Điều 32. Phân định trách nhiệm đối với cán bộ
Điều 32. Phân định trách nhiệm đối với cán bộ
Nhiệm vụ và trách nhiệm của các cán bộ liên quan được quy định như sau:
1. Cán bộ tín dụng trực tiếp thẩm định: là người chịu trách nhiệm về khoản vay do mình thực hiện và được phân công các công việc sau:
1.1. Chủ động tìm kiếm các dự án, phương án khả thi của khách hàng, làm đầu mối tiếp xúc với khách hàng, với cấp ủy, chính quyền địa phương;
1.2. Thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, thực hiện sưu tầm các định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan đến khách hàng; lập hồ sơ kinh tế theo địa bàn và hồ sơ khách hàng được phân công; xác định nhu cầu vốn cho vay theo địa bàn, ngành hàng, khách hàng; trực tiếp theo dõi danh mục cho vay, thu nợ;
1.3. Giải thích, hướng dẫn khách hàng các quy định về cho vay và thủ tục, hồ sơ vay vốn;
1.4. Thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định; lập báo cáo thẩm định, cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay khi được uỷ quyền;
1.5. Thông báo cho khách hàng biết về quyết định cho vay hay từ chối cho vay sau khi có văn bản của giám đốc hoặc người được ủy quyền;
1.6. Thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay; Đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn và đề xuất biện pháp xử lý khi cần thiết; thực hiện những biện pháp xử lý vi phạm tín dụng theo quyết định của giám đốc hoặc người được ủy quyền;
1.7. Nhận hồ sơ và thẩm định các trường hợp khách hàng đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi. Định kỳ đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để làm cơ sở phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.
1.8. Thu nợ gốc, lãi và các khoản phí theo quy trình, chức năng nhiệm vụ được giao;
1.9. Chấm điểm xếp hạng khách hàng theo quy định hiện hành;
1.10. Lưu giữ hồ sơ theo quy định.
2. Trưởng Ban, Phòng Tín dụng/Trưởng Phòng Kế hoạch kinh doanh: chịu trách nhiệm về các công việc sau:
2.1. Phân công cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn hoặc các khách hàng, kiểm tra đôn đốc cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ quy chế cho vay của NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNo Việt Nam;
2.2. Kiểm soát nội dung thẩm định của cán bộ tín dụng, tiến hành tái thẩm định các điều kiện vay (nếu thấy cần thiết); kiểm soát bộ hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, hồ sơ kinh tế, thủ tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ và ghi ý kiến của mình trên các hồ sơ đó; ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay theo thẩm quyền được phân cấp;
2.3. Giám sát, kiểm tra việc chấm điểm xếp hạng khách hàng, việc phân loại nợ của cán bộ tín dụng;
2.4. Trường hợp kiêm cán bộ tín dụng thì thực hiện các nội dung công việc nêu tại khoản 1 Điều này.
3. Cán bộ kế toán cho vay: là người chịu trách nhiệm thực hiện các công việc:
3.1. Kiểm tra danh mục hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn;
3.2. Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền vay;
3.3. Làm thủ tục phát tiền vay theo quyết định của giám đốc hoặc người được ủy quyền;
3.4. Hạch toán các nghiệp vụ: cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, thu lãi…
3.5. Tiến hành sao kê hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn, sao kê nợ đến hạn, quá hạn cung cấp cho tín dụng theo quy định hiện hành về chế độ kế toán;
3.6. Lưu giữ hồ sơ theo quy định.
4. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc NHNo nơi cho vay hoặc người được Chủ tịch (Tổng giám đốc/giám đốc) ủy quyền: là người chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ tín dụng theo quyền hạn được phân công và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình (cho vay/không cho vay); thực hiện các công việc sau:
4.1. Xem xét nội dung báo cáo thẩm định do Ban, Phòng Tín dụng/ phòng kế hoạch kinh doanh trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay;
4.2. Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập;
4.3. Quyết định các biện pháp xử lý nợ: cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, chuyển nhóm nợ và các biện pháp xử lý khác đối với khách hàng.
5. Việc xử lý vi phạm của cán bộ ngân hàng: Theo các quy định của pháp luật và văn bản hướng dẫn cụ thể của NHNo Việt Nam.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro