dkt- xd dang trong sach
Vì vậy muốn xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, theo Người, trước tiên là phải tuân thủ theo các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Đó là nguyên tắc tập trung dân chủ. Hồ Chí Minh lý giải vấn đề tập trung trong Đảng là : Thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, tất cả đảng viên phải chấp hành vô điều kiện Nghị quyết của Đảng. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải chú ý thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng. Người nói : “ Phải thật sự mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình...".
ở Hồ Chí Minh, nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng là sự thống nhất biện chứng giữa dân chủ và tập trung, tập trung phải trên cơ sở dân chủ và dân chủ phải dưới sự chỉ đạo của tập trung. Có dân chủ trong Đảng mới có dân chủ ở ngoài xã hội song dân chủ không phải là vô chính phủ.
Về "nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, theo quan điểm của Người, chỉ có tập thể lãnh đạo mới huy động được tất cả trí tuệ của đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn dân tộc, vì " một người dù khôn ngoan tài giỏi đến mấy, dù nhiều kinh nghiệm đến đâu cũng chỉ trông thấy, xem xét được một hoặc nhiều mặt của một vấn đề, không thể trông thấy và xem xét tất cả mọi mặt của một vấn đề. Vì vậy cần phải có nhiều người, nhiều người thì nhiều kinh nghiệm. Người thì thấy rõ mặt này, người thì trông thấy rõ mặt khác của vấn đề đó, góp kinh nghiệm và xem xét của nhiều người thì vấn đề đó được thấy rõ khắp mọi mặt và có thấy rõ khắp mọi mặt thì vấn đề mới giải quyết chu đáo khỏi sai lầm”. Nhưng theo Người, “ tập thể lãnh đạo" mới chỉ là một vế. Người cho rằng : " Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau". Bởi lẽ "... Nếu không có cá nhân phụ trách thì sẽ sinh ra cái tệ người này uỷ cho người kia, người kia uỷ cho người nọ, kết quả là không ai thi hành. Như thế thì việc gì cũng không xong. Tục ngữ có câu " Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa" là như thế".
Về nguyên tắc tự phê bình và phê bình, theo Hồ Chí Minh đây là vũ khí sắc bén nhất để làm cho Đảng ta trong sạch vững mạnh và là quy luật phát triển của Đảng. Người nhận thức sâu sắc rằng, tuy Đảng ta gồm những người có tài, có đức, phần đông là những người hăng hái nhất, thông minh nhất, yêu nước nhất ..., nhưng " không phải là người người đều tốt, việc việc đều hay”, do vậy trong Đảng phải luôn luôn tự phê bình và phê bình, mà phê bình và tự phê bình " phải ráo riết", " triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt". Cách phê bình cũng phải thành thật, giàu lòng nhân ái, khách quan. Thái độ phê bình phải có văn hoá, mang tính chất xây dựng chứ không phải nói xấu nhau. Những người bị phê bình thì phải vui vẻ nhìn nhận để sửa chữa. Được như vậy thì trong Đảng sẽ không có bệnh mà Đảng sẽ khoẻ mạnh vô cùng.
Thứ hai là tư cách đảng viên và vấn đề cán bộ. Vấn đề tư cách của người đảng viên, Hồ Chí Minh đề cập thường xuyên trên tất cả các mặt, nhưng bao giờ Người cũng coi đạo đức là gốc của người cộng sản: Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người". Có thể nói cả cuộc đời Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về phấn đấu, rèn luyện cho đạo đức của người cộng sản - Đó là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm mà bất cứ một người đảng viên nào cũng phải phấn đấu học tập và noi theo.
Còn về vấn đề cán bộ, Hồ Chí Minh coi “ cán bộ là cái gốc của mọi công việc", " muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém". Yêu cầu của Hồ Chí Minh đối với cán bộ cách mạng là : Có đạo đức cách mạng - Đây là yêu cầu đầu tiên cần phải có của người cán bộ; Có năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ giỏi; Có mối liên hệ mật thiết với nhân dân; Luôn luôn học hỏi lý luận Mác - Lênin, học tập nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật. Phải có phong cách công tác tốt, chống bệnh chủ quan, tác phong quan liêu, đại khái...
Đồng thời với những quan điểm về cán bộ, Hồ Chí Minh cũng nêu ra những yêu cầu đối với công tác cán bộ. Đó là phải " hiểu và đánh giá đúng cán bộ". Muốn vậy phải có những chuẩn mực phù hợp với từng thời kỳ, từng địa phương, từng lĩnh vực, hoàn toàn công minh, khách quan; Phải " khéo dùng cán bộ", tức là đặt người đúng việc, kết hợp cán bộ trẻ với cán bộ già; Chống chủ nghĩa biệt phái, địa phương cục bộ trong chính sách cán bộ, tránh đầu óc phe phái họ hàng; Phải " chiêu hiền đãi sĩ", " cầu người hiền tài", " có gan cất nhắc cán bộ". Xem xét kỹ trước khi cất nhắc cán bộ, nhưng sau khi đề bạt cần phải kiểm tra giúp đỡ.
Thứ ba là tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, sức mạnh của Đảng chính là bắt nguồn từ mối liên hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân. Đảng ở trong dân, dân trong Đảng. Sự nghiệp cách mạng là của dân, do dân và vì dân. Mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng đều bắt nguồn từ sức mạnh của nhân dân được Đảng dẫn lối chỉ đường. Đảng là người đại diện trung thành và đầy đủ nhất lợi ích sống còn và nguyện vọng chân chính của nhân dân. Đảng lấy phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân làm mục đích cao nhất của mình.
Hồ Chí Minh cũng là người đã sáng lập và rèn luyện Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đặc biệt Người luôn quan tâm đến vấn đề xây dựng Đoàn, coi đó là một yếu tố khách quan, một bộ phận quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng. Người căn dặn: “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết". Chính vì vậy, "Đảng ta luôn coi trọng công tác thanh niên và vấn đề thanh niên, xác định chăm lo xây dựng tổ chức Đoàn là làm trước một bước việc xây dựng Đảng” như Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII; Nghị quyết 04 về công tác thanh niên của BCH T.Ư Đảng ( khoá VII) cũng đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng về việc lãnh đạo công tác thanh niên và vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng. Rõ ràng Đoàn tham gia công tác xây dựng Đảng là tất yếu khách quan. Vậy để góp phần tham gia xây dựng ĐCSVN trong sạch vững mạnh trong giai đoạn cách mạng hiện nay, theo tôi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải làm tốt mấy nhiệm vụ sau :
- Tiếp tục truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho TN và nhân dân về Đảng, tích cực tham gia chống lại những tư tưởng phản động, góp phần xây dựng Đảng về chính trị và tư tưởng.
- Xung kích đi đầu thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng; Tổ chức tốt các phong trào hành động cách mạng, tạo ra môi trường tiên tiến cho TN rèn luyện, phấn đấu trở thành đoàn viên và đảng viên ĐCSVN. Đoàn là nguồn trực tiếp tham gia công tác phát triển đảng, giới thiệu đoàn viên ưu tú, giáo dục và rèn luyện đảng viên trẻ, cung cấp cán bộ cho Đảng, góp phần xây dựng Đảng về tổ chức.
- Đoàn có trách nhiệm tham mưu cho Đảng về công tác TN, đồng thời tham gia góp ý, xây dựng đường lối, chính sách của Đảng, góp ý phê bình đảng viên và cấp uỷ Đảng...
Có như vậy, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh mới "tiếp tục khẳng định vai trò hạt nhân chính trị, nòng cốt trong phong trào TN, xứng đáng là trường học của những người cộng sản trẻ tuổi, đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam” như mong muốn của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro