Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

dlnnphan1

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN MÔN HỌC

DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC

Chương I. ÐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA NGÔN NGỮ HỌC

I. Ðối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học.

1. Ngôn ngư.

2. Hoạt động ngôn ngữ.

3. Ðặc điểm của ngôn ngữ.

a. Tính vật chất.

b. Tính võ đoán.

c. Tính qui ước.

d. Tính hình tuyến.

e. Tính hệ thống.

f. Tính gián đoạn.

g. Tính biểu cảm.

4. Chức năng của ngôn ngữ.

a. Chức năng giao tiếp, truyền thông.

b. Chức năng tàng trữ và biểu đạt.

c. Chức năng biểu cảm.

II. Ngôn ngữ học - khoa học về ngôn ngữ.

1. Ðịnh nghĩa ngôn ngữ học.

2. Lược sử ngôn ngữ học.

3. Mục đích của ngôn ngữ học.

4. Các ngành của ngôn ngữ học.

a. Ngôn ngữ học đại cương.

b. Ngôn ngữ học lịch đại.

c. Ngôn ngữ học đồng đại.

5. Các bộ phận của ngôn ngữ học.

a. Ngữ âm học.

b. Từ vựng học.

c. Ngữ pháp học.

d. Phong cách học.

6. Các khuynh hướng (/ trường phái) ngôn ngữ học.

a. Ngôn ngữ học lịch sử và ngôn ngữ học so sánh.

b. Ngôn ngữ học cấu trúc.

c. Ngôn ngữ học miêu tả.

d. Ngôn ngữ học tạo sinh.

III. Nhiệm vụ của ngôn ngữ học.

1. Thời F. de Saussure.

2. Ngày nay.

a. Tìm qui luật.

b. Mô tả cấu trúc.

c. Giúp nói đúng, viết hay.

Chương II. HỆ THỐNG NGỮ ÂM.

I. Cơ sở của ngữ âm.

A. Cơ sở tự nhiên.

1. Cơ sở vật lí.

2. Cơ sở sinh lý.

B. Cơ sở xã hội.

II. Phân tích ngữ âm.

1. Âm tiết.

a. Ðịnh nghĩa.

b. Phân loại.

2. Âm tố.

a. Ðịnh nghĩa.

b. Ðặc trưng.

c. Phân loại.

3. Âm vị.

4. Ngữ âm học và âm vị học.

5. Hiện tượng ngôn điệu: thanh điệu, trọng âm, ngữ điệu.

6. Sự biến đổi ngữ âm.

7. Sự tác động lẫn nhau giữa các âm tố trong chuỗi lời nói.

a. Ðồng hoá.

b. Dị hoá.

c. Nhược hoá.

d. Thích nghi.

e. Ðảo ngược.

f. Nhập âm.

III. Ngữ âm và chữ viết.

1. Sự khác biệt giữa ngữ âm và chữ viết.

2. Chữ viết.

a. Ðịnh nghĩa.

b. Vấn đề đặt chữ viết.

c. Các loại chữ viết: ghi hình, ghi ý, ghi âm.

d. Vấn đề cải tiến chữ viết.

Chương III: HỆ THỐNG TỪ VỰNG.

I. Từ vựng học, từ và từ vựng.

1. Từ vựng học: định nghĩa, phân loại, các bộ phận của từ vựng học.

2. Từ vựng: Từ, ngữ cố định; tính hệ thống của từ vựng.

II. Nghĩa của từ và sự biến đổi nghĩa của từ.

1. Nghĩa của từ.

a. Khái niệm và hình ảnh âm (F. de Saussure).

b. Tam giác ngữ nghĩa.

c. Nghĩa của từ là gì?

2. Các thành phần nghĩa của từ.

a. Nghĩa biểu vật.

b. Nghĩa biểu niệm.

c. Nghĩa biểu thái.

d. Nghĩa ngữ pháp / chức năng.

3. Các đơn vị ngữ nghĩa của từ: nghĩa vị, nghĩa tố (nét nghĩa).

4. Các nghĩa của từ đa nghĩa.

a. Nghĩa gốc - nghĩa phái sinh.

b. Nghĩa tự do - nghĩa hạn chế.

c. Nghĩa trực tiếp - nghĩa chuyển tiếp.

d. Nghĩa thường trực - nghĩa không thường trực.

5. Sự biến đổi nghĩa của từ: ẩn dụ, hoán dụ.

6. Phân tích nghĩa của từ.

a. Ngữ cảnh.

b. Cách dùng phương pháp phân tích theo ngữ cảnh.

- Tập hợp ngữ cảnh, phân loại ngữ cảnh, phân tích nghĩa.

7. Các trường nghĩa.

a. Trường nghĩa biểu vật.

b. Trường nghĩa biểu niệm.

c. Trường nghĩa tuyến tính.

d. Trường nghĩa liên tưởng.

III. Các nhóm từ và lớp từ.

1. Từ đồng âm.

2. Từ đồng nghĩa.

3. Từ trái nghĩa.

4. Từ cổ và từ lịch sử.

5. Từ mới.

6. Thuật ngữ.

IV. Từ điển học.

A. Phân loại.

1. Từ điển bách khoa.

2. Từ điển ngôn ngữ.

a. Từ điển giải thích.

b. Từ điển đối chiếu.

c. Từ điển khái niệm.

d. Từ điển chuyên ngành (rất nhiều).

B. Việc xếp mục từ trong từ điển giải thích.

1. Các từ đồng âm.

2. Nghĩa gốc được xếp số 1, các nghĩa phái sinh được xếp 2, 3.

Chương IV: HỆ THỐNG NGỮ PHÁP.

I. Khái quát về ngữ pháp.

1. Ngữ pháp.

2. Ngữ pháp học.

II. Các khái niệm cơ bản của ngữ pháp học.

1. Ý nghĩa ngữ pháp.

2. Phương thức ngữ pháp.

3. Hình thức ngữ pháp.

4. Phạm trù ngữ pháp.

5. Quan hệ ngữ pháp.

6. Từ loại, nguyên tắc phân định từ loại.

III. Vấn đề cấu tạo từ.

1. Các loại hình vị.

2. Các phương thức cấu tạo từ.

a. Phương thức từ hoá hình vị.

b. Phương thức ghép.

c. Phương thức láy.

d. Phương thức chuyển hoá.

e. Phương thức phụ gia.

IV. Các đơn vị cú pháp và văn pháp.

1. Cụm từ tự do: định nghĩa, phân loại.

2. Câu.

3. Ðoạn văn, văn bản.

Chương V: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ.

I. Nguồn gốc ngôn ngữ.

1. Thuyết: ngôn ngữ bắt nguồn từ âm thanh của thiên nhiên.

2. Thuyết: ngôn ngữ xuất hiện từ cảm xúc của con người.

3. Thuyết: ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động và hoạt động xã hội.

II. Quá trình thống nhất ngôn ngữ.

1. Sự hình thành ngôn ngữ dân tộc.

2. Ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ quốc gia, ngôn ngữ nhà nước.

3. Sự chuẩn hoá ngôn ngữ.

III. Sự phân hoá ngôn ngữ dân tộc.

1. Về lãnh thổ: phương ngữ và thổ ngữ.

2. Về xã hội: tiếng lóng và ngôn ngữ nghề nghiệp.

3. Về phong cách.

- Phong cách ngôn ngữ tự nhiên.

- Phong cách ngôn ngữ văn hoá: phong cách hành chính, báo chí, khoa học, nghị luận (/ chính luận), nghệ thuật.

IV. Sự khác biệt và thống nhất của các ngôn ngữ.

1. Sự phân loại theo nguồn gốc: 6 họ.

2. Sự phân loại theo loại hình: 4 loại.

3. Phổ niệm ngôn ngữ.

Chương VI. BẢN CHẤT CỦA NGÔN NGỮ.

I. Bản chất của ngôn ngữ.

1. Tính xã hội của ngôn ngữ.

2. Tính chất xã hội đặc biệt của ngôn ngữ.

II. Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu.

1. Hệ thống và tính hệ thống của ngôn ngữ.

2. Ký hiệu và tính ký hiệu của ngôn ngữ.

3. Ngôn ngữ học và ký hiệu học.

III. Ngôn ngữ, lời nói và hoạt động ngôn ngữ.

1. Ngôn ngữ và lời nói.

2. Hoạt động ngôn ngữ.

3. Giao tiếp ngôn ngữ.

IV. Ngôn ngữ và tư duy.

1. Khái niệm về ngôn ngữ và tư duy.

2. Quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy.

3. Tư duy khác ngôn ngữ.

Chương VII. MỘT SỐ VẤN ÐỀ VỀ TIẾNG VIỆT TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC NGÔN NGỮ Ở ÐÔNG NAM Á.

I. Vị trí của tiếng Việt trong các ngôn ngữ ở Ðông Nam Á.

1. Lớp từ cơ bản.

2. Việc xác định dòng họ của ngôn ngữ.

3. Những ngôn ngữ ở Ðông Nam Á.

4. Ðặc trưng của các ngôn ngữ ở Ðông Nam Á.

II. Vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ.

1. Tiếp xúc ngôn ngữ.

2. Nguyên nhân.

3. Ảnh hưởng của các ngôn ngữ khác đối với tiếng Việt.

a. Về ngữ âm.

b. Về từ vựng.

c. Về ngữ pháp.

4. Ảnh hưởng của tiếng Việt đối với ngôn ngữ các dân tộc thiểu số.

III. Lịch sử phát triển của tiếng Việt.

1. Về ngữ âm.

2. Về từ vựng.

3. Về ngữ pháp.

4. Về phong cách.

1.BÀI DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC PHẦN NGỮ ÂM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ------  ------ Nhóm thực hiện : Nhóm 5 Người trình bày: Nguyễn Thị Thúy Hằng Nhóm chuẩn bị: Hồ Bích Phương Lê Thị Thu Trang Lê Thị Huyền Trần Thị Mận Hoàng Thị Chuyên Nguyễn Thị Thái Hòa

2.I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGỮ ÂM

Ngữ âm hay còn gọi là âm thanh của lời nói là những chuỗi âm thanh khác nhau được phát ra nhằm truyền đạt những thông tin cụ thể trong hoạt động giao tiếp.

Ba bộ phận cấu thành của một NN là Ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Trong kết cấu NN, ngữ âm là võ chất liệu âm thanh .Từ vựng trực tiếp đánh dấu nghĩa, gọi tên sự vật, hiện tượng của thực tế. Còn ngữ pháp luôn luôn gián tiếp, không có tính chất cụ thể. Ba bộ phận này liên quan chặt chẽ với nhau: ngữ pháp liên hệ với thực tế thông qua từ vựng, cả hai chỉ lĩnh hội được thông qua ngữ âm .

3.II. ĐẶC TRƯNG CỦA NGỮ ÂM ĐẶC TRƯNG NGỮ ÂM ĐẶC TRƯNG ÂM HỌC ĐẶC TRƯNG CẤU ÂM

4.1. ĐẶC TRƯNG ÂM HỌC

Âm thanh của lời nói cũng như âm thanh của thế giới tự nhiên về bản chất đều là những sóng âm được truyền trong một môi trường nhất định (thường là không khí). Âm thanh phân biệt với nhau bởi những đặc trưng sau:

- Cao độ: do tần số dao động của vật thể quyết định. Tần số là số chu kỳ được thực hiện trong 1s. Tần số càng lớn, âm phát ra càng cao. - Cường độ: do biên độ dao động của vật thể quyết định. Trong lời nói, cường độ tương đói giữu các bộ phận mới là quan trọng. Nó là yếu tố cơ bản tạo nên hiện tượng gọi là trọng âm. - Âm sắc: là sắc thái của âm thanh. Âm thanh của lời nóicũng như phần lớn các âm thanh của thế giới tự nhiên đều là phức hợp, gồm các âm trầm nhất,có tần số thấp nhấtđược gọi là âm cơ bản và một loạt âm cao hơn gọi là họa âm. Chính mối tương quan giữa âm cơ bản và các họa âm về cao độ và cường độ đã tạo nên các âm sắc khác nhau. Nguồn gốc của sự khác nhau về âm sắc là sự khác nhau của các hộp cộng hưởng. Các nguyên âm khác nhau là do các hộp cộng hưởng khác nhau.

Trường độ: hay là độ dài của âm thanh tạo nên sự tương phản giữa các bộ phận của lời nói. Nó là yếu tố tạo nên trọng âm, tạo nên sự đối lập giữa nguyên âm này với nguyên âm khác trong 1 số ngôn ngữ.

5.2. ĐẶC TRƯNG CẤU ÂM

Dây thanh: Đó là 2 cơ mỏng nằm sóng nhau theo chiều dọc trong 1 hộp bằng sụn. Dây thần kinh chỉ huy tác động đến sự đóng mở của thanh môn làm cho luồng không khí từ phổi ra ngoài thành từng đợt tạo nên sóng âm.

Các hộp cộng hưởng phía trên thanh hầu:

+Miệng và mũi được ngăn ra bởi vòm miệng mà phía trước gọi là ngạc, phía sau gọi là mạc hay khẩu mạc. Khi lưỡi nâng lên tạo ra 2 khoang: miệng và yết hầu. Chúng đóng vai trò quan trọng trong viecj thay đổi âm sắc của âm thanh.

+Mỗi lần dây thanh chấn động với tần số khác nhau, tạo nên âm cơ bản khác nhau cho ta những thanh điệu khác nhau.

+ Đặc trưng cho âm sắc của mỗi nguyên âm là phooc măng chính là dải tần số được tăng cường cho hiện tượng cộng hưởng.

6.III. CÁC KIỂU TẠO ÂM CÁC KIỂU TẠO ÂM VỀ LUỒNG HƠI VỀ DẠNG THANH MÔN

7.1. NÓI VỀ LUỒNG HƠI

Phổ biến nhất là phát âm bằng hơi ở phổi. Những phụ âm tắc thông thường ta vẫn gặp theo cách phát âm này được gọi là âm nổ để phân biệt với những âm tắc trong các kiểu tạo âm khác.

Phát âm do hơi ở họng: cách này ít phổ biến hơn , chỉ gặp ở một số ngân ngữ và một số phụ âm.

Phát âm bàng hơi ở mạc: cách này cũng ít phổ biến, chỉ thấy trong 1 số ngôn ngữ ở châu Phi như tiếng Zuhu.

8.2. NÓI VỀ DẠNG THANH MÔN.

Nói về dạng thanh môn tức là nói về sự khép mở của dây thanh dưới sự điều khiển của 2 sụn hình chóp. Khi cả 2 dây thanh khép lại rồi mở ra liên tục gây chấn động tạo nên thanh. Các phụ âm có thanh được gọi là hữu thanh, còn các phụ âm chỉ được tạo thành bởi tiếng động thì được gọi là vô thanh.

Âm tiết

Khái niệm âm tiết:

Âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất trong chuỗi lời nói; là đơn vị ngữ âm dễ nhận diện nhất. Nó hiện ra trực tiếp hơn các thành tố tạo nên nó. Trong phát âm chỉ có thể tách bạch đến âm tiết là hết.

a) Vấn đề định nghĩa âm tiết:

Âm tiết được định nghĩa khác nhau theo các quan điểm khác nhau:

- Theo quan điểm chức năng thì âm tiết là một khúc đoạn âm thanh được cấu tạo bởi một hạt nhân là nguyên âm cùng với những âm khác bao quanh là phụ âm. Định nghĩa này phù hợp với một số ngôn ngữ trong đó có tiếng Việt.

Ví dụ: "tam" là một âm tiết của tiếng Việt trong đó hạt nhân là và bao quanh nó là 2 phụ âm [t] và[ m].

Tuy nhiên, ở một số trường hợp như tiếng Anh, tiếng Tiệp, định nghĩa này không hoàn toàn phù hợp.

Ví dụ: từ "bottle" của tiếng Anh gồm 2 âm tiết [ bo : tl] nhưng âm tiết thứ 2 không có nguyên âm làm hạt nhân mà chỉ có 2 phụ âm [tl].

- Theo quan điểm học thuyết độ vang thì âm tiết gồm những âm tập hợp xung quanh 1 âm có độ vang lớn nhất.

Ví dụ: "Vik" [Vlk] -tiếng Đức) hay "bottle" của tiếng Anh chỉ gồm các phụ âm nhưng trong đó có [l] là phụ âm có độ vang lớn.

Độ vang của các âm tố được phân làm 8 mức độ lớn đến nhỏ như sau:

Nguyên âm rộng- nguyên âm rộng vừa - nguyên âm hẹp vừa - nguyên âm hẹp - phụ âm mũi + phụ âm bên - phụ âm xát hữu thanh-phụ âm tắc hữu thanh - phụ âm vô thanh.

Định nghĩa này phù hợp với một số trường hợp mà định nghĩa theo quan điểm chức năng không bao quát được -chẳng hạn như các ví dụ đã nêu) nhưng nó không phù hợp với tiếng Việt, và 1 số trường hợp trong nhiều ngôn ngữ.

- Theo quan điểm của học thuyết độ căng cơ. Dựa trên cơ sở sinh lí thì âm tiết tương ứng với sự luân phiên căng lên rồi chùng xuống của cơ thịt bộ máy phát âm.

Theo định nghĩa này thì khi phát âm 1 âm tiết hoạt động của cơ thịt bộ máy phát âm trải qua 3 giai đoạn: căng dần ở đầu âm tiết - độ căng đạt ở điểm đỉnh ở giữa âm tiết và giảm xuống ở cuối âm tiết. Có thể dùng sơ đồ để minh họa như sau:

Ví dụ phát âm: "hăng hái" của tiếng Việt [h ă -1], [ h ai5 ]

Đỉnh của âm tiết là -A, B) là điểm mà độ căng đạt cao nhất. Ranh giới giữa âm tiết © là điểm mà độ căng đạt thấp nhất. Âm tố nằm ở đỉnh nghe rõ nhất gọi là đỉnh âm tiết hay âm tiết tính. Những âm tố không nằm ở đỉnh gọi là phi âm tiết tính.

Âm tố tạo đỉnh thường là nguyên âm nhưng cũng có những trường hợp đó là phụ âm -như các ví dụ nêu ở quan điểm thứ 2). Các phụ âm ở trước đỉnh được gọi là khởi âm còn các phụ âm sau đỉnh gọi là kết âm ... Những nguyên âm không nằm ở đỉnh của âm tiết được gọi là bán nguyên âm -vì nó phi âm tiết tính)

Ví dụ: "quan lại" của tiếng Việt thì trong quan và [i ] trong lại là bán nguyên âm

b) Phân loại âm tiết: Để phân loại âm tiết, thường dựa vào cách kết thúc của chúng. Tức là dựa vào đặc điểm của âm tố đứng sau cùng. Theo cách này, các âm tiết được phân làm 2 loại: mở và khép. Mỗi loại lại được chia thành 2 tiểu loại. Như vậy, sẽ có 4 loại âm tiết đó là:

- Âm tiết mở: là những âm tiết kết thúc bằng nguyên âm.

Ví dụ: hoa nở -tiếng Việt), me, see -tiếng Anh).

- Âm tiết nửa mở: là những âm tiết kết thúc bằng bán nguyên âm: đau tay -tiếng Việt).

- Âm tiết nửa khép: là những âm tiết kết thúc bằng phụ âm vang.

Ví dụ: dòng sông êm đềm -tiếng Việt).

- Âm tiết khép: là những âm tiết kết thúc bằng phụ âm không vang -ồn)

Ví dụ: "hợp tác tốt" -tiếng Việt), meet -tiếng Anh)

Nếu đó là phụ âm tắc vô thanh thì ta có âm tiết khép điển hình -như ví dụ vừa nêu).

c) Phân định âm tiết: - cắt âm tiết trên trục ngang) việc định ranh giới của âm tiết trong chuỗi phát âm tùy thuộc từng ngôn ngữ. Mỗi ngôn ngữ có một cách thể hiện riêng.

Ví dụ: từ "cyclô" -tiếng Pháp) được người Pháp phát âm thành 2 âm tiết là [Si-klo] còn người Việt cũng phát âm thành 2 âm tiết nhưng lại là [Sik-lo]. Việc phân định âm tiết trong từng ngôn ngữ cũng khác nhau. Trong đó, ở tiếng Việt, việc này được tiến hành thuận lợi nhất, vì ranh giới của âm tiết trên trục ngang hết sức rạch ròi, rõ ràng. Còn các ngôn ngữ có hiện tượng đọc nối âm, nên việc cắt âm tiết hết sức khó khăn.. Vì thế đây vẫn còn là vấn đề nan giải của các nhà nghiên cứu.

1. Theo Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt (Phần Trừu tượng ngữ pháp, ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp [1])

Các đơn vị ngôn ngữ là kết quả của quá trình trừu tượng hoá khác nhau về chất.

Trong từ vựng, từ là cái đại diện cho hàng loạt sự vật đã được khái quát hoá thành tên gọi. Tên gọi của sự vật không tương ứng với từng sự vật riêng lẻ mà với cả lớp sự vật có cùng bản chất. Từ "cây" chẳng hạn không biểu hiện một cây cụ thể nào mà là khái niệm cây. Đó là tên gọi cho hàng loạt: cây mít, cây ổi; cây cao, cây thấp; cây già, cây non; cây to, cây nhỏ v.v...

Trong ngữ âm, âm vị cũng là một đơn vị trừu tượng, khái quát. Âm vị trừu tượng mang trong nó những đặc trưng khu biệt được khái quát hoá từ hàng loạt âm tố cụ thể. Âm vị /n/ chẳng hạn, là sự khái quát hoá các nét khu biệt từ các âm tố [n1], [n1], [n3]... Đúng như V.I. Lenin đã nhận xét: "Trong ngôn ngữ chỉ có cái khái quát mà thôi".

Trừu tượng trong ngữ pháp có phần khác với trừu tượng trong từ vựng và trong ngữ âm. Trừu tượng ngữ pháp là trừu tượng mang ý nghĩa phạm trù. Phạm trù số trong tiếng Anh và tiếng Nga chẳng hạn là khái quát từ hai khía cạnh đối lập của ý nghĩa ít và nhiều. Phạm trù thể trong tiếng Nga là khái quát hai ý nghĩa hoàn thành và không hoàn thành.

Ví dụ trong tiếng Anh:

Số ít: boyø penø bookø ... ø

Số nhiều: boys pens books ... s

Như vậy, không chỉ từ vựng học mà cả ngữ pháp học cũng quan tâm đến ý nghĩa. Nhưng nếu như từ vựng học quan tâm đến ý nghĩa từ vựng, tức là ý nghĩ sự vật, của từ thì ngữ pháp học lại quan tâm đến một kiểu ý nghĩa khác: ý nghĩa ngữ pháp. Ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa phạm trù. Đối với từ vựng học boy, pen, book là 3 từ khác nhau, bởi ý nghĩa sự vật của chúng khác nhau. Song theo quan điểm ngữ pháp, tất cả 3 từ trên đều thuộc về một loại: danh từ số ít.

Ý nghĩa ngữ pháp và ý nghĩa từ vựng gắn liền mật thiết với nhau. Từ với tư cách là một đơn vị cơ bản của ngôn ngữ vốn có cả hai ý nghĩa đó. Ý nghĩa từ vựng phân biệt một từ với hàng loạt từ khác còn ý nghĩa ngữ pháp thì thống nhất các từ trong nhóm lại. Ý nghĩa ngữ pháp là sự trừu tượng hoá từ ý nghĩa từ vựng. Ý nghĩa ngữ pháp đi kèm với ý nghĩa từ vựng và không thể tồn tại tách khỏi ý nghĩa từ vựng.

Có thể rút ra hệ luận: Mỗi hiện tượng ngữ pháp luôn luôn có hai mặt: mặt bên trong, tức là cái được biểu hiện và mặt bên ngoài, tức là nhờ cách gì mà nó được biểu hiện. Quan hệ giữa hai mặt này như hai mặt của một bàn tay, còn sự tương ứng giữa chúng có thể là (1)-(1) hoặc (1)-(>1). Vấn đề này sẽ được xem xét kĩ hơn khi chúng ta đề cập đến khái niệm ý nghĩa ngữ pháp và phương thức ngữ pháp.

2. Theo Dẫn luận ngôn ngữ học (Phần Ý nghĩa ngữ pháp [2])

2.1. Ý nghĩa ngữ pháp là gì?

Khi nói đến ý nghĩa trong ngôn ngữ, người ta thường nghĩ ngay đến nghĩa riêng của từng đơn vị (từ, câu...). Ý nghĩa riêng của từng từ được gọi là ý nghĩa từ vựng, còn ý nghĩa riêng của từng câu cũng thuộc phạm trù ý nghĩa từ vựng vì nó do ý nghĩa từng vựng của các từ trong câu trực tiếp tạo nên.

Bên cạnh loại ý nghĩa trên, mỗi loạt đơn vị còn có ít nhất một ý nghĩa chung bao trùm lên. Chẳng hạn 3 từ boy, pen, book đề có ý nghĩa chung là "sự vật" và "số ít"... Loại ý nghĩa chung bao trùm lên một loạt đơn vị ngôn ngữ như vậy gọi là ý nghĩa ngữ pháp.

Là ý nghĩa chung của hàng loạt từ, hàng loạt câu, ý nghĩa ngữ pháp có tính khái quát hoá cao hơn ý nghĩa từ vựng. Có thể nói, ý nghĩa từ vựng là ý nghĩa vật thể, còn ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa siêu vật thể hay phi vật thể.

Cũng như ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp phải được thể hiện ra bằng những hình thức nhất định. Có điều, mỗi loại ý nghĩa tìm cho mình một loại phương tiện biểu hiện riêng: Đối với việc biểu đạt ý nghĩa từ vựng, phương tiện ấy là phương tiện từ vựng. Còn phương tiện thích hợp để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là phương tiện ngữ pháp. Ví dụ các ý nghĩa từ vựng chỉ "cái bút", "quyển sách"... trong tiếng Anh được thể hiện bằng những từ tương ứng; trong khi đó, ý nghĩa ngữ pháp "số nhiều" của các từ này thì được thể hiện bằng phụ tố s, và ý nghĩa ngữ pháp "số ít" thì được thể hiện bằng phụ tố zero.

Không thể nói tới sự tồn tại của một ý nghĩa ngữ pháp nào đó trong một ngôn ngữ nhất định nếu không tìm thấy phương tiện ngữ pháp diễn đạt nó. Ví dụ, trong tiếng Việt, "giống đực", "giống cái" không phải là các ý nghĩa ngữ pháp. Nhưng trong tiếng Nga, tiếng Pháp, các ý nghĩa về giống được thể hiện bằng phụ tố hoặc hư từ, tức là bằng các phương tiện ngữ pháp. Ở các ngôn ngữ này, nhận thức về giống trong tư duy đã được hiện thực hoá thành ý nghĩa ngữ pháp.

Có thể đưa ra một định nghĩa tóm lược những điểm chính yếu về ý nghĩa ngữ pháp: Ý nghĩa ngữ pháp là loại ý nghĩa chung cho hàng loạt đơn vị ngôn ngữ và được thể hiện bằng những phương tiện ngữ pháp nhất định.

2.2. Các loại ý nghĩa ngữ pháp

Có nhiều hướng phân loại ý nghĩa ngữ pháp:

a. Ý nghĩa quan hệ - Ý nghĩa tự thân

Ý nghĩa quan hệ là loại ý nghĩa do mối quan hệ của đơn vị ngôn ngữ với các đơn vị khác trong lời nói đem lại. Ví dụ, trong câu Mèo đuổi chuột, từ mèo biểu thị "chủ thể" của hành động vồ, còn từ chuột biểu thị "đối tượng". Nhưng trong câu Chuột lừa mèo thì từ chuột mang ý nghĩa "chủ thể" và từ mèo mang ý nghĩa "đối tượng" của hành động. Các ý nghĩa "chủ thể", "đối tượng" chỉ nảy sinh do những mối quan hệ giữa các từ trong các câu cụ thể. Chúng là những ý nghĩa quan hệ [3]. Ngược lại, trong cả hai câu nói trên cũng như trong từ điển, các từ mèo và chuột đều biểu thị "sự vật", các từ vồ và lừa đều mang ý nghĩa "hành động". Điều này không phụ thuộc vào các quan hệ ngữ pháp. Những ý nghĩa ngữ pháp không phụ thuộc vào các quan hệ ngữ pháp như vậy gọi là nghĩa tự thân. Các ý nghĩa ngữ pháp khác như "giống cái", "giống đực", "số ít", "số nhiều" của danh từ, hay "thời hiện tại", "thời quá khứ", "thời tương lai" của động từ... cũng thuộc vào loại ý nghĩa tự thân.

b. Ý nghĩa thường trực - Ý nghĩa lâm thời

Ý nghĩa thường trực là loại ý nghĩa ngữ pháp luôn luôn đi kèm ỳ nghĩa từ vựng, có mặt trong mọi dạng thức của đơn vị, ví dụ: ý nghĩa "sự vật" của mọi danh từ trong các ngôn ngữ khác nhau; ý nghĩa "giống đực", "giống cái" của danh từ tiếng Nga, tiếng Pháp...

Ý nghĩa lâm thời là loại ý nghĩa chỉ xuất hiện ở một số dạng thức nhất định của đơn vị, như: các ý nghĩa "chủ thể", "đối tượng", "số ít", "số nhiều"... của danh từ; "thời hiện tại", "thời quá khứ", "thời tương lai" của động từ...

Có một điều cần lưu ý là khi xem xét tính chất thường trực hoặc lâm thời của mỗi ý nghĩa ngữ pháp, ta cần xuất phát từ thức tế của từng ngôn ngữ, từng từ loại cụ thể. Không có một cái khuôn phân loại chung cho tất cả các ngôn ngữ. Ví dụ: các ý nghĩa "hoàn thành thể", không "hoàn thành thể" của động từ tiếng Nga là ý nghĩa thường trực, còn ở tiếng Anh, tiếng Pháp, mỗi ý nghĩa về thể chỉ gắn với một số dạng thức của động từ.

Quan hệ nghĩa và cấu trúc trong việc phân tích câu tiếng Việt *

• Nghĩa ngôn ngữ & nghĩa cú pháp • Nghĩa và giá trị của câu tạo thành nội dung của câu

Cấu trúc của một câu là và ý niệm mà cấu trúc này biểu hiện vốn làm thành nghĩa của câu là hai diện cần phân biệt. Nghĩa là lí do tồn tại của cấu trúc. Cấu trúc nào thì nghĩa ấy. Mỗi cấu trúc tương ứng với với chức năng tải nghĩa nhất định. Vì vậy, vấn đề chọn phương tiện để biểu hiện nghĩa cần diễn đạt là quan trọng đối với cú pháp.

Sẽ là sai lầm là nếu ai đó muốn nghiên cứu một hình thức, một cấu trúc câu nào đó lại không tự đặt ra điều này: hình thức này, cấu trúc này phục vụ cho cái gì, biểu hiện cái gì, nhằm mục đích gì?

1. Thế nào là nghĩa ngôn ngữ? Thế nào là nghĩa cú pháp?

Mỗi đơn vị ngôn ngữ có nội dung nhất định và tiềm tàng trong nó một lượng thông tin nhất định. Khối lượng thông tin của mỗi đơn vị phụ thuộc vào đại lượng, đặc trưng và tính độc lập của đơn vị đó. Quả là rất khó nếu chúng ta phân biệt rành mạch các khái niệm nội dung, ý nghĩa, thông tin trong một đơn vị ngôn ngữ. Tuy nhiên, để tiện việc nhận diện nghĩa ngôn ngữ vàn nghĩa cú pháp, chúng ta có thể chấp nhận nội dung cơ bản của các khái niệm trên như sau:

Nội dung của đơn vị ngôn ngữ là tổng thể các đặc trưng của khái niệm được đơn vị này biểu hiện. Ý nghĩa của đơn vị ngôn ngữ là biểu thị một trong những đặc trưng của khái niệm đó. Thông tin của đơn vị ngôn ngữ là mức độ nội dung của đơn vị này được thể hiện cụ thể nhằm mục đích thông báo cụ thể về phạm trù tồn tại - không tồn tại, xác định - không xác định; lí giải - hay thuyết minh, phủ định - hay khẳng định, nghi ngờ - hay mệnh lệnh v.v...

Ý nghĩa của câu được xác định nhờ sự phân tích vị trí-chức năng của các đơn vị tạo thành sơ đồ cấu trúc câu. Vị trí, đến lượt mình, được xác định nhờ các kiểu quan hệ cú pháp nhất định. Các kiểu quan hệ cú pháp cơ bản là:

1, Quan hệ chủ - vị, xác lập vị trí chủ ngữ và vị ngữ;

2, Quan hệ xác định, xác lập vị trí của định ngữ;

3, Quan hệ bổ sung, xác lập vị trí của bổ ngữ và trạng ngữ.

Những mối quan hệ này gắn liền với ngữ nghĩa-cú pháp của đơn vị cú pháp. Những quan hệ trên đây tạo ra nghĩa của câu ở trong sự tác động qua lại của hai quan hệ cơ bản: quan hệ hệ hình & quan hệ cú đoạn trong cú pháp.

Ở đây, cần nói rõ thêm về quan hệ hệ hình trong cú pháp. Quan hệ hệ hình được dùng trong cú pháp để miêu tả các biến thể câu và quy các phát ngôn thành các loại hình khác nhau. Vai trò của phương pháp này đối với việc phân tích câu chỉ là bổ trợ khi phương pháp cú đoạn kém hiệu lực hoặc không thích hợp với một số kiểu câu nào đó. Chẳng hạn, so sánh hai câu:

(a) Tôi bảo anh vào nhà.

(b) Tôi đặt con gà vào mâm.

Về cú đoạn thì (a) và (b) như nhau, nhưng về hệ hình lại khác nhau. Sự khác nhau này thể hiện ở các động từ "bảo" và "đặt" trong mối quan hệ với cú đoạn của mỗi câu.

(a') Tôi bảo anh - anh vào nhà (+)

(b') Tôi đặt con gà- con gà vào mâm (-)

Nhưng thay "đặt" bằng một động từ "đuổi" cùng hệ hình với nó ta có:

(b'') Tôi đuổi con gà - con gà vào mâm (+).

Hệ hình có tác dụng sau đây:

- Phân loại cú pháp các câu, nhất là tìm các biến thể câu. Câu có thể chia thành các tiểu loại, hoặc chia thành câu một thành phần và nhiều thành phần.

- Phản ánh được các thuộc tính cần yếu đối với câu có cùng cấp độ, song, không thích hợp với tính đa dạng của câu ở các cấp độ khác nhau.

Nghĩa của một câu vừa phụ thuộc vào nghĩa của những từ trong câu và phụ thuộc vào kết cấu cú pháp của cả câu. Điều này thể hiện rõ khi chúng ta thay từ nào đó thì nghĩa của câu có biến động, hoặc cải biên kết cấu cú pháp nghĩa của câu cũng có biến dạng.

Chẳng hạn: Tôi ăn cơm - Tôi ăn thịt

Tôi uống nước - Tôi uống bia.

Sự luân phiên giữa "ăn - uống", "cơm - nước - thịt - bia" có các nghĩa biểu vật khác nhau, mặc dù nghĩa biểu hiện không thay đổi. Ngược lại, nếu cải biên: "Cơm tôi ăn (còn) thịt tôi không ăn" cho ta ý nghĩa cú pháp và ý nghĩa biểu vật khác nhau.

Vì vậy, ý nghĩa ngữ pháp của một câu không phải là ý nghĩa cụ thể thông thường của từ mà là ý nghĩa khái quát của từ và các vị trí của các từ đó trong quan hệ kết cấu câu. Điều đó cho phép phân biệt câu đúng ngữ pháp mà không có nghĩa và mỗi kết cấu cú pháp có một ý nghĩa riêng của nó ngoài ý nghĩa của từ được dùng trong câu. Nếu cấu trúc của câu không rõ ràng chúng ta sẽ hiểu câu đó một cách mập mờ:

Ví dụ:

(a) Đồng chí công an đuổi theo tên ăn trộm đang chạy trên đường phố.

(b) Cô đang nói chuyện với Loan là bạn tôi.

Câu (a) mơ hồ vì vị trí của kết cấu "đang chạy trên đường phố". Kết cấu này là vị ngữ của chủ ngữ "Đồng chí công an" hay là vị ngữ của kết cấu chủ vị "tên ăn trộm đang chạy" [1]... Mối quan hệ của trật tự cấu trúc ở câu này không rõ, tạo nên mấy cách nhận nghĩa của câu. Câu (b) gây ra 2 cách hiểu: cô đang nói chuyện là bạn tôi, hoặc, Loan là bạn tôi.

Quan hệ vị ngữ của toàn câu và kết cấu chủ--vị làm định ngữ cho một từ của vế câu không phân biệt rõ do vắng tín hiệu cú pháp của cấu trúc câu. Câu (b) có hai cách phân tích cú pháp:

Cô (mà) đang nói chuyện với Loan // là bạn tôi

Cô // đang nói chuyện với Loan (mà Loan) là bạn tôi.

Ở đây có khả năng chủ ngữ mở rộng bằng kết cấu C-V và có khả năng nhóm vị ngữ mở rộng bằng kết cấu C-V.

Từ tình hình trên đây chúng ta nhận thấy một điều cục kì quan trọng: nghĩa và cấu trúc là những nhân tố thường trực của tổ chức câu. Bởi vậy, khi miêu tả và phân tích nghĩa của một câu không thể không biết câu đó được cấu tạo như thế nào và đồng thời không thể không chú ý đến cấu trúc đó nhằm một mục đích thông báo gì. Điều này cũng có nghĩa là một nội dung ngữ nghĩa tương ứng với giá trị của kết cấu. Trong hoạt động giao tế bằng ngôn ngữ, người nói chú ý trước hết là cái cần truyền đạt chứ không phải cái phương tiện truyền đạt. Cho nên, để xác định mức độ hoàn chỉnh của ý nghĩa cấu trúc của một câu và để biết câu đó được xây dựng lên như thế nào, chúng ta phải xác định xem những đơn vị với tư cách các yếu tố cấu tạo và các thành tố của câu đó được tập hợp như thế nào. Điều này chẳng khác nào như những đáp số cho những tập hợp có cùng các đơn vị sau:

9 + (6 x 10) =

9 + 6 (10-5) =

(9 + 6) (10-5) =

. . . . . . . . . . . =

Đến đây cũng cần nói rõ hơn ý nghĩa của câu có phải là giá trị cú pháp của các yếu tố cấu thành chúng không và những nhân tố gì tạo nên câu. Mặc dù nhấn mạnh điều này dễ gây ấn tượng đi xa cú pháp tiếng Việt, nhưng chúng tôi muốn làm rõ quan niệm về nghĩa câu, vốn dĩ còn mơ hồ trong nhận thức của học sinh. Đồng thời thông qua cách phát biểu ý kiến về vấn đề nghĩa câu để chúng tôi thể hiện một cách nhìn nhận mới về nghiên cứu câu tiếng Việt là: nghiên cứu câu trong mối quan hệ giữa nghĩa và hình thức của câu.

2. Nghĩa và giá trị của câu tạo thành nội dung của câu.

Các yếu tố và các phương thức biểu hiện các quan hệ thành tố làm thành diện biểu hiện mô hình cú pháp của câu với tư cách là một kí hiệu của ngôn ngữ. Khi nói nghĩa của câu là phải bao gồm cả nghĩa biểu vật lẫn nghĩa quan hệ trong mô hình. Cái tổng thể nghĩa đó quy định và hiện thực hoá những giá trị các cách dùng của câu. Vả lại, nghĩa cú pháp làm chỗ dựa cho sự phân biệt các lớp đơn vị cú pháp cùng nằm trong một câu. Chẳng hạn, câu "Tôi là sinh viên" có nghĩa biểu vật không phải là biểu vật của từ "sinh viên" (nghĩa định danh của sự vật) mà là nội hàm của phán đoán thể hiện qua các cách sử dụng mô hình chủ ngữ (đại từ) - vị ngữ (danh từ).

Nghĩa của câu được biểu hiện như trên là do 3 nhân tố sau đây tạo thành:

-1- Ý nghĩa của các nghĩa vị (lexeme) trong câu. Ý nghĩa này gắn với các biểu vật (denotate).

-2- Ý nghĩa của các phương thức ngữ pháp được vận dụng trong câu gắn với phạm trù ngữ pháp.

-3- Ý nghĩa của các kết cấu cú pháp gắn với quan hệ cú pháp.

Tổng thể các nhân tố này được biểu hiện bằng tính vị ngữ của sơ đồ câu. Vị ngữ tính được xem như dấu hiệu ngữ nghĩa của câu. Và, câu với tư cách một kí hiệu ngôn ngữ phân biệt với các kí hiệu ngôn ngữ của các cấp độ khác như: hình vị, từ, tổ hợp từ... lừa dựa vào tính vị ngữ. Chính tính vị ngữ là phạm trù ngữ pháp của câu, gắn nội dung câu với thực tế giao tế.

Trong hoạt động giao tế, câu thực hiện chức năng gắn thế giới nghĩa với âm của ngôn ngữ. Xuất phát điểm của hành vi nói năng là nghĩa và kết thúc hành vi cũng là nghĩa. Chính nghĩa tạo thành cấu trúc sâu của ngôn ngữ. Trong cấu trúc này, tính vị ngữ là yếu tố trung tâm, các yếu tố còn lại là những yếu tố biên. Chính sự liên kết các yếu tố ý nghĩa làm thành cấu trúc ngữ nghĩa của câu. Cấu trúc ngữ nghĩa không có tính hình tuyến mà lại có nhiều chiều và được thể hiện bằng cấu trúc mặt một chiều. Phân tích cấu trúc câu cũng là phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của câu tương ứng với cấu trúc ngữ pháp của câu. Tuy nhiên, về nhận diện đơn vị cấu có thể xuất phát từ cấu trúc ngữ pháp, sau đó nghiên cứu cấu trúc ngữ nghĩa và trở lại cấu trúc ngữ pháp để xác định mô hình cấu tạo và các biến dạng hoạt động của mô hình đó. Bởi lẽ, một đơn vị kí hiệu ngôn ngữ được nhận diện một cách tiêu cực và được thừa nhận một cách tích cực. Cũng vậy, việc đi tìm nghĩa của một đơn vị câu nào đó ta chưa hề biết đến phải tìm trong các mối liên hệ của phát ngôn.

Mối quan hệ biện chững giữa ngữ nghĩa và cấu trúc của câu làm cơ sở cho việc phân tích câu chia theo cấu trúc ngữ nghĩa và theo mục đích phát ngôn.

Ngữ pháp và ngữ pháp học *

1. Ngữ pháp là thuật ngữ dịch từ "grammaire" (tiếng Pháp), "grammar" (tiếng Anh) mà gốc là grammatikè technè ("nghệ thuật viết") của tiếng Hi Lạp. Thuật ngữ này có hai nghĩa: (1) là một bộ phận của cấu trúc ngôn ngữ, nó có đơn vị khác với đơn vị của từ vựng và ngữ âm; (2) là một ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu sự hoạt động, hành chức theo những quy tắc nhất định để biến các đơn vị ngôn ngữ thành các đơn vị giao tiếp. Để phân biệt rạch ròi hai nghĩa trên có thể dùng thuật ngữ "ngữ pháp" cho nghĩa (1) và "ngữ pháp học" cho nghĩa (2). Với ý nghĩa đó mà nói thì ngữ pháp học là khoa học nghiên cứu về ngữ pháp.

2. Ngữ pháp học gồm hai bộ phận: từ pháp học và cú pháp học (theo cách phân chia truyền thống).

a- Từ pháp học chuyên nghiên cứu về các quy tắc biến hình của từ, các phương thức cấu tạo từ và các đặc tính ngữ pháp của từ loại.

b- Cú pháp học nghiên cứu những quy tắc kết hợp từ, nhóm từ thành các kết cấu cú pháp để ngôn ngữ trở thành "phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người".

Hai bộ phận trên đây có mối quan hệ khăng khít với nhau: nếu biết cách đặt câu nhưng khong nắm vững quy tắc biến hình và các đặc điểm ngữ pháp của từ thì đặt câu sữ không không đúng, trái lại, nếu chỉ biết các quy tắc biến hình từ mà không biết cách kết hợp từ thành câu, thành phát ngôn thì vẫn không giao tiếp được. Chỉ có trong cú pháp học, các nhân tố thông báo mới trở thành hiện thực, hành vi ngôn ngữ mới có ý nghĩa. Và cũng chính ở địa hạt này, các đơn vị bậc thấp hành chức và thể hiện nét khu biệt của mình trong hệ thống các đơn vị ngôn ngữ. Nói một cách nôm na, cú pháp học là việc tổ chức câu nói thành các phát ngôn, thành văn bản. Và văn bản là sản phẩm cuối cùng của hoạt động ngôn ngữ.

Ngữ pháp học lại có thể chia thành ngữ pháp học đại cương và ngữ pháp học cụ thể.

Ngữ pháp học đại cương nghiên cứu những quy luật chung của hoạt động ngữ pháp trong tất cả các ngôn ngữ. Ngữ pháp học cụ thể nghiên cứu đặc trưng ngữ pháp của từng ngôn ngữ. Trong ngữ pháp học cụ thể có thể chia ra ngữ pháp lí luận và ngữ pháp thực hành. Song dù ở góc độ nào, nhà ngữ pháp học cũng phải đề cập đến những vấn đề cơ bản dưới đây:

- Đặc trưng trừ tượng ngữ pháp khác với trừu tượng từ vựng và trừu tượng ngữ âm ở chỗ nào?

- Đơn vị của ngữ pháp là gì?

- Những quy tắc nào làm thành cơ chế của ngữ pháp mà nhờ đó ngôn ngữ trở thành phương tiện tàng trữ và truyền đạt thông tin tuyệt vời của xã hội?

Ngữ âm học và âm vị học

Việc nghiên cứu ngôn ngữ âm thanh của con người thuộc cấp độ âm vị học. Đối tượng âm thanh tiếng nói con người có thể được 2 ngành khác nhau nghiên cứu là ngữ âm học và âm vị học. Cùng tìm hiểu về các đặc điểm âm thanh, tiếng nói con người nhưng chúng có những điểm khác nhau cơ bản sau đây:

Tiêu chí Ngữ âm học Âm vị học

1. Đơn vị - Âm tố

- Vô hạn - Âm vị

- Hữu hạn & đếm được

2. Phương pháp Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội

3. Quan điểm lịch sử

(phương pháp luận) - Phi quan điểm lịch sử

- Tính hợp lí & logic - Quan điểm lịch sử

- Cái tồn tại là cái có lí

4. Phạm vi Cơ chế tạo sản âm thanh mang tính nhân loại Hệ thống âm thanh của một tộc người

1. Âm thanh tiếng nói con người, về bản chất là vô tận bởi tuỳ theo các đặc điểm cá nhân khác nhau, các đặc điểm về hoàn cảnh phát âm khác nhau, mục đích phát âm khác nhau mà tiếng nói phát ra có những phần khác nhau.

Ngữ âm học là ngành nghiên cứu về cơ chế tạo sản các âm thanh của tiếng nói con người, cho nên, ngoài việc mô tả một cách chính xác cơ chế đó hoạt động như thế nào thì cần phải đặc tả một cách chính xác các sự biểu hiện khác nhau của tiếng nói ấy, tức là các kết quả của cơ chế tạo sản âm thanh tiếng nói con người. Chính vì thế, các dạng thể âm thanh là vô hạn. Và đơn vị của ngữ âm học là các âm tố, tức là các âm thanh tự nhiên của tiếng nói con người.

Ngược lại, bởi vì con người sống theo xã hội, theo cộng đòng nên muốn giao tiếp được với nhau thì người ta phải có mã do cộng đồng quy định sử dụng. Dẫu người ta có thể khác nhau về các đặc điểm tâm lí, sinh lí, trình độ học vấn, địa phương cư trú nhưng muốn để giao tiếp được, truyền được thông điệp, yêu cầu của mình tới người khác thì mã âm thanh sử dụng phải có tính xã hội hoá. Chính vì vậy, sự khác nhau về dạng thể giữa các âm thanh của có những hình thức, những biến thể của những đơn vị âm thanh mang chức năng trong xã hội loài người. Những đơn vị âm thanh mang chức năng đó được ngôn ngữ học là các âm vị. Theo nguyên tắc tối thiểu về đặc điểm cấu trúc, tối đa về khả năng sử dụng, các đơn vị âm thanh của ngôn ngữ buộc phải là hữu hạn và đếm được.

Sự phân biệt giữa ngữ âm học và âm vị học về mặt đơn vị có nguồn gốc từ một lưỡng phân nổi tiếng của F. de Saussure (1913) về sự phân biệt giữa ngôn ngữ và lời nói. Theo ông, người ta không bao giờ lặp lại được lời nói của chính mình, cho nên, lời nói là vô hạn, lời nói biến đổi theo hoàn cảnh, theo thời gian và theo không gian. Ngược lại là thiết chế của xã hội, là một trong những đặc điểm để xác định tộc người của quốc gia nên tính ổn định của nó rất cao, cao như hoặc cao hơn các thiết chế xã hội khác). Ổn định về ngôn ngữ để nối tiếp được các thế hệ với nhau trong cả một truyền thống lịch sử; đồng thời, ổn định về ngôn ngữ còn có tác dụng liên kết những nhóm người ở những vùng đất khác nhau thành một quốc gia. Trong tính ổn định như vậy, ngôn ngữ được tao nên bằng các giá trị hữu hạn, có tính hệ thống. Sự phản ánh mối quan hệ giữa lời nói và ngôn ngữ trong âm vị học trở thành sự đối lập giữa ngữ âm học và âm vị học.

2. Để quan sát được các hiện tượng âm thanh tiếng nói con người, các nhà nghiên cứu có thể tận dụng tất cả các phương tiện kĩ thuật và máy móc. Với yêu cầu tính chính xác và chi tiết về đặc điểm âm thanh, người ta có thể nhìn các âm tố từ nhiều bình diện khác nhau:

- Từ bình diện sinh lí cấu âm;

- Từ bình diện thẩm nhận âm thanh;

- Từ bình diện thực thể âm thanh.

Ở tất cả các bình diện này người ta đều sử dụng các quan niệm có thánh chất khoa học tự nhiên để nghiên cứu âm thanh, nghĩa là mô tả về các đặc điểm cấu trúc của âm thanh, giống như ở trong thế giới tự nhiên, các hiện tượng là vô tận thì các đặc điểm về âm thanh tiếng nói con người cũng vô tận như vậy. Chính vì theo quan điểm của khoa học tự nhiên nên ngữ âm học chia các hiện tượng âm thanh thành các loại thể âm thanh cũng tương tự như sinh vật học phân loại các giống loài thực vật và động vật có trong thiên nhiên, dựa trên các đặc điểm hình thể. Ngược lại, đối với âm vị học, do xuất phát từ định đề coi ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội nên sự phân loại các hiện tượng âm thanh cũng như sự nhận diện ra các đặc điểm âm thanh là theo quy chiếu của chức năng của âm thanh đối với giao tiếp xã hội. Như vậy, có nghĩa là có rất nhiều các đặc điểm cấu trúc của âm thanh không được sử dụng làm gì trong quan điểm âm vị học, do đó nó không có chức năng phục vụ xã hội và bị coi là dư thừa, không mang tính âm vị học.

Ví dụ:

3. Nghiên cứu âm thanh theo quan điểm cơ chế tạo sản và sự phân loại có tính hình thức về âm thanh theo quan điểm của ngữ âm học sẽ dẫn đến chủ nghĩa cân đối hình thức của các âm. Đó là sự nghiên cứu các âm lí tưởng lẫn các âm hiện thực, các âm tiềm năng và các âm đã được sử dụng.

(1) Giải âm tần có thể chia làm 3 mức: cao (High), trung bình (Medium) và thấp (Low)

(2) Có 3 mức thanh bằng

(3) Ba thanh uốn [Xuống+Lên] cũng phải ở 3 mức

(4) Ba thanh [Lên+Xuống] ở 3 mức

(5) Ba thanh [Lên] ở 3 mức

(6) Ba thanh [Xuống] ở 3 mức

_________________________

-> (3)+(4)+(5)+(6) = 15 thanh vị (cấu tạo nét - contour)

Trên đây là sơ đồ lí thuyết về sự tạo thanh trong ngôn ngữ học đại cương. Chỉ bằng 3 đặc điểm về cao độ (cao, trung bình, thấp) và 3 đặc điểm về đường nét (bằng, lên, xuống) người ta có thể tạo nên 15 thanh vị khác nhau về mặt lí thuyết. Tuy nhiên, trung thực tế ngôn ngữ, ngôn ngữ có số lượng thanh điệu nhiều nhất là tiếng Mèo ở Vân Nam (Trung Quốc) với 9 thanh, và ngôn ngữ có số thanh điệu ít nhất là tiếng Thà Vựng (3 thanh). Điều này nói lên những phác hoạ về mặt lí thuyết, tuân theo luật logic và cân đối hình thức, đã không được thực tế đáp lại như mong muốn của các nhà ngữ âm học. Bởi vì, khi cấu tạo ra hệ thanh lí thuyết, họ đã quên đi những luật về cảm thụ âm thanh mà chỉ có tai người mới có thể khảo sát. Hệ thống thính giác của con người, mặc dầu rất nhạy cảm nhưng không chia 3 vùng cao độ mà ưa thích sự lưỡng phân cao độ thành hai mức: cao và thấp. Tất cả những âm thanh nằm trong khu vực trung gian (M) sẽ không có đặc điểm độc lập của một vùng âm vực mà hoặc là sáp nhập vào vùng âm vực cao nếu chúng có đường nét đi lên; hoặc là sáp nhập vào vùng âm vực thấp nếu chúng có đường nét đi xuống. Chính vì thế, các hệ thanh trong thực tế thường:

1, Số thanh bằng phải ít hơn nếu hệ thanh đó thiên về hệ thanh đường nét;

2, Số thanh đi lên, hoặc có thành phần đi lên ở cuối cấu trúc thanh, nhiều hơn so với số thanh đi xuống, hoặc có thành phần đi xuống;

3, Nếu như hệ thanh thiên về bằng phẳng thì số thanh đường nét phải ít hơn so với số thanh bằng.

Đó chính là cái lí ở trong thực tế, cái lí của sự tồn tại. Xu hướng của con người là tìm đến sự đơn giản nên không thể có những sự kiện âm thanh quá phức tạp, có những cấu trúc bị đánh dấu đến mức vừa khó phát âm, vừa khó cảm thụ lại khó nhớ. Đó chính là quan điểm của âm vị học khi nhìn vào các hiện tượng âm thanh: ngôn ngữ là của con người, ngôn ngữ phải phục vụ con người theo nguyên tắc tiết kiệm và ít bị đánh dấu, mang tính tự nhiên cao.

Bất kì ngôn ngữ nào, cho đến ngày nay, tồn tại được và phục vụ con người được cho con người đều phải trải qua những quá trình tiếp xúc với những nền văn hoá khác nhau. Những va chạm và tiếp xúc ấy đã làm cho tính cân đối của hệ thống âm thanh (nếu có) bị mai một, biến dạng đi theo thời gian trước những nhu cầu sử dụng rất khác nhau của con người đối với ngôn ngữ.

Ví dụ: Tính cân đối giữa âm môi vô thanh-hữu thanh của loạt trước trong tiếng Việt đã từng tồn tại trong thời xa xưa (trước thế kỉ 17). Nhưng do áp lực từ những tiếp xúc khác nhau đối với tiếng Hán cận hiện đại, tiếng Hán thổ ngữ mà âm /p/ đã bị tiêu biến đi. Từ sau năm 1987 trở lại đây, hình như đã có dấu hiệu xuất hiện trở lại của âm /p/. Do nhu cầu định danh cho sự vật mới, người Việt phải vay mượn các từ có gốc Ấn-Âu. Ngược lại, sự kết hợp trong vần giữa /--/ và /-w/, /--/ và /-w/ để tạo nên các vần /u/ và /w/ là một sự kết hợp rất Mon-Khmer, nhưng do tiếng Việt tiếp xúc với các ngôn ngừ Tày-Thái ở phía bắc (đây là những ngôn ngữ mà ngay cả âm // cũng là âm có tần ố xuất hiện rất thấp, chứ chưa nói đến khả năng kết hợp giữa /--/ và /-w/; /--/ và /-w/... Ảnh hưởng tiếp xúc đó đã tạo nên sự khác biệt rất lớn giữa phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung. Cụ thể là, phương ngữ Bắc, do tiếp xúc trực tiếp Tày-Nùng nên không có cơ hội để phát âm lại các âm đó nữa; còn phương ngữ Trung, do không tiếp xúc trực tiếp với tiếng Tày-Nùng, nhất là trong thời kì hiện đại nên phong vị cổ của 2 vần này vẫn còn được giữ lại nhiều.

4. Để phân biệt âm thanh tiếng nói con người với âm thanh của các loài vật khác, người ta căn cứ vào các cơ chế sinh lí học của các cơ quan phát âm, khả năng thụ cảm của các cơ quan thính giác và thần kinh. Ví dụ như, đẻ mô tả sự tạo thành một phụ âm, người ta phải căn cứ trên các thuộc tính sau đây về sinh lí cấu âm:

Phụ âm + tồn tại sự cản trở (ở khoang miệng) (1)

+ phương thức cản trở (tắc, xát...) (2)

+ vị trí cản trở (môi, lợi, ngạc...) (3)

+ dây thanh rung/không rung (=hữu thanh/vô thanh) (4)

Ví dụ:

Như vậy, âm của mọi người đều giống nhau vì đó là nguyên lí chung để định nghĩa âm thanh con người, phân biệt với các loài khác. Đó là quan điểm mang tính tự nhiên về bản chất âm thanh con người. Do đó, người ta nói ngữ âm học mang bản chất nhân loại, bản chất thế giới. Chính vì thế, ngay từ thế kỉ 19, các nhà ngữ âm học thế giới đã lập cho mình một hội nghề nghiệp mang tên Hội Ngữ âm học quốc tế - IPA.

Vậy, ngữ âm học là ngành nghiên cứu về bản chất âm thanh tiếng nói con người không phân biệt tuổi tác, giới tính, quốc gia...

Còn âm vị học không mang tính nhân loại, âm vị học là ngành nghiên cứu hệ thống âm thanh của một cộng đồng xác định. Cộng đồng ấy là chủ nhân của một hệ thống âm thanh. Họ sử dụng nó cho những mục đích rất khác nhau trong đời sống giao tiếp cộng đồng. Và vì họ nằm lòng ngôn ngữ ấy, hệ thống âm thanh ấy ngay từ khi còn trong bụng mẹ nên họ có trực cảm về nó như là một vật rất thân quen nhưng lại không ý thức được điều đó.

* Tóm lại:

Có hai ngành nghiên cứu về âm thanh tiếng nói con người vì đối tượng, phương pháp, phương pháp luận và mục đích giữa hai ngành là khác nhau. Một bên nghiên cứu về bản chất âm thanh tiếng nói con người nói chung cho nên mang tính phổ niệm, tính khái quát; một bên là nghiên cứu về một hệ thống âm thanh được sử dụng ở một cộng đồng hoặc một phạm vi cụ thể nên nó mang tính đặc thù. Hiểu được sự khác nhau giữa hai ngành học này, người ta có thể ứng dụng các kết quả nghiên cứu một cách hiệu lực cho những lĩnh vực khác nhau. Ví dụ: trong việc phục hồi chức năng của những người bị bệnh lời nói thì phải sử dụng ngữ âm học nhưng trong việc nhận diện ra các bệnh thất ngôn thì người ta phải dùng các kết quả của âm vị học. Cũng tương tự như vậy, để dạy cho người nước ngoài nói tiếng Việt thì phải tận dụng các kiến thức của ngữ âm học nhưng để phân biệt các giọng nói khác nhau của từng vùng đất khác nhau trong một quốc gia thì phải có thái độ âm vị học (phân biệt từ địa phương về mặt ngữ âm và từ địa phương về mặt từ vựng).

Khái niệm âm vị

(phần đầu)

• Định nghĩa 1 • Định nghĩa 2 • Định nghĩa 3

Hiện nay có 3 cách định nghĩa âm vị:

1. Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có giá trị khu biệt nghĩa.

Ví dụ: {dan} và {tan} là hai từ tiếng Việt.

Bước 1.

Tìm sự đồng nhất âm vị học: {dan} và {tan}

1. Rdan ≡ Rtan ([an])

2. Tdan ≡ Ttan ([Ø (1)])

(Bằng các thủ pháp âm vị học, chúng ta tìm ra được các âm vị theo định nghĩa 1)

Bước 2.

Tìm sự khác biệt âm vị học: {dan} và {tan}

[d-] ≠ [t-]

Bước 3.

{dan} ≠ {tan}

Khẳng định nghĩa của hai vế trong cặp độc lập là khác nhau: Sdan ≠ Stan

Kết luận:

[d] ≠ [t] => Sdan ≠ Stan

/d/ và /t/ là hai âm vị của tiếng Việt.

Dưới âm vị không còn gì khác nữa. Nếu chia nhỏ nữa, ta không thu được gì cả. Chính vì vậy, sự khác nhau của vỏ từ (cái biểu hiện) là nguyên nhân duy nhất của sự khác biệt về nghĩa giữa hai từ. Vì không thể phân tách tiếp, lại góp vào sự khu biệt nghĩa của từ nên hai âm /d/ và /t/ trong trường hợp này là hai âm vị của tiếng Việt. Bởi vì, mỗi âm vị không mang nghĩa tự thân, nên người ta gọi âm vị là đơn vị duy nhất trong ngôn ngữ chỉ có một mặt. Và được gọi là đơn vị một mặt để phân biệt với các đơn vị khác của ngôn ngữ là đơn vị hai mặt. Các đơn vị hai mặt là các đơn vị thoả mãn định nghĩa tín hiệu của Saussure. Ví dụ như, từ có cái biểu hiện là vỏ âm thanh của từ và cái được biểu hiện là nghĩa của từ; hình vị có cái biểu hiện là vỏ hình vị và cái được biểu hiện là nghĩa của hình vị; câu có cái biểu hiện là chuỗi các từ được sắp xếp một cách có trật tự, còn cái biểu hiện là nghĩa thông báo mà câu đó hàm chứa. Từ, hình vị, câu,... là những đơn vị ngôn ngữ hai mặt gồm cái biểu hiện và cái được biểu hiện. Trong khi đó, âm vị không có đặc điểm hai mặt này vì mỗi âm vị đều không có cái được biểu hiện.

Xem thêm: Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ

Âm vị là một đơn vị một mặt, không mang nghĩa tự thân, nhưng vì nó khu biệt nghĩa giữa các từ, nên người ta gọi âm vị là đơn vị ngôn ngữ học hướng tới nghĩa chứ không mang nghĩa. Hay nói một cách khác, gọi là đơn vị tiền tín hiệu.

Định nghĩa 1 về âm vị là định nghĩa cổ điển trong âm vị học. Định nghĩa này có nguồn gốc từ trường phái âm vị học Praha của N. Trubetskoy, R.Jakobson.

Khái niệm về chữ viết*

• Nguyễn Thiện Giáp

Hệ thống chữ viết chỉ chung hệ thống kí hiệu dùng đề ghi lại ngôn ngữ. Nếu ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu thì chữ viết là hệ thống kí hiệu của kí hiệu. Chữ viết có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ nhưng không thể đồng nhất ngôn ngữ và chữ viết. Người ta có thể không biết chữ nhưng vẫn có ngôn ngữ như thường. Về mặt lịch sử, ngôn ngữ xuất hiện cùng với xã hội loài người trong khi đó cho tới nay nhiều ngôn ngữ vẫn chưa có chữ viết. Con người có mặt trên trái đất hàng chục vạn năm, nhưng mãi tới giai đoạn cao của xã hội loài người mới có chữ viết. Engels đã viết: "Giai đoạn này bắt đầu với việc nấu quặng sắt và chuyển qua thời đại văn minh với việc sáng tạo ra chữ viết có vần và việc sử dụng chữ đề ghi lời văn"(1).

Đối với lịch sử phát triển của xã hội loài người, chữ viết có một vai trò rất to lớn. Ngôn ngữ, cái công cụ giao tiếp chủ yếu của con người, dầu sao vẫn có những hạn chế nhất định. Vì vỏ vật chất của ngôn ngữ là âm thanh cho nên nếu ở xa nhau không thể nghe nhau nói được bởi vì khả năng của tai người là hữu hạn. Ở cùng một chỗ, có thể nghe nhau nói được lại có những hạn chế khác. Các cụ ta thường nói: "Lời nói gió bay". Mỗi lời nói chỉ được thu nhận vào lúc nó phát ra, sau đó không còn nữa. Như vậy, ngôn ngữ cũng không vượt qua được cái hố ngăn cách về thời gian. Nhưng liệu người ta có thể hiểu được lời nói của nhau, khi gián cách về không gian và thời gian, bằng con đường truyền miệng hay không? Hiển nhiên là có, nhưng rất hạn chế. Khả năng nhận thức của mỗi người khác nhau và trí nhớ của con người cũng có hạn nên tình trạng "tam sao thất bản" không thể nào tránh khỏi. Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, hiện nay người ta đã dùng điện thoại, vô tuyến điện, radio v.v... nhưng những biện pháp đó không phải là phổ biến, rộng rãi khắp mọi lĩnh vực.

Trong tình hình như vậy, chữ viết có giá trị rất to lớn. Vì chữ viết dựa trên ấn tượng về thị giác cho nên có thể thắng được không gian, thời gian và làm hạn chế đi nhiều hiện tượng "tam sao thất bản". Nhờ có chữ viết, chúng ta mới hiểu lịch sử quá khứ của nhân loại. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi thời kì có chữ viết trong quá trình phát triển của loài người là giai đoạn lịch sử còn thời kì trước đó là giai đoạn tiền sử hoặc dã sử. Ngày nay chúng ta làm sao hiểu Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du v.v... nếu không có Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều v.v... Nhiều người trong chúng ta có vinh dự được trực tiếp nghe đọc lời di chúc của Bác Hồ, nhưng nhờ có chữ viết, những lời di chúc thiêng liêng ấy có thể đến với tất cả mọi người dân Việt Nam, tất cả nhân dân thế giới. Bản di chúc đó sẽ còn mãi mãi với các thế hệ con cháu chúng ta sau này.

Đọc Tam quốc chí, mọi người còn nhớ câu chuyện giữa Khổng Minh và Nguỵ Diên. Khổng Minh biết Nguỵ Diên sớm muộn thế nào cũng làm phản, nhưng không thể nói trước tất cả những gì chưa xảy ra. Cho nên, trước khi chết, ông còn để lại cho Khương Duy một "cẩm nang" đợi khi Diên làm phản mời được giở ra xem. Về sau Nguỵ Diên làm phản thật. Giở cẩm nang thấy Khổng Minh dặn - bằng chữ viết - hãy thách Nguỵ Diên đứng trước ba quân hô lớn 3 lần: "Ai dám giết ta! Ai dám giết ta! Ai dám giết ta!". Quả nhiên, chưa nói dứt lời Nguỵ Diên đã bị Mã Đại từ đằng sau xông lên chém rơi đầu. Mẩu chuyện trên đây chứng tỏ rằng, chữ viết chẳng những thắng được không gian và thời gian mà còn phát huy được tác dụng trong những hoàn cảnh giao tiếp không dùng ngôn ngữ bằng lời được. Với sức mạnh đó, chữ viết thực sự là một động lực phát triển của xã hội loài người. Nó thực sự giúp cho con người có thể kế thừa và học tập lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực hoạt động, từ lĩnh vực văn hoá, lịch sử đến lĩnh vực khoa học kĩ thuật. Trong phạm vi một ngôn ngữ nhất định, chữ viết còn có tác dụng thúc đẩy quá trình thống nhất ngôn ngữ, chuẩn hoá ngôn ngữ nữa.

Chữ viết là sáng tạo kì diệu của con người, nhưng sản phẩm kì diệu đó không phải được đẻ ra một cách dễ dàng mà phải trải qua một quá trình phát triển lâu dài.

Những chữ viết cổ nhất không ra đời một cách ngẫu nhiên, đột ngột mà đều trên những cơ sở nhất định, tức là có nguồn gốc của nó. Từ xưa tới nay con người luôn luôn sử dụng những biện pháp giao tiếp bổ sung. Nếu như ngôn ngữ dựa vào ấn tượng thính giác thì các phương tiện giao tiếp bổ sung thường dựa vào ấn tượng về thị giác. Hình thức của chúng là hiện vật và hình vẽ. Nhà sử học Herodotus đã kể rằng, các bộ lạc vùng Hắc Hải đã gửi cho hoàng đế Ba Tư Đari một "lá thư" gồm những con ếch, chim, chuột và một bó tên. Nội dung của nó đại khái là: "Nếu các người, những người Ba Tư, không biết bay như chim, không biết nhảy trên đầm lầy như ếch, không biết chui xuống đất như chuột thì các người hãy đợi cái chết bởi những mũi tên của ta".

Chữ Kipu

Bộ lạc Iucơ ở Peru có một hệ thống giao tiếp bổ sung đặc biệt gọi là Kipu. Đó là một sợi dây lớn có đeo nhiều dây nhỏ ở trên đó có những nút buộc. Số lượng, cách sắp xếp và màu sắc của những dây nhỏ và những nút buộc sẽ thông báo những nội dung khác nhau. Chẳng hạn: màu đỏ là lính, màu vàng là vàng, màu trắng là bạc, màu xanh là lúa, một nút đơn là 10; 2 nút đơn là 20; 1 nút kép là 100 v.v... Người Iucơ đã dùng hình thức này để ghi nhớ lịch sử của bộ lạc mình.

Một số bộ lạc khác ở chây Mĩ lại có hình thức gọi là Vampum. Đó là nhưng bộ vỏ sò, vỏ hến có màu sắc và cách sắp xếp khác nhau được xâu và đeo vào thắt lưng để ghi nhớ sự việc.

Ở Việt Nam, hiện tượng dùng hiện vật để thông báo hiện nay vẫn có thể tìm thấy, chẳng hạn, việc đốt lửa làm hiệu, treo cành cây trước nhà báo hiệu gia đình có điều kiêng kị, đeo băng đen hay chít khăn trắng để tang.

Hình thức giao tiếp bổ sung thứ hai là hình vẽ. Người ta đã tìm thấy trên các mảnh xương, các tảng đá, các vách đá... những bức tranh cổ xưa. Những bức vẽ này vừa là những công trình nghệ thuật cổ xưa, vừa là những hình thức thông báo đầu tiên bằng hình vẽ. Chúng ta còn tìm thấy những bức tranh phức tạp hơn, bao gồm nhiều hình vẽ, mỗi hình diễn đạt sơ lược một sự vật, hiện tượng thực tế, kết hợp các hình vẽ đó có thể truyền đạt những thông báo khác nhau. Thí dụ, người Anhđiêng ở Bắc Mĩ có bức vẽ: 5 thuyền chở đầy người, trên hình có 5 con vật là rùa, ưng, báo, rắn, bồ câu; một người cưỡi ngựa, bên góc có 3 vòng tròn. Nội dung của nó đại ý là: một tù trưởng dẫn một đoàn người thuộc 5 bộ lạc đi săn (5 con vật tượng trưng cho 5 vật tổ của các bộ lạc) qua hồ, đi trong 3 ngày.

Một bức tranh khác là lá thư gửi người yêu của một cô gái: một con gấu - vật tổ của mình, một con chó - vật tổ của người yêu, đường thẳng chỉ đường đi, cái lều vải chỉ nơi gặp gỡ và mặt trăng chỉ giừo hò hẹn.

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam cũng có câu chuyện về một bức thư băng tranh của một anh lính xa gửi một người bạn về cho vợ gồm 4 con chó, một cái hình bát quái, hai con dê và một cái chũm choẹ. Nội dung của nó được giải thích như sau: bốn con chó là tứ cẩu, cẩu là cửu, tứ cửu tam thập lục, là ba mươi sáu. Bát quái có tám cạnh, bát bát vị cho lục thập tứ, là sáu mươi tư. Sáu mươi tư với ba mươi sáu là một trăm chỉ số tiền anh lính gửi kèm theo cho vợ. Hai con dê chỉ ngày tết Trùng dương, tức là ngày 9 tháng 9, bởi vì Trùng dương nghĩa đen của nó là hai con dê. Còn cái chũm choẹ thì... chỉ anh ta sẽ về hàn huyên với vợ vào cái ngày tết Trùng dương ấy.

Sau này, khi con người đã sáng tạo ra chữ viết, biện pháp giao tiếp bằng hình vẽ vẫn được sử dụng. Những tranh vẽ trong các sách vỡ lòng, tập đọc và sách giáo khoa cho trẻ em, những tranh vẽ kèm theo trong một số cuốn từ điển v.v... là những bằng chứng cụ thể.

Đặc trưng của các hình thức giao tiếp trên đây là không gần gì với ngôn ngữ tiếng nói của con người cả. Những sự vật, những hình vẽ này không liên quan gì tới các đơn vị cũng như kết cấu của ngôn ngữ. Chúng là những hình thức giao tiếp độc lập, không có quan hệ gì với ngôn ngữ.

Với tư cách là những phương tiện giao tiếp bổ sung, những sự vật và hình vẽ kể trên có rất nhiều hạn chế. Nội dung của những phương tiện giao tiếp ấy không phải ai cũng dễ dàng hiểu được. Thường thì ai đặt ra thì người ấy hiểu thôi. Trở lại lá thư gửi cho vợ của anh lính ở trên. Chính vì không hiểu được nội dung của lá thư mà người bạn tham lam đã rắp tâm chỉ giao cho vợ anh lính lá thư và bốn chục quan tiền, còn sáu chục quan thì đút túi. Chính vì nội dung quy ước của lá thư chỉ hai vợ chồng anh lính hiểu thôi cho nên khi kiện lên quan, quan cũng không biết thế nào để phân xử! Hiển nhiên, các hiện vật, các hình vẽ và quan hệ giữa chúng cũng có thể biểu trưng đến mức nào đó những sự vật, hiện tượng và quan hệ trong thực tế, nhưng chúng không thể nào diễn đạt được tất cả mọi nội dung, nhất là những nội dung trừu tượng. Đối với hình thức giao tiếp bằng hiện vật còn có một hạn chế khác là các hiện vật không thể tồn tại lâu bền được.

Một số người gán cho thuật ngữ "chữ viết" một nội dung quá rộng. Họ cho các hình thức giao tiếp kiểu trên cũng là chữ viết. Như vậy, theo họ chữ viết phải hiểu là tất cả các kiểu giao tiếp của con người nhờ các tín hiệu thị giác, tức là các tín hiệu thu nhận được bằng mắt. Số khác gạt những hình thức giao tiếp bằng hiện vật ra khỏi chữ viết, nhưng vẫn thừa nhận chữ hình vẽ hay còn gọi là chữ tượng hình.

Thực ra cả hai hình thức giao tiếp trên đây chỉ là những hình thức tiền thân của chữ viết. Nói đến chữ viết là phải nói đến mối liên hệ của nó với ngôn ngữ. Chỉ những tín hiệu nào liên hệ với các hình thái của ngôn ngữ mới được xem là chữ viết. Khái niệm "chữ viết có vần" hay "chữ để ghi lời văn" của Engels là vậy.

Nhưng hình thức giao tiếp bằng hiện vật và hình vẽ là nguồn gốc của "chữ viết có vần", của "chữ để ghi lời văn". Chữ viết và những hình thức giao tiếp đó có cùng một bản chất tín hiệu như nhau. Nếu như sự giống nhau giữa chữ viết và hình thức giao tiếp bằng hiện vật chỉ có bấy nhiêu thôi thì hình thức giao tiếp bằng hình vẽ còn mách bảo cho con người cách đặt hình chữ như thế nào. Như chúng ta đã biết, hình chữ của những chữ viết đầu tiên thường cũng là những hình vẽ. Sự khác nhau chỉ ở chỗ một bên là hình vẽ không liên hệ với các hình thái ngôn ngữ còn một bên là hình vẽ có liên hệ với các hình thái ngôn ngữ.

Các khái niệm cơ bản về Từ vựng học và từ vựng tiếng Việt

1.Từ vựng học và từ

◦Từ vựng học là gì

◦Từ và cấu tạo từ

■Vấn đề định nghĩa từ

■Cấu tạo từ

■Từ trong tiếng Việt

2.Cụm từ cố định

◦Khái niệm

◦Phân loại cụm từ cố định

3.Nghĩa của từ

◦Nghĩa của từ là gì

◦Cơ cấu nghĩa của từ

◦Phân tích nghĩa của từ

◦Nghĩa của từ trong hoạt động ngôn ngữ

4.Quan hệ đồng âm, đồng nghĩa và trái nghĩa trong từ vựng

◦Từ đồng âm

◦Từ đồng nghĩa

◦Từ trái nghĩa

5.Biến đổi trong từ vựng

◦Những biến đổi ở bề mặt

■Hiện tượng rơi rụng bớt từ ngữ

■Sự xuất hiện các từ ngữ mới

◦Những biến đổi trong chiều sâu của từ vựng

◦Nhận xét chung

6.Các lớp từ trong từ vựng

◦Phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc

■Các từ ngữ gốc Hán

■Các từ ngữ gốc Ấn Âu

■Lớp từ thuần Việt

◦Phân lớp từ ngữ theo phạm vi sử dụng

■Thuật ngữ

■Từ ngữ địa phương

■Từ nghề nghiệp

■Tiếng lóng

■Lớp từ chung

◦Phân lớp từ ngữ tích cực và tiêu cực

■Từ cổ

■Từ lịch sử

■Từ mới

◦Phân lớp từ ngữ theo phong cách sử dụng

■Lớp từ khẩu ngữ

■Lớp từ thuộc phong cách viết

■Lớp từ ngữ trung hoà về phong cách

Từ trái nghĩa

1. Vốn là một hiện tượng không hoàn toàn đơn giản, các quan niệm về từ trái nghĩa đã được đưa ra cũng không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Tuy vậy, nét chung được đề cập trong tất cả các quan niệm là: sự đối lập về nghĩa.

Quan niệm thường thấy và được đa số chấp nhận, được phát biểu như sau:

Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic.

Ví dụ: cao và thấp trong câu dưới đây là hai từ trái nghĩa:

Bây giờ chồng thấp vợ cao

Như đôi đũa lệch so sao cho bằng

2. Quan niệm nêu trên, suy ra rằng: Những từ có vẻ đối lập nghịch nhau về nghĩa nhưng không nằm trong thế quan hệ tương liên thì nó không phải là hiện tượng trái nghĩa. Chẳng hạn, trong các câu: nhà này tuy bé mà xinh; cô ấy đẹp nhưng lười,... thì bé - xinh, đẹp - lười có vẻ đối nghịch nhau, nhưng chúng không phải là những hiện tượng trái nghĩa, vì không nằm trong quan hệ tương liên. Ngược lại, hai từ cao và thấp lại là trái nghĩa, vì chúng nằm trong quan hệ tương liên.

Những từ được cấu tạo bằng phụ tố, tạo ra những cặp từ có nghĩa ngược nhau (ví dụ như care - careless trong tiếng Anh) đều là những từ trái nghĩa cùng gốc. Chúng là kết quả của hiện tượng phái sinh trong từ vựng. Từ vựng học, trong trường hợp cần thiết, có thể đề cập tới hiện tượng này, nhưng mục tiêu nghiên cứu cơ bản của nó vẫn phải là những từ trái nghĩa khác gốc, tồn tại với tư cách của một kiểu tổ chức trong từ vựng, như: cao - thấp, ngắn - dài, dại - khôn, xấu - đẹp,...

3. Trong các nhóm từ trái nghĩa, không có từ trung tâm như trong nhóm đồng nghĩa. Mỗi từ ở đây có thể được hình dung như là nằm ở vị trí của một âm bản hay dương bản của nhau vậy. Từ này là một tấm gương phản chiếu của từ kia, và ngược lại.

Ví dụ:

- "buồn": Có tâm trạng tiêu cực, không thích thú của người đang gặp đau thương hoặc gặp việc không ưng ý.

- "vui": Có tâm trạng tích cực, thích thú của người đang gặp việc mình thích hoặc điều gì đó được như ý.

Vì thế, trong mỗi nhóm từ trái nghĩa sẽ chỉ gồm hai từ, và thường được gọi là một cặp trái nghĩa. Trong mỗi cặp như vậy, hai từ thường có quan hệ đẳng cấu nghĩa với nhau. Đặc điểm này chẳng những làm cho dung lượng nghĩa của chúng tương đương nhau mà kéo theo cấu trúc hình thức của chúng cũng thường tương đương hoặc gần tương đương nhau. So sánh:

+ nặng - nhẹ; nặng nề - nhẹ nhàng; buồn bã - vui vẻ;

+ high - low; fat - thin; long - short;...

Nói rằng hai từ trái nghĩa nhau tương đương với nhau về dung lượng nghĩa thì không phải chúng nhất thiết phải có số lượng nghĩa bằng nhau. Điều quan trọng là cái nghĩa làm cho hai từ đi vào quan hệ trái nghĩa, phải có dung lượng tương đương nhau. Bởi vậy, cũng như hiện tượng đồng nghĩa, ở đây, một từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều cặp trái nghĩa khác nhau. Điều này cũng ngụ ý rằng một từ nào đó, có quan hệ trái nghĩa với nhiều từ trong nhóm đồng nghĩa. Ví dụ:

+ mềm - cứng; mềm - rắn (mềm nắn rắn buông);

+ già - trẻ; già - non (già giái non hột)...

4. Việc xác định các cặp trái nghĩa có nhiều phức tạp nên không thể dựa hẳn vào một tiêu chí nào đó. Thông thường, người ta hay dựa vào những tiêu chí sau đây:

4.1. Nếu hai từ là trái nghĩa thì chúng cùng có khả năng kết hợp với một từ khác bất kì nào đó mà quy tắc ngôn ngữ cho phép. Suy rộng ra là chúng phải cùng có khả năng xuất hiện trong một ngữ cảnh:

Ví dụ: người khôn - người dại; bóng tròn - bóng méo; no bụng đói con mắt; dốt đặc hơn hay chữ lỏng;...

Nếu hai từ là trái nghĩa thì chúng phải đảm bảo mối quan hệ liên tưởng đối lập nhau một cách thường xuyên và mạnh; bởi vì mỗi từ trong cặp trái nghĩa như là tấm gương phản chiếu của từ kia. Ở đây, để giảm bớt đến mức tối đa tính chủ quan của cái gọi là quan hệ liên tưởng, ta có thể thực hiện thêm hai thủ tục kiểm tra:

4.1.1. Phân tích nghĩa của hai từ đó xem chúng có đẳng cấu với nhau không.

4.1.2. Trường hợp nhiều liên tưởng và cũng bảo đảm tính đẳng cấu về nghĩa thì cặp liên tưởng nào nhanh nhất, mạnh nhất, có tần số xuất hiện cao nhất,... sẽ được gọi là trung tâm, đứng đầu trong chuỗi các cặp trái nghĩa.

Ví dụ:

cứng - mềm: Chân cứng đá mềm

cứng - dẻo: Thép cứng thay cho thép dẻo

cứng - nhũn: Khi quả xanh, vỏ cứng; khi chín, vỏ nhũn...

Trong ba cặp liên tưởng này, cặp "cứng - mềm"phải đứng ở vị trí trung tâm, vị trí hàng đầu.

4.3. Đối với từ trái nghĩa tiếng Việt, ngoài những tiêu chí nêu trên, còn có thể quan sát và phát hiện chúng qua những biểu hiện bổ sung như sau:

- Về mặt hình thức, hai từ trái nghĩa trong cặp thường có độ dài bằng nhau về số lượng âm tiết, rất ít khi lệch nhau;

- Nếu cùng là từ đơn tiết thì hai từ trong cặp trái nghĩa lại thường đi đôi với nhau, tạo thành những kết hợp như: dài ngắn, trẻ già, sớm muộn, đầu cuối, ngược xuôi, lớn bé,... biểu thị nghĩa khái quát tổng hợp, bao gồm hết các đối tượng "từ A đến Z" trong một phạm trù của đời sống và thế giới.

- Trừ vài ba cặp từ như: hồng hào - xanh xao, nhã nhặn - tục tằn,... còn nếu hai từ A và B là trái nghĩa thì:

+ Hoặc là cả hai cùng không có cấu tạo từ láy;

+ Hoặc là một bên có, một bên không;

+ Hoặc cả hai bên cùng có âm tiết láy sẽ không cùng khuôn vần.

Ví dụ: ra - vào, trong - ngoài, lên - xuống, mừng - lo, mừng - lo lắng; lành - rách; lành lặn - rách rưới,...

5. Nghiên cứu các từ trái nghĩa không thể bỏ qua trường hợp những từ vốn không trái nghĩa với nhau, nhưng trong một số ngữ cảnh chúng lại được dùng với tư cách những cặp trái nghĩa, chẳng hạn: đầu voi đuôi chuột, mặt sứa gan lim, miệng hùm gan sứa,...

Những từ như thế, người ta vẫn quen gọi là trái nghĩa ngữ cảnh, tức là chúng chỉ nằm trong thế đối sánh trái nghĩa tại một vài ngữ cảnh nào đó, chứ không phải là một quan hệ ngữ nghĩa trong tổ chức ngữ nghĩa của từ vựng. Cơ sở hình thành mối quan hệ trái nghĩa ngữ cảnh chính là ở các nghĩa ẩn dụ, hoán dụ, những biểu trưng,... của từ, nảy sinh trong từng ngữ cảnh cụ thể đó. Ví dụ:

Chồng người xe, ngựa người yêu

Chồng tôi áo rách tôi chiều tôi thương

Tình hình trên đây dẫn đến một hệ quả là: Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ đã có vô cùng nhiều trường hợp thiết lập và dùng trái nghĩa ngữ cảnh. Có thể gọi chúng là những từ đối nghĩa. Tính chất đối nghĩa này thể hiện rõ rệt nhất trong những lối nói muốn làm nổi bật sự đối lập giữa hai vế, hai mặt, hai đối tượng,... nào đó, mà người Việt rất hay dùng. Ví dụ: "Gò với núi cũng kể là cao, bể với ao cũng kể là trũng"; "Đói lòng ăn nắm lá sung, chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng"; "Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết"; "Sổng cục đất mất cục vàng"...

Từ đồng nghĩa

1. Đã có không ít quan niệm được nêu lên cho hiện tượng này với những dị biệt ít nhiều. Nhìn chung, có hai hướng quan niệm chính: một là dựa vào đối tượng được gọi tên, hai là dựa vào khái niệm do từ biểu thị.

Thực ra, từ đồng nghĩa không phải là những từ trùng nhau hoàn toàn về nghĩa. Chúng nhất định có những dị biệt nào đó bên cạnh sự tương đồng (mặc dù phát hiện sự dị biệt đó không phải lúc nào cũng dễ dàng). Chính sự dị biệt đó lại là lí do tồn tại và làm nên những giá trị khác nhau giữa các từ trong một nhóm từ đồng nghĩa. Rõ ràng tính đồng nghĩa có những mức độ khác nhau, và ta có thể nêu quan niệm như sau:

Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách,... nào đó, hoặc đồng thời cả hai.

Ví dụ:

- start, commence, begin (trong tiếng Anh)

- cố, gắng, cố gắng (trong tiếng Việt)

là những nhóm từ đồng nghĩa.

2. Những từ đồng nghĩa với nhau tập hợp thành một nhóm gọi là nhóm đồng nghĩa. Trong các ví dụ vừa nêu, ta có các nhóm đồng nghĩa của từng ngôn ngữ tương ứng.

2.1. Những từ đồng nghĩa với nhau không nhất thiết phải tương đương với nhau về số lượng nghĩa, tức là các từ trong một nhóm đồng nghĩa không nhất thiết phải có dung lượng nghĩa bằng nhau: Từ này có thể có một hoặc hai nghĩa, nhưng từ kia có thể có tới dăm bảy nghĩa. Thông thường, các từ chỉ đồng nghĩa ở một nghĩa nào đó. Chính vì thế nên một từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau: Ở nhóm này nó tham gia với nghĩa này, ở nhóm khác nó tham gia với nghĩa khác.

Ví dụ: Từ "coi" trong tiếng Việt là một từ đa nghĩa. Tuỳ theo từng nghĩa được nêu lên để tập hợp các từ, mà "coi" có thể tham gia vào các nhóm như:

+ coi - xem: coi hát - xem hát

+ coi - giữ: coi nhà - giữ nhà

2.2. Trong mỗi nhóm từ đồng nghĩa thường có một từ mang nghĩa chung, được dùng phổ biến và trung hoà về mặt phong cách, được lấy làm cơ sở để tập hợp và so sánh, phân tích các từ khác. Từ đó gọi là từ trung tâm của nhóm.

Ví dụ trong nhóm từ "yếu, yếu đuối, yếu ớt" của tiếng Việt, từ "yếu" được gọi là từ trung tâm.

Tuy nhiên, việc xác định từ trung tâm của nhóm không phải lúc nào cũng dễ và đối với nhóm nào cũng làm được. Nhiều khi ta không thể xác định một cách dứt khoát được theo những tiêu chí vừa nêu trên, mà phải dựa vào những tiêu chí phụ như: tần số xuất hiện cao (hay được sử dụng) hoặc khả năng kết hợp rộng.

Chẳng hạn, trong các nhóm từ đồng nghĩa tiếng Việt như: hồi, thuở, thời; hoặc chờ, đợi; hoặc chỗ, nơi, chốn,... rất khó xác định từ nào là trung tâm.

(Vấn đề trung tâm sẽ được nhắc lại ở điểm 3 tiếp theo).

3. Tập hợp đủ các nhóm từ đồng nghĩa, phân tích cho hết được những nét giống nhau, khác nhau giữa các từ trong mỗi nhóm, luôn luôn làm mong muốn của những người nghiên cứu và xử lí vấn đề từ đồng nghĩa.

Có nhiều thao tác ít nhiều mang tính kĩ thuật và nguyên tắc hoặc kinh nghiệm trong khi phân tích nhóm từ đồng nghĩa, nhưng tất cả đều nhằm vào mục đích chung của hai bước cơ bản sau đây:

3.1. Lập danh sách các từ trong nhóm

Mỗi nhóm đồng nghĩa có thể nhiều hay ít tuỳ theo tiêu chí đưa ra để tập hợp nhưng phải luôn luôn dựa vào nghĩa biểu niệm của từ.

3.1.1. Trước hết phải chọn một từ đưa ra làm cơ sở để tập hợp các từ. Từ này thường cũng chính là từ trung tâm của nhóm, chẳng những nó được lấy làm cơ sở để tập hợp các từu khác mà còn là cơ sở để so sánh, phân tích và giải thích chúng. Ví dụ: Với từ "sợ" của tiếng Việt, ta tập hợp thêm một số từ khác và lập thành nhóm đồng nghĩa: sợ - hãi - kinh - khiếp - sợ hãi - khiếp sợ - ...

3.1.2. Khi lập nhóm đồng nghĩa phải luôn luôn cảnh giác với các cách diễn đạt đồng nghĩa, với các hiện tượng chuyển nghĩa có tính chất phong cách, tu từ. Đó là những trường hợp "đồng nghĩa ngữ cảnh" hoàn toàn có tính chất lâm thời và thuộc về kĩ thuật tạo lập văn bản, do phong cách học nghiên cứu. Ví dụ:

- Áo nâu cùng với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

3.2. Phân tích nghĩa của từng từ trong nhóm

Ở bước này phải phát hiện những tương đồng và dị biệt giữa các từ trong nhóm với nhau. Công việc cụ thể phải làm là:

3.2.1. Cố gắng phát hiện và xác định cho được từ trung tâm của nhóm. Từ trung tâm thường là từ mang nghĩa chung nhất, dễ dùng và dễ hiểu nhất. Về mặt phong cách, nó mang tính chất trung hoà. Chẳng hạn, trong nhóm "mồ - mả - mộ - mồ mả" thì "mộ" là từ trung tâm, vì nó đáp ứng được các đặc điểm vừa nêu.

Trong tiếng Việt, từ trung tâm có nhóm đồng nghĩa, nói chung có một số biểu hiện hình thức như sau:

•Nếu trong nhóm có cả từ đơn tiết lẫn đa tiết thì từ trung tâm thường là từ đơn;

•Nếu trong nhóm có những từ không có khả năng tạo từ phái sinh hoặc tạo từ phái sinh rất ít, thì còn lại, từ nào có khả năng phái sinh lớn nhất, từ đó cũng thường là từ trung tâm.

•Nếu một từ trực tiếp trái nghĩa với một từ trung tâm của một nhóm đồng nghĩa khác thì nó cũng sẽ chính là từ trung tâm trong nhóm của mình.

Chẳng hạn, xét hai nhóm:

1/ hiền - lành - hiền lành - hiền hậu - hiền từ - nhân hậu - nhân từ

2/ ác - dữ - độc ác - hiểm độc - ác nghiệt

Ta thấy ở nhóm 1, "hiền" là từ trung tâm vì nó thoả mãn tất cả những đặc điểm vừa nêu trên. Trong nhóm 2, "ác" sẽ được coi là từ trung tâm cũng vì những lí do như vậy và nó trái nghĩa với "hiền".

Tuy nhiên, một từ đa nghĩa có thể đồng thời tham gia vào nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau nên có thể ở nhóm này nó là từ trung tâm nhưng ở nhóm khác thì lại hoàn toàn không có tư cách đó.

3.2.2. Lần lượt đối chiếu các từ trong nhóm từ trung tâm và đối chiếu giữa các từ không phải là từ trung tâm với nhau ta sẽ phát hiện những tương đồng và dị biệt về nghĩa. Sự tương đồng sẽ có ở tất cả mọi từ, còn dị biệt thì sẽ có ở từng từ trong nhóm. Vì thế, khi đối chiéu, ta nên đối chiếu với từ trung tâm trước, như so sánh với một mẫu số chung vậy.

Sự dị biệt giữa các từ đồng nghĩa nhiều khi rất tinh tế và khó phát hiện. Thường gặp nhất là những dị biệt sau đây:

+ Dị biệt về một số sắc thái ý nghĩa bổ sung như: mức độ trừu tượng, khái quát của khái niệm; hoặc phương thức, công cụ, chủ thể tiến hành, tiếp nhận hành động; hoặc thái độ của người nói đối với người nghe; hoặc sự đánh giá của người nói,...

Ví dụ: xét hai từ "cố" - "gắng".

Nét chung của hai từ này là: Đưa sức ra nhiều hơn bình thường để làm cho được việc gì đó.

Nét riêng (dị biệt) của "cố" so với "gắng" là ở mục đích của hành động này: làm cho kì được, kì xong công việc mà chủ thể biết là khó khăn. Ví dụ: cố làm cho xong, cố quên những việc không vui đi, cố nhớ lại xem hôm qua đã nói gì.

Nét dị biệt của "gắng" so với "cố" là: làm cho tốt công việc mà biết là nên làm. Chẳng hạn, có thể nói: gắng lên chút nữa học cho giỏi, gắng chịu đựng khó khăn để động viên nhau.

+ Dị biệt về phạm vi sử dụng hoặc sắc thái phong cách, thái độ bình giá của người nói. Ví dụ:

"quả" - "trái": "quả" có phạm vi sử dụng rộng hơn "trái"

"phụ nữ" - "đàn bà": "phụ nữ" có sắc thái trang trọng hơn "đàn bà".

+ Dị biệt về khả năng kết hợp cú pháp và kể cả kết hợp từ vựng. Ví dụ:

Ta có: trái na, trái bưởi, mặt trái xoan,.. nhưng không thể có: *trái chuông, *trái trứng vịt, *mặt quả xoan,...

Ta có: một mực, rất mực, mẫu mực, mức sống, mức lương, định mức, vượt mức,... chứ không có: *một mức, *rất mức, *mẫu mức, *mực sống, *mực lương, *định mực, *vượt mực,... mặc dù hai từ "mức" và "mực" là hai từ đồng nghĩa, trong rất nhiều trường hợp chúng thay thế được nhau.

4. Nhận biết để tập hợp, phân tích thấu đáo các nhóm đồng nghĩa sẽ giúp cho người ta sử dụng được chuẩn xác và tinh tế hơn, phù hợp với tâm lí và thói quen của người bản ngữ hơn. Điều đó rất quan trọng đối với việc dạy và học tiếng.

Từ đồng âm (phần 1)

1. Trước hết, có thể nêu định nghĩa sau đây:

Từ đồng âm là những từ trùng nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa.

Ví dụ: Trong tiếng Anh có 3 từ "to, too, two" (đọc là [tu]) làm thành một nhóm từ đồng âm.

Tiếng Việt cũng có những nhóm đồng âm như:

- đường­1 (đường tàu Thống Nhất); đường2 (mua một cân đường).

- sao1 (ông sao trên trời); sao2 (sao anh lại làm như thế); sao3 (đi sao giấy khai sinh); sao4 (sao thuốc nam)...

2. Hiện tượng đồng âm nói chung và từ đồng âm nói riêng thường xuất hiện ở những đơn vị có kích thước vật chất không lớn, tức là có thành phần phần ngữ âm không phức tạp. Vì vậy, ta chỉ có đồng âm giữa từ với từ là chủ yếu, và đây là nét chủ đạo. Còn đồng âm giữa từ với cụm từ hoặc cụm từ với cụm từ thì rất hiếm hoi.

Chẳng hạn, những loại đồng âm như: "the sun's rays meet" // "the sons raise meat" hoặc "jack in the box" // "jack-in-the-box" trong tiếng Anh là rất ít gặp.

Mỗi hiện tượng đồng âm ở những cụm từ như vậy chỉ lập thành được từng cặp mà thôi. Trong khi đó các từ trong một nhóm từ đồng âm có thể là hai, ba hoặc dăm bảy từ. Thậm chí nhiều hơn nữa.

Hiện tượng từ đồng âm có mặt trong ngôn ngữ là một tất yếu vì số lượng âm thanh mà con người phát ra được và dùng làm vỏ ngữ âm cho các từ, dù có nhiều đến mấy cũng chỉ có giới hạn của nó.

3. Từ đồng âm trong tiếng Việt, do đặc trưng loại hình đơn lập của tiếng Việt quy định, có những đặc điểm riêng.

3.1. Trước hết, vì tiếng Việt không biển hình nên những từ nào đồng âm với nhau thì luôn luôn đồng âm trong tất cả mọi bối cảnh được sử dụng. Đặc điểm này rất khác so với các ngôn ngữ biến hình Ấn Âu.

Một từ trong các ngôn ngữ biến hình có thể tham gia vào nhóm đồng âm nào đó ở dạng thức này mà lại không đồng âm ở dạng thức khác. Có nghĩa là chúng có thể đồng âm với nhau ở một hoặc vài dạng thức chứ không nhất thiết đồng âm ở mọi dạng thức. Ví dụ, trong tiếng Anh:

Động từ (to) meet nguyên dạng, đồng âm với danh từ meat, nhưng dạng thức quá khứ của động từ này (met) thì lại không. Các từ saw ("tục ngữ, cách ngôn") - saw ("cái cưa") - sore ("đau đớn") đồng âm với nhau và đồng âm với saw (dạng quá khứ của động từ (to) see).

3.2. Vì tiếng Việt không có sự đối lập gốc từ với phụ tố, các từ được tạo nên chủ yếu bằng sự kết hợp với tiếng, cho nên đồng âm giữa từ với từ là kết quả của đồng âm tiếng với tiếng. Điều này đã được triệt để khai thác khi người Việt sử dụng đồng âm trong nghệ thuật chơi chữ của mình, đến mức, chẳng hạn tên riêng Hitle đã được tách ra hai tiếng và được liên hội với hai động từ hít và le. Người ta thách đối "Hít - Le", và được đối lại cùng bằng một tiên riêng của người Việt bằng con đường liên hội tương tự "Phùng - Há".

4. Các từ đồng âm có thể được phân chia thành các kiểu loại. Tuy nhiên, do những đặc điểm riêng của từng ngôn ngữ cụ thể, bức tranh phân loại có thể khác nhau.

4.1. Chẳng hạn, đối với các từ đồng âm tiếng Anh, người ta chia ra:

4.1.1. Những từ đồng âm, đồng tự:

coper (anh lái ngựa) - coper (quán rượu nổi)

jet (màu đen hạt huyền) - jet (tia nước, tia máu,...).

4.1.2. Những từ đồng âm, không đồng tự:

son (con trai) - sun (mặt trời)

meat (thịt) - meet (gặp)

Loại đồng âm này là phổ biến nhất

4.1.3. Những từ đồng tự không đồng âm:

tear ([tεə]) (xé, bứt mạnh) - tear ([tiə]) (nước mắt)

4.2. Các từ đồng âm tiếng Nga lại có thể được phân loại theo kiểu khác, thành đồng âm hoàn toàn và đồng âm không hoàn toàn (đồng âm bộ phận).

4.2.1. Từ đồng âm hoàn toàn là những từ trùng nhau về ngữ âm trong tất cả mọi dạng thức ngữ pháp của chúng. Ví dụ:

лук1 (cái cung) - лук2 (củ hành)

4.2.2. Đồng âm bộ phận là những từ chỉ đồng âm với nhau ở một hoặc vài ba dạng thức ngữ pháp nào đó. Ví dụ:

бор1 (rừng tai ga) - бор2 (nguyên tố hoá học Bo) - бор3 (mũi khoan kim loại có răng)

Ba danh từ này chỉ đồng âm với nhau khi бор [1] ở dạng thức cách một, bởi vì бор2 và бор3 không có dạng thức số nhiều.

4.3. Trong tiếng Việt, tình hình phân loại từ đồng âm có khác. Có thể nêu một trong những cách phân loại như sau:

4.3.1. Đồng âm từ với từ: Ở đây tất cả các đơn vị tham gia vào nhóm đồng âm đều thuộc cấp độ từ. Loại này lại được chia thành hai loại nhỏ hơn.

4.3.1.1. Đồng âm từ vựng: Tất cả các từ đều thuộc cùng một từ loại. Ví dụ:

- đường1 (đắp đường) - đường2 (đường phèn).

- đường kính1 (một loại đường để ăn) - đường kính2 (dây cung lớn nhất của đường tròn).

- cất1 (cất vó) - cất2 (cất tiền vào tủ) - cất3 (cất hàng) - cất4 (cất rượu)

- ...

4.3.1.2. Đồng âm từ vựng-ngữ pháp: Các từ trong nhóm đồng âm với nhau chỉ khác nhau về từ loại. Ví dụ:

- chỉ1 (cuộn chỉ) - chỉ2 (chỉ tay năm ngón) - chỉ3 (chỉ còn có dăm đồng).

- câu1 (nói vài câu) - câu2 (rau câu) - câu3 (chim câu) - câu4 (câu cá)

Loại từ đồng âm này chiếm số đông trong tiếng Việt.

4.3.2. Đồng âm từ với tiếng. Ở đây, các đơn vị tham gia vào nhóm đồng âm khác nhau về cấp độ, và kích thước ngữ âm của chúng đều không vượt quá một tiếng.

Ví dụ:

- Con trai Văn Cốc lên dốc bắn cò, đứng lăm le cười khanh khách. Con gái Bát Chàng bán hàng thịt ếch ngồi châu chẫu nói ương ương.

- Nhà cửa để lầm than con thơ trẻ lấy ai rèn cặp

Cơ đồ đành bỏ bễ vợ trẻ trung lắm kẻ đe loi.

Từ đồng âm (phần 2)

5. Đại bộ phận các từ đồng âm không được giải thích về nguồn gốc, nhưng có một số từ, nhóm từ người ta có thể phát hiện ra con đường đã hình thành nên chúng.

5.1. Những nhóm đồng âm không tìm được lí do hình thành chủ yếu gồm các từ bản ngữ. Ví dụ: bay (D) - bay (Đ); rắn (T) - rắn (D); đá (D) - đá (Đ); sắc (T) - sắc (Đ)... của tiếng Việt là những nhóm đồng âm như vậy.

5.2. Số còn lại, con đường hình thành nên chúng có thể là:

5.2.1. Do tiếp thu, vay mượn các từ của ngôn ngữ khác. Từ được vay mượn có thể đồng âm với từ của bản ngữ và chúng tạo nên nhóm đồng âm; hoặc cũng có khi hai, ba từ được vay mượn từ những ngôn ngữ khác nhau và đồng âm với nhau. Ví dụ:

Trong tiếng Việt: sút1 (giảm sút: gốc Việt) - sút1 (sút bóng: gốc Anh)

Trong tiếng Nga: фокус1 (tiêu điểm: gốc Latin) - фокус2 (tiêu điểm: gốc Đức)

5.2.2. Do cấu tạo các từ phái sinh bằng các phụ tố.

Ví dụ, trong tiếng Nga, từ động từ строить (xây dựng) cấu tạo nên từ строевой (thuộc về xây dựng). Từ danh từ строй (hàng ngũ), cấu tạo nên từ строевой. Như vậy, ta được hai tính từ строевой đồng âm với nhau.

5.2.3. Do sự tách biệt nghĩa của từ đa nghĩa, một nghĩa nào đó bứt ra khỏi cơ cấu nghĩa chung và hình thành một từ mới đồng âm với chính từ ban đầu. Ở đây, thực ra đã có sự đứt đoạn trong chuỗi liên hệ về nghĩa để dẫn đến những cặp từ đồng âm. Ví dụ:

Trong tiếng Việt: quà 1 (món ăn ngoài bữa chính) - quà 2 (vật tặng cho người khác)

Trong tiếng Nga: бой2 (sự đập vỡ, phá vỡ) - бой2 (mảnh vỡ)

5.2.4. Do sự chuyển đổi từ loại. Ví dụ như trong tiếng Nga: зимой, вечром là những danh từ cách công cụ chuyển sang làm trạng từ зимой, вечромs.

5.3. Đối với tiếng Việt, ngoài những nhóm đồng âm không xác định được căn nguyên, những nhóm hình thành do vay mượn từ, tách nghĩa của từ đa nghĩa,... còn có một con đường rất đáng chú ý là sự biến đổi ngữ âm của từ do kết quả của một quá trình biển đổi ngữ âm của từ do kết quả của một quá trình biến đổi ngữ âm lịch sử nào đó. Chẳng hạn: hoà → và (từ nối) đồng âm với động từ và (và cơm). mấy → với (từ nối) đồng âm với động từ với (giơ tay với thử trời cao thấp).

mlời → lời (lời nói)

lợi → lời (buôn bán có lời)

Cách phát âm của tiếng địa phương, như phương ngữ Bắc Bộ chẳng hạn) cũng dẫn đến những trường hợp đồng âm trong phương ngữ đó, dù là phương ngữ phổ biến. Ví dụ:

che (tre) đồng âm với che (che đầu)

da (ra) đồng âm với da (lột da, da thịt)

xâu (sâu) đồng âm với xâu (xâu cá).

Từ đồng âm (phần 3)

6. Tuy không phải lúc nào cũng đạt được kết quả tuyệt đối hài lòng, nhưng người ta đã đưa ra những tiêu chí như sau để phân biệt từ đa nghĩa với từ đồng âm:

6.1. Nếu hai từ khác nhau về nguồn gốc, trùng nhau về ngữ âm thì đó là hai từ đồng âm. Ngược lại, nếu giống nhau cả về ngữ âm lẫn nguồn gốc thì cần nghĩ tới khả năng đó là hiện tượng đa nghĩa.

Tiêu chí về nguồn gốc phải khó khăn là xác định từ nguyên của từ. Trong khi đó, vấn đề từ nguyên không phải bao giờ cũng được phát hiện và giải quyết một cách ổn thoả.

6.2. Nếu có một nghĩa nào đó của từ đã nghĩa đã tách xa, đã đứt đoạn mối liên hệ với toàn bộ cơ cấu nghĩa chung thì nó cũng hình thành nên một từ đồng âm với từ ban đầu.

Tiêu chí về sự đứt đoạn liên hệ nghĩa không phải luôn luôn rõ ràng và ít nhiều không tránh khỏi chủ quan.

6.3. Tiêu chí về hình thái và cú pháp lại xác định rằng nếu hai từ có hệ hình thái biến đổi khác nhau hoặc khả năng kết hợp, chi phối từ khác một cách khác nhau, thì đó là hai từ đồng âm.

Tiêu chí này đạt được nguyên tắc hình thức hoá, nhưng khó áp dụng cho các ngôn ngữ không biến hình.

6.4. Đối với tiếng Việt (một ngôn ngữ không biến hình rất tiêu biểu), chúng ta không thể áp dụng tiêu chí hình thái mà có thể vận dụng riêng lẻ hoặc phối hợp những tiêu chí như sau:

6.4.1. Nếu có sự tách nghĩa dẫn đến đứt đoạn mối liên hệ về nghĩa thì nên coi ở đây đã hình thành những từ đồng âm.

Ví dụ: cây1 (cây tre) - ... cây2 (cây át cơ), cây3 (cây vàng)

Giữa cây1 và cây3 đã hoàn toàn đứt đoạn mối liên hệ về nghĩa. Chúng càn được coi là hai từ đồng âm.

6.4.2. Đối với hiện tượng vãn gọi là chuyển từ loại, cần có những biện luận cụ thể, vì tình hình của chúng không thuần nhất về nhiều mặt; và đặc biệt là mối liên hệ về nghĩa của mỗi từ trong các tư cách từ loại khác nhau vẫn còn rõ rệt: cày1 - cày2; cưa1 - cưa2;đục1 - đục2...

Khi một từ được dùng trong hai tư cách từ loại khác nhau với hai nghĩa riêng, trong đó nếu nghĩa mới phái sinh do chuyển từ loại đã có khả năng độc lập làm cơ sở tạo nên nghĩa phái sinh khác thì lúc này nên tách ra thành hai từ đồng âm. Nếu không thoả mãn điều kiện đó thì cần xử lí nó với tư cách là từ đa nghĩa. Ví dụ:

chai1 (d.t): chỗ da dày và cứng lại vì bị cọ xát nhiều

chai2 (t.t): 1. (Nói về da) đã trở thành dày và cứng vì bị cọ xát nhiều: Cầm cuốc nhiều đã chai tay; 2. (Nói về đất) đã trở thành cứng, không xốp, khó cày bừa: Đất ruộng đã bị chai cứng; 3. Đã trở thành trơ, lì vì đã quá quen: Bị mắng nhiều đã chai mặt, không còn biết xấu hổ là gì nữa.

Ở đây, nên tách ra chai1 và chai2 vì từ nghĩa 1 của chai2 (phái sinh từ chai1) đã tiếp tục phái sinh ra nghĩa 2 và nghĩa 3.

7. Nghiên cứu và khảo sát kĩ các từ đồng âm cả về lí thuyết lẫn thực tiễn đầu rất cần thiết, đặc biệt trong lĩnh vực từ điển và dịch máy.

Trong ngôn ngữ giao tiếp nói chung, từ đồng âm với những sắc thái riêng của từng ngôn ngữ cụ thể, thường được sử dụng trong các hiện tượng chơi chữ rất đặc biệt.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #tellme