Dinh dưỡng thường thức
Dinh dưỡng thường thức
Sưu tầm và biên soạn Nguyễn văn Dũng TP3a HN
Bưởi và sức khỏe
Ở một góc độ nào đó, có thể xem những món ăn chế biến từ bưởi là một dạng thực phẩm chức năng... Khái niệm này vẫn còn mới mẻ đối với thị trường Việt Nam, nếu ta định nghĩa thực phẩm này có tính "món ăn bài thuốc" như quan điểm Đông y xưa nay. Vì hầu hết các thành phần của bưởi đều ích dụng cho sức khỏe. Chẳng những thế, còn được chế biến thành nhiều món ăn, hấp dẫn.
Bưởi với các chất dinh dưỡng
Quả bưởi cung cấp 140cal, 36g bột đường, 2g protein, 10g chất xơ, gồm 3 phần: lớp vỏ xanh bên ngoài, cùi bưởi màu trắng, xốp và trong cùng là các múi. Cùi bưởi có pectin, tinh dầu và 2 flavonoid chính là hesperidin và naringin. Dịch quả bưởi có 9% glucid, 0,6% protid, 0,1% lipid cùng nhiều chất khoáng như: Ca, P, K, Mg... Ngoài ra, bưởi chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C 40mg%, vitamin PP 0,3mg%, vitamin B1 0,07mg%, vitamin B2 0,05mg% và tiền vitamin A 0,1mg%. Trong bưởi ruột hồng và đỏ còn có thêm 1 carotenoid gọi là lycopene, có công dụng ức chế hoạt động của các khối u, đặc biệt là ung thư tiền liệt tuyến. Dược tính quí giá này đang được nghiên cứu sâu thêm. Y học cổ truyền xếp quả bưởi vào loại có tính mát, khí hàn, không độc, do dịch có vị chua hoặc ngọt.
Bưởi và những công dụng Có thể bạn chưa biết
Người béo phì, tiểu đường, cao huyết áp nên ăn bưởi vì bưởi là loại thức ăn có chỉ số đường huyết thấp. Lâu nay, vốn không hiểu hết ích dụng, cùi trắng của bưởi thường bị vứt đi. Đông y dùng cùi bưởi để làm thông kinh thoát lạc, trị nhức mỏi. Như trên đã nói, cùi bưởi có chứa pectin, tinh dầu và 2 flavonoid chính là hesperidin và narigin. Pectin là chất sợi hòa tan, nó ngoại hấp cholesterol trong thức ăn và muối mật nên góp phần làm giảm cholesterol trong máu, gián tiếp ngăn ngừa béo phì và xơ cứng mạch máu. Hesperidin và narigin giúp bảo vệ tính đàn hồi của mạch máu, ngừa xơ cứng động mạch, gián tiếp chống cao huyết áp và tai biến mạch máu não. Ăn bưởi sẽ kích thích tiêu hóa, chữa được bệnh ăn kém tiêu vì sẽ làm tăng cường tiết mật và dịch vị. Dùng vào buổi sáng, lúc bụng đói, bưởi có tác dụng lợi tiểu và giúp lọc máu, thải những chất bẩn, độc ở thận và gan. Người béo phì, tiểu đường, cao huyết áp nên ăn bưởi vì bưởi là loại thức ăn có chỉ số đường huyết thấp. Ngoài ra, trong thành phần của bưởi còn có insulin. Đặc biệt, hàm lượng vitamin C trong 100g thịt bưởi có tới 123 miligam, cao gấp 2-4 lần cam, đây là thành phần chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng, kích thích bài tiết và dự trữ sắt, loại thải các kim loại nặng gây mệt mỏi cho cơ thể. Hạt bưởi đốt cháy thành than rồi nghiền thành bột bôi lên chỗ bị chốc lở ngày 2 lần, có thể lành trong vòng 3-6 ngày. Hoa bưởi có mùi thơm dễ chịu, được dùng làm hương liệu pha vào bánh mứt hoặc nấu chè ăn. Lớp vỏ ngoài cùng của quả bưởi chính là các vị thuốc Trung y vẫn được gọi là quảng quất, hóa quất hồng, có tính ôn, vị cay, ngọt đắng, có tác dụng hóa đàm, tiêu thực, hạ khí. Nên dùng loại vỏ bưởi cũ tốt hơn vỏ bưởi mới. Cả lá, hoa, vỏ quả bưởi đều chứa tinh dầu dùng để xông hơi giải cảm tốt.
Quả nào chứa nhiều calci nhất?
Trong 40 loại quả thường thấy như: lê, táo, cam, hồng..., các nhà khoa học đã phát hiện quả có hàm lượng calci cao vào bậc nhất chính là quả bưởi. Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện một tác dụng vô cùng quan trọng của quả bưởi, đó là chống ung thư. Các nhà khoa học đã chứng minh chất calci có trong các thức ăn thiên nhiên có thể phòng chống được ung thư đại tràng mà
1
một trong những nguồn bổ sung calci trong các loại thực phẩm thiên nhiên tốt nhất chính là từ quả bưởi. Trong 40 loại quả thường thấy như: lê, táo, cam, hồng..., các nhà khoa học đã phát hiện quả có hàm lượng calci cao vào bậc nhất chính là quả bưởi. Trong mỗi 100g thịt quả bưởi có 519mg calci, cho nên thường xuyên ăn bưởi có khả năng phòng tránh tốt ung thư đại tràng.
Bưởi và thuốc
Tuy nhiên bưởi cũng có những chống chỉ định riêng: nước bưởi tăng cường hấp thụ thuốc ở ruột. Như vậy, ăn bưởi và uống thuốc cùng một lúc gần giống như việc uống thuốc với liều mạnh hơn bình thường. Trong nhiều trường hợp, điều đó rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây chết người. Bình thường, trong ruột người có một loại enzym là CYP3A4 có nhiệm vụ phá hủy bớt phân tử của một số hóa chất, trong đó có nhiều loại thuốc, khiến thuốc được hấp thụ ít hơn. Nước bưởi làm suy giảm enzym này, do đó, thuốc thẩm thấu từ ruột vào máu nhiều hơn. Một số thuốc chịu ảnh hưởng của bưởi gồm: các loại thuốc chống dị ứng, thuốc an thần... Nhiều loại hóa chất độc hại như: thuốc trừ sâu, rượu và hoạt chất nicotin trong thuốc lá cũng có thể được bưởi hỗ trợ. Nói chung khi uống thuốc bạn không nên dùng chung với bưởi, và tốt nhất là tham khảo ý kiến thầy thuốc.
Đa dạng món ăn chế biến từ bưởi
Do bưởi có nhiều tại Việt Nam, người dân đã chế biến nó thành nhiều món như: gỏi bưởi, gỏi bưởi hải sản, chè bưởi, nem bưởi, tôm sốt bưởi, bưởi trộn nhộng... Đặc biệt là món nem bưởi được làm bằng cùi bưởi đã gọt bỏ lớp vỏ xanh cay bên ngoài. Bạn có thể đối chiếu với công dụng của cùi bưởi ở trên để thấy món nem hấp dẫn này như một món chức năng trị nhiều thứ bệnh. BS. Nguyễn Quảng
Chuối - trái cây bổ dưỡng
Trái chuối quá quen thuộc đến độ bị coi thường, bị loại ra khỏi những thực đơn được coi là cao cấp. Nhưng chuối lại là thực phẩm có nhiều tác dụng bổ dưỡng cho cơ thể.
Thành phần hóa học
Trong 100g chuối chín có 0,6mg vitamin B6 (chiếm 30% nhu cầu hàng ngày), 9mg vitamin C, 19mcg folacin, 396mg kali, 29mg magiê, pectin, chất xơ (celluloz)... Như vậy chuối có hàm lượng kali rất cao (chỉ sau trái bơ).
Tác dụng trị táo bón
Phụ nữ sau khi sinh và người cao tuổi, khi bị táo bón thường là do âm suy, chuối bổ âm nên trị táo bón tận gốc. Nhiều người vẫn thường dùng thuốc nhuận trường, các loại thuốc này thường gây thất thoát kali, dùng thêm chuối sẽ được bổ sung kali, không bị thiếu hụt. Ngoài ra, chứng táo bón kinh niên thường là nguyên nhân sâu xa của bệnh trĩ, viêm ruột thừa và ung thư đại tràng. Với thành phần nhiều chất xơ, chuối kích thích nhu động ruột, làm phân di chuyển nhanh, giảm thời gian tiếp xúc với tác nhân ung thư (có trong chất bã thực phẩm, muối mật, enzyme của tạp khuẩn ruột) nên ngăn ngừa được ung thư đại tràng.
Tác dụng trên tim mạch
Những người già thường hay bị bệnh tim mạch. Với hàm lượng kali cao, chuối giúp ngăn ngừa rối loạn nhịp tim và ổn định huyết áp. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân bị cao huyết áp hiện đang điều trị bằng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc loại ức chế men chuyển (như captopril, enalapril…) thì bệnh nhân không nên ăn nhiều chuối vì các loại thuốc trên có phản ứng tương tác với kali.
Có thể bạn chưa biết?
2
Cơn cao huyết áp xuất hiện do tác động của một chất gây co mạch máu, và một hợp chất trong chuối (nhất là chuối chín) có tác dụng ức chế enzym tạo ra chất này. Theo tài liệu của Đại học John Hopkins 11/1998, các chất khoáng kali, magiê và calci có liên quan đến huyết áp. Đối với bệnh nhân có huyết áp trong khoảng 140-159 / 90-99 hãy thay đổi thực đơn, thêm rau quả trong vòng 6-12 tháng trước khi dùng thuốc. Kết quả thuận lợi nếu rau quả có hàm lượng kali 4,4 gam/ngày (tương đương 11 quả chuối). Điều này không có nghĩa là khuyến cáo ăn 11 quả chuối mỗi ngày. Hãy ăn nhiều rau quả để có đủ lượng kali cần thiết. Tại Ấn Độ, các nhà nghiên cứu lại cho rằng chỉ cần ăn mỗi ngày 2 quả chuối là đủ để huyết áp giảm xuống sau một thời gian ngắn. Một số người tình nguyện ở Đại học Manipal đã ăn chuối với liều lượng này và chỉ sau một tuần huyết áp họ giảm 10%. Các nhà khoa học Ấn Độ giải thích: cơn cao huyết áp xuất hiện do tác động của một chất gây co mạch máu, và một hợp chất trong chuối (nhất là chuối chín) có tác dụng ức chế enzym tạo ra chất này.
Tác dụng phụ trị tiêu chảy
Chuối có tác dụng này nhờ: ● Bổ sung chất bổ dưỡng và bù lượng kali mất theo phân. ● Pectin trong quả chuối che chở màng nhầy ruột, làm nhẹ bớt chứng tiêu chảy và giảm nguy cơ ung thư ruột. ● Thuốc trị tiêu chảy có tác dụng phụ là gây táo bón, chất xơ trong quả chuối làm tăng nhu động ruột, phục hồi chức năng sinh lý của ruột. ● Loại quả này còn giúp thức ăn dễ tiêu, kích thích tái tạo niêm mạc dạ dày, tăng tiết chất nhầy và làm lành các vết loét ở bộ phận này.
Bạn có biết?
Vỏ quả chuối tiêu chứa 1 hoạt chất có tác dụng ức chế sự sinh sản, phát triển của vi khuẩn và nấm, giúp chữa trị các bệnh mẫn, ngứa.
Tác dụng an thần
Trong quả chuối chín có một chất đặc biệt giúp não sản sinh ra chất hydroxylamin làm giảm nhẹ tâm trạng lo âu, buồn phiền, do đó những người bị stress, xúc động mạnh hoặc buồn bực quá mức nên ăn 2-3 quả chuối/ngày. Giáo sư Sany (Đại học Tokyo - Nhật Bản) đã so sánh hoạt tính của rất nhiều loại rau quả và đi đến kết luận: quả chuối tiêu có khả năng lớn nhất trong việc tăng cường hệ miễn dịch, tăng bạch cầu và sinh ra chất INF để tiêu diệt các tế bào khác thường. Hiện nay các nhà khoa học Nhật đang nghiên cứu để tìm ra hoạt chất chống ung thư trong quả chuối. Ngoài ra, chuối còn được nghiên cứu trong lĩnh vực da liễu. Vỏ quả chuối tiêu chứa 1 hoạt chất có tác dụng ức chế sự sinh sản, phát triển của vi khuẩn và nấm, giúp chữa trị các bệnh mẫn, ngứa. Từ dược liệu này, các nhà khoa học Anh đã sản xuất một loại thuốc chữa bệnh vẩy nến (tên thương mại là Eerorex) Tóm lại, quả chuối ngoài những tác dụng bổ dưỡng thường thấy, còn có những lợi ích đặc biệt dần dần được khám phá bởi các nhà khoa học. Hy vọng trong tương lai không xa chuối sẽ là một vị thuốc rẻ tiền và hữu hiệu trong việc giúp con người phòng chống lại bệnh tật, nhất là trong những bệnh về đường ruột. Theo Sức Khỏe 360 - Sưu tầm
Công dụng của trà xanh
Trà xanh là thức uống của cả châu Á từ ngàn xưa. Ngày nay, người ta đã khám phá ra nhiều ích lợi từ trà xanh đối với sức khỏe... Ngay cả tại châu Á, người ta cũng tiến hành ghi nhận mức lợi ích của việc uống trà xanh khi vào năm 1994, các khoa học gia của Shanghai Cancer Institute đã tiến hành khảo sát những người uống trà xanh Trung Quốc và những người không uống trà xanh trên một phạm vi rộng. Kết quả là nếu kết hợp với việc không hút thuốc lá thì những người uống trà xanh thường xuyên sẽ ít bị ung thư thực quản hơn khá nhiều. Từ đó, các khoa học gia muốn tìm hiểu tại sao trà xanh lại có tác dụng ngăn ngừa ung thư và khi vào bên trong cơ thể người thì trà xanh đã "biến hóa" ra sao?
Trà xanh và bệnh ung thư
3
Vài năm qua, các cuộc khảo sát cho thấy uống trà xanh sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang, ruột già, thực quản, tụy tạng, hậu môn và dạ dày. Hợp chất được cho là có tính ngăn ngừa ung thư là polyphenols, một hỗn hợp antioxidant tự nhiên thường thấy trong thảo mộc. Trà chứa 4 loại polyphenols chính có tên là các chất catechins, một hỗn hợp dạng flavonoids, dễ dàng được oxy hóa trong cơ thể. Khả năng antioxidant của catechins cao hơn nước nho và rượu nho nhiều. Quả thật trà xanh có tác dụng chống ung thư rất rõ. Một cuộc thí nghiệm trên chuột cái cho thấy trà xanh làm giảm bệnh ung thư phổi, chỉ cần tiêm dung dịch có 0,6% trà xanh đã thấy ngay tác dụng, đó là chưa kể trà xanh còn ức chế angiogenesis là sự phát triển các mạch máu mới để nuôi dưỡng ung thư.
Có thể bạn chưa biết
Có hai dạng ung thư nữa mà trà xanh có thể giúp ngăn ngừa rất hữu hiệu là ung thư ruột (visceral cancer) và ung thư da (melanoma) Một dạng catechins trong trà xanh có tên epigallocatechins-3 gallate (EGCG), giờ đây được khoa học xác nhận là một tác nhân không độc có thể ngăn ngừa ung thư vú của phụ nữ. Ngoài ra EGCG còn có tính ngăn ngừa các tế bào ung thư máu liên lạc với nhau, nhất là dạng ung thư máu của người từ 60 tuổi trở lên hoàn toàn không trị bằng thuốc thường được... Trong cuộc thí nghiệm của bệnh viện Mayo Clinic, cứ 10 bệnh nhân thì có 8 người khi cho uống trà xanh, đã thấy tế bào ung thư máu bị tiêu diệt rõ rệt. Năm 2004 chỉ riêng tại Mỹ đã có tới 230,000 ca bệnh ung thư ruột, đa số là nam giới. EGCG có tác dụng kiểm soát metastasis, hay còn gọi là sự phát tán tế bào không kiểm soát được của ung thư.
Trà xanh đối với tim mạch và sự lão hóa
Một tác dụng khác của trà xanh là làm giảm lượng cholesterol trong máu, đặc biệt là các động mạch vành và màng tim sẽ được bảo vệ tốt hơn nếu bạn tiêu thụ đều đặn trà xanh. Điều độc đáo là càng uống nhiều trà xanh thì mức độ giảm các bệnh về động mạch vành càng đáng kể và không hề có tác dụng phụ. Các khoa học gia còn khám phá thấy trà xanh có tác dụng ngăn chặn sự thoái hóa của não bộ. Khi thí nghiệm với những con chuột già nua có não bộ suy thoái (celebral atrophy and cognitive disfunction), người ta thấy hợp chất catechins trong trà làm chậm lại quá trình lão hóa tự nhiên của tế bào não khi cơ thể về già. Đặc biệt là các bệnh nhân có não bị ảnh hưởng do tai biến mạch máu hay tim nếu dùng trà xanh đều đặn có thể giảm tác dụng xấu của chứng bệnh tim mạch vừa kể. Hiện nay có nhiều thí nghiệm lâm sàng đang diễn ra với việc trà xanh có thể giúp chống hai căn bệnh hiểm nghèo là Parkinson và Alzheimer. Giờ đây người ta biết đây là các dạng bệnh suy thoái thần kinh do các chất độc, do viêm hay bị nhiễm (neurotoxicity) mà trà xanh lại có tác dụng trị tổng hòa chứ không nhắm riêng một đối tượng nào.
Những công dụng khác...
Trà xanh có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu, nên làm giảm áp lực bị bệnh tiểu đường type II, nó làm giảm liều lượng glucose trong các con chuột bị bệnh tiểu đường nhưng không ảnh hưởng gì đến insulin cả. Cuối cùng các khoa học gia tin là trà xanh có thể giúp chống bệnh viêm khớp, nhất là dạng “rheumatoid arthritis” rất khó chịu, ít nhất thì nó cũng giúp bớt sưng đau và các thương tổn trong sụn. Với bao nhiêu là tác dụng tốt, trà xanh có một tương lai “trị bệnh” rất sáng sủa. Bây giờ người ta hiểu tại sao nhiều người Châu Á thích uống trà xanh, nó là “dược phẩm hạng nhất” để duy trì một thân thể trẻ trung cường tráng và một đầu óc minh mẫn. Khi bạn về già, bạn còn đòi hỏi gì hơn?
Không nên pha trà vào phích
Mùa đông giá rét, nhiều người thường pha trà vào phích để giữ cho nước nóng cả ngày. Cách làm này khiến trà kém ngon và mất đi nhiều chất dinh dưỡng. Tốt nhất là nên pha trà vào ấm. Khi đó, các chất dinh dưỡng như axit amin, vitamin, chất thơm, tanin đều hòa tan trong nước chè, đem lại màu xanh đẹp mắt, hương vị thơm ngon và có lợi cho sức khỏe. Khi bạn pha chè trong phích, do nhiệt độ cao, thời gian bảo quản dài nên mùi thơm trong chè nhanh chóng mất đi, nước chè ít thơm hơn. Chất tanin tan ra nhiều hơn làm nước chè chuyển màu đậm, vị đắng chát mất ngon và nhiều khi khó uống. Các loại vitamin cũng đã bị phân hủy và mất gần hết. Do đó, bạn nên cho một lượng chè vừa đủ vào ấm, đổ nước đun sôi hãm sau ít phút rồi uống ngay. Theo “Life Extension”
4
Dầu mỡ dùng lại rất hại sức khỏe
Do tiết kiệm, một số người nội trợ có thói quen sử dụng loại dầu mỡ đã được xào rán trước đó. Các nhà hàng cũng hay dùng nó để đồ rán nhanh có màu vàng, hoặc để dầu mỡ trong chảo cháy có khói lên mới cho thực phẩm vào để tạo mùi hấp dẫn. Điều này làm tăng nguy cơ ung thư và nhiều bệnh khác cho thực khách. Ở nhiệt độ cao, vitamin A, vitamin E và một số chất dinh dưỡng trong dầu rán bị phá hủy gần hết. Khi dầu rán nóng quá 180 độ C, sẽ có các phản ứng hóa học mà kết quả là sự xuất hiện một số chất độc như aldehyde, fatty acid oxide... Dầu mỡ sử dụng quay vòng càng nhiều lần thì các chất có hại nói trên phát sinh ra càng nhiều. Chúng có thể bốc hơi ra làm ô nhiễm không khí xung quanh và gây hại cho người hít phải. Những chất nói trên cũng đi vào thức ăn và xâm nhập cơ thể, phá hoại hệ thống các men tiêu hóa, phát sinh các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, khó thở, nhịp tim chậm, huyết áp tăng cao, tay chân bải hoải, rã rời... Nếu cứ thường xuyên ăn các loại thực phẩm rán, xào bằng dầu cháy hoặc dầu đã qua sử dụng, nguy cơ ung thư sẽ rất cao. Để loại trừ tác hại của dầu mỡ rán ở nhiệt độ cao, các bà nội trợ cần chú ý, khi nấu nướng phải khống chế nhiệt độ dầu, không để cho sôi vượt quá 1.500 độ C, tức là không nên để bốc thành lửa khói trong chảo. Dầu rán (kể cả mỡ lợn) không nên sử dụng lại quá 2 lần. Nếu lần trước còn quá nhiều dầu, bỏ đi tiếc thì lần sau khi rán phải cho thêm dầu mới vào, vì dầu mới chứa chất chống ôxy hóa sẽ giúp khử bớt chất độc Tốt nhất là nên hạn chế ăn các thức ăn rán, xào. Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Dầu mỡ trong ăn uống
Chất béo giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể: đó là nguồn năng lượng đậm đặc. 1g chất béo cho 9kcal, trong khi 1g chất đạm hoặc chất bột đường chỉ cho 4kcal. Trong cơ thể, chất béo là thành phần của màng tế bào, mô não... giữ vai trò tạo hình. Chất béo còn là nguồn cung cấp nhiều chất cần thiết đối với cơ thể như: các vitaminA, D, E, K tan trong dầu mỡ, là những vitamin kích thích tăng trưởng. Các acid béo nhiều nối đôi cần thiết cho sự phát triển, sinh sản, tình trạng da tóc và màng tế bào của cơ thể, các phospholipid. Trong thực tế các món ăn chế biến có dầu mỡ thường tạo cảm quan hấp dẫn, ngon miệng và có thời gian lưu giữ trong dạ dày lâu, tạo cảm giác no. Chất béo bao gồm: các acid béo, Triglycerids, phospholipids, sphingolipid, cholesterol, sáp ong, glycolipid và các lipoproteins. Trong số này, chúng ta thường được nghe nhắc đến các acid béo no, acid béo không no, cholesterol và các lipoprotein như: HDL, LDL, VLDL... Các chất béo đông đặc ở nhiệt độ bình thường được gọi là mỡ. Thường dùng là mỡ heo, bò, cừu. Trong mỡ có trên 50% là các acid béo no, và cứ mỗi 100g mỡ có chứa 200mg cholesterol. Một số acid béo no khi vào cơ thể làm tăng cholesterol toàn phần và LDL trong máu, dễ dẫn đến bệnh tim mạch. Các chất béo lỏng ở nhiệt độ bình thường được gọi là dầu. Các loại dầu thực vật thường dùng hiện nay là: dầu lạc, dầu mè, dầu nành, dầu ôliu, dầu hướng dương. So với mỡ động vật, dầu thực vật chứa nhiều các acid béo không no cần thiết cho cơ thể (acid linoleic, acid linolenic, acid arachidonic), rất cần để phòng tránh bệnh tim mạch ở người lớn tuổi, xây dựng màng myelin của tế bào thần kinh, tế bào não trẻ em từ sơ sinh đến 4 tuổi.
Sử dụng chất béo như thế nào cho hợp lý? Có thể bạn chưa biết
Với trẻ suy dinh dưỡng, việc cho dầu vào chén thức ăn là một cách tốt nhất để tăng năng lượng khẩu phần cho bé. Dầu còn là nguồn cung cấp các vitamin kích thích tăng trưởng như: vitamin A và vitamin D, đồng thời làm chén thức ăn trở nên mềm mại.
5
Nhu cầu chất béo ở các lứa tuổi khác nhau:
- Trẻ bú mẹ chất béo chiếm 50% tổng năng lượng khẩu phần. Cần chú ý là các loại sữa (kể cả sữa mẹ) có nhiều chất béo; gần một nửa năng lượng của sữa là do chất béo cung cấp. Nhưng khi chuyển sang ăn bột, ăn cháo rồi ăn cơm, các bậc cha mẹ lại rất ít quan tâm, thậm chí rất ngại cho bé ăn thêm chất béo. Khẩu phần thiếu chất béo thường rất ít năng lượng, dễ dẫn đến suy dinh dưỡng. - Trẻ từ 2 - 5 tuổi cần khẩu phần ăn mà trong đó chất béo chiếm 30-40% tổng năng lượng. Ví dụ: trẻ 2 tuổi cần khẩu phần có tổng năng lượng là 1200kcal, thì lượng chất béo ăn vào mỗi ngày từ dầu, sữa, trứng,.. là chiếm 40-50g. - Học sinh ở tuổi học đường nên có khẩu phần ăn chứa 30% chất béo. - Ở người trưởng thành, tổng lượng chất béo tối ưu trong khẩu phần thấp nhất là 15% và tối đa là 30% tổng năng lượng khẩu phần. Ví dụ: với khẩu phần ăn có tổng năng lượng là 1800kcal thì lượng chất béo ăn vào ít nhất từ thực phẩm là 30g và tố đa là 60g. Có thể chấp nhận đến mức 35% chất béo trong khẩu phần ở những người hoạt động thể lực cao. Lượng cholesterol ăn vào nên dưới 300mg mỗi ngày, hoặc dưới 200mg mỗi ngày ở những người có nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường ,bệnh tim mạch bằng cách giảm các thức ăn giàu cholesterol như: phủ tạng, óc, mỡ động vật, da heo, da gà, ăn trứng có mức độ: 3-4 trứng trong 1 tuần. Tuy nhiên khẩu phần có lượng cholesterol quá thấp sẽ làm yếu màng tế bào, dễ gây xuất huyết não.
Bạn cần chú ý
Dầu mỡ dễ bị ôi trong điều kiện nóng, ẩm. Sử dụng dầu mỡ ôi thường gây tiêu chảy. Hiện tượng oxy hóa và tự oxy hóa phân hủy dầu mỡ thành các chất peroxyd, oxyacid, ceton... gây tổn thương tế bào. Dầu mỡ đun ở nhiệt độ cao kéo dài bị phân hủy cho ra những chất độc gây chết súc vật thí nghiệm. Vì vậy không nên sử dụng dầu mỡ đã chiên rán nhiều lần. Với trẻ béo phì > 2 tuổi, nên đổi sữa béo sang sữa không béo nếu sữa là nguồn cung cấp năng lượng đáng kể. Khi cho trẻ ăn, nên khéo léo bớt dần các món ăn quá béo như: nước sốt, mỡ hành, thịt mỡ, các món chiên, xào, quay. Giảm ăn chất béo cũng là biện pháp hữu hiệu để giảm năng lượng ăn vào ở những người béo phì. Với bệnh nhân tiểu đường, lượng chất béo chiếm 20-30% tổng năng lượng khẩu phần là phù hợp. Nếu đường huyết không ổn định, có tăng triglycerid trong máu thì song song với việc giảm chất bột đường xuống còn khoảng 45-50% tổng năng lượng khẩu phần, lượng chất béo sẽ tăng lên 35-40% nhưng phải khống chế lượng acid béo no (từ mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ) xuống dưới 10% và tăng sử dụng các acid béo không no 1 nối đôi có nhiều trong dầu lạc, dầu cải, dầu oliu, mỡ cá basa, hạt điều, trái bơ. Ở bệnh nhân cao huyết áp: giảm lượng chất béo ăn vào và các acid béo no không làm giảm trực tiếp huyết áp nhưng giúp giảm cân nặng và giảm lipid máu. Đối với bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa lipid: các acid béo không no đa nối đôi có trong dầu hạt cải, các loại dầu thực vật, cá, tảo, rong biển có tác dụng làm giảm cholesterol, giảm triglycerid, tăng HDL, phòng chống bệnh lý tim mạch, chống huyết khối và điều chỉnh phần nào huyết áp trong cao huyết áp nhẹ. Biện pháp tốt nhất để bảo quản dầu mỡ là để nơi mát, kín, tránh ánh sáng mặt trời. Khi mua cần lựa chọn loại dầu ăn phù hợp cho việc nấu nướng hoặc ăn sống. Đặc biệt khi dùng dầu cho trực tiếp vào chén thức ăn của trẻ, các bậc cha mẹ nên sử dụng các loại dầu mè, dầu nành... đã tinh luyện và mua chai nhỏ ăn mau hết sẽ đảm bảo vệ sinh hơn. Tóm lại, sử dụng dầu thực vật như: dầu nành, dầu mè, dầu hướng dương, dầu oliu, dầu hạt cải... nhiều hơn mỡ động vật được khuyến khích hiện nay nhằm tăng lượng acid béo không no có lợi vào cơ thể và giảm việc nhập vào cơ thể các acid béo no, cholesterol bất lợi cho sức khỏe con người. BS. Nguyễn Thị Ngọc Hương
Dinh dưỡng trong sữa
Sữa chứa chín loại dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể con người và cũng là một loại thức uống giàu dinh dưỡng nhất. Chỉ cần 1 cốc sữa khoảng 220ml sẽ giúp bạn có thể đảm bảo được lượng vi chất cần dùng hàng ngày. Sữa cung cấp calci, vitamin B2 và các dưỡng chất khác (lượng calorie được đề nghị cho cơ thể hàng ngày là 2.000 calorie). Dưới đây là một số thông tin giúp bạn tìm thấy thành phần vi chất trong sữa giúp ích cho cơ thể bạn.
30% lượng calci cần dùng hàng ngày
Một ly sữa 220ml cung cấp cho cơ thể chúng ta 30% lượng calci cần dùng hàng ngày. Calci không chỉ giúp duy trì bộ xương khỏe và hàm răng chắc mà loại khoáng chất này còn đóng vai trò quan trọng với chức năng thần kinh, sự co
6
cơ bắp và sự đóng cục của máu.
25% vitamin D cần dùng hàng ngày
Khi được tăng cường vitamin, một ly sữa sẽ cung cấp khoảng 25% lượng vitamin D cần dùng hàng ngày. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ calci và tăng cường sự khoáng hóa xương. Sữa là một trong số ít nguồn thực phẩm có vi chất quan trọng này.
16% protein cần dùng hàng ngày
Protein trong sữa là loại có chất lượng cao, nghĩa là nó chứa các amino acid cần thiết, hay nói cách khác là "các khối nhà" của protein. Protein có tác dụng xây dựng và sửa chữa các mô cơ bắp và nó giữ vai trò là nguồn năng lượng cho cơ thể trong các quá trình tập luyện thể lực lâu dài ở cường độ cao. MỘt ly sữa 220ml có thể cung cấp đến 16% lượng protein cần dùng hàng ngày.
11% potassium cần dùng hàng ngày
Potassium giúp duy trì huyết áp bình thường trong cơ thể. Nó cũng cần thiết cho các hoạt động và sự co giãn cơ bắp. Với hàm lượng 11% potassium, sữa cung cấp lượng vi chất này nhiều hơn hẳn các loại thức uống dùng cho thể thao hàng đầu.
10% vitamin A cần dùng hàng ngày
Một ly sữa 220ml có thể cung cấp 10% lượng vitamin A cần sử dụng hàng ngày. Vì chất này giúp duy trì thị lực và làn da bình thường. Nó cũng giúp điều chỉnh sự phát triển của tế bào và duy trì sự toàn vẹn của hệ miễn dịch.
13% vitamin B12 cần dùng hàng ngày
Vitamin B12 giúp tạo nên tế bào máu đỏ mang oxy từ phổi đến các cơ bắp đang hoạt động. Một ly sữa 220ml sẽ có thể cung cấp 13% lượng vitamin B12 cần thiết hàng ngày.
24% vitamin B2 cần dùng hàng ngày
Sữa là nguồn cung cấp vitamin B2 tuyệt vời, cung cấp đến 24% lượng vitamin B2 cần thiết hàng ngày cho cơ thể. Vitamin B2 có chức năng giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng - một tiến trình quan trọng trong việc luyện tập cơ bắp.
10% niacin (hay tương tự như niacin) cần dùng hàng ngày
Niacin quan trọng với chức năng thông thường của các enzyme trong cơ thể và liên quan đến quá trình chuyển hóa đường và các acid béo. Một ly sữa có khoảng 10% lượng niacin cần dùng hàng ngày.
20% phosphorus cần dùng hàng ngày
Phosphorus giúp tăng cường hệ xương và tạo ra năng lượng cho các tế bào trong cơ thể. Sữa là nguồn phospho tuyệt vời cho cơ thể với 20% lượng phospho cần dùng hàng ngày được cung cấp qua một ly sữa. Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng
Măng là thức ăn rất sẵn ở miền núi nhất là ở những nơi có rừng tre, nứa, bương, trúc... Từ măng,
7
chế biến được nhiều món ăn ngon, đậm đà hương vị núi rừng: canh măng, bún xáo măng, măng hầm chân giò lợn, măng nấu xáo vịt. Vậy, giá trị dinh dưỡng của măng được đánh giá như thế nào và măng có độc hay không? Về giá trị dinh dưỡng của măng tươi cũng tương tự như rau tươi. Măng cũng có đủ các chất protid, glucid, muối khoáng, vitamin, nhưng măng có nhiều chất xơ hơn rau và măng càng già tỷ lệ chất xơ càng cao, cứng hơn và khó tiêu hơn. Măng khô, do phơi khô bớt nước nên tỷ lệ các chất dinh dưỡng cũng cao hẳn lên. Trong măng tươi có chất độc phải chú ý đề phòng Măng là một thức ăn được nhân dân ta dùng rất phổ biến. Tuy vậy khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thuỷ phân và giải phóng acid xyanhydric (HCN). Chính acid này gây ra ngộ độc, nôn mửa, giống như khi bị ngộ độc sắn. Một người lớn ăn phải 20mg acid xyanhydric có thể bị ngộ độc. Trẻ em, người già yếu nhạy cảm hơn. Nhưng các bạn cũng không nên vì thế mà sợ ăn măng. Acid xyanhydric hoà tan trong nước và dễ bị bay hơi khi đun nóng, cho nên từ xưa nhân dân ta dã có kinh nghiệm luộc măng tươi bao giờ cũng phải đổ nước luộc đi, rửa măng lại, có khi luộc tới hai lần, lần nào cũng đổ nước luộc đi như vậy rồi mới nấu ăn, và thường hầm măng. Acid xyanhydric hoà tan trong nước luộc, nước rửa và bay hơi theo hơi nước sôi, măng còn lại ăn vừa ngon vừa không còn chất độc. Cũng vì vậy ngộ độc măng chỉ xảy ra khi ta ăn măng tươi chế biến không đúng cách chưa loại bỏ được acid xyanhydric, còn ăn măng ngâm nước, măng chua hoặc măng đã phơi khô không xảy ra ngộ độc có trong măng của nhân dân ta.
● ● ● ● ●
Thành phần dinh dưỡng của những loại măng thường dùng: Trong 100g măng tre tươi có 92g nước, 1,7g protid, 1,7g glucid, 4,1 g là chất xơ (xenluloza). Trong 100g măng nứa tươi có 92g nước, 1,9g protid, 1,7g glucid, 3,9g chất xơ. Trong 100g măng vầu tươi có 91 g nước, 1,4g protid, 2,5g glucid, 4,5g chất xơ. Trong 100g măng ngâm chua có 92,8g nước, 1,4g protid, 1,4g glucid, 4,1 g chất xơ. Trong 100g măng khô có 23g nước, 13g protid, 2,1g lipid, 21,5g glucid, 36g chất xơ
Lợi ích của sữa chua
Sữa chua là sản phẩm thu được khi lên men lactic sữa động vật, có nhiều ích lợi đối với sức khoẻ mỗi người. Sữa chua có thể làm từ sữa tươi, sữa bột hoặc sữa đặc có pha đường. Cách làm sữa chua khá đơn giản, mỗi gia đình đều có thể tự làm được. Nhờ quá trình lên men lactic, một phần protein trong sữa phân giải thành các axit amin, các chất đường bột chuyển hóa thành đường lactoza dễ tiêu hóa và các chất thơm như axetoin, diaxetin cùng nhiều vi lượng quý hiếm được tạo thành. Sữa chua trở thành món ăn có dinh dưỡng cao, độ hấp thụ lớn, ngoài ra nhờ vi khuẩn lactic, nên sữa chua có tác dụng chữa bệnh đường ruột, bệnh dạ dày và các bệnh về tiêu hóa nói chung. Sữa chua đặc biệt thích hợp với người già, trẻ em, người mới ốm dậy, nhất là những người mắc bệnh về tiêu hóa. Trong ruột luôn luôn tồn tại một hệ các vi khuẩn kỵ khí và hiếu khí để giúp việc tiêu hoá xenlulô (chất xơ), thuỷ phân các chất hữu cơ để làm cho việc bài tiết phân được dễ dàng, ngoài ra các vi khuẩn này còn tạo ra các vitamin nhóm B, K và đặc biệt là làm nhiệm vụ như một rào cản sinh học giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Khi lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh không đúng sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột nên cơ thể rất dễ nhiễm bệnh. Trong trường hợp này sữa chua rất có hiệu quả trong việc lập lại cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột. Vì vậy khi sử dụng kháng sinh, ăn sữa chua sẽ rất có ích. Đối với người bị viêm loét dạ dày (đau dạ dày) thường phải dùng thuốc kháng axit nên làm cho vi khuẩn sinh lợi dồn lên, làm cho bụng trở nên ấm ách rất khó chịu. Nếu ăn sữa chua trong trường hợp này sẽ giúp cho bụng hết sình hơi, ấm ách là nhờ khí được đẩy xuống và tính axit được phục hồi. Đối với trẻ nhỏ bị tiêu chảy hoặc biếng ăn, cho ăn sữa chua sẽ chữa được tiêu chảy là nhờ sữa chua lập lại cân bằng hệ vi khuẩn ở ruột và chất kháng sinh lactocidine có trong sữa chua giúp việc điều trị tiêu chảy. Sữa chua dễ tiêu hóa nên rất phù hợp với trẻ biếng ăn. Cơ thể hấp thu sữa chua gấp 3 lần sữa tươi. Mặc dù sữa chua rất tốt, nhưng không nên lạm dụng, ăn quá nhiều. Mỗi ngày người lớn chỉ nên ăn 100-200g, trẻ em ăn ít hơn. Đặc biệt cần lưu ý, phải đảm bảo vệ sinh khi chế biến sữa chua nhất là đề phòng nhiễm các tạp khuẩn dễ gây tiêu chảy. Sữa chua để quá hạn không được sử dụng.
8
Theo KH&ĐS
Những điều cần biết về chất béo
Xưa nay nhiều người vẫn nghĩ béo là không đẹp, và chất béo là thủ phạm khiến cơ thể trở nên kém hẫp dẫn. Tuy nhiên, chất béo có một vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Và vẫn còn những điều bí ẩn mà có thể bạn chưa biết. Tế bào chất béo có thể phình lên 6 lần so với kích thước nhỏ nhất của nó. Khi mức độ calories hấp thu vượt quá mức cần thiết, tế bào chất béo sẽ nở ra và bắt đầu phân chia, từ trung bình 40 tỷ tế bào (ở cơ thể người lớn) lên khoảng 100 tỷ. Các tế bào chất béo phát triển “sung mãn” nhất khi chúng ta ở độ tuổi dậy thì. Sau đó, yếu tố di truyền và thói quen sinh hoạt là những yếu tố quan trọng quyết định việc tăng hay giảm cân của bạn. Chất béo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì và bổ sung nguồn năng lượng cho cơ thể. Nhưng nếu không được chuyển hóa, chất béo sẽ tích trữ dưới da theo dạng mỡ. Chúng sẽ có cơ hội phình ra và tăng lên theo cấp số nhân nếu bạn hấp thụ quá nhiều lượng calories. Tế bào chất béo cũng là nơi sản sinh ra estrogen. Tăng cân có thể dẫn đến nguy cơ mất cân bằng về hormone. Estrogen, dù được biết đến là hormone nữ, nhưng trong cơ thể nam giới cũng có một lượng nhỏ hormone này. Estrogen có chức năng tăng cường sự hoạt động của não, kích thích ham muốn và bảo vệ tim, và đặc biệt là cải thiện trí nhớ. Tuy nhiên, khi bạn thừa cân, lượng estrogen sẽ tăng lên trong khi testosterone trong máu giảm xuống dẫn đến việc làm mòn các lớp xương, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, giảm ham muốn, và tăng nguy cơ mắc các bệnh về tuyến tiền liệt. Khi giảm cân, các tế bào chất béo chỉ co lại chứ không mất đi. Bạn đừng tưởng rằng chúng đã bị tiêu diệt khi bạn gầy đi, thực chất, chúng chỉ co lại và vẫn còn tồn tại trong cơ thể. Chỉ chờ khi bạn ăn vào một miếng thịt là chúng lại có cơ hội phình ra. Vì vậy, bạn nên giữ thể trọng luôn ở mức ổn định với chế độ ăn uống thích hợp. Tế bào béo “hành xử” khác nhau ở các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Chất béo chủ yếu tích tụ ở hông, đùi, ít hoạt động trao đổi chất nhưng lại sản sinh ra nhiều acid béo - nguyên nhân dẫn đến các bệnh như tiểu đường, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và một số chứng ung thư khác. Lượng cholesterol "xấu" (LDL) cũng như chất béo và đường trong máu sẽ tăng lên, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Tập thể dục thể thao thường xuyên là cách tốt nhất để bạn có thể tránh được những nguy cơ này và giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, chất béo đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì quá trình hoạt động tự nhiên của cơ thể, kích thích quá trình hấp thụ vitamin và sản sinh năng lượng. Không có vitamin A, D, E, K, cơ thể sẽ không thể hấp thụ canxi, và việc sản xuất hormone có thể bị ảnh hưởng, dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như mất ngủ, chảy máu trong. Hơn nữa, các mô mỡ cũng kích thích quá trình đốt cháy năng lượng và tăng khả năng miễn dịch. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bạn giảm khoảng 10% thể trọng, có thể bạn sẽ tránh được một số vấn đề sức khỏe nhưng lại giảm sức đề kháng. Thế nên, lượng chất béo nhất định vẫn rất cần thiết để duy trì sự hoạt động bình thường của cơ thể. Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là hấp thụ 30% chất béo trong lượng calories hàng ngày là tốt nhất. Theo aksmen.com
Bổ sung omega 3 vào chế độ dinh dưỡng
Mỗi người đều ý thức được rằng omega 3 rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ, người trưởng thành. Vấn đề ở chỗ, sữa cũng như các viên nang không phải là sản phẩm duy nhất cung cấp dưỡng chất tối cần thiết này bởi AHA thực chất là tiền thân của axit omega 3 và omega 3 thì rất sẵn trong nhiều thực phẩm.
Axit béo omega 3 là gì?
Chúng là thành phần dinh dưỡng mà được các nhà nghiên cứu phát hiện, đặt tên cách đây 20 năm và những giá trị của phát hiện đó vẫn còn cho đến nay, đặc biệt là những người quan tâm tới sức khỏe tim mạch.
Ích lợi từ omega 3
Vào đầu những năm 80, nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ cư dân Inuit, cư dân cổ xưa nhất vùng phương Bắc, bị bệnh tim mạch rất thấp mặc dù họ ăn rất nhiều loại cá có hàm lượng chất béo cao. Kết quả là họ phát hiện ra rằng axit béo omega 3 trong cá có tác dụng bảo vệ tim mạch và rất nhiều lợi ích sức khỏe khác nữa như giảm chất béo không có lợi triglycerides và tăng cholesterol tốt; có tác dụng chống đông tụ giúp ngăn ngừa hiện tượng máu vón cục. Một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng axit béo này còn giúp giảm huyết áp ở những người bị huyết áp cao.
9
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất trên động vật, axit béo omega 3 còn bảo vệ cơ thể ngăn cản sự tích tụ của các protein mà được xem là có liên quan với bệnh Alzheimer. Trong các loại axit béo omega 3, Docosahexaenoic acid (DHA) được xem là mang lại kết quả khả quan nhất.
Omega 3 trong cá hay thực vật?
Do số người ăn chay ngày càng gia tăng và nỗi lo sợ chất thủy ngân và các chất độc khác có trong hải sản nên con người ngày càng ưa chuộng sử dụng dầu hạt lanh (có chứa axit alpha-linolenic – ALA) thay vì dầu cá. Cơ thể sẽ biến đổi ALA thành axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA) - thành phần chính của axit béo omega 3 nhưng quá trình chuyển hóa này diễn ra rất chậm. Thêm nữa, quá nhiều ALA (thường gặp trong các viên nang dầu hạt lanh) có liên quan với khả năng gia tăng nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến. Cho tới nay, an toàn nhất với nam giới vẫn là dầu cá chứ không phải là dầu thực vật có nguồn gốc từ hạt lanh.
Axit béo omega 3 ở đâu?
Tất cả các loài cá đều có axit béo omega 3 nhưng tập trung nhiều nhất ở các loài “cá béo” như cá kiếm, cá hồi, cá mòi và cá trích. Viện Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên ăn cá ít nhất 2 lần/tuần. Nhiều sản phẩm thực phẩm thương mại như bánh mỳ, các sản phẩm nướng, sữa chua và sữa công thức đều bổ sung thêm axit omega 3. Những nguồn thực phẩm giàu axit omega 3: rau lá xanh sẫm, đỗ tương và đậu phụ; các loại hạt như hạt hướng dương, hạt vừng, hạt điều và hạt lanh; các loại dầu ăn như dầu hạt lanh, dầu hạt cải và dầu nành; trứng. Dầu gan cá tuyết không phải là nguồn axit omega 3 tốt do có lượng vitamin A và D cao, dễ gây ngộ độc. Theo Reuters
Dưỡng chất từ quả dứa
Dứa là tiếng người Bắc. Người Nam gọi là trái thơm. Ở một số địa phương khác, người dân còn gọi là trái khóm. Một loại quả không thể thiếu trong mâm trái cây cúng Tết để cầu thơm cửa thơm nhà... Dứa tên khoa học là ananas - có ba loài: queen, cayenne và spanish. Queen lá ngắn, dày, màu xanh ửng tím và gai nhiều; quả nhỏ hai đầu thuỗn, vỏ dày, mắt nhỏ, hố sâu, khi chín có màu vàng tươi, ruột vàng đẹp, thơm ngon. Cayenne có lá xanh to, quả lớn hình trụ, vỏ mỏng, mắt to, khi chín màu cam tươi hơi xanh, ruột màu vàng nhạt, mềm, nhiều nước hơi chua còn có tên gọi là dứa Tây. Không ngon bằng queen. Spanish lá xanh nhạt, hơi ửng đỏ, còn gọi là dứa ta. Quả cũng hình trụ, mắt to, hố mắt sâu, vỏ dày, quả chín có màu vàng cam, thịt vàng nhạt có nhiều xơ, lắm nước, ngọt ít. Trồng ở mọi miền đất nước kể cả vùng đất khô cằn, đất phèn chua... Theo đông y, dứa có tính giải khát, sinh tân dịch và tiêu thực nhờ có chất bromelin - một enzym thủy phân protid rất mạnh. Dứa chứa bromelin nhiều nhất trong các loại quả, hơn 1.000 đơn vị/g. Chỉ cần một phần bromelin đã có khả năng thủy phân 1.000 phần thịt. Nó có tác dụng tương tự như papain trong đu đủ và pepsin. Ngoài tác dụng làm mềm thịt, bromelin còn có tính tiêu viêm, giảm phù nề và tụ huyết... nên còn dùng làm nguyên liệu chữa sưng khớp. Tuy nhiên, người ta đã xác định lượng bromelin trong thân cây dứa gấp 20 lần quả. Nước dứa có tính tẩy xổ mạnh nên ăn nhiều dễ làm tiêu chảy, hoặc khi ăn phải quả còn chưa chín hẳn. Người ta nhận thấy ăn dứa làm cơ thể bớt béo phì, cơ chế tác dụng còn chưa rõ nhưng nhiều vùng đã thấy trong thực tế. Ăn dứa nhiều có tác dụng giải khát và làm người ta không tăng thêm glucid. Rễ cây dứa còn có tác dụng lợi niệu cao nên đã dùng trong dân gian chữa bệnh sỏi đường tiết niệu. Lấy phèn chua cho vào quả dứa đã khoét sẵn một lỗ, bịt lại rồi đem nướng ăn theo dân gian, mang lại kết quả rất tốt. Cùi dứa là phần chứa nhiều sinh tố nhất, nhưng mọi người thường bỏ đi. Dứa chứa nhiều vitamin A, C, potassium, calcium và các khoáng chất quan trọng như: sélénium, mangan cần thiết trong việc bảo vệ các mô khỏi sự gây hại trong quá trình oxy hóa dẫn đến các cơn stress. Khi trộn xà lách với dâu tây, chúng vừa chứa chất làm dịu thần kinh vừa bồi bổ sức khỏe. Món ăn này tốt cho bệnh trầm uất. Dứa thường có mặt trong bữa ăn hàng ngày của người Việt như nấu canh chua, kho thịt bò, kho cá, làm bánh mứt... Sức Khỏe 360
10
Sữa chua - Thực phẩm cho sức khỏe
Sữa chua từ lâu đã là một loại thức ăn được yêu thích của những thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em. Nhưng sữa chua có bổ không, dùng nhiều có hại gì không,... vẫn là những thắc mắc phổ biến. Sữa chua (hay yaourt, yogurt) thực chất là sữa bò tươi hoặc sữa hoàn nguyên được cho lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột (Lactobacillus bulgaricus, Streptocoocus thermophilus) giúp chuyển đường sữa thành lactic tạo ra độ chua của một loại thực phẩm hấp dẫn. Có hai dãng sữa chua: Dạng lỏng như nước gọi là sữa chua uống và dạng sệt do chất casein trong sữa được đông đặc gọi là sữa chua ăn.
Sữa chua có bổ không?
Sữa chua có một giá trị dinh dưỡng khá đáng kể: Trong 100g sữa chua chứa khoảng 100Kcal (bằng khoảng 1/2 chén cơm hay 2 trái chuối xanh), có chất đường (15,4g), chất đạm (3,1g), chất béo (3g), calci và một số loại vitamin. Một số loại sữa chua còn thêm DHA (chất béo không no chuỗi dài) có tác dụng giúp sáng mắt và tăng chỉ số phát triển trí tuệ...
Lợi ích của sữa chua
Lượng calci trong sữa chua cũng tương đương với sữa tươi, giúp bổ sung nhu cầu khoáng chất cần thiết hàng ngày cho phát triển hệ xương, răng ở trẻ em và phòng chống loãng xương. Những người lâu ngày không dùng sữa thường bị thiếu men lactase nên dễ bị đau bụng và tiêu chảy. Chất đường trong sữa chua chỉ còn khoảng 1/2 lượng lactose ban đầu do đã chuyển thành lactic nên rất phù hợp với người thiếu men và không gây rối loạn tiêu hóa. Sữa chua là một loại thực phẩm dễ tiêu hóa. Lượng men vi sinh trong sữa chua tạo ra sự cân bằng hệ sinh thái trong ruột, tăng cường sự phát triển của các vi khuẩn có lợi, giúp cho đường ruột lành mạnh thực hiện tốt chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Mùi vị thơm ngon của sữa chua còn tạo được sự thích thú cho người tiêu dùng và giúp thay đổi khẩu vị so với sữa tươi. Ngoài ra, đối với trẻ, hệ tiêu hóa cũng như răng vẫn còn yếu, chúng ta cần chọn loại sữa chua hợp khẩu vị, có độ mịn đồng nhất giúp trẻ em dễ ngậm tan và trơn nuốt.
Cách sử dụng và bảo quản sữa
Các dạng sữa chua công nghiệp thường được tiệt trùng và đóng hộp, khi mua về cần xem kỹ vỏ hộp có còn nguyên vẹn, có bị phơi dưới ánh nắng trực tiếp không... Sữa chua dạng sệt phải bảo quản trong tủ lạnh ở ngăn mát. Sau khi mở hộp nên dùng ngay hoặc giữ lạnh và dùng hết trong 24 giờ. Khi làm sữa chua tại gia đình, cần lưu ý giai đaon5 ủ ấm lên men phải vừq đủ thời gian và nhiệt độ, khi đó độ ngọt và độ chua của sản phẩm vừa phải thì mới ngon, nếu canh không kỹ sẽ dễ bị ngọt quá hoặc chua quá. Sữa chua sau khi cho vào tủ lạnh nếu chưa tiệt trùng thì quá trình lên men sẽ tiếp tục xảy ra và sản phẩm sẽ ngày càng chua hơn, và bạn phải dùng nhanh trong vài ba ngày.
Ăn sữa chua để ngừa viêm lợi
Ăn sữa chua và các thực phẩm giàu axit lactic sẽ giúp chống lại chứng viêm lợi mà hậu quả lâu dài có thể dẫn tới mất răng vĩnh viễn, các nhà nghiên cứu Nhật Bản tuyên bố. TS Yoshihiro Shimazaki và các cộng sự đã phát hiện ra rằng ăn sữa chua và uống các loại nước có axit lactic sẽ mang lại những lợi ích sức khỏe không ngờ đối với vùng bao quanh chân răng. ”Nhưng sữa và phô mai thì không”, Shimazaki nói. Các bệnh bao quanh răng thường là do các vi khuẩn xâm nhập, dẫn tới tụt lợi (quá trình lộ bề mặt chân răng do sự di chuyển về phía chóp chân răng của lợi) và tình trạng mất răng ở người trưởng thành. Ngoài việc đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa thường xuyên thì hiện có rất ít phương pháp giúp hạn chế được bệnh này. Các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng những người ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ sữa ít mắc các bệnh bao quanh chân răng nhưng không chỉ rõ là loại sản phẩm cụ thể nào mang lại lợi ích rõ nhất. Nhóm nghiên cứu của Shimazaki đã tiến hành theo dõi 942 người trong độ tuổi 40 – 70, tất cả đều có thói quen dùng các thực phẩm như sữa, phô mai và các thực phẩm chứa axit lactic. Ngoài ra, các yếu tố tuổi tác, giới tính, thói quen hút thuốc, uống rượu, thường xuyên đánh răng, đường huyết và mức cholesterol trong máu cũng được xem xét.
11
Kết quả cho thấy: Những người thường mắc bệnh viêm lợi cũng ăn ít các thực phẩm có axit lactic hơn những người khác. BS. Đào Thị Yến Phi (SGTT)
Sữa đặc có đường và giá trị dinh dưỡng
Hiện nay, sữa đặc có đường (SĐCĐ) là một trong các thực phẩm chế biến công nghiệp phổ biến. Bạn có biết cứ 10 lít sữa mà dân ta đang dùng thì 5 lít là sữa đặc có (860g) đường?
SĐCĐ sản xuất như thế nào?
Chúng ta hãy làm một chuyến tham quan về quy trình sản xuất nhãn hiệu sữa đặc có đường nổi tiếng tại Mỹ, Eagle Brand, của công ty Borden. Đó là quá trình của sữa bò nguyên chất kết hợp với đường mía thuần khiết. Sữa tươi, nguyên kem được đưa vào lò với nhiệt độ khoảng 114ºC bằng cách đi qua những vòi dẫn. Sau khoảng 5 phút, sữa được dẫn vào lò chứa đường để pha trộn. Hỗn hợp sữa - đường được đưa vào nồi chân không với nhiệt độ không quá 77,7ºC trong khoảng từ 1 đến 1 giờ rưỡi. Sau đó, nhiệt độ được giảm từ từ đến khi hoàn thành mẻ nấu. Kết quả hỗn hợp được cô đặc trở thành SĐCĐ. Cuối cùng, SĐCĐ từ nồi nấu được dẫn qua hệ thống làm lạnh và đóng lon.
Giá trị dinh dưỡng SĐCĐ thế nào?
Theo một số nhãn hiệu SĐCĐ đang có mặt tại Việt Nam, thành phần nguyên liệu bao gồm sữa bò cao cấp, bột sữa, chất béo, đường kính, vitamin A, D, B1... theo tiêu chuẩn “quốc tế” và phù hợp để phòng chống suy dinh dưỡng, giải độc, tăng tuổi thọ, phát triển chiều cao, tăng cường sức đề kháng... Vậy thì, chúng ta hãy đọc nhãn sản phẩm và xem xét các giá trị dinh dưỡng ra sao nhé! Theo cách pha do nhà sản xuất chỉ dẫn, chúng ta hãy pha 1lít sữa SĐCĐ và sữa Nuti, sau đó xem các giá trị dinh dưỡng được liệt kê trong bảng sau: Thành phần dinh dưỡng trong 1000ml (Pha theo hướng dẫn) Thành phần Năng lượng (Kcal) Đạm (g) Béo (g) Đường bột(g) 1270,4 27,0 31,8 219,1 SĐCĐ
Rất rõ ràng, chúng ta sẽ thấy SĐCĐ cung cấp năng lượng cao, nhưng nghèo đạm, vitamin, khoáng chất và có quá nhiều đường. Trong trường hợp này các chuyên gia dinh dưỡng gọi là năng lượng rỗng. Đó là chưa kể trên thực tế, người tiêu dùng thường pha loãng 1,5 – 2 lần so với cách trên để không quá ngọt và tất nhiên dưỡng chất lại sụt 1,5 – 2 lần.
SĐCĐ nên sử dụng thế nào?
Thực ra, SĐCĐ được sản xuất nhằm mục đích khác với hỗ trợ dinh dưỡng vì bản thân có thành phần không giàu dinh dưỡng cũng như không cân đối. Chúng chỉ là thành phần “gia vị” không thể thiếu trong nhiều loại bánh, kẹo và đặc biệt trong các loại thức uống của người lớn như cà phê, trà... hoặc có thể phối hợp với các loại thực phẩm giàu dưỡng chất khác. Việc sử dụng SĐCĐ phổ biến hiện nay cho nhiều mục đích, nhất là trong dinh dưỡng hỗ trợ bắt nguồn từ nhiều lý do: thông tin sai lệch, thu nhập thấp, kiến thức hạn chế, thói quen... Theo tôi, chúng ta cần có những quy định rõ ràng như một số nước đã làm: ● Nêu rõ trên nhãn, SĐCĐ được dùng vào những mục đích nào, để tránh nhầm lẫn. ● Khuyến cáo không nên dùng SĐCĐ cho trẻ dưới 2 tuổi. ● Truyền thông để mọi người nhận ra những sai lệch trong chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, trẻ đang tăng trưởng, người bệnh, người già yếu... ● Và các hoạt động hỗ trợ khác, ví dụ, trong những năm trước đây, tại Thái Lan có tổ chức "Quỹ sữa bột" (Powdered Milk Fund) hỗ trợ sữa bột cho những gia đình nghèo khó có trẻ nhỏ nuôi bằng SĐCĐ... như là một tổ chức phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. BS. Nguyễn Ngọc Hải
12
Sữa và sức khỏe
Ngày nay, sữa không còn là thực phẩm xa xỉ hay khó tìm như trước, mà có thể nói hầu như mọi người ở thành phố đều có thể uống sữa mỗi ngày... Nhưng chưa hẳn có nhiều người sử dụng và hiểu hết về giá trị của sữa đối với sức khỏe. Sữa đã được công nhận là một thực phẩm hoàn hảo nhất trong nhiên nhiên, vì trong sữa có đủ các chất dinh dưỡng và nhiều yếu tố giúp cho sự tăng trưởng cơ thể, vì sữa là thức ăn của những sinh vật non. Ví dụ như trẻ sơ sinh vừa ra đời, bé chỉ cần bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 4-6 tháng đầu đời là đủ để phát triển cơ thể một cách tốt nhất, không cần phải cung cấp thêm bất cứ loại thức ăn, thức uống nào (kể cả nước). Trong thành phần của sữa có gần như đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người cũng như các loại sinh vật khác: ● Sữa rất giàu chất đạm có giá trị sinh học cao (tức là loại đạm tốt mà cơ thể có khả năng sử dụng gần như hoàn toàn), đặc biệt rất giàu acid amin lysin cần thiết cho sự tăng trưởng của cơ thể. ● Sữa có đường lactose cung cấp năng lượng cho sự hoạt động của cơ thể. ● Các loại sữa nguyên kem (không tách bơ) giàu chất béo giúp cung cấp năng lượng và phát triển hoàn chỉnh hệ thống thần kinh. ● Sữa rất giàu chất calci giúp xây dựng, cấu trúc trên răng, xương… ● Sữa chứa nhiều loại vitamin đặc biệt Vitamin B là những vi chất dinh dưỡng thường thiếu trong khẩu phần ăn của người Việt Nam Với các giá trị dinh dưỡng như trên, sữa vừa là loại thực phẩm mang tính chất xây dựng lại có cả tính chất bảo vệ cơ thể. Do đó, sữa không chỉ cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ em từ lúc mới sinh cho đến khi trưởng thành mà còn cần cho cả người lớn, người già để phòng chống loãng xương và các bệnh lý do thiếu dinh dưỡng khác. Vì lý do đó, bạn không nên quên sữa trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình, để góp phần nâng cao sức khỏe cho bản thân và cả gia đình bạn. BS. Đào Thị Yến Thủy
CÀ CHUA VÀ KHẢ NĂNG BẢO VỆ SỨC KHỎE PHÒNG CHỐNG UNG THƯ Cà chua là loại trái cây thường có mặt trong thực đơn ăn uống, góp phần làm cho các món ăn, nước uống trở nên vừa ngon, bổ, lại vừa rẻ, phù hợp với kinh tế gia đình người lao động. Vậy cà chua tác động bảo vệ sức khỏe như thế nào? Tác dụng bồi bổ của cà chua Cà chua được xem như rau và cũng được xem như loại trái đặc biệt. Cà chua được biết đến như một nguồn cung cấp các loại vitamin tự nhiên như: vitamin A, B, C, P, -caroten giúp trị một số bệnh như: giảm cholesterol, giải độc, giải nhiệt, mát máu… -Hàm lượng sinh tố: khi cà chua chín, màu đỏ tươi của cà chua tạo nên vẻ đẹp trong viêc trình bày món ăn làm “ngon con mắt”. Và màu đỏ ấy cũng cho thấy hàm lượng cao vitamin A thiên nhiên trong cà chua. Trung bình 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hàng ngày về vitamin A, 8% nhu cầu vitamin B6, từ 33 - 50% nhu cầu vitamin C. Ngoài ra, còn có vitamin B1 (0,06mg), B2 (0,04mg), PP (0,5mg). - Chất bổ dưỡng: đạm (1,2g), đường (4,2g), béo (0,3g) và cung cấp ít năng lượng ( 24Kcal) rất thích hợp với những người sợ mập. - Khoáng vi lượng: canxi (12mg), sắt (0,8mg), kali, phosphor, magnesium, lưu huỳnh, nickel, cobalt, iod, các acid hữu cơ dưới dạng muối citrat, tartrat, malat và tùy môi trường trồng mà cà chua còn có đồng, molibden. Chính nhờ các yếu tố ấy mà cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
13
Tác dụng phòng chống ung thư của cà chua Gần đây, cà chua và các sản phẩm chế biến từ cà chua luôn được khuyên dùng và nhắc đến như một tác nhân phòng chống các bệnh ung thư. Với hàng loạt các nghiên cứu được thực hiện cho thấy, cà chua và các sản phẩm chế biến của cà chua chứa một lượng lớn chất lycopene, một tác nhân chống oxy hóa, có khả năng hóa giải các gốc tự do. Sắc tố lycopen có trong cà chua, hiện đang được đánh giá cùng với –caroten là những chất chống oxy hóa mạnh, vừa ngăn chặn tế bào ung thư vừa chống sự hình thành các cục máu đông trong thành mạch. Theo năm tháng, các gốc tự do nội sinh và ngoại sinh trong cơ thể sẽ phá hủy các DNA và RNA (những phân tử di truyền trong tế bào), tạo nên đột biến gen gây ung thư, đồng thời phá hủy tế bào, thoái biến các cơ quan dẫn đến bệnh tật, già yếu rồi tử vong. Các gốc tự do hiện diện trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành các tế bào ung thư. Như thế, với sự hiện diện của lycopene trong cà chua như một chất chống oxy hóa, trung hòa các gốc tự do nên dẫn đến việc hạn chế các tác dụng gây ung thư. Tỉ lệ lycopene trong cà chua và các sản phẩm chế biến từ cà chua quyết định trực tiếp đến khả năng phòng chữa bệnh của chúng. Và qua nhiều nghiên cứu cho thấy, nhờ trải qua quá trình chế biến mà thành phần lycopene trong các sản phẩm chế biến của cà chua được hấp thụ dễ dàng hơn so với lycopene trong quả tươi. Ngoài ra, lycopene được hấp thụ trong cơ thể thông qua cơ chế chuyển hóa mật và chất béo. Do đó, việc sử dụng một số các sản phẩm chế biến từ cà chua hoặc dùng kết hợp cà chua với chất béo một cách điều độ và có kiểm soát luôn được khuyến khích trong việc phòng và chống ung thư. Tác động phòng chống ung thư của vitamin A Những phát hiện gần đây cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa vitamin A và ung thư, nhất là vitamin A dưới dạng thiên nhiên -caroten. Một báo cáo tại Anh cho thấy lượng vitamin A thấp trong máu thường dẫn đến ung thư đường tiêu hóa và phổi. Trên bình diện lâm sàng, nhiều cuộc nghiên cứu như của GS. Degos ở Paris đã đạt được những kết quả khả quan trong việc điều trị ung thư máu dạng tiền tủy bào (promyelocyte) bằng cách sử dụng vitamin A. Theo một công trình nghiên cứu thuộc khoa Y Đại học Harvard theo dõi thói quen ăn uống của gần 90.000 nữ y tá thì thấy: những người ăn nhiều rau quả chứa vitamin A thiên nhiên thì nguy cơ vỡ mạch máu não thấp hơn hẳn những người ít ăn thực phẩm giàu vitamin A. Đó là nhờ vitamin A giúp ngăn ngừa tích lũy cholesterol trên thành mạch nên tránh được tình trạng vỡ mạch máu não. Các nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung vào khẩu phần ăn một lượng cà chua và các sản phẩm chế biến từ cà chua vừa đủ sẽ làm giảm khả năng mắc bệnh ung thư vú, ung thư cổ tử cung (Peng et al, 1998) ở nữ và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Cà chua với -caroten và lycopen sẽ góp phần làm chậm quá trình lão hóa và phòng ngừa ung thư cho mọi người. Như vậy, cà chua là một thực phẩm ngon, bổ, rẻ phù hợp với sức khỏe và khả năng kinh tế của mọi gia đình. Theo suckhoedoisong
9 tác hại của đường
14
Vì sao một thứ ngọt ngào đến thế lại có thể gây hại cho sức khoẻ của bạn, và tại sao nên chọn các thức ăn khác thay vì dành sự ưu ái cho đường? Đó là vì đường không chỉ gây béo phì mà còn làm giảm miễn dịch, gây stress và đẩy nhanh quá trình lão hóa.
1. Đường gây tăng glucoza trong máu, suy nhược và mệt mỏi
Lượng đường trong máu không ổn định sẽ dẫn tới mệt mỏi, đau đầu và thèm ăn đường nhiều hơn. Sự thèm thuồng đó chuẩn bị cho một chu kỳ nghiện đường mà mỗi khi bạn nạp thêm đường, vào cơ thể bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn một cách tạm thời. Nhưng chỉ một vài giờ sau, bạn lại cảm thấy thèm đường và đói.
2. Đường làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và bệnh tim
Những công trình nghiên cứu trên quy mô lớn đã chỉ ra rằng, càng ăn nhiều các loại thức ăn có hàm lượng glycemic cao (tác động nhanh chóng đến lượng đường trong máu) trong đó có thức ăn chứa đường thì nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim sẽ càng cao và có thể liên quan đến nhiều loại ung thư.
3. Đường cản trở chức năng miễn dịch của cơ thể
Những nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng đường ảnh hưởng không tốt đến sức đề kháng của cơ thể.
4. Ăn nhiều đường dễ gây thiếu chất crôm
Nếu bạn ăn quá nhiều đường và các loại thực phẩm giàu hydratcacbon đã qua tinh chế, cơ thể bạn dễ có dấu hiệu thiếu chất khoáng crôm (một trong những chức năng chính của nó là giúp điều hoà lượng đường trong máu). Crôm có nhiều trong các loại thịt, hải sản và thức ăn thực vật. Các loại tinh bột đã qua tinh chế và các loại thực phẩm nhiều hydratcacbon khác đã "cướp" mất nguồn cung cấp crôm trong các loại thực phẩm này.
5. Đường đẩy nhanh quá trình lão hoá
Một phần lượng đường bạn hấp thụ sau khi vào trong máu cũng trở thành protein. Những phân tử mới này góp phần làm mất đi tính đàn hồi của các mô đang bị lão hoá, từ da cho đến các bộ phận và động mạch. Càng nhiều lượng đường lưu thông trong máu thì càng đẩy nhanh quá trình lão hoá.
6. Đường gây sâu răng
Với tất cả những tác động nguy hiểm trên của đường, đôi khi chúng ta quên mất tác hại chủ yếu nhất mà nó gây ra. Khi đường bám vào răng, khả năng gây sâu răng của nó cao hơn tất cả các loại thức ăn khác.
7. Đường dễ gây bệnh răng lợi, từ đó có thể dẫn đến bệnh tim
Việc nhiễm trùng lặp đi lặp lại như nhiễm trùng lợi là một trong những tác nhân thúc đẩy sự phát triển bệnh liên quan đến động mạch vành.
8. Đường ngăn cản hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng
Ở những người ăn nhiều đường, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu rất thấp, đặc biệt là vitamin A, vitamin C, vitamin B12, canxi, phốt pho, magiê và sắt. Thật trớ trêu là những người hấp thụ nhiều đường nhất lại là trẻ em và thanh thiếu niên, những cá thể cần đến nhiều chất dinh dưỡng nhất.
9. Đường gây stress
15
Lượng đường trong máu tăng cao có thể dẫn đến việc kích thích các hoóc môn gây ra tình trạng cáu kỉnh, bực bội. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên học cách kiềm chế trước các món ăn ngọt ngào đó.
Ăn nhiều đường làm bệnh cận thị nặng thêm
Ăn nhiều đường ngọt là một yếu tố làm mắt cận thị. Khi cơ thể hấp thu quá nhiều đường sẽ khiến cho hàm lượng vitamin B1 giảm, lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới lượng vitamin cung cấp cho thần kinh thị giác, dẫn tới bệnh cận thị nặng thêm. Theo báo cáo của Hội đồng chống cận thị Nhật Bản, lượng đường nhiều còn ảnh hưởng tới lượng canxi trong cơ thể, làm tăng khả năng đàn hồi của nhãn cầu, đường kính nhãn cầu dễ tăng, mức độ cận thị vì vậy cũng tăng. Bác sĩ B. Lein, nhà nhãn khoa nổi tiếng người Mỹ, dựa trên nhiều số liệu về dinh dưỡng của người bệnh mà ông đã điều trị, khẳng định: bệnh cận thị phát triển không chỉ do mắt mệt mỏi bởi làm việc nhiều quá mà còn do ăn uống không đủ các chất cần thiết. Một chế độ ăn thừa đường, canxi, protein và thiếu crôm sẽ làm cho bệnh cận thị nặng thêm. Để phòng ngừa cận thị, chế độ ăn uống cần có đầy đủ các vitamin như: vitamin A (có nhiều trong gan cá, gan gia súc gia cầm, lòng đỏ trứng...) có tác dụng hạn chế mức tiến triển của cận thị; vitamin D (có trong dầu cá, bơ, lòng đỏ trứng, gan động vật...) giúp chuyển hoá tốt canxi, củng cố mao mạch hắc mạch mắt, làm dẻo vỏ nhãn cầu phòng ngừa cận thi; vitamin E (có nhiều trong mầm ngũ cốc và có trong đậu xanh, xà lách, ngô, trứng...) giúp tăng cường tổ chức hồ chun của củng mạc mắt và giác mạc. Ngoài ra, người ta cũng dùng vitamin E để hạn chế độ giãn yếu của vỏ nhãn cầu, điều trị cận thị. BS Vũ Hướng Văn, Khoa Học và Đời Sống Theo Đẹp
Trái cây và sức khỏe
Trái cây cung cấp khá nhiều vitamin, chất xơ... cho cơ thể, đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì và bảo vệ sức khỏe. Các chuyên gia khuyên nên ăn 400g rau trái mỗi ngày.
Trái cây chứa nhiều vitamin
Vitamin A: Cần cho mắt, cho biểu mô để phủ các ống tiêu hóa, đường hô hấp, vô hiệu hóa khả năng xâm nhập của vi trùng và các chất ô nhiễm. Ngoài ra, nhiều công trình y học đã chứng minh chất caroten, tiền sinh tố A có khả năng phòng ngừa một số loại ung thư, một tai họa thứ hai sau bệnh tim mạch đối với tuổi thọ. Caroten có rất nhiều ở rau trái có màu vàng, màu xanh đậm như: rau ngót, rau dền, rau má, rau lang, cà chua, cải bẹ xanh, cà rốt, bí ngô, cam, dứa, đu đủ... Vitamin C: Được xem là vitamin chống mệt mỏi, vitamin C có thành phần chống oxy hóa, nó tăng cường hệ miễn dịch, kích thích sự bài tiết và dự trữ chất sắt, thải ra ngoài các kim loại nặng gây sự mệt mỏi cho cơ thể, tạo sức năng động về thể chất và tinh thần, cần cho việc làm lành vết thương, chống nhiễm trùng. Vitamin C có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, tham gia các quá trình tái sinh tế bào, tổng hợp chất keo, điều hòa sự chuyển hóa chất béo… Ưu điểm của vitamin C là có mặt trong hầu hết các loại rau quả thông thường như: rau cần tây, giá đỗ, cải xanh, cam, chanh, nho, quýt, dâu, bưởi, ổi... Vitamin E: Là chất chống oxy hóa, bảo vệ nhiều chất biến hủy bởi oxy, kềm chế sự tiêu hao đạm, chống xơ hóa chung và tốt cho hệ thần kinh, cơ bắp, chống hiện tượng làm cục máu đông. Vitamin E có nhiều trong khoai lang, trái bơ, hạt hoa hướng dương. Vitamin P (hay còn gọi là Vitamin R): Có tác dụng bảo vệ thành mao mạch, giảm độ xuyên thấm của chúng, vittmin P có tác dụng chống oxy hóa nên được xem là chất bảo thọ, có nhiều trong trà xanh, chanh, cam, quýt, bưởi.
Có thể bạn chưa biết
Chất xơ còn có khả năng kết dính với cholesterol, không để cholesterol thấm vào máu, vì thế lượng cholesterol trong máu không bị tăng, do đó giúp giảm nguy cơ những bệnh về tim mạch.
Trái cây chứa nhiều chất xơ
Chất xơ một phần được hấp thu vào máu, phần lớn chất xơ còn lại không được tiêu hóa sẽ thành phân và được đẩy ra khỏi cơ thể giúp ta không bị táo bón và những bệnh về đường ruột, nhất là ung thư ruột.
Trái cây chứa nhiều nước
16
Nước chiếm từ 60% - 95% trong trái cây tùy loại, rất dồi dào và tươi mát mà lại là nước tinh khiết, không nhiễm trùng, vẩn đục. Dùng nước này ta không còn sợ bị ô nhiễm của cát bụi, hóa chất,…
Nên ăn trái cây vào lúc nào?
Hàng ngày việc ăn trái cây xem như là một việc nhỏ, song thực tế lại có quan hệ mật thiết tới sức khỏe con người. Nhiều người có thói quen cho rằng nên dùng trái cây sau bữa ăn sẽ có lợi cho tiêu hóa, điều đó chưa đúng. Các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và cho kết quả: Ăn trái cây một giờ trước bữa ăn có tác dụng giảm béo và giúp tiêu hóa có hiệu quả nhất, trong trái cây có chứa chất đường, cơ thể dễ dàng hấp thu để bổ sung năng lượng, hơn nữa các chất xơ trong trái cây cơ thể không hấp thụ được, đó chính là bí quyết giảm béo khi dùng trái cây trước bữa ăn.
Trái cây nào nên ăn trong mùa nóng?
Thật ra mùa nào thức nấy là cách lựa chọn sáng suốt mà ông bà ta đã dạy, nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, bốn mùa hoa trái, đặc biệt ở miền Nam thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ôn hòa với cây trái luôn tươi tốt. Ngoài những loại trái cây có quanh năm như: chuối, nho, nhãn, đu đủ, dưa hấu, mãng cầu… mỗi mùa chúng ta lại được thưởng thức thêm những trái cây đặc biệt nữa như: bơ, bưởi, vải, xoài, sầu riêng, măng cụt… Nhìn chung tất cả các loại trái cây đều có lợi cho sức khỏe, nhưng cũng giống như các thực phẩm khác, nếu sử dụng không hợp lý, không biết được tính chất của chúng thì rất dễ gây hại cho sức khỏe. Chẳng hạn như cơ địa hay bị dị ứng nên cẩn thận khi ăn dứa, vải rất dễ gây ngứa. Người bị huyết áp cao mà ăn các loại trái cây nhiều nước như dưa hấu sẽ gây gánh nặng cho tim, người bị tiểu đường nên tránh trái cây có nhiều đường như: vải, nhãn, mít… Theo www.nutifood.com.vn
Trứng - thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
Trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng đặc biệt cao. Trong trứng có đủ chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng, các men và hormone. Hơn nữa, tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong trứng tương quan với nhau rất thích hợp và cân đối.
Thành phần dinh dưỡng của trứng Trứng gồm lòng đỏ và lòng trắng. Lòng đỏ tập trung chủ yếu các chất dinh dưỡng; Lòng đỏ trứng gà có 13,6% đạm, 29,8% béo và 1,6% chất khoáng. Chất đạm trong lòng đỏ trứng có thành phần các acid amin tốt nhất và toàn diện nhất. Thành phần của lòng trắng trứng đa số là nước, có 10,3% chất đạm, chất béo và rất ít chất khoáng. Chất đạm của lòng đỏ trứng chủ yếu thuộc loại đơn giản và ở trạng thái hòa tan; Còn chất đạm của lòng trắng chủ yếu là Albumin và cũng có thành phần các acid amin tương đối toàn diện. Chất đạm của trứng là nguồn cung cấp rất tốt các acid amin cần thiết có vai trò quan trọng cho cơ thể, đặc biệt cần cho sự phát triển cả về cân nặng và chiều cao của trẻ. Trứng có nguồn chất béo rất quí, đó là Lecithin vì Lecithin thường có ít ở các thực phẩm khác. Lecithin tham gia vào thành phần các tế bào và dịch thể của tổ chức, đặc biệt là tổ chức não. Nhiều nghiên cứu cho thấy Lecithin có tác dụng điều hòa lượng cholesterol, ngăn ngừa tích lũy cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách cholesterol và bài xuất các thành phần thu được ra khỏi cơ thể. Trứng cũng chứa lượng cholesterol đáng kể (600mg cholesterol/100g trứng gà), nhưng lại có tương quan
17
thuận lợi giữa Lecithin và cholesterol do vậy Lecithin sẽ phát huy vai trò điều hòa cholesterol, ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch và đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể. Trứng cũng là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng rất tốt. Các chất khoáng như sắt, kẽm, đồng, mangan, iod... tập trung hầu hết trong lòng đỏ. Lòng đỏ trứng có cả các vitamin tan trong nước (B1, B6) và vitamin tan trong dầu (Vitamin A, D, K). Trong lòng trắng trứng chỉ có một ít vitamin tan trong nước (B2, B6). Cả trong lòng đỏ và lòng trắng trứng đều có chất Biotin. Biotin là vitamin B8, tham gia vào chu trình sản xuất năng lượng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Trong lòng trắng trứng tươi, chất Biotin kết hợp với một protein là Avidin làm mất hoạt tính của Biotin, tạo phức hợp Biotin - Avidin rất bền vững và không chịu tác dụng của men tiêu hóa. Khi nấu chín, Avidin sẽ được giải phóng khỏi phức hợp Biotin - Avidin. Một số lưu ý khi ăn trứng Khi ăn trứng sống, nếu có biểu hiện ngộ độc thì đó chính là tình trạng thiếu Biotin với các dấu hiệu: chán ăn, nôn mửa, viêm lưỡi, viêm kết mạc, viêm móng và quanh móng... Lòng đỏ và lòng trắng trứng có độ đồng hóa khác nhau. Với lòng đỏ, do độ nhũ tương và các thành phần dinh dưỡng phân tán đều nên ăn sống hoặc chín đều rất dễ đồng hóa, hấp thu. Các phương pháp nấu nướng thông thường (trừ quá kỹ) không làm giảm giá trị dinh dưỡng của nó. Ăn lòng trắng trứng dễ gây khó tiêu và đồng hóa kém là do trong lòng trắng trứng còn có men antitrypsin, ức chế các men tiêu hóa của tụy và ruột, khi đun nóng 80 độ, men này sẽ bị phá hủy. Trứng là thức ăn quen thuộc và giàu chất dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lại phân bố với tỷ lệ cân đối, do vậy trứng có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn. Với trẻ nhỏ dưới 5-6 tháng, một tuần chỉ nên cho trẻ ăn 3 lần, mỗi lần 1/2 lòng đỏ trứng gà dưới dạng nấu bột hay nấu cháo. Với trẻ trên 7 tháng, mỗi ngày có thể cho ăn một quả trứng gà hoặc trứng vịt, hoặc 4 quả trứng chim cút. Với người lớn, một tuần có thể ăn trứng 3-4 lần. Người bị cao huyết áp hoặc cholesterol cao trong máu vẫn có thể ăn trứng, vì qua những kết quả nghiên cứu các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ đã khẳng định ăn trứng không làm tăng huyết áp và cholesterol máu. Tuy nhiên, với những người cao huyết áp và mỡ trong máu cao, một tuần chỉ nên ăn trứng 2-3 lần.
Vitamin
Vitamin, hay sinh tố, là phân tử hữu cơ cần thiết ở lượng rất nhỏ cho hoạt động chuyển hoá bình thường của cơ thể sinh vật. Có nhiều loại vitamin và chúng khác nhau về bản chất hoá học lẫn tác dụng sinh lý.
Các loại vitamin
● ● ●
Vitamin A, B1, B2, B3 (PP), B5, B6, B8, B9, B12, C, D1, D2, D3, D4, D5, E, K,F Vitamin A, D, E, K hòa tan trong chất béo Vitamin B, C hòa tan trong nước
Vitamin A
18
Còn có các tên là retinol, axerophthol... Vitamin A tồn tại trong tự nhiên gồm 2 dạng: ● Retinol: dạng hoạt động của vitamin A, nó được đồng hoá trực tiếp bởi cơ thể. ● Tiền vitamin A: nó chính là một tiền chất của vitamin A được biết đến nhiều dưới tên bêtacaroten. Tiền chất này được chuyển hoá bởi ruột thành vitamin A để cơ thể có thể sử dụng. Vitamin A có nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể con người: ● Thị giác: mắt được cấu tạo bởi các sắc tố có chứa vitamin A. Nó được hấp thụ bởi luồng thần kinh được vận chuyển nhờ dây thần kinh thị giác. Vì vậy sự có mặt của vitamin A là một phần không thể thiếu đối với việc đảm bảo thị giác của con người. ● Các mô: Vitamin A kích thích quá trình phát triển của các biểu mô như mô sừng, ruột và các con đường hô hấp. Nó cũng ảnh hưởng đặc biệt đến da, kích thích sự liền sẹo và phòng ngừa các chứng bệnh của da như trứng cá. ● Sự sinh trưởng: do vai trò quan trọng trong sự phát triển tế bào của con người, nên vitamin A là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển cua phôi thai và trẻ em. Vitamin A còn có vai trò đối với sự phát triển của xương, thiếu vitamin A làm xương mềm và mảnh hơn bình thường, quá trình vôi hoá bị rối loạn. ● Hệ thống miễn dịch: do các hoạt động đặc hiệu lên các tế bào của cơ thể, vitamin A tham gia tích cực vào sức chống chịu bệnh tật của con người. ● Chống lão hoá: Vitamin A kéo dài quá trình lão hoá do làm ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do. ● Chống ung thư: hoạt động kìm hãm của nó với các gốc tự do cũng dẫn đến ngăn chặn được một số bệnh ung thư.
Vitamin D
Còn có các tên là antirachitic factor, calcitriol... Đây là một nhóm hóa chất trong đó về phương diện dinh dưỡng có 2 chất quan trọng là ecgocanxiferon (vitamin D2) và colecanxiferon (vitamin D3). Trong thực vật ecgosterol, dưới tác dụng của ánh nắng sẽ cho ecgocanxiferon. Trong động vật và người có 7-dehydro-cholesterol, dưới tác dụng cửa ánh nắng sẽ cho colecanxiferon. Vai trò: ● Hình thành hệ xương: vitamin này tham gia vào quá trình hấp thụ canxi và photpho ở ruột non, nó còn tham gia vào củng cố, tu sửa xương. ● Cốt hóa răng: tham gia vào việc tạo ra độ chắc cho răng của con người. ● Chức năng khác: vitamin D còn tham gia vào điều hoà chức năng một số gen. Ngoài ra, còn tham gia một số chức năng bài tiết của insulin, hormon cận giáp, hệ miễn dịch, phát triển hệ sinh sản và da ở nữ giới. sona scientist
Vitamin E
Còn có các tên là tocopherol... Vitamin E là một chất chống oxy hoá tốt do cản trở phản ứng xấu của các gốc tự do trên các tế bào của cơ thể. Vai trò: ● Ngăn ngừa lão hoá: do phản ứng chống oxy hoá bằng cách ngăn chặn các gốc tự do mà vitamin E có vai trò quan trọng trong việc chống lão hoá. ● Ngăn ngừa ung thư: kết hợp với vitamin C tạo thành nhân tố quan trọng làm chậm sự phát sinh của một số bệnh ung thư. ● Ngăn ngừa bệnh tim mạch: vitamin E làm giảm các cholestrol xấu và làm tănng sự tuần hoàn máu nên làm giảm nguy cơ mắc các bênh tim mạch. ● Hệ thống miễn dịch: kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường bằng việc bảo vệ các tế bào...
Vitamin B1
19
Còn có các tên là thiamin, aneurin... Vitamin B1 đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra năng lượng cần thiết cho các hoạt động chức năng của con người. Vai trò: ● Đồng hoá đường: vitamin B1 cần thiết cho việc tạo ra một loại enzym (tham gia vào thành phần của coenzyme) quan trọng tham gia vào quá trình chuyển hoá đường và quá trình phát triển của cơ thể. Khi thiếu vitamin B1 axit pyruvic sẽ tích lũy trong cơ thể gây độc cho hệ thống thần kinh. Vì thế nhu cầu vitamin B1 đối với cơ thể tỉ lệ thuận với nhu cầu năng lượng. ● Nhân tố ngon miệng: kích thích sự tạo thành một loại enzyme tham gia vào quá trình đồng hoá thức ăn, kích thích cảm giác thèm ăn. ● Sự cân bằng về thần kinh: Vitamin B1 tham gia điều hòa quá trình dẫn truyền các xung tác thần kinh, kích thích hoạt động trí óc và trí nhớ.
Vitamin B2
Còn có các tên là riboflavin... Vitamin B2 giữ vai trò xác định trong các phản ứng của một số enzyme cần thiết cho quá trình hô hấp (tham gia vào thành phần của các enzyme vận chuyển hiđrô). Vai trò: ● Cân bằng dinh dưỡng: vitamin B2 tham gia vào sự chuyển hoá thức ăn thành năng lượng thông qua việc tham gia sự chuyển hoá glucid,lipid và protein bằng các enzyme. ● Nhân tố phát triển ● Tình trạng của da ● Thị giác: vitamin B2 có ảnh hưởng tới khả năng cảm thụ ánh sáng của m
Vitamin C
Còn có các tên là acid ascorbic... Vitamin C là một chất chống oxy hoá tốt, nó tham gia vào nhiều hoạt động sống quan trọng của cơ thể. Vai trò: ● Kìm hãm sự lão hoá của tế bào: nhờ phản ứng chống oxy hoá mà vitamin C ngăn chặn ảnh hưởng xấu của các gốc tự do, hơn nữa nó có phản ứng tái sinh mà vitamin E - cũng là một chất chống oxy hoá - không có. ● Kích thích sự bảo vệ các mô: chức năng đặc trưng riêng của viamin C là vai trò quan trọng trong quá trình hình thành collagen, một protein quan trọng đốI với sự tạo thành và bảo vệ các mô như da, sụn, mạch máu, xương và răng. ● Kích thích nhanh sự liền sẹo: do vai trò trong việc bảo vệ các mô mà vitamin C cũng đóng vai trò trong quá trình liền seo. ● Ngăn ngừa ung thư: kết hợp với vitamin E tạo thành nhân tố quan trọng làm chậm quá trình phát bệnh của một số bênh ung thư. ● Tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn: kích thích tổng hợp nên interferon - chất ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và virut trong tế bào. ● Dọn sạch cơ thể: vitamin C làm giảm các chất thải có hại đối với cơ thể như thuốc trừ sâu, kim loại nặng, CO, SO2, và cả những chất độc do cơ thể tạo ra. ● Chống lại chứng thiếu máu: vitamin C kích thích sự hấp thụ sắt bởi ruột non. Sắt chính là nhân tố tạo màu cho máu và làm tăng nhanh sự tạo thành hồng cầu, cho phép làm giảm nguy cơ thiếu máu.
Lịch sử
Vitamin E
● Trên thực tế, hầu như không có bệnh chứng chuyên biệt do thiếu sinh tố E. Nhà thống kê đã từ lâu ghi nhận mối liên hệ giữa đối tượng có lượng sinh tố E trong máu rất thấp với các chứng bệnh thời đại như: nhồi máu cơ tim, ung thư, dị ứng. Triệu chứng điển hình thường gặp khi nguồn dự trữ sinh tố E bị thiếu hụt là khuynh hướng mỏi cơ, rối loạn thị lực, co thắt bắp thịt, suy nhược, hay quên.
20
●
●
Sinh tố E có nhiều trong các loại dầu thực vật, trong đậu, mè cũng như trong một số rau cải như: rau dền, củ su hào. Bảng so sánh hàm lượng sinh tố E dưới đây cho thấy vai trò quan trọng của các loại dầu ăn dẫn xuất từ đậu phộng, đậu nành, hoa hướng dương. Nhu cầu lý tưởng của sinh tố E là 12mg mỗi ngày. Trong điều kiện sinh hoạt bình thường, chỉ tiêu này có thể được đáp ứng dễ dàng với chế độ dinh dưỡng có trọng điểm là nguồn thực phẩm rau cải, khoai lang ta và dầu thực vật. Nhu cầu về sinh tố E gia tăng trong trường hợp có thai, trên đối tượng đang cho con bú, với người đang trong tình trạng căng thẳng thần kinh, người không quen dùng dầu ăn thực vật. Bệnh nhân ung thư và tim mạch nên được tiếp tế với lượng sinh tố E cao gấp 5 lần hàm lượng bình thường mà không sợ bị nhiễm độc vì bệnh chứng do tích lũy sinh tố E trong cơ thể hầu như không có trong thực tế, trừ khi đối tượng có đủ phương tiện để tự đầu độc với liều sinh tố E tối thiểu 800mg mỗi ngày và trong nhiều tháng liên tục.
Vitamin C
Triệu chứng khiếm khuyết sinh tố C tiến hành tuần tự qua 3 giai đoạn, mau hay chậm tùy theo mức độ thiếu hụt, trước khi bị bệnh Scorbut do thiếu sinh tố C thực sự hội đủ điều kiện thành hình: ○ Giai đoạn 1: mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, buồn ngủ, đau nhức cơ khớp. ○ Giai đoạn 2: chảy máu nướu răng, dưới da, da niêm. ○ Giai đoạn 3: biến dạng xương khớp, vết thương không lành, hư răng, bội nhiễm. Trái cây tươi là nguồn cung ứng chủ yếu sinh tố C, đặc biệt là dâu, chanh, bưởi, ổi, cam, xoài, đu đủ, dưa hấu. Một loại trái cây quen thuộc ở Úc châu nên được nông gia Việt Nam lưu ý hội nhập là trái kiwi, vì đó là nguồn cung cấp dồi dào sinh tố C. Thành phần rau cải có nhiều sinh tố C là ớt bị, cải broccoli, bắp cải, cà chua. Trong đa số trường hợp, chế độ dinh dưỡng với rau trái tươi đủ đảm bảo hàm lượng sinh tố C cho cơ thể. Bảng dưới đây cho thấy tỷ lệ hàm lượng của sinh tố C trong các loại rau trái khác nhau, qua đó quan niệm ăn cam mới có sinh tố C không còn đứng vững, vì trên cùng trọng lượng thì ớt bị có hàm lượng sinh tố C cao gần gấp 3 lần lượng sinh tố C trong trái cam. ● Cần lưu ý một điểm quan trọng: lượng sinh tố C được cơ thể hấp thu và dự trữ không tỷ lệ thuận với hàm lượng sinh tố trong thực phẩm, thậm chí còn giảm thiểu khi lượng sinh tố C trong thực phẩm quá cao. Nói một cách cụ thể, người vì hết lòng với sinh tố C nếu có thể ăn liền một lúc nửa chục cam sành thì phần lớn sinh tố C sẽ bị đào thải một cách hoang phí trong nước tiểu. Trong trường hợp này, dù tốn tiền, lượng sinh tố C hữu ích cho cơ thể vẫn thấp hơn ở người khôn khéo chỉ ăn một trái cam thôi, nhưng đều đặn sau mỗi bữa ăn. Nhu cầu về liều lượng sinh tố C không có chỉ tiêu cố định: ○ Lượng sinh tố C tối thiểu cần thiết cho cơ thể để ngăn ngừa bệnh Scorbut chỉ là 10mg mỗi ngày. ○ Nhu cầu về sinh tố C trung bình cho người không phải làm việc nặng là 75mg/ngày. ○ Thai sản phụ có nhu cầu sinh tố C cao hơn, khoảng 100-130mg mỗi ngày. ○ Bệnh nhân có nhu cầu chống bội nhiễm, dự phòng ung thư, kháng dị ứng sẽ cần tối thiểu 150mg sinh tố C mỗi ngày. ○ Người nghiện thuốc lá, vận động viên, bệnh nhân trong giai đoạn hồi phục, công nhân lao động nặng nên được tiếp tế mỗi ngày với 200mg sinh tố C. ● Sinh tố C là nguồn dược liệu thiên nhiên cần thiết cho quy trình phục hồi và phòng bệnh của cơ thể. Chỉ cần bảo vệ kho dự trữ sinh tố C bằng cách tiếp tế đều đặn sinh tố C cho cơ thể, con người có thể ngăn chặn nhiều bệnh chứng trầm trong qua phương tiện đơn giản với thực phẩm rau trái. ●
Phản ứng phụ của các Vitamin
Một số Vitamin dùng liều cao và dài ngày, có thể gây bệnh như:
Vitamin A
Vitamin A dùng thừa sẽ xuất hiện các triệu chứng: chán ăn, buồn nôn, xung huyết ở da và các niêm mạc, giảm prothrombin, chảy máu và thiếu máu
21
Vitamin D
Dùng Vitamin D liều cao dài ngày gây tích luỹ thuốc, làm tăng calci trong máu, mệt mỏi, chán ăn, nôn, ỉa chảy, đái ra protein, calci hóa mô mềm, có thể dẫn đến tử vong.
Vitamin E
Thừa Vitamin E, dùng liều cao trên 3000 đơn vị mỗi ngày có thể gây rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, đầy hơi, ỉa chảy, viêm ruột hoại tử. Tiêm Vitamin E liều cao vào tĩnh mạch dễ gây tử vong
Vitamin B
Có một số lượng bệnh nhân không chịu được Vitamin B1 dưới dạng tiêm, nhất là tiêm vào tĩnh mạch, trường hợp tai biến nặng có thể gây hôn mê. Còn đối với Vitamin PP, khi dùng liều cao trên 1gam có thể gây dãn mạch nửa thân trên, ở mặt bốc hỏa, ngứa, buồn nôn, rối loạn tiêu hoá
Vitamin C
Vitamin C tuy ít tích luỹ nhưng dùng liều cao dài ngày có thể tạo sỏi thận oxalat hoặc sỏi thận urat, hoặc bệnh Gut do thải nhiều urat, giảm độ bền của hồng cầu
Bèo tây (danh pháp khoa học: Eichhornia crassipesSolms) còn được gọi là lục bình, lộc bình, hay bèo Nhật Bản là một loài thực vật thuỷ sinh, thân thảo, sống nổi theo dòng nước, thuộc về chi Eichhornia của họ Họ Bèo tây (Pontederiaceae).
Tên gọi
Cây bèo tây xuất xứ từ châu Nam Mỹ, du nhập Việt Nam khoảng năm 1905[1], do đó trong tiếng Việt mới có tên bèo tây. Còn tên bèo Nhật Bản vì có người cho là mang từ Nhật về. Lộc bình do cuống lá phình lên giống lọ lộc bình. Phù bình vì nó nổi trên mặt nước.
Đặc điểm
Cây bèo tây mọc cao khoảng 30cm với dạng lá hình tròn, màu xanh lục, láng và nhẵn mặt. Lá cuốn vào nhau như những cánh hoa. Cuống lá nở phình ra như bong bóng xốp ruột giúp cây bèo nổi trên mặt nước. Ba lá đài giống như ba cánh. Rễ bèo trông như lông vũ sắc đen buông rủ xuống nước, dài đến 1m. Sang hè cây bèo nở hoa sắc tím nhạt, điểm chấm màu lam, cánh hoa trên có 1 đốt vàng. Có 6 nhuỵ gồm 3 dài 3 ngắn. Bầu thượng 3 ô đựng nhiều noãn, quả nang. Dò hoa đứng thẳng đưa hoa vươn cao lên khỏi túm lá. Cây bèo tây sinh sản rất nhanh nên dễ làm nghẽn ao hồ, kinh rạch. Một cây mẹ có thể đẻ cây con, tăng số gấp đôi mỗi 2 tuần.
Sử dụng
Trong y học dân gian
Tên thuốc thường gọi là Phù bình, lá và thân có vị ngọt cay, tính mát không độc, có tác dụng tiêu viêm giải độc lành da. Dùng tươi lá bèo đem giã với muối rồi đem đắp lên ung nhọt, khô thì thay miếng khác, nhiều lần sẽ làm giảm sưng[2]. Nếu vết tấy bắt đầu nung mủ thì sẽ chóng vỡ mủ giảm đau. Dùng khô thân và lá phơi khô sao thơm khử thổ phối hợp với các vị thuốc khác chữa hạch cổ tràng nhạc Hoa hơi ngọt, tính mát, có tác dụng an thần, lợi tiểu, giải độc, trừ phong nhiệt. Khi ho hen ho đàm hoặc ho gió, chưng một nắm hoa với đường phèn uống, kết hợp thêm hoa hoè hoa khế càng tốt. Người cao
22
huyết áp mãn tính dùng hoa chế trà uống mỗi ngày cũng có tác dụng bình ổn
Những ứng dụng khác
Ở dạng tự nhiên, loại bèo này có tác dụng hấp thụ những kim loại nặng (như chì, thủy ngân vàstrontium) và vì thế có thể dùng để xử lý ô nhiễm môi trường[3]. Bèo tây được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, dùng ủ nấm rơm, làm phân chuồng. Cây bèo tây còn có công dụng thủ công nghiệp. Xơ lục bình phơi khô có thể chế biến để dùng bện thành dây, thành thừng rồi dệt thành chiếu, hàng thủ công, hay bàn ghế. Như mọi loài rau thôn dã, ngó lộc bình xào ngon không kém ngó sen. Đọt non và cuống lá nấu canh tép, cá lóc, tôm khô. Hoa luộc chấm cá kho hoặc xào thịt heo hay lòng heo đều ngon
23
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro