dia ly thai nguyen
ĐỊA LÝ THÁI NGUYÊN
I - VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH
1. Vị trí và lãnh thổ
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, nằm trong vùng Đông Bắc. Phía bắc giáp Bắc Kạn, phía nam giáp thành phố Hà Nội, phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3769,5 km2 dân số trung bình năm 1999 là 1046 nghìn người. Thái Nguyên là tỉnh không lớn, chiếm 1,13% diện tích và 1,41% dân số cả nước.
Thái Nguyên là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của Việt Nam nói riêng, của vùng trung du miền Đông Bắc nói chung. Đây là một trong những vùng chè nổi tiếng, một trung tâm cong nghiệp gang thép của miền bắc, củă ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa trung du miền núi với đồng bằng Bắc Bộ. Sự giao lưu được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ. đường sắt, đường sông hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.
Đường quốc lộ số 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng chạy qua thành phố Thái Nguyên; nối Thái Nguyên với Hà Nội, các tỉnh đồng bằng sông Hồng, các tỉnh khác trong cả nước và với quốc tế.
Các quốc lộ 36, 1B,279 cùng vơí hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch máu quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh. Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều là đường giao lưu quan trọng nói vùng đồng bằng vơi khu công nghiệp Sông Công và thành phố Thái Nguyên.
Thái Nguyên là nơi tụ hội các nên văn hoá dân tộc, đầu mối của các hoạt động văn hoá, giáo dục của vùng núi phía Bắc rộng lớn. Với 4 trường Đại Học, 7 trường trung học chuyên nghiệp, 6 trường công nhân kỹ thuật hiện có trên mảnh đất này, Thái Nguyên xứng đáng là trung tâm nghiên cứu khoa học và giáo dục - đào tạo của các tỉnh miền núi phía Bắc
Vị trí địa lý của tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành phố trong vùng, trong cả nước cũng như với nước ngoài, đưa Thái Nguyên nhanh chóng trở thành một trung tâm phát triển kinh tế, văn hoá của các tỉnh miền núi trung du phía Bắc, không chỉ hiện nay mà trong cả tương lai.
2. Sự phân chia hành chính
Theo sách Đại Nam nhất thống chí (tập IV, quyển XX) vào năm Minh Mạng thứ 12 (1831) , trấn Thái Nguyên chính thức đổi thành tỉnh Thái Nguyên, " Tỉnh thành đất bằng phẳng, rộng rãi, đường thuỷ, đường bộ gioa thông thuận lợi".
Ngày 21-4-1965, Thái Nguyên cùng với Bắc Kạn hợp nhất thành tỉnh Bắc Thái. Ngày 6-11-1996, Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 đã phê chuẩn việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Thái Nguyên ngày nay có 1 thành phố là Thái Nguyên, 1 thị xã là Sông Công, 7 huyện là: Định Hoá, Phú Lương, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên.
Các đơn vị hành chính của tỉnh Thái Nguyên
Tên huyện, thành phố, thị xã Diện tích
(km2 ) Dân số
(nghìn người) Số phường, xã, thị trấn
Toàn tỉnh 3769,5 1046 144 xã, 22 phường, 13 thị trấn
Thành phố Thái Nguyên 151,7 218,5 17 phường, 8 xã
Thị xã Sông Công 45,5 42,7 5 phường, 3 xã
Huyện Định Hoá 500,2 88,6 23 xã, 1 thị trấn
Huyện Phú Lương 657,3 110,5 14 xã, 2 thị trấn
Huyện Võ Nhai 809,9 60,1 14 xã, 1 thị trấn
Huyện Đồng Hỷ 508,4 117 17 xã, 3 thị trấn
Huyện Phú Bình 239,9 120 21 xã, 1 thị trấn
Huyện Phổ Yên 289,2 129,6 15 xã, 3 thị trấn
II - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Địa hình, khoáng sản
a) địa hình
Địa hình Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi thấp chạy theo hướng bắc - nam, thấp dần từ bắc xuống nam. Bao quanh phía tây nam và phía bắc là những dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn. Phía tây nam có dãy Tam Đảo với điỉnh cao nhất 1590 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam. Dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng đông bắc - tây nam đến Võ Nhai. Dãy núi Bắc Sơn chạy theo hướng tây bắc - đông nam.
Được ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi hình cánh cung che chắn nên Thái Nguyên ít chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa đông bắc.
Địa hình của Thái Nguyên với nhiều đồi thấp, thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp và xây dựng các công trình công nghiệp.
b) Khoáng sản
Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thía Bình Dương. khoáng sản đa dạng với 34 loại, phân bố tập trung ở Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, trại Cau (Đồng Hỷ), Thần Xa (Võ Nhai)…
- Nhóm nguyên liệu cháy gồm than mỡ, than đá, phân bố tập trung ở vùng Đại Từ, Phú Lương…
Than mỡ chất lượng tương đối tốt, có trữ lượng tiềm năng khoảng trên 15 triệu tấn, trong đó trữ lượng thăm dò khoảng8,5 triệu tấn (lớn nhất Việt Nam) chủ yếu tập trung ở các mỏ: Phấn Mễ (2,1 triệu tấn), Làng Cẩm (2,8 triệu tấn), Âm Hồn (3,6 triệu tấn).
Thái Nguyên là tỉnh có trữ lượng than đá lớn thứ 2 cả nước (sau tỉnh Quảng Ninh) với trữ lượng thăm dò khỏang 90 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở Bá Sơn, khánh Hoà (73,1 triệu tấn), Núi Hồng (15 triệu tấn), Cao Ngạn (1,9 triệu tấn).
- Nhóm khoáng sản kim loại gồm kim loại đen như sắt, mangan, titan và kim loại màu như chì, kẽm, đồng, niken, nhôm, thiếc, vonfram, antimoan, thuỷ ngân, vàng… khoáng sản kim loại của Thái Nguyên là một trong nhiều ưu thế so với các tỉnh khác trong vùng, đồng thời có ý nghĩa đối với cả nước.
+ Kim loại đen:
Sắt với 41 mỏ và điểm quặng (18 mỏ nhỏ và vừa, 23 điểm quặng ), có trữ lượng và tiềm năng lớn, phân bố chủ yếu dọc tuyến Đại Từ, Thái Nguyên.
Cụm mỏ sắt trại cau có trữ lượng khoảng 20 triệu tấn với hàm lượng Fe 58,8 - 61,8%, đựơc xếp vào loại chất lượng tốt.
Cụm mỏ sắt tiến bộ nằm trên trục đường 259, gồm các mỏ có quy mô nhỏ từ 1 -3 triệu tấn, tổng trữ lượng quặng phong hoá đạt trên 30 triệu tấn.
Titan đã phát hiện có 21 mỏ và điểm quặng (1 mỏ vừa, 2 mỏ nhỏ, 18 điểm quặng), phân bố chủ yếu ở bắc Đại Từ. khoáng hoá titan với thành phần chính của quặng là limônhit có hàm lượng 30 - 80%. tổng trữ lượng titan đã thăm dò đạt xấp xỉ 18 triệu tấn.
Ngoài ra còn có nhiều mỏ và điểm quặng mangan - sắt có hàm lượng khoảng 40 - 60%, trữ lượng thăm dò khoảng 5 triệu tấn, phân bố rải rác ở khắp nơi.
+ Kim loại màu:
Thiếc, vonfram là khoáng sản có tiềm năng ở Thái Nguyên. thiếc có ở Phục Linh, Nui Pháo thuộc huyện Đại Từ. Tổng trữ lượng SnO2 của các mỏ chính này là 13.600 tấn. Ngoài ra, còn có nhiều mỏ nhỏ và điểm quặng với quy mô nhỏ, phân bố rải rác ở nhiều nơi. vonfram ở khu vực đá liền được đánh giá là có quy mô lớn với trữ lượng khoảng 28.000 tấn.
Chì, kẽm được tìm thấy ở vùng Hang Lít, Thần Xa, Đại Từ. Quy mô các điểm quặng nhỏ, phân bố không tập trung
Vàng có ở khu vực Thần Xa chủ yếu là vàng sa khoáng, hàm lượng thấp chỉ vài chục miligam/tấn.
Đồng, niken, thủy ngân … trữ lượng không lớn, khi khai thác công nghiệp đòi hỏi phải tính toán kỹ mới có hiệu quả kinh tế.
- Nhóm khoáng sản phi kim loại có pyrit, barit, photphorit… trong đó đáng chú ý nhất là phôtphorit với 2 mỏ nhỏ và một điểm quặng ở Núi Vân, Làng Mới, La Hiên, tổng trữ lượng đạt khoảng 60.000 tấn.
Khoáng sản vật liệu xây dựng có sét xi măng trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn. sét ở đây có hàm lượng Sio¬2 từ 51,9 đến 65,9% Al2O3 khoảng 7 -8%, Fe2O3 khoảng 7- 8%. ngoài ra Thái Nguyên còn có sét làm gạch ngói, cát dùng cho việc sản xuất thuỷ tinh thông thường, cát sỏi dùng cho xây dựng.
Đáng chú ý nhất trong nhóm khoáng sản phi kim loại của Thái Nguyên là đá cácbonat bao gồm đá vôi xây dựng, đá vôi xi măng, đôlômit tìm thấy ở nhiều nơi. Riêng đá vôi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỉ m3, trong đó 3 mỏ: Núi Voi, La GIăng, La Hiên có trữ lượng 222 triệu tấn.
Khoáng sản của Thái Nguyên phong phú, nhiều lại có ý nghĩa với cả nước như sắt, than (đặc biệt là than mỡ), tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khia khoáng… góp phần đưa tỉnh trở thành một trong các trung tâm công nghiệp luyện kim lớn
trữ lượng một số khoáng sản chính của Thái Nguyên
loại khoáng sản trữ lượng (triệu tấn) ghi chú
1. năng lượng 90,535 cấp a,b.c1,c2
- Than đá 87,055
- Than mỡ 3,480
2. Kim loại
- Mangan 45,981 cấp a, b ,c
- Titan 13,726
- Chì, kẽm 0,655 cấp a,b, c,c¬1
- Thiếc 0,026 cấp c1,c2
2. khí hậu, thuỷ văn
a) khí hậu
Khí hậu Thái Nguyên chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng V đến tháng X và mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng VI: 28,9o C) với tháng lạnh nhất (tháng I: 15,2oC) là 13,7oC. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1300 - 1750 giờ, phân bố tương đối đều cho các tháng trong năm.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2000 đến 2500 mm, cao nhất vào tháng VII và thấp nhất vào tháng I. Lượng mưa tập trung nhiều hơn ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, trong khi đó tại các huyện Võ Nhai, Phú Lương mưa ít hơn. Khoảng 87% lượng mưa tập trung vào mùa lũ (từ tháng V đến tháng X), trong đó riêng lượng mưa tháng VIII chiếm gần 30% tổng mưa cả năm nên thường gây ra lũ lụt. Vào mùa khô, đặc biệt tháng VII, lượng mưa trong tháng chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả năm
Do địa hình thấp dần từ vùng núi xuống trung du và đồng bằng theo hướng bắc - nam, nên vào mùa đông có thể thấy sự khác biệt theo lãnh thổ với mức độ lạnh khác nhau. Vùng lạnh nhiều hơn ở phía bắc huyện Võ Nhai ; vùng lạnh vừa ở các huyện Định Hoá, Phú Lương, nam Võ Nhai ; vùng ấm ở các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công.
Khí hậu Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, có giá trị đối với nông, lâm nghiệp
b) thuỷ văn
Thái Nguyên có hai sông chính chảy qua là Sông Công và sông cầu. Hai sông này là nguồn cấp nước chính cho nền kinh tế, dân sinh của tỉnh.
Sông Công có lưu vực 951 km2, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định hoá, chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ, tạo thành Hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km2. Hồ này chứa được 175 triệu m3 nước, chủ động tưới tiêu cho 12.000 ha lúa 2 vụ, hoa màu, cây công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công.
Sông cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình, có lưu vực 3480 km2, bắt nguồn từ chợ đồn chảy theo hướng bắc - đông nam. Lưu lượng nước mùa mưa là 3500 m3/s, mùa kiệt là 7,5 m3/s. Trên sông này có hệ thống thuỷ nông sông cầu (trong đó có đập dâng thác huống) tưới cho 24.000 ha lúa 2 vụ của các huyện Phú Bình (Thái Nguyên) và Hiệp Hoà, Tân Yên (Bắc Giang)
Ngoài ra trong tỉnh còn nhiều sông nhỏ khác thuộc hệ thống sông kì cùng và hệ thống sông lô.
Trên các sông chảy qua tỉnh có thể xây dựng nhiều công trình thủy điện kết hợp với thuỷ lợi quy mô nhỏ sẽ góp phần làm cho nông thôn vùng cao tiến bộ nhanh.
Thái Nguyên có trữ lượng nước ngầm khá lơn, nhưng việc khai thác sử dụng còn hạn chế. nước ngầm tập trung ở khu vực đồng bẩm - túc duyên với trữ lượng 27.307.6 m3/ ngày. Nước ngầm đạt tiêu chuẩn làm nước ăn và cho khả năng khai thác ở mức 41.000 m3/ ngày
3. Đất đai
Thái Nguyên có nhiều loại đất khác nhau được hình thành bởi quá trình feralit.
Đất feralit núi chiếm 48,1% diện tích tự nhiên, phân bố ở độ cao trên 200 m, hình thành do sự phong hoá trên các đá macma, đá biến chất và đá trầm tích. Đất này thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh, trồng các cây đặc sản, cây ăn quả và một phần cây lương thực cho nhân dân vùng cao
Đất feralit đồi chiếm 31,1% diện tích tự nhiên, chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết, phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất được sử dụng xen kẽ giữa nông và lâm nghiệp. đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương… ở độ cao từ 150 đến 200m, có độ dốc từ 5 đến 20o, phù hợp với điều kiện sinh thái của một số cây công nghiệp và cây ăn quả.
Đất dốc tụ và đất đồng bằng trên thềm phù sa cổ, phù sa sông suối chiếm 12,4% diện tích tự nhiên
hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Thái Nguyên, năm 1999
Các loại đất Diện tích (nghìn ha) Tỉ trọng
Tổng diện tích 376,9 100,0
1. Đất nông nghiệp 76,7 20,4
Trong đó
- Trồng cây hàng năm 52,5 -
- Trồng cây lâu năm 8,1 -
- Mặt nước 3,2 -
2. Đất chuyên dùng 19,6 5,2
3. Rừng và đất rừng 149,7 39,7
4. Đất khu dân cư 8,2 2,2
5. Đất chưa sử dụng 122,7 32,5
Trong đó
- Đất có khả năng sản xuất nông nghiệp 1,8 -
- Đất có khả năng lâm nghiệp 52,8 -
Trong tổng quỹ đất là 376,9 nghìn ha, đất đã sử dụng chiếm 67,5% diện tích tự nhiên. trong số đất đã sử dụng thì đấtt dùng vào mục đích mông nghiệp 76,7 nghìn ha , đất lâm nghiệp 146,7 nghìn ha, còn lại là đất thổ cư 8,2 nghìn ha và đất chuyên dùng 19,6 nghìn ha
Đất chưa sử dụng còn 122,7 nghìn ha (chiếm 32,5% diện tích tự nhiên) trong đó có 1,8 nghìn ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 52,8 nghìn ha có khả năng lâm nghiệp
4. Tài nguyên rừng
Thái Nguyên có 149,7 nghìn ha đất lâm nghiệp. Rừng Thái Nguyên chủ yếu là rừng trung bình, rùng nghèo kiệt với các loại gỗ thuộc nhóm 5 - 8, đường kính nhỏ, các loại vầu nứa và lâm đặc sản, dược liệu. trữ lượng gỗ năm 1970 là 3,9 triệu m3 và tre, nứa, vầu là 53 triệu cây thì đến năm 1993 chỉ còn 1,9 triệu m3 gỗ và 27,6 triệu cây tre, nứa, vầu. Trong rừng còn nhiều loài động vật, tuy nhiên số loài thú có nguy cơ tuyệt chủng
5. Tài nguyên du lịch
Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, về mặt tự nhiên có một số thắng cảnh tiêu biểu:
- Thắng cảnh Hồ Núi Cốc cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 15 km về hướng tây nam. Đi theo tỉnh lộ Đan - Núi Cốc trải nhựa phẳng phiu, uốn lượng qua những cánh rừng bạt ngàn, tít tắp là tới khu du lịch Núi Cốc. Hồ nằm giữa một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú, sơn thuỷ hữu tình. Nơi đây đã nổi tiếng bởi nét đẹo thiên tạo từ bao năm. Núi Cốc tên gọi một vùng đất, vùng hồ nên thơ, lung linh sắc màu huyền thoại của câu chuyện tình thủy chung trong truyền thuyết gắn với nàng Công - chàng Cốc
Hồ Núi Cốc là hồ nhân tạo, chắn ngang dòng Sông Công, nằm trên địa phận huyện Đại Từ, ở trên lưng chừng núi. hồ được khởi công xây dựng năm 1993, hoàn thành vào năm 1994. hồ gồm một đập chính dài 480 m và 6 đập phụ. diện tích mặt hồ rộng 25 km2. Trên mặt hồ rộng mênh mông có tới hơn 89 hòn đảo, lòng hồ sâu 23m, dung tích nước hồ là 175 triệu m3. Hồ có khả năng khai thác từ 600 - 800 tấn cá/ năm. Hồ Núi Cốc là danh thắng và là nơi nghỉ mát đẹp
- Di tích hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà thuộc xã Phú THượng, huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên 42 km về phía đông bắc. Đây là một quần thể thắng cảnh đẹp của tỉnh Thái Nguyên bởi phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hang động đẹp, nhiều dáng vẻ kì thú. Nơi đây có thác nước, dong suối trong xanh, mùa hạ khí hậu ôn hoà, mát mẻ. Di tích danh thắng phượng hoàng, suối nước và bến tắm hang mỏ gà được nhà nước xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1994.
III - DÂN CƯ
1. động lực dân số
Thái Nguyên là tỉnh có dân số tương đối đông. Dân số trung bình năm 1991 là 934,7 nghìn người, đến năm 1999 tăng lên 1046,2 nghìn người. sau 8 năm, dân số tăng thêm 111,5 nghìn người, trung bình mỗi năm tăng thêm 13,9 nghìn người. tốc đọ tăng dân số hằng năm khỏng 1,8%
một số chỉ tiêu về dân số của tỉnh Thái Nguyên
Chỉ tiêu Đơn vị 1991 1995 1999
Tổng số nghìn người 934,7 1019,2 1046,2
Chia theo giới tính
-Nam nghìn người 462,8 503,6 521,4
Tỉ trọng % 49,5 49,4 49,8
- Nữ nghìn người 471,9 515,6 524,8
Tỉ trọng % 50,5 50,6 50,2
Chia theo thành thị nông thôn
- Thành thị nghìn người 254,0 277,0 218,9
Tỉ trọng % 27,2 27,1 21,0
- Nông thôn nghìn người 680,7 742,2 827,2
Tỉ trọng % 72,8 72,9 79,0
tháp dân số
2. Kết cấu dân số
a) Kết cấu dân số theo nhóm tuổi và giới tính
Theo kết quả điều tra dân số 1- 4- 1999, số nam có 521,4 nghìn người (chiếm 49,8%), số nữ có 5254,8 nghìn người (chiếm 50,2% tổng dân số của tỉnh)
Kết cấu dân số theo nhóm tuổi của tỉnh Thái Nguyên năm 1999
Nhóm tuổi Tổng số Riêng nữ Thành thị Nông thôn
Số dân (nghìn người) 1046,2 524,8 218,9 827,2
Tỉ lệ 100 100 100 100
Chia ra
0-14 38,5 36,8 30,5 40,5
15 -59 54,6 55,4 62,2 52,6
Trên 60 6,9 7,8 7,3 6,9
Thái Nguyên có kết cấu dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào. nhóm tuổi từ 0 -14 chiếm 38,5%, nhóm tuổi từ 15 - 59 là 54,6% và trên 60 tuổi chỉ có 6,9%. kết cấu dân số theo nhóm tuổi ở thành thị và nông thôn có sự khác nhau. Ở thành thị nhóm tuổi từ o - 14 tuổi chiếm 30,5% số dân đô thị, trong khi đó ở nông thôn là 40,5% số dân nông thôn. Nhóm tuổi 15 59 tương ứng là 62,2% và 52,6%. nhóm tuổi trên 60 tương ứng là 7,3% và 6,9%
b) Kết cấu dân số theo dân tộc, trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật
Ở Thái Nguyên có nhiều dân tộc cùng chung sống, trong đó các dân tộc chính là Kinh (chiếm 75,51%), Tày (10,69%), Nùng, Dao, Sán Dìu, Cao Lan… người Kinh sống tập trung ở thành phố, thị xã, thị trấn và vùng trung du; các dân tộc khác sống chủ yếu trên vùng trung du và miền núi của tỉnh
Dân cư Thái Nguyên có trình độ văn hoá tương đối cao với 98,7% số người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết, trong đó 43% đã tốt nghiệp trung học cơ sở, 18,5% đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Số người chưa biết chữ chỉ cơ 1,3%, thấp hơn mức trug bình của các tỉnh vùng đông bắc rất nhiều.
Số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tỉ lệ 19,1%. trong sôa này, số người có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm 3,4%, số công nhân kỹ thuật có bằng chiếm 5,8%. Tỉ lệ này cao hơn mức trung bình của các tỉnh vùng đông bắc.
Số người từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên, chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật.
đơn vị: %
Trình độ chuyên môn kỹ thuật Các tỉnh đông bắc Thái Nguyên
Tổng số 100,0 100,0
- Không có chuyên môn kỹ thuật 88,3 80,9
- Sơ cấp 1,6 2,0
- Công nhân kỹ thuật có bằng 2,6 5,8
- Công nhân kỹ thuật không bằng 1,0 0,8
- Trung học chuyên nghiệp 4,6 7,0
- Cao đẳng và đại học 1,9 3,4
- Trên đại học 0,21 0,1
3. Phân bố dân cư và đô thị hoá
Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh năm 1999 là 277 người/km2, nhưng phân bố không đều giữa vùng nuí và đồng bằng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các huyện trong tỉnh. Vùng núi dân cư thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại tập trung đông. mật độ dân cư ở thành phố Thái Nguyên là 1440 người/ km2, trong khi đó ở vùng cao như huyện Võ Nhai chỉ có 74 người/ km2.
Thái Nguyên có 79% dân số sống ở nông thôn, 21% dân số sống ở thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, và ở 134 thị trấn thuộc các huyện. điều đó, trong chừng mực nhất định, chứng tỏ trình độ đô thị hoá ở Thái Nguyên chưa cao, qua trình công nghiệp hoá ở Thái Nguyên chưa mạnh.
Về hệ thống đô thị, hai đô thị lớn nhất là thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công.
Mật độ dân số theo huyện, thị của tỉnh Thái Nguyên (người/ km2)
Huyện, thị 1991 1995 1999
Toàn tỉnh 248 270 277
Tp. Thái Nguyên 1179 1239 1440
Thị xã Sông Công 734 780 938
Huyện Định Hoấ 169 189 177
Huyện Phú Lương 141 156 168
Huyện Võ Nhai 63 70 74
Huyện Đại Từ 257 282 280
Huyện đông hỷ 194 212 230
Huyện Phú Bình 512 563 500
Huyện Phổ Yên 435 477 448
Thành phố Thái Nguyên được phát triển từ một lãnh thổ ven sông cầu thuộc khu vực Đồng Mỏ (phường Túc Duyên ngày nay). Trước năm 1952, Thái Nguyên chỉ là một thị xã nhỏ bé với quy mô 15.000 dân, diện tích 1,5 km2 (thuộc một phần các phương Trưng Vương và Túc Duyên ngày nay). Sau khi hoà bình lập lại năm 1954, thị xã Thái Nguyên tiếp tục được mở rộng ra các vùng lân cận. Năm 1958 khu gang thép THÁI NGUYÊN được xây dựng ở phía nam. Cách trung tâm thị xã gần 10 km, mở ra một không gian cho việc phát triển thành phố xuống phía nam. ngày 19-10-1062, thành phố Thái Nguyên chính thức được thành lập trên cơ sở của thị xã Thái Nguyên cũ và vùng công nghiệp gang thép phía nam được nối với trung tâm, trải dài theo một không gian dọc sông cầu theo hướng tây bắc - đông nam gần 10 km
Thành phố Thái Nguyên ngày nay có 218,5 nghìn người (năm 1999), trong đó số dân thành thị là 157,3 nghìn người. thành phố Thái Nguyên là đô thị loại 3, trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá khoa học kỹ thuật của tỉnh. trước đây thành phố Thái Nguyên là thủ đô gang thép của cả nước, là nơi sản xuất những mẻ gang thép đầu tiên của Việt Nam. trong kháng chiến chống Pháp, Thái Nguyên là thủ đô của kháng chiến. Sau khi hoà bình lập lại, Thái Nguyên là thủ phủ của khu tự trị việt bắc rồi là tỉnh lị của tỉnh Bắc thái và hiện nay là tỉnh lị của tỉnh Thái Nguyên.
Thị xã Sông Công có quy mô dân số là 42,7 nghìn người, trong đó 21,8 nghìn người là dân thành thị với các hoạt động kinh tế chính là công nghiệp và dịch vụ. Thị xã này được lập từ 11- 4- 1985 trên cơ sở của một số xã thuộc huyện Đồng Hỷ. thị xã Sông Công là đô thị loại 4, trung tâm kinh tế vùng phía nam của tỉnh, các ngành công nghiệp chủ chốt là cơ khí chế tạo, sản xuất động cơ, sản xuất dụng cụ y tế với nhà máy điêzen Sông Công, nhà máy vòng bi và nhà máy y cụ số 2
Ngoài ra tỉnh Thái Nguyên còn có 13 thị trấn. Cấc huyện có 1 thị trấn là Định Hoá (Chợ Chu), Võ Nhai (Đình Cả) và Phú Bình (úc sơn). các huyện có 2 thị trấn là Phú Lương (đu và giang tiên), Đại Từ (Đại Từ và quân chu). Huyện Đồng Hỷ có 3 thị trấn (Chùa Hang, Trại Cau và sông Cầu). huyện Phổ Yên có 3 thị trấn (Bãi Bông, Bắc Sơn và Ba HÀNG)
Các thị trấn này là các đô thị loại 4, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và giao lưu hàng hoá của các huyện. nơi đây có các cơ cở công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp chế biến các sản phẩm coa nguồn nguyên liệu tại chỗ.
4. Lao động và phân bố lao động
cơ cấu sử dụng lao động theo ngành của tỉnh Thái Nguyên
Chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính 1995 1999
Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân nghìn người 440,8 501,0
Tỉ lệ % 100,0 100,0
- Lao động công nghiệp - xây dựng nghìn người 25,5 40,0
% so với tổng số lao động % 5,8 8,0
- Lao động nông lâm ngư nghiệp nghìn người 362,7 390,7
% so với tổng số lao động % 82,3 78,0
- Lao động dịch vụ nghìn người 52,6 70,3
% so với tổng số lao động % 11,9 14,0
Dân số trong độ tuổi lao động của Thái Nguyên năm 1999 là 533,5 nghìn người, chiếm 51% dân số. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân năm 1999 là 501 nghìn người, chiếm 94% số ngưới trong độ tuổi lao động.
Cơ cấu sử dụng lao động có sự chuyển dịch theo hướng tăng lao động công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỉ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp. lao động công nghiệp - xây dựng từ 5,8% năm 1995 tăng lên 8% năm 1999; lao động dịch vụ từ 11,9% lên 14%; lao động nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 82,3% năm 1995 xuống 78% năm 1999
5. Giáo dục, y tế
a) giáo dục
Đến năm 1999, trên địa bàn Thái Nguyên có 379 trường phổ thông, trong đó có 375 trường tiểu học và trung học cơ sỏ, 22 trường trung học phổ thông, 249 nghìn học sinh phổ thông, trog đó 129,2 nghìn học sinh tiểu học, 92 nghìn học sinh trung học cơ sở và 27,7 nghìn học sinh trung học phổ thông. bình quân trên 1 vạn dân có 2400 học sinh. 100% xã, phường, thị trấn đã xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, 34% xã, phường, thị trấn có đủ điều kiện công nhận tiêu chuẩn phổ cập trung học cơ sở.
Tỉnh Thái Nguyên có thành phố cùng tên là trung tâm giáo dục và đào tạo của việt bắc trước đây và của miền núi trung du phía bắc ngày nay. Tại đây có 4 trường đại học (sư phạm, nông nghiệp, công nghiệp và y khoa), 8 trường trung học chuyên nghiệp, 6 trường công nhân kỹ thuật. TUY chỉ là thành phố loại 3 song đây lại là nơi tập trung nhiều trường đại học, trung học chuyên nghiệp hơn so với các thành phố loại 3 khác trên cả nước.
b) y tế
Thái Nguyên hiện có 2199 cán bộ y tế, trong đó có 802 bác sĩ. Bình quân số bác sĩ cho 1000 dân là 0,77, cao hơn mức trung bình của cả nước. trên địa bàn tỉnh có 17 bệnh viện (trong đó có 3 bệnh viện do trung ương quản lý), 17 phòng khám đa khoa, 1 viện điều dưỡng, 1 trại phong, 176 trạm y tế xã phường. Tổng số giường bệnh đạt tiêu chuẩn là 3559 giường, bình quân 1000 dân có 3,2 giường bệnh (riêng ở thành phố Thái Nguyên là 7,7 giường).
Đến nay, trên 90% dân số của tỉnh được xem truyền hình, 95% dân số được nghe đài phát thanh trung ương.
IV - KINH TẾ
1. Nhận định chung
Trong cơ chế kinh tế mới, kể từ khi tái lập đến nay, nền kinh tế của tỉnh phát triển và có mức tăng trưởng khá. Nếu năm 1995, tổng GDP của Thái Nguyên là 1978,1 tỉ đồng (giá hiện hành) thì đến năm 1997 là 2248,8 tỉ đồng và năm 1999 đạt 2999,7 tỉ đồng, gấp 1,5 lần so với năm 1995. GDP bình quân đầu người năm 1999 là 2,68 triệu đồng; với mức bình quân trên, Thái Nguyên đứng thứ 45 trong 61 tỉnh thành của cả nước về GDP/người
Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm trong thời kì 1991 - 1996 là 11,5%, trong đó công nghiệp 13,5%, xây dựng 13,6%, du lịch 18,0%, thuỷ sản 0.92%, nông nghiệp 5,45%. từ năm 1996 đến nay, nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng chưa thật ổn định. Nếu lấy năm 1995 là 100% thì năm 1006 GDP đạt 107,1%, năm 1997: 107,2%, năm 1998: 116,7%, năm 1999: 114,3%
chỉ số phát triển GDP của tỉnh Thái Nguyên (năm 1995 bằng 100)
Các ngành 1996 1997 1998 1999
Tổng GDP 107,1 107,2 116,7 114,3
Nông, lâm, ngư nghiệp 102,7 108,5 110,6 116,6
Công nghiệp - xây dựng 107,8 112,4 113,0 112,7
Dịch vụ 109,9 101,0 111,2 114,0
Thái Nguyên là tỉnh có tài nguyên khoáng sản phong phú và có một số khu tập trung công nghiệp. Song cho đến nay nền kinh tế Thái Nguyên vẫn là một nền kinh tế có cơ cấu nông, lâm ,công nghiệp. Cơ cấu kinh tế theo GDP của tỉnh có sự chuyển dịch, song chậm. tỉ trọng khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp) tăng từ 29,2% năm 1995 lên 38,5% năm 1999. trong khi đó, tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ ) lại giảm, tương ứng là 34,6% xuống 29,4% và 36,2% xuống 32,1%.
Cơ cấu kinh tế theo GDP của Thái Nguyên
Các ngành 1995 1996 1997 1998 1999
GDP 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nông, lâm, ngư nghiệp 29,2 32,2 36,6 39,1 38,5
Công nghiệp - xây dựng 34,6 33,4 32,2 30,0 29,4
Dịch vụ 36,2 34,4 31,1 30,9 32,1
cơ cấu kinh tế theo ngành của Thái Nguyên
biểu đồ hình tròn
2. Công nghiệp
a) Đặc điểm
Ngành công nghiệp Thái Nguyên đã được hình thành từ những năm đầu của thập niên 60. Trải qua khoảng 4 thập kỷ thăng trầm do hậu quả của chiến tranh, do sự thay đổi cơ chế quản lý… đến nay ngành công nghiệp của Thái Nguyên đã có một cơ cấu tương đối hoàn chỉnh với sự có mặt của hầu hết các ngành công nghiệp như năng lượng, kuyện kim, cơ khí, hoá chất….
Công nghiệp đóng góp khoang 30 - 34% vào GDP của tỉnh. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 1999 (tính theo giá so sánh 1994) là 1633,9 tỉ đồng (tính theo giá hiện hành là 1965 tỉ đồng), trong đó công nghiệp trong nước chiếm 81,6% và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 18,4%. trong khu vực công nghiệp trong nước, công nghiệp quốc doanh chiếm 89,6%, công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 10,4%
một số chỉ tiêu về công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên thời kì 1995 - 1999
Chỉ tiêu Đơn vị 1995 1998 1999
Tổng giá trị sản xuất
(giá cố định 1994) tỉ đồng 1310,7 1682,6 1633,9
Trong đó
1. Công nghiệp nhà nước tỉ đồng 1175,6 1395,4 1333,9
- Công nghiệp quốc doanh tỉ đồng 1050,4 1244,4 1194,7
% so với công nghiệp nhà nước % 89,4 89,2 89,6
+Do trung ương quản lý tỉ đồng 935,4 1079,0 1014,1
+ Do địa phương quản lý tỉ đồng 240,2 316,4 319,8
-Công nghiệp ngoài quốc doanh tỉ đồng 125,2 151,0 139,2
% so với công nghiệp trong nước % 10,6 10,8 10,4
2.Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tỉ đồng 135,1 287,2 300
% so với giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh % 10,4 17 18,4
Đến cuối năm 1998, trên địa bàn tỉnh có 7471 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó có 7468 cơ sở công nghiệp trong nước, 3 cơ sở công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong các cơ sở công nghiệp trong nước, có 8 cơ sở do trung ương quản lý (công ti chè Thái Nguyên, nhà máy giấy hoàng văn thụ, công ti gang thép Thái Nguyên, công ti kim loại màu, công ti diêzen sônng công, công ti phụ tùng máy số 1, nhà máy cơ khí Phổ Yên, nhà máy y cụ số 2) và 17 cơ sở công nghiệp quốc doanh do địa phương quản lý. Các cơ sở công nghiệp này đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển công nghiệp của tỉnh. ngoài ra còn gần 7500 cơ sở công nghiệp địa phương và tiểu thủ công nghiệp phân bố rải rác ở các huyện.
Công nghiệp đã được đầu tư đổi mới về máy móc thiết bị và tăng thêm một số sản phẩm mới: xi măng, tấm lợp, gạch tuy nen, giấy các loại. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu là than sạch 330,500 tấn, thiếc thỏi 1145 tấn, xi măng 93.700 tấn, thép cán 259.800 tấn, gỗ xẻ, các sản phẩm nông, lâm sản chế biến khác. nhiều sản phẩm hang hoá mới cũng được thị trường chấp nhận như thép, giấy, đồ uống, hàng may mặc, vật liệu xây dựng
b) các ngành công nghiệp
Những ngành công nghiệp chủ yếu là công nghiệp luyện kim và snr xuất gang thép xây dựng, phôi thép, công nghiệp chế tạo máy(các máy động lực, các phụ tùng máy động lực, th iết bị phục vụ, cho các ngành công nghiệp khác), công nghiệp khai khoáng kim loại màu, than
- Công nghiệp luyện kim và san xuất sắt thép xây dựng, phôi thép là ngành công nghiệp chủ yếu của Thái Nguyên
Khu gang thép Thái Nguyên bắt đầu xây dựng từ năm 1958 do trung quốc giúp đỡ về mặt kỹ thuật và thiết bị với công suất thiết kế ban đầu là 100.000 tấn thép cán/ năm. các hệ thống công trình được xây dựng ở 3 khu vực lớn: Lưu Xã, Cao Ngạn, Trại Cau, trong đó lưu xá là trung tâm. năm 1975, với sự giúp đỡ của công hoà dân chủ đức, chúng ta xây dựng và đưa vào vận hành thêm nhà máy luyện cán thép gia sàng có công suất thiết kế 50.000 tấn thép/ năm
Ngay từ bước đầu, khu công nghiệo này đã có đủ cơ cấu của một khu công nghiệp hiện đại, bao gồm các quy trình công nghệ từ khai thác, tuyển rửa quặng, thiêu kết quặng, luyện gang, luyện thép đến cán thép và một hệ thống các cơ sở phục vụ.Khu mỏ sắt Trai Cau có thể sản xúât 250.000 đến 300.000 tấn quặng/ năm. Các lò cao có dung tích 100m3, công suất mỗi lò 100 tấn/ ngày. ở lưu xá, luyện thép theo phương pháp lò mactanh (lò bằng), mỗi mẻ thép cho 50 tấn, mỗi lò 150 tấn thép/ ngày, xưởng cán thép có công suất xấp xỉ 100.000 tấn thép/năm. Ở Gia Sàng, luyện thép theo phương pháp lò LD thổi oxy từ đinht, là một trong những công nghệ tiên tiến.
Sản lượng gang thép của Thái Nguyên thời kỳ 1976 -1999 (nghìn tấn)
Năm Gang Thép
1976 138,7 22,0
1977 120,0 38,0
1978 130,6 50,0
1989 10,0 49,6
1990 12,7 76,0
1993 8,7 100,0
1995 10,5 145,0
1997 10,6 180,0
1999 11,5 250,0
Sự ra đời và hoạt động của công ty sản xuất gang thép đã làm biến đổi bộ mặt phía nam thành phố, từ một vùng đồi hoang vu lau lách và đầm lầy thành khu công nghiệp có diện tích gần 300 ha. hiện tại ở đây có gần 13.000 công nhân và các xí nghiệp - đơn vị thành viên như sau:
• Nhà máy luyện thép cán gia sàng
• Nhà máy luyện gang thép lưu xá
• Nhà máy luyện cán thép lưu xá
• Nhà máy cốc hoá
• Xí nghiệp sửa chữa xe máy
• Nhà máy xây dựng
• Xí nghiệp vật liệu chịu lửa
• Xí nghiệp cơ điện
• Xí nghiệp cơ khí
• Xí nghiệp chế biến phế liệu kim loại
• Xí nghiệp năng lượng (điện, nước oxy, khí than)
• Xí nghiệp vận tải đường sắt
• Xí nghiệp vận tải ô tô
• Các mỏ sắt Trại Cau, than làng Cẩm, Phấn Mễ, và một loạt xí nghiệp khác
sản xuất gang thép của Thái Nguyên (thời kỳ 1976 - 1999)
biểu đồ
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro