Chương 38: Vân động phùng phong, lôi vũ thượng thiên (云动逢风 , 雷雨上天)
[♪] Vân động phùng phong, lôi vũ thượng thiên (云动逢风 , 雷雨上天): Mây chuyển động nhờ gió, sấm sét từ trời cao.
------
Thông báo đến độc giả:
Bài viết này là một hành trình tìm hiểu và chia sẻ quan điểm cá nhân về bệnh lý hạch bạch huyết, không mang tính chất học thuật chính thống hoặc hướng dẫn y khoa. Nội dung bài viết không dựa trên nền tảng nghiên cứu chuyên sâu hay tài liệu giảng dạy y học chính quy.
Lưu ý quan trọng:
Không nên áp dụng: Những thông tin được trình bày chỉ nhằm mục đích tham khảo, giải trí, và không thay thế cho tư vấn y khoa hoặc chẩn đoán chuyên môn từ các bác sĩ được đào tạo. Hãy cân nhắc khi đọc: Nếu bạn cảm thấy nội dung chưa thỏa đáng hoặc thiếu cơ sở, xin vui lòng coi đây là một trải nghiệm đọc mang tính thư giãn thay vì tìm kiếm lời khuyên đáng tin cậy.
Cuối cùng, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để đảm bảo an toàn và đúng đắn trong mọi quyết định liên quan đến sức khỏe của bạn. Cám ơn bạn đã ghé thăm và đọc bài! 😊
1. Phương pháp luận Đông y
Nguyên nhân theo Đông y
Khí huyết ứ trệ: Máu huyết không lưu thông đầy đủ dẫn đến tích tụ dịch lỏng tại các hạch bạch huyết. Phong nhiệt hoặc nhiệt độc tích tụ: Yếu tố phong nhiệt bên ngoài xâm nhập cơ thể, gây viêm và sưng hạch. Thận âm suy: Gốc rễ của bệnh lâu năm gây suy giảm khả năng lọc độc tố của cơ thể.
Nguyên tắc điều trị
Thanh nhiệt giải độc: Loại bỏ độc tố tích tụ ở hạch bạch huyết. Lý khí hóa đàm: Làm tan các chất lỏng ứ đọng và tiêu viêm tại vùng cổ họng. Hoạt huyết hành khí: Đẩy máu huyết lưu thông tốt hơn, giảm sưng tấy. Bổ khí dưỡng âm: Nâng cao sức đề kháng, tránh tái phát.
2. Phương thuốc Đông y chữa bệnh hạch bạch huyết
Bài thuốc uống: Bài thuốc Thanh Nhiệt Hóa Đàm Tiêu Hạch: Hoàng liên (Coptidis Rhizoma); Bán hạ (Pinelliae Rhizoma); Hạ khô thảo (Prunellae Spica); Huyền sâm (Scrophulariae Radix); Đan sâm (Salviae Miltiorrhizae Radix); Bồ công anh (Taraxaci Herba); Cát cánh (Platycodonis Radix); Xuyên khung (Ligusticum Wallichii); Cam thảo (Glycyrrhizae Radix).
Thuốc đắp ngoài
Hỗn hợp giảm sưng tiêu viêm:
Nghệ tươi (Curcuma Longa); Gừng tươi (Zingiber Officinale); Lá diếp cá (Houttuyniae Herba); Giã nhuyễn các nguyên liệu, hòa với một ít nước nóng thành hỗn hợp. Đắp lên vùng hạch bạch huyết 2 lần/ngày, mỗi lần 30 phút.
3. Châm cứu và xoa bóp dẫn lưu bạch huyết
Châm cứu
Huyệt đạo chính: Thiên đột (CV22): Thông vùng cổ họng, giảm tắc nghẽn. Phong trì (GB20): Thanh nhiệt, giải độc tố. Liệt khuyết (LU7): Thông khí phế, hóa đàm. Hợp cốc (LI4): Kích thích tuần hoàn khí huyết.
Châm cứu mỗi lần kéo dài 20-30 phút, 3 lần/tuần.
Xoa bóp dẫn lưu hệ bạch huyết
Sử dụng dầu tràm hoặc dầu mè để xoa bóp dọc cổ, vai, vùng dưới hàm. Áp lực nhẹ nhàng, chuyển động tròn để kích thích lưu thông dịch bạch huyết.
4. Dinh dưỡng hỗ trợ điều trị
Thực phẩm khuyên dùng: Cháo nấu với hoàng kỳ, táo đỏ. Trà hoa cúc, trà xanh (giảm viêm, thanh nhiệt). Các món súp gà, cá hồi giàu omega-3 (chống viêm). Thực phẩm cần tránh: Đồ cay nóng, chiên rán, và chứa nhiều dầu mỡ. Thực phẩm lạnh, khó tiêu.
5. Liệu trình dài hạn
Thực hiện các bài thuốc uống và đắp theo hướng dẫn chính xác của chuyên gia có chuyên môn, tái khám để đánh giá hiệu quả. Kết hợp điều chỉnh lối sống, tập luyện khí công hoặc yoga để tăng cường miễn dịch.
Chú ý
Phương pháp này phù hợp với bệnh hạch bạch huyết chưa chuyển sang giai đoạn ác tính. Cần theo dõi sát sao các triệu chứng, nếu bệnh không giảm hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, cần phối hợp Tây y để điều trị triệt để.
Nếu bệnh hạch bạch huyết ở cổ chuyển sang giai đoạn ác tính với các triệu chứng nghiêm trọng như thổ huyết (ho ra máu) và sốt li bì (sốt kéo dài, mê man), đây có thể là dấu hiệu của ung thư hạch hoặc biến chứng nhiễm trùng nặng. Trong trường hợp này, cần kết hợp Đông y với Tây y để tăng khả năng kiểm soát bệnh. Tây y sẽ đóng vai trò chính để can thiệp nhanh chóng, còn Đông y hỗ trợ nâng cao sức đề kháng và giảm tác dụng phụ từ các liệu pháp xâm lấn.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:
1. Nguyên tắc xử lý cấp cứu
Khi xuất hiện triệu chứng nguy hiểm, như ho ra máu và sốt cao kéo dài, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện để: Xét nghiệm công thức máu, sinh thiết hạch, và chẩn đoán hình ảnh (CT, MRI). Được hỗ trợ bằng các liệu pháp Tây y như truyền dịch, điều trị kháng sinh, hóa trị, hoặc xạ trị nếu cần.
2. Đông y hỗ trợ song song với Tây y
Nguyên tắc Đông y khi bệnh trở nặng
Lương huyết chỉ huyết: Thanh nhiệt, mát máu, và cầm máu. Thanh nhiệt giải độc: Loại bỏ độc tố gây viêm và sốt. Bổ khí dưỡng âm: Tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh.
3. Phương thuốc Đông y
Bài thuốc uống:
Thanh Nhiệt Dưỡng Huyết Chỉ Huyết Thang: Sinh địa (Rehmanniae Radix); Địa cốt bì (Lycii Cortex); Hoàng cầm (Scutellariae Radix); Bạch cập (Bletillae Rhizoma); Trắc bách diệp (Platycladi Cacumen); Ngải cứu (Artemisiae Argyi Folium); Huyền sâm (Scrophulariae Radix); Cam thảo (Glycyrrhizae Radix).
Thuốc xông hỗ trợ hạ sốt và giải độc
Lá bưởi, bạc hà, ngải cứu, kinh giới. Đun nước sôi với các loại lá, xông hơi toàn thân trong 15 phút, ngày 1 lần.
4. Dinh dưỡng bổ trợ
Trong giai đoạn này, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng để hồi phục:
Nên ăn: Các món dễ tiêu như cháo gạo lứt, cháo yến mạch, hoặc súp rau củ. Thực phẩm thanh nhiệt, bổ máu như củ dền, táo đỏ, cà rốt. Uống trà thanh nhiệt từ lá sen hoặc bông cúc.
Tránh ăn: Đồ ăn cay nóng, dầu mỡ hoặc quá nhiều gia vị. Đồ sống, lạnh, gây khó tiêu.
5. Châm cứu hỗ trợ
Huyệt đạo
Thương khúc (ST42): Thanh nhiệt, giải độc toàn thân. Khí hải (CV6): Tăng cường khí huyết, cải thiện sức đề kháng. Huyệt Đại chuỳ (GV14): Hỗ trợ giảm sốt, tiêu viêm.
Liệu trình: Châm cứu 2 lần/tuần trong 2-4 tuần.
6. Kết hợp Tây y trong điều trị ác tính
Đối với bệnh ác tính, Tây y vẫn đóng vai trò quyết định trong xử lý:
Hóa trị/xạ trị: Phá hủy các tế bào hạch ác tính. Điều trị nhiễm trùng nặng: Dùng kháng sinh, thuốc giảm đau, chống viêm. Truyền máu hoặc chế phẩm máu: Nếu thổ huyết nặng gây thiếu máu cấp tính.
Đông y có thể giảm tác dụng phụ như:
Buồn nôn và suy nhược: Dùng bài thuốc bổ khí dưỡng huyết (Hoàng kỳ, Đảng sâm). Mất ngủ, lo âu: Dùng trà tâm sen, hoa cúc.
Lưu ý quan trọng
Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn ác tính, cần ưu tiên chẩn đoán và điều trị Tây y. Đông y chỉ mang tính chất hỗ trợ và cần được theo dõi sát sao bởi bác sĩ chuyên khoa. Nếu sốt kéo dài, hôn mê, hoặc xuất huyết không kiểm soát, cần can thiệp cấp cứu ngay lập tức.
Cần theo dõi sát sao các triệu chứng, nếu bệnh không giảm hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, cần phối hợp Tây y để điều trị triệt để.
-------
Ngày Đinh Sửu, tháng Tân Mùi, tiết Tiểu thử. (11 tháng 7 năm 1567 DL)
Giản hạ thủy, Nhật Nguyệt tương xung.
Lâu tinh thụ trụ, khởi môn đình.
Đại an.
(簡下水,日月相沖。
樓星樹柱,起門庭。
大安。)
Từ sáng sớm đã nghe thấy tiếng sủa inh ỏi của Mít.
Gió se lùa khe cửa, nắng sớm dịu dàng phủ thành vạt len lỏi chiếu trên vách tường trắng. Hôm nay ta mặc bộ y phục màu lưu ly, trông giống hệt "sơn miêu nhi nhãn" (nghĩa là mắt con mèo núi bé con). Từ sớm khi thức dậy, khi màn sương còn giăng đầy trời, ta đã cảm thấy tinh thần khoan khoái.
Cái bụng cồn cào thúc giục, ta sai Hồng Hạnh chuẩn bị một thố cháo hoàng kỳ nấu táo đỏ. Vậy mà không ngờ bản thân có thể dùng hết một thố lớn. Cho đến khi ăn xong, trời cũng chỉ mới hửng sáng, nơi đường chân trời nhạt nhoà một màu ngũ sắc.
Ta rất thích dùng sự miêu tả về thiên nhiên để diễn tả nên cảm quan của mình. Thế nhưng, làm sao có thể gói gọn tâm trạng phức tạp của ta trong vài dòng văn chương hạn hẹp? Không ai hiểu ta, cũng chẳng ai thực lòng muốn hiểu.
Sáo rỗng.
Thất công tử hôm nay rất ngủ rất ngoan, bất chấp bao tiếng động nhỏ từ bên ngoài. Khi chỉnh trang xong, ta chưa vội đi thỉnh an tổ mẫu và cha mẹ, chỉ kéo ghế ngồi ngắm ngài ấy ngủ.
Chăn ấm áp kéo cao hơn cổ, chỉ chừa lại đôi mắt nhắm nghiền và cái mũi cao cao. Lâu dài ngắm ngài ấy ngủ cũng đã trở thành thói quen, nhưng lần nào cũng có cảm xúc mới mẻ.
Dưới chân núi Phong Dật, khi ngài ấy bệnh, ngài ấy cũng nằm ngủ như thế này. Rất an tĩnh, thoải mái và thư thả. Lâu lâu lông mi dài lại run rẩy, giống như có thể trong phút chốc ngài ấy đột ngột mở mắt ra, bắt quả tang ta nhìn trộm vậy...
Kề tai sát lại gần, ta có thể nghe thấy tiếng thở phì phò của ngài ấy, giống như tiếng ngáy khò khè của một chú mèo con lười biếng. Tiếng thở rất đều đặn, nhịp thở trong chăn cũng nhấp nhô lên xuống dập dìu như sóng bể.
Thật đáng yêu!
Đó là từ mà ta muốn thốt ra nhiều lần khi ngài ấy hãy còn là "bé" Tử Yên của ta.
Đôi khi ta nghĩ, không biết lí do vì sao tình cảm của ta lại trở thành vồn vập như thế? Có phải từ trước tích tụ dồn nén, nên đến khi có thể bộc phát liền không thể ngăn cản được? Nó chống phá lại rào cản kiên cố mà ta muốn xây dựng, nó mài mòn tất cả những sự trơ lì thành cùn cụt.
Cớ sao càng sợ lại càng làm, không dám đối đầu lại càng phải đối diện?
Tự lúc nào ta dần chấp nhận bản thân mình, cũng từ lúc nào ta đã chấp thuận cho cảm xúc của mình phát triển. Bởi vì không phát hiện kịp thời, nên chẳng thể phòng ngừa nó.
Tuyến phòng ngự của ta đã bị Tử Yên dễ dàng đạp đổ bằng một tiếng gọi "nương tử".
Không, ta chẳng muốn làm hại chàng. Chẳng muốn kéo chàng xuống vũng bùn lầy cùng ta...
Nhưng mà, ta đã lỡ tay nắm lấy bàn tay.
Phải làm sao đây?
Thất công tử lại ưm a một tiếng, sau đó đạp chăn và trở mình. Tư thế ngủ của ngài ấy chẳng khác gì một đứa trẻ con, đầu ở một nơi, chân ở một nẻo. Một chiếc chân của ngài ấy đã rơi khỏi trường kỷ, tướng ngủ bất nhã kia cũng chẳng thể làm ảnh hưởng đến giấc mộng đẹp đẽ của chàng. Trong mơ ta nghe ngài ấy cười mớ, rất vui vẻ.
Ta kéo áo trung đơn của của Thất công tử xuống, đắp chăn lại cho ngài, nhưng lại vô tình làm ngài tỉnh giấc. Đôi mắt mơ màng nhướng lên, nhìn thấy ta ngay trước mắt ngài ấy liền gọi một tiếng nỉ non là "nương tử" sau đó nhắm mắt lại.
"Còn sớm, ngài ngủ tiếp đi!" Ta tém chặt góc chăn, bọc kín ngài ấy lại, sau đó vỗ về. "Em bé của ta ngủ ngon nhé!"
"Muốn ôm!" Ngài ấy tung chăn, giơ hai tay lên cao ôm chằm lấy ta mà kéo vào lòng.
"Ôm ôm!" Ngài ấy con nhắm mắt, chép miệng nhưng tay không hề buông.
"Ngoan, mau buông nha!" Ta vỗ về, nhưng do không muốn dậy nên ngài ấy mới miễn cưỡng chịu thả lỏng tay. Ta ngồi dậy thở phào một hơi, đúng là bất cẩn quá mà, không nên trêu chọc khi ngài ấy còn trong cơn mê ngủ.
Ta nắm bàn tay của Thất công tử, xoa nhẹ để ủ ấm sau đó nhét vào chăn. Nếu còn chần chừ, chỉ sợ ngài ấy không cho ta đi mất. Ta quyết định vươn ngón trỏ quẹt nhẹ vào đầu mũi ngài ấy, như muốn "trả thù" thì mới mãn nguyện rời khỏi phòng.
------
"Nhiêm Nhi con đến rồi!"
Ta được Hồng Hạnh và Hồng Xuân đẩy xe lăn gỗ đến chính sảnh. Bên cạnh tư gia, còn có những người xa lạ. Chẳng hạn như Thái Trung và Khâu thị, nhũ mẫu Diệp thị cùng song thân của Ngô Thập Nhị.
Khi nội tổ mẫu cho triệu kiến cả ta và Thái Minh Châu, thì nàng ta lại đến trễ hơn một bước. Lúc này chào hỏi và giới thiệu xong, nàng mới cùng Nhượng Ninh tới.
Thái Minh Châu nhìn thấy song thân cùng những người xa lạ liền cảm thấy xấu hổ. Chuyện rùm beng lúc đó nàng không hề nghĩ đến việc nội tổ mẫu của ta bây giờ sẽ mời thêm nhiều người chứng kiến. Thái Minh Châu quỳ tạ trước đường thượng của nàng, nhưng mãi cũng không nghe tiếng họ cho phép nàng được tì nữ đỡ đứng lên.
Ban nãy cha mẹ ta đã nói chuyện với song thân của Thái Minh Châu về việc tìm cách xử lí mối hôn sự vội vàng của nàng ta và Thất công tử, cũng như mối ràng buộc của ta và ngài ấy. Bởi vì ta hiện tại đang "hoài thai" con của ngài, còn ngài lại là phu quân của Thái thị. Một mối nhợ khác nữa chính là Ngô Thập Nhị kiên quyết muốn kết giao cùng gia đình ta, lấy ta làm thê tử của y. Mối tình tay bốn này sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy, thế nên cần có mặt đông đủ tất cả mọi người.
Đầu tiên phải giải quyết mối hôn sự của Thất công tử và Thái Minh Châu. Có hai lựa chọn: là hòa ly hoặc là giữ mối hôn sự này. Đồng nghĩa Thái Minh Châu phải trả sính lễ và thoái hôn với nhà Cẩm gia, hơn nữa nàng cũng phải chấp nhận hình phạt.
Kế tiếp nói rõ hơn về mối quan hệ giữa ta và Thất công tử, cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại của ta cho mọi người biết. Nếu như ta kiên quyết giữ cái "thai" này mà Thất công tử cùng Thái Minh Châu chưa tiêu hôn, thì con của ta cùng lắm là con ngoài giá thú. Cũng như nếu ta chịu gả, thì ta cũng chỉ là thiếp thất của ngài ấy.
Chuyện thứ ba, nếu ta cải giá, gả cho Ngô Thập Nhị, thì chuyện cũng không kém phần rắc rối. Bởi vì ta không còn trong sạch, sau này sẽ khó lòng sống ở nhà chồng.
Còn nếu ta không gả thì không được, phá thai thì càng không được.
Khoan đợi mọi người lên tiếng, Ngô Thập Nhị đã đứng ra lãnh nhận trách nhiệm.
Y nói rằng mình có thể mặc kệ, chỉ cần ta chấp nhận trở thành phu nhân của y thì vĩnh viễn vị trí đích thê này chỉ dành cho ta.
Y mất tỉnh táo, si tình tự lúc nào? Hơn nữa giữa y và ta còn cách nhau một tầng lễ giáo, mọi hành vi và lời nói đều giữ được chừng mực. Cùng lắm, ta lại nghĩ y chỉ xem ta như một người bạn bình thường mới quen biết. Hơn nữa, ta có bệnh quấn thân, khuyết điểm đầy mình, có chỗ nào nổi bật khiến cho người ta yêu thích đâu? Và đặc biệt nhất, ta lại dính dấp đến nhiều điều tiếng, như phóng hỏa, như hồ ly tinh, như chữa hoang...
Không ai có thể chấp nhận ta, càng không thể nhận ta làm con dâu của họ.
Cha mẹ của Ngô Thập Nhị chắc hẳn đã biết, hoặc cũng đã điều tra lý lịch của ta. Một danh gia thế tộc chịu kết thông gia với thương gia trung lưu là một chuyện vô cùng hiếm hoi.
Thái Minh Châu bây giờ mới tán thành, nàng ủng hộ chia đôi mối tình của ta và Thất công tử. Nàng nói rằng của ai thì thuộc về người ấy, kêu ta đừng nên dây dưa với phu quân của nàng. Càng nên yên phận, chờ người thích hợp để cưới gả. Nàng rất mạnh miệng, nghĩ rằng trong tay mình nắm chắc chính là mười phần thắng.
Nhưng vì lời nói của nội tổ mẫu ta mà đã đánh bại mọi cục diện.
Bà nói hôn thú của Thái Minh Châu không hợp lệ, bởi vì không có sự chấp thuận của trưởng bối. Tổ mẫu của ta cũng được xem như một nửa trưởng bối của Thất công tử, vì bà là muội muội của ngoại thúc phụ ngài ấy. Trên danh nghĩa được ủy thác, ngoại thúc phụ nhờ bà phản đối mối hôn sự này. Tuy nhiên, cũng chẳng thể được gọi là tiêu hôn, vì Thất công tử không hề kí kết giao ước với Thái Minh Châu.
Thứ mà ngài ấy điểm chỉ chính là "tư ước" cùng với nội tổ mẫu của ta. Theo nội dung được biên trên tờ tư ước, năm Diễn Thống [衍統] thứ tư, Thất công tử chấp nhận trở thành nữ tế của nhà họ Thương với tư cách là tân lang xung hỉ, thời gian thực hiện hôn ước và ngày ấn định hôn lễ vào ngày Tân Tỵ tháng Canh Ngọ năm Mậu Thìn (23/6/1568 DL), tức ba năm sau ngày lập tư ước.
Trên điều lệ còn ghi rõ, Thất công tử không thể tùy ý lập thê thiếp, cũng như sau khi ta mất đi tiểu thiếp cũng không được trở thành điền phòng (kế huyền). Nếu như vi phạm khế ước, Thất công tử phải chịu phạt trượng và bồi thường bằng tất cả tài sản của mình để bù đắp tổn thất tinh thần, đồng thời cũng bị gạch tên khỏi gia phả.
Bên cạnh đó, khi ngài ấy thành thân với ta, trở thành nữ tế của nhà họ Thương, thì tất cả quyền thừa tự hương hỏa sau này của ta sẽ được đứng dưới danh nghĩa của ngài ấy, kể cả việc nếu như ta có đột ngột qua đời.
Tư ước được kí và điểm chỉ khi ta tròn mười lăm, lúc đó ta chưa hề bị mất trí, Thất công tử cũng tỉnh táo và hoàn toàn tự nguyện. Đó cũng là một lí do để cho cha ta có thể chấp nhận ngài ấy trở thành nữ tế của mình một cách dễ dàng, và không ai có thể bắt chẹt vì ta chưa chồng đã có "chữa hoang". Tư ước bình đẳng, cả hai bên đều có lợi, hơn hết ngài ấy là lương y, cũng có thể chữa khỏi bệnh cho ta, chỉ có lợi không hại.
Nghe qua có vẻ ngài ấy là một người tham lam, vì thế vịn theo cớ này, Thái Minh Châu bèn phản pháo: "Ta cũng có thể cho chàng tất cả những gì thuộc về ta! Ta chấp nhận thay chàng bồi thường, cũng để chàng ở rễ nhà ta! Miễn là chàng có thể thoát khỏi ràng buộc với Thương thị!"
Nhưng ngoài những chuyện đó, có một chuyện khiến Thái Minh Châu không thể đáp ứng cho Thất công tử, chính là ngài ấy muốn có được thứ gọi là Minh Diêm Khôi Côi [冥閻魁瑰].
(*) Côi (瑰) trong mai côi (玟瑰).
Thái Trung khi nghe thấy đến tên vật kia liền mặt mày nghiêm trọng, nhũ mẫu Diệp thị cũng không thua kém. Có lẽ họ cũng biết đến nó...
Ở bên khác, có một người cũng không kém cạnh. Y nói: "Nếu như tại hạ có thể lấy Thương tiểu thư, tại hạ tình nguyện đánh đổi mọi thứ theo yêu cầu của mọi người!"
Điên hết cả rồi sao? Ta không tin chỉ vừa mới gặp chưa tới mấy lần, tình cảm đã sâu đậm như vậy! Ta cũng không tin, hà cớ gì tất cả mọi người trong gia đình lại giấu diếm ta chuyện đại sự đó, cũng như chưa hề đề cập đến?
"Thương lão thái thái, có phải bà muốn lừa ta nên mới đánh tráo khái niệm? Phải rồi, bà làm sao không thiên vị nàng ta được?" Thái Minh Châu tức giận nói.
"Bọn ta lừa ngươi để làm gì?" Đại bá nói. "Thái thị, ngươi xuất thân danh môn, nhưng chẳng thể hiện đúng nữ tắc. Vốn dĩ bọn ta có thể tố cáo ngươi về tội bắt cóc và cưỡng ép người khác thành thân với ngươi. Nhưng còn chừa cho ngươi một con đường lí luận, thì ngươi nên biết bọn ta đã cố tình nhân nhượng như thế nào?"
"Ai cần nhân nhượng?" Thái Minh Châu trở mặt. "Chuyện đã rồi, phu quân của ta cũng là của ta, hôn thú rành rành, điểm chỉ đóng dấu, chủ hôn cũng đã kí tên. Không ai có thể ép buộc ta tiêu hôn!"
"Ngươi có chắc người ngươi thành thân là Thất công tử chứ?" Đột ngột có một tiếng nói phát ra từ phía sau đám đông tụ tập.
"Sao lại không chắc?" Thái thị trố mắt nói.
"Không phải là người này sao?" Diễn Khí Đạo Nhân xuất hiện, bên cạnh hắn còn dẫn theo Cẩm Đại lang.
Thái Minh Châu nhìn thấy Cẩm đại lang liền cảm thấy bất ngờ, hơn nữa còn cảm thấy cực kì hổ thẹn. Dù sao ngài ấy cùng nàng ta vốn dĩ có hôn ước, còn dự định tháng sau sẽ thành thân. Nhưng nàng và Thất công tử đã thành thân, chuyện thoái hôn không thể lãng tránh.
Thái Trung thấy Cẩm Đại lang đứng trước cửa liền hoảng hốt bật đứng dậy, Khâu thị vì thế cũng cau chặt mày liễu thành chữ Xuyên. Vì bà ta đã cùng con gái thực hiện kế hoạch bắt cóc Thất công tử, nhưng kế hoạch chưa kịp trót lọt thì người đã chạy mất.
Lúc này Diễn Khí Đạo Nhân mới nhìn ta mỉm cười, một nụ cười tinh quái nhắc nhở ta nhớ về phong thư mà hắn đã đưa cho ta. Bảo rằng: Chọn người có bộ bạch (帛) trong tên, chữ có đến 16 nét. Đáng để trao cũng chỉ có Cẩm Đại lang và Cẩm Nhị lang là hai người mà ta quen biết. Nhưng trực giác mách bảo khi ta nghe thấy tên tự của hắn chính là Cẩm Siêu [錦超]. Hơn nữa cũng vì người này là hôn phu của Thái Minh Châu, đó là điều kiện tiền đề, nên ta mới quyết định chọn người này. Nhưng ta không hề biết nội dung bên trong bức thư, cũng như mối quan hệ giữa hắn và Cẩm Đại lang.
Diễn Khí Đạo Nhân chấp tay trước bụng, hắn bước tới nói rằng dấu vân tay trên hôn thú của Thái thị chính là của Cẩm Đại lang, nếu không tin có thể kiểm chứng. Thật không ngờ khi kiểm chứng, dấu vân tay trên hôn thú của Thái Minh Châu lại hoàn toàn trùng khớp với những lời nói kia.
Lúc này đây, cả Thái thị và mẹ nàng là Khâu thị cùng tất cả mọi người đều không ngờ được vì sao lại có sự thay đổi kì lạ. Diễn Khí Đạo Nhân liền đọc một câu: "焰影浮昏,孤鸦换郎。" (Yêm ảnh phù hôn, cô nha hoán lang).
Dịch nghĩa:
"Ánh lửa trôi trong bóng chiều, quạ lẻ đổi tân lang."
Không ai hiểu lời hắn nói là gì, cũng chẳng ai quan tâm hắn muốn nói điều gì. Đạo nhân kì kì quái quái, suy luận và lí lẽ của người cõi trên thường là vậy.
Hơn nữa Tô thúc đã tìm được kẻ họ Hồ, bây giờ đã cùng quan sai áp giải hắn đến trước chính sảnh. Bấy giờ họ Hồ kia mới bắt đầu vạch tội nhưng bản thân y cũng chẳng biết là ai giao dịch với mình, không có căn cứ chỉ có thể nhận diện qua hình thể và giọng nói.
Họ Hồ kể rằng hắn được cấp trên ra chỉ thị đi gặp một người ở bìa rừng, họ không cho hắn biết tên, chỉ bảo bằng mọi giá phải tìm gặp một người gọi là Thất công tử, sau đó nói với người này rằng hắn biết chỗ đào tiên dược, chỉ cần đi theo hắn sẽ có thuốc chữa bệnh Thất công tử cần. Cấp trên còn bảo với hắn đừng để ý đến những gì sẽ xảy ra sau đó. Chỉ cần hoàn thành nhiệm vụ, phần còn lại sẽ có người lo.
Nhưng khi hắn đem con tin đến bìa rừng thì bị đánh ngất, đích thị do Diễn Khí Đạo Nhân và Cẩm Đại lang đánh ngất. Diễn Khí Đạo Nhân lúc này định giả dạng thành họ Hồ, còn Cẩm Đại lang thay người trở thành tân lang. Cẩm Đại lang muốn xem thử ai là chủ mưu phía sau sự việc sụp hầm mỏ than, nhưng không ngờ lại bắt gặp mẫu tử Thái Minh Châu làm loạn, bắt người nhằm cưỡng ép thành hôn.
Trước tiên để Diễn Khí Đạo Nhân giao dịch với Khâu thị, sau đó để Khâu thị kiểm tra Thất công tử xem có thật là ngài hay không. Đợi khi bọn họ đến căn cứ, là nơi tổ chức hôn sự, đến lúc vào phòng thay trang phục tân lang mới bắt đầu hoán đổi thân phận, làm một tân lang bị bịt mắt bịt miệng. Hôn lễ tổ chức vào buổi tối, lúc mờ mịt cùng ánh đèn, tạng người khó phân biệt cũng là chuyện bình thường.
Thế nhưng sau khi điểm chỉ xong, bất ngờ lại có việc xảy ra, Thái Trung mang theo người ập đến, dẫn đầu chỉ đường là Thái Thu Hoài. Bà ta cũng là người giúp Khâu thị và Thái Minh Châu bắt người, và cũng tạo nên hôn lễ này. Nhưng bà ta không cam lòng để cho Thái Minh Châu thay đổi thiện cảm với mẫu thân của nàng, cũng như muốn phá bĩnh để Khâu thị và Thái Trung từ mặt nhau. Vì thế Khâu thị trở về liền đòi hòa ly với Thái Trung.
Riêng chuyện của Cẩm Đại lang, chỉ vì sợ người ta phát hiện ra mình tráo đổi, nên trong lúc hỗn loạn, liền tẩu thoát. Thất công tử được đưa đi từ trước, nhưng do ngài ấy đã bị mắc lừa một lần nên mới quyết liệt phản kháng, cuối cùng lại tự mình nhảy xuống sông biến mất. Thuộc hạ của Cẩm Đại lang đã tốn mất ba, bốn ngày trời để tìm kiếm nhưng không tìm ra người. Hóa ra sau này mới biết được, dù mất trí nhưng ngài ấy biết bơi, đã nép theo bụi lau sậy mà chuồn đi, trên đường đi đã gặp được đại thúc bán rau chịu cưu mang ngài ấy.
Họ Hồ bị giam giữ và tra khảo, sau cùng hắn chỉ liên quan đến vụ bắt cóc của Thất công tử, vì thế hắn chỉ bị phạt trượng và bị bắt làm lao dịch.
Thậm chí hắn cũng không biết cấp trên này có dính dáng đến Lương giám phó. Mà căn cơ vụ án này có thể phá giải vì một phần góp công lao của Cẩm Đại lang, mà người này chịu trách nhiệm phụng mệnh thiên tử điều tra bí mật.
Tuần Đốc Sứ (巡督使) được coi là một đặc sứ hoặc phái sứ do hoàng đế cử đi, thường thuộc hàng quan tứ phẩm hoặc tam phẩm, tuỳ vào tầm quan trọng của nhiệm vụ. Chức vụ này sẽ có quyền lực ngang hoặc cao hơn quan lại địa phương để đảm bảo quá trình điều tra, tuần tra không bị cản trở. Tuần Đốc Sứ có thể là một chức quan ngũ phẩm, đảm trách công việc tuần tra, giám sát và điều tra các vấn đề liên quan đến luật pháp hoặc hành chính tại khu vực quản lý. Trong trường hợp này, Tuần Đốc Sứ sẽ phối hợp hoặc giám sát các quan địa phương như Thái Thú (郡太守) hoặc Tri Huyện (知縣).
Nguyên nhân Lương giám phó bị dính dáng, bởi vì ông là người là người đã báo tin về địa chấn ở địa phương đó, nhưng kẻ tiếp nhận thông tin lại nhầm lẫn, vì vậy dẫn đến tính toán sai lệch trong lúc gia cố lại hầm mỏ. Người bà con xa đến mấy đời cũng không chạm được kia của Lương giám phó cũng chính là quan địa phương, người giám sát công trình, cũng như là kẻ thông đồng với chủ đầu tư tham lam bòn rút vật tư. Sau này điều tra kĩ hơn, chính Thái Thu Hoài là người gợi ý cũng như liên hệ với tên quan địa phương kia. Nhưng kẻ giao dịch lại là Khâu thị, số tiền bà bỏ ra để mua chuộc cũng như bịt miệng không hề ít. Hơn nữa, sau khi sự vụ thành công, bọn họ còn định diệt khẩu họ Hồ này để tránh tình trạng bị tống tiền.
Thái Trung liền trừng mắt với Khâu thị khi nghe mọi người nhắc lại câu chuyện và phanh phui. Nhượng Ninh thế tử cũng chỉ biết ngồi im lặng. Cuối cùng, hôn thú đều là giả, hôn thệ cũng là giả, Thái Minh Châu chỉ biết bẽ bàng trước mặt mọi người với những hành động lố lăng vừa qua.
Thái Minh Châu, người vốn đã ngang nhiên cướp chồng chưa cưới của chính mình.Vậy thì, nàng ta chẳng phải là đích thê của Thất công tử.
Ta cũng vậy, nên ta chẳng hề xem nàng là đối thủ của mình, đó là điều dĩ nhiên.
Về mặt tư ước, ta còn phải đợi xem Thất công tử tỉnh táo lại mới biết được người ấy có còn muốn thành thân với ta hay không? Nếu không muốn, ta cũng sẽ chấp nhận từ bỏ, không đòi hỏi bồi thường mà còn chúc phúc người. Xét về lý, Thất công tử đã giúp ta không ít việc, nếu kể rạch ròi, ngài ấy mới là người thiệt thòi hơn hẳn.
Tuy là người trong cuộc, nhưng ta cũng giống như một người ngoài quan sát cả quá trình, đúc kết kết quả cũng chỉ là một việc nên làm. Ta không nói năng cũng không phản ứng, giống như một pho tượng, tùy ý người sỉ vả hoặc là bộc lộ tâm tình.
Thế mà ta lại cảm thấy Ngô Thập Nhị giống là người trong cuộc hơn ta. Y vẫn giữ nguyên lập trường, muốn thú ta làm thê tử, bằng bất cứ giá nào. Đơn phương kết thúc giao ước với Thất công tử, cùng lắm y sẽ thay ta phạt trượng và trả lại tất cả sính lễ để có thể khiến giao ước trở nên vô hiệu. Mặc lời ngăn cản của song thân, Ngô Thập Nhị đã đến trước mặt ta đích thân cầu hôn. Nhưng khi ta chưa kịp từ chối, Thất công tử đã cùng Ngư Ngư hối hả ngăn cản.
Thất công tử đến trước mặt ta, đẩy Ngô Thập Nhị, sau đó chìa tay ra. Trong lòng bàn tay của ngài ấy chính là chiếc khuyên tai hình thỏ mà ta đã giấu vào đèn đá khi còn ở Thái gia.
Đăng thạch tàng thực, bán thố cầu quang (灯石藏食,半兔求光) có liên quan đến lời cầu nguyện của ta vào đêm hoa đăng hôm ấy. Không chỉ là một câu trả lời cho câu hỏi: "Hà vật khả giải kính trung tàn? Nguyệt khuyết đăng hàn, quang ảnh vị viên?" (何物可解镜中残?月缺灯寒,光影未圆?) của Ngư Ngư hay liên quan đến mật ngữ: "Nửa cái màn thầu lạnh, tai thỏ chưa kết, mạch nha khó phát." (半块冷馒头,兔耳未结,麦芽难发。)
Quang (光) không chỉ là ánh sáng, mà quang còn gọi là thời gian. Bán thố (半兔) cũng chính là nửa vầng trăng tròn. Thời gian nửa tháng, tức là mười lăm ngày. Cầu (求) không chỉ là cầu xin, đòi hỏi, xin giúp, nhờ, mà còn là tham, là trách.
Đăng thạch tàng thực (灯石藏食): đèn đá giấu trăng mòn.
Một chiếc đèn đá có thể được đặt ở nơi vắng vẻ, xa xôi, hoặc nơi không có sự sống. Hình ảnh này thường mang theo một cảm giác cô độc, lẻ loi. Trong một số ngữ cảnh, đèn đá có thể đại diện cho sự cô đơn của một người hoặc một tình huống không ai hiểu được, một cảm giác tách biệt khỏi thế giới bên ngoài. Dù chỉ có ánh sáng mờ nhạt, đèn đá vẫn có thể giữ được ngọn lửa của hy vọng, dù nó rất nhỏ bé.
Có lẽ ngài ấy sẽ không hiểu, nhưng cũng có lẽ ngài ấy sẽ hiểu. Khi Thất công tử đưa ta đến Thái gia, ngài ấy đã hứa với ta, nhiều nhất chỉ nửa tháng thì ngài ấy sẽ đưa ta trở về nhà. Nhưng ngài ấy chẳng thực hiện được lời hứa của mình.
Đêm ta quyết định phóng hỏa, cũng là hạn định cuối cùng của ngài ấy. Bởi vì ta ích kỉ, ta rất ghét những người thất hứa với mình. Ta chán ghét sự chờ đợi mà không có bất kì hy vọng nào hết.
Nếu lúc đó, ngài ấy không đến kịp, nếu lúc đó ta chết trong biển lửa, nếu lúc đó mọi chuyện cùng chôn vùi dưới đống tro tàn đổ nát. Hay Ngư Ngư chẳng phát hiện ra lời cầu cứu của ta, hay vĩnh viễn chúng chỉ là một sự cố hy hữu. Thì có làm sao chứ? Ta không thể nghĩ nhiều đến vậy, cũng chẳng thể nghĩ xa đến vậy... Thích thì làm, muốn thì làm, làm sao có nhiều vì sao đến vậy? Nếu có câu trả lời thích đáng thì ta đâu có điên để tự thiêu chính mình...
Nhưng trước khi kịp nắm lấy tay ngài ấy, Thái Minh Châu liền sấn sổ tới, nhào vào ta. Trên tay nàng hiện tại là một thanh chủy thủ, rút từ thắt lưng của Nhượng Ninh thế tử. Và vô tình hay nhẫn tâm, nàng ta đã cầm con dao nhọn đó cứa trúng cổ họng của ta, tạo thành một vệt máu loãng dài.
Mọi thứ diễn ra chóng nhanh làm cho mọi người chưa kịp bàng hoàng.
Nàng nói, nàng chỉ muốn ta biến mất.
Nàng oán trách, trách ta vì sao cứ đeo bám Thất công tử, tại sao lại bắt buộc chàng phải quan tâm đến kẻ bệnh tật như ta, nàng chỉ muốn giúp ta giải thoát, giải thoát cho cả ba người.
Nàng đổ lỗi cho ta, nói tại vì ta là kẻ phá đám, tất cả là tại ta nàng mới không thể tiếp cận chàng, không thể có được tình yêu của chàng.
Tại ta, đều là tại ta nàng mới bị từ chối.
"Dù gì kẻ bệnh tật như ngươi không sớm thì muộn cũng phải đi chầu Diêm La Vương. Ta chỉ giúp ngươi sớm giải thoát, chẳng phải là điều tốt sao? Ngươi ở lại thế gian này mãi chỉ là gánh nặng cho người khác!"
"Ta hận không thể ra tay với ngươi sớm hơn, hận không thể tàn nhẫn một dao đâm chết ngươi!"
Lúc này nàng chẳng còn giống như tiểu cô nương đoan trang hiền thục mà lại giống như đố phụ hung hăng, cầm trong tay phải cầm một thanh chủy thủ, đầu tóc thì rối bời, quần áo thì xốc xếch. Trước mặt Thất công tử và gia quyến của nàng ta, Minh Châu hận không thể ngàn đao nghiền nát ta. Nàng vừa cười ngạo nghễ, vừa nước mắt giàn dụa, rồi nàng đưa tay chỉ thẳng vào mặt ta mà gào thét chỉ trích.
"Ngươi đáng chết, ngươi đáng chết. Tại sao ngươi không mau chết quách đi cho xong? Tại sao cha và tổ phụ lại ép gả con cho người khác? Tại sao Mặc Đam chàng lại không thích ta? Ta có chỗ nào không tốt đẹp hơn ả? Ta có chỗ nào không bằng ả, ả chỉ là một con ma bệnh mà thôi! Thật không công bằng, không công bằng!"
Ta biết Thái Minh Châu thực ra không phải là kẻ ác độc, mà nàng cũng từng là một người con gái thiện lương. Chỉ là nàng quá yêu, cách yêu của nàng lại quá mù quáng, nàng ta yêu một người lại cưỡng cầu tình yêu của người đó một cách thái quá. Khi tình yêu của nàng không được đáp lại thì nàng lại sinh hận. Hận thì tâm hóa khổ, có yêu có hận, day dứt cả một đời. Từ một nàng thiếu nữ ngây thơ phút chốc bỗng hóa thành một con người mưu sâu chước độc.
Nào ai khóc ròng, tim vương loang lổ?
Người cười nghiêng ngả, ý thoát vẹn nguyên.
------
Quy định về hôn nhân và địa vị trong gia đình dưới chế độ phong kiến
Trong xã hội xưa, mọi quan hệ hôn nhân, gia đình đều phải tuân theo khuôn phép lễ giáo nghiêm ngặt, với những quy định cụ thể nhằm giữ gìn trật tự và đạo đức. Mỗi điều luật đều thấm đẫm tinh thần của một xã hội trọng tôn ti trật tự, đạo lý và sự duy trì gia phong.
1. Giao kết hôn nhân
Khi hai bên gia đình đã thỏa thuận chuyện hôn nhân, việc giao kết thường thông qua hôn thư hoặc tư ước, ghi rõ thân thế, tình trạng sức khỏe, gia cảnh của vị hôn phu và hôn thê.
Nếu một bên đã đồng ý nhưng sau đó tự ý cự tuyệt mà không có lý do chính đáng, sẽ bị phạt nặng. Cụ thể:
Nếu có khế ước rõ ràng: Bên vi phạm bị phạt 50 trượng. Nếu không có khế ước, nhưng đã nhận sính lễ: Cũng bị phạt tương tự.
Điều này nhằm bảo vệ tính trang nghiêm của lời hứa hôn và sự tự nguyện giữa đôi bên. Tuy nhiên, sự tự nguyện ở đây phải tuân theo nguyên tắc "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" (Điều gì mình không muốn, chớ làm cho người khác), tránh mọi hành vi cưỡng ép, lừa dối hay đe dọa.
2. Thủ tục và hiệu lực của khế ước
Khế ước chỉ có giá trị khi đáp ứng đủ các yêu cầu về hình thức và nội dung:
Nội dung không trái thuần phong mỹ tục và tuân theo quy định của triều đình. Có người chứng kiến là bậc trưởng thượng trong họ hoặc làng xã, được học hành và thông hiểu chữ nghĩa. Thủ tục ghi rõ: Hôn thư phải có niên hiệu, điểm chỉ của đôi bên và người chứng kiến, đồng thời nêu rõ lý do giao kết.
Nếu vi phạm các thủ tục trên, khế ước sẽ vô hiệu, và người vi phạm bị phạt từ 80 trượng, nặng hơn có thể bị giam giữ hoặc tịch thu tài sản.
3. Quy định về thê thiếp và con cái
Thê là chính thất, nữ chủ nhân của gia đình, giữ quyền quản lý mọi việc lớn nhỏ, đảm bảo gia phong nề nếp. Thiếp dù được gọi là chủ nhân, vẫn mang nửa thân phận nô tài, phải phục tùng thê và con cái của thê.
Địa vị của thê và thiếp không thể hoán đổi, mọi hành vi sủng thiếp bỏ thê đều bị coi là bất đạo:
Nếu xem thiếp như thê, bị phạt 90 trượng và cải chính. Nếu có chính thê rồi cưới thê khác, bị phạt 90 trượng, bắt buộc ly hôn. Chỉ những người trên 40 tuổi, không có con trai, mới được phép nạp thiếp.
Con cái trong gia đình:
Con do thê sinh là con chính thức. Con do thiếp sinh chỉ được coi là con thứ, mang danh nghĩa của thê, gọi mẹ ruột là di nương, không được gọi là mẫu thân.
4. Vai trò của điền phòng
Điền phòng, tức người vợ kế sau khi vợ cả qua đời, vẫn được xem là nữ chủ nhân nhưng xuất thân và địa vị thường thấp hơn vợ chính trước đó. Gia đình của điền phòng không có quyền hành gì đối với con cái trong gia đình.
Con của thiếp và điền phòng, dù được sinh ra trong nhà, vẫn bị xem là thuộc dòng thứ. Quy định khắt khe này nhằm duy trì trật tự, ngăn ngừa tình trạng gia đình hỗn loạn, con cái mất gốc rễ.
5. Trừng phạt khi vi phạm
Những hành vi phá vỡ trật tự gia đình và lễ giáo bị xử phạt nghiêm khắc:
Bất tuân cấp bậc giữa thê và thiếp: phạt 100 trượng. Thê dù không được sủng ái vẫn không thể bị ly hôn hay hạ cấp. Thiếp dù được ân sủng đến đâu, suốt đời cũng không thể trở thành thê, giữ nguyên thân phận một nửa nô tài.
(*) Nguồn tham khảo để trích dẫn, hoặc phóng tác và cấu tứ:
· Bài viết: Trong thời cổ đại, thê là gì, thiếp là gì? Thiếp có thể thay thế thê không? Tác giả: PV (Theo Bảo Vệ Công Lý). Nguồn: danviet.vn/
· Bộ luật Hồng Đức (thời Hậu Lê): Là một trong những bộ luật đầu tiên và toàn diện nhất của Việt Nam thời phong kiến, quy định rõ ràng về hôn nhân, thê thiếp, và quyền lợi, trách nhiệm của các bên.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro