DLTK 11
Đề 11:
Câu 1: Về nghị quyết 15. Ý nghĩa. Tại sao Đảng ta xác định con đường giải phong trong thời kì này là bạo động vũ trang theo hình thức tổng khởi nghĩa như CM T8.
Tháng 1/1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 họp bàn về cách mạng miền Nam. Sau nhiều lần họp và thảo luận, Ban chấp hành Trung ương đã ra nghị quyết về cách mạng miền Nam. Trung ương Đảng nhận định: “Hiện nay cách mạng Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo bao gồm 2 nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai nhiệm vụ chiến lược đó tuy có tính chất khác nhau, nhưng quan hệ hữu cơ với nhau… nhằm phương hướng chung là giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi để đưa cả nước Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội”.
- Nv chung: tăng cường ĐK toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình, đẩy mạnh CMXHCN ở miền B, đồng thời đẩy mạnh CMDTDC ở miền N, thực hiện thống nhất ĐN trên cơ sở ĐL và DC, xd 1 nước VN hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe XHCN, bvệ hoà bình ở ĐNA và TG.
-Nvụ chiến lược: 2 nvụ chiến lược là tiến hành CMXHCN ở miền B, gp miền N khỏi ách thống trị ĐQM và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.
-Mục tiêu chiến lược: nvụ Cm ở miền B và N thuộc 2 chiến lược khác nhau, mỗi nvụ nhằm giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi miền trong hoàn cảnh nước nhà tạm bị chia cắt. 2 nvụ đó lại nhằm giải quyết mâu thuẫn chung giữa nd ta với ĐQM và tay sai, thực hiện mục tiêu chung là hoà bình và thống nhất TQ.
-Mối qhệ của CM 2 miền: do cùng thực hiện mục tiêu chung nên 2 nvụ chiến lược ấy có qhệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau.
-Vai trò, nvụ của CM mỗi miền đối với CM cả nước: CMXHCN ở miền B xd tiềm lực, bvệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho CMMN, chuẩn bị cho cả nước đi lên CNXH về sau, nên giữ vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà, CMDTDCND ở miền N giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp GPMN khỏi ách thống trị của ĐQM và bè lũ tay sai, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà, hoàn thành CMDTDCND trong cả nước.
-Con đường thống nhất đn: trong khi tiến hành đồng thời 2 chiến lược CM, Đ luôn kiên trì con đường hoà bình, thống nhất theo tinh thần hiệp nghị Geneve, sẵn sàng hiệp thương tổng tuyển cử hoà bình thống nhất VN, nhưng luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó với mọi tình thế.
-Triển vọng của CMVN: cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà là 1 quá trình đấu tranh CM gay go, gian khổ, phức tạp và lâu dài chống ĐQM và bè lũ tay sai của chúng ở miền N nhưng thắng lợi cuối cùng nhất định thuộc về ND ta.
Nghị quyết hội nghị lần thứ 15 có ý nghĩa lịch sử to lớn, chẳng những đã mở đường cho cách mạng miền Nam đi lên, mà còn thể hiện rõ bản lĩnh độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng ta trong những năm tháng khó khăn của cách mạng.
** Trong 5 năm (54-59) đấu tranh chính trị gay go và quyết liệt, đồng bào miền nam đã chịu đựng biết bao đau thương và tổn thất, hàng ngàn xóm làng bị địch đốt phá, hàng chục vạn cán bộ, đảng viên bị giam cầm, tra tấn và bắt giết1. Nhưng lòng yêu nước và ý chiến chiến đấu của đồng bào ta không hề bị giám sút, phong trào phát triển ngày càng mạnh. Năm 1957, có hai triệu lượt người tham gia đấu tranh chính trị, đến năm 1958 có 3,7 triệu và sáng năm 1959, đã lên tới gần 5 triệu. Trong khi đó, cuộc đấu tranh vũ tranh tự vệ, trừ gian, diệt ác cũng được đảy mạnh và nhiều đơn vị vũ trang cách mạng đã ra đời. Trải quan đấu tranh, cácn cán bộ, đảng viên và đồng bào ta được tô luyện ngày càng già dặn, ngày càng thấy rỗ bản chất phản động cũng như những chỗ yếu cơ bản của đế quốc Mỹ và bọn tay sai để chĩa mũi nhọn đấu tranh, khiến chúng ngày càng bị cô lập về chính trị. Còn phong trào cách mạng, tuy phải trải qua những thử thách cực kỳ nghiêm trọng, vẫn giữ được và phát triển. Lúc này, chế độ thống trị của địch lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc. Đông đảo nhân dân ta ở miền nam ngày càng thấy rỗ không thể nào kéo dài cuộc sôngs dưới chế độ Mỹ - Diệm được nữa, đã quyết tâm vùng lên đấu tranh một còn, một mất với chúng. Điều kiện đã chín muồi để chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Muốn vậy, con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền nam là con đường cách mạng bạo lực. Căn cứ vào tình hình cụ thể lúc này, ta chủ chương lấy sức mạnh của quần chúng, dựa và lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng để đánh đổ ách thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng nhân dân. Hội nghị còn dự kiến: đế quốc Mỹ là nước đế quốc hiếu chiến nhất, cho nên trong những điều kiện nào đó, cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc chiến tranh cách mạng lâu dài, nhưng thắng lợi cuối cùng nhất định về ta.
Trước tình hình đó, trong nghị quyết 15, Đảng khẳng định, con đường giải phóng miền Nam là con đường cách mạng bạo lực, trước nhất "lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang hoặc nhiều hoặc ít tuỳ tình hình, đánh đổ quyền thống trị của đế quốc, phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân" là dựa trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm thực tiễn của đồng bào, chiến sĩ miền Nam trong hơn bốn năm đấu tranh đầy gian khổ, hy sinh; cũng như những kiến nghị của cán bộ, đảng viên, các cấp ủy đảng và quần chúng nhân dân miền Nam; cùng với khí thế sục sôi cách mạng ở miền Nam. Nội dung “cốt yếu” ấy như một luồng sinh khí mới, thổi bùng ngọn lửa đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng và lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, mặc dù chỉ ít người nắm được một cách thấu đáo là Đảng chủ trương lấy đấu tranh chính trị hay đấu tranh vũ trang là chủ yếu, hoặc kết hợp cả hai hình thức đó.
Câu 2: Phân tích định nghĩa CNH-HDH của đại hội VII. Hội nhập quôc tế sâu rộng có ý nghĩa gì tới quá trình CNH-HDH ở Việt Nam
Hội nghị Trung ương 7 khóa VII (1/1994) có bước đột phá mới trong nhận thức về công nghiệp hóa. Bước đột phá này thể hiện trước hết ở nhận thức về khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa. “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.
Chủ trương của Việt Nam là: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH), xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp”. Có thể nói đây là tư tưởng chiến lược quan trọng, bởi vì muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) từ một nước nông nghiệp, không qua chế độ tư bản chủ nghĩa, chúng ta phải tiến hành CNH để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH.
Nhưng CNH ở nước ta lại được tiến hành trong bối cảnh một số nước phát triển trên thế giới đã kết thúc giai đoạn phát triển đại công nghiệp và bước sang phát triển kinh tế tri thức, do đó đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn bước đi thật thích hợp, có bước tuần tự, có bước nhảy vọt, tranh thủ đi tắt đón đầu để hiện đại hoá những ngành, những khâu, những lĩnh vực cần thiết khi có điều kiện cho phép.
Công cuộc CNH, HĐH nền kinh tế nước ta đang diễn ra trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế, các quốc gia đều mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại. Thực chất đó là một nấc thang phát triển cao của lực lượng sản xuất, mà cụ thể là của quá trình phân công lao động quốc tế, và chính nó đang làm cho sự tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế tăng lên. Mặc dầu từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Đảng (khoá VII) cũng đã đưa ra tư tưởng “giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại”, Đại hội VIII tiếp tục khẳng định quan điểm chỉ đạo ấy, và Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII nêu quan điểm “…kiên trì đường lối kinh tế đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở…”, nhưng tại Đại hội IX, lần đầu tiên Đảng ta chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình tiến hành đổi mới, hội nhập, mở rộng quan hệ đối ngoại. Độc lập tự chủ không có nghĩa là đóng cửa, khép kín, bài ngoại mà là chủ động hội nhập vào kinh tế khu vực và quốc tế, không phụ thuộc vào sức ép từ bên ngoài. Đại hội khẳng định : “… trước hết là độc lập tự chủ về đường lối, chính sách, đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ mạnh; có mức tích luỹ ngày càng cao từ nội bộ nền kinh tế; có cơ cấu kinh tế hợp lý, có sức cạnh tranh; kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại và có một số ngành công nghiệp nặng then chốt; có năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ; giữ vững ổn định kinh tế – tài chính vĩ mô ; bảo đảm an ninh lương thực, an toàn năng lượng, tài chính, môi trường…”3. Để có được quan điểm như vậy Đảng đã xuất phát từ kinh nghiệm thực tế của chúng ta và của nhiều quốc gia khác, từ nhận thức sâu sắc về nhiều mặt của quá trình toàn cầu hoá kinh tế hiện nay. Quan niệm đó vừa đúng về mặt nguyên tắc, quan điểm, đường lối, vừa xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, không chỉ để bảo đảm có một nền chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh độc lập tự chủ vững chắc, giữ vững định hướng XHCN, mà còn là cơ sở bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước, làm cho việc mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.
Thực tế cho thấy, mở cửa, hội nhập và toàn cầu hóa chứa đựng cả thời cơ và thách thức. Thời cơ là ở chỗ chỉ bằng con đường hội nhập mới có thể tiếp cận được với những thành tựu mới nhất về khoa học, công nghệ, và chỉ có thể bằng cách đó thì các nước nghèo và chậm phát triển mới có cơ hội để vươn lên, tránh được tụt hậu xa hơn, mà phần lớn các thành tựu ấy, cũng như một lực lượng vật chất khổng lồ của nhân loại, nằm trong số các nước giàu. Thách thức là ở chỗ, hàng hóa rẻ từ những quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn, có năng suất lao động cao hơn, cạnh tranh bóp chết các ngành sản xuất non trẻ và lạc hậu trong nước... Nhưng tựu chung, không hội nhập hoặc đứng ngoài quá trình toàn cầu hóa thì sự thua thiệt còn lớn hơn những khó khăn nảy sinh trong quá trình hội nhập. Không còn sự lựa chọn nào khác, các nước nghèo và đang phát triển phải vừa hợp tác, vừa đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình.
Đành rằng, toàn cầu hóa kinh tế là xu thế tất yếu, nhưng đặc thù của toàn cầu hóa kinh tế trong giai đoạn trước mắt là các thế lực tư bản chủ nghĩa đang lợi dụng xu thế phát triển khách quan này và bằng những ưu thế về vốn, công nghệ ráo riết thực hiện ý đồ biến quá trình toàn cầu hóa kinh tế thành quá trình thôn tính kinh tế và đô hộ kinh tế tiến tới đô hộ về chính trị của chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới. Bởi vậy, Nhà nước Việt Nam đã sáng suốt xác định chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn liền với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro