Danh sách các loài thực vật (cập nhật 30.06.2022)
Sau khi thống kế lại thì thấy số lượng động thực vật quá nhiều nên chủ nhà chia thành 2 danh sách động vật và thực vật. Dưới đây là danh sách liệt kê có kèm hình ảnh của các loài thực vật xuất hiện trong truyện, chỉ bao gồm những loài xuất hiện nhiều lần được miêu tả kỹ, hoặc danh từ riêng ghi rõ bộ/chi/loài.
Các danh sách dưới đây sẽ được cập nhật liên tục trong thời gian biên tập.
Note: bạn nào muốn xem hình ảnh và link thì mời qua wordpress vì bên wattpad hạn chế hình ảnh và dẫn link hơi khó.
------------------------------------------------------------
1. Hạt thông: còn được gọi là piñón hoặc pinoli, tiếng Anh là pine nut, là những hạt thông ăn được. Có khoảng 20 loài thông sản xuất hạt giống đủ lớn để có giá trị thu hoạch; trong những cây thông khác, hạt cũng có thể ăn được, nhưng quá nhỏ để có giá trị đáng chú ý như một loại thực phẩm của con người. Hạt thông chứa nhiều dinh dưỡng được tách ra từ quả thông. Tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là khu vực châu Âu đã trồng và sử dụng hạt thông như một loại thực phẩm thông dụng. Chúng có kích thước nhỏ hơn so với hạt dẻ, có màu nâu bóng, dáng dẹp, bên trong nhân màu trắng ngà. Do điều kiện và khí hậu khác nhau, nên hạt thông được trồng tại các nước châu Âu thường có kích thước lớn hơn và dễ bóc vỏ hơn so với khi được trồng tại châu Á. Hiện nay các loại hạt thông chất lượng nhất là hạt thông Mỹ, hạt thông Nga. Ở Việt Nam khu vực trồng thông có thể kể đến Đà Lạt nhưng mục đích chính là để làm cảnh.
2. Thân củ: Được tạo ra từ đoạn thân rễ hay thân bò lan bị phình to, các phần phía trên tạo ra thân và các lá còn phần phía dưới tạo ra các rễ. Chúng có xu hướng tạo ra gần mặt đất. Thân củ ở phía dưới mặt đất thông thường là cơ quan lưu trữ ngắn hạn và cơ quan tái sinh phát triển từ thân. Các củ con được gắn liền với củ mẹ hay tạo ra ở phần cuối của các thân rễ ngầm.Về mùa thu, toàn bộ cây chết đi, chỉ còn lại thân củ với một chồi chi phối để tái sinh trưởng trở lại trong mùa xuân, tạo ra chồi cây mới với thân và lá, tới mùa hè, củ cũ bị phân hủy và củ mới bắt đầu hình thành và phát triển. Một số thực vật cũng tạo ra các củ nhỏ và chúng có cơ chế sinh sống, phát triển tương tự như các hạt để tạo ra các cây nhỏ tương tự về hình thái và kích thước như cây non mọc ra từ gieo hạt. Một số thân củ có thời gian sống lâu, chẳng hạn như thân củ của các loài thu hải đường thân củ. Các thân củ nói chung bắt đầu tách ra như là các đoạn phình to của đoạn trụ dưới lá mầm của cây non nhưng đôi khi bao gồm 1-2 mấu của trụ trên lá mầm và đoạn trên của rễ. Thân củ có định hướng thẳng đứng với một hay vài chồi sinh dưỡng trên phần đỉnh và các rễ chùm sinh ra trên phần đáy từ đoạn cơ sở, thông thường thân củ có hình dáng tròn thuôn dài. Đây chỉ là miêu tả chung về các loại thân củ, không nói rõ đây là giống thực vật gì, nhưng nhìn chung, bạn có thể liên tưởng nó tới các loài thân củ khác như khoai mỡ, khoai lang, khoai tây và nhiều loài khác nữa.
3. Mận: nguyên văn là lý tử (李子) còn được gọi là mận bắc hay mận Hà Nội, danh pháp khoa học là Prunus salicina, tiếng anh là Plum (theo Wikipedia), khác với mận miền Nam hay còn gọi là quả roi (theo kiểu người miền Bắc) hoặc quả đào (theo một số vùng Trung Bộ).
4. Nho: là một loại quả mọng lấy từ các loài cây thân leo thuộc chi Nho (Vitis). Quả nho mọc thành chùm từ 6 đến 300 quả, chúng có màu đen, lam, vàng, lục, đỏ-tía hay trắng. Khi chín, quả nho có thể ăn tươi hoặc được sấy khô để làm nho khô, cũng như được dùng để sản xuất các loại rượu vang, thạch nho, nước quả, mật nho, dầu hạt nho. Trong tiếng Trung, nó được gọi là bồ đào (葡萄) và khi người ta nói đến rượu bồ đào tức là rượu sản xuất từ quả nho. Theo như miêu tả trong truyện thì giống nho trong truyện là nho tím.
5. Nấm: loại nấm được miêu tả trong truyện thuộc loại nấm lớn hay nấm thể quả. Nấm thể quả được biết đến với hai dạng: nấm ăn được và nấm độc. Trong truyện đề cập nhiều loại nấm, nhưng kể rõ ra nhất là nấm mèo (木耳).
6. Cây thân gỗ: cây thân gỗ bình thường có cấu tạo từ ngoài vào trong gồm vỏ (hay còn gọi là bần), thịt vỏ (thịt bần), tầng sinh vỏ (tầng sinh bần), mạch rây (thứ cấp), tầng sinh trụ (tầng phân sinh bên), mạch gỗ (gỗ dác), ruột (gỗ lõi) (theo như hai bình bên dưới). Ngoài ra còn có vân gỗ, mỗi một phần đều có chức năng riêng, tuy nhiên vì trong truyện tác giả chỉ đề cập đến ba phần quan trọng là vỏ cây (树皮), dác cây (树干), lõi cây (树芯) nên phần giải thích sẽ chỉ liên quan đến ba mục này.
+ Vỏ cây (thụ bì - 树皮): là lớp bao bọc quanh ngoài cùng thân cây, có nhiệm vụ bảo vệ thân cây khỏi tác động của môi trường bên ngoài. Vỏ cây gồm vỏ cây bên trong và vỏ cây bên ngoài. Vỏ bên trong, ở thân gỗ cũ là mô sống, bao gồm phần trong cùng của vùng đáy. Vỏ ngoài của thân cây già bao gồm các mô chết trên bề mặt của thân cây, cùng với các bộ phận của vỏ ngoài cùng bên trong và tất cả các mô ở bên ngoài của vùng đáy. Vỏ ngoài của cây nằm bên ngoài lớp vỏ ngoài cuối cùng được hình thành cũng được gọi là rhytidome.
+ Dác cây/dác gỗ (giác cây/giác gỗ): nguyên văn là "thụ can" (树干), có nghĩa là thân cây, nhưng dựa theo miêu tả trong truyện thì chữ "thụ can" đôi khi có nghĩa là dác cây. Dác cây đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây thân gỗ. Bộ phận này sẽ hoạt động như một nhà máy và thực hiện các công đoạn để duy trì sự sống của cây bao gồm hút nước, dẫn các chất dinh dưỡng và phân bổ đều lên thân cây. Nhờ vào quá trình này mà dác gỗ sẽ mềm, xốp và có cấu trúc thoáng hơn so với phần lõi, trở thành một cỗ thức ăn thơm ngơn dẫn dụ sự tấn công của mối mọt, côn trùng. Dác gỗ có trách nhiệm lớn lao đối với cây là thế nhưng trong ngành công nghiệp sản xuất gỗ thì chúng không được ưa chuộng vì dễ bị mục, không có giá trị kinh tế cao.
+ Lõi gỗ (thụ tâm - 树芯): được hình thành nhờ vào sự tích tụ của những chất như nhựa cây, chất màu, lanin, tinh dầu,... từ khắp thân cây đổ vào trong. Lúc này, nơi đây như một bao tải lớn chứa đựng những thành phần tương tự như rác thải sinh lý của cây gỗ và dần trở nên cứng cáp, rắn chắc, khó thấm nước lại sẫm màu hơn những phần khác thậm chí còn có thể chống cả mối, mọt, côn trùng. Đây cũng là lý do vì sao chúng ta thường chỉ thấy côn trùng bên ngoài vỏ cây vì chúng khó có thể xâm nhập vào tận bên trong Lõi gỗ.
Thông thường, có thể phân biệt lõi gỗ và dác gỗ thông qua màu sắc, độ cứng và độ mịn. Lõi gỗ sẽ có màu sắc đậm hơn so với dác gỗ vì nơi này chủ yếu chứa các tạp chất đổ về từ khắp nơi trên thân cây. Tuy nhiên, trong vài trường hợp thì hai bộ phận này vẫn có thể đều màu hoặc có sự chênh lệch không nhiều, khi đó, ta có thể phân biệt chúng bằng các sờ trực tiếp vào gỗ. Lõi gỗ thường cứng hơn dác gỗ rất nhiều, không chỉ vậy, phần gỗ dác còn dễ bị trầy xước vì có tính xốp. Ngoài ra, vẫn có thể phân biệt lõi gỗ và dác gỗ thông qua độ mịn mặt gỗ sau khi mổ xẻ. Phần lõi nhờ vào sự cứng cáp của mình mà sẽ cho ra bề mặt phẳng, láng mịn, trong khi dác gỗ lại có độ giáp và sần nhất định. Theo như miêu tả trong truyện, vỏ cây bao gồm vỏ, thịt vỏ, tầng sinh vỏ, mạch rây và tầng sinh trụ; dác cây gồm mạch gỗ, lõi cây là ruột.
7. Cây dừa: dừa là một loại cây thân gỗ nên cũng có cấu tạo chức năng tương tự như các loài cây thân gỗ, nhưng khác với các loài cây thân gỗ có thể phân biệt dác gỗ và lõi gỗ rõ ràng thông qua màu sắc phân vùng đặc trưng thì gỗ dừa sự phân vùng rõ ràng về màu sắc dựa vào vân gỗ. Chúng là sự xê dịch liền mạch tông màu từ đậm đến nhạt, kèm theo những vệt màu nâu sẫm. Vì vậy, gỗ dừa được phân chia theo ba tông màu cơ bản liên quan đến mật độ gỗ gồm tông màu nâu sẫm (mật độ cao), tông màu nâu trung bình (mật độ trung bình) và tông vàng nhạt (mật độ thấp). Đương nhiên vẫn có sự phân biệt rõ ràng giữa vỏ cây và phần bên dưới lớp vỏ (theo như hình bên dưới). Với phần gỗ có mật độ gỗ cao sẽ có khả năng chịu lực tốt nên được dùng cho các kết cấu chịu lực như đóng khung, lát sàn, cầu thang... Tương tự như vậy, phần gỗ có tông màu nâu trung bình được sử dụng cho các kết cấu chịu lực hạn chế. Và phần trong cùng - cũng là phần có mật độ gỗ thấp nhất nên chỉ được sử dụng trong nhà và không chịu được tải trọng. Đây cũng là phần lõi của cây dừa. Vậy nên, trái ngược với các loài cây thân gỗ khác, lõi gỗ của cây dừa mềm xốp như "chẳng khác nào đánh vào một đống bọt", trong khi dác gỗ lại cứng "không thua gì một tảng đá cỡ lớn" (chương 50). Vì không có từ ngữ chuyên dụng nào để phân biệt giữa các lớp gỗ dừa, thay vào đó Lai Tự Viễn Phương chỉ dùng từ thụ can (树干) và thụ tâm (树芯) để chỉ lớp giữa và lớp trong cùng của cây dừa. Vậy nên, Ngạn xin mạn phép sử dụng từ "dác cây" thay từ thụ can (树干) để các bạn đọc có thể hiểu dễ dàng hơn.
8. Lê (梨): (nhắc đến trong chương 50, sẽ được cập nhật khi xuất hiện chính thức)
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro