Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

địa 30-31

BÀI 30. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC

1-Hãy nêu vai trò của giao thông vận tải và thông tin liên lạc trong sự phát triển kinh tế - xã hội.

-Giao thông vận tải giúp cho quá trình sản xuất và việc đi lại của nhân dân được diễn ra liên tục, thuận tiện.

-Các mối liên hệ kinh tế-xã hội giữa các địa phương được thực hiện nhờ giao thông vận tải, do đó tính thống nhất của nền kinh tế-xã hội được củng cố.

-Giao thông vận tải làm tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu kinh tế-xã hội với các nước khác trên thế giới.

-Thông tin liên lạc phát triển giúp cho việc giao lưu kinh tế-xã hội trong nước và quốc tế được thực hiện nhanh chóng.

-Trong nền kinh tế thị trường, việc thiếu thông tin cập nhật sẽ gây nhiều khó khăn, thậm chí thất bại trong quản lý, kinh doanh.

- Với người quản lý Nhà nước, quản lý kinh doanh, việc nắm thông tin sẽ giúp đưa ra những quyết định nhanh, chính xác, hiệu quả.

-Với xã hội, thông tin liên lạc phát triển sẽ khắc phục những hạn chế về thời gian và khoảng cách, làm cho con người gần nhau hơn, đồng thời cũng giúp con người nâng cao nhận thức về nhiều mặt.

2-Cho bảng số liệu sgk:Cơ cấu vận tải năm 2004

Phân tích bảng số liệu trên, nhận xét về cơ cấu vận tải hành khách và cơ cấu vận chuyển hàng hóa phân theo loại hình vận tải ở nước ta.

-Số lượng hành khách (84,4 %) và khối lượng hàng hóa (66,3 %) vận chuyển bằng đường bộ chiếm tỉ trọng cao nhất.

-Số lượng hành khách luân chuyển bằng đường bộ chiếm tỉ trọng cao nhất (64,5 %) 

-Khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường biển chiếm tỉ trọng cao nhất (74,9 %) 

-Số lượng hành khách vận chuyển (0,1 %) và luân chuyển (0,3 %) bằng đường biển chiếm tỉ trọng thấp nhất. 

-Khối lượng hàng hóa vận chuyển (0,1 %) và luân chuyển (0,3 %) bằng đường hàng không chiếm tỉ trọng thấp nhất. 

-Số lượng hành khách luân chuyển bằng đường sắt (9,0 %) , đường biển (0,3 %) và đường hàng không (19,2 %) cao hơn số lượng hành khách vận chuyển bằng đường sắt(1,1 %), đường biển (0,1 %) và đường hàng không (0,5 %) do khoảng đường di chuyển xa.

-Số lượng hành khách luân chuyển bằng đường bộ (64,5 %) và đường sông (7,0 %) thấp hơn số lượng hành khách vận chuyển bằng đường bộ (84,4 %) và đường sông (13,9 %) do khoảng đường di chuyển ngắn.

-Khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường sắt (3,7 %) , đường biển (74,9 %) và đường hàng không (0,3 %) cao hơn khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt(3,0 %), đường biển (10,6 %) và đường hàng không (0,1 %) do khoảng đường di chuyển xa.

-Khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường bộ (14,1 %) và đường sông (7,0 %) thấp hơn khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ (66,3 %) và đường sông (20,0 %) do khoảng đường di chuyển ngắn.

3-Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính và ngành viễn thông ở nước ta.

- Đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính là có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp. Toàn bộ mạng lưới Bưu chính Việt nam có hơn 300 bưu cục với bán kính phục vụ là 5,85 km, khoảng 18 nghìn điểm phục vụ với mật độ bình quân 2,3 km/điểm và hơn 8 nghìn điểm bưu điện – văn hóa xã.

- Tuy vậy, hoạt động bưu chính vẫn còn những hạn chế : mạng lưới phân bố chưa đều, công nghệ nhìn chung còn lạc hậu, quy trình nghiệp vụ ở hầu hết các địa phương vẫn mang tính thủ công, chưa tương xứng với chuẩn quốc tế, thiếu lao động có trình độ cao…

- Ngành viễn thông ở nước ta có đặc điểm nổi bật là tốc độ phát triển nhanh vượt bậc và đón đầu được các thành tựu kỹ thuật hiện đại.

BÀI 31. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH

1-Dựa vào bảng số liệu sgk : Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng và nêu nhận xét.

-Biểu đồ miền

-Tỉ trọng của hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng không liên tục từ 25,3 % (1995) lên 36,1 % (2005)

-Tỉ trọng của hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng không liên tục từ 28,5 % (1995) lên 41,0 % (2005)

-Tỉ trọng của hàng nông, lâm, thủy sản giảm không liên tục từ 46,2 % (1995) xuống 22,9 % (2005)

-Năm 1995, hàng nông, lâm, thủy sản chiếm tỉ trọng cao nhất 46,2 % , nhưng đến năm 1999 hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất 36,8 % , đến năm 2000 hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỉ trọng cao nhất 37,2% , từ năm 2001 đến 2005, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất 35,7 % (2001) và 41,0 % (2005).

2-Chứng minh rằng hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây.

* Tình hình:

-Hoạt động XNK có nhiều chuyển biến rõ rệt. 1992, lần đầu tiên cán cân XNK tiến tới cân đối; từ 1993 tiếp tục nhập siêu.

-Tổng giá trị XNK tăng liên tục từ 5,2 tỷ USD năm 1990 lên 69,2 tỷ USD năm 2005.

-Thị trường mua bán ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa.

-2007, VN chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức.

Xuất khẩu:

-XK liên tục tăng: 1990 đạt 2,4 tỷ USD tăng lên 32,4 tỷ USD vào năm 2005.

-Các mặt hàng XK ngày càng phong phú: giảm tỷ trọng của nhóm hàng nông lâm thuỷ sản, tăng tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nặng nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.

-Thị trường XK lớn nhất hiện nay là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc.

* Nhập khẩu:

-Tăng khá mạnh: 1990 đạt 2,8 tỷ USD tăng lên 36,8 tỷ USD vào năm 2005=>nhập siêu

-Các mặt hàng NK: tăng tỷ trọng nhóm hàng tư liệu sản xuất, giảm tỷ trọng nhóm hàng tiêu dùng, nguyên liệu…

-Thị trường NK chủ yếu là khu vực châu Á-TBD và châu Âu.

* Cơ chế chính sách có nhiều thay đổi theo hướng mở rộng quyền XNK cho các ngành và các địa phương, tăng sự quản lý thống nhất của Nhà nước bằng pháp luật.

3-Chứng minh rằng tài nguyên du lịch của nước ta tương đối phong phú và đa dạng.

a/Tài nguyên du lịch tự nhiên:phong phú và đa dạng, gồm: địa hình, khí hậu, nước, sinh vật.

-Về địa hình có nhiều cảnh quan đẹp như: đồi núi, đồng bằng, bờ biển, hải đảo. Địa hình Caxtơ với hơn 200 hang động, nhiều thắng cảnh nổi tiếng như: vịnh Hạ Long, Phong Nha-Kẽ Bàng…

-Sự đa dạng của khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch, nhất là phân hóa theo độ cao. Tuy nhiên cũng bị ảnh hưởng như thiên tai, sự phân mùa của khí hậu.

-Nhiều vùng sông nước trở thành các điểm tham quan du lịch như: hệ thống s.Cửu Long, các hồ tự nhiên (Ba Bể) và nhân tạo (Hoà Bình, Dầu Tiếng). Ngoài ra còn có nguồn nước khoáng thiên nhiên có sức hút cao đối với du khách.

-Tài nguyên SV có nhiều giá trị: nước ta có hơn 30 vườn quốc gia.

b/Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm: di tích, lễ hội, tài nguyên khác…

-Các di tích văn hóa-lịch sử có giá trị hàng đầu. Cả nước có 2.600 di tích được Nhà nước xếp hạng, các di tích được công nhận là di sản văn hóa thế giới như: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn; di sản phi vật thể như: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.

-Các lễ hội diễn ra khắp cả nước, có ý nghĩa qưuốc gia là lễ hội đền Hùng, kéo dài nhất là lễ hội Chùa Hương…

-Hàng loạt làng nghề truyền thống và các sản phẩm đặc sắc khác có khả năng phục vụ mục đích du lịch

4-Dựa vào hình 31.4 và Atlat Địa lý Việt Nam, với tư cách như là một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu tuyến du lịch xuyên Việt (tài nguyên du lịch, các trung tâm du lịch trên tuyến này).

- Tài nguyên du lịch tự nhiên : Di sản thiên nhiên thế giới; vườn quốc gia; hang động; nước khoáng; du lịch biển; thắng cảnh.

- Tài nguyên du lịch nhân văn: Di sản văn hóa thế giới; di tích lịch sử cách mạng; lễ hội truyền thống; làng nghề cổ truyền; cửa khẩu quốc tế. 

- Trung tâm du lịch : Hà Nội; Lạng Sơn; Vinh; Huế; Đà Nẵng; Nha Trang; Vũng Tàu; Tp Hồ Chí Minh; Cần Thơ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: