Chương 48: Mã Thê Quá Nhuyễn Thổ, Bạch Lộ Phi Độ Thủy Ba (马蹄过软土 , 白鹭飞渡水波)
[♪] Mã Thê Quá Nhuyễn Thổ, Bạch Lộ Phi Độ Thủy Ba (马蹄过软土 , 白鹭飞渡水波): Móng Ngựa Đi Qua Đất Mềm, Cò Trắng Bay Qua Sóng Nước.
------
Ta hỏi: "Người đời có thể gác lại quá vãng, nhưng nếu chẳng còn khát vọng hướng tới mai sau, há chẳng phải tự tuyệt nửa kiếp còn lại hay sao? Lòng người tựa mặt hồ, lệ rơi chỉ càng khuấy đục, nếu chẳng may lỡ buông tay, sao thấy được ánh dương nơi cuối trời?"
Thì sau khi Ngô Thập Nhị rời đi, Thất công tử liền đáp: "Hồ nước đục, gạn rồi cũng trong, lòng người lỡ đục, ta đây nguyện gạn cùng nàng. Quá vãng dẫu có nặng như núi, mai sau mà chẳng hướng tới, chẳng phải uổng phí đôi chân? Nàng cứ nhìn ánh dương cuối trời mà bước, ta đây cam làm bóng mát theo sau. Dẫu lệ rơi khuấy đục lòng thì chẳng sao, nàng cứ khóc, ta càng có cớ để ở gần mà dỗ dành!"
"Ngài thật dẻo miệng!" Ta đúc cho ngài một trái nhãn (桂圆) trong chén chè nhãn nhục thơm mát.
Đây là giống Nhãn cùi cổ có đặc trưng là cùi giòn và róc hạt, đậm vị thơm mật ong không thua kém gì giống nhãn đường phèn. Là nhãn tiến vua của đất Phố Hiến [庯憲] xưa, một trong những giống nhãn quý trong các dòng nhãn. Sau đó được Miên công đem giống đến để trồng tại thung lũng Hà Nam Tây [河南西].
"Ngọt ngào quá!" Ngài ấy cười tít mắt. "Nương tử hôm nay thật đảm đang, còn biết vào bếp nấu cho phu quân chè nhãn nữa!"
Nói rồi Thất công tử dùng tay thuận múc một muỗng đút cho ta.
Thế nhưng ta lại lắc đầu.
Dân gian có câu ca dao:
Chim quyên ăn trái nhãn lồng;
Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi.
Thế nhưng:
Quyên hót bên lồng, nhãn còn xanh,
Ngọt lành đâu chạm, mộng chưa thành.
Quyên hót bên lồng, tình không bén,
Chưa tiếng thân quen, chẳng bước gần.
Không phải phu thê, duyên chẳng phận,
Chưa hề quen hơi, mộng chưa cần.
"Ngon lắm á, nàng ăn đi!" Thất công tử đung đưa cái muỗng, còn chạm vào môi ta mấy lần. Ta mím môi, nghịch ngợm lắc đầu.
"Ăn đi, ăn đi, năn nỉ mà!"
Người ấy lại tiếp tục dỗ dành, giọng nói nhỏ nhẹ như đang nói với một đứa trẻ nhõng nhẽo.
"Thương nàng nha, cục cưng ơi, ăn cho mau lớn. Ngày mai ta sẽ mua đồ chơi cho nàng! Thích gì, Tử Yên này cũng sẽ chiều theo ý nàng!"
Ta nghe xong không nhịn được bật cười. Đây chẳng phải là những lời nhũ mẫu thường nói khi đút cơm cho Tảo Tảo hay sao?
Thấy ta vẫn kiên quyết lắc đầu, Thất công tử đổi sang giọng điệu mời gọi hơn: "Hay nàng muốn đi chơi? Đi dạo phố, hoặc lên đồi hái hoa, ngắm cảnh trăng sao? Nàng chỉ cần nói một lời, mọi sự cứ để ta lo!"
Ta toan cất lời từ chối: "Không đi—" Nhưng chưa kịp kháng cự đã bị đút một muỗng, chè nhãn ngọt ngào tràn vào đầu lưỡi khiến ta không cách nào cự tuyệt.
"Ngon không?"
Rồi đối phương cẩn thận rút khăn tay từ trong ngực áo, nhẹ nhàng lau khóe môi cho ta. Động tác chậm rãi, chu đáo đến mức khiến ta chỉ biết nghiêng đầu, giấu đi nét thẹn thùng.
"Còn một miếng nữa, nàng ăn luôn đi!"
Lại định khước từ, nhưng chợt thấy ngài nhíu mày, tựa như động đến vết thương chưa lành. Lòng chợt dâng lên nỗi lo âu, không kịp nghĩ ngợi thêm, ta vội vạch áo ngài ra xem xét. Quả nhiên, nơi miệng vết thương rỉ máu đỏ tươi. Không do dự, liền cúi xuống, khe khẽ thổi nhè nhẹ lên vết thương như một phản xạ vô thức. Chính bản thân lại cất giọng thì thào, chân thành như đang an ủi: "Không đau nữa nhé?"
"Ừm, không đau!" Giọng nói mang theo từ tính, vang trên đỉnh đầu ta.
Ngước nhìn lên, ánh mắt chạm ánh mắt, khoảng cách gần đến nỗi hơi thở cũng như hòa làm một. Không khí như đông lại, chỉ còn ánh nhìn là nối liền.
Có đều nụ hôn phớt nhẹ kia lại giống như kiến cắn, thật làm người ta ngứa ngáy tâm can.
Ta giật mình, lấy tay che trán, nhỏ giọng trách cứ: "Ngài làm vậy là không tốt!"
"Không tốt ở điểm nào?" Ngài nhướn mày cười khẩy.
"Ngài không được phục kích ta, ta đang xem vết thương cho ngài mà!" Ta tức tối, đánh nhẹ vào đùi ngài ấy sau đó thẳng lưng chỉnh áo ngài lại. Lại lườm nhẹ, nhưng không giấu nổi vẻ mềm lòng.
"Phục kích đâu, đây là cảm kích!"
"Thôi đừng khách sáo!" Ta dìu ngài ấy đứng lên, đỡ ngài ấy vào gian phòng trong để nghỉ ngơi.
Lúc này, cả hai đã chuyển xuống căn phòng nhỏ dưới lầu, chính tay ta đã tự tay bài trí lại để tiện bề chăm sóc cho người bị thương.
"Sao nàng cứ mãi gọi ta là ngài (您) thế? Chúng ta đã thân thiết như vậy mà nàng vẫn muốn giữ khoảng cách sao?" Thất công tử nửa nằm nửa ngồi trên giường, hơi nghiêng đầu nhìn ta, đôi mắt như cất giấu ngàn câu hỏi.
Gọi là "Ngài" (您) vì lễ giáo, nhưng trong lòng (心), chữ "Chàng" (你) đã âm thầm phá bỏ hết mọi quy củ rồi!
Ta mỉm cười ẩn ý nhưng lại không giải thích cụ thể, chỉ nói rằng đó là cách xưng hô với người lớn tuổi hơn mình.
"Thì ra là vậy. Nhưng nàng vẫn thấy vi phu già sao?" Thất công tử tự vuốt ve mặt của mình, giả vờ bâng khuâng.
"Không đâu!"
Liên tục lắc đầu cho qua chuyện, vốn bận rộn dọn thuốc và bông băng ra sẵn, ta còn định gọi A Phúc vào giúp. Nhưng khi vừa quay người bước đi, ngài ấy bỗng rên rỉ một tiếng. Khiến ta hốt hoảng quay lại, chạy vội tới. Nhưng chưa kịp làm gì, tay đã bị kéo, cả người nhào vào lòng đối phương.
Bây giờ mới thực sự đau này!
Đợi hơi thở nhịp nhàng bên tai, ngài kề cạnh thì thầm: "Nàng cũng có thể giúp ta thay băng!" Người kia nhẹ nhàng kéo lớp áo ra, để lộ vết thương nơi bờ vai và xương quai xanh nõn nà. Nhưng vừa nhìn, thì mặt mình đã nóng ran, không dám đối diện, bèn vội nhắm mắt lại.
"Nàng nhắm mắt làm gì?" Càng ghé sát, mang theo hơi thở ấm áp lướt qua hàng mi run rẩy của ta.
"Ngài mau kéo áo lại đi!" Ta nhẹ giọng nài nỉ.
"Khi nãy nàng không ngại, bây giờ lại ngượng?" Câu hỏi như dịu dàng dụ dỗ.
"Khi nãy khác, bây giờ khác!"
"Khác chỗ nào?"
"Khác... Khác ở chỗ..." Ta lắp bắp, không biết đáp sao cho phải.
"Khác ở chỗ khi nãy nàng muốn sàm sỡ ta, còn bây giờ thì ta tự nguyện để nàng sàm sỡ!" Lại nghe thấy tiếng vải sột soạt ma xát vào nhau, tiếp đến có ngón tay gõ nhẹ lên trán ta: "Đùa nàng thôi, mau mở mắt đi."
Đành nhặt hết dũng khí để hé mắt, nhìn thấy ngài đã chỉnh áo ngay ngắn, ta bèn thở phào nhẹ nhõm. Sau đó nhanh chóng lui ra cửa: "Ngài chờ một lát, ta... ta gọi A Phúc vào!"
Chưa kịp bước xa, đã nghe tiếng dặn dò phía sau: "Chậm thôi, kẻo ngã!" Quả nhiên ta vấp ngưỡng cửa, may thay kịp nắm khung cửa đứng vững, chỉ có điều hài rơi mất, lại phải quay nhặt. Lòng thầm trách mình đúng là hậu đậu.
Từ lúc nào vị trí giữa hai người lại có sự đảo ngược như vậy nhỉ? Trông bộ dạng ngốc nghếch này của ta đi!
"Cục cưng mau về nha, vi phu luôn ở khuê phòng ngóng đợi nàng!"
"Đừng đùa nữa!" Ngoảnh lại thì thấy người kia vẫy tay, giọng nói như mang theo trêu ghẹo. Ta ho hen một tiếng, nhưng khóe môi bất giác khẽ cong lên, sau đó khép nhẹ cửa tránh để gió lạnh lùa vào.
------
Cũng may trời không đổ tuyết, bởi nếu cái rét buốt lạnh cắt da cắt thịt ấy kéo đến, e rằng vết thương của ngài Thất công tử sẽ thêm phần đau nhức khôn xiết. Ta nhờ A Phúc đến, nhưng chẳng ngờ rằng, A Phúc không chỉ mang theo đồ vật mà còn cầm theo một phong thư của A Bảo chuyển đến. Phong thư này là từ chưởng quản ở Bồ Can gửi, cũng là người ta giao trách nhiệm trông nom mảnh đất trồng thuốc.
Tháng Chạp là tháng củ mật (糾密月).
Chữ "củ" (糾) có nghĩa là xem xét, trông coi, đồng thời lại hàm chứa sự gấp rút, khẩn trương. Chữ "mật" (密) lại chỉ sự cẩn trọng, kín đáo, nhưng cũng ám chỉ sự đông đúc, tấp nập như trong cụm "mật độ dân số".
Tháng Chạp còn được gọi bằng cái tên mỹ miều hơn là Lạp Nguyệt (腊月), biểu thị cho thời điểm chuyển giao giữa cũ và mới, thời khắc mà người người nhà nhà tất bật chuẩn bị lễ nghi, cũng là lúc tâm trí dễ xao nhãng, tạo cơ hội cho kẻ gian lợi dụng.
"Lạp" (腊) có nguồn gốc từ chữ "thịt" (肉), xuất phát từ tục ướp thịt khô vào mùa đông, phổ biến trong văn hóa từ cổ xưa. Tháng cuối năm là thời điểm người người nhà nhà chuẩn bị lễ tế, gọi là "đại lạp" (大腊), một nghi thức tế lễ tổ tiên và cầu bình an. Đây cũng là dịp để nhà vua nghỉ ngơi, săn bắn, đánh dấu sự kết thúc của một năm dài lao nhọc.
Do vậy, vào cái tháng cuối cùng của năm, các quan trị nhậm các tỉnh, huyện, hạt thường ban hành tờ sức (告示), nhắc nhở chánh tổng, lý trưởng, hào dịch phải đặc biệt lưu tâm việc củ soát. Trong những văn bản ấy, câu "Củ soát cẩn mật" (纠察谨密) đặc biệt được nhấn mạnh. Lệnh này yêu cầu các tuần phu phải gia tăng tuần tra, đảm bảo an ninh cho thôn xã.
Theo dân gian, đây là tháng dễ gặp tai bay vạ gió, hao người tốn của bởi những sự việc không tên, chẳng rõ nguyên do nhưng thường được ví như cái đắng cay của loại "Củ Mật".
Thời tiết tháng Chạp lại hanh khô, gió lạnh mà ráo, chẳng mấy chốc những tia lửa vô tình có thể bén vào rơm rạ, gỗ khô, rồi bùng lên thành hỏa hoạn lớn. Lúc ấy, chẳng những nhà cửa tan hoang, của cải thành tro bụi, mà cả hy vọng về một cái Tết no ấm cũng theo đó mà tiêu tán. Lời người xưa vẫn thường bảo: "Lửa thử vàng, gian nan thử sức" nhưng đối diện với tai họa từ lửa, nào ai dám đem thử vận mình?
Chính vì thế, việc củ soát lửa đèn là một nhiệm vụ không thể xem nhẹ. Bởi vậy, ở làng xã, các hào dịch được lệnh phải cắt cử tuần phiên cẩn trọng. Những người tuần phu, với đuốc trong tay, đi khắp nơi canh chừng suốt đêm, gọi là "tuần tra củ mật".
Vì vậy, trước đó ta đã gửi thư dự định sẽ trồng một vài loại củ, đơn cử là Thổ Phục Linh (土茯苓). Hiện tại cũng đã thu hoạch được một ít, nên ông ấy đã gửi đến cho ta chút thu hoạch đầu mùa. Vừa vặn thay cũng có thể sử dụng cho Thất công tử. Số còn lại ta dùng để cung cấp cho y quán của Thất công tử.
Trong y quán có một vị y sinh trẻ tuổi tự xưng là đồ đệ của Thất công tử. Người ấy đôi lần ta gặp qua, nhưng tên tuổi mãi vẫn không tài nào nhớ nổi. Hiện tại vì Thất công tử gặp bắt tiện, nên y sẽ thay mặt ngài ấy tiếp quản sự vụ. Có mấy lần ở Bồ Can y cũng đến thăm sư phụ, rồi khi về đây y cũng liên tục liên lạc thông qua A Bảo.
Nghe tin thầy mình bị thương, y liền gửi đến một hộp thuốc quý gồm mười mấy lọ, lại nhờ A Bảo chuyển giao tận tay ta. Hộp thuốc hắn gửi lần này quả thực khiến ta ấn tượng, nhưng nhìn vết thương trên người ngài, ta thầm nghĩ: nếu không hồi phục được, chẳng phải bao tâm sức đều hóa công cốc sao?
Nhân lúc A Phúc thay băng, ta liền vào nhà bếp nhỏ.
Muốn nấu một món súp khai vị cho tiết Đông Chí (冬至) mang tên "Khai lộ thang"(开路汤). Nguyên liệu tương đối đơn giản gồm: hành lá (连根葱), gừng (姜片) và vỏ củ cải trắng (萝卜皮), đôi khi thêm chút trần bì (陈皮) để khử đờm. Tất cả cho vào nồi, thêm nước, đun trên lửa lớn đến khi sôi, tiếp tục giữ lửa thêm vài phút là dùng được. Rất đơn giản.
Khi uống, có thể ăn cả vỏ củ cải và phần trắng của hành lá, giúp cơ thể khí huyết lưu thông, đặc biệt phù hợp với người ít vận động, dẫn đến khí huyết không lưu thông và tình trạng "hư không nạp bổ" như ta và Thất công tử uống thì rất thích hợp. Cơ thể sẽ được điều hòa, giúp việc hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn và tránh các triệu chứng như nóng trong hay ứ trệ.
Lúc bát súp còn tỏa hơi ấm, Hồng Hạnh từ chỗ mẫu thân trở về, nói rằng mẫu thân dạo này ốm nghén nặng, thân hình tiều tụy. Đông Chí năm nay, một bên là mẫu thân lao lực, một bên Thất công tử trọng thương, ta cảm thấy như tháng này vận hạn giăng đầy.
Nhớ khi trước, bản thân ta từng rơi vào cảnh "ốm nghén" đã được dùng bài thuốc Thuận can ích khí thang gia giảm (顺肝益气汤加减): đảng sâm (党参), bạch truật sao (炒白术), phục linh (茯苓), thục địa (熟地), đương quy (当归), bạch thược sao (炒白芍), mạch môn bỏ lõi (去心麦冬), trần bì (陈皮), thần khúc (神曲), sa nhân (砂仁), tô tử sao (炒苏子). Ngoài ra còn có một món canh khác thích hợp cho phụ nữ khi mang thai là bí đao hương phụ thang (冬瓜香附汤): bí đao (冬瓜), hương phụ (香附). Bí đao gọt vỏ, thái lát, hương phụ rửa sạch, đem tất cả nấu chung với nước, thêm chút gia vị vừa miệng. Dùng mỗi ngày một lần, liên tục từ 5-10 ngày, đặc biệt hiệu nghiệm với các trường hợp nhiễm độc thai nghén, phù nề.
Thất công tử từng chỉ ta: "Nam bất thiểu trần bì, nữ bất ly hương phụ" (男不缺陈皮,女不离香附) để thấy vai trò của hương phụ với phụ nữ trong trị bệnh. Hương phụ (香附) còn có tên sa thảo (莎草), củ gấu. Theo Đông y, hương phụ vị cay, hơi đắng, ngọt; tính bình. Vào kinh can và tam tiêu. Có tác dụng thông lợi gan, lý khí, khai uất điều kinh, giảm đau, kiện vị.
Sáng sớm hôm nay, ta đã đến thăm mẫu thân, nhưng bà thần sắc ủ rũ, tâm tình buồn bã. Nguyên nhân là bởi năm nay, bà không thể cùng ta đón mừng sinh thần một cách long trọng như đã từng. Nỗi buồn của mẹ khiến lòng ta cũng nặng trĩu, chạnh lòng không yên.
Ta sinh vào ngày Kỷ Dậu, Tháng Mậu Tý, năm Canh Tuất (20/11/1550 AL) vào giờ Tân Mùi (13h00- 14h59), thuộc sao Tinh (星). Quẻ Cấn (艮) chứa đủ Lục Thân, nhưng không có Phục Thần và Phi Thần. Lời bàn về quẻ này nói rằng: Táo chín trên cây ai cũng muốn hái, cũng như người đẹp ai chẳng muốn quen, nhưng người không có tài, ít tiền, dù có muốn, cũng khó mà thành sự. Tài năng, tiền tài, đều không phải thứ có thể có được chỉ bằng nguyện vọng. Lời đoán quẻ cũng hết sức thận trọng, khuyên rằng: Mọi việc nên giữ sự đề phòng, tránh xung đột là điều tối quan trọng, như vậy mới có thể bảo toàn an nguy.
Nhưng vốn dĩ ta thấy mọi đều vẫn diễn biến tốt so với ta tưởng, ít nhất cũng được xem là vẹn toàn. Cứ như việc ta nhờ Hoài Chiêu hộ tống huynh muội Lương thị đến trang viên ở Hà Nam Tây, thì cũng là một điều suôn sẻ. Chỉ sợ lòng người không ngay thẳng, làm hại cái lưng đau nhức. Chi bằng chỗ ẩn náu của họ nằm ở trong tầm kiểm soát của mình, thế nên có thể định liệu mọi chuyện dễ dàng.
------
Trước tiên phải nhắc lại vài điều.
Thứ nhất, việc Thái tử muốn mua điền trang của Miên công, nhưng nhà ta lại không có ý bán, bởi vì đó đã là tài sản hồi môn của ta, là vật sở hữu riêng của ta.
Thứ hai phải nhắc đến việc Lương giám phó cứu sống và nuôi dưỡng Lương Minh Kha thế nào. Lương Giám Phó đã sử dụng cách nào để che giấu sự tồn tại của đứa trẻ khỏi sự kiểm soát của Thái Thu Hoài?
Điều gì đã khiến Lương Giám Phó, một người nhu nhược và bị Thái Thu Hoài kiểm soát, lại đủ dũng khí để giữ lại đứa con này? Có thể hé lộ một thoáng lương tâm trỗi dậy ở ông, hoặc lòng thương cảm dành cho đứa trẻ vô tội.
Thứ ba chính là động cơ của Hiển Ông Chúa.
Ôi thôi, đừng cho rằng ta có trí tuệ tính toán thấu đáo, ta chỉ là một nữ nhân chân chất, làm sao có thể suy tính thiệt hơn được? Người kể ra sao thì hiểu vậy, nếu có tiện thì cũng đành để họ nương nhờ. Chẳng thiệt thòi gì, cũng chẳng ảnh hưởng là bao.
------
"Con cò chết rũ trên cây,
Cò con mở lịch xem ngày làm ma.
Cà cuống uống rượu la đà,
Chim ri rả rít bò ra lấy phần.
Chào mào thì đánh trống quân,
Chim chích cởi trần vác mõ đi rao."
(*) Đây là ý nghĩa thật, còn bên dưới là lấy cảm hứng để phân tích xàm: https://theki.vn/y-nghia-bai-ca-dao-con-co-chet-ru-tren-cay/
Bài thơ như một khúc bi ai gợi nhắc cái chết thê thảm của Lương Giám Phó, người đã dốc hết sức mình, thậm chí hy sinh cả mạng sống để bảo vệ hai anh em Lương Minh Kha và Lương Sảo. Trong cái xã hội rối ren, đầy những mưu đồ và tranh đoạt, ông chẳng khác nào con cò yếu ớt bị cuốn vào trận cuồng phong của quyền lực, để rồi "chết rũ" trong cô đơn và oan khuất.
Nhưng nếu Lương Giám Phó là một "con cò gãy cánh" vì gánh nặng bảo hộ, thì Thái Thu Hoài, người đàn bà đầy dã tâm, lại tượng trưng cho những kẻ bị chính tham vọng của mình nhấn chìm. Tham vọng đó không chỉ đưa bà vào con đường tuyệt vọng mà còn kéo theo sự sụp đổ cả về thể xác lẫn tinh thần.
Hình ảnh "cò con" là hai anh em Minh Kha và Lương Sảo mang ý nghĩa như những người thừa kế bất đắc dĩ, vừa chịu đựng di sản đau thương, vừa gánh vác những hiểm nguy đang bủa vây. Con đường họ đi không dẫn đến tương lai tươi sáng, mà chỉ là vòng xoáy không lối thoát của những kẻ truy sát trong bóng tối.
Sau cái chết của Lương Giám Phó, với sự khôn ngoan đầy mưu mô, Hiển Ông Chúa lập tức cử một đội quân nhỏ truy sát Minh Kha và Lương Sảo với danh nghĩa "bảo vệ". Nhưng ai nấy đều hiểu, sự sống còn của hai người này là một mối đe dọa trực tiếp đến địa vị và bí mật mà bà ta đang cố gắng bảo vệ.
Hành động của Hiển Ông Chúa chẳng khác nào "chào mào đánh trống quân" – bà không trực tiếp ra mặt, nhưng khéo léo thao túng toàn bộ cuộc chơi. Dưới vẻ ngoài từ bi và tận tụy, bà lợi dụng sự tồn tại của hai anh em như những quân cờ. Việc này đẩy bà vào thế bị động, buộc phải ra tay tàn nhẫn hơn với Minh Kha và Lương Sảo để bảo vệ bí mật. Tuy nhiên, lòng dạ thực sự của bà ta vẫn là một ẩn số.
Quá khứ càng làm câu chuyện trở nên đậm màu.
Khi xưa, lúc Thái Thu Hoài muốn can thiệp vào hôn nhân của Khâu thị và Lỗ Phấn Vũ, đã tố cáo với Hiển ông chúa việc mình phát hiện rằng chính Lỗ hiệu lý đang nắm giữ rất nhiều tài liệu liên quan đến cái chết của nhiều thành viên hoàng gia. Trong đó, có một vài hồ sơ liên quan đến việc cha bà là Tấn Bình Tương Vương đã tự ý thanh trừng mười hai môn hộ, chỉ vì bọn họ phản đối việc ông ta dâng tấu sớ.
Sự phản đối mạnh mẽ từ mười hai môn hộ lớn trước việc nhà vua dâng sớ xin bãi bỏ các chức vụ trọng yếu tại biên ải để tập trung quyền lực về trung ương. Tình trạng thiếu lương thực trầm trọng khiến giá gạo tăng vọt, kéo theo nạn đói và bất ổn xã hội. Những vụ tham nhũng, như việc lính cứu tế từ triều đình gian lận kho thóc, càng làm lòng dân căm phẫn.
"Huyết Ký Mười Hai Môn Hộ" (血记十二门户) đã trở thành một huyền thoại chấn động hậu thế. Người dân kể lại rằng, dòng máu ấy đã hòa vào mạch nước của vùng biên ải, tạo nên một hồ nước đỏ như máu được gọi là Huyết Đàm Long Tuyền (血潭龙泉).
Mười hai gia tộc này được biết đến với danh xưng "Hộ Thủ Long Tủy" (护守龙髓) đã đồng loạt phản đối việc Tấn Bình Tương Vương dâng tấu sớ lên triều đình xin bãi bỏ chức vụ "Tổng đốc Địa Mạch" (總督地脈), một chức vị chiến lược giám sát tài nguyên khoáng sản quốc gia. Với lý lẽ:
Thứ nhất, chức vụ này cản trở tự do khai thác tài nguyên, gây ách tắc kinh tế.
Thứ hai, quyền lực của Tổng đốc quá lớn khiến nhiều quan địa phương bất mãn gây mất lòng dân.
Bởi vì, mỗi gia tộc đều nhận được một lá thư được viết bằng máu, trong đó có hình ảnh kỳ dị của một con mắt rỉ máu nằm trên đỉnh một ngọn núi, kèm dòng chữ: "Kẻ chạm vào mạch của trời, ắt phải chết dưới tay thần linh."
Họ bắt đầu nghi ngờ và cho rằng, Tấn Bình Tương Vương thực chất đang âm thầm chiếm đoạt các mạch tài nguyên quý giá, gây mất cân bằng thiên nhiên, dẫn đến những thảm họa khó lường. Việc bãi nhiệm này sẽ mở đường cho thế lực ngoại bang xâm nhập.
Trong một đêm trăng tròn, cả mười hai trưởng tộc biến mất khỏi tư dinh. Khi người nhà tìm thấy, xác họ được treo trên cổng làng, trong miệng nhét đầy đá quý đỏ rực được cho là "Huyết Mạch Thạch" (血脉石). Cảnh tượng ấy không chỉ là lời đe dọa mà còn là tuyên bố ngầm rằng quyền lực của triều đình, dù chính hay tà, đều có thể nuốt chửng mọi kẻ đối đầu.
Vào một đêm mưa như trút nước, gió gào thét tựa tiếng than khóc của đất trời, quân triều đình dưới lệnh của Tấn Bình Tương Vương đã bao vây và tiêu diệt toàn bộ gia tộc của mười hai môn hộ lớn. Những gia đình này, từng là trụ cột của đất nước với tài sản giàu có và quyền lực lẫy lừng, lại trở thành cái gai trong mắt nhà vua bởi sự phản đối mạnh mẽ chính sách tập quyền. Tất cả xác chết của một trăm hai mươi tám người đều có dấu ấn giống nhau trên ngực: một ngọn núi rỉ máu, bên dưới là hình rồng bị xiềng xích.
Giữa cảnh đổ nát và chết chóc ấy, Tuy Phong Bá, kẻ luôn theo sát Tấn Bình Tương Vương, không hề bỏ lỡ cơ hội để trục lợi từ thảm kịch này. Ông ta lợi dụng vụ thanh trừng để thâu tóm tài sản của các gia tộc bị diệt vong, đồng thời bí mật cài người vào các vị trí quan trọng mà họ để lại. Chính Lỗ Phấn Vũ là một trong những người hiếm hoi sống sót, đã tìm cách và lưu giữ các chứng cứ về cuộc thảm sát. Những tài liệu này sau trở thành mồi lửa trong cuộc chiến tranh quyền đoạt vị. Những tài liệu này không chỉ là bằng chứng mà còn chứa đựng các bí mật về mối quan hệ phức tạp giữa triều đình và các thế lực địa phương.
Nhưng hành động của Thái Thu Hoài không chỉ đơn giản là để bảo vệ bản thân, củng cố quyền lực và hủy hoại người khác, Thái Thu Hoài và Hiển Ông Chúa thỏa thuận "xử lý" tất cả những người liên quan, bao gồm cả Lỗ Phấn Vũ, để bảo vệ lợi ích và bí mật của mình.
------
Trong thời kỳ chiến loạn đầy bất ổn, triều đình gặp khó khăn trong việc kiểm soát hoạt động kinh tế và xã hội, đặc biệt là các khu chợ đen mọc lên khắp kinh thành. Những chợ đen này không chỉ buôn bán hàng hóa bất hợp pháp mà còn là nơi hoạt động ngầm của các sòng bạc lớn, giao dịch thuốc phiện, và mua bán thông tin chính trị.
Khu chợ đen còn có một sòng bạc lớn, nơi những kẻ giàu có và quyền thế thường tụ họp để đánh bạc. Nơi đây không chỉ là sào huyệt của tội ác, tụ họp những kẻ giàu sang quyền quý, những tay buôn gan lỳ, và cả những kẻ máu lạnh khát quyền mà còn là nơi thỏa thuận, mua bán các bí mật triều đình.
Những con đường biên giới miền Nam và các cửa khẩu phương Tây trở thành mạch máu chính để bọn buôn lậu đưa thuốc phiện vào kinh thành. Qua bàn tay tinh quái của đám con buôn, thứ độc dược này được chế biến, phân phối, len lỏi từ những khu phố phồn hoa đến các hẻm nhỏ heo hút.
Đứng sau tất cả là Hoặc Bào (惑刨), chúng duy trì quyền kiểm soát bằng cách mua chuộc quan chức và những người đứng đầu các phường hội, biến cả bộ máy cai trị trở thành công cụ phục vụ cho lợi ích của mình. Tội ác ấy cứ thế diễn ra, được che đậy dưới lớp vỏ bọc yên bình của kinh thành hoa lệ.
Mọi việc trở nên nghiêm trọng khi một vị quan thanh liêm tên Lý Tu Nghiêu [李須蕘 ] được lệnh điều tra nạn thất thoát ngân sách triều đình. Trong quá trình truy cứu dấu vết tiền bạc, ông phát hiện rằng một phần lớn ngân khố quốc gia đã bị hút cạn bởi các hoạt động phi pháp tại chợ đen.
Lý Tu Nghiêu cải trang làm một thương nhân buôn lụa, bí mật thâm nhập vào sòng bạc lớn nhất ở kinh thành. Tại đây, ông tình cờ nghe được những ám hiệu "cò con, cò già". Những ai không biết ngữ nghĩa ẩn sau, chỉ nghĩ đó là cuộc trò chuyện vu vơ về đàn chim.
Tại một quán trọ nhỏ tên Cánh Bèo (荡萍翼) bên bờ sông, khách đi qua thường nghe thấy chủ quán và những người lạ mặt trao đổi những câu kỳ lạ.
"Hôm nay trời có cò trắng bay qua không?" Người khách hỏi nhỏ, ánh mắt lấm lét nhìn quanh.
"Có đấy, bay về hướng Đông Nam." Chủ quán đáp, không quên liếc nhìn chiếc túi vải cũ kỹ của người kia.
"Thế cò già hay cò non?" Người kia tiếp tục, giọng thì thào.
"Cò già, nhưng chưa đủ lông đủ cánh."
Đó chính là ám hiệu của bọn buôn lậu: "Cò trắng" ám chỉ giao dịch thuốc phiện; "bay qua" nghĩa là có hàng mới được chuyển tới. "Cò già" chỉ những người mua hàng giàu có hoặc đáng tin cậy; "Cò non" là khách ít tiền hoặc mới lần đầu giao dịch. Nếu "chưa đủ lông đủ cánh", tức khách chưa đủ tiềm năng để thực hiện giao dịch lớn.
Mỗi loại "cò" còn mang một ý nghĩa riêng:
· Cò trắng: Hàng cao cấp như thuốc phiện, ngọc quý hoặc vũ khí.
· Cò đen: Hàng bị thất lạc, hàng không hợp lệ hoặc liên quan đến việc thanh toán bằng cách sát nhân.
· Cò xanh: Dấu hiệu nguy hiểm. Một tín hiệu báo có quan phủ hoặc kẻ thù đang theo dõi.
· Bay qua: Ý chỉ hàng hóa đang được vận chuyển.
· Đậu tạm: Hàng hóa đang được cất giữ, chờ người đến nhận.
· Chưa đủ lông đủ cánh: Giao dịch chưa hoàn thiện hoặc khách chưa đủ khả năng thực hiện.
Một lần, một người đàn ông trung niên đội nón rách, giả dạng kẻ buôn cá, ghé qua quán: "Trưa nay tôi có thấy cò xanh lượn sát mặt nước. Lạ thật!"
Chủ quán, vừa lau bàn vừa hỏi lại: "Cò xanh? Đang kiếm ăn hay chỉ đậu tạm thôi?"
Người kia mỉm cười đầy ẩn ý: "Kiếm ăn. Nhưng chắc sắp chuyển ổ."
Cò xanh là tín hiệu báo nguy hiểm. Lời đáp ngụ ý rằng khu vực này đang bị quan quân truy lùng, buộc những kẻ buôn lậu phải nhanh chóng di dời.
Lý Tu Nghêu dần lần ra mạng lưới tội phạm, nhưng cũng nhận thấy rằng mọi ngõ ngách đều có bóng dáng của Hoắc Bào. Trong những lần theo dõi, ông nghe được những ám hiệu rợn người:
Giống như có khi có kẻ mang nón lá, tay ôm chiếc bầu rượu bước vào quán giả vờ như dân chài:
"Đêm nay có cò trắng bay qua không?" – Hắn nói nhỏ với chủ quán, mắt kín đáo quét khắp phòng.
Chủ quán gật đầu, đáp bằng giọng đều đều: "Có, nhưng gió Đông Nam mạnh quá, sợ không bay xa được."
(Giải nghĩa: Hàng mới về nhưng đang bị canh phòng gắt gao, không tiện chuyển đi.)
Người đàn ông gật đầu, uống một ngụm rượu rồi lặng lẽ rời đi.
Đêm hôm sau, một kẻ khác đến, lần này là một phụ nữ áo đỏ, gõ bàn ba lần trước khi hỏi:
"Cò xanh dạo này ít thấy, liệu có đổi tổ không?"
Chủ quán nhíu mày, đáp lại: "Chỉ đổi chỗ đậu thôi, chưa tới kỳ bay xa."
(Giải nghĩa: Mạng lưới đang thay đổi nơi cất hàng để tránh bị phát hiện, nhưng vẫn trong khu vực gần đây.)
Hoặc có khi:
"Cò đen bay thấp quá, trời sắp có mưa lớn."
(Giải nghĩa: Một vụ giao dịch sắp bị bại lộ, có khả năng xảy ra biến cố đổ máu.)
Trong những tài liệu còn sót lại, một bức thư có dòng chữ viết tay: "Cò trắng lượn bến Đông, trời sẽ đổi gió". Đây là tín hiệu giữa những kẻ buôn lậu, nhưng đồng thời cũng là ám hiệu mà Lỗ Phấn Vũ để lại.
· Cò trắng: Chỉ giao dịch hàng cấm liên quan đến triều đình.
· Bến Đông: Khu vực gần chợ đen, nơi được tổ chức các cuộc họp với giang hồ.
· Đổi gió: Ngụ ý rằng có sự thay đổi lớn.
Nhưng trước khi tra ra được chân tướng rõ ràng, Lý Tu Nghiêu lại đột ngột bị biếm chức không rõ nội tình, sau đó đày đi biên viễn. Trong các bức thư mã hóa còn sót lại của Lý Tu Nghiêu, có dòng: "Cò xanh kêu đêm mưa, cò trắng mất lông cánh."
Cò xanh kêu: Báo hiệu có nguy hiểm lớn. Cò trắng mất lông cánh: Chỉ giao dịch thất bại hoặc sự phản bội trong nội bộ.
------
Triều đình rối ren khi phò mã của Thọ Nghi công chúa là người được giao trọng trách quản lý địa phương và biên ải, chẳng những bất lực trong việc vỗ yên lòng dân mà còn là nguyên nhân châm ngòi cho hàng loạt mối bất mãn.
Năm ấy, thiên tai khắc nghiệt, hạn hán kéo dài, ruộng đồng khô cạn, dân tình lầm than, giá gạo nhảy vọt đến mức ngút trời. Bụng đói khát biến thành sự căm phẫn khi lời đồn lan ra: "Thóc cứu dân, quan nuốt hết!". Đám dân đói rách đứng trước kho thóc khóc ròng.
Đói khát biến thành nổi loạn, người dân giận dữ kéo lên kho thóc. Trong đám đông, có kẻ ném đá vào lính canh, hô lớn: "Cò chở kinh luân, ngựa không về núi!" Chỉ một câu nói, như lưỡi dao bén ngọt cắt đứt dây cương, bạo loạn nổ ra. Triều đình, hoảng hốt trước cảnh tượng ấy, vội sai quân đàn áp, nhưng càng đàn áp, dân tình càng điên cuồng. Từ những làng mạc hẻo lánh, những tốp người nghèo đói kéo đến, mang theo sự phẫn uất đã tích tụ suốt bao năm. Lời đồn về "Tể Trong Núi" bắt đầu lan ra, cho rằng chính hắn đã thao túng tất cả để lật đổ triều đình.
Trong dãy núi Kỳ Lân, nơi mây mù quanh năm che khuất, có một hang động được dân gian gọi là "Động Vạn Châu" (洞万洲). Tương truyền, mỗi viên đá trong động đều khắc tên một kẻ quyền lực từng sống và chết vì tham vọng. Ở sâu trong lòng động, một ngai đá sừng sững, là nơi chỉ dành cho "Tể Trong Núi", kẻ có quyền xoay chuyển vận mệnh của cả thiên hạ.
Hàng trăm năm qua, Tể Trong Núi chỉ được biết đến qua những bài thơ ẩn ý, những mật chỉ bí mật, và các quyết định làm rung chuyển triều đình. Không ai biết hắn là ai, nhưng mọi lời thì thầm đều cho rằng hắn tồn tại.
Hơn 10 năm sau, một vị nội quan quan trẻ là Trương Dịch (張奕), lúc quét dọn đã phát hiện ra các tài liệu kỳ lạ trong thư phòng của vua Tuyên Minh (宣溟). Hóa ra, chính nhà vua cũng từng liên lạc với "Tể Trong Núi" để củng cố quyền lực khi còn là thái tử. Những lá thư ký tên bằng một ấn ký kỳ lạ – hình một con rồng bị xiềng xích – là minh chứng rõ ràng cho sự tồn tại của nhân vật thần bí này.
Không lâu sau đó, Trương Dịch lại nhận được một tấm thiệp bí mật, bên trên chỉ có một câu: "Cò chở kinh luân, ngươi là người tiếp theo!"
Những tài liệu ấy sau này biến mất không dấu vết. Vị nội quan trẻ Trương Dịch cũng không để lại bất kỳ thông tin nào về số phận của mình. Nhưng những câu chuyện về Tể Trong Núi vẫn tiếp tục lan truyền, như một bóng ma đe dọa sự ổn định của triều đình.
Vậy, Tể Trong Núi là ai? Một thế lực ngầm? Một tổ chức? Hay chỉ là một truyền thuyết?
------
Triều đình bấy giờ loạn lạc cùng cực, chính sự bất minh, lòng dân càng thêm oán hận. Có lời đồn, "Tể trong núi" thật sự là một người đang sống ẩn danh trong triều đình, chờ ngày làm nên cơn sóng thần lớn. Sau đó, hắn bị xử trảm. Nhưng ngay khi đầu hắn rơi xuống, một luồng ánh sáng xanh kỳ lạ phát ra từ lăng mộ "Long Huyệt". Một đám khói đen bay lên trời, hình thành bóng dáng một con cò khổng lồ, bay về phía núi Kỳ Lân.
Trong cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, một vụ án kinh thiên động địa đã được phơi bày, xoay quanh Đô Ngự Sử (都 御 史) Nhữ Phú Ninh (汝復寧) bị buộc tội với mười ba đại tội danh chưa từng có trong sử sách.
Thứ nhất, xây "Bàn Cờ Vạn Lý" (棋盘万里) và Lập "Hội Bóng Trắng" (白影会):
Hắn bí mật lập các trạm ngầm trong núi, nối nhau bằng mật đạo dài hàng trăm dặm. Đây là nơi hắn điều phối quân cờ quyền lực, từ thương buôn, đạo sĩ đến các quan lại bất mãn. Hắn thành lập một hội kín gồm các thương nhân ngoại quốc, binh lính đào ngũ, và pháp sư tà giáo. Hội này chuyên tổ chức những vụ ám sát hoặc phá hoại các kho lương thực, gieo rắc nạn đói để ép dân chúng phục tùng. Hắn cử người thân tín, giả làm thương nhân, mang vàng bạc sang biên giới để đổi lấy quân đội hỗ trợ.
Thứ hai, chôn sống nhân chứng:
Hơn ba trăm dân nghèo từng nhận thóc cứu đói bị hắn ép uống độc dược, xác bị chôn ngay dưới kho thóc để giấu nhẹm tội ác. Máu và xương thịt của họ như trở thành lời nguyền với vùng đất này.
Thứ ba, sử dụng tà thuật:
Một đạo sĩ từ Tây Vực đến Châu Trệ Nguyên (茜原), dạy hắn cách luyện khí độc để bảo vệ kho thóc, khiến ai bén mảng đều gục ngay lập tức.
Thứ tư, chủ trương xây "Long Huyệt":
Âm thầm lập lăng mộ tại vị trí thiên long địa mạch, khắc tên mình như kẻ trị vì tương lai. Hắn bí mật chọn vị trí thiên long địa mạch, lập lăng mộ riêng như khẳng định tham vọng tranh đoạt ngai vàng.
Thứ năm, buôn bán nô lệ trái phép:
Để đổi lấy súng thần công từ người Hãn Phần (罕墳), hắn nhẫn tâm dâng hàng chục thiếu nữ cho thuyền trưởng ngoại bang, biến những sinh linh vô tội thành món hàng trao đổi.
Thứ sáu, lập Trận "Thủy Âm Hủy Phong" (水侌毀丯):
Hắn cho xây đập chắn ở những vùng thượng nguồn để kiểm soát nước tưới tiêu. Mỗi khi dân chúng chống đối, hắn phá đập, gây lũ lụt hủy diệt làng mạc.
Thứ bảy, kết liên minh bí mật với Tông Hoạt:
Nhữ Phú Ninh cử thân tín vượt biên giới, đổi vàng bạc lấy đội quân bí mật từ nước ngoài nhằm xây dựng lực lượng riêng.
Thứ tám, cố ý đưa thuyền buôn nước ngoài vào kinh:
Những con thuyền ngoại quốc do hắn mời gọi không chỉ mang theo hàng hóa, mà còn là công cụ phô trương sức mạnh và gây chia rẽ nội bộ triều đình.
Thứ chín, thủ tiêu quan thanh liêm:
Hắn sai người giết Nghiêu, phân mảnh, chôn xác và trồng một cây xoan trong vườn để che đậy. Những kẻ thuộc hạ đều bị cảnh cáo với lời đe dọa: "Kẻ phản bội, chết không toàn thây."
Thứ mười, phạm thượng:
Hắn xây dựng lăng mộ tổ tiên theo quy chế hoàng gia, một hành động ngấm ngầm tuyên bố tham vọng chiếm ngôi.
Tại phiên xét xử, Nhữ Phú Ninh không hề run sợ, trái lại còn ngửa mặt cười lớn: "Các ngươi nghĩ ta là Tể Trong Núi (宰中山)? Hắn không phải một người. Hắn là ý chí từ lòng dân, từ kẻ thất phu đến đấng quân vương. Hắn là sự phán xét khi các ngươi quên bổn phận trị vì!"
Nhữ Phú Ninh bị giải về kinh, chịu án xử trảm trước cổng kinh thành. Lịch sử còn ghi, chính những lời cuối của hắn đã trở thành nỗi ám ảnh cho các đời vua chúa sau này: "Các ngươi chỉ thấy cây mà không thấy rừng. Tể Trong Núi còn đó, và kinh luân này sẽ còn thay đổi!"
Sau cái chết của Nhữ Phú Ninh vẫn chưa yên. Những vụ ám sát bí ẩn, những bài thơ kỳ lạ tiếp tục xuất hiện. Dân gian truyền tai nhau: "Tể Trong Núi" thật sự là một người đang sống ẩn danh trong triều đình, chờ ngày làm nên cơn sóng thần lớn, sẽ cuốn phăng mọi ngai vàng bất chính, dấy lên phong ba làm thay đổi cả thiên hạ.
Giữa lúc triều đình náo loạn vì những lời đồn, một tấm bản đồ cổ được tìm thấy trong thư khố, tiết lộ vị trí của mạch linh khí lớn nhất trong thiên hạ.
Một tấm bản đồ cổ tiết lộ vị trí chính xác của mạch linh khí lớn nhất, được nối từ biên giới đến lăng mộ bí mật mang tên "Vĩnh Long Thiên Uy" (永朧天倭). Tương truyền, một pháp sư kỳ bí từng tuyên bố rằng: "Kẻ nào thao túng long mạch này sẽ sở hữu sức mạnh kinh thiên động địa. Nhưng nếu lòng hắn bất chính, máu của hắn sẽ hóa thành dòng chảy dẫn đến vực sâu, nơi mười hai hộ thần trấn yểm sẽ giam cầm hắn đời đời."
Bản đồ dẫn đến một cánh cổng lớn được niêm phong bằng máu, bên trên khắc bài thơ. Mỗi câu chữ như lời sấm ngầm báo hiệu về số phận con người:
"Cò bay ngược gió, mỏi cánh tiêu dao,
Ngàn dặm không về, trời mờ núi cao.
Ngựa gõ đá vàng, chân in đáy suối,
Thác nước dừng trôi, nguyệt vỡ làm đôi.
Trăm tay chống núi, chẳng phá nổi mây,
Một đường thẳng tiến, chốn về đâu đây?
Tể trong núi cười, mưu kinh luân xoay,
Thời thế cuộn sóng, lòng người đổi thay."
Hán Việt
Phi tước nghịch phong, dực mỏi tiêu dao,
Thiên lý bất quy, sơn ẩn vân cao.
Mã đề hoàng thạch, cước ấn tuyền để,
Lưu thủy đình hồi, nguyệt phá thành đôi.
Bách thủ trụ sơn, bất phá đắc vân,
Nhất lộ trực tiến, quy xứ hà quân?
Sơn trung tể tiếu, kế kinh luân chuyển,
Thế sự cuồn cuộn, nhân tâm biến thiên.
Hán Ngữ
飞雀逆风,翼疲逍遥,
千里不归,山隐云高。
马蹄黄石,足印泉底,
流水停回,月破成对。
百手柱山,不破得云,
一路直进,归处何君?
山中宰笑,计经纶转,
世事滚滚,人心变迁。
(*) Cảm hứng sáng tác bài thơ này từ bài thơ của vụ án Nguyễn Văn Thành (1758 – 1817), thời vua Gia Long (1762-1820).
Bài thơ ám chỉ rằng Tể Trong Núi là một nhân vật không chỉ tồn tại, mà còn có quyền lực siêu nhiên. Nhưng ai là kẻ thật sự giữ cương vị này?
------
"Cà cuống uống rượu la đà" là Tấn Bình Tương Vương, còn "Chim ri ríu rít bò ra lấy phần" chính là Tuy Phong Bá – kẻ đứng bên lề các mâu thuẫn nhưng lại luôn tìm cách trục lợi. Tuy nhiên, Tuy Phong Bá không ngờ rằng chính mình cũng đang bị Tấn Bình Tương Vương và Hiển Ông Chúa (Chào mào) giám sát chặt chẽ, chờ cơ hội để "đánh trống quân" và phơi bày những toan tính của ông ta.
Tuy Phong Bá là một nhân vật có tính cách ranh mãnh, lươn lẹo, luôn đứng ngoài những cuộc tranh cãi nhưng lại tìm cách trục lợi từ mọi tình huống. Lý lịch của ông ta khá mờ nhạt, chỉ biết ông ta là con nuôi của Thọ Nghi công chúa cùng phò mã. Tuy nhiên, có một điều mà ít ai biết: Tuy Phong Bá không chỉ là một người cố gắng "ăn theo" các cuộc mâu thuẫn mà còn là một phần trong kế hoạch thầm lặng của Tấn Bình Tương Vương, người mà ông ta tưởng rằng đang bị mình lợi dụng.
Tuy Phong Bá luôn giữ cho mình một hình ảnh trung lập, không hề dính dáng đến các âm mưu tranh giành quyền lực trong triều đình hay cuộc chiến trong các vùng biên ải. Thế nhưng, kỳ thực, ông ta là mắt xích quan trọng trong mạng lưới thông tin của Tấn Bình Tương Vương. Tương Vương luôn có tham vọng kiểm soát mọi thứ, đã nhận ra rằng Tuy Phong Bá với tài năng khéo léo có thể giúp ông thu thập thông tin từ những người bên ngoài phạm vi quyền lực của mình.
Vậy là, ông ta đã bí mật giao cho Tuy Phong Bá một nhiệm vụ: thăm dò lòng trung thành của các quan lại trong triều, đồng thời làm tay trong trong việc thâu tóm các mối quan hệ chính trị tại các vùng biên. Tuy Phong Bá đã thực hiện nhiệm vụ này một cách trơn tru, từ đó thu về vô số lợi ích vật chất mà không bị ai nghi ngờ.
Nhưng cái giá của sự mưu mẹo ấy không hề rẻ.
Tấn Bình Tương Vương không phải là người dễ dàng để ai đó "qua mặt". Ông đã nhận ra sự mờ ám trong hành động của Tuy Phong Bá từ lâu, nhưng vì lợi ích của mình, ông không vội vã lật tẩy mà âm thầm giám sát mọi hành động của ông ta thông qua các báo cáo từ ám vệ.
Câu "Cà cuống uống rượu la đà" đã trở thành ẩn dụ cho những động thái của Tuy Phong Bá. Chuyện là, trong lúc người khác đang tìm cách tranh quyền đoạt lợi, ông ta chỉ "la đà" mà không tham gia vào những quyết định quan trọng, chỉ đứng ngoài quan sát, và luôn tìm cách "húp" chút ít từ mỗi vụ tranh chấp. Câu nói này như thể phản ánh rõ bản chất của Tuy Phong Bá: người không ra ngoài mà cũng chẳng hề có ý định đứng vững ở một bên.
Tuy nhiên, chính vì luôn đứng ngoài mà lại không kiểm soát được bản thân, Tuy Phong Bá đã trở thành miếng mồi béo bở cho sự giăng bẫy của Tấn Bình Tương Vương và Hiển Ông Chúa. Họ biết rằng, nếu để ông ta thấy được những kế hoạch phía sau, ông ta sẽ không thể kiềm chế việc "đánh trống quân" để tranh thủ khai thác cho bản thân.
Tuy Phong Bá, kẻ mà cả đời luôn tìm cách lướt qua mâu thuẫn, cuối cùng cũng nhận thấy: khi không có chỗ đứng vững, những bước đi của mình chỉ là những bước "la đà" dẫn đến diệt vong. Ông ta biết bản thân luôn bị giám sát, vì vậy mình có thể lợi dụng tình thế để trục lợi, nhưng ngay khi ông ta mưu tính việc làm loạn triều đình và đẩy triều đại vào một cuộc chiến quyền lực mới. Thì "Chim chích cởi trần vác mõ đi rao" xuất hiện.
Là biểu tượng của kẻ mang lời đồn hoặc chứng cứ, ám chỉ một nhân vật bất ngờ sẽ xuất hiện trong cao trào câu chuyện. Người này nắm giữ thông tin có thể lật ngược tình thế, hé lộ mối liên hệ giữa cái chết của Lương Giám Phó và những âm mưu phía sau.
Kẻ duy nhất đáng thương vẫn là cò con, một hình ảnh tượng trưng cho những kẻ nhỏ bé trong câu chuyện, như người dân hoặc các nhân vật phụ bị cuốn vào cơn sóng gió của cuộc chiến quyền lực.
------
Có phúc thì rắn hóa rồng,
Vô phúc phượng lại đổi lông hóa cò.
(Ca dao Việt Nam)
------
Kế hoạch tráo mệnh giữa Lương Minh Kha và Lương Sảo không phải là một sự ngẫu nhiên, mà là một sự tính toán tỉ mỉ, thâm sâu và đầy mưu lược, được thực hiện với mục đích bảo vệ con mình khỏi số phận nghiệt ngã đã được định sẵn. Vì vậy, Lương giám phó âm thầm nuôi dưỡng Lương Minh Kha thật ra đều do ông ta cùng Thái Thu Hoài đã tính toán chu đáo, nhằm qua mắt Hiển Ông chúa. Việc Thái Thu Hoài nói Lương Sảo có thể giữ được mệnh đều nhờ bà là có nguyên nhân.
Họ không phải là những kẻ đơn độc, mà là một cặp phu thê đồng lòng, gắn kết chặt chẽ trong một kế hoạch lớn lao.
Lương Giám Phó vốn là người rất hiền lành, và sự can thiệp vào số phận của con mình là một quyết định đầy đắn đo. Thế nhưng, tình huyết thống đã thôi thúc ông hành động. Ông hiểu rõ về thiên mệnh của con cái và cách số phận có thể thay đổi khi con mình bị đẩy vào hoàn cảnh không công bằng. Vì vậy, mệnh cách của Lương Minh Kha hoàn toàn phù hợp và có thể bổ trợ cho Hiển Ông Chúa. Ông biết rằng nếu Lương Minh Kha bị trao cho Hiển Ông Chúa, đứa trẻ này sẽ phải sống trong cảnh tăm tối và áp bức suốt đời. Ông quyết định giữ kín sự tồn tại của đứa trẻ Lương Minh Kha, đồng thời cũng bảo vệ kế hoạch tráo mệnh của cả hai vợ chồng.
Thái Thu Hoài, mặc dù là người phụ nữ thông minh và sắc sảo, luôn để mắt tới quyền lực, nhưng trong chuyện này bà lại thể hiện một mặt khác của mình – mặt của người mẹ yêu con vô điều kiện. Bà không chỉ nghĩ đến tương lai của Lương Minh Kha, mà còn muốn bảo vệ đứa con này khỏi mọi âm mưu đen tối trong triều đình. Thái Thu Hoài còn biết rằng con gái bà, Lương Sảo có mệnh Thủy – mệnh vốn không hợp với khắc tinh trong số mệnh của Hiển Ông Chúa. Nếu không có sự giúp đỡ của bà, Lương Sảo sẽ không thể vượt qua cái chết.
Bà và Lương Giám Phó, trong một cuộc họp kín, đã lên kế hoạch tráo mệnh giữa Lương Minh Kha và Lương Sảo. Để che giấu sự việc, Thái Thu Hoài đã dùng hết mọi thủ đoạn để giữ kín kế hoạch, đồng thời đảm bảo rằng không ai – kể cả Hiển Ông Chúa – có thể phát hiện ra việc tráo mệnh này. Cả hai đã thuê người chăm sóc và bảo vệ Lương Minh Kha trong thời gian bí mật này. Mỗi lần Hiển Ông Chúa ra lệnh kiểm tra, họ lại lén lút thay đổi nơi ở, tránh sự dò xét, nhằm giữ an toàn cho đứa trẻ và kế hoạch của mình.
------
Hiển Ông Chúa cần sự bổ trợ từ một đôi tiểu đồng mang mệnh Dương Thổ và Âm Thủy để cân bằng và hài hòa cho mệnh Tích Lịch Hỏa của bà. Kể từ lúc thành thân, bà ta luôn mong mỏi có một đứa con nhưng vẫn không được. Từ một người tỉnh táo, bắt đầu sa đà vào mê tín dị đoan. Bà đi khắp các ngôi miếu lớn nhỏ, cúng bái, dâng lễ, cầu xin thần linh ban cho một đứa con. Thậm chí, bà không ngần ngại thuê các pháp sư đến phủ để làm lễ, bày ra các trận pháp cầu tự kỳ dị.
Một lần, trong chuyến hành hương đến ngôi miếu cổ trên đỉnh núi xa, bà gặp một đạo sĩ tự xưng là người tinh thông mệnh lý. Vị này phán rằng, mệnh của bà là Tích Lịch Hỏa, vốn đã mạnh mẽ, bốc đồng và khó điều hòa, lại càng khuyết đi sự bổ trợ từ các yếu tố âm dương cần thiết. Ông ta nói: "Mệnh khuyết của bà không phải là do số trời không thương, mà là bởi sự bất cân bằng trong ngũ hành của chính bản thân. Chỉ khi nào tìm được một đôi tiểu đồng mang mệnh Dương Thổ và Âm Thủy, đồng bệnh tương lân, luôn ở bên bổ trợ, thì mới hóa giải được sự thiếu sót này. Khi ấy, cơ duyên với con cái sẽ mở ra."
Kể từ đó, bà lao vào tìm kiếm khắp nơi, dùng tài sản và quyền lực để chọn lựa những đứa trẻ phù hợp. Sự mê tín của bà ngày càng sâu, đến mức mọi hành động đều xoay quanh việc tìm kiếm và nuôi dưỡng đôi "tiên đồng ngọc nữ" này.
------
Tích Lịch Hỏa (霹雳火) nghĩa là "Lửa sấm sét", thuộc dạng hỏa mạnh mẽ, mãnh liệt nhưng mang tính biến đổi nhanh chóng. Hành Hỏa này cần các yếu tố ổn định để duy trì và kiểm soát sức mạnh.
Hỏa sinh từ Mộc, nhưng để duy trì và phát huy tối đa, Hỏa cần được bổ trợ bởi Thổ, vì Hỏa cháy tiêu hủy, tích tụ lại thành tro tàn – tức là Thổ. Trong khi đó, Hỏa có thể khắc Thủy, nhưng sự hiện diện của Thủy (nhất là Âm Thủy) sẽ tạo độ ẩm, giúp giảm bớt sự khô khốc và bất ổn của Tích Lịch Hỏa.
Dương Thổ (陽土), hay còn gọi là Táo Thổ, là loại đất khô ráo, vững chắc, dày dặn. Táo Thổ mang đặc tính cố định, có khả năng ngăn chặn các dòng chảy mãnh liệt của Thủy và kiểm soát sự bùng phát không kiểm soát của Hỏa. Táo Thổ không sinh Kim, bởi đất khô không đủ độ ẩm để hỗ trợ Kim sinh. Đồng thời, Táo Thổ không thể "hối Hỏa" (khích thích Hỏa) một cách trực tiếp, vì không có đặc tính thúc đẩy ngọn lửa mà chỉ làm nền tảng vững chắc cho Hỏa ổn định. Trong phong thủy, Dương Thổ thường được sử dụng để cân bằng năng lượng trong các không gian nóng, khô, hoặc để làm nền tảng cho sự phát triển bền vững.
Âm Thủy là dạng nước nhẹ nhàng, chảy chậm, thường mang tính ẩm thấp, mềm mại. So với Dương Thủy (dòng chảy mạnh như thác lũ), Âm Thủy mang lại sự tĩnh lặng, giúp điều hòa các yếu tố cứng nhắc và khô khan như Dương Thổ hay Tích Lịch Hỏa.
Thủy tụ nhờ Thổ: Thổ có vai trò định hình dòng chảy, tạo thành ao hồ, nơi nước có thể tích tụ. Tuy nhiên, để Thủy được ổn định, Thổ cần vững chắc – đó chính là vai trò của Dương Thổ. Âm Thổ (đất mềm, ẩm thấp) khó có khả năng ngăn chặn Thủy, thậm chí còn dễ bị cuốn trôi khi gặp dòng chảy mạnh. Vì vậy, chỉ có Dương Thổ dày và cứng mới có thể kiềm chế và hỗ trợ Âm Thủy một cách hiệu quả.
Dương Thổ và Âm Thủy: Hai yếu tố này tạo thành một sự cân bằng đối nghịch (âm dương phối hợp). Dương Thổ dày và vững làm nền tảng, trong khi Âm Thủy mềm mại giúp làm dịu đi sự khô cứng và hỗ trợ duy trì độ ẩm cần thiết cho sự cân bằng.
Dương Thổ hỗ trợ Hỏa: Thổ là kết quả của Hỏa, đồng thời là yếu tố giúp Hỏa duy trì ở trạng thái ổn định. Táo Thổ không làm bùng cháy thêm, nhưng lại là nền tảng cho Hỏa tựa vào.
Âm Thủy cân bằng Hỏa: Dù Thủy khắc Hỏa, nhưng sự hiện diện của Âm Thủy với tính chất nhẹ nhàng sẽ giảm bớt sự khô khan và căng thẳng do Hỏa gây ra, tạo nên một sự cân bằng mà không làm tổn hại Hỏa.
Dương Thổ (tiểu đồng thứ nhất): Là "cột trụ" giúp bà cân bằng sự mãnh liệt của mệnh Tích Lịch Hỏa. Sự vững chắc, kiên định của Dương Thổ bổ trợ cho tính ổn định trong vận khí và cuộc sống của Hiển Ông Chúa.
Âm Thủy (tiểu đồng thứ hai): Là yếu tố "làm dịu", giúp giảm bớt sự bất ổn, căng thẳng của Tích Lịch Hỏa. Đồng thời, Âm Thủy kết hợp với Dương Thổ còn tạo nên sự tuần hoàn, bổ sung sinh khí, giữ vững sự hài hòa trong ngũ hành.
------
Mùa nhãn chín thường vào tháng Sáu âm lịch, từ lâu đã trở thành niềm vui mùa màng trong dân gian, được khắc họa qua câu ca dao xưa:
"Tháng sáu buôn nhãn bán trăm,
Người đi kẻ đến vui trăm nẻo đường."
Nhãn hay còn được gọi là long nhãn (龍眼) trong tiếng Hán, mang ý nghĩa "mắt rồng" bởi hạt của nó có màu đen bóng tựa như đồng tử của loài linh vật quyền uy này. Loài cây cận nhiệt đới lâu năm thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae) này có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc, người xưa còn gọi nhãn là quế viên (桂圆).
Không chỉ là loại quả ngon ngọt, nhãn còn được chế biến thành long nhãn, một vị thuốc bổ quý giá trong Đông y. Quả nhãn tươi được bóc vỏ, tách cùi, rồi đem phơi khô thành những múi dẻo quánh, màu nâu sẫm, vẫn giữ nguyên hương thơm thanh khiết và vị ngọt sắc. Long nhãn có tác dụng bổ âm, giúp an thần, cải thiện giấc ngủ, và mang lại sự điềm đạm trong tính tình. Người xưa thường ngâm long nhãn với rượu, mỗi ngày nhấp vài chén nhỏ, vừa để khoẻ mạnh vừa để kéo dài tuổi thọ.
Cùi nhãn khô còn gọi là nhãn nhục (Arillus longanae), được sử dụng trong Đông y để chữa các chứng hay quên, suy nhược thần kinh, hoảng hốt, và mất ngủ. Đặc tính ấm của nhãn nhục cũng khiến người có cơ địa nóng cần thận trọng khi dùng. Không chỉ là dược liệu, long nhãn nhục còn là nguyên liệu tinh tế cho các món chè truyền thống, làm say lòng bao thế hệ.
Ngoài quả, gỗ nhãn cũng được đánh giá cao nhờ độ rắn chắc, màu đỏ hồng tự nhiên, rất bền khi dùng đóng đồ gia dụng. Tuy nhỏ bé, nhưng hạt nhãn lại mang dược tính độc đáo, được dùng để chữa các chứng chốc lở, đứt tay chân, thậm chí còn là nguyên liệu làm nước gội đầu cho mái tóc óng mượt.
Trong muôn loài nhãn, giống nhãn xuồng cơm vàng có nguồn gốc từ Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nổi danh với những đặc tính độc đáo. Quả nhãn có hình dạng tựa chiếc xuồng nhỏ, khi còn xanh gần cuống mang sắc đỏ, đến khi chín chuyển vàng da bò mịn màng. Cùi nhãn dày, hanh vàng, ráo nước, giòn ngọt, khiến người thưởng thức phải lưu luyến. Loài này đặc biệt thích nghi với vùng đất cát, nhưng nếu trồng trên đất thịt hoặc sét nhẹ, người trồng phải khéo léo ghép cây trên giống tiêu da bò để cây sinh trưởng tốt nhất.
Nhãn Hưng Yên từ lâu đã được ghi nhận như một loài quả quý, từng được chọn để tiến cung dâng vua, nhờ vào hương vị thơm ngọt như đường phèn và hình dáng quả to, vỏ gai dày màu vàng sậm. Đáy quả có hai múi cùi lồng vào nhau, xếp khít tựa như viên ngọc quý. Để bảo vệ những chùm nhãn khỏi sự dòm ngó của chim muông, dơi chuộc, người dân Hưng Yên thường dùng lồng tre, nứa bao bọc cẩn thận, từ đó mà cái tên nhãn lồng ra đời.
(*) Trích hoặc phóng tác từ Nhãn.
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A3n
------
Thổ phục linh (土茯苓) còn được biết đến dưới các tên gọi như củ khúc khắc, củ kim cang, củ cun, cẩm cù, hay cây linh phạn đoán. Theo y thư cổ, thổ phục linh có vị ngọt, nhạt, tính bình, quy vào hai kinh Can và Vị. Loại dược liệu này được coi là thần dược trong việc khử phong thấp, lợi gân cốt, giải độc thủy ngân, và trị liệu các chứng đau xương, ác sang ung thũng. Nhân gian thường tận dụng thổ phục linh để tẩy độc cơ thể, làm mạnh dạ dày, khỏe gân cốt, thúc đẩy ra mồ hôi và làm giảm đau nhức khớp xương.
Thời điểm thu hái thường được lựa chọn vào mùa thu hoặc đông để đạt dược tính cao nhất. Thân rễ của cây được thu hoạch quanh năm, song người xưa luôn cẩn trọng chọn ngày lành tháng tốt để đảm bảo rằng thảo mộc khi đưa vào bào chế đạt được sự thanh khiết tối đa.
Củ khúc khắc mang hình dạng đa dạng, thường có hình trụ dẹt, với lớp vỏ ngoài màu nâu, bên trong có màu nâu đỏ nhạt hoặc trắng. Khi sờ vào củ, người ta cảm nhận được sự mịn màng của lớp bột tự nhiên, và khi cắt lát, củ có độ dai nhẹ, khó bẻ gãy. Một đặc tính thú vị khác của củ khúc khắc là khi nhúng vào nước, bề mặt củ trở nên trơn bóng và dính, làm tăng thêm giá trị đặc trưng của nó.
Sau khi được rửa sạch và loại bỏ rễ con, củ khúc khắc có thể được để nguyên phơi khô, sấy khô, hoặc thái lát sau khi đã ngâm nước nóng. Một số vùng còn có phương pháp đặc biệt là ủ củ trong ba ngày để mềm hơn trước khi thái lát mỏng và đem phơi nắng hoặc sấy khô.
Ngày nay, trong bối cảnh y học hiện đại không ngừng phát triển, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng thổ phục linh không chỉ hữu ích trong việc điều trị các bệnh truyền thống, mà còn mang lại hiệu quả đặc biệt trong hỗ trợ điều trị u nang buồng trứng, đau bụng kinh và viêm bàng quang. Dược liệu này chứa hàm lượng protein, steroid, glycosid, carotene, và saponin vô cùng dồi dào, giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện chức năng thận một cách hiệu quả.
Đặc biệt, các hoạt chất của thổ phục linh còn có khả năng đào thải axit uric - nguyên nhân chính gây bệnh gout - thông qua tuyến mồ hôi và nước tiểu. Nhờ vậy, người sử dụng thường xuyên có thể giảm nhẹ các cơn đau, đồng thời hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
------
Khi ta định trở về phòng, tuyết bất chợt bắt đầu rơi. Bước chân khựng lại, lòng đột nhiên muốn nán lại để ngắm nhìn cảnh tượng kỳ diệu này. Trên tay vẫn bưng khay nước canh nóng hổi, nhưng ánh mắt đã dừng ở nơi khác, về phía đối diện.
Giữa màn tuyết lất phất, người hiện ra, giống như lần đầu tiên ta gặp gỡ. Vẫn là dáng vẻ thư thả ấy, chiếc áo lục xám, mái tóc xõa dài phủ qua bờ vai, phong thái như thể tách biệt khỏi trần thế. Nhưng hôm nay, gương mặt người không còn vẻ hờ hững vô tình. Thay vào đó, qua ánh nhìn ấy, ta nhận ra điều chuyển biến. Sự bất phàm của người dường như đã bị chính những tục lụy trần gian trong ta làm mờ đi đôi chút!
Tuyết theo gió tung bay, từng mảnh trắng mỏng tựa cánh hoa mai rụng, nhẹ nhàng mà vô định. Những bông tuyết lả tả rơi, không nhanh, không chậm, như thể đất trời cũng am tường đạo lý "chừng mực".
Bông tuyết rơi không đều, cánh lớn cánh nhỏ, tựa những cánh hoa lê tàn vương vãi. Chúng chao nghiêng, rơi xuống mà chẳng hề biết đích đến, vừa mong manh vừa ngoan cố, cứ cuộn xoáy trong cơn gió rồi tan biến vào hư không. Có bông chạm vào cành cây khô, để lại một vệt trắng mờ như phấn, chẳng mấy chốc cũng tan chảy, chỉ còn lại chút hơi ẩm rưng rưng thấm sâu vào vỏ cây.
Gió thổi tuyết bay, rồi tuyết tan, để lại bầu không khí nhẹ bẫng, tựa như cả thiên địa đều đồng lòng nhường chỗ cho những tiếc nuối, lại như hồi đáp cho những điều chẳng thể nói thành lời. Trong cái lặng lẽ ấy, lòng người khẽ thở phào, nhẹ nhõm nhưng không khỏi cảm thấy bâng khuâng.
Ta cất lời, hỏi: "Ngài là ai?"
Đối phương liền đáp: "Ta là người hữu tình (有情)!"
"Thật tốt, vì ta vốn là một kẻ biết tư lợi!" Ta cười khẽ khàng, vừa như tự giễu, vừa như cảm thán.
Ánh mắt ta hơi ươn ướt, cảm giác như tuyết cũng hòa cùng tâm trạng. Người chỉ gật gù, rồi bước nhanh về phía ta. Cùng với bước chân, làn tuyết trước mặt như vỡ tung trong không trung, từng bông tuyết xoay mình tựa pháo hoa nở rộ rồi tàn lụi. Những mảnh tuyết mỏng tanh rơi xuống, chẳng để lại dấu vết nào, như niềm vui chợt lóe lên trong giấc mộng, vừa đẹp đẽ vừa phù du. Mỗi bước chân như làm tuyết dừng lại một nhịp, để rồi tiếp tục rơi xuống, lả tả, dịu dàng như tấm màn ngăn cách giữa thực tại và những điều chẳng thể với tới.
Mái tóc người ấy khẽ ánh lên sắc đen nhạt mờ, tựa như mực tàu chưa kịp thấm trên lụa trắng. Có vài bông chần chừ, đậu lại trên mái tóc, khiến mỗi lọn tóc như được viền thêm bởi ánh sáng của mùa đông, vừa tinh khôi, vừa lạnh lẽo.
"Sao ngài ra ngoài lại không mặc áo khoác?" Ta hỏi, vừa hỏi lại vừa rút khăn thấm những giọt nước đọng trên vai áo của ngài.
"Ta thấy nàng đi lâu quá bèn muốn tìm!"
"Ngài thật bám người!" Ta trách móc.
"Ừm, đúng vậy!" Ngài không hề có ý định phản bác. "Không hề có ý định xa cách!"
Ta ngẩng đầu, nhìn sâu vào đôi mắt ấy, có chút thở dài: "Ngài không mệt mỏi sao?"
Người cười nhẹ, đáp: "Viễn sơn như tạc, hoành tứ như lãm (远山如刻, 橫肆如攬)."
(Dịch nghĩa: Núi xa như tạc, vững vàng không lay chuyển; bốn phương ngang tàng, tự do ôm trọn, không chịu ràng buộc.)
Chưa đợi người tiếp tục, ta đành ngắt ngang:
"Ý của ta, là ban mộng đãi ngao! (般梦怠敖)"
(Dịch nghĩa: Giấc mộng quấn quýt trở thành sự phóng túng cho việc lười biếng.)
Ta tiếp tục hỏi: "Ngài có đói không?"
"Có, vậy nàng nấu gì cho ta thế?"
"Khai lộ thang."
Người gật đầu, ánh mắt ánh lên ý cười hóm hỉnh:
"Muốn mở đường cho ta vào tim nàng à, được á!"
"Về phòng thôi!" Ta không thèm đáp lời, nhưng lại kéo ngài đi dọc hành lang.
"Đi thôi!" Thế là Thất công tử vừa đi vừa choàng tay ôm vai ta.
------
Ngài kể về một số chuyện, lúc này không chỉ là việc nhàn hạ hằng ngày, mà còn kể về phong thư tiểu đồ đệ đã gửi cho ngài ấy. Ngài đọc xong thư, đặt bát súp xuống bàn, ánh mắt sáng lên vẻ tò mò: "Xem ra đồ đệ ta đã gặp thử thách lớn rồi. Nàng nghĩ ta nên làm thế nào?"
"Trong thư hắn gọi nàng là sư nương, đều này ta cảm thấy rất chí phải!" Ngài đưa bức thư cho ta nhìn qua nội dung.
"Ngài vốn đa mưu túc trí, không lẽ lại phải hỏi ta sao?" Ta lướt mắt qua nội dung thư, sau đó nhìn ngài, vừa kính cẩn vừa ý nhị.
"Ta chỉ muốn nghe xem nàng đoán được bao nhiêu. Nhưng được rồi, để ta kể nàng nghe."
Ngài thuật lại câu chuyện. Rằng ở y quán, gần đây xuất hiện một kẻ đến gây rối, tự xưng là thân thích của hai đứa trẻ con của Nhị Cẩu. Kẻ đó tự nhận mình là đại thúc, muốn nhận lại bọn nhỏ, đồng thời đòi số tiền bồi dưỡng nuôi nấng. Người này không những quấy phá mà còn ngồi vạ ở trước cửa y quán suốt mấy ngày, mỗi khi có bệnh nhân ra vào đều lớn tiếng chửi bới, vu khống rằng y quán lừa đảo, chữa bệnh khiến người ta suýt mất mạng.
"Những kẻ như vậy, cứ như cỏ dại, nhổ đi rồi lại mọc!" Ngài cười nhạt, nét mặt pha lẫn sự khinh thường và bất lực.
Ta đáp: "Thứ cỏ dại này không cần nhổ mạnh tay, chỉ cần phẩy nhẹ là bay."
"Đồ đệ biết người này!" Thất công tử gật đầu tiếp lời. "Nó nói, hắn từng có tiền án lừa đảo ở huyện bên cạnh, chuyên giả làm thân thích để lừa tiền."
Nghe vậy, ta liền đề nghị: "Nếu ngài muốn, chúng ta có thể mời quan phủ đến đối chất. Ngài thấy thế nào?"
Chăm sóc hai đứa nhỏ bao nhiêu ngày, không ngờ lại bị nói là giữ trẻ trái phép.
Ta đã điều tra, cha mẹ hai đứa nhỏ đều qua đời, không có thân thích ghi nhận trong hộ tịch. Nhưng nếu hắn thực sự là thân nhân, ta sẵn sàng nhường quyền nuôi dưỡng. Chỉ cần hắn làm một việc thôi: viết cho ta đầy đủ tên, ngày sinh, nơi ở của cha mẹ bọn nhỏ, và mối quan hệ của hắn với chúng.
"Không cần, nếu hắn muốn tiền, ta sẽ cho! Nhưng phải có điều kiện!"
"Điều kiện gì?" Ta nghe vậy, biết ngay ngài ấy đã có chủ ý.
"Nếu hắn thực lòng muốn nhận lại bọn trẻ, ta sẽ cho hắn cơ hội. Nhưng hãy nhớ, y quán không phải là nơi nuôi kẻ nhàn rỗi. Ta sẽ thu nhận hắn, cho hắn một nơi ở, nhưng mỗi ngày hắn phải lao động. Hắn sẽ cùng các y sinh lên núi hái thảo dược, đốn củi, về nhà thì nhóm lửa, sắc thuốc. Tất cả công việc phải được hoàn thành, không được phép nhàn cư vi bất thiện."
"Ha, nếu hắn thật sự có lòng tốt như hắn nói, ta cũng không ngại để hắn chăm sóc bọn nhỏ. Tuy nhiên, tất cả thù lao của hắn sẽ được dùng để chi trả cho sinh hoạt của bọn trẻ. Nếu hắn thật sự muốn giúp, thì để cho hắn thấy rõ việc nuôi dưỡng bọn trẻ không chỉ là lời nói."
"Nếu như hắn không đồng ý thì sao?"
"Và một điều cuối cùng: Nếu hắn thật sự có bệnh, thì chữa bệnh cho hắn trước!"
"Hắn bị mắc một căn bệnh mãn tính, nên ta đã có thuốc đặc trị, sử dụng thuốc này chỉ có thể thành thực. Bệnh tật của hắn không phải là những vết thương hay cơn ốm đau thông thường. Bệnh lớn nhất hắn phải chữa là bệnh nói dối. Nếu hắn có thể chữa được bệnh này, ta nghĩ hắn sẽ làm được việc tốt cho bọn trẻ."
"Bởi vậy, nên hắn chỉ có hai lựa chọn!" Húp cạn chén canh súp, ngài ấy đưa mặt tới ra hiệu cho ta lau miệng thay. "Nàng thấy thế nào?"
Trước vì cũng do Thất công tử ra chủ ý đề nghị, nên ta mới để Chiêu Hoài đưa hai huynh muội tá túc ở y quán trước khi trà trộn vào những người vận chuyển hàng hoá đến Hà Nam Tây. Nhưng có những chuyện bọn ta không thể can thiệp quá sâu, âu cũng là số phận tự thân, lựa chọn của họ sẽ dẫn tới ngã rẽ mới.
"Giải quyết xong việc này, ta nghĩ hắn sẽ hiểu ra. Chỉ là đôi lúc, một người cần có công việc, một lý do để sống, để thay đổi." Ta 'ồ' một tiếng sau sự trầm ngâm của mình.
Ngài cười nhẹ: "Nếu chúng có thể sống tử tế, ta cũng chẳng tiếc chút công sức!"
------
"Sắp đến sinh thần của nàng rồi!" Ngài lại nhắc nhở. Hằng ngày đều đếm ngược, còn tỉ mẩn chép vào mảnh giấy kẹp trong sách y, chỉ mong chờ ngày ấy đến, để được tận tay tặng quà cho ta.
"Hình như năm ngoái, ta có tặng quà cho nàng?"
"Một tô mì trường thọ, ăn rất ngon!"
"Năm nay nàng giúp ta kéo mì, phu thê chúng ta cùng nhau nấu ăn!" Nhắc đến đây, ngài càng thêm phấn chấn, thần thái như trẻ thơ háo hức: "Ta đã chuẩn bị quà xong xuôi rồi, chờ tới hôm ấy sẽ tạo bất ngờ cho nàng!"
Thì ra mấy ngày nay Thất công tử cứ cùng bọn A Phúc, Ngư Ngư lén lút, bí mật làm gì đó, còn kéo theo cả Hồng Lăng, Hồng Xuân nữa. Không biết ngài bày trò gì đây?
A Bảo hiện tại đã lên đường đi Bồ Can một chuyến, vì phải cùng Tô thúc vận chuyển một số vật dụng của Thất công tử và kiểm kê các cửa hàng trong dịp cuối năm. Hồng Hạnh, tuy ngoài miệng không nói, nhưng trong lòng vẫn lo hắn sẽ không về kịp dự tiệc sinh thần của ta. Cũng bởi sau mùa này, vào khoảng ra Giêng, A Bảo và Hồng Hạnh sẽ thành thân, nên lúc này mọi việc đều gấp rút chuẩn bị.
Cuối năm, công việc trong nhà càng bận rộn hơn, từ dọn dẹp, sửa soạn đến chuẩn bị cho các ngày lễ. Hồng Hạnh, tính cách tháo vát, không ngồi yên được lâu. Tuy trong nhà có mười mấy gia nhân, nhưng nàng vẫn luôn tất bật, hết chạy ngược lại chạy xuôi, đôn đốc mọi việc đâu vào đấy.
Hồng Xuân trên lầu đang cẩn thận là y phục, dưới nhà không nghe tiếng động. A Phúc thì tất tả ra chuồng chó con để kiểm tra, sợ đám nhỏ mới sinh của Chuối bị lạnh cóng. Kể từ khi Chuối sinh con, Mít bỗng trở nên ra dáng một "lão cha" thực thụ, lúc nào cũng ở bên cạnh, không rời đám con nhỏ lấy nửa bước. Lần này, Chuối sinh được bốn con, tất cả đều khỏe mạnh, nhưng vẫn chưa đặt tên. Cha bảo, hãy để chúng lớn thêm một chút, rồi sẽ chọn tên phù hợp.
Thất công tử nghe tin đám chó con vừa chào đời, liền muốn đến xem ngay. Nhưng ta nhất mực không cho phép, sợ ngài quá háo hức mà táy máy tay chân, khiến Chuối bất an mà nổi cáu.
Ngoài song cửa, gió đông thổi buốt, trời đã lạnh, thật chẳng tiện ra ngoài du ngoạn. Ở trong phòng suốt ngày, lòng bỗng sinh phiền muộn. Lại thêm bản thân không mấy thạo thú vui tiêu khiển, chỉ e ngột ngạt chẳng biết làm gì. Sách đã đọc hết, chữ đã luyện xong, tranh họa không khá lên, còn nữ công gia chánh như thêu thùa may vá, thật không dám nói tới. Bản thân trong việc ấy, quả thực kém cỏi vô cùng.
Thất công tử lại khác, ngài ấy luôn nghĩ ra trăm nghìn trò giải khuây. Khi thì bày câu đố, lúc lại gấp giấy, hoặc không thì rủ ta sơn móng tay cho ngài. Sắc sơn đỏ, vàng, bạc, đen, nhìn qua thật loè loẹt, nhưng quan trọng là cả hai chúng ta đều vui vẻ.
(*) Sơn móng thường chế tạo từ hỗn hợp gồm sáp ong, lòng trắng trứng, gelatin, thuốc nhuộm thực vật và gôm arabic.
Hôm nay, bàn tay ngài đã được tẩy sạch, ta ngồi bên, tỉ mẩn sửa móng tay cho ngài. Bàn tay này thật tinh tế, mịn màng không tì vết, dường như chỉ cần ở trong nhà đôi ba ngày dưỡng là trở nên hoàn mỹ. Nhìn thấy, lòng ta không khỏi hiếu kỳ, khẽ chạm đầu ngón tay mân mê. Chợt, bàn tay ấy khép lại, giữ chặt lấy tay ta.
Ngài lên tiếng, ánh mắt vừa tinh nghịch vừa như trách móc: "Cô nương kia, cớ gì lại trêu chọc tại hạ?"
Ta cúi đầu, đôi má khẽ ửng hồng, nhưng vẫn điềm nhiên đáp lời:
"Đàm lang (檀郎) nói sai rồi. Tiểu nữ chẳng qua học được đôi chút thuật xem chỉ tay, nên muốn thử xem đường chỉ của ngài thế nào."
Ngài mỉm cười, buông tay, nhưng ánh mắt vẫn dò xét: "Vậy mau nói cho tại hạ biết, cô nương thấy được điều chi?"
"Ngài muốn xem gì?"
"Đường gia đạo!" Ngài đáp, mở rộng lòng bàn tay ra trước mắt ta.
"Xem chỉ tay mà cứ lướt qua lướt lại thế này, rốt cuộc có xem thật không đấy?"
Ta mỉm cười, đầu ngón tay tiếp tục chậm rãi vẽ theo đường chỉ trong lòng bàn tay ngài: "Đàm lang, ngài không biết à? Đường gia đạo của ngài rất đẹp, rõ ràng, sâu đậm. Đây là dấu hiệu của một gia đình viên mãn, thuận hòa."
"Ồ, thật sao? Nhưng nếu có trắc trở, liệu cô nương có nhìn thấy chăng?" Ngài hơi nhướn mày, giọng pha chút đùa cợt.
Ta làm bộ nghiêm túc, ngón tay ngừng lại ngay điểm giữa: "Có một chút. Đây, đoạn này hơi gợn nhẹ. Báo hiệu rằng ngài sẽ gặp phải trắc trở, có thể là hiểu lầm, hoặc ai đó cố ý gây rối trong gia đạo."
Ngài thoáng chau mày, giọng vẫn giữ vẻ đùa cợt: "Ồ, vậy sao? Thử thách này có khiến ta khốn đốn chăng?"
Ta mỉm cười, ánh mắt dịu dàng: "Thử thách chỉ là bước chuyển, như sông lớn cần bắc cầu, như bão tố cần qua. Đến cuối đường gia đạo, ngài thấy không?" Ta chỉ vào đoạn dài, mềm mại cuối đường chỉ tay. "Nơi ấy là một khoảng phẳng lặng và rộng rãi, báo hiệu sự bình an, thịnh vượng. Đây là dấu hiệu rằng mọi khó khăn rồi cũng sẽ qua, nhường chỗ cho hạnh phúc viên mãn."
Tiếp tục dõi theo đường chỉ tay, ta chắc chắn: "Điều này cho thấy, dù có sóng gió, ngài và gia đình sẽ đồng lòng vượt qua, mọi thứ lại đâu vào đấy. Vững bền như cây cổ thụ giữa rừng sâu."
Ngài ngồi thẳng người, nhìn chăm chú, giọng bỗng trầm hẳn: "Còn đoạn cuối cùng? Điều gì đang chờ ta ở đó?"
Ta nhìn sâu vào lòng bàn tay, nói chậm rãi nhưng rõ ràng: "Ngài sẽ tận hưởng một tuổi già an nhàn, con cháu đầy nhà, cả đời người trọn vẹn. Đây là điềm tốt của người không chỉ khéo vun vén gia đạo mà còn giữ được sự hòa hợp và yêu thương bền lâu."
"Ồ vậy sao?"
"Không sai một chữ!"
Ngài khẽ bật cười, kéo tay ta sát lại, giọng hóm hỉnh: "Thật tài tình. Nhưng chẳng phải cô nương đang ngầm khen chính mình sao? Thê tử của ta đây quả có khả năng khiến gia đạo ấm êm."
Ta đỏ mặt, nhưng vẫn không chịu lép vế: "Người có tâm, gia đạo tự khắc hanh thông. Vạn sự vẫn phụ thuộc vào ngài thôi!"
"Cô nương nói vậy, ta chẳng phải nên trân trọng hiện tại nhiều hơn sao? Xem ra phúc khí của ta phần lớn nhờ ở người đồng hành." Ngài thoáng bật cười, giọng có chút trêu chọc: "Quả nhiên cô nương không chỉ xem bói, mà còn khéo léo chọc ghẹo tại hạ!"
Ta lắc đầu, vờ giận dỗi: "Đàm lang, chẳng qua tiểu nữ chỉ nói điều thấy được từ lòng bàn tay ngài thôi mà!"
Ngài nhìn ta, không nói gì, nhưng trong ánh mắt là cả một trời dịu dàng và yêu thương.
"Đàm lang, ngài đừng quên, chính ngài mới là chỗ dựa của thê tử. Một bàn tay đẹp thế này, không phải chỉ để mân mê, mà là để che chở cho gia đình đấy!"
"Nàng nói không sai. Xem ra cả đời này ta chỉ có thể để nàng dựa vào thôi!"
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro