
detai123
Ôn hoà và điềm tĩnh là những nhân tính quan trọng giúp trẻ thân thiện với mọi người xung quanh và tránh gây tổn thương cho người khác. Cha mẹ cần dạy trẻ vì sao mọi điều lại xảy ra và có thái độ điềm tĩnh để trấn ấp cơn giận dữ, khó khăn, và thất bại... Những tính tốt vốn có khả năng ảnh hưởng nên nếu bạn sống điềm tĩnh, hoà nhã thì những người xung quanh cũng buộc phải sống như vậy, nhất là trẻ em.
Tạo ra bầu không khí hoà bình trong nhà bạn:
Đây là điều kiện đầu tiên cần làm khi bạn cố gắng dạy cho lũ trẻ về hoà bình và sự điềm tĩnh. Một ngôi nhà có âm nhạc hài hoà đặc biệt nhạc cổ điển, tạo cảm giác thanh bình, yên ả; trò chuyện, tâm tình và tranh cãi cũng cần nhẹ nhàng, bình tĩnh. Bố mẹ luôn giữ gìn cử chỉ, lời nói của mình, tránh xung đột, cãi vã.
Thỉnh thoảng nên nhường chỗ cho một "sự căm phẫn ngay thẳng":
Khi con trẻ cố ý làm điều chúng biết rõ là sai trái, thì bạn nên tỏ thái độ giận dữ, nghiêm khắc. Chỉ đừng khiến những cơn giận dữ đó đi quá so với lỗi lầm của con trẻ. Giận dữ đúng lúc, đúng mức mới làm trẻ 'tâm phục, khẩu phục'. Để chúng không có cuộc đấu tranh ngấm ngầm trước những lời răn dạy của bố mẹ. Thật không may, sự giận dữ, tính bốc đồng, sự thiếu kiên nhẫn cũng có tính lây truyền như sự điềm tĩnh.
Dạy trẻ bằng những lời khen:
Bằng cách đưa ra những lời khen, các bậc cha mẹ học được cách làm dịu tâm hồn trẻ, giúp chúng hiểu 'đưa ra lời khen thì nhận được hoà bình, còn nếu chê bai, nhiếc móc chỉ gánh lấy căng thẳng, buồn phiền'.
Duy trì được một trạng thái nội tâm điềm tĩnh bảo vệ tôi khỏi việc trở thành nô lệ cho những cảm xúc của mình. Nó còn giúp tôi có một cái đầu điềm tĩnh, "nguội lạnh" khi nhìn thấy người khác nổi nóng hay giận dữ. Điềm tĩnh không có nghĩa là xa lánh hay không quan tâm bởi qua đó tôi giúp được chính mình và người khác một cách hiệu quả.
► Trả lời chủ đề này
Các phản hồi của Thảo luận này
Permalink Reply by thai ha on October 13, 2009 at 5:41pm
Trạng thái nội tâm Điềm tĩnh là như thế nào. Một người luôn ở trạng thái đó có phải là chẳng bao giờ biết nóng giận, bức xúc, và buồn bã không? Mình vẫn nghĩ dù thế nào con người cũng vẫn là động vật có cảm xúc. Nếu như vậy thì làm sao có thể "nguội lạnh" được trước tất cả những tác động xung quanh mình. Trạng thái Điềm Tĩnh có lẻ rất tuyệt vời nhưng làm cách nào ta mới có được trạng thái đó và duy trì được nó trong mọi lúc.
Trước những bức xúc con người ta có thể kiểm soát mình để không nổi giận, giữ thái độ bình tĩnh nhưng chỉ là kiểm soát trong tức thời. Và nếu không có sự giải thoát ngay sau đó thì thể nào nó cũng bộc phát giống như trái bóng bị bơm căng đầy và nổ vậy. Nếu như vậy một người bề ngoài vẫn rất bình thản nhưng trong lòng thì như lửa đốt thì có được gọi là điềm tĩnh k?
► Trả lời chủ đề này
Permalink Reply by Light Team on October 14, 2009 at 12:17pm
Cái biểu hiện bên ngoài có nguồn gốc từ bên trong. Nếu bên trong lửa đốt thì bên ngoài không thể không nóng được. Truyền "nhiệt" nhanh lắm. Khích vài cái là biết liền. Người như thế nếu giữ được không lộ ra thì ở dạng kiềm chế thôi. Còn điềm tĩnh là giữ ở bên trong an bình, không dậy sóng.
Cái gì cũng có thể đạt được nếu ta tin là được và nỗ lực trải nghiệm, cảm nghiệm đều đặn, ngày ngày.
Chỉ khi mình làm lớn NGƯỜI, làm nhỏ CON đi, tức làm tiêu nhỏ cái TÔI đi thì sẽ tiến đến kiểm soát tốt được cảm xúc từ bên trong, tức là giữ bên trong mình luôn mát mẻ, thoải mái không phụ thuộc vào những "mặt trời" ở kế mình...
Không thử sao biết?
► Trả lời chủ đề này
Permalink Reply by Light Team on October 14, 2009 at 12:13pm
keep a cool head là một cụm từ có nghĩa là remain calm, keep one's temper có nghĩa là giữ điềm tĩnh, giữ bình tĩnh - chứ không phải là nguội lạnh theo cách hiểu chữ nguội lạnh thông thường đâu. Nếu có hiểu theo nghĩa đối với nóng thì nên dùng là "mát mẻ"
► Trả lời chủ đề này
Permalink Reply by thai ha on October 15, 2009 at 9:51am
Như vậy, để "keep a cool head", chúng ta cần phải biết cách "tự giải nhiệt" cho cái đầu của mình mỗi khi nó bị "tăng nhiệt độ" đột ngột. Nhưng cách tốt nhất vẫn là phải ngăn ngừa. Cái tôi chính là nguồn căn lớn nhất dẫn đến mất kiểm soát, nếu làm cho cái tôi nhỏ đi thì việc ngăn ngừa sẽ thực hiện được. vậy làm thế nào mới "bóp nhỏ" cái tôi của mình đây?
► Trả lời chủ đề này
Permalink Reply by Light Team on October 15, 2009 at 3:34pm
Cái Tôi là cái gì? Có thể hiểu cái Tôi là "đẳng cấp" mà ta gán cho bản thân mình khi so sánh với người khác. Ta khoác cho nó một vẻ ngoài bằng giá trị hay hình thức vật chất - ví dụ: tiền bạc, vị trí, bằng cấp,... Nếu vật chất nhỏ ta cho mình là nhỏ, vật chất lớn ta cho mình là lớn. Có những thứ vật chất do ta tự lượng giá. Ta tự cho là to nên ai nói nhỏ hơn ta sẽ nổi điên. Ai khen to giống ta, ta phổng mũi... Vật chất thì sẽ hao mòn, mất đi - nên nếu "dính" vào hoặc đồng nghĩa giá trị của mình với vật chất thì ta sẽ luôn sợ hãi. Sợ bị giảm giá trị, sợ bị mất đi. Ai chê, theo ta hiểu tức là làm giảm giá trị của ta, ta sẽ sợ nên sẽ tìm cách "bảo vệ" bằng cách thanh minh,...
Vậy làm sao để làm nhỏ cái Tôi? Trước hết, hãy được nuôi dưỡng nó lớn lên. Nếu đạt được điều đó, cái Tôi sẽ tự teo đi.
► Trả lời chủ đề này
Permalink Reply by Minh Tam on October 16, 2009 at 5:09pm
Như vậy, để làm cái tôi teo đi, trước hết, mình phải cắt "nguồn" nuôi dưỡng cái tôi - Tức dừng ngay việc đồng hóa mình vơi vật chất bên ngoài
Sau đó dành thời gian tìm hiểu sâu hơn nữa về bản thân, về các giá trị của mình
Tiếp đến, "Tâp thể dục" cho phần "người" trong mình mạnh lên, để không bị phần "Con" lấn át
Thường xuyên chú ý, không mất cảnh giác, để phần con có cơ hội lơn mạnh trở lại
Lúc đó, mình sẽ chẳng sợ cái tôi nữa
► Trả lời chủ đề này
Permalink Reply by Light Team on October 17, 2009 at 1:04pm
Hoàn toàn có thể đặt các mục tiêu vật chất nhưng đừng đồng nghĩa mình với vật chất! Vật chất để phục vụ mình chứ nó không phải là mình và mình tạo ra nó chứ không phải là nô lệ của nó.
► Trả lời chủ đề này
Permalink Reply by MiMi on October 16, 2009 at 5:22pm
Trước hết, hãy đừng nuôi dưỡng nó - cái Tôi - lớn lên.
Với ý hiểu của mình sau khi đọc những đoạn trao đổi ở trên, thì việc nhận ra khi nào cái Tôi của mình đang lù lù xuất hiện (dù to, dù nhỏ) có vai trò không kém phần quan trọng.
MiMi thì trước mắt vẫn chưa nhận ra ngay trong tình huống đó, mà thường là sau đó, khi ngồi suy nghĩ lại về việc vừa xảy ra, suy nghĩ lại về thái độ và lời nói của mình và đặt câu hỏi: tại sao khi đó mình lại làm vậy thì mới nhìn thấy cái Tôi của mình. Ngay khi tình huống xảy ra, chỉ thấy tức, thấy bực, thấy buồn, thấy nở mũi, thấy vui sướng, thấy hạnh phúc... Và đây chính là cái Tôi, còn mình đã bị mờ mắt bởi những cảm xúc tức thời lúc đó nên không nhận ra được để có sự điều chỉnh cần thiết.
Rồi cũng từ những lúc bình tĩnh ngồi suy nghĩ lại ấy, MiMi rút ra cho mình dấu hiệu để nhận ra cái Tôi lên - xuống.
MiMi nhớ đến cái Tôi, là nhớ đến ví dụ anh Light Team nói để nhắc nhớ mình: 1 + 1 = 2, nếu ai khen bạn làm phép tính đó giỏi quá, hay thật... thì bạn có cảm thấy vui và hãnh diện không?
Và cần rèn luyện để khi ai đó khen/chê, mình không có cảm xúc gì, thì lúc đó, mình đang ở trạng thái điềm tĩnh...
► Trả lời chủ đề này
Permalink Reply by Light Team on October 17, 2009 at 1:09pm
Không phải là không có cảm xúc gì mà chính xác là giữ mình không bị hố, bị lố, bị âu-vờ. Khi nghe khen, chê mà thấy tức cười cũng ổn, thấy buồn một tí cũng ổn, vấn đề là suy nghĩ, thái độ và hành động tiếp theo cảm xúc đó mới quan trọng...
. Câu chuyện xuất xứ
Ngày xưa, ở kinh thành nọ có một tên cường hào ác bá thường cậy thế làm càn. Y đã có
mấy vợ, trong nhà lại đầy thê thiếp nhưng tên nhà giàu vẫn thèm muốn để chiếm đoạt cô con gái xinh đẹp của một thương nhân có gia phong nền nếp lại làm ăn đứng đắn.
Một hôm, nhân lúc cha mẹ và các người anh của cô gái đi vắng, tên cường hào ác bá tham
lam cùng gia nhân lập mưu bắt cóc cô gái về toà lâu đài kiên cố của mình. Cha mẹ và các người anh của cô gái biết vậy mà không có chứng cớ để cáo quan và cũng không thể đường đột vào trong toà lâu đài vốn rất kiên cố, lại được gia nhân của tên nhà giàu canh gác cẩn mật. Những rồi cuối cùng họ cũng tìm ra cách...
Tờ mờ sáng hôm ấy, khi kinh thành còn đang ngon giấc, từ xa kéo đến một đám người phi
trên lưng ngựa. Toán người dừng lại trước cổng phía đông toà lâu đài rồi đập cửa xin vào gặp ra chủ để bàn việc buôn bán. Đám gia nhân thấy người lạ bèn đóng chặt cửa không vào lấy cớ là còn quá sớm, ông chủ đang ngủ. Lời qua tiếng lại, cuộc đấu khẩu giữa hai bên ngày càng ầm ĩ và có vẻ sắp đánh nhau to.Thấy tình hình như vậy, tên cường hào ác bá đã thức giấc và huy động tất cả gia nhân trong toà thành kéo về cửa đông để phòng ngừa...đám người từ phương xa tới. Đôi co mãi rồi cuộc cãi vã cũng kết thúc, đám người từ phương xa tới cũng bỏ đi. Đám gia nhân vừa thở phào ai về chỗ của người ấy thì bỗng thấy ông chủ của mình thất thanh la lối khi phát hiện cô gái đẹp bị bắt cóc bỗng biến khỏi toà lâu đài. Cuối cùng tên cường hào ác bá tham lam mới vỡ lẽ ra rằng chính vào lúc mọi người trong lâu đài đã kéo về túm tụm ở cửa đông để đối phó với đám khách lạ, thì ở cửa phía Tây lúc này , những người anh của cô giá đã dễ dàng đột nhập vào trong toà lâu đài cứu em gái và cũng dễ dàng trở về ngôi nhà an toàn của gia đình mình. Còn đám khách từ phương xa tới cũng chính là những người dân trong kinh thành vốn căm ghét thói tham lam của tên cường hào ác bá đã sẵn sàng giúp các anh của cô gái đẹp cho kẻ tham lam độc ác một bài học nhớ đời.
2. Cốt lõi kế sách
Làm ra vẻ đánh phía Đông, thực chất đánh phía Tây, khiến đối phương mải đối phó với ý
đồ giả tưởng để rảnh tay thực hiện kế hoạch của mình
3. Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh
Đánh lạc hướng bằng những thông tin và hành động để hướng đối thủ cạnh tranh chú ý
hoặc hành động theo hướng khác với mục tiêu kinh doanh thực của mình. Từ đó rảnh tay thực hiện kế hoạch của mình thành công.
MỘT SỐ MINH HỌA VIỆC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG KẾ SÁCH
1. Coca mới và Coca truyền thống
Coca Cola là hãng đồ uống nổi tiếng của Mỹ. Trên thị trường Mỹ việc cạnh tranh trong lĩnh
vực này hết sức gay gắt. Tháng 5 năm 1984, Coca Cola đột nhiên tuyên bố phải thay đổi công thức pha chế cũ đã tồn tại suốt 99 năm, và muốn áp dụng công thức pha chế mới tạo ra. Tin tức truyền đi làm chấn động công chúng, hàng ngàn cú điện thoại và thư kiến nghị phản đối của người tiêu dùng tới tấp gửi đến công ty. Một số cửa hàng bán đồ uống Coca Cola cũng giảm bớt hoặc từ chối tiêu thụ hàng của công ty.
Tình hình này làm cho các đối thủ của Coca - Cola rất vui mừng, họ cho rằng cách làm
của Coca Cola là một thất bại to lớn trong lịch sử kinh doanh nước Mỹ, từ đó họ ra sức tuyên truyền, quảng bá, kêu gọi mọi người chuyển sang đồ uống theo công thức truyền thống của các nhãn hiệu cũ. Trong thời kỳ này câu nói được mọi người nhắc đến thường xuyên là Coca Cola Sau khi tuyên bố thay đổi công thức pha chế đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người, Coca Cola lại ra một tuyên bố mới: Tôn trọng nhu cầu của khách hàng, công ty sẽ cùng sản xuất cả hai loại công thức cũ và loại công thức mới. Người tiêu dùng ưa thích Coca Cola trên toàn nước Mỹ đều hết sức vui mừng, họ đổ xô đi uống Coca Cola nhãn hiệu cũ, đồng thời cũng tranh nhau mua sản phẩm Coca Cola nhãn hiệu mới để so sánh chất lượng. Chỉ trong một thời gian cơn sốt Coca Cola được dấy lên mạnh mẽ, kéo theo lượng tiêu thụ sản phẩm của Coca Cola tăng thêm 8% so với cùng kỳ năm trước. Mỗi một cổ phiếu của công ty cũng tăng thêm 2,57 đô la.
*Cách thức áp dụng kế sách trong kinh doanh
Một mũi tên bắn trúng hai đích, Coca Cola đã linh hoạt vận dụng thành công kế Giương
đông kích tây. Họ đã khéo léo khi tạo cho các đối thủ cạnh tranh niềm tin tưởng rằng họ đang phải chịu áp lực, tin rằng những sự việc họ đưa ra hoàn toàn là sự thật, để rồi bất ngờ phản công giành thắng lợi một cách hiệu quả và nhanh chóng.
2. Phomát ngậm tiền.
Tại Liverpool nước Anh có một nhà buôn bán phomát tên là Lipton. Trước lễ giáng sinh, để
bán được nhiều pho mát cứ 50 gói có một gói ông ta để vào đó một đồng bảng Anh rồi cho người đi thông báo tin này khắp mọi nơi. Thế là hàng nghìn hàng vạn người tiêu dùng đổ xô đến cửa hàng Lipton chuyên bán pho mát của ông ta. Cách làm này đã bị các nhà buôn bán khác phản đối và cảnh sát can thiệp. Lipton đã tiên đoán trước được điều đó. Ông liền cho dán ngay một bản thông báo lên trên các cửa hàng đại lý của mình "Các bạn thân mến .Xin cám ơn các bạn đã dùng pho mát của Lipton. Nếu phát hiện thấy có đồng bảng Anh, xin mang trả lại. Xin cám ơn sự hợp tác của tất cả các bạn.". Quảng cáo vừa đưa ra, khách hàng càng kéo đến ào ào. Sau này, khi được ủy ban sức khỏe người tiêu dùng khuyến cáo, Lipton lại cho đăng báo quảng cáo sau "xin quý vị chú ý khi ăn bên trong có đồng bảng Anh, chớ nên ăn vội vàng, cần hết sức cẩn thận để khỏi nuốt nhầm, nguy hiểm lắm." Quảng cáo đưa ra, khách hàng càng kéo đến ào ào trước sự kinh ngạc của tất cả các cửa hàng bán phomát khác. Thế là đối thủ cạnh tranh không làm cách nào mà có thể kiện ông ta được.
* Cách thức áp dụng kế sách này trong kinh doanh
Trong công khai có điều ẩn giấu, trong ẩn giấu có điều công khai. Việc áp dụng kế sách
Giấu trời qua biển này không nằm ở chỗ Lipton đã cho một đồng bảng Anh vào trong pho mát mà ở chỗ ông đã công khai dán các bản thông báo theo yêu cầu của cảnh sát cũng như của ủy ban sức khỏe người tiêu dùng. Những thông báo này bề ngoài là thông báo theo yêu cầu, nhưng điều ẩn giấu bên trong là một biện pháp đánh vào tâm lý khách hàng đề đạt thành công trong tiêu thụ. Làm như vậy đối thủ không thể có cớ phản đối được, thậm chí các nhà cầm quyền cũng bó tay. Đó chính là công khai mà vẫn ẩn giấu., giữ kín cơ mưu, đảm bảo thắng lợi.
3. Dầu gội chứa Vitamin B5 câu chuyện Mỹ Pháp
Công ty Barel & Campus là một tập đoàn chiến lược siêu quốc gia của Mỹ có thế mạnh về
thuốc gội đầu và bảo vệ tóc cao cấp. Năm 1990 công ty này tập trung đưa ra thị trường một loại sản phẩm mới. Đó là loại sản phẩm dầu gội đầu dưỡng tóc có chứa Vitamin B5. Trên thị trường lúc bấy giờ, có một công ty của Pháp cũng đang thử nghiệm và nghiên cứu loại sản phẩm mới này. Hai công ty đều biết rằng đối thủ cũng đang khai thác một loại sản phẩm giống mình nên tranh thủ từng giờ từng phút để nghiên cứu chế tạo, cố đưa ra thị trường sớm để giành ưu thế. Trong lúc tình hình đang căng thẳng như vậy, công ty Barel & Campus quyết định tung ra một đợt xúc tiến thương mại lớn cho sản phẩm dầu gội đầu cũ đang được tiêu thụ trên thị trường. Hành động này làm cho công ty Pháp chú ý. Họ cho rằng như vậy tức là công ty Mỹ chưa vội đưa ra sản phẩm mới. Nếu không, họ không cần phải tốn tiền vào quảng cáo cho loại sản phẩm cũ làm gì. Vì vậy họ kết luận công ty của Mỹ chưa giải quyết xong các vấn đề về kỹ thuật của sản phẩm mới. Công ty của Pháp chủ quan nghĩ rằng họ sẽ chiến thắng trong cuộc đua. Ai ngờ hai tuần lễ sau, người Mỹ đột nhiên mở một đợt tuyên truyền quy mô đồ sộ tại các khu vực lớn. Họ quảng cáo rầm rộ trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng loại sản phẩm mới có hàm lượng Vitamin B5. Cú đòn này làm cho người Pháp không kịp trở tay, huy động nhân lực tối đa làm ngày làm đêm mà vẫn đưa sản phẩm ra thị trường sau .Kết quả là sản phẩm của công ty Mỹ chiếm được thị phần lớn hơn. Thì ra người Mỹ dã từ lâu giải quyết được các vấn đề kỹ thuật. Đợt xúc tiến bán hàng cho sản phẩm cũ chỉ là một động thái làm cho công ty của Pháp có những phán đoán sai lầm.
* Cách thức áp dụng kế sách trong ví dụ
Đợt xúc tiến thương mại cho sản phẩm cũ là một động thái dương đông kích tây của công
ty dầu gội đầu Mỹ. Chính hành động này làm cho phía Pháp hoàn toàn hiểu lầm về ý đồ cũng như tinh hình của công ty Pháp. Chính vì vậy họ đã có những phản đoán sai lầm, tự cho mình vào thế bị động nên trở tay không kịp trước những hành động bất ngờ của công ty Barel & Campus.
4. Bán lạc rang, thu lời lớn.
Hơn 80 năm trước, chú bé Hari 15 tuổi lúc đó làm chân loong toong trong một rạp xiếc,
nhiệm vụ của chú là đứng ở trước cửa rạp để chào khách. Cậu là người thông minh và lanh lợi. Một hôm cậu xin ông chủ cho mình được bán đồ uống trong rạp. Ông chủ đồng ý với điều kiện không làm ảnh hưởng đến thu nhập của đoàn xiếc. Cậu mua lạc và nứơc chanh rồi ngồi rang lạc trong nhà, vừa rang lạc cậu vừa cho thêm muối và gia vị vào. Khi mọi việc đã xong, cậu mang lạc đến chỗ người bán vé và rao to: "Mua một vé được tặng một gói lạc rang đây". Người bán vé rất kinh ngạc vì hành động của cậu bé, vì ông ta nghĩ rằng cậu sẽ bị lỗ vốn khi làm như vậy. Trong khi đó, tiếng rao của cậu bé đã thu hút rất nhiều khách đến xem xiếc, vì họ được tặng không một gói lạc rang khi mua vé. Khán giả rất vui, vừa xem xiếc vừa ăn lạc rang, cho đến khi những cơn khát hành hạ họ. Đúng lúc đó cậu bé thông minh mang nước chanh ra bán, tất nhiên là cậu bán hết sạch và thu lời to
* Cách thức áp dụng kế sách trong ví dụ.
Miệng nói là tặng lạc rang, nhưng thực chất là bán vé và nước chanh, đánh vào cái lợi
trước mắt giữ kín được ý đồ bên trong của mình cậu bé thông minh đã thành công trong việc áp dụng kế sách "Giương đông kích tây".
5. Tôn vinh đối thủ
Hơn 20 năm nay, thị trường đồ mỹ phẩm của người da đen Mỹ bị công ty hàng mỹ phẩm
Fray độc chiếm. Công ty Johnson khi đó vừa mới sáng lập chưa lâu thế cô lực mỏng không có cách nào kình địch với công ty Fray được, hàng mỹ phẩm nó tung ra trên thị trường không ai hỏi đến. Công ty Fray cũng liên tục thực hiện các chiến dịch quảng cáo để xúc tiến bán hàng làm cho tình thế của Jóhnon ngày càng khó khăn hơn. Trước tình thế đó, ông ty Johnson mất nhiều công sức nghĩ ra một kế. Họ tung ra một đợt quảng cáo truyền miệng với thông điệp như sau: "Sau khi bạn dùng đồ mỹ phẩm, sản phẩm của công ty Fray, lại bôi thêm một lần kem bột của Johnson, sẽ có thể nhận được hiệu quả không ngờ tới". Trong lúc đó họ âm thầm triển khai một kế hoạch marketing để xác lập vị thế của mình trên thị trường. Đợt quảng cáo này của công ty dường như đi quảng cáo cho hàng mỹ phẩm của công ty Fray. Nhưng thực chất nó tạo ra cảm giác an tâm cho vị thế của mình trên thị trường đối với công ty Fray, khiến cho công ty Fray nghĩ rằng Jonhson đã chịu thua trong cuộc cạnh tranh nên buông lơi đề phòng đối với đối thủ tiềm ẩn này của họ. Các hoạt động tiếp thị của Fray từ sau quảng cáo đó không còn liên tiếp và quy mô như trước nữa. Bên cạnh tác động đó, Johnson còn thành công trong việc gắn tên tuổi của mình đối với một tên tuổi đã có vị trí trên thị trường trước đó, nâng tầm thương hiệu của mình lên một bước. Sau khi các đợt xúc tiến thương mại của Fray giảm dần, Johnson lập tức tung ngay một chiến dịch marketing rầm rộ và bài bản. Chiến dịch này thành công rực rỡ tạo ngay cho Johnson thị
phần đáng kể trên lĩnh vực mỹ phẩm đó.
*Cách thức áp dụng kế sách trong ví dụ:
Hai công ty đang cạnh tranh nhau trên thị trường, công ty Fray lớn mạnh và công ty
Jonhson còn chưa có tên tuổi. Tất nhiên Fray áp đảo Johnson bằng những lợi thế nổi bật của mình. Jonhson đã thực hiện một hành động "giương đông" bằng một đợt quảng cáo khẳng định lại những lợi thế của đối thủ của mình. Fray vì thế mà càng nắm chắc phần thắng trong tay nên lơ là không phòng bị để cuối cùng bỏ thị phần vào tay kẻ ' kích tây
Trong mắt nhân viên, có thể bạn là một người quản lý không quá khuôn phép và tất nhiên họ cảm thấy thoải mái khi ở dưới quyền kiểm soát của bạn. Thế nhưng độ "thoáng" của một người lãnh đạo thế nào được coi là chuẩn mực?
Quản lý nhân viên là một nghệ thuật.
Vốn là một người có năng lực chuyên môn khá vững, ngay sau khi tốt nghiệp đại học Kinh tế, Ngân lao đầu vào kinh doanh. Cô mở một công ty cho riêng mình và trực tiếp đứng ra tuyển dụng các nhân viên dưới quyền.
Vì công ty ban đầu nhỏ, số nhân viên còn ít, lại chưa có kinh nghiệm quản lý, Ngân kiểm soát cấp dưới theo kiểu "thân quen", không có hình thức kỉ luật, thưởng thì nhiều mà tuyệt nhiên chẳng bao giờ thấy cô mắng mỏ hay phạt bất cứ ai dù nhân viên chẳng phải không bao giờ có sai lầm.
Cách nghĩ của Ngân đơn giản chỉ là "Chỗ chị em cả, cùng nhau làm việc, cùng nhau hưởng. Mắng nhân viên chỉ gây bất hoà, mà mình thì chẳng có thói quen hạnh hoẹ người khác nên thấy ngại ngại thế nào ấy".
Vì sếp Ngân của công ty dễ bỏ qua, lại thiếu cung cách quản lý nên các nhân viên cấp dưới, kẻ có năng lực thực sự thì cảm thấy mình chưa được chú ý đúng mức, người trung bình thì cho đó là chuyện không mấy quan tâm, đặc biệt những cấp dưới thiếu ý thức kỉ luật làm việc cũng càng ngày càng tệ...
Đến khi công việc ngập đầu, Ngân không thể một mình đứng ra quản lý số nhân viên ngày càng đông của công ty. Cô buộc phải giao một phần quyền kiểm soát cho các quản lý mới.
Với phong cách làm việc được rèn luyện từ khi còn làm cho một công ty nước ngoài, người quản lý mới của công ty Ngân thẳng tay thiết lập kỉ luật cho các phòng ban, đề ra chế độ thưởng phạt rõ ràng.
Lúc đầu, không ít người tỏ ra khó chịu vì đã quen được "nuông chiều", nhưng rồi họ cũng buộc phải đi vào khuôn phép. Công ty của Ngân như thay đổi bộ mặt, việc kinh doanh tiến triển thấy rõ.
Lúc này, Ngân mới nhận ra, bản thân là giám đốc, cô cũng cần phải học hỏi nhiều để trở thành một người lãnh đạo chuyên nghiệp. Bài học từ quá trình "cải tổ" công ty được Ngân rút ra là "trong quản lý, "nhu" cũng cần nhưng đừng quá mức".
Khác với Ngân, Hùng là trưởng phòng nhân sự của một ngân hàng tư nhân. Hùng ít nói và đặc biệt khó tính. Quản lý nhân viên với Hùng không bao giờ có hai chữ mềm mỏng. Nhân viên mới vào sợ Hùng đến mức không dám ngẩng mặt lên, nhân viên làm lâu năm thì khó chịu và cho rằng Hùng quá tinh tướng.
Từ lúc leo lên chiếc ghế trưởng phòng, Hùng đã thiết lập ngay một kỉ luật thép với tất cả các bộ phận. Chuyện gắt gỏng nhân viên là chuyện như cơm bữa, đặc biệt là mỗi khi họ đi làm muộn vài phút, nghỉ đột xuất chỉ kịp gọi điện báo cáo ...
Cách quản lý mà yếu tố "cương"chiếm trọn hoàn toàn như Hùng chỉ tạo nên không khí làm việc nặng nề lên các nhân viên. Nhiều nhân viên không chịu đựng nổi áp lực đã buộc phải xin thuyên chuyển công tác hoặc sang công ty khác làm việc.
Ngược lại, bản thân Hùng cũng cảm thấy mình lạc lõng giữa các nhân viên khác. Dù cố gắng đến thế nào, nhân viên cấp dưới cũng phục tùng mệnh lệnh của Hùng với thái độ e sợ hoặc miễn cưỡng chứ hoàn toàn không phải vì nể trọng. Hùng luôn là đề tài cho những câu chuyện vô thưởng vô phạt của các nhân viên.
Quản lý nhân viên là một nghệ thuật, cứng rắn hay mềm mỏng là sự lựa chọn của mỗi một nhà lãnh đạo nhưng phải tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể để quyết định sử dụng phương pháp nào cho đúng.
Đừng làm nhân viên phải sợ cũng đừng tỏ ra nuông chiều họ một cách thái quá. Chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo có đẳng cấp phụ thuộc rất lớn ở thái độ và cách cư xử của bạn đối với nhân viên trong những tình huống khác nhau
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro