tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động đối ngoại. Các hoạt động đối ngoại song phương và đa phương cần hướng mạnh vào việc phục vụ đắc lực nhiệm vụ mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Tích cực tham gia đấu tranh vì một hệ thống quan hệ kinh tế quốc tế bình đẳng, công bằng, cùng có lợi.
- Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, trọng tâm là cải cách hành chính.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro