Địa hk1 12
1)Đặc điểm của địa hình VN
_Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
+Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích, đồi núi chiếm ¾ diện tich lãnh thổ.
+Địa hình đồng bằng & đồi núi thấp (<1000m) chiếm 85% diện tích.
Địa hình đồi núi cao (>2000m) chỉ chiếm 1% diện tích.
_Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng.
+Địa hình già trẻ lại (có cấu trúc vận động Tân tiến tạo làm trẻ lại), tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao: thấp dần từ Tây Bắc -> Đông Nam và phân hóa đa dạng.
+Cấu trúc gồm hai hướng chính:
* hướng TB-ĐN: thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng -> dãy Bạch Mã
* hướng vòng cung: núi ĐBắc và khu vực Nam Trung Bộ ( Trường Sơn Nam).
_Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
Biểu hiện:
* xâm thực mạnh ở miền đồi núi:
Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá. Biểu hiện còn là những hiện tượng đất trượt, đá lở. Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxtơ với các hang động, suối cạn, thung khô. Các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.
* bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng các hạ lưu sông là hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề mặt của địa hình ở miền đồi núi là sự bồi tụ, mở mang nhanh chóng các đồng bằng hạ lưu sông rìa phiá ĐN và các đb châu thổ Sông Hồng và sông Cửu Long.
_Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
2)nguyên nhân, biểu hiện tính nhiệt đới, ẩm của khí hậu VN
a) Tính nhiệt đới
Biểu hiện:
*Hàng năm nước ta đều nhận đc lượng bức xạ lớn, ở mọi nơi trong năm đều có 2 lần mặt trời đi qua thiên đỉnh.
*Tổng lượng bứ c xạ lớn, Cân bằng bức xạ vượt 75 kcl/cm 2/năm. Nhiệt độ trung bình năm cao, từ 22oc – 270c. nhiều nắng, số giờ nắng 1400 - 3000 giờ/năm.
Giải thích : Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên nhận được lượng bức xạ MT lớn
b.Tính Ẩm
Biểu hiện:
- Lượng mưa trung bình hàng năm lớn (1500 - 2000 mm). Mưa phân bố không đều, vùng cao và sườn đón gió lượng mưa lên đến 3500 - 4000mm.
- Lượng mưa vượt quá khả năng bốc hơi nên thừa ẩm. Độ ẩm trung bình trên 80%.
Giải thích : Do nước ta 3 mặt giáp biển Đông ( cung cấp nhiều hơi nước ), bề ngang hẹp có thung lũng và sông, hướng núi TB-ĐN.
3)biểu hiện của TN nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần ĐH, sông ngòi nước ta
**Địa hình miền nhiệt đới ẩm: địa hình xâm thực và bồi tụ điển hình
* Quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ ở miền đồi núi
+ Nền nhiệt ẩm cao với 1 mùa mưa và 1 mùa khô xen kẻ đã thúc đẩy quá trình xâm thực cơ giới diễn ra mạnh mẽ.
+ Duới tác động của dòng chảy trên các sườn dốc địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, bạc màu...
+ Tại các miền núi mưa nhiều, tác động của dòng chảy đã khắc lên bề mặt địa hình những hẻm vực, những khe sâu…
+ Biểu hiện của địa hình xâm thực mạnh còn là những hiện tượng trượt đất, đá lỡ, lũ quét, lũ bùn…
+ Tại những vùng núi đá vôi thành tạo dạng địa hình cacxtơ với các hang động ngầm, thung khô, suối, các đồi đá vôi ….
Do: nhiệt độ cao, mưa nhiều tập trung theo mùa tạo điều kiện cho quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển diễn ra mạnh mẽ.
* Quá trình bồi tụ ở đồng bằng hạ lưu sông
- Hệ quả của quá trình xâm thực – bào mòn mạnh mẽ bề mặt địa hình ở vùng đồi núi là sự bồi tụ nhanh chóng ở các đồng bằng ở hạ lưu sông.
- Rìa phía Đông Nam, các đb châu thổ sông Hồng và phía Tnam ĐB châu thổ sông Cửu Long
Do chiếm ¾ diện tích là đồi núi, cao nguyên độ dốc lớn, cấu trúc nham thạch dễ bị phong hóa.
**Sông ngòi
mạng lưới sông ngòi dày đặc, thủy chế thay đổi theo mùa và theo khu vực.
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc là hệ quả của khí hậu nhiệt đới ẩm, có lượng mưa trung bình lớn khoảng từ 1500 – 2000mm.
- Tất cả có 2360 con sông dài từ 10km trở lên, trong đó có 106 dòng sông chính và 2254 phụ lưu.
- Cứ hơn 1km2 có 1km sông suối, đi dọc bờ biển thì khoảng 20km thì có 1cửa sông .
+ Do địa hình hẹp ngang, chủ yếu là đồi núi mà đa số sông Việt Nam ngắn, dốc, diện tích lưu vực nhỏ.
+ Hướng chính của sông ngòi là hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung, đồng thời đổ ra biển Đông theo hướng của cấu trúc địa chất – địa hình.
_ Sông ngòi có lưu lượng bình quân tới 26.000 m3/ s, tương đương với một tổng lượng nước là 839tỷ m3/ năm, tổng lượng nước này phần được phát sinh trên lãnh thổ nước ta chiếm khoảng 40,3%. Tuy nhiên, lượng nước phân bố không đồng đều giữa các hệ thống sông.
_ Dòng chảy lớn, sức xâm thực – bào mòn mạnh đã khiến cho sông ngòi nước ta mang nhiều phù sa nhất là vào mùa lũ, góp phần cho các đồng bằng lấn biển.
- Nhịp điệu dòng chảy theo sát nhịp độ mưa, mưa theo mùa, lượng dòng chảy cũng theo mùa. Mùa mưa và mùa khô dài ngắn khác nhau và có sự lệch pha với nhau giữa nơi này hoặc nơi khác cho nên sông ngòi mọi nơi có mùa lũ và mùa cạn rất tuơng phản nhau.
- Mùa lũ thường kéo dài từ 3 – 5 tháng, lượng nước lớn, Tb 70 – 80% lượng nước cả năm.
4)So sánh sự khác biệt của TN giữa phần lãnh thổ phía Bắc và Nam nước ta.
(kẻ bảng ra)
phần lãnh thổ phía Bắc
Giới hạn:
Từ dãy Bạch Mã trở ra
Khí hậu:
- KH nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
- nhiệt độ TB năm > 20oC
- chịu ảnh hưởng của gió mùa ĐB nên nhiệt độ TB tháng < 20oC có 3 tháng (thể hiện rõ ở trung du miền núi Bắc Bộ và ĐB Bắc Bộ).
- Biên độ nhiệt TB năm lớn.
-Phân mùa: Mùa nóng - mùa lạnh
Cảnh quan:
- chủ yếu là đới rừng nhiệt đới gió mùa
- Thành phần sinh vật:
Các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt đới (như dẻ, re..), cây ôn đới (như samu, pơmu..), các loài thú có lông dày (như gấu, chồn…), ở vùng đb trồng đc cả rau ôn đới.
- cảnh sắc thiên nhiên thay đổi:
+ mùa đông bầu trời nhiều mây, tiết trời lạnh, mưa ít, nhiều loài cây rụng lá.
+ mùa hạ trời nắng nóng, mưa nhiều, cây cối xanh tốt.
=>> thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
phần lãnh thổ phía Nam
Giới hạn:
Từ dãy Bạch Mã trở vào
Khí hậu:
- KH xích đạo gió mùa nóng quanh năm
- nhiệt độ TB năm > 25oC
- không có tháng nào nhiệt độ < 20oC
- Biên độ nhiệt TB năm nhỏ
- Phân mùa: Mùa mưa - mùa khô
Cảnh quan:
- chủ yếu là đới rừng cận xích đạo gió mùa
- Thành phần sinh vật:
Thực vật thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương nam (nguồn gốc Mã lai) đi lên hoặc từ phía tây (Ấn Độ - Mianma) di cư sang, nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô; có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô (nhiều ở Tây Nguyên);
Động vật: loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo: voi, hổ, báo…; vùng đầm lầy: trăn, cá sấu => đa dạng.
=>> thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.
5)thiên nhiên phân hóa theo chiều Đông tây:
Từ Đông sang Tây,thiên nhiên nước ta phân hóa thành 3 dải rõ rệt
Vùng biển và thềm lục địa
Thiên nhiên vùng biển đa dạng và đặc sắc và có sự thay đổi theo từng dạng địa hình ven biển thềm lục địa.
- Vùng biển rộng, diện tích biển khoảng 1 triệu km2, bờ biển dài, có vùng đặc quyền về kinh tế rộng.
- Độ nông sâu,rộng, hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng và vùng đồi núi kề bên.
+ Thềm lục địa phía Bắc và phía nam được mở rộng
+ Thềm lục địa vùng Nam Trung Bộ thu hẹp, tiếp giáp với vùng biển nước sâu.
Vùng đồng bằng ven biển
* Đb châu thổ có diện tích rộng, có các bãi triều thấp và bằng phẳng, phong cảnh thiên nhiên trù phú.
* Đồng bằng ven biển hẹp ngang bị chia cắt thành những đb nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giap vùng biển sâu, các dạng đia hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá phổ biến, thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ nhưng giàu tiềm năng du lịch, phát triển các ngành kinh tế biển.
Vùng đồi núi
- Có sự phân hóa phức tạp (do tác động của gió mùa và hướng các dãy núi). Thể hiện sự phân hóa thiên nhiên từ Đông- Tây Bắc Bộ và Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.
6)khái quát sự phân hóa TN theo độ cao.
- Tác động của địa hình đối với khi hậu (Quy luật đai cao).
- Sự phân hóa thổ nhưỡng, khí hậu, sinh vật và cảnh quan theo độ cao điạ hình.
=>> có 3 đai cao.
- Đai nhiệt đới gió mùa:
* giới hạn:
+ Miền Bắc có độ cao dưới 600-700m.
+ Miền Nam lên đến độ cao 900-100m.
* đặc điểm khí hậu:
+ Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt
+ Nhiệt độ TB cao (trên 250C), độ ẩm thay đổi tùy nơi: từ khô hạn đến ẩm ướt.
* Các loại đất chính:
Hai nhóm đất: đất phù sa và đất feralit.
+ đất đb ~ 24% diện tích đất tự nhiên của cả nước: đất phù sa, đất phèn, đất mặn, đất cát… chủ yếu là đất phù sa.
+ Đất feralit ở vùng đồi núi thấp. Tốt nhất là đất feralit nâu đỏ hình thành trên đá mẹ badan và đá vôi.
*Hệ sinh thái chủ yếu:
+ rừng nhiệt đới ẩm thường xanh với 3 tầng cây gỗ, rừng nhiệt đới ẩm gió mùa (rừng thường xanh trên đá vôi, rừng ngập mặn ven biển, rừng tràm trên đất phèn, xavan, cây bụi gai nhiệt đới khô trên đất cát).
- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi:
* giới hạn:
+ miền Bắc có độ cao từ 600-700m đến 2600m;
+ miền Nam từ 900-1000m đến 2600m.
* đặc điểm khí hậu:
+ Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dưới 250C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.
* các loại đất chính:
+chủ yếu là đất mùn feralit có mùn, đặc tính chua.
* hệ sinh thái chủ yếu:
+Độ cao từ 600-1700m: rừng lá kim, đất feralit có mùn, tầng đất mỏng, các loài chim thú cận nhiệt đới.
+Độ cao trên 1700m: nhiệt độ thấp, thực vật là rêu, địa y và các loài chim di cư.
- Đai ôn đới gió mùa trên núi:
*giới hạn
+ Cao trên 2600m(chỉ có ở Hoàng Liên Sơn)
*khí hậu:
+ Nhiệt độ quanh năm dưới 150C, mùa đông xuống tới 50C
*đất chính: chủ yếu là đất mùn thô.
*hệ sinh thái chủ yếu: có nguồn gốc ôn đới.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro