Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ RỐI LOẠN NHỊP TIM THƯỜNG GẶP

ĐIỀU TRỊ  MỘT SỐ RỐI LOẠN NHỊP TIM THƯỜNG GẶP

I.   Các thuốc chống loạn nhịp

A.  Đại cương

1.   Rối loạn nhịp tim (RLNT) là một trong những vấn đề

thường gặp trong các bệnh nội khoa nói chung và tim

mạch nói riêng.

2.   Các thuốc chữa loạn nhịp tim rất phong phú và khác

biệt  nhau  về  cơ  chế  tác  dụng,  cách  dùng,  tác  dụng

phụ...

3.   Vấn đề sử dụng các thuốc chống loạn nhịp cũng hết

sức tinh tế và khá phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết về

bệnh lý cũng như đặc điểm của các thuốc chống loạn

nhịp. Các nghiên cứu cũng như thực tế lâm sàng đã

cho  thấy  chính  các  thuốc  chống  loạn  nhịp  cũng  có

thể gây ra những rối loạn nhịp khác trầm trọng hoặc

các biến chứng nguy hiểm.

4.   Trước một trường hợp có loạn nhịp tim đỏi hỏi người

thầy  thuốc  phải  có  thái  độ  hợp  lý  trong  việc  nhận

định kiểu RLNT, lựa chọn loại thuốc phù hợp, nắm

vững  tác  dụng,  độc  tính,  tác  dụng  phụ,  tương  tác

thuốc...

B.  Phân loại thuốc chống loạn nhịp

1.   Vì tính chất phức tạp của các thuốc chống loạn nhịp,

do đó việc phân loại cũng có nhiều cách khác nhau.

Tuy nhiên cho đến nay, hầu hết các bác sỹ thực hành

lâm  sàng  sử  dụng  cách  phân  loại  đơn  giản  của 

Vaughan  William  (bảng  10-1)  và  phân  nhóm  của

Harrison trong việc phân chia một cách chi tiết nhóm

I của Vaughan William.  

II.  Thăm khám bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim

A.  Lâm sàng

1.   Khai thác kỹ bệnh sử và đánh giá lâm sàng rất quan

trọng, nó giúp cho điều trị tốt các rối loạn nhịp tim.

2.   Hỏi  kỹ  tiền  sử  xuất  hiện  loạn  nhịp,  hoàn  cảnh  xuất

hiện, thời gian, tần xuất, cách bắt đầu cũng như kết

thúc,  đáp  ứng  với  các  điều  trị  (xoa  xoang  cảnh,  ấn

nhãn cầu...), các triệu chứng khác đi kèm (đau ngực,

ngất, xỉu...).

3.   Hỏi về tiền sử gia đình xem có ai mắc các RLNT như

bệnh  nhân  không  (một  số  loạn  nhịp  bẩm  sinh  có

trong  các  bệnh  như  bệnh  cơ  tim  phì  đại,  hội  chứng

QT  dài  gia  đình,  hội  chứng  Wolff  -  Parkinson  -

White...).

4.   Hỏi  kỹ  tiền  sử  các  bệnh  tim  có  từ  trước  (bệnh  van

tim,  bệnh  mạch  vành...)  hoặc  các  bệnh  không  phải

tim  có  thể  liên  quan  đến  loạn  nhịp  (bệnh  nội  tiết,

bệnh viêm nhiễm, nhiễm trùng...).

5.   Thăm khám thực thể cần chú ý đến các dấu hiệu sinh

tồn, nhịp tim đều hay không, huyết áp như thế nào,

các biểu hiện bệnh tim mạch, các bệnh khác...

6.   Cận lâm sàng cần chú ý: điện giải đồ, công thức máu,

một số nồng độ các thuốc đang dùng mà nghi có ảnh

hưởng  đến nhịp tim. Trong một số trường hợp nghi

ngờ, có thể làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh

tuyến giáp hoặc các độc tố...

B.  Điện tâm đồ (ĐTĐ): Là một xét nghiệm rất quan trọng

trong chẩn đoán rối loạn nhịp tim.

1.   Điện  tâm  đồ  12  chuyển  đạo:    Là  bắt  buộc,  nếu  có

ĐTĐ  lúc  không  có  loạn  nhịp  sẽ  giúp  ích  rất  nhiều

cho chẩn đoán.

2.   Theo  dõi  trên  monitor  liên  tục  giúp  theo  dõi  những

biến đổi về tần số, hình thái của loạn nhịp; các đáp

ứng với điều trị...

3.   Các trường hợp không rõ về hoạt động của nhĩ trên

ĐTĐ thì có thể làm một số chuyển đạo đặc biệt như:

a.   Chuyển  đạo  Lewis:  điện  cực  âm  đặt  ở  bờ  trên

phải  cạnh  xương  ức,  điện  cực  dương  đặt  ở  bờ

dưới trái cạnh ức.

b.   Chuyển đạo thực quản: đưa một điện cực đặc biệt

vào trong thực quản gần vị trí nhĩ trái, cho phép

nhìn rõ sóng hoạt động của nhĩ.

c.   Chuyển  đạo  trực  tiếp  buồng  nhĩ:  dùng  điện  cực

máy tạo nhịp tạm thời đưa vào buồng nhĩ phải.

C.  Holter  ĐTĐ:  Phương  pháp  ghi  lại  ĐTĐ  trong  suốt  24

giờ hoặc hơn, cho phép ghi lại được những đoạn rối loạn

nhịp  mà  ĐTĐ  bình  thường  không  bắt  được  (vd.  các

ngoại tâm thu, các cơn nhịp nhanh kịch phát...).

D.  Một số phương pháp khác

1.   Nghiệm  pháp  gắng  sức  đôi  khi  rất  có  ích  để  đánh

giá những loạn nhịp liên quan đến gắng sức, đặc biệt

là  các  ngoại  tâm  thu  thất  hoặc  các  cơn  nhịp  nhanh

thất. Nó phân biệt những rối loạn nhịp này là do tổn

thương  thực  thể  (xuất  hiện  hoặc  nặng  lên  khi  gắng

sức) hoặc cơ năng (khi gắng sức mất đi). 

2.   Thăm   dò   điện   sinh   lý   tim   (cardiac   electro-

physiology study) là phương pháp được chỉ định khi

các thăm dò không chảy máu không đủ để đánh giá

các  rối  loạn  nhịp  hoặc  để  điều  trị  một  số  rối  loạn

nhịp. Người ta sử dụng một số dây điện cực và đưa

đến nhiều vị trí khác nhau trong buồng tim để đánh

giá bản đồ hoạt động điện học của tầng nhĩ, nút nhĩ

thất,  đường  dẫn  truyền  nhĩ  thất,  tầng  thất...  Phương

pháp này cũng cho phép định vị được các vị trí hoặc

các đường dẫn truyền bất thường, các ổ ngoại vị và

xác định cơ chế của các loại rối loạn nhịp.

III. Rung nhĩ

Rung  nhĩ  (RN)  là  một  trong  những  rối  loạn  nhịp  rất

thường gặp, chiếm khoảng 0,4 - 1,0% trong cộng đồng và gặp ở

khoảng 10% số người trên 80 tuổi.

A.  Nguyên nhân

1.   Tăng huyết áp.

2.   Bệnh van tim (HHL).

3.   Suy tim.

4.   Bệnh động mạch vành.

5.   Các  nguyên  nhân  khác:  nhồi  máu  phổi;  bệnh  phổi

mạn  tính  tắc  nghẽn;  cường  giáp;  nhiễm  trùng;  rối

loạn  chuyển  hoá,  bệnh  màng  ngoài  tim,  Phẫu  thuật

tim mạch...

6.   Rung nhĩ vô căn.

B.  Sinh lý bệnh

1.   Các giả thiết về cơ chế gây rung nhĩ:

a.   Vòng vào lại tại nhĩ, là cơ chế mà ngày càng có

nhiều bằng chứng và được chú ý nhất.

b.   Giả thiết về rối loạn sự phát nhịp, sự hình thành ổ

ngoại vị (một hoặc nhiều) ở nhĩ gây tăng tính tự

động hoặc nảy cò hoạt động. Việc đốt ổ ngoại vị

này bằng sóng cao tần qua catheter ở vùng đổ vào

của  các  tĩnh  mạch  phổi  thu  được  những  thành

công bước đầu đã hỗ trợ cho giả thiết này.

2.   Nguy cơ tắc mạch ở bệnh nhân rung nhĩ sẽ tăng vọt,

đặc biệt ở người có tuổi, ở bệnh nhân có tiểu đường,

có bệnh van tim, tăng huyết áp, suy tim...

3.   Rung nhĩ thường kèm theo nhịp thất nhanh làm cho

cung lượng tim bị giảm đi đáng kể, nhất là khi bệnh

nhân có các bệnh thực tổn ở tim kèm theo. Bản thân

rung nhĩ đã giảm khoảng 20 % lượng máu xuống thất

trong  thời  kỳ  tâm  trương.  Do  đó,  khi  RN  kèm  theo

nhịp thất nhanh thì càng làm cho thời kỳ tâm trưong

ngắn, lượng máu về thất giảm đi đáng kể.

4.   Phân  loại  rung  nhĩ:  có  thể  phân  ra  các  thể  rung  nhĩ

(dựa  trên  kiểu  xuất  hiện  rung  nhĩ)  như  sau  để  tiện

cho việc theo dõi và điều trị:

a.   Cơn rung nhĩ lần đầu mới xảy ra, là rung nhĩ mới

thấy  xuất  hiện  lần  đầu  tiên  ở  bệnh  nhân,  có  thể

thoáng  qua  do  những  nguyên  nhân  có  thể  phục

hồi được hoặc có thể tồn tại mãi.

b.   Rung nhĩ kịch phát, là những rung nhĩ xuất hiện

và kết thúc tự phát (thường trong 48 giờ) và dễ bị

tái phát.

c.   Rung nhĩ dai dẳng, là những rung nhĩ tồn tại lâu

nhưng vẫn có thể tái tạo nhịp xoang bằng thuốc

hoặc sốc điện chuyển nhịp.

d.   Rung  nhĩ  mạn  tính,  là  những  rung  nhĩ  lâu  mà

chuyển nhịp bằng thuốc hoặc sốc điện đều không

hoặc  rất  ít  thành  công  hoặc  không  duy  trì  được

lâu nhịp xoang.

C.  Triệu chứng lâm sàng

1.   Có thể không có triệu chứng gì.

2.   Đa số bệnh nhân thấy hồi hộp đánh trống ngực, khó

thở, đau ngực, chóng mặt, vã mồ hôi... 

3.   Có thể có biến chứng tắc mạch là biểu hiện đầu tiên

của bệnh.

4.   Nghe  tim:  thấy  loạn  nhịp  hoàn  toàn,  có  thể  thấy

những dấu hiệu của bệnh van tim kèm theo (nếu có).

D.  Các xét nghiệm chẩn đoán

1.   Điện tâm đồ:

a.   Sóng P mất, thay bằng sóng f= 400 - 600 ck/phút.

b.   Nhịp thất rất không đều về khoảng cách, tần số.

c.   Biên  độ  của  các  sóng  QRS  trên  cùng  một  đạo

trình cũng rất khác nhau.

2.   Siêu  âm  tim  giúp  chúng  ta  đánh  giá  xem  có  huyết

khối trong các buồng tim hay không hoặc có thể có

nguy cơ hình thành huyết khối (giãn các buồng tim,

hiện tượng tăng đông trong các buồng tim).

 E.  Điều trị

   Nhằm 3 mục đích:

•    Giảm đáp ứng (tần số) thất.

•    Giảm nguy cơ tắc mạch.

•    Chuyển  nhịp  (đưa  về  nhịp  xoang)  và  duy  trì  nhịp

xoang.

1.   Kiểm soát nhịp thất: Thông thường thì nhịp thất có

thể  được  kiểm  soát  bằng  bằng  các  thuốc  làm  chậm

đường dẫn truyền qua nút nhĩ thất.

a.   Digitalis: 

•    Là thuốc kinh điển để hạn chế tần số thất khi

bị rung nhĩ nhanh. Nó là thuốc lý tưởng cho

những  bệnh  nhân  bị  rung  nhĩ  nhanh  mà  có

giảm  chức  năng  thất  trái,  hoặc  có  chống  chỉ

định với các thuốc chẹn bêta giao cảm, chẹn

kênh calci. 

•    Thường dùng loại tiêm tĩnh mạch (Isolanide,

Cedilanid  0,4  mg  tiêm  TM  1/2-  1  ống). 

Trong trường hợp không khẩn cấp, có thể cho

dạng uống Digoxin 0,25 mg (1-2 viên/ngày),

điều chỉnh liều về sau theo đáp ứng cụ thể. 

•    Chú ý nếu có chỉ định sốc điện điều trị rung

nhĩ thì phải dừng Digitalis trước đó vài ngày.

b.   Chẹn bêta giao cảm:

•    Có    thể    dùng    dạng    tiêm    tĩnh    mạch

(Metoprolol,  Esmolol)  hoặc  dạng  uống.  Các

thuốc  chẹn  bêta  giao  cảm  thường  được  lựa

chọn ở những bệnh nhân rung nhĩ nhanh mà

có căn nguyên bệnh mạch vành hoặc rung nhĩ

nhanh tiên phát.

•    Cần chú ý các chống chỉ định của các thuốc

chẹn bêta giao cảm (đã đề cập đến ở bài các

thuốc điều trị THA).

c.   Các thuốc chẹn kênh canxi:

•    Thường dùng Verapamil hoặc Diltiazem dạng

tiêm  tĩnh  mạch  hoặc  dạng  uống.  Các  thuốc

này làm giảm đáp ứng thất tốt, đặc biệt dạng

tiêm có tác dụng khá nhanh.

•    Chống  chỉ  định  dùng  khi  có  rối  loạn  chức

năng thất trái, có suy tim rõ.

2.   Ngăn ngừa tắc mạch:

a.   Chỉ  định  và  chống  chỉ  định  dùng  thuốc  chống

đông ở bệnh nhân rung nhĩ được trình bày trong

bảng 10-4. Nguy cơ tắc mạch là rất dễ xảy ra ở

bệnh nhân bị rung nhĩ. Tuy nhiên, cần cân nhắc

giữa  lợi  ích  và  tác  hại  của  việc  dùng  các  thuốc

chống đông ở từng bệnh nhân  rung nhĩ cụ thể.

b.   Thuốc và cách dùng: Kháng Vitamin K là thuốc

được lựa chọn hàng đầu. Mục tiêu cần đạt được

khi dùng là đảm bảo tỷ lệ INR ở mức 2,0 - 3,0. 

Bảng  10-4.  Chỉ  định  và  chống  chỉ  định  dùng  thuốc chống đông ở bệnh nhân rung nhĩ

Chỉ định:

•    Rung  nhĩ  ở  bệnh  nhân  có:  tiền  sử  tắc  mạch  não  hoặc  tai

biến  thoáng  qua,  có  suy  tim  ứ  huyết,  bệnh  cơ  tim  giãn,

bệnh động mạch vành, hẹp van hai lá, có van tim nhân tạo,

cường tuyến giáp, THA.

•    Dùng trước khi sốc điện điều trị rung nhĩ (có kế hoạch) ít

nhất 3 tuần và sau sốc điện ít nhất 4 tuần. 

Chống chỉ định tương đối:

•    Không có khả năng kiểm soát, theo dõi các xét nghiệm về

tỷ lệ Prothrombin và INR.

•    Bệnh nhân sa sút trí tuệ.

•    Phụ nữ đang mang thai.

•    Loét đường tiêu hoá đang tiến triển.

•    Có tiền sử chảy máu trầm trọng hoặc bị rối loạn đông máu.

•    THA nặng không khống chế được.

•    Nếu  chỉ  định  chuyển  nhịp  thì  cần  dùng  một

thuốc  trong  những  thuốc  trên  trước  ít nhất 3

tuần và sau ít nhất 4 tuần.

•    Trong  trường  hợp  cần  chuyển  nhịp  cấp  cứu

thì cần cho Heparin  và phải kiểm tra siêu âm

qua  thực  quản  bảo  đảm  không  có  máu  đông

trong nhĩ trái mới chuyển nhịp cho bệnh nhân

và  sau  chuyển  nhịp  thì  tiếp  tục  cho  kháng

Vitamin K thêm 4 tuần.

Với những bệnh nhân tuổi dưới 65 và ít nguy cơ tắc mạch hoặc

có chống chỉ định dùng kháng vitamin K thì có thể cân nhắc

cho Aspirin để thay cho kháng Vitamin K.

3.   Chuyển nhịp (đưa về nhịp xoang) và duy trì nhịp

xoang: Rõ ràng là việc chuyển về nhịp xoang và duy

trì  nhịp  xoang  sẽ  mang  lại  nhiều  lợi  ích  cho  bệnh

nhân  về  cả  huyết  động  và  giảm  các  nguy  cơ  tắc

mạch. Tuy nhiên, phải lưu ý là bệnh nhân cần được

đánh giá kỹ lưỡng trước khi quyết định chuyển nhịp.

Trong  một  chừng  mực  nào  đó,  nếu  không  đánh  giá

kỹ  lưỡng  bệnh  nhân,  việc  cố  gắng  chuyển  nhịp  và

dùng  thuốc  duy  trì  có  thể  sẽ  thất  bại  hoặc  không

mang lại lợi ích gì hơn mà làm tăng nguy cơ do dùng

thuốc  duy  trì  nhịp  lâu  dài.  Nhiều  nghiên  cứu  đã

chứng minh rằng, đối với những bệnh nhân bị RN đã

lâu,  có  nhiều  yếu  tố  tái  phát  kèm  theo...  thì  việc

khống  chế  nhịp  thất,  ngăn  ngừa  tắc  mạch  và  chung

sống  hoà  bình  với  RN  lại  là  giải  pháp  tối  ưu  nhất.

Trong  mọi  trường  hợp  RN,  các  bệnh  cơ  bản  phải

được  xem  xét  giải  quyết  triệt  để  trước  khi  điều  trị

rung nhĩ.

a.   Chuyển nhịp bằng thuốc: Là phương pháp nên

được  lựa  chọn  đầu  tiên  trong  việc  chuyển  nhịp.

Tỷ  lệ  thành  công  khác  nhau  phụ  thuộc  vào  tình

trạng  cụ  thể  từng  bệnh  nhân  cũng  như  nguyên

nhân  gây  rung  nhĩ  và  thời  gian  rung  nhĩ.  Nhìn

chung,  tỷ  lệ  thành  công  do  chuyển  nhịp  bằng

thuốc thấp hơn chuyển nhịp bằng sốc điện. Trong

trường hợp dùng thuốc chuyển nhịp không thành

công  thì  nên  chỉ  định  sốc  điện  điều  trị  kịp  thời.

Khi đó vai trò của các thuốc này khá quan trọng

vì nó giúp khả năng sốc điện chuyển nhịp thành

công cao hơn và duy trì tốt nhịp xoang sau đó.

Các thuốc dạng tiêm tĩnh mạch (bảng 10-3).

•    Procainamide  (nhóm  IA):  là  thuốc  có  thể

được  chọn  để  chuyển  nhịp  trong  RN.  Có

khoảng 1/3 bệnh nhân khi dùng thuốc này có

tác dụng phụ (rối loạn tiêu hoá, huyết học, hội

chứng giống Lupus...).

•    Amiodarone  (Cordarone):  là  thuốc  được  lựa

chọn  khi  các  thuốc  khác  không  dùng  được

hoặc thất bại. Lưu ý là thuốc có thời gian bán

huỷ  cực  kỳ  dài  (120  ngày).  Thận  trọng  với

các  biến  chứng  khi  dùng  lâu  dài  (rối  loạn

tuyến giáp, nhìn mờ, viêm phổi kẽ, viêm gan,

co  giật...).  Amiodarone  được  chứng  minh  là

làm giảm tỷ lệ tử vong do rối loạn nhịp thất.

Tuy nhiên, trong các rối loạn nhịp nhanh nhĩ

nó cũng có tác dụng rất tốt đặc biệt là ở bệnh

nhân   rung   nhĩ.   Thường   dùng   dưới   dạng

truyền tĩnh mạch pha trong dung dịch đường

hoặc muối đẳng trương. 

•    Ibutilide:  là  một  thuốc  mới  và  rất  hữu  hiệu

trong điều trị rung nhĩ. Biến chứng có thể gặp

là cơn xoắn đỉnh (gặp 1-2%).

Các thuốc dạng uống (bảng 10-3).

•    Cả  Amiodarone  và  Procainamide  đều  có  ở

dạng uống, trong đó Amiodarone là thuốc hay

được sử dụng hơn cả, nhất là để duy trì nhịp

xoang  sau  khi  đã  được  chuyển  nhịp.  Lưu  ý

những  tác  dụng  phụ  của  Amiodarone  khi

dùng lâu dài và thời gian bán huỷ cực kỳ dài

của nó. Procainamide khi dùng lâu dài sẽ kém

dung  nạp  hơn,  nên  thường  không  dùng  loại

này để duy trì nhịp xoang.

•    Quinidine  là  thuốc  trước  đây  thường  được

dùng  nhất  để  chuyển  nhịp  và  duy  trì  nhịp

xoang.  Tuy  nhiên  Quinidine  có  rất  nhiều  tác

dụng phụ và bản thân nó cũng là yếu tố để có

thể  gây  ra  các  rối  loạn  nhịp  khác.  Nó  tương

tác  với  một  số  thuốc  khác  như  Digoxin,

kháng  vitamin  K,  Verapamin,  làm  tăng  tác

dụng các thuốc này khi dùng cùng với nhau. 

•    Sotalol là thuốc thuộc nhóm III nhưng có tác

dụng  chẹn  bêta  giao  cảm.  Nó  có  thể  dùng  ở

bệnh nhân rung nhĩ, nhưng cần chú ý các tác

dụng  phụ  liên  quan  đến  chẹn  bêta  giao  cảm

và có thể gây xoắn đỉnh do làm QT kéo dài.

•    Flecainide  và  Propafenone  là  thuốc  thuộc

nhóm IC (bảng 10-3) có tác dụng tốt ở bệnh

nhân  rung  nhĩ.  Chúng  là  thuốc  có  khả  năng

dung  nạp  tốt  nhưng  có  thể  làm  tăng  tỷ  lệ  tử

vong  ở  bệnh  nhân  có  rối  loạn  nhịp  thất  do

bệnh động mạch vành. Do đó, các thuốc này

thường  không  được  chỉ  định  ở  bệnh  nhân

rung  nhĩ  do  căn  nguyên  bệnh  động  mạch

vành hoặc bệnh có tổn thương cấu trúc tim.

•    Disopyramide  thuộc  nhóm  IA,  có  tác  dụng

tương  tự  Procainamide  và  Quinidine.  Tuy

nhiên  thuốc  này  gây  giảm  co  bóp  cơ  tim

nhiều,  do  đó  không  nên  dùng  ở  những  bệnh

nhân có rối loạn chức năng thất trái.

b.   Chuyển  nhịp  bằng  sốc  điện:  Là  biện  pháp  có

hiệu  quả  cao  trong  chuyển  nhịp  từ  rung  nhĩ  về

nhịp xoang với tỷ lệ thành công trên 80%.

•    Sốc điện điều trị rung nhĩ nên được chỉ định

khi  dùng  thuốc  thất  bại,  có  dấu  hiệu  thiếu

máu  cơ  tim,  khó  khống  chế  nhịp  thất,  suy

tim...  đặc  biệt  khi  có  những  rối  loạn  huyết

động  trầm  trọng  thì  cần  chỉ  định  sớm.  Sốc

điện sẽ thành công cao hơn khi đã được dùng

các thuốc trước đó (ví dụ Amiodarone).

•    Sốc điện chuyển nhịp chỉ tiến hành khi bệnh

nhân đã được dùng chống đông đầy đủ (xem

phần trên). Trong trường hợp cấp cứu thì cho

Heparin  và  phải  làm  siêu  âm  qua  thực  quản

để loại trừ không có máu đông trong nhĩ.

•    Sốc điện phải được tiến hành ở những nơi có

khả năng cấp cứu và theo dõi tốt về tim mạch,

bệnh nhân được gây mê tốt. Các nhân viên y

tế phải thành thạo trong việc áp dụng các biện

pháp hô hấp hỗ trợ.

•    Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của chuyển

nhịp  bằng  sốc  điện  là:  thời  gian  bị  rung  nhĩ

lâu hay nhanh, độ lớn của sóng f, kích thước

nhĩ trái, có hở van hai lá phối hợp, có suy tim

không ? Thời gian bị rung nhĩ càng lâu, sóng

f  càng  nhỏ,  nhĩ  trái  đo  trên  siêu  âm  lớn  hơn

45  mm  là  những  yếu  tố  dự  báo  thất  bại  của

sốc điện hoặc khả năng tái phát rung nhĩ cao.

•    Năng lượng dùng trong sốc điện điều trị rung

nhĩ thường bắt đầu bằng liều nhỏ 100J sau đó

có thể tăng lên tới 200J, 300J và phải là sốc

điện đồng bộ.

4.   Các phương pháp điều trị khác:

a.   Đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn: Phương pháp này

được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng với

các cách điều trị trên hoặc khi nhịp thất bị chậm 

 (ví dụ khi có rung nhĩ kèm theo bloc nhĩ thất cấp

III). Việc đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn đòi hỏi phải

đốt  đường  đường  dẫn  truyền  nhĩ  thất  (nếu  còn

chức năng) và vẫn phải dùng chống đông lâu dài.

b.   Triệt  phá  rung  nhĩ  qua  đường  ống  thông

(catheter ablation): Qua đường ống thông đưa các

điện cực và dùng sóng radio cao tần đốt trong nhĩ

trái thành từng khía tạo hiệu quả giống như phẫu

thuật  Maze  để  triệt  phá  các  vòng  vào  lại  tại  cơ

nhĩ. Phương pháp này có tỷ lệ thành công không

cao lắm và có thể có những biến chứng, nhiều khi

phải  cần  đến  cấy  máy  tạo  nhịp  vĩnh  viễn.  Ngày

nay, cùng với sự tiến bộ của kỹ thuật và các dụng

cụ  mới  đã  cho  phép  tỷ lệ thành công ngày càng

cao  hơn  và  hứa  hẹn  đây sẽ là một phương pháp

điều trị tốt cho những rung nhĩ dai dẳng mạn tính.

c.   Phẫu  thuật  cắt  các  khía  ở  cơ  nhĩ  (phẫu  thuật

Maze), phẫu thuật tạo hành lang nhĩ, phẫu thuật

cô lập nhĩ là những phẫu thuật đã được thực hiện

để  điều  trị  rung  nhĩ,  tuy  nhiên  tỷ  lệ  thành  công

còn  phụ  thuộc  nhiều  vào  kỹ  thuật  và  tình  trạng

bệnh  nhân.  Phẫu  thuật  trong  điều  trị  rung  nhĩ

thường chỉ được thực hiện trong khi tiến hành các

cuộc phẫu thuật khác ở bệnh nhân (ví dụ khi mổ

thay van tim, mổ làm cầu nối...).

IV. Cuồng động nhĩ

Cuồng  động  nhĩ    (atrial  flutter)  là  một  hình  thái  nhịp

nhanh trên thất khá hay gặp và thường không tồn tại lâu dài vì

có xu hướng chuyển về nhịp xoang hoặc chuyển sang rung nhĩ.

A.  Triệu chứng lâm sàng

1.   Biểu hiện lâm sàng rất khác nhau tuỳ theo bệnh tim

thực  tổn  có  sẵn,  theo  đáp  ứng  thất  chậm  hay  nhanh

mà bệnh nhân có thể có cảm giác hồi hộp trống ngực. 

2.   Cuồng nhĩ thường chỉ tồn tại vài giờ đến vài ngày, ít

khi kéo dài hơn vì sau đó nó sẽ chuyển về nhịp xoang

hoặc thành rung nhĩ.

B.  Sinh lý bệnh

1.   Cuồng nhĩ xuất hiện là do vòng vào lại ở nhĩ, thông

thường ở nhĩ phải và rất ít khi ở nhĩ trái.

2.   Điển hình nhất là vòng vào lại ở nhĩ phải và đi theo

ngược chiều kim đồng hồ xuống theo thành tự do của

nhĩ phải và lên lại ở vách liên nhĩ.

3.   Cuồng nhĩ có thể chia làm 2 thể (type): Type I là loại

cuồng nhĩ có thể cắt được bằng tạo nhịp nhĩ vượt tần

số và tần số nhĩ thường ở mức 240-340 chu kỳ/phút

khi chưa dùng thuốc. Type II là loại cuồng nhĩ không

cắt được bằng tạo nhịp nhĩ vượt tần số và tần số nhĩ

thường ở mức cao hơn 340-430 chu kỳ/phút.

C.  Điện  tâm  đồ:  Là  thăm  dò  cơ  bản  cho  phép  chẩn  đoán

cuồng nhĩ.

1.   Điển hình, ta sẽ thấy mất sóng P và thay bằng sóng F

hình răng cưa, đều đặn, rất rõ ở các chuyển đạo sau

dưới (DII, DIII, aVF).

2.   Tần số F từ 240-340 ck/phút, trung bình 300 ck/phút.

3.   Phức bộ QRS thường giống như lúc còn nhịp xoang

(không giãn rộng).

4.   Tần số thất thường khá đều và là ước số so với nhịp

nhĩ vì có thể có bloc 2:1; 3:1... Tuy nhiên, đôi khi tần

số thất không đều do sự thay đổi mức bloc nhĩ thất

trong cuồng nhĩ.

5.   Trong trường hợp cuồng nhĩ mà có bloc nhĩ thất 2:1

thì đôi khi khó chẩn đoán do sóng F lẫn với sóng T.

Khi đó cần thiết làm một số nghiệm pháp làm chậm

đáp ứng thất để làm lộ ra sóng F rõ hơn (ví dụ xoa

xoang cảnh, tiêm Adenosin...).

D.  Điều trị

1.   Làm giảm đáp ứng thất:

a.   Là  bước  đầu  tiên  cần  thực  hiện  cho  mọi  bệnh

nhân cuồng nhĩ, đặc biệt khi đáp ứng thất nhanh

có thể gây ảnh hưởng đến huyết động.

b.   Các thuốc có thể dùng là Digitalis loại tiêm, tác

dụng  nhanh  (Cedilanide,  Isolanide),  hay  một  số

thuốc chẹn kênh canxi hoặc chẹn bêta giao cảm.

c.   Digitalis nên là thuốc được lựa chọn hàng đầu để

làm giảm đáp ứng thất.

2.   Các thuốc chuyển nhịp và duy trì:

a.   Thường  dùng  các  thuốc  nhóm  IA  (Quinidin,

Procainamid),  IC  (Flecainid,  Propafenone)  hoặc

nhóm III (Amiodaron).

b.   Thông thường các thuốc này có tỷ lệ thành công

không  cao  trong  chuyển  nhịp  nhưng  rất  quan

trọng giúp cho sốc điện thành công, vì có một tỷ

lệ nhất định khi sốc điện cuồng nhĩ sẽ trở thành

rung  nhĩ  và  nếu  không  có  dùng  các  thuốc  này

trước thì khó có thể đưa về được nhịp xoang.

3.   Chống đông trong cuồng nhĩ nên chỉ định cho những

bệnh  nhân  có  nguy  cơ  tắc  mạch  cao  (tiền  sử  tắc

mạch, nhĩ trái lớn...).

4.   Sốc  điện  chuyển  nhịp:  là  phương  pháp  rất  có  hiệu

quả và nên được lựa chọn cho bệnh nhân cuồng nhĩ.

Thường dùng năng lượng thấp, bắt đầu từ 50J. Một

số  trường  hợp  sốc  điện  làm  cuồng  nhĩ  biến  thành

rung nhĩ, khi đó cần sốc tiếp như trong điều trị rung

nhĩ để chuyển về nhịp xoang.

5.   Tạo  nhịp  nhĩ  vượt  tần  số:  Có  thể  thực  hiện  bằng

điện cực áp trực tiếp vào thành cơ nhĩ trong khi mổ

hoặc  đưa  điện  cực  qua  đường  thực  quản.  Với  điện

cực qua đường thực quản thì cần phải có dòng điện

lớn  (tới  30  mA),  nên  có  thể  gây  đau  đớn  cho  bệnh

nhân. Thường dùng cách tạo nhịp tim đập theo máy

với  tần  số  nhanh  hơn  tần  số  tim  của  bệnh  nhân

khoảng 10 - 20 nhịp để gây ức chế vòng vào lại rồi

tắt máy đột ngột, nhịp xoang của bệnh nhân sẽ được

tái lập lại.

6.   Triệt phá vòng vào lại qua đường ống thông: Đây

là biện pháp hữu hiệu với tỷ lệ thành công trên 95 %

và ít tái phát. Trước tiên dùng các điện cực thăm dò

bản đồ điện học của nhĩ để phát hiện ra vòng vào lại,

sau đó định vị và tiến hành đốt bằng sóng radio cao

tần qua một dây điện cực.

7.   Với một số trường hợp cuồng nhĩ tồn tại dai dẳng và

không đáp ứng với các phương pháp điều trị trên, có

thể cần phải đốt triệt phá nút nhĩ thất và cấy máy tạo

nhịp vĩnh viễn.

V.  Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất (CNNKPTT)

Thực  tế  tim  nhanh  trên  thất  bao  gồm  nhiều  loại  rối  loạn

nhịp  khác  nhau  như:  rung  nhĩ,  cuồng  nhĩ,  tim  nhanh  nhĩ,  nhịp

nhanh trên thất có vòng vào lại ở nút nhĩ thất hay qua đường dẫn

truyền phụ... Tuy vậy, trong thực hành từ trước đến nay người ta

gọi là cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất để chỉ những cơn

tim  nhanh  bản  chất  trên  thất  và  có  vòng  vào  lại  ở  nút nhĩ thất

hoặc vòng vào lại nhĩ thất qua đường dẫn truyền phụ.

A.  Sinh lý bệnh: thường có hai loại chủ yếu:

1.   Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất (CNNKPTT)

có vòng vào lại ngay tại nút nhĩ thất: vòng vào lại

chạy qua đường dẫn truyền nhanh và chậm ở nút nhĩ

thất hoặc qua đường dẫn truyền chậm ở nút nhĩ thất

và  đường  dẫn  truyền  phụ  ở  rãnh  nhĩ  thất (trong hội

chứng WPW). Trong đại đa số các trường hợp (95%)

đường đi xuống (xuôi) của vòng vào lại là qua đường

dẫn  truyền  chậm  của  nút  nhĩ  thất  và  đi  ngược  lên

theo đường dẫn truyền nhanh. Việc khởi phát ra cơn

nhịp nhanh thường là do hiện tượng “nẩy cò” khi có

một ngoại tâm thu nhĩ hoặc ngoại tâm thu thất. Ngoại

tâm  thu  nhĩ  làm  bloc  dẫn  truyền  xuôi  ở  đường  dẫn

truyền  nhanh  và  khi  đó  xung  động  chỉ  xuống  theo

đường dẫn truyền chậm, vòng lại khử cực đường dẫn

truyền  nhanh  gây  vòng  vào  lại.  Kết  thúc  cơn  nhịp

nhanh  là  kết  quả  của  việc  bloc  đường  dẫn  truyền

chậm.

2.   CNNKPTT  có  vòng  vào  lại  nhĩ thất có liên quan

đến  một  đường  dẫn  truyền  phụ  và  ẩn: không thể

hiện trên điện tim đồ bề mặt. 

B.  Triệu chứng lâm sàng

1.   CNNKPTT thường xảy ra ở những bệnh nhân không

có  bệnh  tim  thực  tổn.  Tuy  nhiên  có  một  số  trường

hợp cũng có thể xảy ra ở các bệnh nhân có bệnh tim

thực tổn.

2.   Khai  thác  tiền  sử  có  thể  thấy  bệnh  nhân  có  những

cơn hồi hộp đánh trống ngực, tim đập nhanh, sự xuất

hiện và kết thúc cơn nhịp nhanh khá đột ngột.

3.   Trong cơn bệnh nhân có cảm giác hồi hộp đánh trống

ngực, lo lắng, tim đập rất nhanh.

4.   CNNKPTT thường ít ảnh hưởng đến huyết động và

thường không kéo dài. Song có một số ít trường hợp,

cơn  có  thể  kéo  dài  hàng  ngày  và  có  thể  gây  tụt  áp

hoặc suy tim.

5.   Nghe tim thấy nhịp tim thường rất đều, tần số trung

bình 180 - 200 ck/ phút.

6.   CNNKPTT  có  thể  kết  thúc  đột  ngột  hoặc  khi  bảo

bệnh  nhân  hít  sâu  vào  rồi  thở  ra  nhưng  đóng  chặt

thanh môn (rặn thở) hoặc khi được bác sỹ xoa xoang

cảnh hay ấn nhãn cầu...

C.  Điện tim đồ

1.   Phức bộ QRS thường thanh mảnh, đều, tần số 180 -

200 ck/phút.

2.   Sóng P không nhìn thấy do lẫn vào QRS hoặc đôi khi

có thể nhìn thấy giống như sóng r nhỏ ở V1.

3.   Khi kết thúc cơn có thể thấy một đoạn ngừng xoang

ngắn hoặc nhịp chậm trước khi tái lập nhịp xoang.

D.  Điều trị

1.   Cắt cơn nhịp nhanh:

a.   Các  biện  pháp  gây  cường  phế  vị  có  thể  cắt

được cơn nhịp nhanh: Có thể bảo bệnh nhân hít

sâu vào rồi thở ra nhưng đóng thanh môn (động

tác rặn); có thể xoa xoang cảnh (chú ý trước khi

xoa  phải  nghe  không  thấy  hẹp  động  mạch  cảnh

và  xoa  từng  bên  một.  Xoang  cảnh  nằm  ở  vị  trí

ngang  sụn  giáp, khi  xoa  bảo bệnh nhân nghiêng

đầu  một  bên,  bác  sỹ  dùng  ngón  tay  cái  ấn  lên

xoang  cảnh  và  day).  Ấn  nhãn  cầu  là  một  biện

pháp khá hiệu quả và hay được dùng nhưng cũng

khá  thô  bạo,  đôi  khi  có  thể  gây  bong  võng  mạc

của bệnh nhân.

b.   Thuốc đầu tay nên dùng là Adenosine dạng ống

tiêm 6mg. Adenosine gây bloc nhĩ thất hoàn toàn

tạm  thời  và  nhiều  khi  gây  tạm  ngưng xoang,  do

đó  làm  ngưng  dẫn  truyền  trong  nút  nhĩ  thất  và

làm cắt đứt vòng vào lại ở nút nhĩ thất. Vị trí tiêm

nên  ở  chỗ  tĩnh  mạch  nền  và  khi  tiêm  phải  bơm

thật  nhanh  vì  thời  gian  bán  huỷ  của  thuốc  cực

nhanh. Lần đầu dùng 6 mg, nếu không kết quả thì

tiêm nhắc lại 6 mg và nếu vẫn không có kết quả

thì dùng tiếp 12 mg (2 ống).  

c.   Các  thuốc  chẹn  kênh  canxi  và  chẹn  bêta  giao

cảm  có  thể  được  dùng  khi  dùng  Adenosine  thất

bại.  Thực  tế  người  ta  thường  dùng  Verapamil

dạng tiêm tĩnh mạch. Verapamil làm kéo dài thời

gian trơ của nút nhĩ thất và chấm dứt vòng vào lại

của nút nhĩ thất. Liều lượng của Verapamil từ 5-

10 mg tiêm tĩnh mạch trong 2-3 phút. Chống chỉ

định ở bệnh nhân có suy giảm chức năng thất trái,

có tụt áp, cẩn thận ở người già.

d.   Chẹn bêta giao cảm thường dùng là Propranolol

hoặc    Esmolol    dạng    tiêm    TM.    Liều    của

Propranolol  là  0,15  mg/kg  tiêm  TM  tốc  độ  1

mg/phút.  Chú  ý  các  tác  dụng  phụ  và  chống  chỉ

định của các thuốc này.

e.   Digitalis, làm chậm dẫn truyền trong nút nhĩ thất

và  có  thể  cắt  được  các  CNNKPTT  do  vòng  vào

lại tại nút nhĩ thất. Tuy nhiên, cần thận trọng khi

bệnh  nhân  có  hội  chứng  WPW  hoặc  có  ý  định

xoa  tiếp  xoang  cảnh  sau  đó  vì  Digitalis  có  thể

làm tăng nhạy cảm của xoang cảnh. 

f.   Amiodarone  là  thuốc  có  thể  cân  nhắc  khi  các

biện  pháp  trên  thất  bại.  Nhiều  khi  bản  thân

Amiodarone cũng không cắt cơn được nhưng sau

khi  dùng  thuốc  này  thì  có  thể  tiến  hành  lại  các

biện  pháp  gây  cường  phế  vị,  khi  đó  sẽ  có  hiệu

quả.

g.   Sốc  điện  cắt  cơn  được  chỉ  định  khi  CNNKPTT

dai dẳng, có ảnh hưởng đến huyết động (gây suy

tim, tụt huyết áp) hoặc các thuốc không cắt được

cơn.  Thường  chỉ  cần  năng  lượng  nhỏ  (50J)  và

đồng bộ là có thể cắt được cơn.

2.   Điều trị triệt để:

a.   Hiện nay, nhờ phương pháp thăm dò điện sinh lý

để phát hiện các đường dẫn truyền phụ và qua đó

dùng  sóng  radio  cao  tần  để  triệt  phá  (đốt)

(catheter  ablation)  các  đường  dẫn  truyền  phụ  đã

có  thể  giúp  chữa  khỏi  bệnh  hoàn  toàn.  Đây  là

phương  pháp  nên  được  lựa  chọn  hàng  đầu  cho

các  bệnh  nhân  có  CNNKPTT  tái  phát  nhiều

không  đáp  ứng  với  các  điều  trị  nội  khoa  thông

thường. Đối với tất cả các bệnh nhân được chẩn

đoán  là  có  CNNKPTT  nên  gửi  đến những trung

tâm có thể thăm dò điện sinh lý để xem xét việc

điều trị triệt để các CNNKPTT cho bệnh nhân.

b.   Các  thuốc  có  thể  dùng  để  dự  phòng  CNNKPTT

có vòng vào lại tại nút nhĩ thất là chẹn bêta giao

cảm,  Digitalis,  hoặc  Verapamil...  Tuy  vậy,  việc

dùng  các  thuốc  này  lâu  dài  phải  được  chú  ý  tới

các tác dụng phụ của chúng. 

c.   Hiện  nay,  hầu  hết  các  nghiên  cứu  đều  cho  thấy

lợi  ích  vượt  trội  của  triệt  phá  đường  dẫn  truyền

phụ  so  với  dùng  thuốc  và  đây  chính  là  phương

pháp có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

VI. Ngoại tâm thu thất

Ngoại  tâm  thu  thất  (NTTT)  là  một  trong  những  rối  loạn

nhịp tim cũng khá thường gặp. Tuy NTTT có thể xuất hiện trên

người  bình  thường  và  không  gây  nguy  hiểm,  nhưng  nhiều

trường  hợp  NTTT  thường  xảy  ra  trên  một  bệnh  nhân  có  bệnh

tim  và  có  thể  gây  nguy  hiểm  đến  tính  mạng  người  bệnh  nếu

không được phát hiện và xử trí kịp thời. 

Việc quyết định điều trị cũng cần phải được cân nhắc kỹ

và thường phải dựa trên các triệu chứng do NTTT gây ra, sự có

mặt của bệnh tim kèm theo và nhất là phải dựa trên một số đặc

điểm  của  NTTT  trên  ĐTĐ  để  xem  đó  có  phải  là  NTTT  nguy

hiểm hay không.

A.  Nguyên nhân

1.   NTTT ở người bình thường: hay gặp ở phụ nữ và

thường là một dạng, một ổ. Tiên lượng lành tính và

thường không cần phải dùng thuốc chống loạn nhịp.

2.   NTTT ở bệnh nhân có bệnh tim thực tổn: hay gặp

trong một số bệnh lý sau:

a.   Nhồi máu cơ tim: khá hay gặp và cần cảnh giác

trong  giai  đoạn  cấp  cũng  như  phải  theo  dõi  sát

sau NMCT.

b.   Bệnh cơ tim giãn.

c.   Bệnh cơ tim phì đại.

d.   Bệnh van tim (do thấp, sa van hai lá...).

e.   Tăng huyết áp.

f.   Dùng  các  thuốc  điều  trị  suy  tim  (Digitalis,  các

thuốc  giống  giao  cảm),  các  thuốc  lợi  tiểu,  các

thuốc chống loạn nhịp...

g.   Rối loạn điện giải máu...

B.  Triệu chứng lâm sàng

1.   Bệnh nhân có thể không thấy có triệu chứng gì đặc

biệt cả. Nhưng đa số bệnh nhân thấy có cảm giác hồi

hộp  đánh  trống  ngực,  hoặc  là  cảm  giác  hẫng  hụt

trong ngực.

2.   Thăm  khám  lâm  sàng  có  thể  thấy:  sờ  mạch  có  nhát

rất yếu hoặc không thấy, tiếp đó là khoảng nghỉ dài

hơn.  Có  trường  hợp  thấy  mạch  chậm  bằng  một  nửa

so  với  tần  số  của  tim  nếu  nghe  tim  đồng  thời  (khi

bệnh nhân có NTTT kiểu nhịp đôi). Nghe tim có thể

thấy  những  nhát  bóp  xảy  ra  sớm  và  sau  đó  thường

hay có một khoảng nghỉ bù. Khi bệnh nhân bị rung

nhĩ thì trên lâm sàng khó biết được là có NTTT hay

không. Khi đó, ĐTĐ mới giúp chẩn đoán chắc chắn được.

C.  Điện tâm đồ

1.   ĐTĐ  là  thăm  dò  rất  quan  trọng  trong  chẩn  đoán

NTTT.

2.   Nhát NTT được biểu hiện là một nhát bóp đến sớm,

phức bộ QRS thường giãn rộng, hình thù khác biệt so

với nhát bóp tự nhiên của bệnh nhân, sóng T và đoạn

ST đảo hướng so với QRS, không có sóng P đi trước. 

3.   Phức  bộ  QRS  của  NTTT  này  thường  đến  khá  sớm.

Một  NTTT  điển  hình  thường  hay  có  thời  gian  nghỉ

bù, tức là khoảng RR’R = 2RR.

4.   NTTT  có  thể  có  nhiều  dạng  (hình  dáng  khác  nhau

trên  cùng  chuyển  đạo),  nhiều  ổ  (các  khoảng  ghép

khác nhau). 

5.   Khi cứ một nhát bóp nhịp xoang xen kẽ một NTTT

thì gọi là NTTT nhịp đôi, và khi hai nhịp xoang có

một NTTT gọi là NTTT nhịp ba...

D.  Các thăm dò khác

1.   Cần làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản, nhất là chú ý

các rối loạn điện giải đồ máu.

2.   Siêu  âm  tim  rất  hữu  ích  giúp  ta  phát  hiện  các  tổn

thương thực thể ở tim.

3.   Holter điện tim để xác định các thời điểm xuất hiện,

mức độ nguy hiểm và số lượng NTTT trong 24 giờ.

4.   Nghiệm pháp gắng sức thể lực có thể được chỉ định

trong  một  số  tình  huống  nhất  định  để  phân biệt các

NTTT  cơ  năng  (không  có  bệnh  tim  thực  tổn)  hay

thực tổn (có bệnh tim thực tổn)...

E.  Các dấu hiệu báo hiệu một NTTT nguy hiểm

1.   Xảy ra ở bệnh nhân có bệnh tim thực tổn.

2.   Số lượng NTTT nhiều. 

3.   NTTT đi thành từng chùm hoặc nhịp đôi, nhịp ba.

4.   NTTT  đến  sớm  (sóng  R’  (là  sóng  R  của  phức  bộ

NTTT) sẽ rơi trên sóng T của phức bộ thất trước đó.

5.   NTTT đa dạng, đa ổ.

F.  Điều trị

1.   Đối  với  NTTT  cơ  năng  (ở  bệnh  nhân  không  có

bệnh tim thực tổn):

a.   Thường là lành tính, tiên lượng tốt và không cần

điều trị đặc hiệu. 

b.   Chỉ nên điều trị khi bệnh nhân có triệu chứng cơ

năng dồn dập (đau ngực, khó thở...).

c.   Việc  điều  trị  nên  bắt  đầu  bằng  loại  bỏ  các  chất

kích thích (càphê, rượu, thuốc lá...). Tập thể dục

đều  đặn.  Nếu  bệnh  nhân  đang  dùng  các  thuốc

khác cần lưu ý đến khả năng các thuốc này có thể

gây ra NTTT (lợi tiểu, cocaine, thuốc cường giao

cảm...). Chú ý điều chỉnh điện giải trong máu.

d.   Thuốc  lựa  chọn  (nếu  cần)  hàng đầu cho điều trị

NTTT  cơ  năng  là  một  loại  chẹn  bêta  giao  cảm

liều thấp.

2.   Đối với NTTT thực tổn (trên bệnh nhân có bệnh

tim thực tổn) trong giai đoạn cấp tính của bệnh:

a.   Thường gặp nhất là trong NMCT cấp và báo hiệu

có  thể  sắp  chuyển  thành  nhịp  nhanh  thất  hoặc

rung thất. NTTT còn có thể xảy ra khi bệnh nhân

có phù phổi cấp do các bệnh van tim, viêm cơ tim

cấp,  viêm  màng  ngoài  tim...  Một  số  bệnh  cảnh

cũng cần được quan tâm: bệnh nhân có hội chứng

Prinzmetal,  hội  chứng  tái  tưới  máu  sau  dùng

thuốc tiêu huyết khối hoặc sau can thiệp ĐMV. 

b.   Thuốc hàng đầu là: Lidocain (Xylocain) tiêm TM

thẳng  80  -  100  mg  sau  đó  truyền  TM  1-4mg/

phút. Có thể gặp các tác dụng phụ của Lidocain

như chóng mặt, nôn, ảo giác...

c.   Procainamid là thuốc được chọn để thay thế cho

Lidocain  khi  Lidocain  không  có  tác  dụng  hoặc

bệnh nhân không thể dung nạp được. Liều dùng

là  cho  ngay  100mg  tiêm  thẳng  TM  mỗi  5  phút

cho  đến  tổng  liều  là  10-20  mg/kg  cân  nặng,  sau

đó truyền TM 1-4mg/phút.

d.   Một số nghiên cứu gần đây cho thấy Amiodarone

có  thể  làm  giảm  tỷ  lệ  tử  vong  ở  bệnh  nhân

NMCT cấp có NTTT (liều lượng xem ở bảng 10-

3).

e.   Chú  ý  điều  chỉnh  tốt  các  rối loạn điện giải (nếu

có)  và  nhanh  chóng  giải  quyết  các  căn  nguyên

nếu tìm thấy.

3.   NTTT ở bệnh nhân có bệnh tim mạn tính:

a.   Việc lựa chọn các thuốc chống loạn nhịp cho các

bệnh  nhân  này  phải  dựa  trên  tình  trạng  bệnh  cụ

thể, đặc biệt là chức năng tim còn tốt không, tác

dụng  của  thuốc  và  khả  năng  gây  loạn  nhịp  của

các thuốc.

b.   Đối  với  NTTT  sau  NMCT:  các  thuốc  nhóm  IC

(Flecanide,  Encainid)  hoặc  IB  (Mexitil)  không

những  không  cải  thiện  tỷ  lệ  tử  vong  mà  có  khi

còn  làm  tăng  tử  vong  do  khả  năng  gây  ra  loạn

nhịp   của   chính   các   thuốc   này   (thử   nghiệm

CAST). Do vậy các thuốc nhóm IC nhìn chung là

chống  chỉ  định  trong  NTTT  sau  NMCT.  Thuốc

được lựa chọn là nhóm chẹn bêta giao cảm hoặc

Amiodarone.  Nghiên  cứu  CAMIAT  và  EMIAT

đã chứng minh Amiodarone có thể làm giảm tỷ lệ

tử vong ở bệnh nhân NMCT có NTTT.

c.   Bệnh  cơ  tim  là  một  trong  những  nguyên  nhân

quan  trọng  gây  NTTT.  Nguy  cơ  đột  tử  sẽ  tăng

cao  vọt  ở  những  bệnh  nhân  này  khi  có  NTTT. 

Trong   giai   đoạn   mạn   tính   thì   nên   dùng

Amiodarone.

d.   Khi  gặp  NTTT  ở  bệnh  nhân  bị bệnh van tim có

suy tim nặng thì cần được xử lý ngay. Chú ý các

rối loạn điện giải đồ và bệnh nhân có bị ngộ độc

Digitalis không. Trong trường hợp bệnh nhân ngộ

độc  Digitalis  có  NTTT  (hay  gặp  nhịp  đôi)  thì

ngừng Digitalis ngay và cho Lidocain, đồng thời

điều chỉnh tốt các rối loạn điện giải. Các trường

hợp khác có NTTT ở bệnh nhân có bệnh tim mạn

tính ta có thể lựa chọn Amiodarone hoặc Sotalol.

VII. Cơn nhịp nhanh thất

Cơn nhịp nhanh thất (NNT) là cơn tim nhanh khi có ít nhất

ba nhát NTTT đi liền nhau với tần số trên 100 ck/phút. Có thể

chia NNT ra làm hai loại dựa trên thời gian kéo dài của NNT:

•    NNT thoảng qua (hoặc không bền bỉ): là NNT xuất hiện

từng đoạn kéo dài không quá 1 phút.

•    NNT bền bỉ: là khi có NNT kéo dài trên 1 phút.

A.  Nguyên nhân

1.   Bệnh tim thiếu máu cục bộ.

2.   Bệnh cơ tim (bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại,

phì đại đường ra thất phải, sarcoid cơ tim...).

3.   Bệnh van tim, đặc biệt khi thất trái giãn và giảm chức

năng co bóp.

4.   NNT  do  dùng  thuốc  hoặc  độc  tố:  thuốc  chống  loạn

nhịp nhóm IC, Digitalis...

5.   NNT  bền  bỉ  tiên  phát:  thường  xảy  ra  ở  bệnh  nhân

không có bệnh lý thực tổn ở tim.

6.   Trong hoặc sau phẫu thuật tim...

B.  Triệu chứng lâm sàng

1.   Biểu hiện lâm sàng rất khác nhau ở bệnh nhân có cơn

NNT. Nó tuỳ thuộc vào hoàn cảnh lâm sàng, tần số

thất, sự có mặt của các bệnh tim thực tổn kèm theo...

2.   Một  số  bệnh  nhân  có  thể  không  cảm  thấy  có  triệu

chứng  gì  đặc  biệt.  Trái  lại  ở  một  số  khác  lại có thể

biểu hiện ngay bằng ngất hoặc đột tử.

C.  Điện tâm đồ

1.   Tần số tim thường từ 130 -170 ck/phút.

2.   Thông thường thì nhịp tim không thật đều như trong

cơn  nhịp  nhanh  kịch  phát  trên  thất,  nhất  là  khi  mà

trước đó có NNT đa dạng hoặc có nhát hỗn hợp.

3.   Phức bộ QRS thường giãn rộng, biểu hiện dưới dạng

giống như của bloc nhánh trái hoặc phải.

4.   Sóng  P  có  thể  nhìn  thấy  với  tần  số  chậm  hơn  của

QRS.  Trong  trường  hợp  không  nhìn  rõ  sóng  P,  nếu

làm chuyển đạo thực quản sẽ thấy rõ ràng có sự phân

ly giữa nhịp nhĩ và thất. Trong một số trường hợp ta

thấy có sự dẫn truyền ngược dòng làm cho sóng P âm

ở ngay sau QRS.

D.  Chẩn đoán phân biệt quan trọng nhất là với nhịp nhanh

trên thất có phức bộ QRS giãn rộng (do dẫn truyền lệch

hướng, bloc nhánh...),  người ta có thể:

1.   Sử dụng chuyển đạo thực quản.

2.   Sử dụng tiêu chuẩn loại trừ của Brugada (hình 10-6): 

NNT với nhịp nhanh trên thất có dẫn truyền lệch hướng.

(*) Tiêu chuẩn hình thái của NNT là:

a.   Thời gian QRS rộng > 0,14 giây

b.   Trục QRS quay trên

c.   Hình thái ở các chuyển đạo trước tim:

•    Giống  bloc  nhánh  phải  hoàn  toàn  ở  V1,  và

R/S <1 ở V6.

•    Giống bloc nhánh trái ở : V1 có RT>RS; V6

có dạng qR.

d.   Phân ly nhĩ thất, có nhát bóp hỗn hợp, nhát thoát

thất.

E.  Điều trị

1.   Chuyển  về  nhịp  xoang:  Trong  giai  đoạn  cấp  của

cơn NNT, mức độ khẩn cấp của việc chuyển về nhịp

xoang  tuỳ  thuộc  vào  tình  trạng  lâm  sàng  và  ảnh

hưởng đến huyết động. 

a.   Các ưu tiên trong điều trị: Khi cơn NNT mà có

ảnh hưởng huyết động nhiều, có ngất hoặc mất ý

thức thì cần xử trí ngay như một ngừng tuần hoàn

và  phải nhanh chóng sốc điện cắt cơn. Sốc điện

còn được chỉ định trong trường hợp cơn NNT lúc

đầu ổn định nhưng dùng thuốc thất bại và có xu

hướng ảnh hưởng đến huyết động. Thuốc sẽ được

chỉ định khi có cơn NNT nhưng tình trạng huyết

động còn tương đối ổn định.

b.   Thuốc:

•    Lidocaine (Xylocaine) là thuốc được lựa chọn

đầu  tiên:  Tiêm  thẳng  TM  1  -  1,5  mg/kg  cân

nặng sau đó truyền TM 1-4 mg/phút.

•    Procainamid:  Được  dùng  khi  Lidocaine  thất

bại hoặc có thể cho ngay từ đầu. 

•    Amiodarone  là  thuốc  nên  lựa  chọn,  nhất  là

trường hợp cơn NNT do bệnh tim thiếu máu

cục bộ hoặc khi dùng các thuốc trên thất bại.

c.   Sốc  điện  trực  tiếp  được  chỉ  định  khi  tình  trạng

huyết động không ổn định và dùng liều đầu tiên

là 100J. Đối với những trường hợp có cơn NNT

mà  mất  mạch  thì  sốc  điện  ngay  200J.  Nếu  bệnh

nhân còn tỉnh, nên dùng sốc điện đồng bộ.

d.   Tạo nhịp vượt tần số có thể hữu ích trong một

số trường hợp.

e.   Các biện pháp hỗ trợ khác:

•    Thở ôxy hỗ trợ.

•    Điều chỉnh ngay các rối loạn điện giải nếu có.

•    Tìm  hiểu  các  nguyên  nhân  gây  ra  cơn  NNT

để  điều  chỉnh  kịp  thời  nếu  có  thể.  Đặc  biệt

trong NMCT cấp, giải quyết kịp thời các thủ

thuật  tái  tưới  máu  cho  động  mạch  vành  là

biện pháp triệt để nhất để điều trị đối với cơn

NNT.

2.   Điều trị duy trì:

a.   Thuốc:

•    Nghiên  cứu ESVEM so sánh tác dụng của 7

loại   thuốc   chống   loạn   nhịp   (Imipramine,

Mexiletine,    Pimenol,    Quinidine,    Sotalol,

Procainamide,  Propafenone)  để  điều  trị  ngăn

ngừa tái phát cơn NNT thì thấy là Sotalol có

tác dụng ngăn ngừa NNT hiệu quả nhất.

•    Các  nghiên  cứu  CAMIAT  và  EMIAT  cho

thấy Amiodarone có thể ngăn ngừa được cơn

NNT  sau  NMCT  cấp  và  giảm  tỷ  lệ  tử  vong.

Tuy  nhiên,  khi  dùng  Amiodarone  lâu  dài

chúng ta phải chú ý đến các tác dụng phụ khá

phong phú của nó.

•    Vai  trò  của  các  thuốc  chống  loạn  nhịp trong

điều  trị  duy  trì  để  ngăn  ngừa  tái  phát  cơn

NNT  còn  chưa  thực  sự  được  thống  nhất.

Thêm  vào  đó,  chúng  ta  cần  chú  ý  đến  tác

dụng gây loạn nhịp của một số thuốc. 

b.   Cấy  máy  phá  rung  tự  động  trong  buồng  tim:

Nghiên cứu MADIT và AVIT là hai thử nghiệm

lớn  đã  chứng  tỏ  rằng  việc  cấy  máy  phá  rung  tự

động trong buồng tim là thực sự có ích và giảm

tỷ lệ đột tử rõ rệt ở những bệnh nhân thường có

cơn  NNT.  Máy  sẽ  có  tác  dụng  nhận  biết  cơn

NNT  xảy  ra  và  tự  động  phát  ra  sốc  điện  để  cắt

cơn.  Tuy  nhiên,  các  loại  máy  này  còn  khá  đắt

tiền.

c.   Điều trị bằng cách triệt phá (huỷ) vòng vào lại

bất  thường  trong  NNT  bằng  sóng  Radio  qua

đường ống thông. Thành công của phương pháp

đạt  được  khoảng  50  -70%.  Hiện  nay  phương

pháp này đang ngày càng được hoàn thiện hơn và

cho kết quả cao hơn.

d.   Phẫu thuật: Đối với một số bệnh nhân mà không

khống  chế  được  bằng  thuốc  duy  trì  và  có  các  ổ

sẹo  tổn  thương  sau  nhồi  máu  gây  loạn  nhịp,

người  ta  có  thể  phẫu  thuật  cắt  bỏ  nội  mạc  vùng

sẹo của tâm thất gây loạn nhịp mà đã được định

vị bằng thăm dò điện sinh lý trước đó. Ngày nay

nhờ  phương  pháp  triệt  phá  các  ổ  xung  động  bất

thường qua đường ống thông, phẫu thuật để điều

trị NNT ít còn được dùng đến.

VIII. Xoắn đỉnh (Torsades de points)

Xoắn đỉnh (XĐ) chính là một loại nhịp nhanh thất đa hình

thái  có  liên  quan  đến  hiện  tượng  tái  cực  chậm  trễ  của  cơ  tim.

Hầu hết xoắn đỉnh có biểu hiện kéo dài đoạn QT trước đó. Cơn

xoắn  đỉnh  thường  chỉ  kéo  dài  vài  chục  giây  nhưng  cũng  có

trường hợp khá bền bỉ hoặc thoái hoá thành rung thất.

Biểu hiện và diễn biến lâm sàng của cơn xoắn đỉnh có thể

là mất ý thức hoặc đột tử. Trên ĐTĐ là hình ảnh nhịp thất nhanh

tới trên 200 ck/phút với hình thái đa dạng và các đỉnh của QRS

xoắn xuýt quanh trục đường đẳng điện (có lúc các đỉnh của phức

bộ  QRS  quay  lên  trên,  có  lúc  lại  quay  xuống  dưới  trục  đường

đẳng điện).

A.  Nguyên nhân

1.   Bẩm sinh:

a.   Hội chứng QT kéo dài bẩm sinh có kèm theo điếc

(Hội chứng Jervell-Lange-Niesel).

b.   Hội chứng QT kéo dài bẩm sinh không kèm theo

điếc (Hội chứng Romano-Ward).

2.   Mắc phải:

a.   Thuốc: một số thuốc sau đôi khi có thể gây nên

xoắn đỉnh:

•    Các thuốc chống loạn nhịp: nhóm IA, Sotalol,

Amiodarone, Mexiletine, Flecainide...

•    Một số thuốc hướng thần và chống trầm cảm

(Haloperidol, Amitriptiline...).

•    Thuốc         kháng         sinh         (Ampicillin,

Erythromycine...).

•    Ketoconazol, Astemizole...

b.   Các rối loạn nhịp chậm có QT kéo dài.

c.   Rối  loạn  điện  giải  máu,  đặc  biệt  là  hạ  kali  hoặc

magiê máu. Hạ canxi máu cũng có thể gây xoắn

đỉnh.

d.   Một  số  nguyên  nhân  khác:  Tai  biến  mạch  não,

dùng thuốc cản quang chứa Iod...

B.  Điều trị

1.   Cắt cơn:

a.   Cú đấm mạnh trước ngực bệnh nhân đôi khi cũng

có hiệu quả.

b.   Nếu  XĐ  kéo  dài  hoặc  gây  rối  loạn  huyết  động

nặng cần sốc điện bằng năng lượng bắt đầu từ 50-

100J và có thể tăng lên đến 360J nếu cần.

2.   Điều chỉnh ngay các rối loạn điện giải máu:

a.   Tiêm Magiê sulfate thẳng vào tĩnh mạch với liều

1-2 g và có thể nhắc lại đến tổng liều 2-4 g trong

vòng 15 phút. Việc này có thể cắt được cơn XĐ

trong 75% số bệnh nhân.

b.   Bồi phụ kali và canxi theo yêu cầu.

c.   Ngừng  ngay  các  thuốc  có  thể  gây  XĐ  hoặc  rối

loạn điện giải máu.

3.   Điều trị các rối loạn nhịp chậm nếu có:

a.   Dùng Isoproterenol truyền TM.

b.   Đặt máy tạo nhịp tạm thời: là biện pháp rất hữu

ích trong các trường hợp này.

c.   Có thể dùng Lidocain.

IX. Một số rối loạn nhịp chậm

Các rối loạn nhịp chậm và các bloc nhĩ thất là những loạn

nhịp tim khá thường gặp. Rất nhiều trong số các rối loạn nhịp

này  thường  không  có  triệu  chứng  và  cũng  không  nguy  hiểm.

Tuy vậy, có một số loại nhịp chậm rất nguy hiểm có thể đe doạ

tính mạng bệnh nhân. Chúng tôi sẽ trình bày dưới đây hai vấn đề

khá quan trọng trong nhịp chậm, đó là hội chứng suy nút xoang

và bloc nhĩ thất.

A.  Hội chứng suy nút xoang

Hội  chứng  suy  nút  xoang  hay  còn  gọi  là  nút  xoang

bệnh lý (SSS: Sick Sinus Symdrom) hoặc rối loạn chức năng

nút xoang (Sinus Node Dysfunction) là tình trạng nút xoang

không đủ khả năng để duy trì hoạt động bình thường của ổ

chủ nhịp. Trên lâm sàng chúng ta có thể gặp các biểu hiện từ

nhịp  chậm  xoang,  ngưng  xoang,  nhịp  thoát  nút  hoặc  cơn

nhịp nhanh-nhịp chậm xen kẽ.

1.   Triệu chứng lâm sàng: 

a.   Ngất  hoặc  tiền  ngất  (xỉu)  là  những  triệu  chứng

đáng  chú  ý,  ngoài  ra  có  thể  thấy  choáng  váng,

chóng mặt, khó thở...

b.   Với những bệnh nhân có hội chứng nhịp nhanh -

nhịp  chậm  có  thể  có  những  cơn  hồi  hộp  đánh

trống ngực.

2.   Nguyên  nhân:  Có  thể  do  những  nguyên  nhân  thực

thể hoặc những nguyên nhân bên ngoài (bảng 10-6).

Bảng 10-6. Nguyên nhân của suy nút xoang.

Nguyên nhân nội tại:

•    Bệnh lý thoái hoá nút xoang

•    Bệnh động mạch vành

•    Bệnh cơ tim

•    Tăng huyết áp

•    Các bệnh thâm nhiễm cơ tim (amyloidosis, khối u...)

•    Bệnh chất tạo keo

•    Bệnh lý viêm (viêm cơ tim)

•    Chấn thương do mổ xẻ

•    Bệnh tim bẩm sinh 

Nguyên nhân ngoại sinh:

•    Do  một  số  thuốc:  Chẹn  bêta  giao  cảm,  chẹn  kênh

canxi, Digoxin, các thuốc chống loạn nhịp nhóm IA,

IC, III...

•    Ảnh  h−ëng  hÖ  thÇn  kinh  tù  ®éng:  c−êng  tr−¬ng  lùc

phÕ vÞ qu¸ møc, héi chøng xoang c¶nh, chËm xoang

cña lùc sÜ...

•    Rèi lo¹n ®iÖn gi¶i m¸u vμ c¸c c¨n nguyªn kh¸c: t¨ng

kali m¸u, rèi lo¹n néi tiÕt, t¨ng ¸p lùc néi sä, h¹ th©n

nhiÖt, sèc nhiÔm khuÈn...

3.   Điện tâm đồ:

a.   Nhịp  chậm  xoang  thái  quá  (<  60  chu  kỳ  /phút),

phức bộ QRS thanh mảnh và sóng P đi trước.

b.   Có thể thấy những nhát ngưng xoang. Nếu ngưng

xoang > 3 giây là một dấu hiệu có giá trị và báo

hiệu nguy hiểm.

c.   Có thể thấy những nhịp thoát nút.

d.   Nếu  thấy  hình  ảnh  nhịp  nhanh  -  nhịp  chậm  xen

kẽ  thì  đó  cũng  là  một  dấu  hiệu  khá  đặc  trưng

trong suy nút xoang.

4.   Các xét nghiệm chẩn đoán:

a.   Các thăm dò không chảy máu:

•    Điện  tâm  đồ  thường  quy  12  chuyển  đạo  là

một thăm dò cơ bản.

•    Holter  điện  tim  cho  phép  theo  dõi  diễn  biến

điện  tim  trong  24  giờ  và  có  giá  trị  để  chẩn

đoán, nhất là khi thấy hội chứng nhịp nhanh -

nhịp chậm hoặc các đoạn ngưng xoang.

•    Nghiệm pháp Atropine: dùng để phân biệt là

suy  nút  xoang  hay  do  cường  thần  kinh  phó

giao  cảm.  Bình  thường  khi  tiêm  0,04  mg/kg

Atropine cho bệnh nhân thì nhịp tim  nội sinh

của  bệnh  nhân  sẽ  tăng  tối  thiểu  theo  công

thức:  Nhịp  tim  tăng  =  118,1  -  (0,57  x  tuổi)

Nếu sau tiêm mà nhịp tim thấp hơn nhịp nói

trên  thì  chứng  tỏ  có  suy  yếu  nút  xoang

(nghiệm pháp dương tính).           

•    Nghiệm pháp bàn nghiêng (Tilt-table testing):

giúp  phân  biệt  ngất  do  cường  phế  vị  hay  do

suy nút xoang. Nếu có những cơn nhịp chậm

xuất hiện khi làm bàn nghiêng, chứng tỏ ngất 

liên  quan  đến  hệ  thần  kinh  tự  động  (cường

phó giao cảm) hơn là do suy nút xoang.

•    Xoa  xoang  cảnh  giúp  phân  biệt  những  đoạn

ngưng xoang là do cường xoang cảnh hay do

suy nút xoang. Trong cường xoang cảnh, khi

xoa  ta  có  thể  thấy  có  những  đoạn  ngưng

xoang  dài  hơn  3  giây.  Đây  là  một  thăm  dò

khá nguy hiểm

b.   Thăm  dò  nút  xoang  qua  đường  ống  thông:

thăm  dò  rất  có  giá  trị  trong  chẩn  đoán  suy  nút

xoang.

•    Thời  gian  phục  hồi  nút  xoang:  là  khoảng

thời gian phục hồi lại nhịp đập xoang sau khi

đã kích thích nhĩ vượt tần số và dừng lại. Khi

thời gian này trên 1400 ms (mili giây) thì có

thể  coi  là  có  suy  nút  xoang.  Thời  gian  phục

hồi nút xoang được hiệu chỉnh là thông số có

giá  trị  hơn  sau  khi  đã  hiệu  chỉnh  thời  gian

trên theo nhịp tim thực tế của bệnh nhân. Nếu

thời  gian  này  dài  trên  550  ms  là  suy  nút

xoang.

•    Thời  gian  dẫn  truyền  xoang  nhĩ  (SACT):

Bình thường khoảng cách giữa các sóng P cơ

bản là A1-A1. Khi có kích thích tạo nhát bóp

ngoại tâm thu nhĩ (A2) và đến nhát tiếp theo

đập trở lại của nhĩ gọi là A3, ta sẽ có:                

SACT  =  (khoảng  A2-A3)  -  (khoảng  A1-A1)   

Thời  gian  dẫn  truyền  xoang  nhĩ  này  nói  lên

tính  tự  động  của  nút  xoang  và  không  ảnh

hưởng bởi phát nhịp, thời gian dẫn truyền đến

nút bằng thời gian dẫn truyền ra khỏi nút, và

không có thay đổi trong nguyên lý ổ tạo nhịp.

5.    Điều trị:

a.   Điều  trị  trong  cơn  cấp  cứu  khi  suy  nút  xoang

nặng gây nhịp chậm trầm trọng có triệu chứng:

•    Atropine: 0,04 mg/kg tiêm thẳng tĩnh mạch.

•    Có  thể  đặt  máy  tạo  nhịp  tạm  thời  khi  không

cải thiện được bằng thuốc.

•    Isopreterenol (Isuprel) có thể cho với liều bắt

đầu 1 mcg/ phút truyền tĩnh mạch. Biện pháp

này có thể là cầu nối trong lúc chờ cấy máy

tạo nhịp. Không nên dùng ở những bệnh nhân

có tiền sử cấp cứu ngừng tim.  

b.   Chỉ  định  cấy  máy  tạo  nhịp  nói  chung  được  áp

dụng  cho  mọi  bệnh  nhân  suy  nút  xoang  đã  có

triệu  chứng  (ngất,  xỉu...)  hoặc  khi  bắt  buộc  vẫn

phải dùng thuốc làm chậm nhịp tim: bảng 10-7.

c.   Tất cả các thuốc làm chậm nhịp xoang cần phải

được ngừng lại nếu có thể. Nếu không thể ngưng

được thì cần cân nhắc đặt máy tạo nhịp ngay.

d.   Đối  với  những  bệnh  nhân  có  hội  chứng  nhịp

nhanh  -  nhịp  chậm,  thường  thì  cần  đặt  máy  tạo

nhịp  để  điều  trị  những  lúc  nhịp  chậm  và  cho

thuốc để điều trị các rối loạn nhịp nhanh.

B.  Rối loạn dẫn truyền nhĩ thất (bloc nhĩ thất)

Bloc nhĩ thất là sự dẫn truyền từ nhĩ xuống thất bị chậm lại

hay ngưng hẳn. 

1.   Phân loại: người ta thường chia bloc nhĩ thất thành 3

mức độ như sau:

a.   Bloc  nhĩ  thất  độ  I:  Là  hiện  tượng  dẫn  truyền

chậm  trễ  từ  tâm  nhĩ  xuống  tâm  thất,  biểu  hiện

bằng đoạn PQ trên điện tim đồ kéo dài trên 0,20

giây.  Hiện  tượng  này  có  thể  gặp  ở  người  bình

thường hoặc ở một số bệnh lý của tim.

b.   Bloc nhĩ thất độ II:

•    Kiểu   Mobitz   I   hay   còn   gọi   là   chu   kỳ

Wenckebach,  biều  hiện  bằng  đoạn  PQ  trên

điện tâm đồ bị dài dần ra và đến một lúc nào

đó  sẽ  chỉ  còn  sóng  P  mà  không  có  QRS  đi

kèm  (tức  là  có  một  nhịp  nghỉ  thất).  Sau  đó

chu kỳ lại được lập lại giống như trên.

•    Kiểu  Mobitz  II:  biểu  hiện  bằng  những  nhát

bóp  của  tim  bị  bloc  xen  kẽ  vào  những  nhát

nhịp xoang bình thường, mức độ bloc có thể

là 2/1; 3/1... ví dụ, nếu bloc tuân theo quy luật

cứ 2 sóng P mới có một QRS đi kèm theo thì

ta gọi là bloc 2/1. 

c.   Bloc  nhĩ  thất  cấp  III  hay  bloc  nhĩ  thất  hoàn

toàn là tình trạng đường dẫn truyền từ nhĩ xuống

thất  bị  nghẽn  hẳn,  nhĩ  sẽ  đập  theo  nhịp  của  nút

xoang kích thích còn thất sẽ đập theo nhịp riêng

của nó.

2.   Điện tâm đồ:

a.   Sóng  P  không  đứng  trước  các  thất  đồ  (QRS)  và

cũng không có liên hệ gì với các thất đồ, mà nó

có thể rơi vào trước, sau hay trùng lên các phức

bộ QRS một cách ngẫu nhiên mà thôi.

b.   Tần số của các sóng P vẫn bình thường, khoảng

60-80 chu kỳ/phút.

c.   Tần số các phức bộ QRS rất chậm (khoảng 30-40

chu kỳ/phút) nhưng rất đều.

d.   Hình  dạng  của  QRS  có  thể  thanh  mảnh  bình

thường, nhưng cũng có khi QRS bị giãn rộng nếu

trung  tâm  chủ  nhịp  của  thất  xuất  phát  từ  phía

dưới của bộ nối.

e.   Chú  ý:  đôi  khi  ta  thấy  có  sóng  P  rơi  trùng  phía

trước QRS với một khoảng QRS bình thường và

làm cho nhát bóp này hơi “sớm” hơn so với nhịp

cơ sở, ta gọi đó là “nhát bắt được thất”.

3.   Triệu chứng lâm sàng:

a.   Triệu chứng cơ năng:

•    Nếu  nhịp  thất  chỉ  chậm  ít,  bệnh  nhân  có  thể

không có triệu chứng gì cả.

•    Nhưng  nếu  nhịp  tim  chậm  nhiều  thì  lượng

máu từ tim đến các cơ quan, trong đó có não

bị  giảm  sút.  Do  đó,  bệnh  nhân  có  thể  thấy

choáng  váng  thoảng  qua,  mất  thăng  bằng  và

có khi bị xỉu hay thậm chí bị ngất (trong bệnh

cảnh của hội chứng Adams-Stokes).

•    Khi  xảy  ra  cơn  ngất,  thì  bệnh  nhân  mất  ý

thức, tay chân co quắp, sùi bọt mép…

b.   Triệu chứng thực thể:

•    Nghe tim thấy nhịp tim chậm (30-40 ck/phút)

và đều.

•    Có  thể  nghe  thấy  “tiếng  đại  bác”  do  có  sự

trùng hợp đi gần nhau giữa co bóp tâm nhĩ và

tâm thất.

•    Huyết  áp  tối  đa  thường  tăng  và  huyết  áp  tối

thiểu  thường  giảm  vì  nhịp  thất  chậm  sẽ  làm

cho thời gian tâm trương dài ra.    

4.   Nguyên nhân:

a.   Tác dụng của một số thuốc:

•    Digoxin.

•    Chẹn bêta giao cảm.

•    Chẹn kênh canxi.

•    Một số thuốc chống loạn nhịp…

b.   Bệnh tim thiếu máu cục bộ:

•    Nhồi máu cơ tim cấp.

•    Bệnh động mạch vành mạn tính.

c.   Thoái hoá tiên phát đường dẫn truyền nhĩ thất:

•    Bệnh Lenegre…

d.   Bệnh tim bẩm sinh:

•    Bloc nhĩ thất hoàn toàn bẩm sinh.

•    Thông liên nhĩ lỗ thứ nhất.

•    Đảo gốc các động mạch lớn.

•    Bệnh hệ thống.

e.   Bệnh van tim.

f.   Bệnh cơ tim:

•    Bệnh cơ tim thâm nhiễm: Nhiễm bột.

•    Sarcoidosis, Hemochromatosis…

g.   Nhiễm trùng, viêm cơ tim:

•    Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

•    Viêm  cơ  tim  (Chagas,  bệnh  Lyme,  thấp  tim,

lao, sởi...).

h.   Bệnh van tim do bệnh chất tạo keo.

i.    Rối loạn chuyển hoá:

•    Tăng kali máu.

•    Tăng magiê máu.

j.    Bệnh nội tiết (bệnh Addison).

k.   Chấn thương:

•    Mổ tim.

•    Điều trị phóng xạ.

•    Thông tim và các điều trị can thiệp, đặc biệt

đốt các đường dẫn truyền…

l.    Khối u.

m.  Bệnh hệ thần kinh tự động:

•    Hội chứng xoang cảnh.

•    Ngất do cường phế vị.

n.   Rối loạn thần kinh cơ:

•    Phì đại cơ.

5.   Các xét nghiệm chẩn đoán: Việc chẩn đoán chủ yếu

dựa vào điện tim đồ.

a.   Bloc  nhĩ  thất  cấp  I:  Chủ  yếu  dựa  vào  đo  đoạn

PR trên ĐTĐ, PR kéo dài trên 0,20 giây ở người

lớn và trên 0,18 giây ở trẻ em với hình dáng của

sóng P và QRS bình thường.

b.   Bloc nhĩ thất cấp II: 

•    Mobitz I (chu kỳ Wenckebach):

      Đoạn  PR  sẽ  kéo  dài  dần  và  kết  thúc  bởi

một nhát bóp không có QRS.

      Khoảng cách RR sẽ ngắn dần.

      Khoảng  RR  nơi  nhát  bóp  không  có  QRS

sẽ nhỏ hơn tổng 2 khoảng RR cạnh đó.

      Có  sự  nhắc  lại  theo  chu  kỳ  (chu  kỳ

Wenckebach).

•    Mobitz  II:  Các  khoảng  PP  vẫn  đều  và  có

những  nhát  bóp  không  dẫn  (khác  với  ngoại

tâm thu nhĩ bị bloc, khoảng này không đều).

c.   Bloc nhĩ thất cấp III (hoàn toàn):

•    Tần số nhĩ vẫn bình thường, đều.

•    Tần số thất rất chậm và cũng đều. 

•    Không có mỗi liên hệ nào giữa nhĩ và thất

•    Phức  bộ  QRS  thường  giãn  rộng  và  nếu  bloc

càng ở thấp thì QRS càng rộng và tần số thất

càng chậm.

6.   Điều trị:

Với bloc nhĩ thất cấp I hoặc bloc nhĩ thất cấp II

kiểu Mobitz I thường không cần điều trị gì đặc hiệu.

Với các bloc nhĩ thất độ cao (Mobitz II hoặc cấp III)

dai  dẳng  thường  cần  phải  cấy  máy  tạo  nhịp  (xem

phần sau).

a.   Thuốc: Dùng trong trường hợp cấp cứu, đặc biệt

khi  bệnh  nhân  có  ngất  hoặc  xỉu.  Thuốc  thường

chỉ có tác dụng tạm thời để chờ cấy máy tạo nhịp

hoặc trong giai đoạn cấp của một số bệnh chờ khi

hồi  phục.  Thuốc  không  có  lợi  ích  nếu  dùng  kéo

dài trong các trường hợp bloc nhĩ thất độ cao có

triệu chứng.

•    Nếu bệnh nhân có ngất do nhịp chậm.

      Atropine là thuốc nên thử dùng đầu tiên,

nó  có  thể  làm  giảm  mức  độ  bloc  ở  bệnh

nhân bloc do cường phế vị quá chứ không

có  tác  dụng  với  những  tổn  thương  thực

thể đường dẫn truyền. Nó có tác dụng tốt

hơn ở bệnh nhân có nhồi máu cơ tim sau

dưới.

       Có thể dùng Dopamine với liều bắt đầu 5

mcg/kg/phút  ở  những  bệnh  nhân  có  kèm

huyết áp thấp.

•    Nếu  bệnh  nhân  trong  tình  trạng  rất  trầm

trọng,  có  thể  dùng  ngay  Adrenaline  truyền

tĩnh   mạch   thay   vì   Dopamine,   Liều   1-2

mcg/phút.

•    Isoproterenol  hydrochlorid  (Isuprel),  có  thể

có ích ở bệnh nhân bloc nhĩ thất không phải

do thiếu máu cơ tim vì làm tăng nhịp tim khá

chọn lọc. Tuy nhiên cần lưu ý là ở bệnh nhân

có bệnh mạch vành thì không nên dùng vì nó

làm tăng nhu cầu ôxy cơ tim.  Liều ban đầu

nên từ 2 mcg/phút tăng theo đáp ứng nhịp tim

cho đến 10 mcg/phút. 

b.   Tạo nhịp tim tạm thời:

•    Máy  tạo  nhịp  qua  da  (hai  điện  cực  áp  thành

ngực)  rất  có  hiệu  quả  nhưng  gây  đau  đớn.

Đây  là  máy  xách  tay  lưu  động,  thường  gắn

với hệ thống phá rung cấp cứu. Những bệnh

nhân  ngất  cần  đặt  ngay  tạo  nhịp  tạm  thời

trong lúc vận chuyển đến bệnh viện.

•    Cấp cứu: dùng máy tạo nhịp áp thành qua da

(nếu có) trong lúc chờ tiến hành đặt máy tạo

nhịp tạm thời qua đường tĩnh mạch.

•    Tạo  nhịp  tạm  thời  qua  đường  tĩnh  mạch  là

giải  pháp  cấp  cứu  tối  ưu  cho  những  trường

hợp nhịp chậm có triệu chứng nặng.

c.   Chỉ định cấy máy tạo nhịp (bảng 10-7). 

•    Nhìn  chung  chỉ  định  khi  bệnh  nhân  có  nhịp

chậm mà có triệu chứng (ngất, xỉu, mệt lả do

nhịp chậm...).

•    Nếu  bloc  nhĩ  thất  hoàn  toàn  do  NMCT  sau

dưới thường chỉ cần đặt tạo nhịp tạm thời, vì

có  thể  hồi  phục  sau  giai  đoạn  cấp  do  bloc  ở

bệnh  nhân  này  thường  do  cường  phế  vị  quá

mức. Nếu là bloc cấp III mà do nhồi máu cơ

tim  trước  bên  thì  nên  chỉ  định  cấy  máy  tạo

nhịp sớm.

•    Các trường hợp bloc nhĩ thất hoàn toàn mắc

phải thường cần cấy máy tạo nhịp, trong khi

bloc nhĩ thất bẩm sinh thường không cần cấy

máy tạo nhịp do bệnh nhân có sự thích nghi

bằng các nhịp thoát.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: