Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

ĐLCM II

BÀI II

ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN

(1930-1945

II. CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH TỪ NĂM 1930 ĐẾN 1939

1. Giai đoạn 1930-1935

a) Luận cương chính trị tháng 10-1930

- Sau khi thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước và cử Ban chấp hành Trung ương lâm thời, tháng 10-1930 Trung ương Đảng đã họp hội nghị đầu tiên tại Hồng Kông (TQ) dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Phú. Hội nghị đã quyết định:

+ Đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

+ Thông qua bản Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo với những nội dung chủ yếu sau

   * Xác định mâu thuẫn giai cấp ở Đông Dương ngày càng sâu sắc giữa "một bên là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một bên thì địa chủ, phong kiến, tư bản và đế quốc chủ nghĩa".

    * Phương hướng chiến lược của cách mạng: Xác định lúc đầu là cuộc "Cách mạng tư sản dân quyền" "có tính chất thổ địa và phản đế". "Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng"

    Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên CNXH

   * Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là "đánh đổ các di tích phong kiến"; "cách bóc lột tiền tư bổn"; "thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để" và "đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập". Hai nhiệm vụ đó quan hệ khăng khít với nhau, song Luận cương nhấn mạnh "Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền".

     * Về lực lượng cách mạng: Xác định giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực chính của cách mạng trong đó giai cấp vô sản là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Đối với các giai cấp khác, Luận cương cho rằng: Tư sản thương nghiệp thì đứng về phe đế quốc; Tư sản thương nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng lên cao sẽ theo đế quốc; còn tiểu tư sản, bộ phận thủ công nghiệp thì có thái độ do dự; bộ phận thương gia thì không tán thành cách mạng, tiểu tư sản trí thức có xu hướng quốc gia chủ nghĩa, chỉ hăng hái cách mạng ở thời kỳ đầu. Theo Luận cương chỉ có những phần tử lao khổ  mới đi theo cách mạng.

             * Về lãnh đạo cách mạng: Điều cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng là phải có một Đảng Cộng sản vững mạnh về mọi mặt lãnh đạo.

    * Về phương pháp cách mạng: Để giành chính quyền cần thiết phải ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con đường "võ trang lao động". Đó là một nghệ thuật nên "phải theo khuôn phép nhà binh".

   * Xác định cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới và phải đoàn kết gắn bó với cách mạng thế giới, trước hết là giai cấp vô sản Pháp, liên hệ mật thiết với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa.

    - Hạn chế của Luận cương là quá nhấn mạnh quan điểm đấu tranh giai cấp, chưa thấy hết tầm quan trọng của vấn đề dân tộc; chưa đánh giá đúng vai trò của các giai cấp khác như tiểu tư sản, trí thức, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ trong cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta. Do đó đã không đề ra được chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi để tập trung mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù chính lúc này là đế quốc và tay sai.

   b) Chủ trương khôi phục tổ chức Đảng và phong trào cách mạng.

        - Sau cao trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh, thực dân Pháp tiếp tục tiến hành khủng bố hòng tiêu diệt bằng được Đảng Cộng sản và phong trào cách mạng của nhân dân ta. Mặc dù gặp nhiều khó khăn và tổn thất nhưng những người Cộng sản Việt Nam vẫn không hề nao núng. Với sự giúp đỡ của quốc tế Cộng sản và Đảng anh em, năm 1932 Ban lãnh đạo Trung ương của Đảng do Lê Hồng Phong đứng đầu đã được thành lập và đề ra "Chương trình hành động" nhằm khôi phục lại tổ chức Đảng và phong trào cách mạng Việt Nam. (đọc giáo trình 52-55).

    - Năm 1934, Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập và Lê Hồng Phong được cử là thư ký (Bí thư). Ban chỉ huy ở ngoài đã hoạt động hết sức tích cực để tập hợp, xây dựng các cơ sở Đảng mới trong nước thành một hệ thống, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Cuối năm 1934 đầu 1935 hệ thống tổ chức Đảng đã được khôi phục và từng bước phát triển. Đây là cơ sở để Đảng triệu tập Đại hội lần thứ nhất

  - Tháng 3-1935 Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Đảng đã họp tại Mao Cao (TQ) và nhận định:

    + Khẳng định thành công của cuộc đấu tranh khôi phục lại tổ chức Đảng và phong trào cách mạng.

    + Chỉ ra những hạn chế: lực lượng của Đảng còn ít và chưa phát triển ở công nghiệp tập trung, hệ thống tổ chức Đảng chưa thật thống nhất, công nhân gia nhập Đảng còn ít...

    + Đại hội đề ra 3 nhiệm vụ trước mắt:

    * Củng cố và phát triển Đảng

    * Đẩy mạnh cuộc vận động thu phục quần chúng, củng cố và phát triển các tổ chức quần chúng.

    * Mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh, bảo vệ Liên Xô, ủng hộ cách mạng Trung Quốc.

    * Đại hội bầu BCH Trung ương mới do Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư (trang 35)

2. Giai đoạn 1936 - 1939

     a) Những căn cứ để Đảng chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược

     - Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức - Ý - Nhật. Nguy cơ chiến tranh thế giới thứ 2 xuất hiện.

     - Đại hội lần thứ 7 của Quốc tế Cộng sản (7-1935) đã đề ra chủ trương mới nhằm tập trung lực lượng chống kẻ thù nguy hiểm lúc này là chủ nghĩa phát xít, bảo vệ tự do, dân chủ, hoà bình.

     - Ở Pháp, mặt trận nhân dân (liên minh giữa Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Xã hội và một số lực lượng khác) đã giành thắng lợi thông qua cuộc tổng tuyển cử và lên cầm quyền. Chính phủ mới ở Pháp đã ban hành một số chính sách cải cách ở thuộc địa như: tự do ngôn luận, tự do hội họp, thả tù chính trị... Điều này đã tạo thuận lợi để Đảng chuyển một bộ phận ra hoạt động công khai, tuyên truyền tư tưởng cách mạng, giác ngộ và tập hợp quần chúng đấu tranh đòi tự do, dân chủ, hoà bình, cơm áo và chống bọn phản động thuộc địa và tay sai.

     - Ở Đông Dương đa số nhân dân có nguyện vọng cấp thiết về dân sinh, dân chủ.

b) Chủ trương mới của Đảng để đưa cách mạng tiếp tục tiến lên

   - Những chuyển biến của tình hình quốc tế và trong nước đã tác động đến tư duy và nhận thức của Đảng ta: Đảng đã đề ra chủ trương mới

    Điều này thể hiện ở:

   (+) Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 7 năm 1936'

   (+) Văn kiện "chung quanh vấn đề chiếu sách mới" (tháng 10-1936)

   (+) Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 3-1937; tháng 9-1937; tháng 3-1938

   (+) Trong những bức thư của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc gửi từ nước ngoài về cho Trung ương Đảng (đọc giáo trình trang...). Nhận thức mới của Đảng được thể hiện rõ ở những vấn đề chủ yếu sau:

   Thứ nhất: Về mối quan hệ dân tộc và giai cấp: Đảng ta cho rằng "trong hoàn cảnh hiện tại nếu chỉ quan tâm đến sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp có thể sẽ nảy sinh những khó khăn để mở rộng phong trào giải phóng dân tộc" (Đảng CSVN-Văn kiện Đảng toàn tập - NXB CTQG-H2005- tập 6 - trang 74). Đảng còn chỉ rõ: ở các nước thuộc địa như Đông Dương tinh thần dân tộc có ảnh hưởng to lớn đến tất cả các tầng lớp xã hội, những người công sản phải biết phát huy tinh thần đó trong cuộc đấu tranh chống những kẻ áp bức dân tộc.

   Thứ hai: Mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc để khắc phục tư tưởng "tả khuynh", cô độc. Thành lập mặt trận nhân dân phản đế (đến tháng 3-1938 đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương) nhằm tập hợp tất cả các Đảng phái, các tầng lớp nhân dân đấu tranh đòi tự do, cơm áo, hoà bình.

   Thứ ba: Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu và nhiệm vụ trước mắt với mục tiêu và nhiệm vụ lâu dài. Đảng không bỏ chống đế quốc và phong kiến để giành độc  lập dân tộc, dân chủ, ruộng đất là mục tiêu không bao giờ thay đổi song điều kiện cụ thể lúc này đây chưa phải là mục tiêu trực tiếp trước mắt. Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể lúc này là chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi các quyền dân chủ cơ bản, đòi tự do, cơm áo, chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ Hoà bình

   Thứ tư: Kết hợp nhiều hình thức đấu tranh và tập hợp quần chúng. Ngoài hình thức bí mật bất hợp pháp Đảng chủ trương đẩy mạnh hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, để xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng.

   Nhận xét:

    - Với sự nhạy bén và dũng cảm Đảng đã tự phê phán những hạn chế trước đó của mình đồng thời xây dựng nhận thức mới trên vấn đề quan trọng của đường lối cách mạng mà nổi bật nhất là vấn đề quan hệ dân tộc - giai cấp; vấn đề chống đế quốc và chống phong kiến, vấn đề giải quyết nhiệm vụ trước mắt và nhiệm vụ lâu dài của cách mạng; vấn đề tổ chức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng lực lượng cách mạng.

   - Thắng lợi của cao trào dân chủ 1936-1939 đã chứng minh cho sự đúng đắn của việc đổi mới tư duy của Đảng, của việc xây dựng thực hiện đường lối cách mạng trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động.

II. ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH CỦA ĐẢNG THỜI KỲ TRỰC TIẾP GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1939 - 1945)

    1. Những căn cứ để Đảng hoàn thiện đường lối đấu tranh giành chính quyền

    - Ngày 1-9-1939 chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ tác động sâu sắc đến tình hình quốc tế.

    - Đế quốc Pháp tham chiến và đặt Đông Dương trong tình trạng chiến tranh. Một loạt chính sách thời chiến đã được chúng thi hành ở Đông Dương với mục tiêu là vơ vét nguồn nhân lực, vật lực của Đông Dương phục vụ cho chiến tranh của nước Pháp và đàn áp phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

    - Đảng Cộng sản Đông Dương đã kịp thời rút vào hoạt động bí mật một cách an toàn và bắt đầu chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng cho phù hợp với điều kiện mới.

   - Qua các cao trào cách mạng trước đó, Đảng ta đã xây dựng và chuẩn bị được một lực lượng cách mạng đông đảo. Đây cũng là một căn cứ quan trọng để Đảng đề ra và hoàn chỉnh đường lối đưa vấn đề chống đế quốc giải phóng dân tộc lên hàng đầu, coi đấu tranh giành chính quyền là nhiệm vụ trực tiếp và quan trọng nhất của Đảng và nhân dân ta lúc này.

   - Lý luận về mối quan hệ giữa chiến tranh và cách mạng của CN Mác - Lênin đã góp phần soi rọi cho Đảng khi đề ra đường lối đưa vấn đề chống đế quốc, giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

    2. Chủ trương đưa nhiệm vụ chống đế quốc giải phóng dân tộc lên hàng đầu của Đảng

    Được thể hiện ở những văn kiện chủ yếu sau:

   + Thông cáo của Đảng ngày 29-9-1939

   + Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 6 (11-1939)

   + Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 7 (11-1940)

   + Nghị quyết Trung ương lần thứ 8 (5-1941)

    (Đọc giáo trình trang. 64-67..)

    Các văn kiện này đã giải quyết đúng đắn những vấn đề có ý nghĩa chiến lược của cách mạng

              Thứ nhất: Mối quan hệ dân tộc - giai cấp

   - Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng liên quan đến sự  thành bại của cách mạng. Vấn đề này nếu được giải quyết đúng đắn, khoa học thì sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy cách mạng tiến lên không ngừng, còn giải quyết không đúng sẽ gây tác hại to lớn cho phong trào cách mạng nước nhà.

   - Với kinh nghiệm thu được qua thực tiễn lãnh đạo cách mạng với sự nhạy bén, sáng tạo, Đảng đã tự mình vượt lên và có nhận thức mới rất đúng đắn khi giải quyết vấn đề dân tộc - giai cấp. Nghị quyết TW 8 (5-1941) chỉ rõ: "Trong lúc này... nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia, dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được"

      Như vậy trong khi giải quyết mối quan hệ dân tộc - giai cấp lúc này Đảng đã đưa lợi ích dân tộc lên hàng đầu.

    Thứ hai: Quan hệ dân tộc - dân chủ (chống đế quốc - chống phong kiến)

    Vấn đề này Đảng ta chỉ rõ: Đây là 2 nội dung, 2 nhiệm vụ chủ yếu có quan hệ mật thiết với nhau trong cách mạng dân tộc, dân chủ. Tuy nhiên trong điều kiện chiến tranh cần phải tập trung vào nhiệm vụ chống đế quốc giải phóng dân tộc. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11-1939) đã chỉ rõ: "Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại, không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ giải quyết một vấn đề cần kíp "dân tộc giải phóng", vậy thì cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng" (Văn kiện Đảng - tập 6 - trang 118-119). Từ đó Đảng đã chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất chỉ đề ra khẩu hiệu: tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc, việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng công, giảm tô...

    Như vậy trong việc giải quyết mối quan hệ dân tộc - dân chủ Đảng ta đã đưa nhiệm vụ dân tộc lên hàng đầu còn nhiệm vụ dân chủ (chống phong kiến) được rải ra nhằm phục vụ cho nhiệm vụ chống đế quốc giải phóng dân tộc.

   Thứ ba: Quan hệ dân tộc - quốc tế

   + Đảng chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong từng nước Đông Dương.

   + Đảng chỉ rõ: chiến tranh lần này sẽ tạo điều kiện để cách mạng nhiều nước thành công, Đảng và nhân dân ta cần phải tích cực, chuẩn bị để khi tình hình quốc tế thuận lợi sẽ đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.

   Trong mối quan hệ dân tộc - quốc tế, Đảng đã chỉ ra mối qua hệ biện chứng, sự tác động qua lại của 2 nhân tố này, từ đó có quyết định đúng đắn, kịp thời là phải ra sức phát triển lực lượng về mọi mặt để tận dụng thời cơ quốc tế thuận lợi phát động khởi nghĩa giành chính quyền.

   Thứ tư: Ra sức xây dựng lực lượng để chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền:

   + Xây dựng, củng cố, phát triển mặt trận dân tộc thống nhất để tập hợp lực lượng chống đế quốc và tay sai (thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương, Mặt trận Việt minh...)

   + Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

   + Chuyển trọng tâm hoạt động về nông thôn, xây dựng căn cứ địa.

   + Xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang tập trung, xây dựng phát triển du kích...

   + Nêu lên phương pháp giành chính quyền: khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng địa phương, tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính chính quyền trên toàn quốc, bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu.

3. Chủ trương Tổng khởi nghĩa giành chính quyền

    a. Những căn cứ

    - Tháng 9-1940 Nhật vào Đông Dương, Pháp và Nhật cấu kết với nhau bóc lột nhân dân ra song giữa chúng có những mâu thuẫn không thể điều hoà. Ngày 9-3-1945 Nhật đã đảo chính Pháp để độc chiếm Đ.D

    - Quá trình đấu tranh chống ách thống trị của Pháp - Nhật dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thu được nhiều thắng lợi:

    + Khu căn cứ cách mạng Cao - Bắc - Lạng, Hà - Tuyên - Thái được thành lập, An toàn khu ở đồng bằng được mở rộng.

    + Lực lượng vũ trang được xây dựng và phát triển: Đội du kích Bắc Sơn, Ba Tơ, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

    + Đông đảo quần chúng được giác ngộ và tổ chức ở cả nông thôn và thành thị. Đây là lực lượng chính trị to lớn của cách mạng Việt Nam.

    + Đảng và quần chúng cách mạng đã sẵn sàng đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.

    - Tình hình thế giới có những biến đổi to lớn:

    + Đức đầu hàng Liên Xô và đồng minh (9-5-1945)

    + Nhật đầu hàng Liên Xô và đồng minh (15-8-1945)

   + Quân đồng minh đang vội vã tiến vào Đông Dương

    b) Chủ trương kịp thời khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước:

    - Bước vào tháng 8-1945 tình thế cách mạng ở Việt Nam đã chín mùi, thời cơ cách mạng đã xuất hiện đặc biệt là sau sự kiện chính phủ Nhật đầu hàng Liên Xô và đồng minh (15-8-1945).

    - Trước tình hình đó, Hội nghị toàn quốc của Đảng đã họp từ ngày 13-15/8/1945 tại Tân Trào (Tuyên Quang) và quyết định kịp thời khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

     Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta đã nhất tề đứng lên đánh đổ chính quyền địch ở khắp nơi. Ngày 19/8/1945 chúng ta giành thắng lợi ở Huế; 23/8/1945 ở Huế; 25/8/1945 ở Sài Gòn...

     Như vậy chỉ trong vòng 15 ngày, với gần 5000 đảng viên và với sức mạnh áp đảo của quần chúng cách mạng, chúng ta đã đánh đổ ách thống trị gần 80 năm của thực dân Pháp và ngai vàng phong kiến hàng ngàn năm, giành lại độc lập, tự do cho tổ quốc. (giáo trình trang 72-74)

   c) Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng 8 - 1945

   - Kết quả và ý nghĩa

   - Nguyên nhân thắng lợi

   - Bài học kinh nghiệm

    (Giáo trình trang.75-80..)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #nhung