Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

dich vu ...

I. Cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ

- Dịch vụ: gồm các ngành không trực tiếp tạo ra sản phẩm vật chất.

1. Cơ cấu

 Hết sức phức tạp, có 3 nhóm:

- Dịch vụ kinh doanh

- Dịch vụ tiêu dùng

- Dịch vụ công cộng

2. Vai trò

- Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất.

- Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm.

- Khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiễn, di sản văn hoá, lịch sử & các thành tựu của khoa học.

3. Đặc điểm vàxu hướng phát triển - Lao động trong ngành dịch vụ tăng nhanh.

- Có sự cách biệt rất lớn về tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ giữa nước phát triển và đang phát triển.

- Du lịch là một ngành dịch vụ quan trọng ở nhiều nước.

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ

- Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội.

- Các đặc điểm về dân số và sức mua của dân cư.

- Sự phân bố dân cư.

- Truyền thống văn hoá, phong tục tập quán.

- Sự phân bố các tài nguyên du lịch.

III. Đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới

- Ở các nước phát triển, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.

- Các thành phố cực lớn chính là các trung tâm dịch vụ lớn → có vai trò to lớn trong nền kinh tế toàn cầu.

- Ở mỗi nước lại có các thành phố chuyên môn hoá về một số loại dịch vụ nhất định.

- Các trung tâm giao dịch, thương mại hình thành trong các thành  phố lớn.

I– CƠ CẤU VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

1. Cơ cấu

Các ngành dịch vụ phục vụ cho các yêu cầu trong sản xuất và sinh hoạt. Đây là một khu vực có cơ cấu ngành hết sức phức tạp. Ở nhiều nước, người ta chia các ngành dịch vụ ra thành 3 nhóm: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công.

Các dịch vụ kinh doanh bao gồm vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ nghề nghiệp… Các dịch vụ tiêu dùng bao gồm các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân (như y tế, giáo dục thể thao)… Các dịch vụ công bao gồm các dịch vụ hành chính công, hoạt động đoàn thể…

2. Vai trò

Các ngành dịch vụ phát triển mạnh có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất, sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước, tạo thêm việc làm cho người dân. Sự phát triển của các ngành dịch vụ còn cho phép khai thác tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên và sự ưu đãi của tự nhiên, các di sản văn hoá, lịch sử, cũng như các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại để phục vụ cho con người.

Trên thế giới, số người hoạt động trong các ngành dịch vụ đã tăng lên nhanh chóng trong mấy chục năm trở lại đây. Ở các nước phát triển, số người làm việc trong các ngành dịch vụ có thể trên 80% (Hoa Kì) hoặc từ 50 đến 79% (các nước khác ở Bắc Mĩ và Tây Âu). Ở các nước đang phát triển thì tỉ lệ lao động làm việc trong khu vực dịch vụ thường chỉ trên dưới 30%. Ở nước ta, lao động trong khu vực dịch vụ mới chiếm hơn 23% lao động cả nước (năm 2003).

Du lịch là một ngành dịch vụ có ý nghĩa quan trọng ở nhiều nước, thường được ví là “ngành công nghiệp không khói”. Phát triển ngành du lịch không những cho phép khai thác các tài nguyên du lịch (phong cảnh đẹp, khí hậu tốt, biển, sông, hồ, núi, các di sản lịch sử, văn hoá v.v…) để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi và bồi dưỡng sức khoẻ cho người dân, mà còn là nguồn thu ngoại tệ đáng kể. Sự phát triển đúng đắn của hoạt động du lịch sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác, tạo việc làm, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá và bảo vệ môi trường.

II – CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

- Trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp có cao, thì mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ. Bởi vậy, quá trình phát triển và phân bố các ngành dịch vụ phải luôn cân đối với trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước, cân đối với các ngành sản xuất vật chất.

- Số dân, kết cấu tuổi, giới tính, tỉ lệ gia tăng dân số và sức mua của dân cư sẽ đặt ra những yêu cầu về quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng và cơ cấu của các ngành dịch vụ.

- Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng gắn bó mật thiết với sự phân bố dân cư, và cụ thể hơn nữa là các ngành dịch vụ cần phân bố ở ngay trong lòng các điểm dân cư (thành phố, thị xã, các làng bản…). Đây là điểm khác với công nghiệp: nhiều ngành công nghiệp được phân bố xa các khu dân cư, thậm chí ở những nơi xa xôi, hẻo lánh.

- Môi trường của các thành phố là môi trường nhân tạo, phần lớn nhu cầu của dân cư được đáp ứng nhờ các nguồn cung cấp từ bên ngoài vào (lương thực, thực phẩm, năng lượng, nước sinh hoạt v.v…). Dân cư thành thị nói chung có mức sống cao, có “lối sống thành thị”. Vì vậy, nhu cầu dịch vụ hết sức đa dạng, hoạt động dịch vụ cực kì phức tạp.

- Các thành phố cũng thường là các trung tâm công nghiệp, vì vậy, các loại dịch vụ kinh doanh phải được phát triển một cách tương xứng.

Nhiều thành phố, thị xã còn là các trung tâm chính trị của cả nước, của địa phương, vì vậy các dịch vụ về hành chính, văn hoá, giáo dục cũng được tập trung nhiều ở đây.

Nói chung, các thành phố, thị xã là các trung tâm dịch vụ, các trung tâm phát triển có ý nghĩa đối với cả nước, với tỉnh hay với các địa phương lân cận.

tiểu học, mẫu giáo, trạm xá…) cần có bán kính phục vụ hẹp hơn so với các điểm dịch vụ về văn hoá nghệ thuật, các điểm du lịch, vui chơi giải trí, các trường trung học phổ thông, bệnh viện chuyên khoa…

- Truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của dân cư có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dịch vụ

- Đối với việc hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân bố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #hưng