Điều dưỡng hồi sức cấp cứu nội (Điều dưỡng cao đẳng)
câu 1: Trình bày các biện pháp nhằm ngăn chặn và giải quyết tình trạng suy cấp tính các chức năng tuần hoàn, hô hấp và suy thận cấp chức năng cho người bệnh sốc
Trả lời :
- Ngăn chặn và giải quyết tình trạng suy tuần hoàn cấp :
+ tư thế người bệnh : Đặt đàu thẳng trên giường, khi huyết áp còn tụt phải để người bệnh nằm đầu thấp hoặc chân kê cao 15độ để máu dồn về tim. Sốc tim thì phải đặt người bệnh nằm đầu cao
+ Truyền dịch : Nhanh tróng thiết lập đường truyền tĩnh mạch và thực hiện theo y lệnh, chú ý sốc tim thì đường truyền chỉ là để giữ ven và đưa thuốc
+ Thực hiện y lệnh dùng thuốc nâng huyết áp : Dobutamin, Dopamin, Noradrenalin (nếu sốc tim)
+ Thực hiện y lệnh dùng Adrenalin, cortioid trong sốc phản vệ
- Ngăn chặn và giải quyết tình trạng suy hô hấp cấp:
+ Thông thoáng đường thở
+ Cho người bệnh thở oxy, đặt nội khí quản và máy thở theo y lệnh khi cần thiết
- Ngăn chặn và giải quyết tình trạng suy thận cấp chức năng
+ Thực hiện y lệnh truyền máu (Do mất máu), truyền dịch (Do mất huyết tương, huyết thanh) để bù vào khối lượng đã mất trong sốc giảm thể tích
+ Thực hiện y lệnh dùng thuốc lợi tiểu trong sốc nhiễm khuẩn, sốc tim
Câu 2: trình bày các biện pháp nhằm dẩm bảo tuần hoàn, hô hấp và ngoại trừ nguyên nhân cho người sốc phản vệ
Trả lời:
- Đảm bảo tuần hoàn
+ Tư thế: Đầu nằm thấp chân cao
+ Adrenalin: Là thuốc quyết định thành công điều trị (liều lượng, đường tiêm theo lệnh cùa bác sĩ). Trong khi chờ y lệnh, điều dưỡng tiêm ngay adrenalin theo phác đồ
+ Thực hiện y lệnh tiêm thuốc: Thuốc chống dị ứng và các thuốc khác
+ Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm, chuẩn bị dụng cụ hỗ trợ b.sĩ làm thủ thuật
- Đảm bảo hô hấp
+ Tư thế nằm nghiêng an toàn nếu người bệnh nôn, hôn mê
+ Hút đờm dãi, đặt canun miệng nếu người bệnh tụt lưỡi
+ Bóp bóng Ambu nếu người bệnh ngưng thở hoặc thở yếu
+ cho thở oxy mũi 4lít/phút
+ Hỗ trợ đạt nội khí quản và đặt máy thở nếu suy hô hấp hoặc sốc nặng: Chuẩn bị dụng cụ đặt nội khí quản,máy thở
- Loại bỏ cách ly nguyên nhân
+ Khi người bệnh có dấu hiệu bồn chồn, lo lắng, hốt hoảng người điều dưỡng phải lập tức cho ngưng ngay các chất tiêp xúc như thức ăn , quả và thuốc uống hoặc thuốc tiêm truyền...
+ Nếu nguyên nhân do đường tiêu hoá: Rửa dạ dày, dùng than hoạt hoặc sorbitol
Câu 3: Trình bày nội dung giáo dục sức khoẻ và hướng dẫn người bệnh nhồi máu cơ tim cách tự chăm sóc
Trả lời:
= Hướng dẫn người bệnh cách luyện tập để phục hồi sau NMCT
- Luyện tập sớm khi còn nằm viện và luyện tập kéo dài nhằm cải thiện tuần hoàn vành
- Luyện tập với sự tăng dần về mức độ, cường độ; tốt nhất là đi bô, đạp xe, lực kế
- Tránh luyện tập sau bữa ăn
- Phải theo dõi mạch trong khi luyện tập. Nếu mạch đập không dều hoặc tăng quá nhiều thì ngưng luyện tập
- Hướng dẫn người bệnh thay đỏi lối sống cho phù hợp với bệnh:
+ Bỏ thuốc lá
+Trước hết phải loại bỏ tất cả các tách nhân gây đau ngực như gắng sức, lạnh đột ngột, ăn quá no, xúc cảm đột ngột...
+ Khuyên người bệnh ngủ nghỉ đầy đủ, ăn chậm rãi, ăn bữa nhỏ, nghỉ ngơi thoả đáng sau bữa ăn, tránh các chất kích thích
+ Hạn chế tới mức tối đa hoặc loại bỏ tất cả các yếu tố nguy cơ như:Kiềm chế trọng lượng không để thừa cân, kiểm soát tốt HA, điều chỉnh đường trong máu, điều chỉnh lipid máu
- Hướng dẫn người bệnh cách đối phó với cơn đau ngực:
+ Đề phòng cơn đau ngực bằng cách luôn đem theo Nitroglycerin bên người và ngậm ngay 1 viên dưới lưỡi khi cơn đau ngực suất hiện
+ Đến thầy thuốc ngay nếu có 1 trong những biểu hiện sau: Đau ngực không đỡ khi ngâm Nitroglycerin, xuất hiện khó thở, mạch bất thường
Câu 4: Trình bày biện pháp cắt cơn co giật và chống ngạt thở cho người bệnh co giật
Trả lời:
= Cắt cơn co giật:
- Băng mọi cách cắt cơn co giật càng nhanh càng tốt: Diazepam tiêm tĩnh mạch: lấy 10mg/lần diazepam pha với 20ml glucose 10%, bơm thật chậm vào tĩnh mạch, vừa bơm vuầ theo dõi người bệnh, nếu người bệnh hết giật thì ngưng tiêm ngay
- Khi cơn co giật đã ngưng, cần điều trị duy trì nhằm ngăn ngừa tái phát bằng cách cho uống hoặc bơm qua ống thông dạ dày diazepam sau mỗi6-8giờ/lần
= Chống ngạt thở do co giật:
- Thực hiện y lệnh cắt cơn co giật càng nhanh càng tốt
- Trong cơn co giật người bệnh thường tím tái khó thở:
+ Chống khó thở: Đặt người bệnh ở tư thế đầu cao đẻ thuận lợi cho sự hô hấp. Đầu nghiêng sang một bên
+ Nới rộng quần áo, khuy cài, khăn quàng cổ
+ Chèn gạc giữa hai hàm răng đề phòng người bệnh cắn phải lưỡi
+ Sau đó nên dùng dụng cụ làm thông đường hô hấp như Canyn miệng họng đặt vào miệng. Dụng cụ này có tác dụng làm thông đường thở do tránh được tụt lưỡi và có tác dụng tránh cho người bệnh cắn phải lưỡi
+ Thở oxy nếu cần thiết, khi người bệnh thở oxy cần chăm sóc óng thông, mũi, miêng
- Nếu suy hô hấp nặng : Bóp bóng qua mặt nạ, hỗ trợ bác sĩ đặt nội khí quản nếu có chỉ định
Câu 5: Trình bày các biện pháp chăm sóc nhằm đảm bảo thông khí, đảm bảo tuần hoàn cho người bệnh hôn mê
Trả lời:
= Đảm bảo thông khí
- Quan sát màu sắc do niêm mạc, kiểu thở, đếm nhịp thở để phát hiện sớm tình trạng suy hô hấp
- Đảm bảo đường hô hấp được lưu thông: Để người bệnh nằm tư thế đầu cao, thông thoáng đường hô hấp
- Cho người bệnh thở oxy nếu có chỉ định
- Hút đờm dãi:
+ Nên hút họng trước
+ Hút ở áp lực âm từ 80-120mmHg
+ Mỗi lần hút không quá 20giây
+ Bắt mạch theo dõi: nếu mạch chậm <40 lần/phút phải ngừng hút đờm và bóp tim, báo cáo bác sĩ giải quyết
+ Nếu đờm đặc quá khó hút: Báo bác sĩ và phụ bác sĩ đua ống soi qua thanh môn vào khí quản và bơm rửa phế quản bằng dung dịch Natriclorid 0,9%
- Trường hợp đờm dãi ứ đọng nhiều, người bệnh mất phản xạ ho nuốt thì phải báo ngay bác sĩ để đặt ống nội khí quản hoặc mở khí quản
- Nếu người bệnh có dấu hiệu tụt lưỡi thì đặt ngay canun guedel rồi báo bác sĩ. Nếu chưa có canun thì đặt người bệnh ở tư thế nằm nghiêng an toàn
= Đảm bảo tuần hoàn
- Theo dõi mạch huyết áp, báo ngay bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường
-chú ý:
+ Tăng huyết áp có thể do tắc đờm vì vậy cần hút đờm ngay khi thấy người bệnh có tăng huyết áp
+ Không để huyết áp tụt nhất là đối với người già
- Thực hiện thuốc theo y lệnh: Truyền dịch hoặc dùng thuốc lợi tiêu, hạ huyết áp ...tuỳ trường hợp
- Theo dõi màu sắc và số lượng nước tiểu: Nứoc tiểu đạt 30-50ml/giờ đối với người lớn. Trường hợp cần thiết phải đặt ống thông bàng quang để theo dõi
Câu 6: Trình bày các biện pháp nhăm chống loét, chống teo cơ, tắc mạch cho nguời hôn mê
Trả lời:
= Phòng chống loét
- Cho người bệnh nằm đệm nước , hơi, cỏ. Trong đó đêm nước là tôt nhất
- Luôn giữ ga giường khô sạch, không có nếp nhăn
- Thay đổi tư thế 2giờ/lần để tránh không có tuần hoàn nuôi dưỡng vùng da bi chèn ép
- Chăm sóc da cẩn thận, sạch sẽ nhất là vùng da bị tỳ đè để ngăn loét nhiễm khuẩn bắng cách:
+ Hằng ngày rửa da thất sạch nhẹ nhàng bằng xà phòng
+ Lau khô da bằng khăn mềm. Tuyệt đối không để da bị xây xước mất sự toàn vẹn của da
+ Với các vết phỏng rộp: Bôi Betadin hoặc Sanyren để ngăn ngừa nhiễm khuẩn
- Có vết trợt phải điều trị ngay tránh nhiễm trùng
- Vết loét sâu: Cần lọc hết phần bi hoại tử, rửa sach, đỏ đường vào vết loét, băng lại. Ngày thay băng , đổ đương nhiều lần, chăm sóc cho dến khi vết loét đầy và kín miệng
- Đề phòng và chữa loét cần nuôi dưỡng người bệnh đảm bảo số lượng, chất lượng, đặc biết chú trọng tới lượng protein để giúp choviệc phục hồi, làm lành vết thương đã bị loết. Đăc biệt lưu ý giữ cho vùng da bi tổn thương khô và sạch
- Đảm bảo 1-1,5g protein/1kg trong lượng cơ thể hàng ngày
30-50 calo/1kg trong lương cơ thể
= Chống teo cơ tắc mạch
- Thường xuyên xoa bóp cơ thể tăng cương lưu thông máu, tránh teo cơ; châm cưu nếu người bệnh liệt chi
- Người bênh hôn mê dù khôngliệt cũng cần vận động các chi và cơ thể tránh teo cơ tắc mạch chi, phổi
- Thực hiện thuốc chống đông máu theo y lệnh nếu có
Câu 7: Trình bày các biện pháp chăm sóc nhăm ngăn chặn và giải quyết tình trạng suy hô hấp và thiếu oxy não cho người bệnh suy hô hấp cấp
Trả lời:
= Đảm bảo đường thở:
Đây là chìa khoá thành công, việc đầu tiên cần làm cho tất cả các bệnh nhân cấp cứu, đặc biệt với suy hô hấp cấp ngay từ giây phút đầu tiên khi tiếp xúc
- Đặt người bệnh ở tư thế rhuận lợi cho việc hồi sức và lưu thông đường thở:
+ Nằm an toàn cho người bệnh hôn mê chưa được can thiệp
+ Nằm ngửa ưỡn cổ cho người bệnh ngừng thở, ngừng tim
+ Nằm tư thế Fowler cho người bệnh phù phổi cấp, phù não phần lớn người bệnh suy hô hấp
- Khai thông khí đạo hay thiết lâp các đường thở cấp cứu
+ Phụ giúp bác sĩ đặt canun hay Mayo cho người bệnh tụt lưỡi
+ Móc, hút đờm dãi, thức ăn hang miệng khi người bệnh tắc đờm hay sặc thức ăn
+ Phụ giúp bác sĩ đặt nội khí quản hay mở khí quản, thậm chí chọc kim lớn qua màng nhẫn giáp
= Oxy liệu pháp
Mục tiêu của "oxy liệu pháp" là đảm bảo cung cấp oxy cho não một cách thích hợp
- Cho người bệnh thở oxy qua thông khí tự nhiên: Thở oxy qua ống thông mũi hầu, mask không thở lại. Mục tiêu đạt được là PaO2 đạt 60mmHg
- Thở oxy qua mask (có thở lại), hay nội khí quản, mở khí quản
= Các biện phát hỗ trợ
- Theo dõi các thông số; nhịp thở, biên độ thở, tình trạng tím tái, tình trạng tri giác
- Lấy máu động mạch làm xét nghiệm khí máu
- Lắp monitor để theo dõi độ bão hoà oxy máu mao mạch
- Thực hiện y lệnh thuốc:
+ Nếu trung tâm hô hấp bị ức chế trong ngộ độc heroin, morphin, dolargain thì dùng các thuốc đối kháng như bemmegride, nalocphin
+ Các thuốc trong hồi phục hô hấp
+ Chống viêm: Corticoid
+ Kháng sinh
Câu 8: Trình bày các biện pháp chăm sóc nhằm loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể cho người bệnh ngộ độc cấp
Trả lời:
- Qua da niêm mạc: Nếu chất độc xâm nhập qua da và niêm mạc
+ Làm sạch bằng nước ấm xà phòng nếu chất độc bám ở da như thuốc trừ sâu
+ Rửa mắt: Nếu chất độc bám vào mắt
-Qua đường tiêu hoá:
+ Gây nôn
+ Rửa dạ dày theo y lệnh của bác sĩ. Lấy dịch dạ dày để tìm chất độc
- Qua thận: Dùng Manitol 10%, lợi tiểu Furosemid, kiềm hoá huyết tương và nước tiểu bằng Natribicarbonat 1,4% hoặc THAM 0,3M trong trường hợp ngộ độc Bacbituric
- Lọc ngoài thận: Lọc màng bụng và thận nhân tạo
- Qua phổi: Thở máy, tăng không khí áp dụng khi ngộ độc các chất dễ bay hơi như bezen, Accton
Câu 9: Trình bày cách xử trí tại chỗ cho người bị rắn độc cắn
Trả lời:
= Đối với nạn nhân: Bình tĩnh, nhanh tróng làm những việc sau
- xác định sơ bộ xem rắn lành hay rắn độc cắn: Dựa vào vết cắn
- Nếu đúng là rắn độc cắn hoặc không xác định rõ:
+ Cần ngồi yên, tuyệt đối không vận động phần cơ thể bị rắn cắn
+ Không đi lại hay chạy nhảy nếu bị rắn cắn ở chân
- Băng ép ngay phía trên vết cắn 5cm và kêu cứu
= Đối với người cấp cứu
- Trấn an tinh thần cho nạn nhân
- Băng ép vết thương ngay: 15phút/lần di chuyển băng ép lên phía trên vết cắn. sau 1giờ có thể bỏ băng ép
* Chú ý:+ Cần băng ép sớm nếu chậm sau 30phút sẽ không còn hiệu quả
+ Chỉ băng ép không thắt garô
- Sơ cứu vết thương;
+ Rửa sạch vết cắn bằng xà phòng, nước sạch. Nếu có điều kiện thì rửa bằng Javen 1/10 hay thưốc tím 0,1%
+ Sát khuẩn vết thương bằng cồn 70độ, thuốc tim 0,1% hay oxy già 12 thể tích hay nước muối 0,9% rồi băng vết thương lại
- Tiếp tục bất động chi bị cắn cho nạn nhân: Trườn hợp cần thiết có thể dùng nẹp, vị trí vết cắn cần thấp hơn tim
- Trường hợp rắn hổ phun vào mắt: Rửa mắt bằng nước hoặc dung dịch sạch, số lượng lớn. Nhỏ mắt băng Adrenalin 0,5% để giảm đau và chống viêm. Có thể dùng Cloramphenicol 0,4% hoặc Natriclorrid 0,9%
Câu 10: Trình bày cách cấp cứu tại chỗ cho người bị ngạt nước khi đã đưa được người bệnh lên bờ
Trả lời:
Khi nạn nhân được đưa lên bờ, thuyền: Việc đầu tiên phải làm là xác định ngay xem người bệnh có bị ngưng tim khồn
- Nếu người bệnh ngưng tim thì phải đấm mạnh vào vùng trước tim 5-6 cái để thức tỉnh tim rồi tiến hành các biện pháp hồi sinh tim phổi cơ bản
- Khai thông đường hô hấp: Để người bệnh ưỡn cổ, lấy khăn lau sạch mũi, miệng, họng rồi tiến hành ngay hô hấp miêng-miệng
- Nếu nghi ngờ bệnh nhân có chấn thương cột sống cổ thì các động tác cấp cứu phải được thực hiện như khi có chấn thương thực sự. Trường hợp người bệnh là trẻ nhỏ, trong dân gian thường vác dốc trẻ trên vai. Động tác dốc ngược người bệnh chỉ có tác dụng khai thông vùng họng và miệng, vì vậy không nên thực hiện ở người lớn và không lên quá 1phút với trẻ em. Vấn đề chủ yếu là hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lộng ngực trong khi chờ cấp cứu đến
- Nếu người bệnh tự thở được: Để nạn nhân nằm nghiêng, lau sạch mồm miệng, lau khô người, thay quần áo, ủ ấm
- Khi cấp cứu đến
+ Kiểm tra lấy hết dị vật đường hô hấp, hút đờm dãi làm thông đường hô hấp
+ Bóp bóng ambu cho tới khi người bệnh hồng hào và tự thở
+ Nếu cần, đặt nội khí quản, thở oxy, tiếp tục hồi sức trên đường tới bệnh viện
+ Cho chuyền dịch và thuốc nâng huyết áp nếu bị tụt huyết áp
+ Theo dõi mạch huyết áp, tần số thở, phát hiện biến chứng để xử lý kịp thời
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro