dinh nghia
Để giúp một số anh em mới thì em mở chuyên mục này để định nghĩa các từ chuyên ngành nha. Chú ý không có post trả lời linh tinh trong này ai có biết các từ hay và thông dụng thì post thêm vô, không post dạng như : "em cảm ơn anh", "hay quá "... làm rối chuyên mục này nha.
Và nếu có gì sai hy vọng các anh giúp em sửa, cho ý kiến. Và bổ sung để nó trở thành cuốn từ điển cho mọi người tham khảo nha.
Cảm ơn sự hợp tác.
1. Firmware : Gọi là phần mềm cho máy điện thoại. Là hệ điều hành trên máy điện thoại. Chính là chương trình chính để máy hoạt động không có nó thì máy sẽ là cục sắt.
2. Flash : Là con IC bộ nhớ nằm trên máy điện thoại dùng lưu trữ firmware cũng như lưu trữ các ứng dụng do người sử dụng cài đặt thêm và các thông tin khác như danh bạ, tin nhắn...Do firmware lưu trữ trong IC nhớ Flash cho nên trong giới thợ thường gọi các file firmware là file flash. Và quá trình nạp firmware vào máy gọi là "Quá trình Flash".
3. Unlock mạng : Nếu máy do một số mạng khác làm chương trình khuyến mãi để tăng thuê bao. Họ sẽ trợ giá làm cho giá máy thấp hơn thị trường tuy nhiên các máy này đã bị khóa chỉ có thể sử dụng với SIM card của mạng đó ví dụ : T Mobile, Vodafone...không sử dụng với các sim ở việt nam như Mobi, Vina hay Viettel. Để sử dụng được thì phải thực hiện việc can thiệp sâu vào hệ điều hành tức là Unlock máy. Sau khi unlock thì máy sẽ giống như các máy bán bình thường không phải máy khuyến mãi nữa.
4. Unlock user code : Nếu một số máy người sử dụng khóa lại bằng chức năng Phone lock nhưng do một lý do gì đó quên mất mật mã để mở ra thì cũng phải dùng thiết bị xóa vùng nhớ này và chuyển mật mã về lại như ban đầu. Gọi là quá trình mở lock người sử dụng.
5. Driver : Thường khi kết nối với máy tính các máy điện thoại hay thiết bị phụ trợ của máy tính cần có các file thông báo thông tin với windows để nhận dạng và điều khiển.
6. Phần cứng (Hardware) : Bao gồm toàn bộ máy điện thoại ví dụ như mạch điện , màn hình, pin, mạch xạc...
7. CPU : Thường do quen dùng nên hay gọi là CPU nó chính là con vi xử lý chính trên máy thực hiện việc điều khiển toàn bộ hoạt động của máy.
8. RAM : Là IC bộ nhớ tạm để load một số dữ liệu khi chạy chương
trình RAM sẽ mất toàn bộ dữ liệu khi mất điện cho nên có một số dòng máy các thông tin tạm không quan trọng sẽ lưu trên RAM và khi tháo PIN ra sẽ mất toàn bộ.
9. ROM của Pocket PC : ROM chính là firmware hay hệ điều hành của các máy Pocket PC tuy nhiên do quen dùng hiện nay nó tên là ROM là các chương trình. Nếu đúng nghĩa nó là bộ nhớ chỉ đọc : Read Only Memory.
10. EEPROM : Nó cũng là một IC nhớ gần giống ROM tuy nhiên nó không chỉ đọc mà còn có thể ghi, khi mất điện nuôi dữ liệu vẫn còn. trước kia các dòng máy đời cũ sử dụng chip này để lưu các thông tin cần thay đổi như danh bạ, số Imei, các thông số tunning để điều chỉnh sóng...Do đó mới xuất hiện là các file lưu trữ trong này với cái tên là file EEPROM. Sau này các dòng máy đời mới lưu các thông tin này vào IC Flash nhưng chia thành 1 vùng gọi là vùng EEPROM giả lập.
11. Mất Nguồn : Theo ý của từ này trong giới sửa chữa là máy không thể khởi động lên được. Nguyên nhân thực sự có rất nhiều nguyên nhân để máy không bật lên được ví dụ như mất hệ điều hành (firmware) hay chép sai hệ điều hành, cháy CPU, mất dao động...chứ Nguồn đúng nghĩa (Power) có thể vẫn còn không hư.
12. Dây nguồn (LCD Flat cable) : Đúng ra nó sẽ là tên dây cáp màn hình nhưng nguyên nhân do hồi ngày đầu tiên các máy Motorola StarTaX sử dụng chung dây màn hình và dây để nối Pin gắn trên đó xuống nếu dây này đứt thì mất nguồn nên nó có tên là dây nguồn. Sau này các máy gập nấp người ta vẫn quen gọi là dây nguồn dù thực sự nó chỉ là dây màn hình.3. Gửi file : Thực sự từ này chỉ có dùng cho máy NOKIA khi cần đồng bộ hóa giữa IC bảo mật ( UEM) và chương trình trong flash. Nguyên nhân có từ gửi file là do phải đọc thông tin từ UEM ra thành 1 file sau đó gửi file này vô hãng Nokia họ tính ra 1 cái file đồng bộ và gửi về. Dùng file này để đồng bộ hóa giữa flash và IC bảo mật.
Hiện nay có thể làm tự động bằng cách mua LOG và gửi qua mạng internet tới server trực tiếp.
14. Soft Reset : Hay còn gọi là reset mềm cái này chỉ thực hiện trên các máy Pocket PC do pin gắn liền trong máy và một số đặc tính khác nên nhà sản xuất không thiết kế dạng nút power mà ở các máy này nút power chỉ có tác dụng vô chế độ chờ hoặc dùng tắt đèn màn hình. Để tắt máy và khởi động lại phải thực hiện việc reset mềm này. Nó gần giống việc restart lại máy tính thôi. Các chương trình còn nguyên hết.
15. Hard Reset : Đây là công việc xóa toàn bộ máy và cài lại nguyên bản như trong nhà máy mới xuất xưởng ra. Mỗi dòng máy sẽ có một cách Hard Reset khác nhau. Sau khi reset xong toàn bộ thông tin hay chương trình do người dùng cài đặt sẽ biến mất.
16. UpROM : đây giống như là quá trình flash cho máy điện thoại thường nhưng khi làm với PDA lại dùng từ là UpROM chả hiểu vì sao luôn nhưng nó là từ thông dụng nói ra ai cũng hiểu.
17. SET NAM : Hay có người dùng từ Namming hay NAM. Việc này chỉ có khi thực hiện đối với các máy CDMA. Một máy từ mạng khác khi muốn sử dụng trong một mạng mới ví dụ SKtelecom muốn xài với Sfone thì phải thực hiện quá trình này. Quá trình này bao gồm gán số thuê bao vào bộ nhớ của máy, kênh sóng, mã quốc gia, mã mạng...thì khi đó máy mới có sóng. Do đó đối với máy CDMA nếu mà mất sóng nên thực hiện việc này trước khi đụng tới dao kéo nhé.
18. Sê ma phiên âm từ tiếng anh là Schematic) đây chính là các sơ đồ mạch điện của máy điện thoại giống TV thôi.
19. Test Point : Một số máy đời mới thường nhà sản xuất sử dụng cách boot máy bằng một đoạn boot trong bộ nhớ. Nếu trong trường hợp đoạn boot này toi mạng khi đó máy điện thoại sẽ giống như cục gạch máy tính và điện thoại không hiểu gì nhau hết để đề phòng trường hợp này phải tháo flash rời ra chép bằng Labtool thì nhà sản xâất chíp đã đề phòng có chế ra thêm 1 điểm để có gì thì kết nối với máy tính trực tiếp bằng CPU luôn cho gọn cái điểm này gọi là TestPoint. thường sẽ nối xuống đất hay lên VCC hay nối tắt hay tháo ra...tùy theo dòng máy.
Ai phát hiện ra từ gì thì ủng hộ thêm cho em với.20 .BT ( Bluetooth ) : Là 1 loại mạch điện được lắp trực tiếp trong 1 số đời máy dtdđ . Nó thường cho làm việc với tín hiệu 13MHZ , công dụng của mạch bluetooth là tạo kết nối qua sóng vô tuyến giữa máy điện thoại với các thiết bị khác cùng hổ trợ bluetooth. Tầm liên lạc của bluetooth thường khoảng 20 mét và có đặc điểm là không cần nhìn thấy nhau.
21.Block diagram : Sơ đồ khối của máy . Công dụng của sơ đồ khối là cho thấy việc tổ chức của các loại máy đtdđ , qua sự trình bày của sơ đồ khối người thợ sẽ biết trong máy có các khối chức năng nào , các khối nào liên kết với nhau,tín hiệu sẽ khởi phát từ đâu và sẽ lần lượt qua những khối nào ...nói chung sơ đồ khối rất hữu ích vì nó giúp người thợ có cái nhìn nhanh về tổng quan của máy .
22.COM ( Cổng COM ) : viết tắt của từ communication -> là cổng kết nối đặt ở mặt sau của các máy tính PC , nó dùng để trao đổi dữ liệu với các thiết bị khác , cổng COM có 9 chân
__________________MỘT SỐ THUẬT NGỮ CHUYÊN NGHÀNH HỖ TRỢ CHO VIỆC ĐỌC SƠ ĐỒ
1. A/D Interface ( analog/digital Interface ) : bộ kết nối giữa khối máy tính CPU và các bộ biến đổi A/D thường thấy đặt trong khối nguồn.
Trong dtdđ người ta dùng nhiều bộ cảm biến để xác định mức áp của pin , chủng loại pin ,nhiệt độ pin và máy, các tín hiệu này lúc nguyên thủy thường ở dạng Analog nó phải được đổi ra dạng số ( digital hay Bit ) với các mạch biến đổi A/D . Sau đó các tín hiệu dạng Bit sẽ được cho qua bộ kết nối nội bộ ( interface ) để gửi về CPU xử lí ( vì khối máy tính CPU chỉ làm việc với tín hiệu dạng bit )
2. Address ( mã địa chỉ ): Trong mạch số thì tín hiệu thường ở dạng bit, một tín hiệu chỉ có thể mang 3 nội dung :
* Tín hiệu dùng để chỉ mã lệnh ( Command signal )
* Tín hiệu dùng để chỉ mã dữ liệu ( Data signal )
* Tín hiệu dùng để chỉ vị trí trong các bộ nhớ hay mã địa chỉ ( Address signal )
3. AFC ( Automatic frequency control ) : Gọi là mạch ổn tần số . Khối Cobba đặt trong ic one chip có mạch so pha ->> nó cho so sánh pha của tín hiệu 13MHZ với nhóm tín hiệu Burst của mạng và tạo ra điện áp AFC
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro