Chương I: Mở Đầu
Thời Nguyễn - triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Khi nhắc tới triều Nguyễn, người ta sẽ nghĩ đến đây là triều đại nhiều thăng trầm nhất trong lịch sử Việt Nam, là triều đại ghi dấu ấn bởi cuộc xâm lược của người Pháp ở cuối thế kỉ XIX. Nhưng ở một bối cảnh nào đó, một chuyện tình đau lòng đã xảy ra.
"Ái Nhi, từ giờ con sẽ vào nhà tướng quân, làm người hầu kẻ hạ, tuyệt đối con không được làm hỗn, phải nghe lời, biết không?" Người đàn ông trung niên người gầy guộc, gương mặt hốc hác, râu ria lởm chởm, trong bộ quần áo sờn cũ, chi chít những vết khâu vá, giọng run run dùng hai cánh tay lay nhẹ vai con bé "Ái Nhi" ấy. Con bé người gầy guộc, đi chân đất, cả người lấm lem, quần áo sờn cũ nhưng đôi mắt cô vẫn long lanh, toát lên cái hồn nhiên ngây thơ của một cô bé mới chỉ sáu tuổi. Con bé không biết cha đưa mình đến đâu, cũng không ý thức được rằng cha đã bán mình cho tướng quân để trả món nợ của ông. Con bé chỉ ngoan ngoãn đáp: " Dạ, thưa phụ thân" Lời nói ấy tuy ngây ngô nhưng lại khiến lòng người cha nhói đau. Do ông quá nghèo, bán cả đất đai, làm đủ mọi cách nhưng vẫn không có tiền nuôi con, đành liều mình vay tướng quân, hứa sẽ trả. Ban đầu cũng định vậy, nhưng cái số không cho ông giàu, ông đã nghèo, nay lại còn nghèo hơn, nghèo đến nỗi không còn đủ sức nuôi chính mình, nói gì đến đứa con gái của ông. Mẹ Ái Nhi mất từ khi con bé mới sinh ra, ông chỉ biết than trời than đất mà cố chịu cảnh "gà trống nuôi con", nhưng đến nay ông đã ngã bệnh, sống không biết được bao lâu, đành bán đứa con gái, coi như nó còn chỗ nương tựa, dù có phải bán thân, làm trâu làm ngựa cho nhà người ta nhưng nó chỉ cần có cái ăn là ông đủ yên lòng rồi. Sau khi thương lượng với tướng quân, ông đành ngậm đắng nuốt cay mà gửi đứa con gái vào nhà tướng quân. Khi đi, ông không dám quay đầu lại, ông sợ ánh mắt con bé sẽ làm ông mềm lòng, rồi lại khổ cả ông lẫn con bé.
Được một lúc sau, con bé mới nhận ra cha nó đã bỏ nó lại nơi xa lạ này, khắp nhà rộng rãi, sạch sẽ, lại vô cùng đẹp. Một cô hầu đi ra, khéo léo dắt con bé vào khu nhà cho nữ hầu ở. Ở đấy, cô đã dạy con bé những quy tắc, việc nhà mà con bé phải làm mỗi ngày. Ái Nhi ngoan ngoãn, chăm chú lắng nghe, làm cô đắng lòng: "Tại sao một con bé ngoan ngoãn, xinh đẹp như này lại sống trong một gia đình nghèo, rồi lại bị bán vào đây. Hầy, đúng là bạc phận." Cô thầm nghĩ, nhưng cũng không nói nhiều, được đưa vào đây âu cũng là cái duyên, cô chỉ có thể dạy dỗ nó, quan tâm, đối xử với nó tốt nhất có thể.
Từ ngày vào đây cũng được một tháng, Ái Nhi chăm chỉ làm việc mà không phàn nàn, kêu ca. Con bé chỉ thắc mắc tại sao cha nó đi lâu đến thế, nó vẫn hồn nhiên nghĩ rằng cha sẽ đến đón nó.
Một ngày nọ, khi đang đi chăn đàn dê trên đồi. Bỗng có một cậu bé mặt mũi sáng sủa, trên người trang phục chỉnh tề, lại gần cô bé và lớn giọng: "Ngươi là ai? Sao dám ngồi đây?". Ái Nhi bất giác giật mình, cô nhớ lại cô hầu nói đây chính là cậu chủ. Sợ cậu chủ nghĩ mình vô lễ, rồi báo lại với tướng quân, cô vội vã quỳ xuống, mặt cúi gằm, thưa: "Bẩm cậu chủ, con là kẻ hầu, mới vào đây một tháng ạ." Người cô run run. Bỗng cậu bé nói: "Đứng lên đi, doạ ta chết mất, cứ tưởng người lạ vào trộm đàn dê.". Ái Nhi đứng dậy, vội vàng phủi đi lớp cỏ dính trên bộ quần áo sờn cũ của cô. Lần đầu nhìn vào mắt cô, cậu bé đờ đẫn trước đôi mắt lấp lánh, vẻ đáng yêu của cô mặc cho khuôn mặt cô đang lem nhem bùn đất: "Ngươi tên gì?"
"Thần tên Ái Nhi, còn cậu chủ?"
Câu hỏi ấy làm cậu buồn cười,trong nhà này, cậu chính là người nối nghiệp cha, kẻ hầu từ lớn đến bé đều biết cậu, duy chỉ Ái Nhi là không biết làm cậu thấy lạ. "Ta tên Kim Quốc."
"Tại sao cậu ở đây?" Cô tò mò.
"Cứ gọi ta là Kim Quốc được rồi, còn khi ở nhà mới gọi là cậu chủ. Ta lên đây để thổi sáo, ngươi muốn nghe không?"
Cô ghi nhớ lời Kim Quốc nói. Cả hai ngồi xuống bãi cỏ. Khi Kim Quốc thổi sáo, thanh âm nhẹ nhàng, trong trẻo mà cong vút như hoà vào gió, đàn dê chậm rãi ăn từng thớ cỏ xanh mướt lay nhẹ trong gió, thanh âm của sáo.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro