ĐLDT&CNXH-QL KQuan
Sự hình thành và phát triển của CNXH ở nước ta phải dựa trên cơ sở lý luận của CN Mác Lênin và chính đặc điểm, điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của đất nước. Đây chính là cơ sở khách quan quy định nhận thức và những tìm tòi sáng tạo của chủ thể lãnh đạo sự nghiệp xây dựng CNXH. Với thực tiễn đổi mới, nhận thức của Đảng về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày một rõ ràng và đầy đủ hơn. Điều này trên thực tế đã trở thành một nguồn lực đặc biệt có ý nghĩa, bảo đảm cho mỗi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội cụ thể trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Đại hội IX đã khẳng định: Cương lĩnh là ngọn cờ chiến đấu vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam từng bước quá độ lên CNXH, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng viên hiện nay và trong những thập kỷ tới. Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Namtheo con đường XHCN trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng ta đã nhiều lần chỉ rõ, mục tiêu cao cả, thiêng liêng, bất di bất dịch của nhân dân ta là xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và tiến lên chủ nghĩa xã hội.Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội gắn liền với độc lập dân tộc.Đây là nguyên tắc, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ đường lối cách mạng nước ta. Đi lên CNXH là một tất yếu khách quan theo đúng quy luật tất yếu của lịch sử. Sự lựa chọn con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH dựa trên cơ sở khách quan của lịch sử: Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên đấu tranh chống lại chúng. Rất nhiều phong trào, cuộc khởi nghĩa oanh liệt dưới ngọn cờ của các sỹ phu và các nhà yêu nước đã thất bại và bị thực dân Pháp đàn áp tàn bạo. Vấn đề độc lập vẫn không giải quyết được, trước hết là do khôg có một đường lối cách mạng đúng đắn dưới sự chỉ đạo của một hệ tư tưởng tiên tiến, cách mạng và khoa học. Giữa lúc cách mạng Việt Nam roi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã rời đất nước ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Bôn ba khắp năm chấu bốn biển vừa lao động vừa nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm của các cuộc cách mạng tư sản như ở Pháp, Mỹ… và tham gia các hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp sau đó trở thành người sáng lập ra Đảng Cộng Sản Pháp. Người đã từng bước rút ra nhiều bài học quý báu và bổ ích cho sự lựa chọn con đường cách mạng của mình. Bước ngoặt lớn trong tư tưởng của Người diễn ra khi Người được đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin.Và theo Người chính con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn với CNXH, giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc… Từ đây, Người đã quyết định đi theo con đường cách mạng của Lênin, Cách mạng vô sản. Đó là sự lựa chọn của lịch sử Việt Nam, của toàn dân tộc Việt Nam. Sự lựa chọn đó dựa trên hai căn cứ chủ yếu: - Chỉ có CNXH mới giải phóng được triệt để giai cấp vô sản và nhân dân lao động khỏi ách bóc lột, áp bức, bất công, mới đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân và đưa nhân dân lên làm chủ xã hội. Độc lập dân tộc chỉ có gắn liền với CNXH thì mới vững chắc.
- Cách mạng XNCH tháng 10 Nga năm 1917 thành công đã mở ra thời đại mới – thời đại quá độ từ CHTB lên CNXH. Chính tính chất của thời đại mới đã tạo ra khả năng hiện thực cho nhữngdân tộc lác hậu tiến lên CNXH. Những khả năng hiện thực này đã đem lại nhận thức mới mẻ và triệt để trong quan niệm cũng như giải pháp để giải quyết vấn đề độc lập dân tộc. Tính chất mới mẻ và triệt để này thể hiện ở những điểm mấu chốt:
+ Độc lập dân tộc thực sự đảm bảo cho dân tộc đó có quyền tự quyết dân tộc, quyền lựa chọn chế độ chính trị, lựa chọn con đường và mô hình phát triển, độc lập cả về kinh tế, chính trị, văn hóa. Điều quan trọng là độc lập dân tộc phải thực sự đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân; nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; con người được phát triển toàn diện, có năng lực và điều kiện làm chủ.
+ Độc lập dân tộc đòi hỏi phải xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột, nô dịch của dân tộc này với dân tộc khác về kinh tế, chính trị và văn hóa tinh thần.
+ Sự trao đổi, hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các nước dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, vì thế giới không có có chiến tranh, không có sự hoành hành của cái ác, của những sụ tàn bạo và bất công, đảm bảo co con người sống trong an bình và hạnh phúc.
Như vậy con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đườg phù hợp quy luật khách quan của cách mạng nước ta, đáp ứng nguyện vọng hàng ngàn đời nay của nhân dân ta là độc lập dân tộc, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro